Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

NGHIÊN cứu xác ĐỊNH OXALAT TRONG mẫu THỰC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP điện DI MAO QUẢN sử DỤNG DETECTOR đo độ dẫn KHÔNG TIẾP xúc (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.08 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------

TRẦN ĐĂNG TUẤN

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH OXALAT TRONG MẪU THỰC PHẨM
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN DI MAO QUẢN SỬ DỤNG DETECTOR
ĐO ĐỘ DẪN KHÔNG TIẾP XÚC

Chuyên ngành: Hóa phân tích
Mã số: 60440118

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2015


Công trình được hoàn thành tại Khoa Hóa học- Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Ánh Hường

Phản biện 1: TS. Vũ Hồng Sơn – Viện Công nghệ Sinh học và Công
nghệ Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội
Phản biện 2: TS. Phạm Thị Ngọc Mai – Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, ĐHQGHN

Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ họp tại Khoa
Hóa học –Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN vào hồi 10 giờ
ngày 27 tháng 10 năm 2015



Có thể tìn luận văn tại:
Khoa Hóa học – Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN
Trung tâm Thông tin - Thư viện – ĐHQGHN


MỞ ĐẦU
Hiện nay, tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta đang rất
được quan tâm, với nhiều vụ ngộ độc tập thể xảy ra hàng loạt và ở nhiều
khu vực khác nhau. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất an toàn thực
phẩm, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng các chất phụ
gia thực phẩm. Gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến sự xuất hiện của
oxalate trong một số sản phẩm thực phẩm như bia, mỳ tôm,…gây ảnh
hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng. Theo các nghiên cứu, oxalate là
một trong những tác nhân chính gây nên bệnh sỏi thận [12, 23] do tạo
kết tủa với các ion kim loại như magie, canxi… (kết tủa này chiếm tới
80% về khối lượng của sỏi thận).
Cùng với oxalate, axit tương ứng của tartrate, citrate là những chất
phụ gia thực phẩm thường xuất hiện đồng thời trong nhiều loại thực
phẩm. Sự xuất hiện của citrate đồng thời với oxalate sẽ làm giảm nguy
cơ hình thành sỏi thận do citrate có khả năng ức chế quá trình kết tinh
hình thành canxi oxlate [13]. Vì vậy, ngoài việc phân tích, kiểm tra hàm
lượng oxalate, quy trình sẽ kết hợp phân tích, kiểm tra xác định đồng
thời hàm lượng của tartrate và citrate trong mẫu thực phẩm.
Có nhiều phương pháp khác nhau để xác định hàm lượng các chất
oxalate, tartrate, citrate như: sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC), phương
pháp sắc ký khối phổ (GC-MS), sắc ký ion [13, 15],....Các phương pháp
này thường chỉ được trang bị ở các phòng thí nghiệm hiện đại với chi phí
khá lớn và yêu cầu đội ngũ kỹ thuật cao. Trong nghiên cứu này, với mục
tiêu xây dựng một phương pháp phân tích nhanh, hiệu quả, đơn giản với

chi phí thấp, hướng tới nhu cầu phân tích ở tuyến địa phương, chúng tôi
đã xây dựng, phát triển quy trình phân tích đồng thời các chất oxalate,
tartrate, citrate trong thực phẩm bằng phương pháp điện di mao quản sử
dụng detector độ dẫn không tiếp xúc kết nối kiểu tụ điện (CE-C 4D) trên
cơ sở hệ thiết bị tự chế, bán tự động.
3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Giới thiệu về các chất oxalate, tartrate và citrate. Vấn đề sử dụng các
chất oxalate, tartrate và citrate ở Việt Nam và trên thế giới. Giới thiệu các
phương pháp đã sử dụng để xác định đồng thời oxalate, tartrate và citrate.
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM
Nghiên cứu được thực hiện trên thiết bị điện di mao quản sử dụng
detector đo độ dẫn không tiếp xúc theo kiểu kết nối tụ điện (CE – C4D).
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
- Khảo sát điều kiện tối ưu để xác định đồng thời oxalate, tartrate
và citrate.
- Khảo sát chất ảnh hưởng có thể có trong nền mẫu thực phẩm
được lựa chọn.
- Các kết quả về đánh giá phương pháp: Lập đường chuẩn, độ lặp
lại, độ thu hồi của phương pháp.
- Kết quả xác định đồng thời oxalate, tartrate và citrate trong một
số mẫu bia, mẫu mì tôm và mẫu trà bằng phương pháp điện di
mao quản sử dụng detector đo độ dẫn không tiếp xúc theo kiểu
kết nối tụ điện (CE – C4D).
3.1. Mẫu bia lon Hà Nội và mẫu bia chai Hà Nội
20mV

