Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên Cứu Phương Pháp Bón Đạm Cho Chè Dựa Vào Tình Trạng Dinh Dưỡng Đạm Của Lá Chè Tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.38 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
-------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP BÓN ĐẠM CHO CHÈ DỰA VÀO TÌNH
TRẠNG DINH DƯỠNG ĐẠM CỦA LÁ CHÈ TẠI THÁI NGUYÊN
MÃ SỐ: B2008 – TN03 – 06

Chủ nhiệm đề tài:

PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng

Người tham gia:

ThS. Vũ Thị Thanh Thủy
TS. Nguyễn Thị Lân

THÁI NGUYÊN - 2009


MỤC LỤC
Mục

Nội dung

Trang


Phần I

Đặt vấn đề

1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2.

Mục đích và yêu cầu của đề tài

2

Phân II

Tổng quan tài liệu

3

2.1

Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè trên thế giới và
VN

2.1.1.


Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè trên thế giới

4

2.1.2.

Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại Việt Nam

7

2.1.3.

Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè tại Việt Nam

9

2.2

Đặc điểm sinh hoá, sinh thái và yêu cầu sử dụng đất của chè

13

2.2.1.

Nghiên cứu đặc điểm sinh hoá của chè

13

2.2.2.


Nghiên cứu về yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây chè

14

2.2.3.

Nghiên cứu yêu cầu dinh dưỡng cho cây chè trên thế giới và 16
trong nước

2.3.

Những kết luận về phân tích tổng quan

22

Phân III

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

23

3.1.

Đối tượng nghiên cứu

23

3.2


Nội dung nghiên cứu

23

3.3.

Phương pháp nghiên cứu

24

Phân IV

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

28

4.1.

Đánh giá tình hình sản xuất chè tại Đồng Hỷ- TN

28

4.2

Xây dựng mô hình bón phân dựa theo chỉ số diệp lục (SPAD)

36

4.3


Thử nghiệm mô hình bón phân đạm cho chè theo chỉ số

43

Phân V

Kết luận và đề nghị

49

5.1.

Kết luận

51

5.2.

Đề nghị

52


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang


Bảng 2.1

Diện tích chè của thế giới và một số nước trồng chè chính

3

Bảng 2.2

Năng suất chè của thế giới và một số nước trồng chè chính

4

năm 2003-2007
Bảng 2.3

Sản lượng chè trên thế giới và một số nước trồng chè chính
năm 2003 - 2007

Bảng 2.4

Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam từ năm 1997 -

8

2007
Bảng 2.5

Diện tích, năng suất sản lượng chè ở Thái Nguyên

12


Bảng 2.6

Hàm lượng tanin của lá chè ở các vị trí khác nhau

13

Bảng 2.7

Hàm lượng các chất hòa tan ở các giống chè

14

Bảng 2.8

Ảnh hưởng của phân bón đến sản lượng và phẩm chất chè

20

Bảng 4.1

Chỉ tiêu phân loại khí hậu, địa hình, đất đai đối với cây chè

29

Bảng 4.2

Thực trang sản xuất chè tại huyện Đồng Hỷ

30


Bảng 4.3

Các giống chè được đề án phát triển sản xuất chè tỉnh Thái

32

Nguyên hỗ trợ giá giống
Bảng 4.4

Diện tích chè tại các một số khu vực trồng chè chính

33

của huyện Đồng Hỷ
Bảng 4.5

Năng suất trung bình phân theo tuổi chè ở các khu vực điều

34

tra thuộc huyện Đồng Hỷ
Bảng 4.6

Lượng phân bón trung bình đầu tư cho 1 ha chè kinh doanh

35

tại các khu vực điều tra
Bảng 4.7


Chỉ số diệp lục (SPAD) tại lá chè có vị trí khác nhau

37

Bảng 4.8

Năng suất và chỉ số diệp lục sau khi bón phân

40

Bảng 4.9

Ảnh hưởng của hàm lượng đạm bón đến một số chỉ tiêu cấu

42

thành năng suất chè
Bảng 4.10 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa của búp chè
Bảng 4.11

Tổng lượng phân đạm bón cho chè tại các vườn thí nghiệm

43
44


Bảng 4.12

Một số yếu tố cấu thành năng suất của các mô hình bón phân


45

theo chỉ số diệp lục
Bảng 4.13

Ảnh hưởng của phương pháp bón phân theo chỉ số diệp lục

46

đến một số chỉ tiêu chất lượng búp chè
Bảng 4.14

Năng suất của các mô hình bón phân theo chỉ số diệp lục

46

Bảng 4.15

Lợi nhuận thu được của các mô hình bón phân theo chỉ số

47

diệp lục
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị

Nội dung

Trang


4.1

Tương quan giữa hàm lượng đạm bón và chỉ số diệp lục (SPAD)

38

4.2

Tương quan giữa chỉ số diệp lục và năng suất chè

39

4.3

Năng suất chè sau bón đạm

40

4.4

Tương quan giữa năng suất thực thu và chỉ số diệp lục

41

4.5

Lợi nhuận của phương pháp bón phân theo chỉ số diệp lục

49



TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP BỘ
Tên đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật bón phân đạm cho chè dựa vào tình trạng dinh
dưỡng đạm của lá chè tại Thái Nguyên
Mã số B-2008-03-08
Cơ quan chủ trì: Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Cơ quan và cá nhân phối hợp
1. Ths. Vũ Thị Thanh Thủy, Khoa TN$MT, ĐH Nông lâm
2. TS. Nguyễn Thị Lân, Khoa TN$MT, ĐH Nông lâm
1. Mục tiêu
Xây dựng phương pháp bón phân đạm cho chè giai đoạn kinh doanh dựa vào
tình trạng dinh dưỡng đạm lá.
2. Nội dung chính
- Đánh giá tình hình sản xuất chè tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên
- Xây dựng mô hình bón phân dựa theo chỉ số diệp lục (SPAD).
- Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của mô hình
3. Kết quả đạt được
Nghiên cứu phương pháp bón phân đạm cho chè thông qua giá trị diệp lục
SPAD được tiến hành trên giống chè Trung du 18 tuổi tại Thái Nguyên. Kết quả
thí nghiệm cho thấy với bón phân đạm với mức 0, 100, 200, 300, 400 N/ha làm
tăng năng suất chè có ý nghĩa. Khi chỉ số diệp lục dao động trong khoảng 38-48,
chỉ số diệp lục có có tương quan chặt với hàm lượng đạm bón (r=0,81) và năng
suất chè (r=0,71). Cần bón bổ sung đạm cho chè khi chỉ số diệp lục xuống dưới chỉ
số 43 để đảm bảo năng suất chè. Bón 400 kg N/ha cho chè làm tăng khả năng tích
lũy N03- lên tới 213,44 mg/kg, vượt 2,91 lần so với công thức đối chứng.
Dựa trên kết quả nghiên cứu năm 2008 mô hình bón đạm cho chè kinh doanh
dựa trên chỉ số diệp lục được tiến hành thử nghiệm trên 3 nương chè kinh doanh
có độ tuổi 10,15, 20. Kết quả thí nghiệm cho thấy bón phân đạm cho chè trung du
giai đoạn kinh doanh dựa trên chỉ số diệp lục đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng đạm

của chè trong từng thời kỳ cụ thể. Lợi nhuận thu được tăng 1,5-16,99% so với phương
pháp bón phân truyền thống do giảm lượng phân bón và tăng năng suất.Trong phạm
vi nghiên cứu của đề tài với mức bón đạm bổ sung là 50 N kg/lần bón khi chỉ số diệp
lục của lá chè là 43 hoặc nhỏ hơn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với mức đạm
bón 100N kg/lần bón.


