BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH KHI GIAO
DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU
MỤC LỤC
2
LỜI NÓI ĐẦU
Giao dịch dân sự là một trong những mối quan hệ dân sự phổ biến và xảy ra
thường xuyên nhất trong cuộc sống hằng ngày, đó cũng được xem là căn cứ quan trọng
làm phát sinh những mối quan hệ pháp luật có liên quan khác. Giao dịch dân sự bên
cạnh đó cũng chính là một trong những công cụ hữu hiệu để các chủ thể tìm kiếm và
trao đổi lợi ích với nhau. Thông qua giao dịch dân sự, các chủ thể có thể thỏa thuận,
giao kết và xác lập quyền lợi, cũng như nghĩa vụ dân sự đối với nhau. Khi xã hội càng
phát triển thì đi cùng với đó vai trò của giao dịch dân sự cũng ngày càng được khẳng
định. Theo quy định của pháp luật, không phải giao dịch dân sự nào cũng đương nhiên
có hiệu lực mà giao dịch dân sự đó phải tuân thủ các điều kiện luật định mới không bị
vô hiệu, và hệ quả tất yếu là các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có trường hợp tài sản được chuyển
giao thông qua một giao dịch dân sự vô hiệu và sau đó được chuyển tiếp cho một người
thứ ba bằng một giao dịch dân sự hợp pháp; người thứ ba này tham gia giao dịch một
cách thiện chí, ngay thẳng, trung thực và đặc biệt không biết hoặc không thể biết tài
sản mà họ nhận được đã được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự không hợp pháp
trước đó. Vậy nên vấn đề được đặt ra là quyền lợi của người thứ ba này khi tham gia
giao dịch được bảo vệ như thế nào? Giao dịch dân sự ban đầu vô hiệu thì các giao dịch
sau tiếp sau đó có vô hiệu hay không? Người thứ ba này có quyền giữ lại tài sản hay
phải trả lại cho chủ sở hữu ban đầu? Và khi quyền lợi của người thứ ba này được bảo
vệ thì quyền lợi của chủ sở hữu ban đầu sẽ ra sao?
Bài tiểu luận với chủ đề “Bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình khi giao
dịch dân sự vô hiệu” sẽ đưa ra các khái niệm, phân tích, cũng như đánh giá, nhận xét
nhằm tìm hiểu và đưa ra câu trả lời đầy đủ và chi tiết nhất có thể cho những vấn đề nêu
trên.
3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI
THỨ BA NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU
1. Khái niệm về bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô
hiệu
Để hiểu rõ được chế định về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao
dịch dân sự vô hiệu cũng như hiểu được các điều kiện liên quan và hậu quả pháp lý
trong từng trường hợp nhất định thì trước tiên cần phải hiểu định nghĩa về người thứ ba
ngay tình và giao dịch dân sự vô hiệu.
1.1.
Khái niệm “người thứ ba ngay tình”
Khái niệm “người thứ ba ngay tình” được quy định và hiểu thống nhất từ khi
Bộ luật Dân sự đầu tiên ra đời từ năm 1995 cho đến khi được sửa đổi, bổ sung thay thế
bằng Bộ luật Dân sự mới 2005 và kéo dài từ đó cho đến tận thời điểm hiện nay. Khái
niệm “người thứ ba ngay tình” không được quy định trực tiếp nhưng được đề cập đến
một cách gián tiếp tại Điều 195 của Bộ luật Dân sự 1995 và tại Điều 189 của Bộ luật
Dân sự 2005 với chung một định nghĩa: “Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu
tài sản đó là không có căn cứ pháp luật”. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng câu hỏi được
đặt ra ở đây chính là thuật ngữ “người” chỉ dùng để nói đến cá nhân hay bao hàm cả
các chủ thể khác? Có quan điểm cho rằng “bản chất của pháp luật khi ban hành ra
quy định này là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên ngay tình khi tham gia
giao dịch dân sự. Chính vì thế, chúng ta nên hiểu thuật ngữ “người” trong khái niệm
“người thứ ba ngay tình” theo nghĩa rộng, tức là nó bao hàm cả cá nhân, pháp nhân
và các chủ thể khác”1. Hoặc căn cứ quy định của pháp luật, cụ thể theo Điều 130 của
1 Huỳnh Thanh Tình (2013), Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu trong
pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, tr. 11
4
Bộ luật Dân sự 1995 và Điều 1 của Bộ luật Dân sự 2005 thì chủ thể “người” dùng để
chỉ các cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác theo quy định của pháp luật; và các chủ
thể này tham gia vào một giao dịch dân sự trong phạm vi giới hạn cụ thể gồm: chủ sở
hữu tài sản – người trung gian – “người thứ ba”.
Bên cạnh việc xác định chủ thể nào được coi là “người thứ ba” thì còn phải làm
rõ thuật ngữ “ngay tình” là như thế nào. Khái niệm này được từ điển Luật học giải
thích như sau: “ngay tình” là lòng ngay thằng, thực thà, tình thế rõ ràng 2 và “người
thứ ba ngay tình” khi tham gia giao dịch dân sự vô hiệu là người được chuyển giao tài
sản thông qua giao dịch dân sự mà họ không biết tài sản đó do người chuyển giao cho
họ thu được từ một giao dịch vô hiệu 3. Ngoài những định nghĩa vừa nêu, có thể thấy
rằng pháp luật dân sự Việt Nam không có một quy định cụ thể nào khác nói về “người
thứ ba ngay tình”. Theo đó Điều 189 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về “Người chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình” và Điều 138 đề cập đến “Người thứ
ba ngay tình” nhưng nội hàm của “ngay tình” trong hai điều luật trên còn là vấn đề
chưa rõ ràng4. Nhìn từ góc độ so sánh, một số tài liệu nước ngoài có ghi nhận về chế
định này như sau: “A bona fide purchaser” – “người thứ ba ngay tình” là một khái
niệm được sử dụng chủ yếu trong hệ thống thông luật, cụ thể trong pháp luật về bất
động sản và tài sản của cá nhân, khái niệm này dùng để chỉ một bên không có lỗi khi
nhận được một tài sản mà không có bất cứ một yêu cầu hay sự đòi hỏi của một bên nào
khác về quyền sở hữu đối với tài sản đó5. Có thể thấy pháp luật nước ngoài quy định
trực tiếp và cụ thể hơn về chế định này so với pháp luật dân sự của Việt Nam, nhưng
nhìn chung sự ngay tình hay không ngay tình đôi lúc còn khó xác định rõ vì đó là yếu
2 Bộ Tư Pháp, Viện Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ biển Bách khoa – Tư pháp, Hà Nội,
tr.550.
