Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN Ở HÀ NỘI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

Võ Thị Minh Anh

ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG
XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN Ở HÀ NỘI VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2012


Luận văn thạc sỹ cao học
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Thị Hồng là giáo viên hướng dẫn chính
và PGS.TS Nguyễn Thị Hà, cán bộ Khoa Môi trường đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Khoa Môi
trường – Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung
và Bộ môn Công nghệ Môi trường nói riêng đã giảng dạy và trang bị cho tôi những
kiến thức quý giá trong suốt khóa học.
Trong quá trình nghiên cứu của mình, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
chia sẻ kinh nghiệm của các anh chị đồng nghiệp Viện Y học lao động và Vệ sinh
môi trường. Tôi cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi, hợp tác
của cán bộ, nhân viên các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh
viện Việt Đức.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè về sự chia sẻ, động


viên, khuyến khích trong suốt quá trình nghiên cứu của mình.
Cuối cùng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học đã giúp đỡ tôi
bảo vệ thành công luận văn này.
Võ Thị Minh Anh

1


Luận văn thạc sỹ cao học
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................1
MỤC LỤC ..................................................................................................................2
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN .................................................................................5

1.1.

Nước thải bệnh viện............................................................................................. 5

1.1.1.

Nguồn gây ô nhiễm nước thải bệnh viện ....................................................... 5

1.1.2.

Tải lượng nước thải ....................................................................................... 5

1.1.3.


Đặc điểm ô nhiễm nước thải bệnh viện ......................................................... 6

1.2.

Xử lý nước thải bệnh viện................................................................................... 6

1.2.1.

Hệ thống thu gom, thoát nước thải ................................................................ 6

1.2.2.

Hệ thống xử lý nước thải ...............................................................................6

1.2.3.

Phương pháp xử lý nước thải.........................................................................6

1.2.3.1.

Một số phương pháp xử lý nước thải bệnh viện trên thế giới ....................6

1.2.3.2.

Một số phương pháp xử lý nước thải bệnh viện áp dụng ở Việt Nam .......6

1.3.

Đánh giá công nghệ áp dụng trong xử lý nước thải ....................................... 6


1.3.1.

Tổng quan chung về đánh giá công nghệ môi trường ...................................6

1.3.2.

Hiện trạng đánh giá công nghệ môi trường trên thế giới và Việt Nam .........6

1.3.3.

Nội dung đánh giá công nghệ môi trường .....................................................6

CHƯƠNG 2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................7

2.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 7

2.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 7

CHƯƠNG 3.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 8

3.1.


Kết quả điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý thải bệnh viện ........... 8

3.2.

Công nghệ XLNT của bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức . 9

3.2.1.

Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện .............................................9

3.2.2.

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ............................................................ 10

3.2.3.

Đánh giá công nghệ của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ..................... 12

2


Luận văn thạc sỹ cao học
3.2.3.1.

Các tiêu chí về kỹ thuật ............................................................................12

3.2.3.2.

Các tiêu chí về kinh tế ..............................................................................16


3.2.3.3.

Các tiêu chí về môi trường .......................................................................18

3.2.3.4.

Các tiêu chí về xã hội ...............................................................................18

3.2.3.5.

Lượng hóa các tiêu chí đánh giá .............................................................. 19

3.3.

Một số đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXL nước thải.......... 21

3.4.

Kết quả áp dụng giải pháp đề xuất tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội ............ 24

KẾT LUẬN ..............................................................................................................25

3


Luận văn thạc sỹ cao học
MỞ ĐẦU
Tính đến nay, cả nước có 13.640 cơ sở y tế các loại trong đó có 1.263 cơ sở
khám chữa bệnh thuộc các tuyến Trung ương, tỉnh, huyện, bệnh viện ngành và bệnh

viện tư nhân. Ước tính, lượng chất thải lỏng phát sinh tại các cơ sở y tế có giường
bệnh hiện nay khoảng trên 150.000 m3/ngày đêm chưa kể lượng nước thải của các
cơ sở y tế thuộc hệ dự phòng, các cơ sở đào tạo y dược và sản xuất thuốc. Dự kiến
đến năm 2015 lượng nước thải y tế phải xử lý lên tới trên 300.000 m3/ngày đêm.
Theo thống kê, có 809 bệnh viện cần được xây dựng và trang bị mới hoặc
sửa chữa nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, trong đó khoảng gần 603 bệnh viện
chưa có hệ thống xử lý nước thải. Hiện có khoảng 44% các bệnh viện có hệ thống
xử lý nước thải y tế (76,5% các bệnh viện tuyến Trung ương; 53% các bệnh viện
tuyến tỉnh và 37% các bệnh viện tuyến huyện). Tuy vậy, HTXL nước thải của nhiều
bệnh viện được thiết kế đã lâu, công nghệ xử lý chưa đảm bảo được tiêu chuẩn môi
trường. Bên cạnh đó, lượng bệnh nhân gia tăng, lượng nước thải tại một số bệnh
viện đã vượt công suất thiết kế của HTXL gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng
nước thải sau xử lý. Do đó, việc tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiệu suất xử lý,
công nghệ phù hợp xử lý nước thải bệnh viện là công việc hết sức cần thiết.
Chính vì vậy, đề tài: “Đánh giá công nghệ của một số hệ thống xử lý nước
thải bệnh viện ở Hà Nội và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả” được thực hiện
với mục tiêu đánh giá hiệu quả xử lý nước thải y tế của hệ thống xử lý nước thải tại
một số bệnh viện ở Hà Nội làm cơ sở đề xuất giải pháp tăng hiệu quả hoạt động của
hệ thống. Luận văn nghiên cứu tập trung vào các nội dung sau:
- Tổng quan tài liệu về nước thải bệnh viện, các phương pháp xử lý, đánh giá
CNMT.
- Điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý nước thải tại 10 bệnh viện ở Hà Nội.
- Nghiên cứu đánh giá công nghệ xử lý nước thải bệnh viện tại bệnh viện Phụ sản
Hà Nội và bệnh viện Việt Đức.
- Đề xuất giải pháp tăng hiệu quả hoạt động cho HTXL nước thải và áp dụng thử
nghiệm đề xuất tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đánh giá thử nghiệm đề xuất.

