ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
Cao Trường Sơn
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI
TẠI CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG,
TỈNH HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Hà Nội, năm 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG
Cao Trường Sơn
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI
TẠI CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG,
TỈNH HƯNG YÊN
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 608502
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒ THỊ LAM TRÀ
Hà Nội, năm 2012
LI CM N
Trớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. H Th Lam Trà, ngời
đã tận tình chỉ bảo, hớng dẫn để tôi có thể thực hiện tốt luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Phòng Đào tạo sau đại học Trờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội, cùng các
thầy cô giáo trong Bộ môn Công nghệ môi trờng, Khoa Môi trờng đã trực
tiếp giảng dạy, truyền thụ kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa Tài nguyên & Môi
trờng - Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và công tác, cùng toàn thể cán bộ giảng viên Bộ
môn Qun lý Môi trờng đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài này.
Tôi cũng xin cảm ơn chính quyền địa phơng và bà con nông dân
huyện Văn Giang Hng Yên đã nhiệt tình cộng tác và giúp đỡ tôi trong
quá trình điều tra, thu thập số liệu tại địa phơng.
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bè bạn đã quan tâm,
ủng hộ tôi trong suốt quá trình học và thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2012
Cao Trờng Sơn
LI CAM OAN
i
Các kết quả của công trình nghiên cứu đề tài này là hoàn toàn
trung thực, do tôi và các cộng sự trực tiếp thực hiện, cha đợc sử dụng cho
một công trình nghiên cứu nào khác.
Các trích dẫn sử dụng trong luận văn đợc ghi rõ tên tài liệu trích
dẫn, tác giả và nguồn gốc các tài liệu đó.
Tôi đã cảm ơn tất cả những cơ quan, tổ chức và những ngời giúp đỡ
tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Ngời viết cam đoan
CAO trờng sơn
ii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn.....................................................Error: Reference source not found
Lời cam đoan................................................ Error: Reference source not found
Mục lục.......................................................... Error: Reference source not found
Danh mục bảng.............................................Error: Reference source not found
Danh mục hình..............................................Error: Reference source not found
Danh mục hình..............................................Error: Reference source not found
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT.........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH...............................................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Tính cấp thiết của đề tài:.....................................................................................1
Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài:...........................................................2
Mục đích nghiên cứu:...........................................................................................2
Nội dung nghiên cứu:...........................................................................................2
iii
Chương
1.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................................3
1.1 Tổng quan về tình hình phát triển chăn nuôi nước ta.................................3
1.2 Tổng quan các vấn đề môi trường trong chăn nuôi.....................................8
1.3 Tổng quan tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở nước ta ......13
Chương
2
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................23
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.................................................................23
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................23
Chương
3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................................26
3.1 Phân tích tổng hợp các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Văn
Giang................................................................................................................... 27
3.2. Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn
Giang................................................................................................................... 41
3.3. Đánh giá tình hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi Lợn trên
địa bàn huyện Văn Giang..................................................................................52
3.4. Đề xuất một số biện pháp cải thiện tình hình môi trường tại các trang
trại chăn nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang..........................................72
3.4.1. Giải pháp trước mắt.................................................................................73
Đối với hệ thống VAC và AC.............................................................................73
3.4.2. Giải pháp lâu dài......................................................................................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................77
Kết luận:.............................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................79
iv
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
KÝ HIỆU
BNN&PTNT
BOD
BTNMT
BYT
C
COD
DO
HCB
HCĐ
HCV
PTTH
QCVN
SS
TCVN
THCS
THPT
T-N
T-P
TSS
TTBQ
VAC
VC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Nhu cầu oxy sinh hóa
Bộ Tài Nguyên & Môi trường
Bộ Y tế
Chuồng
Nhu cầu oxy hóa học
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước
Huy chương bạc
Huy chương đồng
Huy chương vàng
Phát thanh truyền hình
Quy chuẩn Việt Nam
Chất rắn lơ lửng
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tổng Nitow
Tổng Phốt pho
Tổng chất rắn lơ lửng
Tăng trưởng bình quân
Vườn - Ao - Chuồng
Vườn - Chuồng
v
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1: Thống kê số lượng các loại vật nuôi chính ở nước ta trong giai đoạn 1990 2010...................................................................................................................................3
Bảng 1.2: Số lượng các trang trại chăn nuôi phân theo vùng ở nước ta............................5
Bảng 1.3: Tỷ lệ các kiểu chuồng trại tại hai hình thức chăn nuôi
trang trại và hộ gia đình.....................................................................................................7
Bảng 1.4: Điều kiện chuồng trại của các trang trại chăn nuôi lợn......................................7
Bảng 1.5. Đặc trưng nước thải của một số loài vật nuôi....................................................9
Bảng 1.6: Thành phần chính trong phân tươi của một số loài vật nuôi
(giá trị trung bình)..............................................................................................................9
Bảng 1.7: Lượng chất thải rắn chăn nuôi năm 2010........................................................10
Bảng 1.8: Kết quả quan trắc nước mặt tại xã Lai Vu tỉnh Hải Dương...............................11
Bảng 1.9: Ảnh hưởng của mùi hôi của các trang trại chăn nuôi Lợn
đến cộng đồng dân cư.....................................................................................................12
Bảng 1.10: Tình hình quản lý và xử lý chất thải tại các trang trại Lợn nái........................17
Bảng 1.11: Chất lượng nước thải đầu ra của các bể Biogas tại Đồng Nai.........................18
Bảng 1.12: Chất lượng nước ao Cá trong trong trang trại Lợn theo kiểu hệ thống VườnAo-Chuồng tỉnh Hưng Yên...............................................................................................20
