Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Hương ước cải lương và hương ước mới huyện chương mỹ, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 117 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ iv
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Địa bàn nghiên cứu........................................................................................................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2
4. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 3
6. Kết quả dự kiến ............................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HƯƠNG ƯỚC VÀ ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG
MỸ..................................................................................................................................... 4
1.1. Một số vấn đề về hương ước ...................................................................................... 4
1.1.1. Làng xã cổ truyền Việt Nam ................................................................................... 4
1.1.1.1. Khái niệm ............................................................................................................. 4
1.1.1.2. Một số đặc điểm cơ bản về kinh tế - xã hội của làng xã cổ truyền Việt Nam ..... 5
1.1.2. Hương ước làng xã cổ truyền Việt Nam ............................................................... 13
1.2. Mấy nét khái quát về địa bàn huyện Chương Mỹ .................................................... 19
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 19
1.2.2. Quá trình hình thành huyện Chương Mỹ và những thay đổi hành chính.............. 22
1.2.2. Tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa ......................................................................... 24
CHƯƠNG 2: HƯƠNG ƯỚC CẢI LƯƠNG Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ ...................... 29
2.1. Hệ thống hương ước cải lương Chương Mỹ ............................................................ 29
2.1.1. Thực trạng ............................................................................................................. 29
2.1.2. Quy trình ban hành ................................................................................................ 31
2.1.3. Hình thức, cấu trúc ................................................................................................ 31
2.1.3.1. Hình thức hương ước cải lương ......................................................................... 31
2.1.3.2. Cấu trúc văn bản ................................................................................................. 33
i



2.2. Nội dung hương ước cải lương Chương Mỹ ............................................................ 35
2.2.1. Phần chính trị ........................................................................................................ 35
2.2.1.1 Việc chính trị ....................................................................................................... 35
2.2.1.2 Sổ chi thu ............................................................................................................. 38
2.2.1.3 Sưu thuế ............................................................................................................... 40
2.2.1.4 Sự kiện cáo, sự gian lận và của công .................................................................. 41
2.2.1.5. Canh phòng trong làng, ngoài đồng ................................................................... 42
2.2.1.6. Sự cứu cấp .......................................................................................................... 44
2.2.1.7. Sự vệ sinh; sửa sang đường sá, cầu cống và đê điều; vệ nông ........................... 44
2.2.1.8 Sự giao thiệp ........................................................................................................ 45
2.2.1.9 Sự giáo dục .......................................................................................................... 46
2.2.1.10. Ngụ cư và ký táng ............................................................................................ 47
2.2.2 Tục lệ ...................................................................................................................... 48
2.2.2.1. Sự quân điền thổ ................................................................................................. 48
2.2.2.2. Hôn lễ ................................................................................................................. 51
2.2.2.3 Tang lễ ................................................................................................................. 53
2.2.2.4 Lệ khao vọng ....................................................................................................... 55
2.2.2.5. Mua bán danh phận ............................................................................................ 59
2.2.2.6. Vị thứ và lễ biếu ................................................................................................. 60
2.2.2.7 Tế lễ ..................................................................................................................... 61
2.2.3. Những nội dung khác trong hương ước ................................................................ 64
2.2.3.1. Quan hệ bất chính ............................................................................................... 64
2.2.3.2. Hội tư văn và đạo lý trong gia đình .................................................................... 65
2.2.3.3. Việc lính ............................................................................................................. 66
2.2.3.4. Lệ xin hậu ........................................................................................................... 66
CHƯƠNG III: HƯƠNG ƯỚC MỚI Ở HUYỆN CHƯƠNG MỸ .................................. 68
3.1. Sự tái lập hệ thống hương ước mới ở Chương Mỹ .................................................. 68
3.1.1. Các nhân tố tác động đến sự hình thành hương ước mới ...................................... 68
3.1.1.1. Nhân tố kinh tế ................................................................................................... 68
ii



3.1.1.2. Nhân tố chính trị ................................................................................................. 69
3.1.1.3. Nhân tố văn hóa - xã hội .................................................................................... 69
3.1.2. Quá trình hình thành hệ thống hương ước mới ..................................................... 70
3.1.2.1. Bước khởi đầu (1990-1993). .............................................................................. 70
3.1.2.2. Bước phát triển (1993-2002) .............................................................................. 72
3.1.2.3. Hương ước mới và phong trào xây dựng, thực hiện quy ước làng, khu phố văn
hóa ................................................................................................................................... 74
3.2. Thực trạng hệ thống hương ước mới Chương Mỹ ................................................... 75
3.2.1. Trình tự ban hành - hình thức - kết cấu ................................................................. 76
3.2.1.1. Thủ tục soạn thảo, thông qua, phê duyệt, tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung
hương ước........................................................................................................................ 76
3.2.1.2. Hình thức - kết cấu của hương ước mới ............................................................. 77
3.2.2. Nội dung hương ước mới ở Chương Mỹ .............................................................. 78
3.2.2.1. Lời nói đầu ......................................................................................................... 78
3.2.2.2. Những quy định chung ....................................................................................... 81
3.2.2.3. Nếp sống trong gia đình và ngoài xã hội............................................................ 83
3.2.2.4. Nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ ......................... 84
3.2.2.5. An ninh, trật tự, kỷ cương .................................................................................. 85
3.2.2.6. Bảo vệ môi trường, cảnh quan làng xóm, bảo vệ sản xuất và các công trình công
cộng ................................................................................................................................. 86
3.2.2.7. Tổ chức thực hiện, khen thưởng, kỷ luật ........................................................... 87
3.2.3. Một số nhận xét, đánh giá về Hương ước mới Chương Mỹ ................................. 88
3.2.3.1. Tính phù hợp ...................................................................................................... 89
3.2.3.2. Trình độ lập quy ................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 103

iii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê đơn vị hành chính huyện Chương Mỹ hiện nay ............................. 23
Bảng 1.2. Di tích cấp quốc gia của huyện Chương Mỹ .................................................. 25
Bảng 1.3. Di tích cấp tỉnh của huyện Chương Mỹ.......................................................... 26
Bảng 2.1. Thống kê theo thời gian ra đời của hương ước ............................................... 33
Bảng 2.2. Cấu trúc của hương ước cải lương .................................................................. 33
Bảng 2.3. Quy định tình hình sử dụng đất công trong hương ước làng Bùi Xá ............ 50
Bảng 2.4. Chức danh trong làng ...................................................................................... 57
Bảng 2.5. Quy định về tế lễ trong hương ước ................................................................. 63
Bảng 3.1. Tổng hợp tình hình vi phạm trong việc ban hành quy ước làng văn hóa - khu
phố văn minh tỉnh Hà Tây và huyện Chương Mỹ (từ 1995 - 2000) .............................. 91

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hương ước bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ XV. Trong lịch sử,
nhiều triều đại phong kiến Việt Nam đã quan tâm và bằng cách này, cách khác xem xét
nhằm tác động để hướng nội dung, tinh thần các hương ước phục vụ trực tiếp cho công
việc quản lý nông thôn, nông dân của nhà nước phong kiến.
Đến thời kỳ Pháp thuộc, nhận thấy vai trò to lớn của hương ước trong xã hội nông
thôn truyền thống của người Việt, người Pháp đã sử dụng hương ước như một công cụ
đắc lực trong bộ máy cai trị của mình. Thực dân Pháp đã tiến hành cải lương hương
chính và tổ chức việc xây dựng hương ước ở hầu hết các thôn làng trên khắp khu vực
miền Bắc, miền Trung cho đến Đồng Nai thượng.
Như vậy, đến giai đoạn này, song song với quá trình tồn tại của mình, hương ước
cũng luôn là đối tượng nghiên cứu và điều chỉnh cho các mục tiêu chính trị.
Năm 1988, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng (Khoá VI) về việc

giao khoán ruộng đất cho hộ nông dân đã mở ra một trang sử mới cho nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam. Các làng với tính cách là một cộng đồng với thiết chế tổ chức riêng,
phong tục tập quán, tâm lý, tín ngưỡng riêng đã một lần nữa khẳng định vai trò và chức
năng quan trọng của nó trong quản lý kinh tế, xã hội: Hệ thống hương ước mới đã ra đời
và phát triển mạnh mẽ. Đến nay, hương ước mới có quy mô rộng khắp và được nhà nước
thừa nhận, khuyến khích và hướng dẫn phát triển. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp thiết là
phải nghiên cứu, tìm hiểu sâu về hình thức, bản chất, các giá trị văn hoá, pháp lý, mối
quan hệ của hương ước với pháp luật và các hệ thống quy phạm xã hội về vị trí, vai trò
của hương ước trong xã hội, con người hiện đại. Có như vậy mới phát huy được các giá
trị tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của hương ước – một hệ quy phạm có
phạm vi điều chỉnh rộng lớn, hiệu quả mà không nằm trong hệ thống quy phạm pháp
luật chính thống.
Từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, vượt lên các nghiên cứu nhỏ lẻ,
vấn đề hương ước đã được quan tâm nghiên cứu ở cấp độ quốc gia. Đến những năm giữa
thập kỷ 90, diện mạo tổng thể của hương ước đã được phác thảo. Các chương trình
nghiên cứu của Bộ tư Pháp, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (Viện Khoa học xã
hội Việt Nam) đã mở ra những vấn đề lịch sử và lý luận, vấn đề về quản lý nhà nước,
các giá trị điều chỉnh, vai trò của hương ước trong quản lý nông thôn... các nhà sử học,

1


luật học đã khái quát quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển cơ bản của hương
ước trong lịch sử, cơ sở xã hội và thực tiễn, những vấn đề chính trị, luật pháp của hương
ước.
Dưới góc độ văn hoá học, các chuyên gia văn hoá dân gian đã đi sâu khai thác,
đánh giá những giá trị văn hoá truyền thống của hương ước. Sự phong phú và đa dạng
của các luật tục cũng như cuộc sống nông thôn, nông nghiệp, các mặt sinh hoạt chính
trị, kinh tế văn hoá, xã hội của nhân dân trong từng thời kỳ đã được phản ánh một cách
xác thực, sống động thông qua các phân tích dưới góc nhìn văn hoá học.

