Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

quy trình sản suất giấy công ty giấy sài gòn paper

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 50 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo chủ nhiệm Trần thị Thúy, các
thầy cô trong khoa hóa học công nghệ thực phẩm và ban giám hiệu nhà trường
Đại Học Bà Rịa Vũng Tàu, đã giúp đỡ tạo điều kiện cho chúng em thực tập tại
công ty Giấy Sài Gòn Paper . Các thầy cô đã bỏ chút thời gian để liên hệ và tạo
môi trường thực tập tốt cho em. Em xin chân thành cảm ơn.
Trong quá trình thực tập tissue xưởng Dip chúng em được Mr.Thủy (PQĐ),
anh Thông, anh Nhân và tất cả các anh chị trong công ty hướng dẫn thực tập
tại nhà máy, dưới sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình và quan tâm của anh, chị mà
em mới hiểu biết các hoạt động sản xuất, nguyên tắc hoạt động của từng thiết
bị, chế độ vận hành tại nhà máy, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới anh chị.
Ngoài ra em cũng xin gửi lời cảm ơn tơi tất cả các cán bộ công nhân viên đang
vận hành tissue xưởng, đã giúp đỡ, hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc
trong quá trình em thực tập
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người đã giúp đỡ chúng em
trong quá trình thực tập và hoàn thành thật tốt chuyến đi thực tập tại công ty
Giấy Sài Gòn Paper.
Em xin chân thành cảm ơn !
Vũng Tàu, ngày 23 tháng 05 năm 2016
Sinh viên/học sinh thực hiện
Nguyễn Vũ Kiệt

SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 1


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH


MỠ ĐẦU
Giấy là một sản phẩm thiết yếu vô cùng quen thuộc đối với cuộc sống
con người, đến mức, đôi khi ta coi sự tồn tại của giấy như một lẽ tự
nhiên. Làm ra giấy là cả một quá trình hết sức phức tạp và tỉ mỉ.
Ngày nay nước ta đả và đang phát triển theo công nghiệp hóa hiện đại hóa
theo công nghệ khoa học kỹ thuật mới, vì thế sự phát triển các nghành công
nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, sự đổi mới đời sống trong sinh hoạt hằng ngày,
con người cũng thải ra một số chất thải vào môi trường, ô nhiễm môi trường
nước ta hiện nay ngày càng nghiêm trọng là một vấn đề thách thức cũa nước ta.
Những chất thải độc hại ấy đó là có mặc góp phần đến ô nhiễm môi trường
là quy trình công nghệ sản suất và bột giấy. Công nghệ sản xuất giấy đả sử dụng
một lượng lớn tài nguyên nước ngọt ( sản xuất một tấn giấy cần 200-500 mét
khối nước ) đồng thời cũng thải ra một lượng nước chất thải vào nguồn nước,
đặc biệt làm cho nước sạch bị khan hiếm và nguy hại đến con người.
Nguyên liệu đầu vào là một lượng gổ lớn nên cần thai đổi nguyên liệu ấy thành
nguyên liệu tái sử dụng là góp phần bảo vệ môi trường khi ngày nay cây xanh,
rừng nguyên sinh, rừng tái sinh ngày càng khan hiếm và đất trồng rừng cũng ít
dần vì con người cần chổ ở và khai thác và chăn nuôi. Tái chế giảm chi phí rất
hiệu quả là nguồn nguyên liệu đầu vào không được lãng quên vì giấy tái chế là
vô tận, tạo cho môi trường trong sạch khi sản xuất đó là giải pháp quan trọng
cho xã hội phát triển bền vững sau này.
Sản xuất giấy là một quy trình theo quy mô lớn nước thải ra bên ngoài môi
trường đặc biệt nghiêm trọng cần phải có công nghệ tiên tiến theo khoa học kỹ
thuậtt hiện đại hóa để giảm chất thải độc hại ra bên ngoài môi trường cần áp
dụng và sử lý vào sản xuất giấy theo tiêu chuẩn Việt Nam.

SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 2



BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1
-

Khái quát về công ty:
Tên Công ty: Công ty cổ phần giấy Sài Gòn
Tên tiếng giao dịch đối ngoại: Saigonpaper Corporation
Tên viết tắt: SGP Corp
Mã số thuế: 3500813231
Địa chỉ: KCN Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Điện thoại: 064-899338
Fax: 064-899338
Email:

Website: www.saigonpaper.com

1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển:

SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 3


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH


Thành lập vào năm 1997, từ cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, Giấy Sài Gòn đã
nhanh chóng phát triển thành công ty giấy tư nhân hàng đầu Việt Nam.
Với số vốn ban đầu chỉ 1 tỷ đồng, sau 18 năm thành lập, Giấy Sài Gòn đã
thu hút đầu tư từ nhiều tổ chức trong và ngoài nước nâng tổng vốn đầu
tư năm 2015 đạt 3.220 tỷ
Tháng 12/ 1998, chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Giấy Sài Gòn
với vốn đầu tư là 5 tỷ đồng. Bước đầu tăng cường mở rộng mặt hàng nhằm
vào lĩnh vực giấy tiêu dùng với sản phâm.
Tháng 04/2003 xây dựng nhà máy Mỹ Xuân 1.
Nhà máy giấy Mỹ Xuân 1 được xây dựng trên khu đất 45 hecta tại khu
công nghiệp Mỹ Xuân A, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với vốn đầu tư 400 tỷ, sở hữu
dây chuyền sản xuất nhập thừ Nhật và Trung Quốc.
Công suất dự kiến :
- Giấy tiêu dùng đạt 15.600 tấn/năm.
- Giấy công nghiệp đạt 53.040 tấn /năm.
Tháng 6/ 2003, công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần Giấy Sài Gòn
(saigonpaper corporation) vốn điều lệ là 18 tỷ đồng, giấy đăng ký kinh doanh
số 4103001675 Ngày 25 tháng 06 năm 2003 do Sở Kế hoạch và đầu tư
TP.HCM cấp.
Tháng 4/ 2004, nhà máy giấy Mỹ Xuân được xây dựng tại khu công
nghiệp Mỹ Xuân A, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trên diện tích 45 ha với số vốn đầu
tư là 392 tỷ đồng.
Tháng 10/ 2005, xây dựng khu nhà ở dành cho cán bộ công nhân viên
nhà máy Mỹ Xuân.
Tháng 6/ 2006, đầu tư xây dựng tổng kho quận 12 tại P.An Phú Đông
Q.12 TP.HCM trên diện tích 7.000m2 chuyên về thu mua giấy phế liệu và chứa
thành phẩm.
Năm 2007, phát hành cổ phần, huy động vốn từ 7 quỹ đầu tư trong và
ngoài nước (BIDV – Vietnam Partners, Vietnam Partners LLC, DWS Vietnam
Fund, Prudential Vietnam, Prudential Fund, Vietnam Segregated Portfolio, VI

Group). Ra mắt nhãn hiệu khăn giấy lụa cao cấp Bless You ( sản xuất từ 100
Bột giấy nguyên chất ) và đa dạng hóa các sản phẩm thuộc nhãn Saigon đáp

SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 4


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

ứng nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng như Saigon Extra, Saigon Inno
và Saigon Eco.
Tháng 10/2007, khởi công dự án mở rộng nhà máy Giấy Mỹ Xuân tại
Khu công nghiệp Mỹ Xuân A, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trên diện tích đất 6,8 ha,
tổng số vốn đầu tư 110 triệu USD, đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất các loại
giấy cao cấp như giấy testliners, coated board, tissue có công suất 230.000
tấn/năm.
Năm 2010 tiến hành lắp đặt các dây chuyền sản xuất được nhập khẩu từ
Châu Âu với công nghệ hiện đại nhất hiện nay tại ASEAN trong ngành giấy.
Sau khi chính thức đưa vào vận hành sẽ nâng tổng công suất hàng năm của Giấy
Sài Gòn lên 35.000 tấn giấy tissue, 230.000 tấn giấy công nghiệp.
Năm 2012, mở rộng dòng sản phẩm, cung cấp các chủng loại giấy tiêu
dung đa dạng như: giấy vệ sinh, khăn hộp, khăn ăn, khăn bỏ túi,… cho thị
trường cao cấp và phổ thông với các nhãn hiệu Bless You (Bless You Hold Me,
Bless You Feel Me) và Saigon (Saigon Zenni, Saigon Inno, Saigon Extra,
Saigon Eco, Eco++) tại hơn 70.000 điểm bán lẻ, phủ sóng 80% thị trường giấy
tiêu dung khắp các tỉnh thành trong cả nước; cung cấp các sản phẩm giấy bao bì
công nghiệp (medium, testliner, chipboard, duplex).
Năm 2013 nâng vốn chủ sở hữu lên 1.000 tỷ đồng. Hoàn tất xây dựng nhà
máy mới Mỹ Xuân 2 trên khu đất 88.447 m 2 (hai nhà máy đặt trên khu đất

134.000 m2 tại KCN Mỹ Xuân A), tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ, tổng công suất giấy
tiêu dùng 48.360 tấn/năm, giấy công nghiệp 224.640 tấn/năm (dây chuyền sản
xuất nhập từ Mỹ, Tây Ban Nha, Áo và Ý), đưa Giấy Sài Gòn trở thành nhà sản
xuất giấy tiêu dùng và giấy công nghiệp lớn nhất Việt Nam.