4



Luận văn thạc sỹ cao học
CHƯƠNG 1.
1.1.

TỔNG QUAN

Nước thải bệnh viện

1.1.1. Nguồn gây ô nhiễm nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện là một dạng của nước thải sinh hoạt và chỉ chiếm một
phần nhỏ trong tổng số lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư. Nước thải bệnh
viện xuất phát từ các thiết bị vệ sinh và sử dụng nước trong các khu nhà vệ sinh,
nhà tắm giặt giũ chăn màn, quần áo, lau rửa sàn nhà, chuẩn bị thức ăn, rửa bát đĩa,
chai lọ, chuẩn bị và điều chế thuốc men, chuồng trại nuôi súc vật nghiên cứu…Phần
lớn các loại nước thải này có hàm lượng chất hữu cơ và cặn lơ lửng cao, chứa nhiều
vi khuẩn gây bệnh. Trong một số bộ phận khám bệnh và điều trị bằng phương pháp
vật lý như X-quang, chiếu xạ… có thể hình thành một lượng nhỏ nước thải chứa các
chất ô nhiễm phóng xạ đặc trưng. Nhìn chung nước thải bệnh viện phát sinh từ
những nguồn chính: Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ diện tích của bệnh viện. Nước
thải sinh hoạt từ khu nhà bếp, nhà ăn, khu hành chính bệnh viện, phòng bệnh nhân,
chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ, các hoá chất tẩy rửa. Nước thải từ các hoạt
động khám và điều trị như. Nước giặt giũ quần áo, ga, chăn màn cho bệnh nhân và
nước từ các công trình phụ trợ khác.
1.1.2. Tải lượng nước thải
Theo Metcalf & Eddy thì tiêu chuẩn thải của bệnh viện là 473 - 908 l/ngày
cho 1 giường bệnh (trị số tiêu biểu là 625L/ngày) cho một giường bệnh. Thực tế
hiện nay, lượng nước sử dụng ở các bệnh viện nước ta rất lớn, cao hơn tiêu chuẩn
cấp nước rất nhiều. Các nghiên cứu đều cho thấy lưu lượng nước thải các bệnh viện
vượt quá công suất thiết kế nhiều lần.
Lưu lượng thải của các bệnh viện trước hết phụ thuộc vào số giường bệnh,

điều kiện cấp nước, mức độ hiện đại của bệnh viện, số lượng thân nhân của người
bệnh kèm theo và mùa. Các số liệu điều tra khảo sát cho thấy, hệ số không điều hoà
Kch phụ thuộc quy mô bệnh viện và dao động trong khoảng 1,6-2,5.

5


Luận văn thạc sỹ cao học
1.1.3. Đặc điểm ô nhiễm nước thải bệnh viện
Nhìn chung nước thải bệnh viện có thành phần và tính chất gần giống nước
thải sinh hoạt đô thị, tuy nhiên có chứa một số thành phần ô nhiễm đặc trưng.
Nghiên cứu thành phần nước thải một số bệnh viện ở XanhPecbua (Nga) cho thấy
nồng độ dao động trong các giới hạn sau COD 102 – 141 mg/L, SS 180- 343mg/L,
amoni (N) 23-63,1mg/L, chỉ số coli 55x107.
Nghiên cứu của TS Ngô Kim Chi, nước thải bệnh viện có các chỉ số đặc
trưng BOD 180-280mg/L, COD 250-500mg/L, SS 150-300mg/L, H2S 6-8mg/L, TN 50-90mg/L, T-P 3-12 mg/L, coliforms 106-109 MPN/100mL.
Điểm đặc thù của thành phần nước thải bệnh viện làm cho nó khác với nước
thải sinh hoạt khu dân cư là có thể gây ra sự lan truyền rất mạnh của các vi khuẩn
gây bệnh. Về phương diện này đặc biệt nguy hiểm là những bệnh viện truyền nhiễm
và bệnh viện lao hay những khoa lây của các bệnh viện đa khoa.
1.2.

Xử lý nước thải bệnh viện

1.2.1. Hệ thống thu gom, thoát nước thải
1.2.2. Hệ thống xử lý nước thải
Xử lý sơ bộ hay xử lý bậc I
Xử lý cơ bản hay xử lý bậc II
Xử lý bổ sung hay xử lý bậc III
Xử lý bùn cặn.

1.2.3. Phương pháp xử lý nước thải
1.2.3.1. Một số phương pháp xử lý nước thải bệnh viện trên thế giới
1.2.3.2. Một số phương pháp xử lý nước thải bệnh viện áp dụng ở Việt Nam
Phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên:
Phương pháp sinh học nhân tạo xử lý nước thải bệnh viện:
1.3.

Đánh giá công nghệ áp dụng trong xử lý nước thải

1.3.1. Tổng quan chung về đánh giá công nghệ môi trường
1.3.2. Hiện trạng đánh giá công nghệ môi trường trên thế giới và Việt Nam
1.3.3. Nội dung đánh giá công nghệ môi trường

6


Luận văn thạc sỹ cao học
CHƯƠNG 2.
2.1.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu
Là hệ thống xử lý nước thải, trong đó:
- Điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý nước thải của 10 bệnh viện, 10

bệnh viện là các bệnh viện công lập, thuộc tuyến tỉnh và tuyến trung ương nằm
trên địa bàn Hà Nội, bao gồm: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Xanh Pôn, bệnh
viện Thanh Nhàn, bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Phụ sản
trung ương, bệnh viện Phổi trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện Mắt

trung ương và bệnh viện K.
- Đánh giá tính phù hợp công nghệ: chọn 2 trong số 10 bệnh viện đã điều
tra, có hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động, có cùng công nghệ xử lý và được
áp dụng phổ biến tại các bệnh viện đã khảo sát. 02 bệnh viện là bệnh viện Phụ sản
Hà Nội và bệnh viện Việt Đức.
2.2.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng quan thu thập số liệu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa và lấy mẫu:
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và phân tích mẫu
- Xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích đánh giá công nghệ

