Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Đánh giá biến động một số hệ sinh thái tại khu vực đầm nại, tỉnh ninh thuận và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------

Nguyễn Thu Huyền

ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG MỘT SỐ HỆ SINH THÁI TẠI KHU VỰC
ĐẦM NẠI, TỈNH NINH THUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------------------------

Nguyễn Thu Huyền

ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG MỘT SỐ HỆ SINH THÁI TẠI KHU VỰC
ĐẦM NẠI, TỈNH NINH THUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Văn Quân


PGS.TS. Lê Thu Hà

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn
Quân, và PGS.TS Lê Thu Hà - những người đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi
trong suốt thời gian hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm đề tài trọng điểm cấp nhà
nước KC.08.25/11-15 - Viện Tài nguyên và Môi trường Biển (Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam) đã cho phép sử dụng nguồn số liệu và hỗ trợ kinh phí
để tôi có thể tham gia những chuyến thực địa trong suốt quá trình thực hiện luận
văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong PTN Sinh thái
học và Sinh học môi trường, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian
tôi học tập tại trường và cung cấp những tài liệu cần thiết giúp tôi hoàn thành luận
văn.
Trong các đợt khảo sát thực địa và thu thập mẫu tại đầm Nại, Ninh Thuận,
tôi đã được các cán bộ ở Chi cục Thủy sản Ninh Thuận, Phòng Khuyến nông –
Khuyến ngư Ninh Thuận, nhân dân các xã quanh đầm Nại đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp tôi hoàn thành công việc. Nhân dịp này, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết
ơn đặc biệt đối với những sự giúp đỡ quý báu ấy.
Xin cảm ơn bố mẹ, gia đình – những người đã luôn ở bên cạnh động viên
giúp tôi vững bước trong cuộc sống và phấn đấu trong học tập. Cuối cùng, tôi xin
gửi lời cảm ơn đến bạn bè và đồng nghiệp đã luôn quan tâm, giúp đỡ và động viên
tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2015
Học viên


Nguyễn Thu Huyền

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................3
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦM PHÁ VEN BIỂN VIỆT NAM .............................3
1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC ĐẦM NẠI ...............................5
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................5
1.2.2. Một số đặc điểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu .................................12
1.3. TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC BIỂN VEN BỜ .. 15
1.4. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐẦM NẠI ................................17
CHƢƠNG 2 - ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................19
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ...........................................19
2.1.1. Địa điểm .................................................................................................19
2.1.2. Thời gian.................................................................................................20
2.2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP .........................................................21
2.2.1. Đối tƣợng ................................................................................................21
2.2.2. Phƣơng pháp ...........................................................................................21
CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................25
3.1. HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CÁC HỆ SINH THÁI TẠI
KHU VỰC ĐẦM NẠI QUA CÁC NĂM 1975, 1989, 1996, 2014 ...................25
3.1.1. Phân bố không gian các hệ sinh thái tại khu vực Đầm Nại năm 1975 ...25
3.1.2. Phân bố không gian các hệ sinh thái tại khu vực Đầm Nại năm 1989 ...27
3.1.3. Phân bố không gian các hệ sinh thái tại khu vực Đầm Nại năm 1996 ...27
3.1.4. Phân bố không gian các hệ sinh thái tại khu vực Đầm Nại năm 2014 ...27

3.2. SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN CÁC HỆ SINH THÁI
TẠI KHU VỰC ĐẦM NẠI QUA CÁC GIAI ĐOẠN 1975 – 1989, 1989 –
1996 VÀ 1996 – 2014 ..........................................................................................28
3.2.1. Sự biến động về phân bố không gian các hệ sinh thái tại khu vực Đầm
Nại giai đoạn 1975 – 1989 ...............................................................................28

ii


3.2.2. Sự biến động về phân bố không gian các hệ sinh thái tại khu vực Đầm
Nại giai đoạn 1989 – 1996 ...............................................................................31
3.2.3. Sự biến động về phân bố không gian các hệ sinh thái tại khu vực Đầm
Nại giai đoạn 1996 – 2014 ...............................................................................34
3.2.4. Sự biến động về phân bố không gian các hệ sinh thái tại khu vực Đầm
Nại giai đoạn 1975 – 2014 ...............................................................................37
3.3. ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG NƢỚC
ĐẦM NẠI THEO MÙA TRONG GIAI ĐOẠN 2013 – 2014 ..........................41
3.3.1. Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc đầm Nại theo sinh cảnh qua các mùa trong
năm ...................................................................................................................41
3.3.2. Sự biến động một số yếu tố môi trƣờng nƣớc đầm Nại theo các mùa
trong năm ..........................................................................................................46
3.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG ..................................................................................................................51
3.4.1. Một số nguyên nhân gây suy giảm các hệ sinh thái tại khu vực Đầm Nại ...51
3.4.2. Đề xuất một số giải pháp định hƣớng phát triển bền vững ....................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... .70
PHỤ LỤC