3 Trường Đại học Luật Hà Nội (1995), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội,
tr.95.
4 Đỗ Văn Đại (2012), Luật hợp đồng Việt Nam – bản án và bình luận, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.87.
5
tố phụ thuộc vào ý chí của người thứ ba khi nhận thức về tài sản mà họ giao dịch có
phải là đối tượng của một giao dịch vô hiệu trước đó hay không. Việc “không biết và
không thể biết” là yếu tố thuộc về tính chủ quan của mỗi chủ thể, điều này dẫn đến hệ
quả là việc chứng minh liệu rằng “người thứ ba” này có thật sự không biết và không
thể biết được hành vi chiếm hữu đối với tài sản là không có căn cứ pháp luật hay không
đôi lúc thật sự gặp rất nhiều khó khăn. Hay nói cách khác để chứng minh được sự
“ngay tình” của “người thứ ba” thì vấn đề mấu chốt là phải xác định được liệu rằng
người đó có thật sự không biết và không thể biết về tính hợp pháp trước đó của tài sản
mà người đó được nhận chuyển giao hay không.
Theo quan điểm của người viết, để hiểu rõ thuật ngữ “người thứ ba ngay tình”
phải xét đến một mối quan hệ nhất định gồm: chủ sở hữu tài sản – người trung gian –
“người thứ ba ngay tình”; mối quan hệ này tồn tại hai mối quan hệ nhỏ: thứ nhất là
mối quan hệ giữa chủ sở hữu tài sản và người trung gian, và thứ hai là mối quan hệ
giữa người trung gian và “người thứ ba ngay tình”. Mối quan hệ thứ nhất có thể là
quan hệ bất hợp pháp như: trộm cắp, cướp giật, lừa đảo; có thể là một giao dịch hợp
pháp nhằm chuyển giao quyền sử dụng đối với tài sản như: cầm đồ, cho thuê, cho
mượn…; có thể là hành vi chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình: nhặt
được tài sản do chủ sở hữu đánh rơi, bỏ quên nhưng không thông báo theo luật định;
hoặc cũng có thể là hành vi được lợi về tài sản: tự nhiên có tài sản mà không biết
nguồn gốc từ đâu… Và mối quan hệ thứ hai là mối quan hệ có tính chất xâm phạm đến
quyền lợi của chủ sở hữu đích thực của tài sản như những giao dịch có mục đích
chuyển quyền sở hữu đối với tài sản như: cho vay, bán, tặng cho, trao đổi; hoặc cũng
có thể là các quan hệ có khả năng dẫn đến chuyển quyền sở hữu đối với tài sản như:
5 truy cập lần cuối lúc 10h ngày 10/05/2016, “A bona
fide purchaser (BFP) – referred to more completely as a bona fide purchaser for value without notice – is a
term used predominantly in common law jurisdictions in the law of real property and personal property to refer
to an innocent party who purchases property without notice of any other party's claim to the title of that
property”
6
thế chấp, cầm cố, cầm đồ. “Người thứ ba ngay tình” là chủ thể cuối cùng trong mối
quan hệ thứ 2, họ bị nhầm lẫn về tư cách của chủ thể đã xác lập giao dịch với mình 6.
Họ nghĩ rằng mình đã xác lập giao dịch với người có quyền định đoạt đối với tài sản
nhưng thực tế lại không phải vậy. Bên cạnh đó thuật ngữ này cũng được hiểu đồng nhất
với quan điểm cho rằng “người thứ ba tham gia giao dịch dân sự ngay tình là khi tham
gia giao dịch trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tuân theo quyết định của pháp luật
mà khôgn biết đối tượng giao dịch là tài sản bất minh, do chủ sở hữu xác lập trước đó
bởi một giao dịch vô hiệu”7. Vậy nên “về mặt pháp lý, việc nhận thức đúng về tính
chất ngay tình có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng các quy định của pháp luật
cũng như giải quyết tranh chấp trên thực tế”8.
1.2.
Khái niệm “giao dịch dân sự vô hiệu”
Để hiểu được khái niệm như thế nào là “giao dịch dân sự vô hiệu” thì trước tiên
cần phải hiểu được giao dịch dân sự là gì? Theo Từ điển Tiếng Việt thì “giao dịch” là
có “quan hệ gặp gỡ, tiếp xúc với nhau”9; hoặc theo Bách khoa toàn thư mở thì “giao
dịch” được định nghĩa “là một giao kèo hay giao thiệp do nhiều đối tác hay đối tượng
riêng biệt cùng tiến hành”10 . Còn căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995, cụ
thể tại Điều 130 thì “Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hợp đồng
của cá nhân, pháp nhân và của các chủ thể khác nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” và theo Điều 121 của Bộ luật Dân sự 2005 quy định
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay
6 Vũ Thị Hồng Yến (2008), Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi chủ sở hữu kiện đòi lại tài sản.
7 Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Minh Hằng (2011), Giao dịch về quyền sử dụng đất vô hiệu, pháp luật và thực
tiễn xét xử, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, tr. 128.
8 Huỳnh Thanh Tình (2013), Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu trong
pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, tr. 11.
9 Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Hà Nội, tr. 392.
10 truy cập lần cuối lúc 12h ngày 10/05/2016.
7
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Qua hai khái niệm vừa nêu, có thể đưa ra
kết luận chung rằng giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lí (hành vi pháp lí đơn
phương hoặc đa phương - một bên hoặc nhiều bên) làm phát sinh hậu quả pháp lí. Tuỳ
từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.
Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên
giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của các chủ thể khi tham gia vào một giao
dịch cụ thể, với những mục đích và động cơ nhất định. Ý chí là nguyện vọng, mong
muốn chủ quan của các chủ thể tham gia giao dịch và nội dung của nó được xác định
bởi các nhu cầu nhất định của bản thân họ; ý chí đó được thể hiện ra bên ngoài dưới
hình thức của một giao dịch dân sự nhất định, cụ thể là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý
đơn phương, và dựa vào đó mà các chủ thể khác có thể biết và hiểu được ý chí, mong
muốn của nhau khi tham gia vào một giao dịch đó. Bởi vậy, nói cách khác giao dịch
dân sự chính là sự thống nhất và bày tỏ ý chí của các chủ thể khác nhau.
