Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Luận văn thạc sĩ không gian và thời gian nghệ thuật trong cố đô của yasunary kawabata

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.97 KB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỬVĂN

NGUYỄN THỊ HẠNH

KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN
NGHỆ THUẬT TRONG CÓ ĐÔ
CỦA YASUNARY KAWABATA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
••••

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

HÀ NỘI- 2015


NGUYỄN THỊ HẠNH

KHÔNG GIAN YÀ THỜI GIAN
NGHỆ THUẬT TRONG CÓ ĐÔ
CỦA YASUNARY KAWABATA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Ngưòi hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỀN THỊ BÍCH DUNG


Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của
các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ văn- Trường ĐHSP Hà Nội 2, trong tổ bộ môn Văn học nước ngoài.



Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy, cô giáo trong khoa, tổ, đặc biệt là TS. Nguyễn Thị
Bích Dung - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Hạnh


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của
TS.Nguyễn Thị Bích Dung. Tôi xin cam đoan rằng:
- Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
-

Kết quả này không trùng vói kết quả của bất kỳ tác giả nào đã được
công bố. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Hạnh
MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU


1. Lí do chon đề tài
*
1.1. Lí do khoa học

Yasunary Kawabata (1899- 1972) là một nhà văn lớn của Nhật Bản,
người Châu Á thứ hai sau R. Tagore nhận giải thưởng Nobel văn chưong vào
năm 1968, đúng 100 năm sau cuộc Duy tân Minh Trị (1968) khởi đầu. Những
sáng tác của Y. Kawabata phản ánh và khẳng định những nét đẹp truyền thống
của con người và thiên nhiên Nhật Bản bằng “nghệ thuật viết văn tuyệt vời và
tình cảm lớn lao, thể hiện được bản chất và cách tư duy Nhật Bản”(Đánh giá
của Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển khi trao giải).
Y. Kawabata được các nhà nghiên cứu tôn vinh như người “Mở cánh cửa
tâm hồn Nhật Bản”. Ông là nhà văn Nhật Bản đầu tiên nhận giải Nobel văn học
vào năm 1968 với bộ ba tiểu thuyết: Xứ tuyết (1947), Ngàn cánh hạc (1951),
Cổ đô (1962).
Cố đô là một trong ba bộ tiểu thuyết tiêu biểu, đặc sắc làm nên tên tuổi
của Y. Kawabata. Mỗi tác phẩm của Y. Kawabata đều cho thấy nghệ thuật viết
văn tuyệt vời và tình cảm lớn lao, thể hiện được bản chất của cách tư duy Nhật
Bản qua bút pháp sáng tác bậc thầy - một kiểu sáng tác lãng mạn mà không
gian và thòi gian nghệ thuật là một yếu tố rất quan trọng trong đó.
Không gian và thời gian là sản phẩm sáng tạo để nhà văn thể hiện quan
niệm nhất định về con người, cuộc sống. Vì vậy, việc tìm hiểu về không gian
và thòi gian nghệ thuật là điều thú vị, là sự quan tâm của nhiều người.
Đối với Y. Kavvabata, từ lâu “Không gian và thời gian nghệ thuật” trong
sáng tác của ông vẫn được coi là một đề tài mới mẻ và hấp dẫn đối với những
người say mê văn chương Nhật Bản - say mê dòng văn học xứ Phù Tang.

5



Không gian và thời gian nghệ thuật là hiện tượng của thế giới khách quan khi
đi vào nghệ thuật được soi rọi bằng tư tưởng, tình cảm, được nhào nặn và tái
tạo trở thành một hiện tượng nghệ thuật độc đáo, thấm đẫm cá tính sáng tạo của
nhà văn.
Không gian và thòi gian trong văn học rất tiêu biểu cho khả năng chiếm
lĩnh đời sống rộng, sâu và nhiều mặt của ngôn từ. Cảm quan về không gian và
thời gian gắn liền với cảm quan về con người và cuộc đời, gắn bó với ước mơ
và lý tưởng của nhà văn. Không gian và thời gian là những yếu tố quan trọng
góp phần tạo nên diện mạo và giá trị của tác phẩm. Mỗi nhà văn có cách tổ
chức không gian và thời gian riêng tùy thuộc vào tài năng và phong cách của
mỗi người. Nhưng nhìn chung đó là những phạm trù quan trọng, giúp nhà văn
tái hiện về hiện thực đời sống, phản ánh quan niệm nhân sinh quan của mình.
Tác phẩm văn học là sản phẩm của nhà văn. ở đó nhà văn không chỉ tái
hiện lại những sự kiện, hiện tượng của thế giới, đề xuất một quan niệm khái
quát tư tưởng rõ rệt về chúng mà còn xây dựng nên một thế giới nhân vật và sự
kiện tồn tại trong không gian và thòi gian nghệ thuật nhất định đã gia công và
xử lý theo ý đồ của mình. Tìm hiểu không gian và thòi gian trong một tác phẩm
văn học là điều rất thú vị và là mối quan tâm của nhiều ngưòi. Từ lâu trong
sáng tác của Y. Kawabata đề tài này được xem là đề tài mới mẻ, hấp dẫn đối
với những người say mê tìm hiểu văn chương xứ sở Phù Tang.
1.2.

Lí do sư phạm

Việc tìm hiểu sáng tác của Y. Kavvabata sẽ gúp người giáo viên tương lai
có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về văn học nước ngoài, đặc biệt là văn học
Nhật Bản. Từ đó tích lũy được những tư liệu cần thiết cung cấp cho học sinh
hiểu biết thêm về những sáng tác vãn học được học trong nhà trường phổ thông
như thơ Haikư của Basho. Và đặc biệt giúp các em có cái nhìn đúng đắn trong
học tập và trong cuộc sống.


