Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Triết học phật giáo qua tứ diệu đế và ý nghĩa của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 159 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
---------------------------------

PHAN THỊ HỘI

(Thích Đàm Mai)

TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO QUA TỨ DIỆU ĐẾ
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TRIẾT HỌC
---------------------------------

PHAN THỊ HỘI

(Thích Đàm Mai)

TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO QUA TỨ DIỆU ĐẾ
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ

Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62 22 80 05



LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS.Hoàng Thị Thơ
2. PGS.TS. Đặng Thị Lan

Hà Nội, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
tài liệu trong luận án trung thực, đảm bảm tính khách quan. Các tài liệu
tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng năm
Tác giả

Phan Thị Hội


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu luận án tiến sĩ với đề tài: “Triết học Phật
giáo qua Tứ Diệu Đế và ý nghĩa của nó”, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối
với PGS.TS Hoàng Thị Thơ, PGS.TS Đặng Thị Lan – ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận án này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Triết học, cảm ơn
tập thể các nhà khoa học tại Khoa Triết học đã đóng góp những ý kiến quý
báu để tôi hoàn thiện luận án này, cảm ơn Phòng Khoa học và Sau đại học

của Trƣờng Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã giúp đỡ về
thủ tục hành chính trong quá trình tôi học, viết và bảo vệ luận án.
Và đặc biệt tôi không thể nào quên đƣợc sự quan tâm chân thành và tận
tụy của PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn – trƣởng khoa triết học đã động viên
khích lệ tôi rất nhiều vào những khi phải “vắt” tinh thần ra trí tuệ, những lúc
ngửa mặt lên trời cho nƣớc mắt chảy vào trong để vƣợt qua khó khăn.
Con tri ân công đức của Sƣ Phụ trụ trì chùa Bà Nành, Sƣ Phụ trụ trì
chùa Bồ Đề đã luôn dõi theo để động viên con cả tài lực, vật lực để con toàn
tâm toàn ý nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn quý vị Phật tử đã giúp tôi rất nhiều về tài lực, giúp tôi
những lúc thức trắng đêm để hoàn thành luận án, giúp tôi in ấn luận án này,
cầu Phật gia hộ cho quý vị cùng gia đình đƣợc vô lƣợng bình an, vô lƣợng cát
lƣợng, hạnh phúc an lạc.
Xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của tôi.
Hà Nội, những ngày cuối đông, tháng

năm 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN............................................................................................................... 8
1.1. Kinh điển (kinh và luận) gốc của Phật giáo có liên quan đến nội dung Tứ Diệu
Đế ..................................................................................................................................... 8
1.2. Các công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo nói chung ................................... 9
1.3. Các công trình nghiên cứu đánh giá về Tứ Diệu Đế và ảnh hƣởng của nó đến
con ngƣời Việt Nam......................................................................................................13
1.4. Khái niệm, thuật ngữ công cụ dùng trong luận án ..............................................21
1.5. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu....................................................27

Chƣơng 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CỦA PHẬT GIÁO VÀ VAI TRÕ CỦA TỨ
DIỆU ĐẾ TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO ........................................................29
2.1. Cơ sở hình thành của Phật giáo ............................................................................29
2.1.1 Tình hình xã hội Ấn Độ cổ dưới sự thống trị của Bà La Môn giáo .... 29
2.1.2. Các hệ thố ng tư tưởng và tôn giáo Ấn Độ tiền Phật giáo ................. 35
2.2. Vai trò của Tứ Diệu Đế trong Triết học Phật giáo ..............................................46
2.2.1. Tứ Diệu Đế trong hệ thống giáo lý cơ bản của Phật giáo................. 46
2.2.2. Lịch sử, nguyên nhân, nội dung, cấu trúc Tứ Diệu Đế trong hệ thống
giáo lý Phật giáo .......................................................................................... 50
Chƣơng 3. CÁC PHẠM TRÙ CĂN BẢN CỦA PHẬT GIÁO QUA TỨ DIỆU
ĐẾ ..................................................................................................................................63
3.1. Phạm trù “Khổ” và tiếp cận “Vô thƣờng”, “Vô ngã”, “Vô minh” trong Khổ Đế
........................................................................................................................................63
3.1.1 Bản chất của Khổ theo tiếp cận “Vô thường”, “Vô Ngã”, “Vô
minh”………………………………………………………………………………..63
3.1.2. Các dạng thức của “Khổ” ................................................................. 69
3.2 Phạm trù “Duyên khởi” trong Tập Đế ..................................................................73
3.2.1. “Duyên khởi”, nguồn gốc của Khổ và mười phiền não căn bản .......... 74
3.2.2. “Thập nhị nhân duyên” .................................................................... 78
3.3. Phạm trù “Diệt”, “Niết Bàn” và “Giải thoát” trong Diệt Đế ..........................83
3.3.1. Mối quan hệ giữa“Diệt” -“Niết Bàn”- “Giải thoát” ....................... 83
3.3.2. “Diệt” với các cảnh giới Niết bàn..................................................... 87
3.4. Phạm trù “Đạo” “Giới”, “Định”, “Tuệ” trong Đạo Đế .......................................90
3.4.1. Bát chính đạo hay sự kết hợp Giới, Định, Tuệ ..................................... 91
3.4.2. Con đường Giải thoát với các phẩm trợ đạo..................................... 98
Chƣơng 4. Ý NGHĨA TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC QUA TỨ DIỆU ĐẾ ĐỐI VỚI
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VÀ CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY ..................103
4.1. Tứ Diệu Đế đố i với lịch sử Phật giáo nói chung ...............................................103
4.1.1. Tứ Diệu Đế là điểm khởi đầu của toàn bộ tư tưởng triết học Phật
giáo ............................................................................................................ 103

1


4.1.2. Tứ Diệu Đế trong so sánh triết học - tôn giáo Đông -Tây .............. 108
4.2. Tứ Diệu Đế đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam và quan niệm nhân sinh của
ngƣời Việt Nam...........................................................................................................118
4.2.1. Tứ Diệu Đế đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam ...............................118
4.2.2. Tứ Diệu Đế đối với quan niệm nhân sinh của người Việt Nam ....... 123
KẾT LUẬN.................................................................................................................137
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN.........................................................................................................140
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................140

