Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Vấn đề việc làm của thanh niên huyện phú bình tỉnh thái nguyên ( nghiên cứu trường hợp tại xã đào xá và thị trấn hương sơn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 157 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
----------

DƢƠNG THANH HIỀN

VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN HUYỆN PHÚ BÌNH
- TỈNH THÁI NGUYÊN (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
TẠI XÃ ĐÀO XÁ VÀ THỊ TRẤN HƢƠNG SƠN)

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
----------

DƢƠNG THANH HIỀN

VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN HUYỆN PHÚ BÌNH
- TỈNH THÁI NGUYÊN (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP
TẠI XÃ ĐÀO XÁ VÀ THỊ TRẤN HƢƠNG SƠN)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Nhƣ Trang


HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây chính là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Ngƣời cam đoan

Dƣơng Thanh Hiền


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Vấ n đề viê ̣c
làm của thanh niên huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên (nghiên cứu trường hơ ̣p ta ̣i
xã Đào Xá và th ị trấn Hương Sơn)”, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo
TS. Nguyễn Thị Như Trang - người đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình trong
suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành tốt Luận văn này.
Qua đây tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Xã hội học,
Trường Đại học Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội đã
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, người thân, những
người đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt
thời gian qua.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Ngƣời viết

Dƣơng Thanh Hiền



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu .........................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ..............................................................13
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................13
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu........................................................14
6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................14
7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................15
8. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................16
NỘI DUNG ..............................................................................................................17
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................17
1.1. Các khái niệm cơ bản......................................................................................17
1.1.1. Thanh niên ................................................................................................17
1.1.2. Việc làm ...................................................................................................18
1.1.3. Nghề nghiệp .............................................................................................20
1.2. Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu .......................................................22
1.2.1. Lý thuyết hành động xã hội ......................................................................22
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu .....................................................................................25
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyê ̣n Phú Bin
̀ h.............................27
1.3.2. Tổng quan về thanh niên huyê ̣n Phú Bình ...............................................29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN HUYỆN PHÚ
BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN..............................................................................31
2.1. Đặc điểm nhân khẩu xã hội và tình trạng việc làm của mẫu nghiên cứu ...........31
2.1.1 . Đặc điểm nhân khẩu xã hội .....................................................................31
2.1.2. Tình trạng việc làm của người trả lời .......................................................36

2.2. Tình trạng việc làm của thanh niên có việc làm .............................................37


2.2.1. Các loại hình công việc thanh niên đang làm...........................................37
2.2.2. Thời gian làm việc ....................................................................................40
2.2.3. Điều kiện làm việc ....................................................................................44
2.2.4. Lý do chọn làm công việc hiện tại ...........................................................46
2.2.5. Thu nhập từ công việc hiện tại .................................................................48
2.2.6. Mức độ hài lòng với công việc hiện tại ....................................................57
2.2.7. Định hướng phát triển nghề nghiệp của thanh niên đang đi làm .............61
2.3. Định hướng nghề nghiệp của thanh niên chưa có việc làm ............................67
2.3.1. Kinh nghiệm việc làm của thanh niên chưa có việc làm ..........................67
2.3.2. Dự định cho tương lai ...............................................................................71
2.3.3. Khu vực mong muốn làm việc .................................................................74
CHƢƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA THANH
NIÊN HUYỆN PHÚ BÌNH – TỈNH THÁI NGUYÊN .........................................79
3.1. Cơ chế, chính sách của địa phương ................................................................79
3.2. Yếu tố nhân khẩu xã hội của thanh niên .........................................................82
3.3.Vốn xã hội ........................................................................................................96
KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ .........................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................109
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
THCS:

Trung học cở sở

THPT:


Trung học phổ thông

THCN:

Trung học chuyên nghiệp

UBND:

Ủy ban nhân dân

LĐTB&XH: Lao động Thương binh & Xã hội
KCN:

Khu công nghiệp

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Trang
Bảng 1: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động ( 2012-2014) .........................29
Bảng 2: Nhóm tuổi của người trả lời ........................................................................31
Bảng 3: Tình trạng hôn nhân của người trả lời phân theo khoảng tuổi ....................33
Bảng 4: Trình độ học vấn của người trả lời ..............................................................34
Bảng 5: Tình trạng việc làm của người trả lời ..........................................................36
Bảng 6: Thời gian làm việc một ngày của thanh niên huyện Phú Bình ....................41
Bảng 7: Những khó khăn trong công việc mà thanh niên gặp phải ..........................44

Bảng 8: Lý do lựa chọn công việc hiện tại của thanh niên huyện Phú Bình ............48
Bảng 9: Thu nhập trung bình của thanh niên huyện Phú Bình .................................50
Bảng 10: Mối quan hệ giữa thu nhập của thanh niên huyện Phú Bình

với

nhóm tuổi ...................................................................................................................51
Bảng 11: Tương quan giữa trình độ học vấn và thu nhập của thanh niên huyện
Phú Bình ...................................................................................................................52
Bảng 12: Mối quan hệ giữa tình trạng hôn nhân với thu nhập hiện tại của thanh niên
huyện Phú Bình .........................................................................................................53
Bảng 13: Quan hệ giữa thu nhập trung bình với nơi làm việc ..................................54
Bảng 14: Mức thu nhập để trang trải cuộc sống .......................................................56
Bảng 15: Đánh giá mức độ hài lòng về mức thu nhập hiện tại của thanh niên huyện
Phú Bình ....................................................................................................................59
Bảng 16: Mối tương quan giữa độ tuổi và tình trạng việc làm .................................67
Bảng 17: Lý do khiến các bạn không làm việc đó nữa ? ..........................................69
Bảng 18: Dự định cho tương lai của thanh niên huyện Phú Bình.............................72
Bảng 19 : Tương quan giữa độ tuổi với dự định cho tương lai.................................72
Bảng 20: Cơ quan mong muốn làm việc của thanh niên huyện Phú Bình ...............75
Bảng 21 : Tương quan giữa lựa chọn khu vực làm việc và giới tính của thanh niên
huyện Phú Bình .........................................................................................................76
Bảng kiểm định Khi bình phương .............................................................................76


