Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Địa danh lịch sử_Khu di tích Tân Trào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.31 KB, 18 trang )

KHU DI TÍCH TÂN TRÀO- CÁI NÔI CỦA CÁCH MẠNG

I.

Phần mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử đã để lại cho dân tộc ta nhiều di sản quý báu, đặc biệt là hệ thống các
di tích lịch sử - văn hóa. Đó là nguồn tư liệu sống động, là minh chứng vật chất cho
quá trình lao động sáng tạo, đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Di tích
lịch sử có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc, là
tải sản vô cùng quý giá của toàn dân tộc, là bộ phận quan trọng hợp thành nền văn
hóa Việt Nam được lưu trữ trường tồn từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Trong suốt chiều dài lịch sử máu và hoa, trên mảnh đất Tuyên Quang đã diễn
ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, đặc biệt là thời kì cách mạng, Tuyên Quang nằm
trong khu căn cứ địa, Tân Trào được chọn làm thủ đô lâm thời khu Giải phóng là nơi
ở và làm việc của Bác Hồ, các cơ quan Trung ương của Đảng, chính phủ, nơi khai
sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trong cuộc kháng chiến trường kì
chống Pháp xâm lược, Tuyên Quang lại một lần nữa được chọn làm thủ đô kháng
chiến, là nơi Bác và Trung ương Đảng đã lãnh đạo cuộc kháng chiến đi đến thắng
lợi.
Ngày nay, Tân Trào đang dần trở thành điểm tham quan, du lịch hấp dẫn đón
nhiều khách du lịch cả trong nước và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, nghiên
cứu và học tập lịch sử đồng thời tìm hiểu mảnh đất con người nơi đây đã sống và
làm nên những tháng năm lịch sử oanh liệt, hào hùng ấy. Khu di tích lịch sử Tân
Trào có một ý nghĩa quan trọng và vô cùng lớn lao trong lịch sử giữ nước của dân
tộc.
2. Lịch sử nghiên cứu

Khu di tích Tân Trào 1



Trong quá trình làm bài tôi đã tìm hiểu về khu di tích lịch sử Tân Trào thông
qua các bài viết tham khảo trên mạng về tên gọi, vị trí địa lí; các tác phẩm văn học
và lịch sử liên quan tới khu di tích lịch sử Tân Trào như tác phẩm “Việt Bắc” của
nhà thơ Tố Hữu, “Về Tuyên” của nhà thơ Xuân Diệu, “Một kỉ niệm về Hồ Chủ tịch
ở Đại hội Tân Trào” của nhà thơ Huy Cận, bài thơ “Ngắm trăng” của chủ tịch Hồ
Chí Minh và những bài viết về tiềm năng du lịch của khu di tích lịch sử Tân Trào.
Trong bài viết của tôi cũng bao gồm các phần mà tôi đã tham khảo và nghiên cứu
nhưng làm rõ hơn về phần giá trị lịch sử và văn hóa, cũng như những ưu, nhược
điểm của của khu di tích lịch sử Tân Trào vì đây là một trong những khu di tích tiêu
biểu của Việt Nam thời kì hiện đại.
3. Mục tiêu

a. Mục tiêu chung
Tìm hiểu về địa danh lịch sử Việt Nam thời hiện đại
b. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thông tin khu di tích lịch sử Tân Trào về:




Vị trí địa lý, tên gọi
Giá trị lịch sử và giá trị văn hóa
Đánh giá ưu, nhược điểm của khu di tích Tân Trào liên quan đến vấn đề phát

triển du lịch
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa theo tài liệu có ở các trang mạng và các tài liệu nói về vị trí địạ lý, tên gọi,
vai trò của khu di tích lịch sử Tân Trào đối với Cách mạng Việt Nam, từ đó rút ra
giá trị lịch sử, văn hóa của khu di tích Tân Trào cũng như ưu và nhược điểm của khu

di tích đối với du lịch hiện nay, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:




Phương pháp khảo sát
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp phân tích tổng hợp dữ liệu
Khu di tích Tân Trào 2


