Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

“Bàn về tính nhân văn của chương trình“tìm kiếm tài năng việt nam” – viet nam got talent” TIỂU LUẬN CAO HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.23 KB, 33 trang )

LỜI MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài
Truyền hình thực tế ra đời là một bước phát triển mạnh của báo chí
Truyền hình và được giới phân tích đánh giá đây sẽ là một trong những xu
hướng giải trí chủ đạo trong tương lai. Manh nha ra đời từ những năm 1940,
hơn 60 năm tồn tại và phát triển, truyền hình thực tế đã trở thành món ăn tinh
thần quan trọng của con người.
Có thể thấy những chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng trên thế
giới đã dần xuất hiện ở Việt Nam như: Việt Nam Idol, The Voice-Giọng hát
Việt, "Vietnams Next Top Model"…Ra đời muộn nhưng lại thu hút được
lượng công chúng đông đảo đặc biệt là trong mùa đầu tiên phải kể đến“Tìm
kiếm tài năng Việt Nam – Viet Nam got talent”. Chương trình trở thành sân
chơi cho mọi lứa tuổi, mọi lĩnh vực ngành nghề và chỉ có tài năng là điều duy
nhất thuyết phục người xem. Đó là điểm hấp dẫn và làm nên thành công vang
dội cho chương trình ở mùa giải đầu tiên.
Tuy nhiên bên cạnh những tài năng được phát hiện được xã hội trân trọng
và ca ngợi thì ngay sau đó chương trình liên tiếp bị phanh phui những chiêu trò
để câu kéo sự quan tâm của công chúng như: dàn xếp kết quả, cắt xén biên tập
tạo cái nhìn sai lệch cho khán giả làm ảnh hưởng đến danh dự uy tín của người
chơi, …vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc nhân văn của báo chí. Đó là một
trong những nguyên nhân khiến không ít khán giả quay lưng với chương trình
Tìm kiếm Tài năng Việt Nam khiến chương trình Tìm kiếm tài năng đã thất bại
ở mùa thứ 2 khi không tìm được những tài năng thực sự nổi bật.
Tính nhân văn của báo truyền hình nói riêng và của báo chí nói chung là
nguyên tắc rất quan trọng giúp báo chí hoạt động có hiệu quả, phát huy đúng
vai trò nhiệm vụ của mình. Vấn đề làm thế nào để đảm bảo thực hiện tốt và
nâng cao nguyên tắc nhân văn trên các chương trình truyền hình thực tế hiện
nay là một vấn đề bức thiết . Chính vì thế, dưới góc độ là một sinh viên
1



trường báo (trong đó trực tiếp học về nhập môn Báo Truyền hình) đồng thời
là một khán giả thường xuyên theo dõi các gameshow truyền hình thực tế, tôi
đã tiến hành nghiên cứu về đề tài “Bàn về tính nhân văn của chương
trình“Tìm kiếm tài năng Việt Nam” – Viet Nam got talent”
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về vấn đề tính nhân văn trên báo chí nói chung và trên báo
truyền hình nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu cũng như sinh viên tiến
hành thực hiện. Như trong những giáo trình môn học : Cơ sở lí luận Báo chí
của PGS. TS Nguyễn Văn Dững (NXB Lao Động), sách chuyên khảo Đạo
đức nghề nghiệp của nhà báo của TS Nguyễn Thị Trường Giang (NXB Chính
trị hành chính), Giáo trình Cơ sở lí luận báo chí của GS. TS Tạ Ngọc Tấn
(NXB Văn hóa Thông tin) bàn về nguyên tắc tính nhân văn của báo chí.
Đề tài nghiên cứu về nguyên tắc nhân văn trên báo chí cũng đã từng
được rất

nhiều sinh viên các thế hệ của Học viện Báo chí và Tuyên Truyền

thực hiện trong các khóa luận tiểu luận. Tuy nhiên, bàn về nguyên tắc nhân
văn trên các chương trình Truyền hình thực tế đặc biệt là một chương trình cụ
thể như Tìm kiếm tài năng Việt Nam thì trước đó chưa có. Vì thế, Bài tiểu
luận với đề tài : “Bàn về tính nhân văn trong chương trình Tìm kiếm tài năng
Việt Nam ”, là hướng đi cụ thể hơn.
3.Mục đích, Nhiệm vụ nghiên cứu
a)

Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống lại nội dung, yêu cầu lý thuyết nguyên tắc tính nhân
văn cũng như quá trình khảo sát thực tế, tiểu luận sẽ cố gắng khái quát một
cách đầy đủ về việc thực hiện nguyên tắc tính nhân văn trong chương trình
Tìm kiếm tài năng Việt Nam ở hai mùa giải là 2011 - 2012 và 2012-2013 đã

thực hiện tốt hay chưa, làm tốt được mặt nào và chưa làm tốt ở những mặt
nào; vi phạm ra sao và nguyên nhân của những sai phạm đó.Từ đó, tôi sẽ đưa
ra một số kiến nghị giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc và
2


nâng cao nguyên tắc tính nhân văn cho chương trình truyền hình thực tế “Tìm
kiếm tài năng Việt Nam “ nói riêng và các chương trình truyền hình nói
chung.
b)

Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, tôi đã vạch ra những nhiệm vụ sau:
Một là phải Làm rõ những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và thực
tiễn của đề tài. Đó là cơ sở để tôi có thể phân tích đưa ra những nhận xét,
đánh giá khách quan, trung thực và chính xác nhất cho phần thực trạng của
vấn đề.
Hai là: Khảo sát và phân tích thực trạng việc thực hiện nguyên tắc nhân
văn trong chương trình Tìm kiếm Tài năng Việt Nam dựa trên cơ sở lý luận và
thực tiễn các chương trình đã phát sóng. Mà cụ thể là các chương trình đã lên
sóng trong hai mùa diễn ra là 2011-2012 và 2012-2013.
Ba là: Chỉ ra những mặt đã làm được và chưa làm được trong việc thực
hiện nguyên tắc nhân văn trong chương trình.
Bốn là:Tìm nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nhằm đảm bảo việc
thực hiện nguyên tắc nhân văn, nâng cao hàm lượng văn hóa trong chương
trình này.
4.Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Bàn về tính nhân văn của chương
trình Tìm Kiếm Tài năng Việt Nam”.
Trong một chương trình truyền hình thực tế, tính nhân văn của chương

trình sẽ được thể hiện ở việc thực hiện những mục tiêu ban đầu mà chương
trình đề ra, những tác động của nó đến với người chơi và khán giả những
người theo dõi chương trình. Bài tiểu luận sẽ cố gắng nghiên cứu sâu vào
những biểu hiện của các cấp độ đó để chỉ ra việc thực trạng việc thực hiện
nguyên tắc nhân văn trên chương trình truyền hình thực tế Tìm kiếm tài năng
Việt Nam như thế nào.
3