7


Luận văn thạc sỹ cao học
CHƯƠNG 3.
3.1.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Kết quả điều tra khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý thải bệnh viện
Kết quả điều tra tại 10 bệnh viện (3 bệnh viện tuyến tỉnh, 7 bệnh viện tuyến

trung ương) thuộc khu vực địa bàn Hà Nội, 9/10 bệnh viện có xây dựng hệ thống xử
lý nước thải, bệnh viện không có hệ thống xử lý nước thải là bệnh viện Mắt TƯ.
Bảng 3.1. Thông tin chung về bệnh viện và hệ thống xử lý nước thải


TT

Tên bệnh viện

1

Bệnh viện Bạch Mai

2
3

Bệnh viện Xanh Pon
Bệnh viện Thanh Nhàn

4

BV Hữu Nghị

5

Bệnh viện Việt Đức

6
7
8
9
10

Bệnh viện Phụ sản Trung

Ương
Bệnh viện Phổi trung
ương
Bệnh viện Phụ sản Hà
Nội
Bệnh viện Mắt Trung
Ương
Bệnh viện K

Loại bệnh viện

Đa khoa
trung ương
Đa khoa tỉnh
Đa khoa tỉnh
Đa khoa
trung ương
Chuyên khoa
trung ương
Chuyên khoa
trung ương
Chuyên khoa
trung ương
Chuyên khoa tỉnh
Chuyên khoa
trung ương
Chuyên khoa
trung ương

Số

giường
bệnh

Công
suất sử
dụng
giường
bệnh
(%)

Có hệ
thống
xử lý
nước
thải

Năm
xây
dựng
HTXL
nước
thải

1900

159



1996


570
540

137
131




2007
2006

480

114



2000

1050

140



2008

560


171



2007

500

108



1997

600

150



2009

450

86

Không

-


400

300



2005

Các bệnh viện đều xây dựng hệ thống thu gom tách riêng lượng nước mưa và
nước thải, chỉ riêng bệnh viện K chưa có đường nước thải y tế tách riêng với nước
mưa. Lưu lượng thải nước từ các bệnh viện khác nhau, thay đổi từ 220 m3/ngày đêm
(bệnh viện K) đến 1050 m3/ngày đêm tùy thuộc vào loại bệnh viện, số giường bệnh,
công suất sử dụng giường bệnh, lưu lượng nước thải cao nhất là bệnh viện Bạch
Mai (1050 m3/ngày đêm). Qua khảo sát tại 10 bệnh viện, thấy rằng có 1 bệnh viện

8


Luận văn thạc sỹ cao học
(10%) không có hệ thống xử lý nước thải, 2 bệnh viện (20%) áp dụng xử lý bằng bể
phản ứng sinh học hiếu khí - aeroten, 10% (1 bệnh viện) xử lý bằng công nghệ lọc
sinh học vi sinh bám dính hiếu khí, 60% (6 bệnh viện) áp dụng phương pháp xử lý
aeroten kết hợp lọc sinh học (công nghệ thiết bị hợp khối). Một số thông tin về nước
thải và hệ thống xử lý được nêu trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Đặc điểm các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện khảo sát
Hệ thống
xử lý
nước thải


Lưu lượng
nước thải
(m3/ngày
đêm)
1050

TT

Tên bệnh viện

Hệ thống
thu gom
nước thải

1

Bệnh viện Bạch Mai

Tách nước
mưa


hoạt động

2

Bệnh viện Xanh Pon

3


Bệnh viện
Nhàn

Tách nước
mưa
Thanh Tách nước
mưa


hoạt động

hoạt động

4

Bệnh viện Hữu Nghị

Tách nước
mưa


hoạt động

5

Bệnh viện Việt Đức

Tách nước
mưa
Bệnh viện Phụ sản Tách nước

Trung Ương
mưa
Bệnh viện Phổi trung Tách nước
ương
mưa


hoạt động

hoạt động

hoạt động

Bệnh viện Phụ sản Tách nước
Hà Nội
mưa
Bệnh viện Mắt Trung Tách nước
Ương
mưa
Bệnh viện K


hoạt động

6
7
8
9
10


3.2.

Không

320
300
270
600
310

Công nghệ
xử lý

Công suất
xử lý đã
thiết kế
(m3/ngày
đêm)

Aeroten

800

Aeroten kết hợp
lọc sinh học
Aeroten kết hợp
lọc sinh học
Aeroten kết hợp
lọc sinh học
Aeroten kết hợp

lọc sinh học
Aeroten kết hợp
lọc sinh học

600
600
600
900
400

300

Aeroten

250


hoạt động

350

Aeroten kết hợp
lọc sinh học

400

-

250


-

-

Vi sinh bám
hiếu khí

300

Công nghệ XLNT của bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức

3.2.1. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức có công suất 900m3/ngày đêm,
đưa vào hoạt động từ tháng 9 năm 2009. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ

9


Luận văn thạc sỹ cao học
sản Hà Nội được xây dựng trong khu vực bệnh viện, đi vào hoạt động chính thức từ
năm 2010, có công suất 400m3/ngày đêm. Hai hệ thống đều được vận hành thường
xuyên. Phụ trách quản lý và vận hành hệ thống xử lý do phòng Hành chính bệnh
viện đảm nhiệm.
3.2.2. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Nguyên lý hoạt động
Nước thải từ các khu chữa trị và phòng ban ở bệnh viện: Nước thải được dẫn
vào hố ga thu nước thải sau đó được dẫn sang ngăn thu nước thải. Nước thải từ ngăn

thu nước thải được bơm sang bể điều hòa xử lý sơ bộ. Bể điều hòa xử lý sơ bộ gồm
2 bể được bố trí sát nhau. Trong bể điều hòa có lắp đặt máy sục khí. Sau đó nước
thải được điều hòa sẽ dẫn qua hố bơm rồi được bơm lên thiết bị xử lý vi sinh CN2000. Sau đó nước thải được dẫn qua bể lắng lamen. Nước trước khi thải ra môi

10


Luận văn thạc sỹ cao học
trường được châm clo để tiêu diệt các vi sinh vật có khả năng gây bệnh còn lại trong
nước thải.
Bệnh viện Việt Đức

Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Việt Đức
Nguyên lý hoạt động
Nước thải từ các khoa, phòng, buồng bệnh trong bệnh viện được thu gom
thông qua mạng lưới thoát nước đến trạm xử lý. Đầu tiên nước thải sẽ tập trung vào
bể thu và đánh tan phân cặn. Sau đó nước thải sẽ chảy qua rọ chắn rác. Sau đó, nước
thải được đưa sang ngăn xử lý yếm khí. Nước thải sẽ được bơm sang ngăn bể điều
hòa. Tiếp đến, nước thải được bơm lên thiết bị hợp khối CN-2000. Từ đây, nước
thải sẽ chảy về bể lắng lamen. Phần nước trong được qua bộ phận khử trùng bằng
Canxi hypochlorite (Chlorine). Phần bùn, cặn lắng ở ngăn lắng, ngăn yếm khí và
từng ngăn xử lý sinh học sẽ được máy bơm bùn hồi lưu một phần bùn hoạt hóa trở
lại thiết bị sinh học để đảm bảo được nồng độ xử lý, còn phần bùn dư thừa được
bơm về bể chứa bùn. Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý được chảy ra hệ thống
thoát nước chung thành phố.

11


Luận văn thạc sỹ cao học

3.2.3. Đánh giá công nghệ của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
3.2.3.1. Các tiêu chí về kỹ thuật
Hiệu quả xử lý nước thải
Tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, kết quả phân tích nước thải như sau:
Bảng 3.3. Kết quả phân tích nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
TT

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Nồng độ
trước XL

Nồng độ
sau xử lý

Hiệu suất
(%)

QCVN
28:2010/BTN
MT, cột B

1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13

pH
COD
BOD5
Chất rắn lơ lửng (SS)
NH4+, tính theo N
NO3 , tính theo N
Photphat (PO43-)
S2-, tính theo H2S
Dầu mỡ động thực vật
Tổng coliforms
Salmonella
Shigella
Vibrio Cholera

mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L

MPN/100ml
VK/100ml
VK/100ml
VK/100ml

6,80
346
249
50,0
31,54
0,56
3,33
6,85
8,82
24 x 104
PHT
PHT
PHT

7,33
163
112
47,5
30,03
0,13
2,26
0,61
1,02
930
KPH

PHT
PHT

52,9
55,0
5
4,78
76,78
32,13
91,09
88,43
99,61
-

6,5 – 8,5
100
50
100
10
50
10
4,0
20
5000
KPH
KPH
KPH

Trước xử lý


350

Sau xử lý

QCVN 28:2010/BTNMT

Nồng độ (mg/L)

300
250
200

163 mg/L
52,9 %

112 mg/L
55 %

150

30,03 mg/L
4,78 %

100
50
0
COD

BOD


Amoni (N)

Thông số ô nhiễm

Hình 3.3. Nồng độ các chỉ số ô nhiễm trong nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Nồng độ amoni trong nước thải sau xử lý hầu như không thay đổi so với
trước xử lý, vẫn cao gần gấp 3 lần so với mức tiêu chuẩn. Amoni với hàm lượng cao
trong nước là nguyên nhân gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng đến các loài sinh

12


Luận văn thạc sỹ cao học
vật thủy sinh. Nồng độ COD, BOD5 trong nước thải sau xử lý so với trước xử lý có
giảm (giảm 183 mg/L COD và 137 mg/L BOD5) tuy nhiên vẫn cao hơn tiêu chuẩn
gần 2 và hơn 2 lần. Hàm lượng các chất hữu cơ cao khi thải ra cũng góp phần làm
giảm lượng oxi hòa tan trong nguồn nước tiếp nhận và gây ảnh hưởng đến các sinh
vật thủy sinh trong nguồn nước tiếp nhận này.
Tại bệnh viện Việt Đức, kết quả phân tích mẫu nước thải như sau:
Bảng 3.4. Kết quả phân tích nước thải bệnh viện Việt Đức
TT

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Nồng độ
trước XL

Nồng độ

sau xử lý

Hiệu suất
(%)

QCVN
28:2010/BT
NMT, cột B

-

6,95

6,79

-

6,5 – 8,5

1

pH

2

COD

mg/L

272


88,6

67,4

100

3

BOD5

mg/L

148

58,5

60,4

50

4

Chất rắn lơ lửng (SS)

mg/L

73

21


71,2

100

5

NH4+, tính theo N

mg/L

20,98

9,67

54,0

10

6

NO3 , tính theo N

mg/L

0,38

16,66

-42,60


50

3-

7

Photphat (PO4 )

mg/L

4,15

0,15

96,38

10

8

S2-, tính theo H2S

mg/L

5,50

2,67

51,4


4,0

9

Dầu mỡ động thực vật

mg/L

5,05

2,35

53,5

20

10

Tổng coliforms

MPN/100ml

24 x 107

23

99,99

5000


11

Salmonella

VK/ 100ml

PHT

KPH

-

KPH

12

Shigella

VK/ 100ml

PHT

KPH

-

KPH

13


Vibrio Cholera

VK/ 100ml

PHT

KPH

-

KPH

Nước thải sau xử lý của bệnh viện Việt Đức có hầu hết các chỉ tiêu đạt tiêu
chuẩn thải ra môi trường QCVN 28:2010/BTNMT, cột B ngoại trừ chỉ số BOD5
58,5 mg/L. Nồng độ một số thông số cơ bản trong nước thải trước và sau xử lý so
với mức tiêu chuẩn cho phép được minh họa trong hình 3.4

13


Luận văn thạc sỹ cao học
Trước xử lý

Sau xử lý

QCVN 28:2010

Nồng độ (mg/L)


300
250
200
150
100

88,6 mg/L
67,4 %

58,5 mg/L
60,4 %

21 mg/L
71,2 %
9,67 mg/L
54 %

50
0
COD

BOD

SS

Amoni (N)

Thông số ô nhiễm

Hình 3.4. Nồng độ chỉ số ô nhiễm trong nước thải bệnh viện Việt Đức

Theo báo cáo Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (2011), chất lượng
nước thải tại điểm thải ra môi trường của 7 bệnh viện thuộc tuyến trung ương và 10
bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố. Thông số không đạt QCVN có tỷ lệ cao nhất là
amoni (trung bình 2 tuyến là 68,8%), rồi đến coliform (trung bình 2 tuyến 56,3%),
sunfua (trung bình 2 tuyến 50%).
So sánh hiệu quả xử lý nước thải của hai hệ thống xử lý nước thải tại hai
bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức
Hiệu suất xử lý đối với mỗi chỉ tiêu ở từng bệnh viện là khác nhau, được thể
hiện trong bảng 3.5 và hình 3.5 dưới đây:
Bảng 3.5. So sánh hiệu quả xử lý của hai hệ thống xử lý nước thải
Thông
số/Hiệu suất
xử lý (%)