SUMMRRY
Research title...............................
Code number: B-2008-03-08
Implemetating instiution: Thainguyen University of Agricultural and forestry
(TUAF), Thai nguyen Viet Nam.
Collabration:
Vu Thi Thanh Thuy, The faculty of resourses and Environtment, TUAF
Nguyen Thi Lan, The faculty of Agronomy, TUAF
Duration: From 2008-2009
1. Objectives..........................................
2. Principle content........................................
3. Achievement
An experiment for developing non-destructive method for nitrogen
prescription based on chlorophyll index was carried on 18 year-old midlands
tea in Thainguyen Province. The study showed that application of 0 to 400 kg
N/ha increased tea yield significantly and the correlations between chlorophyll
index with nitrogen appication and tea yield were linear and significant and
coefficients of correlation were 0,81 and 0.71, respectively. Tea yield increased
with increase of chlorophyll index from 38 t0 48. Tea should be supplied
nitrogen fertilizer when chlorophyll index below 43. Appication of 400 kg
N/ha had increased N03- content in tea leaves to 213,44 mg/kg, which was
2.91 times higher than that of the control plot.
Based on research results obtained in 2008, we design and conduct an

experiment to test N prescription using chorophyll meter in three tea fields at
the age of 10, 15, and 20 years old.The results indicated that tea N application
based on chlorophyll meter sucessfully meet crop N demand throughout
growth season. The economic efficiency from the method increase by 1.50 to
16.99% compared to current N application recommendation due to tea yield
increase and N rate reduction. We also find that application of 50 kg N/ha
when chlorophyll meter value drops below 43 resulted in higher economic
efficiency that application of 100 kg N/ha with the same method.


1

Phần 1
§Æt vÊn ®Ò
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè (Camellia sinensis) là một trong những cây công nghiệp chủ yếu
của Việt Nam. Không chỉ ở Việt Nam và một số nước châu Á khác chè ngày nay
đã trở thành một trong những đồ uống thông dụng nhất trên thế giới. Sản phẩm
chè rất đa dạng, không chỉ có chè xanh, chè đen, chè ô long mà các sản phẩm
nước chè tươi đóng chai đã xuất hiện khá nhiều và ngày càng được ưa chuông.
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), một cơ hội lớn mở ra để nông sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường
nông sản Thế giới. Trong bối cảnh đó, để đứng vững trên thị trường và ngày
càng phát triển, vấn đề quan tâm của các ngành sản xuất kinh doanh nông sản
của Việt Nam nói chung và ngành chè nói riêng không chỉ là vấn đề năng suất và
sản lượng mà yếu tố về chất lượng, sự an toàn của sản phẩm phải được đặt lên
hàng đầu. Những năm gần đây, sản xuất chè ở Việt Nam được phát triển theo
hướng tăng dần cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Thị trường xuất khẩu
chè ổn định, năm 2008 xuất khẩu được 104.000 tấn chè các loại bằng con đường
chính ngạch, đạt kim ngạch 147 triệu USD, tăng khoảng 12,4 % so với cùng kỳ

năm 2007 [6].
Thái Nguyên là tỉnh có diện tích trồng chè lớn với tổng diện tích năm
2007 lên tới 16.726 ha, trong đó có 15.118 ha diện tích chè kinh doanh. Có
khoảng 80 % diện tích chuyên sản xuất nguyên liệu chè xanh và chè cao cấp,
20 % diện tích sản xuất nguyên liệu chè đen, sản lượng năm 2007 đạt 140.182
tấn búp tươi [13].Tuy có nhiều tiến bộ nhưng sản xuất chè của tỉnh hiện nay
vẫn còn tồn tại một số vấn đề như tình trạng bón phân mất cân đối, bón quá
nhiều phân (nhất là phân đạm) hoặc quá ít phân, bón phần không dựa vào tình
tính chất đất đai và tình trạng dinh dưỡng đạm của cây. Kết quả điều tra tại
các hộ trồng chè tỉnh Thái Nguyên cho thấy: với nhóm chè kinh doanh, lượng
đạm bón hàng năm dao động từ 50-700 kg N/ha, trong khi lượng đạm khuyến


2
cáo khoảng 200-300 kg N/ha. Sử dụng phân bón mất cân đối, lạm dụng phân
đạm dẫn tới hiệu quả sử dụng phân bón thấp và còn làm ô nhiễm môi trường
đất (Ngô Xuân Ái, 2003) [1]. Hiện nay, nghiên cứu lượng bón đạm cho chè
thường dựa vào tiềm năng năng suất, ít dựa vào kết quả phân tích đất và hầu
như chưa dựa vào tình trạng dinh dưỡng của cây. Kết quả là một quy trình
bón phân có thể được áp dụng trên nhiều nương chè có tình trạng dinh dưỡng
(dinh dưỡng trong đất và dinh dưỡng trong cây) khác nhau. Nghiên cứu trên
thế giới cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa năng suất cây trồng (đặc biệt
là cây ăn lá) với hàm lượng đạm trong lá [27], tuy nhiên, xây dựng mức phân
bón dựa trên kết quả phân tích hàm lượng đạm trong lá còn gặp nhiều khó
khăn vì giá thành phân tích tốn kém, mất nhiều thời gian. Máy đo chỉ số diệp
lục (SPAD-502, Minolta) có thể đo được tình trạng dinh dưỡng đạm của lá rất
nhanh thông qua chỉ số diệp lục. Phương pháp bón phân cho cây trồng dựa vào
chỉ số diệp lục đã được ứng dụng khá rộng rãi cho một số cây trồng như ngô,
lúa, lúa mì,Yamamoto, et al, 2002 [31].Tuy nhiên, đối với cây chè, việc nghiên
cứu xác định lượng đạm bón dựa vào tình trạng dinh dưỡng của cây chưa được

