ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
**********
HỒNG THỊ HÀ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HĨA PHĨNG XẠ
CÁC NGUYÊN TỐ U, Th VÀ K KHU VỰC XÃ ĐÔNG CỬU,
HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
**********
HỒNG THỊ HÀ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HĨA PHĨNG XẠ
CÁC NGUYÊN TỐ U, Th VÀ K KHU VỰC XÃ ĐƠNG CỬU,
HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
Chun ngành: Khống vật học và Địa hóa học
Mã ngành: 60440205
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
TS. Nguyễn Thị Hoàng Hà
PGS.TS. Nguyễn Văn Vượng
TS. Nguyễn Tuấn Phong
Hà Nội – 2015
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Luận văn thạc sĩ
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, học viên xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị
Hoàng Hà và TS. Nguyễn Tuấn Phong đã tận tình hướng dẫn học viên trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Địa chất, Phịng Sau
đại học, Phịng Chính trị và Cơng tác Sinh viên, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên đã tạo điều kiện trong q trình học tập và hồn thành luận văn của học viên.
Xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp tại Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng
Địa vật lý – Liên đoàn Vật lý Địa chất, Liên đoàn Địa chất Xạ - Hiếm đã cung cấp
tài liệu, trao đổi thông tin và thảo luận những nội dung liên quan đến luận văn của
học viên.
Luận văn không thể hoàn thành nếu thiếu những lời động viên, chia sẻ và
tình cảm của các thành viên trong gia đình. Đó là nguồn sức mạnh to lớn để học
viên có thể hoàn thành luận văn.
Học viên
Hoàng Thị Hà
Hoàng Thị Hà
3
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Luận văn thạc sĩ
MỤC LỤC
Hoàng Thị Hà
4
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Luận văn thạc sĩ
DANH MỤC HÌNH
Hồng Thị Hà
5
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Hoàng Thị Hà
Luận văn thạc sĩ
6
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Luận văn thạc sĩ
LỜI MỞ ĐẦU
Môi trường phóng xạ là một phần khơng thể tách rời của mơi trường tự nhiên
trong đó nhân loại tồn tại và phát triển. Ảnh hưởng của mơi trường phóng xạ tự
nhiên đối với sự phát triển của con người đã được ghi nhận. Các thông tin về môi
trường tự nhiên, trong đó có mơi trường phóng xạ là các chỉ tiêu rất quan trọng để
đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của bất kỳ một quốc gia, vùng lãnh
thổ nào. Việc nghiên cứu mơi trường phóng xạ tự nhiên nhằm các mục đích đánh
giá ảnh hưởng của chúng lên sự sống của con người và các sinh vật sống tại đó; xác
định một cách có cơ sở khoa học, thực tiễn của những khu vực được nghiên cứu về
khả năng tồn tại và phát triển dân cư, kinh tế xã hội.
Miền Bắc Việt Nam là địa bàn đã phát hiện có nhiều mỏ chứa phóng xạ. Các
mỏ đều tập trung trên đới sinh khoáng Tây Bắc Bộ và chứa các nguyên tố phóng xạ
thori và urani. Qua các kết quả nghiên cứu và khảo sát môi trường tại một số mỏ
chứa phóng xạ cho thấy, tại các khu vực này đều có các tham số mơi trường phóng
xạ vượt q giới hạn an tồn cho phép. Khu vực Thanh Sơn – Phú Thọ với các thân
pegmatit có kích thước: rộng từ vài mét đến vài chục mét, dài từ vài chục mét đến
vài trăm mét nằm tại khu vực bản Dấu Cỏ, xã Đông Cửu, huyện Thanh Sn, tnh
Phỳ Th, cú cng phúng x (50ữ2500)àR/h. Cỏc thân pegmatit này nằm ngay
trên bề mặt hoặc gần bề mặt, nên dễ dàng phát tán ra môi trường xung quanh nhờ
q trình phong hóa và bóc mịn. Mặt khác, tại khu vực nghiên cứu, các suối và
mạch nước ngầm đều đi qua các thân quặng pegmatit, đó là điều kiện thuận lợi để
xói mịn, hịa tan, vận chuyển và phát tán các chất phóng xạ ra mơi trường xung
quanh.
Trên cơ sở đó, luận văn “Nghiên cứu đặc điểm địa hóa phóng xạ các
nguyên tố U, Th và K khu vực xã Đông Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ”
được thực hiện với mục tiêu và nhiệm vụ sau:
Mục tiêu:
- Nghiên cứu đặc điểm địa hóa phóng xạ tự nhiên các nguyên tố U, Th, K;
- Đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng các nguyên tố U, Th, K đến mơi trường
xung quanh.
Hồng Thị Hà
7
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Luận văn thạc sĩ
Nhiệm vụ:
- Thu thập các tài liệu địa hóa các nguyên tố phóng xạ; các yếu tố ảnh hưởng
đến mơi trường phóng xạ; các nghiên cứu đã có từ trước về mơi trường phóng xạ tại
các khu vực;
- Nghiên cứu đặc điểm địa hóa phóng xạ các nguyên tố U, Th, K;
- Luận giải mối liên quan giữa giá trị các tham số phóng xạ (U, Th, K) đo
được tại khu vực nghiên cứu và từ kết quả phân tích mẫu với sự tồn tại của các thân
quặng pegmatit và thành tạo địa chất tại khu vực nghiên cứu;
- Đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng U, Th, K tới môi trường xung quanh.
Từ kết quả nghiên cứu, luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau
(không kể phần mở đầu và kết luận):
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Học viên
Hoàng Thị Hà
Hoàng Thị Hà
8
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Luận văn thạc sĩ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Đặc điểm địa hóa phóng xạ tự nhiên các nguyên tố U, Th, K
Trong tự nhiên có những đồng vị có sẵn tính phóng xạ, đó là những đồng vị
chưa kịp phân rã hết kể từ lúc hình thành các nguyên tố hóa học (do phản ứng nhiệt
hạch) của thái dương hệ, hoặc các đồng vị được tạo thành dưới tác dụng của tia vũ
trụ, và đặc biệt là các đồng vị phóng xạ tồn tại trong các quặng phóng xạ. Những
đồng vị chứa trong quặng phóng xạ lập thành những dãy phóng xạ liên tiếp gọi là
họ phóng xạ. Các đồng vị phóng xạ tồn tại trong tự nhiên ln có hiện tượng phóng
xạ, đó là sự phát xạ tự phát các hạt hoặc tia gamma của các hạt nhân nguyên tố
không bền vững hoặc sự phát xạ anpha (α), beta (β) sau khi bắt giữ điện tử quỹ đạo,
hoặc là quá trình tách vỡ tự phát. Năng lượng bức xạ gamma của các nguyên tố
phóng xạ là yếu tố đặc trưng cho từng nguyên tố.