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề con ngƣời luôn là một trong những chủ đề xuyên suốt các trào
lƣu tƣ tƣởng trong lịch sử nhân loại. Nhu cầu lý giải ý nghĩa sự tồn tại của
con ngƣời, hay bản chất thực sự của đời sống đã thúc đẩy nhiều nhà triết học,
nhà tôn giáo sáng lập nên các dòng tƣ tƣởng, tôn giáo. Cũng chính từ chính
những truy vấn căn bản ấy mà thái tử Tất Đạt Đa đã đi đến chứng nghiệm và
thành tựu trên con đƣờng giác ngộ chân lý sự sống và đặt tên là Tứ Diệu Đế
(Bốn chân lý cao diệu).
Trong Phật giáo, Tứ Diệu Đế đóng vai trò cơ sở, nền tảng cho toàn bộ
hệ thống giáo lý tƣ̀ nguyên thủy cho đế n các nhánh phái hiê ̣n đa ̣i nhấ t của nó .
Hầ u nhƣ không có nghiên cƣ́u nào về Ph ật giáo tƣ̀ góc đô ̣ tôn giáo ho ̣c hay
Phâ ̣t ho ̣c hoă ̣c khoa h ọc xã hội về tôn giáo có thể bỏ qua T ứ Diệu Đế. Thâ ̣m
chí các nghiên c ứu về tƣ tƣ ởng triết học-tôn giáo Ấn Độ cổ cũng tƣ̀ nghiên

cứu Tứ Diệu Đế có thể thấy đƣ ợc sƣ̣ tiế p nố i , kế thƣ̀a và phát tri ển liên tu ̣c
của tƣ tƣởng Ấn Độ nhƣ mô ̣t chin̉ h thể thố ng nhấ t với nh ững vấn đề có tính
truyề n thố ng. Ngày nay, khi so sánh tƣ duy và văn hóa Đông -Tây, nế u khai
thác các thành tựu của Ấn Độ sẽ thấy Phật giáo là mô ̣t ƣ́ng viên điể n hiǹ h đa ̣i
diê ̣n cho phƣơng Đông trên nhiề u phƣơng di ện mà T ứ Diệu Đế chính là một
trong những điể m sáng đầ y sƣ́c thuyế t phu ̣c đố i với các ho ̣c giả phƣơng Tây.
Từ góc độ triết học và tôn giáo học, Tứ Diệu Đế đã chỉ ra bản chất,
nguồn gốc, đầu mối và khả năng chuyển biến từ Khổ Đến Giải thoát qua quan
hệ nhân quả của thế gian (Khổ - Tập) và của xuất thế gian (Diệt - Đạo) nhƣ là
hai mặt tất yếu của một thực tại đầy mâu thuẫn diễn ra trong quá trình liên tục
vận động, phát triển và chuyển hóa của tự thân mỗi ngƣời. Từ thế kỷ thứ 6
TCN, Tứ Diệu Đế của đức Phật đã đề cập trực tiếp đến thực trạng hiện hữu
bất nhƣ ý của con ngƣời và nguyên nhân sâu xa của nó trong quá trình nhận
thức về thế giới và con ngƣời, đồng thời nêu bật khả năng và phƣơng pháp mà
3


con ngƣời tự thân giải quyết mọi vấn đề thách thức của thực tiễn (khổ nghiệp)
mà cá nhân mỗi ngƣời đều phải đối diện. Nhƣ vậy, theo Tứ Diệu Đế thì con
ngƣời có thể tạo ra thiên đƣờng hoặc địa ngục cho chính mình. Con đƣờng
giải thoát vô thần và bình đẳng là con đƣờng tự giác, tự thân tùy thuộc vào
trình độ nhận thức và hoạt động thực tiễn của mỗi ngƣời; do đó nó cũng là của
xã hội loài ngƣời. Đây thực sự là cuộc cách mạng tƣ tƣởng chống lại truyền
thống thần quyền của Bà La Môn giáo ở Ấn Độ lúc đó.
Nếu nhƣ có thể so sánh, với học thuyết Kinh tế chính trị học của Mác
thì không thể không đề cập đến “giá trị thặng dƣ”, hay nói đến Chủ nghĩa duy
vật lịch sử thì không thể bỏ qua luận điểm quan hệ sản xuất phải phù hợp với
tính chất và trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất thì, tƣơng tự nhƣ vậy,
khi tìm hiểu Phật giáo nói chung hay tƣ tƣởng triết học Phật giáo nói riêng thì
không thể bỏ qua Tứ Diệu Đế. Trong kinh Tượng Tích (dấu chân voi) thuộc

Trung Bộ kinh (Majjhima Nikaya) đức Phật cũng từng nhấn mạnh:“… tất cả
những điều ta dạy cho các ông đều nằm trong lý Tứ Đế mà ta đã giảng.” [45,
tr. 409 - 410]. Khi tìm hiểu về tƣ tƣởng triết học Phật giáo thì Tứ Diệu Đế là
phần cốt lõi chứa đựng toàn bộ nội dung tƣ tƣởng triết học, đạo đức, tôn giáo
của Đức Phật mà nhà nghiên cứu cũng nhƣ tín đồ không thể bỏ qua.
Kể từ khi du nhập vào Việt Nam cho đến nay, Phật giáo luôn đồng hành
cùng lịch sử dân tộc, góp phần đƣa đất nƣớc phát triển trên các lĩnh vực chính
trị, giáo dục, văn hóa, xã hội… Đặc biệt, trong bối cảnh đạo đức xã hội bị suy
thoái nhƣ hiện nay, thì vai trò giáo dục của Phật giáo càng cần phải đƣợc phát
huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Có thể thấy sự tha hóa về đạo đức, đề cao lối
sống hƣởng thụ vật chất, chạy theo danh vọng của một bộ phận trong xã hội,
sự thờ ơ trƣớc nỗi đau của ngƣời khác, tham nhũng lãng phí… là các hiện
tƣợng phổ biến trong xã hội ngày nay.
Tiếp tục phát huy thần nhập thế tích cực từng thành công trong lịch sử
4


Việt Nam, phƣơng châm Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội, các tăng ni,
Phật tử đã tích cực tham gia giải quyết nhiều vấn nạn xã hội. Các hoạt động
thiết thực nhƣ xây dựng các khóa tu mùa hè cho tầng lớp thanh niên, tổ chức
các hoạt động từ thiện xã hội, phát hành băng đĩa giảng pháp… phần nào định
hƣớng và điều chỉnh các hành vi của cộng đồng xã hội. Chính vì thế, để nâng
cao vai trò của Phật giáo đối với việc giáo dục đạo đức con ngƣời Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay thì việc nghiên cứu Tứ Diệu Đế - cốt lõi của Phật
giáo là một nhiệm vụ hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu về triết học Phật giáo
qua các phạm trù cơ bản của Tứ Diệu Đế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
bối cảnh mặt trái của kinh tế thị trƣờng đang tác động mạnh mẽ đến nhận thức,
hành vi, lối sống của ngƣời dân Việt Nam, làm sai lệch các giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc.
Là một tu sĩ Phật giáo, khi lựa chọn vấn đề “Triết học Phật giáo qua

