Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Quy Hoạch Rừng Trồng Cây Bản Địa Tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên Năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.92 KB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

QUY HOẠCH RỪNG TRỒNG CÂY BẢN ĐỊA TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN NĂM 2012

Mã số: T2012 - 61

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đặng Thị Thu Hà

THÁI NGUYÊN – NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

QUY HOẠCH RỪNG TRỒNG CÂY BẢN ĐỊA TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN NĂM 2012

Mã số: T 2012 - 61

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài
(ký, họ tên, đóng dấu)


Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)

ThS. Đặng Thị Thu Hà

THÁI NGUYÊN – NĂM 2013
2


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................ 3
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 6
1.2. Mục tiêu: .................................................................................................... 7
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................... 8
2.1. Cơ sở khoa học quy hoạch sử dụng đất ................................................... 8
2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới. ......................................... 8
2.3. Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam:..................................... 13
2.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ........................... 18
2.4.1. Vị trí điạ lý ........................................................................................ 18
2.4.2. Điạ hình ............................................................................................. 19
2.4.3. Khí hậu, thuỷ văn .............................................................................. 19
2.4.4. Thổ nhưỡng ....................................................................................... 19
2.4.5. Về thực vật ........................................................................................ 19
2.4.6. Kinh tế - xã hôị khu vực nghiên cứu ................................................. 19
CHUƠNG 3. ĐỐI TƯỢNG, ĐIẠ ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 21
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 21
3.2. Điạ điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 21
3.2.1. Địa điểm ............................................................................................ 21

3.2.2 Thơì gian tiến hành ............................................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 21
3.4.1. Công tác ngoại nghiệp………………………………………………18
3.4.2. Công tác nôị nghiệp…………………………………………………19
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ..................................... 23
4. 1. Kết quả xác định vị trí và khoanh vẽ hiện trạng đồi thực vật khoa Lâm
Nghiệp ............................................................................................................. 23
4.2. Đánh giá hiện trạng tài nguyên khu vực nghiên cứu ............................... 23
4.3. Lập phương án quy hoạch trồng rừng cây bản địa……………………...21
4.3.1. Những căn cứ lập phương án thiết kế trồng rừng cây bản địa .......... 24
4.3.2.Phương án quy hoạch sử dụng đất ..................................................... 24
4.3.3. Lập kế hoạch và tiến độ thực hiện .................................................... 26
4.3.3. Đề xuất một số giải pháp thực hiện phương án trồng rừng .............. 26
4.3.4. Dự kiến hiệu quả của phương án ...................................................... 30
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ...................................... 31
5.1. Kết luận .................................................................................................... 31
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 32
5.3. Kiến nghị .................................................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 33
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT.............................................................................. 33
II. TÀI LIỆU DỊCH ......................................................................................... 34
PHỤ LỤC 01 ....................................................................................................... 35


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: “Quy hoạch rừng trồng cây bản địa tại trường đại học Nông
Lâm Thái Nguyên năm 2012”.
Mã số: T 2012 - 61

Chủ nhiệm đề tài: Đặng Thị Thu Hà
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Khoa Lâm nghiệp
Thời gian thực hiện: Tháng 4 năm 2012 đến tháng 03 năm 2013
1. Mục tiêu
- Quy hoạch xây dựng mô hình về bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học các loài
cây bản địa lâm nghiệp.
- Quy hoạch rừng trồng cây bản địa tại Trường nhằm góp phần nghiên cứu, đào
tạo kiến thức thực tế, kỹ thuật nghề nghiệp về các hoạt động sản xuất lâm nghiệp
cho sinh viên và giáo viên của nhà trường.
2. Nội dung chính
- Xác định ranh giới hành chính của vùng quy hoạch.
- Đánh giá hiện trạng tài nguyên, lập bản đồ hiện trạng.
- Xây dựng phương án quy hoạch rừng trồng cây bản địa tại trường đại học
Nông Lâm Thái Nguyên.
3. Kết quả chính đạt được
Kết quả điều tra hiện trạng khu vực nghiên cứu với tổng diện tích khu quy
rừng bản địa là 5.400m2 phân làm 2 lô.
Khu vực đất lô 1 với diện tích là 2000 m2 giáp ranh với hệ thống đường
cao tốc (cụ thể là hành lang mốc lộ giới đường QL3) nên chuyển sang trồng
rừng hỗn loài giữa Keo và Bạch đàn. Mật độ 1400 cây – 1600cây/ha, với diện
tích quy hoạch trên cần trồng từ 280 cây – 320 cây.
Diện tích lô 2 với S = 3400m2 là đồi ở trạng thái Ib chuyển sang trồng cây
bản địa. Mật độ 500 cây – 560cây/ha, với diện tích quy hoạch trên cần trồng từ
170 cây – 190 cây. Dự kiến thời gian tiến độ trồng từ năm 2013 đến tháng 12/
2014.
Nguồn giống cây được huy động từ Trung tâm miền núi lâm nghiệp;
Vườn ươm khoa lâm nghiệp; Thu thập cây tiêu bản từ sinh viên cuả khoa sau khi
đi thực tập nghề nghiệp môn cây rừng. Nguồn nhân lực trồng và chăm sóc được
huy động từ sinh viên cuả khoa Lâm nghiêp.

Phương án quy hoạch được thực hiện sẽ góp phần bảo tồn nguồn gen, đa
dạng sinh học các loài cây bản địa lâm nghiệp của khoa và nhà trường, phục vụ
nghiên cứu và giảng dạy, học tập của sinh viên.