6


Một tác phẩm văn chương sinh động, hấp dẫn được thể hiện qua rất nhiều
phương diện nghệ thuật, trong đó “Không gian và thời gian nghệ thuật” là đề
tài độc đáo và đặc sắc. Khi nghiên cứu đề tài này người viết không chỉ nắm
được nội dung tư tưởng của tác phẩm mà còn là dấu hiệu nhận biết phong cách
của nhà văn.
Từ những lí do đó chúng tôi chọn đề tài Không gian và thời gian nghệ
thuật trong cố đô của Y. Kawabata với hi vọng sẽ khám phá được phần nào
đóng góp của tác giả làm nên giá trị nghệ thuật cho tác phẩm.
2. Lich sử vấn đề

Nói tới không gian và thời gian nghệ thuật là là nhắc tói một trong những
vấn đề cơ bản của khoa nghiên cứu văn học hiện đại. Ngày nay không gian và
thời gian nghệ thuật rất được giói nghiên cứu chú trọng. Tuy nhiên trước thế kỷ
XX, khái niệm này dường như chưa được quan tâm một cách đúng mức.
Y. Kawabata là một trong những nhà văn góp phần làm phong phú các
giá trị văn chương của nhân loại trong thế kỉ XX. Sáng tác của ông luôn thu hút
được sự quan tâm của giói nghiên cứu trong và ngoài nước:
Tạp chí văn học số 16 (tháng 9/ 1999) tác giả E.G.Sheidensticker nhận
xét: “Tôi cho rằng nên xếp Y. Kawabata vào dòng văn chương mà ta có thể dò
đến tận bậc thầy Haikư của thế kỉ XVII”. Trong bài viết này tác giả chủ yếu tìm
hiểu nghệ thuật Chân không trong sáng tác của Y. Kavvabata.
Tạp chí văn học số 9 năm 1999: Tác giả Lưu Đức Trung có bài viết bàn
về “Thi pháp tiểu thuyết Y. Kavvabata- Nhà văn lớn của Nhật Bản”. Thể hiện
rõ thi pháp đặc trưng trong sáng tác của Y. Kavvabata là thi pháp Chân không
(nói ít, gợi nhiều, ý được thoát ra từ khoảng trống của câu chữ).
Tạp chí văn học số 2 năm 2002, tác giả Nhật Chiêu có bài “Thế giới

Kavvabata Yasunary trong tác phẩm của ông”

7


Tạp chí văn học số 1 năm 2004 với bài “Thủ pháp tương phản trong
truyện Người đẹp say ngủ của Y. Kawabata” của tác giả Khương Việt Hà, bài
viết tập trung đi sâu tìm hiểu nghệ thuật của tác phẩm
Trong tạp chí văn học số 7 năm 2005: Đào Thị Thu Hằng có bài: “Y.
Kawabata giữa dòng chảy Đông- Tây”. Bài viết nghiên cứu về sự ảnh hưởng
của văn hóa phương Tây đối với Y. Kawabata và khẳng định văn hóa phương
Đông là gốc rễ trong tư tưởng nhà văn.
Tạp chí văn học số 11 năm 2005 với bài: “Y. Kawabata- Lữ khách muôn
đời đi tìm cái đẹp” của tác giả Nguyễn Thị Mai Liên. Bài nghiên cứu đi sâu vào
vẻ đẹp Nhật Bản trong sáng tác của Y. Kawabata: vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp
phong tục, vẻ đẹp của tâm hồn con người.
Trong nghiên cứu văn học số 6 năm 2006: Khương Việt Hà có bài bàn
về “Mĩ học Y. Kawabata” bài viết trình bày rõ quan điểm về cái đẹp của Y.
Kawabata và nguồn gốc hình thành quan điểm đó.
Tác giả Đào Thị Thu Hằng với cuốn chuyên luận “Văn hóa Nhật Bản
và Yasunary Kawabata ’’ chuyên luận viết về những nét văn hóa đặc sắc của
Nhật Bản, về tác giả Y. Kawabata và nghệ thuật kể chuyện trong sáng tác của
ông, trong đó có nhắc đến phương diện không gian và thòi gian.
Nhìn chung, đã có một số bài viết đề cập đến “Không gian và thời gian
nghệ thuật” trong sáng tác của Y. Kawabata nhưng chưa được khai thác sâu
mà chủ yếu chỉ tập trung làm nổi bật cái đẹp trong tác phẩm của ông.
Trong Lí luận vãn học - vẩn đề và suy ngẫm của Nguyễn Văn Hạnh và
Huỳnh Như Phương, hai nhà nghiên cứu đi vào làm rõ một số đặc điểm về hình
tượng thời gian và không gian, về hình tượng không gian có không gian thiên
nhiên, không gian sinh hoạt, có thể là không gian mở hay không gian khép, là

không gian tĩnh hay động.về hình tượng thời gian có thời gian trần thuật, thòi
gian tâm lí. Tác giả cũng nhấn mạnh “hình tượng thời gian cũng đồng thời biểu

8


lộ cách nhìn của con người về thế giới”[9; tr 183],
Không gian và thời gian là hai khía cạnh của sự vật, là kích thước của sự
sống, là một hiện tượng của thế giói khách quan. Nghệ thuật biểu hiện sự sống,
tái hiện sự sống làm sao không dựng cái khung không gian và thời gian lên
được để chứa đựng vật, để cho sự vật có chỗ sống, sinh sôi nảy nở” (Huy Cận).
Trong khóa luận này, ngưòi viết muốn tìm hiểu, khám phá sâu hơn phương
diện “Không gian và thời gian nghệ thuật trong cố đô của Y. Kawabata”.
Cố đô là là một trong ba tác phẩm đạt giải Nobel của Y. Kawabata. Tác
phẩm nói tới vẻ đẹp của thành phố Kyoto và các truyền thống cổ, cũng từ đó
thể hiện tâm lí của con ngưòi - đặc biệt là nói tới cặp chị em song sinh đã bị
chia cách từ lúc mới chào đời. Không gian và thời gian trong tác phẩm được Y.
Kawabata thể hiện rất độc đáo, sinh động khiến độc giả cảm nhận mới mẻ
không dễ gì nắm bắt được ngay mà phải bằng cả tâm hồn, sự hứng thú của
mình để tìm hiểu sâu sắc vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm mục đích khám phá không gian và thời gian nghệ thuật trong
Cố đô của Y. Kawabata. Qua đó thấy được tài năng của nhà văn và những đóng
góp lớn lao của ông cho nền văn học Nhật Bản nói riêng và cho nhân loại nói
chung.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này người nghiên cứu hệ thống các khoảng không gian và thời
gian khác nhau trong tác phẩm, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu
giúp người đọc thấy được những đóng góp, sáng tạo mới mẻ của Y. Kavvabata
về vấn đề đang cần bàn.


9


5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 5.7. Đối tượng
nghiên cứu
Không gian và thòi gian nghệ thuật trong cố đô của Y. Kawabata.
5.2. Phạm vi khảo sát
Tiểu thuyết Cố đô của Y. Kawabata do Thái Văn Hiếu dịch.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, người viết đã sử dụng các phương pháp như:
-

Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu.

-

Phương pháp khảo sát tác phẩm.

-

Phương pháp tổng họp nâng cao vấn đề

7. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận đóng góp một phần nhỏ bé vào việc cung cấp ngữ liệu về việc
giảng dạy những tác phẩm văn học Nhật Bản sau này ở phổ thông.
8. Bố cuc khóa luân
••

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung của khóa luận được chia làm

hai chương:
Chương 1: Không gian nghệ thuật trong cố đô Chương 2: Thời gian
nghệ thuật trong cố đô

1
0


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CÓ ĐÔ
1.1.