Bảng 1.13: Một số hình thức sử dụng phân thải tại các trang trại (đơn vị: %).................21
Bảng 2.1: Các phương pháp phân tích chất lượng nước..................................................25
Bảng 2.2: Phân hạng mức độ mùi và tiếng ồn..................................................................26
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Văn Giang qua các năm 2005 - 2011..............................32
Bảng 3.2: Dân số và Lao động huyện Văn Giang giai đoạn 2005 - 2011...........................33
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu phát triển công nghiệp của huyện Văn Giang giai đoạn 2004 –
2011.................................................................................................................................37
Bảng 3.4: Thời gian thành lập của các trang trại nuôi Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang,
Hưng Yên.........................................................................................................................42
Bảng 3.5: Quy mô nuôi trong các kiệu hệ thống trang trại Lợn huyện Văn Giang............44
Bảng 3.6: Một số đặc trưng của các trang trại chăn nuôi Lợn huyện Văn Giang, Hưng Yên
.........................................................................................................................................46
Bảng 3.7. Khoảng cách từ chuồng nuôi trong các hệ thống trang trại lợn huyện Văn
Giang tới một số vị trí nhạy cảm......................................................................................47
vi
Bảng 3.8: Sử dụng đất trong các hệ thống trang trại lợn tại Văn Giang, Hưng Yên.........50
Bảng 3.9: Khối lượng phân thải phát sinh tại các hệ thống trang trại Lợn
trên địa bàn huyện Văn Giang.........................................................................................52
Bảng 3.10: Lượng nước thải phát sinh từ các hệ thống trang trại Lợn
huyện Văn Giang (m3/ngày)...........................................................................................53
Bảng 3.11: Các biện pháp xử lý chất thải tại các hệ thống trang trại Lợn
trên địa bàn huyện Văn Giang.........................................................................................56
Bảng 3.12: Thể tích và tỷ lệ xử lý chất thải của các bể biogas
trong các trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang...................................................56
Bảng 3.13: Đặc trưng nước thải chăn nuôi Lợn trước và sau xử lý biogas.......................57
Bảng 3.14: Tình hình hoạt động và các vấn đề nảy sinh của bể biogas
trong các trang trại Lợn huyện Văn Giang.......................................................................57
Bảng 3.15: Tỷ lệ và thời gian xử lý phân thải của biện pháp ủ compose..........................58
Bảng 3.16: Thông tin chung về biện pháp thu gom phân thải để bán
ở các trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang..........................................................59
Bảng 3.17: Tỷ lệ xử lý chất thải bằng biện pháp cho cá ăn...............................................61
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của mùi từ các trang trại Lợn
trên địa bàn huyện Văn Giang.........................................................................................62
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của tiếng ồn từ các trang trại Lợn huyện Văn Giang...................63
Bảng 3.20: Một số giá trị thống kê kết quả quan trắc chất lượng nước mặt
trên các ao nuôi Cá thuộc 2 hệ thống VAC và AC.............................................................65
Bảng 3.21: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt trên các kênh, mương, ao, hồ xung
quanh hai hệ thống trang trại lợn VC và C huyện Văn Giang...........................................68
Bảng 3.22: Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm tại các trang trại Lợn
huyện Văn Giang.............................................................................................................70
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
Tính cấp thiết của đề tài:.....................................................................................1
Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài:...........................................................2
Mục đích nghiên cứu:...........................................................................................2
Nội dung nghiên cứu:...........................................................................................2
Hình 1.1: Bản đồ phân bố các hộ chăn nuôi ở nước ta..................................................6
vii
Hình 1.2. Quy trình xử lý chất thải của các trại chăn nuôi với phương thức vệ sinh là
tách pha rắn/lỏng........................................................................................................16
Hình 1.3. Tỷ lệ sử dụng hầm Biogas trong các hệ thống trang trại chăn nuôi Lợn trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên.................................................................................................18
Hình 3.1: Sơ đồ hành chính huyện Văn Giang..............................................................27
Hình 3.2: Tỷ lệ các loại hình trang trại trên địa bàn
huyện Văn Giang năm 2011.........................................................................................41
Hình 3.3: Tỷ lệ các kiểu hệ thống trang trại nuôi Lợn trên địa bàn
huyện Văn Giang..........................................................................................................42
Hình 3.4: Tỷ lệ phân tách và không phân tách chất thải
trong các hệ thống trang trại Lợn trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên..............54
Hình 3.5. Sơ đồ tỷ lệ áp dụng các hình thức xử lý chất thải của các trang trại Lợn trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên.................................................................................................55
Hình 3.6: So sánh giá trị trung bình của một số thông số quan trắc chất lượng nước ao
nuôi Cá với QCVN 08/A2..............................................................................................67
Hình 3.7: So sánh giá trị trung bình của các thông số chất lượng nước tại các ao nuôi
Cá (VAC và AC) với nước tại các kênh, mương, ao hồ tự nhiên (VC và C) tại/quanh các
hệ thống trang trại Lợn huyện Văn Giang....................................................................70
Kết luận:.............................................................................................................. 77
Kiến nghị..........................................................................................................78
viii
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi nước ta phát triển rất mạnh, tốc độ
tăng trưởng bình quân đạt 8,7%/năm(Cục Chăn nuôi, 2006). Đặc điểm nổi bật nhất trong
thời gian qua của ngành chăn nuôi nước ta là chuyển từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ tại hộ
gia đình sang chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại. Hình thức chăn nuôi tập trung
theo quy mô trang trại dần được hình thành và có xu hướng phát triển mạnh, nhất là khi
Chính phủ ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về Phát triển kinh tế
trang trại [7]. Đây là xu hướng phổ biến trên thế giới và là hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của nước ta.
Trong các loại vật nuôi, trang trại chăn nuôi lợn chiếm tỷ lệ lớn nhất với
tổng số 7.475 trang trại (chiếm 42,2%/tổng số trang trại chăn nuôi). Trong đó, miền
Bắc có 3.069 trang trại, chiếm 41,1%, miền Nam có 4.406 trang trại, chiếm 58,9%.