3


Summary
Project title: “Planning the native forest stands in Thai Nguyen University
of Agriculture and Forestry”
Research code: T2012-61
Name: Dang Thi Thu Ha
Hosted Organisation: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
Co-Organisation: Faculty of Forestry
Time: From April, 2012 to March, 2013
1. Objectives:
- Modelling the gene conservation techniques and bio-diversity conservation
for native forest trees.
- Planning the native forest stands for researching, educating practical
knowledge in forest operations for lecturers and students of Thai Nguyen
University of Agriculture and forestry.
2. Specific contents:
- Specifying the boundaries of planning sites.
- Assessing the natural resources status and mapping.
- Setting up the plan for native forest stands at Thai Nguyen University of
Agriculture and Forestry.
3. Results:
The inspection of the study site is about 5.400m2 of native forests which
was divided into two plots.
While the remaining area (plot 1=2000m2) was converted into Acacia and

Eucalyptus plantations due to located nearby the highway.The standard density
is about 1400 to 1600 stems per ha, and then it is estimated the suggested
density for this scheme is about 280 to 320 stems .
The plot 2 (3.400m2) which is occupied by Ib forest status was changed
into native forest plantations. The standard density is about 500 to 560 stems per
ha, and then it is estimated the suggested density for this scheme is about 170 to
190 stems. The estimated time for the study is from 2013 to December, 2014.
The resources were mobilized from the Northern Mountainous Forestry
Research Centre, Forest nursery, and the collected specimens of students. The
human resources for planting and caring came from Faculty of Forestry.
The conducted project will help to preserve the gene resources and the
bio-diversity of native forest species of our Faculty and School, as well as to
promote our research and education.

4


Danh môc c¸c tõ viÕt t¾t

• SD§: Sö dông ®Êt
• FAO: Tæ chøc n«ng lư¬ng Liªn Hîp Quèc
• UBND: ñy ban nh©n d©n
• NLN: N«ng l©m nghiÖp
• QL3: Quốc lộ 3
• §KTN: §iÒu kiÖn t ù nhiªn

5


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt. Đối với
mỗi quốc gia trên thế giới đất đai là tài nguyên vô cùng quan trọng, không thể
thiếu và thay thế được của sản xuất nông lâm nghiệp, là thành phần quan trọng
hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố của khu dân cư, xây dựng các
lãnh thổ kinh tế, văn hóa – xã hội và an ninh quốc phòng… Do vậy việc sử dụng
hợp lý và có hiệu quả bảo vệ đất đai và môi trường sống là một nhiệm vụ mang
tính chiến lược của mỗi quốc gia.
Trong tổng diện tích đất tự nhiên của nước ta, đất đồi núi chiếm 3/4 và
gần 60% là đất lâm nghiệp. Mặc dù diện tích đất sử dụng và mục đích đất lâm
nghiệp lớn nhưng tỷ lệ thu nhập từ ngành so với tổng thu nhập quốc dân lại
không đáng kể. Hiện nay diện tích đất lâm nghiệp chưa sử dụng triệt để hoặc sử
dụng có hiệu quả rất thấp. Người dân sống trên địa bàn miền núi vẫn áp dụng
những kỹ thuật canh tác lạc hậu, nguồn vốn và suy thoái nguồn tài nguyên đất
vẫn diễn ra không chỉ riêng ở nước ta mà cả trên thế giới. Sản xuất dựa trên sự
bóc lột tài nguyên đất là chính. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng đó chủ yếu
là do chưa có chính sách đồng bộ và thỏa đáng để hỗ trợ nguồn vốn, phổ biến
những khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đây là một thực trạng phổ biến, là nguyên
nhân của đói nghèo, của thực trạng phá rừng ngay ở cả những nước đã phát
triển khác. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như: các quá trình rửa trôi, bạc
mầu, quá trình chua, mặn hóa và việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất canh tác
sang mục định sử dụng khác cũng đã làm giảm đáng kể diện tích rừng tự nhiên
nước ta suy giảm về số lượng, chất lượng, đồng nghĩa với việc các loài cây bản
địa cũng có nguy cơ tuyệt chủng, dẫn đến khả năng bảo vệ môi trường, bảo tồn
nguồn gen… của rừng giảm. Để có được cơ sở khoa học cho việc phục hồi rừng
bằng các loài cây bản địa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và những nơi tương tự
cần có những nghiên cứu cụ thể. Mặt khác với diện tích đất đồi của Trường Đại
học Nông Lâm còn khá lớn và khoa Lâm Nghiệp thuộc Đại học Nông Lâm Thái
6



Nguyên là một trong những khoa hàng năm có số lượng sinh viên theo học đứng
thứ 3 trong trường. Trong điệu kiện hiện nay của Nhà trường số kinh phí phục
vụ cho học tập ngoài thực tế còn hạn hẹp. Do đó cần có rừng mẫu tiêu bản phục
vụ lâu dài cho dạy và học, nhằm giảm chi phí và nâng cao chất lượng đào tạo.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đề xuất đề tài: Quy hoạch rừng trồng cây bản
địa tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên năm 2012”
1.2. Mục tiêu
- Quy hoạch xây dựng mô hình về bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học các
loài cây bản địa lâm nghiệp.
- Quy hoạch rừng trồng cây bản địa tại Trường nhằm góp phần nghiên cứu,
đào tạo kiến thức thực tế, kỹ thuật nghề nghiệp về các hoạt động sản xuất lâm
nghiệp cho sinh viên và giáo viên của nhà trường.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả của đề tài là cơ sở để đề xuất phương án xây dựng mô hình đồi
cây bản địa cho khoa và nhà trường
Đề tài thực hiện giúp chúng ta đi sâu vào công tác bảo tồn tính đa dạng
các loài cây bản điạ lâm nghiệp, nhằm cung cấp địa bàn nghiên cho công tác
gây trồng loài cây các loài cây bản địa và nơi thực tập nghề nghiệp môn Cây
rừng cho sinh viên cuả khoa Lâm nghiệp