Từ những trình bày ở trên, có thể nhận thấy, cho đến nay, hương ước đã được
nghiên cứu ở nhiều mức độ, nhiều quy mô. Nó đã trở thành đối tượng tham chiếu của
nhiều ngành khoa học và bước đầu có thể tổng hợp những kết quả khoa học đa ngành.
Tuy nhiên, sẽ là đầy đủ và chuẩn xác hơn cho một sự khái quát nếu như vấn đề
được xem xét bằng phương pháp tổng hợp liên ngành.
Thẩm định đối tượng trong một không gian được xác định và giới hạn theo cách
của khu vực học cũng sẽ là một hướng nghiên cứu mới đối với hương ước.
Luận văn này mong muốn thực hiện một nghiên cứu về hương ước trên cơ sở áp
dụng phương pháp liên ngành và khu vực học cho không gian lịch sử - văn hóa có nhiều
giá trị đặc trưng thuộc vùng ven đô Hà Nội, trung tâm của đồng bằng sông Hồng.
2. Địa bàn nghiên cứu
Môi trường của đối tượng khảo sát trực tiếp trong luận văn này là huyện Chương
Mỹ, Hà Nội một trong những địa phương có truyền thống về xây dựng, thực hiện hương
ước, cũng như số lượng hương ước được lưu giữ. Ngoài ra, để có cơ sở đối chiếu, so
sánh, một số hoạt động nghiên cứu khảo sát được tiến hành ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải
Dương; huyện Hải Hậu, Nam Định; Huyện Hoa Lư, Ninh Bình... và một số khu vực lân
cận địa bàn huyện Chương Mỹ.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở giới hạn đối tượng trong một không gian vùng, thông qua lăng kính
liên ngành để phản ánh vấn đề hương ước mới của một trong những địa bàn tiêu biểu.
Từ đó có thể rút ra những nhận định, đánh giá xác thực và đưa ra kiến nghị về thực trạng
hệ thống hương ước ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội nói riêng và hương ước mới của Việt
Nam nói chung.

2


4. Nội dung nghiên cứu
- Khái quát các kết quả nghiên cứu về làng xã và hương ước. Tình hình và những
thành quả, tồn tại trong nghiên cứu hương ước;

- Nghiên cứu, đánh giá về hương ước cải lương, thực trạng hương ước mới ở
huyện Chương Mỹ;
- Phân tích hình thức, nội dung hương ước Chương Mỹ, so sánh, đối chiếu với
các hệ thống hương ước cổ và hương ước cải lương Chương Mỹ với một số hương ước
tiêu biểu của địa phương khác. Qua đó, rút ra những đặc điểm tiêu biểu của không gian
văn hóa xã hội khu vực huyện Chương Mỹ phản ánh trong hương ước;
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của các ngành khoa
học lịch sử, văn hoá học, xã hội học và luật học như phương pháp lịch sử và phương
pháp logic; phương pháp thống kê định lượng; phương pháp so sánh đối chiếu...
Đồng thời với các phương pháp nghiên cứu cơ bản trên, do tính chất phong phú
của dung các vấn đề, để có thể đưa ra những đánh giá khái quát có độ xác thực cao, luận
văn thử nghiệm phương pháp liên ngành và khu vực học. Với ý định nghiên cứu vấn đề
trong một hệ quy chiếu vùng giới hạn, người thực hiện luận văn mong muốn sẽ có một
cái nhìn tổng hợp, toàn diện và khách quan về đối tượng nghiên cứu.
6. Kết quả dự kiến
- Thực hiện thành công luận văn này, trước hết sẽ làm sáng tỏ một bộ phận nhỏ
trong toàn cảnh hệ thống hương ước Việt Nam: hương ước Chương Mỹ, Hà Nội – một
trong những địa phương điển hình trong xây dựng, ban hành và thực thi hương ước ở
vùng đồng bằng sông Hồng.
- Thông qua đó, có thể rút ra những bài học, kinh nghiệm trong việc xây dựng,
quản lý và thực hiện hương ước mới nói chung và cho mỗi vùng nói riêng.
- Bỏ qua những hạn chế của các tác giả, luận văn sẽ phần nào cho thấy mức độ
hiệu quả của việc áp dụng nghiên cứu đa ngành, liên ngành theo hướng khu vực học
trong nghiên cứu hương ước.

3


CHƯƠNG 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HƯƠNG ƯỚC VÀ
ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ
1.1. Một số vấn đề về hương ước
Hương ước là một hiện tượng, một thực thể được sinh ra trong làng xã và gắn liền
với làng xã: Quá trình phát sinh, phát triển và mọi vận động của hương ước đều gắn chặt
với mỗi sự vận động, biến đổi, mỗi thăng trầm của làng xã. Việc tìm hiểu, nghiên cứu
về hương ước đều phải xuất phát từ các vấn đề làng xã.
1.1.1. Làng xã cổ truyền Việt Nam
1.1.1.1. Khái niệm
Theo GS. Nguyễn Quang Ngọc, làng xã cổ truyền Việt Nam có nguồn gốc từ
công xã nông thôn, ra đời vào giai đoạn tan rã của chế độ Công xã nguyên thủy, hình
thành xã hội có giai cấp, nhà nước đầu tiên, tức là khoảng thiên niên kỷ thứ I trước Công
nguyên [46]. Khái niệm làng và xã, trong lịch sử xa xưa gắn với khái niệm “hương”.
Theo lịch sử, tổ chức cơ sở hương xuất hiện vào đầu thời Đường (Trung Quốc). Trong
thời kỳ Bắc thuộc, khi nước ta còn bị chính quyền phong kiến phương Bắc đô hộ, dưới
huyện có tiểu hương, đại hương, xã nhỏ, xã lớn (gọi là tiểu xã và đại xã). Sử liệu để lại
cho thấy, hương gồm có: hương nhỏ từ 70 đến 150 hộ, hương lớn từ 160 đến 540 hộ và
xã gồm xã nhỏ từ 10 đến 30 hộ, xã lớn từ 40 đến 60 hộ. Như vậy ban đầu xã là một đơn
vị nhỏ nằm trong hương (tức là làng) chứ không phải xã lớn hơn hương, hơn làng như
cách hiểu sau này. Cách gọi chung “làng xã” có nguồn gốc như vậy [43]
Trong tác phẩm “Xã thôn Việt Nam”, Giáo sư Nguyễn Hồng Phong dùng khái
niệm “xã thôn” do ông cũng quan niệm xã là một đơn vị hành chính có bộ máy cai trị,
còn thôn hợp thành xã thường có tính chất tự trị, “tự quản” của cộng đồng dân cư nông
nghiệp [49].
Nhà dân tộc học Trần Từ trong tác phẩm “Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền
ở Bắc Bộ”, đã phân biệt rõ ba khái niệm: làng - xã và thôn. Theo đó, làng là đơn vị tụ
cư, xã là đơn vị hành chính, còn thôn vốn là từ để chỉ “làng” nhưng được dùng trong
giấy tờ hành chính, trong trường hợp làng đó được nhập với các làng khác để thành một
xã [73].