Bên cạnh nguyên tắc tôn trọng quyền tự do thoả thuận của các bên trong giao
dịch thì pháp luật cũng đặt ra những yêu cầu tối thiểu buộc các chủ thể phải tuân thủ
theo – đó là các điều kiện để một giao dịch muốn phát sinh hiệu lực pháp lý cần phải
thỏa mãn. Chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của chủ
thể tham gia giao dịch. Mọi cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với
các bên và được pháp luật bảo hộ. Các điều kiện này được quy định tại Điều 122 Bộ
luật Dân sự 2005, cụ thể là:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không
trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
8
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp
pháp luật có quy định”.
Vậy nên những giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại
Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu 11, cụ thể là điều kiện về chủ thể tham gia giao
dịch dân sự; điều kiện về mục đích và nội dung của giao dịch; điều kiện về tính tự
nguyện và điều kiện về hình thức giao dịch dân sự. Hay nói cách, về nguyên tắc chung
nếu một giao dịch dân sự muốn phát sinh hiệu lực thì phải thỏa mãn tất cả các điều
kiện quy định tại Điều 122 vừa nêu. Tuy nhiên trên thực tế để xác định một giao dịch
có phát sinh hiệu lực pháp lý hay không thì còn phải căn cứ vào các quy định khác của
pháp luật có liên quan và các ngành luật điều chỉnh giao dịch đó. Việc quy định các
điều kiện và một số trường hợp cụ thể dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu giúp đảm bảo
tính ổn định và nhất quán trong giao lưu dân sự, không chỉ định hướng tạo khuôn mẫu
cho các chủ thể pháp luật dân sự khi tiến hành xác lập giao dịch dân sự phải tuân theo
mà còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia giao dịch, đặc biệt là
bảo đảm quyền lợi và tính công bằng cho “người thứ ba ngay tình” khi giao dịch dân
sự vô hiệu.
2. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch
dân sự vô hiệu
Về nguyên tắc, khi giao dịch bị tuyên bố vô hiệu thì giao dịch không có giá trị pháp
lý, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Hậu quả pháp lý của giao dịch
dân sự bị tuyên vô hiệu là không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự của các bên kể từ thời điểm xác lập; bên cạnh đó các bên khôi phục lại tình trạng
ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật
thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị
11 Điều 127 Bộ luật Dân sự 2005.
9
tịch thu theo quy định của pháp luật và bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường 12. Hay
nói cách khác “khi một hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu thì quyền và nghĩa vụ của những
người liên quan cũng không còn”13 và đương nhiên hợp đồng với người thứ ba sẽ bị vô
hiệu theo. “Vấn đề sẽ không có gì phức tạp nếu như người thứ ba không ngay tình, lúc
đó quyền lợi của người thứ ba sẽ không được pháp luật bảo vệ, vì vậy việc hoàn trả lại
tài sản cho chủ sở hữu ban đầu là điều đương nhiên” 14. Tuy nhiên, hậu quả pháp lý
trong trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu lại được quy định khác khi có sự xuất
hiện của “người thứ ba ngay tình” và nếu giải quyết như vậy sẽ hoàn toàn không thỏa
đáng. Đây là trường hợp một chủ thể tham gia giao dịch dân sự, chiếm hữu được tài
sản nhưng không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ
pháp luật. Điều này có nghĩa họ không biết và không thể biết rằng giao dịch mình tham
gia có thể đã vô hiệu. Họ tin tưởng người xác lập giao dịch với mình là chủ sở hữu hợp
pháp của tài sản mà họ được nhận chuyển giao và khi tham gia giao dịch họ hoàn toàn
thiện chí, ngay thẳng, trung thực. Vì vậy, pháp luật công nhận giao dịch của “người
thứ ba ngay tình” này vẫn có hiệu lực trong một số trường hợp đặc biệt và việc bảo vệ
họ như vậy là cần thiết.
Việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
được quy định tại Điều 147 Bộ luật Dân sự 1995: “Trong trường hợp giao dịch dân sự
vô hiệu, nhưng tài sản giao dịch đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho
người thứ ba ngay tình, thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực; nếu tài sản
giao dịch bị tịch thu, sung quỹ nhà nước hoặc trả lại cho người có quyền nhận tài sản
đó, thì người thứ ba có quyền yêu cầu người xác lập giao dịch với mình bồi thường
thiệt hại”; cụ thể quyền lợi của “người thứ ba ngay tình” được đảm bảo một cách tối
12 Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005.
13 Lê Thị Bích Thọ (2004), Hợp đồng kinh tế vô hiệu, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 107.
14 Huỳnh Thanh Tình (2013), Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu trong
pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, tr. 14.
10
ưu trong những trường hợp nhất định. Thứ nhất trong trường hợp khi giao dịch dân sự
vô hiệu nhưng tài sản giao dịch đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho
người thứ ba ngay tình, thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, tức ở đây pháp
luật đã công nhận quyền sở hữu hợp pháp của “người thứ ba ngay tình” khi chiếm hữu
được tài sản trong giao dịch dân sự với chủ thể khác mà người thứ ba này không biết
và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật; thứ hai trong
trường hợp nếu tài sản giao dịch bị tịch thu, sung quỹ nhà nước hoặc trả lại cho người
có quyền nhận tài sản đó thì tuy “người thứ ba ngay tình” không có được tài sản đã
giao dịch nhưng ngược lại họ hoàn toàn có quyền yêu cầu người xác lập giao dịch với
mình bồi thường thiệt hại có liên quan đến tài sản đã giao dịch. Qua đây có thể nhận
thấy rằng quy định này nghiêng về bảo vệ tuyệt đối cho “người thứ ba ngay tình” theo
một cách nguyên tắc với hai khả năng như nhau đó là được công nhận giao dịch, được
sở hữu tài sản đó; hoặc không được công nhận giao dịch nhưng được bồi thường thiệt
hại15. Qua đến Bộ luật Dân sự năm 2005, các quy định đã được bổ sung tương đối đậm
nét, rõ ràng và cụ thể hơn, chi tiết hơn về việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay
tình, cụ thể căn cứ theo quy định tại Điều 138: “1. Trong trường hợp giao dịch dân sự
vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được
chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với
người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của Bộ luật này; 2.
Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký
quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay
tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình
nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản
án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau
đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa”. Qua
15
Tưởng Duy Lượng (2009), Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự bị vô hiệu trong dự thảo
Bộ luật Dân sự.
11
đến bộ luật năm 2005, chế định bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình đã không
còn được quy định theo nguyên tắc một cách chung chung mà quy định này đã được
phân chia ra làm hai trường hợp cụ thể ứng với hai loại tài sản nhất định: một là động
sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu mà
tài sản giao dịch đó đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba
ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp “người thứ ba
ngay tình” này có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người
không có quyền định đoạt tài sản – “là người không phải chủ sở hữu tài sản và cũng
không được chủ sở hữu tài sản hoặc pháp luật cho phép chuyển dịch tài sản nhưng
thực tế đã chuyển dịch cho người thứ ba”16, và trong trường hợp hợp đồng này là hợp
đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị
mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu 17. Trường hợp thứ
hai nếu tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu
thì luật quy định giao dịch mà “người thứ ba ngay tình” này thực hiện để nhận chuyển
nhượng bất động sản hoặc động sản này bị vô hiệu, và chủ sở hữu được đòi lại động
sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản đó 18; nhưng ngoại trừ trường hợp nếu
“người thứ ba ngay tình” nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch
với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở
hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết
định bị hủy, sửa thì “người thứ ba ngay tình” sẽ được công nhận quyền sở hữu đối với
động sản hoặc bất động sản đó. Qua đây ta có thể thấy việc bảo vệ “người thứ ba ngay
tình” được thể hiện đặc biệt cụ thể trong quy định tại Điều 138 và Điều 258 của Bộ
luật Dân sự 2005 vừa nêu; đó là nếu “người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài
16 Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, tập 2, NXB Công an nhân dân , Hà
Nội, tr. 103.
17 Điều 257 Bộ luật Dân sự 2005.
18 Điều 258 Bộ luật Dân sự 2005.
12
sản thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản, nhưng sau đó người này không
phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa” thì sẽ được công nhận
quyền sở hữu đối với tài sản đó và chủ sở hữu không được đòi lại động sản phải đăng
ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ “người thứ ba ngay tình” này. Trước khi có quy
định này thì mọi giao dịch thuộc các trường hợp nói trên đều bị vô hiệu và “người thứ
ba ngay tình” không được bảo vệ.
Qua những phần tích vừa nêu có thể đi đến kết luận rằng: nguyên tắc được
thừa trong chế định sở hữu đó là các quyền năng của chủ sở hữu sẽ được pháp luật tôn
trọng và bảo vệ tuyệt đối, thông qua các quy định cho phép chủ sở hữu được đòi lại tài
sản của mình từ những người chiếm hữu, người sử dụng, người được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật. Chủ sở hữu có quyền đòi tài sản từ những chủ thể có mối
quan hệ trực tiếp với chủ sở hữu là lẽ hoàn toàn tất yếu, hợp cả về lý lẫn tình. Nhưng
nếu người đang thực tế chiếm giữ tài sản là “người thứ ba ngay tình” (có mối quan hệ
bắc cầu với chủ sở hữu qua người trung gian; và hoàn toàn thiện chí, ngay thẳng khi
xác lập, thực hiện các giao dịch này) thì quyền đòi tài sản này của chủ sở hữu có được
duy trì hay không? Ở đây, nhà làm luật cần phải cân nhắc sự xung đột về lợi ích giữa
quyền của chủ sở hữu tài sản và lợi ích hợp pháp của “người thứ ba ngay tình”. Thực
chất, đứng sau quyền lợi của “người thứ ba ngay tình” còn là lợi cíh chung của cả xã
hội, cụ thể đó là sự ổn định và an toàn của các giao dịch dân sự đã được các chủ thể
xác lập. Nếu tuyệt đối hoá hoàn toàn quyền được đòi tài sản của chủ sở hữu thì sẽ tất
tạo ra tâm lý e dè, lo sợ của các chủ thể khi quyết định thực hiện một giao dịch dân sự
để xác lập quyền sở hữu đối với một tài sản cụ thể. Và vô hình chung quy định này sẽ
tạo ra một rào cản cho sự thúc đẩy các giao lưu dân sự, thương mại phát triển và kìm
hãm sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, đặc biệt trong bối cảnh của nền kinh tế thị
trường đang chuyển mình hội nhập của nước ta hiện nay. Để cân bằng sự xung đột về
lợi ích trong trường hợp này, chế định bảo vệ quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự 2005
13
đã có những quy định rất mềm dẻo và linh hoạt, đặc biệt đã dành một thái độ tôn trọng
và bảo vệ quyền lợi của “người thứ ba ngay tình” – một điểm tiến bộ hơn hẳn so với
quy định của Bộ luật Dân sự 1995 trước đó.
Việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể tham gia giao dịch. Pháp luật ưu
tiên bảo vệ quyền lợi và lợi ích chủ sở hữu nhưng những quy định về bảo vệ quyền lợi
của người thứ ba ngay tình tạo một cơ chế điều hòa lợi ích giữa chủ sở hữu và người
thứ ba ngay tình. Việc cân đối quyền lợi giữa chủ sở hữu và người thứ ba ngay tình có
mục đích bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu hợp pháp trên tài sản, quyền lợi chính đáng,
hợp lý của các bên tham gia giao dịch đồng thời xem xét đến việc đảm bảo tính ổn định
của quan hệ dân sự, tránh những xáo trộn không cần thiết, khuyến khích các chủ thể tự
bảo vệ quyền lợi của mình, góp phần xây dựng ý thức pháp luật của các bên trong quan
hệ dân sự.
Như vậy, bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
có nghĩa là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của họ trong mối quan hệ với
chủ sở hữu ban đầu và người xác lập giao dịch với họ khi có một giao dịch dân sự vô
hiệu trước đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. “Quy định này rất quan trọng, góp
phần bảo vệ các giao dịch dân sự ngay tình, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
tham gia giao dịch đó, giữ ổn định quan hệ xã hội” 19. “Nhưng bên cạnh đó phải hiểu
chế độ bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình không nhằm mục đích khuyến
khích người không có quyền lợi được phép định đoạt về quyền lợi ấy mà là chế độ bảo
vệ người đã thực hiện giao dịch vì tin tưởng rằng đối tác là chủ sở hữu quyền lợi”20.
