Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

NGHIÊN cứu tái sử DỤNG rơm rạ làm PHÂN bón CHO cây lúa tại TỈNH HƯNG yên NHẰM cải tạo độ PHÌ NHIÊU của đất, GIẢM THIỂU ô NHIỄM môi TRƯỜNG (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.62 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

ĐặNG THÙY ANH

NGHIÊN CỨU TÁI SỬ DỤNG RƠM RẠ
LÀM PHÂN BÓN CHO CÂY LÚA TẠI TỈNH HƯNG YÊN
NHẰM CẢI TẠO ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT,
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Đặng Thùy Anh

NGHIÊN CỨU TÁI SỬ DỤNG RƠM RẠ
LÀM PHÂN BÓN CHO CÂY LÚA TẠI TỈNH HƯNG YÊN
NHẰM CẢI TẠO ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT,
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường


Mã số

:13005443

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. Mai Văn Trịnh

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Trần Văn Thụy


Hà Nội - 2015

3


MỞ ĐẦU
Lúa là cây trồng phổ biến, quan trọng nhất hiện nay vì diện tích gieo trồng lúa
chiếm đến 61% diện tích trồng trọt cả nước và 80% nông dân việt nam là nông dân trồng
lúa [33]. theo đánh giá của cục trồng trọt và nhiều nghiên cứu, lượng phụ phẩm trong sản
xuất lúa chiếm tới 50% chất khô, nghĩa là cứ sản xuất ra 1 tấn thóc thì có 1 tấn rơm rạ
[33]. do vậy, hằng năm tạo ra một khối lượng rơm rạ dư thừa khổng lồ trong quá trình
sản xuất và chế biến. khối lượng rơm rạ lớn mà không được sử dụng hết là nỗi lo về các
bãi chứa, đe dọa ô nhiễm môi trường, đặc biệt với những địa phương có tỷ lệ về sản xuất
nông nghiệp lớn.
Trước đây, rơm rạ hầu như được sử dụng triệt để làm vật liệu xây dựng, làm nhà,

nguyên liệu, chất đốt, phân bón. Ngày nay, với sự phát triển của công nghiệp hóa và đô
thị hóa, các sản phẩm cung cấp cho nông nghiệp ngày càng nhiều. Con người không sử
dụng nhiều những phụ phẩm rơm rạ cho nhu cầu làm nhà, chất đốt và thức ăn gia súc, vì
thế những rơm rạ này thường bị bỏ lại ngay tại đồng ruộng sau khi thu hoạch, thậm chí
bị đốt ngay tại ruộng gây hậu quả nghiêm trọng tới môi trường đất, môi trường không
khí, tăng khả năng phát thải khí nhà kính và ảnh hưởng các vấn đề nhân sinh xã hội
khác.
Sử dụng rơm rạ dư thừa phát sinh trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề rất cấp
bách, vừa giải quyết được ô nhiễm môi trường vừa tận dụng được tài nguyên cácbon và
dinh dưỡng cho cây trồng. Sử dụng rơm rạ làm than sinh học, phân compost vừa hạn chế
hoạt động thải bỏ gây ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và có ý nghĩa duy
trì sức sản xuất của đất. Hiện tại các hình thức sử dụng rơm rạ làm phân bón còn ít được
phổ biến rộng do đặc thù sản xuất nông nghiệp từng vùng và thái độ tiếp nhận của nông
dân. Hưng yên là một tỉnh có nền nông nghiệp phát triển tuy nhiên chưa chú trọng đến
tận dụng rơm rạ làm phân compost, than sinh học tăng độ phì nhiêu và năng suất cây
trồng. Vì vậy, Đề tài “Nghiên cứu tái sử dụng rơm rạ làm phân bón cho cây lúa tại
tỉnh Hưng Yên nhằm cải tạo độ phì nhiêu của đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường”
được tiến hành nhằm đánh giá khả năng cải tạo đất của phân bón hữu cơ làm từ rơm rạ,
từ đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc tái sử dụng rơm rạ, góp phần giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
4


Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá hiệu quả của việc tái sử dụng rơm rạ làm phân
bón trong cải tạo đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nội dung nghiên cứu của đề tài
là đánh giá hiệu quả của bón kết hợp than sinh học, phân compost tới độ phì nhiêu đất.
Bên cạnh đó, đề tài tiến hành đánh giá hiệu quả môi trường của việc bón kết hợp than
sinh học và phân compost nhằm nâng cao lợi ích của việc tái sử dụng rơm rạ làm phân
bón, đề xuất một số giải pháp quản lý và sử dụng rơm rạ bảo vệ sinh thái môi trường.
Địa bàn lựa chọn nghiên cứu của đề tài là những cánh đồng lúa của các hộ dân

thuộc xã Minh Phượng, huyện Tiên Lữ và xã Trung Nghĩa, T.P Hưng Yên, tỉnh Hưng
Yên. Đây là nơi có diện tích sản xuất lúa lớn của xã với diện tích canh tác trung bình
trồng lúa của các hộ đạt trên 1000 m 2/hộ. Nơi có vị trí đường giao thông thuận tiện, hệ
thống tưới tiêu hợp lý, cho việc triển khai bố trí, theo dõi thí nghiệm trên địa bàn.

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Ảnh hưởng của sử dụng rơm rạ đến tính chất đất
Cày vùi rơm rạ vào đất sau trồng trọt
Tuy nhiên do trong giai đoạn chuyển vụ trước sang vụ sau (thời gian ngắn hơn 20
ngày) thì rơm rạ chưa phân giải hết, lúa của vụ sau cấy xuống trong giai đoạn rơm rạ bị
phân huỷ có nhiều chất độc sinh ra như H 2S, CH4 với sự cạnh tranh về dinh dưỡng như
ôxy, đạm, lân và năng lượng giữa cây trồng và vi sinh vật đất dẫn đến rễ lúa bị ngộ độc,
thối đen và cây lúa bị thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến chết hoặc còi cọc [15].
Tác dụng của than sinh học tới tính chất đất
- Hàm lượng dinh dưỡng cao và khả năng giữ dinh dưỡng cao có thể cải thiện khả
năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và giảm sự rửa trôi dinh dưỡng, - Sự chuyển
hóa chất hữu cơ từ di dộng sang các thể C ổn định có thể giảm sự phát thải khí nhà kính
CO2 vào không khí trong khi làm đất và tăng lượng C ở lại trong đất.
Tác dụng của phân compost tới tính chất đất
- Cải thiện kết cấu đất, Quân bình độ pH trong đất, Duy trì độ ẩm ướt cho đất, Tạo
môi trường tốt cho các vi khuẩn có lợi cho đất sinh sống, Trung hòa độc tố trong đất
trồng, Dự trữ Nitơ.

6


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, khảo sát thực địa, phỏng vấn đánh giá phương thức sử dụng rơm rạ
của nông dân Hưng Yên tại hai xã Minh Phượng – huyện Tiên Lữ và Xã trung Nghĩa –
T.P Hưng Yên
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng rơm rạ làm than sinh học và phân compost
bón kết hợp phân NPK cải thiện môi trường đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng tốt rơm rạ đảm bảo môi trường sinh thái.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
2.3.2. Phương pháp điều tra thực địa
2.3.3. Phương pháp sản xuất than sinh học và phân compost từ rơm rạ
2.3.3.1. Phương pháp sản xuất than sinh học ( xem phụ lục 3)
Hàm lượng dinh dưỡng của than sinh học từ rơm rạ được phân tích sau khi đốt đưa vào
thí nghiệm (bảng 2.1)
Bảng 2.1: Chất lượng TSH được sản xuất từ rơm bằng phương pháp nhiệt phân từ
lò đốt
Độ ẩm (%)

TC (%)

OC (%)

N (%)

28.50

P2O5 (%)

0.19

52.5
4.11
0.493
2.3.3.2. Phương pháp sản xuất phân compost (xem phụ lục 4)

K2O (%)
0.876

Hàm lượng dinh dưỡng của phân compost được ủ từ rơm rạ được phân tích đưa
vào thí nghiệm (bảng 2.2)
Bảng 2.2: Chất lượng phân ủ compost được ủ từ rơm kết hợp chế phẩm
Chỉ tiêu phân tích

Giá trị

Ẩm độ (%)

25.0

pH

7.27

N (%)

0.980

P2O5 (%)

0.109


K2O (%)

1.267

Hàm lượng hữu cơ (%)