Bảng 22: Tình trạng việc làm của người trả lời phân theo nhóm tuổi ......................83
Bảng 23: Quan điểm về một công việc lý tưởng theo nhóm tuổi .............................86
Bảng 24: Hiện trạng việc làm giữa nam và nữ..........................................................88
Bảng 25: Quan điểm về một công việc lý tưởng theo giới tính ................................92
Bảng 26: Tương quan giữa trình độ học vấn và tình trạng việc làm của thanh niên .......94

Bảng 27: Mối quan hệ giữa tình trạng việc làm và quê quán của người trả lời ........97
Bảng 28: Điều gì cản trở nhất trong quá trình tìm kiếm việc làm ............................98
Biểu đồ 1: Khu vực làm việc của thanh niên huyện Phú Bình .................................37
Biểu đồ 2: Đánh giá của thanh niên về điều kiện làm việc hiện tại của họ ..............46
Biểu đồ 3: Biểu đồ thể mức độ hài lòng đối với công việc của thanh niên huyện
Phú Bình ...................................................................................................................57


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thanh niên là lực lượng quan trọng nhất của đất nước, là lực lượng lao động
có sức khỏe, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và
làm chủ khoa học hiện đại. Sự phát triển của thanh niên không những quan hệ đến
vận mệnh của đất nước mà còn ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc. Đối với các
nước đang phát triển như nước ta, nơi nguồn lao động dồi dào và chủ yếu tập trung
ở nông thôn thì vấn đề việc làm nhất là đối với thanh niên là mối quan tâm hàng
đầu. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với hơn 80% dân số ở
nông thôn ở nước ta cho thấy số lượng lao động tại đây rất đông đảo. Hiện nay, vấn
đề việc làm đang trở thành một vấn đề được xã hội hết sức quan tâm, đặc biệt là các
vùng nông thôn. Đây là một bài toán vô cùng khó khăn đối với các nhà quản lý bởi
người lao động ở các vùng nông thôn chủ yếu là trình độ dân trí thấp, hầu như chưa
có kinh nghiệm làm việc vì quanh năm họ chỉ biết bám vào ruộng đồng để lao động
sản xuất. Điều này cho thấy vấn đề tạo việc làm cho người lao động đặc biệt là
thanh niên ở mỗi địa phương, mỗi khu vực còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, ví dụ
như điều kiện kinh tế của mỗi địa phương, trình độ chuyên môn và tay nghề của
người lao động ….
Phú Bình là một huyện chủ yếu làm nông nghiệp nên trình độ dân trí của
người dân nơi đây trong đó có cả một bộ phận thanh niên còn hạn chế, cuộc sống
của họ còn bộn bề khó khăn lại chỉ bó hẹp trong khoảng cách của làng, xã nên họ ít
được tiếp cận với những thông tin về nghề nghiệp, việc làm. Thời gian qua, tình

trạng thanh niên ta ̣i mô ̣t số xã trên điạ bàn huyê ̣n Phú Bình r ời bỏ làng quê đến các
khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh làm việc đã dần trở nên phổ biến, và cũng có
rất nhiều thanh niên bỏ nghề làm nông nghiệp để đi tìm những công việc khác. Hiện
nay, không chỉ có tình trạng thanh niên học hết THCS, PTTH rồi đi làm chứ không
học lên cao hơn mà còn xảy ra một tình trạng là một số người đang theo học tại các
trường Đại học, cao đẳng, THCN hay học nghề cũng bỏ học để đi xin vào làm việc

1


tại các nhà máy, khu công nghiệp đang trở thành trào lưu. Điển hình công ty Sam
Sung, công ty May Thái Nguyên hiện nay đang là những đơn vị thu hút nhiều
nguồn lực là thanh niên trên địa bàn huyện Phú Bính nhiều nhất. Lý giải cho thực
trạng này thì những người dân nơi đây cho rằng việc làm nông nghiệp không đủ ăn
bởi vì giá của phân bón và các loại giống cây trồng thì cao, mùa màng lại phụ thuộc
vào thời tiết còn giá sản phẩm nông nghiệp thì rẻ nên tính ra trừ chi phí cũng chẳng
lãi được bao nhiêu. Học đại học, cao đẳng, THCN hay học nghề ra trường, muốn có
công việc ổn định, có thu nhập cao thì cũng phải có tiền xin việc và phải có các mối
quan hệ xã hội, nếu không sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc nếu có xin được
việc làm cũng sẽ không như ý muốn của mình.
Từ sự quan tâm đó tác giả tiếp cận tới đối tượng là những thanh niên – một lực
lượng lao động trẻ qua đề tài “Vấ n đề viê ̣c làm của thanh niên huyện Phú Bình Tỉnh Thái Nguyên (nghiên cứu trường hợp ta ̣i xã Đào Xá và th ị trấn Hương Sơn
)” nhằm mục đích tìm hiểu rõ hơn về thực trạng việc làm của thanh niên, các công
việc mà thanh niên ở các vùng nông thôn đang làm cũng như sự định hướng cho
công việc đó ra sao và có những yếu tố nào tác động đến vấn đề việc làm của thanh
niên hiện nay.
2. Tổng quan nghiên cứu
Việc làm có vị trí rất quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của xã
hội. Việc làm là nhu cầu, mối quan tâm của tất cả những người lao động và gia đình
của họ. Nó gắn bó rất thiết thực trong đời sống hàng ngày để đảm bảo cuộc sống và

khẳng định bản thân. Chính vì vậy, vấn đề việc làm và nghề nghiệp cũng trở thành
đề tài nghiên cứu của nhiều ngành khoa học và nhiều nhà khoa học. Điều này thể
hiện thông qua các đề tài nghiên cứu, các bài báo, sách chuyên khảo hay các hội
chợ việc làm, các hội thảo về việc làm giúp cho người lao động có nhiều cơ hội và
thông tin để từ đó có định hướng việc làm một cách hiệu quả hơn.
Trong thời gian gần đây viê ̣c làm hay định hướng nghề nghiệp đã trở thành
vấn đề nghiên cứu của nhiều đề tài hay các công trình nghiên cứu cũng như cấc bài
viết trên tạp chí, sách báo:

2


2.1 Nhóm các nghiên cứu về việc làm
Tác giả Nguyễn Đức Hoàn trong nghiên cứu về “ Việc làm của thanh niên
lao động tự do từ nông thôn ra Hà Nội (Khảo sát tại quận Đống Đa)” năm 2013
cho thấy công việc chủ yếu của lao động tự do là chủ yếu làm thuê cho các cửa
hàng 21%, phụ hồ, thợ xây (17%), bán hàng rong (15%), thu mua phế liệu (11%),
đánh giầy (11%), hát rong (10%), bốc vác thuê (7%) và nghề khác (8%).
Kết quả điều tra trình độ học vấn của số thanh niên lao động tự do từ nông thôn
ra Hà Nội cho thấy phần lớn họ chỉ học hết THPT và THCS thậm chí là Tiểu học. Do
hạn chế về trình độ học vấn nên họ không có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm cho
mình. Khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao thanh niên lại làm các công việc đó thì kết
quả cho thấy có 35% số người được hỏi cho rằng họ đi làm vì không mất nhiều tiền
vốn. Lý do tiếp theo là không tìm được việc khác chiểm tỷ lệ 2%, không đòi hòi
chuyên môn tay nghề cao là 18%, phù hợp với bản thân là 14% và lý do khác là 6%.
Từ đây có thể thấy được thực tế là các bạn thanh niên tự do luôn ở vị trí yếu thế trong
thị trường lao động, luôn bị động và chịu sự tác động của yếu tố ngoại cảnh.
Loại công việc quy định nơi làm việc của thanh niên lao đông tự do. Kết quả
điều tra của đề tài cho thấy có tới 57,3% các bạn thanh niên làm việc trên đường
phố vì công việc chủ yếu là đánh giày, hát rong, bán hàng rong thu mua phế liệu,

bốc vác thuê. Tiếp đến cửa hàng của nhà chủ cũng là nơi làm việc của khá đông
thanh niên lao động tự do (chiếm 24,%). Ngoài ra còn một số nơi làm việc khác nữa
của thanh niên lao động tự do như: bến xe, bến tàu, gầm cầu… nhưng nhìn chung
nơi làm việc của các bạn thanh niên là ở ngoài trời và không cố định.
Cũng qua khảo sát cho thấy phần lớn thời gian làm công việc hiện tại của
thanh niên lao động tự do là từ ba tháng đến dưới một năm chiếm 54%, từ một năm
trở lên chiếm 28,7%, ngoài ra còn có 17,3% các bạn thanh niên đang làm việc hiện
tại dưới ba tháng. Bên cạnh đó, thời gian làm việc trong ngày của thanh niên lao
động tự do chủ yếu là trên 8 giờ/ ngày (chiếm 69%, từ 6-8 giờ/ngày chiếm 19% và
chỉ có 2% làm việc dưới 6 giờ/ngày.

3


Kết quả điều tra về thu nhập của thanh niên lao động tự do tuy rằng rất khó
có thể khách quan và chính xác nhưng nhìn chung qua khảo sát của đề tài cho thấy
có tới 51,3% số thanh niên có thu nhập trên 3 triệu đồng/ tháng, 43,3% thanh niên
có thu nhập từ 2-3 triệu đồng/tháng, vẫn còn 4,7% số thanh niên có thu nhập 1-2
triệu đồng/tháng và chỉ có sự 0,7% kiếm được dưới 1 triệu đồng/tháng. Tuy vậy
thì nhìn chung mức thu nhập này có cao hơn so với ở quê. Chính vì ở nhà không
có hoặc có thu nhập thấp đã là một trong những yếu tố thúc đẩy thanh niên ra đô
thị tìm kiếm việc làm.
Đề tài “Hội nhập việc làm, nghề nghiệp của thanh niên” của tác giả Đinh Thị
Mai Trâm đã khái quát về nhu cầu và sự lựa chọn của thanh niên trước những yêu
cầu, đòi hỏi về việc làm trong thời kỳ hội nhập cũng như cách thức họ tìm kiếm
việc làm để từ đó các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý có những giải
pháp để sử dụng hợp lý nguồn lao động này, tạo cơ hội để họ có được những việc
làm, nghề nghiệp ổn định và bền vững đảm bảo thu nhập và năng lực của bản thân.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy nghề nghiệp là nhu cầu thiết thực và chính
đáng với mỗi người lao động nói chung và thanh niên nói riêng. Nó là điều kiện để

người lao động tạo ra thu nhập, nuôi sống bản thân và gia đình. Đồng thời đó là cơ
hội để mỗi người áp dụng được những kiến thức, kỹ năng đã được học, được đào
tạo vào công việc, qua đó khẳng định năng lực của bản thân. Nhưng trước những
yêu cầu, đòi hỏi của thị trường lao động thì những nhu cầu, đòi hỏi của người lao
động về việc làm, nghề nghiệp cũng thay đổi để thích ứng với thời kỳ hội nhập.
Trước những khó khăn của việc làm, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường
lao động là do thiếu thông tin về việc làm, số lượng việc làm ít những số hồ sơ đăng
ký quá nhiều, khó tìm được ngành nghề phù hợp với chuyên môn đào tạo và có quá
ít việc làm như mong muốn. Do vậy, lao động thanh niên trước hết cần một công
việc và công việc đó có môi trường điều kiện làm việc tốt , ổn định, có thu nhập cao
sau đó mới xét đến tiêu chí phù hợp với ngành nghề đào tạo, sở thích hay cơ hội
thăng tiến. Đây là một sự thích ứng rất linh hoạt của lao động thanh niên trong thời
kỳ hội nhập hiện nay.