4


Tiến sĩ Bùi Xuân Đính trong tác phẩm “Hương ước và quản lý làng xã” cho rằng:
Làng là một từ Nôm dùng để chỉ đơn vị tụ cư truyền thống của người nông dân Việt, có
địa vực riêng, cơ sở hạ tầng, cùng cơ cấu tổ chức, lệ tục riêng, hoàn chỉnh và ổn định
qua quá trình lịch sử; còn xã là từ Hán - Việt, chỉ đơn vị hành chính cơ sở của nhà nước
phong kiến ở vùng nông thôn Việt, nhìn chung, trước Cách mạng tháng Tám, trên vùng
đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, phần đông mỗi làng là một xã, do vậy
người nông dân thường ghép hai từ này làm một: làng – xã [20].
Tổng hợp, phân tích đánh giá và đối chiếu kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa
học, chúng ta có thể nói: làng và xã là hai khái niệm khác nhau, làng là đơn vị tụ cư, tự
quản, còn xã là đơn vị hành chính, xã có thể bao gồm từ một đến nhiều làng, nhưng đa
số các trường hợp xã chỉ có một làng, do vậy thường có sự đồng nhất và ghép làng với
xã làm một: làng xã. Khi làng trở thành một yếu tố cấu thành của một đơn vị hành chính
thì làng cũng được gọi là thôn. Làng và thôn là những khái niệm đồng nghĩa nhưng có
sắc thái khác nhau. Làng được sử dụng chủ yếu trong ngôn ngữ thông thường chỉ sự liên
kết cộng đồng và cộng cảm của các cư dân sinh sống trong một đơn vị tụ cư, gắn bó lâu
đời với nhau trong sản xuất và sinh hoạt. Thôn biểu đạt tính chất nửa hành chính, nửa tự
trị có chức năng giáp nối, gắn kết hai hệ thống chính trị và xã hội, hành chính và tự trị.
Vậy, làng xã cổ truyền - đó là một đơn vị tụ cư, một cộng đồng kinh tế, văn hóa
- xã hội của người Việt ở khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dựa trên quan hệ láng
giềng kết hợp với quan hệ huyết thống, có bộ máy quản lý hoạt động theo cơ chế tự
quản. Làng xã cổ truyền Việt Nam đã từng được củng cố vị trí trong hơn một nghìn năm
Bắc thuộc và trong gần một nghìn năm tiếp theo của tất cả các triều đại phong kiến Việt
Nam.Làng xã cổ truyền Việt Nam có những đặc điểm rõ nét và đặc sắc.
1.1.1.2. Một số đặc điểm cơ bản về kinh tế - xã hội của làng xã cổ truyền Việt Nam
Nghiên cứu làng xã cổ truyền, chúng ta thấy có hai đặc trưng lớn và quan trọng
nhất, đó là tính cộng đồng và tính tự trị, tự quản. Tính cộng đồng là sự liên kết các thành
viên lại với nhau, tất cả đều hướng tới cái chung của làng, mỗi người đều hướng tới

người khác. Tính cộng đồng đã tạo nên sự độc lập, khép kín mang tính tự trị, tự quản rất
sâu sắc của làng xã cổ truyền. Chính tính cộng đồng cao, tính tự trị và tính tự quản đó
đã khiến cho làng xã cổ truyền khá ổn định trước biết bao những biến cố thăng trầm của
lịch sử dân tộc.
Tính cộng đồng, tự trị và tự quản của làng xã cổ truyền được nhiều nhà nghiên
cứu đề cập, có thể thấy nó được biểu hiện ở những đặc điểm cơ bản sau:

5


Làng trước hết là một cộng đồng về địa vực
Mỗi làng đều có một không gian ổn định, gianh giới thường được xác định bằng
con đường, sông, ngòi…, được ghi cụ thể trong hương ước, địa bạ. Về hình thức, lũy tre
xanh đã tạo ra một không gian cư trú ổn định và bền vững của làng xã cổ truyền.
Lãnh thổ của làng Việt ở khu vực đồng bằng sông Hồng là kết quả của quá trình
khai hoang tập thể của những người nông dân. Tính “cộng cư” là yếu tố đầu tiên gắn kết
người nông dân lại với nhau, tạo ra ý thức địa vực trong họ. Ý thức về cộng đồng trước
hết thể hiện ở ý thức về địa vực và thể hiện rõ nhất là dân “chính cư” và “ngụ cư” - đây
là một trong nhưng cơ sở đầu tiên để hình thành tục lệ của làng xã sau này.
Làng là một cộng đồng về kinh tế
Phần lớn các làng Việt Nam là những làng nông nghiệp trồng lúa nước là nghề
chính. Mỗi làng là một đơn vị kinh tế tự cung, tự cấp.
Ngoài làng nông nghiệp, còn có các làng nghề khác như: làng nghề thủ công, làng
buôn, làng chài lưới đánh bắt cá…
Làng là một cộng đồng về sở hữu
Ngoài nơi cư trú, không gian của làng nào cũng có đồng nội, nhiều nơi có sông,
ngòi, rừng cây… trong đó ruộng đất là tài sản quan trọng và quí nhất. Từ thời Lý - Trần
về trước, ruộng công làng xã chiếm tỷ lệ rất cao và làng có quyền gần như tuyệt đối với
ruộng đất. Nhưng đến thời Lê, quyền trên của làng bị suy giảm bởi chính sách quân điền
của nhà nước ban hành vào các năm 1429 và 1477. Dù còn nhiều hay ít, nhưng số ruộng

công của làng vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, tinh thần của làng
xã cổ truyền.
Làng là một cộng đồng tự quản bằng nhiều hình thức
Tự quản là một đặc điểm rất điển hình của làng xã cổ truyền Việt Nam, chúng ta
có thể xem xét ở một số góc độ sau:
-

Tự quản bằng cơ cấu tổ chức

Mỗi làng Việt là một phức hợp về thiết chế tổ chức dựa theo nguyên tắc tập hợp
người trên cơ sở các mối quan hệ, như Nhà dân tộc học Trần Từ đã đề cập trong tác
phẩm “Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ” [73].
+ Gia đình và dòng họ: Là thiết chế tổ chức dựa theo quan hệ huyết thống. Những
người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau thành đơn vị cơ sở là gia đình
là những thành tố cấu thành gia tộc (dòng họ). Ở nông thôn, dòng họ là một thiết chế xã
6


hội rất chặt chẽ, thực sự là một cộng đồng gắn bó, có vị trí, vai trò quan trọng cả ở trong
và ngoài làng. Mỗi họ thường có nhà thờ họ và ruộng công để sử dụng vào các sinh hoạt
chung của họ. Mỗi làng là tập hợp của nhiều gia đình, thuộc nhiều dòng họ khác nhau.
Gia đình là một đơn vị tổ chức sản xuất, đơn vị tái sản xuất sức lao động, duy trì nòi
giống, đơn vị giáo dục và trao truyền văn hóa. Họ tuy không đóng vai trò cốt yếu trong
sản xuất, phát triển kinh tế, nhưng về mặt xã hội, họ tồn tại như một sức mạnh tinh thần,
tâm lý, ý thức rất lớn để phát huy truyền thống, để gắn kết các thành viên “họ chín đời
hơn người dưng” huy “một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Bên cạnh những mặt tích
cực như sự giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau…, quan hệ dòng họ cũng nẩy sinh nhiều tiêu cực,
như tính cục bộ, bè phái dòng họ…
+ Xóm ngõ: Làng ở đồng bằng Bắc Bộ thường được phân thành các xóm, xóm
lại phân thành nhiều ngõ. Một làng có thể có vài xóm, có nơi xóm lại là bộ phận của

thôn và thôn là bộ phận của làng hoặc có thể thôn cũng là làng.
Xóm được hiểu theo cách thông thường nhất là phân thể của khu cư trú một làng.
Ngõ là chỉ lối đi nhỏ trong làng mà hai bên là các gia đình. Mỗi xóm gồm vài ba chục
gia đình với quan hệ láng giềng, quan hệ huyết thống với nhau. Lối sống quần cư ấy trên
cơ sở một nền nông nghiệp tự cấp, tự túc, qui định thế ứng xử của người nông dân theo
nguyên tắc “xóm giềng tối lửa tắt đèn có nhau” hoặc “bán anh em xa mua láng giềng
gần”.
+ Giáp: Trước hết, giáp là một tổ chức giành riêng cho nam giới. Trong quá trình
tồn tại, giáp biến đổi trên nguyên tắc chỉ đàn ông mới được vào giáp và cha truyền con
nối (cha ở giáp nào thì con vào giáp ấy). Giáp hoạt động theo nguyên lý lớp tuổi; mọi
thành viên trong giáp cùng độ tuổi đều bình đẳng quyền lợi, nghĩa vụ. Giáp là thiết chế
trong làng thực hiện các nhiệm vụ như: quản lý nhân đinh, phân công biện lễ, phục vụ
tế lễ và rước sách; phân cấp và quản lý ruộng đất công, tổ chức tang ma; phân bổ đóng
góp xây dựng, tu bổ đình chùa miếu mạo. Một số nơi giáp còn có trách nhiệm đảm bảo
an ninh, trật tự làng xã.
+ Bộ máy quản lý làng xã: Là thiết chế tập hợp người theo địa vị chính trị - xã
hội, có vị trí hết sức quan trọng của làng xã cổ truyền Việt Nam, vì nó phục vụ cho mục
đích quản lý, cai trị. Từ thế kỷ thứ X trở đi, không một triều đại phong kiến nào không
tìm cách áp đặt quyền lực tới làng xã. Tuy mỗi thời kỳ, mức độ quan tâm có khác nhau,
song thực tế cho thấy không một triều đại nào thực hiện trọn vẹn ý đồ đó. Làng xã vẫn
có sức sống, bản sắc riêng, vẫn tiềm tàng sức mạnh cộng đồng, tự trị, tự quản.