19 Tòa án nhân dân tối cao, Viện khoa học xét xử (2006), Tài liệu tập huấn Bộ luật Dân sự năm 2005, Hà Nội,
tháng 4/2006, tr. 17.
20 Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (2001), Thông tin khoa học pháp lý, Chuyên đề một số vấn đề
về sửa đổi bổ sung Bộ luật Dân sự Việt Nam, tr. 37.
14
CHƯƠNG II: BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI THỨ BA NGAY TÌNH
TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP LUẬT ĐỊNH
1. Trường hợp tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
1.1. Điều kiện để người thứ ba ngay tình được bảo vệ
Việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình không chỉ có ý nghĩa với chủ
thể “người thứ ba ngay tình” này mà còn giúp hạn chế tranh chấp phát sinh giữa chủ
sở hữu ban đầu và người thứ ba ngay tình. Vậy nên việc xác định điều kiện để người
thứ ba ngay tình được bảo vệ là thật sự quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1
Điều 138 Bộ luật Dân sự 2005 thì người thứ ba ngay tình muốn được bảo vệ quyền lợi
khi giao dịch dân sự vô hiệu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a. Điều kiện về giao dịch ban đầu:
Thứ nhất, điều kiện về giao dịch ban đầu – giao dịch này phải là một giao dịch
vô hiệu. Trước khi người thứ ba tham gia vào giao dịch dân sự thì đã có một giao dịch
dân sự khác được xác lập và thực hiện ngay trước đó nhưng giao dịch này bị vô hiệu –
là giao dịch không thỏa mãn một trong các điều kiện quy định tại Điều 122 Bộ luật
Dân sự 2005 như đã phân tích ở trên. Cụ thể, giao dịch giữa “chủ sở hữu và người
trung gian” là giao dịch vô hiệu, còn giao dịch giữa “người trung gian và người thứ
ba ngay tình” là giao dịch có hiệu lực pháp luật.21
Ví dụ: A ăn cắp được một chiếc máy tính xách tay rồi bán cho B, sau đó B bán
lại chiếc máy tính này cho C. Thực chất giao dịch giữa A và B là giao dịch vô hiệu do
vi phạm một trong các điều kiện quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005, cụ thể là
21 Hai mối quan hệ này đã được đề cập và phân tích ở Tiểu mục 1.1, Mục 1, Chương I của bài tiểu luận.
15
nội dung giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật và trái với đạo đức xã hội. Khi
tham gia vào giao dịch này, C là người thứ ba ngay tình, C có được tài sản là chiếc máy
tính xách tay là đối tượng của một giao dịch dân sự bị vô hiệu trước đó.
b. Điều kiện về chủ thể được bảo vệ:
Thứ hai, điều kiện về chủ thể được bảo vệ – là người thứ ba ngay tình. Để quyền
lợi hợp pháp của chủ thể thứ ba tham gia giao dịch dân sự được bảo vệ khi giao dịch
dân sự trước đó bị vô hiệu thì người thứ ba này phải hoàn toàn ngay tình. Điều này có
nghĩa rằng “trong trường hợp này, người thứ ba không biết và không thể biết rằng
mình tham gia giao dịch với người không có quyền định đoạt tài sản hoặc đối tượng
của giao dịch liên quan đến giao dịch trước đó” 22. Tính chất “ngay tình” đóng vai trò
quyết định trong việc giao dịch của người thứ ba có hiệu lực hay không. Khi người thứ
ba được xác định là ngay tình thì quyền lợi của họ được bảo vệ bằng sự công nhận tính
có hiệu lực của giao dịch đó. Việc công nhận này có ý nghĩa như đã phân tích ở trên,
giúp bảo vệ một cách tuyệt đối quyền lợi hợp pháp của người thứ ba ngay tình.
Ví dụ: Trong tình huống vừa nêu, A ăn cắp được một chiếc máy tính xách tay rồi
bán cho B, sau đó B nói rằng đây là máy tính của B, do B mua và muốn bán lại chiếc
máy tính này cho C. C chấp nhận giao dịch vì hoàn toàn tin tưởng B, tin rằng chiếc
máy tính xách tay đó là tài sản do B có được một cách hợp pháp mà không biết và cũng
không thể biết được rằng chiếc máy tính xáy tay đó là do B mua lại một cách bất hợp
pháp. Khi tham gia vào giao dịch này, C hoàn toàn ngay tình.
c. Điều kiện về đối tượng của giao dịch:
22 Hoàng Thế Liên (Chủ biên) Bộ Tư Pháp, Viện Khoa học pháp lý (2008), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự
năm 2005, tập I, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 310.
16
Thứ ba, điều kiện về đối tượng của giao dịch – phải đáp ứng đồng thời cả hai
điều kiện: đó phải là “tài sản được phép giao dịch”23 và tài sản đó phải là động sản
không phải đăng ký quyền sở hữu.
Khái niệm “tài sản được phép giao dịch” không được quy định cụ thể trong Bộ
luật Dân sự 2005 nhưng căn cứ theo Khoản 10 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ – CP
quy định về giao dịch đảm bảo có nêu: “Tài sản được phép giao dịch là tài sản không
bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật tại thời điểm xác lập giao dịch bảo
đảm”. Qua quy định này có thể hiểu đơn giản khái niệm “tài sản được phép giao
dịch” là tài sản không bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật. Rõ ràng nếu chỉ
quy định và giải thích như vậy thì việc xác định điều kiện về tài sản được phép giao
dịch vẫn còn mơ hồ và chưa có căn cứ chính xác. Vậy nên để hiểu rõ được như thế nào
là “tài sản được phép giao dịch” phải căn cứ vào chế độ pháp lý đối với tài sản đó, dựa
vào tiêu chí này người ta phân chia tài sản thành ba loại: tài sản cấm lưu thông, tài sản
hạn chế lưu thông, tài sản tự do lưu thông. Qua căn cứ vừa nêu, “tài sản được phép
giao dịch” được hiểu đó không được là tài sản bị cấm lưu thông – “là tài sản mà vì lợi
ích của nó đối với nền kinh tế quốc dân, an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia mà Nhà
nước cấm giao dịch như vũ khí quân dụng, ma túy, chất phóng xạ, động vật quý
hiếm…”24. Nếu là tài sản bị cấm lưu thông thì người thứ ba buộc phải biết việc mình
xác lập giao dịch dân sự với đối tượng này là bất hợp pháp. Tài sản bị cấm lưu thông
được xác định dựa trên tính chất và sự dịch chuyển của tài sản đó trên thực tế, nếu
được tự do lưu thông thì sẽ làm ảnh hưởng đến chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội (ví
dụ như: ma túy, động vật quý hiếm…). Lúc này, người thứ ba tham gia giao dịch không
ngay tình và không được pháp luật bảo vệ. Đối với trường hợp đối tượng của giao dịch
là tài sản hạn chế lưu thông – “là tài sản khi dịch chuyển trong giao dịch dân sự nhất