5. Phạm vi đối tượng nghiên cứu

Điểm nghiên cứu: Khu di tích lịch sử Tân Trào
Lý do chọn khu di tích lịch sử Tân Trào làm điểm nghiên cứu: Tân Trào là khu
di tích tiêu biểu của nước ta trong giai đoạn kháng chiến chống quân xâm lược
phương Tây, là cái nôi của Cách mạng Việt Nam, nên tôi chọn khu di tích lịch sử
Tân Trào làm điểm nghiên cứu.
6. Giả thiết nghiên cứu

a. Vị trí địa lý, tên gọi
b. Giá trị lịch sử và giá trị văn hóa
c. Ưu, nhược điểm liên quan đến vấn đề phát triển du lịch
II. Nội dung
1. Vị trí địa lý, tên gọi

Khu di tích lịch sử Tân Trào - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các cơ quan
Trung ương ở và làm việc trong thời kỳ tiền khởi nghĩa và thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp, nằm trên địa bàn các xã: Tân Trào, Minh Thanh, Trung Yên,
Bình Yên, Lương Thiện (huyện Sơn Dương); Kim Quan, Trung Sơn, Hùng Lợi,

Trung Minh, Đạo Viện, Công Đa, Phú Thịnh (huyện Yên Sơn). Đây cũng là địa bàn
giáp gianh giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.
Tân Trào là tên mới, được hợp nhất từ hai xã Tân Lập và Hồng Thái vào năm
1945 (trước đây còn gọi là Kim Long và Kim Châu)

Khu di tích Tân Trào 3


CỤM DI TÍCH LỊCH SỬ TÂN TRÀO

Cụm di tích tiêu biểu bao gồm: đình Tân Trào, đình Hồng Thái, cây đa cách
đình Tân Trào một trăm mét về phía Bắc, lán ở của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khu di tích Tân Trào 4


Năm 1945, tình hình cách mạng có nhiều chuyển biến tích cực, để đảm bảo
yêu cầu đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị
cần phải xây dựng ngay căn cứ địa và lực lượng vũ trang.Thực hiện chỉ thị của Bác,
đồng chí Võ Nguyên Giáp và lãnh đạo Phân khu ủy Nguyễn Huệ đã chọn Tân Trào
làm trung tâm căn cứ địa, bởi Tân Trào hội đủ những điều kiện yếu tố thiên thời, địa
lợi, nhân hòa để trở thành Thủ đô Khu Giải phóng. Với địa bàn núi sông hiểm trở,
thế tiến công, phòng thủ đều thuận lợi, Tân Trào nằm giữa vùng núi non trùng điệp,
Từ đây có thể dễ dàng lui về Bắc Cạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, sang Yên Bái, lên
Hà Giang, khi Nam tiến cũng rất dễ dàng mở rộng xuống Thái Nguyên, Phú Thọ,
Vĩnh Phúc.
2. Giá trị lịch sử và giá trị văn hóa
a. Giá trị lịch sử

Sự tồn tại và hoạt động của căn cứ địa trên toàn miền Bắc nói chung, ở Tân

Trào nói riêng đã giữ vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc kháng chiến của nhân
dân ta. Vì là thủ đô của Cách mạng, chiến khu Tân Trào đã giữ các vai trò quan
trọng như sau:
-

Là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lán Nà Nưa - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến

ngày 22-8-1945, nằm ở sườn Tây núi Nà Lừa; lán Cảnh vệ, cách lán Nà Nưa khoảng
20m về hướng Tây, là nơi ở của các đồng chí cảnh vệ, để đảm bảo an toàn cho Bác;
lán Điện Đài - nơi thông tin liên lạc giữa Mặt trận Việt Minh và quân Đồng Minh
(tại Côn Minh - Trung Quốc); lán Đồng Minh - nơi ghi dấu sự hợp tác giữa Mặt trận
Việt Minh và Phái đoàn Đồng Minh; lán họp Hội nghị Cán bộ Toàn quốc của Đảng,
cách lán Nà Lừa 20m về hướng Bắc, được dựng lên để phục vụ Hội nghị toàn quốc
của Đảng, diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 13 đến ngày 15-8-1945).

