Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông lâm nghiệp và du lịch khu vực đồng tháp mười tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.01 KB, 111 trang )

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thiên nhiên, các thành phần tự nhiên (TN) luôn có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, tạo thành các thể tổng hợp địa lí TN thống nhất. Mỗi khu vực chỉ thích hợp
với một số loại hình sử dụng nhất định và ngược lại. Khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên phục vụ phát triển mà không gây tác động xấu đến TN, đòi hỏi con người phải
hiểu biết các quy luật của thiên nhiên. Nếu chỉ đánh giá một thành phần thì không thể
đưa ra kiến nghị tổng hợp cho sự phát triển. Để giải quyết những vấn đề thực tế mang
tính tổng hợp cao, hướng nghiên cứu cảnh quan (NCCQ), đánh giá cảnh quan (ĐGCQ)
đã trở thành hướng nghiên cứu quan trọng, đáp ứng được nhiều vấn đề thực tế đặt ra
và là cơ sở khoa học của việc lựa chọn các mục tiêu sử dụng thích hợp lãnh thổ.
Hệ sinh thái đất ngập nước (ĐNN) là một phần của cảnh quan thiên nhiên. Các
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết số liệu về giá trị kinh tế của các
hệ sinh thái đất ngập nước mang lại ước tính khoảng 14.900 tỷ USD (chiếm 45% tổng
giá trị của tất cả các hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu). Con số này phản ánh những
giá trị và chức năng lớn lao của đất ngập nước bao gồm: Kiểm soát lũ lụt, bổ sung
nước ngầm, ổn định bờ biển và chống sóng bão, giữ lại các chất bồi lắng và chất dinh
dưỡng, giảm thiểu sự biến đổi khí hậu, làm sạch nước, nguồn cung cấp đa dạng sinh
học, cung cấp các sản phẩm của đất ngập nước, giải trí và du lịch, giá trị văn hoá...
Đất ngập nước hiểu theo công ước RAMSAR (Công ước về các vùng đất ngập
nước có tầm quan trọng quốc tế ra đời vào năm 1971) như sau: “Là các vùng đầm lầy,
than bùn hoặc vùng nước tự nhiên hay nhân tạo, có nước thường xuyên hay tạm thời,
nước đọng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả các vùng nước ven
biển có độ sâu không quá 6 m khi thuỷ triều thấp đều là các vùng đất ngập nước”. Như
vậy, theo khái niệm của Ramsar thì đất ngập nước rất đa dạng, phong phú và phức tạp,
nó chiếm một phần không nhỏ diện tích lãnh thổ (các vùng biển nông, ven biển, cửa
sông, đầm phá, có thảm thực vật bao phủ hay không bao phủ, đồng bằng châu thổ, tất
cả các con sông, suối, ao, hồ, đầm lầy tự nhiên hay nhân tạo, các vùng nuôi trồng thuỷ
sản, canh tác lúa nước đều thuộc loại đất ngập nước).
Đất ngập nước là nơi dung nạp và điều tiết nước ngầm, cung cấp nước ngọt,
điều hòa sinh thái và khí hậu, hạn chế lũ lụt, chắn sóng và gió bão, chống xói lở và ổn
định bờ biển, duy trì tính đa dạng sinh học, tạo môi trường hoạt động cho nhiều ngành


kinh tế như: nông nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch, khai khoáng.v.v.. Vùng
đất ngập nước là nguồn sống của phần lớn người dân Việt Nam, đồng thời nó mang lại

1


lợi ích và giá trị to lớn về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường. Đất ngập nước cũng là
nơi cư trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm của Việt Nam và thế giới.
Việt Nam là một trong những quốc gia rất giàu tiềm năng về đất ngập nước về
diện tích, chức năng và giá trị và do nằm trong vùng nhiệt đới, nước ta được coi là một
trong quốc gia có các trung tâm có mức đa dạng sinh học cao so với các quốc gia,
vùng lãnh thổ trên thế giới. Các hệ sinh thái nước ngọt của Việt Nam có khoảng 2.611
loài thủy sinh vật, 1.403 loài tảo biển, 190 loài giáp xác, 147 loài trai ốc, 54 loài cá,
157 loài động vật nguyên sinh [30] Các vùng đất ngập mặn nội địa lớn như Đồng Tháp
Mười, U Minh và hệ thống suối là nơi chứa nhiều loài động, thực vật đặc hữu. Đa
dạng sinh học là cơ sở sinh tồn cho mọi sinh vật, cung cấp cho con người nguồn lương
thực và thực phẩm, các nguồn dược liệu quan trọng, nguồn nguyên liệu cho công
nghiệp, xây dựng, duy trì bảo vệ sức khỏe cho con người, văn hóa và thẩm mỹ.
Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về “Bảo
vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”. Thể
hiện quan điểm chủ đạo sau:
“Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của
phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự
án phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa phương. Khắc phục tư tưởng
chỉ đạo chú trọng phát triển kinh tế - xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường”.
“Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy phòng ngừa và hạn chế tác động
xấu đối với môi trường là chính kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện
môi trường và bảo tồn thiên nhiên; kết hợp giữa sự đầu tư của Nhà nước với đẩy mạnh
huy động nguồn lực trong xã hội và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp giữa công nghệ
hiện đại với các phương pháp truyền thống”.

“Chủ động tổ chức điều tra để sớm có đánh giá toàn diện và cụ thể về các nguồn
tài nguyên thiên nhiên... ở nước ta” - “Việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên phải bảo đảm tính hiệu quả, bền vững và phải gắn với bảo vệ môi trường
trước mắt và lâu dài”.
- Quy hoạch các vùng đất ngập nước cho mục đích bảo tồn và phát triển kinh tế
- xã hội.
- Khoanh vùng bảo vệ các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia.
Nâng cao diện tích các khu bảo tồn ĐNN, đặc biệt chú trọng tới bảo tồn các vùng
ĐNN có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia, phục hồi các vùng ĐNN quan trọng đã bị
suy thoái.

2


- Thử nghiệm và nhân rộng các mô hình sử dụng khôn khéo và phát triển bền
vững ĐNN tại các vùng ĐNN đặc thù cho các hệ sinh thái.
Những năm gần đây, do tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, một
diện tích rất lớn đất ngập nước đã bị chuyển hóa sang mục đích sử dụng khác, vì vậy
tính chất, giá trị của đất ngập nước bị mai một. Sự phát triển này đã làm cho tài
nguyên môi trường Việt Nam nói chung, đất ngập nước nói riêng đang có dấu hiệu báo
động do chất thải công nghiệp, ô nhiễm dầu, sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, chất
hữu cơ và các chất độc hại khác trong quá trình khai thác tài nguyên.
Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên tham gia công ước Ramsar (công
ước các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế ngày 2/2/1971), điều này cho
thấy Việt Nam đã sớm nhìn nhận được tầm quan trọng của các vùng đất ngập nước.
Từ đó đến nay, Việt Nam đã luôn nỗ lực để khuyến khích việc sử dụng khôn khéo và
quản lý bền vững các vùng đất ngập nước của quốc gia. Những năm gần đây, tại các
Hội nghị Ramsar của thế giới, Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực đăng ký bổ sung
các điểm Ramsar theo tiêu chí nhưng chưa đạt được mong muốn, do nhiều nguyên
nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, công tác quản lý của Nhà nước đối với việc

bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước còn nhiều hạn chế. Thách thức
hiện nay đối với đất ngập nước là rất lớn, các hệ sinh thái đất ngập nước của nước ta
chiếm diện tích rộng lớn nhưng hầu như chưa được chú ý đầy đủ và đánh giá đúng
mức cũng như thiếu sự đảm bảo về thể chế và pháp lý. Cần có sự đầu tư trung và dài
hạn để xây dựng cơ sở tri thức, khung thể chế và pháp lý, khoa học công nghệ nhằm
nâng cao nhận thức của cộng đồng và tăng cường năng lực ở các cấp đã được phân cấp
để quản lý hợp lý đất ngập nước. Các nỗ lực và sự đầu tư có thể bắt đầu quy mô vừa
và nhỏ đến việc đầu tư lớn, chắc chắn theo thời gian nỗ lực đó sẽ được phát triển thành
một hệ thống toàn quốc toàn diện trong lĩnh vực đất ngập nước mới mong đạt được sự
quản lý hữu hiệu vùng đất ngập nước tầm quốc gia và quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh
là một trong 5 nước bị ảnh hưởng nặng của biến đổi khí hậu, nước ta phải bắt đầu từ
việc có một quy hoạch phát triển bền vững đất ngập nước (có tính đến các kịch bản
biến đổi khí hậu toàn cầu) cho tương lai và lâu dài.
Để giải quyết những vấn đề nêu trên, Chính phủ ban hành Nghị định số
109/2004/NĐ-CP ngày 23/9/2003 (viết tắt là Nghị định 109) quy định chi tiết việc
điều tra, lập quy hoạch, bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. Đồng
thời khẳng định sự cần thiết và tính cấp bách không chỉ đối với quốc gia mà còn thể
hiện trách nhiệm của thành viên tham gia công ước Ram sar quốc tế. Nhiệm vụ này
đòi hỏi các bộ, ngành, có liên quan, các địa phương có vùng đất ngập nước phải sớm

3


triển khai việc xác định lại một cách chính xác để khoanh vùng diện tích hiện trạng,
diện tích vùng đệm vùng đất ngập nước, nghiên cứu đánh giá tổng hợp các hợp phần
tự nhiên, khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả, xây dựng bản đồ
kiến nghị bố trí các ngành sản xuất hợp lí, nhất là đối với vùng đất ngập nước nội địa
có quy mô, liên vùng, liên khu vực như ở vùng Đồng Tháp Mười. Do điều kiện về thời
gian cũng như kinh phí có hạn nên chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu vùng đất ngập
nước khu vực Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp.

Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá cảnh
quan phục vụ phát triển Nông - Lâm nghiệp và du lịch khu vực Đồng Tháp Mười
tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài luận văn Cao học.
2. Mục đích và nhiệm vụ
2.1. Mục đích của đề tài
Đề tài thực hiện nhằm nâng cao năng lực quản lý, bảo tồn và phát triển bền
vững vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và trước các tác động khôn lường của biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Xác lập cơ sở khoa học về thực trạng và tiềm năng điều kiện tự nhiên (ĐKTN),
tài nguyên thiên nhiên (TNTN) cho định hướng tổ chức không gian và phát triển
ngành nông - lâm nghiệp, du lịch vùng Đồng Tháp Mười thông qua nghiên cứu,
ĐGCQ.
- Đề xuất được các định hướng quy hoạch, khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên
lãnh thổ nghiên cứu theo hướng phát triển bền vững (PTBV).
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thu thập thông tin tư liệu, tổng quan các công trình nghiên cứu về NCCQ,
ĐGCQ, xác lập cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
- Phân tích các nhân tố thành tạo CQ, đặc điểm một số CQ tiêu biểu của lãnh
thổ nghiên cứu.
- Xây dựng hệ thống phân loại CQ, bản đồ CQ, bản đồ ĐGCQ ĐNN nội địa
vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp.
- Phân tích tiềm năng TN và thế mạnh của vùng ĐNN nội địa, Đồng Tháp Mười
của tỉnh Đồng Tháp. Đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN cho mục đích phát triển các
ngành nông - lâm nghiệp và du lịch.
3. Giới hạn của đề tài
3.1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ nghiên cứu

4



Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vùng ĐNN nội địa Đồng Tháp Mười của tỉnh
Đồng Tháp; (bao gồm diện tích ĐNN thường xuyên và ĐNN theo mùa) nằm trong địa
giới hành chính là vùng phía Bắc sông Tiền: thuộc vùng đất ngập nước Đồng Tháp
Mười có diện tích trên 258,48 km 2, chiếm 76,6% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, bao
gồm thành phố Cao Lãnh, thị xã Hồng Ngự (Ngày 23/12/2008 Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Chính phủ ký ban hành Nghị định số 08/NĐ-CP về việc
điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hồng Ngự để thành lập thị xã Hồng Ngự và
thành lập các phường: An Lộc, An Thạnh, An Lạc thuộc thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng
Tháp) và 06 huyện: Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao
Lãnh. Tổng số đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng dự án là 98 đơn vị, chiếm tỉ lệ
68,05% tổng số xã, phường, thị trấn của tỉnh.
3.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Đề tài tập trung đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN phục vụ phát triển một số
ngành quan trọng, có nhiều tiềm năng là nông - lâm nghiệp và du lịch.
-Trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, kinh
tế - xã hội vùng ĐNN nội địa Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp.
- Trên cơ sở ĐGCQ, đề xuất một số kiến nghị cho khai thác, sử dụng hợp lí tài
nguyên, bố trí hợp lý không gian sản xuất phục vụ phát triển KT-XH và BVMT vùng
ĐNN nội địa Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp.
4. Các phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp truyền thống, rất quan trọng với tất cả các ngành nghiên cứu thiên
nhiên, nhất là đối với địa lí TN tổng hợp. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đi
thực tế địa bàn nghiên cứu, tìm hiểu, chụp ảnh các yếu tố tự nhiên ở một số địa điểm.
Quá trình khảo sát tập trung chủ yếu vào đặc điểm địa lí TN và phân hoá không gian
lãnh thổ. Kết hợp với các phương pháp khác, so sánh đối chiếu với kết quả nghiên cứu
trong phòng để nắm vững đặc trưng cơ bản của lãnh thổ nghiên cứu.
4.2. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu
Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu thập có chọn lọc các tài liệu, số liệu

liên quan đến khu vực nghiên cứu. Sau khi thu thập và phân tích xử lí số liệu theo mục
đích, yêu cầu của đề tài, chúng tôi thống kê các tài liệu theo bảng biểu và trình bày
bằng biểu đồ. Từ đó, đánh giá tổng hợp, rút ra nhận xét về thực trạng và tiềm năng
phát triển các ngành kinh tế của lãnh thổ nghiên cứu.

5


4.3. Phương pháp bản đồ
“Bản đồ là alpha và omega của địa lý” (N.N. Baranski). Nghiên cứu bản đồ,
thành lập bản đồ là việc bắt đầu, cũng là việc kết thúc của quá trình nghiên cứu địa lý,
thể hiện mọi kết quả nghiên cứu của các công trình.
Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. Bắt đầu từ việc
nghiên cứu bản đồ nhằm nắm bắt khái quát nhanh chóng khu vực nghiên cứu, từ đó
vạch ra các tuyến, điểm khảo sát đặc trưng của khu vực. Để đánh giá tổng hợp các
ĐKTN, TNTN theo đơn vị lãnh thổ thì không thể không thành lập bản đồ CQ (bản đồ
địa tổng thể). Đề tài đã xây dựng bản đồ CQ tỉ lệ 1: 100.000 cho khu vực nghiên cứu,
dựa trên cơ sở phân tích các bản đồ thành phần như: bản đồ địa mạo, bản đồ độ cao và
độ dốc, bản đồ đất, bản đồ thảm thực vật... Những bản đồ thành phần được đưa về
cùng tỉ lệ rồi chồng xếp lên nhau, lấy đường khoanh trung bình làm ranh giới của các
đơn vị CQ.
4.4. Phương pháp phân tích tiếp cận hệ thống, đánh giá tổng hợp
Phương pháp này được áp dụng khi phân tích cấu trúc CQ, mối quan hệ giữa các
hợp phần TN trong cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của các đơn vị CQ trên lãnh thổ
nhằm xác định tính ổn định và tính biến động của chúng. Đánh giá tổng hợp giá trị
kinh tế của TNTN và ĐKTN của tổng thể lãnh thổ cho mục tiêu KT-XH, mô hình hoá
các hoạt động giữa TN với KT-XH, phục vụ việc dự báo cho sự biến đổi của môi
trường, điều chỉnh các tác động của con người, xây dựng cơ sở cho việc quản lí tài
nguyên và BVMT.
4.5. Phương pháp hệ thông tin địa lý

Hệ thông tin địa lí (Geographic Information System-GIS) với sự hỗ trợ đắc lực
của các phần mềm máy tính, nhất là phần mềm MapInfo, phần mềm xử lí ảnh. Phương
pháp này thực hiện có hiệu quả việc thu thập, cập nhật, phân tích và tổng hợp các
thông tin về đối tượng trên các lớp thông tin nhằm tìm ra những đặc điểm, tính chất
chung của đối tượng để tạo ra lớp thông tin mới, trình bày dữ liệu dưới dạng các bản
đồ phục vụ việc ĐGCQ.
5. Những kết quả của đề tài
+ Hệ thống và vận dụng cơ sở lí luận NCCQ, ĐGCQ cho việc nghiên cứu.
+ Xác định tổng quan ĐKTN, KT-XH của khu vực nghiên cứu.
6


+ Xây dựng được hệ thống phân loại CQ, bản đồ CQ tỉ lệ 1: 100.000 và bản đồ
ĐGCQ tỉ lệ 1: 100.000, bản đồ kiến nghị sử dụng hợp lý lãnh thổ cho vùng đất ngập
nước Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Đồng Tháp.
+ Đưa ra được định hướng phát triển cho khu vực nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài được thực hiện sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc khai thác và sử dụng hợp lí
tài nguyên thiên nhiên và BVMT.
Kết quả nghiên cứu đạt được sẽ góp phần giúp các nhà quản lí địa phương có
thêm cơ sở khoa học cho việc xây dựng định hướng quy hoạch sản xuất, chiến lược
PTBV, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên và BVMT, phát triển các ngành kinh tế,
ổn định đời sống nhân dân.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung chính của
luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của nghiên cứu, đánh giá cảnh quan
phục vụ phát triển kinh tế
Chương 2: Các nhân tố thành tạo cảnh quan và đặc điểm cảnh quan vùng
Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp

Chương 3: Đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển ngành nông nghiệp – lâm
nghiệp và du lịch vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp

7


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH
QUAN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. Cơ sở lí luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế
1.1.1. Lí luận chung về nghiên cứu cảnh quan
1.1.1.1. Quan niệm về cảnh quan
Khái niệm CQ được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ XIX, có nghĩa là phong cảnh
(tiếng Đức- Landschaft). Theo lịch sử phát triển của CQ học, nhiều tác giả nghiên cứu
về nó, đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau như: L.C.Berge (1931), [10], [20]; N.A.
Xolsev (1948) [10], [20]; A.G. Ixatxenko (1965, 1991), [10], [20]; Armand D.L.
(1975), [1]; Vũ Tự Lập (1976), [23]; Nguyễn Cao Huần (2005), [19]...
Cảnh quan là đối tượng nghiên cứu của Địa lý học hiện đại. Không kể quan niệm
CQ là phong cảnh như trên, hiện nay trong khoa học địa lý cùng tồn tại 3 quan niệm
khác nhau về CQ: CQ là một khái niệm chung (F.N. Minkov, D.L. Armand,...), đồng
nghĩa với tổng thể địa lý thuộc các đơn vị khác nhau; CQ là đơn vị mang tính kiểu
hình (B.B. Polunov, N.A. Gvozdetxki,...); CQ là các cá thể địa lý không lặp lại trong
không gian (N.A. Xolsev, A.G. Ixatxenko, Vũ Tự Lập...). Dù xét CQ theo khía cạnh
nào thì CQ vẫn là một tổng thể TN. Sự khác biệt của các quan niệm trên ở chỗ coi CQ
là đơn vị thuộc cấp phân vị nào, CQ được xác định và thể hiện trên bản đồ theo cách
thức nào [10], [20].
Hai quan niệm sau (quan niệm kiểu loại và quan niệm cá thể) được các nhà
nghiên cứu chuyên ngành CQ sử dụng. Trong đó, quan niệm kiểu loại phổ biến hơn.
Theo quan niệm này, CQ là sự phối hợp biện chứng như một tổng hợp thể lãnh thổ tự
nhiên tương đối đồng nhất, không phụ thuộc vào phạm vi lãnh thổ phân bố. Quan niệm

này rất có lợi thế cho thành lập bản đồ CQ phục vụ các mục đích thực tiễn. Vì khi có
nhiều yếu tố chưa thể định lượng được một cách chính xác, cần phải công nhận tính
đồng nhất tương đối để có thể ghép vào một nhóm, đưa ra các phương án tính toán,
nhằm bố trí hợp lý sản xuất.
Trong địa lý ứng dụng, NCCQ phục vụ sản xuất, CQ vẫn được xem xét ở 3 khía
cạnh: đơn vị tổng thể (theo khái niệm chung), đơn vị phân kiểu (khái niệm loại hình)
và đơn vị cá thể (khái niệm cá thể) (Shishenko P.G, 1980) [10].
Như vậy, CQ trước hết như là một tổng hợp thể tự nhiên (khái niệm chung), vừa
được xét như một đơn vị cá thể, vừa được xét như một đơn vị loại hình. Trong luận
8


văn này chúng tôi sử dụng quan niệm CQ là đơn vị mang tính kiểu hình để thành lập
bản đồ CQ vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp.
1.1.1.2. Hướng NCCQ phục vụ phát triển kinh tế
Cảnh quan học đã vận dụng những tri thức địa lý chung để nghiên cứu lãnh thổ
cụ thể. Học thuyết CQ cũng như khoa học địa lý, tuân thủ các giai đoạn phát triển:
phân tích bộ phận, tổng hợp, tổng hợp bậc cao hơn và phát triển theo dạng xoắn ốc,
ngày càng đi sâu vào bản chất sự vật, hiện tượng của lớp vỏ CQ.
Cùng với sự phát triển khoa học địa lý bộ phận, thành tựu nghiên cứu địa lý sinh
vật và phân hoá không gian của các hợp phần CQ, khoa học CQ xác định một thời kì
nghiên cứu sự phân chia bề mặt Trái đất. CQ học là học thuyết về các quy luật phân
hoá lãnh thổ của lớp vỏ địa lý; CQ là đơn vị cơ sở. Hệ thống phân vùng được xem như
là nhóm các CQ vào các liên kết lãnh thổ bậc cao trên cơ sở các mối quan hệ liên CQ
về mặt không gian và lịch sử [20]. Đây là giai đoạn nghiên cứu cấu trúc không gian
của CQ.
Hướng nghiên cứu cấu trúc xác định tính chất CQ. Do đó, các nghiên cứu hướng
sâu vào chỉ tiêu định lượng tính chất CQ, sử dụng các biện pháp như: tiếp cận hệ
thống, tiếp cận điều khiển, tiếp cận sinh thái, nghiên cứu tác động kĩ thuật (nhân tác)
vào NCCQ... Điều này đánh dấu hướng chuyển từ nghiên cứu cấu trúc không gian

sang nghiên cứu chức năng động lực của CQ và đây là cơ sở cho sự ra đời của nhiều
bộ môn khoa học mới: địa vật lý CQ, địa hoá học CQ, vật hậu học CQ, sinh thái học
CQ...
Cùng thời gian này, vấn đề “môi trường sống dựa trên các nguyên tắc sinh thái
và CQ địa lý” góp phần tạo nên hướng NCCQ mới - hướng sinh thái CQ, nhưng nó ít
có tiến bộ rõ rệt trong lĩnh vực lý thuyết. Việc sinh thái hoá CQ là sử dụng phương
pháp nghiên cứu HST trong NCCQ, coi mỗi đơn vị CQ là một HST. Nghiên cứu thể
tổng hợp ĐLTN hay hệ địa - sinh thái, nhằm nhấn mạnh vai trò của giới hữu sinh
trong tổng thể. Tiếp cận hệ thống đối với hệ địa - sinh thái (hệ thống động lực hở tự
điều chỉnh) đồng nghĩa với việc nghiên cứu các thành phần, các mối quan hệ tương hỗ
giữa chúng. Để hiểu mối cân bằng của một hệ địa - sinh thái cần hiểu mối liên hệ nội
tại giữa các thành phần thuộc hai nhóm vật chất vô cơ và hữu cơ [6], [26]. Hướng sinh
thái hoá CQ là hướng ứng dụng với mục đích nghiên cứu trao đổi và chuyển hoá vật
chất của vòng tuần hoàn sinh vật trong CQ, bảo vệ và làm tốt hơn môi trường sống.
Qua đó, con người có thể điều chỉnh hoạt động của hệ theo hướng mong muốn.

9


Hướng “CQ sinh thái” - một nhánh khác của khoa học CQ, được nảy sinh trong
sự tiếp xúc và liên kết nghiên cứu giữa CQ học và sinh thái học. Nó hoàn toàn khác
“sinh thái hoá CQ” cả về đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu. CQ sinh
thái kế thừa và phát triển kết quả NCCQ và HST. CQ sinh thái nghiên cứu sự phân hoá
của các đơn vị CQ sinh thái theo hệ thống phân bậc. Tiếp cận sinh thái vào NCCQ
không có nghĩa là đưa hoàn toàn các phương pháp HST vào NCCQ như trong sinh thái
CQ.
Cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật và những ngành liên quan, NCCQ
đã đi sâu vào hướng nghiên cứu bản chất xu thế phát triển, mối quan hệ nhiều chiều
giữa các thành phần tự nhiên, đặc biệt là xu thế phát triển của CQ hiện đại dưới tác
động kĩ thuật của con người.

