Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thương mại hóa báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.53 KB, 14 trang )

I. Lí do chọn đề tài:

Khi nói đến cụm từ “xu hướng báo chí” thì nhiều người sẽ không gọi tên
được cụ thể từng xu hướng cho dòng chảy của báo chí thế giới. Mà thay vào
đó họ sẽ mường tượng được trong đầu những đổi thay của bộ mặt báo chí
trong quá trình làm mới mình những thập kỉ gần đây. Đó là tốc độ cập nhật
thông tin ngày càng nhanh hơn, thể loại ngày càng đa dạng phong phú hơn,
phạm vi đề tài ngày càng lớn, và đặc biệt, quảng cáo báo chí ngày càng phát
triển.
“Thương mại hóa báo chí” là một cụm từ chuyên môn mà nhiều người đã
dùng cho “hiện tượng” ngày càng nhiều những hình thức quảng cáo trên báo
chí. Tuy nhiên họ không hiểu được định nghĩa cụ thể, nguyên nhân, bản chất
và những tác động to lớn của xu hướng thương mại hóa báo chí. Và cho dù
vậy, đây cũng là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của giới chuyên
môn lẫn độc giả. Những người trong ngành báo chí truyền thông thì xem
Thương mại hóa báo chí như một mối lo ngại về sự suy thoái chất lượng báo
chí, còn độc giả thì lại quan tâm về quảng cáo báo chí (ngày một nhiều lên)
và những hiệu quả mà nó mang lại.
Là một sinh viên báo chí, và cũng là một độc giả, thính giả thường xuyên
của các loại hình báo chí, em cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Và muốn
thông qua bài tập tiểu luận này để tìm hiểu thêm về xu hướng Thương mại
hóa báo chí, nhằm bổ sung kiến thức và có cái nhìn cận cảnh chính xác nhất
về xu hướng “nóng” của Báo chí thế giới.

1


II. Đặt vấn đề:

Theo từ điển tiếng Việt, “Xu hướng” có nghĩa là xu thế thiên về một chiều
nào đó, sự thiên về những hoạt động nào đó nhằm một mục tiêu có ý nghĩa


đối với bản thân trong một thời gian lâu dài.
Từ định nghĩa đó, ta có thể hiểu Xu hướng báo chí đó là xu thế thiên về một
chiều hướng nào đó của báo chí, có mục tiêu, ý nghĩa và ảnh hưởng trong
thời gian dài, tác động đến hệ thống báo chí của thế giới.
Báo chí từ ngày đầu ra đời đã liên tục có những thay đổi để tiến xa hơn.
Từ tờ báo chỉ là những bản chép tay rồi đến những bản báo in đầu tiên và
phát triển cho tới đa phương tiện như ngày nay, tất cả điều đó đều là kết quả
của quá trình phát triển lâu dài với nhiều thách thức. Tùy theo điều kiện lịch
sử và xu hướng của công chúng, hệ thống báo chí có những bước đi riêng
của mình để đáp ứng lại những điều đó. Trong bối cảnh quá trình toàn cầu
hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở khắp các phương diện trong đời sống xã hội,
báo chí cũng chịu phần nào ảnh hưởng. Chính điều này đã tác động đến bộ
mặt báo chí thế giới và nảy sinh nhiều xu hướng báo chí mới, một trong số
đó là xu hướng Thương mại hóa báo chí. Thương mại hóa báo chí là một xu
hướng nổi trội của báo chí hiện đại. Dù còn nhiều tranh cãi về tính 2 mặt của
xu hướng này, nhưng không thể phủ nhận những tác động to lớn mà Thương
mại hóa đã và đang ảnh hưởng đến đời sống báo chí thế giới.
Với cái nhìn tổng quát về khái niệm và những ảnh hưởng của Thương
mại hóa báo chí, tiểu luận có thể làm rõ hơn những vấn đề xung quanh xu
hướng báo chí này.