23 Khoản 1 Điều 429 Bộ luật Dân sự 2005.
24 Nguyễn Minh Oanh (2009), Các loại tài sản trong Luật Dân sự Việt Nam, Tạp chí Luật học số 1/2009, tr. 20.
17
thiết phải tuân theo những quy định riêng của pháp luật. Trong một số trường hợp phải
được sự đồng ý, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như vũ khí thể thao,
ngoại tê…”25 thì “tài sản được phép giao dịch” là những tài sản đáp ứng được các yêu
cầu, quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi được đưa vào làm đối tượng
của các giao dịch dân sự. Nếu không có sự chấp thuận này mà người thứ ba vẫn cố tình
tham gia vào giao dịch thì khi hậu quả pháp lý phát sinh, người thứ ba hoàn toàn không
được pháp luật bảo vệ quyền lợi.
Pháp luật dân sự quy định về “động sản” như sau, căn cứ theo Điều 174 Bộ luật
Dân sự 2005 quy định: “Động sản là những loại tài sản không phải là bất động sản”.
Bộ luật Dân sự 2005 không đưa ra khái niệm về “động sản” mà chỉ liệt kê tài sản nào
là bất động sản: “bao gồm đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả
các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất
đai; các tài sản khác do pháp luật quy định.” và dùng định nghĩa loại trừ để đưa ra
khái niệm về động sản “là những tài sản không phải là bất động sản”. Theo Từ điển
Tiếng Việt phổ thông thì “động sản” được định nghĩa là “tài sản có thể chuyển dời đi
được như tiền của, đồ đạc,…”26. Về việc đăng kí quyền sở hữu đối với động sản, Điều
167 Bộ luật Dân sự 2005 quy định rằng: “Quyền sở hữu đối với bất động sản không
phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Cũng theo Từ điển Tiếng
Việt, “đăng ký” được giải thích là việc “đứng ra khai báo với cơ quan quản lý để
chính thức được công nhận cho hưởng quyền lợi hay làm nghĩa vụ nào đó” 27. Như vậy,
nếu hiểu theo nghĩa rộng thì “đăng ký” là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định
về trình tự, thủ tục, hình thức khai báo một đối tượng trong một quan hệ pháp luật nhất
định và chủ thể của quan hệ phải tuân theo những điều kiện luật định, thì quyền và lợi
25 Nguyễn Minh Oanh (2009), Tlđd, tr. 20.
26 Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 307.
27 Viện ngôn ngữ học (2002), Tlđd, tr. 340.
18
ích hợp pháp của chủ thể mới được bảo hộ; ngược lại, nếu đối tượng hoặc quan hệ nhất
định đó được pháp luật quy định phải đăng ký, nhưng chủ thể của quan hệ không tuân
theo thì các quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ khi phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt sẽ không được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Qua các khái niệm vừa nêu có
thể hiểu “động sản không phải đăng ký quyền sở hữu” là những tài sản không là bất
động sản, có thể chuyển dời đi được và những tài sản này không phải khai báo với cơ
quan quản lý. Bộ luật Dân sự hiện hành cũng như các văn bản pháp luật hiện hành
không quy định bắt buộc tất cả các loại tài sản là động sản đều phải đăng ký quyền sở
hữu. Đối với động sản thì chiếm hữu là cách biểu thị công khai quyền sở hữu. Trong
trường hợp này, việc xác định tài sản nào là động sản không phải đăng ký quyền sở
hữu có ý nghĩa rất quan trọng, tạo căn cứ cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người thứ ba ngay tình một cách chính xác và phù hợp.
d. Điều kiện về giao dịch dân sự được xác lập với người thứ ba ngay tình:
Thứ tư, điều kiện về giao dịch dân sự được xác lập với người thứ ba ngay tình –
phải đáp ứng đầy đủ cả hai điều kiện: đầu tiên, đó phải là giao dịch dân sự thông qua
một hợp đồng có đền bù – là hợp đồng mà trong đó mỗi bên sau khi thực hiện cho bên
kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên bên kia một lợi ích tương ứng 28; và thứ hai là động
sản mà người thứ ba ngay tình được nhận chuyển giao không phải là tài sản bị lấy cắp,
bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu 29. Trường hợp
tài sản được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình là động sản được chuyển giao
thông qua một giao dịch không có đền bù (tặng cho, thừa kế…) thì lúc này, người thứ
ba mặc dù ngay tình nhưng cũng không được pháp luật bảo vệ quyền lợi và phải trả lại
tài sản cho chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp. Vậy nên giao dịch được xác lập
28 truy cập lần cuối lúc lúc 16h
ngày 12/05/2016.
29 Điều 257 Bộ luật Dân sự 2005.
19
với người thứ ba ngay tình phải đáp ứng được cả hai điều kiện vừa nêu thì quyền lợi
của người thứ ba này mới được bảo vệ một cách phù hợp và tối ưu nhất.
Ví dụ: B mượn máy tính xách tay của A và được A đồng ý cho mượn. Sau đó B
mang chiếc máy tính này bán lại cho C. Trong tình huống này, chiếc máy tính xách tay
của A được chuyển giao cho C thông qua một hợp đồng có đền bù, là hợp đồng mua
bán giữa B và C; và chiếc máy tính xách tay này bị chiếm hữu nhưng không trái với ý
chí của chủ sở hữu của tài sản là A. C là người thứ ba ngay tình. Vậy nên theo quy định
của pháp luật, A không có quyền trực tiếp đòi lại chiếc máy tính xách tay này từ C mà
thay vào đó phải đòi lại tài sản này từ B.
1.2.