Tứ Diệu đế và ý nghĩa của nó” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học, tác giả
mong muốn đóng góp một phần trí tuệ nhỏ bé của mình trong việc làm nổi bật
giá trị tƣ tƣởng triết học Phật học của Phật giáo qua phần cốt lõi nhất của giáo
lý Phật giáo và đồng thời muốn khẳng định mục đích tốt đời, đẹp đạo, tham
gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Phật
giáo Việt Nam bối cảnh hiện đại hôm nay.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Mục đích của luận án là làm rõ tƣ tƣởng triết học của Phật giáo qua tiế p
câ ̣n nghiên cứu về T ứ Diệu Đế, tƣ̀ đó làm rõ các ý nghiã của nó đố i với sƣ̣
phát triển tƣ tƣởng của Ph ật giáo nói chung , lịch sử Phật giáo Việt Nam nói
riêng và con ngƣời Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ
5


sau đây:
- Khái quát ti ền đề tƣ tƣởng, lịch sử hình thành và phát triển tƣ tƣởng
Phật giáo qua Tứ Diệu Đế trong bố i cảnh tƣ tƣởng Ấn Độ cổ đa ̣i với sự ra đời
Phật giáo.
- Phân tích nội dung các phạm trù cơ bản của Tứ Diệu Đế để làm rõ đặc
trƣng tƣ tƣởng triết học về con ngƣời của Phật giáo.
- Nêu các ý nghĩa tri ết học - tôn giáo về con ngƣời của Tứ Diệu Đế đối
với lịch sử tƣ tƣởng Phật giáo nói chung và v ới lịch sử Phật giáo Việt Nam
nói riêng, cũng nhƣ với con ngƣời Việt Nam hiện nay.
3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu mô ̣t ho ̣c thuyế t cơ bản của Phật giáo tƣ̀

góc độ triết học - tôn giáo, đồng thời vận dụng quan điểm của Đảng, nhà nƣớc
Việt Nam và tƣ tƣ ởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, giá trị của tôn giáo trong xây
dựng bản sắ c văn hóa Việt Nam.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận án là các
phƣơng pháp nghiên cứu khoa học xã hội của chuyên ngành triết học nhƣ:
lôgich - lịch sử, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch... Luận án đồ ng thời
vận dụng kế t hơ ̣p phƣơng pháp liên ngành Tri ết học với Tôn giáo học, Giáo
dục học, Đạo đức học, Văn hóa học, Sử học.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là Tƣ tƣởng triết học Phật giáo qua phân
tích nội dung, cấu trúc Tứ Diệu Đế với các phạm trù căn bản của Phật giáo.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
6


Luận án chủ yếu tham khảo các văn bản kinh điển Bắc tông (Hán tạng)
đã đƣợc dịch sang tiếng Việt và đƣợc chú giải về T ứ Diệu Đế, cũng nhƣ các
thành tựu nghiên cứu đi trƣớc có liên quan đế n Tứ Diệu Đế.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần khái quát và làm rõ nội dung tƣ tƣởng đặc trƣng
của triết học Phật giáo qua Tứ Diệu Đế từ hƣớng tiếp cận Triết học - tôn giáo.
- Luận án góp phần đánh giá tƣ tƣởng triết học Phật giáo qua Tứ Diệu
Đế đối với lịch sử phát triển tƣ tƣởng và tông phái Phật giáo nói chung, lịch
sử Phật giáo Việt Nam nói riêng, và ý nghĩa của nó đối với con ngƣời Việt
Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luâ ̣n án góp ph ần hệ thống hóa, làm rõ tiền đề tƣ tƣởng của Tứ Diệu

Đế, phân tić h, tiếp cận từ góc độ triết học các phạm trù căn bản có tính đặc trù
qua Tứ Diệu Đế; Phân tích làm rõ ý nghĩa triết học – tôn giáo của Tứ Diệu
Đế đối với lịch sử phát triển Phật giáo nói chung (qua các tông phái, bộ phái)
và giá trị của nó đối với Phật giáo Việt Nam và con ngƣời Việt Nam hiện nay.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham cho việc nghiên cứu và giảng
dạy về Ph ật giáo nói chung và về tƣ tƣ ởng triết học -tôn giáo của Ph ật giáo
nói riêng ở trong và ngoài nƣớc. Ngoài ra luận án có thể làm tài liệu tham
khảo cho công tác tổ chức quản lý tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng ở
Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Các công
trình đã công bố, Phụ lục, Nội dung chính của luận án gồm 4 chƣơng 13 tiết.

7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Kinh điển (kinh và luận) gốc của Phật giáo có liên quan đến nội dung Tứ
Diệu Đế
Để nghiên cứu “Triết học Phật giáo qua Tứ Diệu Đế và ý nghĩa của nó”,
luận án đã khai thác sử dụng một số kinh và luận trong Đại tạng kinh đã dịch
sang tiếng Việt, chủ yếu là thuộc hệ thống kinh điển Bắc tông. Trong các kinh
điển này, nội dung liên quan đến Tứ Diệu Đế đƣợc đề cập ở nhiều góc cạnh khác
nhau:
- “Kinh Dụ dấu chân voi”, “Chính tri kiến”, “Kinh Phạm Thiên cầu thỉnh”,
“Kinh Tất cả lậu hoặc”, “Kinh đoạn tận ái” trong Trung Bộ Kinh (1992), quyển 1,
do Thích Minh Châu dịch và chú giải, Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn.

- “Kinh Madhara”, “Kinh phân biệt giới Phatuvibhanga”, “Kinh kanna
kathala”, “ kinh Assalayana”, “Kinh Vacchagatta” trong Trung Bộ kinh (1992)
quyển 2, do Thích Minh Châu dịch.
- “Đế phân biệt tâm kinh”, “Đại kinh Bốn mƣơi (Mahacattarisaka
sutta)” trong Trung Bộ Kinh (1992), quyển 3, do Thích Minh Châu dịch và
chú giải, Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn; Kinh “Đại bát Niết Bàn”, Kinh “Đại
duyên” trong Kinh Trường Bộ, quyển 3 (1992) do Thích Minh Châu dịch và
chú giải, Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn.
- “Kinh Phân biệt thánh đế”, “Kinh Bàlaba thƣờng” trong kinh Trung A
Hàm - Tiểu tạng Thanh Văn (2010) do Thích Đức Thắng dịch, Tuệ Sỹ hiệu đính
và chú thích, NXB Phƣơng Đông, TP. Hồ Chí Minh; Kinh “Chuyển pháp luân”
trong Tạp A Hàm (2010), quyển 1, do Thích Đức Thắng dịch, Tuệ Sỹ hiệu đính
và chú thích, NXB Phƣơng Đông, Hồ Chí Minh…
Những kinh điển tiêu biểu này cho thấy vị trí đặc biệt của Tứ Diệu đế
8


