Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bài phát biểu của thủ tướng Nhật Bản – Shinzo Abe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.16 KB, 7 trang )

Bài phát biểu của thủ tướng Nhật Bản – Shinzo Abe
Vào lần kỷ niệm thứ 70 sau cuộc chiến tranh, chúng ta đã phải bình tĩnh nhìn lại con
đường dẫn tới chiến tranh, con đường mà chúng ta đã và đang đi từ khi nó kết thúc, và
cả thời đại của thế kỉ 20 nữa. Chúng ta phải học hỏi những kinh nghiệm và kiến thức từ
các bài học lịch sử cho tương lai của chúng ta sau này.

Hơn một trăm năm trước, một lượng lớn hầu hết các thuộc địa đều bị kiểm soát bởi các
thế lực phương Tây vươn ra toàn thế giới. Với sự vượt trội về công nghệ, hàng loạt các
đợt kiểm soát và thống trị thuộc địa tràn tới Châu Á vào thế kỷ 19. Không thể phủ nhận
rằng chính vì cảm giác về kết quả của 1 cuộc khủng hoảng đã thúc đẩy Nhật Bản tiến
tới sự hiện đại hóa. Nhật Bản đã xây dựng 1 nhà nước hiến pháp sớm hơn tất thảy các
quốc gia Châu Á khác. Đất nước đã duy trì được sự độc lập. Cuộc chiến Nhật – Nga đã
gây sự khuyến khích tới nhiều người sống dưới chế độ thuộc địa từ Châu Á tới Châu Phi.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất – cuộc chiến tranh đã lôi kéo cả thế giới vào cuộc, quá
trình giành lại độc lập đã đạt được sự thúc đẩy và đồng thời ngăn chặn lại quá trình
thuộc địa hóa. Chính vì một cuộc chiến tranh khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng của 10
triệu người. Với một khao khát hòa bình mãnh liệt, Hội Quốc Liên (League of Nations)
được thành lập và mang đến Công ước về từ bỏ chiến tranh (General Treaty for
Renunciation of War). Đồng thời trong cộng đồng quốc tế cũng bắt đầu làn sóng lên án
chiến tranh.


Ban đầu, Nhật Bản cũng duy trì khoảng cách với các nước khác. Tuy nhiên, với cơn Đại
khủng hoảng (The Great Depression) bắt đầu từ các nước phương Tây và gây ảnh
hưởng tới cả nền kinh tế thuộc địa, nền kinh tế Nhật Bản đã phải hứng chịu 1 cú thiệt
hại nặng nề. Trong bối cảnh ấy, xu hướng tự cô lập của Nhật Bản càng ăn sâu và Nhật
Bản có ý định vượt qua sự bế tắc kinh tế và chính trị thông qua việc sử dụng vũ lực. Hệ
thống chính trị đối nội của Nhật đã không thể đóng vai trò như 1 chiếc phanh nhằm
chặn lại những ý định đó. Với hướng đi này, Nhật Bản đã đánh mất cái nhìn về xu
hướng chung trên toàn cầu.
Với sự kiện Mãn Châu (1931), tiếp đó là việc rút khỏi Hội Quốc Liên, Nhật Bản dần tự


biến mình trở thành kẻ thách thức trật tự thế giới, 1 nền trật tự mà cộng đồng quốc tế
đã nỗ lực tạo nên sau hàng bao sự hi sinh lớn lao. Nhật Bản đã có 1 lựa chọn sai lầm và
đi theo con đường chiến tranh.
Và 70 năm sau đó, Nhật Bản đã bị đánh bại.

Vào lần kỷ niệm kết thúc chiến tranh thứ 70, tôi cúi đầu trước vong hồn của những
người đã bỏ mạng cả trong và ngoài nước. Tôi muốn thể hiện rõ lòng đau xót và những
lời chia buồn sâu sắc.
Hơn 3 triệu người đồng hương đã mất trong cuộc chiến tranh: trên những chiến trường
và lo lắng cho tương lai của quê nhà và mong muốn hạnh phúc cho gia đình họ; tại
những đất nước xa xôi sau chiến tranh, những nơi có khí hậu nóng, lạnh khắc nghiệt,
chịu đựng trong sự đói khổ và bệnh tật. Vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và
Nagasaki, các cuộc tấn công trên không ở Tokyo và các thành phố khác, và các cuộc
chiến ở Okinawa, cùng với những cuộc chiến khác, đã giáng một sự trừng phạt nặng nề
lên những người dân bình thường một cách không thương tiếc.
Đồng thời ở những quốc gia đã chống lại Nhật Bản, vô số mạng người đã ra đi bên cạnh
với bao con người trẻ tuổi có tương lai đầy hứa hẹn. Ở Trung Quốc, khu vực Đông Nam