7


Bộ máy chính quyền làng xã dưới triều Nguyễn và trong thời kỳ Pháp thuộc với
ba thiết chế điển hình là: “Dân hàng xã”, “Hội đồng kỳ mục” và “lý dịch”. Bộ máy quản
lý làng xã gồm hai thiết chế nhỏ là Hội đồng kỳ mục và chức dịch. Kỳ mục là cơ quan
quản lý làng truyền thống, gồm các thành viên đương nhiên vốn là những quan lại đã
nghỉ hưu về làng gồm cả ngạch văn, ngạch võ, các chánh phó tổng, lý phó trưởng đã

mãn nhiệm không bị kỷ luật. Đứng đầu Hội đồng kỳ mục là tiên chỉ.
Bộ máy chức dịch, là đại diện của nhà nước phong kiến ở làng, có chức trách
cùng các chức viên đồng sự thực hiện các chủ trương của hội đồng kỳ mục đề ra và chịu
trách nhiệm trước chính quyền cấp trên. Từ thời Nguyễn, bộ máy này gồm có lý trưởng
và 1 hoặc 2, có thể đến 3 phó lý tùy theo qui mô số đinh của làng xã, cùng các chức danh
giúp việc về hộ tịch, hộ khẩu (hộ lại), về ruộng đất (chưởng bạ), về ngân sách (thủ quỹ),
về an ninh (trương tuần) và về công ích (hương trưởng).
+ Các phường, hội: Là những thiết chế tập hợp người theo nguyên tắc tự nguyện,
theo nghề nghiệp như: hội của những người làm nghề thủ công, buôn bán, hội “tư cấp”,
“hội võ”, “hội vật”…, hoặc với mục đích tương trợ như các phường họ: tiền, gạo,
“phường mộc”, “phường nề”, “phường dệt vảI”, “phường thêu”… hoặc theo vị thế xã
hội như: hội tư văn, tư võ, hội chư bà… Trong các thiết chế trên, hội tư văn có ảnh hưởng
lớn nhất trong đời sống cộng đồng làng xã.
Đó là năm loại hình tự quản bằng cơ cấu tổ chức trong làng xã. Trong các tổ chức
trên đây, bộ máy chức dịch do nhà nước phong kiến áp đặt được coi là thiết chế “chính
thống” hay “quan phương”; còn các thiết chế tổ chức khác hình thành một cách tự nhiên,
tự nguyện, nhà nước phong kiến không quy định, nên gọi là các thiết chế “phi chính
thống” hoặc “phi quan phương”.
- Tự quản bằng nguyên tắc tổ chức, điều lệ, bằng các quan niệm về đạo đức, dư
luận xã hội
Đây là đặc điểm tự quản rất đặc biệt của làng xã cổ truyền Việt Nam. Trên phạm
vi cả cộng đồng, làng lại quản lý các thiết chế trên chủ yếu bằng các tục lệ, các qui định
trong các bản hương ước - một “văn bản pháp lý” của từng làng.
Hệ thống các thiết chế tổ chức và hương ước hợp thành thiết chế chính trị tự quản
của làng, khiến cho làng tồn tại khá “độc lập” với nhà nước. Nhà nước phong kiến muốn
nắm bắt được làng phải thông qua chính quyền cấp xã. Nhiều quan chức và học giả Pháp
trước đây đã coi các làng Việt là “Vương quốc của nền tự trị”, “những nước khác trong
một nước”, “là một tập thể được tổ chức rất chặt chẽ, rất có kỷ luật” và “chúng ta (chính
quyền cai trị của thực dân Pháp) không nên đụng chạm tới”, v.v…
8



Sự phân hóa giai cấp không triệt để do sở hữu tư nhân về ruộng đất nhỏ bé và
manh mún trên nền một xã hội tiểu nông
Đây là những đặc điểm kinh tế - xã hội và tâm lý, ý thức rất rõ nét của làng xã cổ
truyền Việt Nam.
Dưới thời phong kiến, trong mỗi làng xã người Việt hình thành một tầng lớp địa
chủ, song số lượng không đông đảo, không sở hữu lớn và tập trung ruộng đất, không có
đủ tiềm lực kinh tế để có thể khống chế hay chiếm ưu thế về mặt chính trị - xã hội trước
cộng đồng hay nắm được quyền về chính trị bằng một thực lực kinh tế.
Trong khi phân hóa giai cấp không triệt để thì vấn đề “đẳng cấp” tức vị thế xã
hội của các hạng dân trong làng lại nổi lên rất đậm nét và trở thành một trục trung tâm
của đời sống xã hội làng xã qua hệ thống ngôi thứ ở chốn đình trung và sự phân biệt dân
chính cư và dân ngụ cư (còn gọi là dân nội tịch và dân ngoại tịch) rất rõ rệt.
Làng là một cộng đồng về phong tục - tín ngưỡng
Đây cũng là đặc điểm nổi trội của làng Việt. Mỗi làng có phong tục riêng hình
thành từ lâu đời, khó thay đổi.
- Thờ cúng tổ tiên: Ở Việt Nam, việc thờ cúng tổ tiên, nhất là trong các gia đình
ở nông thôn cổ truyền là một nét văn hóa đẹp và rất đặc sắc, được hình thành từ rất sớm.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên gắn liền với sự củng cố các quan hệ thân tộc. Mỗi gia đình,
dù hoàn cảnh và điều kiện thế nào, nhưng cứ đến khi có việc như ngày giỗ, ngày tết,
thậm chí ngày mùng một, ngày rằm, dù nhiều - ít đều có các vật phẩm, nén hương để
cúng tổ tiên, ông bà… Nhiều gia đình, ngay từ khi dựng nhà mới, người ta đã giành một
gian to, đẹp và thường là gian giữa có hương án, bài vị… để thờ cúng.
- Lễ hội: Làng xã thường tổ chức lễ hội mỗi năm một lần vào đầu mùa xuân. Lễ
hội ở nông thân vừa có tính chất tín ngưỡng, vừa có tính chất văn hóa tinh thần phong
phú. Nó gồm nhiều loại hình sinh hoạt cộng đồng như biểu diễn văn nghệ, trò chơi dân
gian… Đầu năm mới, dân làng mở hội gọi là hội nhập tịch và thường là hội nhỏ. Khi mở
hội lớn gọi là đại hội nhân sự kiện khánh thành đình, chùa hay đón nhận sắc phong của
triều đình. Mở hội là một sự kiện văn hóa nổi bật, thu hút đông đảo dân làng xã và có

khi cả dân làng xã khác trong vùng.
Đây là dịp để các tài năng dân gian được thể hiện, phát triển, để mọi người thêm
gắn bó giao hào với nhau trong không khí lễ hội; tâm linh cong người hướng về cội
nguồn, về cái hay, cái đẹp. Đây cũng là lúc để tính cộng cư, cộng đồng và cộng cảm thể

9


hiện sức mạnh gắn bó, cố kết dân làng truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện
sức sống văn hóa làng Việt Nam.
- Cưới xin: là việc hệ trọng của mỗi gia đình, một hình thức sinh hoạt cộng đồng
thân tộc rất lâu đời ở nông thôn. Các đôi trai gái lấy nhau phải tuân thủ lệ nộp cheo. Họ
phải nộp cho làng một khoản tiền hay một lượng gạch để lát đường đi, có khi chỉ một
khoản xôi gà, rượu. Có 2 loại cheo, cheo nội áp dụng cho con trai, con gái trong làng lấy
nhau và cheo ngoại áp dụng cho con gái làng đi lấy chồng thiên hạ thường gấp đôi cheo
nội. Bộ máy quản lý làng xã thực hiện lệ này rất nghiêm vì thường nó được qui định
trong hương ước.
- Tang ma: Thể hiện ở “lệ làng” được qui định rõ trong hương ước. Các giáp
trong làng phải tổ chức tang lễ cho các thành viên của mình và nghĩa vụ trả ơn của tang
chủ đối với hàng giáp. Cũng như cưới xin, đây là những công việc làng xã thường chủ
động kiểm soát.
- Về khao vọng: Là một lệ làng khá ổn định dưới chế độ phong kiến, nhất là từ
thế kỷ XV, khi nhà nước phong kiến can thiệp sâu vào làng xã. Lệ này qui định những
người đỗ đạt, bằng cấp, phẩm hàm, chức tước có được trong làng phải khao vọng. Quan
niệm “Vô vọng bất thành quan” thể hiện tính nghiêm của tục lệ này.
- Về ngôi thứ: Như đã nêu, ở nông thôn vấn đề giai cấp, vấn đề kinh tế không
thực sự nổi trội thì vấn đề đẳng cấp, ngôi thứ lại rất được quan tâm. Vị trí xã hội của
người trong làng thể hiện ở các quyền lợi ruộng đất công, về tư thế trong các sinh hoạt
tín ngưỡng và đặc biệt là vị trí ở chốn đình trung.
Trong mỗi làng Việt thường có hệ thống đình - chùa - đền - miếu riêng, có bến

nước, cây đa và không gian công cộng. Đó chính là biểu tượng truyền thống của tính
cộng đồng làng xã cổ truyền, trong đó quan trọng nhất là đình làng. Đình làng vừa là nơi
sinh hoạt cộng đồng của cả làng, vừa là nơi thờ vọng các vị thần bảo vệ cho làng, nơi
thờ thành hoàng - vị thần có sứ mệnh phù hộ cho vận mệnh của cả làng. Trong quan
niệm của dân làng, hướng đình, long mạch là điều hệ trọng có ý nghĩa quyết định sự yên
ổn, sự “ăn nên làm ra” hay “lụn bại” của chung dân làng và mỗi số phận cá nhân. Câu
ca: “toét mắt lại tại hướng đình, cả làng toét mắt chứ mình em đâu” là một ví dụ. Mỗi
làng thờ một hoặc nhiều vị thành hoàng, có thể trùng với thành hoàng của một làng khác,
song vẫn được dân làng giải thích rõ về nguồn gốc, mối quan hệ của thần với làng mình
một cách khác. Thành hoàng được dân làng tôn kính, thờ phụng với lịch tế lễ, hội lễ
riêng với các qui định cụ thể về lễ vật khác biệt với các làng cùng thờ thần đó.