trong kinh điển Phật giáo và tầm quan trọng của Tứ Diệu Đế đối với toàn bộ
Phật giáo. Kinh Chuyển Pháp luân là kinh đầu tiên Đức Phật giảng sau khi
giác ngộ, chứng quả Vô thƣợng Bồ Đề. Trong kinh này, Đức Phật đã tập trung
vào nội dung tƣ tƣởng cốt lõi nhất của Phật giáo, đó là Tứ Diệu Đế. Đức Phật
đã xác định rõ ngay từ đầu tầm quan trọng của giáo lý Tứ đế. Ngài từng dạy
rằng hiểu biết về Tứ diệu đế đồng nghĩa với đạt đƣợc mục tiêu của sự tu tập
Phật Giáo. Ngài nhấn mạnh về sự thất bại vì không hiểu bốn chân lý cao quý
là nguyên nhân khiến chúng ta phải trôi lăn mãi trong giòng sinh tử luân hồi.
Bốn Thánh Đế đó là Khổ, Tập, Diệt, Đạo, và Đức Phật đã nhiều lần xác quyết
Ngài chỉ dạy một điều duy nhất là Khổ và sự diệt Khổ.
Đặc biệt qua bộ kinh Tạp A Hàm, “Thập nhị Nhân Duyên” đƣợc thuyết
giảng nhƣ một nội dung của Tứ Diệu Đế từ lập trƣờng Duy thức. Theo bộ
kinh này, mƣời hai Nhân Duyên đƣợc trình bày theo phƣơng cách nhận thức

mới và diễn dịch lại không theo thứ tự của tiến trình sinh khởi vạn pháp,
nghĩa là không có điểm khởi đầu từ vô minh duyên hành, hành duyên thức,
thức duyên danh sắc v.v… cho đến duyên lão tử. Ở đây đức Phật tập trung
giải thích góc cạnh khổ của chúng sinh hữu tình bị chi phối bởi mƣời hai
Nhân Duyên. Theo lối trình bày này, Vô Minh trong mƣời hai Nhân Duyên
đƣợc nhìn nhƣ “Si Mê” và giá trị tác dụng của nó chỉ riêng cho cá thể của một
chúng sinh hữu tình. Lối giải thích này về mƣời hai Nhân Duyên của kinh Tạp
A Hàm có lẽ đƣợc ghi lại trong đợt kiết tập lần thứ ba. Đây cũng là cách nhìn
mới về mƣời hai Nhân Duyên (thuộc Tập Đế) của các học giả sau này.
1.2. Các công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo nói chung
Có thể kể một số công trình có giá trị khoa học sau: Lịch sử văn minh
Ấn Độ của W.Durant (Nguyễn Hiến Lê dịch, Trung tâm Thông tin Đại học sƣ
phạm, TP. Hồ Chí Minh, năm 1989), Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn
Lang (Nxb. Văn học, Hà Nội, năm 1992), Đại cương triết học phương Đông
9


của Minh Chi, Hà Thúc Minh (Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh xuất bản,
TP. HCM, năm 1993), Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham
chiếu của Cao Xuân Huy (Nxb. Văn học, năm 1995), Lịch sử triết học Ấn Độ
cổ đại của Doãn Chính (Nxb. Thanh Niên, Hà Nội, năm 1999), Tư tưởng Phật
giáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh (Nxb. Khoa học xã hội HN, năm 1999),
Lịch sử triết học phương Đông của Nguyễn Đăng Thục (Nxb. Tổng hợp TP. Hồ
Chí Minh, năm 2001), Đại cương triết học Phật giáo của Nguyễn Hùng Hậu
(Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam của Lê
Mạnh Thát (Nxb. Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, năm 2005), Lịch sử triết học Ấn
Độ của Thích Mãn Giác (Nxb. Văn hóa, năm 2007).
Ngoài ra còn có nhiều cuốn sách và các bài nghiên cứu viết có chất
lƣợng về bối cảnh lịch sử hình thành, phát triển của Phật giáo Ấn Độ nhƣ:
Lược sử Phật giáo Ấn Độ của tác giả Thích Thanh Kiểm (1995) Thành hội

Phật giáo TP. HCM ấn hành, hay Lịch sử Phật giáo Ấn Độ của Pháp sƣ Thánh
Nghiêm (2008) Thành hội PG TP HCM ấn hành. Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Thích
Tâm Trí dịch, (NXB Phƣơng Đông), hoặc Sơ lược lịch sử Phật giáo Ấn độ sau
thời đức Phật của Thích Tâm Hải (http: //cusi.free.fr/lsp/lsp0060.htm). Trong các
công trình nghiên cứu trên đáng chú ý một số công trình nhƣ sau:
Cuốn Đại thừa Phật giáo tư tưởng luận (1969) của Kimura Taiken đã
phân tích nguồn gốc, lịch sƣ̉ Ph ật giáo Đại thừa và phân loại các quan niệm
về vấn đề giải thoát trong lịch sử Ấn Độ. Trong “Tổng luận” và chƣơng “Giải
thoát luận”, “Chân nhƣ quan của Phật giáo” tác giả đã khẳng định đỉnh cao
của tƣ tƣởng giải thoát trong triết học Ấn Độ chính là triết học Phật giáo.

10


Năm 1971 trong cuốn Lịch sử văn minh Ấn Độ, W.Durant đã khái quát
về Ấn Độ trên các phƣơng diện lịch sử, đời sống, khoa học, nghệ thuật…
Trong đó dành riêng một chƣơng 2 tóm tắt tiểu sử, lời dạy của Phật Thích Ca:
Con ngƣời sinh là khổ, bệnh là khổ, lão là khổ, rầu rĩ, than khóc, táng tâm trí,
thất vọng là khổ… Nguyên nhân của cái khổ là nhân dục… nó làm cho con
ngƣời tái sinh hoài, dục vọng đó kết hợp với sự ham thích, dâm dật, lúc nào
cũng muốn thoả mãn cho đƣợc, nguyên nhân là cái ham mê, ham mê là thực
thể. Cho nên, con ngƣời phải diệt cho hết dục vọng, nhu cầu bằng cách thoát
tục. Con đƣờng giải thoát gồm Bát chính đạo: chính kiến, chính tƣ duy, chính ngữ,
chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định. [28; tr. 51- 53].
Công trình Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ của tác giả Doãn
Chính (Nxb. Thanh niên, Hà Nội, năm 1999) đã phân tích và nhận định rằng
triết học Ấn Độ là dòng triết học luôn luôn không cũ và có một số vấn đề
đƣợc thể hiện nhƣ sau:
- Vấn đề thứ nhất: Luôn tồn tại một thực tế đằng sau thế giới hiện tƣợng
đa dạng và phong phú đƣợc đặt tên là “chân nhƣ”, “ niết bàn” để rốt ráo đạt

đến giải thoát.
- Vấn đề thứ hai: Với sự luôn luôn không cũ của tƣ tƣởng triết học Ấn
Độ đã nhận thức đƣợc qua trực giác, là trung gian không phải bằng giác quan
thông thƣờng hay tƣ duy logic giúp con ngƣời đến đƣợc với “chân nhƣ” ấy.
- Vấn đề thứ ba: Sự nhận thức về “cái tôi” luôn tồn tại trong mỗi con
ngƣời, có “cái tôi thật” và “cái tôi giả”. Sự dung hòa giải thoát bất biến phổ
đồng ở khắp nơi đó là “cái tôi thật”. Nhƣ vậy sở dĩ con ngƣời bị đau khổ, bị
luân hồi sinh tử trầm luân là do vô minh, tham lam, sân hận, si mê đã che lấp
mất cái “bản ngã” thật của mình.

