Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu và Phan Thị Vàng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.1 KB, 111 trang )


2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Cấu trúc luận văn 9
CHƯƠNG 1. TRUYỆN NGẮN NỮ ĐƯƠNG ĐẠI VÀ SÁNG TÁC CỦA
NGUYỄN NGỌC TƯ, ĐỖ HOÀNG DIỆU, PHAN THỊ VÀNG ANH 10
1.1. Truyện ngắn và sự phát triển thể loại 10
1.2. Diện mạo truyện ngắn 1975 đến nay 13
1.3. Truyện ngắn của các cây bút nữ đương đại 16
1.4. Truyện ngắn của ba cây bút nữ: Nguyễn Ngọc Tư , Phan Thị Vàng Anh
và Đỗ Hoàng Diệu 23
CHƯƠNG 2: LOẠI HÌNH NHÂN VẬT NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN
NGẮN CỦA BA TÁC GIẢ 28
2.1. Khái niệm nhân vật văn học và tầm quan trọng của nhân vật trong tác
phẩm văn học 28
2.2. Khái lược về nhân vật người phụ nữ trong văn học Việt Nam, văn học
đương đại và sáng tác của ba tác giả 31
2.3. Loại hình nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn của ba tác giả 36
2.3.1. Những nét tương đồng trong việc khắc họa nhân vật người phụ nữ
của ba tác giả 36
2.3.1.1. Nhân vật người phụ nữ có số phận bất hạnh 37
2.3.1.2. Nhân vật người phụ nữ luôn khao khát tình yêu, hạnh phúc 53
2.3.2. Những nét riêng trong việc khắc họa nhân vật người phụ nữ của ba
tác giả 62


3
2.3.2.1. Nhân vật người phụ nữ hiền lành, chịu thương chịu khó, mang đậm
nét tính cách của con người Nam Bộ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư .62
2.3.2.2. Nhân vật người phụ nữ mới lớn, trẻ trung nhưng nông nổi, bồng bột
trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh 71
2.3.2.3. Nhân vật người phụ nữ mạnh mẽ, quyết liệt đầy táo bạo trong
truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu 75
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN NHÂN VẬT NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA BA TÁC GIẢ 79
3.1. Ngôn ngữ, giọng điệu 79
3.1.1. Ngôn ngữ 79
3.1.1.1. Ngôn ngữ mang tính chất địa phương 79
3.1.1.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm 80
3.1.2. Giọng điệu 82
3.1.2.1. Giọng trữ tình, đằm thắm, sâu lắng 82
3.1.2.2. Giọng táo bạo, sắc sảo 83
3.1.2.3. Giọng triết lý 83
3.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống 86
3.2.1. Tình huống mang tính bi kịch 87
3.2.2. Tình huống tâm trạng 89
3.2.3. Tình huống nhận thức 89
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 90
3.3.1. Miêu tả ngoại hình 90
3.3.2. Miêu tả hành động 95
3.3.3. Biểu hiện nội tâm 98
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105




1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Truyện ngắn là thể loại tự sự cỡ nhỏ, có dung lượng vừa đủ, giúp nhà văn thể
hiện những phức tạp, bộn bề của cuộc sống trên nhiều bình diện, nhiều góc cạnh. Vì
thế, truyện ngắn được rất nhiều nhà văn lựa chọn và trở thành một trong những
mảng sở trường trong sự nghiệp của mình. Sự phát triển không ngừng, liên tục của
truyện ngắn là bằng chứng sống động nhất cho điều đó. Ngày càng nhiều thế hệ nhà
văn trẻ nối tiếp nhau xuất hiện đã tạo nên diện mạo mới mẻ cho truyện ngắn đương
đại. Các tác giả luôn cố gắng, nỗ lực không ngừng để đổi mới, cách tân, trong đó,
tiêu biểu là ba cây bút nữ: Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu và Phan Thị Vàng
Anh.
Có thể thấy rằng, nhân vật xuyên suốt trong truyện ngắn của các tác giả
đương đại nói chung và ba cây bút nữ nói riêng là nhân vật người phụ nữ. Hình ảnh
người phụ nữ là đề tài quen thuộc trong sáng tác thơ văn từ xưa cho tới nay: từ các
áng ca dao, dân ca trong văn học dân gian cho đến các tác phẩm trong văn học trung
đại và văn học hiện đại. Và mạch nguồn về người phụ nữ vẫn tiếp tục chảy trong
sáng tác của văn học đương đại. Có lẽ, hơn ai hết, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng
Diệu và Phan Thị Vàng Anh thấu hiểu tâm lí và có sự đồng cảm sâu sắc với người
phụ nữ. Vì vậy, những sáng tác của họ nhanh chóng nhận được sự đồng cảm của
người đọc, thể hiện rõ nét những băn khoăn, trăn trở, những xúc cảm của người phụ
nữ trước cuộc sống. Nhân vật người phụ nữ trong sáng tác của ba cây bút trẻ vừa
mang những nét chung nhưng cũng mang những nét rất riêng, độc đáo, cá tính và
đầy bản lĩnh. Chính yếu tố này đã tạo nên sự khác biệt về nhân vật người phụ nữ
trong sáng tác của ba cây bút nữ so với các tác giả trước đây. Nó cũng góp phần
không nhỏ hình thành phong cách và dấu ấn riêng của từng tác giả. Mỗi cây bút nữ
đều có một cách tiếp cận, thể hiện riêng về người phụ nữ, tạo nên những bức tranh
nhiều màu sắc trong việc tái hiện chân dung người phụ nữ thời đại mới trong dòng
chảy của văn học đương đại.


2
Tìm hiểu về nhân vật người phụ nữ trong sáng tác của ba cây bút nữ:
Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu và Phan Thị Vàng Anh, chúng tôi hi vọng sẽ có
thêm một phát hiện mới về những đóng góp và cách thể hiện hình ảnh người phụ nữ
trong văn học đương đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Qua quá trình tìm hiểu lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều bài
viết được đăng tải trên các báo và trang web về ba tác giả trên. Các khóa luận tốt
nghiệp, luận văn cũng bắt đầu có sự tìm hiểu về ba tác giả nữ. Nhưng chưa có một
công trình khoa học nào đi sâu vào phân tích, tìm hiểu nhân vật người phụ nữ trong
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Hoàng Diệu một cách
sâu sắc, cụ thể và có hệ thống.
Trong ba nữ tác giả trên, khối lượng bài viết và công trình về tác giả Nguyễn
Ngọc Tư chiếm số lượng lớn nhất. Xuất hiện trên văn đàn từ những năm 90 của thế
kỉ XX, Nguyễn Ngọc Tư dần khẳng định được chỗ đứng và tên tuổi của mình. Chị
đã tạo ra một giọng điệu, một phong cách riêng, mang đậm dấu ấn và bản sắc văn
hóa Nam Bộ. Theo như Trần Hữu Dũng: "Nguyễn Ngọc Tư là một đặc sản miền
Nam"[50], trong đó mỗi truyện viết của Nguyễn Ngọc Tư là "một bữa ăn văn
chương thịnh soạn, dọn bày chu đáo, gồm toàn đặc sản miệt vườn, với những vật
liệu hảo hạng, tươi sống" [50].Với sự mến mộ của mình, Trần Hữu Dũng đã làm
hẳn trang web o về Nguyễn Ngọc Tư. Trang web là nơi
bạn đọc có thể tìm thấy nguồn tư liệu phong phú về nữ tác giả tài năng này. Có khá
nhiều bài viết về tác giả Nguyễn Ngọc Tư trên cả phương diện nội dung lẫn nghệ
thuật như: Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam (Trần Hữu Dũng), Cái rầu bất tận
của Nguyễn Ngọc Tư (Kiệt Tấn). Kiệt Tấn đã phát hiện một đặc điểm nổi bật trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư: đó là cái buồn trong những hoài niệm về lịch sử, về
cuộc sống, con người. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh đến tập truyện Cánh đồng bất
tận và cho rằng: "Cánh đồng bất tận. Bất tận như một nỗi buồn. Như một buổi chiều
chạng vạng trời mưa lâm râm, ngồi ngó trời đất minh mông mà rầu rĩ một
mình. Cánh đồng bất tận. Hay là “Cái rầu bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư?"[17]. Bên