5.Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là gần 40 tập được phát sóng trong 2 mùa
của chương trình Tìm kiếm tài năng Việt Nam từ tháng 12/2011 đến tháng
4/2012 và từ tháng 12/ 2012 đến tháng 4/2013). Tôi muốn có cái nhìn xuyên
suốt cả một quá trình để có được những lập luận chắc chắn khách quan nhất.
Tuy nhiên để làm rõ cho đề tài: “Bàn về tính nhân văn trong chương
trình Tìm kiếm tài năng Việt Nam” tôi sẽ không quá chú tâm đến số các tiết
mục chương trình được phát sóng trong một tập là bao nhiêu. Tôi nhấn mạnh
đến việc tập trung nghiên cứu chất lượng của các tiết mục trong chương trình
và dư luận xã hội sau mỗi tập phát sóng: hướng đề tài tập trung, góc nhìn có
ánh lên giá trị nhân văn nhân bản hay không, ngôn ngữ giọng điệu, cách lựa
chọn chi tiết, …dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1 để soi vào thực tiễn.
6.Phương pháp nghiên cứu:
Trước hết tôi đặc biệt coi trọng các phương pháp khảo sát, thống kê,
phân tíc tổng hợp và phân loại các tư liệu liên quan đến nguyên tắc nhân văn
trên báo chí nói chung và trong chương trình truyền hình thực tế nói riêng.
Hai là Tôi chú ý đến phương pháp chọn mẫu -các tiết mục tiêu biểu, có ảnh
hưởng rõ nét với công chúng đến những kết luận khoa học.
Ngoài ra tôi đã sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi (phương pháp
Anket) để có thêm góc nhìn khách quan, thực tế và đa diện hơn về vấn đề này.
Tôi đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi Anket thông qua thư điện tử (Email) từ

ngày 8/ 6 đến ngày 12/6 Với 45 người ngẫu nhiên và nhận lại 40 phiếu, kết quả
tổng hợp cho thấy được ý kiến của người xem về chương trình này.

7.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Đề tài nghiên cứu “Bàn về tính nhân văn trong chương trình Tìm kiếm
Việt Nam” là đề tài nghiên cứu mang tính lý luận và ứng dụng trong thực tiễn.
Những kết quả nghiên cứu của tiểu luận không chỉ là tài liệu tham khảo cho
4


những người đang trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực báo chí đặc biệt là Báo
Truyền hình mà còn là cơ sở khoa học phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu
của sinh viên chuyên ngành báo chí và những ai quan tâm đến đề tài.
“Bàn về tính nhân văn của chương trình Tìm kiếm tài năng Việt
Nam-Viet Nam got talent” mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu. Dù trong
quá trình nghiên cứu tôi đã cố gắng nhưng do thời gian được nghiên cứu có
hạn, cùng với đó là những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự nhận
xét, đánh giá và góp ý từ phía giảng viên và các bạn để có thể hoàn thiện tốt
hơn trong những đề tài tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Nguyễn Thị Trà

5


II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG.
1.1 Khái quát chung về Truyền hình và chương trình Truyền hình
thực tế:

1.1.1: Khái quát chung về truyền hình:
Truyền hình là kênh truyền thông chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh
động với đầy đủ sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc và
Tiếng động. Chính nhờ những yếu tố đó mà truyền hình mang lại cho công
chúng bức tranh sống động hơn bất cứ kênh truyền thông nào có thể làm được,
giúp công chúng có cảm giác đang được trực tiếp chứng kiến và cảm thụ.
Truyền hình là loại hình báo chí ra đời sau báo in, báo phát thanh nên
bên cạnh kế thừa được những thế mạnh truyền thông trước đó ngoài ra truyền
hình còn có những thế mạnh riêng biệt mà các kênh truyền thông trước đó
không có được như: tính hấp dẫn mà không loại hình nào có thể so sánh được,
thông điệp trên truyền hình không chỉ hấp dẫn mà còn dễ hiểu thích ứng cho
cả nhóm công chúng có trình độ văn hóa thấp, có thế mạnh trong việc hướng
dẫn các thao tác , đặc biệt có năng lực cổ vũ kêu gọi hành động xã hội của
đông đảo công chúng, là kênh truyền thông giao lưu văn hóa với nhiều ưu thế
vượt trội nhất là qua phóng sự tài liệu, phim ảnh trò chơi quảng cáo
Tất nhiên bên cạnh những thế mạnh đó truyền hình cũng có những hạn
chế riêng như tín hiệu truyền hình được truyền đi theo tuyến tĩnh thời gian, làm
cho công chúng bị động hoàn toàn về tốc độ cũng như thời gian tiếp nhận,
muốn tiếp cận được với truyền hình phải có máy thu điều này gây khó khăn
cho những người dân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ nghèo, vùng sâu vùng xa,
tín hiệu truyền tin kém, chi phí sản xuất một chương trình truyền hình rất đắt
đỏ, tốn kém, tính tư liệu của truyền hình thấp, khó lưu giữ thông tin, tính tác
động của hai mặt truyền hình rất rõ rệt, giống như một con dao hai lưỡi nếu
không biết sử dụng hiệu quả thì sẽ làm đảo ngược giá trị truyền thông.
6


Tuy nhiên với những thế mạnh riêng biệt Truyền hình vẫn là lựa chọn
hàng đầu của đông đảo công chúng.
1.1.2: Khái quát chung về Truyền hình thực tế:

Theo nhà báo Phan Đăng Tú Truyền hình thực tế (reality television)
không phải là một thể loại truyền hình mà là một phương thức làm truyền hình
mới, có nhiều điểm khác với cách làm truyền thống vốn nặng về dàn dựng sắp
xếp và có sự can thiệp sâu của nhóm thực hiện, kể cả khi đó là chương trình
được truyền hình trực tiếp. (Tạp chí Nghề Báo số 119 tháng 9/ 2012).
Truyền hình thực tế bắt nguồn từ nước Mỹ vào những năm 1940. Từ năm
1990 đến nay, Truyền hình thực tế đã thực sự trở thành “cơn bão” đổ bộ lên hầu
hết các quốc gia trên toàn thế giới và trở thành hiện tượng với những chương
trình lớn như: Dancing with the stars (Khiêu vũ cùng người nổi tiếng), Fear
Factor ( Yếu tố sợ hãi), Top Model (Siêu mẫu), Americon Idol (thần tượng Mỹ)
… không ít những chương trình truyền hình thực tế đã có mặt ở hàu hết các quốc
gia như: Tìm kiếm tài năng ( China Gotalent, Ukraina’s Gotalent…).
Truyền hình thực tế xuất hiện ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2005 và đánh
dấu bằng chương trình Khởi Nghiệp phát sóng trên VTV3 Đài truyền hình
Việt Nam thu hút khá nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên chương trình được đánh giá là
đúng chất truyền hình thực tế phải là “ Phụ nữ thế kỉ 21” phát sóng năm
2006. Đó là lần đầu tiên các nhân vật trong một cuộc thi được thoải mái bộc
lộ cá tính quan điểm của mình. Hiện nay có hàng chục chương trình được
chuyển nhượng bản quyền lên tục tràn vào Việt Nam như: Vui là chính ( Just
for laughs), Viet Nam next top model , Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Viet
Nam Gotalent), Bước nhảy hoàn vũ (Dancong whit the stars), Thần tượng
Việt Nam (Viet Nam idol)….