28.75
7


2.3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu quả của than sinh học và phân
compost đến độ phì nhiêu của đất
Thí nghiệm 1: Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của than sinh học
Công thức thí nghiệm:
CT1 (đối chứng): Theo canh tác của nông dân (NPK), liều lượng bón như sau:
Phân NPK cho 1 ha /vụ mùa: 120kg N + 70 kg P2O5+ 90kg K2O
Phân NPK cho 1 ha /vụ xuân: 150kg N + 75kg P2O5 + 100kg K2O
CT2: Lượng TSH được tính bằng lượng carbon tương đương với lượng carbon
trong PC (tính cho 10 tấn PC/ ha/vụ) lượng than sinh học : 5 tấn/ha/vụ
Phân NPK cho 1 ha /vụ mùa: 98kg N + 53 kg P2O5+ 68kg K2O
Phân NPK cho 1 ha /vụ xuân: 110kg N + 55kg P2O5 + 79kg K2O
Cách bón phân
Bón lót: Toàn bộ lượng than sinh học, 30% N, 100% phân lân.
Bón thúc lần 1 (sau trồng 10 ngày): 50% N + 50% K2O
Bón thúc lần 2 (bắt đầu ra hoa): 20% N + 50% K2O
Cách bố trí: Thí nghiệm bố trí theo kiểu ô lớn, không có lần lặp lại. Các ruộng thí nghiệm
được ngăn đôi với một bên ruộng có bón than sinh học và một bên đối chứng. Thí
nghiệm tiến hành trên ruộng của 12 hộ gia đình, với 2 công thức, tổng diện tích thí nghiệm 1
ha.

Thí nghiệm 2: Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của phân compost
Công thức thí nghiệm:
CT1 (đối chứng): Theo canh tác của nông dân (NPK), bón với liều lượng như sau:
Phân NPK cho 1 ha /vụ mùa: 120kg N + 70 kg P2O5+ 90kg K2O
Phân NPK cho 1 ha /vụ xuân: 150kg N + 75kg P2O5 + 100kg K2O
CT2: NPK +Phân ủ compost, liều lượng:
Lượng phân ủ compost được tính Lượng carbon tương đương với lượng carbon
trong PC (tính cho 10 tấn PC/ ha/vụ) , phân compost 6.8 tấn/ha/vụ.
Phân NPK cho 1 ha /vụ mùa: 98kg N + 53 kg P2O5+ 68kg K2O
Phân NPK cho 1 ha /vụ xuân: 110kg N + 55kg P2O5 + 79kg K2O
Cách bón phân
8


Bón lót: Toàn bộ lượng phân compost, 30% N, 100% phân lân. Bón thúc lần 1 (sau trồng
10 ngày): 50% N + 50% K2O
Bón thúc lần 2 (bắt đầu ra hoa): 20% N + 50% K2O
Cách bố trí: Thí nghiệm bố trí theo kiểu ô lớn, không có lần lặp lại.
Các ruộng thí nghiệm được ngăn đôi với một bên ruộng có bón phân compost và một
bên đối chứng. Thí nghiệm tiến hành trên ruộng của 8 hộ gia đình, với 2 công thức, tổng diện
tích thí nghiệm 1ha .
2.3.5. Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
2.25. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu:

9


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Số liệu điều tra rơm rạ tỉnh Hưng Yên
Đề tài điều tra phương thức sử dụng rơm rạ của nông dân Hưng Yên tại hai xã

Minh Phượng,Trung Nghĩa ( bảng 3.7) nhằm tìm hiểu cách sử dụng rơm rạ của nông
dân ở đây.
Bảng 3.1. Phương thức sử dụng rơm rạ của nông dân Hưng Yên
Rơm rạ

Phương thức sử dụng, % số hộ điều tra
Đốt tại

Vùi tại

Độn

Đun

Trồng

Chăn

ruộng

ruộng

chuồng

nấu

nấm

nuôi


7

11

Tỉnh Hưng Yên ( 60 phiếu điều tra )
Rơm rạ

55

17

10

0

Kết quả điều tra ở bảng 3.1 cho thấy:
Về sử dụng rơm rạ có 55 % số hộ sử dụng rơm rạ đốt tại ruộng bón cho cây trồng,
17% số hộ vùi rơm rạ tại ruộng cho cây trồng vụ sau, 10% số hộ sử dụng rơm rạ làm
chất độn chuồng, 11% số hộ sử dụng rơm rạ làm thức ăn cho trâu bò và chỉ có 7% số hộ
sử dụng rơm rạ để trồng nấm.
3.2. Hiệu quả của than sinh học tới độ phì nhiêu của đất
3.2.1. Thành phần cơ giới đất
Kết quả phân tích thành phần cơ giới sau 2 vụ cho thấy: không thấy sự sai khác rõ về
thành phần cơ giới giữa bón than sinh học và bón phân theo phương thức canh tác thông
thường của người dân (bảng 3.2).
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của bón kết hợp than sinh học đến thành phần cơ giới đất sau
2 vụ canh tác
Công thức