đề cập đến. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn với mục đích bước đầu nghiên
cứu phương pháp bón đạm cho cây chè dựa trên tình trạng dinh dưỡng của cây
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật bón phân đạm
cho chè dựa vào tình trạng dinh dưỡng đạm của lá chè tại Thái Nguyên” .
1.2. Môc ®Ých vµ yªu cÇu nghiªn cøu
1.2.1. Môc ®Ých
Xây dựng qui trình bón phân đạm cho chè Trung du giai ®o¹n kinh
doanh tại Đồng Hỷ dựa trên chỉ số đo diệp lục.
1.2.2. Yªu cÇu
Đánh giá tình hình sản xuất chè tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên.
Đánh giá tương quan giữa chỉ số diệp lục (SPAD) với năng suất chè.
Xây dựng qui trình bón dựa theo chỉ số diệp lục (SPAD)
Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của qui trình.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
2.1.1.1. Tình hình sản xuất chè
Chè là cây công nghiệp dài ngày được trồng nhiều nước và được sử
dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Theo FAO (2009) thì tình hình sản xuất
và tiêu thụ chè trên thế giới tính đến năm 2007 như sau:
* Về diện tích:
Tính đến năm 2007, diện tích chè toàn thế giới đạt 2.856.230 ha, tăng
469.043 ha, tương đương với 19,64 % so với năm 2004. Trong đó Trung
Quốc là nước có diện tích chè lớn nhất thế giới với 1.167.000 ha, chiếm 40,86
% diện tích chè toàn thế giới. Ấn Độ là nước đứng thứ 2 về diện tích chè và

đạt 500.000 ha, chiếm 19,53 %. Diện tích chè của Việt Nam là 127.500 ha chỉ
chiếm 4,46 % diện tích chè toàn thế giới (Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Diện tích chè của thế giới và một số nước trồng chè chính
(ĐVT: ha)
Năm
Tên nước
2003
2004
2005
2006
2007
Trung Quốc

903.300

898.300

943.100

952.500

1.167.000

Ấn Độ

430.000

443.000

445.000


500.000

558.000

Srilanka

188.970

189.000

210.600

210.620

Nhật Bản

50.000

50.000

47.000

49.000

95.000

Thái Lan

19.000


19.000

19.000

20.000

20.000

Việt Nam

98.000

99.000

102.000

104.000

127.500

Thế giới

2.378.187

2.393.187

2.460.982

2.561.001


(Nguồn: Theo FAO Start Citation 2009)

212.000

2.856.230


4

* Về năng suất:
Qua bảng 2.2 cho thấy năng suất chè trung bình toàn thế giới năm 2007 đạt
13,55 tạ/ha. Trong đó các nước đạt năng suất chè cao như: Ấn Độ, Srilanka, Nhật
Bản, đạt từ 13,056 – 19,39 tạ chè khô/ha. Thấp nhất là Thái Lan chỉ đạt 3,00 tạ/ha,
Việt Nam đạt năng suất 12,00 tạ chè khô/ha (Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Năng suất chè của thế giới và một số nước trồng chè chính
năm 2003-2007
(ĐVT: tạ khô/ha)
Năm
Tên nước
2003
Trung Quốc

2004

2005

2006

2007


8,473

8,576

8,705

9,454

10,165

Ấn Độ

19,703

19,977

18,989

13,056

17,01

Srilanka

16,406

16,402

14,387


14,628

14,32

Nhật Bản

16,800

16,800

20,213

20,408

19,39

Thái Lan

2,947

2,947

2,947

3,000

3,00

Việt Nam


9,612

9,545

9,510

10,577

12,00

Thế giới

13,208

13,381

12,990

12,499

13,55

(Nguồn: Theo FAO Start Citation 2009)
Số liệu bảng 2.2 cho thấy, năng suất chè của Việt Nam đạt từ 9,6 -12
tạ/ha. Năm 2007 là năm có năng suất cao nhất đạt 12 tạ chè khô/ha. Năng suất
chè của Việt Nam tại năm có năng suất cao nhất cũng vẫn thấp hơn năng suất
chè trung bình của thế giới. Số liệu thống kê chỉ ra rằng, tiềm năng tăng năng
suất của cây chè còn lớn vì vậy Việt Nam cần phải chú trọng thêm về các
khâu giống cũng như canh tác để năng suất tăng tiệm cận với năng suất tại các

nước canh tác chè tiên tiến trên thế giới.
* Về sản lượng:
Sản lượng chè trung bình toàn thế giới năm 2005 đạt 3.871.340 tấn.
Đứng đầu về sản lượng là Trung Quốc đạt 949.220 tấn, chiếm 24,52 % với


5

tổng sản lượng toàn thế giới. Sản lượng thấp nhất là Thái Lan đạt 6.000
tấn, chiếm tỷ lệ 0,187%. Sản lượng chè của Việt Nam đạt 140.182 tấn,
chiếm tỷ lệ 3,62 % so với tổng sản lượng chè toàn thế giới (Bảng 2.3)
Bảng 2.3: Sản lượng chè trên thế giới và một số nước trồng chè chính
năm 2003 - 2007
(ĐVT: tấn)
Năm

Tên nước
2003

2004

2005

2006

765.345

770.345

821.000


900.500 1.186.500

847.25

885.000

845.000

652.800

949.220

Srilanka

310.030

310.000

303.000

308.090

304.600

Nhật Bản

84.000

84.000


95.000

100.000

95.000

Thái Lan

5.600

5.600

5.600

6.000

6.000

Việt Nam

94.200

94.500

97.000

110.000

140.182


3.141.020 3.202.533 3.196.881 3.200.877

3871.340

Trung Quốc
Ấn Độ

Thế giới

2007

(Nguồn: Theo FAO Start Citation 2009)
Trong số các nước sản xuất chè trên thế giới, Ấn Độ và Sri Lanca là hai
nước có chất lượng chè cao. Các vùng trồng chè của họ đều tập trung ở độ cao
trên dưới 2000m so với mặt nước biển. Và cũng tại đây đã có nhiều tiến bộ
khoa học kỹ thuật về trồng chè cũng như công tác chọn tạo giống mới.
2.1.1.2. Tình hình tiêu thụ chè
* Về tiêu thụ
Năm 2005, chè đen tiêu thụ trên thế giới ước đạt 2,67 triệu tấn, tăng
trung bình hàng năm là 2,8%. Trong đó mức tăng chủ yếu tập trung ở các
nước phát triển đạt 1,95 triệu tấn, tăng 3%. Tiêu thụ chè đen của các nước
phát triển cũng đạt mức tăng hàng năm là 2,2% đạt 719.000 tấn. Đặc biệt, tiêu


