Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Điều Tra Thực Trạng Và Giá Trị Sử Dụng Nguồn Cây Dược Liệu Tại Xã Đồng Thịnh – Huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.1 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHOA LÂM NGHIỆP
BỘ MÔN LÂM SINH VÀ TRỒNG RỪNG
----------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
MÃ SỐ: T2012-65

TÊN ĐỀ TÀI:

Điều tra thực trạng và giá trị sử dụng nguồn cây dược liệu tại
xã Đồng Thịnh – Huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên

CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: THS. PHẠM THU HÀ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHOA LÂM NGHIỆP
BỘ MÔN LÂM SINH VÀ TRỒNG RỪNG
-----------

BÁO CÁO KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

MÃ SỐ: T2012-65

TÊN ĐỀ TÀI:

Điều tra thực trạng và giá trị sử dụng nguồn cây dược liệu tại
xã Đồng Thịnh – Huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên



CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI: ThS. PHẠM THU HÀ

Thời gian thực hiện: 12 tháng
Địa điểm nghiên cứu: Xã Đồng Thịnh – Huyện Định Hóa – Tỉnh
Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2012


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tên đề tài:
“Điều tra thực trạng và giá trị sử dụng nguồn cây dược liệu tại xã Đồng

Thịnh – Huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên”


Mã số: T2012-65



Chủ nhiệm đề tài: Phạm Thu Hà



Tel: 0912. 748 748
E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Nông Lâm.




Thời gian thực hiện: 12 tháng (từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012)

1. Mục tiêu:
- Xác định được các cây thuốc đang được khai thác khác và sử dụng tại địa
phương. Từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn tài nguyên cây
thuốc.
2. Nội dung chính:
- Điều tra các loài cây thuốc đang được người dân thu hái và sử dụng
- Xác định các loài cây thuốc cần bảo tồn và phát triển.
- Các hoạt động nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc của người
dân và chính quyền địa phương.
- Nguyên nhân làm suy giảm nguồn cây thuốc và thực trạng quản lý.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho việc quản lý bảo vệ và phát triển
nguồn tài nguyên cây thuốc.
3. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế – xã hội, v.v…)
- Xác định được 41 loài thực vật chủ yếu được người dân địa phương khai
thác sử dụng làm thuốc.
- Xác định được 7 loài cây thuốc có trong sách đỏ Việt Nam và một số loài
cây thuốc cần được bảo tồn và phát triển.
- Xác định được nguyên nhân làm suy giảm nguồn gen cây thuốc.
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu cho việc quản lý và phát triển nguồn
tài nguyên cây thuốc ở địa phương.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân đang là nhu cầu cần
thiết của cuộc sống. Cùng với sự phát triển của ngành y tế, các dịch vụ y tế đã đáp

ứng tương đối đầy đủ các nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân. Tuy vậy, một
bộ phận không nhỏ người dân vẫn chưa có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế, một
phần do thu nhập thấp, giá thuốc đắt, đồng thời kinh phí cho việc phát triển các
dịch vụ y tế cộng đồng còn hạn chế.
Để khắc phục tình trạng trên việc tìm hiểu, nghiên cứu ra các phương thuốc hiệu
quả phù hợp về mặt kinh tế là rất cấp thiết. Các phương thuốc tây tuy cho hiệu quả
nhanh nhưng giá cả đắt đỏ, vì vậy việc phát triển các phương thuốc cổ truyền là
hướng phát triển đúng đắn của ngành y học nước nhà.Cây dược liệu là những loài
thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sữ
dụng.Việc sử dụng thuốc trong nhân dân đã có từ lâu đời, con người không chỉ
biết lợi dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn làm thuốc chữa bệnh. Xét
về tiềm năng và kinh nghiệm thì thuốc cổ truyền của nước ta có thế mạnh để phát
triển. Tuy nhiên hiện nay chúng ta đang ở trong tình trạng ngồi trên đống thuốc mà
vẫn mắc bệnh. Vấn đề là cần mở rộng phát triển các phương thuốc cổ truyền một
cách hiệu quả. Theo Sách Đỏ Việt Nam, 102 loài được quy định thì trong đó đã có
60 loài được bảo tồn bằng hình thức ex situ tại các vườn thực vật, vườn cây thuốc
trong nước. Như vậy nguồn tài nguyên cây thuốc của chúng ta đang bị đe dọa,
nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Trên thực tế chúng ta đã có
những biện pháp bảo vệ, nhưng những thông tin về tính đa dạng của nguồn tài
nguyên này còn thiếu hoặc chưa chính xác. Các quá trình xẩy ra ở cộng đồng liên
quan đến bảo tồn, phát triển và sử dụng cây thuốc một cách bền vững chưa được
quan tâm đầy đủ.
Trong những thập kỷ gần đây, sự gia tăng dân số quá nhanh, nhu cầu
sử dụng cây thuốc càng nhiều, dẫn đến nhiều loài cây thuốc nhất là những cây quý
hiếm đã bị tuyệt chủng ,60000 loài có thể gặp rủi ro hoặc sự tồn tại là rất mong
manh .Vì vậy song song với việc nghiên cứu về sử dụng cây thuốc, một số vấn đề
cấp bách đó là bảo tồn các loài cây thuốc cũng được đặt ra. Đặc biệt là công tác
đánh giá nguồn tài nguyên cây dược liệu chiếm một vị trí quan trọng trong chiến
lược phát triển thuốc đông y. Để phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp cũng như
góp phần bảo tồn đa dạng sinh vật, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn những kinh nghiệm

phong phú và quý báu của đồng bào dân tộc, bên cạnh đó thì việc kiểm kê, bổ
sung và hệ thống hoá nguồn tài nguyên cây thuốc là việc làm cần thiết nhằm sử
dụng một cách khoa học và có hiệu quả trong tương lai.


Định Hóa được coi là huyện phát triển nghề thuốc nam với rất nhiều các thầy lang
có tiếng trong tỉnh. Nơi đây cũng có rất nhiều các loài thực vật có thể dùng làm
thuốc chữa bệnh đang được người dân khai thác và sử dụng. Để góp phần bảo tồn
các loài dược liệu có giá trị sử dụng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra thực
trạng và giá trị sử dụng nguồn cây dược liệu tại xã Đồng Thịnh – Huyện Định
Hóa - Tỉnh Thái Nguyên” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được các cây thuốc đang được khai thác khác và sử dụng tại địa
phương.
- Tìm hiểu được nguyên nhân làm suy giảm nguồn gen cây thuốc tại địa
phương và thực trạng quản lý bảo vệ.
- Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn tài nguyên cây
thuốc.


PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
2.1.1. Lược sử nghiên cứu tài nguyên cây thuốc trên Thế giới
Trên thế giới, nghiên cứu về cây thuốc có nhiều thành công và quy mô rộng
phải kể đến Trung Quốc. Có thể khẳng định Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong
việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Vào thế kỷ 16 Lý Thời Trân đưa ra “Bản
thảo cương mục” sau đó năm 1955 cuốn bản thảo này đã được in ấn lại. Nội dung
cuốn sách đã đưa tới cho người cách sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Năm
1954 tác giả Từ Quốc Hân đã nghiên cứu thành công công trình “Dược dụng thực

vật cấp sinh lý học”. Cuốn sách này giới thiệu tới người đọc cách sử dụng từng
loại cây thuốc, tác dụng sinh lý, sinh hoá của chúng, công dụng, cách phối hợp các
loài cây thuốc treo từng địa phương như “Giang Tô tỉnh thực vật dược tài chí”,
“Giang Tô trung dược danh thực đồ khảo”, “Quảng Tây trung dược trí”...(Trần
Hồng Hạnh, 1996).
Theo ước tính của Quỹ thiên nhiên thế giới (WWF) có khoảng 35.000-70.000
loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích chữa bệnh trên toàn thế
giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô cùng quý giá của các dân tộc
hiện đang được khai thác và sử dụng để chăm sóc sức khoẻ, phát triển kinh tế, giữ gìn
bản sắc của các nền văn hoá. Theo báo cáo của của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
ngày nay có khoảng 80% dân số các nước đang phát triển có nhu cầu chăm sóc sức
khoẻ ban đầu phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc qua các chất chiết xuất từ dược
liệu.(Dẫn theo Trần Văn Ơn và cs, 2002) [18].
Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của
Liên Xô đã có các nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1952
các tác giả A.I.Ermakov, V.V.Arasimovich, …đã nghiên cứu thành công công
trình “Phương pháp nghiên cứu hoá sinh – sinh lý cây thuốc”. Công trình này
là cơ sở cho việc sử dụng và chế biến cây thuốc đạt hiệu quả tối ưu nhất, tận
dụng tối đa công dụng của các loài cây thuốc. Các tác giả A.F.Hammerman,
M.D.Choupinxkaia và A.A.Yatsenko đã đưa ra được giá trị của từng loài cây
thuốc (cả về giá trị dược liệu và giá trị kinh tế) trong tập sách “Giá trị cây


thuốc”. Năm 1972 tác giả N.G.Kovalena đã công bố rộng rãi trên cả nước
Liên Xô (cũ) việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao vừa không gây
hại cho sức khoẻ của con người. Qua cuốn sách "Chữa bệnh bằng cây thuốc"
tác giả Kovalena đã giúp người đọc tìm được loài cây thuốc và chữa đóng
bệnh với liều lượng đã được định sẵn [Dẫn theo Trần Thị Lan, 2005].
Tiến sỹ James A.Dule- nhà dược lý học người Mỹ - đã có nhiều đóng góp
cho tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc xây dựng danh mục các loài cây

thuốc, cách thu hái, sử dụng, chế biến và một số thận trọng khi sử dụng các
loài cây thuốc [Dẫn theo Trần Thị Lan, 2005].
Trên đây là một số công trình nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc
của một số tác giả trên thế giới.
2.1.2. Lược sử nghiên cứu tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam đang khai thác và sử dụng khoảng 700 loài cây trồng
thuộc 70 chi thực vật, trong đó 39 loài cây lương thực có chất bột, 95 loài cây thực
phẩm không có mục đích lấy chất bột, 104 loài cây ăn quả, 55 loài cây làm rau, 44
loài cây lấy dầu, 16 loài cây lấy sợi, 12 loài cây làm đồ uống, 39 loài cây làm gia
vị, 19 loài cây làm hương liệu, 29 loài cây cải tạo đất và phủ xanh đất trống đồi
trọc. Nhiều loài cây trồng quan trọng có nguồn gốc tại Việt Nam như lúa (Oryza
sativa), đậu lúa, chuối (musa sp), nhiều loại thuộc chi citrus, khoai môn sọ, dừa,

Rừng Việt Nam có trên 12.000 loài thực vật, trong đó có 7.000 loài thuộc
1.850 chi của 267 họ thực vật hạt kín (Angiospermae). Theo thống kê ban đầu
2.300 loài cây rừng Việt Nam có thể sử dụng làm lương thực, thực phẩm, dược
liệu, thức ăn gia súc hoặc vật liệu cho các mục tiêu kinh tế quốc dân khác ngoài
mục tiêu lấy gỗ.
Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về cây thuốc như công trình
nghiên cứu thu thập các loài cây thuốc của G.S Đỗ Tất Lợi. Công trình này đã
nghiên cứu tỷ mỉ về từng loại cây thuốc vai trò, tác dụng, dạng sống... Cuốn
sách này đã giúp cho nhiều người quan tâm tới cây thuốc có thể tra, xem một
cách dễ dàng.


Theo kết quả điều tra của Viện dược liệu Bộ Y tế năm 1985, nước ta có
1863 loài cây thuốc thuộc 236 họ thực vật. Theo giáo sư Võ Văn Chi trong
cuốn “Từ điển cây thuốc” số loài cây thuốc ở Việt Nam là trên 3000 loài. Trên
3/4 cây trong số này là những cây mọc tự nhiên, phần lớn sinh sống ở rừng.
Kết quả điều tra sơ bộ ban đầu ở rừng một số tỉnh miền bắc cho thấy tỷ lệ cây