Hậu quả pháp lý phát sinh
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại Khoản 1 Điều 138 Bộ
luật Dân sự 2005 thì hậu quả pháp lý cho việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay
tình khi giao dịch dân sự vô hiệu có đối tượng giao dịch là động sản không phải đăng
ký quyền sở hữu được quy định như sau: “Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu
nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển
giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ
ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của Bộ luật này”. Qua quy
định này cho ta thấy hậu quả pháp lý trong trường hợp này sẽ có hai khả năng xảy ra:
một là pháp luật sẽ công nhận giao dịch với người thứ ba ngay tình, giao dịch này có
hiệu lực; hai là giao dịch với người thứ ba ngay tình sẽ không được công nhận và bị
tuyên vô hiệu căn cứ theo ngoại lệ quy định tại Điều 257 của Bộ luật Dân sự 2005.
a. Trường hợp công nhận giao dịch với người thứ ba ngay tình có hiệu lực
Đối với trường hợp công nhận giao dịch với người thứ ba ngay tình có hiệu lực
pháp luật thì giao dịch này phải đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện vừa nêu trên, cụ
20
thể là: giao dịch ban đầu giữa “chủ sở hữu và người trung gian” 30 phải là một giao
dịch vô hiệu; người thứ ba phải thật sự ngay tình; tài sản là động sản không phải đăng
ký quyền sở hữu và phải được phép giao dịch; giao dịch với người thứ ba ngay tình
phải thông qua hợp đồng có đền bù và động sản người thứ ba ngay tình được nhận
chuyển giao không phải là tài sản bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu
ngoài ý chí của chủ sở hữu. Hay nói cách khác nếu giao dịch với người thứ ba ngay
tình đáp ứng tất cả các điều kiện này thì “người thứ ba không phải trả lại tài sản (hay
nói cách khác là chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản mà chỉ có quyền đòi bồi
thường thiệt hại)”31. Việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình có thể thông qua
nhiều biện pháp khác nhau: ví dụ như công nhận giao dịch của người thứ ba ngay tình
hoặc người thứ ba có quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại. Nhưng suy cho cùng
biện pháp công nhận quyền sở hữu vẫn là biện pháp hữu hiệu và mang tính đảm bảo tốt
nhất cho quyền lợi của người thứ ba ngay tình.
Nhưng nếu nhìn ở một khía cạnh khác, vấn đề đương nhiên sẽ nảy sinh và câu
hỏi được đặt ra ở đây là quyền lợi của người thứ ba ngay tình đã được bảo vệ và đảm
bảo tuyệt đối, vậy còn quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu ban đầu sẽ được giải
quyết như thế nào để có thể đảm bảo được công bằng cho các bên? Có thể nói, việc
xem xét để công nhận giao dịch của người thứ ba có hiệu lực hay không là một vấn đề
phức tạp, có ý nghĩa quan trọng đối với các bên tranh chấp. Bởi vì, khi giao dịch với
người thứ ba ngay tình được công nhận đồng nghĩa với việc người thứ ba được công
nhận quyền sở hữu tài sản và điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở
hữu ban đầu, nhất là khi họ có nhu cầu sở hữu tài sản 32. Chính vì lý do này nên việc cân
30 Mối quan hệ này đã được đề cập và phân tích tại Tiểu mục 1.1, Mục 1, Chương I của bài tiểu luận.
31 Tòa án nhân dân tối cao (2008), Tài liệu tập huấn về thi hành Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự, Tlđd
57, tr. 162.
32 Huỳnh Thanh Tình (2013), Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu trong
pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, tr. 37.
21
nhắc và dung hòa được lợi ích của các bên là điều rất quan trọng, không chỉ với mục
đích đảm bảo lợi ích công bằng cho các bên mà bên cạnh đó cũng giúp hạn chế tranh
chấp tới mức tối đa trong các quan hệ dân sự nói chung và giao dịch dân sự với người
thứ ba ngay tình nói riêng. Căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, cụ thể
là hai điều luật 138 và 257 Bộ luật Dân sự 2005 đều không cho biết hướng xử lý để bảo
vệ quyền lợi cho chủ sở hữu ban đầu mà “các điều luật này chỉ giới hạn ở việc quy
định chủ sở hữu đích thực không được đòi từ người thứ ba nhưng lại không cho biết,
khi không được đòi từ người thứ ba thì chủ sở hữu sẽ được làm gì” 33. Có quan điểm
cho rằng “Để ổn định quan hệ dân sự và sự lưu thông trong dân sự, pháp luật cho
phép chủ sở hữu khởi kiện người mà mình đã chuyển giao tài sản thông qua hợp đồng
phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho mình” 34. Thiết nghĩ quan điểm này hoàn toàn có
căn cứ và hợp lý, vì nó hoàn toàn đúng theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Dân sự 2005
quy định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại có nêu rằng “Chủ sở hữu, người chiếm
hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền
chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại”. Quyền lợi của chủ sở hữu tài sản sẽ được
bảo vệ theo hướng được yêu cầu bồi thường thiệt hại từ người mà họ đã chuyển giao
tài sản, hay mở rộng ra là ngay cả đối với những người khác có lỗi dẫn đến giao dịch
vô hiệu đều có trách nhiệm bồi thường cho chủ sở hữu tài sản.
b. Trường hợp không công nhận giao dịch với người thứ ba ngay tình
Đối với trường hợp không công nhận giao dịch của người thứ ba ngay tình thì
căn cứ theo Điều 257 Bộ luật Dân sự 2005 quy định rằng “Chủ sở hữu có quyền đòi lại
động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường
hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có
đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản” và “trong trường hợp hợp đồng
33 Đỗ Văn Đại (2012), Tlđd, tr. 116.
34 Tưởng Duy Lượng (2009), Pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 17.
22
này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó
bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”.