Nguồn phóng xạ tự nhiên có khoảng 20 nguồn gồm U 235, U238, U244, Th232,
Ra226, K40, Rb87, La138, Sm147, Lu176, Re137,… Tuy nhiên có 6 nguồn cơ bản có nhân là
U235, U238, U244, Th232, Ra226, K40, trong sáu nguồn cơ bản này có 3 nguồn chủ đạo
gồm U235, U238, Th232.
Hoàng Thị Hà
9
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Luận văn thạc sĩ
Hình . Sơ đồ dãy phân rã phóng xạ tự nhiên
Năm 1896, nhà bác học người Pháp Becquerel phát hiện ra chất phóng xạ tự
nhiên, đó là urani và con cháu của nó. Đến nay người ta biết các chất phóng xạ trên
trái đất gồm các nguyên tố urani, thori và con cháu của chúng, cùng một số nguyên
tố phóng xạ khác. Urani, thori và con cháu của chúng tạo nên 3 họ phóng xạ cơ bản
là họ thori (Th232), urani (U238) và actini (U235). Tất cả đều là đồng vị phóng xạ trừ
Pb206 của dãy phóng xạ U 238; Pb207 của dãy phóng xạ U235; Pb208 của dãy phóng xạ
Th232.
Urani gồm 3 đồng vị khác nhau, đồng vị phóng xạ U 238 và U234 thuộc cùng
một họ, gọi là họ urani, còn U 235 là thành viên đầu tiên của một họ khác, gọi là
actini. Th232 là thành viên đầu tiên của họ thori. Họ phóng xạ thứ tư là họ phóng xạ
nhân tạo, được gọi là họ neptuni (Th 228). Ba họ phóng xạ tự nhiên có đặc điểm
chung là thành viên thứ nhất, là đồng vị phóng xạ sống lâu với thời gian bán rã
được đo theo các đơn vị địa chất. Điều này được minh họa bằng họ phóng xạ nhân
tạo Neptunium, trong đó thành viên thứ nhất là nguyên tố siêu urani Pu 241, được sinh
ra khi chiếu Pu239 trong trường neutron. Thời gian bán rã của Pu341 là 13 năm.
Đặc điểm chung thứ hai của ba họ phóng xạ tự nhiên là mỗi họ đều có một
đồng vị phóng xạ dưới dạng khí phóng xạ, chúng là đồng vị khác nhau của nguyên
tố radon. Nếu là họ urani là khí Rn 222 được gọi là radon, trong họ thori là khí Rn 220
được gọi là thoron, trong họ actini là khí Rn219 gọi là cactinon. Trong khi dãy đồng
vị phóng xạ neptuni khơng có đồng vị phóng xạ dưới dạng khí phóng xạ.
Trong ba loại khí phóng xạ thì radon đóng vai trị quan trọng nhất vì nó có
thời gian bán phân rã là 3,825 ngày lớn hơn nhiều so với phân rã của thoron (52
giây) và actinon (3,92 giây). Trên quan điểm về an toàn bức xạ, sự chiếu ngoài của
radon và con cháu của chúng lên con người không tác hại bằng sự chiếu trong của
chúng khi con người hít thở bụi có nhân phóng xạ bám vào, vì chúng là các nhân
phát ra các tia alpha. Hàm lượng radon, thoron trong khơng khí phụ thuộc vào hàm
lượng urani trong đất, đá; các mỏ, điểm mỏ urani hoặc các mỏ có chứa nguyên tố
phóng xạ (urani, thori).
Urani, Thori, Radi, Radon… là các nguyên tố phóng xạ có phân bố rộng rãi
nhất trong tự nhiên. Dạng tồn tại của chúng phức tạp, gồm các đơn khoáng, các loại
muối khác nhau, khoáng vật kết tinh hoặc chất đồng hình, có loại bị vật chất hữu cơ
Hồng Thị Hà
10
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Luận văn thạc sĩ
hấp thụ, có loại trong dung dịch, có loại huyền phù trong khơng khí hình thành sol
khí.
Trong các đá magma axit thì hàm lượng U, Th tương đối cao, còn trong các
đá magma siêu mafic thì hàm lượng U, Th là nhỏ nhất. Cùng một loại đá, đá càng
trẻ thì hàm lượng các nguyên tố phóng xạ càng cao. Trong các đá trầm tích, hàm
lượng các ngun tố phóng xạ rất khơng đồng đều, thơng thường đá phiến sét có
hàm lượng cao nhất. Hàm lượng U, Th trong đá cacbonat rất thấp. Hàm lượng các
nguyên tố phóng xạ của muối mỏ và thạch cao là nhỏ nhất. Hàm lượng các nguyên
tố phóng xạ của các đá biến chất và vật chất ban đầu của chúng có quan hệ mật
thiết, song q trình biến chất cũng có thể làm tăng hoặc giảm vật chất phóng xạ
(Lê Khánh Phồn, 2004).
Hàm lượng các nguyên tố phóng xạ trong các đá nguồn gốc trầm tích rất thay
đổi và khơng có mối liên hệ mật thiết với hoạt độ phóng xạ của các đá ngun sinh,
bởi vì khi phá hủy và chuyển dời vật liệu các magma vào các bể lắng đọng, urani
được mang đi trong trạng thái bị hịa tan và sự di chuyển và tích lũy của nó có thể
khơng theo con đường di chuyển của vật liệu bị vỡ vụn. Ngoài ra trong các thời kỳ
địa chất tiếp sau, các quá trình di chuyển sẽ dẫn đến sự làm giàu hoặc làm nghèo
urani của các đá trầm tích. Đối với các loại đá trầm tích, trong các đá của cùng một
loại, hàm lượng urani sẽ lớn hơn trong các biến thể có kích thước nhỏ của các hạt
(đối với các đá mảnh vụn), trong các biến thể có hàm lượng cao của vật chất hữu cơ
chủ yếu là bitum, trong các biến thể có hàm lượng cao của phốt pho. Bởi vì urani
trong các đá trầm tích thể hiện dưới dạng được hịa tan, cịn thori tạo ra các hợp chất
khó hịa tan nên trầm đọng dưới dạng các mảnh khoáng vật. Tỷ số thori/urani trong
các đá trầm tích nhỏ hơn so với trong các đá biến chất. Đặc biệt trong các trường
hợp có sự tham gia của các sản phẩm magma vào các quá trình biến chất thì hàm
lượng urani có thể cao hơn so với trong các đá trầm tích, nhưng ln thấp hơn trong
các đá magma.