Á, quần đảo Thái Bình Dương và những khu vực khác đã trở thành chiến trường, vô vàn
những người dân vô tội đã phải hứng chịu và trở thành nạn nhân trong chiến tranh cùng
với những khó khăn ví dụ như sự thiếu hụt thức ăn trầm trọng. Chúng ta không được
phép quên rằng đã có những người phụ nữ đằng sau chiến trường bị xâm phạm nghiêm
trọng cả về danh dự lẫn phẩm giá.
Còn có hàng bao con người vô tội đã phải chịu những thiệt hại không thể đếm được.
Lịch sử rất tàn nhẫn. Những gì đã gây ra thì không thể rút lại được. Mỗi con người và
tất cả bọn họ đều có cuộc sống của riêng mình, ước mơ, và gia đình yêu quý. Mỗi khi
tôi nghĩ về sự thật hiển nhiên này, ngay cả bây giờ, tôi không thể nói được lời nào và
trái tim thắt chặt với nỗi đau đớn tột cùng.
Hòa bình mà chúng ta đang tận hưởng ngày hôm nay chỉ có thể tồn tại thông qua

những sự hi sinh quý giá như vậy. Và ở đó nắm giữ sự khởi đầu của Nhật Bản sau chiến
tranh.
Chúng ta không được phép lặp lại sự tàn phá của chiến tranh.

Các vụ rắc rối, xâm phạm, chiến tranh – chúng ta sẽ không bao giờ sử dụng vũ lực như
một cách để xử lý các tranh chấp quốc tế. Chúng ta sẽ từ bỏ chế độ kiểm soát thuộc địa
và tôn trọng quyền tự chủ của tất cả mọi người trên thế giới.
Với sự hối hận sâu sắc về chiến tranh, Nhật Bản đã tạo dựng sự đảm bảo đó. Từ đó,
chúng ta đã và đang tạo ra một đất nước dân chủ tự do, kiểm soát bởi pháp quyền, và
đảm bảo sẽ không gây ra cuộc chiến tranh nào nữa. Trên cuộc hành trình lặng lẽ đầy tự


hào chúng ta đã và đang đi với tư cách là một quốc gia yêu hòa bình đến nay đã được
70 năm, chúng ta vẫn sẽ giữ nguyên lòng quyết tâm rằng sẽ không bao giờ để bị lạc lối
trên con đường vững chắc này.
Nhật Bản vẫn đã luôn liên tục thể hiện hối hận sâu sắc và những lời xin lỗi từ tận đáy
lòng vì những hành động đã gây ra trong chiến tranh. Nhằm thế hiện những cảm xúc ấy
thông qua hành động cụ thể, chúng ta vẫn luôn khắc cốt ghi tâm những câu chuyện lịch
sử về sự chịu đựng của những người Châu Á láng giềng: ở các nước Đông Nam Á như
Indonesia và Phillipine, và Đài Loan, Cộng hòa nhân dân Triều Tiên và Trung Hoa, cùng
với những quốc gia khác; và chúng ta vẫn luôn cống hiến cho sự hòa bình và thịnh
vượng của khu vực từ sau khi kết thúc chiến tranh.
Cái vị trí đã được gắn chặt như vật sẽ giữ vững như vậy cho tới tận tương lai.
Tuy nhiên, bất kể mọi nỗ lực mà chúng ta tạo ra, nỗi đau của những người mất đi gia
đình và những ký ức đau khổ của những người đã phải sống trong chịu đựng vì sự hủy
diệt của chiến tranh sẽ không bao giờ được chữa lành.

Xa hơn nữa, chúng ta phải luôn ghi nhớ những điều sau.
Sự thật là đã có hơn 6 triệu người Nhật Bản hành hương tìm được cách để quay về quê
hương an toàn sau chiến tranh từ khắp các nơi thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình

Dương và trở thành lực lượng nòng cốt trong công cuộc tái thiết đất nước sau chiến
tranh; sự thật là có gần 3 ngàn trẻ em bị bỏ lại ở Trung Quốc lớn lên tại đó và quay trở
lại được quê hương; và sự thật là các cựu tù binh trong chiến tranh ở Mỹ, Anh, Hà Lan,
Úc và các quốc gia khác vẫn đến thăm Nhật Bản xuyên suốt nhiều năm và tiếp tục cầu
chúc cho linh hồn của những nạn nhân trong chiến tranh của cả 2 phía.
Có biết bao sự đấu tranh nội tâm đã hình thành và cần biết bao nhiêu nỗ lực to lớn cho
những người Trung Quốc đã trải qua tất cả những sự chịu đựng trong chiến tranh và cho
những cựu tù binh trong chiến tranh – những người đã phải chịu tổn thương không thể
gánh nổi gây ra bởi quân Nhật để họ có thể cảm thấy tha thứ.
Đó là điều mà chúng ta phải suy nghĩ để soi xét lại.