4


2.2. Nhóm các nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp
Đề tài“Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng bậc học cho con trong các
gia đình nông thôn hiện nay”của tác giả Nùng Thị Điện cho thấy, mặc dù các bậc
cha mẹ ở những nhóm có trình độ học vấn khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, điều
kiện hoàn cảnh khác nhau nhưng phần đông trong số họ đều có những mong muốn
và dự định cho con học lên Đại học – Cao đẳng (chiếm tỷ lệ 65%), và THCN
(24%). Điều đó chứng tỏ các bậc phụ huynh đã nhận thức được giá trị và tầm quan
trọng của họ đối với cuộc sống tương lai của con sau này và việc định hướng bậc
học cho con trai và con gái là không có sự khác biệt bởi trong xã hội ngày nay,
trước những đòi hỏi của tri thức thì người tài giỏi luôn được trọng dụng mà không
có sự phân biệt là nam hay nữ, xuất thân ở thành thị hay nông thôn. Tuy nhiên, sự
khác nhau về trình độ học vấn, về nghề nghiệp của các bậc cha mẹ cũng như sự
khác nhau về mức sống, điều kiện kinh tế giữa các gia đình cũng có những ảnh

hưởng nhất định đến việc định hướng bậc học cho con.
Qua khảo sát của đề tài cho thấy những nhóm gia đình thuộc hộ kinh tế giàu
và khá giả đều dự định cho con học lên trình độ cao như Đại học, Cao đẳng (chiếm
tỷ lệ 53%), còn những gia đình thuộc hộ trung bình thì cha mẹ lại dự định cho con
học nghề chiếm tỷ lệ cao (34,5%). Trong khi đó thì những gia đình thuộc họ nghèo
thì tỷ lệ dự định cho con học lên cao chiếm tỷ lệ thấp và định cho con học hết THPT
tương đối cao là 37,5%. Không khó để có thể lý giải được điều này vì những gia
đình nào có điều kiện kinh tế khá ổn định và mức sống cao thì sẽ có điều kiện để
định hướng cho con học lên Đại học và việc học của con sẽ được quan tâm nhiều
hơn, có điều kiện để đầu tư cho việc của con cái về thời gian vật chất và tinh thần.
Ngược lại, những gia đình kinh tế còn hạn chế, mức thu nhập thấp hoặc công việc
chỉ là nông nghiệp thì cha mẹ chỉ hướng cho con học hết cấp III hay là đi học trung
cấp để cho đỡ tốn kém.
Bên cạnh đó, trình độ học vấn của cha mẹ cũng là yếu tố ảnh hưởng không
nhỏ tới việc định hướng bậc học cho con cái. Nhóm các bậc cha mẹ có trình độ học
vấn cao (Đại học, cao đẳng và trên Đại học) thường có dự định cho con học lên Đại

5


học (82,4%) và trên Đại học (8,7%). Ngược lại thì những cha mẹ có trình độ học
vấn thấp thì việc định hướng bậc học cho con có nhiều hạn chế do thiếu hiểu biết,
nhận thức chưa được đúng đắn về vấn đề học tập, rằng là học cao chẳng để làm gì,
ra trường chưa chắc đã xin được việc làm. Chính vì lẽ đó nhóm các bậc cha mẹ có
trình độ học vấn ở cấp tiểu học dự định cho con thi vào đại học – cao đẳng chiếm tỷ
lệ thấp nhất so với những nhóm còn lại (63,1%).
Trong việc định hướng bậc học cho con thì nghề nghiệp của cha mẹ cũng có
ảnh hưởng không nhỏ. Qua khảo sát đề tài cho thấy bậc học cao nhất mà người cha
hoặc người mẹ làm thuần nông là dự định cho con học Đại học – cao đẳng chỉ
chiếm 40%, đối với những người làm nghề buôn bán thì con số này chiếm 44,4%.

Trong đó những người làm giáo viên và các nghề khác dự định cho con học đại học
và cao đẳng chiếm tỷ lệ cao hơn với tỷ lệ là 56,3% và 60% và họ cũng có dự định
cho con học lên trên Đại học. Cha mẹ nào bận rộn với công việc nhà nông, kinh tế
gia đình khó khăn thì việc định hướng bậc học cho con còn rất hạn chế. Trong khi
đó, những gia đình làm nghề buôn bán và các nghề khác như bác sỹ, bộ đội,… thì sẽ
có điều kiện tốt hơn để đầu tư cho con học nhiều hơn và có điều kiện cho con mình
học cao hơn.
Định hướng nghề nghiệp cho con của các bậc cha mẹ ở nông thôn hiện nay
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Giao An, Giao Thủy, Nam Định) là đề tài mà tác giả
Trần Thị Dừa đề cập rất rõ thực trạng định hướng nghề nghiệp cho con của các bậc
cha mẹ cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến việc định hướng nghề nghiệp cho
con của các bậc cha mẹ ở nông thôn hiện nay. Qua kết quả khảo sát cho thấy các
bậc cha mẹ đã có những định hướng vô cùng khác nhau đối với những ngành nghề
cụ thể cho con cái của họ. Bên cạnh đó cũng có sự khác biệt rõ nét trong cách định
hướng nghề nghiệp cho con trai hay con gái của cha mẹ ở nông thôn hiện nay. Đối
với con gái, cha mẹ thường mong muốn con làm những công việc nhẹ nhàng và
ổn định, cụ thể là 10% cha mẹ muốn con làm trong các cơ quan, tổ chức của nhà
nước, 14% mong muốn con làm trong ngành y tế, giáo dục, 45,3% cha mẹ muốn
con làm nhân viên văn phòng. Đối với con trai, các bậc cha mẹ cũng chú trọng

6


đến các nghề mang tính chất ổn định những lại có tính kỹ thuật cao, trong đó
5,3% cha mẹ muốn cọn làm việc trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, 10,7%
muốn con làm việc trong ngành y tế, giáo dục, 36% làm trong ngành xây dựng,
giao thông và 48% làm trong ngành quân đội, công an. Qua đây có thể thấy rằng
các bậc cha mẹ đếu không định hướng cho con mình dù là trai hay gái làm nông
nghiệp hay công nhân bởi những nghề này thường nặng nhọc và vất vả, hơn nữa
lại không xác định được địa vị xã hội.

