Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (470.17 KB, 37 trang )

BVMT
CTR
MT
VSMT
RTSH
THPT
THCS
TP
TP.HN
UBND

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bảo vệ môi trường
Chất thải rắn
Môi trường
Vệ sinh môi trường
Rác thải sinh hoạt
Trung học phổ thông
Trung học cơ sở
Thành phố
Thành phố Hà Nội
Uỷ ban nhân dân


Mục lục
PHÂN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khái niệm rác thải


2.1.2. khái niệm rác thải sinh hoạt
2.1.3. Khái niệm quản lí chất thải
2.1.4. Quản lí môi trường
2.2. Nguồn gốc, phân loại rác thải
2.2.1. Nguồn gốc
2.2.2. Phân loại rác thải
2.3. Tác hại của rác thải
2.3.1. Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi trường
2.3.2. Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người
2.3.3. Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị
2.4. Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt
2.4.1. khái niệm về xử lý rác thải
2.4.2. Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt
2.5. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam
2.5.1. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới
2.5.2. Tình hình quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
3.3.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
3.3.4. Phương pháp điêu tra khảo sát trực tiếp
3.3.5. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội xã Vĩnh Ngọc – Huyện Đông Anh – Thành
phố Hà Nội
4.1.1.Điều kiện tự nhiên
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.3 Dân số, lao động, việc làm
4.1.4 Văn hóa- thông tin


4.1.5. Y tế
4.1.6. Giao thông
4.2. Hiện trạng rác thải sinh hoạt tại xã
4.2.1. Nguồn phát sinh rác thải
4.2.2. Thành phần rác thải sinh hoạt
4.2.3. Khối lượng rác thải phát sinh
4.2.4. Thu gom và vận chuyển
4.3. Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại xã Vĩnh Ngọc
4.3.1. Hệ thống quản lý
4.3.2. Thực trạng quản lý
4.3.3. Thái độ của các hộ gia đình đối với quản lý chất thải rắn
4.3.4. Thái độ của người thu gom đối với quản lý RTSH
4.3.5. Dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt xã Vĩnh Ngọc đến năm 2017
4.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý RTSH trên địa bàn xã Vĩnh
Ngọc
4.5.1. Giải pháp về mặt quản lý
4.5.2. Đối với công tác thu gom
4.5.3. Đối với công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế với xu thế phát triển kinh tế –
xã hội, đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ với nhịp độ rất
cao. Sự phát triển đó giúp tạo ra công ăn việc làm, cải thiện mức sống, chất lượng
cuộc sống của người dân. Khi mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu
dùng các sản phẩm xã hội càng cao, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác
thải sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt (RTSH) phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng
của con người, được thải vào môi trường ngày càng nhiều, vượt quá khả năng tự làm
sạch của môi trường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm. Quá trình công nghiệp hóa, đô
thị hóa kết hợp gia tăng dân số ở mức cao đang tạo sức ép lên khả năng chịu tải của
môi trường. Khi mức phát thải nhỏ, môi trường tự nhiên có thể tự làm sạch các chất
thải để duy trì trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, khi xã hội loài người phát triển tới
trình độ cao với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa hết sức mạnh mẽ, con người
đã thải ra môi trường quá nhiều chất thải, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi
trường.
Đông Anh còn là vùng đất lưu giữ nhiều những di tích lịch sử, những lễ hội
truyền thống của dân tộc, đặc biệt là những di tích, lễ hội liên quan đến Cổ Loa
thành. Đây là lợi thế rất lớn để khai thác, phát triển kinh tế du lịch. Vì thế việc quản
lý rác thải ở đây rất cần được chú trọng, đầu tư.
Hiện nay, Đông Anh là một trong những huyện của thành phố Hà Nội và cụ
thể là xã Vĩnh Ngọc có nhiều bước phát triển vượt bậc về kinh tế xã hội, tốc độ tăng
trưởng kinh tế khá, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, một hệ quả
tất yếu của quá trình phát triển kinh tế đó là chất lượng môi trường bị suy giảm.
Trong đó rác thải sinh hoạt đang là vấn đề nổi cộm cần được quan tâm. Rác thải


không những làm ảnh hưởng đến môi trường, đến mỹ quan của xã, mà nó còn ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân nơi đây. Việc quản lí chất thải rắn là
một đòi hỏi tất yếu được đặt ra và vấn đề này yêu cầu phải được giải quyết kịp thời,
đảm bảo trước hết cho việc vệ sinh chung, cho cảnh quan đô thị, cho sức khoẻ cộng

đồng và còn đảm bảo cho việc giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường.
Nhận thức được tầm quan trọng của quản lí chất thải rắn, trước thực tế còn nhiều
khó khăn của công tác quản lí này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra,
đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý, xử lý RTSH của xã Vĩnh Ngọc.
- Đánh giá công tác quản lý, xử lý RTSH của xã Vĩnh Ngọc.
- Đề xuất một số biện pháp cải thiện công tác quản lý, xử lý RTSH góp phần
bảo vệ môi trường của xã vĩnh Ngọc.