6
thụ chè đen của Ấn Độ tiếp tục tăng khá mạnh, đạt 832.000 tấn năm 2005,
tăng trung bình hàng năm 3,2%.
Theo số liệu thống kê, các nước hàng năm thường phải nhập khẩu chè
bao gồm 115 nước: 34 nước châu Phi, 29 nước châu Á, 28 nước chây Âu, 19

nước châu Mỹ, 5 nước châu Đại Dương.
Hai nước có diện tích, sản lượng chè lớn nhất là Ấn Độ và Trung Quốc,
cũng là hai nước có nhu cầu tiêu thụ chè lớn nhất thế giới. Các nước còn lại
như Anh, Mỹ... là thị trường tiềm năng cho những nước xuất khẩu chè.
Xuất nhập khẩu chè trên Thế giới tăng liên tục trong những năm qua,
Năm 2008, tổng kim ngạch của 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới đạt
2,18 tỉ đô la Mỹ, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu chè toàn thế giới.
So với cùng kỳ năm 2007, kim ngạch nhập khẩu chè các nước này tăng trung
bình 16,89%. Năm nước có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giới năm
2008 là Nga (510,6 triệu đô la), Anh (364 triệu đô la), Mỹ (318,5 triệu đô la),
Nhật Bản (182,1 triệu đô la) và Đức (181,4 triệu đô la).
Trong khi đó, tổng kim ngạch của 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế
giới đạt gần 3,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2007. Danh sách
các nước trong bảng xếp hạng top 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới
năm 2008 không có nhiều thay đổi so với năm 2007 với ba nước dẫn đầu là
Sri Lanka (đạt 1,2 tỉ đô la), Trung Quốc (682,3 triệu đô la) và Ấn Độ (501,3
triệu đô la). Theo Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO), năm 2009
nguồn cung chè thế giới có thể giảm nhẹ so với năm 2008 do ảnh hưởng của
thời tiết xấu đã làm giảm sản lượng chè ở một số quốc gia sản xuất chè [6].
Hiện nay, tỷ lệ chè đen trong tổng sản lượng chè thế giới đang tăng lên.
Trung Quốc là nước đứng đầu trong sản xuất chè xanh, chiếm khoảng 63%
tổng sản lượng chè xanh thế giới. Ngoài hai loại chè chủ yếu trên, các nước
sản xuất và tiêu dùng còn tái chế ra nhiều loại chè ướp hương hoa, chè đóng
lon, chè hoà tan... Những năm cuối thập kỷ 20, sản lượng chè hoà tan đã tăng


7

lên một cách nhanh chóng do thị hiếu của người tiêu dùng tăng lên và sự tiện
dụng của nó trong sử dụng.

2.1.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè ở Việt Nam
2.1.2.1. Tình hình sản xuất
Ở Việt Nam cây chè đã có từ lâu đời, uống chè đã trở thành tập quán và
nhu cầu thiết yếu hàng ngày của nhân dân ta. Với đất đai khí hậu thích hợp
cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè, Việt Nam là một trong 7 nước
có vùng chè cổ xưa của thế giới. Chất lượng chè búp tươi ở một số vùng
không thua kém các nước xuất khẩu chè lớn như: Ấn Độ, Trung Quốc,
Srilanka, Kênya... Do điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp, cây chè ở nước ta
sinh trưởng và phát triển rất mạnh. Thời gian thu hoạch búp kéo dài tới 9 đến 10
tháng hoặc dài hơn. Cây chè Việt Nam được chính thức khảo sát nghiên cứu
vào năm 1885 do người Pháp tiến hành. Sau đó vào các năm 1890 - 1891
người Pháp tiếp tục điều tra và thành lập đồn điền trồng chè đầu tiên ở Việt
Nam năm 1890 ở Tĩnh Cương, Phú Thọ và thành lập các trạm nghiên cứu chè
ở Phú Hộ (1918) Pleicu (1927) và Bảo Lộc (1931) [19].
Thời kỳ đầu (1890) Việt Nam có khoảng hơn 300 ha, đến năm 1939 có
khoảng 13.408 ha với sản lượng 10.900 tấn búp khô, đứng thứ 6 trên thế giới
Lê Tất Khương (1999) [8], [9].
Trong những năm từ 1945 tới 1954 do chiến tranh nên vườn chè kém
được chăm sóc nên diện tích và sản lượng chè giảm nghiêm trọng. Sau khi
hoà bình được lập lại cây chè lại được chú trọng phát triển, các nông trường
được thành lập nhờ chính sách, các vùng kinh tế mới và lúc này thị trường
được mở rộng [9].
Đến nay cả nước đã hình thành 3 vùng chè hàng hoá lớn:
+ Vùng chè sản xuất công nghiệp: chè được trồng tập trung bằng các
giống chè mới, phân bố tập trung ở các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên


8

Quang, Yên Bái, Nghệ An.Tổng diện tích vùng chè công nghiệp chiếm

khoảng 61,5 % diện tích chè toàn quốc.
+ Vùng chè Tây Nguyên: bao gồm các tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai, chủ
yếu là giống chè Shan và giống Ấn Độ
+ Vùng chè Shan tuyết phía Bắc: chiếm khoảng 18 % tổng diện tích chè,
phân bố ở vùng có độ cao từ 600 m trở lên, tập trung nhất ở độ cao 1.100 1.500 m ở các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ. Trong những năm
gần đây diện tích trồng chè không ngừng mở rộng và phát triển ở hầu khắp
các tỉnh có trồng chè (đặc biệt là diện tích trồng chè giống mới).
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam
từ năm 1997 - 2007
NS
SLXK
Kim
Tổng diện DTKD Sản lượng
(tấn khô)
(tấn
(tấn)
ngạch
tích
(ha)
khô/ha)
(1000USD)
(ha)
1997
78.600
61.794
48.200
0,78
32.340
45.922
1998

79.100
63.250
50.600
0,76
33.215
44.840
1999
84.800
65.625
52.500
0,80
36.440
45.149
2000
87.700
70.000
63.700
0,91
55.660
69.650
2001
95.600
80.000
76.800
0,96
68.217
78.406
2002
108.000
86.000

89.440
1,04
74.812
82.572
2003
116.000
93.000
106.950
1,05
60.628
59.840
2004
120.000 102.000 119.050
1,01
99.351
95.550
2005
123.742 105.000 113.350
1,07
97.920
96.887
2006
123.915 118.000 129.780
1,09
105.247 107.549
2007
127.500 121.000 140.900
1,17
112.000 130.000
(Nguồn: Số liệu thống kê của Hiệp hội chè)

Tính hết năm 2007, diện tích chè đạt 127.500 ha, tăng 62,21% so với năm 1996,
Năm

trong đó có 121.000 ha chè kinh doanh. Tổng sản lượng chè búp khô các loại đạt
140.900 tấn, tăng 201,06% so với năm 1996. Kim ngạch xuất khẩu đạt 130.000.000
USD, so với 31.200.000 USD năm 1996 đã tăng 316,7%.