Bàn về những nhân tố ảnh hưởng đến việc định hướng nghề nghiệp cho con
của các bậc cha mẹ hiện nay thì cũng giống như nhiều đề tài khác cho thấy yếu tố
tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp của cha mẹ hay điều kiện kinh tế gia
đình là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất. Các nhóm tuổi khác nhau của các bậc
cha mẹ lại có cách nhìn nhận khác nhau về định hướng nghề nghiệp cho con của
mình. Các bậc cha mẹ trẻ thường định hướng cho con theo năng lực, giới tính hay
sở thích của con; còn các bậc cha mẹ có độ tuổi lớn hơn, do có kinh nghiệm sống
lâu năm nên thường định hướng nghề nghiệp cho con sát với nhu cầu lao động của
xã hội. Tuy độ tuổi khác nhau nhưng họ đều định hướng cho con cái những công
việc có tính chất ổn định và phù hợp với con cái.
Trình độ học vấn là yếu tố cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc định hướng
nghề nghiệp cho con. Cha mẹ có trình độ tiểu học thì định hướng cho con theo những
bậc rõ ràng hơn, trong đó có 9,3% cha mẹ muốn con làm trong quân đội, công an; 7%
muốn con làm nhân viên văn phòng và đa số cha mẹ có trình độ tiểu học muốn con
làm xây dựng, giao thông (chiếm 25,6%). Cha mẹ có trình độ THCS chủ yếu hướng
con mình làm trong quân đội, công an 23,7%) và làm nhân viên văn phòng (22,4%);
bên cạnh đó còn có 18,4% cha mẹ muốn con làm việc trong các cơ quan, tổ chức của
nhà nước; 16,4% cha mẹ muốn con làm việc trong ngành giao thông (13,8%) và y tế,
giáo dục (5,%). Cha mẹ có trình độ THPT chủ yếu mong con mình làm việc trong
ngành quân đội, công an (chiếm 27,8%); tiếp sau đó là nhân viên văn phòng (22,2%);
làm việc trong các cơ quan tổ chức của Nhà nước (20,4%), làm xây dựng giao thông
là 16,6%, làm cán bộ trên xã, huyện chỉ chiếm 1,9%. Cha mẹ có trình độ trung cấp

7


cũng có định hướng nghề nghiệp cho con vô cùng rõ rệt, có đến 34,6% muốn con làm
nhân viên văn phòng và 23,1% cha mẹ chú trọng đến công việc trong lĩnh vực xây
dựng, giao thông cho con em mình. Cha mẹ có trình độ cao đẳng đại học cũng mong
muốn con mình làm nhân viên văn phòng chủ yếu và chiếm đến 50%, nhưng tiếp sau

đó thì lại mong con làm trong quân đội, công an chiếm 33,3%. Cha mẹ có trình độ
sau đại học lại có định hướng nghề nghiệp cho con khác, đó là mong muốn con làm
nhân viên văn phòng và quân đội, công an chiếm 33,3%. Còn lại là muốn con làm
trong các cơ quan tổ chức nhà nước và ngành y tế, giáo dục. Nhìn chung, có sự tác
động từ trình độ học vấn của cha mẹ đến định hướng nghề nghiệp của con. Các bậc
cha mẹ có trình độ học vấn thấp hầu như vẫn chưa thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của
truyền thống khi lựa chọn nghề nghiệp cho con, họ cảm thấy mình cần gì, thiếu gì thì
mong con mình học và làm theo. Còn đối với cha mẹ có trình độ học vấn cao thì họ
nhận định được các giá trị nghề nghiệp cao hơn, chính vì thế mà họ hướng con em
mình đến các nghề nghiệp tiến bộ, có mức thu nhập cao và được xã hội coi trọng.
Việc định hướng nghề nghiệp cho con còn chịu tác động của điều kiện kinh tế
gia đình. Cũng theo kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy cha mẹ có mức thu nhập
dưới 1 triệu thì mong muốn con làm trên xã, huyện. Cha mẹ có mức thu nhập từ 1
triệu đến dưới 2 triệu chủ yếu mong con làm trong ngành quân đội, công an (chiếm
33,4%), tiếp đến là muốn con làm trong ngành y tế, giáo dục (22,2%) còn mong
muốn còn làm trong ngành xây dựng, giao thông chiếm 11,1%. Cha mẹ có thu nhập
từ 2 triệu đến dưới 3 triệu có 2% muốn con làm việc trên xã, huyện; 22% muốn con
làm việc trong cơ quan, nhà nước; 16% cha mẹ muốn con làm trong ngành y tế,
giáo dục và xây dựng giao thông; 14% cha mẹ mong muốn con làm nhân viên văn
phòng; đa số cha mẹ ở nhóm thu nhập này mong muốn cho con làm trong ngành
quân đội và công an (30%). Cha mẹ có thu nhập bình quân từ 3 triệu đến 4,5 triệu
lại có định hướng nghề nghiệp cho con rõ ràng. Cha mẹ ở nhóm kinh tế này mong
con làm quân đội, công an là 22,4% và nhất và nhân viên văn phòng chiếm 27,5%.
Cha mẹ có thu nhập trên 4,5 triệu lại mong muốn cho con mình chủ yếu làm trong

8


các ngành xây dựng, giao thông, haycán bộ công chức nhà nước cũng như là quân
đội, công an đếu chiếm 20%; nhân viên văn phòng chiếm 22,3%. .