3
cạnh đó, còn có những phát hiện trên phương diện nghệ thuật như: Lời đề từ trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Phạm Phú Phong). Phạm Phú Phong cho rằng,
Nguyễn Ngọc Tư rất hay sử dụng lời đề từ trong các tác phẩm của mình: "Cánh
đồng bất tận gồm 14 truyện, thì có 11 truyện được tác giả sử dụng lời đề từ" [46].
Lời đề từ như là một ẩn dụ của câu chuyện. Nó góp phần thâu tóm tư tưởng chủ đạo
của tác phẩm hay đơn giản nó là tâm trạng, quan điểm của tác giả trước cuộc sống,
con người. Nguyễn Ngọc Tư đã tạo cho mình một dấu ấn riêng, thể hiện ở lời đề từ
trong mỗi câu truyện đúng như Phạm Phú Phong nhận xét: "chị có sự đậm đặc của
một giọng điệu văn chương Nam Bộ, trong đó có những kế thừa thế hệ trước, nhưng
lại là giọng điệu của đời sống hiện đại, không trộn lẫn với bất kỳ ai. Đó là điều đáng
quí, cần được khẳng định ở Nguyễn Ngọc Tư"[46]. Một khía cạnh khác trên
phương diện nghệ thuật ở văn chương Nguyễn Ngọc Tư mà tác giả Nguyễn Thanh
Tú đã chỉ ra, đó là: Bi kịch hóa trần thuật - một phương thức tự sự. Theo như
Nguyễn Thanh Tú, trong tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã
sử dụng: bi kịch hóa tình huống, bi kịch hóa không - thời gian, và bi kịch hóa hoàn
cảnh, tính cách nhân vật. Và như vậy "cách kể bi kịch hóa trần thuật đã góp phần
tạo nên thành công của Cánh đồng bất tận"[36] - một trong những tác phẩm xuất
sắc của Nguyễn Ngọc Tư. Các tác giả cũng có sự phát hiện, tìm tòi trên cả phương
diện giọng điệu và ngôn ngữ trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư. Nguyễn Trọng Bình
với bài viết: Giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã phát hiện
hai giọng điệu mà tác giả thường sử dụng đó là: giọng buồn nhưng không chán
chường, giọng điềm nhiên, trầm tĩnh. Và theo như Nguyễn Trọng Bình đánh giá:
"Bên cạnh âm hưởng và giọng buồn nhưng không chán chường ủ dột, thì sự điềm
nhiên và trầm tĩnh là giọng điệu chủ yếu góp phần làm nên một trong những nét
phong cách của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư" [37]. Ở phương diện ngôn ngữ,
chúng ta có thể thấy hệ thống các từ địa phương Nam Bộ hay lớp từ gợi ấn tượng về
văn hóa sông nước, và đặc biệt sự sáng tạo và biến ngôn ngữ "đời thường" của
người bình dân thành ngôn ngữ văn học rất độc đáo trong bài viết: Đặc trưng ngôn

ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của Nguyễn Trọng Bình. Và "qua cách sử dụng

4
ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ
truyện ngắn của chị thể hiện rất rõ những phẩm chất về văn hóa, xã hội và con
người vùng Đồng bằng sông Cửu Long một cách cụ thể và sinh động. Đặc điểm này
ở góc độ nào đó cũng có thể xem như “cảm hứng về nguồn” rất mãnh liệt trong cái
nhìn và tiếp cận hiện thực đời sống từ góc nhìn văn hóa – một phong cách riêng độc
đáo của Nguyễn Ngọc Tư"[38]. Trần Thị Dung trong bài viết: Nghệ thuật xây dựng
nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận đã có phát hiện về
thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư: "Trong Cánh đồng bất tận,
Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng được một thế giới nhân vật có tính cách, số phận
riêng khá độc đáo. Quả thật, những nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư luôn gây cho
chúng ta những day dứt, ám ảnh khi đọc xong tác phẩm"[53]. Nguyễn Ngọc Tư đã
có sự tìm tòi và thể hiện nhân vật qua việc miêu tả ngoại hình, hành động hay
những tình huống cụ thể và đặc biệt qua việc khám phá đời sống nội tâm của nhân
vật. Vì thế, nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư mang một nét riêng và có sức ám ảnh
riêng đối với bạn đọc. Còn rất nhiều các bài viết về Nguyễn Ngọc Tư như: Cánh
đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư (Trần Yên Hòa), Ngày đầu năm đọc Cánh đồng
bất tận với sức hút kì lạ (Nguyễn Tý), Thử nhận định về Gió lẻ sau hiện tượng Cánh
đồng bất tận trong hành trình văn học Nguyễn Ngọc Tư (Bùi Đức Hào) hay Hình
tượng con người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Phạm Thái Lê),…
Mỗi tác giả đều có sự khám phá, thể hiện, tìm tòi trên một phương diện khác nhau
đã đem đến cho bạn đọc bức tranh phong phú về một trong những hiện tượng của
văn học Việt Nam đương đại.
Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều khóa luận tốt nghiệp, luận văn tìm hiểu về
Nguyễn Ngọc Tư. Có thể điểm qua như: Khám phá thế giới nghệ thuật truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư (Vũ Thị Thu Hà - khóa luận tốt nghiệp 2006). Khóa luận đã phát
hiện thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là một thế giới thiên
nhiên đậm màu sắc Nam Bộ và thế giới con người sông nước miệt vườn Nam Bộ.

Khóa luận của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương cũng đề cập tới: Truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư dưới góc nhìn văn hóa. Tác giả đã phát hiện một không gian văn

5
hóa Nam Bộ, con người và đời sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ rất riêng
trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. Luận văn thạc sỹ ngày càng có sự tìm tòi sâu
hơn trong những tác phẩm của cây bút Nguyễn Ngọc Tư. Đó là: Tiếp cận sáng tác
của Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Bích Thúy từ phương diện giá trị văn học - văn hóa
(Dương Thị Kim Thoa - Luận văn thạc sỹ 2008) hay Quan niệm nhân sinh của
người phụ nữ qua các sáng tác văn xuôi thời kì đối mới qua sáng tác của Nguyễn
Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư (Bùi Phương Anh - luận văn thạc sỹ
2009), Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của một số cây bút
nữ thời kì đổi mới 1986 - 2006: Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích
Thúy (Nguyễn Thanh Hồng - Luận văn thạc sỹ - 2009). Đề cập tới nhân vật có luận
văn: Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ
Hoàng Diệu (Lê Thị Tuyết - Luận văn thạc sỹ - 2010). Lê Thị Tuyết đã có phát hiện
về mối tương đồng trong việc khắc họa nhân vật người phụ nữ mang màu sắc nữ
quyền trong truyện ngắn của ba tác giả: đó là nhân vật chủ động kiếm tìm hạnh
phúc và nhân vật mẫu tính. Từ đó, giúp người đọc có một cái nhìn đa chiều trong
truyện ngắn của ba cây bút nữ nói riêng và của văn học đương đại nói chung.
Bước vào làng văn với tập truyện Khi người ta trẻ (1993), Phan Thị Vàng
Anh đã tạo ra cho mình một phong cách riêng và được rất nhiều bạn đọc trẻ mến
mộ. Tập truyện Khi người ta trẻ là cái nhìn của một cô gái trẻ về cuộc sống, tình
yêu - một cái nhìn ngây thơ, trong sáng nhưng vẫn còn nông nổi và bồng bột. Tác
phẩm đạt giải thưởng của Hội nhà văn năm 1994. Từ đây, trên văn đàn văn chương
đương đại có thêm một cây bút nữ đầy bản lĩnh, táo bạo và mới mẻ. Viết về Phan
Thị Vàng Anh có khá nhiều các bài báo, bài viết như: Phan Thị Vàng Anh - cây bút
đa năng (Sinh viên Việt Nam) đã khẳng định một: "Vàng Anh của thơ, của truyện,
của kịch bản phim, biên tập sách, của tạp bút, tiểu phẩm và gần đây nhất là Vàng
Anh trong phim tài liệu hiện đại. Nhưng trong gương mặt đa năng đấy, vẫn luôn

hiện diện một cây bút sắc sảo, tinh tế và đầy tinh thần đương đại".
Huỳnh Phan Anh cũng có những đánh giá về Phan Thị Vàng Anh: "Phải nói
gì về Vàng Anh? Một tài năng trẻ, một cây bút nhà nòi, một nhà văn đã sớm định