Khái niệm về không gian nghệ thuật

Không gian là hình thức cơ bản của thế giới. Trong đó, các vật thể có độ
dài và độ lớn khác nhau nhưng đó chưa phải là không gian nghệ thuật. Không
gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không có hình
tượng nghệ thuật nào không có không gian.
Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cách nhìn và mang ý nghĩa khái
quát thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn, cách
nhìn. Không gian ấy có thể rất rộng có thể là rất hẹp. Nó cũng có viễn cảnh, có
giá trị tình cảm. Tình cảm có thể làm cho không gian bao la thêm hay gò bó
chật chội hơn. Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện
thực. Đây là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc hình thành thế giới
nghệ thuật, góp phần thể hiện thế giới quan tư tưởng của người nghệ sĩ trước
hiện thực và xã hội, phụ thuộc vào cách phản ánh thế giới của nhà văn vì nó
mang tính chủ quan.
Trong “7w- điển thuật ngữ văn học” các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử, Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa về không gian nghệ thuật như sau: “Không

gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện
chỉnh thể của nó. Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát
từ một “điểm nhìn” diễn ra trong “trường nhìn” nhất định. Không gian nghệ
thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan, ngoài không gian
vật thể có không gian tâm tưởng”[8; tr 322], Do vậy, không gian nghệ thuật có
tính độc lập, tương đối, không quy được vào không gian địa lý.
Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa
các mối quan hệ của bức tranh thế giới như: Thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti


trật tự. Không gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới, tính
cản trở. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như
nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là
một mô hình nghệ thuật về thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị
trí, số phận mình trong đó. Không gian nghệ thuật mang tính ước lệ, mang ý
nghĩa cảm xúc, tâm tưởng của thế giới tinh thần. Trong văn học, không gian
được biểu hiện bằng các không gian điểm mang tính ước lệ tượng trưng: Làng
quê, trong nhà, ngoài vườn, bến sông, thành phố, biển khơi, lễ hội, con đường...
Việc tìm hiểu không gian nghệ thuật của một tác giả, một tác phẩm có
tầm quan trọng lớn, cho phép khám phá phong cách và cá tính sáng tác của
người nghệ sĩ một cách khoa học về đời sống.
1.2.

Không gian nghệ thuật trong cố đô

Cố đô là một trong những kiệt tác nghệ thuật đạt giải Nobel văn học của
Kawabata (năm 1968). Câu chuyện nói tới một cặp chị em song sinh đã bị chia
cách từ lúc mới chào đòi, tác phẩm đã nói lên vẻ đẹp của thành phố Kyoto và
các truyền thống cổ với những phụ nữ Kyoto còn giữ vẻ duyên dáng, không bị
nền văn hóa phương Tây làm biến chất.

Tiểu thuyết Cố đô kể về cô gái trẻ Chieko, một đứa trẻ bị cha mẹ nghèo
xơ xác bỏ rơi và được gia đình thương gia Takichiro nhận nuôi, ở đây cô được
nuôi nấng dạy dỗ theo những nguyên tắc truyền thống của Nhật Bản. Chieko là
một cô bé nhạy cảm, trung thành, nhưng thường ấp ủ về thân thế của mình. Ở
Nhật bản người ta cho rằng một đứa trẻ bị bỏ rơi sẽ khổ ải với tai ương suốt
đời, thêm vào đó theo một quan niệm hết sức lạ lùng của Nhật Bản, trẻ sinh đôi
còn chịu sự nhục nhã đáng xấu hổ. Một ngày tình cờ cô gặp một cô gái lao
động xinh đẹp trong rừng tuyết tùng gần thành phố và phát hiện ra rằng cô là
người em song sinh của mình. Họ gắn kết sâu sắc với nhau vượt qua hàng rào
giai cấp xã hội - cô gái thô kệch, làm việc nặng nhọc Naeko và cô gái thanh


nhã, luôn được bảo vệ cẩn mật Chieko, nhưng sự giống nhau lạ lùng giữa họ đã
mau chóng làm phát sinh rắc rối, phiền toái. Toàn bộ câu chuyện được đặt
trong bối cảnh năm lễ hội tôn giáo ở Kyoto từ mùa xuân anh đào nở rộ đến mùa
đông lấp lánh tuyết.
Bản thân thành phố thật sự là một nhân vật quan trọng, thủ đô của vương
quốc xưa, từng là nơi đóng đô của Thiên hoàng và triều đình, sau hàng ngàn
năm vẫn là một thánh địa lãng mạn, quê hương mỹ thuật và hàng thủ công
trang nhã, ngày nay tuy bị khai thác cho du lịch nhưng vẫn là địa điểm thăm
viếng được ưa chuộng. Với các chùa chiền phật giáo và các đền thờ Thần đạo,
khu thủ công xưa và vườn thực vật, nơi này mang trong nó chất thơ mà Y.
Kawabata thể hiện bằng một phong cách dịu dàng, nhã nhặn, không ủy mị mà
tự nhiên như một sự hấp dẫn đầy xúc động. Ông đã sống trong thất bại nặng nề
của đất nước và nhận thức chắc chắn rằng tương lai đòi hỏi những gì về tinh
thần cầu tiến, nhịp điệu và sức sống công nghiệp. Nhưng trong làn sóng hậu
chiến của sự Mỹ hóa mạnh mẽ, tiểu thuyết của ông là lời nhắc nhở nhẹ nhàng
về sự cần thiết cứu lấy một cái gì đó trong vẻ đẹp và cá tính của Nhật Bản xưa
cho một nước Nhật Bản mới. Ông mô tả những lễ nghi, tôn giáo ở Kyoto một
cách tỉ mỉ như thể chọn mẫu hoa văn trên thắt lưng truyền thống trong trang

phục phụ nữ. Những khía cạnh này trong tiểu thuyết có thể có giá trị tài liệu,
nhưng độc giả thích thú với những đoạn miêu tả sâu sắc như vậy như đoạn tả
nhóm người trung lưu của thành phố thăm viếng người thực vật - vốn bị đóng
cửa một thời gian dài vì lính Mỹ chiếm đóng lập doanh trại ở đó để nhím xem
những con đường đáng yêu với hàn cây long não còn nguyên và có thể làm vui
sướng những con mắt thành thạo hay không.
Không gian cố đô của Y. Kawabata đã góp phần quan trọng trong việc
bộc lộ tư tưởng, dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Ở đây, ông đã dựng lên một
không gian đồng hiện giữa hiện tại và quá khứ . Y. Kawabata thường khắc họa
một vài đường nét còn lại là những khoảng trống hư không. Điều này cho thấy


tác giả luôn trân trọng quá khứ, hướng về quá khứ để tìm lại vẻ đẹp truyền
thống đang dần bị lãng quên.
Căn cứ vào kết quả khảo sát cho thấy không gian nghệ thuật trong cố đô
củaY. Kawabata gồm ba kiểu không gian: Không gian chùa chiền, ni viện;
Không gian sinh hoạt; Không gian tâm lý. Các kiểu không gian trong tiểu
thuyết Cố đô được thống kê như sau:
Các kiểu không gian