Ngoài ra, giới tính của cha mẹ cũng có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề
nghiệp cho con. Đối với con trai thường thì cha mẹ mong muốn con làm các công
việc để con tự trưởng thành như quân đội, công an; còn con gái làm các việc nhẹ
nhàng hơn như nhân viên văn phòng, giáo viên hay bác sỹ,…Tuy nhiên, tất cả các
bậc cha mẹ đều có chung mong muốn rằng con của mình sẽ làm những nghề mang
tính chất ổn định và được xã hội coi trọng.
Đề tài luận văn tốt nghiệp của tác giả Trần Ngọc Trà Linh có tên “Vai trò của
cha mẹ trong định hướng nghề nghiệp cho con trong gia đình công nhân, lao động
thành phố Hà Nội”, năm 2013 cũng đề cập rất rõ đến việc định hướng nghể nghiệp
cho con của các bậc cha mẹ là định hướng theo khu vực làm việc, theo nhóm nghề
nghiệp và theo các giá trị xã hội.
Kết quả khảo sát đề tài cho thấy đại đa số cha mẹ hướng con làm ở khu vực
nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất 68,1%), tỷ lệ cha mẹ muốn con làm việc ở khu vực tư
nhân và liên doanh nước ngoài lần lượt chiếm 7,7% và 15,9%, còn tỷ lệ cha mẹ
hướng cho con theo cách tự tạo việc làm là 8,2%. Ngoài ra, kết quả khảo sát cho
thấy hầu hết các bậc cha mẹ đều dự định nghề nghiệp cho con theo nhóm nghề là
làm ở khu vực nhà nước là cao nhất, không kể con trai hay con gái: 17,2% các bậc
cha mẹ định hướng cho con trai mình là cán bộ hành chính sự nghiệp và 50,2% đối
với con gái. Trong khi đó, tỷ lệ cha mẹ định hướng cho con mình theo nghề buôn
bán dịch vụ là thấp nhất: đối với con trai 5,% và đối với con gái là 2,8%. Bên cạnh
đó, việc định hướng nghề nghiệp cho con theo các giá trị xã hội thì những nghề có
tính chất ổn định chiếm tỷ lệ cao nhất là 40,1% đối với con trai và 39,6% đối với
con gái; tiếp theo đó là định hướng cho con những nghề có thu nhâp cao chiếm tỷ lệ
32,9% đối với con trai và 14,5% đối với con gái; chọn nghề phù hợp với khả năng,
sở thích của con chiếm tỷ lệ 30,4% đối với con trai và 26,6% đối với con gái. Trong
khi đó rất ít các bậc cha mẹ lựa chọn nghề nghiệp cho con vì có thời gian rảnh rỗi là
3,% đối với con trai và 11,1% đối với con gái. Định hướng nghề nghiệp với lý do

9



phù hợp với truyền thống gia đình thì rất ít cha mẹ lựa chọn, chiếm tỷ lệ lần lượt là
0,5% đối với con gái và 5,8% đối với con trai.
Định hướng nghề nghiệp cho con với mong muốn đảm bảo cuộc sống lâu dài
là điều mà cha mẹ đều hướng tới. Đề tài này đã phân chia thành hai nhóm yếu tố
ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp cho con là yếu tố khách quan và chủ quan.
Về mặt khách quan thì tác giả đã đề cập đến điều kiện kinh tế - xã hội hay quan
điểm của Đảng và Nhà nước về định hướng việc làm cho thanh niên và sinh viên
hiện nay. Về mặt chủ quan, tác giả đã đưa ra ý kiến về giới tính, độ tuổi, trình độ
học vấn của cha mẹ cũng như điều kiện kinh tế gia đình hay mối quan hệ xã hội của
các thành viên trong gia đình. Theo kết quả điều tra cho thấy mức độ quan tâm tới
định hướng nghề nghiệp cho con là khác nhau giữa cha và mẹ. Trong số những
người được hỏi thì có tới 57,4% người mẹ và 51,5% cho rằng việc định hướng cho
con là rất cần thiết. Còn về nhận thức của cha mẹ trong vai trò thực hiện định hướng
nghề nghiệp cho con thì kết quả khảo sát cho thấy có 38,9% người mẹ được hỏi cho
rằng mình thực hiện rất tốt, trong khi đó thì có 21,2% người cha được hỏi cho rằng
mình thực hiến rất tốt việc này.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng phát hiện ra các điểm khác nhau
giữa cha và mẹ ở độ tuổi trên 25 tuổi và cha mẹ ở độ tuổi trên 40 tuổi có sự khác
nhau trong định hướng nghề cho con đó là cha mẹ ở độ tuổi trên 25 tuổi có tâm lý
không muốn con nối nghiệp làm nghề công nhân, lao động giống cha, mẹ vì vất
vả, lương không đủ trang trải cuộc sống,… Trong khi đó, cha mẹ ở độ tuổi gần 50
tuổi có định hướng nghề cho con đó là tùy phần nhiều vào năng lực của con nhưng
họ thực sự mong muốn con họ cũng làm công nhân như họ vì họ sẵn có mối quan
hệ và họ thấy bằng lòng với thu nhập của nghề công nhân, khéo co vẫn đủ. Bên
cạnh đó, khoảng cách tuổi của cha mẹ càng xa với con thì sẽ bảo thủ hơn, kiến
thức ít trau dồi không còn phù hợp với lứa tuổi của con nữa vì vậy mà nhiều lúc
nói để định hướng cho con nhưng chúng không nghe đó là rào cản vô hình của
tuổi tác cha mẹ, mẹ tác động vào việc định hướng đúng, sai cho con vì mỗi lứa
tuổi có cách nhìn khác nhau.