làm thuốc thường chiếm khoảng 25-55% số cây điều tra và vùng có xen núi đá
vôi thường có tỷ lệ cây làm thuốc rất cao.
Ở nước ta số loài cây làm thuốc được ghi nhận trong thời gian gần đây
không ngừng tăng lên:
Năm 1952: Toàn Đông Dương có 1.350 loài
Năm 1986: Việt Nam đã biết có 1.863 loài
Năm 1996: Việt Nam đã biết có 3.200 loài
Năm 2000: Việt Nam đã biết có 3.800 loài
(Nguồn: Lã Đình Mỡi, 2003)
Nghiên cứu của tác giả Trần Khắc Bảo (2003), đã đưa ra một số nguyên
nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cây thuốc như diện tích rừng bị thu hẹp,
chất lượng rừng suy thoái. Hay quản lý rừng còn nhiều bất cập chồng chéo,
kém hiệu quả. Từ đó tác giả cho rằng chiến lược bảo tồn tài nguyên cây thuốc
là bảo tồn các hệ sinh thái. Sự đa dạng các loài (trước hết là các loài có giá trị
y học và kinh tế, quý hiếm, đặc hữu, có nguy cơ tuỵêt chủng) và sự đa dạng di
truyền. Bảo tồn cây thuốc phải gắn liền với bảo tồn và phát huy trí thức y học
cổ truyền và y học dân gian gắn với sử dụng bền vững và phát triển cây thuốc
[7].
Khi nghiên cứu các biện pháp phát triển bền vững nguồn tài nguyên thực
vật phi gỗ tại Vườn quốc gia Hoàng Liên tác giả Ninh Khắc Bản (2003) đã
thống kế được 29 loài cây dùng làm thuốc và cây lấy tinh dầu. Trong đó tác
giả đã lựa chọn được một số loài có triển vọng để đưa vào phát triển như:
Thảo quả, Thiên niên kiện, Xuyên khung... [5]
Theo Ninh Khắc Bản (2003), khi điều tra về nguồn thực vật phi gỗ tại
Hương Sơn - Hà Tĩnh bước đầu đã xác định được khoảng 300 loài cây có thể
sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên trong quá trình điều tra thấy có khoảng 25


loài cây được sử dụng làm thuốc chữa bệnh như: Hà thủ ô, Thiên niên kiện,
Thạch xương bồ, Ngũ gia bì, Sa nhân.... [6]

Theo “Nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở vườn quốc gia Bạch Mã, do tác
giả Trần Thiện An (Vườn quốc gia Bạch Mã) và Trần Khắc Bảo (Viện dược
liệu) đã cho chúng ta có thêm một số kết quả về nguồn tự nhiên cây thuốc như
sau: đã thống kê được 520 loài cây cỏ sử dụng làm thuốc (thuộc 127 họ). Có
26 loài được đưa vào sách đỏ Việt Nam như các loài quý hiếm bị đe doạ tuyệt
chủng. Trong đó có tới 13 loài có giá trị sử dụng lớn và thường bị người dân
khai thác vì lợi ích kinh tế [3].
Theo tác giả Nguyễn Văn Tập (2005), thì để bảo tồn cây thuốc có hiệu
quả cần phải tiến hành công tác điều tra quy hoạch, bảo vệ và khai thác bền
vững, tăng cường bảo tồn cây thuốc trong hệ thống các khu rừng đặc dụng và
rừng phòng hộ, bảo tồn chuyển vị kết hợp với nghiên cứu gieo trồng tại chỗ,
có như vậy thì các loài cây thuốc quý hiếm mới thoát khỏi nguy cơ bị tuyệt
chủng, đồng thời lại tạo ra thêm nguyên liệu để làm thuốc ngay tại các vùng
phân bố vốn có của chúng.[17]
Cũng trong thời gian này tác Nguyễn Tập và Ngô Văn Trại đã điều tra
đánh giá đánh giá hiện trạng và tiềm năng về y học cổ truyền trong cộng đồng
các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, kết quả đã thu thập được nhiều cây thuốc, bài thuốc
các thầy lang trong cộng đồng thường sử dụng, nhằm kế thừa và quảng bá
rộng rãi những tri thức bản địa này của địa phương. Nhưng vấn đề đặt ra là
làm thế nào để duy trì, bảo tồn và khai thác được vốn kinh nghiệm quý báu
này. [19]
Năm 2006 nhóm tác giả thuộc Trung tâm nghiên cứu Lâm đặc sản – Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Viện Dược liệu đã tổ chức điều
tra nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh và đã ghi nhận được có 288 loài thuộc 233 chi, 107 họ và 6
ngnàh thực vật. Tất cả đều là những cây thuốc mọc hoang dại trong các quần
xã rừng thứ sinh và đồi cây bụi. Trong đó có 8 loài được coi là mới (chưa có
tên trong danh lục cây thuốc Việt Nam). [18]
Như vậy có thể thấy rằng nguồn tài nguyên cây thuốc ngoài tự nhiên của
chúng ta là tương đối phong phú, có nhiều giá trị tiềm ẩn mà chúng ta chưa



khám phá hết, tuy nhiên trữ lượng của chúng hiện còn rất ít. Hiện nay để bảo
tồn và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này thì đã có nhiều trung tâm
nghiên cứu được thành lập như Trung tâm bảo tồn và phát triển Dược liệu
miền Trung, Viện dược liệu, và cũng có rất nhiều địa phương đã tổ chức trồng
cây thuốc và đã thu được những thành công đáng kể đó là đã góp phần bảo tồn
được tài nguyên cây thuốc và cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhu cầu thị
trường…
Trước yêu cầu bảo tồn và trồng thêm Ba kích để làm thuốc, từ năm 1994
đến 2002, Viện Dược liệu đã phối hợp với một số hộ nông dân ở huyện Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ xây dựng thành công một số mô hình trồng cây ba kích.
Trong đó có mô hình Ba kích trồng xen ở vườn gia đình và vườn trang trại,
mô hình trồng Ba kích ở đồi và đất nương rẫy cũ. Bước đầu các mô hình này
đã đem lại những hiệu quả đáng kể. [8]
Để bảo tồn các loài cây thuốc đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng,
cộng đồng các dân tộc ở Sapa đã xây dựng các vườn bảo tồn cây thuốc có sự
tham gia của người dân, bước đầu đã có kết quả tốt, người dân đã có thu
hoạch đồng thời ý thức bảo vệ rừng được nâng cao. Đã đưa vào bảo tồn được
23 loài cây thuốc quý hiếm, cây trồng có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng phát triển
tốt. [20]
Sâm bố chính là loài cây thuốc đặc hữu của Việt Nam có giá trị cao về mặt y
dược, do có nhiều tác dụng nên được người dân sử dụng nhiều, chủ yếu từ nguồn
mọc hoang dại nên phân bố của loài này ngày càng bị thu hẹp. Chúng đã được gây
trồng ở nhiều nơi như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hòa Bình, Tây Bắc. Trên
cơ sở tổng kết lại những nghiên cứu trước tác giả Lê thị Diên và cộng sự đã cung
cấp cho người dân những thông tin về đặc điểm nhận biết, kỹ thuật gây trồng và sơ
chế loài cây thuốc nam quý giá này. [10]
Trước nguy cơ bị truyệt chủng sâm ngọc linh mọc tự nhiên, với sự nỗ lực
phối hợp của tỉnh Quảng Nam và Kon Tum, bước đầu cây thuốc quý này đã