3

1

Bia lon Hµ N«i
3
1
2

Bia chai Hµ Néi

0

100

200

300

400

500

Thêi gian di chuyÓn (gi©y)

600

700

Hình 3.1 Điện di đồ phân tích 1-oxalate, 2-tartrate, 3-citrate trong mẫu
bia chai Hà Nội và mẫu bia lon Hà Nội
+ Mẫu bia lon Halida và Mẫu bia chai Sài Gòn Special

4


20mV

3
1
2

Bia chai Sai Gßn Special

3
1

Bia lon Halida
0

100

200

300

400

2

500

Thêi gian di chuyÓn (gi©y)


600

700

Hình 3.2 Điện di đồ phân tích 1-oxalate, 2-tartrate, 3-citrate trong mẫu
bia lon Halida và mẫu bia chai Sài Gòn Special
+ Mẫu bia lon Haliken và Mẫu bia lon Tiger
50mV
3

1

Bia lon tiger

3

1

Bia lon Haliken
0

100

200

300

400


500

Thêi gian di chuyÓn (gi©y)

600

700

Hình 3.3 Điện di đồ phân tích 1-oxalate, 2-tartrate, 3-citrate trong mẫu
bia lon Haliken
Căn cứ vào diện tích pic thu được trên điện di đồ, bằng phương pháp
thêm chuẩn một lần sẽ xác định được nồng độ oxalate, tartrate và citrate có
trong mẫu bia lon Haliken. Kết quả thu được như trong bảng 3.1.

5


Bảng 3.1. Kết quả xác định hàm lượng các chất oxalate, citrate trong một
số mẫu bia
Mẫu

Oxalate (mg/100ml)

Citrate (mg/100ml)

Bia lon Hà Nội

-

9,40± 0,1


Bia lon Halida

-

23,0± 2,0

Bia lon Tiger

-

17,0± 1,0

Bia lon Haliken

-

12,0 ± 0,7

Bia chai Hà Nội

2,10 ± 0,1

11,6 ± 0,8

Bia chai Sài Gòn

1,57 ± 0,08

10,4 ± 0,6


Trong các mẫu bia được lựa chọn, không có mẫu nào xuất hiện
tartrate. Chỉ xác định được oxalate trong mẫu hai mẫu bia chai (bia chai
Hà Nội và bia chai Sài Gòn) với hàm lượng oxalate trung bình trong hai
mẫu là 1,84 mg/ml. Citrate xuất hiện trong tất cả các mẫu bia. Hàm
lượng citrate cao nhất trong mẫu bia lon Halida và thấp nhất trong mẫu
bia lon Hà Nội. Hàm lượng citrate trung bình trong các mẫu bia được lựa
chọn là 13,9 mg/ml.
3.2. Phân tích mẫu mì gói
Các mẫu mì gói sau khi pha loãng được phân tích bằng thiết bị CEC4D. Tiến hành phân tích oxalate, tartrate và citrate bằng phương pháp
thêm chuẩn.
Điện di đồ phân tích mẫu mỳ tôm Ba Miền và mẫu mỳ tôm Hảo
Hảo chưa thêm chuẩn được thể hiện trong hình 3.4.