PHẦN II
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khái niệm rác thải
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Rác thải là bất kì loại vật liệu nào ở dạng rắn mà con người loại bỏ mà không được
tiếp tục sử dụng như ban đầu.
2.1.2. Khái niệm rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các
trung tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại,
sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc
quá hạn sử dụng, xác động vật, vỏ rau quả… [17]
Rác thải sinh hoạt bao gồm các chất thải từ các hộ gia đình, các cơ sở kinh
doanh buôn bán, các cơ quan, các chất thải nông nghiệp và bùn cặn từ các đường
ống cống. [6]

2.1.3. Khái niệm quản lí chất thải
Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái
sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải [6].
- Thu gom , vận chuyển chất thải : chất thải từ nguồn phát sinh được tập trung
về một địa điểm bằng các phương tiện chuyên chở thô sơ hay cơ giới
- Tái sử dụng và tái chế chất thải : Tái sử dụng là sử dụng lại nguyên liệu rác
thải, không qua tái chế. Tái chế là sử dụng chất thải làm nguyên liệu để sản xuất ra
các sản phẩm khác.
- Xử lý chất thải : Phần chất thải sau khi đã được tuyển lựa để tái sử dụng
hoặc tái sinh sẽ qua công đoạn xử lý cuối cùng bằng các phương pháp xử lý rác.
2.1.4. Quản lí môi trường


Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức, có phương hướng và
mục đích xác định của chủ thể ( con người, địa phương, quốc gia, tổ chức quốc tế
v.v… ) đối với một đối tượng nhất định ( môi trường sống ) nhằm khôi phục, duy trì
và cải thiện tốt hơn môi trường sống của con người trong khoảng thời gian dự định
[1].
2.2. Nguồn gốc, phân loại rác thải sinh hoạt
2.2.1 Nguồn gốc
Khối lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân
số, sự phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và
các vùng nông thôn. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm:
- Từ các khu dân cư
- Từ các trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình công cộng
- Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động xây dựng.
- Từ các làng nghề ..v..v…[1].
Hình 1: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải

Nhà dân, khu

dân cư.

Cơ quan
trường học

Nơi vui chơi,
giải trí

Chợ, bến xe,
nhà ga

Rác thải

Bệnh viện, cơ
sở y tế

Giao thông,
xây dựng

Chính quyền
địa phương

Khu công
nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp

(Nguồn: Huỳnh Tuyết Hằng, TP Huế, 08/2005)


2.2.2 Phân loại rác thải

Rác thải được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo các cách
sau:
- Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt ra rác thải trong nhà, rác thải ngoài
nhà, rác thải trên đường, chợ…..
- Theo thành phần hóa học và đặc tính vật lý: người ta phân biệt theo các thành
phần vô cơ, hữu cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất
dẻo…
- Theo mức độ nguy hại:
+ Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, rác
thải sinh hoạt dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các rác thải phóng xạ, các rác
thải nhiễm khuẩn, lây lan… có thể gây nguy hại tới con người, động vật và gây nguy
hại tới môi trường. Nguồn phát sinh ra rác thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y
tế, công nghiệp và nông nghiệp.
+ Rác thải không nguy hại: là những loại rác thải không có chứa các chất và
hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
Bảng 1 : Thành phần CTSH đặc trưng


Thành phần CTRSH cũng như khối lượng của nó đều phụ thuộc vào đời sống của
người dân cao hay thấp.
Bảng 2: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt đặc trưng của một số nước
Thành phần
Chất thải thực phẩm
Giấy

Các nước thu nhập

Các nước thu Các nước thu

thấp


nhập TB

nhập cao

40 – 85

20 – 65

6 – 30
20 – 45

1 -10

8 – 30

Chất dẻo

1–5

2–6

2-8

Sợi, vải

1–5

2 – 10


2–6

Carton

Cao su
Da
Chất thải vườn
Gỗ
Thủy tinh
Vỏ hộp kim loại
Nhôm
Đất cát, tro bụi,…

1–5

1–4

1–5

1 – 10

1 – 10

1- 10

1–5

1–5

1 – 40


1 – 30

5 – 15

0–2
0–2
10 – 20
1–4
4 – 12
2–8
0–1
0 - 10

Nguồn: Integrated Solid Waste Management, McGRAW-HILL 1993
2.3. Tác hại của rác thải
2.3.1 Tác hại của rác thải sinh hoạt đến môi trường
- Môi trường đất