iii



DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐNTS

Đầm nuôi thủy sản

HST

Hệ sinh thái

NT

Nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Vị trí phân loại đầm phá miền Trung Việt Nam trong hệ thống phân loại
đầm phá ven bờ đại dƣơng của thế giới ......................................................................5
Bảng 1.2. Các đặc trƣng khí hậu tại một số trạm thuộc địa bàn Ninh Thuận .............7
Bảng 1.3. Diện tích nền đáy Đầm Nại theo độ sâu .....................................................9
Bảng 1.4. Cơ cấu dân số của các thôn hành nghề khai thác thủy sản Đầm Nại .......13
Bảng 1.5. Cơ cấu nghề nghiệp của ngƣ dân ven Đầm Nại .......................................14
Bảng 1.6. Tình hình kinh tế của các hộ ngƣ dân ven đầm Nại .................................15
Bảng 2.1. Tọa độ các điểm khảo sát tại khu vực Đầm Nại .......................................20
Bảng 3.1. Mã đối tƣợng (ID) trong bản đồ hiện trạng hệ sinh thái Đầm Nại ..........25
Bảng 3.2. Diện tích các hệ sinh thái tại khu vực Đầm Nại theo từng năm ...............39
Bảng 3.3.Tổng hợp kết quả phân tích một số yếu tố môi trƣờng nƣớc đầm Nại vào
mùa khô (Tháng 4/2014) ...........................................................................................42
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả phân tích một số yếu tố môi trƣờng nƣớc đầm Nại vào
thời điểm giao mùa (Tháng 7/2014) ..........................................................................43
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả phân tích một số yếu tố môi trƣờng nƣớc đầm Nại vào
mùa mƣa (Tháng 10/2013) ........................................................................................46
Bảng 3.6. Một số giải pháp định hƣớng phát triển bền vững các HST Đầm Nại .....62

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lý Đầm Nại, tỉnh Ninh Thuận...........................................6
Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu tại khu vực Đầm Nại .........................................19
Hình 2.2. Sơ đồ phƣơng pháp xử lý ảnh vệ tinh thành lập bản đồ HST ...................24

Hình 3.1. Lƣợc đồ phân bố các hệ sinh thái tại khu vực Đầm Nại,Ninh
Thuận......226
Hình 3.2. Biến động diện tích các hệ sinh thái tại khu vực Đầm Nại, Ninh Thuận
giai đoạn 1975 - 1989 ...............................................................................................28
Hình 3.3. Lƣợc đồ sự thay đổi diện tích các hệ sinh thái tại khu vực Đầm Nại, Ninh
Thuận giai đoạn 1975 – 1989 ....................................................................................29
Hình 3.4. Biến động phân bố không gian các hệ sinh thái tại khu vực Đầm Nại giai
đoạn từ năm 1975 đến năm1989 ...............................................................................30
Hình 3.5. Lƣợc đồ sự thay đổi diện tích các hệ sinh thái tại khu vực Đầm Nại, Ninh
Thuận giai đoạn 1989 – 1996 ....................................................................................31
Hình 3.6. Biến động diện tích các hệ sinh thái tại khu vực Đầm Nại, ......................32
Hình 3.7. Biến động phân bố không gian các hệ sinh thái tại khu vực Đầm Nại .....33
Hình 3.8. Lƣợc đồ sự thay đổi diện tích các hệ sinh thái tại khu vực Đầm Nại, Ninh
Thuận giai đoạn 1996 – 2014 ....................................................................................34
Hình 3.9. Biến động diện tích các hệ sinh thái tại khu vực Đầm Nại, Ninh Thuận
giai đoạn 1996 - 2014 ..............................................................................................35
Hình 3.10. Biến động diện tích các hệ sinh thái tại khu vực Đầm Nại giai đoạn từ
năm 1996 đến năm 2014 ...........................................................................................36
Hình 3.11. Biến động diện tích một số HST tại khu vực Đầm Nại, Ninh Thuận giai
đoạn 1975 – 2014 ......................................................................................................38
Hình 3.13. Biến động nhiệt độ trung bình tại khu vực Đầm Nại các mùa trong năm ..... 47
Hình 3.14. Biến động pH trung bình tại khu vục Đầm Nại qua các mùa trong năm....... 48
Hình 3.15. Biến động TSS trung bình tại khu vực Đầm Nại qua các mùa trong năm .... 49
Hình 3.16. Biến động hàm lƣợng DO trung bình tại khu vực Đầm Nại qua các mùa
trong năm...................................................................................................................50

vi


Hình 3.17. Biến động COD trung bình tại khu vực Đầm Nại qua các mùa trong năm ........ 51