Cát (%)


Limon (%)

Sét (%)

1.NPK

22.13

47.35

30.52

2.NPK +Than sinh học

20.34

49.95

29.71

Ghi chú: Số liệu được tính trung bình tại các ruộng tham gia thí nghiệm sau 2 vụ
3.2.2. Đặc tính hóa học của đất sau thí nghiệm
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của than sinh học đến một số tính chất hoá học đất
nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.3
10


Bảng 3.3. Ảnh hưởng của bón kết hợp than sinh học đến một số tính chất hóa học
của đất sau 2 vụ canh tác

Công thức
1.NPK
2.NPK +Than sinh

pHKCl
5.56

OC
1.95

Tổng số %
N
P2O5
0.209 0.187

K2O
1.27

meq/100g đất
CEC
15.24

5.96
2.36 0.275 0.199 1.37
17.19
học
Ghi chú: Số liệu được tính trung bình tại các ruộng tham gia thí nghiệm sau 2 vụ
Số liệu trong bảng 3.2 cho thấy: Trên đất phù sa vùng đồng bằng sông Hồng, tại
điểm triển khai thí nghiệm khi bón than sinh học đã làm tăng pHKCL, Nts, Kts, hàm lượng
hữu cơ (OC), dung tích hấp thu (CEC) sau 2 vụ canh tác so với phương thức canh tác

thông thường.
3.2.2. Ảnh hưởng bón than sinh học tới năng suất lúa
Than sinh học có diện tích bề mặt lớn và cấu trúc lỗ rỗng phức tạp (1g có thể có một
diện tích bề mặt hơn 1.000 m2) nên có khả năng hấp thụ và giữ nước cũng như chất dinh
dưỡng dưới mặt đất. Nhờ cấu trúc này mà than sinh học đồng thời cũng cung cấp một
môi trường sống an toàn cho cây và các vi sinh vật có lợi trong đất. Tác dụng của bón
than sinh học ảnh hưởng tới độ phì nhiêu của đất được thể hiện qua năng suất lúa có sự
biến động rõ rệt qua 2 vụ ( bảng 3.4).

11


Bảng 3.4. Ảnh hưởng của biện pháp bón kết hợp than sinh học đến năng suất lúa
Đơn vị tính: tạ/ha
TT Hộ tham gia

Vụ mùa 2013

Vụ xuân 2014

Phương

%

Áp dụng thức

1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12

Nguyễn Đình Vương
Trần Đăng Đính
Trần Hữu Cường
Trần Đăng Dư
Trần Hữu Long
Nguyễn Viết Chiến
Trần Đăng Hòa
Trần Thị Hiên
Nguyễn Văn Thắng
Nguyễn Thị Hiệp
Lê Thị Loan
Ngô Văn Ân
TB
CV%
LSd 0,05

than

canh tác

sinh học


thông

50.24
56.11
52.87
51.16
59.65
57.21
49.10
51.03
54.09
50.08
58.16
54.68
53.70
6.52
3.15