+ Trong các biện pháp xử lý rác thải thì biện pháp chôn lấp là có tác động đến môi
trường đất nhiều nhất. Một số loại chất thải khó phân hủy như túi nilon, vỏ lon,
hydrocacbon… nằm lại trong đất làm ảnh hưởng tới môi trường đất: thay đổi cơ cấu
đất, đất trở nên khô cằn, các vi sinh vật trong đất có thể bị chết.
+ Nhiều loại chất thải như xỉ than, vôi vữa… đổ xuống đất làm cho đất bị đóng
cứng, khả năng thấm nước, hút nước kém, đất bị thoái hóa.
- Môi trường nước
+ Nước rỉ rác tại các bãi rác thải, các đống rác ven đường, rác thải không thu gom
hết ứ đọng trong các ao, hồ là nguyên nhân gây mất vệ sinh và ô nhiễm các thủy
vực. Khi các thủy vực bị ô nhiễm hoặc chứa nhiều rác thì có nguy cơ ảnh hưởng đến

các loài thủy sinh vật, hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm, khả năng nhận ánh
sáng của các tầng nước cũng giảm, dẫn đến ảnh hưởng tới khả năng quang hợp của
thực vật thủy sinh và làm giảm sinh khối của các thủy vực.
- Môi trường không khí
+ Tại các trạm/ bãi trung chuyển rác xen kẽ khu vực dân cư là nguồn gây ô nhiễm
môi trường không khí do mùi hôi từ rác, bụi cuốn lên khi xúc rác, bụi khói, tiếng ồn
và các khí thải độc hại từ các xe thu gom, vận chuyển rác.
+ Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khí là mùi hôi
thối, mùi khí metan, các khí độc hại từ các chất thải nguy hại.
2.3.2 Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với sức khỏe con người
- Tác hại của rác thải lên sức khỏe con người thông qua ảnh hưởng của chúng
lên các thành phần môi trường. Môi trường bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động đến sức
khỏe con người thông qua chuỗi thức ăn.
- Tại các bãi rác, nếu không áp dụng các kỹ thuật chôn lấp và xử lý thích hợp,
cứ đổ dồn rồi san ủi, chôn lấp thông thường, không có lớp lót, lớp phủ thì bãi rác trở
thành nơi phát sinh ruồi, muỗi, là mầm mống lan truyền dịch bệnh, chưa kể đến chất


thải độc hại tại các bãi rác có nguy cơ gây các bệnh hiểm nghèo đối với cơ thể người
khi tiếp xúc, đe dọa đến sức khỏe cộng đồng xung quanh.
- Rác thải còn tồn đọng ở các khu vực, ở các bãi rác không hợp vệ sinh là
nguyên nhân dẫn đến phát sinh các ổ dịch bệnh, là nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con
người. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung
thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25 % dân số. Ngoài ra, tỷ lệ
mắc bệnh ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới
25 % [7].
2.3.3 Rác thải sinh hoạt làm giảm mỹ quan đô thị
- Rác thải sinh hoạt nếu không được thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý, thu
gom không hết, vận chuyển rơi vãi dọc đường, tồn tại các bãi rác nhỏ lộ thiên… đều
là những hình ảnh gây mất vệ sinh môi trường và làm ảnh hưởng đến vẻ mỹ quan

đường phố, thôn xóm.
- Một nguyên nhân nữa làm giảm mỹ quan đô thị là do ý thức của người dân
chưa cao. Tình trạng người dân đổ rác bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh vẫn
còn rất phổ biến, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nơi mà công tác quản lý và thu
gom vẫn chưa được tiến hành chặt chẽ.
2.4 Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt
2.4.1 Khái niệm về xử lý rác thải
Xử lý rác thải là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải nhằm làm
giảm ảnh hưởng tới môi trường, tái tạo lại các sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm phát
huy hiệu quả kinh tế, xử lý rác thải là một công tác quyết định đến chất lượng bảo vệ
môi trường [8].


2.4.2 Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt
2.4.2.1 Phương pháp chôn lấp
Phương pháp truyền thống đơn giản nhất là chôn lấp rác. Phương pháp này có
chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển.
Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách dùng xe chuyên dụng chở rác tới các
bãi đã xây dựng trước. Sau khi rác được đổ xuống, xe ủi san bằng, đầm nén trên bề
mặt và đổ lên một lớp đất, hàng ngày phun thuốc diệt ruồi muỗi, rắc vôi bột… theo
thời gian, sự phân hủy của vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp và thể tích của bãi
rác giảm xuống. Việc đổ rác lại được tiếp tục cho đến khi bãi rác đầy thì chuyển
sang bãi rác mới.
Các bãi chôn lấp rác phải cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước ngầm và
nguồn nước mặt. Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ các lớp chống
thấm bằng màn địa chất. Ở các bãi chôn lấp rác cần phải thiết kế khu thu gom và xử
lý nước rác trước khi thải vào môi trường. Việc thu khí ga để biến đổi thành năng
lượng là một cách để tận dụng từ rác thải rất hữu ích [8].
2.4.2.2 Phương pháp đốt rác
Xử lý rác bằng phương pháp đốt là giảm tới mức tối thiểu chất thải cho khâu