Hiện nay, xu hướng NCCQ trên thế giới và ở Việt Nam là dựa vào kết quả
nghiên cứu ở phạm vi toàn cầu. Các nhà CQ học tiếp tục đi sâu vào hướng tiếp cận
khoa học tổng hợp - NCCQ vùng. Quan trọng hơn là ứng dụng kết quả nghiên cứu đó
cho các mục đích thực tiễn: ĐGCQ cho mục đích phát triển sản xuất, KT – XH và bảo
vệ môi trường lãnh thổ trên quan điểm PTBV [10, tr.58].
1.1.1.3. Lý luận và phương pháp luận NCCQ
Theo GS. Nguyễn Thượng Hùng: “NCCQ thực chất là nghiên cứu về các mối
quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần TN, nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và
quy luật phân hóa của TN nhằm phát hiện và phân chia các thể tổng hợp TN - các đơn
vị CQ có tính đồng nhất tương đối trong lãnh thổ đánh giá làm cơ sở đánh giá tổng
hợp các ĐKTN-TNTN và KT-XH để lập quy hoạch sử dụng hợp lý, phát triển kinh tế
và BVMT” [49, tr.3].
NCCQ nói chung hay phân tích, đánh giá tính đa dạng CQ một lãnh thổ là dựa
vào tiếp cận hệ thống để nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố thành phần
trong địa tổng thể và giữa các địa tổng thể TN với nhau. Để xác định cơ sở lý luận,
phương pháp luận cần xác định đối tượng nghiên cứu, những nguyên tắc cơ bản, cơ sở
khoa học thực hiện nội dung và đề xuất các bước nghiên cứu cụ thể... nhằm giải quyết
mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra:
+ Đối tượng NCCQ là các đơn vị CQ, gồm đơn vị phân loại CQ (các cấp như:
hệ, lớp, kiểu, loại, dạng...) và đơn vị phân vùng CQ (các cấp như: địa ô, miền, vùng,
xứ...). Việc lựa chọn, sử dụng đối tượng nghiên cứu (đơn vị CQ) theo đơn vị phân loại

10


hay đơn vị phân vùng phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, đặc biệt là phụ thuộc vào tỉ
lệ các bản đồ sẽ xây dựng.
+ Những nguyên tắc nghiên cứu mang tính đặc trưng trong NCCQ là nguyên tắc
phát sinh, đồng nhất tương đối.
+ Từ những nguyên tắc cơ bản cùng với mục đích và đối tượng nghiên cứu, lựa

chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp. Sử dụng các phương pháp này làm rõ tính
chất đặc thù của TN và các đơn vị CQ nhằm tiến hành bước nghiên cứu tiếp theo: đánh
giá tính đa dạng, phức tạp mỗi CQ; xác lập quy trình nghiên cứu.
+ Các bước NCCQ gồm: xây dựng bản đồ CQ lãnh thổ nghiên cứu; xây dựng
bản đồ phân vùng CQ; phân tích cụ thể tính đa dạng về cấu trúc, chức năng và động
lực theo từng đơn vị CQ (theo đơn vi phân loại hoặc theo đơn vị phân vùng).
Theo lý luận chung, nghiên cứu đặc điểm CQ cần nghiên cứu về cấu trúc, chức
năng và động lực của CQ, cụ thể:
+ Về cấu trúc CQ: bao gồm cấu trúc đứng và cấu trúc ngang. Đặc trưng của CQ
thể hiện rõ nhất trong cấu trúc của nó. Mỗi đơn vị CQ dù ở cấp nào cũng được cấu tạo
bởi các thành phần TN có quan hệ mật thiết với nhau: địa chất, địa hình, khí hậu,
nước, đất, sinh vật, hoạt động nhân tác... Mỗi khu vực nghiên cứu thể hiện đặc điểm
phân hoá phức tạp theo không gian lãnh thổ của các đơn vị CQ nhưng vẫn có mối liên
quan chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các đơn vị từ cao xuống thấp (từ lớp CQ,
phụ lớp CQ đến kiểu CQ, loại CQ).
Phân hoá theo không gian và thành phần cấu tạo là đặc điểm rất quan trọng của
CQ. Nó liên quan đến quy luật biến động, phát triển của mỗi đơn vị CQ trong toàn hệ
thống CQ. Đây là cơ sở để xác định chức năng đặc trưng cho các mục đích sử dụng
khác nhau.
+ Về chức năng CQ: qua cơ sở phân tích, ĐGCQ, xác định những chức năng chủ
yếu của chúng trên lãnh thổ nghiên cứu như: chức năng phòng hộ bảo vệ, chức năng
phục hồi và bảo tồn, chức năng phát triển kinh tế sinh thái, chức năng sản xuất lương
thực thực phẩm, chức năng NTTS, chức năng thuỷ điện, chức năng công nghiệp, đô
thị...
+ Về động lực của CQ: các CQ luôn chịu sự tác động trong suốt quá trình hình
thành, phát triển của mình. Động lực phát triển CQ phụ thuộc các yếu tố của TN (năng
lượng bức xạ mặt trời, chế độ nhiệt, cơ chế hoạt động của gió mùa,...) và hoạt động
khai thác lãnh thổ của con người. Nhịp điệu và xu thế biến đổi của nó phụ thuộc sự
11



luân phiên tác động của chế độ mùa vào lãnh thổ. Tác động này làm biến đổi CQ qua
sự gia tăng các quá trình tích tụ và trao đổi vật chất - năng lượng trong nó, cả những
tác động kìm hãm hay thúc đẩy các quá trình TN. Tuy nhiên, yếu tố động lực có tính
chất quyết định nhất đến biến đổi CQ là các hoạt động khai thác lãnh thổ của con
người. Tác động của con người nếu theo hướng tích cực (trồng và bảo vệ rừng, xây hồ
chứa...) tạo ra cân bằng TN, tăng sinh khối CQ, cải thiện tốt môi trường khu vực. Nếu
là những tác động tiêu cực (phá rừng, làm thoái hoá đất, hoạt động kinh tế quá mức...)
làm biến đổi, suy thoái CQ theo chiều hướng xấu.
Những lí luận NCCQ nêu trên được đề tài vận dụng trong khi tìm hiểu, nghiên
cứu các ĐKTN và TNTN của hệ thống lãnh thổ vùng ĐNN Đồng Tháp Mười tỉnh
Đồng Tháp nhằm xác định các loại CQ khác nhau trên lãnh thổ, đánh giá tổng hợp
chúng cho mục đích phát triển và bố trí hợp lí các ngành NLNN.
1.1.2. Lí luận chung về ĐGCQ
1.1.2.1. Khái niệm ĐGCQ
Đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN một lãnh thổ là rất phức tạp. Đối tượng của
ĐGCQ là các hệ địa lý, nhưng bản thân hoạt động đánh giá lại thể hiện cơ chế quan hệ
tương hỗ giữa hệ thống TN (khách thể) và hệ thống KT-XH (chủ thể). Vậy nên, “thực
chất ĐGCQ là đánh giá tổng hợp các tổng thể TN cho mục đích cụ thể nào đó (nông
nghiệp, thuỷ sản, du lịch, tái định cư...)” [19, tr.18].
Nói cách khác ĐGCQ là đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN lãnh thổ nghiên cứu
cho mục đích thực tiễn. Tuỳ thuộc từng mục đích cụ thể, lựa chọn kiểu đánh giá phù
hợp. Mỗi kiểu đánh giá biểu thị một giai đoạn đánh giá theo yêu cầu từ thấp đến cao.
Đánh giá chung: giai đoạn đánh giá sơ bộ, ban đầu trên cơ sở các kết quả nghiên cứu
TN theo vùng lãnh thổ, mang tính định hướng chung cho các mục đích thực tiễn khác
nhau; Đánh giá mức độ “thuận lợi” hay “thích hợp” của ĐKTN, TNTN đối với các
ngành sản xuất và đánh giá kinh tế - kỹ thuật đề cập sâu hơn đến giá trị và hiệu quả
của các ngành sản xuất đó. Kiểu đánh giá phổ cập nhất trong những thập kỉ gần đây là
đánh giá mức độ “thuận lợi” hay “thích hợp” của ĐKTN, TNTN cho các dạng khai
thác khác nhau. Đây là cơ sở khoa học quan trọng nhất của bước đánh giá kinh tế - kỹ

thuật và là cơ sở tiền quy hoạch cho từng lãnh thổ riêng biệt.
Vậy ĐGCQ là bước trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy hoạch sử dụng
hợp lý tài nguyên và BVMT.
1.1.2.2. Hướng ĐGCQ phục vụ sử dụng hợp lí tài nguyên và BVMT

12


Cùng với sự tiến bộ xã hội, phát triển khoa học kĩ thuật và sản xuất, con người
ngày càng có nhu cầu cao về khai thác tài nguyên phục vụ phát triển KT-XH. Đồng
thời, tác động vào môi trường TN ngày càng mạnh. Con người khai thác ĐKTN,
TNTN quá mức, thậm chí vượt quá khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của TN. Hậu
quả là: làm cạn kiệt nhiều loại tài nguyên, suy thoái môi trường TN, đe doạ cuộc sống
con người...
Để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình, con người không thể không
khai thác tài nguyên. Trước thực tế đó, yêu cầu khai thác và sử dụng hợp lý ĐKTN,
TNTN là vấn đề có ý nghĩa rất lớn. Tuy vậy, yêu cầu này chỉ đáp ứng được khi có
những kết quả nghiên cứu tổng hợp. Vì vậy, đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN lãnh thổ
nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho khai thác và sử dụng hợp lí chúng là rất cần thiết.
Cách tiếp cận có hiệu quả và tổng hợp nhất là nghiên cứu, phân tích, đánh giá thể tổng
hợp TN lãnh thổ cho mục đích thực tiễn. Đánh giá ở đây là đánh giá về mặt kinh tế, kỹ
thuật của ĐKTN, TNTN, so sánh khả năng đáp ứng của hệ thống TN với yêu cầu của
hệ thống KT-XH.
Hiện nay, nước ta có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, TNTN cho
mục đích phát triển các vùng lãnh thổ như vùng đồng bằng Sông Cửu Long, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ, Lai Châu, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế và nhiều tỉnh, khu
vực khác. Những công trình này góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề
KT-XH, môi trường...
1.1.2.3. Lý luận và phương pháp ĐGCQ
Khoa học đánh giá không chỉ là khoa học liên ngành (gồm kinh tế, xã hội, bản