11


- Vấn đề thứ tƣ: Với mục đích “vị nhân sinh”, tƣ tƣởng triết học Ấn Độ
muốn giúp con ngƣời nhận chân ra cái “ chân tính bản lai” chính là “cái tôi
thật” để con ngƣời nhận thức rõ đƣợc phong cách ứng xử, đạo đức, hƣớng
thiện, từ bi hỉ xả, vô ngã vị tha để dần dần trở thành một con ngƣời hoàn thiện.
Bên cạnh đó trong công trình nghiên cứu Triết học có và không của
Phật giáo Ấn Độ” do Nxb. Phƣơng Đông xuất bản, tác giả Thích Hạnh Bình
lại từ góc nhìn có tính phƣơng pháp luận đã khẳng định Phật pháp là chân lý,
là nguyên lý vận hành của vạn pháp ở thế gian, bao gồm cả tâm lý và vật lý.
Chân lý vô thƣờng có tính phổ quát, vì bất cứ ở đâu và vật nào, không có một
pháp nào không tuân thủ nguyên tắc sinh - trụ - dị - diệt/ thành - trụ - hoại không. Nguyên lý có tính tuyệt đối là “Duyên khởi”, tức là “Cái này có cho
nên cái kia có; Cái này sinh cho nên cái kia sinh”. Từ nguyên lý này mà hình
thành nên Thập nhị nhân duyên khái quát và giải thích quá trình hình thành và
chấm dứt những phiền não đau khổ của con ngƣời. Cũng từ nguyên lý Duyên
khởi Phật giáo khẳng định bản chất của các pháp là vô thƣờng, luôn thay đổi
vì chúng không có tự tính nên luôn phải nƣơng tựa vào nhau mà tồn tại. Cái
mà chúng ta nhận là “Ngã”, đó cũng chỉ là giả hợp. Phật giáo gọi là “Vô ngã”
(no self) vì chúng chỉ là sự kết hợp tạm thời bởi 5 yếu tố: sắc, thọ, tưởng,

hành, thức. Tác giả đƣa ra nhận định, chúng ta nên “chính tri kiến” để quan
sát và giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Hạnh phúc hay khổ đau là do
chính chúng ta quyết định.
Nhƣ vậy, trong hƣớng nghiên cứu về tƣ tƣởng triết học Phƣơng Đông
và Ấn Độ, đã có một số thành tựu nghiên cứu về lịch sử tƣ tƣởng của Phật
giáo nhƣ một bộ phận trong triết học Phƣơng Đông cũng nhƣ Ấn Độ. Đặc biệt,
các nghiên đó đã phần nào khái quát đƣợc tƣ tƣởng, quan điểm Phật giáo và ít
nhiều đã đề cập đến Tứ Diệu Đế và ý nghĩa triết học của nó. Song, nói chung
mới dừng lại ở mức độ giới thiệu chung, nêu chƣa có công trình nào thực sự
12


đi sâu phân tích về tƣ tƣởng triết học của Tứ Diệu Đế một cách cụ thể, chi
tiết và hệ thống. Tuy nhiên đây là những tài liệu quý để luận án tham khảo
nhiều ý nghĩa về bối cảnh lịch sử hình thành và ra đời Tứ Diệu Đế, cũng nhƣ
ảnh hƣởng của nó tới sự phát triển Phật giáo.
1.3. Các công trình nghiên cứu đánh giá về Tứ Diệu Đế và ảnh hƣởng của
nó đến con ngƣời Việt Nam
Trƣớc hết, liên quan đến các công trình nghiên cứu đánh giá về Tứ
Diệu Đế có thể kể đến nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, trong đó trƣớc
hết là tác phẩm Tứ Diệu Đế: nền tảng những lời Phật dạy của Đức Đạt Lai
Lạt Ma XIV (2012, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội). Cuốn sách gồm 5 chƣơng, trong
đó giáo lý Tứ Diệu Đế lần lƣợt đƣợc trình bày trong các chƣơng II, III, IV, X.
Tác giả cho rằng, dù từ trƣớc đến nay Phật giáo đƣợc phân làm nhiều bộ phái,
trƣờng phái và hệ phái nhƣng tựu chung tất cả đền có cùng một mục đích là
giải thoát khỏi khổ đau luân hồi, mang lại an lạc và hạnh phúc đến cho mọi
ngƣời. Chính vì thế mà Tứ Diệu Đế đƣợc xem là triết lý chung và thiết yếu
của Phật giáo mà ngƣời Phật tử cần phải biết và nói cho ngƣời khác biết. Mặt
khác, điểm nổi bật trong công trình nghiên cứu này là tác giả đã diễn giải các
phạm trù cơ bản của Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) gắn liền với sự tu tập,

thực hành của các Phật tử.
Tác phẩm Thiền luận của học giả Nhật Bản Daisetz Teitaro Suzuki
(1992) gồm ba tập (Thƣợng, Trung, Hạ) đã cung cấp cho chúng ta những kiến
giải mới về Tứ Diệu Đế của Phật giáo từ tri thức luận thiền học uyên thâm.
Tác giả cho rằng chỉ dựa vào Bốn Diệu Đế hoặc Mƣời Hai Nhân Duyên thì
nhất quyết không thành tựu đƣợc quả Vô Thƣợng Bồ Đề. Đức Phật chắc hẳn
phải chứng qua một cái gì khác hơn, phóng thẳng vào tận đáy nội tâm của
Ngài, hơn là cái biết hời hợt bằng kinh nghiệm xuyên qua trí thức. Tác giả còn
dẫn ra trƣờng hợp giác ngộ của Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên khi nghe kệ để
13


chứng minh rằng chỉ riêng tƣ tƣởng Tứ Diệu Đế không có uy lực mạnh mẽ để
khiến ngƣời ta giác ngộ. Thay vào đó, Tứ Diệu Đế chỉ phát huy hiệu dụng của
mình khi tâm của ngƣời giác ngộ đã đƣợc khai mở. Nói cách khác, Pháp hiện
đến cho ngƣời đó nhƣ một cái gì tiềm phục, sẵn có trong chính bản thân,
không phải nhƣ một cái thực bên ngoài trút vào. Sự giác ngộ của Xá Lợi Phất
không phải là kết quả của một cuộc phân tách tri thức, mà chính là một sự
hiểu biết tự nhiên bằng trực giác dòng vận hành sinh động bên trong. Nhƣ vậy
theo quan niệm của Suzuki, Tứ Diệu Đế là con đƣờng để mỗi con ngƣời cần
trực nhập tức thì, không qua trung gian của bất cứ tƣ tƣởng nào. Ngƣời Phật
tử phải tìm ngay trong chính họ uy quyền duy nhất cho công cuộc hành đạo.
Những kiến giải này của học giả Suzuki đã góp phần cung cấp cái nhìn toàn
diện, đa chiều về Tứ Diệu Đế.
Trong khi các học giả Phƣơng Đông đánh giá cao vai trò của giáo lý
Phật giáo thì một số học giả phƣơng Tây lại cho rằng Phật giáo với các tƣ
tƣởng Tứ Diệu Đế, Thập nhị nhân duyên… chính là nhân tố cản trở sự phát
triển của các xã hội châu Á. Tiêu biểu cho nhận định này là M.Weber. Khi
đánh giá về các tôn giáo châu Á trong đó có Phật giáo, ông đã cho rằng các
giáo lý này đều là “các tri thức, bao gồm các các tri thức khoa học lấy từ các