6
hình ngay từ tập truyên đầu tay, một giải thưởng quốc gia dành cho nhà văn trẻ
v.v và còn gì nữa? Tất cả đều đúng, nhưng tôi không quên rằng vượt lên trên
những thông tin đó, tác phẩm của Vàng Anh hay bất luận của ai khác dù bao người
đã đọc tới và nói tới, vẫn còn và mãi mãi vẫn còn là một sự chờ đợi, một thách
thức"[14].Tác giả đã khẳng định tài năng cũng như nét đặc sắc trong văn chương
của Phan Thị Vàng Anh: "Bước vào thế giới truyện ngắn Vàng Anh tức là bước vào
thế giới của khoảnh khắc tự chúng đầy đủ nhưng không đóng lại bao giờ. Có nên
gọi đó là những khoảnh khắc mở, những khoảnh khắc luôn nhắc nhở đồng thời kêu
gọi những khoảnh khắc khác và mãi mãi như thế" hay "Vàng Anh rất tiết kiệm chữ
nghĩa. Cô cũng không dẫn dắt, không tạo đột biến, không gây bất ngờ, tất cả chừng
như chỉ còn là những tiểu xảo không cần thiết"[14].Tất cả những điều đó đã tạo nên
đặc điểm riêng khó trộn lẫn ở nhà văn trẻ: Phan Thị Vàng Anh. Nhà phê bình
Huỳnh Như Phương cũng có những phát hiện rất tinh tế về cây bút nữ này: "Vàng
Anh biết cách lạ hóa những điều quen thuộc, biết làm cho da diết những điều tưởng
như nhạt nhẽo" [47, 5]. Có phải vì thế chăng mà càng đọc, chúng ta càng bị cuốn
hút bởi ngôn ngữ, giọng điệu rất riêng của chị? Các khóa luận và luận văn tốt
nghiệp cũng bước đầu tìm hiểu về nhà văn Phan Thị Vàng Anh như: Truyện ngắn
của một số cây bút nữ: Phan Thị Vàng Anh, Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu
Huệ (Chu Thị Như Quỳnh - 2001). Khóa luận đã có những phát hiện trên phương
diện đời sống và những vấn đề nhân tâm thời đại trong truyện ngắn của các cây bút
nữ. Đó là dư âm chiến tranh, là khát vọng tình yêu và tình cảm giữa con người trong
thời hiện đại.
Không có nhiều tác phẩm nhưng vẫn nhận được sự quan tâm và tạo nên một
dấu ấn riêng trong văn học đương đại Việt Nam phải kể đến nhà văn trẻ Đỗ Hoàng
Diệu. Tập truyện ngắn Bóng đè (2005) đã gây xôn xao văn đàn một thời gian dài

với rất nhiều luồng ý kiến và dư luận trái chiều. Không dưới hàng chục bài viết đề
cập đến tác phẩm trên các trang báo lớn như: An ninh thế giới, Tuổi trẻ, Văn nghệ
trẻ, Hợp lưu, Talawas, Ngay cả những nhà phê bình nổi tiếng cũng có những bài
bình luận về nữ tác giả này.

7
Nhà văn Nguyên Ngọc đã không ngần ngại nhận xét: "vấn đề mà Đỗ Hoàng
Diệu đặt ra trong tác phẩm của mình lớn hơn rất nhiều vấn đề số phận đàn bà"[10].
Trong tác phẩm của mình, Đỗ Hoàng Diệu đề cập nhiều đến dục tính, đến những
khao khát mang tính dục nhưng đằng sau đó là thực trạng của xã hội, là những vấn
đề văn hóa đang cần được đặt ra và giải quyết. Nguyên Ngọc cho rằng, có thể Đỗ
Hoàng Diệu đang tiếp tục đi trên con đường của dòng "văn học tự vấn" đã được
khơi mào từ Nguyễn Huy Thiệp.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cũng viết: Đỗ Hoàng Diệu tự mở cho
mình một đường đi riêng với những lời nhận xét chân thành: "Đỗ Hoàng Diệu đã
phải đi một con đường vòng đến với độc giả. Truyện ngắn của cô thường là dài, dài
hơn cái lệ thông thường quy ước của một truyện ngắn gần như chủ yếu, cô viết về
phụ nữ và dục tính, phụ nữ trong quan hệ với dục tính, nhưng quan trọng hơn, phụ
nữ trong quan hệ với xã hội và lịch sử" [10].
Nhìn nhận truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu ở một phương diện khác đồng
thời chỉ ra những điểm hạn chế của Đỗ Hoàng Diệu so với tác tải Vệ Tuệ của Trung
Quốc, nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn đã gợi mở cho người đọc nhiều suy nghĩ:
"các nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu nghèo nàn về cuộc sống tinh
thần, thiếu đi tình yêu thương vô bờ bến, vô điều kiện với những tha nhân, những
truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu chỉ vật vã trong sự huyễn hoặc ích kỉ về bản thân,
một bản thân không có chiều sâu của văn hóa lẫn tình cảm"[43].
Ngoài ra, còn có bài viết về tập truyện ngắn Bóng đè như: Sức mạnh ám gợi
và tưởng tượng trong Bóng đè (Hoàng Tố Mai) và rất nhiều luồng ý kiến và dư luận
trái chiều về truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu được đăng trên các trang web, diễn đàn.
Cũng có nhiều bài phỏng vấn về sự nghiệp, quan niệm văn chương và cuộc đời của

Đỗ Hoàng Diệu như: Ngoài đời tôi rất yếu đuối (Ngọc Trâm), Chuyện có thể bịa
nhưng cảm xúc phải thật (Đỗ Hồng Hạnh),… Dù khen hay chê những những điều
đó đã khẳng định phần nào sức hút của cây bút trẻ này.
Cũng từ đây bắt đầu có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nữ tác
giả Đỗ Hoàng Diệu. Đó là khóa luận: Gia đình hiện đại trong truyện ngắn của một

8
số cây bút nữ: Dạ Ngân, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Hoàng Diệu,
Nguyễn Ngọc Tư (Hoàng Lan Phương). Tác giả đã phát hiện ra những mặt trái và
giá trị tốt đẹp của gia đình hiện đại trong tác phẩm của các nhà văn nữ trẻ, từ đó
khẳng định cần giữ gìn, bảo vệ hạnh phúc gia đình trong thời đại mới. Luận văn:
Nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư
và Đỗ Hoàng Diệu của tác giả Lê Thị Tuyết là những phát hiện về nhân vật nữ
mang màu sắc nữ quyền của ba nhà văn. Tác giả cũng nhấn mạnh những đặc điểm
riêng của truyện ngắn Đỗ Hoàng Diệu trong dòng chảy của văn học đương đại:
"Với Đỗ Hoàng Diệu là sự phóng túng, hiện đại hơn trong ngòi bút, muốn đi đến
cùng trong cảm nhận và suy ngẫm về con người, về những vấn đề nhức nhối trong
xã hội, trong cuộc sống xung quanh và đằng sau những câu chuyện đậm tính dục là
hình ảnh những người phụ nữ có "tấm thân cong lên hình chữ S, một chữ S cố phản
kháng" cùng với đó là thấm đẫm những dằn vặt, trăn trở, bất an về thực trạng xã
hội, dân tộc và đất nước"[20, 112].
Có thể nhận thấy rằng, ngày càng nhiều những bài viết, công trình khoa học
tìm hiểu về ba cây bút: Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Hoàng Diệu nói
riêng và các cây bút nữ đương đại nói chung. Tuy nhiên, qua quá trình khảo sát lịch
sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về
nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng
Anh và Đỗ Hoàng Diệu. Vì thế ở luận văn này, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu, hi
vọng sẽ đóng góp thêm một phát hiện mới về cách thể hiện hình ảnh người phụ nữ
trong văn học đương đại của ba nữ nhà văn trẻ. Đồng thời, chúng tôi cũng có sự đối
sánh với hình ảnh người phụ nữ trong văn học Việt Nam để thấy được những nỗ lực

tìm tòi, cách tân của các nhà văn trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu về nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn của
ba tác giả: Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Hoàng Diệu với mục đích tìm
kiếm, phát hiện những nét tương đồng và khác biệt trong cách nhìn và thể hiện hình

9
ảnh người phụ nữ của ba cây bút trẻ. Qua đó khẳng định đóng góp của văn học
đương đại Việt Nam trong dòng chảy của văn học dân tộc.
Đối tượng nghiên cứu là hình ảnh người phụ nữ trong sáng tác của ba cây bút
nữ: Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu và Phan Thị Vàng Anh. Từ đó, khái quát lên
bức chân dung về người phụ nữ trong văn học đương đại Việt Nam.
Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi chủ yếu đi sâu khảo sát nhân
vật người phụ nữ trong các tác phẩm tiêu biểu của ba cây bút trẻ. Đó là: Nguyễn Thị
Ngọc Tư với các tập truyện: Ngọn đèn không tắt (2000), Biển người mênh mông
(2003), Giao thừa (2003), Nước chảy mây trôi (2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư (2005), Cánh đồng bất tận (2005), Gió lẻ (2008).
Phan Thị Vàng Anh với tập truyện: Khi người ta trẻ (1993), Ở nhà (1994),
Hội chợ (1995).
Đỗ Hoàng Diệu với tập: Bóng đè (2005) và một số truyện ngắn như: Tình chuột,
Những sợi tóc màu tang lễ, Cô gái điếm và năm người đàn ông, Ngày bất tận.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tổng hợp
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác góp phần bổ trợ và
đa dạng hóa các phương pháp nghiên cứu với nhiều góc độ:
- Phương pháp cấu trúc

- Phương pháp tiếp cận Thi pháp học
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Truyện ngắn nữ đương đại và sáng tác của: Đỗ Hoàng Diệu,
Nguyễn Ngọc Tư và Phan Thị Vàng Anh
Chương 2: Loại hình nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn của ba tác giả
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện nhân vật người phụ nữ trong truyện ngắn
của ba tác giả.