Khu di tích Tân Trào 5


LÁN NÀ NƯA

Ngoài lán Nà Nưa, thời gian Bác Hồ ở và làm việc tại lán Hang Bòng là từ
tháng 5/1951 đến cuối năm 1952. Tại đây, Người đã lãnh đạo quân và dân cả nước
giành thắng lợi lớn trong giai đoạn tổng phản công chiến lược, thay đổi cục diện
chiến tranh. Ngày 6/5/1951, Bác ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Quốc gia Ngân
hàng Việt Nam do đồng chí Nguyễn Lương Bằng làm Tổng giám đốc, đồng chí Lê
Viết Lượng làm Phó Tổng giám đốc. Trong những ngày làm việc tại chiến khu Việt
Bắc nói chung và tại lán Hang Bòng nói riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm
đến thế hệ trẻ, đặc biệt là các cháu thiếu niên, nhi đồng. Gần nơi Bác ở có một lớp
mẫu giáo dành cho con em cán bộ cơ quan Văn phòng Thủ tướng phủ, vào ngày chủ

nhật Bác thường cho các cháu lên chỗ Bác ở để vui cùng Bác. Ngày 12/9/1951, nhân
dịp tết Trung thu, Người viết thư gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng toàn quốc. Mở
đầu bức thư Bác viết: “Trung thu trăng sáng như gương. Bác Hồ ngắm cảnh nhớ
thương nhi đồng. Sẵn đây bác viết mấy dòng. Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ
thương”. Tại Hang Bòng, sau khi nghe đồng chí Nguyễn Lương Bằng trình bày ý
kiến tự phê, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở những điều cần chú trọng khi làm đại
sứ quán: đoàn kết nội bộ và đoàn kết với bạn; luôn luôn giữ quốc thể, giữ tinh thần
kháng chiến; phải chân thành với các đồng chí của Trung Quốc và Liên Xô. Người
Khu di tích Tân Trào 6


còn nhấn mạnh: từ Hồ Chủ Tịch trở xuống, là đầy tờ của nhân dân, đặt ở đâu thì làm
ở đấy. Trong thời gian ở Hang Bòng, ngoài thời gian làm việc, Chủ tịch Hồ Chí
Minh còn tăng gia, chơi bóng chuyền, viết báo và làm thơ. “Đối trăng” và “Không
đề” là các bài thơ Người đã sáng tác tại đây. Lán Hang Bòng đã chứng kiến những
ngày tháng gian nan, vất vả và nghị lực phi thường của Bác, vị lãnh tụ kính yêu của
dân tộc. Từ đây, mọi mệnh lệnh, chỉ thị, chủ trương kế hoạch đã được phát đi trong
toàn quốc, đưa cách mạng Việt Nam từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

LÁN HANG BÒNG
-

Là nơi tổ chức họp Quốc dân Đại hội (ngày 16 và 17/8/1945) - đại hội được ví
như Hội nghị Diên Hồng thứ hai trong lịch sử nước ta.
Trong hai ngày 16,17/8/1945 đã thông qua lệnh tổng khởi nghĩa giành chính

quyền cách mạng tháng 8/1945, 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh,và bầu ra
Ủy ban dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa tại đình Tân Trào. Sau lễ xuất quân Nam tiến, Quốc dân Đại hội được khai mạc
ở đình Tân Trào. Hôm đó đình được trang hoàng đẹp đẽ, xung quanh đình căng vải