Urani trong các đá có thể tồn tại dưới các dạng khác nhau: dưới dạng các
khoáng vật urani, trong các tạp chất đồng hình được gọi là “các khống vật chứa
urani”, trong số đó có các khống vật phụ của các đá magma, cũng như trong trạng
thái phân tán. Khi độ pH thấp, ví dụ pH = -4 (mơi trường axit), urani dễ bị hịa tan
di chuyển trong các đá tới chỗ tiếp xúc với các chất khử (H 2S, các vật chất có nguồn
gốc hữu cơ, chủ yếu là bitum, phốt pho, sắt) làm giảm thế oxy hóa – khử tới Eh =
0,1 von. Tại các hàng rào địa hóa được thành tạo dọc theo đường vận chuyển của
Hoàng Thị Hà
11
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Luận văn thạc sĩ
các dung dịch chứa urani do các điều kiện lý hóa thay đổi làm cho urani từ dung
dịch nước bị kết tủa dưới dạng các hợp chất khó hịa tan. Khi pH > 8 (mơi trường
kiềm) urani cũng dễ bị hịa tan và di chuyển dưới dạng các hợp chất loại
Na4UO2(HCO3)3. Các hợp chất này bền vững trong điều kiện độ pH thấp hoặc cao.
Trong vùng trung hòa, độ hòa tan của các phức chất bị giảm đi, các phức chất bị phá
hủy, kết quả là trong các đá thẩm thấu đối với nước dưới đất, phát sinh tự tích lũy
các khống vật urani.
Các hợp chất của Thori là các hợp chất khó hịa tan, trên thực tế khơng có
mặt trong nước dưới đất cũng như nước bề mặt. Trong nước có chứa Urani, Radi và
Radon với hàm lượng thấp, cá biệt cũng có chứa Thori và Kali. Trong các điều kiện
khác nhau, hàm lượng của chúng thay đổi trong phạm vi rộng. Thông thường so với
đá, hàm lượng các nguyên tố phóng xạ trong nước nhỏ hơn 2 - 4 bậc, nhưng vẫn có
dị thường U, Ra, Rn trong nước cao hơn nhiều lần so với bình thường.
Vật chất phóng xạ trong đất trồng có mối quan hệ phụ thuộc vào hàm lượng
U, Th có trong đá gốc (Lê Khánh Phồn, 2004).
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Mơi trường phóng xạ là một phần trong mơi trường sống tự nhiên mà trong
đó lồi người hình thành và phát triển. Hàng ngày con người ln chịu những tác
động liên tục của mơi trường phóng xạ. Đến một một mức độ nào đó, tùy thuộc vào
mức và thời gian chiếu xạ, chúng có các tác động không tốt đến cơ thể sống.
Nhận thức được vấn đề này, nhiều quốc gia đã tập trung nghiên cứu và công
bố dưới dạng tài liệu cấp quốc gia các thơng tin: mức chiếu xạ tự nhiên có khả năng
gây hại cho con người cần tiến hành đo vẽ, lập các bản đồ mức chiếu xạ tự nhiên,
trên đó khoanh các diện tích có mức chiếu xạ có hại cho con người.
Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, các nước như Thụy Điển, Phần Lan,
Nga, Mỹ, Cộng hòa Séc.v.v... đã nghiên cứu và công bố các tiêu chuẩn về các mức
chiếu xạ tự nhiên và an toàn cho con người. Cũng trong thời gian này, Thụy Điển đã
đo mức chiếu xạ tự nhiên tương đương tỷ lệ 1:50.000 trên hàng trăm diện tích. Các
bản đồ đó là cơ sở để cho phép xây dựng các khu dân cư, cơng nghiệp. Một số
nghiên cứu có thể kể đến như “IAEA- TECDOC-5,6, The use gamma ray data to
difine the natural radiation environment, Vienna 1990”, “IAEA -TECDOC - 827
(1995), Application of uranium exploaration data and techniques in enviromental
studies”, “UNESCO, 1995, A global geochemical database for environmental and
Hoàng Thị Hà
12
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Luận văn thạc sĩ
resource management”, “Central laboratory
Warszawa, Radiation atlas of Poland 2005”...
for
radiological
protection,
Trong quá trình xây dựng các bản đồ, các tài liệu điều tra, nghiên cứu phóng
xạ trong các hoạt động địa chất khoáng sản như bay phổ gamma, đo phóng xạ trên
mặt đất bằng các phương tiện khác nhau, đã được nghiên cứu, khai thác sử dụng.
Những năm đầu thế kỷ XXI công việc này càng được tiến hành một cách khẩn
trương, đồng bộ trên quy mô lớn.Ủy ban Bảo vệ bức xạ các nước Bắc Âu, các quốc
gia Tây Âu, Nhật Bản, Ấn Độ.v.v... lần lượt công bố mức chiếu xạ tự nhiên và các
bản đồ phân vùng theo các mức bức xạ tự nhiên với các nghiên cứu như “Central
laboratory for radiological protection, Warszawa, Radiation atlas of Poland 2005”,
“ICRP PUBLICATION 82 (2000), Protection of the Public in Situations of
Prolonged Radiation Exposure”...