10


Thành hoàng làng là người có công với nước, đặc biệt là với làng. Đó có thể là
người sáng lập ra làng, hoặc có công đánh giặc, chống thiên tai dịch họa vì lợi ích của
dân, hoặc có công truyền nghề cho dân làng… được dân làng tôn vinh và có khi được
triều đình sắc phong. Tục thờ thành hoàng làng là phù hợp với tâm lý tự nhiên và đạo
đức trong sáng của dân ta, thể “uống nước nhớ nguồn”, là một hình thức tín ngưỡng dân
gian, một nét đẹp văn hóa làng. Song, tình cảm đó nhiều khi thể hiện bằng những phương
thức duy tâm, bị phong kiến lợi dụng nên lâu ngày dễ trở thành một sự mê tín, tác động
tiêu cực trong đời sống nhân dân.
Ngoài đình làng thờ thành hoàng làng, đời sống tâm linh trong làng xã cổ truyền
còn chịu nhiều ảnh hưởng của tín ngưỡng Phật giáo. Vì vâỵ, ngôi chùa có vai trò rất
quan trọng trong tâm thức mỗi người. Dưới thời phong kiến, nhất là khi có biến động,
khủng hoảng, đời sống con người gặp những bất công ngang trái, đau khổ, người ta tìm
vào phật giáo những tia hy vọng, nỗi an ủi cá thể thầm kín nào đó để vượt qua, để cân
bằng cuộc sống. Giáo sư Phan Đại Doãn nhận định rất đúng rằng: người nông dân thường
không hiểu rõ phật lý và triết lý sâu xa của phật giáo, nhưng bằng trực cảm và bằng kinh

nghiệm sống thực tiễn của mình, họ tin vào quan niệm nhân - quả của nhà phật: “ở hiền
gặp lành”, “ác giả ác báo”; “thiện giả thiện báo”… như những qui phạm đạo đức.
Làng còn là một cộng đồng về văn hóa, ngôn ngữ, về tính cách, về tâm lý
Đặc điểm này dễ nhận thấy qua âm, giọng nói, qua dáng đI, điệu bộ, qua sinh
hoạt, giao tiếp và ứng xử… có tính cách tích cực, song cũng có những tính cách không
tốt, tiêu cực.
Với đặc điểm là một đơn vị xã hội “tự đủ tự sinh”, làng – nơi sinh sống suốt đời
và truyền đời của người nông dân, do vậy đã hình thành một tâm lý làng rõ rệt. Tâm lý
đó trước hết thể hiện ở ý thức cộng đồng về địa vực, về các giá trị thể hiện trong các
phong tục tập quán, văn hóa… từ đó tạo ra một tâm lý, một ý thức gắn bó với làng, với
“quê cha đất tổ”, với nơi “chôn nhau, cắt rốn”, với những biểu hiện cụ thể sinh động
như lấy vợ, lấy chồng trong làng xã, hoàn thành nghĩa vụ được giao, đóng góp xây dựng
làng xóm, đI đâu cũng nhớ về quê hương, khi có điều kiện thì gửi tiền về để góp xây
dựng các công trình công cộng, khi già thì về làng sinh sống, hoặc dặn con cháu khi mất
thì chôn ở quê…
Với những trình bày trên đây cho thấy, làng của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ
là một đơn vị kinh tế - xã hội, văn hóa, trong nhiều trường hợp làng còn là đơn vị hành
chính cơ sở (trường hợp nhất xã nhất thôn); làng là một cộng đồng tự quản, tự chủ, khép
kín và biệt lập; làng là một cộng đồng có kết cấu bền chặt, vừa duy trì nòi giống vừa là
11


nơi bảo truyền văn hóa, truyền thống; làng còn là pháo đài tự vệ, chiến đấu chống kẻ
thù, chống giặc ngoại xâm; làng còn là một thực thể tồn tại độc lập, có tư cách chủ thể
về mọi mặt, trong đó có mặt pháp luật. Từng làng có cơ cấu tổ chức, lệ tục riêng, tiếp
cận các chính sách và pháp luật của Nhà nước theo cách riêng của mình. Người nông
dân thông qua làng của mình mà nhận thức các giáo lý của Nho giáo và thực hiện các
nghĩa vụ đối với nhà nước. Làng là đại diện duy nhất cho các thành viên trong cộng
đồng, trong các mối quan hệ với bên ngoài và với chính quyền nhà nước bên trên. Nhà
nước phong kiến không trực tiếp nắm cá nhân mà phải thông qua làng.

Để nắm, quản làng xã, nhà nước phong kiến thiết lập bộ máy hành chính cấp cơ
sở (xã) ở vùng nông thôn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, ngay từ rất sớm, nhà nước
phong kiến đã chủ trương lập cấp xã với qui mô một làng (nhất xã nhất thôn) là chủ yếu.
Cùng với việc lập cấp xã theo mô thức “nhất xã, nhất thôn”; nhà nước phong kiến
đã từng bước đưa luận lý Nho giáo và hệ thống “đẳng cấp” phong kiến vào từng cộng
đồng làng xã. Bắt đầu từ Lê Thánh Tông (1460-1497), làng của người Việt chịu nhiều
ảnh hưởng sâu sắc trước nhiều chính sách mới và khá toàn diện của ông. Để xây dựng
một nhà nước tập quyền và thống nhất đất nước, Lê Thánh Tông đã dùng Nho giáo làm
hệ tư tưởng chính thống của vương triều và xã hội. Chính chủ trương này đã dẫn đến
những thay đổi sâu sắc có tính chất hệ quả trong đời sống xã hội - tinh thần của nhân
dân như nếp sống, phong tục làng xã cổ truyền, thể hiện trong 24 điều giáo hóa ban hành
năm 1471.
Về pháp luật, Lê Thánh Tông đã ban hành nhiều chiếu chỉ, sắc lệnh, đạo dụ và
đặc biệt là bộ luật Hồng Đức (1483) có liên quan đến làng xã. Một mặt, vẫn chủ trương
hướng các quan hệ xã hội trong làng xã theo hướng “luật hóa”; mặt khác chú ý đến
những đặc điểm của từng nơI để khi ban hành, luật gần dân và dân hiểu được luật, tạo
ra sự dung hòa giữa luật và tục lệ. Đây là thời kỳ tiến bộ, có nhiều mặt tích cực trong
việc nắm và quản lý làng xã của chế độ phong kiến Việt Nam.
Tóm lại, làng Việt Nam có lịch sử lâu đời cùng đất nước, quê hương với những
đặc điểm nổi bật, tạo nên một văn hóa làng Việt Nam với nhiều giá trị đặc sắc. Làng xã
có vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Với thời
gian và nhất là trước những biến cố của lịch sử, làng xã cũng có những biến đổi về quy
mô, dân số, cơ cấu tổ chức và đời sống sinh hoạt của cư dân. Song, làng xã Việt Nam có
tính ổn định khá cao, nhiều đặc điểm và truyền thống quý báu của nó được bảo tồn trên
nhiều phương diện trong nông thôn hiện nay. Bên cạnh đó, làng xã cổ truyền cũng có