7


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học quy hoạch sử dụng đất
Quan điểm quản lý, sử dụng đất đai và tài nguyên hiện nay đều dựa trên
cơ sở bảo đảm sự phát triển bền vững, đó là: “ sự phát triển nhằm thỏa mãn
nhu cầu cuả thế hiện tại mà không tổn hại đến khả năng phát triển để thoả

manx nhu cầu cuả thế hệ tương lai”. [1].
Quy hoạch sử dụng đất bao gồm việc lập kế hoạch và quản lý kế hoạch
đó; lập kế hoạch là việc điêù tra khảo sát và phân tích tình hình hiện tại và xác
định nhu cầu tương lai để lập kế hoạch hành động nhằm đáp ứng các nhu cầu
đó; quản lý là thiết lập các giaỉ pháp để thực thi các hoạt động. Quy hoạch sử
dụng đất là cơ sở, căn cứ để quy hoạch tổ chức các biện pháp kinh doanh, quản
lý và sử dụng đất đai, phát triển sản xuất nông lâm nghiêp. Quy hoạch sử
dụng, theo nội dung sản xuất kinh doanh, theo đơn vị sử dụng ( Bảo Huy và cs,
10/2002)[1].
Trong hoạt động quản lý đất đai, công tác quy hoạch sử dụng đất là hết sức
quan trọng vì nếu quy hoạch chúng ta mới bảo vệ và khôi phục được đất, nắm
rõ từng loại đất, từng vị trí khác nhau để có thể đầu tư vào đất một cách có
hiệu quả và là cơ sở quản lý sử dụng đất theo một trình tự nhất định.
2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới
Châu Âu là những nước đi tiên phong trong lĩnh vực xây dựng cơ sở lý
luận của ngành quản lý đất đai một cách tương đối hoàn chỉnh và cho đến nay
ngày càng có sự tiến bộ.
Vào thế kỷ XVIII quy hoạch đô thị phát triển mạnh ở Châu Âu “ Lý luận
về khu công nghiệp ” của Tohan Thueuen năm 1862 đánh dấu mốc lịch sử về
nội dung canh tác diện tích đất nông nghiệp tại Đức [15] . Thế kỷ XIX trên thế
mô hình sử dụng đất đai đầu tiên là du canh, chính là hệ thống duản xuất nông –
lâm nghiệp trong đó đất được phát quang để canh tác trong một thời gian ngắn

8


hơn thời gian bỏ hoang hóa ( Conklin. 1957 )[15] . Theo Golimam (1969) hoạt
động sản xuất nông nghiệp đã có từ ngàn năm trước công nguyên .
- Năm 1992 tổ chức nông lương thế giới (PAO)đã thống nhất quy hoạch
đất đai nhằm sử dụng một cách hiệu quả và bền vững để đáp ứng tốt các yêu cầu

hiện tại, đảm bảo cho tương lai và chú trọng đến môi trường, hiệu quả kinh tế.
Phương pháp quy hoạch sử dụng đất đai được chia làm 04 mức đó là: Cấp quốc
gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Các phương pháp này được áp dụng vào từng
quốc gia và có sự chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của các quốc
gia đó.
Hiện nay trên thế giới còn gần 4 tỷ ha rừng, tập trung ở một số nước như:
Brazil, Canađa, Trung Quốc, Nga và Mỹ. Canh tác nông lâm nghiệp trên thế
giới không tránh khỏi gặp khó khăn do nạn xói mòn và thoái hoá đất. Hàng năm
có khoảng 12 tỷ tấn đất bị cuốn trôi ra sông, ra biển, sự suy giảm diện tích
không những gây ảnh hưởng đến tài nguyên đất, diện tích canh tác, giảm năng
xuất cây trồng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế của người
dân nhiều quốc gia trên thế giới. Trước đây diện tích rừng trên thế giới có tới
17,6 tỷ ha, chiếm 31,7% lục địa, thì hiện nay diện tích rừng còn lại gần 4 tỷ ha,
ước tính mỗi năm bị thu hẹp khoảng 7,3 triệu ha, tuy đã giảm nhiều so với trước
kia nhưng diện tích rừng mất đi hàng năm vẫn còn quá cao, trong khi đó diện
tích rừng trồng hàng năm chỉ bằng 1/10 diện tích rừng đã mất đi. Riêng ở Châu
Á Thái Bình Dương trong thời gian từ năm 1976 - 1980 đã mất 9 triệu ha, cũng
trong thời gian này Châu Phi mất 37 triệu ha, Châu Mỹ mất 18,4 triệu ha. Dân
số thế giới hiện nay có khoảng trên 7 tỷ người. Vì vậy sức ép của dân số thế giới
lên diện tích đất lâm nghiệp là rất lớn theo tài liệu của FAO (Food Agricuture
oganrizition) thì thế giới đang sử dụng 1,47 tỷ ha để sản xuất nông nghiệp trong
đó có độ dốc là 973 triệu ha chiếm 65,9%. Chương trình môi trường liên hợp
quốc (UNEP) cho biết trong 5 năm qua tốc độ phá rừng tăng nhanh, nhất là các
nước Đông Nam Á, đe doạ môi trường sống của con người, cũng như sự tồn tại
của nhiều loài động thực vật. Châu á nơi có độ che phủ thấp nhất và bình quân
ha rừng trên đầu người thấp nhất, hàng năm hàng triệu người đang phải đối mặt
9