7


1.2: Khái quát chung về nguyên tắc nhân văn:

1.2.1: Khái niệm
Theo từ điển Tiếng Việt, “nhân văn” có nghĩa là “thuộc về văn hóa con

người” tức là những giá trị văn hóa chung của loài người.
Tính nhân văn là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động
báo chí. Tính nhân văn trên báo chí được hiểu là báo chí đề cao, ca ngợi, bảo
vệ những giá trị văn hóa chung của cộng đồng, vì cuộc sống và lợi ích chính
đáng của con người, vì sự phát triển bền vững của cộng đồng. Bên cạnh đó
tính nhân văn trên báo chí còn thể hiện ở việc đấu tranh phê phán những hành
vi tiêu cực của xã hội nhưng phải đạt được hiệu ứng tác động xã hội tích cực:
viết về cái ác cái xấu nhưng làm thế nào để khơi dậy và đề cao cái thiện, viết
về khoảng tối hay đốm đen nhưng với mục đích là giúp công chúng tìm ra và
đi tới khoảng sáng, bình minh.
Như vậy nguyên tắc tính nhân văn trên báo chí muốn nhấn mạnh tới việc
: bên cạnh truyền tải thông tin khách quan chân thực nhà báo cần có ý thức
trách nhiệm với đối tượng được thông tin và với công chúng xã hội: đưa như
thế nào, đưa ở mức độ nào, đưa bao nhiêu là vừa là đủ .
1.2.2: Vai trò của nguyên tắc nhân văn:
Báo chí là lĩnh vực nhạy cảm, với nhà nước Việt Nam đó là công cụ để
tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, là cầu nối quan
trọng giữa Đảng và nhân dân. Có thể khẳng định mọi hoạt động của báo chí
liên quan mật thiết đến tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội. Bên cạnh đó người
làm báo phải thế hiện rõ quan điểm thái độ của mình. Nhưng với vai trò quan
trọng và nhạy cảm như vậy người làm báo không thể tùy ý phát ngôn đăng tải
tác phẩm của mình mà phải dựa vào những quy tắc chuẩn mực nhất định
Tính nhân văn là một trong 5 nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí.
Với tư cách là một trong những nguyên tắc cơ bản, tính nhân văn góp phần
định hướng cho báo chí, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của báo chí. “Các
quy tắc và chuẩn mực chung của hoạt động báo chí giúp cho nó thực được
8


chức năng của mình gọi là nguyên tắc báo chí. Nói khác đi đó là cơ sở

phương pháp luận của hoạt động báo chí” (Tr163-164, Cơ sở lí luận báo chí)
Bên cạnh đó việc thực hiện tốt nguyên tắc nhân văn sẽ tạo nên giá trị
bền vững cho thông tin báo chí, cho cơ quan báo chí. Trong tác phẩm nghiên
cứu “Hàm lượng văn hóa và tính nhân văn của báo chí hiện nay” đăng trên
tạp chí Lý luận chính trị (T6/2012) , PGS. TS Nguyễn Văn Dững khẳng
định : “ Công chúng lựa chọn sản phẩm báo chí nào nên đọc và gửi gắm được
niềm tin, cao hơn là có thể tin và cậy nhờ khi mà cuộc sống hàng ngày đầy
rẫy những điều tốt xấu , hay dở, tàn bạo và nhân văn, chân thành và dối
trá…”. Vi phạm nguyên tắc nhân văn là một trong những cách mà báo chí nói
chung đang tự “đào hố chôn mình”.
1.3: Giới thiệu đôi nét về chương trình Tìm kiếm tài năng Việt Nam:
Tìm kiếm tài năng Việt Nam-Vietnam's Got Talent là một chương
trình truyền hình tương tác mua lại bản quyền Britain’s Got Talent do Simon
Cowell sáng tạo. Đây là chương trình tìm kiếm tài năng nổi tiếng của thế giới,
từng ra mắt đầu tiên tại Mỹ với tên gọi America’s Got Talent vào tháng 6/
2006 và trở thành chương trình truyền hình giải trí số 1 của Đài truyền hình
NBC. Bản quyền Got Talent được mua lại bởi hơn 45 quốc gia trên thế giới và
vào tháng 12/2011 chương trình chính thức lên sóng tại Việt Nam.
Điểm khác biệt của chương trình là đây là sân chơi dành cho mọi đối
tượng không phân biệt tuổi tác, ngành nghề lĩnh vực. Mùa đầu tiên của Tìm
kiếm tài năng – Vietnam's Got Talent bắt đầu từ ngày 8 tháng 12/ 2011 đến
ngày 6 tháng 5/2012. Người thắng cuộc là cặp nhảy Đăng Quân (12 tuổi) Bảo Ngọc (7 tuổi), vượt qua thí sinh hát nhạc kịch Nguyễn Hương Thảo.
Quán quân mùa 2 của Tìm kiếm tài năng – Vietnam's Got Talent là Trần Hữu
Kiên - một luật sư tập sự.

9


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
Để việc phân tích thực trạng về Tính nhân văn trong chương trình truyền

hình thực tế “ Tìm kiếm tài năng Việt Nam- Viet Nam Gotalent” khách quan
trung thực tôi đã tiến hành dựa trên 2 cơ sở:
Một là: Dựa trên kết quả điều tra bảng hỏi Anket, lấy kết quả ngẫu nhiên
từ 40 người tham gia trả lời về vấn đề này
Hai là: Dựa vào việc quan sát tổng quan, phân tích một số tiết mục tiêu
biểu, các tập đã phát sóng trên chương trình Tìm kiếm tài năng Việt Nam từ
tháng 12/ 2011 đến tháng 5/2012 và từ tháng 12/ 2012 đến tháng 4/ 2013 với
tổng gần 40 tập và hàng trăm tiết mục được phát sóng .
1.