Số lần xuất hiện và tỉ lệ phần trăm

1. Không gian chùa chiền, ni viện
Không gian của nghệ thuật

4 lần (10,52%)

Không gian của tâm linh

10 lần (26,32%)


Không gian của lễ hội

5 lần (13,16%)

2. Không gian sinh hoạt
Không gian ngôi nhà

5 lần (13,16%)

Không gian thành phố Kimono

3 lần (7,89%)

Không gian vùng Bắc Sơn

5 lần (13,16%)

3. Không gian tâm lý

6 lần (15 ,79%)

Qua kết quả khảo sát cho ta thấy kiểu không gian chủ đạo trong cố đô là
không gian của tâm linh. Sau đây là các kiểu không gian xuất hiện trong tiểu
thuyết Cố đô của Y. Kavvabata:
1.2.1.
1.2.1.1.

Không gian chùa chiền, ni viện
Không gian của nghệ thuật


Nhắc tới không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là nói về một vấn
đề có nhiều tranh cãi, nhiều quan niệm khác nhau, tuy nhiên các quan điểm đều
gặp gỡ nhau trong quan niệm cho rằng: Không gian nghệ thuật không đồng
nhất với không gian hiện thực. Đó là mô hình nghệ thuật về thế giới mà con
người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong không gian đó.


Không gian nghệ thuật là một yếu tố quan trọng thuộc hình thức tồn tại của thế
giới nghệ thuật, là phạm trù thuộc hình thức nghệ thuật. Tuy nhiên điều đặc biệt
là ở chỗ, không gian nghệ thuật là hình thức mang tính nội dung. Không gian
nghệ thuật trong tác phẩm của Y. Kawabata cũng là một trong những yếu tố
nghệ thuật độc đáo của Y. Kawabata làm nên sự hấp dẫn cho tác phẩm.
Trong Cố đô, bên cạnh những không gian hẹp của “các đường hẻm chật
chội có những ngôi nhà đã sạm đen vì cũ kỹ” là không gian những lối mòn,
những con đường: “hai bên con đường nhỏ dẫn từ cánh cổng hẹp vào nhà có
những bụi hagi trắng đang kì nở rộ”. Và mở rộng hơn là không gian của những
hồ nước được phủ lên sắc hồng tươi đẹp của hoa anh đào: “Nơi đây dưới tán lá
xanh ngự trị cảnh tranh tối tranh sáng. Mùi lá non và đất ẩm phảng phất... Con
đường đã dẫn họ tới một khu vườn rộng có hồ ở giữa. Hồ lớn hơn cái hồ mà họ
vừa đi qua. Cảnh vật vụt trở nên sáng sủa nhờ những cây anh đào đầy hoa in
bóng trên mặt nước hồ”. Thành phố Kyoto nổi tiếng với những lễ hội bốn
mùa,cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và những chùa chiền thấp thoáng dưói
những tán lá xanh, ở thành phố xinh đẹp, trù phú: “Kyoto là một thành phố lớn
với những cây cối đẹp đến sững sờ. Không sao tả được cái tuyệt mỹ nơi khu
vườn bao quanh biệt thự hoàng gia cạnh chùa Xingakuin, cánh rừng thông bên
hoàng cung, bao nhiêu vạt vườn mênh mang của những ngôi chùa cổ mà ngay
cây cối trên các phố xá cũng rất tươi tốt. Những cây liễu rủ ở Kiyamachi và bên
bờ sông Takaxe, những con đường trồng liễu dọc các dãy phố Godgio và
Horikata thật lạ thường... Cả những cây thông đỏ mọc thành hình bán nguyệt

trên Bắc Sơn cũng khiến người ta thán phục”. Chính cảnh đẹp tuyệt vời này đã
thu hút du khách thập phương tụ họp về đây trong những ngày lễ hội và cũng là
nơi hai chị em song sinh Naeko và Chieko tình cờ tìm ra nhau sau mấy chục
năm lưu lạc.
Nhìn tổng thể, ngoài không gian thiên nhên, cây cỏ, không gian trong cố
đô được Kawabata xây dựng đồng hiện gồm có: không gian phố phường cố đô,


không gian cửa hiệu của gia đình Xada, không gian chùa chiền, không gian
làng, rừng - thông liễu ở Bắc Sơn, không gian Thất Lâu Thượng Quận. Không
gian phố cổ ở Kyoto: những ngôi chùa cổ, thành phố ngập tràn trong màu xanh
tươi trẻ của cây cối. Chieko và Xinichi đã hứng khỏi có một lượt đi dạo không
gian khu vườn cây phong lớn để ngắm cảnh thiên nhiên. Không gian phố
phường Kyoto cũng là nơi diễn ra các lễ hội mà lễ hội nào cũng nhắc Chieko
liên tưởng về quá khứ.
1.2.1.2.

Không gian của tâm linh

Chùa Heian Dgingu, nơi có hoa anh đào đang kì nở rộ, chùa này được coi
là không cổ lắm. Chieko nhận được lời mời của Xinichi Midzuki, đi xem anh
đào nở ở chùa này. Hơn nữa chùa Heian nổi danh với ngày lễ Kỷ Nguyên.
“Người ta dựng ngôi chùa này vào năm 1895 để tưởng niệm thiên hoàng
Kammu, người hơn ngàn năm trước đã hạ chiếu thiên đô về chỗ bây giờ là
Kyoto. Cổng tam quan và chùa ngoài giống y như cổng Otemmon và cung
Daigokuden ở Heian”. Không gian vườn chùa Heian “Vườn chùa ở Heian
Dgingu thành ra một trong các địa điểm ưa dùng nhất để tổ chức hôn lễ”.
Chieko thả hồn mình vào rặng anh đào rủ, tâm trang vô cùng thoải mái, “tâm
hồn nàng tràn đầy niềm rạo rực thiêng liêng”. Ngoài những cây anh đào đồ sộ,
tốt lạ thường, nơi đây còn có “bao nhiêu là thông - không to lắm nhưng dáng