với tình trạng sa mạc hoá và đất đai suy thái trầm trọng. Theo FAO (1980) thông

báo, tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên toàn thế giới với loại hình quảng
canh và du canh du cư, chiếm 45%, tỷ lệ này quá lớn đã làm hạn chế việc khai
thác tiềm năng đất đai. Quản lý rừng một cách lâu dài bền vững. Theo FAO, một
trong những biện pháp cần tập trung là thành lập các đối tác liên khu và xuyên
quốc gia trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
Để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người về các sản phẩm nông lâm
nghiệp, chúng ta cần tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích canh tác, biết sử
dụng đúng tiềm năng của đất, lựa chọn cây trồng phù hợp và sử dụng có hiệu quả.
Theo FAO (2007) cho biết những năm đầu thế kỷ 21, nạn cháy rừng đang
có nguy cơ tăng mạnh, với phạm vi toàn cầu, làm cho hàng trăm triệu ha rừng bị
tàn phá, gây thiệt hại hàng tỷ USD, nguyên nhân chủ yếu của các vụ cháy là do
con người gây ra. Gần đây, FAO đã đánh giá cao nỗ lực của các nước Châu á
Thái Bình Dương trong việc cải cách các điều luật liên quan đến rừng, đặc biệt
là chính sách đất giao rừng cho các hộ gia đình và các tổ chức xã hội, các chính
sách này đã thực hiện cam kết bảo vệ và phát triển bền vững rừng và đất rừng.
Trên thế giới, khoa học về nghiên cứu phát triển rừng đã có từ lâu nhưng
chưa chú trọng giải quyết đến vấn đề chính, để quản lý bảo vệ rừng và đất rừng.
Là những người dân sống cạnh rừng và trong rừng chưa được trú trọng quan tâm
mà chỉ chú trọng tới việc khai thác lâm sản; sau những thất bại, người ta đã chú
ý đến quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia của người dân địa phương.
Đã xuất hiện các công trình nghiên cứu về phương pháp tiếp cận người
dân trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai hợp lý.
Theo Robert Chambers (1985) có các cách tiếp cận sau:
Tiếp cận Sondeo của Peetr Hiđbran (1981).
Tiếp cận "nông thôn - trở lại - nông thôn" của Robert Rhoades (1982)
Tiếp cận chuẩn đoán và thiết kế của ICRAS (Rainee).
Công trình nông nghiệp quốc tế - bản phân tích phân vùng các hệ thống
canh tác của trường Đại học comcl (Grarrell và cộng sự 1987).

10



Cơ sở khoa học của phương pháp tiếp cận này là cùng nông dân tham gia
và người dân làm chủ, thiết kế các biện pháp trồng cây nông nghiệp, lâm nghiệp,
cải tạo đồng cỏ chăn nuôi.
FAO (1990) đã xuất bản cuốn sách hệ thống canh tác, trong cuốn sách này
đã nêu lên một số phương pháp tiếp cận mới trong sử dụng đất, phương pháp có
sự tham gia của người dân, trong việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên
nhiên, đây là biện pháp thu hút người dân vào lĩnh vực quản lý và sử dụng đất
hợp lý và lâu bền nhất.[14]
Năm 1967 và 1969, FAO đã quan tâm đến phát triển nông, lâm kết hợp và
đi đến một sự thống nhất đúng đắn “Áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp là
phương thức tốt nhất, để sử dụng rừng nhiệt đới một cách hợp lý, tổng hợp,
nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm và sử dụng lao động dư thừa
đồng thời thiết lập cân bằng môi trường sinh thái”.[13]
Tháng 5/1990, hội thảo quốc tế về nông lâm kết hợp ở Châu á Thái Bình
Dương gồm 12 thành viên tham gia trong đó có Việt Nam, được tổ chức tại
Băng Cốc – Thái Lan. Hội nghị đã đưa ra một nguyên nhân quan trọng là: Vùng
Châu á Thái Bình Dương có dân số chiếm tới 69% dân số thế giới, do mâu thuẫn
giữa dân số và đất đai canh tác, mà hàng năm lại có khoảng 2 triệu ha rừng bị
tàn phá, nên cần có những biện pháp và phát triển nông lâm kết hợp.
Một trong những phương thức sử dụng đất có hiệu quả nhất đã được trung tâm
đời sống nông thôn Bapstit Midanao Philippin tổng kết là mô hình SALT
(Sloping Agriculture Land Technology) , phát triển hoàn thiện từ năm 1970 cho
đến nay .( Nguyễn Xuân Quát, 1996) [4]
- Mô hình SALT 1 (Sloping Agriculture Land Technology): kỹ thuật canh
tác nông nghiệp đất dốc. Đây là mô hình sử dụng đất tổng hợp đơn giản dựa
trên cơ sở phối hợp tốt các biện pháp bảo vệ đất với sản xuất lương thực. Cơ
cấu cây trồng được sử dụng để đảm bảo sự ổn định và có hiệu quả nhất với
thành phần là 25% cây lâm nghiệp, 75% cây nông nghiệp. Trong cây nông

nghiệp thì có 50% là cây hàng năm và 25 % là cây lâu năm.

11


- Mô hình SALT 2 (Sloping Agro Livestock Technology) kỹ thuật nông
lâm súc kết hợp đơn giản. Đây là mô hình sử dụng đất tổng hợp dưạ trên cơ sở
phát triển mô hình SALT 1, với thành phần là 20% cây lâm nghiệp, 40% cây
nông nghiệp, 20% giành cho chăn nuôi, 20% giành cho làm nhà và chuồng trại.
- Mô hình SALT 3 (Sustainable – Agro – Forest technology): kỹ thuật
canh tác nông lâm kết hợp bền vững. Đây là mô hình sử dụng đất tổng hợp dưạ
trên cơ sở kết hợp trồng rừng quy mô nhỏ với sản xuất lương thực, thực phẩm.
Cơ cấu sử dụng đất thích hợp ở mô hình này với thành phần 40% đất nông
nghiệp, 60% đất lâm nghiệp.
- Mô hình SALT 4 (Small Agro fruit like lihood technology): kỹ thuật sản
xuất nông nghiệp với cây ăn quả quy mô nhỏ. Đây là mô hình sử dụng đất tổng
hợp được xây dựng trên cơ sở hoàn thiện những mô hình nói trên. Cơ cấu sử
dụng đất thích hợp với thành phần 60% đất lâm nghiệp, 15 đất nông nghiệp,
25% cây ăn quả.
Ngoài ra ở mỗi vùng, mỗi quốc gia còn đề xuất những mô hình riêng phù
hợp với những điều kiện cụ thể cuả từng nơi, một số phương thức sử dụng được
biết đến nhiều trên thế giới:
Tại Ấn Độ, hình thức phổ biến điển hình nhất là những sự kết hợp thích
hợp giữa quản lý từ Chính phủ và những cá nhân hay nhóm điển hình, thông qua
những hình thức hết sức đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, có 2 hình thức chính
là hình thức rừng cộng quản và rừng cộng quản có sự tham gia. Sự thay đổi
chính sách, chiến lược của chính phủ ấn Độ, về quản lý rừng và tài nguyên thiên
nhiên, là coi trọng những nhu cầu cơ bản của người dân sống cạnh rừng, vai trò
của họ trong việc bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên.
Tại Thái Lan, để sử dụng rừng và đất rừng có hiệu quả, nhà nước đã có