Vậy trong trường hợp người thứ ba ngay tình có được động sản không phải đăng ký
quyền sở hữu thông qua “hợp đồng không có đền bù”35 với người trung gian không có
quyền định đoạt tài sản; hoặc nếu có được động sản thông qua “hợp đồng có đền bù”36
với người trung gian không có quyền định đoạt tài sản mà động sản đó bị lấy cắp, bị
mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu thì chủ sở hữu có
quyền đòi lại tài sản này từ người thứ ba ngay tình. Tương tự như đối với trường hợp
công nhận giao dịch của người thứ ba ngay tình, đối với trường hợp không công nhận
giao dịch của người thứ ba ngay tình và cho chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản từ
người thứ ba ngay tình này thì vấn đề được đặt ra ở đây là quyền lợi của người thứ ba
ngay tình sẽ được đảm bảo như thế nào? Và câu trả lời vẫn phải tuân theo nguyên tắc
dung hòa cũng như đảm bảo được sự công bằng trong lợi ích giữa các chủ thể này. Khi
chủ sở hữu đòi lại được tài sản từ người thứ ba ngay tình thì đồng thời người thứ ba
ngay tình cũng phải đương nhiên phải được đảm bảo quyền lợi không bằng cách này
thì bằng cách khác. Tuy nhiên, sau khi xem xét quyền lợi của người thứ ba ngay tình và
chủ sở hữu ban đầu, nếu bắt buộc phải hoàn trả lại tài sản cho chủ sở hữu ban đầu thì
lợi ích của người thứ ba vẫn được bảo vệ bằng cách yêu cầu bồi thường thiệt hại 37.
Điều này đồng nghĩa với việc giao dịch với người thứ ba ngay tình bị tuyên vô hiệu,
vậy nên chúng ta sẽ áp dụng Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005 để giải quyết vấn đề này.
Theo đó, “Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã
nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường
35 Đây là những hợp đồng trong đó một bên nhận được một lợi ích nhưng không phải giao lại cho bên kia một
lợi ích nào (ví dụ: hợp đồng tặng cho tài sản)
truy cập lần cuối lúc lúc 10h ngày
15/05/2016.
36 Loại hợp đồng này đã được đề cập và giải thích ở Điểm d, Tiểu mục 1.1, Mục 1, Chương II.
37 Huỳnh Thanh Tình (2013), Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu trong
pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, tr. 42.
23
hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp
luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”. Chính vì thế quyền lợi của người thứ ba
ngay tình sẽ được bảo vệ bằng cách yêu cầu người trung gian đã xác lập giao dịch với
mình phải bồi thường thiệt hại. Khi xác định lỗi để giải quyết hậu quả của giao dịch vô
hiệu, cần chú ý rằng: người thứ ba ngay tình cho nên người thứ ba không có lỗi. 38
Vấn đề được đặt ra tiếp theo đó chính là vấn đề liên quan đến hoa lợi, hoa tức
phát sinh trong thời gian người thứ ba ngay tình chiếm hữu tài sản sẽ được giải quyết
như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 194 Bộ luật Dân sự 2005 thì
“Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyền khai
thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định của pháp luật”. Người
thứ ba ngay tình là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình 39. Vậy
nên áp dụng Khoản 2 Điều 601 Bộ luật Dân sự 2005: “Người chiếm hữu, người sử
dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình
thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết
việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, trừ
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này” ; thì người thứ ba ngay
tình có quyền hưởng hoa lợi, hoa tức từ tài sản theo quy định của pháp luật, nhưng trái
lại nếu người thứ ba này không ngay tình, tức người này “biết hoặc phải biết việc
chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật” thì đương
nhiên phải hoàn trả lại hoa lợi, hoa tức từ thời điểm người thứ ba này biết được cho chủ
sở hữu ban đầu.
38 Huỳnh Thanh Tình (2013), Tlđd 37, tr. 42.
39 Bởi vì, theo Điểu 189 Bộ luật Dân sự 2005 thì “Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều
183 của Bộ luật này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật”. Cụ thể là không phù hợp với Khoản 3 Điều 183
Bộ luật này: “Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của
pháp luật”.
24
2. Trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký
quyền sở hữu
2.1. Điều kiện để người thứ ba ngay tình được bảo vệ
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2005: “Trong
trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở
hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao
dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài
sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này
không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa” thì người thứ ba
ngay tình muốn được bảo vệ quyền lợi thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a. Điều kiện về giao dịch ban đầu
Tương tự như trường hợp tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu,
đối với trường hợp tài sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì
giao dịch ban đầu vô hiệu cũng là điều kiện đầu tiên cần được đáp ứng để quyền lợi
của người thứ ba ngay tình được bảo vệ.
b. Điều kiện về chủ thể được bảo vệ
Điều kiện về chủ thể được bảo vệ trong trường hợp tài sản là bất động sản hoặc
động sản phải đăng ký quyền sở hữu cũng giống như trường hợp tài sản là động sản
không phải đăng ký quyền sở hữu như đã đề cập ở trên, đó chính là người thứ ba phải
thật sự ngay tình.
c. Điều kiện về đối tượng của giao dịch
25
Để quyền lợi của người thứ ba ngay tình được bảo vệ thì đối tượng của giao
dịch phải đáp ứng đồng thời cả hai điều kiện sau: đó phải là “tài sản được phép giao
dịch”40 và tài sản đó phải là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 174 Bộ luật Dân sự 2005 thì “Bất động sản là
các tài sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền
với nhà, công trình xây dựng đó;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d) Các tài sản khác do pháp luật quy định”.
Theo Từ điển Luật học, “Bất động sản là các tài sản không di dời được” 41. Như
vậy việc phân loại tài sản là động sản hay bất động sản chủ yếu dựa vào khả năng có
thể di dời của tài sản đó. Trong pháp luật về dân sự, nhà làm luật đã chọn phương pháp
liệt kê để định nghĩa về bất động sản. Vấn đề được đặt ra ở đây là liệu có phải tất cả
các bất động sản đều phải đăng ký quyền sở hữu hay không? Bởi vì có quan điểm cho
rằng: “Không phải mọi bất động sản đều phải đăng ký quyền sở hữu. Ví dụ: nhà ở, cây
trông trên đất”42. Nhưng theo quan điểm của người viết thì mọi bất động sản đều phải
đăng ký quyền sở hữu vì “Đất đai, nhà ở, các công trình kiến trúc và các tài sản gắn
liền với đất đai là những bất động sản có giá trị lớn, có vai trò quan trọng trong việc
duy trì và đảm bảo cuộc sống, cũng như sự phát triển đối với đời sống của mỗi con
người. Bởi vậy, người dân mong muốn được Nhà nước công nhận quyền sở hữu, quyền
40 Xem Điểm c, Tiểu mục 1.1, Mục 1, Chương II.
41 Bộ Tư pháp, Viện Khoa học Pháp lý (2006), Tlđd, tr. 51.
42 Huỳnh Thanh Tình (2013), Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu trong
pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, tr. 28.