thường
49.33
51.38
47.86
45.48
53.12
51.38
47.41
49.58
42.52
48.71

48.64
50.26
48.81
5.81
2.54

tăng so Áp dụng
với đối

compost

chứng
1.80
9.20
10.46
13.15
12.30
11.35
3.50
2.90
27.20
2.80
19.50
8.80
10.02

12

73.50
70.00

71.10
66.40
68.30
70.80
59.50
62.60
70.50
65.00
68.40
59.30
67.10
6.92
4.17

Phương

%

thức

tăng

canh tác so với
thông

đối

thường
65.00
58.10

58.50
60.10
59.20
61.70
55.30
53.10
60.40
58.20
63.60
55.70
59.10
5.79
3.07

chứng
13.08
20.48
21.54
10.48
15.37
14.75
7.59
17.89
16.72
11.68
7.55
6.46
13.54



Kết quả triển khai thí nghiệm cho thấy, sau 2 vụ áp dụng canh tác ( bón than sinh
học kết hợp với bón phân khoáng ) năng suất lúa tăng đáng kể (bảng 3.3). Trên nền bón
NPK+TSH năng suất lúa tăng so với phương thức canh tác thông thường của dân. Năng
suất vụ mùa tăng 10.02% và vụ xuân tăng 13.54% so với canh tác thông thường của
nông dân trên điểm triển khai thí nghiệm. Điều này chứng tỏ than sinh học có tác động
tích cực tới sinh trưởng và năng suất lúa, giúp độ phì nhiêu đất tăng lên đáng kể.
3.3. Hiệu quả của phân compost tới độ phì nhiêu của đất
Việc đánh giá ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực của phân compost đến độ phì
nhiêu của đất đòi hỏi thời gian dài, liên tục và nghiêm ngặt trong phương pháp bố trí
theo dõi thí nghiệm. Do vậy, trong khuôn khổ đề tài chỉ tập trung theo dõi và so sánh
mức độ biến động của một số chỉ tiêu lý, hóa tính của đất sau khi áp dụng bón kết hợp
phân compost so với phương thức canh tác thông thường của người dân.
3.3.1. Thành phần cơ giới đất
Kết quả phân tích thành phần cơ giới sau 2 vụ ở bảng 3.5 dưới đây cho thấy: trên
đất phù sa tại điểm triển khai thí nghiệm không thấy sự sai khác rõ về thành phần cơ giới
giữa các thí nghiệm bón phân compost và phương thức canh tác thông thường của người
dân
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của bón kết hợp phân compost đến thành phần cơ giới đất sau
2 vụ canh tác
Công thức
Cát(%)
Limon(%) Sét(%)
1.NPK
22.13
47.35
30.52
2.NPK + Compost
21.56
48.71
29.74

Ghi chú: Số liệu được tính trung bình tại các ruộng tham gia thí nghiệm sau 2 vụ
3.3.2. Đặc tính hóa học của đất sau thí nghiệm
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân compost đến một số tính chất hoá học
đất nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.6

13


Bảng 3.6. Ảnh hưởng của bón kết hợp phân compost đến một số tính chất hóa học đất
sau 2 vụ canh tác
Công thức
1.NPK
2.NPK +

pHKCl
5.56

meq/100gđ

Tổng số %
OC
1.95

N
0.209

P2O5
0.187

K2O

1.27

ất
CEC
15.24

5.87
2.55
0.255
0.245
1.58
16.19
Compost
Ghi chú: Số liệu được tính trung bình tại các ruộng tham gia thí nghiệm sau 2 vụ
Số liệu trong bảng 3.5 cho thấy: khi bón phân compost đã làm tăng pH, Nts, Kts,
hàm lượng hữu cơ (OC), dung tích hấp thu (CEC) sau 2 vụ canh tác.
3.3.9. Ảnh hưởng của bón phân compost tới năng suất lúa.
Nhằm đánh giá thêm hiệu quả của bón phân compost làm tăng độ phì nhiêu của
đất. Đề tài tiến hành đánh giá hiệu quả của biện pháp canh tác sử dụng phân compost
đến năng suất lúa kết quả được thể hiện ở bảng 3.7

14


Bảng 3.7. Ảnh hưởng của biện pháp bón kết hợp phân compost sản xuất từ rơm rạ
đến năng suất lúa
Đơn vị tính: tạ/ha
TT

Hộ tham gia


Áp
dụng
compost
1
2
3
4
5
6
7
8

Trần Văn Tiến
Nguyễn Thị
Bất
Trần Thị Mỹ
(Quyết)
Trần Thị Thu
(Thuật)
Nguyễn Thị
Tâm 1
Khúc Thị Dẻo
Nguyễn Thị
Tâm 2
Đàm Hữu Thơ
TB
CV%
LSD 0.05