1.2.Các thành tựu đạt được.
Công ty đã đầu tư vốn để xây dựng nhà máy Mỹ Xuân với quy mô lên đến
50.000 m2 tại khu công nghiệp Mỹ Xuân A, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với vốn
SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 5


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

đầu tư lên đến 20 triệu USD. Hiện nay, đây là nhà máy sản xuất giấy hàng đầu
Việt Nam với công suất 90.000 tấn/năm với quy trình sản xuất hiện đại nhất
Đông Nam Á, các thiết bị được nhập khẩu từ các nước hàng đầu như công nghệ
Nhật Bản, Châu Âu, Hoa Kỳ. Với quy trình sản xuất hiện đại, nhà máy cũng
đáp ứng được nhu cầu xử lý chất thải theo tiêu chuẩn xanh, đảm bảo về sự an
toàn cho môi trường.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, bằng sự nỗ lực hết mình của
từng thành viên trong công ty, công ty đã đạt được nhiều thành tựu như:
Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam, Sao vàng đất Việt, được người tiêu dùng bình
chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao 10 năm liền.
Đặc biệt trong năm 2007, công ty đạt được danh hiệu Doanh nghiệp ASEAN
được ngưỡng mộ nhất về tốc độ tăng trưởng, tạo công ăn việc làm cho người lao
động nhân dịp kỉ niệm 40 năm thành lập ASEAN.
1.3.Phát triển bền vững.


1.3.1.Chiến lược phát triển.

SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 6


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
Đem sự tiện nghi và chất lượng cuộc sống đến từng người tiêu dùng trong và ngoài
nước bằng những sản phẩm chất lượng cao, được tạo bởi công nghệ tiên tiến, đội
ngũ nhân viên tay nghề cao và tâm huyết.


Sứ mệnh
Giấy Sài Gòn cam kết cung cấp các sản phẩm giấy chất lượng cao
với mục tiêu:
Thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng, góp phần hình thành cuộc sống
văn minh, thịnh vượng.
Chung tay với cộng đồng góp phần bảo vệ môi trường với trách
nhiệm xã hội cao.
Chia sẻ giá trị, lợi nhuận và tăng trưởng bền vững với đối tác, cổ

đông và nhân viên.
• Triết lý kinh doanh
Đem lại cuộc sống tiện nghi, chất lượng cho người tiêu dùng, tạo ra
lợi nhuận và tăng trưởng bền vững cho công ty bằng
sản phẩm chất lượng cao, công nghệ tiên tiến,
đội ngũ nhân viên tâm huyết, tay nghề cao.
1.3.2.Trách nhiệm xã hội.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là sự cam kết góp phần phát triển kinh

tế bền vững qua việc nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động, cộng đồng
và xã hội. Giấy Sài Gòn đặt trọng tâm hướng đến kinh doanh.


Giấy Sài Gòn đặt trọng tâm hướng đến kinh doanh bền vững, thân thiện
môi trường, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội thông qua 6 hoạt động
chính:
1. Sản xuất sản phẩm xanh, sạch, an toàn sức khỏe, thân thiện môi trường
qua việc sử dụng công nghệ Châu Âu và máy móc thiết bị hiện đại.
2. Thu mua giấy vụn làm nguyên liệu giấy tái chế, bảo vệ môi trường và
tài nguyên rừng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm.
3. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao năng lực chuyên môn
cho CBCNV, gia tăng nhận thức đội ngũ nhân sự về môi trường, sẵn
sàng tham gia hoạt động cộng đồng.

SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 7


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
4. Thành lập Quỹ Giấy Sài Gòn Foundation tài trợ tài năng trẻ, sinh viên
ngành giấy, thành lập một thư viện về công nghệ giấy nhằm phổ biến
rộng rãi kiến thức. Quỹ do các chuyên gia ngành giấy tại Việt Nam và
thế giới đảm trách các chuyên đề về giấy và công nghệ tương lai.
5. Cùng các hiệp hội trong và ngoài nước (Quỹ Tái chế TP.HCM, 350.org,
WWF…) tổ chức và tham gia các hội thảo về chất lượng giấy, ngày hội
tái chế giấy, thu gom giấy vụn nhằm nâng cao ý thức về môi trường và
các hành vi ứng xử với môi trường, cộng đồng, xã hội; thực hiện các
chương trình “Bảo hiểm 1 tỉ đồng”, “Chung tay thắp sáng ước mơ”…

6. Tổ chức các hoạt động xã hội như hiến máu nhân đạo, tặng quà, phát
thuốc người nghèo, thăm lính đảo Trường Sa, các hoạt động cứu trợ …

1.3.3.Công nghệ xanh.
Giấy Sài Gòn luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và tạo nên sản phẩm chất
lượng cao - thân thiện môi trường qua những dự án trọng tâm như ứng dụng công
nghệ tự động hóa - tiết kiệm năng lượng, hệ thống xử lý nước thải...

-

1.3.3.1.Tiêu chuẩn 5GS
Ứng dụng hệ thống quản lý thân thiện với môi trường trong toàn tổ chức:



Green Idea - Ý Tưởng Xanh: thân thiện môi trường



Green Paper - Giấy Xanh: an toàn sức khỏe



Green Technology - Công Nghệ Xanh: công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu



Green Process - Quy Trình Xanh: sản xuất khép kín




Green Environment - Môi Trường Xanh: bảo vệ môi trường với công nghệ xử
lý nước thải hiện đại, tuân thủ QCVN.

1.3.3.2.Công nghệ tái chế từ châu âu
SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 8

.


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
* Hệ thống chuẩn bị bột giấy với công nghệ tái chế mới nhất của Tập đoàn Mỹ
Kadant Lamort (chi nhánh tại Pháp)
Hệ thống chuẩn bị bột do Giấy Sài Gòn đầu tư có công suất 800 tấn/ngày. Đây là
công nghệ tái chế mới nhất của Tập đoàn Mỹ Kadant Lamort (chi nhánh tại Pháp), có
thể tái chế hầu hết tất cả các loại giấy đã qua sử dụng nhưng vẫn đảm bảo cung cấp
các loại bột giấy đạt tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn an toàn của châu Âu, đồng
thời giúp tiết giảm lượng nước tiêu thụ vượt trội. Qua đó tận dụng tối đa nguồn
nguyên liệu giấy vụn trong nước bảo vệ môi trường, và góp phần bảo vệ tài nguyên
rừng quý giá đang ngày càng cạn kiệt.
Đây là công nghệ sản xuất tiên tiến với hệ thống nghiền thuỷ lực nồng độ cao,
sàng ScreenONE và hệ thống sàng áp FiberNET hiện đại lần đầu tiên được áp dụng
trong dây chuyền chuẩn bị bột trên thế giới. Các hệ thống này cho phép tái sử dụng
tối đa xơ sợi bột, giảm thiếu các chất thải cần xử lý và tăng hiệu quả tái chế 10 – 20%
so với công nghệ cũ.
Nhà sản xuất và
loại máy
Kadant Lamort (chi

nhánh tại Pháp) –
dây chuyền sản
xuất bột giấy OCC
Kadant Lamort (chi
nhánh tại Pháp) –
dây chuyền sản
xuất bột giấy MW
Kadant Lamort (chi
nhánh tại Pháp) –
dây chuyền sản
xuất bột giấy DIP

SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Sản phẩm

Công nghệ

Giấy công nghiệp

DR Hydrapulper

Công
(tấn)
450

Giấy công nghiệp

DR Hydrapulper


200

Giấy tissue

Helico®

150

Page 9

suất

ngày


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

1.4.Hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn nghành

* Công nghệ xử lý nước bằng màng sinh học lơ lửng hiếu khí mới nhất của
EIMCO thuộc tập đoàn GL&V (Phần Lan)
Hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy giấy Sài Gòn Mỹ Xuân 2 sử dụng công nghệ
mới nhất của EIMCO thuộc tập đoàn GL&V (Phần Lan) có quy mô xây dựng trong
ngành lớn nhất Việt Nam, được đưa vào hoạt động từ năm 2010 và đạt công suất xử
lý lên đến 17.000 m3/ngày.
Công nghệ xử lý nước thải tiên tiến đặc thù cho ngành giấy tái chế của EIMCO không
chỉ cho phép Giấy Sài Gòn tái sử dụng đến 90% lượng nước thải từ sản xuất mà còn
giảm thiểu được chi phí vận hành do tiết kiệm được lượng tiêu thụ điện, hóa chất sử
dụng và nhân công. Đồng thời chất lượng nước thải sau khi vào hệ thống xử lý vi
sinh thải ra môi trường hoàn toàn đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng nước thải