2


III. Giải quyết vấn đề:

1. Khái niệm Thương mại hóa báo chí:
Khái niệm thương mại hóa báo chí hiện nay vẫn còn có nhiều tranh cãi.
Có nhiều người cho rằng không nên dùng từ thương mại hóa đối với báo chí,
vì điều đó có thể gây hiểu sai là các tờ báo đang “lá cải hóa”. Cụm từ

“thương mại hóa” gây cho độc giả suy nghĩ về cuộc chay đua lợi nhuận và
làm giảm chất lượng thông tin cũng như độ tin cậy của báo chí.
Tuy nhiên theo các chuyên gia truyền thông thì có thể hiểu “thương mại hóa
báo chí” một cách khái quát đó là: “Quá trình mà các cơ quan báo chí tìm
cách tăng thu nhập cho mình bằng các hoạt động kinh tế khác bên cạnh việc
kinh doanh các loại hình báo chí thông thường”. Đó có thể là các hoạt động
quảng cáo cho các sản phẩm, thâu tóm các khâu trong quá trình làm báo: in
ấn, phát hành… phát triển thêm các dịch vụ giá trị gia tăng trên tờ báo hoặc
cũng có thể tham gia vào các lĩnh vực kinh tế khác. Mà đặc biệt có thể thấy
rõ nhất đó là quảng cáo báo chí, đây là nguồn lợi nhuận trực tiếp và đang
“nuôi sống” nhiều tờ báo trên thế giới. Quảng cáo báo chí cũng đặt vấn đề
đầu tiên cho quá trình thương mại hóa báo chí cùng các mặt gây tranh cãi
của nó.

2. Nguyên nhân hình thành và phát triển xu hướng
thương mại hóa báo chí:

3


Sau cuộc “cách mạng thương mại” những năm 1830 – 1840, các
phương tiện thông tin đại chúng trở thành những doanh nghiệp tư bản sinh
lời, vì vậy bản thân chúng cũng chịu sự tác động của tất cả các quy luật
trong hoạt động kinh doanh như: cạnh tranh và hạn chế cạnh tranh, tập trung
hóa, độc quyền hóa và những luật lệ khác. Tất cả những điều đó để lại dấu
ấn trong hoạt động báo chí hằng ngày và hoạt động của những tổ chức liên
quan với nó. Chính vì sau “cuộc cách mạng thương mại”, những nguồn thu
của báo chí định kỳ chủ yếu đến từ quảng cáo chứ không phải từ số lượng
phát hành nên những tổ chức đặt in quảng cáo bắt đầu hướng đến những ấn
phẩm có số lượng phát hành cao nhất. Điều đó làm cho các nhà báo phải

thay đổi nội dung và cách trình bày ấn phẩm.
Trong sự phát triển nền kinh tế thị trường và bối cảnh thương mại hóa toàn
cầu, hầu như mọi lĩnh vực nghề nghiệp đều có nguồn lợi nhuận chịu ảnh
hưởng nhất định đối với quảng cáo và thương mại. Họ nhận ra vai trò của
quảng cáo trên báo chí đối với tư duy của khách hàng. Và quan trọng hơn là
các cơ quan báo chí cũng nhận ra điều đó. Sự thành công của những nhà tài
phiệt truyền thông như Rupert Murdoch đã cho chúng ta thấy kinh doanh từ
các loại hình truyền thông đem lại lợi nhuận khổng lồ như thế nào. Hoạt
động tổ chức của mọi phương tiện thông tin đại chúng đều nhằm đạt được
hiệu quả cao về phương diện kinh tế - tài chính, bên cạnh các phương diện
tư tưởng.
Đó là những nguyên nhân cho sự hình thành và phát triển của xu hướng
thương mại hóa báo chí. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày này, xu
hướng này mới thức sự phát triển mạnh và có ảnh hưởng toàn diện đến đời
sống báo chí thế giới.
4