Về cơ bản chương trình đảm bảo nguyên tắc nhân văn:
1.1: Đánh giá từ phương pháp bảng hỏi An ket:
Đánh giá về những nội dung, thành công đã đạt được của chương trình
trong 2 năm qua, những người tham gia trả lời bảng hỏi Anket đều khẳng định
tính nhân văn của chương trình được thể hiện ở 4 nội dung sau:

Là sân chơi cho tất cả mọi công dân Việt Nam ở các lứa tuổi, lĩnh vực thể
hiện tài năng. Đây là thành công lớn nhất của chương trình theo ý kiến đánh
giá từ phương pháp bảng hỏi Anket (chiếm 45%)
Phát hiện đào tạo những tài năng giúp các thí sinh hiện thực hóa giấc mơ của
mình. (chiếm 26%)
Góp phần bảo vệ giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc (hát ca trù, hát chầu
văn, võ thuật...)
10


• Nâng cao kiến thức trên nhiều lĩnh vực bồi dưỡng các giá trị thẩm mỹ cho
khán giả.
Trong đó tính nhân văn thể hiện rõ nét nhất trong chương trìh là việc
Chương trình Tìm kiếm tài năng Việt Nam đã tạo nên một sân chơi cho tất cả

mọi công dân Việt Nam ở các lứa tuổi lĩnh vực thể hiện tài năng của
mình(chiếm 45%).
1.2: Đánh giá từ phân tích thực tế:
Kết quả khảo sát bằng phương pháp bảng hỏi Anket đã phần nào phản
ánh khách quan, đúng với tình hình thực tế _việc thực hiện nguyên tắc nhân
văn trong chương trình Tìm kiếm Tài năng Việt Nam đã diễn ra 2 mùa vừa
qua. Tính nhân văn của chương trình được thể hiện trong 4 nội dung sau:
1.2.1: Chương trình thực sự là sân chơi để những người có tài năng
có cơ hội tỏa sáng:
Biểu hiện:
Trước hết chương trình “Tìm kiếm Tài năng Việt Nam” là sân chơi của
những đam mê tài năng không phân biệt lứa tuổi. Tham gia casting và vào vòng
trong của chương trình là những tài năng đủ mọi lứa tuổi: có những cô bé cậu bé
đang ngồi trên ghế nhà trường như Cao Hà Đức Anh (10 tuổi), Vũ Song Vũ (12
tuổi ) Phương Anh (16 tuổi Trường THPT Việt Đức) cho đến những cụ già đầu
tóc bạc trắng ở tuổi “thất thập cổ lai hy” như thí sinh Nguyễn Thị Nhiên (62
tuổi), Thí sinh Trần Thị Xuân 73 tuổi, thí sinh Quách Văn Đỏ, 86 tuổi cụ đến với
Vietnam’s Got Talent với mong muốn mang chút lời ca tiếng hát cho đời…Đây
là điều khán giả khó có thể bắt gặp ở các chương trình truyền hình thực tế hiện
nay như: Giọng hát Việt, Bước nhảy hoàn vũ…
Hai là Chương trình là sân chơi không phân biệt ngành nghề chuyên hay
không chuyên miễn là có tài mọi người đều bình đẳng. Tham gia vào chương trình
là những người dân đủ mọi ngành nghề: tư anh chàng bán kẹo kéo Trần Trọng
Tân, chàng luật sư tập sự Trần Hữu Kiên, nữ phát thanh viên của “Thức dậy Hà
Nội” Vũ Khánh Vân., võ sư Lý Bằng, anh thợ cắt tóc Nguyễn Công Đạt…
11


Quán quân Tìm kiếm tài năng Việt Nam 2013Trẫn Hữu Kiên là một ví
dụ


điển hình cho điều đó. Từng đi bán kẹo , bán báo đánh giày để kiếm

tiền mua sách vở ăn học…chưa từng qua một khóa đào tạo nào về âm. Anh
đến với chương trình vì niềm đam mê âm nhạc, không hề biết một nốt nhạc
nào mà chỉ hát theo bản năng việc trở thành quán quân của chương trình
không chỉ mang lại niềm vui cho anh, giúp chàng luật sư trẻ thực hiện được
giấc mơ của cuộc đời mình mà còn một lần nữa khẳng định “Tìm kiếm tài
năng Việt Nam” thực sự là sân chơi là nơi để tất cả mọi người có tài năng
thực sử được thể hiện và tỏa sáng.
Ba là bên cạnh là sân chơi dành cho mọi đối tương, chương trình Tìm
kiếm tài năng Việt Nam còn là sân chơi dành cho tất cả mọi lĩnh vực. Có thể
thấy không có một chương trình thực tế nào có thể hội tụ đầy đủ những người
có đam mê khác nhau trên cùng một sân chơi như chương trình Tìm kiếm Tài
năng Việt Nam. Hầu hết các chương trình truyền hình thực tế hiện nay chỉ
dành cho một lĩnh vực riêng biệt như: The Voice (giọng hát Việt ), Việt Nam
Idol (Thần tượng Việt Nam) thi hát, Project runway -Thi thiết kế thời trang,
MasterChef_Vietnam ( Vua đầu bếp Việt Nam) thi nấu ăn…Còn trong chương
trình Tìm kiếm Việt Nam lại là sân chơi hội tụ đầy đủ các thể loại loại hình
khác nhau: từ ca hát, vũ đạo, đến võ thuật, từ các loại hình dân gian đến các
loại hình hiện đại: như Rock, múa hiện đại, nhảy hip hop… đến hát ca trù, hát
chầu văn…
Tác động :
Những yếu tố trên là một đặc trưng riêng của chương trình không chỉ tạo
nên một sân chơi bổ ích cho đối tượng công chúng, góp phần xây dựng đời
sống văn hóa tinh thần lành mạnh, giúp con người thư giãn xả stress sau
những giờ làm việc căng thẳng, tránh gây nhàm chán cho khán giả mà còn là
là biểu hiện sâu sắc tính nhân văn của chương trình này: tất cả mọi công dân
Việt Nam đang làm nghề gì, ở bất cứ lứa tuổi nào, có khả năng trong lĩnh vực
nào đều có quyền thể hiện niềm đam mê và tài năng của mình.