tư liệu thành văn và tri thức thần bí, cuối cùng chỉ là con đường tuyệt đối duy
nhất dẫn tới đỉnh cao của sự thiêng liêng ở thế giới bên này và bên kia” [191;
tr. 330]. Bởi vì ông cho rằng các tri thức này không thúc đẩy sự ứng dụng khoa
học thực nghiệm và không hƣớng đến sự phát triển tƣ duy duy lý của con ngƣời.
Từ đó ông cho rằng các tôn giáo phƣơng Đông, đặc biệt là Phật giáo chỉ thích
hợp với một xã hội trì trệ, truyền thống và không góp phần thúc đẩy sự phát triển
và hiện đại hóa xã hội.
Một số học giả Việt Nam cũng có những nhận định riêng về học thuyết
Tứ Diệu Đế. Có thể kể tên một số công trình nhƣ: Phật học phổ thông (1992)
14


của Thích Thiện Hoa không chỉ trình bày tƣơng đối chi tiết về nguyên nhân và
hoàn cảnh Đức Phật thuyết giảng pháp Tứ Diệu Đế lần đầu tiên mà còn đƣa ra
định nghĩa, phân tích cấu trúc, vị trí của Tứ Diệu Đế trong giáo lý Phật giáo.
Tứ Diệu Đế trong đó có Bát Chính Đạo là con đƣờng giúp hành giả tỉnh thức,
giải thoát tâm, có cách sống hiệu quả và thực tế, nhận thức và ứng xử đúng
với cuộc sống. Từ đó tác giả đi đến kết luận con ngƣời nói chung, đặc biệt là
các Phật tử, cần phải học và thực hành pháp Tứ Diệu Đế.
Bài Sự phân nhánh Phật giáo Nam tông và Đại thừa trong Phật giáo của
tác giả Hoàng Thị Thơ trong Tạp chí Triết học, số 4/1993, trang 51– 54 cũng
đề cập tƣ tƣởng Tứ Diệu Đế từ quan điểm của hai phái Phật giáo Nam tông và
Đại thừa. Tác giả nhận định “Tứ Diệu Đế là bốn nguyên lý về nhân sinh mà
cả Đại thừa và Phật giáo Nam tông đều bảo tồn, song Phật giáo Nam tông
phân Tứ Đế ra thành hai cấp độ: sự thực “hiện hữu” cần phải khắc phục là
Khổ Đế và Tập Đế; Lý tƣởng tƣơng lai cần đạt tới là Diệt Đế và Đạo Đế. Đại
thừa, đặc biệt là Thiền tông, ngƣợc lại coi tro ̣ng tính tƣơng đ ối của Tứ Đế,
nhƣ là cơ sở đầu tiên nhƣ sƣ̣ chu ẩn bị cần thiết cho hành trình tới giải thoát,
và cho rằng chỉ khi vứt bỏ khái niệm, siêu vƣợt ý thức để đạt tới chân không
diệu hữu mới thực sự là giải thoát viên mãn”.

Trong cuốn Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu
(1995), từ góc nhìn có tính phƣơng pháp luận, tác giả Cao Xuân Huy đã đi sâu
và phân tích hai “ngả rẽ” khác nhau với những đặc trƣng điển hình của triết
học Phƣơng Đông và Phƣơng Tây. Đặc biệt trong phần III, tác giả có dành
một tiết về “Giá trị Phật học Trung Quốc” trong chƣơng XI để tìm hiểu tƣ
tƣởng triết học Phật giáo Lục triều, Tùy, Đƣờng. Ở đây Cao Xuân Huy đã chú
ý tới một số tranh luận liên quan tới Tứ Diệu Đế ở góc độ bản thể luận, nhận
thức luận giữa hai khuynh hƣớng Phật giáo Nam tông và Đại thừa. Từ đó ông
khẳng định vị trí quan trọng của Tứ Diệu Đế trên cơ sở những vấn đề triết học
15


đối với khuynh hƣớng Đại thừa của Phật giáo Ấn Độ và các Phật giáo Đại
thừa và Thiền tông Trung Quốc thời Tùy Đƣờng.
Trong cuốn Lịch sử Triết học Phương Đông (2001), tác giả Nguyễn
Đăng Thục, trong phần III “Từ Vệ Đà tới Phật giáo nguyên thủy” đã đề cập
đến triết học Ấn Độ. Từ việc khái quát lịch sử triết học Ấn Độ, tác giả đã trình
bày sự ra đời tƣ tƣởng Phật giáo (chƣơng V) và nội dung của Phật học nguyên
thủy (chƣơng VI). Trong chƣơng VI, tác giả đã giới thiệu sự ra đời Tứ Diệu
Đế và ý nghĩa triết học phƣơng Đông của các chân lý nhân sinh Phật giáo
trong Tứ Diệu Đế. Tác giả cho rằng quan niệm về Tứ Diệu Đế cũng chính là
quan niệm chung, gặp nhau giữa các triết lý sống của hầu hết các Đạo học
phƣơng Đông [152; tr 207 – 231].
Cuốn Phật học cơ bản, tập 1 (2003) của tác giả Thích Viên Giác, Nxb.
Tôn giáo, đã hệ thống những kiến thức cơ bản về Phật giáo và có một phần đi
sâu vào phân tích và lu ận giải về Tứ Diệu Đế, chỉ ra cấu trúc, nội dung và
phƣơng pháp tu tập theo “bốn chân lý”. Trên cơ sở đó tác giả khẳng định Tứ
Diệu Đế vừa là phƣơng tiện, vừa là cứu cánh, nhƣ là một giáo lý hoàn chỉnh
đầy tính nhân bản có thể đem lại niềm tin, sức sống cho con ngƣời, xã hội nói
chung [62, tr. 91 – 106].