xử lý cuối cùng. Nhờ thiêu đốt dung tích chất thải rắn được giảm nhiều chỉ còn
khoảng 10 % so với dung tích ban đầu, trọng lượng giảm chỉ còn 25% hoặc thấp
hơn so với ban đầu. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom và giảm
nhu cầu về dung tích chứa tại chỗ, ngay tại nguồn, đồng thời cũng dễ dàng chuyên
chở ra bãi chôn lấp tập trung nếu cần. Tuy nhiên phương pháp đốt rác có chi phí cao
gấp 10 lần đốt rác, và sẽ gây ô nhiễm không khí cho khu vực dân cư xung quanh,
đồng thời làm mất mỹ quan đô thị, vì vậy phương pháp này chỉ dùng tại các địa
phương nhỏ, có mật độ dân số thấp [1].


2.4.2.3 Phương pháp ủ sinh học
Ủ sinh học (compost) là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để hình
thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi
trường tối ưu đối với quá trình.
Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ (sản xuất phân bón hữu cơ) là một phương
pháp truyền thống được áp dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển trong đó có
Việt Nam. Quá trình ủ được coi như quá trình lên men yếm khí mùn hoặc hoạt chất
mùn. Sản phẩm thu hồi là hợp chất mùn không mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh
và hạt cỏ. Để đạt mức độ ổn định như lên men, việc ủ đòi hỏi năng lượng để tăng
cao nhiệt độ của đống ủ. Trong quá trình ủ oxy sẽ được hấp thụ hàng trăm lần và
hơn nữa so với bể aeroten. Quá trình ủ áp dụng với chất hữu cơ không độc hại, lúc
đầu là khử nước, sau là xử lý cho đến khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ
được kiểm tra thường xuyên và giữ cho vật liệu ủ luôn ở trạng thái hiếu khí trong
suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxy hóa các chất thối
rữa. Sản phẩm cuối cùng là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như: lignin,
xenlulo, sợi…[1].
2.4.2.4 Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ ép kiện
Các kiện rác đã nén ép được sử dụng vào việc đắp các bờ chắn hoặc san lấp
các vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát. Trên diện tích này có thể sử
dụng làm mặt bằng các công trình như: công viên, vườn hoa, các công trình xây

dựng nhỏ và mục đích chính là làm giảm tối đa mặt bằng khu vực xử lý rác.


Hình 2: Sơ đồ công nghệ xử lý rác bằng phương pháp ép kiện
Kim loại

Rác
thải

Phễu
nạp rác

Băng
tải rác

Phân
loại

Thủy tinh

Giấy
Nhựa
Các khối kiện
sau khi ép

Băng tải
thải vật liệu

Máy
ép rác


(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn đô thị, 2001)
2.4.2.5 Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ Hydromex
Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác sau đó polime hóa và sử
dụng áp lực lớn để nén, định hình các sản phẩm.
Rác thải được thu gom (rác hỗn hợp, kể cả rác cồng kềnh) được chuyển về
nhà máy, không cần phân loại và đưa vào máy cắt nghiền nhỏ, sau đó đưa đến các
thiết bị trộn bằng băng tải. Chất thải lỏng pha trộn trong bồn phản ứng, các phản ứng
trung hòa và khử độc thực hiện trong bồn. Sau đó chất thải lỏng từ bồn phản ứng
được bơm vào các thiết bị trộn: chất lỏng và rác thải kết dính với nhau sau khi cho
thêm thành phần polime hóa vào. Sản phẩm ở dạng bột ướt được chuyển đến máy ép
cho ra sản phẩm mới. Các sản phẩm này bền, an toàn với môi trường [8].


Hình 3: Sơ đồ xử lý rác theo công nghệ Hydromex
CTR chưa
phân loại

Kiểm tra bằng mắt

Cắt, xé,nghiền tơi nhỏ
Chất thải lỏng
hỗn hợp
Thành phần
polyme hóa

Làm ẩm

Trộn đều


Ép hay đùn ra

Sản phẩm mới

(Nguồn: www.scribd.com/doc/6899000/4PP-xl-rac-thai-ran)
2.4.2.6 Xử lý rác bằng công nghệ Seraphin
Ban đầu rác thải được đưa tới nhà máy và đổ xuống nhà tập kết nơi có hệ
thống phun vi sinh khử mùi cũng như ozone diệt vi sinh vật độc hại. Tiếp đến, băng
tải sẽ chuyển rác tới máy xé bông để phá vỡ mọi loại bao gói. Rác tiếp tục đi qua hệ
thống tuyển từ (hút các kim loại ) rồi lọt xuống sàng lồng.
Sàng lồng có nhiệm vụ tách chất thải mềm, dễ phân huỷ, chuyển rác vô cơ (kể
cả bao nhựa) tới máy vò và rác hữu cơ tới máy cắt. Trong quá trình vận chuyển này,
một chủng vi sinh ASC đặc biệt, được phun vào rác hữu cơ nhằm khử mùi hôi, làm
chúng phân huỷ nhanh và diệt một số tác nhân độc hại. Sau đó, rác hữu cơ được đưa
vào buồng ủ trong thời gian 7-10 ngày. Buồng ủ có chứa một chủng vi sinh khác làm
rác phân huỷ nhanh cũng như tiếp tục khử vi khuẩn. Rác biến thành phân khi được
đưa ra khỏi nhà ủ, tới hệ thống nghiền và sàng. Phân trên sàng được bổ sung một
chủng vi sinh đặc biệt nhằm cải tạo đất và bón cho nhiều loại cây trồng, thay thế trên