Để lí giải sự hấp dẫn của môi trường báo chí đối với quảng cáo, trang
truyenthongsucmanhviet.net đã đưa ra một số lí do sau đây:
Thứ nhất, quảng cáo trên báo chí có tuổi thọ lâu đời hơn bất cứ dạng thức
quảng cáo nào chúng ta đang chứng kiến ngày nay và vẫn là kiểu quảng cáo
đầu tiên mà các công ty nghĩ đến trong các chiến dịch quảng cáo. Báo chí là
một cách thức tốt để tiếp cận một số lượng lớn người tiêu dùng, ở mọi thành
phần , mọi lứa tuổi. Ngày nay, với nhu cầu tiếp nhận thông tin lớn nên người
dân theo dõi các loại hình báo chí hàng ngày, hàng giờ, nên nghiễm nhiên
quảng cáo trên báo chí sẽ có phạm vi phủ sóng cực kì lớn.
Thứ hai, quảng cáo trên báo chí giúp các doanh nghiệp giới thiệu được sản
phẩm của mình đẩy đủ, hấp dẫn hơn với sự tương tác của cả ngôn ngữ, âm
thanh, hình ảnh. Và doanh nghiệp cũng có thể hướng quảng cáo tới các thị

trường thích hợp bằng việc đề nghị quảng cáo được đăng tải trong các
chuyên mục tin tức có liên quan mật thiết nhất đối với các khách hàng tiềm
năng của bạn, chẳng hạn như thể thao, lối sống hay kinh doanh.
Với những lí do thuyết phục như vậy, báo chí đã đang và sẽ là khu vực thu
hút với quảng cáo, đẩy nhanh xu hướng Thương mại hóa báo chí.

3. Biểu hiện của thương mại hóa báo chí:
Có thể thấy nguồn thu chủ yếu của các sản phẩm, ấn phẩm báo chí đều bao
gồm:
- Những khoản thu tài chính từ quảng cáo.
- Những khoản thu nhờ bán báo, phát sóng…
5


- Những khoản thu từ các hoạt động thương mại dưới các hình thức khác.
- Những khoản tiền đóng góp từ bên ngoài.
Và nền tảng cho những khoản thu bằng tiền này là khoản thu từ quảng cáo
đem lại.
Từ khi khai sinh, mục đích thương mại của báo in đã rất rõ rằng. Tờ
Anzeiger (người quảng cáo) xuất bản ở Dresden (Đức) năm 1730, theo nhà
nghiên cứu Anthony Smith, đã tự cho mình là phục vụ tất cả những ai trong
hay ngoài thành phố muốn mua bán, cho thuê hay đi thuê, cho vay hay đi
vay. Ở Mỹ, trong thời gian thuộc địa, thương mại là một yếu tố tiên quyết
của báo chí. Nhu cầu về buôn bán hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt là thông tin
về những tuyến tàu chở hàng từ bên kia đại dương đã để lại kết quả là các tờ
báo ban đầu hầu hết gắn với từ “người quảng cáo” (Advertiser) trên vi-nhét.
Bất kì một tờ báo nào, một tạp chí hoặc một ấn phẩm niên giám nào
cũng dành một vài trang cho quảng cáo. Hiện quảng cáo là nguồn thu chủ
yếu của ấn phẩm. Tùy thuộc vào điều kiện phát hành, truyền thống dân tộc
và tình hình kinh tế, ở từng nước các khoản thu từ quảng cáo của các

phương tiện thông tin đại chúng có khác nhau. Ở Tây Ban Nha là khoảng
80%, ở Mỹ là 75% và ở Pháp là khoảng 60%.
Sức ép về kinh tế đã buộc các cơ quan báo chí bước vào cuộc cạnh
tranh dữ dội để thu hút độc giả, thay đổi trong cách thu hút quảng cáo. Nhiều
cơ quan đã tiến hành hàng loạt chiến lược để thương mại hóa sâu xa hơn
ngành công nghiệp này, khiến cho các mối quan tâm thương mại ngang với
hoặc quan trọng hơn chất lượng của xã luận hay trách nhiệm với xã hội.
Riêng ngành công nghiệp báo in Mỹ: thu nhập tăng từ 12,2 tỷ đô la Mỹ vào
năm 1975 lên 54,4 tỷ đô la năm 2000. Nói cách khác, báo in đã thu nhập
6