Vụ xuân 2014

Vụ mùa 2013
Phương

% tăng

Phương

thức canh

so với

Áp dụng

thức canh

tác thông

đối

compost

tác thông

thường

chứng

thường


%
tăng
so với
đối

57.88

49.27

17.47

71.00

62.00

chứng
14.52

54.86

46.28

18.54

66.00

61.50

7.32


62.99

54.11

16.41

67.50

60.50

11.57

61.40

52.26

17.49

62.10

55.60

11.69

54.31

48.37

12.28


66.60

60.40

10.26

50.73

43.98

15.34

68.70

63.70

7.85

47.10

50.80

-7.30

58.50

54.60

7.14


46.34
54.45
11.34
7.29

42.83
48.49
8.14
4.66

8.20
12.30

60.30
65.10
6.68
5.13

57.80
59.50
5.38
3.78

4.33
9.41

15



Kết quả bảng 3.7 cho thấy, bón phân ủ compost kết hợp với phân khoáng NPK
cho năng suất lúa mùa năm 2013 đạt từ 48.49- 54.45 tạ/ha (phương thức canh tác thông
thường năng suất đạt 48.49 tạ/ha). Đối với vụ xuân 2014, năng suất lúa có bón kết hợp
phân compost từ rơm rạ dao động trong khoảng từ 59.5 – 65.1 tạ/ha.
3.4. Hiệu quả môi trường than sinh học và phân compost
3.4.1. Hiệu quả môi trường của than sinh học
Việc bón kết hợp than sinh học với phân NPK cũng giúp hàm lượng các bon hữu
cơ được thu hồi tăng lên 0.41% so với thí nghiệm đối chứng.
3.4.2. Hiệu quả môi trường của phân compost
- Việc bón phân compost kết hợp phân NPK của đề tài đã giúp cố định hàm lượng
các bon hữu cơ trong đất lên tới 2.55% và tăng hơn so với chỉ bón phân NPK 0.6%. Kết
quả này có ý nghĩa quan trọng, trong giảm bớt kết hợp của C tạo ra khí CO 2 ngoài khí
quyển. Vì CO2 là một loại khí gây hiệu ứng nhà kính, dẫn tới biến đổi khí hậu, sử dụng
phân compost đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CO2 gây ra.
3.5. Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng tốt rơm rạ
3.5.1.Giải pháp phù hợp với điều kiện địa phương
3.5.2. Tuyên truyền giáo dục, cộng đồng
3.5.3. Giải pháp về quản lý
3.5.4. Giải pháp về công nghệ
3.5.5. Giải pháp về cơ chế, thể chế, tổ chức, quản lý

16


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Bón kết hợp than sinh học vào đất đã làm thay đổi thành phần cơ giới đất
nhưng sự khác biệt này không rõ lắm. Ảnh hưởng của việc bón kết hợp than sinh học
đến đặc tính hóa học của đất sau thí nghiệm cho thấy: hàm lượng Cácbon hữu cơ, pHKCl,
khả năng trao đổi cation (CEC), phốt pho tổng số, đạm tổng số, Kali tổng số đều tăng so

với phương thức thông thường của người dân. Năng suất vụ mùa năm 2013 tăng 10.02%
và vụ xuân năm 2014 tăng 13.54% so với canh tác thông thường của nông dân trên điểm
triển khai thí nghiệm.
2. Bón kết hợp phân compost vào đất đã làm thay đổi thành phần cơ giới của đất
sau thí nghiệm, nhưng tỷ lệ tăng không khác biệt so với phương thức canh tác thông
thường. Đặc tính hóa học của đất sau thí nghiệm bón kết hợp phân copmost được cải
thiện qua kết quả phân tích như sau: giá trị pHKCl của đất tăng 0.31 đơn vị, hàm lượng
Cácbon hữu cơ tăng 0.6 %, N tăng 0.046%, hàm lượng P2O5 tăng 0.058 %, hàm lượng
K20 tăng 0.31% so với phương thức canh tác thông thường.
Bón phân ủ compost kết hợp với phân khoáng NPK cho năng suất cao hơn
phương thức thông thường của người dân, năng suất vụ xuân năm 2014 đều tăng hơn so
với vụ mùa năm 2013.
3. Theo kết quả điều tra 60 nông hộ thì tới 55% số hộ dùng biện pháp đốt tại
ruộng. Việc đốt rơm rạ phát thải ra ngoài khí quyển nhiều khí CO 2, CO,vv…gây hậu quả
nghiêm trọng tới sức khỏe người dân và môi trường. Bón kết hợp than sinh học với phân
NPK cũng giúp hàm lượng các bon hữu cơ được thu hồi tăng lên 0.41% so với thí
nghiệm đối chứng. Đối với bón phân compost kết hợp phân NPK của đề tài, đã giúp cố
định hàm lượng cácbon hữu cơ trong đất lên tới 2.55%. Việc này có ý nghĩa quan trọng
trong giảm phát thải khí CO2 ra ngoài khí quyển.

17


KIẾN NGHỊ
1. Đề tài đã chứng minh bón kết phân compost và than sinh học từ rơm rạ so
với phương thức canh tác thông thường của dân giúp tăng độ phì nhiêu đất, năng suất
lúa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong tương lai đề tài sẽ nghiên cứu chi tiết hơn về
việc tái sử dụng rơm rạ làm phân bón để đưa ra những quy trình triệt để hơn, dễ thực
hiện và mang lại lợi ích kinh tế, môi trường nhiều hơn nữa.
2. Cần có biện pháp kịp thời nhằm quản lý và sử dụng hợp lý rơm rạ, tránh việc

thải bỏ, đốt bỏ rơm rạ gây ô nhiễm môi trường.

18



×