đồ, toán học điều khiển, quản lý...) mà còn là khoa học địa tiêu chuẩn hoá. Vậy nên
đối tượng, nguyên tắc, phương pháp tiến hành của khoa học đánh giá là tập hợp các
nguyên tắc, phương pháp của từng ngành riêng.
Theo các công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn thì đánh giá tổng hợp bao
gồm: lý thuyết đánh giá chung và thủ pháp tiến hành. Trong lý luận chung của đánh
giá tổng hợp, quan trọng nhất là xác định đối tượng, mục đích, nội dung, lựa chọn chỉ
tiêu, phương pháp đánh giá và xác định nhiệm vụ của tình huống đánh giá.
* Đối tượng đánh giá là các hệ địa lý, đặc điểm cấu trúc chức năng, động lực
của các thể tổng hợp TN, các quá trình và hiện tượng TN chung. Đối tượng đánh giá
tổng hợp không phải là một đơn vị cá thể riêng lẻ, các thành phần, các yếu tố riêng biệt

13


của TN, xã hội mà là tổng hoà các mối quan hệ, các tác động qua lại giữa hệ thống
TN và hệ thống KT-XH.
Để có kết quả đánh giá đúng, phải có số đo về trao đổi vật chất và năng lượng
trong quan hệ tương hỗ giữa hai hệ thống (hệ thống TN và hệ thống KT-XH). Theo
Terry Rambo, mối quan hệ giữa hệ thống TN và hệ thống KT-XH được biểu diễn theo
sơ đồ sau:
Hình 1.1: Sơ đồ trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin và mối quan hệ giữa hệ
thống tự nhiên và hệ thống KT – XH
Vật chất, năng lượng
và thông tin

Vật chất, năng lượng
và thông tin

Hệ
tự nhiên


Trao đổi vật chất, năng
lương và thông tin
Tính thích ứng và
chọn lọc

Vật chất, năng lượng
và thông tin

Hệ
KT-XH

Vật chất, năng lượng
và thông tin

Giải quyết mối quan hệ giữa hệ TN và hệ KT-XH là giải quyết mối quan hệ
giữa thích ứng và chọn lọc. Hệ TN không thể thích ứng với hệ KT-XH, mà hệ KT-XH
phải thích ứng và chọn lọc với hệ thống TN. Yêu cầu của đánh giá phải hiểu được
những quy luật của TN, mối quan hệ giữa hệ thống TN và hệ thống KT-XH để đưa ra
các biện pháp tác động đúng đắn. Đây là cơ sở khoa học của công tác đánh giá tổng
hợp các ĐKTN, TNTN.
* Mục đích của đánh giá là sử dụng môi trường TN hợp lí nhất, hiệu quả nhất,
tối ưu nhất và đảm bảo hướng PTBV nhất.
Một ĐKTN có thể tốt cho mục đích này nhưng không tốt cho mục đích khác. Có
thể nói rằng đặc điểm của TN là “đơn trị” nhưng giá trị kinh tế của đặc điểm TN là
“đa trị” nên số đo giá trị đặc điểm TN qua quan trắc khác hẳn giá trị kinh tế của nó. Vì
vậy, hoạt động đánh giá cần xác định được giá trị kinh tế của ĐKTN, TNTN. Mức độ
sử dụng ĐKTN, TNTN cho các mục đích rất khác nhau nên kết quả đánh giá tổng hợp
cũng biểu thị mức độ “thích hợp” khác nhau cho việc sử dụng chúng.


14


Hoạt động đánh giá không thể làm một lần. Nó theo một quá trình nhận thức, tiếp
cận với đánh giá: kiểm kê lại, đánh giá lại tác động của đối tượng trong hệ địa kinh tế kỹ thuật. Vậy nên, không thể tồn tại một kiểu đánh giá chung chung. Căn cứ vào từng
mục đích cụ thể để chọn ra cách đánh giá cụ thể.
* Nhiệm vụ cụ thể của công tác đánh giá thường gắn liền với mục đích đánh giá
cho các thể tổng hợp (tự nhiên)TN riêng biệt. Có hai kiểu đánh giá là: Đánh giá về mặt
chất lượng và đánh giá kinh tế. Đánh giá chất lượng: đánh giá định tính, phân loại
mức độ tốt xấu theo cấp, theo mức độ thuận lợi nhiều hay ít. Đánh giá kinh tế: hiệu
quả kinh tế đánh giá bằng tiền, nhưng phải xem xét toàn diện các mặt vì sự PTBV của
môi trường sinh thái. Lợi ích sinh thái của môi trường nhiều khi không thể tính được
bằng tiền. Do đó, đứng trên quan điểm sinh thái, cần sử dụng các mô hình đánh giá
khác nhau.
* Nguyên tắc của đánh giá tổng hợp là thông qua đặc điểm, tính chất của chủ thể,
tương ứng với chúng là đặc tính thành phần của khách thể để xác định mức độ thích
hợp của các thể tổng hợp TN cho từng ngành sản xuất, kinh tế riêng biệt. Đa phần khi
đánh giá cần tính đến khả năng sử dụng vào nhiều mục đích của lãnh thổ (đánh giá cho
yêu cầu của nhiều chủ thể).
Việc lựa chọn đúng phương pháp đánh giá quyết định mức độ chính xác, chi tiết
và kết quả công tác đánh giá. Phương pháp tổng hợp bao gồm: phương pháp mô hình
chuẩn (mô hình hoá tối ưu), phương pháp bản đồ, phân tích tổng hợp, so sánh định
tính, phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số... Quá trình đánh giá có thể sử
dụng riêng lẻ hoặc kết hợp các phương pháp với nhau.
Trong đánh giá, cần tìm hiểu nhân tố giới hạn (nhân tố loại trừ khả năng sử
dụng vào một mục đích nào đó). Việc xác định được nhân tố giới hạn giúp đơn giản
hoá quá trình đánh giá. Vì địa tổng thể chứa đựng nhân tố giới hạn nào đó được xem là
bất lợi cho việc sử dụng sẽ không được đánh giá, mặc dù các nhân tố khác của nó
thuận lợi hay trung bình.
Thang bậc đánh giá: tuỳ theo yêu cầu đánh giá (khái quát hoặc chi tiết), thường

lựa chọn thang đánh giá từ 2,3... 10 cấp hoặc nhiều hơn.
Chỉ tiêu đánh giá được lựa chọn phụ thuộc đối tượng, mục đích đánh giá. Yêu
cầu của chỉ tiêu là các đặc điểm đặc trưng của lãnh thổ (có thể là chỉ tiêu giới hạn đối
với mục đích sử dụng lãnh thổ đó). Bao gồm: các chỉ tiêu tự nhiên; các chỉ tiêu KTXH và hoạt động nhân tác. Việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá tuân thủ các nguyên tắc:

15


+ Chỉ tiêu lựa chọn phải phản ánh mối quan hệ của chúng đối với yêu cầu của
chủ thể (dạng sử dụng).
+ Số lượng yếu tố chỉ tiêu lựa chọn phải ít hơn hoặc bằng số lượng tính chất của
các CQ đã biết và liệt kê trong bảng đánh giá.
+ Ưu tiên lựa chọn các chỉ tiêu có sự phân hoá trong không gian.
Tuỳ vào mục đích đánh giá, số lượng và mức độ quan trọng của chỉ tiêu đánh giá
sẽ thay đổi. Với mỗi mục đích, lựa chọn những loại chỉ tiêu thích hợp, xác định trọng
số theo thứ tự ưu tiên cho từng chỉ tiêu.
Trong đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN, lựa chọn phương pháp, thang bậc
hay hệ thống chỉ tiêu đánh giá là rất phức tạp. Nó phụ thuộc chặt chẽ vào mức độ phân
hoá của TN, sự nhạy cảm và hiểu biết nhuần nhuyễn TN lãnh thổ của người nghiên
cứu. Kết quả đánh giá còn được kiểm nghiệm và điều chỉnh lại cho phù hợp với từng
ngành sản xuất trên lãnh thổ nghiên cứu. Trong quá trình đánh giá, tổng hợp hoặc thay
đổi phương pháp là tất yếu để đạt kết quả đánh giá chính xác và hiêu quả.
Qua nhiều công trình nghiên cứu của các nhà địa lý Xô Viết, các mô hình đánh
giá tổng hợp khái quát cho các lãnh thổ: mô hình đánh giá chung của Mukhina L.I
(1970); mô hình đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN cộng hoà Ucraina của
Marinhich A.M (1970); mô hình đánh giá thiết kế lãnh thổ CH Ucraina của Sisenko
P.G (1983) và nhiều công trình khác. Có thể khái quát nội dung quá trình đánh giá
tổng hợp theo mô hình sau [10]:
Hình 1.2: Sơ đồ khái quát nội dung quá trình đánh giá tổng hợp
Đặc điểm sinh thái công trình