9

2.1.2.2. Chế biến chè
Chế biến chè là khâu cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất chè. Nó
vừa là một thị trường tiêu thụ chè búp tươi, vừa làm tăng giá trị của sản phẩm,
tạo nhiều mặt hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ.
Nước ta đã có những cơ sở chế biến chè có quy mô nhỏ, vừa, lớn với
công nghệ OTD và CTC sản xuất chè đen; công nghệ chế biến chè xanh của
Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... Tỷ lệ chè qua công nghiệp chế biến chiếm
khoảng 85%, còn lại là chế biến thủ công hoặc bán cơ giới. Trình độ công
nghệ chế biến chè ở nước ta so với thế giới chỉ ở mức trung bình dẫn đến chất
lượng sản phẩm kém. Giá chè của Việt Nam trên thị trường thế giới chỉ bằng
60-70% giá chè các nước khác. Đây là một thách thức đối với công nghiệp
chế biến chè của Việt Nam.
Đến nay cả nước có 174 nhà máy chế biến chè, trong đó có 164 nhà máy
chế biến từ chè búp tươi, tổng công suất 1.820 tấn búp tươi/ ngày, năng lực
chế biến 273.000-280.000 tấn búp tươi/năm (61-62 ngàn tấn sản phẩm /năm).
Ngoài ra còn có hàng chục ngàn xưởng chế biến thủ công bán cơ giới và hàng
vạn lò chế biến thủ công.
Trong số 174 nhà máy chế biến chè có cơ cấu quy mô sản xuất như sau:
− Quy mô lớn có công suất trên 30 tấn chè búp tươi/ ngày: 12 nhà máy
− Quy mô vừa có công suất 10-30 tấn búp tươi/ ngày: 46 nhà máy

− Quy mô nhỏ có công suất 0,5- 9 tấn búp tươi/ ngày: 116 cơ sở
2.1.2.3. Tình hình tiêu thụ chè
*. ThÞ tr−êng trong n−íc
HiÖn nay ë ViÖt Nam chÌ xanh bóp qua chÕ biÕn ®−îc sö dông nhiÒu
nhÊt. Chỉ tính riêng chè búp chế biến mức tiêu thụ bình quân đầu người ở Việt

Nam hiện nay khoảng 260g/năm, ước tính tiêu dùng chè trong nước vào
khoảng 20-25 ngàn tấn/ năm. Tùy từng khu vực, lứa tuổi, điều kiện kinh tế mà
thị hiếu tiêu dùng chè khác nhau:


10
Chè lá tươi pha trực tiếp: Sử dụng phổ biến ở khu vực Bắc Trung Bộ và
một số ít ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng.
Chè xanh búp rời đã qua chế biến: Được sử dụng phổ biến trên toàn quốc.
Tuy nhiên việc sử dụng trà ở hai miền có khác nhau. Trong khi người miền
Bắc uống trà nóng và coi trọng hương vị, màu sắc thì người miền Nam
thường uống lạnh với đá để giải khát và không coi trọng lắm về chất lượng.
Chè túi lọc: Trong những năm gần đây chè túi lọc ngày càng được ưa
chuộng nhất là khu vực đô thị. Tuy nhiên chè túi lọc hiện nay hầu hết là của
ngoại nhập như Lipton, Dilma, Tetley. Chè túi lọc của Việt Nam chưa chiếm
được thị trường do sản lượng ít, chất lượng và thương hiệu chưa hấp dẫn.
*Thị trường xuất khẩu
Sản lượng chè xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục trong những năm
qua. Năm 2008, hầu hết các nước trong danh sách 10 nước nhập khẩu chè lớn
nhất của Việt Nam đều là những bạn hàng lớn và truyền thống trong các năm
trước đây với tổng kim ngạch đạt 111,9 triệu đô la Mỹ, chiếm gần 78,85%
tổng kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam năm 2008. So với năm 2007,
kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này tăng trung bình 43,69%.
Pakistan là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam năm 2008, đạt 37,8

triệu đô la. Quí 1-2009, Pakistan vẫn là nước có khối lượng và kim ngạch nhập khẩu
chè lớn nhất từ Việt Nam, với 6.700 tấn, trị giá 9,3 triệu đô la, chiếm 39% tổng lượng
chè xuất khẩu của Việt Nam. Các thị trường nhập khẩu nhiều chè tiếp theo từ Việt
Nam là Nga (chiếm 19%), Đài Loan (chiếm 16%)...
Năm 2008, mặc dù trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong và
ngoài nước gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành chè vẫn xuất khẩu được 104.000
tấn chè các loại bằng con đường chính ngạch, đạt kim ngạch 147 triệu USD, tăng
khoảng 12,4% so với cùng kỳ năm 2007.
Theo kế hoạch, năm 2009, ngành chè Việt Nam dự kiến xuất khẩu 117 ngàn
tấn, với kim ngạch phấn đấu đạt khoảng 167 triệu USD (tăng 13,6% so với năm


11
2008). Tuy nhiên, để đạt được kế hoạch trên, ngành chè cần phối hợp chặt chẽ
với các doanh nghiệp, địa phương, các Bộ, Ngành có hướng đột phá nâng cao
chất lượng chè Việt Nam và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi đây là vấn đề hết
sức quan trọng để ngành chè vươn ra thị trường thế giới. Hiện ngành chè đang
nỗ lực với một chiến lược bền vững, bao gồm: hiện đại hoá công nghiệp chế
biến, nâng cao năng suất và chất lượng, mở nhiều lớp đào tạo giúp người dân
nâng cao kỹ thuật chăm sóc chè để sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chè có
chất lượng cao và giá cả hợp lý, hấp dẫn người tiêu dùng [6].
2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè tại Thái Nguyên
Hiện nay, diện tích chè toàn tỉnh Thái Nguyên là 17.500 ha, trong đó
chè đang trong giai đoạn kinh doanh là 16.000 ha, 80% diện tích sản xuất
nguyên liệu chè xanh và chè cao cấp; 20% diện tích sản xuất nguyên liệu chè
đen; sản lượng đạt 136.000 tấn búp tươi, năng suất đạt 85 tạ/ha, đứng thứ hai
ở Việt Nam về diện tích, sản lượng sau Lâm Đồng [16]. Thái Nguyên đã quy
hoạch vùng sản xuất thành 2 vùng chính: Vùng sản xuất chè nguyên liệu cho
sản xuất chế biến công nghiệp (chè xanh và chè đen) và vùng sản xuất chế
biến chè xanh đặc sản chất lượng cao. Nhân dân Thái Nguyên có truyền thống

trồng chè từ lâu đời với nhiều kinh nghiệm sản xuất chế biến chè ngon, chè
đặc sản chất lượng cao được cả nước biết đến (vùng chè Tân Cương, vùng chè
Trại Cài).
Số liệu bảng 2,5 cho thấy năm 1997 năng suất chè chỉ đạt 28,36 tạ/ha,
sản lượng chè búp tươi 24.126 tấn. Đến năm 2007 năng suất chè đạt 92,72
tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 147.880 tấn, trong vòng 10 năm sản
lượng chè không ngừng tăng lên, bình quân tăng 8,2%/năm. Tính đến năm
2007, Thái Nguyên là một tỉnh có diện tích chè đứng thứ 2 trong cả nước,
sau Lâm Đồng. Tốc độ tăng diện tích từ năm 1997 đến năm 2007 bình quân
4,6%/năm. Thái Nguyên là tỉnh có tốc độ tăng về năng suất chè nhanh nhất
trong cả nước, trong 10 năm qua năng suất đã tăng từ 28,36 tạ/ha lên 92,72
tạ/ha, bình quân tăng 5,7%/năm.