12


1.2.2: Chương trình góp phần phát hiện, ươm mầm cho những tài
năng hiện thực hóa giấc mơ của mình.
Biểu hiện:
Nếu Đồ rê mí, Ước mơ Việt Nam, The Voice Kid chỉ dành cho trẻ em;
Viet Nam idol, Khởi nghiệp, chỉ dành cho giới trẻ; Bước nhảy hoàn vũ, Cặp
đôi hoàn hảo, Gương mặt Thân quen chỉ dành cho người nổi tiếng tham gia
thì Tìm kiếm tài năng Việt Nam là một sân chơi cho mọi đối tượng, mọi lứa
tuổi, mọi lĩnh vực tài năng, chương trình trở thành “mảnh đất lành” để phát
hiện ươm mầm cho những tài năng. Tác động của chương trình thể hiện ở hai
hình thức: gián tiếp và trực tiếp.
Về mặt gián tiếp, thông qua chương trình, những người chơi được giới
truyền thông biết và giới thiệu đến với công chúng. Khi chương trình được
lên sóng cũng đồng thời với việc những tài năng ấy được hàng triệu công
chúng biết đến thông qua các phương tiện truyền thông như: báo chí,
Youtube, các trang mạng xã hội như Facebook (fanpage (trang) của chương
trình Tìm kiếm tài năng Việt Nam. Nếu như trước đây họ là những con người
vô danh thì giờ đây họ được hàng triệu người biết đến. Ví dụ trước đây rất ít
người biết đến chàng luật sư tập sự Trần Hữu Kiên nhưng hiện nay chỉ cần lên
Google search trong 1,4 giây đã có hơn 1,5 triệu kết quả.
Về mặt trực tiếp, những giám khảo của cuộc thi như NSƯT Thành Lộc,
cựu người mẫu - MC Thúy Hạnh và nhạc sĩ Huy Tuấn đó là những người có
kinh nghiệm và gặt hái được nhiều thành công trên lĩnh vực nghệ thuật. Nhận
xét của những giám khảo có kinh nghiệm sẽ giúp các thí sinh trưởng thành
hơn qua mỗi vòng thi.
Tác động:
Chương trình chưa kết thúc nhưng có những tài năng đã được xã hội
trân trọng. Như 2 bé Đăng Quân Bảo Ngọc quán quân của Tìm kiếm tài

năng Việt Nam 2011 liên tục nhận được những show diễn. Bé Vũ Song Vũ

13


có gần 800 người hâm mộ lập thành hội “Hội những người yêu thích
giọng ca Vũ Song Vũ”…
1.2.3: Chương trình góp phần bảo vệ giá trị văn hóa của dân tộc (hát
ca trù, hát chầu văn, ..)
Biểu hiện:
Có thể thấy các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc như những làn
điệu ca trù, múa giân dan ngày càng vắng bóng thậm chí không có cơ hội xuất
hiện trong các chương trình Truyền hình thực tế hiện nay. Thay vào đó là
nhảy hiện đại, hát Tiếng Anh, có những chương trình khán giả không khỏi ái
ngại khi 80 % bài hát thể hiện tài năng của người chơi trong chương trình là
những ca khúc nước ngoài. Tất nhiên không thể ép buộc hay so sánh loại hình
nào hay hơn loại hình nào nhưng những giá trị văn hóa đã làm nên linh hồn
của dân tộc do cha ông để lại ngày càng rơi vào quên lãng không khỏi khiến
mỗi người dân ngậm ngùi.
Thế nhưng ở trong chương trình Tìm kiếm tài năng Việt Nam lại trở thành
nguồn nước mát lành khơi dậy sức sống tiềm tàng của những chất liệu dân gian
ấy. Đó là điệu múa dân gian uyển chuyển, mượt mà của chàng trai Nguyễn
Tuấn Linh, cô bé Lưu Hồng Khánh An 10 tuổi trong trang phục áo dài và khiến
khán giả trầm trồ khi biểu diễn tiết mục đàn tranh với ca khúc “Hòn Vọng Phu”
đầy tình cảm. Đặc biệt phải kể đến thí sinh Nguyễn Kiều Anh với thể loại
truyền thống ca trù đã tạo nên dấu ấn đặc biệt cho chương trình Tìm kiếm tài
năng Việt Nam mùa thứ 2. Sân chơi này là cơ hội để cô gái mang đến những
làn điệu dân ca truyền thống vốn đã mai một lên sân khấu Got Talent và chứng
tỏ loại hình nghệ thuật truyền thống này vẫn có sức hấp dẫn đối với giới trẻ và
có một vị trí riêng trong lòng công chúng yêu nhạc Việt.

Cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam năm nay chứng kiến nhiều tiết mục
ấn tượng với "chất liệu" dân tộc. Đó là màn nhảy hip hop của nhóm nhảy
OXY trên nền nhạc dân tộc Lý Ngựa Ô và Đất Phương Nam mang đến một

14


không gian đậm chất Nam Bộ khiến cả Ban giám khảo và khán giả bất ngờ
thú vị ở tập 2 của chương trình Tìm kiếm tài năng Việt Nam 2012 .
Tác động:
Có thể thấy giữa những chiêu trò hút khách thì những chất liệu từ văn
hóa dân tộc đằm thắm đã tạo dấu ấn duyên dáng giữa cơn bão gameshow
đang chiếm lĩnh truyền hình. Dấu ấn duyên dáng ấy đã góp phần khẳng định
rằng, văn hóa dân tộc có thể thăng trầm theo thời gian, nhưng không bao giờ
bị quên lãng.
Thông qua chương trình mà những chất liệu văn hóa dân gian đến gần
hơn với công chúng giúp khán giả yêu quý và thấm nhuần hơn việc gìn bảo vệ
những giá trị truyền thống của dân tộc mình.
1.2.4: Chương trình góp phần giúp công chúng nâng cao kiến thức
trên nhiều lĩnh vực, bồi dưỡng các giá trị thẩm mỹ cho khán giả.
Biểu hiện:
Điều đó thể hiện ở các tác phẩm được chọn lựa kĩ càng khi bước vào
vong trong, có sự đầu tư công phu. Ngoài ra giá trị đó còn thể hiện ở thái độ
và phong cách làm việc của Ban giám khảo.
Những tiết mục tài năng thực sự được ca ngợi, trân trọng. Những tiết
mục thể hiện “quá lố” sẽ bị thẳng thắn nhắc nhở. Ví dụ trong chương
trình Vietnam’s Got Talent ngày 9/12 màn “lố lăng” đã diễn ra, khi một thí
sinh nam trình diễn “khẩu thuật đàn bầu” đã mặc áo dài một cách cẩu thả, giả
giọng gái khi giao lưu với các giám khảo. Việc hóa trang và giả giọng gái rất
phản cảm và không thật sự hỗ trợ cho tiết mục trình diễn. Thúy Hạnh phản