Trong cuốn Ấn Độ Phật giáo sử luận (2006), tác giả Viên Trí cũng phân
tích các nội dung của Tứ Diệu Đế và đặc biệt đƣa ra nhận định về giáo pháp
Tứ Diệu Đế. Ở đây Đức Phật đƣợc ví nhƣ một nhà khoa học thực nghiệm. Bài
pháp Tứ Diệu Đế đƣợc so sánh với một mẫu thức trong ngành y: Bệnh (Khổ
Đế); Chuẩn đoán, tìm nguyên nhân gây bệnh (Tập Đế); Loại trừ các nguyên
nhân gây bệnh (Diệt Đế); Dùng thuốc men, dƣợc liệu và các phƣơng pháp trị
bệnh (Đạo Đế).
Trong cuốn Lịch sử triết học Ấn Độ (2007), Thích Mãn Giác ngoài việc
lý giải mục đích của việc tìm hiểu lịch sử triết học Ấn Độ và những nền tảng
16


cơ bản của triết học Ấn Độ, cuốn sách còn chỉ ra quá trình hình thành Phật
giáo từ khi xuất hiện tƣ tƣởng “Tân Trào tự do” đến tình trạng “biến thiên”
của các ngành tôn giáo và tình trạng “biến dạng” tƣ tƣởng của Phật giáo trƣớc
sự xâm nhập của Hồi giáo. Đáng chú ý trong chƣơng 2, phần Triết lý Phật
giáo nguyên thủy, tác giả trình bày về Tứ Diệu Đế nhƣ là một trong những
nguyên lý căn bản bậc nhất của triết lý Phật giáo. Do đó, khái niệm về pháp,
nhân duyên, ngũ uẩn… đều đƣợc đề cập để làm sáng tỏ thêm những khía cạnh
của Tứ Diệu Đế nhƣ là trung tâm của tất cả các học thuyết Phật giáo. Những
vấn đề này về sau đƣợc các nhà Phật học tiếp tục phân tích và khảo cứu trên
các quan điểm khác nhau nên chúng trở thành các yếu tố cho siêu hình học
của Phật giáo kể cả Phật giáo Nam tông và Đại thừa.
Trong bài viết Bát chính đạo với giáo lý Tứ Đế của Thích Thái Hòa,
bên cạnh việc làm rõ nội dung của Tứ Diệu Đế và Bát Chính đạo, tác giả đã
khẳng định Đạo Đế (tức Đế thứ tƣ) đóng vai trò rất quan trọng và tích cực để
giải quyết toàn bộ mọi vấn đề khổ đau của sinh tử. Bát Chính Đạo là hạt nhân
chính của Đạo Đế, có vị trí then chốt trong giáo lý Tứ Diệu Đế.
Bài “Giá trị của triết học Phật giáo trong xã hội hiện đại” của Phƣơng
Lập Thiên (2004) Tạp chí Các trào lưu tư tưởng đương đại, số 4 (tiếng Trung)

đã chỉ ra những đặc điểm và mâu thuẫn cơ bản của xã hội loài ngƣời trong thế
kỉ XXI mà ở đó có những phƣơng diện đã đƣợc tổng kết từ thời đức Phật, đến
nay vẫn có giá trị, nhất là phƣơng diện nội tâm. Tác giả đã khái quát những tƣ
tƣởng triết học Phật giáo cơ bản trong Tứ Diệu Đế: Duyên khởi, Nhân quả,
Trung đạo, Bình đẳng, Từ bi, giải thoát… và đã nhấn mạnh giá trị nhân văn
hiện đại của triết học Phật giáo là luôn quan tâm tới mâu thuẫn của tự ngã
trong quá trình tự hoàn thiện, nâng cao “cõi” tâm của con ngƣời, song qua đó
có thể làm hòa dịu mâu thuẫn giữa ngƣời với ngƣời, góp phần gìn giữ hòa
bình thế giới, điều chỉnh mâu thuẫn ngƣời với ngƣời, ngƣời với thiên nhiên,
17


phù hợp với xu hƣớng phát triển bền vững của nhân loại.
Về các nghiên cứu ảnh hƣởng của Tứ Diệu Đế đến con ngƣời Việt Nam,
có thể kể tên các công trình tiêu biểu sau đây: Việt Nam Phật giáo sử luận
(2000) của Nguyễn Lang, Nxb. Văn học, Hà Nội; Tư tưởng Phật giáo Việt
Nam (1999) của Nguyễn Duy Hinh, Nxb. Khoa học Xã hội Hà Nô ̣i ; Đại
cương triết học Phật giáo (2002) của Nguyễn Hùng Hậu, Nxb. Khoa học Xã
hội, Hà Nội; Lịch sử Phật giáo Việt Nam (2005) của Lê Mạnh Thát, Nxb.
Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh,... các công trình này đề u trƣ̣c tiế p hoă ̣c gián tiế p
bàn về ảnh hƣởng của Tứ Diệu Đế - nhƣ mô ̣t nô ̣i dung chiń h của Ph ật giáo đến Phật giáo Việt Nam và con ngƣời Việt Nam.
Trƣớc hết phải kể đến các công trình nghiên cứu về ảnh hƣởng của Tứ
Diệu Đế đối với đạo đức truyền thống Việt Nam:
Luận án Tiến sĩ Triết học (2000) “Ảnh hưởng của những tư tưởng triết
học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam” của Lê Hữu Tuấn
đã khái quát về nội dung triết học Phật giáo , gồ m cả T ứ Diệu Đế và ảnh
hƣởng của nó đối với một số lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần của Việt
Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hƣởng tích cực và
hạn chế mặt tiêu cực của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt
Nam hiện nay.

Bài viết“Tư duy nội quán (Vipassana) của Phật giáo và vai trò của nó
trong tư duy người Việt” (2011) của Hoàng Th ị Thơ đã phân tích cấu trúc tƣ
duy trong Bát chính đạo (Đế thứ tƣ) của Tứ Diệu Đế để làm rõ nội dung và
bản chất tƣ duy nội quán độc đáo của Phật giáo. Qua đó, tác giả khẳng định tƣ
duy nội quán khi đi vào tầng lớp tín đồ bình dân Việt Nam thì đƣợc đời
thƣờng hóa, dân gian hóa, nôm na hóa và thông tục hóa. Có thể nói, tƣ duy Phật
giáo nói chung và tƣ duy nội quán của Phật giáo nói riêng cho đến nay vẫn có
ảnh hƣởng tới lý luận và thực tiễn tƣ duy của ngƣời Việt Nam.
18


Tiếp đó là các công trình về đánh giá ảnh hƣởng của Tứ Diệu Đế đối
với Phật giáo Việt Nam nhƣ: Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, (tập 1)
của Nguyễn Hùng Hậu, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội 2002, đã khái quát
những nét cơ bản về quả trình du nhập, cũng nhƣ ảnh hƣởng của Phật giáo với
dân tộc Việt Nam. Trong chƣơng 1, tác giả đã làm rõ thế giới quan, nhân sinh
quan Phật giáo nói chung và nhân sinh quan, thế giới quan Phật giáo Việt
Nam nói riêng. Trên cơ sở đó, tác giả đã khảo cứu nhân sinh quan Phật giáo
Việt Nam đƣợc thể hiện qua một số nhân vật tiêu biểu nhƣ Trần Thái Tông,
Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thƣợng Sỹ. Theo đánh giá của nhà nghiên cứu
Nguyễn Hùng Hậu, mặc dù tiếp thu tƣ tƣởng triết học Phật giáo đƣợc du nhập
vào Việt Nam nhƣng đã có sự cải biến, bổ sung cho phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội và đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời Việt. Đặc biệt, tác giả
cho rằng, tƣ tƣởng Phật giáo kết hợp hài hòa với tinh thần yêu nƣớc nồng nàn
của ngƣời Việt đã tạo nên một Phật giáo Việt Nam mang tính nhập thế tích
cực. Nhìn chung, đây là một công trình nghiên cứu có giá trị chuyên sâu về
triết học Phật giáo Việt Nam, trong đó ít nhiều đề cập đến vấn đề Tứ Diệu Đế.
Một công trình nghiên cứu về ảnh hƣởng của Tứ Diệu Đế đến lịch sử
phát triển Phật giáo Việt Nam có nhiều ý nghĩa đối với Luận án này là bộ 3
tập Việt Nam Phật giáo sử luận (1994) của Nguyễn Lang. Đây là công trình