theo Quy chuẩn xả thải của ngành sản xuất giấy QCVN 12-MT:2015/BTNMT có hiệu
lực thi hành từ ngày 1 tháng 6 năm 2015 theo thông tư số 12/2015/TT-BTNMT.
Với hệ thống xử lý nước thải này, Giấy Sài Gòn là công ty sản xuất giấy luôn đi tiên
phong với trách nhiệm bảo vệ môi trường.

SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 10


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

1.5.Hệ thống phân khối
1.5.1.Trong nước
Với phương châm mang sản phẩm Giấy Sài Gòn đến với người tiêu dùng Việt Nam,
chúng tôi đã xây dựng.
mạng lưới phân phối giấy chuyên nghiệp bao phủ 63 tỉnh thành trong cả nước. Sản
phẩm của Giấy Sài Gòn được mang tới từng quận, huyện, khu dân cư, xuất hiện từ
những siêu thị lớn đến những tiệm tạp hoá, quầy sạp nhỏ tại các chợ truyền thống.
Mạng lưới 120 nhà phân khối với 53.000 điểm bán lẻ tại 63 tỉnh thành giúp Giaays
Sài Gòn bao rộng khắp thị trường Việt Nam.

SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 11


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
1.5.2.Quốc tế
Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm giấy chất lượng

hàng đầu khu vực ASEAN, thời gian qua, Giấy Sài Gòn đã không ngừng đầu tư phát
triển công nghệ sản xuất hiện đại, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm theo
tiêu chuẩn quốc tế.
Chính vì vậy, giấy công nghiệp và giấy tiêu dùng do Giấy Sài Gòn sản xuất đã
chinh phục được thị trường nội địa và từng bước vươn ra cả 5 châu, bao gồm những
thị trường khó tính như Anh, Mỹ, Úc, Trung Đông, Đông Nam Á.
Riêng tại Nhật Bản - một thị trường rất chú trọng về chất lượng sản phẩm, bao bì,
sản phẩm sạch, an toàn - doanh số xuất khẩu giấy của Giấy Sài Gòn tăng liên tục do
đã đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất.Giấy tissue của công ty được phân
phối rộng khắp trên 200 trung tâm bán lẻ tại các tỉnh/thành phố của Nhật Bản như
Tokyo, Aomori, Miyagi, Shizuoka, Aichi, Saitama, Akita, Chiba, Gunma, Tochigi,
Ibaragi, Fukushima, Kanagawa Niigata và Hokkaido.

2.1.Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1.1.Chức năng
Sản xuất kinh doanh giấy các sản phẩm từ giấy với hai dòng sản phẩm
chính:
-

Giấy công nghiệp: giấy Medium, giấy Testliner, giấy White Top.
Giấy tiêu dùng: giấy Tissue, giấy Napkin, khăn giấy các loại, giấy cuộn
vệ sinh và ly giấy.
Kinh doanh máy móc thiết bị và nguyên, phụ liệu ngành giấy, phân phối

hàng hoá.
2.1.2.Nhiệm vụ
Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, phát triển việc sản
xuất kinh doanh các sản phẩm theo chức năng, ngành nghề kinh doanh đauợc
nhà nước cấp phép, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững.
Đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, tăng lợi tức

cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước, không ngừng phát triển
công ty ngày một lớn mạnh

SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 12


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

1.3.Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban [1]
1.3.1.Cơ cấu tổ chức
1.3.2.Sơ đồ tổ chức của công ty