12


những hạn chế mà biểu hiện rõ nhất là tính khép kín, dễ nảy sinh cục bộ, bè phái, phân

biệt ngôi thứ.
Từ giữa thế kỷ XV trở đi, làng xã cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ ngày càng bị
phong kiến hóa sâu sắc. Song với tính tự quản và cố kết cộng đồng bền chặt, trong từng
cộng đồng dân cư làng Việt vẫn tồn tại phổ biến nhiều truyền thống, những tục lệ cổ
truyền và nhà nước vẫn phải thừa nhận. Đó là tiền đề để các làng vào đầu thời Lê Thánh
Tông tiến hành lập hương ước đề cao tính cộng đồng, tính tự trị, tự quản của các làng xã
cổ truyền Việt Nam trên nguyên tắc không được trái với luật pháp của Nhà nước.
1.1.2. Hương ước làng xã cổ truyền Việt Nam
Trải qua một quá trình phát triển và kể từ khi xuất hiện đến nay, hương ước đã
trải qua ba thời kỳ sau đây:
Thời kỳ thứ nhất: Từ giữa thế kỷ XV đến tháng 8/1921, hương ước do các làng
xã tự soạn thảo, có sự giám sát và phê duyệt của Nhà nước phong kiến dân tộc, gọi là
các bản “hương ước cổ” (còn gọi là hương ước tiền cải lương)
Thời kỳ thứ hai: Từ 1921 đến cách mạng tháng 8/1945, hương ước được soạn
thảo theo chủ trương cải lương hương thôn của chính quyền thực dân Pháp gọi là “hương
ước cải lương”.
Thời kỳ thứ ba: Bắt đầu từ đầu những năm 90 thế kỷ XX trở lại đây, gọi là “hương
ước mới”.
1.1.2.1. Khái niệm, nguồn gốc, điều kiện ra đời của hương ước làng xã cổ truyền
Việt Nam
a. Khái niệm về hương ước
Từ điển luật học (Nhà xuất bản từ điển bách khoa Hà Nội, 1999), ghi: hương ước
là một loại luật pháp nằm trong hệ thống luật chung của nhà nước phong kiến Việt Nam
độc lập trước cách mạng tháng 8/1945.
Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là đổi mới trong nông nghiệp,
hương ước đã được tiếp cận, nghiên cứu dưới những giác độ khác nhau trên các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, trật tự an ninh, văn hóa, xã hội.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu có sự thống nhất ở những điểm sau đây:
- Hương ước là văn bản ghi chép lại các tục lệ của từng làng liên quan đến tổ
chức, đến đời sống xã hội trong làng,


13


- Hương ước do cư dân từng thôn, làng tự đặt ra, tự điều khiển, tự điều chỉnh, trên
tinh thần tự nguyện và tự quản,
- Hương ước được xem như một công cụ, một phương tiện hữu hiệu để dân làng
tự quản lý, điều hành các mặt đời sống xã hội, các sinh hoạt của cuộc sống dân cư trong
từng thôn làng,
- Nội quy của hương ước phong phú, bao quát, chi phối hầu hết các quan hệ phổ
biến ở nông thôn trong từng thời kỳ lịch sử, hương ước là “bộ luật” cụ thể của một làng,
- Các điều khoản của hương ước quy ước rõ bổn phận và nghĩa vụ của người dân
cùng các quan viên, chức sắc, lý lịch, tất cả đều có trách nhiệm thực hiện đúng những
điều đã ghi trong hương ước,
- Hương ước ra đời do nhu cầu phát triển nội tại của dân làng, gắn với điều kiện,
đặc điểm riêng từng nơiI và được dân làng đảm bảo thực hiện,
- Hương ước có vai trò, bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần, nếp sống, lối sống
của nhân dân mỗi thôn làng được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử,
- Hương ước còn là một hình thức văn hóa, một sản phẩm của văn hóa dân tộc,
mà trực tiếp nhất đó là văn hóa làng, chứa đựng những giá trị văn hóa dân gian hình
thành từ lâu đời và luôn được bổ sung,
- Hương ước là một dạng “khế ước” tự nguyện của toàn thể dân làng; hương ước
còn có ý nghĩa như là một hệ thống tiêu chuẩn đạo đức trong làng xã cổ truyền…
Từ những nhận định trên, khó có một khái niệm đầy đủ, chung cho hương ước.
Dưới góc độ quản lý xã hội làng xã, xin thống nhất khái niệm về hương ước như sau:
Hương ước là văn bản “pháp lý” tổng hợp của mỗi làng Việt ghi chép lại các tục
lệ của từng làng xã, trong đó bao gồm hệ thống các quy tắc xử sự chung, do nhân dân
các làng xã tự đặt ra để tự điều khiển và điều chỉnh các mối quan hệ, các lĩnh vực của
đời sống cộng đồng, hương ước được điều chỉnh và bổ sung khi cần thiết.
b. Nguồn gốc, thời điểm và điều kiện ra đời của hương ước

Làng xã cổ truyền Việt Nam có nguồn gốc từ công xã nông thôn, ra đời cách đây
mấy ngàn năm. Hương ước ra đời từ làng xã, song nguồn gốc trực tiếp thế nào, chúng ta
cùng tìm hiểu.
-

Nguồn gốc của hương ước

14


Từ khi mới lập làng, cư dân còn ít, sống thưa thớt và trải dài ở vùng đồng bằng
châu thổ Bắc Bộ, khi các phương tiện và điều kiện để bảo vệ mình cũng như bảo vệ cộng
đồng trước sức mạnh của thiên nhiên, sức mạnh từ bên ngoài còn non yếu, từ các tập
quán cổ xưa như: thề bồi, miệng thề, hội thề (minh thệ), v.v… các cư dân của cộng đồng
đã cùng nhau tự đề ra các quy ước, qui định và rồi lâu dần nó trở thành các phong tục,
lệ tục của cộng đồng để thống nhất ăn ở, đi lại, tổ chức sản xuất nông nhiệp, giữ gìn bí
mật, bảo vệ cuộc sống an toàn, thống nhất lễ nghi, thờ cúng thần linh… nhằm bảo vệ và
phát triển cộng đồng làng xã trước những thử thách khắc nghiệt của thời gian. Tuy ban
đầu còn đơn giản, sơ khai, phiến diện và dưới dạng truyền miệng, song những quy ước,
những lệ tục đó vẫn được các thành viên trong cộng đồng thực hiện và nhiều khi coi đó
là thứ vũ khí trong cuộc đấu tranh để bảo vệ sự tồn tại và độc lập của mình.
Thời gian trôi qua, làng ngày càng phát triển, các quan hệ kinh tế, xã hội trở nên
phong phú, phức tạp, do đó các tục lệ, quy ước cũng được sửa đổi, bổ sung nhiều hơn
phù hợp để đáp ứng yêu cầu quản lý của cộng đồng. Khi làng định hình, ổn định, dân số
và các mối quan hệ tăng lên, cuộc sống không còn thuần nhất thì các quy ước truyền
miệng trở nên kém hiệu lực, và không đáp ứng với các nhu cầu truyền tải - và lưu giữ
nổi khối lượng thông tin do các tục lệ ngày một tăng, một nhiều, tức là không đáp ứng
được việc quản lý cộng đồng. Bởi vậy, việc văn bản hóa các tục lệ, tập quán là điều cần
thiết được đặt ra. Trên thực tế đó, và cùng những yếu tố cần thiết khác mà “tập quán
pháp” thành văn ra đời - Đó chính là hương ước như chúng ta thường gọi.

Vậy, có thể nói hương ước của các cộng đồng cư dân nông thôn Việt Nam có
nguồn gốc, xuất xứ từ phong tục cổ truyền, các lệ tục gắn với sự phát triển nội tại của
các làng xã người Việt. Hương ước là biểu hiện sinh động, là hiện thân của “văn hóa
làng” Việt Nam.
-

Thời điểm và điều kiện ra đời của hương ước

Hương ước gắn rất chặt với làng, song ra đời muộn hơn rất nhiều so với làng. Sau
khi ra đời, hương ước được phổ cập khá nhanh do nhu cầu quản lý đời sống cộng đồng
và thể hiện rõ vị trí và sức sống trường tồn của nó trong lịch sử làng xã.
Hiện nay, dựa vào các thư tịch cổ, một số nhà nghiên cứu cho rằng hương ước
xuất hiện vào cuối thời Trần, đầu thời Hồ (cuối thế kỷ XIV, đầu XV, khi làng xã có thêm
một số điều kiện là:
- Làng từ một cộng đồng tụ cư trở thành một đơn vị kinh tế - xã hội hoàn chỉnh,
dân cư tương đối đông đúc, cơ cấu tổ chức làng, lệ tục phong phú, ổn định.

15


- Nhà nước phong kiến can thiệp sâu vào làng, biến nó thành đơn vị hành chính
cơ sở, trong nhiều làng vẫn giữ được ít nhiều tính tự trị, thể hiện ở một số tập tục, truyền
thống.
- Trong mỗi làng đã xuất hiện một hội đồng kỳ mục và một bộ phận văn thân đủ
trình độ Hán học, có khả năng soạn thảo các văn bản, giấy tờ cho làng, trong đó có hương
ước.
Tuy nhiên, căn cứ vào bản đạo dụ 5 điểm của Vua Lê Thánh Tông ban bố vào
năm Quang Thuận thứ 5 (1464) trong đó, điều đầu tiên được ghi “Các làng xã không
nên có hương ước riêng vì đã có pháp luật chung của nhà nước”. Đa số các nhà nghiên
cứu cho rằng, hương ước chỉ ra đời từ thời Lê sơ, phổ biến thời Lê Thánh Tông (1460 1497). Nhưng ngay cả thời kỳ này, chúng ta cũng chưa tìm thấy một bản hương ước nào.