Trong 3 năm gần đây, quy mô chăn nuôi lợn trong các trang trại có xu hướng tăng
nhanh do có tương quan giữa tỷ lệ lợi nhuận và số lượng đầu con chăn nuôi. Quy
mô chăn nuôi lợn nái phổ biến từ 20-50 con/trang trại, chiếm 71,3% trang trại chăn
nuôi lợn nái và quy mô lợn thịt phổ biến từ 100-200 con/trang trại chiếm 75,5%
trang trại chăn nuôi lợn thịt (Cục Chăn nuôi, 2008).
Việc hình thành và phát triển mạnh các trang trại chăn nuôi lợn ở nước ta đã
đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng năng suất lao động và thu nhập của người nông
dân. Tuy nhiên, các trang trại chăn nuôi lợn cũng ảnh hưởng xấu đến chất lượng
môi trường xung quanh bởi các loại chất thải rắn, lỏng và khí phát sinh ngày càng
nhiều và không được xử lý triệt để. Do đó, việc nghiên cứu, đánh giá tình hình xử lý
chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn là nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm phát
triển ngành chăn nuôi một cách bền vững.
Từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Đánh giá tình
hình xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn
Giang, tỉnh Hưng Yên”.
1
Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở dẫn liệu tham khảo về tình hình
phát triển, các vấn đề môi trường cũng như các biện pháp xử lý chất thải
trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại nói
riêng. Đồng thời là cơ sở dẫn liệu để đánh giá và so sánh với những
nghiên cứu khác trong tương lai.
Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các cán bộ môi trường, cán bộ nông
nghiệp đưa ra những cảnh báo, khuyến cáo, định hướng cho việc phát triển
sản xuất cũng như là quản lý tốt các vấn đề môi trường phát sinh nhằm phát
triển bền vững các trang trại chăn nuôi lợn.
Mục đích nghiên cứu:
Chỉ ra tình hình phát triển và đặc điểm của các trang trại chăn nuôi lợn trên
địa bàn huyện Văn Giang.
Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa
bàn huyện Văn Giang.
Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn.
Nội dung nghiên cứu:
Phân tích tổng hợp các điều kiện Tự nhiên – Kinh tế - Xã hội trên địa bàn
huyện Văn Giang, Hưng Yên.
Hiện trạng phát triển và đặc điểm của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa
bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên.
Phân tích, đánh giá hiện trạng xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn
trên địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên.
2
Chương 1.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về tình hình phát triển chăn nuôi nước ta
1.1.1 Xu hướng phát triển
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất quan trọng của nền nông nghiệp
nước ta. Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi có xu hướng phát triển mạnh
cả về quy mô và số lượng. Điều này góp phần quan trọng đảm bảo phát triển kinh tế
nông nghiệp – nông thôn ở nước ta.
Trong những năm qua số lượng các loại vật nuôi chính của nước ta liên tục tăng
lên. Bình quân tăng trưởng trong giai đoạn 1990 – 2010 của trâu bò đạt 2,39%/năm;
của lợn là 6,16%/năm; Dê, Cừu là 12,31%/năm và của Gia cầm là 8,99%/năm. Chỉ duy
nhất có số lượng Ngựa nuôi là giảm đi với tốc độ bình quân 1,71%/năm (Tổng cục
Thống kê, 2011). Số liệu cụ thể được chỉ ra trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Thống kê số lượng các loại vật nuôi chính ở nước ta trong giai đoạn
1990 - 2010
Năm
1990
1995
2000
2005
2010
TTBQ
(%/năm)
Trâu
Bò
Lợn
Ngựa
Dê, cừu
Gia cầm
(Nghìn con)
(Nghìn con)
(Nghìn con)
(Nghìn con)
(Nghìn con)
(Triệu con)
2.854,1
2.962,8
2.897,2
3.116,9
3.638,9
4.127,9
12.260,5
16.306,4
20.193,8
141,3
126,8
126,5
372,3
550,5
543,9
107,4
142,1
196,1
2.922,2
5.540,7
8.829,7
27.435,0
27.373,1
110,5
93,1
1.314,1
1.288,7
219,9
300,5
2,39
6,16
-1.71
12,31
8,99
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011
Ghi chú: TTBQ = Tăng trưởng bình quân
3
1.1.2 Hình thức chăn nuôi
Hiện nay ở nước ta có hai hình thức chăn nuôi chính. Bên cạnh hình thức
chăn nuôi truyền thống trong hộ gia đình thì những năm gần đây hình thức chăn
nuôi tập trung theo quy mô trạng trại đã được hình thành và phát triển nhanh (Cục
Chăn nuôi, 2006). Đây là xu hướng phát triển phổ biến trên thế giới và là hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nước ta.
*Hình thức chăn nuôi hộ gia đình
Đây là hình thức chăn nuôi đã có từ lâu đời và vẫn còn phổ biến ở nước ta.
Trong những năm qua Nhà nước cũng có những chính sách khuyến khích việc phát
triển chăn nuôi tại hộ gia đình nhằm giải quyết lao động nhàn rỗi ở địa phương và
góp phần xóa đói giảm nghèo (Cao Trường Sơn và cộng sự, 2010). Hiện nay cứ
trung bình 5 hộ dân sống ở nông thôn thì có tới 3 hộ chăn nuôi lợn và gia cầm
chiếm tỷ lệ gần 60% (Cục Chăn nuôi, 2008). Các hộ dân thường nuôi từ 2-5 con
Trâu, Bò; 3-10 con Lợn và 20-30 con Gia cầm/hộ (Phùng Đức Tiến và cộng sự,
2009). Nhìn chung, hình thức chăn nuôi hộ gia đình có khả năng kết hợp với trồng
trọt để tận dụng các sản phẩm dư thừa của mùa vụ, quy mô nhỏ, ít gây ô nhiễm môi
trường tuy nhiên hiệu quả kinh tế lại không cao.