đẹp. Giá một khi không có anh đào ra hoa, chỉ tấm áo màu xanh của thông thôi
cũng đã thỏa mắt. Cho dù bây giờ đây, màu xanh trinh nguyên của thông và làn
nước hồ trong vắt có lẽ chỉ là nền tôn thêm những đóa anh đào phớt hồng”.
Tâm trạng Chieko lúc này vô cùng tốt, nàng được hòa mình với thiên nhiên,
không gian chùa chiền yên tĩnh, thanh tịnh. Hai người ngắm cảnh ở chùa này và
con nghĩ tới chùa Daigodgi, nơi đây người ta sắp sửa hoàn tất việc trùng tu ngôi
chùa tháp năm tầng. Ngôi chùa này được ví “tươi rói như Đền Vàng...”
Bên cạnh không gian của chùa chiền là không gian của ni viện. Mặc dù


ông Takichiro Xada là một nhà kinh doanh tơ lụa nhưng ông đã vào ở ẩn trong
chùa để học thiết kế những mẫu vẽ kimono độc đáo. “Ngôi chùa không lớn mà
dân tình Kyoto ai cũng biết nó ở biệt lập, xa lánh mọi cặp mắt tò mò của đám
khách du lịch”. Ni viện là nơi mà ông chủ kinh doanh tơ lụa chọn làm nơi sáng
tạo nghệ thuật. “Takichiro thuê một buồng trong chùa. Lòng ông khao khát sự
cô tịch mà ở đây mọi cái đều đồng điệu với tâm trạng ông”. “ Xada là một
thương gia bán buôn áo dài may sẵn có cửa hiệu ở khu Nakaghio”.
Ni viện là nơi rất thích họp với tính “ưa cô độc” của Takichiro. Vì tình
yêu thương con gái Chieko, ông có thể ở ni viện nửa tháng để dệt cho con gái
một chiếc thắt lưng kimono. Tình yêu thương từ cha mẹ là một niềm hạnh phúc
to lớn, khác xa so với người chị em song sinh Naeko. Đó là một thân phận hoàn
toàn khác, một người phụ nữ lao động, làm công và một tiểu thư được cha mẹ
yêu thương, quan tâm hết mực.
1.2.1.3.

Không gian của lễ hội

Kyoto nơi gia đình Chieko sống là nơi có nhiều chùa cổ Phật giáo và
Thần đạo. Hằng năm nhiều lễ hội lớn nhỏ diễn ra làm cho Kyoto trở thành
không gian văn hóa với nhiều hoạt động lễ nghi mang tính cộng đồng, vừa tôn

nghiêm vừa thể hiện tinh thần đoàn kết. Kawabata đã kì công miêu tả những
công đoạn chuẩn bị và cách thức tiến hành nghi lễ ở các lễ hội, cách bài trí và
sắp xếp không gian trong chùa cho mỗi dịp nghi lễ. Chùa chiền và lễ hội gắn
kết các nhân vật theo một sự tác họp rất ngẫu nhiên nhưng đầy xúc cảm. Một
trong những lễ hội để lại nhiều ấn tượng đối với Chieko là lễ hội Ghion. Hiện
tại, lễ Ghion năm nay, Chieko trở nên ưu tư vì biết cha mẹ ruột không may mất
sớm. Đó là nỗi buồn đau đối với nàng. Một lễ Ghion xa xăm, khi Chieko còn
trong sáng, ngây thơ đã dần trôi sâu hơn vào quá khứ nhưng lại vẫn cứ hiển
hiện rõ như in trong kí ức Chieko. Hằng năm, các nghi thức chuẩn bị cho lễ hội
vẫn không thay đổi, nhạc công và những chiếc kiệu được trang hoàng hoa dây


kết bằng đèn lồng vẫn cứ rực rỡ như thế. Tuy những chi tiết bài trí ở chùa xưa
và nay có sự thay đổi theo thời gian lịch sử. Và chúng gợi nhắc hồi ức tươi đẹp
khi Chieko và Xinichi mới chừng bảy, tám tuổi. Là một cậu bé có nét đẹp xinh
xắn, Xinichi ngày nhỏ đã được chọn làm chú tiểu có nhiệm vụ rước lễ. Hình
ảnh cậu bé Midzuki Xinichi “mặc quần áo chú tiểu, lông mày kẻ, bôi môi son
đỏ thắm, mặt xoa phấn trắng, đi cỗ xe đẩy trong ngày lễ Ghion” cách đó hàng
chục năm không thể nào phai nhòa trong tâm trí của Chieko. Có hẳn những
nghi thức quan trọng dành riêng cho chú tiểu làm nhiệm vụ rước lễ. Vì vậy vai
trò của chú tiểu cũng trở nên thiêng liêng hơn và hình ảnh chú tiểu Xinichi bé
bỏng trở thành ấn tượng khó phai trong kí ức nhiều người. Đối với Chieko, đó
là kí ức đẹp về tuổi thơ ngây thơ, vô tư lự trong sự bảo bọc bằng tình thương
yêu của cha mẹ. Lúc đó Chieko say mê đi theo chú tiểu khắp chốn và nhớ như
in đến cả chi tiết “hai người bạn đồng lứa tóc cắt ngắn” đến chúc mừng Xinichi.
Cứ mỗi năm lễ hội Ghion diễn ra, hình ảnh của quá khứ lại đồng hiện với hiện
tại trong dòng liên tưởng của cô. Đối vói cô, hình ảnh đó thuộc về những gì
thân thương nhất. Ản tượng về Xinichi khi cậu đã trưởng thành vẫn cứ trong
trẻo và gần gũi như thế trong ý thức của Chieko. Cho dù về sau này thời gian
có trôi qua, hình ảnh cậu bé Xinichi năm nào cũng sẽ mãi tươi mới khi xuất

hiện trong trí nhớ của cô. Khi ấy cô chưa biết mình không phải là con ruột của
ông bà Takichữô. Sau khi bí mật đã được tiết lộ, thì kí ức xa xưa trong Chieko
lại hiện về rõ hơn bao giờ hết. Trong lễ Ghion, riêng phần âm nhạc, có đến hai
mươi sáu cách diễn tấu cùng vói nhạc đệm dành cho vũ điệu cung đình. Buổi
tối trước khi rước lễ, tràng đèn lồng nhỏ trang hoàng kiệu cũng được chuẩn bị
sẵn sàng. Không gian tràn ngập âm thanh và ánh sáng đó đã mang hình ảnh
Xinichi khoác trang phục chú tiểu từ xa xăm về trong kí ức của Chieko. Hằng
năm lễ hội vẫn diễn ra theo quy luật của thời gian. Năm nay, những nghi thức
lễ hội vẫn vậy, nhưng tâm thế của cô thì đã khác. Những mối ưu tư mơ hồ
chiếm hết tâm trí Chieko. Do vậy, khi hẹn gặp Xinichi trong khung cảnh mùa