CÔNG TY CỔ PHẦN
Công ty TNHH MTV Giấy
Sài Gòn – Mỹ Xuân

Công ty cổ phần Giấy
Sài Gòn – Miền Bắc

Chi nhánh Hà Nội
Ghi chú:
---------------------- Góp vốn

Kho Miền Tây

Chi
nhánh


Kho Miền Đông

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức công ty

SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 13


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

Công ty TNHH một thành viên Giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân là chi nhánh
của công ty cổ phần Giấy Sài Gòn, được thành lập từ năm 2004 tại khu công
nghiệp Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Công ty TNHH một thành viên Giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân chi nhánh Hà
Nội là đại diện bán hàng thuộc công ty TNHH một thành viên Giấy Sài Gòn –
Mỹ Xuân có địa chỉ tại 157 phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa,
Hà Nội.
Tổng kho: kho chứa hàng thuộc công ty TNHH một thành viên Giấy Sài
Gòn – Mỹ Xuân ở địa chỉ số 10 đường An Phú Đông 25, khu phố 3, phường An
Phú Đông, quận 12, TP.HCM.
Kho miền Tây: được thành lập từ năm 2007 tại đại chỉ D5/36B ấp 4 xã
Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Kho miền Đông: kho chứa tại Đồng Nai, số 756 Ngũ Phúc, Hố Nai,
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Công ty Giấy Sài Gòn – miền Bắc liên doanh của công ty cổ phần Giấy
Sài Gòn với các cổ đông khác. Địa chỉ: thôn Bình Minh, xã Lạc Hồng, huyện
Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
1.3.3.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty


SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 14


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà máy Giấy Mỹ Xuân

SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 15


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

1.3.4.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Tổng Giám Đốc: là người có quyền quyết định mọi hoạt động của Công
ty, đồng thời là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với Nhà nước và pháp luật,
có liên quan đến tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trợ lý Ban Giám Đốc: là người giúp việc cho Ban Giám Đốc.
Team Leader IT: phụ trách hệ thống mạng cho Công ty.
Giám Đốc chuỗi cung ứng: là người chịu trách nhiệm ổn định nguồn
nguyên vật liệu sản xuất cho Công ty.
Giám Đốc Tài chính Kế toán: là người quản lý kế toán và quản lý nguồn
ngân sách của Công ty theo quy định luật pháp Việt Nam.
+ Lập trình, quản lý tài chính nhanh, gọn, chính xác.
+ Thực hiện các nghiệp vụ thu – chi đúng chính sách.
+ Lập báo cáo tài chính của Công ty.
Giám Đốc nguồn Nhân lực: là người chịu trách nhiệm về nguồn nhân lực

“như nhân sự” hệ thống tiền lương của Công ty.
Giám Đốc Nhà máy: là người trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất tại
Công ty.
Giám Đốc Kỹ thuật và Dự án: chịu trách nhiệm về kỹ thuật và xây dựng
tại Công ty.
Bộ phận Kỹ thuật: là người chịu trách nhiệm về kỹ thuật máy móc và ký
duyệt cấp vật tư.

SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 16


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

Trưởng phòng sản xuất: là người trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất
thay Phó Giám Đốc thường trực.
Trưởng phòng Công nghệ R&D: là người quản lý về chất lượng sản phẩm
tại Công ty:
+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng nguồn nguyên vật liệu đầu vào.
+ Giám sát chất lượng trong quá trình sản xuất.
+ Xử lý sản phẩm không phù hợp.
+ Quản lý và giám sát dụng cụ, thiết bị đo lường.
+ Tổ chức kiểm tra, so sánh với các tiêu chuẩn được chấp nhận của
sản phẩm và xác nhận giá trị sử dụng của sản phẩm.
+ Tổ chức công tác quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000, bao gồm: kiểm soát chất lượng theo từng công đoạn của quá trình
sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm khi xuất xưởng.
+ Lập biên bản và xử lý những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn theo
đúng thủ tục.

+ Đưa ra hành động khắc phục, phòng ngừa để cải tiến quy trình sản
xuất và kiểm tra chất lượng.
+ Tham gia đề xuất và cải tiến công nghệ, hợp lý hoá các công đoạn
sản xuất
+ Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ các trang thiết bị của Công ty. Phát
hiện và đề xuất các phương án xử lý kịp thời các hỏng hóc đột xuất trong quá
trình sản xuất.

SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 17


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

Trưởng phòng QA: là người kiểm tra, kiểm soát các tài liệu tại Công ty
theo tiêu chuẩn ISO.
Phòng Nhân sự: hoạt động dưới sự chỉ đạo của Giám Đốc Nhân sự và
phát triển hệ thống:
+ Hoạch định và hoàn thiện cơ cấu tổ chức Công ty.
+ Tổ chức tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực cho Công ty.
+ Tổ chức tuyển dụng, đào tạo nhân viên theo kế hoạch đã được
duyệt.
+ Đề xuất khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, điều động nhân viên trong
Công ty.
Trưởng phòng Kho vận: là người chịu trách nhiệm về tổ chức phân công
việc sắp xếp kho bãi và kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu ra.
1.4. Quy mô của Công ty
1.4.1. Quy mô
Công ty TNHH một thành viên Giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân là công ty có

quy mô lớn, với nhiều thành viên, sự góp vốn của công ty cổ phần Giấy Sài Gòn
– miền Bắc, sự góp vốn từ các cổ đông,…
Tính tới tháng 7/2007, số vốn điều lệ của công ty là 294,08 tỷ đồng. Vốn
điều lệ hiện tại: 204.285.700.000 VND.
1.4.2. Năng lực sản xuất
Nhà máy của công ty là nhà máy có công suất lên đến 90.000 tấn mỗi
năm và dây chuyền sản xuất hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.

SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 18


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

Sản phẩm của công ty có chất lượng cao và phù hợp với nhiều đối tượng
tiêu dùng. Đội ngũ nhân viên lành nghề, am hiểu công việc, biết nắm bắt quy
trình công nghệ sản xuất.
Dây chuyền công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ các nước có nền công
nghiệp tiên tiến:
-

3 dây chuyền sản xuất công nghiệp với sản phẩm là giấy Testliner, giấy

-

Medium, giấy White Top có công suất 70.000 tấn mỗi năm.
9 dây chuyền sản xuất giấy tiêu dùng với công suất 14.400 tấn mỗi năm.
1 dây chuyền sản xuất giấy Tissue cao cấp nhập khẩu từ Nhật Bản với
công suất 7.200 tấn mỗi năm.

Công ty cũng đầu tư xây dựng một nhà máy bột để phục vụ sản xuất:

-

Sản xuất bột tiêu dùng 60 tấn/ngày.
Sản xuất giấy công nghiệp 200 tấn/ngày.
Để đáp ứng được nhu cầu rộng lớn, công ty đã lập dự án mở rộng nhà

máy Mỹ Xuân, đầu tư thêm 3 dây chuyền được nhậu khẩu từ Mỹ, Tây Ban Nha,
Áo sản xuất giấy Testliner, Coated Board, Tissue. Dự kiến dự án hoạt động với
công suất 230.000 tấn mỗi năm.
Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001:2000 do QUACERT chứng nhận.

SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 19


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

2.1. Dây chuyền sản xuất giấy Tissue của nhà máy

Nguyên liệu

Sản xuất bột tạo giấy Tissue

Xưởng xeo Tissue

Đánh tơi nguyên liệu


Tạo hình giấy trên lưới máy xeo

Xưởng thành phẩm Tissue

Sang cuộn

Làm sạch và tẩy trắng

Công đoạn thoát nước

Cắt

Làm sạch trước khi sang xeo

Công đoạn ép

Đóng gói

Công đoạn sấy

Nhập kho

`

SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 20


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH


Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổng quan về sản xuất giấy Tissue

2.2. Nguyên liệu sản xuất bột giấy Tissue
Nguyên liệu được sử dụng cho việc sản xuất bột giấy Tissue chủ yếu từ
hai nguồn là bột thương phẩm và bột tái sinh.

SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 21


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH


Bột thương phẩm (bột được
sản xuất từ gỗ keo) chủ yếu
được nhập về nhà máy từ
nguồn của Công ty cổ phần
giấy An Hoà – Tuyên Quang,
bao gồm bột xớ ngắn, xớ trung,
xớ dài. Bột thương phẩm
thường được sử dụng để sản
xuất giấy vệ sinh cao cấp như
khăn ăn, giấy y tế, khăn mặt,…
Tiêu chuẩn của nguyên liệu
phải đáp ứng các tiêu chí sau:
độ

trắng


(khoảng

87



88%ISO), độ ẩm (10%),…
Hình 2.1 Giấy gỗ keo – nguyên liệu tạo bột
thương phẩm


Bột tái sinh có nguồn gốc trong nước (30 – 40%) hoặc ngoài nước,
chủ yếu là các loại hồ sơ, sách báo, tạp chí,…