được đưa vào trồng ngay tại vùng núi Ngọc Linh. Tổng diện tích sâm Ngọc
Linh trồng dưới tán rừng của tỉnh Quảng Nam và Kon Tum đã lên tới trên 10
ha, cây trồng được chăm sóc bảo vệ và sinh trưởng phát triển bình thường, đã


có đông đảo người dân tộc Xê Đăng ở xung quanh núi Ngọc Linh đã tham gia
tích cực vào việc trồng sâm. [16]
Mặc dù nước ta có nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú nhưng có
nhiều cây thuốc không có nước ta, toàn bộ dược liệu sử dụng phải nhập khẩu.
Để tự túc và chủ động về nguồn nguyên liệu làm thuốc, nhiều trạm nghiên cứu
trồng cây thuốc đã được thành lập, trong đó có Trạm nghiên cứu trồng cây
thuốc Sapa thuộc Viện dược liệu. Cây thuốc nhập nội ở Sapa được trồng ở 2
nơi là trên nương rẫy và ở vườn gia đình, với khoảng trên hai mươi loài cây.
Hiện ở Sapa đã có một số mô hình trồng phổ biến như: Cây thuốc trồng xen
cây ăn quả ở vườn, cây thuốc trồng xen cây thuốc. Người dân đã biến nơi đây
thành vùng trồng cây thuốc nhập nội phong phú nhất Việt Nam. [11]
Khi loài người phát hiện được giá trị của các hợp chất thiên nhiên từ cây cỏ
và khai thác chế biến nó phục vụ cho nhu cầu đời sống của mình thì cũng là lúc
môi trường sinh thái đã bị ô nhiễm. Cân bằng sinh thái bị phá vỡ và các tài nguyên
thiên nhiên đã bị cạn kiệt. Đây không chỉ là thách thức lớn đối với nước ta mà
cũng là vấn đề đang đặt ra đối với toàn cầu.
Trong những năm qua, chỉ riêng ngành y học dân tộc cổ truyền nước ta đã
khai thác một lượng dược liệu khá lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ thì năm 1995,
chỉ riêng ngành đông dược cổ truyền tư nhân đã sử dụng tới 20.000 tấn dược liệu
khô đã chế biến từ khoảng 200 loài cây. Nhu cầu cho công nghiệp chế biến dược
phẩm, mỹ phẩm, hương phẩm cũng cần khoảng 20.000 tấn. Ngoài ra còn xuất
khẩu khoảng trên 10.000 tấn nguyên liệu thô.
Việc khai thác liên tục, không có kế hoạch, không hợp lý để lấy nguyên liệu
chế biến hoặc sử dụng đã đặt ra hàng trăm loài cây thuốc trước hoạ tuyệt chủng.
Nguyên liệu làm thuốc của rất nhiều loài lại là củ, rễ, thân,… chỉ một số ít loài là

lá.
Sau năm 1975, Vàng đắng (Coscinium fenestrum) nguồn nguyên liệu cho
berberin coi là có vùng phân bố rộng, có trữ lượng lớn. Song chỉ sau hơn chục
năm khai thác, loài Vàng đắng đã trở nên rất hiếm và ở tình trạng sẽ nguy cấp (V)
trong Sách đỏ Việt Nam. Ba kích (Morinda officinalis) là một cây thuốc có tác
dụng tăng cường khả năng sinh dục ở nam giới, chữa thấp khớp và một số bệnh
khác đã bị khai thác mỗi năm vài chục tấn liên tục nên cũng đã cạn kiệt.


Tại Lào Cai trong những năm 1996-1998 và gần đây tại Sơn La, Lai Châu
khi Trung Quốc thu mua loài cỏ nhung (Anoecochilus spp) với giá cao thì bà con
các dân tộc tìm kiếm thu hái bằng hết để bán qua biên giới.
Do gỗ Trầm hương dễ thối mục, mối mọt nên giá trị sử dụng về gỗ không
cao, ngược lại giá trị quan trọng nhất của Trầm hương là khai thác trầm kỳ, một
mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. Trầm kỳ được dùng để chưng cất tinh dầu, làm
chất định hương quan trọng nên được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp sản
xuất mỹ phẩm cao cấp, ngoài ra còn dùng làm bột hương, một loại thuốc đặc biệt
quý hiếm, một loại hương liệu cao cấp cũng đã bị săn lùng khai thác để xuất khẩu.
Chỉ trong mấy năm, có tới trên 300 tấn trầm đã bị bán ra nước ngoài. Trầm được
dùng làm dược liệu như một biệt dược để chữa một số bệnh như cảm, đau bụng,
ngăn ngừa gió độc. Gần đây theo các nhà nghiên cứu, lá của cây trầm trưởng thành
dùng nấu nước uống có tác dụng tốt cho sức khoẻ.
2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ ĐỒNG THỊNH –
HUYỆN ĐỊNH HÓA - TỈNH THÁI NGUYÊN
2.2.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý
Đồng Thịnh Là một xã vùng cao nằm phía Tây huyện Định Hóa cách
trung tâm huyện 7 km, tổng diện tích tự nhiên là 1387,28 ha có địa giới hành
chính giáp với các xã sau.