Trong những năm gần đây do nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm
chăn nuôi ngày càng cao dẫn tới việc một số nông hộ tăng số lượng vật nuôi trong
gia đình lên cao. Hình thức này về cơ bản vẫn là chăn nuôi trong hộ gia đình nhưng
số lượng vật nuôi lớn hơn trước. Nhiều chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực chăn
nuôi ở nước ta xếp hình thức này thuộc nhóm “gia trại”. Mặc dù vậy, hình thức
chăn nuôi này vẫn chưa được công nhận phổ biến.
*Hình thức chăn nuôi trang trại tập trung
Đây là hình thức chăn nuôi mới được hình thành và phát triển mạnh trong
những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Xu
hướng phát triển chăn nuôi theo quy mô trạng trại diễn ra khá nhanh với tốc độ tăng
trưởng bình quân 58,7%/năm trong giai đoạn 2000-2006 (Cục Chăn nuôi, 2006). Số
lượng các trang trại chăn nuôi ở nước ta cũng liên tục tăng lên trong những năm gần
đây. Năm 2001 cả nước ta có khoảng 1.761 trang trại chăn nuôi đến năm 2010 đã
4
tăng lên tới 23.558 trang trại (Tổng cục Thống kê, 2011). Số lượng vật nuôi trung
bình trong các trang trại là: Lợn nái từ 20-50 con/trang trại, Lợn thịt 100-200
con/trang trại;Gà từ 2.000-5.000 con/trang trại, Bò sữa từ 20-50 con/trang trại, Bò
đẻ từ 10-20 con/trang trại (Đào Lệ Hằng, 2008; Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2009).
Hình thức chăn nuôi theo trang trại có số lượng vật nuôi lớn, đem lại hiệu quả kinh
tế cao nhưng lại gây ra những vấn đề về môi trường do các loại chất thải phát sinh
quá lớn.
1.1.3 Tỷ lệ phân bố
Mặc dù chăn nuôi của nước ta đang phát triển mạnh mẽ tuy nhiên mật độ vật
nuôi và số lượng các trang trại chăn nuôi ở nước ta phân bố không đồng đều giữa
các vùng miền trong cả nước. Tỷ lệ phân bố các hộ chăn nuôi ở nước ta tập trung
chủ yếu tại khu vực miền Bắc đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc
(hình 1.1). Tuy nhiên hoạt động chăn nuôi trang trại tập trung lại phát triển mạnh
nhất tại khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng với 10.277 trang trại chiếm 43,
62% tổng số trạng trại chăn nuôi của cả nước (Tổng cục Thống kê, 2011). Tỷ lệ
phân bố các trang trại chăn nuôi theo các vùng miền ở nước ta được chỉ rõ trong
bảng 1.2.
Bảng 1.2: Số lượng các trang trại chăn nuôi phân theo vùng ở nước ta
Vùng
Đồng bằng sông Hồng
Trung du miền núi phía Bắc
Số trang trại
Tỷ lệ (%)
10.277
43,62
1.926
8,18
3.173
13,47
812
3,45
4.089
17,36
3.281
13,93
23.558
100
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011
Bắc trung bộ & Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
Cả nước
Kết luận: Trong những năm qua ngành chăn nuôi nước ta đã không ngừng
phát triển, số lượng các loài vật nuôi tăng lên nhanh chóng. Hai hình thức chăn nuôi
phổ biến là chăn nuôi tại hộ gia đình và chăn nuôi theo trạng trại tập trung. Mặc dù
chăn nuôi nông hộ vẫn còn phổ biến song xu hướng phát triển hình thức chăn nuôi
tập trung tại các trang trại đang diễn ra mạnh mẽ. Đây là xu hướng phát triển nổi bật
5
của ngành chăn nuôi trong những năm qua và sẽ tiếp tục là hướng phát triển chính
của ngành chăn nuôi trong thời gian tới.
Hình 1.1: Bản đồ phân bố các hộ chăn nuôi ở nước ta
1.1.4 Đặc điểm chuồng trại
Trong chăn nuôi việc bố trí chuồng trại không chỉ có ý nghĩa bảo đảm sự
6
sinh trưởng, phát triển tốt cho vật nuôi mà còn ảnh hưởng lớn đến các vấn đề môi
trường và quản lý chất thải.
Kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cộng sự năm 2009 đã cho thấy tỷ
lệ bố trí các chuồng trại chăn nuôi kiên cố, bán kiên cố và đơn giản là khá khác biệt
đối với hai hình thức chăn nuôi trang trại và chăn nuôi hộ gia đình. Tỷ lệ này cũng
không đồng nhất trong chăn nuôi các loài gia súc, gia cầm. Số liệu cụ thể được chỉ
ra trong bảng 1.3.
Bảng 1.3: Tỷ lệ các kiểu chuồng trại tại hai hình thức chăn nuôi
trang trại và hộ gia đình
Kiểu chuồng
Đơn vị
trại
(%)
Kiên cố
%
Trang trại
Lợn
Bò
Gia cầm
71,88 27,24 10,71
Bán kiên cố
%
28,12
Đơn giản
%
Tổng
%
100
Hộ gia đình
Lợn
Bò
Gia cầm
48,21 17,42 1,67
58,62
53,57
41,08
51,61
26,66
20,14
35,72
10,71
24,97
71,67
100
100
100
100
100
Nguồn: Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2009
Dựa vào bảng 1.3 ta thấy, tỷ lệ chuồng trại kiên cố tại hình thức chăn nuôi
trang trại là cao hơn hẳn so với hình thức chăn nuôi hộ gia đình. Tỷ lệ chuồng trại
kiên cố cao nhất đối với chăn nuôi Lợn, tiếp đó là chăn nuôi Bò và thấp nhất là chăn
nuôi Gia cầm. Tỷ lệ chuồng trại đơn giản vẫn còn khá cao đối với cả hai hình thức
chăn nuôi và đối với tất cả các vật nuôi.