Ở Việt Nam việc nghiên cứu mơi trường phóng xạ đã được nghiên cứu dưới
dạng một số cơng trình nghiên cứu khoa học, một số đề án điều tra, nghiên cứu môi
trường. Công tác nghiên cứu về mơi trường phóng xạ tự nhiên đã được tiến hành từ
các năm 80 của thế kỷ XX. Có thể chia các cơng trình nghiên cứu về mơi trường
phóng xạ đã được tiến hành theo các hướng như sau:
- Nghiên cứu cơ bản về mơi trường phóng xạ: Các cơng trình nghiên cứu
trong hướng nghiên cứu cơ bản về mơi trường phóng xạ tiến hành chuẩn hóa thuật
ngữ về mơi trường phóng xạ và phương pháp tính tốn; xây dựng hệ phương pháp
điều tra, nghiên cứu chi tiết mơi trường phóng xạ; ứng dụng cơng nghệ hiện thơng tin
để nâng cao chất lượng xử lý và biểu diễn các kết quả điều tra chi tiết mơi trường
phóng xạ. Một số đề tài phát triển theo hướng này có thể kể đến như:
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định mức độ ô nhiễm môi trường của các
nguồn phóng xạ tự nhiên để xây dựng quy trình cơng nghệ đánh giá chi tiết các
vùng ơ nhiễm phóng xạ tự nhiên (Nguyễn Văn Nam, 2009);
+ Nghiên cứu nâng cao chất lượng xử lý, hiện thị các kết quả điều tra chi tiết
mơi trường phóng xạ (La Thanh Long, 2010);
+ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xác định mức chiếu xạ tự nhiên có
khả năng gây hại cho con người (Nguyễn Văn Nam, 2010).
Trong đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xác định mức chiếu xạ
tự nhiên có khả năng gây hại cho con người”, Nguyễn Văn Nam (2010 – 2011), đã
thiết lập và làm sáng tỏ vai trị đóng góp liều chiếu xạ của các thành phần mơi
Hồng Thị Hà
13
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Luận văn thạc sĩ
trường phóng xạ và đánh giá mức liều chiếu xạ tự nhiên ở Việt Nam. Đề tài đã đưa
ra tổng quan về các thành phần phóng xạ trong vỏ trái đất và nêu rõ: “Sự chiếu xạ
vào cơ thể con người từ nguồn chiếu ngoài, chủ yếu bởi các bức xạ gamma từ các
nhân phóng xạ thuộc dãy phóng xạ 238U, 232Th và 40K”. Điều đó có thể cho thấy, hàm
lượng các đồng vị ngun tố 238U, 232Th và 40K đóng vai trị rất quan trọng trong việc
nghiên cứu mơi trường phóng xạ. Theo kết quả điều tra, đánh giá địa chất, khảo sát
môi trường, các nguồn chiếu xạ tự nhiên có nguy cơ gây liều cao trên lãnh thổ nước
ta cũng chính là các đối tượng địa chất có chứa hàm lượng cao của các chất phóng
xạ thuộc dãy uranium và thorium, các đối tượng này liên quan chặt chẽ với các mỏ
phóng xạ, mỏ đi kèm các chất phóng xạ. Trên cơ sở đánh giá đặc điểm các trường
bức xạ tự nhiên trong các mỏ phóng xạ, mỏ chứa phóng xạ đề tài cũng chỉ ra đây là
nhóm mỏ có nguy cơ gây chiếu xạ tự nhiên có khả năng gây hại cho con người. Các
thân pegmatit trong khu vực nghiên cứu tại luận văn này thuộc nhóm mỏ chứa
phóng xạ với bản chất dị thường chủ yếu là thori có ảnh hưởng lớn tới mơi trường
phóng xạ tại khu vực này.
Hiện nay các cơng trình nghiên cứu, điều tra về hiện trạng mơi trường phóng
xạ chủ yếu được thực hiện tại các khu vực có mỏ phóng xạ và mỏ có chứa phóng xạ
để đánh giá mức độ ơ nhiễm mơi trường phóng xạ và khoanh định các khu vực
nguy hiểm, góp phần cảnh báo tới người dân. Một số đề tài về điều tra mơi trường
phóng xạ được kể đến như:
+ Điều tra hiện trạng mơi trường phóng xạ, khả năng ảnh hưởng và biện
pháp khắc phục trên một số mỏ phóng xạ, mỏ có chứa phóng xạ ở Lai Châu, Cao
Bằng và Quảng Nam tỷ lệ 1:25000” (Trần Bình Trọng, 2002);
+ Điều tra hiện trạng mơi trường phóng xạ trên các mỏ Đông Pao, Thèn Sin Tam Đường tỉnh Lai Châu, Mường Hum tỉnh Lào Cai, Yên Phú tỉnh Yên Bái,
Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, An Điềm, Ngọc Kinh - Sườn Giữa tỉnh Quảng Nam (Trần
Bình Trọng, 2006). Đề án này đã xác định hiện trạng mơi trường phóng xạ, khoanh
định ra các vùng khơng an tồn áp dụng cho những người lao động gián tiếp trong
vùng tụ khoáng phóng xạ, vùng khơng an tồn áp dụng cho dân chúng nói chung và
đưa ra những so sánh cụ thể về mơi trường phóng xạ tại các khu mỏ có chứa phóng
xạ trên đồng thời đánh giá mức độ ơ nhiễm phóng xạ và tác động của chúng đến
mơi sinh.
+ Điều tra chi tiết hiện trạng mơi trường phóng xạ bản Dấu Cỏ, Xã Đông
Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ tỷ lệ 1:1.000, phục vụ quy hoạch dân cư và
Hoàng Thị Hà
14
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Luận văn thạc sĩ
phát triển kinh tế xã hội khu vực (Vũ Văn Bích, 2006). Đề án đã tiến hành đo chi
tiết các thông số phổ gamma, tính tốn suất liều chiếu, lấy mẫu và phân tích mẫu, từ
đó đã phân vùng ơ nhiễm phóng xạ và ảnh hưởng của chúng tới môi trường và đời
sống nhân sinh khu vực nghiên cứu.
- Điều tra, xây dựng bản đồ phóng xạ trên tồn quốc nhằm cung cấp cơ sở dữ
liệu cho các công tác điều tra, đánh giá mức độ ơ nhiễm phóng xạ. Hiện nay đã thực
hiện đo phóng xạ mặt đất hàng trăm diện tích ở các tỷ lệ khác nhau; điều tra mơi
trường phóng xạ 51 đơ thị lớn. Đặc biệt bản đồ phóng xạ tự nhiên Việt Nam (2006)
và bản đồ phông bức xạ tự nhiên Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 (2011) đã được thành
lập.