- PhÝa B¾c gi¸p xã Bảo Linh
- PhÝa Nam gi¸p x Trung Hội, Bình Yên
- PhÝa Đ«ng gi¸p xã Phúc Chu, Bảo Cường
- PhÝa T©y gi¸p xã Định Biên, Bình Yên
X Đồng Thịnh được chia thành 22 thôn, địa bàn dân cư sinh sống tập
trung, là xã có diện tích khá rộng so với các xã trong vùng, đây cũng là một
trong 19 xã ATK của tỉnh Thái Nguyên và là một trong những xã sản xuất giống
lúa đặc sản Bao Thai Định Hóa


Có hai trục đường giao thông liên xã chạy song song qua trung tâm xã đã
được cứng hóa thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa phát triển kinh tế xã hội
của địa phương, nhân dân có truyền thống cách mạng, cần cù lao động sản xuất
phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
* Địa hình - địa mạo
Là xã có địa hình tương đối phức tạp phần lớn là đồi núi chiếm trên 80%
diện tích tự nhiên phân bố trên toàn xã, xen kẽ là những cánh đồng lòng chảo
tạo nên địa hình nhấp nhô lượn sóng, đồi bát úp, ruộng bậc thang có hướng dốc
từ phía Tây Bắc về phía Đông Nam, do địa hình khá phức tạp như vậy nên còn
những hạn chế cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong xã.
* Địa mạo vùng đồi núi
Có dạng đồi bát úp, sườn thoải, độ dốc nhỏ hơn 250, bên cạnh hình thành
các thung lũng, đất đai phù hợp cho nhiều loại cây trồng như lúa, ngô, sắn, đậu
đỗ và các cây công nghiệp khác, ở những nơi có độ dốc lớn hơn 250 phát triển
cây chè và cây lâm nghiệp như keo, mỡ, chẩu...
* Hiện trạng sử dụng đất
Xã Đồng Thịnh là một xã vùng cao có tổng diện tích đất tự nhiên là:
1387,28 ha:
- Đất nông nghiệp 1080,51ha. Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 374,24 ha

+ Đất trồng cây hàng năm: 228,60 ha
+ Đất trồng lúa: 200,99 ha
+ Đất trồng cây hàng năm khác: 27,61 ha
+ Đất trồng cây lâu năm: 135,64 ha
- Đất lâm nghiệp: 688,01 ha. Trong đó:
+ Đất rừng sản xuất: 669,11 ha


+ Đất rừng phòng hộ: 18,90 ha
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 29,26 ha
- Đất phi nông nghiêp: 83,65 ha
+ Đất ở nông thôn : 31,62 ha
+ Đất chuyên dùng : 30,01 ha
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 3,00 ha
+ Đất sông suối và mặt nước : 19,02 ha
- Đất chưa sử dụng 222,12 ha
* Điều kiện khí hậu
Do nằm trong vành đai Bắc bán cầu nên khí hậu của xã Đồng Thịnh cũng
có những đặc trưng của khí hậu miền núi phía Bắc đó là khí hậu nhiệt đới gió
mùa, theo số liệu của trạm quan trắc trong một số năm gần đây (từ năm 2006
trở về trước) cho thấy nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng từ 22o - 23oc
các tháng nóng nhất là: 5,6,7,8, nhiệt độ lên khoảng 36oc - 37oc, nhưng trong
những năm gần đây do ảnh hưởng của “biến đổi khí hậu”, sự nóng lên của trái
đât làm nhiệt độ thay đổi khá phức tạp, mùa đông nhiệt đọ giảm xuống tới 7oc 9oc tháng lạnh nhất vào tháng 12 và tháng 1,2 gây rét đậm rét hại ; mùa hè nhiệt
độ lên tới 39oc - 40oc.
Tổng tích ôn của năm sấp sỉ bằng 8.000oc lượng mua trung bình của một
năm khoảng từ 1.600mm đến 1.900mm/năm được tập trung ở các tháng 6, 7, 8, 9.
Nhiệt độ cao, lượng bốc hơi mạnh, độ ẩm thấp vào mùa khô thường gây
ra hạn hán cục bộ, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt đặc biệt là sản xuất lúa.
Vào mùa mưa lượng mưa lớn gây xói mòn mạnh làm rửa chôi và giảm độ phì

của đất , vào mùa lạnh nhiệt độ giảm thấp ảnh hưởng lớn đến năng suất cây
trồng, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất lúa của địa phương. Mưa lũ cục bộ
ảnh hưởng không tốt đến các công trình giao thông, thủy lợi.


* Điều kiện thủy văn
Mạng lưới thủy văn của xã Đồng Thịnh đa dạng, bao gồm hệ thống ao hồ,
đập giữ nước và đặc biệt xã Đồng Thịnh là nơi hợp lưu của hai khe suối, một
chảy từ xã Bảo Linh qua xã Định Biên tới và một từ xã Thanh Định tới, dòng suối
sau đó chảy về thị trấn Chợ Chu và đổ vào sông Chợ Chu là thượng nguồn sông

cầu chảy qua giữa địa bàn xã.
Hướng nước chảy từ phía Tây về phía Đông Nam, lượng nước giảm theo mùa
tuy nhiên vẫn đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Đặc điểm dân số, dân tộc, lao động
Tổng dân số trên toàn xã là 1.114 hộ với 4216 nhân khẩu, trong đó tổng
số lao động trong độ tuổi là 2850 người. Xã Đồng Thịnh có 7 dân tộc anh em
cùng chung sống gồm: Kinh,Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, San Chí...vv. Trong ®ã
d©n téc Kinh lµ 39%, d©n téc Tµy lµ 41%. Các dân tộc khác 20%, Nguồn lao
động sản xuất nông nghiêp dồi dào, tổng số lao động nông nghiệp toàn xã là
2.522 người trong độ tuổi từ 16 đến 60 chiếm 80% tổng số lao động.
Lực lượng lao động rất dồi dào đây chính là nguồn nhân lực quan trọng
để thúc đẩy nền kinh tế của địa phương phát triển, tuy nhiên nhận thức của
nhân dân chưa đồng đều dẫn đến tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật sản
xuất còn hạn chế. Do đặc thù là xã thuần nông hiện nay lao động nông nghiệp
vẫn là nghề chính chiếm tới 85%, thu nhập phần lớn của người dân chủ yếu từ
sản xuất nông, lâm nghiệp nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
* Điều kiện xã hội
Công tác giáo dục: Xã Đồng Thịnh có đầy đủ 3 cấp học trong hệ thống

giáo dục ở cơ sở. Để thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục cơ sở vật chất của
các trường đã được nhà nước quan tâm đầu tư, hiện nay xã Đồng Thịnh có
trường tiểu học đã đạt chuẩn quốc gia, và tới năm 2012 cùng với chương trình


