Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 25 trang )

Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Khoa Quản Trị Kinh Doanh

Bộ Môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lenin 2
Giảng viên: Nguyễn Mai Lan
Nhóm thuyết trình: 5


CHỦ ĐỀ 5
Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

 Nguyên nhân hình thành và bản chất của CNTB độc
quyền nhà nước
 Những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà
nước


1/ Nguyên nhân hình thành và bản chất
a, Nguyên nhân hình thành
• Đầu thế kỷ XX, V.I.Lenin đã chỉ rõ: “Chủ nghĩa tư bản độc
quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là
khuynh hướng tất yếu.”
• Đến những năm 50 của thế kỷ XX, điều đó đã trở thành sự
thật. CNTB độc quyền nhà nước trở thành một thực thể rõ
ràng, một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại.


NGUYÊN NHÂN

 Tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất
càng cao, do đó đẻ ra cơ cấu kinh tế to lớn


Đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối,
yêu cầu kế hoạch hóa tập trung từ một trung tâm.

 Sự phát triển của phân công lao động xã hội làm xuất hiện một số
nghành đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm, lợi nhuận thấp… mà các nhà
độc quyền tư bản không thể hoặc không muốn kinh doanh
Đòi hỏi có nhà nước đứng ra đảm nhiệm


 Sự thống trị độc quyền làm sâu sắc thêm đối kháng giai

cấp giữa giai cấp tư bản và giai cấp vô sản.
Đòi hỏi có nhà nước để thực hiện các biện pháp xoa dịu
như trợ cấp thất nghiệp, phát triển phúc lợi xã hội....

 Sự bành trướng của liên minh độc quyền quốc tế vấp phải
hàng rào quốc gia, dân tộc và xung đột lợi ích với các đối
thủ trên thị trường quốc tế.
Đòi hỏi có nhà nước đứng ra dàn xếp


b, Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
• Về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự
kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với
sức mạnh của các tổ chức độc quyền nhà nước tư sản
thành một thiết chế và thể chế thống nhất, trong đó nhà
nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức kinh tế nhằm
bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho
chủ nghĩa tư bản.



Những điểm đáng lưu ý
• Trong cơ cấu CNTB độc quyền nhà nước, nhà nước trở
thành một tập thể tư bản khổng lồ, nó cũng là chủ sở hữu
các xí nghiệp, cũng tiến hành kinh doanh, bóc lột lao
động làm thuê như một nhà tư bản thông thường…
• Nhà nước tư bản độc quyền còn có chức năng chính trị và
khả năng trấn áp xã hội như quân đội, cảnh sát, nhà tù...


Như vậy ta có thể thấy :
• CNTB độc quyền nhà nước là một quan hệ chính trị xã hội chứ không
phải là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của CNTB.

• CNTB độc quyền nhà nước là hình thức vận động mới của quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nhằm duy trì sự tồn tại của CNTB,
làm cho CNTB thích nghi với điều kiện lịch sử mới.


2/ Những biểu hiện chủ yếu
a, Sự kết hợp giữa các tổ chức độc quyền nhà nước
• Theo V.I. Lênin: Sự liên minh cá nhân của các ngân hàng với
công nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh cá nhân của
ngân hàng và công nghiệp với nhà nước.
• Có sự xâm nhập lẫn nhau của các tổ chức độc quyền và bộ
máy nhà nước. Đại biểu của các tổ chức độc quyền xâm
nhập vào bộ máy nhà nước và ngược lại, các chính trị gia
trong bộ máy nhà nước lại là các ông chủ của tổ chức độc
quyền.
• Các tổ chức độc quyền trở thành chính phủ đằng sau chính

phủ, một quyền lực thực tế đằng sau chính quyền. Bảo vệ
cho lợi ích của các tổ chức tư bản độc quyền.


b, Sự hình thành và phát triển
• Sở hữu tư bản độc quyền nhà nước là sở hữu tập thể của
giai cấp tư sản độc quyền, có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ
lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại của
CNTB.


Sở hữu nhà nước thực hiện các chức năng cơ bản sau
• Một là: Mở rộng sản xuất TBCN, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho
sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
• Hai là: Giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những
nghành ít lãi để đưa vào những nghành kinh doanh có hiệu quả
hơn.
• Ba là: Làm chỗ dựa về kinh tế cho nhà nước để nhà nước điều
tiết một số quá trình kinh tế phục vụ lợi ích của tầng lớp tư bản
độc quyền


c, Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản
• Theo V.I.Lênin :” Sự tập trung hóa và quốc tế hóa của tư bản
ngày càng có quy mô rất lớn. CNTB độc quyền biến thành
CNTB độc quyền Nhà nước, do tình thế thúc bách nên trong
nhiều nước đã phải thi hành việc điều tiết xã hội với sản xuất
và phân phối”
• Nhà nước tham gia điều tiết tiết kinh tế bằng nhiều chính sách
như: Chính sách chống khủng hoảng, chống lạm phát , chính

sách tang trưởng kinh tế… và bằng nhiều công cụ như: Ngân
sách, hệ thống tiền tệ, thuế, v.v..