nghiên cứu công phu, chi tiết về Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên hình
thành, trải qua các triều đại phong kiến cho đến đầu thế kỷ XX với phong trào
chấn hƣng Phật giáo. Ở mỗi một giai đoạn lịch sử, tác giả đều đi sâu phân tích
các nội dung tƣ tƣởng của Phật giáo và các đại diện tiêu biểu cho từng trƣờng
phái. Từ đó, tác giả khái quát đặc điểm nổi bật của Phật giáo Việt Nam gắn
với mỗi thời kỳ tƣơng ứng. Qua công trình này có thể thấy giáo lý Tứ Diệu
Đế của Phật giáo đã thấm sâu vào trong đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời
dân Việt Nam, trở thành một yếu tố nền tảng của văn hóa Việt Nam.
19


Bên cạnh đó còn một số công trình nghiên cứu về Tứ Diệu Đế nhƣng
mang tính chất nhập môn, cụ thể nhƣ cuốn Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo
(1994) của Thích Tâm Thiện, Nxb. Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh xuất
bản. Đây là công trình có tính nhập môn dành cho độc giả cần hiểu biết về Phật
học đại Cƣơng. Vấn đề Duyên Sinh - Vô ngã là trung tâm của nhân sinh quan
Phật giáo, là cơ sở để làm rõ vị trí và giá trị của toàn Phật giáo.
Các công trình nghiên cứu đánh giá ảnh hƣởng của Tứ Diệu Đế đối với
ngƣời Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có khá nhiều,
trong đó nổi bật là một số công trình sau đây:
Công trình Ảnh hưỏng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con
người Việt Nam hiện nay (1997) do Nguyễn Tài Thƣ chủ biên, Nxb. Chính Trị
Quốc Gia, đã trình bày một cách cô đọng và hệ thống về sự hình thành nhân
cách con ngƣời Việt Nam dƣới ảnh hƣởng của Phật giáo. Mặc dù công trình
này không bàn nhiều đến giáo lý Tứ Diệu Đế nhƣng tác giả đã cung cấp cho
chúng ta một quan điểm toàn diện về ảnh hƣởng của Phật giáo trong đó có
ảnh hƣởng của Tứ Diệu Đế đến tâm lý, tính cách của con ngƣời Việt Nam
hiện nay. Tác giả khẳng định đóng góp của Phật giáo đối với đời sống văn hóa
tinh thần của dân tộc và đạo đức của ngƣời dân Việt Nam hiện nay. Quan
điểm trên đây của tác giả đƣợc chúng tôi tiếp tục kế thừa để đi sâu nghiên cứu

ảnh hƣởng của Tứ Diệu Đế đến con ngƣời Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Công trình Đạo Phật ngày nay của thiền sƣ Thích Nhất Hạnh do Nxb.
Lá Bối xuất bản, năm 1972. Trong công trình này, tác giả đã nhận định xác
đáng Tứ Diệu Đế của Phật giáo khi cho rằng tƣ tƣởng này không bi quan mà
cũng không lạc quan. Phật giáo nhận thức khổ đau để giải quyết khổ đau chứ
không phải để thở dài, trốn tránh. Phật giáo hƣớng dẫn con ngƣời nhận thức
thực trạng khổ đau, sống trong khổ đau để từ đó hƣớng con ngƣời thực hành
tiến tới giải thoát tình trạng khổ đau. Trên cơ sở đó, tác giả nhận định: Phật
20


giáo cho đến ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị tích cực về đạo đức; Tuy nhiên,
Phật giáo cần đƣợc tiếp tục hiện đại hóa, cởi bỏ xiềng xích hình thức để giải
phóng nội dung nhân văn sâu sắc, nhƣ vậy Phật giáo dễ đi sâu vào lòng ngƣời,
phát huy giá trị tích cực của nó trong bối cảnh hiện đại hôm nay.
Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, (tập 1) của Nguyễn Hùng Hậu,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 2002, đã ít nhiều đề cập đến vấn đề Tứ Diệu
Đế. Một công trình nghiên cứu về ảnh hƣởng của Tứ Diệu Đế đến lịch sử phát
triển Phật giáo Việt Nam có nhiều ý nghĩa đối với Luận án này là bộ 3 tập Việt
Nam Phật giáo sử luận (1994) của Nguyễn Lang. Qua công trình này có thể
thấy giáo lý Tứ Diệu Đế của Phật giáo đã thấm sâu vào trong đời sống văn
hóa tinh thần của ngƣời dân Việt Nam, trở thành một yếu tố nền tảng của văn
hóa Việt Nam.
Bên cạnh đó còn một số công trình nghiên cứu vè Tứ Diệu Đế nhƣng
mang tính chất nhập môn, cụ thể nhƣ Cuốn Tìm hiểu nhân sinh quan Phật
giáo (1994) của Thích Tâm Thiện, Nxb. Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh.
Ảnh hưỏng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện
nay (1996) do Nguyễn Tài Thƣ chủ biên, NXB Chính Trị Quốc Gia. Công
trình Đạo Phật ngày nay của thiền sƣ Thích Nhất Hạnh do Nxb Lá Bối xuất
bản, năm 1972.

Nhƣ vậy, tƣ tƣởng triết học của Tứ Diệu Đế nói riêng và Phật giáo nói
chung cũng nhƣ ảnh hƣởng của nó tới đời sống và sự phát triển của xã hội đã
đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, cũng nhiều bài viết đề cập gián tiếp
hoặc trực tiếp đến Tƣ́ Diê ̣u Đế từ góc độ triết học nhƣng đến nay vẫn chƣa có
công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về triết học Phật giáo từ
tiếp cận Tứ Diệu Đế và từ đó khái quát ảnh hƣởng của Tứ Diệu Đế đối với sự
phát triển Phật giáo cũng nhƣ Phật giáo Việt Nam và con ngƣời Việt Nam.
1.4. Khái niệm và thuật ngữ công cụ dùng trong luận án
* Triết học Phật giáo: là hệ thống các phạm trù, khái niệm có tính phổ
quát về thế giới, về con ngƣời và cuộc đời con ngƣời gắn liền với tiếp cận độc

21


×