chủ trương phát triển theo mô hình nông, lâm kết hợp, kết quả đã thành công
trong các nông trường trồng ngô, dứa, khoai... tạo ra các rừng hỗn giao gồm
nhiều tầng: rừng + cỏ, rừng + cây họ đậu...[4].
Tại Indonesia, các nghiên cứu về lâm nghiệp xã hội do FAO và các trường
Đại học Gadiah Mada và đại học Wageningen đã làm rõ những thay đổi của chính
12


phủ, nhằm hỗ trợ giải pháp lâm nghiệp xã hội, thông qua việc vận dụng những kinh
nghiệm của các nước khác vào thử nghiệm thực tế ở đất nước mình. Nghiên cứu và
đào tạo có sự tham gia rất được coi trọng tại Indonesia. Tại đây, trên đất dốc nhỏ hơn
200 được trồng cây hàng năm với các giải pháp chống sói mòn như đắp bờ, trồng cây
theo đường đồng mức, trồng bằng phân xanh trên đất dốc từ 20 – 300, trồng cây lâu
năm và cây ăn quả.
Còn nhiều phương pháp quản lý rừng và đất rừng mang lại hiệu quả cao,
đã được các nước như: Nepal, Trung Quốc, Philippin... áp dụng thành công.
Điều đó chứng tỏ việc sử dụng hợp lý đất lâm nghiệp là rất cần thiết và đã
được rất nhiều nước, các tổ chức trên thế giới quan tâm chú ý đến.
2.3. Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam
- Đất đai là nguồn tài nguyên, tư liệu sản xuất quý giá và đặc biệt là thành
phần không thể thiếu trong môi trường sống, nơi con người thực hiện cư trú và
xây dựng các công trình hạ tầng và là nơi để phát triển kinh tế – xã hội và thế
trận an ninh quốc phòng.
- Ở nước ta vào các thời kỳ khác nhau thì đất đai thuộc sở hữu của các chủ
thể khác nhau do vậy việc quy hoạch sử dụng đất đai cũng khác nhau.
+ Thời phong kiến đất đai trong tay các địa chủ, quan lại.
+ Thời Pháp thuộc việc quy hoạch được thực hiện bởi các nhà khoa học
Pháp.
+ Từ năm 1995 – 1975 công tác điều tra phân loại đất ở miền bắc đã có
hệ thống.

+ Sau năm 1975 các số liệu nghiên cứu về phân loại đất được thống nhất
và làm cơ sở cho việc thực hiện kế hoạch dài, trung và ngắn hạn qua từng giai
đoạn phát triển kinh tế xã hội.
Ở Việt Nam, từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Đảng ta đã có nhiều
chủ trương, chính sách đúng đắn, sáng tạo trong việc giành lấy chính quyền từ
tay thực dân Pháp, xây dựng bộ maý Nhà nước ở các cấp, có hệ thống pháp luật
mơí là cơ sở pháp lý trong việc thực hiện quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh
13


vực cuả đời sống kinh tế - chính trị - xã hội cuả đất nước trong đó có lĩnh vực
quản lý sử dụng đất.
Luật đất đai 1993 được quốc hội khoá IX thông qua ngày 14/07/1993 và
có hiệu lực ngày 15/10/1993.[5]. Đây là một pháp luật quan trọng thể hiện chính
sách lớn của Đảng và nhà nước về đất đai, cụ thể hoá điều 17, 18 Hiến Pháp
năm 1992 nước CHXHCN Việt Nam, thể chế hoá đường lối cơ bản của Đảng.
Các qui định về chế độ sử dụng đất của luật đất đai 1993 đã bổ sung và điều
chỉnh cho phù hợp với Hiến pháp 1992, cụ thể:
- Để đảm bảo phát triển trong thế ổn định, Luật quy định: người đang sử dụng
đất ôn định, hợp pháp, không tranh chấp thì được nhà nước xác nhận và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất ( Sổ đỏ); Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại
đất đai cho người khác sử dụng. Đồng thời Nhà nước có chính sách bảo đảm cho
người làm nông nghiệp, lâm nghiệp có đất sản xuất (Điều 3)
- Nhà nước bảo hộ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Hộ gia
đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất theo qui định của Pháp luật ( Điều 3).
- Nhà nước khuyến khích người dân sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền
vốn và áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật nhằm sử dụng đất có hiệu quả (
Điều 5) Đồng thời nhà nước nghiêm cấm việc lấn chiếm đất đai, chuyển quyền
sử dụng đất trái phép, sử dụng không đúng mục đích, hủy hoại đất ( Điều 6).