Các bản hương ước được coi là cổ nhất mà chúng ta có hiện nay là bản hương ước làng
Mộ Trạch (Hải Dương) với tên gọi “Mộ Trạch xã cựu khoán” ra đời năm 1665, hương
ước làng Dương Liễu (Hà Tây) lập 1666, hương ước làng Quỳnh Đôi (Nghệ An) lập
khoảng giữa thế kỷ XVII, … Như vậy, muộn nhất là từ thế kỷ XVII đã có hương ước và
nó tồn tại đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
c. Đặc điểm của hương ước làng xã cổ truyền Việt Nam
Hương ước làng xã có nhiều đặc điểm, chúng ta nêu một số đặc điểm điển hình
sau:
Hương ước ra đời là yêu cầu khách quan của sự tồn tại và phát triển làng xã Việt
Nam trong lịch sử, nó bắt nguồn từ những phong tục, từ những luật lệ truyền miệng hình
thành từ lâu đời trong làng xã người Việt. Vì vậy, có thể nói: hương ước là bản ghi chép
các tục lệ liên quan đến tổ chức và đời sống xã hội từng thôn làng. Hương ước là một
hình thức phát triển cao của tục lệ, được hoàn thiện dần trong lịch sử và được chỉnh sửa,
bổ sung khi cần thiết (Hương ước làng Mộ Trạch - Hải Dương) ra đời năm 1665 lúc đầu
có 30 điều khoản, được bổ sung 16 lần, đến lần sửa cuối cùng vào năm 1797 có tới 82
điều).
Về hình thức thể hiện, hương ước được viết trên giấy, bằng chữ Hán là chính, sau
thêm chữ Nôm, chữ Quốc ngữ (hương ước cải lương). Ngoài ra, hương ước còn được
khắc trên đá, trên lá đồng. Cá biệt, có hương ước được khắc trên bản gỗ, như hương ước
làng Thọ Trai, xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, soạn năm Giáp Thìn, niên
hiệu Thiệu Trị 4 (1844). Tên gọi của hương ước rất đa dạng, theo thống kê có tới gần 20
tên gọi khác nhau như: khoán ước, đoan ước, cựu khoán, điều ước, ước thức, tục lệ,

16


hương lệ, hương tục, hương biên, điều lệ, v.v… song hai tên phổ biến là hương ước,
khoán ước.
Lực lượng tham gia soạn thảo hương ước đều là những người có trình độ Hán
học, những nho sĩ có hiểu biết thời thế, phong tục làng xã và có đức hạnh. Bởi vậy, nội

dung các điều khoản của hương ước sát thực với đời sống và sinh hoạt thường nhật của
dân làng, nêu rõ nghĩa vị và trách nhiệm của mỗi thành viên trong làng xã. Dân hiểu rõ
những gì được làm, nên làm, phải làm và những gì không được làm. Văn phong của
hương ước cô đọng, vào lòng người, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Hương ước là một loại quy tắc xã hội được văn bản hóa một cách cụ thể, chặt
chẽ thành các chương, mục, điều, khoản; được soạn thảo, ban hành tự nguyện, công
khai, có giá trị trong phạm vi thôn làng và phục vụ lợi ích trực tiếp từng thôn làng.
Hương ước biến đổi theo thời gian, theo những hoàn cảnh xã hội nhất định. Hương ước
có nhiều ưu điểm, nhiều giá trị, song hương ước cũng có những hạn chế, thậm chí có
những yếu tố tiêu cực.
Hương ước được xây dựng và thực hiện dưới sự kiểm soát khá chặt chẽ của nhà
nước phong kiến và giám sát của cộng đồng. Hương ước là việc của làng xã, song trong
một chế độ phong kiến quân chủ tập quyền thì chính quyền làng xã không thể ở ngoài
vùng kiểm soát của chính quyền các cấp. Vì vậy, đa số các bản hương ước ngoài những
chứ ký của đại diện các cụ cao tuổi, của tiên chỉ, thứ chỉ, lý trưởng, phó lý và con dấu
của chính quyền cơ sở (cấp xã), hương ước còn qua sự kiểm tra và phê duyệt của cơ
quan nhà nước cấp trên và càng về sau, thì sự kiểm soát của nhà nước càng chặt chẽ hơn.
Điểm thứ 4, đạo dụ Lê Thánh Tông ghi rõ: “Thảo xong hương ước phải trình lên quan
trên và trên có thể bác bỏ”.
Nội dung của hương ước phong phú, bao gồm nhiều mặt trong đời sống xã hội
làng xã. Ở nhiều địa phương hương ước được chia thành hai phần. Phần đầu là các
khoản kê, các quy định về tế lễ. Các khoản kê như: kê ruộng đất; kê về gia đình, số khẩu,
số giáp trong làng; kê về đình chùa, đền, miếu cùng trách nhiệm cụ thể của từng giáp
trong coi sóc, giúp dân sử dụng các công trình này. Phần thứ hai của hương ước là các
điều ước, các quy định cụ thể. Phần này là chính, chiếm nhiều điều khoản trong hương
ước, liên quan đến các mối quan hệ trong làng xã. Càng về sau, hương ước càng hoàn
chỉnh. Nhìn vào bản hương ước, chúng ta có nhận thức hương ước như một “bộ tổng
luật” ở làng xã trước đây.
Hương ước có tính thực tế và khả thi cao, trước hết là vì hương ước không chung
chung mà ngược lại rất cụ thể ở từng nội dung và gắn với đặc điểm riêng của từng làng

17


xã. Tùy theo yêu cầu của từng làng mà hướng những điều quy ước tập trung vào đó. Ví
dụ như làng có truyền thống khoa cử thì hương ước sẽ chú ý đến học hành; làng có nghề
thủ công, hương ước cũng sẽ chú ý đến phát triển, bảo vệ bí mật nghề nghiệp… Hương
ước có tính khả thi cao còn là vì hương ước do chính cộng đồng làng xây dựng, chính
cộng đồng tổ chức thực hiện bằng một cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh.
Hương ước là công cụ tự quản, tự điều chỉnh của làng xã; trong đó, có các quy
phạm xã hội để điều chỉnh các quan hệ xã hội của đời sống làng xã. Quy phạm của hương
ước cũng có đủ ba thành phần: quy định, giả định, chế tài như quy phạm pháp luật. Tuy
có khác nhau trong phần chế tài về mức độ, tính chất và cơ chế điều chỉnh so với qui
phạm pháp luật, song tính bắt buộc tuân thủ các quy ước trong từng điều khoản của
hương ước rất cao, nó khác hẳn với quy phạm của phong tục, đạo đức chỉ dừng ở sự
khuyên răn.
Từ góc độ quản lý, mặc dù không chính thức nhưng trong thời kỳ phong kiến,
hương ước luôn được xem như một thứ “pháp luật”, tồn tại song song với luật nước,
cùng luật nước quản lý xã hội nông thôn. Song nó khác với pháp luật; pháp luật có tính
thống nhất trong phạm vi cả quốc gia, còn hương ước mang tính đặc thù, từng địa phương
và rất phong phú. Hương ước là một công cụ chứa đựng các tri thức dân gian về quản lý
cộng đồng, để cộng đồng dân cư tự quản lý làng xã của mình một cách hiệu quả. Quản
lý xã hội nông thôn bằng hương ước là dựa theo các truyền thống, phong tục, tục lệ, các
quy ước từ đạo đức, đến đạo lý; dùng sức mạnh của đạo đức, sự công bằng và lẽ phải để
chi phối lương tâm; dùng dư luận cộng đồng để điều chỉnh các hành vi xã hội. Vì vậy,
quản lý bằng hương ước không phải là sự áp đặt, mà là sự tự nguyện, tự giác của từng
thành viên với tư cách là chủ nhân của cộng đồng làng xã. Đây là một trong những đặc
điểm quí và nổi bật nhất của hương ước cổ truyền.
Dưới góc độ văn hóa, tinh thần, hương ước có đặc điểm rất đậm nét. Những gì
mà hương ước đã đề cập trong nội dung văn hóa, đa phần là những sinh hoạt văn hóa,
tín ngưỡng lành mạnh, những thuần phong, mỹ tục, lối sống và cách ứng xử, đạo đức,

truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của con người Việt Nam đã được đúc kết từ ngàn xưa.
Đến nay, nhiều truyền thống đó còn nguyên giá trị, được chế độ mới thừa nhận và phát
huy như một di sản văn háo quí báu của dân tộc, đó chính là sức sống trường tồn của
hương ước.
Hương ước ra đời, phát triển, nhìn chung là một quá trình thống nhất, liên tục.
Những giá trị, những tác dụng trực tiếp cũng như gián tiếp của hương ước luôn thể hiện
trong đời sống xã hội của làng Việt. Cũng như mọi sự vật, hiện tượng, hương ước cũng