Tỷ lệ chuồng trại kiên cố tại hình thức chăn nuôi trang trại cao là do các chủ
đầu tư tập trung nguồn vốn cao, quy mô chăn nuôi lớn hơn so với ở các nông hộ.
Nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và các cộng sự năm 2008 tại ba tỉnh Hưng Yên, Hải
Dương và Bắc Ninh đã chỉ ra rằng tại các trang trại chăn nuôi Lợn có mức độ đầu tư
cho hệ thống chuồng trại khá cao. Các điều kiện chuồng trại cụ thể được trình bày
trong bảng 1.4.
Bảng 1.4: Điều kiện chuồng trại của các trang trại chăn nuôi lợn
7
Đơn vị tính: %
Điều kiện kỹ thuật
Có hệ thống chống nóng
Chung
71,11
Hưng Yên
83,33
Hải Dương
66,67
Bắc Ninh
63,33
Có chuồng sàn cho nái đẻ
62,22
90,00
36,67
60,00
Có máng ăn tự động
31,11
30,00
30,00
33,33
Có máng uống tự động
81,11
86,67
80,00
76,67
Có hố sát trùng
52,22
70,00
33,33
53,33
Nguồn: Vũ Đình Tôn và cộng sự, 2008
Như vậy, điều kiện chuồng trại chăn nuôi tại các trang trại được đầu tư hoàn
chỉnh và tốt hơn so với chuồng trại tại các nông hộ. Do đó việc quản lý chất thải và
các vấn đề môi trường trong chăn nuôi ở các trang trại thường dễ thực hiện hơn so
với ở trong các nông hộ.
1.2 Tổng quan các vấn đề môi trường trong chăn nuôi
1.2.1 Nguồn thải từ chăn nuôi
Nguồn ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi chủ yếu là từ phân thải, nước tiểu và
nước rửa chuồng từ các chuồng nuôi. Đặc trưng cơ bản của nước thải chăn nuôi là
có hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS), chất hữu cơ (thể hiện bởi COD và BOD 5), các
hợp chất nitơ (NH 4-N và N-Tổng) rất cao (Lương Đức Phẩm, 2009; Lâm Vĩnh
Sơn và Nguyễn Trần Ngọc Phương, 2011). Trên thực tế phân thải của các loại vật
nuôi thường được chộn lẫn cùng với nước tiểu và nước rửa chuồng trại. Do đó,
nồng độ các tạp chất trong nước thải chuồng trại thường cao hơn từ 50-150 lần so
với nước thải đô thị, nồng độ các hợp chất nitơ (Tổng Nitơ Kjendhal) nằm trong
khoảng 1.500-15.200 mg/L, của phốtpho là từ 70-1.750 mg/L (A. Muder, 2003; M.
Maurer, 2003). Với nồng độ các chất ô nhiễm cao nên phân thải và nước thải chăn nuôi
là một nguồn ô nhiễm nghiêm trọng nếu không được quản lý và xử lý triệt để. Đặc
trưng ô nhiễm nước thải của một số vật nuôi được chỉ ra trong bảng 1.5.
8
Bảng 1.5. Đặc trưng nước thải của một số loài vật nuôi
V nước thải
BOD5
TSS
T-N
T-P
(m3/con
(kg/con
(kg/con
(kg/con
(kg/con
/năm)
8,0
15,6
/năm)
164,0
228,5
/năm)
1.204
1.533
/năm)
43,8
82,1
/năm)
11,3
12,0
Lợn
14,6
32,9
73
7,3
2,3
Gà
2,9
19,2
169
2,5
1,24
Loại Vật
Nuôi
Bò thịt
Bò sữa
Nguồn: Alexander P. Economopoulos
Cũng giống như nước thải, phân thải của các loại vật nuôi có chứa nhiều các
hợp chất của nitơ, phốtpho nên có khả năng gây ô nhiễm môi trường nhanh chóng
khi thải bỏ ra ngoài môi trường. Thành phần chính trong phân thải của một số vật
nuôi được trình bày trong bảng 1.6.
Bảng 1.6: Thành phần chính trong phân tươi của một số loài vật nuôi
(giá trị trung bình)
Loài nuôi
Bò thịt
Bò sữa
Độ ẩm (%)
N (%)
P2O5 (%)
K2O (%)
85
0,5
0,2
0,5
85
0,7
0,5
0,5
Gia cầm
72
1,2
1,3
0,6
Lợn
82
0,5
0,3
0,4
Dê, cừu
77
1,4
0,5
0,2
Nguồn: Lê Văn Cát, 2007
Như vậy, với số lượng vật nuôi ngày càng lớn ở nước ta thì khối lượng phân
thải và nước thải chăn nuôi phát sinh sẽ ngày càng cao. Dựa vào số liệu thống kê
các loại vật nuôi chính của nước ta năm 2010 có thể ước tính được khối lượng chất
thải rắn phát sinh từ các hoạt động chăn nuôi như trong bảng số 1.7.
9
Bảng 1.7: Lượng chất thải rắn chăn nuôi năm 2010
Loại
vật nuôi
Số lượng
(1000 con)
Định mức
Chất thải rắn
(Kg/con/ngày)
12,5
2,0
4,0
1,5
0,2
Tổng chất thải
(Tấn/ngày)
Trâu Bò
8.829,7
110.371,25
Lợn
27.373,1
54.746,2
Ngựa
93,1
372,4
Dê cừu
1.288,7
1.933,05
Gia cầm
300.500,0
60.100,00
Tổng cộng
227.522,90
Căn cứ vào bảng 1.7 có thể thấy, lượng chất thải phát sinh từ các loại vật
nuôi chính ở nước ta hàng ngày rất lớn vào khoảng trên 2 triệu tấn. Trong đó, lượng
chất thải phát sinh lớn nhất là từ chăn nuôi Trâu, Bò (hơn 110 nghìn tấn/ngày); tiếp
đó là chăn nuôi Gia cầm (hơn 60 nghìn tấn/ngày); Lợn (gần 55 nghìn tấn/ngày); Dê,
Cừu (gần 2 nghìn tấn/ngày) và thấp nhất là từ chăn nuôi Ngựa (hơn 372 tấn/ngày).