50% phân hoá học. Phân dưới sàng tiếp tục được đưa vào nhà ủ trong thời gian 7-10
ngày.
Do lượng rác vô cơ khá lớn nên các nhà khoa học tục phát triển hệ thống xử lý
phế thải trơ và dẻo, tạo ra một dây chuyền xử lý rác khép kín. Phế thải trơ và dẻo đi
qua hệ thống sấy khô và tách lọc bụi tro gạch. Sản phẩm thu được ở giai đoạn này là
phế thải dẻo sạch. Chúng tiếp tục đi qua tổ hợp băm cắt, phối trộn, sơ chế, gia nhiệt
bảo tồn rồi qua hệ thống thiết bị định hình áp lực cao. Thành phẩm cuối cùng là ống
cống panel, cọc gia cố nền móng, ván sàn...
Cứ 1 tấn rác đưa vào nhà máy, thành phẩm sẽ là 300-350 kg seraphin (chất thải
vô cơ không huỷ được) và 250-300kg phân vi sinh. Loại phân này hiện đã được bán

trên thị trường với giá 500 đồng/ kg [9].
2.5 Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên thế giới và Việt Nam
2.5.1 Tình hình quản lý, xử lý rác thải trên thế giới
2.5.1.1 Phát sinh rác thải trên thế giới
Nhìn chung, lượng rác thải sinh hoạt ở mỗi nước trên thế giới là khác nhau,
phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của người dân
nước đó. Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo
đầu người.
+ Theo số liệu thống kê mới đây của Bộ Môi trường Nhật Bản, hằng năm nước
này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu
tấn). Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp,
trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt
hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Với rác thải sinh hoạt của các gia đình, khoảng
70% được tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phần giảm bớt nhu cầu sản xuất và
nhập khẩu phân bón [12].
+ Mỗi ngày Singapore thải ra khoảng 16.000 tấn rác. Rác ở đây được phân loại
tại nguồn (nghĩa là nhà dân, nhà máy, xí nghiệp...). Nhờ vậy 56% số rác thải ra mỗi


ngày (khoảng 9.000 tấn) quay lại các nhà máy để tái chế. Khoảng 41% (7.000 tấn)
được đưa vào bốn nhà máy thiêu rác để đốt thành tro. Cuối cùng, mỗi ngày chừng
1.500 tấn tro rác cùng với 500 tấn rác không thể đốt được sẽ lên sà lan trực chỉ
Semakau Landfill. Như vậy về khối lượng, từ 16.000 tấn rác mỗi ngày, sau khi đốt
rác Singapore chỉ cần bãi đổ rác cho hơn 10% lượng rác đó, xấp xỉ 2.000 tấn. Trong
khi đó, mỗi ngày TP.HCM thải ra khoảng 8.000 tấn rác (chỉ bằng 1/2 Singapore)
nhưng lại phải tìm chỗ chôn lấp cho ngần ấy số rác (gấp bốn lần Singapore).Chưa
hết, nhiệt năng sinh ra trong khi đốt rác được dùng để chạy máy phát điện đủ cung
cấp 3% tổng nhu cầu điện của Singapore [13].
+ Ở Nga, mỗi người bình quân thải ra môi trường 300kg/người/năm rác thải.
Tương đương một năm nước này thải ra môi trường khoảng 50 triệu tấn rác, riêng

thủ đô Matxcova là 5 triệu tấn/năm [4].
Theo Ngân hàng Thế giới, các đô thị của Châu Á mỗi ngày phát sinh khoảng
760.000 tấn chất thải rắn đô thị. Đến năm 2025, dự tính con số này sẽ tăng tới 1,8
triệu tấn/ngày.
Thành phần rác ở các nước trên thế giới là khác nhau tùy thuộc vào thu nhập
và mức sống của mỗi nước. Đối với các nước có nền công nghiệp phát triển thì
thành phần các chất vô cơ trong rác thải phát sinh chiếm đa số và lượng rác này sẽ là
nguyên liệu cho ngành công nghiệp tái chế. Hàng năm toàn nước Mỹ phát sinh một
khối lượng rác khổng lồ lên tới 10 tỷ tấn. Trong đó, rác thải từ quá trình khai thác
dầu mỏ và khí chiếm 75%; rác thải từ quá trình sản xuất nông nghiệp chiếm 13%;
rác thải từ hoạt động công nghiệp chiếm 9,5%; rác thải từ cặn cống thoát nước chiếm
1%; rác thải sinh hoạt chiếm 1,5% [14].