tăng gấp 2,5 lần từ quảng cáo năm 2000 so với năm 1950. Trong vòng 30
năm qua, lượng nội dung quảng cáo trong báo in Mỹ vượt trên 60%.
Việc các tờ báo hiện nay coi trọng tin tức thương mại hơn và phụ thuộc
vào quảng cáo để tăng thu nhập đã khiến cho độ tin cậy vào các tin bài bị
giảm xuống, sự tin cậy của công chúng với các nhà báo bị tổn hại nhiều.
Thủ tướng Vajpayee của Ấn Độ, trong cuộc phỏng vấn với BBC năm 2003
đã nói lên mối lo ngại về sự gia tăng tính thương mại và tính giật gân trong
báo chí. Ông nhấn mạnh các loại hình báo chí phải thể hiện vai trò quan
trọng của mình bằng tính có tư tưởng và giá trị: “Nếu không có lý tưởng,
báo chí sẽ trở thành hàng hóa và không thể tác động đến suy nghĩ của độc
giả nữa”. Ở Đài Loan, giáo sư báo chí Kuan Chung-Hsiang, Đại học Shih
Hsin đã tiên đoán rằng trong tương lai gần các loại hình báo chí Đài Loan sẽ
tiếp tục xuống cấp vì ảnh hưởng của các nhóm lợi ích chính trị và thương
mại. Ở Úc, các nhà báo mới bị coi là “người kinh doanh nhỏ hiệu quả” cung
cấp sản phẩm của họ cho người dân, nhà nghiên cứu Katrina Mandy
Oakham tin vào sự đổi thay lớn khi mà các nhà báo không còn là người
giám sát xã hội hay các thành viên ưu tiên của “quyền lực thứ tư” nữa mà
“họ là những doanh nhân sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường”. Nhà báo

Michelle Grattan thậm chí cho rằng “tính thương mại” đã nổi lên như là “giá
trị cốt lõi” của báo chí. Như vậy, điều mọi người lo ngại có thể đã thành hiện
thực: báo chí được xem như là hàng hóa.
Vai trò của nhà báo đã thay đổi sâu sắc nếu chúng ta đồng ý với ý kiến
của Simon Canning trên tờ The Autrailian: “Mọi thứ có thể sẽ thay đổi và
nhà báo sẽ sớm thấy công việc của họ không chỉ là phản ánh sự kiện, mà
chính là phương tiện mà các nhà quảng cáo phát tán thông điệp của mình”.
7


Thậm chí báo chí và thương mại luôn sát cánh kề vai, Canning cũng chỉ ra
rằng quảng cáo đã kiếm được rất nhiều lợi nhuận bằng cách đặt các thông
điệp quảng cáo của họ cạnh tin tức. Như thế, các nhà báo đã “bị ép” để cho
ra những tin tức thương mại giống như thế trở thành tin tức.
Internet cung cấp một môi trường tuyệt vời cho ngành quảng cáo và do
đó báo chí điện tử dù muốn hay không cũng bị ảnh hưởng. Một ví dụ mà
Canning đưa ra là phần mềm quảng cáo có tên là IntelliTXT của công ty
quảng cáo trực tuyến Vibrant Media ở Mỹ. Khi các nhà quảng cáo sử dụng
hệ thống này, họ có thể biến hàng trăm từ trong bài báo có tiềm năng gây thu
hút về sản phẩm của họ mà bạn đọc có thể đọc sang dạng có kết nối đến
quảng cáo. Và chỉ cần di con chuột tới vị trí từ đó, một màn hình nhỏ sẽ hiện
ngay ra mời gọi người đọc nhấn vào trang quảng cáo chính thức. Ứng dụng
này khiến các chuyên gia báo chí Mỹ lo ngại về việc nhà báo chọn từ khi
viết, bởi họ sẽ hướng tới những từ dễ được chuyển sang kết nối tới trang
quảng cáo. Sự can thiệp khá sâu cả về nội dung và hình thức này rõ ràng đã
ảnh hưởng đến tính chính xác, sự công bằng và đạo đức báo chí.