xuân- mùa của các lễ hội, Chieko đã đột nhiên chia sẻ với Xinichi bí mật của
mình. Lúc này, quá khứ và hiện tại đan xen nhau xuất hiện như một đoạn phim
nghệ thuật. Đang là cảnh Chieko ở cửa hàng của thời hiện tại chuẩn bị đi ra
đường, thì tiếp đến là đồng hiện quá khứ cảnh cuộc nói chuyện qua điện thoại
hẹn đi ngắm hoa giữa Chieko và Xinichi. Hình ảnh chú tiểu Xinichi còn trở đi
trở lại trong hồi ức của Chieko nhiều lần nữa. Khi đi dạo ngắm những chùm
hoa uất kim hương nhiều màu sắc cùng bố mẹ, nghe bố hỏi ý kiến về việc tiếp
nhận Hideo vào gia đình, Chieko chợt đồng hiện hình ảnh Xinichi khi chàng
còn là chú tiểu. Hồi ức tươi đẹp đó trở về là sự tiếc nuối khi phải xa rời tuổi
thơ. Rồi khi lễ hội Ghion đang tới gần, Chieko thích thú nhớ tới chú tiểu
Xinichi năm nào ăn vận bảnh bao ngự trên chiếc kiệu thứ nhất. Cuộc trò
chuyện vui vẻ giữa Chieko, Xinichi và Riuxuke trên đường từ quán “Daiychi”
trở về cũng lại nhắc đến chú tiểu Xinichi và “cô bé đi sau kiệu không chịu tụt
lại”. Kí ức của Riuxuke về cô bé Chieko cũng ấn tượng không kém hồi ức sống
động về Xinichi trong tâm trí Chieko. Đó là sự kiện nổi bật được kí ức tuổi thơ
lưu giữ và gợi nhiều cảm xúc. Kỉ niệm đã làm cho tình thân càng trở nên khắng
khít.
Ba lễ hội chính trong năm của kinh đô cổ là lễ Kỉ Nguyên, lễ cẩm Qùi và

lễ Ghion, đều do chùa Heian Dginu tổ chức, các đám rước thì đều từ hoàng
cung. Xuyên suốt thời gian lễ hội diễn ra trong năm định mệnh ấy, liên tục
những mối liên hệ mới và những nhầm lẫn nảy sinh. Lễ hội Ghion những ngày
sau cùng không khí vẫn rộn ràng, nô nức, nhất là đêm rước lễ với những tràng
đèn lồng nhỏ trang hoàng kiệu. Chiếc cầu trên Đại lộ thứ tư là không gian
Kawabata sắp đặt để tạo ra sự nhầm lẫn cho Hideo. Hai chị em Chieko và
Naeko lần đầu tiên gặp nhau và nhận ra nhau. Cùng một thời điểm, Hideo đi
xem hội vô tình gặp Naeko. Sự việc này đồng hiện trong trí nhớ Hideo khi
chàng một lần nữa đi ngang qua cây cầu ấy. Việc nhầm lẫn dẫn dắt tới hệ quả
cuối cùng là Hideo có được cuộc hẹn cùng đi dạo với Naeko trong lễ Kỉ


Nguyên. Trong lễ Kỉ Nguyên, Naeko đã diện thắt lưng hình thông liễu do
Hideo tặng, đó là điều kiện để cô thôn nữ chốn Bắc Sơn được lộng lẫy giống
như tiểu thư chốn kinh đô. Xinichi và Riuxuke lại được sắp xếp để thấy khung
cảnh này và đến lượt họ nhầm lẫn. Những mảnh ghép được xâu chuỗi tạo nên
sự logic cho câu chuyện. Lễ hội Ghion diễn ra cũng gợi trong lòng ông
Takichirô và người bạn hoài niệm tiếc nuối về quá khứ vàng son lễ hội khi hai
ông còn nhỏ. Qua câu chuyện của hai người, ở lễ hội của thời xưa mọi chuẩn
mực vẫn còn được duy trì, sự thiêng liêng và niềm háo hức vẫn như còn nguyên
vẹn. Lễ hội và chùa chiền cũng đồng thòi lên ở trong Takichirô một thời quá
khứ của thanh niên trai tráng, những hoạt động mang tính cộng đồng. Cuộc thi
chặt trúc vói những luật lệ quy củ vốn có thời xa xưa vẫn cuốn hút ông
Takiclũro. Không gian cổ kính thiêng liêng chốn chùa chiền cùng những kí ức
đồng hiện kết nối Chieko với bố mẹ mình. Bằng niềm tin tâm linh, ông
Takichirô chọn chùa chiền làm nơi tĩnh tâm, nuôi dưỡng những ý tưởng sáng
tạo bản vẽ. Cũng trên đường thăm cha trở về, khi Chieko đặt những bước chân
xuống chùa, những hình ảnh về lần thỉnh chuông chùa Nembutsu cùng mẹ hồi
nào trở về đồng hiện. Bà Xighe đến chùa cũng là để tìm đến sự thanh tịnh. Chi
tiết câu chuyện đồng hiện được miêu tả cặn kẽ. Sự gắn kết giữa hai người phụ

nữ đầy nữ tính đã tạo nên bức tranh đồng hiện đậm tình mẫu tử. Những lễ hội
được tổ chức thường xuyên tại Kyoto tạo nên đặc trưng riêng như một hình
thức bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống. Và trong bối cảnh đó, những
con ngưòi Nhật trở nên gắn bó bền chặt. Lễ hội, chùa chiền cùng với kỉ niệm cứ
sống mãi trong kí ức Chieko và những nhân vật khác như sự trường tồn của
chính truyền thống.
“Những khách ở xa đến quen cho là lễ Ghion kéo dài cả thảy có một
ngày- mười bảy tháng bảy, lúc trong thành phố có rước Ymakobo”. Nhưng
thực chất lễ Ghion kéo dài hơn thế nhiều “lễ Ghion kéo dài suốt tháng bảy”. Lễ
hội diễn ra vô cùng ý nghĩa “Mở đầu hội rước kiệu hàng năm là kiệu