Các đề tài khoa học công nghệ, các đề án điều tra, nghiên cứu môi trường đã
được tiến hành đã thiết lập và làm sáng tỏ vai trị đóng góp liều chiếu xạ của các
thành phần mơi trường phóng xạ và đưa ra phương pháp đánh giá từng thành phần
liều cụ thể, làm cơ sở chung để đánh giá mức liều chiếu xạ tự nhiên ở Việt Nam từ
đó khoanh định các khu vực khơng an tồn phóng xạ, nghiên cứu, đánh giá hiện
trạng và mức độ ơ nhiễm phóng xạ tại các khu vực này, đưa ra các cảnh báo và đề
xuất các biện pháp khắc phục để bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng dân cư và phục vụ
công tác quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội.
Đối với khu vực nghiên cứu, hiện nay mới có một số đề tài nghiên cứu về
mơi trường phóng xạ tại đây như: “Điều tra hiện trạng mơi trường phóng xạ trên các
mỏ Đông Pao, Thèn Sin - Tam Đường tỉnh Lai Châu, Mường Hum tỉnh Lào Cai,
Yên Phú tỉnh Yên Bái, Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, An Điềm, Ngọc Kinh - Sườn Giữa
tỉnh Quảng Nam” (Trần Bình Trọng, 2006); “Điều tra chi tiết hiện trạng mơi trường
phóng xạ bản Dấu Cỏ, Xã Đông Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ tỷ lệ 1:1.000,
phục vụ quy hoạch dân cư và phát triển kinh tế xã hội khu vực”, (Vũ Văn Bích,
2006) và “Nghiên cứu xây dựng quy trình cơng nghệ thành lập bộ bản đồ mơi
trường phóng xạ tự nhiên. Áp dụng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”. Tuy
nhiên, các đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu nhằm xác định hiện trạng mơi trường
phóng xạ, khoanh định các vùng ơ nhiễm phóng xạ và ảnh hưởng của chúng tới môi
trường và đời sống nhân sinh khu vực nghiên cứu chứ không đi sâu vào vấn đề
nghiên cứu địa hóa các ngun tố phóng xạ.
Hồng Thị Hà
15
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Luận văn thạc sĩ
1.3. Giới thiệu khái quát khu vực nghiên cứu
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu nằm ở xã Đơng Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, có tọa
độ địa lý 21°01′31” vĩ độ Bắc, 105°04′40” kinh độ Đông. Trong đó, khu vực nghiên
cứu tập trung chủ yếu tại khu vực bản Dấu Cỏ với diện tích 2km2.
1.3.1.2. Khí hậu
Khí hậu vùng nghiên cứu có hai mùa phân biệt rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mùa này khí hậu nóng bức, nhiệt độ có
khi lên tới 35o÷ 37oC, mưa nhiều thường gây lũ lụt, cản trở đến giao thơng và gây
khó khăn cho sản xuất và đời sống của dân cư.
- Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, khí hậu hanh khơ, nhiệt độ cao
trung bình từ 19 23oC, lượng mưa ít, đơi khi có đợt gió mùa nhiệt độ dưới 10oC và
có mưa phùn, mùa này khá thuận lợi cho công tác nghiên cứu địa chất mơi trường.
1.3.1.3. Thủy văn
Hình . Suối Bầu chảy qua thơn Hạ Thành
Khu vực nghiên cứu có hệ thống suối khá phát triển, trong đó suối Dấu và
suối Cỏ là lớn hơn cả, suối Bầu chảy qua trung tâm thơn Hạ Thành (Hình 2), các
suối này đều có hướng chảy từ tây nam sang đơng bắc với lượng nước nhỏ. Các
Hoàng Thị Hà
16
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Luận văn thạc sĩ
suối nhỏ, chỉ có nước vào mùa mưa, cạn nước vào mùa khô. Dân cư trong bản lấy
nước suối để canh tác, sinh hoạt và ăn uống chủ yếu dùng nước ngầm dưới chân đồi
và trong các khe cạn chảy ra.
1.3.1.4. Địa hình
Địa hình khu vực nghiên cứu gồm hai phần khác biệt, ở phía bắc địa hình
thấp, sườn thoải, phía nam địa hình đồi núi có độ cao hơn 500m, sườn dốc. Nhìn
chung địa hình khu vực này khá phức tạp, khó khăn cho việc phát triển kinh tế xã
hội (Hình 3).
Hình . Thôn Hạ Thành (bản Dấu Cỏ) - Đông Cửu - Thanh Sơn - Phú Thọ
1.1.1.5. Động, thực vật
+ Thực vật: trong khu vực, thực vật nhìn chung vẫn được duy trì và bảo vệ
nên mức độ che phủ đối với địa hình là tương đối tốt. Đất rừng trong khu vực được
chia thành các dạng như sau:
- Rừng tự nhiên (rừng nguyên sinh): là rừng còn chưa bị xâm hại hoặc ít bị
sự tàn phá của con người, vẫn cịn giữ được nguyên dạng hoang sơ. Rừng rậm rạp,
nhiều cây to và dây leo.