COD BOD

SS

Amoni Nitrat Photphat Sunfua

Dầu
mỡ Coliforms
ĐTV

Bệnh viện Phụ
sản Hà Nội

52,9

55,0


5

4,78

76,78

32,13

91,09

88,43

99,61

Bệnh
viện
Việt Đức

67,4

60,4

71,2

54,0

-42,86

96,38


51,4

53,5

99,99

14


Luận văn thạc sỹ cao học

Hiệu suất xử lý (%)

BV Phụ sản HN

BV Việt Đức

100
80
60
40
20
0
-20
-40
-60
COD

BOD


SS

Amoni

Nitrat Photphat Sunfua

Dầu mỡ Coliforms
ĐT V

Các thông số nước thải

Hình 3.5. So sánh hiệu suất xử lý của hai hệ thống xử lý
Hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức đối với các
thông số hầu hết đều bằng và cao hơn so với hệ thống xử lý của bệnh viện Phụ sản
Hà Nội. Về mặt vi sinh, hiệu suất xử lý là tương đương nhau ở hai bệnh viện (99,61
và 99,99%), về mặt hóa học, hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý tại bệnh viện Phụ
sản Hà Nội và bệnh viện Việt Đức đối với COD lần lượt là 52,9% và 67,4%, BOD
là 55,0% và 60,4%, một số thông số khác có hiệu suất xử lý cao hơn hẳn, như chất
rắn lơ lửng, hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý tại bệnh viện Việt Đức đạt đến
71,2% hay amoni đạt hiệu suất xử lý hơn 50% trong khi của bệnh viện Phụ sản Hà
Nội chỉ là 5% đối với xử lý chất rắn lơ lửng và 4,78% đối với xử lý amoni. Tuy
nhiên, đối với các thông số như nitrat, sunfua hay dầu mỡ động thực vật thì hệ
thống xử lý của bệnh viện Phụ sản Hà Nội lại đạt hiệu quả cao hơn so với hệ thống
xử lý của bệnh viện Việt Đức.
Theo kết quả nghiên cứu của Từ Hải Bằng (2008), hiệu quả xử lý nước thải
đối với hoá học chưa cao, hiệu suất xử lý BOD của các hệ thống xử lý dao động từ
1,12 đến 73,54%, COD từ 0,5 đến 72,22%, amoni từ 1,57 đến 70,99%, chất rắn lơ
lửng từ 4,07 đến 99,10%. Về vi sinh, với các hệ thống có bộ phận khử trùng thì đạt
tiêu chuẩn thải. Các hệ thống xử lý không được khử trùng thì coliform cao gấp

nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.

15


Luận văn thạc sỹ cao học
Về các tiêu chí kỹ thuật khác, các linh kiện thiết bị hệ thống xử lý bao gồm
cả thiết bị sản xuất trong nước (vỏ thiết bị, thiết bị đệm, vật liệu sinh học, thiết bị
phân dòng, khuếch tán khí, đường ống phụ kiện, van khóa, hóa chất...) và các thiết
bị nước ngoài (các máy bơm bùn, bơm nước thải, hệ thống máy thổi khí, hệ thống
định lượng hóa chất, tủ điều khiển hệ thống). Các thiết bị nước ngoài chủ yếu nhập
từ các nước Ý, Nhật, Đài Loan. Với công suất thiết kế 900m3/ngày đêm, lưu lượng
thải thực tế 600m3/ngày đêm thì hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức có
khả năng đáp ứng khi lưu lượng nước thải tăng thêm trong khi hệ thống của bệnh
viện Phụ sản khó hiện điều này khi công suất thiết kế là 400 m3/ngày đêm và lưu
lượng thải thực tế đã là 350m3/ngày đêm.
3.2.3.2. Các tiêu chí về kinh tế
Bảng 3.6. Tổng hợp đánh giá chỉ tiêu kinh tế của hệ thống xử lý nước thải
TT

Hạng mục

I

Tổng chi phí xây dựng và lắp đặt HT

II

Công suất xử lý


Đơn vị

Bệnh viện Phụ
sản Hà Nội

Bệnh viện
Việt Đức

đ

2.000.000.000

7.000.000.000

m3

350

600

III Chi phí vận hành
1

Chi phí điện năng

đ/ngày

605.338

1.739.008


2

Chi phí hóa chất

đ/ngày

250.000

233.000

3

Chi phí nhân công

đ/ngày

500.000

400.000

4

Tổng chi phí cho một ngày vận hành (4)
= (1) +(2) +(3)

đ/ngày

1.355.338


2.372.008

5

Tổng chi phí vận hành cho 1 m3 NT
đ/m3 nước thải
(5)=(1) +(2)+ (3) + (4) / (II)

3.872

3.953

6

Tổng chi phí vận hành cho một tháng (30
ngày)(6) = (4) x 30

đ/tháng

40.660.151

71.160.226

7

Tổng chi phí vận hành cho một năm (12
tháng) (7) = (6) x 12

đ/năm


487.921.817

853.922.707

đ/năm

180.000.000

40.000.000

IV Chi phí bảo dưỡng

16


Luận văn thạc sỹ cao học
Từ bảng tổng hợp trên thấy rằng, chi phí vận hành xử lý 1m3 nước thải của
hai hệ thống xử lý tại hai bệnh viện Phụ sản Hà Nội và Việt Đức là tương đương
nhau, lần lượt là 3.872 đồng/m3 và 3.953 đồng/m3 nước thải, tuy nhiên trong chi phí
vận hành đó của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Việt Đức, chi phí cho điện năng
tiêu thụ là chủ yếu, gấp hơn 2 lần hệ thống xử lý của bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Về hóa chất tiêu thụ, chủ yếu là chất trợ lắng PAC và các hóa chất khử trùng
dễ mua, có nhiều trên thị trường Việt Nam. Hiện tại, chi phí cho hóa chất cho một
ngày tại hai hệ thống xử lý là xấp xỉ nhau nhưng trong khi hệ thống xử lý của bệnh
viện Việt Đức xử lý lượng nước thải cao hơn gấp rưỡi bệnh viện Phụ sản Hà Nội và
bệnh viện Phụ sản Hà Nội lại không sử dụng các chế phẩm vi sinh ngoài hóa chất
khử trùng và trợ lắng trong quá trình xử lý thì thực tế chi phí hóa chất xử lý 1m3
nước thải tại hệ thống xử lý của bệnh viện Phụ sản Hà Nội là cao hơn của hệ thống
xử lý của bệnh viện Việt Đức.
Chi phí đầu tư lắp đặt xây dựng hệ thống: Hệ thống xử lý nước thải của bệnh