đặc trưng kĩ thuật – công nghiệp
của các ngành sản xuất

Đặc trưng của các đơn vị
tổng hợp TN

Đánh giá tổng hợp
Xác định mức độ thích hợp của các
thể tổng hợp TN đối với các mục tiêu
thực tiễn cụ thể
Đề xuất các kiến nghị
sử dụng hợp lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường

1.1.3. Hệ thống phân loại CQ và bản đồ CQ
1.1.3.1. Hệ thống phân loại CQ
16


* Các nguyên tắc và phương pháp xây dựng hệ thống phân loại CQ
Phân loại CQ là khâu quan trọng trong nghiên cứu và thành lập bản đồ CQ. Trên
thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều hệ thống phân loại khác nhau, nhưng chưa có một
hệ thống phân loại thống nhất cho từng cấp lãnh thổ cụ thể.
Theo tác giả Vũ Tự Lập và nhiều nhà NCCQ thì khi tiến hành phân loại CQ, đưa
ra một hệ thống phân loại cho từng cấp, cần đảm bảo những nguyên tắc chung như sau
[23,tr.95], [27,tr.114].
- Phân loại riêng từng cấp phân vị, mỗi hệ thống có số lượng cá thể riêng, chỉ tiêu
phân loại riêng và số lượng bậc phân loại riêng.
- Hệ thống phân loại phải phản ánh đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa các
quy luật phân hoá không gian phổ biến của địa lý quyển, đây là nguyên nhân chính

dẫn đến sự hình thành nên các cấp.
- Hệ thống phân loại phải bao quát đầy đủ các cấp có thể áp dụng cho việc thành
lập bản đồ CQ ở mọi tỉ lệ, cho mọi lãnh thổ lớn nhỏ, cả cho miền núi lẫn đồng bằng.
Hệ thống phân loại phải bao quát đầy đủ các cá thể, không thể có tình trạng không thể
biết xếp một cá thể vào bậc phân loại nào, đồng thời cũng không được xếp một cá thể
vào vài bậc phân loại khác nhau.
- Mỗi bậc phân loại chỉ được dùng một tiêu chí. Nếu muốn dùng nhiều chỉ tiêu,
thì phải kết hợp chúng lại thành một chỉ tiêu tổng hợp.
- Hệ thống phân loại phải có số bậc hợp lý tuỳ thuộc vào tính chất của đối tượng
phân loại. Tránh quá nhiều (sẽ gây rườm rà), tránh thiếu bậc (gây khó hiểu cho mối
liên hệ giữa các bậc). Nên chọn những yếu tố quan trọng chi phối hoặc đại diện nhiều
yếu tố khác nhau.
- Chú ý đến danh pháp cho từng bậc phân loại khác nhau, đồng thời đơn vị bậc
dưới nên có dấu vết của bậc trên trong tên gọi và kí hiệu.
Những nguyên tắc trên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Luận văn đã áp dụng
linh hoạt các nguyên tắc này trong quá trình phân loại CQ cho khu vực nghiên cứu.
Sự phân hoá của CQ là phân hoá cấu trúc của các thành phần. Các thành phần
này xâm nhập, tác động tương hỗ với nhau. Mối tương quan giữa các thành phần CQ
không biểu hiện lên bề mặt Trái đất. Nghiên cứu đặc trưng cấp phân vị cần dựa vào
tổng thể các dấu hiệu địa đới và phi địa đới. Thống nhất giữa quy luật địa đới và phi
địa đới là sự thống nhất biện chứng. Mặt nào đó trội lên thì mặt kia sẽ giữ vai trò thứ
yếu. Do đó, khi phân loại không nên xét chúng trong mối quan hệ đồng cấp.

17


Xây dựng một hệ thống phân loại đầy đủ, các cấp ứng với các chỉ tiêu khác nhau,
tránh những cấp mà chỉ tiêu chưa thật rõ ràng, chưa có sự thống nhất cao của nhiều
nhà nghiên cứu. Mỗi chỉ tiêu phân hoá chỉ có ý nghĩa áp dụng đối với một vùng nhất
định. Khó có thể áp dụng hệ thống phân loại, chỉ tiêu các cấp của vùng này cho vùng

khác. Vì vậy, căn cứ vào đặc thù TN, sự phân hóa CQ của khu vực nghiên cứu, chúng
tôi đã xây dựng được hệ thống phân loại CQ riêng cho lãnh thổ nghiên cứu là vùng đất
ngập nước Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp.
* Một số hệ thống phân loại phổ biến trong NCCQ
+ Một số hệ thống phân loại CQ trên thế giới
Cho đến nay, CQ học vẫn chưa có một hệ thống phân loại được nhiều người chấp
nhận là đủ cơ sở khoa học và chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp. Để xây dựng hệ thống phân
loại và thành lập bản đồ CQ vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng
Tháp, chúng tôi tham khảo một số hệ thống phân loại của tác giả nước ngoài. Chúng
tôi không có ý định phân tích ưu khuyết điểm của các hệ thống, chỉ nêu một số hệ
thống phân loại có tính chất phổ biến nhằm thuận cho việc xác lập hệ thống phân loại
phù hợp với khu vực nghiên cứu.
Các hệ thống phân loại đều phân chia các cấp dựa vào quy luật địa đới và phi địa
đới nhưng đánh giá vai trò của chúng là khác nhau, nên có sự khác nhau giữa các hệ
thống và phân tán trong việc xây dựng hệ thống phân loại.
Hệ thống phân vị của phân vùng là hệ thống phân loại các thể tổng hợp ĐLTN cá
thể. Trong nghiên cứu các thể tổng hợp ĐLTN cần phân chia theo các đơn vị kiểu loại.
Hiện nay, xây dựng bản đồ CQ các tỉ lệ cũng sử dụng rộng rãi các đơn vị phân vùng
theo kiểu loại để thể hiện các thể tổng hợp kiểu loại (các CQ). Sau đây là 3 công trình
tiêu biểu của phân loại CQ theo kiểu loại.
- Hệ thống phân loại CQ của A.G. Ixasenco (1961)
Gồm 8 bậc: Nhóm kiểu  kiểu  phụ kiểu  lớp  phụ lớp  loại  phụ loại
 biến chủng (thể loại) [20], [43], [49].

Bảng 1.1: Hệ thống phân loại CQ của A.G. Ixasenco (1961)

18


STT Đơn vị

1

Những dấu hiệu

Nhóm kiểu Có những nét tương tự địa đới của các CQ trong phạm vi địa ô và
lục địa khác nhau.
Có cùng điều kiện thủy nhiệt, cùng đặc điểm về cấu trúc, đồng
nhất về quá trình di động của các nguyên tố hóa học, các quá trình
ngoại sinh, sự hình thành thổ nhưỡng, thành phần và cấu trúc các
quần thể sinh vật.

2

Kiểu

3

Phụ kiểu

Có những khác nhau theo tính địa đới bậc thứ và những dấu hiệu
chuyển tiếp trong cấu trúc.

4

Lớp

Mức độ tác động biến hình cao các nhân tố kiến tạo sơn văn tới
cấu trúc đới của các CQ.

5


Phụ lớp

Ở miền núi - sự phát triển triển đầy đủ của dãy vòng đai - theo
chiều cao điển hình.

6

Loại

Cùng chung nguồn gốc, kiểu địa hình, đá mẹ và cấu trúc hình thái
ưu thế.

7

Phụ loại

Có một vài đặc điểm về bối cảnh.

8

Biến
chủng
(thể loại)

Những đặc điểm theo khí hậu của địa phương

- Hệ thống phân loại CQ của N.A. Gvozdexki (1961)
Gồm 5 bậc: lớp  kiểu  phụ kiểu  nhóm  loại [23], [43], [49]
Bảng 1.2: Hệ thống phân loại CQ của N.A. Gvozdexki (1961)

STT Đơn vị
1
Lớp
2
Kiểu

Các dấu hiệu
Những dấu hiệu địa chất - địa mạo quyết định tính chất biểu hiện
tính địa đới và mối tương quan nhiệt ẩm
Những dấu hiệu mang tính đới (chỉ số khô hạn bức xạ, tuần hoàn
sinh vật của các phần tử di động (COH) nguyên tố loại hình của sự
di động theo nước, kiểu thực bì và thổ nhưỡng)

3

Phụ kiểu Tính địa đới (các á đới theo chiều ngang và các vòng đai theo chiều
(biến thể cao) và tính địa khu theo kinh tuyến.
của kiểu)

4

Nhóm

Những đặc điểm địa chất - địa mạo

5

Loại

Tính đồng nhất về các ĐKTN và tính cùng kiểu về cấu trúc ngang

(tổ hợp của các vi CQ).