10
CHƯƠNG 1. TRUYỆN NGẮN NỮ ĐƯƠNG ĐẠI VÀ SÁNG TÁC CỦA
NGUYỄN NGỌC TƯ, ĐỖ HOÀNG DIỆU, PHAN THỊ VÀNG ANH

1.1. Truyện ngắn và sự phát triển thể loại
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: "Truyện ngắn là một hình thức tự sự
loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả
một mảnh của cuộc sống: một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong giai đoạn
nào đó của đời sống nhân vật, biểu hiện một mặt nào đó của tính cách nhân vật, thể
hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề xã hội" [61, 137].
Theo như 150 thuật ngữ văn học (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999)
trong mục truyện ngắn cũng coi truyện ngắn là một "Thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ,
thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con
người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng, tác phẩm
truyện ngắn thích hợp với người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền một mạch không
nghỉ"[19, 359 - 360].
Như vậy, có thể coi, truyện ngắn là một thể tài tự sự, với dung lượng vừa đủ,
giúp nhà văn truyền tải những quan niệm, suy nghĩ của mình về cuộc sống một cách
ngắn gọn và súc tích nhất. Với những ưu thế của mình, truyện ngắn dần trở thành
thể loại quen thuộc được nhiều nhà văn lựa chọn từ khi ra đời cho đến nay.
Nói về nguồn gốc truyện ngắn, trong cuốn Truyện ngắn, những vấn đề lý

thuyết và thực tiễn thể loại, tác giả Bùi Việt Thắng đã đề cập một cách khá đầy đủ.
Theo tác giả "Ở Châu Âu, sự ra đời của truyện ngắn với tư cách một thể loại văn
học độc lập gắn liền với thời kì phục Hưng, khi nhu cầu giải phóng tinh thần cá
nhân trở thành một cuộc cách mạng xã hội"[1, 39]. Truyện ngắn ra đời đã miêu tả
và thể hiện sự thật về xã hội phong kiến. Người có công đưa truyện ngắn trở thành
một thể loại là Bôcaxiô mà như nhà nghiên cứu văn xuôi Ấn Độ cổ đại nhận xét:
"Trong truyện ngắn của Bôcaxiô người ta nhận thấy, thứ nhất là nét tâm lý của hành
động và thứ hai là nhân vật truyện ngắn không phải là bù nhìn, nhân vật truyện ngắn
mang nét tính cách xác định riêng" [1,41]. Tác phẩm truyện ngắn đầu tiên của

11
Bôcaxiô là Mười ngày gồm 100 truyện kể trong 10 ngày, mỗi ngày 10 truyện. Tập
truyện đã là bức tranh châm biếm thể hiện rõ nét thực trạng xã hội đương thời.
Ở Tây Ban Nha, truyện ngắn hình thành muộn hơn và gắn liền với tên tuổi
của Xecvantec. Còn ở Đức, vào thế kỉ XV - XVI, truyện ngắn bắt đầu phát triển như
một thể loại độc lập với rất nhiều tác giả danh tiếng: Iohan Paoli, Iacop Phray,
Truyện ngắn được các nhà văn lãng mạn Đức yêu thích và trở thành một thể loại
văn xuôi nhỏ - tự do trong xây dựng cốt truyện và tình tiết. Ở Pháp, truyện ngắn bắt
đầu xuất hiện từ thế kỉ XV, đặc biệt với đỉnh cao là truyện triết lý của Vônte đã đưa
đến những giá trị thẩm mĩ nhất định cho văn học thời bấy giờ - đó là chất châm
biếm nhẹ nhàng hóm hỉnh. Ở nước Nga, truyện ngắn góp phần thúc đẩy sự phát
triển của văn học trong giai đoạn từ thế kỉ XI - XIX. Từ đây, đánh dấu sự xuất hiện
của một loạt nhà văn nổi tiếng như: Puskin, Gôgôn, Sêkhôp, Đến Sêkhôp, truyện
ngắn Nga cổ điển đã vươn đến đỉnh cao và trở thành một thể loại đặc sắc. Trong văn
học Mỹ, có thể coi E.Pô là người đã đặt nền móng cho truyện ngắn. Với tài năng
xây dựng cốt truyện điển hình, những tình huống gay cấn và kết thúc rùng rợn, Ê Pô
đã thu hút được đông đảo bạn đọc say mê những truyện ngắn của mình.
Ở phương Đông, hình thức ban sơ của truyện ngắn là thể truyền kì - một thứ
"truyện thần thoại có tác giả". Thể truyền kì giúp cho trí tưởng tượng của nhà văn
bay bổng, phiêu lưu vào thế giới kì thú của nhân vật để sáng tạo nên những cốt

truyện li kì, hấp dẫn. Truyền kì bắt đầu xuất hiện từ đời Đường (thế kỉ IX) ở Trung
Quốc còn ở Việt Nam thể loại này bắt dầu xuất hiện với tác phẩm Truyền kì mạn
lục (Nguyễn Dữ). Có thể coi thể truyền kì là nền tảng, đặt nền móng cho truyện
ngắn Việt Nam giai đoạn sau này, đúng như Vũ Tú Nam nhận xét: "Truyện ngắn
của nước ta đã có từ lâu. Đó là các ký cổ, truyện cổ tích Học trong các truyện ngắn
cổ như Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, Thánh Tông di thảo của Lê Thánh
Tông Những truyện này đáng được học tập với thái độ trân trọng vì nó rất sinh
động, súc tích và sáng tạo".
Tuy có những hoàn cảnh và thời gian ra đời khác nhau nhưng điều dễ nhận
thấy là ngay từ khi xuất hiện, truyện ngắn ngày càng khẳng định được chỗ đứng và

12
vị trí vững chắc của nó trong văn học. Một loạt tên tuổi truyện ngắn với rất nhiều
tác phẩm tiêu biểu là minh chứng sống động nhất cho điều đó.
Vậy vì sao, truyện ngắn được nhiều nhà văn lựa chọn đến như vậy? Có lẽ bởi
tuy ngắn nhưng tầm cỡ của truyện không hề khiêm tốn, thậm chí có những truyện
ngắn mà chiều sâu của nội dung, tư tưởng được xếp ngang hàng tiểu thuyết. Nhà
văn Nguyên Ngọc đã có nhận xét rất xác đáng:"Truyện ngắn là một bộ phận của
tiểu thuyết nói chung"[1, 27]. Xu hướng truyện ngắn mang dung lượng tiểu thuyết
trở thành một nét khá độc đáo, tạo nên diện mạo mới cho nền văn học. Có thể kể tên
một loạt tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng như: Số phận con người (Sôlôkhôp), Thảo
nguyên (Sekhôp), Viên mỡ bò (Môpatxăng), AQ chính truyện (Lỗ Tấn), Trong
văn học Việt Nam cũng có rất nhiều tác giả đã thành công với truyện ngắn mang
dung lượng tiểu thuyết như: Chí Phèo (Nam Cao), Rừng xà nu (Nguyễn Trung
Thành), Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp) hay Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh
Châu), Từ khi ra đời cho đến nay, truyện ngắn vẫn luôn tồn tại và chứng tỏ sức
sống lâu bền của nó. Xã hội ngày càng hiện đại hóa với những phương tiện nghe
nhìn hiệu quả hơn như: truyền hình, phát thanh, internet, nhưng truyện ngắn vẫn
có chỗ đứng vững chãi trong lòng bạn đọc, đúng như nhận xét: "Trong nhịp độ của
đời sống công nghiệp hiện đại, dưới sức ép từ phía các phương tiện nghe nhìn,