Hoàng Thị Hà
17
Trng HKHTN HQGHN
01
02
03
04
05
06
07
08
05'00''
30
09
10
11
12
29
Su
i
ố
Xóm Tảng
Đông Khi
30
XÃ Tân Minh
28
27
Đồi sáu Ngang
26
Xóm Bái
ỏ
i
ố
i C
h
Đồng Cạn
Xóm Quyết
Xóm Chát
25
Xóm Vót
Xóm Võng
Su
Xóm Mu
XÃ Đông Cửu
Giàu Có
Xóm Bu
Xóm Ngàn
Suối Giàu
Xóm Bủ
24
S
u
ố
i
S
in
Bương Sinh
24
h
Xóm Chuối
Xóm Vừn
23
Xóm Náy
21
21
Xóm Cáy
01
Chỉ dẫn
02
03
29
Xóm Chống
Xóm Giàu
105 10'30''
21
17
Xóm Nhắn
XÃ Khả Cửu
Xóm Cốc
Tân Hồi
25
04
05
Khu vực nghiên cứu
Ranh giới xÃ
06
07
08
Xóm Bu
09
10
Đường ô tô
18
11
12
13
14
15
Sông suối
Khu dân cư, làng bản
Đường mòn
Hong Th H
16
UB
Xóm Chói
Đồng Khoai
Xóm Chùa
105 00'00''
Xóm Rẻ
Núi Giác
Xóm B ương
27
00'00''
15
Xóm Mu
XÃ Vinh Tiền
Mận Gạo
Xuân Quyền
23
Xóm Hẹ
Núi NhÃn
Đồng Giang
Lê
Suối Lê
26
14
Khoanh lền
XÃ Kim Thượng
28
Xóm Trầu
Xóm Chiêu
Xóm Sân
13
05'00''
Xóm Sặt
Xuân Quyền
Sông Giân
105 00'00''
21
Lun vn thc s
Trạm tế
Trường häc
‹ˆ
16
‹ˆ
17
00'00''
105ƒ 10'30''
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Hình . Sơ đồ khu vực nghiên cứu
Hoàng Thị Hà
19
Luận văn thạc sĩ
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Luận văn thạc sĩ
- Rừng tái sinh và rừng trồng: là các vạt rừng mới được hồi sinh, cây cối
phát triển trở lại trên các diện tích nương rẫy cũ trước đây bỏ lâu năm không canh
tác, trồng tỉa. Trên những diện tích mà cây cối khơng mọc lại và đã trở thành đất
trống đồi trọc trước đây nay cũng đã được phủ xanh nhờ các dự án trồng rừng. Khu
vực nghiên cứu có sự đan xen giữa rừng tái sinh và rừng trồng, khơng cịn diện tích
đất trống đồi trọc, mức độ che phủ khá tốt. Trước đây, hiện tượng phá rừng làm
nương rẫy là phổ biến nhưng đến nay đã hạn chế nhiều. Những vạt rừng bị phát
quang, dọn sạch quan sát được ngoài thực tế, thực chất là rừng trồng vừa khai thác
và đang chuẩn bị trồng mới.
- Đất canh tác: chiếm một diện tích rất ít trong vùng, chủ yếu là vườn đồi,
một diện tích nhỏ dọc các khe suối trồng cây lương thực lúa, ngô, khoai...
Thảm thực vật trong vùng được bảo vệ và phát triển. Ngoài rừng tự nhiên,
rừng tái sinh, tất cả các diện tích đất trống, đồi trọc trước đây nay đều được phủ
xanh bởi các rừng cây nguyên liệu giấy như keo, bồ đề, bạch đàn..., mức độ che phủ
tương đối tốt.
+ Động vật: trong khu vực nghiên cứu động vật hoang dã cịn rất ít chủ yếu
là các loại động vật nhỏ như nhím, cáo... do nạn săn trộm chưa ngăn chặn được.
1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.3.2.1. Phân bố dân cư
Trong khu vực nghiên cứu dân cư phân bố không đồng đều, gồm các dân tộc
Mường, Kinh và người Dao. Người dân trong vùng chủ yếu làm nông nghiệp, trồng
rừng theo các dự án giao đất giao rừng. Người Mường và người Kinh sống đan xen
thành những làng bản quần tụ quanh các thung lũng, nhà ở chủ yếu là nhà xây lợp
ngói hoặc đổ mái bằng, nhà gỗ tooc xi láng nền hoặc nhà tạm tranh tre, nhà sàn
truyền thống cịn sót lại rất ít. Điều kiện ăn ở vệ sinh có tiến bộ như tập quán nuôi
nhốt gia súc dưới gầm sàn đến nay khơng cịn nữa...., dân tộc Dao chiếm một tỷ lệ
rất nhỏ, sống tập trung thành làng nhỏ ở xóm Giấu. Trình độ dân trí nói chung cịn
thấp, đặc biệt là người Dao.
Nghề nghiệp chính của dân cư trong xã là sản xuất nông nghiệp. Cây lương
thực chủ yếu là lúa, sắn, ngơ, khoai, nhìn chung sản xuất lương thực chỉ mang tính
tự cung tự cấp, đời sống nhân dân cịn khó khăn.
1.3.2.2. Đời sống văn hóa, xã hội
Hồng Thị Hà
20
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Luận văn thạc sĩ
Trong khu vực nghiên cứu, sống văn hóa, xã hội của người dân đang trên đà
phát triển. Mạng lưới điện quốc gia đã về tới các thôn bản xa xôi, hẻo lánh, đời sống
tinh thần và trình độ dân trí cũng được nâng lên rõ rệt. Mạng lưới y tế cũng đã được
quan tâm đúng mức, tình hình sức khoẻ và bệnh tật của đồng bào các dân tộc trong
vùng đều được theo dõi và chăm sóc thường xuyên tại các trạm y tế xã.
+ Tình hình bệnh tật thường gặp trong vùng: Theo kết quả thống kê một vài
năm gần đây, các bệnh mà người dân tại khu vực nghiên cứu hay mắc phải là các
bệnh về tiêu hóa, hơ hấp, các bệnh về thần kinh, xương khớp, dị tật, sảy thai.
1.3.2.3. Các hoạt động kinh tế
Các hoạt động khoáng sản tại khu vực nghiên cứu là khơng đáng kể, gần đây
có hoạt động khai thác quặng barit ở xóm Dọc, điểm khai thác nhỏ lẻ và không theo
quy hoạch cụ thể nào.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hầu như không phát triển.
Nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh họat trong vùng
vẫn là nguồn nước tự nhiên như: sông, suối, giếng tự đào; mùa mưa nước thường
đục do bị xói lở, mùa khơ thường ít nước. Các dòng suối này chủ yếu chảy ra từ
những thân pegmatit có hàm lượng ngun tố phóng xạ cao ví dụ như xóm Bầu,
xóm Bái, xóm Qt.
1.3.2.4. Giao thơng
Mạng lưới giao thông trong khu vực nghiên cứu kém phát triển, các khu vực
dân cư nối với nhau bằng đường mòn nhỏ, hẹp, địa hình phân cắt. Do vậy việc đi lại
khó khăn, cản trở cho việc giao lưu với các khu vực khác.