- Hệ thống phân loại CQ của Nhikolaev (1966)

19


Gồm 12 cấp: Thống  hệ  phụ hệ  lớp  phụ lớp  nhóm  kiểu  phụ kiểu

 hạng  phụ hạng  loại  phụ loại [10], [43], [49]
Bảng 1.3: Hệ thống phân loại CQ của Nhikolaev (1966)
ST Đơn vị
T
1 Thống

Các dấu hiệu
Kiểu tiếp xúc của các quyển địa lí trong cấu trúc lớp vỏ CQ.

2

Hệ

3

Phụ hệ

4

Lớp


5

Phụ lớp

6

Nhóm

Cân bằng nhiệt ẩm và biểu hiện của cơ sở năng lượng phân bố
trong không gian thông qua tính địa đới của các CQ.
Tính địa ô của các đới làm phân bố lại nền tảng nhiệt ẩm của các
đới
Cấu trúc hình thái của các đơn vị cấp lớn (đại địa hình) đã xác định
kiểu địa đới của lãnh thổ (địa đới theo vĩ độ và đai cao theo chiều
cao). Có hai lớp chủ yếu là đồng bằng và núi.
Sự phân hóa tầng trong cấu trúc CQ ở núi và đồng bằng làm phân
hóa cường độ các quá trình địa lí TN.
Những đặc điểm chế độ địa hóa theo mức độ thoát nước.

7

Kiểu

Những chỉ số sinh khí hậu.

8

Phụ
kiểu
Hạng


Mang dấu hiệu của kiểu nhưng ở cấp phụ kiểu thổ nhưỡng và phụ
lớp quần thể thực vật mang tính chất là các quần thể chuyển tiếp.
Các kiểu địa hình phát sinh.

9

10 Phụ
hạng
11 Loại
12 Phụ loại

Các kiểu địa hình phát sinh và nham thạch bề mặt.
Sự giống nhau của các dạng ưu thế.
Ưu thế về diện tích của các dạng phụ thuộc.

Những hệ thống phân loại trên cho thấy: thứ tự cấp bậc không đồng nhất trong sơ
đồ phân loại của các tác giả, có sơ đồ thì đặt cấp kiểu trên cấp lớp, đa số các sơ đồ lại
đặt cấp lớp trên cấp kiểu.
+ Một số hệ thống phân loại CQ áp dụng cho lãnh thổ Việt Nam.
- Hệ thống phân loại của tác giả nước ngoài
- Người đưa ra hệ thống phân vùng đầu tiên cho nước ta là T.N. Seglova (Liên
Xô cũ) trong công trình “Việt Nam” (1957) - tác phẩm địa lý Việt Nam ra đời đầu tiên.
Ông sử dụng hệ thống phân vị đơn giản, có 2 cấp: vùng và á vùng.
- Trong “Thiên nhiên miền Bắc Việt Nam”(1961) của Fridland, sử dụng hệ
thống phân vị gồm 5 cấp. Mối quan hệ giữa các cấp không rõ ràng. Miền Bắc Việt
Nam được chia thành 3 lãnh thổ: đồng bằng, đồi, núi. Lãnh thổ đồng bằng và đồi,

20



được chia ra tỉnh  vùng. Lãnh thổ núi chia theo hệ thống khác: lãnh thổ  quận 
á quận  đới (đối với khu vực đá silicat) hoặc vùng (đối với các khu vực đá vôi).
- Hệ thống phân vị này không chỉ rõ quan hệ của các cấp với cấp trên nó và
không có chỉ tiêu cho từng cấp cụ thể [30].
- Hệ thống phân loại của tác giả Việt Nam
Các tác giả nghiên cứu về CQ nước ta đưa ra nhiều hệ thống phân loại, nhưng
chưa có một hệ thống phân loại chung cho toàn lãnh thổ. Các hệ thống phân loại có
hướng tiếp cận khác nhau, phục vụ nhiều mục đích khác nhau, số lượng cấp CQ trong
hệ thống phân loại không giống nhau nhưng không mâu thuẫn về nguyên tắc phân chia.
Hệ thống phân loại của Vũ Tự Lập (1974), áp dụng cho NCCQ miền Bắc Việt
Nam gồm 16 cấp [23]. Mỗi cấp phân vị có chỉ tiêu chuẩn đoán kèm theo. Đây là hệ
thống phân loại đồ sộ, có tính lý thuyết cao, có nguyên tắc rõ ràng, phản ánh đúng đắn
mối quan hệ không gian của địa lý quyển, có đầy đủ các cấp (phần đất liền) để phân
vùng ở mọi tỉ lệ cho lãnh thổ có kích thước lớn nhỏ, cho cả miền núi và đồng bằng. Hệ
thống phân loại này được xây dựng theo quan điểm các đơn vị CQ là những cá thể,
không lặp lại trong không gian. Vì thế, không thể áp dụng cho bản đồ phân kiểu CQ.
Trong hệ thống này có những đơn vị bắt buộc với chỉ tiêu chính xác để làm chỗ dựa
cho phân vùng một lãnh thổ theo hướng “từ trên xuống” hoặc “từ dưới lên”, từ cấp lớn
nhất (địa lí quyển) đến cấp nhỏ nhất (điểm địa lý). Chúng tôi nhận thấy khó áp dụng hệ
thống phân loại này cho một lãnh thổ nhỏ như khu vực luận văn tiến hành nghiên cứu.

Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống phân loại của Vũ Tự Lập (1974), áp dụng cho NCCQ
miền Bắc Việt Nam

21


Quyển địa lý
Đất liền

Ô địa lý

Đại dương

Vòng địalý

Xứ địa lý

Đới địalý

Miền địa lý
Khu địa lý

Khối địa lý

Á khu địa lý

Đai cao địa lý
Cảnh địa lý
Á đai cao địa lý

Á cảnh địa lý

Nhóm dạng địa lý
Dạng địa lý
Á dạng địa lý
Nhóm diện địa lý
Diện Địa lý
Điểm địa lý
Ngoài hệ thống trên, có rất nhiều hệ thống phân loại khác:

- Vũ Tự Lập (1983): hệ thống phân loại 4 cấp áp dụng cho bản đồ các kiểu CQ
Việt Nam tỉ lệ 1: 2.000.000, gồm: Lớp CQ  phụ lớp  hệ  kiểu [49].
- Phạm Quang Anh và tập thể tác giả phòng ĐLTN tổng hợp (Viện Khoa học
Việt Nam) xây dựng bản đồ “CQ Việt Nam” tỉ lệ 1:2.000.000 (1983), hệ thống phân
loại có 7 cấp, dựa trên hệ thống phân loại của Nicolaev: Khối CQ  hệ  phụ hệ 
lớp  phụ lớp  nhóm  kiểu CQ. Trong đó kiểu CQ là cấp cơ sở, hiểu là kiểu các
khu vực (CQ) tương tự nhau về mặt phát sinh, có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn. Hướng
khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên trên lãnh thổ của cùng kiểu gần giống nhau,
mặc dù sự phân bố của chúng ở xa nhau.

22


- Năm 1983, tập thể tác giả phòng ĐLTN tổng hợp (Viện Khoa học Việt Nam)
xây dựng bản đồ “CQ Tây Nguyên” tỉ lệ 1: 250.000, phục vụ nghiên cứu đánh giá tổng
hợp ĐKTN, KT-XH, quy hoạch phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý lãnh thổ vùng, đưa
ra hệ thống phân loại gồm 6 cấp: Hệ CQ  lớp  phụ lớp  kiểu  phụ kiểu 
hạng CQ. Đơn vị cơ sở là “ hạng CQ”, được phân chia căn cứ vào dấu hiệu địa mạo,
kiểu địa hình phát sinh với đặc điểm của nền nham là chỉ tiêu cơ bản cho cấp phân loại
này.
Để áp dụng vào NCCQ ở quy mô toàn quốc hay các khu vực cụ thể của nước ta,
tập thể tác giả phòng ĐLTN - Viện khoa học Việt Nam đã bổ sung thêm 2 cấp (phụ hệ
và loại CQ) cho hệ thống phân loại trên. Gồm các cấp như sau:
- Hệ thống phân loại CQ Việt Nam của phòng ĐLTN tổng hợp cho xây dựng
bản đồ “CQ Tây Nguyên” tỉ lệ 1: 250.000 [49].
Bảng 1.4: Hệ thống phân loại CQ Việt Nam của phòng ĐLTN tổng hợp cho
xây dựng bản đồ “CQ Tây Nguyên” tỉ lệ 1: 250.000
STT
Đơn vị
1 Hệ CQ


Dấu hiệu đặc trưng
Nền bức xạ chủ đạo quyết định tính đới. chế độ nhiệt - ẩm quyết
định cường độ chu trình vật chất và năng lượng.