Với khối lượng chất thải phát sinh lớn như trên nếu không được quản lý và xử lý
triệt để sẽ gây sức ép lớn đến môi trường tại các khu chăn nuôi và các vùng lân cận.
1.2.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường chăn nuôi ở nước ta
*Ô nhiễm nước
Chất lượng môi trường xung quanh ở nhiều khu vực chăn nuôi của nước ta
đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do
chất thải từ hoạt động chăn nuôi không được xử lý triệt để trước khi thải bỏ ra
ngoài môi trường.
Tại Hải Dương, hoạt động chăn nuôi Lợn trong hộ gia đình bùng phát mạnh mẽ
đã làm ô nhiễm nghiêm trọng nước mặt tại xã Lai Vu khi mà hầu hết các thống số như
BOD, COD, NH+4, NO-3, PO3-4 đều vượt quá ngưỡng cho phép của TCVN:5942/1995Cột A nhiều lần (Bảng 1.8). Đồng thời chất lượng nước ngầm ở khu vực này cũng bị
ảnh hưởng nghiêm trọng khi mà nồng độ NH+4 quan trắc được dao động 0,98-6,34
mg/L vượt qua tiêu chuẩn nước ăn uống của Việt Nam từ 25-162 lần (Hồ Thị Lam Trà
và cộng sự, 2008; Thi Lam Tra HO và cộng sự, 2010).
Tại Hà Nội, kết quả khảo sát của sở Khoa học & Công nghệ thành phố tại
các hộ chăn nuôi Lợn với quy mô 3-43 con ở các xã Trung Châu, Đan Phượng thì
10
có tới 93,33% hộ có mức độ ô nhiễm môi trường xung quanh ở tình trạng báo động.
Chăn nuôi lợn ở các xã Tô Hiệu và Thường Tín, Hà Nội do xả thải thẳng phân,
nước tiểu Lợn nuôi ra cống rãnh và hệ thống thoát nước xung quanh đã làm môi
trường ở đây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân (Vũ Đình
Tôn và cộng sự, 2008).
Tại Hưng Yên, kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại các trang trại chăn
nuôi Lợn trên địa bàn hai huyện Văn Giang và Khoái Châu đã chỉ ra hầu hết chất
lượng nước mặt tại các trang trại đều bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau. Trong đó
mức độ ô nhiễm trong các mô hình Chuồng-Ao và mô hình Vườn-Ao-Chuồng có
mức độ ô nhiễm nước mặt nhẹ hơn, chất lượng nước xung quanh các trang trại theo
mô hình Chuồng và Chuồng-Vườn bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng (Cao Trường
Sơn và các cộng sự, 2011).
Bảng 1.8: Kết quả quan trắc nước mặt tại xã Lai Vu tỉnh Hải Dương
Stt
1
2
3
4
5
6
7
Thông
số
Ph
n= 4
DO
n= 4
(mg/L)
BOD5
n=4
(mg/L)
COD
n=4
(mg/L)
NO3 - - N
n= 4
(mg/L)
NH4+ - N
n= 4
(mg/L)
PO43- - P
n= 4
Giá trị
Max
Min
TB
Max
Min
TB
Max
Min
TB
Max
Min
TB
Max
Min
TB
Max
Min
TB
Max
Min
TB
8/07
8,20
7,30
7,80
3,49
1,00
2,67
52
40
43
0,19
0,15
0,17
9,65
0,50
2,91
5,53
1,25
2,65
9/07
7,89
7,02
7,53
4,48
2,37
3,87
48
32
39
0,36
0,13
0,26
1,39
0,52
1,03
1,70
0,14
0,66
Thời gian quan trắc (tháng/năm)
10/07 11/07 12/07 01/08 02/08
7,47
7,32
7,73
7,57
7,16
7,33
6,81
7,12
7,21
6,78
7,37
7,10
7,47
7,47
6,96
4,67
2,17
3,01
5,59
3,70
2,46
0,81
2,55
3,84
2,58
3,89
1,36
2,81
4,39
3,19
21,90 11,90 18,50 15,02 9,75
15,60
0,50
3,10
4,90
8,45
19,38
7,48
7,43
7,98
9,05
60
36
80
65
68
24
10
12
23
48
44
25
44
40
56
2,17
1,06
0,76
5,41
1,12
1,09
0,44
0,13
1,32
0,05
1,50
0,75
0,46
2,88
0,62
1,23
4,71
23,28 18,19 13,01
060
1,16
3,75
1,99
3,32
0,89
2,78
9,36
7,45
8,82
4,99
5,13
5,43
1,51
5,51
1,42
2,15
0,83
0,67
3,24
2,93
3,19
2,36
0,97
4,36
3/08
7,98
7,17
7,56
1,96
0,29
1,27
6,68
3,80
4,96
76
28
56
5,07
0,26
1,62
3,37
0,42
2,01
9,34
1,58
5,97
4/08
8,51
7,56
7,98
5,59
3,84
3,71
6,78
4,45
5,25
65
45
56
1,52
0,06
0,55
10,17
1,05
5,06
8,22
2,06
5,42
Nguồn: Hồ Thị Lam Trà và cộng sự, 2008
Ghi chú: Max = Lớn nhất, Min = Nhỏ nhất, TB = Trung bình
Tại khu vực miền Nam nước ta kết quả theo dõi chất nước tại các kênh, rạch
11
xung quanh khu vực chăn nuôi Lợn đã chỉ ra nồng độ NH +4 vượt quá tiêu chuẩn
TCVN:5942-1995 Cột A từ 6-12 lần (Ngô Ngọc Hưng và Huỳnh Kim Định, 2008).