-Luật đất đai 1993, các chủ thể sử dụng đất được xác định gồm: Tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân.
- Giao đất để sử dụng lâu dài. Đồng thời phát dinh thêm hình thức “ Nhà nước
cho thuê đất” mà đối tượng được thuê là tổ chức, hộ gia đình, kể cả tổ chức, cá
nhân nước ngoài.
Như vậy, Luật đất đai 1993 đặt nền móng cho việc hình thành 2 quĩ đất:
Quĩ đất giao và quĩ đất cho thuê; trong đó quĩ đất giao là cơ bản nhằm điều
chỉnh các quan hệ đất đai phù hợp với từng thời kỳ, khuyến khích việc huy
động vốn trong nước và gọi vốn đầu tư nước ngoài. Luật đất đai 1993, lần đầu
tiên người sử dụng đất được Luật qui định có 5 quyền: chuyển đổi, chuyển
14


nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất theo qui định của pháp
luật; song ứng với từng loại đất, từng đối tượng sử dụng đất thì việc hưởng các
quyền lợi có khác nhau. Đây cũng là lần đầu tiên, trong luật đất đai năm 1993,
Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu
tiền giao đất và cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao, bồi thường thiệt hại về
đất khi thu hồi. Chính phủ qui định khung giá các loại đất đối với từng vùng và
theo từng thời gian ( Điều 12).
Luật đất đai 1993 đã được điều chỉnh bổ sung nhiều lần ( 1998, 2001, 2003) để
hoàn thiện đáp ứng với thực tiễn sản xuất và sử dụng cũng như đáp ứng với xu
hướng phát triển hiện nay và tương lai của nền kinh tế và đảm bảo môi trường
môi sinh.
Luật đất đai mới được quốc hội thông qua ( 2003) tiếp thục khẳng định sở hữu
đất đai” Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu . Nhà
nước quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất” ( Điều 5). Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân
về đất đai và thồng nhất quản lý nhà nước về đất đai ( Điều 7). Nguồn sử dụng
đất cũng đã tiếp tục khẳng định và bổ sung trong luật đất đai 2003: các tổ chức

trong nước, hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo,
tổ chức nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài ( Điều 9). Người
sử dụng đất được cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất. Quyền của người sử
dụng đất cũng được bổ sung thêm: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho
thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền thế chấp, bảo lãnh, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền được bồi thường khi nhừ nước thu hồi đất.
Để thực hiện việc giao đất lâm nghiệp nhằm sử dụng hiệu quả theo định nhướng
phát triển bền vững theo luật đất đai 1993, Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị
định và các văn bản dưới luật khác hoặc trực tiếp hoặc có liên quan tới chủ
trương giao đất lâm nghiệp.
Những văn bản pháp quy dưới luật của chính phủ và các bộ ngành về giao đất –
nghị định 01- CP ngày 04/01/1995 về giao khoản sử dụng đất vào mục đích sản
xuất nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
15


- Quyết định 245/1998/QĐ – TTG về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước
của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.
- Thông tư liên tịch số 1442/1999/TTLT/TCĐC – BTC của tổng cục địc chính
và bộ tài chính về hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo chỉ
thị số 18/1999/CT-TTG ngày 01/07/1999 của Thủ tướng chính phủ.
- NGhị định 163/1999/NĐ- CP ngày 16/11/1999 của thủ tướng chính phủ về
giao đất , cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng
ổn định, lâu dài vào mục đích Lâm nghiệp
- Thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC ngày 06/06/2000 của bộ
nông nghiệp PTNT và tổng cục Địa chính về hướng dẫn giao đất, cho thuê đất
và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
- Nghị định số 38/2000/NĐ-CP ngày 23/8/2000 của chính phủ về thu tiền sử
dụng đất
- Nghị định số 66/2000/NĐ-CP ngày 23/8/2000 của chính phủ về sửa đổi, bổ

sung một số điều chủa nghị định số 04/2000/NĐ-CP ngày 11/02/2000 của Chính
phủ về thi hành sửa đổi bổ sung một số điều của luật đất đai.
- Thông tư số/115/2000/TT-BTC ngày 11/12/2000 của bộ tài chính về hướng
dẫn thi hành nghị định số 38/2000/NĐ-CP ngày 23/8/2000 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất.
- Nghị định 68/2001/NĐ-CP ngày1/10/2001 của Chính phủ về quy hoạch , kế
hoạch sử dụng đất.
-

Thông tư số 184/2001/TT-TCĐC ngày 1/11/2001 của tổng cục địa chính

về hướng dẫn thi hành Nghị định 68/2001/NĐ-CP ngày1/10/2001 của Chính phủ
về quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất.
-

Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của thủ tướng chính

phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được
thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
-

Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC, ngày 30/11/2001 của tổng cụ Địa chính

về hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
16


- Nghị định 129/2003/NĐ-CP ngày 03/02/2003 của chính phủ quy định chi tiết
thi hành nghị định số 15/2003/QH về miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.

- Thông tư liên tịch số 80/2003/TTTL/BNN-BTC ngày 03/09/2003 Bộ Nông
Nghiệp và PTNT – bộ tài chính về hướng thực hiện quyết đinh

số

178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của thủ tướng chính phủ về quyền hưởng
lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và
đất lâm nghiệp.
Ở Việt Nam, vấn đề sử dụng đất lâm nghiệp đã được chú trọng và quan tâm
của các cấp, các ngành. Ngày nay ngoài việc chú trọng đến phát triển kinh tế,
còn cần chú trọng đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Việt Nam là một nơi đa
dạng về hệ sinh thái, nguồn động, thực vật phong phú nhưng đang bị tàn phá
nặng nề, đất đai xói mòn, kém phì nhiêu... ảnh hưởng nhiều đến sản xuất của
người dân.
Xác định được tầm quan trọng trong sử dụng rừng và đất rừng, từ năm
2000 đến nay, các ngành, các cấp đã tổ chức thực hiện việc đo đạc, giao đất lâm
nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chiến lược phát triển của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đã được thông qua tháng 10 năm 2007,
trong mục tiêu và nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp là: thiết lập, quản lý, bảo vệ,
phát triển và sử dụng bền vững 19,24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm
nghiệp; nâng cao tỷ lệ đất có rừng lên 42,6% vào năm 2010 và 47% vào năm
2020. Đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn, của các thành phần kinh tế và tổ
chức xã

hội, vào phát triển lâm nghiệp, nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá

trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng
sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức
sống cho người dân nông thôn, miền núi và góp phần giữ vững an ninh quốc
phòng.