1.3.3. Đặc điểm địa chất - khoáng sản
1.3.3.1. Địa tầng
Theo báo cáo địa chất khống sản nhóm tờ Thanh Sơn - Thanh Thuỷ tỷ lệ
1:50.000 của Viện Địa chất và Khống sản, vùng nghiên cứu có các phân vị địa tầng
như sau:
- Giới Proterozoi - Hệ tầng Suối Chiềng - Phân hệ tầng trên (PP 1sc2): Phân bố
diện rộng, với diện lộ khoảng 0,9 km2 ở trung tâm vùng nghiên cứu, thành phần chủ
yếu là gneis biotit, plagiogneis biotit, gneis biotit có horblen và amphibolit chiếm
nhiều hơn.
Suất liều bức x gamma 0,26 ữ 0,68àSv/h, trung bỡnh 0,34àSv/h.
Hong Th H
21
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Luận văn thạc sĩ
- Giới Proterozoi - Hệ tầng Suối Làng - Phân hệ tầng dưới (PP 1sl1): Các đá
của phân hệ tầng dưới phân bố ở trung tâm khu vực nghiên cứu, với diện tích
khoảng 1,1 km2. Thành phần chủ yếu là đá phiến biotit - granit, đá phiến hai mica,
granit bị migmatit hoá.
Suất liều bức x gamma 0,20 ữ 0,70àSv/h, cỏc d thng cú cng độ phóng xạ từ 4,00 đến
7,5µSv/h.
- Giới Proterozoi - Hệ tầng Suối Làng - Phân hệ tầng trên (PP 1sl2): Phân bố ở
phía Nam khu vực với diện tích nhỏ (0,009km2). Thành phần chủ yếu là đá phiến
hai mica, một số nơi ở phần thấp có chứa granat hoặc graphit - granat.
Sut liu bc x gamma t 0,26 ữ 0,68àSv/h, trung bình 0,34µSv/h.
- Giới Kainozoi – Hệ Đệ tứ (Q): chủ yếu phân bố dọc theo suối Giàu với diện
tích không đáng kể. Thành phần chủ yếu là cát, bột, sỏi, sét.
1.3.3.2. Magma
Trong khu vực nghiên cứu có một phức hệ xâm nhập là phức hệ Bảo Hà
(M/PP1-2 bh). Phức hệ này phân bố dạng khối nhỏ gần trung tâm vùng nghiên cứu
với diện tích nhỏ (0,02km2). Thành phần chủ yếu là metagabro, metadiabas,
amphibolit.
1.3.3.3. Khoáng sản
Theo báo cáo địa chất và khống sản nhóm tờ Thanh Sơn – Thanh Thủy của
Viện Địa chất và Khống sản, trong diện tích nghiên cứu có các dị thường phóng xạ
thori - urani nằm trong các thân pegmatit, dị thường phóng xạ nằm trong granit
aplit, granit pegmatit, đá phiến mica amphibolit. Các thân quặng pegmatit có kích
thước: rộng từ vài mét đến vài chục mét, dài từ vài chục mét đến vài trăm mét,
cường phúng x (50 ữ 2500)àR/h. Tuy nhiờn, cỏc loi khoáng sản này chưa được
đánh giá đầy đủ nên triển vọng khoáng sản chưa được khẳng định. Các thân quặng
này sau khi bị phong hố các ngun tố phóng xạ được hồ tan vào trong nước, phát
tán vào đất, khơng khí, xâm nhập vào các cây lương thực tác động đến mơi trường
sống của con người.
Ngồi ra trong diện tích nghiên cứu cịn có đá làm vật liệu xây dựng và cao
lanh.
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường phóng xạ khu vực nghiên cứu
1.3.4.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới mơi trường phóng xạ
Hồng Thị Hà
22
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Luận văn thạc sĩ
Các yếu tố địa hình, địa mạo, mạng lưới sơng suối, khí hậu và mức độ che
phủ của thảm thực vật có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát tán các nguyên tố phóng
xạ vào mơi trường khác nhau như nước, khơng khí, đất, trầm tích và động thực vật.
a. Ảnh hưởng địa hình địa mạo tới mơi trường phóng xạ
Các ngun tố phóng xạ trong các mỏ, điểm quặng dưới tác dụng của điều
kiện tự nhiên bị phá huỷ và phát tán vào mơi trường đất. Địa hình là một yếu tố
đóng vai trị quan trọng trong q trình di chuyển và phát tán chất phóng xạ vào mơi
trường. Địa hình bị phân cắt mạnh, thì khả năng phát tán của chúng ra môi trường
xung quanh càng lớn. Trong khu vực nghiên cứu các dải quặng phóng xạ và các
thân pegmatit chứa các nguyên tố phóng xạ cao (U, Th, K) nằm ngay gần bề mặt
(với lớp phủ mỏng 0,5 – 3m) hoặc xuất lộ ngay trên bề mặt địa hình. Đây là điều
kiện rất thuận lợi cho q trình phong hố, bào mịn, phá huỷ các chất phóng xạ,
làm cho chúng bị vỡ vụn, di chuyển phát tán ra xa. Sự phát tán cơ học phụ thuộc rất
nhiều yếu tố: thời gian, khơng gian, địa hình, địa mạo và thảm thực vật.
b. Ảnh hưởng của mạng lưới thủy văn tới môi trường phóng xạ
Nước là mơi trường thuận lợi cho sự phát tán các ngun tố phóng xạ. Khi
dịng nước chảy qua thân quặng hay đới khống hóa sẽ hồ tan các ngun tố khơng
bền vững trong đó có các ngun tố phóng xạ và mang đi dưới dạng ion, gặp điều
kiện thuận lợi chúng phát tán các chất phóng xạ xuống vùng hạ lưu của dịng chảy
gây ra một diện tích ô nhiễm khá lớn từ vị trí mỏ, điểm quặng tới hạ lưu của dòng
chảy.
Trong khu vực nghiên cứu, mạng lưới các suối và các mạch nước ngầm khá
phát triển. Chúng đóng một vai trị quan trọng trong việc phát tán các ngun tố
phóng xạ vào mơi trường. Nước mặt và nước ngầm chảy qua các khu dị thường, các
thân quặng phóng xạ làm bào xói, hồ tan các ngun tố phóng xạ, khí phóng xạ,
vận chuyển và phát tán các chất phóng xạ đi xa.
c. Ảnh hưởng của mạng khơng khí, khí hậu tới mơi trường phóng xạ
+ Ảnh hưởng của khí hậu
Như đã nêu trên khí hậu vùng nghiên cứu được chia thành 2 mùa: Mùa mưa
thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, thời tiết nóng bức thường gây ra lũ lụt, sạt
lở, đóng vai trị quan trọng trong việc phát tán các nguyên tố phóng xạ trong môi
trường cơ học. Mùa khô thường ngắn từ tháng 12 đến tháng 3 thời tiết hanh khơ,
Hồng Thị Hà
23
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Luận văn thạc sĩ
hay có gió mùa thổi mạnh cũng góp phần phát tán các khí phóng xạ xâm nhập vào
nhà ở hoặc đi xa hơn.