Nguyên liệu giấy nội:
Giấy Duplex (giấy bìa in ½ màu hoặc chưa in, dạng miếng lớn hoặc cắt nhỏ);
Hồ sơ nội (giấy văn phòng, giấy trắng hoặc có màu nhạt, giấy in, giấy

tập học sinh,… yêu cầu tỉ lệ màu in không quá 1/3 tờ giấy. Tiêu chuẩn bao
gồm: 80% hồ sơ trắng, 18% giấy khác, thành phần loại bỏ không quá 2% và
độ ẩm không vượt 12%); Sách trắng (sách in còn mới không quá cũ. Tiêu
chuẩn: 96% sách trắng, 4% sách cũ đã ngã màu và độ ẩm không quá 12%);
SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 22


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH


Tập học sinh (những giấy tập đã viết hoặc giấy trắng viết bằng bút chì, giấy
in có tỉ lệ màu không đáng kể. Tiêu chuẩn: 93% tập không quá cũ đã bóc
sạch bìa, 3% giấy trắng in khác hoặc tập có băng keo ở gáy bìa, 2% tập cũ
ngã màu và tổng lượng loại bỏ là 2%, độ ẩm không quá 12%); Giấy trắng
pho (những loại giấy trắng dạng bột sợi dài, giấy chưa in. Tiêu chuẩn: 99%
trắng và lẫn không quá 1% trắng khác, tổng lượng loại bỏ không quá 1% và
độ ẩm không vượt qua 12%)…
Hình 2.2 Giấy tái sử dụng – nguyên liệu tạo bột DIP

Giấy nguyên liệu ngoại:
Loại giấy
Tiêu chuẩn
Giấy báo, tạp chí
<10%
Giấy có chất độn: giấy tráng, giấy vẽ
<2%
Giấy carton
<2%
Giấy trắng
>60%
Giấy màu
<5%
in màu
<10%
SV:Giấy
NGUYỄN
VŨ KIỆT
Page 23
Tổng chất loại bỏ
<10%

Chất cấm
<2%
Độ ẩm
<12%


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

Bảng 2.1 Tiêu chuẩn các loại giấy
Tiêu chuẩn giấy ngoại nhập khẩu có thể sử dụng cho xeo giấy vệ sinh theo tiêu
chuẩn PS – 2005
Trong khi sự cung cấp gỗ không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của
ngành giấy thì một vấn đề đặt ra là cần tìm một nguồn nguyên liệu mới thay thế.
Trong khi chờ đợi nguồn cung cấp mới thì việc tái sử dụng lượng giấy lớn đã
qua sử dụng có thể đáp ứng được phần nào vấn đề thiếu nguyên liệu cung cấp
và cũng đảm bảo về yếu tố môi trường.
Nhận thức được điều đó, công ty Giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân đã đi tiên phong
trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu giấy loại thu mua trong nước và ngoài
nước. Nhưng yêu cầu đặt ra là bột giấy sau khi tạo ra phải đảm bảo đủ các

tiêu chí về độ trắng, an toàn,… trong khi giấy tái chế sử dụng đa số là các
loại giấy trắng chứa mực.
Vì vậy, trong công ty có một bộ phận kiểm định chất lượng nguyên liệu
đầu vào cho sản xuất bột giấy có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá và phân tích để

SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 24



BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH

đưa ra kết luận là nguyên liệu đã thỏa mãn những tiêu chí đề ra chưa (như: khả
năng đánh tơi, độ tro, sợi dài hay ngắn, tỉ lệ mực bám trên nguyên liệu,…).
2.2.1. Yêu cầu về bảo quản nguyên liệu
Nguyên liệu được bảo quản trong kho chứa hoặc ngoài trời.
Khi để giấy ngoài trời, độ ẩm cao, giấy bị thấm ướt nhiều nên sẽ ít tốn
năng lượng trong quá trình đánh tơi giấy tạo bột.
Thời gian bảo quản (tính từ khi giấy được in) tối đa là 6 tháng thì tốt nhất
cho quá trình khử mực. Khi thời gian bảo quản càng dài, mực in trên giấy bị oxy
hóa làm tăng kích thước các hạt mực và thấm sâu vào trong tờ giấy gây khó
khăn cho quá trình tách các hạt mực sau này.
2.2.2. Yêu cầu về phân loại
Trước khi đưa vào máy đánh tơi giấy tạo bộ, nguyên liệu sẽ được qua
thiết bị loại bỏ các thành phần không cần thiết như keo (bằng máy tách keo),
nylon hay giấy màu đậm (đen, đỏ).
2.3. Quy trình công nghệ sản xuất giấy Tissue
2.3.1. Quy trình sản xuất bột DIP

SV: NGUYỄN VŨ KIỆT

Page 25


×