Như vậy có thể thấy hiện trạng ô nhiễm nước do chất thải chăn nuôi diễn ra
khá phổ biến ở nhiều khu vực chăn nuôi trên địa bàn cả nước. Nguyên nhân chính là
do không kiểm soát một cách triệt để nguồn nước thải và phân thải phát sinh từ các
chuồng trại chăn nuôi.
*Ô nhiễm mùi
Mùi phát sinh từ chuồng trại chăn nuôi chủ yếu là do các khí NH 3 và H2S có thể
gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân. Theo nhiều nghiên cứu tại các khu
vực chăn nuôi Lợn công nghiệp đã cho thấy nồng độ các khí NH 3 là 0,94 mg/m3; H2S
là 0,38 mg/m3; NO2 là 0,25 mg/m3; SO2 là 0,45 mg/m3 nếu so sánh với TCVN 593895 và TCVN 5937-95 thì nồng độ các khí này cao quá tiêu chuẩn cho phép từ 2-3 lần
(Phạm Nhật Lệ và Trịnh Quang Tuyên, 1997, 2000, 2001; Phùng Thị Vân và cộng sự,
2004 a, b, c; Nguyễn Quế Côi và cộng sự, 1992, 2007a, 2007b).
Kết quả khảo sát chất lượng không khí chuồng nuôi tại các cơ sở chăn nuôi
trên địa bàn 6 tỉnh: Hưng Yên, Nam Định, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Cần
Thơ cho thấy không khí chuồng nuôi ở cả hai hình thức chăn nuôi hộ gia đình và
chăn nuôi trang trại đều bị ô nhiễm khi mà nồng độ NH 3 và H2S đều vượt quá
ngưỡng cho phép (Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2009).
Hiện nay ô nhiễm mùi từ các khu chăn nuôi được cho là vấn đề bức xúc nhất
đối với người dân. Theo kết quả thăm dò ý kiến của người dân xung quanh các khu
chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã cho thấy có tới 50% số người được hỏi
than phiền về mùi hôi thối phát sinh từ các khu chăn nuôi, trong khi đó các than phiền
khác như: ô nhiễm nước và làm chết cá chỉ chiếm 20%, ô nhiễm tiếng ồn chỉ chiếm 2%
còn lại 18% là các than phiền khác (Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2010).
Ô nhiễm mùi trong chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào khoảng cách từ khu vực
chăn nuôi tới khu dân cư. Mùi hôi của các trang trại Lợn tới khu dân cư đã được
Trịnh Quang Tuyên và các cộng sự nghiên cứu và chỉ ra trong bảng 1.9.
Bảng 1.9: Ảnh hưởng của mùi hôi của các trang trại chăn nuôi Lợn
12
đến cộng đồng dân cư.
Tỉnh
Đơn
vị
Hà Nội
Hà Tây(cũ)
Thái Bình
Ninh Bình
Trung Bình
%
%
%
%
%
30 - 100 lợn nái
< 10
10-100
>100
m
100
100
100
100
100
m
100
100
100
100
100
100 - 200 lợn nái
10-100
>100
> 200 lợn nái
> 100
m
m
M
M
80,0
100
100
100
71,4
100
100
100
84,2
100
100
100
60,0
100
50
66,7
73,9
100
87,5
91,7
Nguồn: Trịnh Quang Tuyên và cộng sự, 2010
Căn cứ vào bảng số liệu trên ta có thể thấy với khoảng cách dưới 100 m thì ở
cả 3 quy mô chăn nuôi Lợn nái đều gây ảnh hưởng về mùi cho khu dân cư. Ở
khoảng cách trên 100 m thì mức độ ô nhiễm mùi có giảm đi xong vẫn ảnh hưởng ở
mức cao. Tuy nhiên, ảnh hưởng của mùi hôi đến khu dân cư không chỉ phụ thuộc
vào khoảng cách và quy mô chăn nuôi mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như
thời tiết, mùa và hướng gió (Trịnh Quang Tuyên, 2010).
Như vậy, cùng với ô nhiễm nước do phân thải và nước thải thì ô nhiễm mùi
trong chăn nuôi đã và đang trở thành những vấn đề môi trường bức xúc nhất đối với
người dân. Để phát triển bền vững ngành chăn nuôi nhất thiết phải tập trung xử lý
triệt để các vấn đề này.
1.3 Tổng quan tình hình quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở nước ta
1.3.1 Cơ sở pháp lý về quản lý chất thải chăn nuôi ở nước ta
Trong giai đoạn qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp
luật để khuyến khích phát triển và quản lý các vấn đề trong lĩnh vực chăn nuôi (Phụ
lục 4). Trong đó đáng chú ý là Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của
Chính phủ về “Phát triển kinh tế trang trại”, văn bản này ra đời khiến cho xu hướng
chăn nuôi theo quy mô trang trại ở nước ta phát triển mạnh ở nhiều địa phường.
Mặc dù đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý các vấn đề trong
phát triển chăn nuôi tuy nhiên các văn bản quản lý vấn đề môi trường chăn nuôi hầu
như chưa được quan tâm. Các văn bản thường tập trung vào các lĩnh vực như: định
hướng phát triển, quản lý nguồn thức ăn, giống vật nuôi…mà chưa quan tâm nhiều
đến vấn đề môi trường.
13
Chính việc thiếu hụt các văn bản quản lý môi trường trong lĩnh vực chăn
nuôi đã khiến cho các loại chất thải chăn nuôi chưa được xử lý triệt để và các vấn đề
môi trường tại các khu vực chăn nuôi diễn ra ngày càng phổ biến.