Những ảnh hưởng của Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước đối với Việt Nam


 Ảnh hưởng tích cực
- Chủ nghĩa tư bản nhà nước sẽ là mắt xích trung gian giữa nề tiểu sản
xuất và CNXH, đồng thời giúp chúng ta phát triển lực lượng sản
xuất.
- Việc sử dụng hình thức kinh tế tư bản nhà nước còn phù hợp với xu
thế quốc tế hóa đang diễn ra trên toàn bộ thế giới và đặc biệt là khu
vực Đông Nam Á.
 Ảnh hưởng tiêu cực
- Làm xuất hiện những nhà độc quyền lớn ( Điện, nước sạch...)
- Một số doanh nghiệp làm ăn thô lỗ và chèn ép giá


BÀI TẬP
Câu 1: Sự xuất hiện của CNTB độc quyền nhà nước làm cho:
a. Mâu thuẫn giai cấp vô sản và tư sản giảm đi
b. Làm cho mâu thuẫn trên sâu sắc hơn
c. Làm hạn chế tác động tiêu cực của độc quyền
d. Cả a và c
ĐÁP ÁN : b


Câu 2: Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước là:

a. Sự kết hợp tổ chức độc quyền tư nhân và nhà nước tư sản
b. Nhà nước tư sản can thiệp vào kinh tế, chi phối độc quyền
c. Các tổ chức độc quyền phụ thuộc vào nhà nước
d. Sự thỏa hiệp giữa nhà nước và tổ chức độc quyền
ĐÁP ÁN: a


Câu 3: Sự ra đời của CNTB độc quyền nhà nước nhằm mục đích:
a. Phục vụ lợi ích của CNTB
b. Phục vụ lợi ích của tổ chức độc quyền tư nhân
c. Phục vụ lợi ích của nhà nước tư sản
d. Phục vụ lợi ích của tổ chức độc quyền tư nhân và cứu nguy cho
CNTB
ĐÁP ÁN : d


Câu 4: Trong cơ chế của CNTB độc quyền nhà nước thì:
a. Tổ chức độc quyền phụ thuộc vào nhà nước
b. Nhà nước phụ thuộc vào tổ chức độc quyền
c. Nhà nước không phụ thuộc vào tổ chức độc quyền
d. Nhà nước chi phối tổ chức độc quyền
ĐÁP ÁN: b


Câu 5:CNTB độc quyền nhà nước là:
a. Một quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội
b. Một chính sách trong giai đoạn độc quyền
c. Một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội
d. Một cơ chế điều tiết của nhà nước tư sản
ĐÁP ÁN : a



Câu 6: Trong lịch sử hình thức can thiệp phi kinh tế là của nhà nước nào?
a. Phong kiến
b. CNTB tự do cạnh tranh
c. CNTB độc quyền
d. Cả a,b,c
ĐÁP ÁN : d


Câu 7 - Câu hỏi đặc biệt: Ở Việt Nam ta hiện nay, có bao
nhiêu thành phần kinh tế? Hãy kể tên những thành phần
kinh tế đó… Từ đó, hãy phân biệt ( nêu điểm khác nhau)
giữa nền kinh tế nhiều thành phần của Việt Nam với nền
kinh tế tư bản nhà nước của nước ngoài.


Trả lời
 Từ đại hội đảng lần thứ XI ( năm 2011), nước ta được xác định có 4
thành phần kinh tế:
- Thành phần kinh tế nhà nước.
- Thành phần kinh tế tập thể.
- Thành phần kinh tế tư nhân ( gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư nhân, tư
bản tư nhân).
- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài


Phân biệt
Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng có các thành
phần kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân ( tư bản),

kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.


Tuy nhiên
+) Kinh tế tư bản nhà nước của các nước tư bản là một tiền đề của
nền kinh tế, phục vụ chủ yếu cho lợi ích của giai cấp tư bản. Bản
chất của kinh tế nhà nước của các nước tư bản vẫn là tư bản, vẫn
tiến hành sản xuất và bóc lột sức lao động của người công nhân và
phục vụ cho các giai tầng cấp trên của xã hội – đó là các nhà tư bản.
+) Kinh tế Việt Nam tuy cũng có các thành phần kinh tế tư bản nhà
nước nhưng đây không phải là một tiền đề chủ chốt của nền kinh tế,
mà là một quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế giữa nhà nước của giai
cấp công nhân với các nhà kinh tế tư nhân, tư bản. Kinh tế nhà nước
ở Việt Nam không phục vụ cho giai cấp tư bản, mà là nền kinh tế
đại diện cho toàn thể nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân và
phân phối sản phẩm theo lao động ( tức là người công nhân được
hưởng nguyên vẹn giá trị của của cải họ làm ra).


n
ơ
m

C

v
ô
c

á

c
à


b
c

ã
đ
n

!
e
h
g
n
g
n
lắ

Nhóm Thuyết Trình : 5


×