viện Phụ sản Hà Nội với công suất 400m3/ngày đêm có chi phí xây dựng là 2 tỉ
đồng và hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện Việt Đức có công suất 900 m3/ngày
đêm có chi phí đầu tư gần 7 tỉ đồng. Với công suất thiết kế này, hệ thống xử lý nước
thải của bệnh viện Việt Đức có thể đáp ứng, đảm bảo vận hành được khi có sự thay
đổi lớn về lưu lượng cũng như nồng độ nước thải trong giai đoạn hiện nay cũng như
tương lai của bệnh viện, trong khi hệ thống xử lý của bệnh viện Phụ sản Hà Nội có
nguy cơ quá tải trong xử lý nước thải khi lượng nước thải thực tế đã gần với công
suất thiết kế và số bệnh nhân thì ngày càng tăng lên, tuy nhiên, với diện tích hiện có
của khu xử lý nước thải, khả năng ứng dụng, mở rộng, nâng cấp, tăng công suất là
tương đối dễ dàng.
Hệ thống thiết bị vận hành tương đối ổn định, linh kiện thay thế dễ dàng tìm
ở trong nước (trừ các máy bơm nước thải đặt ngầm hay các máy sục khí chìm phải
nhập). Mức phí bảo dưỡng hệ thống của bệnh viện Phụ sản Hà Nội là khá cao, trong
khi của bệnh viện Việt Đức lại thấp hơn nhiều.

17


Luận văn thạc sỹ cao học
Hệ thống xử lý nước thải tại hai bệnh viện hiện nay hoạt động theo chế độ
bán tự động, các khâu vẫn phải vận hành bằng tay gồm có pha hóa chất, bật tắt bơm
nước thải, bơm hút bùn về bể chứa bùn, do đó nên đưa về chế độ vận hành tự động
để công tác kiểm tra công tác vận hành thuận lợi hơn cũng như để giảm bớt khâu tác
động bởi sức lao động con người và đảm bảo hoạt động thường xuyên. Trong quá
trình vận hành sử dụng hệ thống xử lý nước thải, đội ngũ kỹ thuật trực tiếp vận hành
của hai hệ thống xử lý đều được đào tạo, hướng dẫn, tuy không phải là các cán bộ
chuyên trách, nhưng đã thực hành khá tốt, riêng bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cần
được tập huấn kỹ hơn nữa để công tác vận hành sử dụng hệ thống xử lý nước thải
ngày một tốt hơn.
3.2.3.3. Các tiêu chí về môi trường

Hệ thống thu gom và xử lý nước thải chủ yếu là ngầm và khép kín, các tác
động gây ô nhiễm thứ cấp đến môi trường như ồn, mùi là nhỏ.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội ở tất cả các hố thu, các bể đều có nắp đậy, thỉnh
thoảng thấy có mùi tuy nhiên mùi có thể do nhà chứa rác nằm áp ngay tường rào
khu xử lý nước thải.
Các giải pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố: Tủ điều khiển có lắp đặt
aptomat, mỗi máy có đèn vàng báo khi hoạt động quá tải. Các cán bộ kỹ thuật
thường xuyên kiểm tra hệ thống đường dây từ trạm biến áp đến các phụ tải.
3.2.3.4. Các tiêu chí về xã hội
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Phụ sản Hà Nội nằm trong khuôn viên
bệnh viện, chỉ có một mặt tiếp giáp với Đại sứ quán Nga, do đó dân cư xung quanh
khu vực xử lý nước thải không nhiều. Diện tích mặt bằng khu vực xây dựng hệ
thống xử lý nước thải của khoảng 300m2. Khu vực này rộng, thoáng, tuy nhiên từ
giữa năm 2011 do đáp ứng nhu cầu bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện
ngày càng đông, bệnh viện đã cải tạo, mở rộng thêm khu vực trông xe ô tô của bệnh
nhân đến sát bờ rào khu hệ thống xử lý nước thải cũng như dịch chuyển nhà chứa
rác thải của bệnh viện áp sát tường rào khu xử lý nước thải. Tuy không ảnh hưởng

18


Luận văn thạc sỹ cao học
đến diện tích khu xử lý nước thải nhưng cũng phần nào ảnh hưởng đến mỹ quan khu
vực này.
Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Việt Đức là công trình kết hợp cải
tạo và xây mới theo hướng tiết kiệm diện tích đất, tận dụng tối đa các công trình đã
có trong hệ thống xử lý như bể xử lý sơ bộ gồm 02 khối bể chìm sẵn có. Do đó, diện
tích khu vực xử lý khoảng hơn 150m2 với các thiết kế nhà điều hành, phòng pha hóa
chất, các bể xử lý đáp ứng khá tốt yêu cầu, mục đích của bệnh viện.
Nhìn chung, hai hệ thống xử lý nước thải được xây dựng và thiết kế khá phù

hợp với phối cảnh không gian. Các hệ thống này đưa vào sử dụng mà không bị ảnh
hưởng bởi các điều kiện khí hậu thời tiết vùng miền.
3.2.3.5. Lượng hóa các tiêu chí đánh giá
Căn cứ điều kiện thực tế của từng bệnh viện, số lượng các tiêu chí, thang
điểm và điểm số có thể thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp.
Bảng 3.7. Lượng hóa các tiêu chí đánh giá tính phù hợp của hệ thống xử lý nước thải
TT
I