4. Ảnh hưởng của thương mại hóa với báo chí:
Trong bối cảnh thương mại hóa báo chí, Giáo sư Lynette Sheridan
Burns (Trưởng khoa Báo chí của Học viện Nghệ thuật Truyền thông Mỹ)

cho rằng các nhà báo ngày nay luôn phải tìm cách dung hòa giữa cạnh tranh
nghề nghiệp, quan tâm thương mại và trách nhiệm đạo đức, liên quan đến
việc khai thác thông tin và thể hiện thông tin. Bà cho rằng “báo chí là một
công việc phức tạp – cố gắng làm hài lòng tổng biên tập – ông chủ của bạn,
bản thân bạn và toàn bộ độc giả. Vì các cơ quan báo chí là các doanh nghiệp,
8


các nhà báo phải làm hài lòng ông chủ mình và để làm điều đó, họ phải tuân
thủ những nguyên tắc riêng của phòng tin”. Quy tắc này có thể là nhà báo
phải hiểu cơ quan mình sẽ chọn cái gì đưa tin và cái gì không.
Tuy nhiên ở các nước phương Tây họ có một giải pháp, đó là tách biệt
các hoạt động quảng cáo với phần hoạt động báo chí đích thực. Điều đó giúp
cho bản chất của tin tức sẽ không bị ảnh hưởng, thông tin vẫn chính xác và
đảm bảo sự trung thực. Ở đa số các quốc gia, người ta nghiêm cấm hình thức
quảng cáo lén lút, núp dưới các bản tin, tin tức. Một vài nước còn đưa ra cả
luật lệ cho việc đó.
Trong báo chí, cũng như những ngành nghề khác, thời gian là tiền. Các
tổng biên tập luôn muốn có nhiều tin hơn trong thời gian ngắn hơn, áp lực
đặt lên nhà báo. Hậu quả là họ có thể trở thành những cỗ máy được lập trình
để hoạt động. Họ thiếu thời gian để nghiên cứu, điều tra, để tìm hết các ngóc
ngách, phương diện của vấn đề. Nhiều khi các ông tổng biên tập muốn mọi
phương diện của một câu chuyện tội phạm đi quá cả phạm vi giá trị thông tin
câu chuyện bởi họ có thể in nhiều bản hơn để bán. Ngược lại cũng có những
câu chuyện không bao giờ được khám phá bởi chi phí lớn về việc đi lại hoặc
chúng không giúp bán được nhiều báo.
Vấn đề khác của báo chí hiện nay liên quan đến tính thương mại là báo chí
trả tiền cho nguồn tin bằng các tấm séc (chequebook journalism). Tuy nhiên
vấn đề này vẫn con tranh cãi, nhưng cho thấy báo chí dùng tiền để mua tin là
chuyện bình thường. Theo Hargreaves, checkbook journalism nghĩa là báo

chí trả tiền cho nguồn tin, thậm chí là tội phạm đang chờ xét xử, để khai
thác các câu chuyện, không quan tâm tới hiệu quả của sự can thiệp của đồng
tiền có thể có đối với tính tin cậy của thông tin. Câu hỏi đặt ra là: liệu nhà
9