2

Phụ hệ CQ Chế độ hoàn lưu gió mùa quyết định phân bố lại nhiệt ẩm gây
ảnh hưởng lớn tới chu trình vật chất.
3 Lớp CQ
Đặc điểm các khối địa hình lớn quy định tính đồng nhất của hai
quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc mòn và tích tụ.
4 Phụ lớp CQ Sự phân tầng bên trong của lớp.
5 Kiểu CQ
Đặc điểm sinh khí hậu (kiểu thảm thực vật phát sinh - kiểu đất).
6
Phụ kiểu Các đặc trưng cực đoan của khí hậu ảnh hưởng lớn tới các điều
CQ
kiện sinh thái.
7 Hạng CQ Các kiểu địa hình phát sinh
8 Loại CQ
Sự giống nhau tương đối của các dạng địa lí của thể cấu thành
dạng CQ (sự kết hợp của các quần xã thực vật phát sinh và hiện
đại với loại đất).
Các đơn vị cấu trúc hình thái CQ
9 Dạng địa lý
10 Nhóm dạng
11 Diện địa lý
12 Nhóm diện
- Năm 1997, trong công trình “Cơ sở CQ học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên

nhiên nhiên, BVMT lãnh thổ Việt Nam” các tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng
Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh xây dựng hệ thống phân loại gồm 7 cấp, áp dụng cho bản
đồ CQ Việt Nam tỉ lệ 1: 1.000.000 [10]. Nội dung và chỉ tiêu phân chia các cấp như sau:

23


Bng 1.5: H thng phõn loi ỏp dng cho bn CQ Vit Nam t l 1: 1.000.000
STT
1

2

Cp
Cỏc ch tiờu phõn chia
phõn v
H
c trng trong quy mụ i t nhiờn,
thng
c quy nh bi v trớ lónh th so vi v
CQ
trớ Mt tri v cỏc hot ng t quay ca
Trỏi t xung quanh nú.
Phụ hệ c trng nh lng ca iu kin khớ
thống
hu c quy nh bi hot ng ca hon
CQ
lu khớ quyn trong mi tng tỏc gia
iu kin nhit - m quy mụ ỏ i, quyt
nh s tn ti v phỏt trin ca qun th

thc vt liờn quan n vựng sinh thỏi h
thc vt.

3

Lớp
CQ

4

Ph
c trng trc lng hỡnh thỏi trong
lp CQ khuụn kh lp, th hin cõn bng vt cht
gia cỏc c trng trc lng hỡnh thỏi a
hỡnh, cỏc c im khớ hu v c trng
ca qun th thc vt: sinh khi, mc
tng trng, tun hon sinh vt theo cỏc
ngng cao.

5

Kiu
CQ

6

Ph
kiu
CQ


c trng hỡnh thỏi phỏt sinh ca i a
hỡnh lónh th, quyt nh quỏ trỡnh thnh
to, thnh phn vt cht mang tớnh phi a
i, biu hin bng cỏc c trng nh
lng, ca cõn bng vt cht, quỏ trỡnh di
chuyn vt cht, lng sinh khi, cng
tun hon sinh vt ca qun th phự
hp vi iu kin sinh thỏi c quy nh
bi s kt hp gia yu t a hỡnh v khớ
hu.

Những đặc điểm sinh khí hậu chung quyết
định sự thành tạo các kiểu thảm thực vật,
tính thích ứng của đặc điểm phát sinh quần
thể thực vật theo đặc trng biến động của
cân bằng nhiệt ẩm.
Nhng c trng nh lng sinh khớ hu
cc oan quyt nh thnh phn loi ca
kiu thm thc vt, quy nh ngng ti
hn phỏt trin ca cỏc loi thc vt cu
24

Mt s vớ d
- H thng CQ nhit i m giú
mựa.

- Ph h thng CQ chu nh
hng ca mựa ụng lnh, m
vi h thc vt Himalaya cõy
c du.

- Ph h thng CQ khớ hu
núng, m vi hai h thc vt tiờu
biu c trng: Mó lai
Indonesia.
- Lp CQ nỳi c trng bi
quỏ trỡnh di chuyn khe rónh,
rng rm thng xanh ma
mựa.
- Lp CQ i. Di chuyn b
mt khe rónh.
- Lp CQ ng bng tớch t vt
cht.
- Lp CQ o ven b - quỏ
trỡnh tớch t v di chuyn hn
hp.
- Ph lp CQ trờn nỳi cao.
- Ph lp CQ trờn nỳi trung
bỡnh.
- Ph lp CQ trờn nỳi thp.
- Ph lp CQ trờn cao nguyờn
cao.
- Ph lp CQ ng bng ven
bin.
- Kiu CQ rng rm nhit i,
ma mựa trờn nỳi thp,..
- Kiu CQ rng na rng lỏ
nhit i, ma mựa trờn nỳi thp.
- Ph kiu CQ rng na rng lỏ
nhit i, ma mựa vi mt mựa
khụ kộo di, khụng cú mựa ụng

lnh.


7

Loại
(nhóm
loại)
CQ

thành các kiểu thảm theo nguồn gốc phát
sinh.
Đặc trưng bởi mối quan hệ tương hỗ giữa - Loại CQ cây bụi trảng cỏ
các nhóm quần xã thực vật và các loại đất nghèo kiệt trên đất xói mòn trơ
trong chu trình sinh học nhỏ, quyết định sỏi đá vùng đồi.
mối cân bằng vật chất của CQ qua các
điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và sự tác
động của các hoạt động nhân tác.

- Năm 2004, khi nghiên cứu về CQ dải ven biển đồng bằng sông Hồng, tác giả
Phạm Thế Vĩnh đưa ra hệ thống phân loại gồm 7 cấp: Hệ  phụ hệ  dải  lớp 
kiểu  hạng  loại [50].
- Đánh giá CQ cho huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La, tác giả Vũ Quốc Đạt (2006) đã
xây dựng hệ thống phân loại áp dụng cho lãnh thổ nghiên cứu gồm 5 cấp: Lớp  phụ
lớp  kiểu  phụ kiểu  loại [7].
Qua hệ thống phân loại CQ của các tác giả, có thể thấy: Có sự khác nhau rõ rệt
giữa các hệ thống phân loại. Nghiên cứu ở tỉ lệ bản đồ khác nhau xuất hiện các đơn vị
phân loại khác nhau; Lãnh thổ càng nhỏ, đơn vị phân vị càng chi tiết như: Mai Sơn
(Sơn La) [7], A Lưới (Thừa Thiên-Huế) [15]; Một số đơn vị cơ sở được nhiều tác giả
thừa nhận, đó là: lớp CQ, phụ lớp CQ, kiểu CQ, phụ kiểu CQ và loại CQ.

Như vậy, tên gọi một CQ ở các hệ thống phân loại khác nhau là không đồng
nghĩa với nhau. Do đó, khi NCCQ một lãnh thổ cần hiểu đúng bản chất, không thể
hiểu theo tên gọi của chúng.
1.1.3.2. Bản đồ CQ
* Quan niệm chung về bản đồ CQ
Mỗi đơn vị phân loại CQ là một hợp phần của vỏ Trái đất. Các thể tổng hợp TN
đều chịu ảnh hưởng của hoạt động nhân tác với nhiều biện pháp kĩ thuật khác nhau.
Hoạt động nhân tác tích cực hay tiêu cực đều làm thay đổi CQ. Do đó, nghiên cứu các
đơn vị CQ phải xét chúng trong mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần. Đối tượng
và kết quả nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần được thể hiện lên bản
đồ. Bản đồ CQ phản ánh đầy đủ, khách quan đặc điểm, quy luật hình thành, phân bố
của các thành phần, yếu tố TN và mối quan hệ giữa các đơn vị CQ trên một lãnh thổ.
NCCQ, ĐGCQ phục vụ sử dụng hợp lí tài nguyên, BVMT và PTBV đòi hỏi những
nghiên cứu tổng hợp, đặc biệt là xây dựng bản đồ tổng hợp - bản đồ CQ.
“Bản đồ CQ là một bản đồ tổng hợp, phản ánh một cách đầy đủ, khách quan các
đặc điểm của TN, mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa các hợp phần riêng lẻ của
TN” [10, tr.59].
* Nguyên tắc nghiên cứu thành lập bản đồ CQ

25


×