Khu di tích Tân Trào 7


đỏ, gian giữa dùng để triển lãm một số sách báo tuyên truyền cách mạng: Báo Việt
Nam mới, Cờ giải phóng… và một số vũ khí ta thu được của địch. Chái phía đông là
nơi Đại hội, chái phía tây là nơi nghỉ ngơi của các vị đại biểu, trên sàn có những dãy
ghế ghép lại bằng tre mai, phía trên là lá cờ đỏ sao vàng và bàn chủ tịch. Chủ trì Đại
hội là đồng chí Trường Chinh, trong đại hội Bác được bầu vào đoàn chủ tịch với tên
kính yêu Hồ Chí Minh, tuy còn yếu mệt nhưng Bác đã đóng góp nhiều ý kiến góp
phần đưa đại hội đến thành công. Tại Đại hội, các vị đại biểu được nghe báo cáo của
đồng chí Trường Chinh về tình hình thế giới, trong nước; quân Đồng Minh đang
thắng lớn trên các mặt trận, ngày thất bại của trục phát xít Đức - Ý - Nhật sắp đến,
thời cơ khởi nghĩa cả nước đã điểm, bản báo cáo nêu rõ yêu cầu cấp bách cử ra Uỷ
ban dân tộc giải phóng, để sau khi giành được chính quyền sẽ trở thành Chính phủ
cách mạng lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Báo cáo cũng nêu lên
mười điều cần thực hiện để giành chính quyền, đảm bảo độc lập tự do cho đất nước,
lợi ích của các tầng lớp nhân dân. Đồng chí Hoàng Quốc Việt báo cáo về phong trào
công nhân, đồng chí Trần Đức Thịnh báo cáo về phong trào nông dân, đồng chí
Nguyễn Đình Thi báo cáo về văn hoá và trí thức, đồng chí Hoàng Đạo Thuý báo cáo
về phong trào hướng đạo, đồng chí Vũ Oanh báo cáo phong trào cách mạng tại Hà
Nội. Các bản báo cáo được Bác Hồ cùng các đại biểu hoan nghênh, sau đó các đại
biểu Bắc - Trung - Nam lần lượt phát biểu ý kiến đồng tình với chủ trương khởi
nghĩa trong cả nước để giành chính quyền. Đại hội đã sôi nổi thảo luận một số vấn
đề về thái độ của nhân dân ta khi quân Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật. Chủ
tịch Hồ Chí Minh phân tích: Ta với tư thế là người làm chủ đất nước và đón tiếp
quân Đồng Minh với thái độ người chủ nhân đất nước. Người cũng nêu rõ phải cảnh
giác đề phòng bọn thực dân Pháp, có thể nấp sau quân Đồng Minh thâm nhập vào
nước ta để hy vọng đặt nhân dân ta dưới ách nô lệ một lần nữa. Người căn dặn các
địa phương phải có thái độ bình tĩnh để không mắc vào âm mưu khiêu khích của
Pháp và bọn phản động. Với không khí sôi nổi khẩn trương, Quốc dân Đại hội đã

nhất trí tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua mười chính sách
lớn, trong đó điểm đầu tiên là “ Giành chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam
Khu di tích Tân Trào 8


Dân chủ Cộng hoà trên nền tảng hoàn toàn độc lập”. Bầu Uỷ ban dân tộc giải phóng
Việt Nam gồm 15 người do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Phó chủ tịch là
đồng chí Trần Huy Liệu. Uỷ ban này thay mặt Quốc dân giao thiệp với nước ngoài
và chủ trì mọi công việc trong nước. Đại hội quy định Quốc ca là bài Tiến quân ca
của nhạc sĩ Văn Cao, Quốc kỳ là lá cờ nền đỏ giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
Trong khi Đại hội đang họp, đoàn đại biểu thay mặt nhân dân xã Tân Trào đến chào
mừng, một cụ già và một em nhỏ áo quần không được lành lặn, một chị phụ nữ mặc
áo chàm gọn gàng. Ông cụ và chị phụ nữ xách cái giỏ có mấy con gà, con lợn, nải
chuối, chị phụ nữ nói: “Nhân dân Tân Trào không có gì, xã nghèo chỉ có mấy con
gà, nải chuối và một con lợn giống mừng Uỷ ban dân tộc mới được bầu, xin chúc
Uỷ ban lãnh đạo nhân dân giải phóng cả nước”. Bác Hồ cử đồng chí Phó chủ tịch uỷ
ban Trần Huy Liệu cảm ơn đoàn đại biểu. Sau đó Bác ngồi tựa lưng vào cột đình và
nói: “Chúng ta trong Uỷ ban dân tộc giải phóng và các đồng chí cách mạng hãy nhớ
lấy lời thề, hãy xem em bé này: các cháu cùng lứa tuổi cháu này ở các nước khác thì
đã đi học và được đùa chơi, tuổi chơi, tuổi học của các cháu ấy lại được ăn no mặc
lành. Nhưng các đồng chí có biết cháu bé này 9 tuổi ở trong làng cháu phải làm gì
không? Cháu phải chăn trâu, chặt củi, cõng nước mà áo không có mặc để hở bụng
xanh xao. Chúng ta làm cách mạng để làm gì? Là để giải phóng dân tộc làm cho
nhân dân ấm no hạnh phúc, để cho các cháu bé con em của chúng ta như cháu bé
này đều được ăn no mặc ấm và đi học. Nhiệm vụ của Uỷ ban dân tộc giải phóng là
thế thôi". Lời nói của Bác Hồ với giọng rất xúc động ngắt ra từng tiếng làm cho các
vị đại biểu vô cùng xúc động, nhiều người rơm rớm nước mắt. Sáng ngày 17/8/1945,
Uỷ ban dân tộc giải phóng ra mắt Quốc dân đại hội và làm lễ tuyên thệ. Hôm đó trời
mưa to đường rất lầy lội, Bác Hồ phải xắn quần, đi chân đất từ lán Nà Lừa đến đình
Tân Trào. Gần tới đình, Bác xuống suối rửa chân rồi lên đứng giữa các vị đại biểu