12
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất sản lượng chè ở Thái Nguyên
Tổng

Tổng diện tích chè

Năng suất

Sản lượng chè

tiêu

diện tích

kinh doanh (ha)


chè (tạ/ha)

búp (tấn)

1997

(ha)
9.535

8.521

28,36

24.126

1998

10.012

8.922

39,60

35.327

1999

10.473

9.269


52,39

48.558

2000

10.943

9.751

59,01

57.543

2001

12.308

11.550

59,20

68.396

2002

13.453

12.009


60,03

72.100

2003

14.563

12.713

53,72

68.300

2004

15.119

13.439

62,05

83.391

2005

16.446

14.133


66,42

93.871

2006

16.985

14.662

88,60

129.905

Chỉ

2007

17.246
15.950
92,72
147.880
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2008)
* Về chế biến và tiêu thụ chè
Số lượng các nhà máy, cơ sở chế biến tăng nhanh, năm 2000 toàn

tỉnh chỉ có 8 cơ sở chế biến chè, đến năm 2006 toàn tỉnh có 30 doanh
nghiệp chế biến chè và trên 54.000 cơ sở chế biến chè quy mô hộ gia đình:
Tôn sao quay tay có 35.999 chiếc, tôn sao quay có động cơ có 4.819 chiếc,

máy vò chè có 13.755 chiếc. Năm 2006 sản lượng chè chế biến đạt 26.000
tấn; trong đó chế biến công nghiệp là 12.000 tấn, đạt gần 50% sản lượng
nguyên liệu chè của tỉnh. Do tình hình thị trường tương đối ổn định, các
nhà máy chế biến chè đã có cơ chế thu mua hợp lý, đồng thời đa số nông
dân đã được tập huấn nâng cao nhận thức, hiện tượng thu hái sản phẩm chè
không đúng kỹ thuật giảm, chất lượng sản phẩm được nâng lên rõ rệt [14].
Chè tiêu thụ nội địa chủ yếu là chè xanh chế biến bằng phương pháp
thủ công. Giá bán tương đối ổn định và năm sau có phần cao hơn năm
trước. Sản phẩm chè tiêu thụ trong nước đã bắt đầu có những loại chè đặc


13
biệt, cao cấp (chè đặc sản chế biến bán công nghiệp của Tân Cương, một số
sản phẩm chè của Công ty Hoàng Bình...). Tuy nhiên, lượng chè cao cấp
còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Giá thu mua nguyên liệu
tươi từ 2.500 - 4.000 đồng/kg, giá chè búp khô giao động từ 35.000 200.000 đồng/kg tuỳ từng loại, từng thời điểm [15].
2.2. Đặc điểm sinh hoá, sinh thái và yêu cầu sử dụng đất của chè
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh hoá của chè
Theo nhiều nghiên cứu phẩm chất của chè xanh búp khô được quyết định
bởi các thành phần hoá học của nguyên liệu và kỹ thuật chế biến chè. Trong
búp chè có chứa 192 hợp chất hoá học tạo nên hương vị, màu sắc... của chè.
Thành phần hoá học chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như: giống, khí hậu,
đất, các biện pháp kỹ thuật. Nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng chè phụ
thuộc rất nhiều vào các hợp chất sau:
- Tanin: Tanin có tên chung là các hợp chất phenol trong đó có 90% là các
dạng catechin. Trong búp chè, tanin là thành phần sinh hoá chính quyết định
phẩm chất chè. Nó tạo nên màu sắc, hương vị của các loại chè tuỳ theo mức
độ bị ôxy hoá trong chế biến. Hàm lượng tanin trong búp biến động lớn từ 2035% trọng lượng chất khô, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, vị trí lá,
điều kiện ngoại cảnh, và kỹ thuật chăm sóc [9].
Bảng 2.6: Hàm lượng tanin của lá chè ở các vị trí khác nhau [9]

Giống\ vị
trí
PH1

Tôm

Lá 1

Lá 2

Lá 3

Cuộng

36,75

37,77

34,74

30,77

25,56

Trung
bình
32,72

Trung du


34,99

36,97

34,61

31,16

22,90

32,12

- Chất hoà tan: Là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng chè.
Chất hoà tan bao gồm: protein, axit amin, gluxit, alcaloit, pectin, sắc tố, dầu
thơm... Hàm lượng chất hoà tan càng cao thì phẩm chất chè càng tốt. Hàm
lượng đó thay đổi theo các yếu tố ngoại cảnh, kỹ thuật...


14
Bảng 2.7: Hàm lượng các chất hòa tan ở các giống chè
Giống\ tháng

4

5

6

7


8

9

10

PH1

43,4

47,5

46,3

46,4

49,1

44,5

42,7

Trung du

40,0

47,0

45,9


45,9

47,8

42,5

45,5

2.2.2. Nghiên cứu về yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây chè
a. Nghiên cứu về yêu cầu đất
Theo nhiều nghiên cứu đất trồng, chè thích hợp là loại đất giàu hữu cơ,
chua, tơi xốp, có tầng đất dày, mực nước ngầm sâu... Các loại đất phù hợp
trồng chè là các loại đất đỏ vàng phát triển trên đá sét, biến chất, đá bazan,
phù sa cổ. Chè sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao trên các loại đất
có hàm lượng hữu cơ trung bình đến giàu (> 2%), N tổng số giàu (> 0,2%),
kali dễ tiêu trung bình (10-15mg/100g đất); lân dễ tiêu giàu (30-32mg/100g
đất) và có đủ các nguyên tố vi lượng như Mn, Al, Zn...
Chè ưa đất chua có độ pH kcl 4,5-5,5 và kỵ Ca++, nếu nồng độ Ca++ trong
đất lớn hơn 0,2% thì cây chè có thể bị ngộ độc và chết.
Địa hình cũng ảnh hưởng rất lớn đến chè. Cây chè thường thích hợp với
những đất dốc có độ dốc từ 8-10o, tối đa không quá 25o.
b. Nghiên cứu về độ cao
Về độ cao của mặt đất để trồng chè so với mặt nước biển có ảnh hưởng
lớn đến phẩm chất chè. Độ cao so với mực nước biển của đất trồng chè càng
tăng thì phẩm chất chè càng tốt. Ấn Độ, Srilanca đều trồng chè ở độ cao trên
1500m.Vĩ độ địa lý cũng ảnh hưởng đến thành phần hoá học và năng suất chè,
ở vùng có vĩ độ cao thì lượng mưa, nhiệt độ, ánh sáng thiếu làm cho hàm
lượng tanin thấp, thời gian thu hoạch chè ngắn, năng suất thấp.
Nghiên cứu của Hamis F.S, Tahira Ahmad (2006) [21] cho thấy khi bón
phân đạm ở các mức khác nhau (360 kg N, 420 kg N/ha) cho chè ở độ cao