xõy dng nụng thụn mi trng Mm Non cng s c u t xõy dng
t chun cựng vi i ng giỏo viờn cú nng lc, phong tro thi ua dy tt
hc tt thng xuyờn c duy trỡ, xó ng Thnh ó cú c h thng giỏo
dc tng ụi m bo v ngy cng c coi trng. ỏp ng c nhu cu dy
v hc ca con em a phng.
Cụng tỏc vn húa, vn ngh, th dc th thao: Thc hin cuc vn ng
ton dõn on kt xõy dng i sng vn húa khu dõn c ó c cp y
chớnh quyn thng xuyờn quan tõm ch o cỏc ban ngnh on th cựng phi
hp, vn ng v t chc cỏc hot ng nhõn cỏc ngy l ln nh t chc giao
lu vn ngh, búng ỏ, vv Xó cú 22 thụn 18/22 thụn có nhà văn hóa thôn là
nơi sinh hoạt của cộng đồng dân c, là nơi hội họp triển khai các chủ trơng
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nớc. Huyn cú hệ thống đài truyền
thanh, truyn hỡnh, các thôn đều cú cm loa truyn thanh.Tuy nhiờn c s vt
cht cũn thiu thn cha ỏp ng c nhu cu sinh hot vui chi gii trớ ca
nhõn dõn.
Cụng tỏc y t: Xã ng Thnh cú mt c s y t vi 9 phũng c xõy
dng khang trang cú 12 ging bnh trong ú cú 6 phũng khỏm v iờu tr, 3
phũng truyn thụng dõn s KHHG, i ng cỏn b y t xó cú 1 bỏc s, 2 y s,
3 y tỏ v 22/22 thụn u cú cỏn b y t thụn bn v cng tỏc viờn dõn s, i
ng cỏn b y t ó ỏp ng c nhu cu chm súc sc khe cho nhõn dõn
trong xó.
* C cu v iu kin phỏt trin kinh t
+ Là x sản xuất thuần nông điều kiện phát triển sản xuất công nghiệp
trên địa bàn x là hết sức khó khăn vì vậy Đảng Bộ, chính quyền x luụn xác
định cơ cấu kinh tế của x trong giai đoạn 2010 - 2015 cơ bản nh sau:

+ Mc tng trng kinh t hng nm t 10%/nm tr lờn.
+ C cu sn xut: - Nụng, lõm nghip chim 55%


- Ngnh ngh cụng nghip-tiu th cụng chim 25%
- Dch v thng mi chim 20%
+ Mức thu nhập bình quân đầu ngời phấn đấu đạt t 14 triệu
đ/ngời/năm.
+ Thâm canh 100% din tớch

lúa nớc 2 vụ đạt từ 100-120 triêu

đồng/ha/năm.
- V cụng nghip - tiu th cụng nghip
Khuyn khớch nụng dõn phỏt trin cỏc nghnh ngh truyn thng nh: an
lỏt dt mnh c, sn xut vt liu xõy dng, ch bin nụng lõm sn, ngh mc,
may mc, sa cha...gii quyt vic lm ti ch, tng thu nhp.
- Thng mi, dch v
Đây là nghành c xó quan tõm v phỏt trin, xó ó thc hin quy hoch
xõy dng ch kiờn c, to iu kin thun nhõn dõn v cỏc doanh nghip
giao thng buụn bỏn, kinh doanh dch v cỏc loi mt hng phc v sn
xut v i sng nhõn dõn. y mnh vic mua bỏn trao i hng húa ti ch
xó nht l hng nụng sn, to cho xó ngun thu t dch v lm thay i b mt
nụng thụn mi.
- Ngnh chn nuụi
ng Thnh trong nhng nm gn õy cng nh cỏc xó trong huyn nh
Húa ang dn cú s u t vo ngnh chn nuụi c bit l chn nuụi n i
gia sỳc. Xó cú cỏc mụ hỡnh chn nuụi gia tri chăn nuôi , lợn, gà, vịt, ngan... Do
l xó thun nụng nờn vic chn nuụi cú tm quan trng rt ln, ỏp ng c v
nhu cu cy kộo, cung cp phõn bún cho sn xut nụng nghip, tiờu th ngun

thc n t ngnh trng trt v cung cp mt lng ln tht cho th trng v
cho nhu cu i sng ca nhõn dõn
- Ngnh trng trt


Hin nay sn xut nụng nghip, lõm nghip l ngnh sn xut chớnh
chim t trng ln ca xó, trong ú sn xut lng thc l chớnh nhm m bo
nhu cu s dng v cung cp cho th trng.
Trong những năm qua đợc sự đầu t của nhà nớc thông qua các chơng
trình, dự án nên công tác quản lý, bảo vệ rừng đợc duy trì. X đ đề nghị
Huyện tiến hành giao đất, giao rừng cho các hộ dân để trồng cây lâu năm và
phát triển vờn đồi trang trại. Đến nay, nghề trồng rừng đang tiếp tục đợc mở
rộng diện tích, nh keo lai, cõy m, ng thi phỏt huy li th ca vựng l phỏt
trin cõy chố bng cỏc ging ch lc, đ tạo ra thu nhập khá cho nhiều hộ dân,
vì vậy cuộc sống ngời dân từng bớc đợc cải thiện và ngày càng đợc nâng
cao.
Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của x ng Thnh đang từng
bớc phát triển theo hớng toàn diện, vừa chuyên canh vừa kinh doanh tổng
hợp, kết hợp với thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích có khả năng trồng các
loại cõy nông nghiệp. Đặc biệt là trồng cây ngô và các loại cây công nghiệp
ngắn ngày, giải quyết đợc công ăn việc làm cho ngời lao động từ chính sách
khuyến khích phát triển nông nghiệp và nông thôn, bằng các biện pháp ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, sản lợng cây
trồng các loại, tăng diện tích cây chủ lực, thâm canh cây lúa nớc, đảm bảo cấy
100% diện tích lúa chiêm xuân. Chú trọng việc chuyển đổi mùa vụ: Lúa xuân Lúa mùa sớm để mở rộng diện tích cây vụ đông. Đẩy mạnh công tác chế biến
và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.[15]
Bng 2.1: C cu cõy trng chớnh ca xó ng Thnh
trong 3 nm gn õy (2009 2011)
STT


Tờn cõy
trng

Nm 2009
Din
tớch (ha)

T l
(%)

Nm 2010
Din
tớch (ha)

T l
(%)

Nm 2011
Din
tớch (ha)

T l
(%)


1

Lúa

374,0


76,25

374,0

73

374

71,8

2

Chè

50,0

10,2

65,0

12,7

80,0

15,4

3

Ngô


38,5

7,85

41,7

8,1

36,7

7,0

4

Đậu, Đỗ..