18


có lúc thăng trầm, có lúc bị hạn chế, bị thành kiến, có lúc bị lãng quên do nhiều yếu tố
khác nhau, nhưng có lẽ nó chỉ là nhất thời, chỉ là những thử thách và cuối cùng hương
ước vẫn trở lại vị trí của nó, bởi hương ước có một lịch sử trải nghiệm lâu đời, bởi hương
ước có sức sống. Sức sống ấy thể hiện ở chỗ: hương ước không chỉ có ý nghĩa như một
thứ pháp luật, mà còn có ý nghĩa như một hệ thống tiêu chuẩn đạo đức, giá trị nhân văn
của làng xã.
Hương ước được sử dụng ở cả một vùng rộng lớn khu vực đồng bằng trung du
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong nhiều thế kỷ, nhất là từ thế kỷ XV trở đi. Vào những năm
đầu thế kỷ XX, một số địa phương miền núi đã có hương ước giống như hương ước miền
xuôi chứ không phải là luật tục đã thấy. Đó là các bản hương ước của người Tày, Nùng
ở tỉnh Lạng Sơn. Ngoài ra, hương ước không chỉ tồn tại ở vùng lương mà còn có mặt
trong các vùng công giáo. Rất nhiều làng theo Đạo Thiên chúa có hương ước, trong đó
có các quy ước riêng thích hợp cho làng, như Hương ước của phường Giang Thái (Hà
Tĩnh), Hương ước thôn Hữu Lễ (Thanh Hóa) lập năm 1906. Hương ước phường Giang
Thái ghi:
“Người dân lên bờ sinh cơ, lập nghiệp ngày càng đông đã dựng lên thông đường,
phụng thờ Thánh giáo, v.v… nay xin lập các điều lệ hương ước”.
Qua nghiên cứu các đặc điểm của hương ước, có thể nói: Hương ước có tính
khách quan, tính toàn diện và tính phổ biến. Hương ước có giá trị nhiều mặt trong nghiên

cứu nông thôn, nông nghiệp, xã hội Việt Nam… nói riêng và nghiên cứu về Việt Nam
học nói chung.
1.2. Mấy nét khái quát về địa bàn huyện Chương Mỹ
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Chương Mỹ có vị trí địa lý vào khoảng 105o30'30" đến 105o52'30" vĩ độ
Bắc, 105o19' đến 105o99'. Địa giới hành chính của Chương Mỹ: phía Bắc giáp với huyện
Hoài Đức và huyện Quốc Oai, phía Nam giáp huyện Ứng Hoà và huyện Mỹ Đức, phía
Đông giáp huyện Thanh Oai, phía Tây giáp huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình.
Đây là một huyện bán sơn địa, đồng thời cũng là một trong 5 cửa ô - địa bàn trọng
điểm ở cửa ngõ phía Tây Nam Thăng Long - Hà Nội.
Huyện Chương Mỹ nằm trên trục đường quốc lộ 6 xuất phát điểm của tuyến giao
thông Hà Đông, Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu. Thị trấn Xuân Mai vừa là giao
điểm của quốc lộ 6, vừa có thể nối với quốc lộ số 21 ở vị trí về phía Bắc và với Tam

19


Điệp (Ninh Bình) ở phía Nam, ngoài ra có thể nối với đường cao tốc Láng - Hoà Lạc,
trục giao thông mới rất quan trọng của Hà Nội.
Chương Mỹ có địa hình tự nhiên đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng đồng bằng
châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi, sông, đồng bãi, hồ, hang động…
tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và những điều kiện phát triển kinh tế, xã hội
đặc thù, đặc biệt là nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng: cát sông và đá núi
(nguyên liệu để là xi măng, đá vôi, hàng thủ công mỹ nghệ…)
Huyện có 32 đơn vị hành chính: 02 thị trấn và 30 xã, chia thành 3 vùng kinh tế rõ
rệt:
+ Vùng bán sơn địa, giới hạn bởi: phía Bắc và đông bắc giáp bờ hữu sông Tích
(chiều dài con sông chảy qua huyện 5 km), sông Bùi (chiều dài con sông chảy qua huyện
23 km. Phía Tây và phía Nam giáp huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình. phía Nam giáp
huyện Mỹ Đức; gồm 10 xã, thị trấn. Diện tích đất tự nhiên có: 9842,36 ha; trong đó có

384 ha đất canh tác, cao độ địa hình phân bố từ (+4) (+10). Thuỷ thế có xu hướng thấp
dần từ dãy núi Lương Sơn về phía sông Bùi, sông Tích, các xã vùng này thường chịu
ảnh hưởng của lũ rừng Ngang của dãy núi Hoà Bình. Địa hình khu vực rất phức tạp, đất
đai xen kẹp và bị chia cắt và các khu vực đồi gò thấp với các ô trũng, chằm sâu và các
dòng suối nhỏ, các đường tràn thoát lũ của 2 hồ chứa nước lớn. Hồ Đồng Sương diện
tích: 203 ha với dung tích 5 triệu m3 nước, hồ Văn Sơn diện tích: 168 ha, với dung tích
4 triệu m3. Chạy dọc giữa vùng bán sơn địa là quốc lộ 21A có hơn 10 km thuộc đoạn
đầu đường Hồ Chí Minh, nối liền chuỗi đó trong tương lai: Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà
Lạc. Thế mạnh của vùng đất bán sơn địa là có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trang
trại, phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ; phát triển du lịch sinh thái vùng hồ.
+ Vùng bãi ven đáy, giới hạn bởi: đê hữu Đáy và dòng sông Đáy (chiều dài con
sông chạy qua huyện 28 km) gồm 9 xã với tổng diện tích tự nhiên trong địa giới hành
chính là 5052,83 ha trong đó có: 3083,217 ha đất canh tác và dãy núi Tử Trầm có di tích
lịch sử văn hoá chùa Trầm. Cao độ đất đai phân bố từ (+4) - (+7). Đây là vùng đất màu
mỡ, có nhiều tiềm năng phát triển cả lúa và màu, nhất là phát triển các loại cây ăn quả,
các loại cây rau, mầu có giá trị kinh tế cao - có tiềm năng phát triển khu du lịch tâm linh,
sinh thái và vui chơi giải trí.
+ Vùng Trũng giữa huyện; từ bên tả sông Bùi, sông Tích đến giáp các vùng hữu
sông Đáy gồm 14 xã, diện tích đất tự nhiên: 7966,81 ha; trong đó có 1978,31 ha đất canh
tác. Cao độ đất đai số từ (+4) - (+5), nơi thấp (+2) - (+3), nơi cao (+6) - (+7) - vùng này
có quốc lộ 6A chạy qua, nối liền thủ đô Hà Nội với vùng Tây Bắc bao la có nhiều thế
20


mạnh của tổ quốc; là vùng có nhiều làng nghề, đặc biệt có xã Tiên Phương nằm trên một
dãy núi đất trù phú hữu tình với chùa Trăm Gian nổi tiếng. Vùng đất này vừa có nhiều
tiềm năng phát triển lúa có năng suất, chất lượng cao; vừa có nhiều tiềm năng phát triển
các điểm, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; phát triển du lịch tâm linh, sinh thái,
du lịch làng nghề.
Khí hậu, thuỷ văn trong vùng mang đặc điểm chung của khu vực đồng bằng sông

Hồng: chủ yếu là chế độ nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm
dao động từ 23 – 240C. Mùa hạ nóng ẩm, nhiệt độ trung bình là 270C, nóng nhất là vào
thàng 6 và tháng 7 nhiệt độ có khi lên cao nhất tới 36 đến 380C. Mùa đông nhiệt độ trung
bình là 190C, tháng giêng và tháng hai là tháng lạnh nhất, có năm nhiệt độ xuống thấp
đến 60C.
Nắng cả năm có tổng số trung bình là 1276 giờ, số giờ nắng phụ thuộc theo mùa.
Các tháng hè số giờ nắng nhiều, cao nhất là vào các tháng 5, 6, 7 và 10. Ngược lại vào
mùa đông thì trời âm u, độ ẩm trong không khí cao. Có tháng chỉ có 17 đến 18 giờ nắng
(2 - 1997), còn trung bình chiếm 28% số giờ nắng trong năm.
Độ ẩm giữa các tháng có sự chênh lệch nhau không lớn lắm, giữa tháng khô nhất
và tháng ẩm nhất độ ẩm chỉ chênh nhau 12%. Các tháng hanh khô là từ tháng 10, 11 vào
tháng 6. Độ ẩm trung bình tối đa là 92% và tối thiểu là 80%, đây là độ ẩm đặc trưng cho
khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Lượng mưa bình bình từ 1800 - 2000mm/ năm, song phân bố không đều, tập
trung 85% từ tháng 4 đến tháng 10, chỉ có 15% vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.
Năm mưa nhiều nhất đến 2400mm, mưa ít nhất là 1200mm, được chia làm 2 mùa đó là
mùa khô và mùa mưa.
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 lượng mưa chiếm 85%, có năm đến 90%
lượng mưa cả năm. Cũng có năm cá biệt, mùa mưa kết thúc muộn kéo dài sang tháng 11
vẫn còn mưa lớn và chiếm tới 20% lượng mưa cả năm (1996). Mưa nhiều nhất vào tháng
7, 8, 9. Mưa nhiều, tập trung gây ngập lụt nhất là khi mưa kết thúc kết hợp với bão làm
nước lũ lên cao.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 của năm trước đến tháng 4 của năm sau, lượng
mưa thời gian này chỉ chiếm 29% lượng mưa của cả năm. Mưa ít nhất là vào tháng chạp,
tháng giêng, tháng hai, có tháng không có trận mưa nào. Cũng có năm mưa muộn ảnh
hưởng lớn tới việc gieo trồng vụ đông hoặc mưa sớm gây trở ngại cho thu hoạch vụ
chiêm xuân.

21



×