+ Ảnh hưởng của khơng khí
Các khí phóng xạ gồm radon và thoron được tạo ra trong quá trình phân rã
của urani và thori. Các khí phóng xạ này tồn tại trong khơng khí, trong nước, trong
đất, trong các điều kiện tích tụ khí như: nước ngầm, nước giếng, các lỗ hổng trong
đất, các cơng trình dân sự làm tại các vị trí khuất gió, hệ thống thơng gió kém đều
tạo điều kiện cho q trình tích tụ các loại khí phóng xạ. Vùng này việc lưu thơng
khơng khí rất kém do bị che chắn bởi địa hình đồi núi, do vậy mức độ ảnh hưởng
của mơi trường khơng khí đến đời sống dân sinh là khá lớn.
d. Ảnh hưởng của thảm thực vật tới mơi trường phóng xạ
Trong khu vực nghiên cứu, ngoài rừng tự nhiên, rừng tái sinh, các diện tích
đất trống, đồi trọc trước đây, nay đều được phủ xanh bởi các rừng cây nguyên liệu
giấy như keo, bồ đề, bạch đàn... mức độ che phủ trong vùng điều tra tương đối tốt
do vậy đã giảm thiểu phần nào mức độ phát tán ơ nhiễm chất phóng xạ vào môi
trường.
1.3.4.2. Ảnh hưởng của hoạt động kinh tế - xã hội tới mơi trường phóng xạ
a. Hoạt động khai thác khoáng sản
Hoạt động khai thác khoáng sản tại khu vực nghiên cứu là khơng đáng kể,
hiện nay chỉ có một số điểm khai thác quặng barit ở xóm Dọc. Tuy nhiên, việc khai
thác chủ yếu là thủ công, không tuân thủ các quy tắc về vệ sinh công nghiệp và an
tồn phóng xạ, các bãi thải tràn lan ra sơng suối, đây là nguyên nhân gây phát tán
các chất phóng xạ.
Việc khai thác khống sản trong vùng nếu khơng có quy hoạch tổng thể tốt
mức độ ơ nhiễm phóng xạ càng cao, làm mất đất rừng hoặc đất canh tác, gây ra sạt
lở và tai biến địa chất. Bụi, chất thải các loại độc hại trong đó có bụi, chất thải
phóng xạ sẽ tác động khơng ngừng tới mơi trường đất, nước, khơng khí, phát tán đi
xa gây ơ nhiễm môi trường xung quanh.
b. Hoạt động sản xuất nông nghiệp
Trong khu vực nghiên cứu, người dân vẫn trồng ngô, lúa, sắn, cây chè ngay
trên các thân pegmatit. Bằng việc đào bới, cầy xới, làm thủy lợi nhỏ để trồng trọt
diễn ra nhiều năm đã làm tăng thêm mức độ ô nhiễm phóng xạ, phát tán chất phóng
xạ đi xa, đặc biệt nguy hiểm hơn, việc trồng trọt các cây lương thực trực tiếp trên
Hoàng Thị Hà
24
Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN
Luận văn thạc sĩ
các thân pegmatit chứa phóng xạ sẽ làm cho các cây lương thực trên bị nhiễm
phóng xạ.
c. Hoạt động xã hội
Trong khu vực nghiên cứu còn nhiều tập quán cũ như việc sinh hoạt, vệ sinh
mơi trường cịn chưa được chú ý, chưa hiểu biết về độc hại phóng xạ. Trong vùng
hiện tại chưa có cơng trình nước sạch nơng thơn loại vừa và nhỏ, nên việc sử dụng
nguồn nước sinh hoạt của người dân là sử dụng các nguồn nước như sông, suối,
giếng, các điểm nước xuất lộ ngay tại các thân pegmatit, các dải dị thường phóng
xạ..., nên có nguy cơ nhiễm chất phóng xạ theo con đường tiêu hóa.
1.3.4.3. Ảnh hưởng của đặc điểm địa chất khống sản tới mơi trường phóng xạ
a. Ảnh hưởng của đặc điểm địa chất tới mơi trường phóng xạ
Trong khu vực nghiên cứu gồm nhiều loại đá khác nhau, nhưng cần đặc biệt
quan tâm đến diện tích phân bố các đá có cường độ phóng xạ cao thuộc hệ tầng
Suối Chiềng, hệ tầng Suối Làng và các khối xâm nhập thuộc phức hệ Bảo Hà. Các
đá này sau khi bị phong hóa các nguyên tố phóng xạ bị hịa tan, phát tán vào mơi
trường nước, khơng khí, đất, xâm nhập vào các cây lương thực.
b. Ảnh hưởng của khống sản tới mơi trường phóng xạ
Trong vùng điều tra có nhiều loại hình khống sản khác nhau, hầu hết các
loại khoáng sản này chưa được điều tra, đánh giá.
Các thân quặng phóng xạ (thori), các thân pegmatit là những đối tượng chủ
yếu tạo nên môi trường phóng xạ cao và ảnh hưởng đến mơi trường sống trong khu
vực Thanh Sơn. Qua thu thập các tài liệu cũ, kết hợp với công tác đo đạc thực địa
qua các đề tài nghiên cứu cho thấy khu vực xóm Bầu, xóm Bư, bản Dấu Cỏ xã
Đơng Cửu, có các thành phần mơi trường phóng xạ cao đến rất cao, một số thành
phần vượt tiêu chuẩn cho phép về môi trường phóng xạ.
Đối với các thân quặng barit trong vùng, qua kết quả điều tra nghiên cứu cho
thấy thành phần mơi trường phóng xạ trong chúng ở mức bình thường. Điều đó cho
thấy các hoạt động khống sản đối với các loại quặng nêu trên là ít ảnh hưởng đến
mơi trường phóng xạ.
Hồng Thị Hà
25