Bảng 3: Thành phần và tỷ lệ rác thải ở Mỹ
Thành phần

Tỷ lệ % các loại rác theo các nguồn khác nhau
Tại bãi rác
Theo EPA
Trung bình cả

Colombia
nước
Giấy
41
33
35 - 47
Hữu cơ
21

17
18 - 29
Nhựa
16
12
11 - 21
Kim loại
6
6
4-8
Thủy tinh
3
6
2-6
Các loại khác
13
24
10 - 15
(Nguồn: tạp chí Waste Management Research. Volum 23 số 1, 2/2005)
(EPA: Environmetal Protection Ageney)
2.5.1.2 Quản lý, xử lý rác thải trên thế giới
Vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nước trên thế giới đang ngày càng được
quan tâm hơn. Đặc biệt tại các nước phát triển, công việc này được tiến hành một
cách rất chặt chẽ, từ ý thức thải bỏ rác thải của người dân, quá trình phân loại tại
nguồn, thu gom, tập kết rác thải cho tới các trang thiết bị thu gom, vận chuyển theo
từng loại rác. Các quy định đối với việc thu gom, vận chuyển, xử lý từng loại rác
thải được quy định rất chặt chẽ và rõ ràng với đầy đủ các trang thiết bị phù hợp và
hiện đại. Một khác biệt trong công tác quản lý, xử lý rác thải của các nước phát triển
là sự tham gia của cộng đồng.
+ Có thể nói, ngành tái chế rác ở Đức đang dẫn đầu trên thế giới hiện nay. Việc

phân loại rác đã được thực hiện nghiêm túc ở Đức từ năm 1991. Rác bao bì gồm hộp
đựng thức ăn, nước hoa quả, máy móc bằng nhựa, kim loại hay carton được gom vào
thùng màu vàng. Bên cạnh thùng vàng, còn có thùng xanh dương cho giấy, thùng
xanh lá cây cho rác sinh học, thùng đen cho thủy tinh.
Những lò đốt rác hiện đại của nước Đức hầu như không thải khí độc ra môi trường.
Das Duele System Deutschland (DSD) – “Hệ thống hai chiều của nước Đức” - được
các nhà máy tái chế sử dụng để xử lý các loại rác thải và năm vừa rồi, các nhà máy


này đã chi khoản phí gần 1,2 tỷ USD để sử dụng công nghệ trên. Tại các dây chuyền
phân loại, các camera hồng ngoại hoạt động với tốc độ 300.000km/s để phân loại 10
tấn vật liệu mỗi giờ. Những ống hơi nén được điều khiển bằng máy tính đặt ở các
băng chuyền có nhiệm vụ tách riêng từng loại vật liệu. Sau đó rác thải sẽ được rửa
sạch, nghiền nhỏ và nấu chảy. Quá trình trên sẽ cho ra granulat, một nguyên liệu
thay thế dầu thô trong công nghiệp hoặc làm chất phụ gia.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ nhỏ bắt đầu từ việc phân loại rác là một
trong những phương pháp mà những nhà quản lý tại Đức đã áp dụng. Rác được phân
loại triệt để là điều kiện để quá trình xử lý và tái chế rác trở nên thuận lợi và dễ dàng
hơn rất nhiều. Từ đó, khái niệm về rác thải dần được thay thế bằng nguồn tài sản
tiềm năng, mang lại lợi nhuận đáng kể với những ai biết đầu tư vào việc cải tiến
công nghệ [16].
+ Tại Nhật, chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng nguyên liệu
xử lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử lý nguyên liệu theo mô hình 3R
(reduce, reuse, recycle).Về thu gom chất thải rắn sinh hoạt, các hộ gia đình được yêu
cầu phân chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khó tái chế nhưng có thể
cháy và rác có thể tái chế. Rác hữu cơ được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy
sản xuất phân compost; loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả tái chế không cao, nhưng
cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng; rác có thể tái chế thì được
đưa các nhà máy tái chế. Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi
có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm

dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ sinh
thành phố sẽ cho ô tô đến đem các túi rác đó đi. Nếu gia đình nào không phân loại
rác, để lẫn lộn vào một túi thì ban giám sát sẽ báo lại với Công ty và ngay hôm sau
gia đình đó sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. Với các loại rác cồng
kềnh như tivi, tủ lạnh, máy giặt,... thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt
trước cổng đợi ô tô đến chở đi, không được tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở hè phố. Sau


khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy được vào lò đốt
để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không cháy được cho vào
máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòng đất. Cách xử lý rác thải như vậy vừa tận
dụng được rác vừa chống được ô nhiễm môi trường. Túi đựng rác là do các gia đình
bỏ tiền mua ở cửa hàng. Việc thu gom rác ở Nhật Bản không giống như ở Việt Nam.
Rác thải từ hộ gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của Nhà nước, còn từ các công ty,
nhà máy... cho tư nhân đấu thầu hoặc các công ty do chính quyền địa phương chỉ
định. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải tự chịu trách nhiệm về lượng rác thải
công nghiệp của họ và điều này được quy định bằng các điều luật về bảo vệ môi
trường [12].
+ Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả.
Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty trúng
thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7
năm. Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu
vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải
tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc gia.Có thể nói
Singapore được xem là một quốc gia có môi trường xanh - sạch - đẹp của thế giới,
Chính phủ rất coi trọng việc bảo vệ môi trường. Cụ thể là pháp luật về môi trường
được thực hiện một cách toàn diện là công cụ hữu hiệu nhất để đảm bảo cho môi
trường sạch đẹp của Singapore. Thời gian đầu Chính phủ tổ chức giáo dục ý thức để
người dân quen dần sau đó phạt nhẹ nhắc nhở và hiện nay các biện pháp được áp
dụng mạnh mẽ là là phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường và đối với những vi phạm nhỏ

thì phạt cải tạo lao động bắt buộc[13]. Tại các nước đang phát triển thì công tác thu
gom rác thải còn nhiều vấn đề bất cập. Việc bố trí mạng lưới thu gom, vận chuyển
rác thải chưa hợp lý, trang thiết bị còn thiếu và thô sơ dẫn đến chi phí thu gom tăng
mà hiệu quả lại thấp. Sự tham gia của các đơn vị tư nhân còn ít và hạn chế. So với


các nước phát triển thì tỷ lệ thu gom rác ở các nước đang phát triển như Việt Nam và
khu vực Trung Mỹ còn thấp hơn nhiều.
Bảng 4: Tình hình thu gom CTR đô thị trên toàn thế giới năm 2004
Đơn vị : triệu tấn
Khu vực

Số lượng thu

gom
Các nước thuộc tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD
620
Cộng đồng các quốc gia độc lập (trừ các nước biển Ban tích)
65
Châu Á (trừ các nước thuộc OECD)
300
Trung Mĩ
30
Nam Mĩ
86
Bắc Phi và Trung Đông
50
Châu Phi và cận Sahara
53
Tổng số

1.204
Nguồn: TTTT KH&CN Quốc Gia – Tổng luận về Công nghệ xử lý CTR của một
số nước và ở Việt Nam, 2007 )
Đối với các nước Châu Á chôn lấp chất thải vẫn là phương pháp phổ biến để
xử lý chất thải vì chi phí rẻ. Các bãi chôn lấp chất thải được chia thành 3 loại: bãi lộ
thiên, bãi chôn lấp bán vệ sinh (chỉ đổ đất phủ) và bãi chôn lấp hợp sinh. Chất lượng
của các bãi chôn lấp liên quan mật thiết với GDP. Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh
thường thấy ở các nước có thu nhập cao, trong khi đó các bãi rác lộ thiên thấy phổ
biến ở các nước đang phát triển. Tuy vậy, các nước đang phát triển đã có lỗ lực cải
thiện chất lượng các bãi chôn lấp, như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ đã hạn chế chôn lấp các
loại chất thải khó phân hủy sinh học, chất thải trơ, các loại chất thải có thể tái chế.
Bảng 5: Các phương pháp xử lý rác thải của một số nước ở Châu Á
(Đơn vị %)
Bãi rác lộ

Thiêu đốt

Chế biến

Phương pháp

Nước

thiên, chôn

phân

khác

Việt Nam


lấp
96

compost
4

-

-


Bangladet
Hongkong
Ấn Độ
Indonexia
Nhật Bản
Hàn Quốc
Malayxia
Philipin
Srilanka
Thái Lan

95
92
70
80
22
90
70

85
90
80

5
8
20
10
5
10
5
74
0,1
3,9
10
5
10
15
10
5
10
5
10
5
(Nguồn: Viện khoa học thủy lợi, 2006)

2.5.2 Tình hình quản lý, xử lý rác thải ở Việt Nam
2.5.2.1 Phát sinh rác thải ở Việt Nam
Theo số liệu điều tra năm 2004 thì thành phần rác thải phát sinh thay đổi rõ rệt
trong 2 năm 1995 và 2005. Cụ thể tỷ lệ plastic từ 4,3% tăng lên 15,6 vào năm 2005.

Nguyên nhân là do mức tiêu dùng ngày càng cao, nhu cầu về sử dụng các đồ bằng
nhựa như túi nilon, bàn ghế, các loại dụng cụ và trang thiết bị gia đình ngày càng
lớn.