trong Uỷ ban dân tộc giải phóng. Bác đọc lời tuyên thệ: “Chúng tôi là những người
được Quốc dân Đại hội bầu vào Uỷ ban dân tộc giải phóng, để lãnh đạo cuộc cách
mạng của nhân dân ta. Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi nguyện kiên
quyết lãnh đạo dân nhân dân tiến lên, ra sức chiến đấu chống quân thù giành độc lập
Khu di tích Tân Trào 9


cho Tổ quốc. Dù hy sinh đến giọt máu cuối cùng quyết không lùi bước. Xin thề! Xin
thề!”. Giọng Bác trang nghiêm, lời thề ngắn gọn, hùng hồn, thể hiện khí phách kiên
cường bất khuất của dân tộc ta. Đình Tân Trào chứng kiến lời thề của Bác, chứng
kiến khí thế sôi nổi của Quốc dân Đại hội trong những ngày hừng hực của khởi
nghĩa Cách mạng Tháng Tám.

ĐÌNH TÂN TRÀO

Khu di tích Tân Trào 10


BÁC CHỈ ĐẠO CUỘC HỌP TẠI ĐÌNH TÂN TRÀO
-

Là nơi đón tiếp các vị đại biểu về dự Đại hội.
Tháng 8-1945, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ, Bác và Trung ương

Đảng quyết định triệu tập Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng, từ ngày 13 đến 15-81945; Quốc dân Đại hội vào ngày 16 và 17-8-1945. Đình Hồng Thái được chọn làm
nơi đón tiếp các vị đại biểu về dự Đại hội. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, quê
hương cách mạng Tân Trào lại được đón Bác, các cơ quan trung ương trở lại chỉ đạo
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong kháng chiến, đình Hồng Thái trở
thành trụ sở của Ban bảo vệ an toàn khu, được coi như phòng thường trực của các cơ
quan Trung ương đóng quanh vùng, mọi người muốn vào các cơ quan công tác đều

phải qua đình Hồng Thái, xuất trình giấy tờ, có chữ ký của người phụ trách mới
được vào. Đầu năm 1951, trên đường đi công tác Bác Hồ vào đình thăm hỏi bà con
nông dân học chính sách thuế nông nghiệp, Bác chúc sức khỏe và động viên mọi
người tích cực sản xuất, đóng góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến. Đình
Hồng Thái còn là nơi làm việc của bộ phận tiếp tế ATK (An toàn khu). Sau khi bộ
Khu di tích Tân Trào 11


phận này chuyển đi, nhiều đơn vị bộ đội về đóng quân tại đình để huấn luyện và làm
nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan Trung ương. Đình Hồng Thái không chỉ là nơi sinh
hoạt văn hóa, hội họp của nhân dân địa phương, mà còn là nơi diễn ra những sự kiện
lịch sử quan trọng, góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám và
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đình Hồng Thái trở thành một
trong những biểu tượng của quê hương cách mạng Tân Trào.

ĐÌNH HỒNG THÁI
-

Là chứng nhân lịch sử chứng kiến lễ xuất quân của đội Việt Nam Giải phóng
quân.
Cây đa Tân Trào là chứng nhân lịch sử cách đình Tân Trào khoảng 500 mét về

phía Đông. Dưới bóng cây đa này, chiều 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam Giải
phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60
đại biểu. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành
quân về giải phóng Hà Nội.

Khu di tích Tân Trào 12



CÂY ĐA TÂN TRÀO

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP ĐỌC QUÂN LỆNH SỐ 1 DƯỚI CÂY ĐA TÂN TRÀO
-

Đảm bảo vai trò hậu phương cho cán bộ và lãnh đạo ta trong suốt thời gian lưu
lại chiến khu.
Khi làm việc ở lán Nà Nưa, người dân ở đây kể rằng, điều kiện làm việc của