đối gay gắt phần trình diễn này bằng yêu cầu cứng rắn : “Tôi yêu cầu bạn đi
vào cánh gà cởi bỏ bộ trang phục mà bạn đang có, bớt trò lố của bạn lại,
thay một bộ trang phục bình thường quay trở lại đây với chúng tôi, chúng tôi
sẽ trò chuyện với bạn”.
Ngoài ra ban giám khảo cũng rất linh hoạt và ứng xứ nhân văn trong
những tình huống đặc biệt như trường hợp của cụ Trần Thị Xuân 73 tuổi. Cụ
15


tham gia chương trình với tiết mục hát “Nhạt nhòa”-chương trình phát sóng
vào 20h tối ngày 6/1 trên VTV3. Khách quan mà nói, tiết mục không thể lọt
vào được vòng trong bởi giọng hát yếu, cao độ không lên được do sức khỏe
và tuổi tác. Nhưng cả 3 vị giám khảo vẫn chăm chú lắng nghe đến hết bài hát,
dành tặng những lời khen ngợi đối với cụ. Điểm chinh phục đối với Ban Giám
khảo chính là câu chuyện cuộc đời và tình cảm cụ gửi vào trong bài hát.
Tác động:
Thái độ nhận xét của Ban giám khảo góp phần quan trọng trong định
hướng cho nhận thức về vẻ đẹp cho công chúng. Qua những tiết mục, những
lời nhận xét thái độ của Ban giám khảo để công chúng có thể nhận biết được
cái đẹp thực sự mà trân trọng nâng niu. Đó là cái đẹp về tài năng, nhân cách,
nghị lực sống tình cảm con người. Đồng thời qua thái độ nghiêm túc, rạch ròi
giúp công chúng biết phân biệt đâu là người có niềm đam mê nhưng tài năng
chưa thuyết phục và đâu là “trò lố bịch” để phê phán tránh xa.
Có thể khẳng định, từ khi truyền hình thực tế bùng nổ, không ít các trò lố
lăng, phản cảm đã diễn ra. Nhưng thay vì chỉ dừng lại ở thái độ cười cợt, lắc
đầu ngán ngẩm như ở một số chương trình khác thì đây là lần đầu tiên giám
khảo có hành động “giáo dục thẩm mỹ” cho thí sinh ngay trên sân khấu rất
đáng khen ngợi.
2. Tồn tại những trường hợp vi phạm tính nhân văn:
2.1 : Đánh giá từ phương pháp bảng hỏi An ket:

• Đánh giá về tính nhân văn của các tập đã phát sóng trên chương trình Tìm
kiếm Tài năng Việt Nam, 74% ý kiến cho rằng một số tập đảm bảo một số tập
không. 13% ý kiến cho rằng tất cả các tập đều vi phạm nguyên tắc nhân văn,
giật gân câu khách chỉ có 5% đánh giá các tập được phát sóng đều đảm bảo
tính nhân văn.

16


• Bên cạnh những nội dung thành tựu đã đạt được chương trình, theo đánh giá
của các bạn chương trình còn vi phạm những nội dung sau: có sự dàn
dựng cắt gọt chương trình với ý đồ của nhà sản xuất khiến thông tin trở nên
thiếu trung thực, khách quan, Ban giám khảo nhận xét thái quá gây tác động
xấu đến người chơi, những chiêu trò lố lăng phản cảm vẫn được phát sóng
trên chương trình, có dấu hiệu dàn xếp kết quả không minh bạch, thời lương
quảng cáo dài và có những trường hợp gây phản cảm

• Trong đó theo đánh giá nội dung vi phạm nặng nhất trong chương trình này
là: Có sự dàn dựng cắt gọt chương trình với ý đồ của nhà sản xuất khiến thông
tin trở nên thiếu trung thực, khách quan (chiếm 24%)
• Đánh giá về hiệu ứng chương trình 69 % người trả lời bảng hỏi nhận định
chương trình Tìm kiếm tài năng chỉ đáp ứng được 1 phần nào đó nhu cầu phát
triển văn hóa giải trí của khán giả Việt.
2.2: Đánh giá từ phân tích thực tế:
Kết quả khảo sát bằng phương pháp bảng hỏi Anket đã phần nào phản
ánh khách quan, đúng với tình hình thực tế _việc vi phạm nguyên tắc nhân
văn trong chương trình Tìm kiếm Tài năng Việt Nam đã diễn ra 2 mùa vừa
qua thậm chí có những trường hợp vi phạm nặng. Những sai phạm đó thể hiện
ở những mặt sau:
2.2.1 : Có sự dàn dựng cắt gọt chương trình với ý đồ của nhà sản

xuất
Biểu hiện : Vi phạm nghiêm trọng nhất là việc thí sinh Quỳnh Anh- dự
thi với ca khúc Tình mẹ trong chương trình phát sóng tối ngày 12/2/2012.
Giọng hát của Quỳnh Anh theo đánh giá chung là không đến nỗi …thảm họa
17


nhưng điều gây nên thảm họa là 2 phút trước khi Quỳnh Anh thể hiện tài năng
và và khi phần thi của thí sinh này kết thúc. Tuy nhiên khi trao đổi với phóng
viên, bà Nguyễn Thị Ngọ khẳng định: "Ngay từ đầu, chương trình đã cho đạo
diễn sắp xếp, yêu cầu con gái và gia đình chúng tôi nói những gì, mặc trang
phục gì. Ban Tổ chức đã đề nghị gia đình nói về thành tích của Quỳnh Anh và
gợi ý cho con tôi hát bài Tình mẹ".

Thí sinh Quỳnh Anh và mẹ trong vòng sơ khảo Viet Nam Got Talen

Ngay sau khi chương trình được phát sóng, trên facebook đã lập hội unti
Quỳnh Anh, các trang báo mạng cũng liên tiếp giật tit: Vietnam's Got Talent
shock vì cô gái 'quăng bom' (Vietnamnet, 13/2/2012), (VTC NEW ngày 13/2/2012), . />(vietbao.vn ngày 5/ 3/ 2012).
Ở đây lời nói xuất phát từ một phía nạn nhân lại không có bằng chứng
chứng minh nên rất khó để khẳng định những người sản xuất chương trình có
thực sự mớm lời cho gia đình Quỳnh Anh hay không. Nhưng rõ ràng việc cắt
bỏ đoạn băng gây sóng gió đó với nhà sản xuất chương trình là hoàn toàn dễ
dàng và chỉ cần xem qua người ta cũng có thể nhận thấy tác hại khôn lường

18


với Quỳnh Anh. Lẽ nào những người có trình độ học vấn và sự nhạy cảm
trong nghề lại không hề nhận ra được điều điều đó?

Tác động:
Khiến thông tin trở nên thiếu trung thực, khách quan. Tác động xấu đến
dư luận xã hội (tạo dư luận xã hội trái chiều, tiêu cực, dư luận xã hội sai
Việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách và tâm lí của một
đứa trẻ mới 15 tuổi, vi phạm điểu 16 trong Công ước Liên Hiệp Quốc về
Quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia với nội dung như sau:
Điều 16
1.. Không trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tuỳ tiện hay bất hợp pháp vào việc
riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín của các em cũng như những sự công kích bất hợp
pháp vào danh dự và thanh danh của các em.
2. Trẻ em có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại sự can thiệp hay công kích như
vậy.