truyện ngắn đã phát huy được ưu thế của mình một cách hiệu quả"[21]. Sự ra đời
của hàng loạt tuyển tập truyện ngắn cùng với những cuộc thi viết truyện ngắn liên
tiếp xuất hiện trên tạp chí Văn nghệ quân đội, Văn nghệ trẻ, tạp chí Sông Hương đã
thể hiện sức sống của thể loại này. Văn đàn phê bình - tranh luận cũng khá sôi nổi
với các nhà phê bình: Bùi Việt Thắng, Phạm Xuân Nguyên, Phạm Thanh Sơn,
Bạn đọc ngày nay không quay lưng lại với truyện ngắn. Họ vẫn dõi theo, nồng nhiệt
hưởng ứng và đón đợi các tác phẩm mới. Có những tập truyện ngắn ngay từ khi mới
ra đời đã tạo nên sức hút đối với đông đảo bạn đọc và trở thành hiện tượng như:
Bóng đè (Đỗ Hoàng Diệu), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư), Nói như vậy,
đủ thấy được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của truyện ngắn đối với văn học
đương đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.

13
1.2. Diện mạo truyện ngắn 1975 đến nay
Truyện ngắn từ khi ra đời ngày càng khẳng định được chỗ đứng của nó. Bắt
đầu từ truyền kì thời kì văn học trung đại, bước sang văn học hiện đại, truyện ngắn
nở rộ và trở thành một trong những hiện tượng của văn học. Hàng loạt truyện ngắn
ra đời với các tên tuổi nối tiếng như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công
Hoan, Nam Cao, và các tác phẩm tiêu biểu đã đem đến cho bạn đọc một kho tàng
truyện ngắn phong phú với sự đa dạng về phong cách, thể loại. Từ những truyện
ngắn mang màu sắc lãng mạn của Thạch Lam đến những truyện ngắn hiện thực của
Ngô Tất Tố, Nam Cao đã góp phần tái hiện bức tranh xã hội đương thời. Văn học
thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vẫn tiếp tục mạch nguồn của truyện
ngắn về đề tài chiến tranh. Những tác phẩm tiêu biểu được đông đảo bạn đọc đón
nhận trong thời gian này có: Vợ nhặt (Kim Lân), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài),
Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu), Rừng xà nu (Nguyên Ngọc),
Truyện ngắn đã trở thành một trong những công cụ đắc lực trong việc truyền tải
hiện thực cuộc sống và kháng chiến của nhân dân ta, thể hiện vẻ đẹp của con người
và niềm tin vào thắng lợi của cuộc cách mạng. Sự tồn tại bền bỉ và phát triển không
ngừng của truyện ngắn đã chứng tỏ sức sống của thể loại nhỏ này.

Nói đến truyện ngắn đương đại cũng đồng nghĩa nói đến giai đoạn văn học
1975 đến nay. Đây là mốc đánh dấu sự phát triển, đổi mới của truyện ngắn, thể hiện
ở sức trẻ của ngòi bút, sự cách tân táo bạo và bất ngờ về các phương diện: cả nội
dung và nghệ thuật. Với chiến thắng vĩ đại năm 1975 đã ghi mốc quan trọng không
chỉ trong lịch sử đất nước mà cũng là mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển mình của
truyện ngắn. Truyện ngắn đã có sự thay đổi hợp với tình hình, với giai đoạn hiện
đại. Nếu trước kia, văn học phục vụ kháng chiến và phản ánh cuộc đấu tranh vĩ đại,
gian lao của dân tộc thì ngày nay, văn học đi sâu vào phản ánh cuộc sống của con
người, chủ đề thế sự, đời tư được các nhà văn khai thác và thể hiện trong các tác
phẩm của mình. Vì thế mà chủ đề, âm hưởng và giọng điệu đã có sự thay đổi.
Chiến tranh đòi hỏi con người ý chí, sức mạnh lớn lao nên văn học thời kì
này tập trung cổ vũ, động viên khích lệ tinh thần của con người. Các sáng tác văn

14
học thời chiến thường hướng theo tư duy sử thi với không khí hào hùng và âm
hưởng anh hùng ca. Đề tài xuyên suốt trong các sáng tác là: vận mệnh dân tộc, cuộc
đấu tranh giải phóng đất nước và niềm tin thắng lợi. Tác giả không đi sâu vào từng
số phận cá nhân với những cảnh đời, tâm sự riêng mà luôn đặt hạnh phúc con người
với lợi ích dân tộc, thời đại. Nhân vật xuyên suốt trong các sáng tác văn học là
những người anh hùng đấu tranh bảo vệ độc lập Tổ quốc. Cảm hứng sáng tác là
cuộc sống chiến đấu gian khổ mà hào hùng của dân tộc chứ không phải là những
tâm tư, tình cảm, khao khát cá nhân bình dị, đời thường. Đây chính là những nét đặc
trưng của văn học ba mươi năm chiến tranh.
Chiến tranh qua đi, hòa bình lập lại. Cả dân tộc bước sang một thời đại mới.
Con người trở về với cuộc sống đời thường của mình. Văn học cũng có những bước
chuyển mình để bắt kịp với xu hướng của thời đại. Văn học giai đoạn 1975 đến nay
gần gũi với cuộc sống, là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn màu, muôn vẻ.
Cuộc sống riêng tư với những tâm tư, tình cảm và nguyện vọng cá nhân được các nhà
văn đi sâu khai thác. Chủ đề thế sự - đời tư trở thành chủ đề xuyên suốt trong các sáng
tác. Cuộc sống với những trạng thái khác nhau: cao cả - thấp hèn, ánh sáng - bóng tối ,

khát vọng - ham muốn được phơi bày, tạo nên một diện mạo mới cho văn học. Bắt
đầu từ đây, có những tác phẩm ra đời và gây ấn tượng mạnh như: Bước qua lời
nguyền (Tạ Duy Anh), Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Hai người đàn bà
xóm trại (Nguyễn Quang Thiều). Các tác giả đã đi sâu vào khám phá về con người
thời hậu chiến với nỗi đau, mất mát, những bi kịch của cuộc sống. Văn học vì thế
gần với con người và cuộc đời hơn. Tiếp theo là hàng loạt tác phẩm tiêu biểu như:
Khách ở quê ra, Bức tranh (Nguyễn Minh Châu), Anh lính Tony D (Lê Minh
Khuê), Người sót lại của rừng cười (Võ Thị Hảo), Hậu thiên đường (Nguyễn Thị
Thu Huệ),
Sự thay đổi về đề tài cũng gắn liền với sự thay đổi về lực lượng sáng tác.
Chính sự tiếp nối liên tục của các thế hệ nhà văn đã tạo nên dòng chảy không ngừng
của truyện ngắn. Từ những thế hệ đi trước như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,
Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, (1930 - 1945) đến các thế hệ trưởng

15
thành trong kháng chiến chống Mỹ: Anh Đức, Nguyễn Sáng, Nguyễn Kiên, Anh
Đức, Nguyên Ngọc, và sau năm 1975 là sự xuất hiện của hàng loạt cây bút trẻ:
Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài, đặc biệt là các cây bút nữ: Y
Ban, Võ Thị Hảo, Dương Thu Hương, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư,
Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Hoàng Diệu, Đây là thế hệ thứ tư, đại diện cho nền văn
học đương đại, thế hệ của những cây bút đầy đam mê, đầy sức trẻ. Họ đã không
ngần ngại đi vào từng ngõ ngách đời sống, khám phá từng tâm trạng, thể hiện
những khát khao ẩn chứa bên trong con người. Họ say mê viết, ưu tư với những
nhân vật của mình. Và chính họ đã góp phần tạo nên diện mạo riêng của nền văn
học đương đại Việt Nam trong dòng chảy của văn học dân tộc.
Bên cạnh đó, các cuộc thi viết truyện ngắn liên tiếp được tổ chức đã trở
thành niềm cổ vũ, động viên và khích lệ to lớn với những người cầm bút. Từ đây,
những tài năng mới được phát hiện như: Y Ban, Tạ Duy Anh, Hòa Vang, Nguyễn
Thị Thu Huệ, Tạp chí Văn nghệ quân đội là cơ quan uy tín trong việc tổ chức
hàng loạt các cuộc thi truyện ngắn. Năm 1989 - 1990, Y Ban đã giành giải nhất