Nhờ vào sự tha thứ như vậy, Nhật Bản đã được phép quay trở lại với cộng đồng quốc tế
vào thời kỳ hậu chiến tranh. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm sau chiến tranh, Nhật Bản muốn
tỏ lòng biết ơn từ trong trái tim tới tất cả các quốc gia và những con người đã nỗ lực để
tạo ra sự hòa giải.
Tại Nhật Bản, hiện tại số lượng thế hệ sinh ra sau chiến tranh chiếm đến 80% tổng dân
số. Chúng ta không được phép để con cái chúng ta, cháu chắt của chúng ta, và thậm
chí là những thế hệ xa hơn nữa – những thế hệ không hề liên quan gì đến chiến tranh
phải chịu sự xin lỗi. Tuy vậy, người Nhật Bản chúng ta xuyên suốt các thế hệ phải thẳng
thắn nhìn vào bộ mặt của lịch sử. Chúng ta có trách nhiệm phải kế tục quá khứ, với tất
cả lòng khiêm nhường, và truyền lại cho đời sau.
Thế hệ bậc cha chú và ông cha chúng ta sống sót được trên mảnh đất đã bị tàn phá
trong cảnh nghèo đói sau chiến tranh. Tương lai mà họ mang đến là tương lai mà thế
hệ chúng ta hiện tại kế tục và là thứ mà chúng ta sẽ tiếp tục truyền lại cho thế hệ kế
tiếp. Cùng với những nỗ lực không ngừng nghỉ của người đi trước, điều này chỉ có thể
đạt được nhờ vào lòng chân thành và sự hỗ trợ được mang tới cho chúng ta bởi 1 lượng
lớn các nước đã xóa bỏ lòng hận thù, ví dụ như Mỹ, Úc, và các quốc gia Châu Âu –
những quốc gia đã từng là kẻ thù mà Nhật Bản đã chiến đấu.
Chúng ta phải truyền lại điều này từ thế hệ qua thế hệ trong tương lai. Chúng ta có

trách nhiệm to lớn là phải ghi nhớ những bài học lịch sử này vào trong trái tim, để tạo
ra 1 tương lai tươi sáng hơn, và để thực hiện tất cả những nỗ lực có thể cho hòa bình và
sự phồn thịnh của Châu Á và cả thế giới.


Chúng ta sẽ khắc sâu quá khứ vào trái tim, khi Nhật Bản có ý định phá bỏ sự bế tắc
thông qua sức mạnh. Thông qua sự nhìn lại này, Nhật Bản sẽ tiếp tục giữ vững nguyên
tắc rằng mọi tranh chấp, vấn đề phải được xử lý 1 cách hòa bình và mang tính ngoại
giao dựa trên sự tôn trọng pháp quyền chứ không phải thông qua việc sử dụng vũ lực,
và để kết nối với các quốc gia trên thế giới để hành dộng giống như vậy.
Với tư cách là quốc gia duy nhất chịu thiệt hại từ bom nguyên tử trong chiến tranh,
Nhật Bản sẽ hoàn thành trách nhiệm trên trường quốc tế, nhắm tới việc không sử dụng
và loại bỏ vũ khí hạt nhân.
Chúng ta sẽ khắc sâu quá khứ vào trái tim, khi mà phẩm hạnh và danh dự của nhiều
phụ nữ bị xâm hại trong các cuộc chiến tranh trong thế kỷ 20. Thông qua sự nhìn lại
này, Nhật Bản mong muốn trở thành 1 đất nước luôn luôn đứng về phía những người
phụ nữ bị xâm hại. Nhật Bản sẽ đi đầu trên thế giới trong việc biến thế kỷ 21 trở thành
thời đại mà quyền phụ nữ không thể bị xâm phạm.
Chúng ta sẽ khắc sâu quá khứ vào trái tim, khi mà các hội đồng kinh tế tạo ra mầm
mống xung đột. Thông qua sự nhìn lại này, Nhật Bản sẽ tiếp tục phát triển 1 hệ thống
kinh tế thế giới tự do, công bằng và mở cửa mà không bị chi phối bởi những ý định
riêng của bất kỳ nước nào. Chúng ta sẽ tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển, và
đưa thế giới đến sự phồn vinh. Sự phồn thịnh là nền tảng cho hòa bình. Nhật Bản sẽ nỗ
lực hơn nữa trong việc chống lại nghèo đói, điều mà đồng thời đóng vai trò như là một
nhân tố chính gây ra bạo lực, và trong việc cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, và sự
tự lực cho tất cả con người trên thế giới.


Chúng ta sẽ khắc sâu quá khứ vào trái tim, khi mà Nhật Bản trở thành kẻ thách thức
trật tự thế giới. Thông qua sự nhìn lại này, Nhật Bản sẽ chắc chắn giữ vững các giá trị

cốt lõi như sự tự do, dân chủ, và quyền con người như là giá trị bất biến và, bằng việc
hợp tác với các quốc gia cùng chia sẻ những giá trị như trên, dựng nên lá cờ của sự
“cống hiến không ngừng cho hòa bình”, và cống hiến cho hòa bình và sự phồn vinh của
toàn thế giới hơn bao giờ hết.
Tiến tới lần kỷ niệm thứ 80, 90 và kỷ niệm trăm năm sau chiến tranh, chúng ta sẽ
quyết tâm cùng nhau gây dựng một Nhật Bản như vậy với bàn tay của con người Nhật
Bản.

Ngày 14 Tháng 8 Năm 2015,
Shinzo Abe
Thủ tướng Nhật Bản
-Akira dịch-



×