2.2.2: Những chiêu trò lố lăng phản cảm vẫn được phát sóng trên
truyền hình:
Biểu hiện:
Điều này được khai thác nhiều ở mùa phát sóng thứ nhất trong vòng sơ
khảo các thí sinh ở các vùng miền khác nhau. Trung bình mỗi buổi tối vòng
sơ khảo có ít nhất 3 tiết mục “lố” để gây cười cho khán giả.
Những tiết mục như Rock con diều, Ly Cafe ban mê của thí sinh Lê Văn
Kiểm, cụ bà nhảy chế Gangnam style, Nguyễn Hoài Quân với phần dự thi đọc
Rap, phần dự thi của thí sinh Trần Thế Thể Thiên … đã trở thành trò mua vui
cho khán giả truyền hình vàcư dân mạng. Điều đáng nói như thí sinh Lê Văn
Kiểm đã từng “gây náo loạn” trong chương trình VietNam Idol 2012 lại có thể
dễ dàng “lọt lưới” tiếp tục được trình diễn trong chương trình “ Tìm kiếm tài
năng Việt Nam”.
Những tiết mục lố lăng phản cảm này xuất phát từ 2 nguyên nhân: một là
do nhà sản xuất cắt gọt (như vụ việc Quỳnh Anh), hai là do thí sinh xuất phát
từ phía người chơi. Có người chỉ vì muốn được nổi tiếng, muốn xuất hiên
19



trong vài phút ngắn ngủi trên màn ảnh nhỏ mà tự hạ thấp giá trị bản thân hoặc
trở nên lố bịch trong chương trình.
Tác động:
Loại trừ trường hợp người chơi muốn được nổi tiếng bằng mọi cách thì
có những trường hợp như: cụ bà nhảy Gang nam Style là người dân quê chỉ
muốn tham gia với mục đích góp vui tạo thêm động lực cho giới trẻ (trong
phần giới thiệu mở đầu) lại trở thành trò mua vui cho công chúng khán giả.
Điều này phần nào vẽ đường cho lối sống “muốn được nổ tiếng bằng
mọi cách của giới trẻ và một bộ phận công chúng khác trong xã hội.
2.2.3: Ban giám khảo nhận xét thái quá tác động xấu đến người chơi

Biểu hiện:
Ban giám khảo đã không tiếc “vung vãi” những lời khen dành cho các
tiết mục dù chưa thực sự xứng đáng. Vd: Trong vòng bán kết 3 phần thể hiện
bài hát Con cò của thí sinh Nguyễn Thị Thanh Trúc gặp rất nhiều lỗi về kĩ
thuật như hát sai nốt, sai tông thậm chí những đoạn cao em “gào” chứ không
phải là “hát” nhưng em vẫn nhận được những lời tán dương không ngớt của 3
vị giám khảo. Giám khảo nhạc sĩ Huy Tuấn, vị giám khảo chuyên môn duy
nhất trong BGK, khen ngợi rằng: “Chú đã chứng kiến nhiều ca sĩ chuyên
nghiệp đứng trên sân khấu với dàn nhạc hùng hậu gồm các nhạc công hàng
đầu của TP.HCM, họ đã bị nuốt chửng vào trong dàn nhạc đó, còn cháu hôm
nay, cháu đã đè hết tất cả mọi người ở đây!”.
Hay đến những phần thi kém ban giám khảo lại có cách xử sự thái quá
như: trợn tròn mắt, chạy khỏi ghế giám khảo vì quá sợ tiết mục hay ngã ngửa
ra khỏi ghế nóng vì bất ngờ…
Tác động:
Khen quá lời sẽ khiến các thí sinh ảo tưởng về mình đặc biệt là các em
nhỏ. Bên cạnh đó sẽ làm hại không ít gia đình và cả các em nhỏ đang có ý

định theo nghiệp nghệ thuật. Bởi đơn giản, họ thấy, những người hát còn dở
20


hơn con họ mà vẫn được ca ngợi là tài năng, vậy thì con họ, hẳn sẽ phải là
thiên tài.
3. Kết luận khảo sát:
Qua việc khảo sát bằng phương pháp bảng hỏi Anket và đánh giá từ phân
tích thực tế về việc đảm bảo nguyên tắc nhân văn trong chương trình Tìm
kiếm tài năng Việt Nam cho thấy:
3.1: Ưu điểm: Về cơ bản chương trình Tìm kiếm tài năng Việt Nam đã
đảm bảo được tính nhân văn trong chương trình. Điều đó được thể hiện qua 4
nội dung:
Là sân chơi cho tất cả mọi công dân Việt Nam ở các lứa tuổi, lĩnh vực thể
hiện tài năng.
Phát hiện đào tạo những tài năng giúp các thí sinh hiện thực hóa giấc mơ của
mình.
Góp phần bảo vệ giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc.
• Nâng cao kiến thức trên nhiều lĩnh vực bồi dưỡng các giá trị thẩm mỹ cho
khán giả.
3.2: Hạn chế: bên cạnh những mặt đã làm được, chương trình cũng có
những biểu hiện vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc nhân văn như:
Có sự dàn dựng cắt gọt chương trình với ý đồ của nhà sản xuất khiến thông
tin trở nên thiếu trung thực, khách quan
Ban giám khảo nhận xét thái quá gây tác động xấu đến người chơi.
Những chiêu trò lố lăng phản cảm vẫn được phát sóng trên truyền hình.
Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác như: quảng cáo, có dấu hiệu dàn xếp
kết quả…

21



4. Nguyên nhân:
• Sự tác động của thương mại hóa: Nhà tài trợ giữ sức mạnh độc quyền.
Điều này có thể thấy ngay ở logo của chương trình. Vì chỉ duy nhất ở Viêt
Nam phiên bản Got Talent bị nhà tài trợ can thiệp một cách thô bạo khi biến
logo chương trình thành logo quảng cáo của chính nhãn hàng, thay vì là lá cờ
tổ quốc trên logo Got Talent như các phiên bản khác trên thế giới. Để thu hút
được công chúng theo dõi những người sản xuất chương trình không ngần
ngại cắt ghép chương trình biến người chơi trở thành những con rối lố lăng
kệch cỡm.
• Chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận khán giả: Trong phần điều
tra bảng hỏi an ket vẫn có 7% người cho rằng yếu tố quan trọng nhất để
chương trình có thể thành công là scandal chứ không phải tài năng của thí
sinh. Kết quả cũng phần nào cho thấy một bộ phận không nhỏ công chúng
thích xem những trò “lố lăng, kệch cỡm” để mua vui. Và những người sản
xuất chương trình đã đánh vào thị hiếu tầm thường ấy để lôi kéo công chúng
theo dõi chương trình.
• Chưa Việt hóa được chương trình: nhà sản xuất đã quá nóng vội khi đưa
hàng loạt các chương trình thực tế nước ngoài vào Việt Nam mà không khảo
sát nhu cầu của công chúng khán giả cũng như văn hóa của dân tộc. Có thể
chương trình ấy ở nước ngoài rất thành công nhưng không có nghĩa là vào
Việt Nam nó cũng tạo tiếng vang tương tự.
• Sự non kém về năng lực nghiệp vụ: những người sản xuất chương trình
giỏi sẽ không bao giờ lợi dụng scaldan làm tổn thương người khác để được
nổi tiếng và thu hút công chúng đặc biệt là trong một gameshow ý nghĩa như
“Tìm kiếm tài năng Việt Nam”. Một bộ phận không nhỏ những người làm
chương trình không biết khai thác những lợi thế của chương trình mang lại mà
chỉ sống bám vào chiêu trò thiếu nhân văn để tồn tại.