7,0

1,4

8,5

1,66

7,5

1,4

5


Mía

1,0

0,2

1,2

0,23

1,2

0,2

6

Sắn

20,0

4,1

22,1

4,31

21,7

4,2


7

Tổng

490,5

100

512,5

100

520,9

100

(Sè liÖu cña phßng thèng kª - UBND x Đồng Thịnh n¨m 2011

Bảng 3.1 cho thấy từ năm 2009 đến năm 2011 diện tích trồng lúa đứng
đầu trong số các loại cây trồng hàng năm. Trong 3 năm diện tích trồng lúa
không tăng, tỷ lệ diện tích trồng lúa trên tổng diện tích cây trồng hàng năm
giảm từ 76,25% năm 2009 xuống còn 71,8% năm 2011
Về tỷ lệ diện tích cây chè tăng nhanh từ 10,2% năm 2009 lên 15,4% năm
2011, có thể thấy diện tích cây chè được trồng mới trong 2 năm là rất đáng kể
và đứng thứ 2 trong cơ cấu cây trồng của xã.
Diện tích trồng ngô không ổn định năm 2009 là 7,85%,năm 2010 chiếm
8,1% nhưng đến năm 2011 đã giảm xuống còn 7% .
Về diện tích các cây màu khác cơ bản ở mức ổn định,một số cây có tăng
nhưng không đáng kể.

Từ bảng số liệu trên đã cho thấy cơ cấu cây trồng chính của xã Đồng
Thịnh là cây lúa và cây chè là 2 giống cây trồng chủ lực.


PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Cây thuốc mọc hoang dại, trên rừng hoặc được trồng tại vườn nhà của người dân
địa phương.
3.2.PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu các loài thực vật được thu hái làm thuốc và chỉ thực
hiện trong phạm vi xã Đồng Thịnh.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 3 năm 2012
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra các loài cây thuốc đang được người dân thu hái và sử dụng
- Xác định các loài cây thuốc cần bảo tồn và phát triển.
- Các hoạt động nhằm bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc của người
dân và chính quyền địa phương.
- Nguyên nhân làm suy giảm nguồn cây thuốc và thực trạng quản lý.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho việc quản lý bảo vệ và phát triển
nguồn tài nguyên cây thuốc.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Ngoại nghiệp
3.4.1.1. Tham khảo, kế thừa các tài liệu
Đó là các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Điều kiện tự
nhiên kinh tế xã hội của xã, các báo cáo của xã về có liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu.
3.4.1.2. Điều tra khảo sát thực địa

Trong đề tài chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp phỏng vấn để thu
thập thông tin kết hợp với việc quan sát ngoài thực địa để kiểm chứng thông
tin:
- Đối tượng phỏng vấn là các hộ gia đình có sản xuất lâm nghiệp, các hộ
gia đình hàng năm có khai thác Lâm sản ngoài gỗ và có thu hái các loài cây
thuốc, các thầy lang.


- Địa điểm phỏng vấn tại các gia đình hoặc trên vườn rừng của hộ.
- Để khi phỏng vấn thu được nhiều thông tin chúng tôi đã xây dựng bảng câu
hỏi mở với nội dung ngắn gọn, rõ ràng, giúp cho người dân dễ hiểu dễ trả lời.
PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY THUỐC TẠI XÃ ĐỒNG THỊNH–
HUYỆN ĐỊNH HÓA – TỈNH THÁI NGUYÊN
Cán bộ điều tra:…………………………………….Ngày điều tra:…………
Chủ hộ:……………………………………………..…………………………..
Giới tính:………………………Tuổi:………………………..Dân tộc:………
Nghề nghiệp:……………………………Lao động chính ………………….
Thôn:……………………Xã……………………………Huyện……………..
I. Tình hình sử dụng đất:
Hiện trạng sử dụng đất

Diện tích (ha)

Loài cây trồng

Vườn gia đình
Nông lâm kết hợp
Rừng tự nhiên
Rừng trồng lấy gỗ
Đất khác

Sử dụng cây thuốc
Gia đình ông/bà có sử dụng cây thuốc không?

Có/không

Ông/bà thường sử dụng cây thuốc trung bình bao nhiêu lần trên tháng?
Ông/bà lấy cây thuốc ở đâu? (Mua ở chợ/Mua từ thầy thuốc nam/Tự trồng/Lấy
trong rừng tự nhiên/Nguồn khác)
Xin cho biết mức độ khó, dễ trong việc tìm kiếm các loại cây thuốc trong khu vực
trong thời gian qua ? (Rất sẵn/Sẵn/Rễ kiếm/Khó kiếm/ Rất khó kiếm)
Theo ông/bà thì tài nguyên cây thuốc trong khu vực trong thời gian 5 năm qua như
thế nào? (Tăng lên/Không thay đổi/ít đi)
Giá trung bình các loại cây thuốc trên thị trường trong khu vực có sự thay đổi
trong vòng 5 năm qua không?
Thu hái cây thuốc
Ông/bà hay gia đình có thu hái cây thuốc nào trong rừng tự nhiên không? Lý do
ông/bà lấy cây thuốc trong tự nhiên?


-

Để sử dụng trong gia đình

-

Bán trực tiếp cho người bệnh

-

Mua bán tại địa phương


-

Bán cho lái buôn

Xin ông/bà cho biết tên các loài cây thuốc thu hái trong rừng tự nhiên ?
Tên loài

Số lần thu
hái/năm

Khối lượng

Đơn giá

Sử dụng

Khi đi thu hái cây thuốc có bị kiểm lâm cấm hay quản lý gắt gao không?
Gây trồng cây thuốc
Ông/bà và gia đình có trồng cây thuốc trong vườn nhà không?

Có/không

Ông/bà trồng cây thuốc để làm gì?
-

Để sử dụng trong gia đình

-


Bán trực tiếp cho người bệnh

-

Mua bán tại địa phương

-

Bán cho lái buôn

Ông/bà trồng những loài cây thuốc nào trong vườn nhà?
Lý do nào khiến ông bà trồng cây thuốc?
Khi trồng cây thuốc ông/bà có gặp những khó khăn trở ngại nào?
Theo ông/bà để bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc cần có những biện pháp
nào?
- Ngoài các phương pháp trên chúng tôi thu nhập thông tin về công tác
quản lý bảo vệ từ kiểm lâm thị xã, các kiểm lâm địa bàn, UBND xã và các
ban ngành có liên quan.
3.4.2. Nội nghiệp
Từ các số liệu và thông tin điều tra được, tôi tiến hành phân tích, xử lý
và viết báo cáo, lên danh lục các loài cây thuốc, tra tên khoa học của từng
loài.