6


20mV
1
2

3

Mú t«m Ba MiÒn
1

2

3


Mú t«m H¶o H¶o

0

100

200

300

Thêi gian di chuyÓn (gi©y)

400

500

Hình 3.4 Điện di đồ phân tích 1-oxalate, 2-tartrate, 3-citrate trong mẫu
mỳ tôm Hảo Hảo và mẫu mỳ tôm Ba Miền
Căn cứ vào diện tích pic thu được trên điện di đồ, bằng phương
pháp thêm chuẩn sẽ xác định được nồng độ oxalate, tartrate và citrate có
trong mẫu mì gói Ba Miền.
Kết quả trong mẫu mỳ tôm Hảo Hảo hàm lượng oxalate xác định
được là 22,0 ± 2,0 mg/kg và hàm lượng citrate là 22,0 ± 2,0 mg/kg. Mẫu
mỳ tôm Ba Miền hàm lượng oxalate xác định được là 38,0 ± 2,0mg/kg
và hàm lượng citrate là 86,0± 4,0 mg/kg. Không phát hiện tatrate trong
các mẫu mỳ tôm được lựa chọn.
Phân tích mẫu trà túi lọc lipton (trà trái cây, vị dâu)
Mẫu trà túi lọc Lipton được xác định khối lượng trung bình của
một túi trà là 1,6gam. Lựa chọn ngẫu nhiên 01 túi trà, ngâm 3 phút trong
150 ml nước deion đã đun sôi (tương tự quy trình như khi sử dụng) sau

đó để 45 phút ở nhiệt độ phòng. Lọc qua màng lọc 0,45µm, pha loãng 20
lần và phân tích trên thiết bị CE-C 4D. Tiến hành phân tích oxalate,
tartrate và citrate bằng phương pháp thêm chuẩn.
Tiến hành phân tích điện di với các điều kiện tối ưu lặp lại 3 lần lấy
kết quả trung bình để xác định hàm lượng các chất oxalate, tartrate và
citrate có trong mẫu.
3.3.

7


Phân tích mẫu nước trà khô vỉa hè
Mẫu nước trà khô vỉa hè được lọc qua màng lọc 0,45µm sau đó pha
loãng 20 lần trước khi thực hiện phân tích trên thiết bị CE-C 4D. Tiến
hành phân tích oxalate, tartrate và citrate bằng phương pháp thêm chuẩn.
Kết quả điện di đồ của mẫu phân tích và thêm chuẩn được thể hiện
trong hình 3.5.
3.4.

1
3

20mV
2

Trµ kh« vØa hÌ
1

3
2


Trµ tói läc Lipton

0

200

400

Thêi gian di chuyÓn (gi©y)

600

Hình 3.5 Điện di đồ phân tích 1-oxalate, 2-tartrate, 3-citrate trong mẫu
trà túi lọc Lipton và mẫu trà khô vỉa hè
Căn cứ vào diện tích pic thu được trên điện di đồ, bằng phương pháp
thêm chuẩn sẽ xác định được nồng độ oxalate, tartrate và citrate có trong
mẫu trà túi lọc Lipton và mẫu nước trà khô vỉa hè.
Phương pháp xác định được hàm lượng oxalate trong mẫu trà túi lọc
Lipton là 66,0 ± 3,0 mg/kg, trong mẫu nước trà khô vỉa hè là 8,60 ± 0,5
mg/kg và hàm lượng citrate trong mẫu trà túi lọc Lipton là 0,94 ± 0,05
mg/kg trong mẫu nước trà khô vỉa hè là 117 ± 9,0 mg/kg.
Như vậy, trong số ba chất nghiên cứu, không phát hiện tartrate
trong bất cứ mẫu nào, nhưng phát hiện citrate hoặc đồng thời oxalate và
citrate trong một số mẫu.
3.4.
Phân tích đối chứng phương pháp CE-C4D với phương pháp
HPLC
Để kiểm chứng kết quả phân tích bằng phương pháp CE-C 4D,
chúng tôi đã lựa chọn 02 mẫu có thành phần phức tạp nhất là mỳ tôm