Tiêu chí / Nội dung
Tiêu chí về mặt kỹ thuật

Điểm
tối đa

Bệnh viện
Phụ sản Hà Nội

Bệnh viện
Việt Đức

40

25

30

1

Mức độ tuân thủ các quy định về

xả thải (QCVN)

15

10

13

2

Hiệu quả của công nghệ (% loại
bỏ chất ô nhiễm)

4

2

3

3

Tuổi thọ, độ bền của công nghệ,
thiết bị

5

3

3


4

Tỷ lệ nội địa hóa của hệ thống
công nghệ, khả năng thay thế linh
kiện, thiết bị

5

3

3

5

Khả năng thích ứng khi tăng tải
trọng / lưu lượng nước thải

2

1

2

3

2

2

2


2

1

6
7

Mức độ hiện đại, tự động hóa của
công nghệ
Khả năng mở rộng, cải tiến modul
của công nghệ

19


Luận văn thạc sỹ cao học

TT

8
II

Tiêu chí / Nội dung
Thời gian tập huấn cho cán bộ
vận hành hệ thống nước thải cho
đến mức cán bộ vận hành thành
thạo
Tiêu chí về mặt kinh tế


Điểm
tối đa

Bệnh viện
Phụ sản Hà Nội

Bệnh viện
Việt Đức

4

2

3

28

21

20

9

Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết
bị

10

8


7

10

Chi phí vận hành (tính theo
VNĐ/m3 nước thải)

10

8

7

11

Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa
(thiết bị và nguyên liệu)

8

5

6

22

16

17


III Tiêu chí về mặt môi trường
12

Diện tích không gian sử dụng của
hệ thống, hiệu quả đất sử dụng

5

4

5

13

Nhu cầu sử dụng nguyên liệu và
năng lượng

6

4

4

14

Khả năng tái sử dụng, mức độ xử
lý chất thải thứ cấp

5


3

3

15

Mức độ rủi ro đối với môi trường
và giải pháp phòng ngừa, khắc
phục khi xảy ra sự cố kỹ thuật

6

5

5

10

8

7

IV Tiêu chí về mặt xã hội
16

Mức độ mỹ học và cảm quan của
hệ thống

5


4

3

17

Khả năng thích ứng với các điều
kiện vùng, miền

5

4

4

Tổng số

100

70

74

Đánh giá chung:
Phương pháp xử lý kết hợp xử lý hóa lý với xử lý sinh học hiếu khí và yếm
khí và khử trùng (theo công nghệ hợp khối) cho hệ thống xử lý nước thải tại hai
bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Việt Việt Đức là khá phù hợp. Các thiết bị

20



Luận văn thạc sỹ cao học
được chế tạo theo nguyên tắc modul, hợp khối, tự động, gọn nhẹ, phù hợp với điều
kiện lắp đặt và sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, với mỗi hệ thống xử lý nước thải
có những ưu, nhược điểm riêng.
Đối với bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Chi phí đầu tư vừa phải, chi phí vận
hành ở mức chấp nhận được 3.872 VNĐ/m3 nước thải. Chi phí điện năng tiêu thụ
cho hệ thống xử lý nước thải thấp (1.730 đồng/m3 nước thải). Tuy nhiên, việc
không bổ sung chế phẩm vi sinh trong quá trình vận hành làm giảm hiệu suất xử lý
các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học. Diện tích bể lắng lamen nhỏ, thời gian lưu
nước thải ít dẫn đến hiệu quả xử lý SS thấp. Hệ thống khử trùng không có bể tiếp
xúc vì thế các chỉ tiêu vi sinh trong nước thải sau xử lý sẽ khó đảm bảo duy trì đạt
được quy chuẩn. Về mặt vận hành, hệ thống được quản lý và vận hành kiêm nhiệm
bởi cán bộ kỹ thuật của bệnh viện. Tuy có được hướng dẫn, chuyển giao về vận
hành xử lý hệ thống nhưng vì thiếu chuyên môn về công nghệ xử lý nước thải nên
trong công tác vận hành vẫn còn hạn chế.
Đối với bệnh viện Việt Đức: Đạt hiệu quả xử lý cao đối với các chỉ tiêu quan
trọng của nước thải bệnh viện, trong đó hiệu quả xử lý coliform đạt 99,99%, SS,
COD đạt trên dưới 70%, BOD5 trên 60%, amoni hơn 50%. Tổ vận hành hệ thống
xử lý nước thải có cán bộ được đào tạo về chuyên ngành công nghệ môi trường.
Tuy nhiên, còn tồn tại một số nhược điểm sau: Bể thu khu xử lý 1 thể tích nhỏ quá,
dung tích hữu ích của bể 45,48m3 dẫn đến thời gian bơm cạn bể nhanh, do đó luôn
cần có người theo dõi trong quá trình bơm, nếu không có thể xảy ra sự cố cháy máy
bơm. Các máy bơm chìm hay bị trục trặc do rác quấn vào bơm. Chi phí đầu tư cho
xây lắp ban đầu cao (so với hệ thống xử lý của bệnh viện Phụ sản Hà Nội về
công suất và thời điểm xây dựng). Chi phí về điện cho vận hành xử lý nước thải
cũng khá cao (chiếm 73,3% tổng chi phí vận hành 1m3 nước thải).
3.3.

Một số đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động của HTXL nước thải

Về công tác quản lý:
Lựa chọn các nhà tư vấn hiểu biết và nghiêm túc về công nghệ và các yếu tố

liên quan, kể cả việc đào tạo đội ngũ các cán bộ vận hành hệ thống.