naghinataboka có các cậu bé mặc trang phục chú tiểu ngồi trên. Ngày mùng hai
và mùng ba tháng bảy, ở mỗi quận lại chuẩn bị một kiệu rước riêng của quận
mình”. Lễ hội ở đây diễn ra mang đậm dấu ấn của thành phố Kyoto từ việc
chuẩn bị các nghi lễ cho tói việc rước kiệu như thế nào: “người ta làm kiệu từ
đầu tháng, và đến mùng mười tháng bảy nghi thức “tẩy rửa” kiệu diễn ra ở cầu
Đại lộ thứ tư trên sông Kamogaoa. Tuy gọi là “tẩy rửa” nhưng sự thực vị vua
trụ trì chùa chỉ giản đơn nhúng cành cây thiêng xakaki uống nước rồi rẩy lên
kiệu”.
Để chuẩn bị cho lễ hội Ghion sắp diễn ra, mọi người đã chuẩn bị từ hôm
trước. Không ngoại lệ, không gian nơi cửa hiệu nhà Chieko cũng có sự chuẩn
bị “ở cửa hiệu của Chieko người ta đã dỡ dãy hàng rào tô điểm cho mặt tiền
ngôi nhà để tu bổ”.
“Ngày lễ Lửa ở chùa trên núi Kurama, dành cho việc xua đuổi các hung
thần vốn được Chieko ưa thích hơn lễ Daimondgi. Naeko cũng thường có mặt ở
lễ Lửa...”. Nhật Bản là quốc gia có rất nhiều lễ hội nổi tiếng và thu hút rất nhiều
du khách cả trong nước và trên thế giới. Qua việc tìm hiểu cố đô cho bạn đọc
biết đến văn hóa của Nhật Bản vô cùng phát triển, người đọc khi đã được biết
tới Nhật Bản chỉ muốn tới đó tự tìm hiểu và khám phá những giá trị văn hóa

nơi đây.
Hội Karyobinga, có bơi thuyền rồng trên khúc sông gần Araxiyama và
Kyokuxinoen bên dòng suối chảy qua vườn chùa Kamigamo... Những lễ hội
diễn ra được tổ chức theo những thời điểm cố định trong năm trở thành truyền
thống văn hóa Kyoto. Toàn bộ cố đô, những lễ hội diễn ra trong hệ qui chiếu so
sánh tâm cảnh và ngoại cảnh. Lễ tống hạ vào đêm trước tiết lập thu, sau đó nửa
tháng đống lửa tiễn biệt cháy. Ngày còn nhỏ, Chieko háo hức để ngắm khung
cảnh này. Nhưng hiện tại, khi đối diện với những tình huống quá bất ngờ trong
cuộc sống, nỗi lòng đang rối như tơ vò, Chieko cảm nhận nỗi buồn không dứt,
lễ tống hạ không còn là sự háo hức đối với cô nữa. Lễ Ghion vào mùa hạ của


hiện tại nhắc về một lễ Ghion xa xôi, sống động trong kí ức. Quá khứ vui tươi
đã lùi hẳn, hiện tại gieo vào lòng người những ưu tư không dễ nguôi ngoai, cố
đô luôn có kết thúc mở, rộng lối cho một khoảng mênh mông vô định của xúc
cảm tràn về. Nội tâm nhân vật như một tập phim, trong đó những mảnh ghép
trắng đen là hình ảnh của quá khứ luôn ào ạt song song vói những thước phim
đầy màu sắc của hiện tại. Lấy khung hình này chồng lên khung hình kia, ta phát
hiện có nhiều sự trùng lặp một cách hữu ý. Chính tiêu thức về cái đẹp đã khiến
cho khoảnh khắc cái đẹp của quá khứ trở thành vĩnh hằng và để lại dư âm vang
vọng nhiều hồi trong hiện tại. Ta nhận diện nhân vật thiếu nữ qua nội tâm là
những hình ảnh trong sáng, ấm áp tình cảm, khơi gọi sự hứng khởi đối vói
những cái đẹp trong cuộc sống khi nó trở về đồng hiện trong ý thức của nhân
vật. Dòng ý thức của các lữ khách là một tập hợp các hình ảnh về cái đẹp của
thiên nhiên bốn mùa của Nhật Bản.
1.2.2. Không gian sinh hoạt
1.2.2.1.

Không gian ngôi nhà


Trên mỗi trang sách, Y. Kavvabata luôn ý thức về việc dựng lại không
gian hẹp, truyền thống, đặc trưng riêng của nước Nhật (lễ hội, đền đài, cây cối,
cố đô...) muôn đời không bị thời gian và con người làm cho nhạt phai. Nhưng
bên cạnh không gian thiên nhiên, quang cảnh biểu hiện cho niềm tự hào dân tộc
còn có một dạng không gian khác, đó là không gian ngôi nhà. Không gian này
mang đậm ý nghĩa mục đích của tác giả. Đây cũng là nét độc đáo trong nghệ
thuật xây dựng không gian của nhà văn. Chính không gian này đã tạo điều kiện
thuận lợi cho nhà văn khai thác tâm lý, tình cảm, tính cách của nhân vật. Đời
sống của nhân vật hiện lên cụ thể, sinh động, chân thực ở đây. Ngôi nhà của
Takichiro được xây dựng theo kiểu cách Kyoto xưa, cho nên ngưòi nào vào nhà
vệ sinh cũng không khỏi phải theo lối hành lang hẹp, qua chỗ bàn ông ngồi
trong phòng khách.


Không những thế, “gian phòng chỗ Takiclũro ngồi trên chiếc đệm mỏng
sau bàn, sàn có trải tấm thảm cổ của hải ngoại. Chiếc bàn được ngăn cách ra
bằng những tấm rèm vải hoa quý. Chính Chieko nghĩ ra việc treo rèm”. Không
gian ngôi nhà của Chieko còn hiện lên với vẻ đẹp của những pho tượng: “Trong
nhà họ có bảy pho tượng thần Hotay. Điều đó có nghĩa là, ít nhất cũng đã bảy
năm rồi không có ai trong gia đình họ đi sang thế giới bên kia, họ vốn có cũng
như vẫn còn lại ba người với nhau: cha, mẹ và Chieko”. Ngôi nhà nhìn từ ngoài
vào có hàng rào bên lối vào cửa hiệu và những phiến gỗ. Trên tầng hai, dưới
mấy khung cửa sổ con có treo tấm biển hiệu cũ, bên trên nó là cái mái nhỏ xíu một vật trang trí độc đáo và đồng thời cũng là dấu hiệu cho thấy hãng buôn đã
lâu đời”. Không gian ngôi nhà hiện lên cho thấy gia đình ông Takichiro là một
gia đình thương gia buôn bán khá giả, có lối kiến trúc mang đậm chất cố đô
Kyoto.
Cửa hàng của gia đình Xada là không gian cư trú của ba thành viên
Takichiro, Xighe và Chieko. Tuy vậy vì thiết kế khá đặc biệt mà nó gây cản trở
cho công việc sáng tạo của ông Takichữo. Trong không khí tĩnh mịch nơi chùa
chiền, khi phác thảo bản vẽ cho thắt lưng kimono, bất chợt ông Takichiro lại