8


(nhãn hiệu Hảo Hảo và Ba Miền) gửi sang phân tích đối chứng chỉ tiêu
quan trọng là oxalate với phương pháp tiêu chuẩn Sắc ký lỏng hiệu năng
cao (HPLC) tại Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia.
Các kết quả này được trình bày trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. So sánh kết quả phân tích đối chứng hàm lượng oxalate,
citrate và tartrate trong mẫu mỳ tôm
Hàm lượng
Oxalate (mg/kg)
Mỳ tôm Hảo Hảo
Mỳ tôm Ba Miền
Từ kết quả bảng 3.2. cho thấy, sai số giữa hai phương pháp dưới
15%. Điều này chứng tỏ hàm lượng của oxalate thu được theo hai phương
pháp khá phù hợp. Như vậy, có thể sử dụng phương pháp CE-C 4D để xác
định hàm lượng của oxalate trong mẫu mỳ tôm, bia, trà,… và mở rộng
nghiên cứu cho các đối tượng mẫu khác.



KẾT LUẬN
Như vậy, quy trình xác định đồng thời ba chất oxalate, tartrate và
citrate trong mẫu thực phẩm bằng phương pháp điện di mao quản sử
dụng detector độ dẫn không tiếp xúc đã được nghiên cứu phát triển với
những kết quả sau:
Đã tối ưu được các điều kiện tách đồng thời ba chất oxalate, tartrate và
citrate bằng phương pháp CE - C4D. Các điều kiện tối ưu bao gồm:
detector: CE - C4D; dung dịch diện ly: đệm His 50mM – MES 30mM
(pH = 6,3), CTAB 25µM; Thế tách: -15kV; Sử dụng mao quản silica

trần, tổng chiều dài 60 cm, chiều dài hiệu dụng 50cm, đường kính trong
75µm; Thời gian bơm mẫu: 30s; Phương pháp bơm mẫu: thủy động lực
học kiểu xiphông, h = 25cm. Thứ tự các chất tách được với mao quản
silica là: oxalate, tartrate, citrate. Đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số
9








chất có thể xuất hiện trong các nền mẫu nghiên cứu, trong đó chloride,
formate có ảnh hưởng đáng kể và đề xuất biện pháp khắc phục.
Đánh giá được phương pháp phân tích: xây dựng đường chuẩn xác định
3 chất trong khoảng nồng độ 2,5 – 10-4M, tính tuyến tính (các giá trị R2
đều lớn hơn 0,999), độ lặp lại (các giá trị RSD đề nhỏ hơn 3), độ đúng
(hiệu suất thu hồi của oxalate, tartrate và citrateđạt trong khoảng 99% 99,5%), giới hạn phát hiện (LOD) của oxalate, tartrate là 2,5.10-6M và
của citrate là 5,0.10-6M; giới hạn định lượng (LOQ) của oxalate, tartrate
là 8,3.10-6M và của citrate là 16,7.10-6M.
Quy trình đã được áp dụng phân tích một số mẫu thực phẩm (bia, mì gói,
trà).
Đã tiến hành phân tích đối chứng chỉ tiêu oxalate trong mẫu mì tôm với
phương pháp tiêu chuẩn HPLC do Viện Kiểm nghiệm An toàn thực
phẩm thực hiện cho kết quả đáng tin cậy.
Phương pháp này cho thấy ưu điểm đơn giản, nhanh, dễ sử dụng,
có thể hướng tới mục tiêu áp dụng tại các phòng thí nghiệm tuyến địa
phương nhằm góp phần kiểm tra một số chỉ tiêu an toàn thực phẩm, đáp
ứng nhu cầu thực tế của Việt Nam.


10



×