Bác hết sức gian khổ, những bữa ăn đạm bạc chỉ có măng rừng chấm muối vừng,
cơm chan nước chè xanh. Vì điều kiện sống và làm việc khó khăn, cộng với sự khắc
nghiệt của núi rừng, Bác Hồ bị bệnh nặng. Mọi người vô cùng lo lắng và tìm mọi
Khu di tích Tân Trào 13


cách để chữa bệnh cho Bác, nhưng bệnh tình của Bác vẫn không giảm. Rất may sau
đó, nhờ sự mách bảo của người dân địa phương, có một cụ lang già xin được đến
chữa bệnh cho Bác. Sau khi xem mạch, cụ lang vào rừng và đem về một loại củ gì
đó, đốt cháy, hòa vào cháo loãng mời Bác uống. Sau một vài lần như vậy, Bác đã
đỡ. Những ngày tham gia Việt Minh ở căn cứ địa cách mạng Tân Trào, hình ảnh
"ông Ké cách mạng" vẫn in sâu trong tâm trí những người dân nơi đây. Bữa cơm
hàng ngày của Bác Hồ và các chiến sỹ đạm bạc nhưng luôn vui vẻ, lạc quan. Có lần
thấy các bà và các chị giã gạo, nấu cơm, Bác Hồ ân cần bảo "các cô nấu cơm cho bộ
đội cũng là đánh giặc đó." Người dân ở đây từ khi có Bác, ai nấy đều vui vẻ, tinh
thần ngày càng hăng hái say mê phục vụ Cách mạng, đảm bảo vai trò hậu phương
vững chắc. Ðảng bộ, quân, dân Tân Trào ý thức sâu sắc về trách nhiệm và vinh dự
của mình đã đề cao bảo mật phòng gian, giúp đỡ các cơ quan, đồng bào tản cư, triệt
để tiêu thổ kháng chiến, đóng góp tối đa nhân tài, vật lực, phối hợp với bộ đội chủ
lực chiến đấu góp phần đập tan các cuộc tấn công của địch bảo vệ an toàn Thủ đô
kháng chiến.

b. Giá trị văn hóa

Ngày nay, chiến khu Tân Trào chuyển chức năng thành khu di tích lịch sử văn hóa với những giá trị có tính nhân văn to lớn, đã nhanh chóng thu hút khách
tham quan trong và ngoài nước. Họ đến để tìm hiểu, để chiêm ngưỡng một sự thật
lịch sử, chiêm nghiệm những câu chuyện về vị lãnh tụ vĩ đại với niềm xúc động và
kính phục. Không mang dáng vẻ kỳ vĩ của những di tích tồn tại lâu đời nhưng chiến
khu Tân Trào là một chứng nhân lịch sử chứng kiến hàng bao sự kiện quan trọng
của Cách mạng, góp phần hết sức quan trọng trong công cuộc kháng chiến thần
thánh của dân tộc. Nơi đây quả là một căn cứ địa thuận lợi mà theo lời của vị lãnh tụ
vĩ đại Hồ Chí Minh là “gần nước, gần dân, xa đường quốc lộ, thuận đường tiến, tiện
đường thoái." Du khách sẽ thật sự cảm nhận được cuộc sống vất vả, qua đó mới thấy
được sự kiên cường của cán bộ và nhân dân nơi đây.

Khu di tích Tân Trào 14


THAM QUAN CHIẾN KHU TÂN TRÀO

Đối với khách trong nước, nhất là thế hệ trẻ, di tích lịch sử Tân Trào là một
phương tiện giáo dục truyền thống yêu nước đặc biệt. Di tích lịch sử Tân Trào là
một sự nhắc nhở vô giá cho thế hệ trẻ về tấm lòng yêu nước nồng nàn, về tầm nhìn
chiến lược của khu căn cứ địa cũng như sự dũng cảm chịu đựng gian khổ, hy sinh
của cán bộ lãnh đạo Cách mạng và nhân dân Tân Trào trong thời chiến tranh.