17


Từ khi luật đất đai 1993 được thông qua cũng đã có nhiều tác giả chú ý nghiên
cứu hơn đến vấn đề quy hoạch sử dụng đất. Cụ thể:
+ Nguyễn Xuân Quát ( 1996 ) [4] tác giả tài liệu “Sử dụng đất tổng hợp
bền vững” đã nêu ra những điều kiện cần thiết, phân tích tình hình sử dụng đất
đai cũng như các mô hình sử dụng đất tổng hợp bền vững, mô hình khoanh nuôi
tái sinh phục hồi rừng ở Việt Nam, bước đầu đề xuất tấp đoàn cây trồng thích
ứng với các mô hình sử dụng đất tổng hợp và bền vững.
+ Các năm 1978, 1985, và 1995 trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất Tổng
cục địa chính đề xuất chiến lược sử dụng đất đai trong phạm vi toàn quốc và các
ngành liên quan [2].
+ Trong chương trình Tập huấn hỗ trợ lâm nghiệp xã hội của Trường Đại
Học Lâm Nghiệp Hà Quang Khải, Đặng Văn Phụ (1997)[12] đưa ra khái niệm
về hệ thống sử dụng đất và đề xuất một số hệ thống kỹ thuất sử dụng đất bền
vững trong điều kiện Việt Nam.
+ “Quy hoạch cấp xã phải dựa trên tình trạng sử dụng đất hiện tại và tiềm
năng sản xuất của đất, quy hoạch của nhà nước và nhu cầu nguyện vọng của
nhân dân” Vũ Văn Mễ (1998).
+ Bản hướng dẫn Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp xã được hoàn thiện
dưới sự hướng dẫn của tổ chức lương thực liên hợp quốc có sự tiếp thu về
phương pháp, cùng các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn khu vực.
2.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
2.4.1. Vị trí điạ lý
Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên nằm ở phía Tây thành phố Thái
Nguyên, cách trung tâm thành phố 3 km, nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng.
- Phía Bắc giáp phường Quan Triều
- Phía Nam giáp xã Thịnh Đán và phường Tân Thịnh
- Phía Tây giáp xã Phúc Hà.

- Phía Đông giáp phường Quang Trung

18


2.4.2. Điạ hình
Trường đại học Nông Lâm chủ yêú là đôì bát úp, độ dốc > 150 là dạng địa hình
điển hình cuả khu vực trung du và miền núi phiá Bắc.
2.4.3. Khí hậu, thuỷ văn
Khu vực Thái Nguyên nói chung và Trường đại học Nông Lâm noí riêng
thuộc khí hậu trung du miền núi phiá Bắc. Khí hậu phân mùa rõ rệt, một năm có
hai mùa: muà mưa và muà khô.
- Mùa khô: kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thường có những đợt
rét kéo dài, kèm theo những đợt gió Đông Bắc lạnh vào muà khô.
- Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 9, thời tiết nắng, nóng, mưa nhiều, mwa
tập trung trên 80% lượng mưa cả năm.
2.4.4. Thổ nhưỡng
Đất cuả trường Đaị học Nông Lâm Thái Nguyên là đất Feralit phát triển
trên Sa thạch. Đất có độ pH thấp, thể hiện đất chua, có các chỉ tiêu mùn, đạm,
kali thấp có thể đánh giá đất cuả Trường xấu và nghèo dinh dưỡng. Chính vì vâỵ
hiện tượng rửa trôi diễn ra mạnh.
2.4.5. Về thực vật
Hệ thực vật ở đây bao gồm các giống cây Keo lá tràm, Keo lai, Bạch đàn
trắng. Tuy nhiên loài Keo là chiếm ưu thế nhất, đây là loài cây có biên độ sống
rộng, dễ sản xuất giống, thích ứng vơí đất đồi núi trọc, nghèo dinh dưỡng. Thảm
tươi tầng dưới gồm các loại cây như: cỏ tranh, guột và một số loài cỏ dại.
2.4.6. Kinh tế - xã hôị khu vực nghiên cứu
Trường đại học Nông Lâm là một trong những Trường trọng điểm khu
vực trung du và miền nuí phiá Bắc, nên rất được sự quan tâm giúp đỡ cuả Nhà
nước, Tỉnh Thái Nguyên và nguồn hỗ trợ đầu tư các chương trình, dự án nước

ngoài. Trang thiết bị kỹ thuật trong trường tương đối hiện đại đáp ứng được các
nhu cầu nghiên cứu và giảng dạy cuả giáo viên và sinh viên cuả nhà trường.
Trường là nơi tiếp thu và đào tạo một nguồn nhân lực lớn. Nhà trường có
đội ngũ cán bộ, giảng viên với trình độ cao trên các lĩnh vực ngành nghề khác
nhau và tập trung chủ yêú ở các ngành như: Lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi và
19


nuôi trồng thuỷ sản. … đây là những tiền đề vững chắc cho sự phát triển cuả
nhà trường trong giai đọan hiện nay, cũng như quá trình phát triển và quy hoạch
tương lai cuả nhà trường.