cuộc thi truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ quân đội với tác phẩm: Bức thư gửi mẹ
Âu Cơ. Ngoài ra còn có 17 tác phẩm đoạt giải trong số hàng ngàn tác phẩm dự thi.
Năm 1991 diễn ra hai cuộc thi truyện ngắn của báo Văn nghệ và Hội nhà văn thành
phố Hồ Chí Minh. Giải thưởng được trao cho Lại Văn Long với Kẻ sát nhân lương
thiện, Nguyễn Quang Thân với Vũ điệu của cái bô và Hòa Vang với Nhân sứ. Tạp
chí Văn nghệ quân đội vẫn tiếp tục phát huy truyền thống của mình trong việc tổ
chức cuộc thi truyện ngắn 1992 - 1994. Cuộc thi lần này thu hút được đông đảo lực
lượng trên mọi miền Tổ quốc tham gia đã khẳng định được sức sống và niềm đam
mê sáng tạo truyện ngắn của các cây bút trẻ. Đặc biệt, các cây bút nữ tham gia khá
đông với chất lượng tốt đã tạo nên một luồng sinh khí mới như: Nguyễn Thị Thu
Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Ấm, Đó là một tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ văn
học đang đi lên, đổi mới và phát triển. Giải nhất đã thuộc về Nguyễn Thị Thu Huệ
với Hậu thiên đường và Mùa đông ấm áp.

16
Tiếp đến là truyện ngắn trẻ 1996 - 1997. Ngày càng nhiều những cây bút trẻ
về tuổi đời lẫn tuổi nghề hăng hái, nhiệt tình tham gia. Với sức trẻ, tài năng và sự nỗ
lực sáng tạo không ngừng, họ đã tạo được dấu ấn khá đậm nét trong lòng người đọc
như: Nguyễn Thị Châu Giang (Ở trọ), Nguyễn Thị Phước (Cau non), Dương Nữ
Khánh Thương (Chiếc bình đựng kí ức),
Chỉ trong vòng 8 năm (1989 - 1997) đã có ba cuộc thi viết truyện ngắn với
qui mô lớn được tổ chức, thu hút đông đảo lực lượng sáng tác tham gia. Điều đó đã
thể hiện sức sống, sức hút mạnh mẽ của "thể loại nhỏ" này. Truyện ngắn với những
ưu thế riêng của mình ngày càng khẳng định chỗ đứng vững chãi. Với dung lượng
vừa đủ, truyện ngắn chỉ tập trung vào một biến cố, một mặt nào đó của đời sống
trong một không gian và thời gian nhất định: "Mỗi truyện ngắn chỉ được phép gây
một ấn tượng duy nhất đối với độc giả" (Ê pô). Nói như Tô Hoài: "truyện ngắn là
cách cưa lấy một khúc của cuộc sống"[67, 8]. Sự nắm bắt những cái tinh túy nhất để
điểm đúng của huyệt của bạn đọc chính là nét đặc trưng và sức hấp dẫn rất riêng của
truyện ngắn.

1.3. Truyện ngắn của các cây bút nữ đương đại
Trong văn học Việt Nam trước đây, dường như vắng bóng các cây bút nữ.
Người phụ nữ trong xã hội phong kiến bị bó buộc bởi những luật lệ hà khắc, bởi
tam tòng, tứ đức nên hạn chế khả năng phát huy sáng tạo, đặc biệt trong lĩnh vực
nghệ thuật.
Phải đến văn học hiện đại chúng ta mới bắt đầu thấy bóng dáng của các cây
bút nữ, tuy nhiên, chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ
XX cho đến những năm 1975 đa phần là những cây bút nam. Từ các thế hệ nhà văn:
Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao đến các thế hệ tiếp
theo như: Kim Lân, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, và sau này có Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Những năm đầu thế kỉ, các cây bút nữ xuất hiện rất ít
nên trong suốt giai đoạn 30 - 45, Vũ Ngọc Phan chỉ chọn được duy nhất một cây bút
nữ: Thụy An. Bước sang giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đội ngũ
cây bút nữ dần nhiều lên: Nguyễn Ngọc Tú, Trần Thị Trường, Lê Minh Khuê,

17
Nhưng nói đến sự nở rộ của các cây bút nữ phải kể đến thời kì sau năm 1975. Một
loạt các cây bút nữ trẻ bắt đầu xuất hiện, dần khẳng định tài năng và vị trí của mình.
Các giải thưởng truyện ngắn liên tiếp được trao cho các cây bút nữ: Có một đêm
như thế (Phạm Thị Minh Thư), Cha con (Lê Thị Thanh Minh), hay Bức thư gửi
mẹ Âu Cơ (Y Ban), Hậu thiên đường (Nguyễn Thị Thu Huệ),… là một minh
chứng rất rõ nét cho điều đó. Vì sao lại có hiện tượng như vậy? Có phải chăng:
"Hình như do sự nhạy cảm riêng của mình, phụ nữ bắt mạch thời đại nhanh hơn
nam giới. Họ luôn gần với cái lỉnh kỉnh dở dang của đời sống. Mặt khác, với cái cực
đoan sẵn có - tốt, dịu dàng, rộng lượng thì không ai bằng, mà nhỏ nhen, chấp nhặt,
dữ dằn cũng không ai bằng - từng cây bút phụ nữ tìm ra mặt mạnh của mình khá
sớm, định hình khá sớm" [64]. Điều đó là một trong những nguyên nhân giải thích
sự phát triển dồi dào của các cây bút nữ trong dòng chảy văn học đương đại. Người
phụ nữ ở xã hội hiện đại được giải phóng bởi những lễ giáo, luật lệ, hơn nữa, văn
học hiện đại với xu hướng gần gũi đời sống thực của con người đã mở ra cho các

cây bút nữ nhiều đề tài, cách tiếp cận trong sáng tác. Một thực tế dễ nhận thấy là
bước sang thời kì đổi mới, văn học Việt Nam khởi sắc với sự xuất hiện và lên ngôi
của hàng loạt cây bút nữ, đúng như nhận xét của nhà phê bình Bùi Việt Thắng: "Đã
hình thành một tỷ lệ giữa phái yếu và phái mày râu là 2/3 một tỷ lệ đáng gờm bỏi
nhìn vào đó sẽ thấy truyện ngắn trẻ hôm nay (và văn chương nói chung) mang
gương mặt nữ"[2, 206]. Trong các sáng tác của mình, các cây bút nữ đã bộc lộ sự
sáng tạo, dựa trên linh cảm đầy biến ảo để khám phá nội tâm của nhân vật. Việc sử
dụng tình huống tâm lí, sự miêu tả chiều sâu nội tâm của nhân vật cộng với bút
pháp trữ tình đã trở thành một nét thi pháp trong cấu trúc truyện ngắn của nữ giới
hiện nay. Nhiều cây bút nữ đã khẳng định tài năng của mình ở lối viết tự do, khoáng
đạt, hiện đại mà tinh tế, đầy nữ tính. Vì thế, họ đã dần chiếm được tình cảm của
nhiều thế hệ bạn đọc, tạo nên một dấu ấn khá đậm nét trong dòng chảy của văn học
đương thời.
Các giải thưởng truyện ngắn liên tiếp được trao cho các cây bút nữ: năm
1981, Phạm Thị Minh Thư với truyện ngắn Có một đêm như thế đã đạt giải nhất