báo sẽ có những thông tin trung thực từ nguồn tin hay không? Nếu nguồn tin
đòi tiền thì động cơ của họ là gì? Nhưng đối với McClellan, một cựu chuyên
gia các vấn đề thời sự của kênh truyền hình số 9 và số 7 của Úc, các tấm séc
là cần thiết cho viêc thực hành nghề báo. McClellan cũng cho biết tiền được
chi ở Úc chỉ bằng phần nhỏ so với Anh, Mỹ và hầu hết tiền được trả là nhỏ
hơn 10.000 đô là và số tiền lớn nhất được trả cũng không khác mấy so với
20 năm trước. Hầu hết chi phí séc ở Úc là cho những câu chuyện cá nhân nổi
bật như những bê bối của Giọng ca thiên thần Delta Goodrem hay cuộc
chiến với căn bệnh ung thư của ca sĩ Belinda Emmett. Ở Anh hay Mỹ, phí
séc ngày càng cao hơn và nhiều hơn. Nữ nhân viên Nhà Trắng Monica
Lewinsky được cho là đã bỏ túi khoảng 400.000 bảng cho một cuộc phỏng
vấn năm 1999 sau vụ scandal với cựu tổng thống Mỹ.
Bối cảnh của các nước tư bản là trong nền kinh tế thị trường, khi mỗi
cơ quan báo chí là một doanh nghiệp, nó phải nghĩ trước tiên đến việc làm
sao để sống còn, rồi mới nghĩ đến việc truyền tải thông tin đến cho độc giả
của mình. Nghịch lý là nhu cầu cao về thắng lợi kinh tế khó có thể đảm bảo
một nền báo chí công bằng và trách nhiệm. Điều đáng lo ngại là quan tâm
đến lợi ích kinh tế đã không chỉ là do sức ép bên ngoài, mà nó có thể phát
sinh từ bên trong, ngay ở “tim” của mỗi cơ quan báo chí. Vậy cái hứa hẹn
nền báo chí tốt, vì lợi ích xã hội thực sự lại đặt lên vai các nhà báo,với hệ
thống chính trị nhân bản và nhận thức riêng, nằm trong phạm vi đạo đức
nghề nghiệp. Điều 6, quy định đạo đức nghề nghiệp của Hiệp hội báo chí Úc
nói: “Đừng để quảng cáo hay quan tâm thương mại làm tổn hại đến tính
chính xác, công bằng hay độc lập của báo chí”. Quy định này còn có thể coi

là lời kêu gọi rất có ý nghĩa với người làm báo hiện nay.

IV. Kết:
10


Xu hướng thương mại hóa báo chí là một xu hướng tất yếu của sự phát
triển báo chí thế giới, khi mà nền kinh tế thị trường và làn sóng toàn cầu hóa
đang có ảnh hưởng mạnh mẽ vào mọi mặt của đời sống xã hội.
Theo ý kiến cá nhân của riêng em, em ủng hộ xu hướng này bằng cách
nhìn vào những ảnh hưởng tích cực mà Thương mại hóa báo chí mang lại.
Đầu tiên có thể thấy là Thương mại hóa báo chí giúp các tòa soạn, cơ
quan báo chí tự chủ về tài chính, có nghĩa là không phải dựa vào ngân sách
quốc gia, tiền bán báo, tiền đăng quảng cáo dùng để bù đắp được những
khoản chi. Dĩ nhiên vẫn còn nhiều tờ báo vì nhiệm vụ chính trị hay vai trò xã hội
cần phải được chính phủ tiếp tục cấp ngân sách để hoạt động.
Và nếu một tờ báo có số lượng bán ra tăng vọt, không thể vội kết luận tờ báo đó
sử dụng những hình thức câu khách mang tính chất Thương mại hóa. Những nỗ
lực làm ra tờ báo bán chạy không phải vì những bài báo “lá cải” phải được trân
trọng mà vì đây chính là biểu hiện cao nhất của chức năng định hướng dư luận.
Nếu báo làm ra không có người đọc, làm sao người làm báo mong tác động đến
dư luận quần chúng? Trong nền kinh tế thị trường, báo chí là kênh thông tin nhanh
nhạy nhất cho hoạt động kinh tế thông qua các trang quảng cáo. Quảng cáo nhiều
do nhà quảng cáo biết họ tìm đúng tờ báo có nhiều người đọc là điều đáng mừng,
chứ không phải là chuyện đáng lo ngại. Mức độ quảng cáo chính là thước đo tốc
độ phát triển của nền kinh tế, của sự cạnh tranh lành mạnh và ý thức tôn trọng
người tiêu dùng. Quảng cáo lố lăng lại là chuyện khác.
Nhìn ở góc độ khác của quảng cáo, ta thấy rằng, các doanh nghiệp thường ưu tiên
những ấn phẩm, sản phẩm báo chí có lượng người xem lớn để đăng quảng cáo của
mình. Như vậy, để thu hút nhiều quảng cáo nhằm tăng lợi nhuận, các ấn phẩm báo