đồng hiện khung cảnh buôn bán ở cửa hàng nhà ông. Việc mua bán ở cửa hàng
và những ngưòi khách ra vào ngang qua phòng làm việc của ông gây phiền
nhiễu cho ông không ít. Ông phải kìm nén những bực dọc và nó trở thành độc
tố trong tâm hồn ông, hiện hình một cách rõ nét qua bản phác thảo kimono mà
ông đưa Hideo xem mẫu. Bức vẽ này thể hiện sự sáng tạo tuyệt vời của ông
Takichiro, chiếc thắt lưng cùng mẫu vẽ đó được Hideo dệt như một cặp bằng cả
tài năng và tâm hồn. Một thành phẩm hoàn hảo được tạo ra từ sự lao động nghệ
thuật của hai lữ khách độc lập nhau đã tạo thành nhịp cầu để những tâm hồn cô
độc được giải phóng. Và dòng ý thức dẫn ông đến vói tấm rèm vải hoa được
Chieko chu đáo treo để ngăn cách âm thanh bên ngoài với phòng làm việc của
ông.


Cửa hiệu của gia đình Xada cách đó hàng chục năm nơi cô bé Chieko bị
bỏ rơi được dấu kín trong hồi ức của ông Takichiro và bà Xighe. Đó là không
gian nơi cái đẹp được sinh ra. Nếu không có mảng kí ức của bà Xighe, người
đọc sẽ phân vân giữa hai giả thuyết: Chieko bị bỏ rơi hay Chieko thực sự bị
đánh cắp. Bối cảnh đồng hiện này tồn tại trong kí ức bà Xighe như một ngăn tủ
không có chìa khóa để mở.
Không gian buồng ngủ của Chieko tuy không xuất hiện trong dòng ý thức
của nhân vật nào nhưng khung cảnh cố định này là khung nền diễn ra hai sự
việc ấm áp đối với Chieko. Nơi đây khi thấy Chieko có cảm xúc khác lạ trong
khi lễ Ghion đang diễn ra, bà Xighe đã ngủ chung giường vói con gái. Cũng
chính nơi đây, lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng hai chị em gái đã ngủ
chung với nhau. Đây là không gian trong sự sắp đặt có ngụ ý của Y. Kawabata
để tạo sự đồng hiện trong ý thức của người đọc.
ỉ.2.2.2. Không gian thành phổ “Kimono ”
“Kyoto là một thành phố lớn với những cây cối đẹp đến sững sờ”. Đây là
một thành phố lớn, đẹp nhất Nhật Bản. vẻ đẹp tuyệt mĩ của “ khu vườn bao
quanh biệt thự hoàng gia cạnh chùa Xingakuin, cánh rừng thông bên hoàng

cung, bao nhiêu vạt vườn mênh mang của những ngôi chùa cổ mà ngay cây cối
trên các phố xá cũng rất tươi tốt, chính chúng là điều trước nhất đập vào mắt du
khách”. Cảnh đẹp ở thành phố này không chỉ có vậy mà còn thể hiện ở:
“Những cây liễu rủ ở Kiyamachi và trên bờ sông Takaxe, những con đường
trồng liễu dọc các dãy phố Godgio và Horikaoa thật lạ thường. Đây là loài liễu
rủ thực sự, những cành non mềm mại của chúng buông xuống sát đất. Cả
những cây thông đỏ mọc thành hình bán nguyệt trên Bắc Sơn cũng khiến người
ta thán phục”. Thành phố Kyoto đẹp theo từng mùa với những cảnh vật khác
nhau: “Vào tiết xuân, rặng Đông Sơn khoác trên mình màu xanh mơn mởn, còn
khi trời quang mây tạnh thì có thể thấy rõ cây cối tận trên núi Hiay. Cái đẹp của


cây cối tô đậm thêm cái đẹp của thành phố mà vẻ sạch sẽ nơi nó được thường
xuyên coi sóc”. Thành phố Kimono hiện lên với không gian rộng lớn vô cùng
đẹp, thơ mộng với loài hoa anh đào nở rộ hay hình ảnh của những cây long não
như xuất hiện ngay trước mắt bạn đọc: “Ông Xoxuke Otomo - chủ một xưởng
dệt ở Nhixidgin - có một lối mòn trồng long não ưa thích trong bách thảo. Cây
không cao, hơn nữa lối mòn lại ngắn, nhưng ông thích đi dạo ở đấy, nhất là vào
tiết xuân, lúc rặng long não đâm chồi...”. Không chỉ có vẻ đẹp của long não mà
ở Omuro anh đào được mệnh danh là “trăng buổi bình minh”, chúng khai hoa
muộn hơn những nơi khác ở cố đô - phải chăng cũng là để Kyoto chưa phải vội
chia tay với hoa?”. Thành phố hiện ra với những cảnh vật nên thơ, yên bình vô
cùng họp với khách du lịch “cái thành phố ngập trong màu xanh tươi trẻ của
cây cối. Những tán lá non có vẻ tươi hơn hẳn trên các ngôi nhà cổ, một điều
khó bề cảm thấy gần những công trình xây dựng mới”.
Không gian chiếc cầu trên Đại lộ thứ tư cũng được đồng hiện trong ý thức
Hideo vói vai trò là không gian gây nhầm lẫn. Trong dịp lễ Ghion, sự tấp nập
của dòng người xem hội và ánh sáng của đèn rước lễ đã khiến Hideo nhầm lẫn
Naeko là Chieko. Lần thứ hai, sau khi Hideo nhận lời Chieko dệt thắt lưng, trên
đường trở lại cây cầu Hideo nhớ lại lần gặp định mệnh trước. Việc nhớ lại cuộc

gặp gỡ vô tình đó đã khiến Hideo cũng rối bời tâm tư.
Không gian Thất Lâu Thượng Quận cũng không thay đổi ở cả hai lần ông
Takichiro ghé đến. Chỉ có sự thay đổi thời gian và con người. Lần thứ nhất, sau
khi gặp cô bé xinh đẹp trên chuyến xe điện, Takichiro đến phòng trà và trò
chuyện với một kĩ nữ trẻ, cô này kể ông nghe chuyện cắn lưỡi khách chảy máu.
Lần thứ hai, ông gặp cô kĩ nữ này và cô bé trên chuyến xe điện với một diện
mạo khác, lớn hơn, xinh đẹp hơn. Ông đã bị cái đẹp trẻ trung của cô thiếu nữ
cuốn hút. Ông Takiclũro lui tới không gian này để tìm cái đẹp khi đã vào độ
tuổi xế chiều.


×