10


Kinh tế hộ gia đình là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến định
hướng nghề nghiệp cho con. Nhưng dù ở mức độ kinh tế nào thì họ cũng chú trọng
đến việc định hướng cho con, điều này được thể hiện qua kết quả khảo sát của đề
tài: Khi được hỏi về mức độ cần thiết cho việc định hướng nghề nghiệp cho con thì
ý kiến của những cha mẹ có mức thu nhập dưới 1 triệu chiếm tỷ lệ 60%, từ 1 đến 3
triệu là 65,8%; trên 3 triệu đến 4 triệu là 61,5%; trên 4 triệu là 26,8%. Ngoài những
yếu tố trên thì các mối quan hệ xã hội, sự quen biết của các thành viên trong gia
đình có một sự ảnh hưởng nhất định, tạo lợi thế lớn cho con trong quá trình hướng
nghiệp đạt hiệu quả và tìm được các công việc tốt.
2.3. Một số cuốn sách, các bài viết trên tạp chí về vấn đề nghề nghiệp và việc làm

Trong cuốn sách “Định hướng nghề nghiệp và việc làm“ Tổng cục dạy nghề,
NXB Lao động – Xã hội, 2004 tác giả đã khái quát về nghề nghiệp và việc làm, mối
quan hệ giữa việc làm, nghề nghiệp và tương lai, nghề nghiệp và sự thành đạt. Tiếp
đó, để lựa chọn nghề nghiệp thì cần phải căn cứ vào năng lực, kỹ năng, tính cách,
tinh thần, trách nhiệm, sự thích thú các nhu cầu. Ngoài ra phải rèn luyện cho mình
các kỹ năng cơ bản như đọc, viết, nghe, nói và cả kỹ năng tư duy và các kỹ năng
sống trong cộng đồng. Cuốn sách cũng trình bày rất cụ thể, chi tiết về vấn đề việc
làm, các ngành nghề đang tăng trưởng ở Việt Nam, sự liên hệ giữa bản thân và công
việc, những nguồn cung cấp thông tin có được việc làm như trung tâm giới thiệu
việc làm, báo chí , internet, đài và tivi, hội chợ việc làm, bạn bè và người thân,
những người sử dụng lao động, các trường cơ sở đào tạo, quảng cáo cá nhân. Cùng
với đó, hoạt động hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cũng được trình bày rất cụ
thể, chi tiết.
Bên cạnh những nghiên cứu trên đây thì vấn đề việc làm còn được thể hiện
trọng một số cuốn sách hay các bài viết đăng trên tạp chí như:

Tác giả Nguyễn Thị Thơm với cuốn sách ”Thị trường lao động Việt Nam thực
trạng và giải pháp (NXB Chính trị Quốc gia, HN 2006) đã nêu ra vấn đề việc làm
và chính sách việc làm. Trong cuốn sách này, tác giả cũng đã đưa ra một nhận định
đó là cần phải tôn trọng bản chất thực sự của thị trường lao động. Vai trò của các cơ

11


sở giáo dục – đào tạo, đánh giá khách quan về vai trò của mô hình xã hội hóa giáo
dục, trong đó có các cơ sở đào tạo ngoài công lập. Cuối cùng tác giả khẳng định cần
đẩy mạnh các hoạt động để chắp nối cung – cầu lao động, tạo cơ sở bình đẳng cho
người lao động tiếp cận với các cơ hội việc làm.
Nghiên cứu về vấn đề“ Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình
đô thị hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn (Tạp chí Lao động – xã hội số
247 năm 2004) của tác giả Nguyễn Hữu Dũng. Trong nghiên cứu đó, tác giả có bàn
đến thực trạng chất lượng lao động và việc làm ở nông thôn trong quá trình đô thị
hóa, công nghiệp hoá khi mà lực lượng lao động ngày càng dôi dư khi mà đất canh
tác ngày càng mất dần đi, bên cạnh đó chất lượng lao động ở khu vực này khó có
thể đảm bảo khi tham gia vào các nhà máy… Trong nghiên cứu đó cũng đã đưa ra
những phương hướng và giải pháp cơ bản để giải quyết việc làm cho đối tượng này
ở nông thôn.
Bàn về “Vấn đề việc làm cho người lao động bị ảnh hưởng trong quá trình
đô thị hóa Hà Nội” (NXB Chính trị Quốc gia, HN 2007), tác giả Vũ Thị Mai nêu
thực trạng việc làm của người lao động bị ảnh hưởng trong quá trình đô thị hóa và
các giải pháp tạo việc làm cho người lao động. Theo tác giả, người lao động muốn
có việc làm phù hợp, thu nhập cao thì đương nhiên phải có kế hoạch thực hiện và
đầu tư sức lao động của mình, các tổ chức xã hội để được đào tạo, trau dồi kiến
thức, phát triển và nắm vững một nghề nghiệp nhất định – đây là điều kiện cần thiết
cho người lao động khi tham gia vào thị trường lao động.
Tóm lại, những bài báo, bài viết hay những đề tài nghiên cứu, những khóa

luận trên đã đề cập rất nhiều đến vấn đề việc làm cũng như sự định hướng, lựa chọn
nghề nghiệp. Tuy nhiên những bài viết ấy, những nghiên cứu ấy chủ yếu đi sâu vào
tìm hiều vấn đề việc làm trong quá trình hội nhập, tìm hiểu định hướng nghề nghiệp
của cha mẹ đối với con cái. Đề tài“Vấ n đề viê ̣c làm của thanh niên huyện Phú Bình
- Tỉnh Thái Nguyên (nghiên cứu trường hợp tại xã Đào Xá và th ị trấn Hương Sơn
)”sẽ mang tính kế thừa những nghiên cứu trên để đi sâu vào tìm hiểu thực trạng
việc làm của thanh niên huyện Phú Bình hiện nay như thế nào. Đồng thời muốn tìm