15
1500 m cho thấy năng suất có sự sai khác rất rõ rệt. Cùng mức đạm bón tương
tự áp dụng cùng giống chè ở độ cao 1000 m cho thấy không có sự thay đổi rõ
về năng suất. Chứng tỏ độ cao là một yếu tố tác động đến năng suất chè và
hiệu lực của phân bón.
c. Nghiên cứu về yêu cầu nhiệt độ
Do cây chè có nguồn gốc ở những vùng cận nhiệt đới, nên giới hạn nhiệt độ
thích hợp là từ 15-28oC với tổng tích ôn hàng năm đạt trên 4000oC. Theo nghiên
cứu ở Liên Xô cũ và Trung Quốc cho thấy: Nhiệt độ giới hạn cho sinh trưởng của
cây chè là 10oC, dưới 10oC cây chè tạm ngừng sinh trưởng; nhiệt độ 15-18oC búp
chè sinh trưởng chậm, trên 20oC chè sinh trưởng mạnh, trên 30oC búp chè sinh
trưởng chậm lại và nếu cao quá có thể bị hại, Lê Tất Khương và cs [9].
Nhiệt độ còn là yếu tố chính quyết định thời gian thu hoạch búp trong
năm. Ở những vùng từ 16 vĩ độ nam đến 19 vĩ độ bắc không có nhiệt độ thấp,
nên thu hoạch chè quanh năm. Nhiệt độ còn quyết định đến chất lượng chè.
Nghiên cứu của Đàm Lý Hoa (1998) [5] cho thấy: nhiệt độ có ảnh hưởng lớn
đến năng suất chè búp tươi. Búp chè sinh trưởng đạt tiêu chuẩn 1 tôm hai lá
cần lượng tổng tích ôn hữu hiệu từ 3900 đến 4500. Nhiệt độ giới hạn 300C là
tối thích cho chè sinh trưởng và phát triển. Khi nhiệt độ lớn hơn 350C cần che
bóng cho chè để giảm mức độ chênh lệch không khí, hạn chế bốc hơi nước,
duy trì độ ẩm nương chè
d. Lượng mưa và độ ẩm
Trong búp chè có chứa 75-80% nước. Búp chè non được thu hoạch liên
tục trong năm, do vậy cây chè đã lấy đi một lượng nước lớn trong đất. Vì vậy
nhu cầu về nước của cây chè rất cao và chè yêu cầu lượng mưa hàng năm lớn,
trong khoảng 1000-4000mm/năm. Ngoài ra cây chè còn yêu cầu lượng mưa
hàng năm phải được phân bổ đều qua các tháng, trung bình trên dưới
100mm/tháng. Vấn đề này có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng



16
chè. Độ ẩm không khí thích hợp với chè từ 75-80%. Tuy nhiên những tháng
mưa nhiều năng suất chè tăng nhưng chất lượng lại giảm. Cây chè thích hợp
với độ ẩm không khí 75-80 % và độ độ ẩm của đất từ 80-85%. Vì vậy nếu
trồng chè có tưới sẽ cho năng suất cao. Điều này đã được khẳng định qua
nhiều nghiên cứu: Chè có tưới ở Trung Quốc đã tăng năng suất 56,1%; ấn Độ:
60%; Việt Nam: 41,5% so với không tưới... Do vậy cần có những biện pháp
giữ ẩm đất cho chè trong mùa khô hạn.
d. Ánh sáng
Chè là loại cây ưa sáng, đồng thời cũng có khả năng chịu được bóng râm,
nhất là trong thời kỳ chè con, chè thích hợp nhất với ánh sáng tán xạ.
Nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy: Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến
năng suất chè, khi giảm cường độ chiếu sáng 30% thì năng suất chè tăng 34%
so với không che bóng, giảm cường độ chiếu sáng 50% thì sản lượng búp chè
vẫn tăng nhưng ít. Do vậy khi trồng chè cần phải xem xét các điều kiện thực
tế về ánh sáng để có giải pháp kỹ thuật thích hợp.
Kết quả nghiên cứu ở Grudia còn cho biết: ánh sáng có quan hệ đến giai
đoạn phát dục của chè. Ví dụ các giống chè Ấn Độ nếu đem trồng ở Grudia
thì sẽ không ra hoa kết quả vì chuyển từ nơi ngày ngắn sang nơi ngày dài.
Trong điều kiện chè được che bóng thì lá chè xanh đậm, lóng dài, ít búp,
búp non..., đồng thời hàm lượng các vật chất có N trong búp chè tăng (cafein,
protit...), còn các chất không có N bị giảm (Gluxit, tanin) nếu đem chế biến
chè đen thì có chất lượng tốt, chế biến chè xanh thì chất lượng xấu.
Tóm lại nhu cầu ánh sáng của cây chè còn nhiều vấn đề phức tạp, cần
được nghiên cứu và giải quyết cho phù hợp và có hiệu quả.
2.2.2. Nghiên cứu yêu cầu dinh dưỡng cho cây chè trên thế giới và trong
nước
2.2.2.1. Trên thế giới



17

Sản phẩm thu hoạch của chè chỉ chiếm 8 - 13% tổng lượng chất khô mà
cây tổng hợp được nếu tính cả các phần trên và dưới mặt đất. Theo nguồn từ
nhiều tác giả Ấn Độ thì trong 100 kg chè thương phẩm có chứa lượng dinh
dưỡng là 4 kg N; 1,15 kg P2O5; 2,4 kg K2O; 0,42 kg MgO; 0,8 kg CaO; 100 g
Al; 6 g Cl; 8 g Na. Ngoài lượng dinh dưỡng này cây còn lấy một số lượng lớn
dinh dưỡng cho việc hình thành bộ lá trên bụi chè, cho số lá rụng, cho việc
hình thành thân cành và rễ. Chính vì vậy, để hình thành nên 100 kg chè
thương phẩm, cây lấy đi tổng số dinh dưỡng cho tất cả các bộ phận trên là:
16,9 kg N; 5,68 kg P2O5; 8,8 kg K2O; 2,92 kg MgO; 6,7 kg CaO; 871 g Al và
74 g Na. Ngoài ra cây còn lấy đi một lượng các nguyên tố vi lượng như: 38 g
Zn; 26 g B; 38 g Cu; 241 g Fe và 479 g Mn [9].
Để đánh giá dinh dưỡng trong cây chè người ta quan tâm nhiều đến hàm
lượng kali trong lá chè. Ở Ấn Độ, Indonesia, Đài Loan và Liên Xô cũ cho rằng cây
chè khoẻ mạnh phải có > 0,8 % K trong lá già và >8 % trong tro của nó.
Cây chè có khả năng hút dinh dưỡng liên tục trong chu kỳ phát dục
hàng năm. Ngay cả trong mùa đông nhiệt độ thấp, cây ngừng sinh trưởng
song vẫn cần một lượng dinh dưỡng nhất định, vì vậy việc cung cấp dinh
dưỡng cho chè vẫn phải tiến hành thường xuyên.
Cây chè có khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng rộng, có thể
sống ở nơi đất màu mỡ và cũng có thể sống ở những nơi nghèo kiệt dinh
dưỡng mà vẫn cho năng suất nhất định. Tuy nhiên, muốn nương chè cho năng
suất cao, chất lượng tốt, có nhiệm kỳ kinh tế dài cần phải bón phân đầy đủ.
Trong búp non của chè có 4,5 % N; 1,5 % P2O5 và 1,2 %- 1,5 % K2O
(Eden, 1958) mà hàng năm chúng ta hái đi từ 5 -10 tấn búp tươi/ha và đốn đi
một lượng thân lá có chứa một lượng đáng kể các chất N, P, K và các chất
khoáng khác.