chí phải làm sao để thu hút độc giả, tăng lượng bán báo. Mà để đạt được mục tiêu
này có nghĩa phóng viên sẽ phải luôn tìm kiếm được những thông tin nóng hổi,
11


nhận được sự quan tâm của dư luận, phải đưa tin chính xác hơn, bài viết phải sâu
sắc hơn. Điều này sẽ giúp loại trừ các bài báo mang tính suy diễn, bịa chuyện. Báo
chí cạnh tranh cũng có nghĩa báo này nói sai sẽ có báo khác phản ứng để người
đọc cuối cùng nhận được thông tin đúng đắn. Báo này chạy theo số lượng bán báo
bằng cách đăng tin giật gân, sẽ có báo khác đưa tin đúng bản chất sự việc. Người
đọc cuối cùng sẽ là người phán xét bằng khoản tiền họ bỏ ra mua báo.
Đứng trong xu hướng thương mại hóa báo chí, mỗi phóng viên lại phải tỉnh
táo hơn, cứng rắn hơn với ngòi bít của mình để không bị cám dỗ bởi vật chất và
đánh mất các giá trị xã hội trong đưa tin. Sự cương quyết của mỗi phóng viên khi
nói không với các hình thức quảng cáo, PR trắng trợn, lố lăng, các chiêu giật tít
câu khách, đưa tin sai sự thật,… sẽ là cách tốt nhất để tạo sự uy tín với độc giả và
tăng lượng bán báo. Ngoài ra, các tòa soạn, cơ quan báo chí cần phải nghiêm khắc
với những bài tin được đăng, xem xét kĩ lưỡng các hình thức quảng cáo, để vừa
thu về nguồn lợi nhuận cao nhất, vừa “được lòng” độc giả. Có như vậy Thương
mại hóa báo chí mới phát huy được hết những ảnh hưởng tích cực đến đời sống
báo chí, thúc đẩy sự phát triển của nền báo chí thế giới.
Tóm lại, mọi xu hướng đều có 2 mặt của nó, quan trọng hơn hết là người làm báo
cần phải có cái “tâm” với thông tin, với dư luận xã hội. Chỉ cần như thế thì cho dù
nằm trong dòng chảy của xu hướng phát triển nào, báo chí vẫn vững vàng và phát
triển mạnh mẽ./.
Hà Giang.

12



Tài liệu tham khảo:
Giáo trình môn Lịch sử báo chí thế giới (ThS Triệu Thanh Lê, ĐH KHXHNV
TP.HCM)
Các website:
www. vietbao.vn
www. truyenthongsucmanhviet.net
www. tuanvietnam.net
www.vietnamjournalism.com
www.tailieu.com
www.pressreference.com

13


Mục lục

I. Lí do chọn đề tài ……………………………………………………2
II. Đặt vấn đề ………………………………………………………….3
III. Giải quyết vấn đề ………………………....………………………4
1. Khái niệm xu hướng Thương mại hóa báo chí ……………………4
2. Nguyên nhân sự hình thành và phát triển của xu hướng Thương mại
hóa báo chí ………………………………………………………...4
3. Biểu hiện của Thương mại hóa báo chí ……………………………6
4. Ảnh hưởng của Thương mại hóa với Báo chí ……………………..8
IV. Kết ……………………………………………………………….11
Tài liệu tham khảo.................................................................................13

14




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×