21


Luận văn thạc sỹ cao học
Lập kế hoạch ngân sách, định mức tài chính đầy đủ, trang trải những chi phí
định kỳ, thường xuyên (nhân công, mua phụ kiện, hóa chất tẩy trùng và điện nước)
liên quan tới hoạt động xử lý nước thải bệnh viện.
Quy định trách nhiệm rõ ràng của người đứng đầu cơ quan và các cá nhân
liên quan có nhiệm vụ giám sát hệ thống xử lý nước thải.
Về cơ chế phối hợp:
Có sự phối hợp giữa các ban ngành y tế và các bên tham gia quản lý nước
thải bệnh viện
Đơn vị thiết kế hệ thống xử lý, đơn vị thi công, đơn vị vận hành cần có sự phối
kết hợp với nhau.
Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra định kỳ quan trắc chất lượng
nước thải nhằm khắc phục kịp thời những sự cố trong quá trình vận hành.
Về công tác vận hành:
Thực hiện tốt việc phân tách thu gom nước thải.
Tuân thủ chế độ vận hành hệ thống xử lý nước thải, thực hiện nghiêm túc các
bước trong quy trình hướng dẫn vận hành như bổ sung các hóa chất phải theo đúng
liều lượng và giai đoạn theo yêu cầu.
Có kế hoạch kiểm tra định kỳ các thiết bị máy móc sau khi đưa vào vận hành
nhằm hạn chế và phát hiện kịp thời các sự cố xảy ra đảm bảo sự hoạt động liên tục
và ổn định của hệ thống.
Ngoài các giải pháp nêu trên, một số giải pháp cụ thể đối với bệnh viện Việt

Đức và bệnh viện Phụ sản Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống được
tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 3.8. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nước thải
Bệnh viện

Hạn chế

Bệnh viện
Việt Đức

Lưới chắn rác hiện
tại có kích thước lỗ
25x30mm

Giải pháp đề xuất

Mục đích

Hạn chế các rác nhỏ, rác
Bổ sung thêm một lưới
dây lọt qua quấn vào các
chắn rác mịn kích
bơm chìm gây tắc
thước lỗ 2,5x5mm
nghẽn, hỏng máy bơm

22


Luận văn thạc sỹ cao học

Bệnh viện

Hạn chế

Giải pháp đề xuất

Mục đích

Bể thu nước thải về
Thiết kế nắp đậy bể thu Hạn chế hiện tượng phát
khu xử lý 1 không
gom
tán mùi ra môi trường
có nắp đậy
Nước thải sau xử lý
chưa đạt tiêu chuẩn
thải ra môi trường
do các chỉ tiêu vượt
TCCP:

Bệnh viện
Phụ sản
Hà Nội

BOD, COD

Sử dụng bổ sung chế Tăng hiệu quả xử lý các
phẩm vi sinh (men xử chất hữu cơ dễ phân hủy
lý chất thải bệnh viện) sinh học


Amoni

Đảm bảo cung cấp đủ
Tăng công suất hệ
oxi, thực hiện quá trình
thống máy thổi khí cạn. nitrat
hóa,
chuyển
NH4NO2NO3

Hiện tại nước thải
trước khi thải ra
môi trường được
khử trùng bằng hóa
chất khử trùng
được bơm định
lượng vào đường
ống để hòa trộn với
nước thải, không
có thời gian tiếp
xúc giữa hóa chất
khử trùng và nước
thải

Tăng hiệu quả khử
Xây thêm bể tiếp xúc
trùng, xử lý triệt để vi
để có thời gian tiếp
sinh gây bệnh trong
xúc giữa Clo và nước

nước thải trước khi thải
thải
ra nguồn tiếp nhận

Tuy chỉ số coliform
đạt tiêu chuẩn
nhưng vẫn còn tồn
tại
các
nhóm
shigella và vibrio
chorela

Thay thế hóa chất khử
trùng đang sử dụng là
nước javen (7% clo)
bằng
canxi
hypochloride (nồng độ
clo hoạt động trong
canxihypochloride cao
hơn nước javen, khoảng
65% clo)

23

- Giảm chi phí hóa chất
trong hoạt động khử
trùng
- Dễ bảo quản, vận

chuyển.


Luận văn thạc sỹ cao học
3.4.

Kết quả áp dụng giải pháp đề xuất tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Chế phẩm vi sinh được sử dụng bổ sung là men xử lý nước thải bệnh viện DW

97-H (Digester of wastewater for hospital, 1997). Hiệu quả xử lý và chất lượng nước
thải trước và sau khi bổ sung chế phẩm vi sinh được minh họa trong bảng dưới.
Bảng 3.9. So sánh hiệu quả xử lý trước và sau khi bổ sung chế phẩm vi sinh
Trước bổ
sung men
DW 97-H
TT

Chỉ tiêu phân tích

Sau bổ sung
Sau bổ sung
men DW 97-H men DW 97-H
lần 1
lần 2

QCVN
28:2010/

Nồng
độ sau

xử lý
(mg/L)

Hiệu
suất
(%)

Nồng
độ sau
xử lý
(mg/L)

Hiệu
suất
(%)

Nồng
độ sau
xử lý
(mg/L)

Hiệu
suất
(%)

BTNMT

cột B

1


COD

163

52,9

112

54,8

84,5

76,1

100

2

BOD5

112

55,0

72

57,1

55,9


72,4

50

3

Chất rắn lơ lửng (SS)

47,5

5

42

6,7

19,7

73,3

100

Sau khi áp dụng đề xuất với 2 lần bổ sung chế phẩm vi sinh thấy rằng hiệu
suất xử lý đã tăng lên, hiệu suất xử lý trước và sau khi bổ sung men xử lý vi sinh đối
với COD tăng từ 52,9 đến 76,1%, BOD từ 55 đến 72,4%. Hiệu suất xử lý đối với SS
cũng tăng lên đáng kể, từ 5 lên đến 73,3%. Nồng độ COD trong nước thải ra môi
trường đã đạt được yêu cầu theo QCVN 28:2010/BTNMT, cột B với nồng độ là
84,5 mg/L và nồng độ BOD đã giảm rất đáng kể, chỉ còn 55,9 mg/L.
Về chi phí khi sử dụng bổ sung men xử lý vi sinh: Khi đi vào hoạt động ổn

định, men xử lý DW 97-H được sử dụng với hàm lượng 2g/m3 và tiến hành bổ sung
hàng ngày. Tổng chi phí xử lý 1m3 nước thải là 4.289 đồng (trước bổ sung men xử
lý nước thải bệnh viện là 3.872 đồng). Các loại chế phẩm vi sinh này đều có nhiều,
dễ tìm mua trên thị trường Việt Nam.
DW 97-H được chứng minh hoàn toàn vô hại đối với con người, vật nuôi và
cây trồng, không ảnh hưởng gì đến chất lượng, độ bền của thiết bị công nghệ, cũng
như môi trường hay cộng đồng dân cư.

24


×