Phân đạm: Là loại phân có tác dụng làm tăng năng suất chè lớn nhất. Nó
kích thích cho mầm và búp sinh trưởng khoẻ, nếu bón N đầy đủ và cân đối sẽ


18
làm tăng cả phẩm chất chè. Theo kết quả nghiên cứu ở Grudia cho biết: Bón
N ở mức dưới 300kg N/ha sẽ làm tăng hàm lượng tanin, cafein và chất hoà
tan. Nếu bón trên 300kg N/ha sẽ làm giảm chất lượng chè vì hàm lượng nước
và alcaloit trong búp quá cao, chè sẽ có vị chát đắng không ngon.
Phân lân: Có hiệu lực nhất định đối với chè, tạo cho bộ rễ phát triển tốt, nâng cao
phẩm chất, đồng thời có hiệu lực lâu dài với việc tăng năng suất búp.
Phân kali: Nhu cầu kali của cây chè cũng khá lớn. ở những nơi đất thiếu
kali nếu được bón đủ kali sẽ có tác dụng rõ rệt: tăng tính chống chịu của cây,
đồng thời tăng năng suất và phẩm chất chè.
Phân hữu cơ: Đây là loại phân có tác dụng rất tốt cho cây chè, vừa tăng
năng suất búp, chất lượng búp mà còn có khả năng cải tạo đất tốt và lâu dài.
Ipinmoroti và cộng sự (1999) [20] nghiên cứu các mức đạm bón khác
nhau từ 652 kg N, 326 bón đơn lẻ và kết hợp phân chuồng cho chè. Kết quả
cho thấy công thức bón 163 kg N kết hợp 4 tấn phân chuồng 1 ha cho năng
suất cao nhất. Ở Nhật Bản từ những năm 1999 công nghệ bón phân cho cây trồng
dựa trên nguyên tắc giảm bớt lượng phân vô cơ để đảm bảo chất lượng môi trường đã
được ứng dụng rộng rãi. Cây chè là cây trồng yêu cầu lượng lớn phân vô cơ nhất là
phân đạm. Các nghiên cứu về bón phân đạm cho chè đã đựoc nghiên cứu dựa trên
nguyên tắc cân bằng hàm lượng đạm trong cây kết hợp với nước tưới, kết quả là đã
làm giảm được lượng phân đạm bón trên nương chè mà vẫn duy trì được năng suất.
Theo Nokaka Kunihiko (2006) [24], khi nghiên cứu các mức phân đạm từ
200 - 600 N/ ha cho thấy: chất lượng chè bị giảm khi bón đạm cho chè với
liều lượng quá cao, hơn 400kg N/ha.
Tác giả F.N.Mudau và cộng sự (2006) [26], khi nghiên cứu các mức
bón đạm khác nhau 0, 100, 200, 300, 400, 500 N cho chè ở Nam Phi cho thấy:

Hàm lượng tanin trong chè có liên quan chặt chẽ đến hàm lượng đạm bón. Và
hàm lượng tanin đạt cao nhất khi bón N ở mức 300 kg N/ha, các mức bón
đạm 400, 500 N có hàm lượng tanin tương đương mức bón 300 N.


19
Theo tác giả Owuor (2000) [28], khi bón phân đạm cho chè với các
mức từ 200 - 400 kg/ha kết hợp với P, K và S cho chè cho thấy chất lượng của
chè đen giảm dần khi tăng lượng đạm bón từ 200 - 400 kg, chất lượng chè
giảm do hàm lượng tanin tăng cao cũng như hàm lượng chất hoà tan của chè
đen bị giảm.
Nakamura,S., Mochizuki, Y (2004) [23], khi trồng chè trong dung dịch
cho thấy, khi thay đổi các mức đạm bón trong dung dịch từ 0, 50, 100, 200,
500, 1000 mg/l, cây chè phát triển tốt với mức đạm từ 50 - 100 mg/l. Với mức
đạm lớn hơn 500 mg/l cây chè bị chết.
Venkatesan S. (2004) [30], khi phân tích hàm lượng nitrat trong lá chè
cho thấy, khi được bón các hàm lượng đạm khác nhau, hàm lượng nitrat trong
lá chè đạt cao nhất ở lá đầu tiên của búp chè, hàm lượng này tăng lên khi
lượng bón N tăng lên. Hàm lượng nitrat đạt cao nhất vào khoảng 7 ngày sau
khi bón và hàm lượng này duy trì ổn định khoảng 28 ngày sau khi bón.
Sudoi và cộng sự (2001) [29], khi bón các mức đạm từ 0, 100, 200, 300
cho chè đã nhận thấy, ở các công thức có bón đạm ở mức 300 kg N thì mật độ
sâu hại nhiều hơn ở các công thức còn lại, do vậy năng suất tăng không đáng
kể so với mức bón là 200 kg N. Hiệu quả kinh tế tính ra trên ha thấp hơn so
với bón đạm ở mức 200 kg N/ha.
Phân vi lượng có vai trò quan trọng với cây chè, không những làm tăng
năng suất mà còn tăng phẩm chất rõ rệt, vì phân vi lượng có trong thành phần
của các men, tham gia và điều khiển các quá trình trao đổi chất trong cây. Đó
là các nguyên tố: Mg, Mn, S, Fe, Al, B, Cu...Kết quả nghiên cứu ở Viện
Nghiên cứu chè cho biết: Zn là nguyên tố có hiệu quả hơn so với các nguyên

tố khác, nếu bón 2-5kg/ha sẽ tăng tanin 2-5%, catechin tăng 20-43%. Nếu sử
dụng hỗn hợp urê và B, Zn sẽ làm tăng sản lượng chè 12-25%.


×