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều tra tài nguyên cây thuốc đã và đang được khai thác và sử dụng tại địa
phương.
Hệ thực vật xã Đồng Thịnh – Huyện Định Hóa có mức độ đa dạng sinh học
cao, rất đa dạng và phong phú về thành phần loài, đặc biệt đó là nhóm các loài cây
thuốc. Tuy nhiên hiện nay các loài cây thuốc nơi đây đang có dấu hiệu suy giảm

cả về số lượng và chất lượng do các hoạt động khai thác không bền vững của
người dân địa phương.
Qua quá trình điều tra phỏng vấn chúng tôi thấy người dân địa phương đang thu
hái các loài cây thuốc sau:
Bảng 4.1. Những loài cây thuốc đang được khai thác và sử dụng ở xã Đồng Thịnh
TT
1

Tên thường dùng
Ba kích

Tên địa phương
Ruột gà, mã

Tên khoa học
Morinda officinalis

kích

Công dụng
Thuốc bổ chữa thần

Bộ phận
dùng
Rễ

kinh, thấp khớp

2


Ba tầng

Sam khanh

Actinodaphne pilosa

Thuốc cảm cúm

Rễ

3

Bình vôi

Cay mạ phu lón

Stephania rotunda

Chữa mất ngủ, an thần,

Củ

giảm đau
4

Bòng bong lá nhỏ

Mù củ nhải

Lygodium microphylum


Tắm ngứa

Cả cây

5

Bồ bồ

Bồ Bồ

Acrocephalus indicus

Giải nhiệt

Cả cây

6

Bồ cu vẽ

Bồ cu vẽ

Breynia fruticosa

Chữa bệnh đường tiêu



hóa

7

Cam thảo nam

Thi dìu cam

Abrus precatorius

Chữa sốt, giải độc

Rễ

8

Câu đằng lá to

Vỏ cáu dại

Uncaria rhynchophylia

Chữagan

Rễ, vỏ

9

Cẩu tích

Lông cu li


Cibotium barometz

Thuốc cầm máu

Lông

10

Cối xay

Cối xay điẻng

Abutilon indicum

Thuốc bổ

Cả cây

11

Cốt toái bổ

Cay na toi

Drynaria fotunei

Chữa tê thấp

12


Dây chẽ ba

Cây tó lá đỏ

Chữa thận, xương khớp

Thân


TT

Tên thường dùng

13

Dây gắm

14

Dây vuông

15

Dây đau xương

Tên địa phương

Tên khoa học

Công dụng


Bộ phận
dùng

Gnetum montananum

Thuốc giải nhiệt

Thân

Tẹo si thánh

Cissus sp.

Thuốc giải nhiệt

Thân

Pù chặt mau

Tinospora tomentosa

Chữa tê thấp, đau

Thân

người, đau xương
16

Đảng sâm


Codonopsis sp.1

Thuốc bổ, chữa ho, lợi

Củ

tiểu
17

Đơn đỏ

18

Gối hạc

19

Hà thủ ô

Ixora coccinea

Chữa bệnh tiêu hóa



Thọi ác suy

Leea sambucina


Chữa tê thấp

Rễ củ

Nhui thành

Fallopia miltiflora

Đen tóc, ích huyết,

Rễ

khỏe gân cốt
20

Kim tiền thảo

Desmodium

Trị sỏi thận

Thân, lá

Giải độc, giảm đau

Thân, lá,

styracifolium
21


Ké đầu ngựa

Tầm mìa còn

Xanthium strumarium

chiến
22

Khôi tía

23

Lấu

Đìa jàn phản

quả
Ardisia silvestris

Chữa đau dạ dày



Psychortia montana

Chữa sưng đau ngã, gãy




xương, phong thấp
24

Mạ đề

25

Mần trầu

Cổ lông công

Verbena ofcinalis

Lợi tiểu

Cả cây

Eleusine indica

Đen tóc, chữa sốt rét,

Cả cây

mát gan
26

Mua

Đắp xương khớp


Cả cây

Costus speciosus

Chữa tai mũi họng

Cả cây

Oroxylum indicum

Đường tiêu hóa

Vỏ

Melastoma
dodncandrum

27

Mía dò

28

Núc nắc

Điền dậy lình


TT
29


Tên thường dùng
Nhân trần

Tên địa phương
Ninh Chấu

Tên khoa học

Công dụng

Adennosma caeruleum

Chữa gan, vàng da, sốt,

Bộ phận
dùng
Cả cây

ra mồ hôi
30

Nhót rừng

Elaegaggnus latifolica

Chữa thận

Vỏ


31

Nghệ đen

Curcuma zedoaria

Đường tiêu hóa

Củ

32

Ngải cứu

Artemisa vulgaris

Bệnh phụ nữ, xương

Cả cây

khớp
33

Ngũ gia bì

34

Sa nhân

35


Sau sau

36

Tầm gửi

38

Thường sơn tía

39

Thiên niên kiện

Sóc sa méo

Ky sang

Hậu đang

Acanthopanax sp

Giải độc, chữa mất ngủ

Lá, vỏ

Amomum villosum

Kích thích tiêu hóa, Gia


Quả

vị

(Hạt)

Liquidamba formosana

Bệnh phụ nữ



Loranthus sp.1

Thuốc đường tiêu hóa

Thân

Dichloa febrifuga

Chữa cảm cúm, sốt



Homalomena occulta

Chữa phong thấp, gân

Rễ củ


cốt, dạ dày
40

Thồm lồm

Cây mũm mĩm

Polygonum perfoliatum

Chữa dị ứng

Rễ, thân,


41

Râu hùm

Cây tó lá trơn

Tacca plantagunea

Chữa phù nề, gan thận

Rễ,
thân, lá

Kết quả điều tra cho thấy người dân xã Đồng Thịnh hiện đang thu hái
khoảng 41 loài loài cây thuốc. Số lượng loài cây thuốc mà người dân thu hái là rất

lớn, trung bình mỗi chuyến đi rừng họ có thể thu hái được trên 10 loài khác nhau
đó là các loài Dây gắm, Dây vuông, Gối hạc, Kim tuyến, Khôi tía, Thiên niên
kiện, Mía dò, Ba kích, Sa nhân. Như vậy có thể thấy nguồn tài nguyên cây thuốc
của địa phương là rất phong phú, tuy nhiên số liệu đề tài đưa ra cũng chưa phản
ánh thật đầy đủ nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây bởi do rất nhiều nguyên nhân
khách quan khác nhau.


×