22


CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
Để đảm bảo tính nhân văn cho chương trình Tìm kiếm tài năng Việt Nam
ở những mùa sau tôi xin đề xuất kiến nghị và giải pháp sau:
1: Về cơ chế quản lý:
Cơ quan lãnh đạo nhà nước trong lĩnh vực báo chí cần thắt chặt cơ chế
quản lý các các chương trình truyền hình thực tế, không ngừng tăng cường
công tác kiểm tra giám sát để nhanh chóng phát hiện ra những sai phạm và
kịp thời có biện pháp chấn chỉnh và mạnh tay hơn nữa đặc biệt là với những
trường hợp tái phạm.
1.1: Nhà nước cần có những công văn chỉ thị riêng, cụ thể hơn trong
quản lý các chương trình phát sóng trên truyền hình.
Đảng, chính phủ cần nhanh chóng hoàn thiện luật để có căn cứ pháp lý xử
phạt. Hiện nay luật báo chí ở nước ta còn nhiều lỗ hổng, mức hình phạt chưa đủ
mạnh để răn đe. Tình trạng lách luật, sẵn sàng chịu phạt để vi phạm vẫn còn
nhiều. Đó là một trong những nguyên nhân chính khiến tình trạng vi phạm và tái
phạm ngày càng tăng. Có thể chỉ ra rất nhiều chương trình Truyền hình thực tế
hiện nay vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc nhân văn. Một lượng khán giả đón
xem chương trình chỉ vì những tiết mục “thảm họa” để giải tri.
1.2: Cần truy cứu trách nhiệm và phạt nặng với người đứng đầu và
nhà sản xuất chương trình.
Việc đăng tải tác phẩm báo chí dù là báo in, báo phát thanh, truyền hình
hay báo mạng đều phải trải qua một quy trình chặt chẽ, nghiêm túc nhằm
tránh những sai sót đáng tiếc xảy ra. Bài của một phóng viên thiếu đạo đức
thiếu năng lựcnhưng nếu có một Biên tập viên có tâm có tài thì sẽ được uốn
nắn kịp thời. Một biên tập viên cố ý đưa thông tin sai lệch sự thật để phục vụ
lợi ích các nhân nhưng nếu gặp một tổng biên tập nghiêm khắc chắc chắn
“tác phẩm báo chí” ấy không dễ dàng “lọt lưới”. Truyền hình lại càng phải

tuân thủ nguyên tắc đó vì để xây dựng cả một chương trình cần sự hợp tác của
cả một ekip, từ xây dựng kịch bản, cắt ghép sao cho phù hợp với thời lượng
23


nội dung. Rõ ràng nếu người đứng đầu không cho phép, hoặc có hình thức kỉ
luật nặng với những trường hợp vi phạm thì chắc chắc những sai phạm này sẽ
rất khó xảy ra.
1.3: Cần nghiêm khắc hơn khi xử lý những sai phạm:
Hiện nay không chỉ chương trình Tìm kiếm tài năng Việt Nam mà có thể
đa phần các chương trình truyền hình thực tế đều có dấu hiệu vi phạm nguyên
tắc nhân văn . Không khó để thấy Scaldan với những biểu hiện vi phạm
nguyên tắc nhân văn đang trở thành “gia vị” không thể thiếu để tạo sóng thu
hút sự quan tâm của công chúng. Thậm chí : “Thành công của một chương
trình truyền hình thực tế = khách mời nổi tiếng + chiêu trò” trong đó chiêu trò
có phần nặng kí hơn đã trở thành công thức cho không ít các chương trình
thực tế hiện nay. Nhưng điều đáng bàn là những chiêu trò đó không chỉ dừng
lại ở việc mua vui tạo không khí giải trí cho chương trình (màn đấu khẩu hài
hước giữa các MC, ban giám khảo) mà lại biến thí sinh trở thành con rối bàn
đạp để thực hiện mục đích của mình.
3.2.2: Về công tác đào tạo, bồi dưỡng:
Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ những người làm báo là một khâu quan trọng
và phải bắt đầu bẳng việc giảng dạy ở các trung tâm đào tạo báo chí. Giảng
viên cần chú trọng cả hai lĩnh vực : đạo đức và năng lực nghề nghiệp để
giảng dạy cho những người làm báo tương lai .
Có năng lực nghề nghiệp giỏi để khai thác được những vấn đề hay, xây
dựng được kịch bản nội dung phù hợp với công chúng Việt Nam. Để từ đó có
thể nhận tự nhận thức được vi phạm nguyên tắc nhân văn chỉ là sự “lấp liếm”
cho hành vi ngại khai thức những đề tài nghiêm túc mang lại hiệu quả xã hội
tốt đẹp.

Có đạo đức tốt để đủ khả năng nhận ra ranh giới mong manh giữa nhân
văn và phản nhân văn. Cần có cả năng lực nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, đạo
đức để hiểu rằng : “Không phải điều gì công chúng muốn cũng có thể đáp

24


ứng. Nhà báo phải có tầm nhìn cao, xa hơn công chúng, tức là tầm nhìn của
một nhà văn hóa”.
3.2.3: Phương pháp chính là ở mỗi người làm báo:
Giáo dục nghiêm khắc, kiện toàn luật, xử phạt nặng cũng khó phát huy
hiệu quả nếu người làm báo cố tình vi phạm. Điều quan trọng là mỗi người
làmbáo tự ý thức được vai trò trách nhiệm của mình,có lòng tự trọng. Trước
khi để một chương trình lên sóng trước hàng triệu người, để một tác phẩm báo
chí ra mắt hàng triệu độc giả cần trả lời những câu hỏi: “Chương trình này có
lợi cho ai? Có hại cho ai? Sau bài chương trình này điều gì sẽ xảy ra tiếp
theo? Bản thân mình còn băn khoăn điều gì sau khi dàn dựng xong chương
trình này hay không?”. Và hãy thực sự đặt mình vào vị trí của những người
trực tiếp tham gia chương trình để cảm nhận. Điều gì mình không muốn xảy
ra với mình thì đừng để nó xảy ra với người khác.

25


×