Bảng 6: Thành phần rác thải sinh hoạt tại Việt Nam
Thành phần
Tỷ lệ % năm 1995
Tỷ lệ % năm 2005
Hữu cơ
51,9
49,1
Giấy và vải sợi
4,2
1,9
Plastis, cao su, da, gỗ, tóc, lông
4,3
15,6
Kim loại
0,9
6,0
Thủy tinh
0,5
7,2
Vật liệu trơ
38,0
18,4
Các loại khác
0,2
0,9

Nguồn : Báo cáo quản lý môi trường Việt Nam năm 2004
Còn theo số liệu điều tra năm 2007 của Tổng cục Môi trường (Cục Bảo vệ
Môi trường trước đây) chất thải rắn sinh hoạt trong cả nước phát sinh khoảng 17
triệu tấn, trong đó rác thải sinh hoạt tại đô thị khoảng 6,5 triệu tấn (năm 2008 là 7,8
triệu tấn theo báo cáo của Bộ Xây dựng).
Ngoại trừ một số ít địa phương như Hà Nội, Thừa Thiên - Huế, TP. Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng đang thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn theo dự án 3R
(Reduce- Reuse-Recycle), còn lại hầu hết rác thải sinh hoạt vẫn là một mớ tổng hợp
các chất hữu cơ từ các gia đình cho tới nơi xử lý.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế
phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao
tập trung ở các đô thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả về quy mô lẫn
dân số và các khu công nghiệp, như các đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố Phủ
Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)... Các đô thị
khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng đồng đều hàng năm và với tỷ lệ
tăng ít hơn (5,0%).


Bảng 7 : Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2007
STT

1

Đơn vị hành chính

Đồng bằng sông

Lượng CTRSH bình

Lượng CTRSH đô thị


quân trên đầu

phát sinh

người(kg/người/ngày)

Tấn/ngày

Tấn/năm

0,81

4.444

1.622.060

Hồng
2

Đông Bắc

0,76

1.164

424.860

3


Tây Bắc

0,75

190

69.395

4

Bắc Trung bộ

0,66

755

275.575

5

Duyên hải Nam

0,85

1.640

598.600

Trung bộ
6


Tây Nguyên

0,59

650

237.250

7

Đông Nam bộ

0,79

6.713

2.450.245

8

Đồng bằng sông

0,61

2.136

779.640

0,73


17.692

6.457.580

Cửu Long
Tổng cộng

Nguồn: kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các địa phương
Theo số liệu của Bộ Xây dựng , tính đến năm 2009 tổng lượng chất thải rắn
sinh hoạt đô thị phát sinh trên toàn quốc ước tính khoảng 21.500 tấn/ngày. Dự báo
của Bộ Xây dựng và Bộ TN&MT cho biết, đến năm 2015, khối lượng chất thải rắn
sinh hoạt phát sinh từ các đô thị ước tính khoảng 37 nghìn tấn/ngày và năm 2020 là
59 nghìn tấn/ngày cao gấp 2 - 3 lần hiện nay.


Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, rất biến động theo
mỗi địa điểm thu gom rác, phụ thuộc vào mức sống và phong cách tiêu dùng của
nhân dân ở mỗi địa phương. Tính trung bình, tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm
45% - 60% tổng lượng chất thải, tỷ lệ thành phần nilông, chất dẻo chiếm từ 6 - 16%,
độ ẩm trung bình của rác thải từ 46 % - 52%.
Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt
(rác thải) của TP Hà Nội hiện nay ước khoảng 5.000 tấn/ngày, trong đó có khoảng
3.500 tấn là chất thải sinh hoạt đô thị và khoảng 1.500 tấn chất thải sinh hoạt nông
thôn.
Tại các vùng ngoại thành Hà Nội, lâu nay xuất hiện tình trạng rác thải sinh
hoạt đổ tràn lan khắp các ngõ xóm, đường quốc lộ, tỉnh lộ, gây ô nhiễm môi trường
và ảnh hưởng đến cảnh quan. Mặc dù biết rõ việc ô nhiễm và ảnh hưởng đến đời
sống của người dân, nhưng do thiếu nguồn kinh phí và không có kế hoạch thu gom
nên chính quyền đành đứng “nhìn”.

2.5.2.2 Quản lý, xử lý rác thải tại Việt Nam
* Quản lý rác thải tại Việt Nam
Quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng…. đang là thách thức lớn đối với các
nhà quản lý. Tốc độ tăng rác thải không chỉ vì dân số đô thị tăng, sản xuất, dịch vụ
tăng, mà còn vì mức sống của người dân đang ngày một tăng lên. Tỷ lệ thu gom chất
thải sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, còn các huyện ngoại thành tỷ lệ
này chỉ đạt 60%; Lượng CTR công nghiệp được thu gom đạt 85-90% và chất thải
nguy hại mới chỉ đạt khoảng 60-70%.
Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựa vào
kinh phí bao cấp từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được các thành phần kinh tế
tham gia, tính chất xã hội hoá hoạt động thu gom còn thấp, người dân chưa thực sự


×