12


hiểu định hướng của thanh niên trong quá trình tìm việc làm và những yếu tố tác
động tới vấn đề việc làm của thanh niên trên địa bàn huyện Phú Bình hiện nay. Với
những thanh niên đã có việc làm thì tìm hiểu tại sao lại lựa chọn công việc đó, họ có
thật sự cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại của mình hay không và họ có dự định
gì cho tương lai.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Thông qua việc vận dụng các tri thức và phương pháp xã hội học vào quá trình
nghiên cứu, đề tài sẽ góp phần làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề viê ̣c làm c ủa thanh
niên nông thôn. Đề tài vẫn sử dụng một số lý thuyết xã hội học có liên quan như: lý
thuyết nhu cầu và lý thuyết hành động xã hội nhằm làm rõ vấn đề viê ̣c làm c ủa
thanh niên huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu nhằm phát
triển hệ thống các lý luận, phương pháp trong nghiên cứu xã hội học về các vấn đề
có liên quan đến viê ̣c làm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, đề
tài góp phần làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu đi sau.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc tìm hiểu thực trạng viê ̣c làm của thanh niên sẽ giúp cho tác giả đánh giá
đúng thực trạng cũng như các nhân tố chủ quan, khách quan tác động đến viê ̣c làm
của thanh niên. Đề tài sẽ cung cấp các số liệu thực tế xác thực cho các nhà quản lý

xây dựng các chương trình, chính sách phù hợp với đối tượng thanh niên. Từ thực
trạng việc làm của thanh niên tác giả sẽ đưa ra một số khuyến nghị đối với những
ban ngành trực tiếp liên quan đến vấn đề này.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
+ Làm rõ thực trạng việc làm của thanh niên huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên.
+ Xem xét các yếu tố ảnh hưởng việc làm của thanh niên huyện Phú Bình –
tỉnh Thái Nguyên.

13


4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về viê ̣c làm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
- Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về thực trạng viê ̣c làm của thanh niên trên địa
bàn huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến viê ̣c làm của thanh niên:
+ Yếu tố cơ chế, chính sách của địa phương
+ Yếu tố nhân khẩu xã hội
+ Yếu tố vốn xã hội
- Đề xuất các giải pháp hỗ trợ cho công tác đào ta ̣o nghề và ta ̣o viê ̣c làm cho
thanh niên nhất là thanh niên nông thôn nhằm giúp cho họ có được công viê ̣c cũng
như nghề nghiệp phù hợp và ổn định.
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
“Vấ n đề viê ̣c làm của thanh niên huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên (nghiên cứu
trường hơ ̣p ta ̣i xã Đào Xá và thị trấn Hương Sơn )”
5.2. Khách thể nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu vào các thanh niên trên địa bàn xã Đào Xá và
Thị trấn Hương Sơn huyện Phú Bình – Tỉnh Thái Nguyên.

5.3. Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian nghiên cứu: Đề tài sẽ tiến hành khảo sát ta ̣i xã Đào Xá và th ị
trấn Hương Sơn.
+ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 đến tháng 7 năm 2015
6. Câu hỏi nghiên cứu
+ Tìm hiểu xem thanh niên trong huyện có viê ̣c làm ổn định hay không?
+ Có sự liên quan gì giữa việc làm hiện tại và định hướng nghề nghiệp không?

14


+ Yếu tố nhân khẩu xã hội, hoàn cảnh gia đình, vốn xã hội,… tác đ ộng như
thế nào tới viê ̣c làm của thanh niên?
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp sử dụng những thông tin có sẵn
trong các tài liệu để bổ sung thêm thông tin cho đề tài nghiên cứu. Nguồn tài liệu
của đề tài là những công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề định hướng nghề
nghiệp nói chung. Ngoài ra đề tài còn sử dụng các tài liệu từ sách báo, tạp chí có
liên quan đến đề tài, các báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của xã Đào Xá và th ị
trấn Hương Sơn, báo cáo của Phòng LĐTB & XH và Báo cáo tổng kết về tình hình
kinh tế xã hội của UBND huyện Phú Bình.
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích của phương pháp này là tập trung khai thác, tìm hiểu những suy
nghĩ, trải nghiệm, định hướng cũng như sự lựa chọn liên quan tới vấn đề việc làm
của thanh niên mà bảng hỏi chưa chỉ ra được.
Trong quá trình điều tra, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu tổng số 16 người,
trong đó: 04 thanh niên có việc làm, 05 thanh niên chưa có việc làm, 2 phụ huynh,
01 lãnh đạo của UBND xã Đào Xá, 01 lãnh đạo của UBND thị trấn Hương Sơn, 01
cán bộ phòng LĐTB & XH huyện Phú Bình, 01 Bí thư Đoàn thanh niên xã Đào Xá

và 01 bí thư Đoàn thanh niên thị trấn Hương Sơn.
7.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến
Đây là phương pháp chủ đạo của đề tài này. Nghiên cứu được tiến hành chọn
mẫu bằng cách chọn mẫu phân tầng theo ba yếu tố tuổi, giới tình và tình trạng hôn
nhân - gia đình với cỡ mẫu là 156 thanh niên trên địa bàn xã Đào xá và thị trấn
Hương Sơn. Trong quá trình điều tra tác giả cũng có chú ý đến tỷ lệ người trả lời để
đảm bảo tính đại diện về giới tính (nam/nữ), độ tuổi (16-21, 21-25 và 25-30) và tình
trạng hôn nhân (độc thân/đã kết hôn) để đảm bảo tính khách quan.

15


8. Giả thuyết nghiên cứu
+ Đại đa số thanh niên có việc làm ổn định.
+ Yếu tố trình độ chuyên môn, bằng cấp và kinh nghiệm ảnh hưởng rất lớn tới
việc làm của thanh niên.
+ Thu nhập là yếu tố quyết định rất mạnh mẽ tới mức độ gắn bó với công việc
của thanh niên.

16


×