Khu di tích Tân Trào 15


SINH VIÊN THAM QUAN CHIẾN KHU TÂN

III. Đánh giá ưu, nhược điểm liên quan đến phát triển du lịch.

1. Ưu điểm

Khu di tích lịch sử Tân Trào ngày nay đã và đang trở thành khu du lịch sinh
thái quan trọng của tỉnh Tuyên Quang với lượng khách bình quân khoảng 500.000
lượt khách đến tham quan mỗi năm và ngày càng tăng, bao gồm cả khách nội địa và
khách nước ngoài. Đến khu di tích Tân Trào, du khách sẽ được trải nghiệm cuộc
sống, được mắt thấy, tai nghe mới thấy hết sự thú vị, độc đáo của vùng đất “Thủ đô
gió ngàn” này. Du khách đến đây như được hồi tưởng lại quá khứ hào hùng của dân
tộc những ngày Tháng 8 lịch sử, điểm đặc trưng này sẽ tạo nên lợi thế so sánh với
các điểm tham quan di tích khác.
Hơn thế nữa, đặc biệt, người dân Tân Trào đã biết phát huy văn hóa truyền
thống để tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ bàn tay khéo léo của các cô gái
dân tộc Tày, Nùng, Dao... để làm ra những món đồ lưu niệm như áo, khăn dệt thổ
cẩm, hàng mây tre đan bán cho khách du lịch, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định

Khu di tích Tân Trào 16


cuộc sống. Những gia đình có nếp nhà sàn thì sửa sang nhà cửa sạch sẽ, khang trang
sẵn sàng đón khách ngủ trọ, xây dựng khu vui chơi, nghỉ dưỡng... Hiện nay, ở Tân
Trào từ trẻ em đến người già đều biết làm dịch vụ du lịch, giới thiệu và bán quà lưu
niệm và đặc sản địa phương làm ra như cơm lam, rau rừng cho khách tham quan.

SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ PHỤC VỤ DU LỊCH

Khu di tích Tân Trào đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đầu tư
phát triển, quản lí nâng cao chất lượng phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu khách ngày
càng cao, điều này đã làm doanh thu tăng nhanh mỗi năm.
2. Nhược điểm


Tuy có nhiều ưu điểm để phát triển du lịch, nhưng vẫn không thể tránh khỏi
những khó khăn.
-

Việc phục vụ du khách đến nay vẫn còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu đồng bộ.
Theo nhiều ý kiến nhận xét của khách du lịch, khu di tích chưa có nhiều biện pháp
để giữ chân du khách, do ít sản phẩm đặc thù; hạ tầng giao thông nối các điểm di
Khu di tích Tân Trào 17


tích còn hạn chế, hướng dẫn viên còn yếu, chất lượng dịch vụ chưa cao… Đặc biệt,
các khu vệ sinh tại các điểm di tích là một trong những yếu tố chưa hài lòng khách
-

du lịch.
Các dịch vụ phục vụ khách du lịch, trong đó phải kể đến các dịch vụ ăn uống, lưu
niệm, lưu trú… chưa phong phú, chưa quy củ. Các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn.
Trong khi đó, du khách vẫn chưa có đầy đủ thông tin về những dịch vụ này.
Tân Trào cần được ưu tiên nhiều hơn nữa về triển khai các chủ trương, dự án
đã được phê duyệt, đầu tư vào xây dựng các sản phẩm đặc thù như khôi phục phong
tục tập quán, nghề truyền thống, văn hóa bản địa… để “Thủ đô gió ngàn” ngày càng
thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
IV. Kết luận
Có thể nói khu di tích Tân Trào đã trở thành điểm hẹn truyền thống của nhiều
thế hệ người dân thành phố và địa phương lân cận và là niềm cảm kích của du khách
nước ngoài khi đến thăm Việt Nam. Với Tân Trào hôm qua và hôm nay, ý chí giữ
nước và khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam hòa quyện thật đậm đà. Di tích
lịch sử chiến khu Tân Trào mãi mãi là niềm tự hào của cả nước và của quê hương
Tân Trào “Thủ đô gió ngàn”, “Thủ đô Khu Giải phóng”. Vì thế, mỗi người chúng ta
cần phải có ý thức tôn tạo, bảo vệ, giữ gìn tốt để đồng bào và chiến sĩ cả nước, nhất

là thế hệ trẻ và khách nước ngoài đến tham quan, nghiên cứu, học tập; giúp cho mọi
người hiểu thêm về công cuộc kháng chiến gian nan của dân tộc Việt Nam. Khu di
tích lịch sử chiến khu Tân Trào cần phải cải thiện hạn chế, phát huy thế mạnh và
đồng thời không ngừng học hỏi, đầu tư, sáng tạo để tạo ra các sản phẩm du lịch đặc
trưng của khu di tích chứng nhân lịch sử, nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách.
Có vậy thì trong tương lai khu di tích Tân Trào sẽ ngày càng thu hút nhiều khách du
lịch hơn, làm cho đời sống người dân ở đây ngày một sung túc hơn.

Khu di tích Tân Trào 18



×