1.3.2 Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi
Nhìn chung hiện nay chất thải chăn nuôi ở nước ta chưa được tiến hành thu
gom và xử lý triệt để. Tỷ lệ chất thải chăn nuôi được xử lý còn thấp và đây là
nguyên nhân chính gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu chăn nuôi
(Hồ Thị Lam Trà và cộng sự, 2008; Cao Trường Sơn và cộng sự, 2010).
Theo nghiên cứu tại 720 cơ sở chăn nuôi trên địa bàn 6 tỉnh Hưng Yên,
Nam Định, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Cần Thơ thì chỉ có 15% số nông
hộ và 35,71% các trang trại chăn nuôi gia cầm có xử lý chất thải; đối với chăn nuôi
Lợn tỷ lệ này là 58,93% tại các nông hộ và 65,63% đối với các trang trại; chăn nuôi
Bò là 17,24% và 27,24% (Phùng Đức Tiến và cộng sự, 2009). Như vậy, tỷ lệ xử lý
chất thải trong chăn nuôi Lợn là cao nhất cũng chỉ đạt mức trên 60%.
Theo kết quả điều tra năm 2007 tại xã Lai Vu tỉnh Hải Dương thì chỉ có
17/50 (34%) hộ được điều tra có áp dụng biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi
Lợn, còn lại hầu hết xả thải trực tiếp phân thải và nước thải từ các chuồng nuôi ra
ngòai môi trường (Hồ Lam Trà và cộng sự, 2008).
Bộ Tài nguyên & Môi trường năm 2010 khi tiến hành đánh giá hiệu quả
kinh tế xã hội tại các trang trại chăn nuôi ở nước ta cũng đã chỉ rõ hạn chế lớn
nhất của các trang trại chăn nuôi là chưa chú ý tới việc thu gom và xử lý chất
thải. Diện tích đất bình quân của các trang trại chăn nuôi để xây dựng các công
trình thu gom, xử lý chất thải rất thấp < 5% tổng diện tích của các trang trại (Bộ
Tài nguyên & Môi trường, 2010).
Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải thấp dẫn tới lượng chất thải chăn nuôi được
thải bỏ ra ngoài môi trường lớn, gây ra những tác động xấu đến chất lượng môi
trường xung quanh các khu chăn nuôi và ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống của
người dân.
1.3.2 Các biện pháp quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi
Hiện nay phân thải và nước thải chăn nuôi ở nước ta được tiến hành xử lý theo
nhiều hình thức khác nhau. Một số hình thức phổ biến có thể kể tới như: thu gom phân
14
rắn để bán, ủ phân compose, biogas, làm thức ăn cho cá, thải bỏ trực tiếp ra môi
trường… (Trịnh Quang Tuyên và cộng sự, 2010; Vũ Đình Tôn và cộng sự, 2009). Một
số hình thức quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi được trình bày cụ thể như sau:
*Vệ sinh chuồng nuôi
Hiện nay ở nước ta có hai cách vệ sinh chuồng nuôi chủ yếu: Trộn lẫn phân
thải rắn với nước tiểu và nước rửa chuồng trại để tạo ra nước thải lỏng (không tách
pha); tách riêng phân thải rắn với pha lỏng (nước tiểu và nước rửa chuồng) (Bộ Tài
nguyên & Môi trường, 2010).
Trỗn lẫn pha là biện pháp sử dụng vòi phun nước kết hợp với bố trí chuồng
trại có độ dốc để lôi cuốn phân thải, nước tiểu chăn nuôi về phía cuối chuồng trước
khi thoát ra ngoài qua hệ thống cống rãnh. Hình thức này đơn giản, dễ làm, đỡ tốn
công nhưng có thể làm tăng khối lượng chất thải phát sinh do lượng nước rửa
chuồng trại lớn. Mặt khác việc chộn lẫn pha rắn, lỏng có thể gây phức tạp hơn cho
quá trình xử lý chất thải chăn nuôi tiếp theo. Biện pháp này thường sử dụng cho các
loại vật nuôi có phân thải nát, dễ hòa tan đặc biệt là Lợn thịt.
Biện pháp tách pha rắn-lỏng: thực chất là thu gom riêng phần phân rắn sau
đó mới tiến hành rửa chuồng. Biện pháp này có thể thu gom từ 90-95% lượng phân
Tách pha rắn/lỏng
rắn qua đó làm giảm bớt chất ô nhiễm trong nước thải. Tuy nhiên hạn chế của biện
pháp này là tốn công và tốn thời gian hơn trong quá trình vệ sinh chuồng. Và việc
thu gom chất thải rắn chỉ thực hiện được với các loại
vậttiểu
nuôi
rắnhót
như
Nước
và có phân thải
Phân
nước rửa chuồng
Lợn nái, Trâu, Bò hoặc Gia cầm.
*Tích trữ chất thải
Ao
Tích trữ chất thải là việc thu gom các chất thải chăn nuôi vào một chỗ
Trồng trọt
nhất định, sau đó có thể áp dụng các biện pháp xử lý khác nhau. Một số hình
Thất
thoát
thức tích trữ chất thải
như:
Thất thoát
Cho/bán
- Nhà chứa phân: Nhà chứa phân được xây ngoài chuồng nuôi. Phân được
đóng thành bao tải và chuyển đến đây để tích trữ và bán. Hình thức này khá hiệu quả vì
phân thải được tận dụng và người chăn nuôi có thêm thu nhập từ việc bán phân. Tuy
Ủ phân
Biogas
nhiên biện pháp này đòi hỏi khá nhiều công sức thu gom phân thải, cần một diện tích
kho chứa phân lớn và phát sinh mùi hôi thối trong quá trình tích lũy phân.
Nước thải sau khi
xử lý Biogas
Ao
Chất thải rắn sau
khi
15
xử lý Biogas
Thất thoát
Cho/bán
Phân ủ
Trồng trọt