18
của cuộc thi tạp chí Văn nghệ quân đội. Năm 1984, Lê Thị Thanh Minh với truyện
Cha con cũng giành ngôi vị cao nhất. Y Ban với Bức thư gửi mẹ Âu Cơ và Chuyện
một người đàn bà giành giải nhất cuộc thi năm 1990. Đặc biệt, kết thúc cuộc thi
1992 -1994 của tạp chí Văn nghệ quân đội, Nguyễn Thị Thu Huệ đã giành giải nhất
với Hậu thiên đường và Mùa đông ấm áp. Liên tiếp trong những năm 1996, 1999,
2001. 2002 các tác giả nữ đều nhận được danh hiệu cao quí nhất như: Trần Thanh
Hà, Đỗ Bích Thúy, Thùy Linh,… đã tạo nên làn sóng mới - "làn sóng nữ" trong văn
chương Việt Nam đương đại.
Sự xuất hiện của các cây bút nữ đã trở thành một trào lưu, đồng thời, nó cũng
là mạch nguồn cho sự ra đời của dòng văn học nữ quyền. Tìm hiểu về dòng văn học
nữ quyền sẽ cho chúng ta cái nhìn đa chiều và sâu sắc về các cây bút nữ.
Trên thế giới, ngay từ thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX, một làn sóng văn học nữ
quyền ở Anh và Mĩ đã xuất hiện. Năm 1929, Virginia Woolf đã cho ra mắt tiểu

luận Một căn phòng cho riêng mình. Đây được coi là "sách vỡ lòng" của phê bình
nữ quyền. Nhờ Woolf mà các tác giả nữ ngày nay có những khái niệm gợi mở về
cách suy nghĩ lùi thông qua người mẹ, về ý kiến của đàn bà, và về tinh thần song
giới (dung hoà cả hai giới tính). Làn sóng tiếp theo tương ứng với cao trào nữ
quyền ở các nước phương Tây, với những xu hướng như xu hướng trung hoà hay
phổ quát mà đại diện là Simone de Beauvoir với tác phẩm Giới thứ hai (1949).
Cuốn sách được coi là bản tuyên ngôn nữ quyền và là một công trình lý luận triết
học về phụ nữ, xuất phát từ quan điểm nam nữ bình quyền. Cuốn sách xoay quanh
vấn đề: phụ nữ bị kẹt trong tình trạng bị áp bức lâu dài qua sự loại bỏ mình nên trở
thành giới ít quan trọng hơn (giới thứ hai) trong mối quan hệ với nam giới. Ngoài ra
trong làn sóng thứ hai này còn có những xu hướng khác biệt với những tư tưởng của
Melanie Klein về sự tồn tại của hai giới, hay Carol Gilligan với tác phẩm Một giọng
khác (1982). Làn sóng thứ 3 bắt đầu từ thập niên thứ 9 của thế kỉ XX đến nay đã
diễn ra trên phạm vi toàn thế giới với những lí thuyết hậu hiện đại và một vài tư
tưởng lí luận phái sinh từ lí thuyết Derrida. Dòng văn học nữ quyền đã lan rộng ra
toàn thế giới. Không chỉ các nước phương Tây mà các nước phương Đông bắt đầu

19
có sự tiếp nhận và thể hiện dòng văn học nữ quyền mang đậm bản sắc của mình. Đó
là dòng văn học nữ quyền ở Nhật Bản: "Từ năm Shôwa 50 (1975) trở đi, trong bầu
không khí của phong trào tìm cách nới rộng quyền sống phụ nữ, các nhà văn phái
nữ đã có những hoạt động đáng kể. Đó là dòng văn học tranh đấu cho nữ quyền
(women rights), hay mạnh mẽ hơn nữa, thiên trọng phụ nữ (feminism)"[57]. Ðiển
hình là các nhà văn như Kôno Taeko: "từ chối mẫu tính", đào sâu chủ đề "thế giới
của những dục vọng thầm kín và lệch lạc của con người", hay Tsushima Yuuko:
"hình ảnh người đàn bà đơn độc nuôi con"[57]. Đặc biệt, mạnh mẽ hơn phải kể đến
dòng văn học nữ quyền ở Trung Quốc với hàng loạt tác giả nổi tiếng như: Vệ Tuệ
với Điên cuồng như Vệ Tuệ, Baby Thượng Hải, Cửu Đan với tác phẩm Quạ
đen, và còn nhiều nhiều tác giả khác nữa. Sự bùng phát của dòng văn học Linglei
mà các tác giả nữ như Vệ Tuệ, Xuân Thụ, Cửu Đan, Miên Miên, An Ni Bảo Bối, là

những cái tên luôn nóng, luôn được chờ đợi. Văn học nữ quyền đã trở thành một
dòng văn học thể hiện được bản lĩnh, cất lên tiếng nói của người phụ nữ về quyền
sống và những khao khát sống bản năng của mình. Nó đánh dấu một bước phát triển
mới của văn học.
Những tác phẩm thuộc dòng văn học nữ quyền đầu tiên xuất hiện ở Việt
Nam và gây một ấn tượng mạnh phải kể đến: Tình ơi là tình của Elfriede Jelinek.
Ngay từ khi được dịch và xuất bản đã làm xôn xao bởi một câu chuyện đơn giản kể
về hai cô gái mới lớn mơ có được tấm chồng để được ấm thân. Một cô yêu phải gã
béo ích kỉ và một cô vớ phải một thằng đần độn còn ích kỉ hơn. Cô may mắn lấy
được kẻ đã ngủ với mình làm chồng, cô kém may mắn hơn phải đứng đường để lấy
tiền nuôi con. Và cuộc sống cứ thế tiếp diễn với đầy đủ những cung bậc, những bất
hạnh dồn dập ập lên người phụ nữ. Marguerite Duras tác giả người Pháp với tác
phẩm Người tình đã để lại những ấn tượng sâu sắc đối với độc giả. Và từ đó, bước
sang thế kỉ XX, dòng văn học nữ giới bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam với sự lên ngôi
của các cây bút nữ: Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư,
Đỗ Hoàng Diệu. Văn học nữ quyền là dòng văn học mà nội dung của các sáng tác
có liên quan đến việc bảo vệ, bênh vực quyền sống của người phụ nữ, giải phóng

20
phụ nữ. Văn học được xem là tấm gương phản ánh tâm hồn, vì thế, các nhà văn nữ
đã tìm đến văn chương như là nơi sẻ chia những tâm sự, thể hiện những khao khát
trong tình yêu, hạnh phúc và đó cũng là một trong những tiếng nói mạnh mẽ để đòi
quyền bình đẳng giới trong xã hội hiện đại. Việt Nam là một đất nước chịu ảnh
hưởng nặng nề của Nho giáo Trung Hoa nên người phụ nữ trong xã hội phong kiến
bị bó buộc và hạn chế ở rất nhiều phương diện. Họ thường là những người bị động,
bị động trong tình yêu cho đến cuộc sống của mình. Với quan niệm "trâu đi tìm
cọc" chứ không phải "cọc đi tìm trâu", người phụ nữ dường như thụ động trong tất
cả mọi vấn đề của tình yêu. Những lời tỏ tình thường là lời nói của người đàn ông:
"Gặp em anh nắm cổ tay. Anh hỏi câu này có lấy anh không?" và người phụ nữ
:"Bây giờ thiếp đã có chồng. Như chim vào lồng như cá cắn câu". Đàn ông có

những giới hạn và quyền lực dường như là bất di bất dịch:" Đàn ông năm thê bảy
thiếp, gái chính chuyên chỉ lấy một chồng". Vì thế, hình ảnh người phụ nữ trong các
sáng tác văn học dân gian thường là những người nhỏ bé, những người không trực
tiếp quyết định được số phận của mình: "Thân em như hạt mưa sa. Hạt rơi xuống
giếng hạt ra cánh đồng". Khi đã theo chồng thì người phụ nữ buộc phải " xuất giá
tòng phu, phu tử tòng tử" . Đó chính là quan niệm trọng nam khinh nữ thường thấy
trong xã hội phong kiến Việt Nam. Tiếp đến văn học trung đại, bắt đầu có sự hé mở
của dòng văn học nữ quyền nhưng mới chỉ ở chừng mực đáng kể. Tiêu biểu cho
thời kì này có: Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan, đặc biệt là nhà thơ: Hồ
Xuân Hương. Có thể coi Hồ Xuân Hương là người phụ nữ đầu tiên trong văn học đã
dám khẳng định những khát khao, ước mơ của người phụ nữ về tình yêu, hạnh
phúc, đồng thời công khai lên án lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ.
Bà không ngần ngại tuyên bố: "Không chồng mà chửa mới ngoan. Có chồng mà
chửa thế gian chuyện thường". Bà không đồng tình với kiếp chồng chung, với kiếp
làm lẽ: "Chém cha cái kiếp lấy chồng chung". Đồng thời, Hồ Xuân Hương cũng cất
lên những tiếng nói ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ: "Yếm đào trễ xuống dưới nương
long. Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm. Một lạch đào nguyên suối chửa thông"
(Thiếu nữ ngủ ngày). Tác giả Trần Nho Thìn đã có một nhận xét khá xác đáng:

21
"Trong bối cảnh xã hội nam quyền theo Tống Nho nơi người phụ nữ vẫn được
khuyến khích cam chịu thân phận, an phận thủ thường thì tiếng nói của một nhà thơ
nữ như Hồ Xuân Hương đề cập đến quyền sống phụ nữ xét về đời sống bản năng
có ý nghĩa bênh vực nữ quyền thực sự. Bởi vì so với nam giới, người phụ nữ chịu
nhiều bất công, thiệt thòi nhất trong đời sống bản năng"[62]. Bước sang văn học
hiện đại, khi trình độ dân trí được nâng cao thì khoảng cách giữa nữ giới và nam
giới dần thu hẹp lại. Trên văn đàn, bên cạnh các cây bút nam bắt đầu có sự xuất
hiện và nở rộ của các cây bút nữ. Sự xuất hiện của các cây bút nữ đã đem đến cho
văn học đương đại Việt Nam một luồng gió mới, như tác giả Bùi Việt Thắng nhận
xét: "văn học đang mang gương mặt nữ - ngày càng trắc ẩn và khoan dung, ngày

càng tinh tế mà đằm thắm"[2,205]. Một loạt các cây bút nữ trẻ như: Y Ban, Phạm
Thị Hoài, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng
Anh, Đỗ Hoàng Diệu, xuất hiện đã làm thay đổi diện mạo của văn học đương đại.
Các cây bút nữ đã có sự táo bạo trong nội dung, sự cách tân trong hình thức thể hiện
và quan trọng hơn hết là họ đồng cảm với thân phận của người phụ nữ nên tiếng nói
của họ dễ chạm đến những điều sâu kín nhất trong tâm hồn của nữ giới, và từ đó, dễ
chạm tới trái tim của bạn đọc. Cán cân sáng tác đã cân bằng khi giờ đây, bên cạnh
những cây bút nam còn có những cây bút nữ xuất sắc. Truyện ngắn của họ không
chỉ là bức tranh hiện thực cuộc sống mà còn thể hiện rất rõ ý thức về vị trí, vai trò
của người phụ nữ trong xã hội. Sự hiện diện của văn học nữ tính và âm hưởng nữ
quyền trong văn học Việt Nam có thể coi là bước phát triển thực sự của văn học
theo hướng dân chủ hóa.
Đề tài mà các cây bút nữ thường đề cập đến trong tác phẩm của mình chính
là tình yêu, hạnh phúc, hôn nhân. Đó có thể là các cung bậc cảm xúc của một cô gái
trẻ trước ngưỡng cửa của tình yêu, có thể là những khao khát, băn khoăn của một
người đàn bà trước cuộc hôn nhân và cuộc sống gia đình. Nhưng trên hết, khi viết
về những đề tài này, các cây bút nữ đã bày tỏ thái độ chủ động, đấu tranh quyết liệt
để vươn tới tình yêu, hạnh phúc. Họ luôn khao khát được yêu, kiếm tìm hạnh phúc
cho bản thân và trân trọng những hạnh phúc dù là nhỏ bé. Người phụ nữ dần thoát

22
khỏi cái bóng của gia đình, trở thành những người độc lập không chịu ràng buộc bởi
những qui định khắt khe như trước đây. Đây cũng là một bước tiến khá mới mẻ
trong văn chương của các cây bút nữ.
Đặc biệt, một mảng đề tài gây nhiều tranh cãi nhất trong giai đoạn này chính
là vấn đề tình dục. Trước đây, nó được coi là đề tài cấm kị trong văn học và hầu như
vắng bóng trong các sáng tác. Nhưng giờ đây, các nhà văn nữ bắt đầu đi sâu vào tìm
hiểu và không ngần ngại thể hiện những khao khát mang mục sắc nhục thể trong
các trang viết của mình. Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu đã thẳng thắn chia sẻ: "Có thể
trong quá trình viết, tôi đề cập đến sex. Nhưng đó là mượn sex như một ẩn dụ để nói

về vấn đề khác"[15]. Tình dục là bản năng, và trong văn chương, tình dục còn là
một hoạt động có ý nghĩa văn hóa. Thông qua đó, các nhà văn có thể biểu đạt những
vấn đề nhân sinh một cách có nghệ thuật. Có thể nhận thấy điều này trong rất nhiều
sáng tác của các tác giả Trung Quốc: Điên cuồng như Vệ Tuệ, Búp bê Bắc Kinh,
Sự cởi mở trong vấn đề nhìn nhận tình dục ở phương diện văn hóa đã giúp các nhà
văn mở rộng nhiều hơn những suy nghĩ và thể hiện sâu sắc hơn số phận con người
trong thời đại mới. Thông qua tình dục, các tác giả muốn khẳng định, tình yêu là sự
hòa quyện giữa thể xác và tâm hồn, thể hiện những khao khát hạnh phúc của con
người. Sâu xa hơn, nó còn là sự phản ánh hiện thực văn hóa của một giai đoạn, một
dân tộc, một đất nước. Vì thế, ngay từ khi mới ra đời, Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu
đã gây xôn xao dư luận. Rất nhiều cuộc tranh luận nổ ra với nhiều ý kiến trái chiều.
Điều đó đã khẳng định phần nào sức hút của tác phẩm đối với công chúng. Nguyễn
Ngọc Tư cũng gây bất ngờ cho người đọc với truyện ngắn Cánh đồng bất tận. Ngòi
bút của chị khá mạnh bạo trong việc thể hiện những khao khát tình dục của con
người. Đó là câu chuyện của cô gái điếm tên Sương, là số phận của những người
đàn bà trên sông nước. Có những trang văn được viết khá táo bạo, gây ấn tượng
mạnh mẽ với bạn đọc. Năm 2006, Y Ban cho ra đời tập truyện ngắn I am đàn bà
lại một lần nữa khẳng định tính dục đã trở thành một trong những chủ đề nóng trong
văn chương hiện đại. Y Ban đã không ngần ngại để nhân vật của mình phô bày, thổ
lộ những ham muốn tình dục một cách tự nhiên. Vấn đề tình dục trở đi trở lại nhiều

23
lần và được nhiều tác giả nữ lựa chọn đã khẳng định được phần nào sự ảnh hưởng
của dòng văn học nữ quyền trong văn chương Việt Nam đương đại. Vì thế, nhận xét
về các cây bút nữ, có ý kiến cho rằng: "Nhẹ nhàng, kín đáo trong truyện Nguyễn
Thị Thu Huệ. Trực diện, trần trụi trong truyện Y Ban. Mãnh liệt, nhẩn nha đầy thâm
thúy và ẩn ý trong truyện Đỗ Hoàng Diệu. Quê mùa, chất phác nhưng đằm như
trong truyện Nguyễn Ngọc Tư Dù ở mức độ nào thì họ cũng đã từng bước khẳng
định tiếng nói của nữ giới trong văn chương"[4]. Màu sắc nữ quyền trong văn
chương của các tác giả nữ đã thể hiện được bản lĩnh nghệ thuật và cá tính sáng tạo

của họ. Các nhà văn nữ đã không ngần ngại đề cập đến mảng đề tài được coi là cấm
kị, thể hiện những khao khát và mơ ước cháy bỏng của người phụ nữ. Các nhân vật
nữ hiện lên trong các tác phẩm đầy cá tính, bản lĩnh, luôn tự chủ trước cuộc sống.
Họ dám đứng lên đòi quyền sống, quyền hạnh phúc, thể hiện thái độ tích cực trong
việc khẳng định bản ngã và cái Tôi của mình trước xã hội. Sự ảnh hưởng của dòng
văn học nữ quyền trong truyện ngắn 1975 đến nay là một trong những bước đi tiến
bộ, thể hiện sự nhanh nhạy trong việc bắt kịp những xu hướng vận động của văn
học thế giới trong thời đại mới.
1.4. Truyện ngắn của ba cây bút nữ: Nguyễn Ngọc Tư , Phan Thị Vàng Anh và
Đỗ Hoàng Diệu
Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh và Đỗ Hoàng Diệu là những tác giả
nữ tiêu biểu trong văn học đương đại Việt Nam. Ba nhà văn với ba phong cách khác
nhau đã đem đến cho bạn đọc một thực đơn đa dạng, phong phú và hấp dẫn về
truyện ngắn đương đại.
Nguyễn Ngọc Tư - một giọng văn miền Nam với phong cách dịu dàng, đằm
thắm không ồn ào lên gân mà đi sâu phân tích tâm lí con người một cách nhẹ nhàng,
sắc sảo, tinh tế. Nguyễn Ngọc Tư tham gia văn đàn với tập truyện: Ngọn đèn không
tắt (2000) và giành giải Nhất trong cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II.
Tiếp theo đó là một loạt tập truyện ngắn khác: Ông ngoại (2001), Biển người mênh
mông (2003), Nước chảy mây trôi (2004). Đặc biệt đến năm 2006, tập truyện ngắn
Cánh đồng bất tận được giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam. Với tác phẩm này, tên

×