20


CHUƠNG 3
ĐỐI TƯỢNG, ĐIẠ ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Khu vực diện tích đồi được giao đưa vào quy hoạch rừng trồng cây bản địa.
3.2. Điạ điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm
Trong khuôn khổ giới hạn không gian và thời gian được nhà trường giao
đề tài chỉ nghiên cứu trên một số lô đất tại Trường Đaị học Nông Lâm Thái
Nguyên.
3.2.2 Thờ gian tiến hành
- Từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định vị trí và khoanh vẽ hiện trạng của vùng quy hoạch.
- Điều tra, phân tích hiện trạng tài nguyên, lập bản đồ hiện trạng khu vực

nghiên cứu.
- Xây dựng phương án quy hoạch rừng trồng cây bản địa tại trường đại
học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Công tác ngoại nghiệp
+ Ra thực địa khoanh vẽ khu vực thiết kế bằng dụng cụ đo đạc đơn giản (địa
bàn cầm tay, thước dây).
+ Xác định diện tích lô: sử dụng GPS để định vị và phần mềm Mapinfor 10.5 để
xác định diện tích.
+ Khảo sát các yếu tố tự nhiên, sản xuất nơi thiết kế: Dựa vào điều kiện tự nhiên
đã khảo sát (loại đất, loại thực bì, dạng địa hình), đặc điểm sinh thái của loại cây
trồng, mục đích kinh doanh để chọn loại cây trồng và xác định biện pháp kỹ
thuật trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ cho từng công thức kỹ thuật trồng rừng .

3.4.2. Công tác nội nghiệp
21


Hoàn chỉnh, kiểm tra các tài liệu ngoại nghiệp, tài liệu khảo sát các yếu tố tự
nhiên, phân chia lô, ranh giới, diện tích, dự kiến biện pháp kỹ thuật trồng rừng,
bản đồ thiết kế.

22


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4. 1. Kết quả xác định vị trí và khoanh vẽ hiện trạng đồi thực vật khoa Lâm
Nghiệp
* Vị trí đồi thực vật

- Phiá Bắc và phiá Đông giáp Ao cá trung tâm thuỷ sản ĐH Nông Lâm
- Phiá Tây giáp đường Quốc Lô 3.
Sau khi khảo sát và sử dụng dụng cụ đo đạc kết quả tính được diện tích của
khu vực trồng cây bản địa với diện tích S= 5.400m2. Được phân thành 2 lô.
Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng khu vực quy hoạch trồng cây bản địa
(trang bên)
4.2. Đánh giá hiện trạng tài nguyên khu vực nghiên cứu
- Kết quả điều tra hiện trạng khu vực nghiên cứu về thành phần thực vật
khu vực đồi có S = 3400 m2 có một số loài cây Keo ở tuổi 2 đến tuổi 6. Số liệu
được thống kê ở bảng sau:
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp thống kê hiện trạng cây Keo ở lô 2
D1.3 (cm)

N

(số

cây)

Hvn

Phẩm chất cây ( cây)

(m)

Tốt

TB

Xấu


3-5

5

2 – 2.5

1

2

2

>5 -7

5

2.5 – 3

1

3

1

>7 -9

7

2.5 – 3


2

3

2

>9 -11

8

3–5

2

5

1

>11 – 13

7

3- 5.5

4

2

1


>13 -15

10

4–7

5

3

2

>15 – 17

8

5 -8.5

3

3

2

>17 – 19

3

4–8


1

2

1

Ghi chú

Tổng
55
19
24
12
Qua kết quả bảng 4.1 cho thấy: Đường kính trung bình khoảng D = 8 –
12 cm, chiều cao trung bình từ H = 4 – 6 m. Với số lượng cây từ 55 cây .

23


Khu vực S = 2000m2 đây là diện tích nằm gần sát hệ thống đường cao tốc,
và loài cây ở đây chủ yếu là Keo trồng 1 năm tuổi và còn một vài cây Keo tuổi 6
-7 với số lượng không đáng kể của người dân tự trồng.
- Kết quả điều tra cây bụi, thảm tươi chủ yếu là loài cây guột chiếm tới 60
– 70 % , còn lại số ít là cây sim, mua và cỏ tranh là chủ yếu.
- Đất chủ yếu sỏi cơm và đá gan gà, mặt đất mấp mô, lồi lõm.
- Không có hàng rào bảo vệ, gần với khu vực dân cư chăn thả Trâu bò.
4.3. Lập phương án quy hoạch trồng rừng cây bản địa
4.3.1. Những căn cứ lập phương án thiết kế trồng rừng cây bản địa
- Căn cứ vào hiện trạng, tiềm năng đất đai của khu vực nghiên cứu.

- Căn cứ mục tiêu xây dựng mô trình bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học các
loài cây bản địa lâm nghiệp của khoa và nhà trường, phục vụ nghiên cứu và
giảng dạy, học tập của sinh viên.
4.3.2.Phương án quy hoạch sử dụng đất
Tổng diện tích khu quy rừng bản địa là 5.400m2 phân làm 2 lô.
Khu vực đât lô 1 với diện tích là 2000 m2 giáp ranh với hệ thống đường cao
tốc (cụ thể là hành lang mốc lộ giới đường QL3) nên chuyển sang trồng rừng
hỗn loài giữa Keo và Bạch đàn.
Diện tích lô 2 với S = 3400m2 là đồi ở trạng thái Ib chuyển sang trồng các
loài cây bản địa như: Lát hoa, Sấu, Mỡ, Sao đen, Re gừng, Chò chỉ, Sưa đỏ,
Lim xanh, Thông nhựa, Thông 2 lá, Thông 3 lá, Long Não, Giổi xanh, Chò nâu,
Tếch, Vàng Anh, Nhội, Táu Mật…
Hình 4.2. Bản đồ quy hoạch trồng rừng cây bản địa năm 2012
(Trang sau)

24


×