Hình 3.18. Biến động diện tích rừng ngập mặn tại Đầm Nại qua các năm ..............52
Hình 3.19. Chặt phá rừng ngập mặn tại Đầm Nại.....................................................52
Hình 3.20. Biến động diện tích đầm nuôi thủy sản tại khu vực Đầm Nại qua các năm .... 53
Hình 3.21. Ruộng muối bị bỏ hoang tại Đầm Nại ....................................................53
Hình 3.22. Đìa nuôi tôm tại Đầm Nại .......................................................................54
Hình 3.23. Tốc độ lắng đọng trong các cột khoan ....................................................55
Hình 3.24. Hoạt động công trình tại Đầm Nại ..........................................................56
Hình 3.25. Hoạt động sản xuất muối tại Đầm Nại ....................................................56
Hình 3.26. Biến động diện tích ruộng muối tại Đầm Nại qua các năm ....................57
Hình 3.27. Biến động diện tích cỏ nƣớc tại Đầm Nại qua các năm ..........................58
Hình 3.28. Cỏ biển Đầm Nại và động vật thân mềm trong bãi cỏ ............................58
Hình 3.29. So sánh sản lƣợng và số hộ khai thác tại Đầm Nại qua các năm ............59
Hình 3.30. Hoạt động khai thác thủy sản tại khu vực Đầm Nại ...............................60
Hình 3.31. Hoạt động tuyên truyền cấm đánh bắt thủy sản tại Đầm Nại .................64
Hình 3.32. Mô hình phục hồi rừng ngập mặn khu vục Đầm Nại..............................65
Hình 3.33. Mô hình phục hồi Hải sâm trên vùng triều đá sỏi ...................................65
Hình 3.34. Một số mô hình nuôi kết hợp sinh thái ...................................................66

vii


MỞ ĐẦU
Đầm phá (lagoon) tự nhiên là một loại hình thuỷ vực rất đặc sắc của khu vực
vùng triều ven biển. Ở Việt Nam, hiện có 12 đầm phá ven biển điển hình phân bố ở
ven bờ biển Trung Bộ từ Thừa Thiên - Huế đến Ninh Thuận; với tổng diện tích là
447,8 km2. Trong hệ thống 12 đầm phá này, lớn nhất là phá Tam Giang – Cầu Hai
rộng tới 216 km2; nhỏ nhất là đầm Nƣớc Mặn 2,8 km2 [15]. Giá trị từ hệ thống đầm
phá này mang lại cho con ngƣời là vô cùng to lớn: Cung cấp thực phẩm, tạo điều
kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế bao gồm nông nghiệp, ngƣ nghiệp và lâm
nghiệp; là nguồn gen bao gồm nhiều loài nƣớc lợ và nƣớc mặn thích nghi với điều

kiện tự nhiên của đầm; vai trò trong điều hòa nguồn nƣớc ngầm, là bể chứa trong
mùa mƣa và là nguồn cung cấp nƣớc cho mùa khô, vai trò trong sản xuất sinh khối
và lƣu trữ dinh dƣỡng, vai trò trong loại hình kinh tế du lịch cho cả vùng.
Đầm Nại – một tặng phẩm thiên nhiên đã ban cho vùng đất ―thiếu mưa, thừa
nắng‖ Ninh Thuận. Với diện tích trung bình gần 700 ha, đầm Nại là nơi có hệ sinh
thái vô cùng đa dạng và phong phú; mang những nét đặc trƣng cho đầm vùng khí
hậu nhiệt đới khô hạn vùng ven biển. Đầm Nại còn là khu vực có nguồn lợi thủy sản
khá phong phú, đƣợc ví nhƣ “nồi cơm chung” của ngƣời dân năm xã ven đầm; đóng
vai trò điều hòa nƣớc cho toàn khu vực; thêm vào đó, đầm Nại còn từng là “lá phổi”
làm sạch môi trƣờng sinh sống của cƣ dân quanh đầm. Tuy nhiên, trong những năm
trở lại đây, khi nghề nuôi tôm công nghiệp đƣợc đầu tƣ, thêm vào đó là nhiều hoạt
động kinh tế - xã hội của con ngƣời cũng quan tâm và phát triển; đã và đang có
những ảnh hƣởng không hề nhẹ tới hệ sinh thái và cảnh quan của đầm: rừng ngập
mặn tự nhiên bị con ngƣời tàn phá để lấy đất nuôi tôm; phục vụ cho việc canh tác
sản xuất nông nghiệp; dẫn đến mặt đầm bị “thuỷ mạc hoá”; sự phân bố của một số
HST bị thay đổi. Hệ quả là giá trị đa dạng sinh học trong đầm ngày càng suy giảm,
vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, bãi đẻ của một số loài cá, động vật thủy sinh bị thu hẹp
và dần mất đi.
Do có nhiều vai trò quan trọng nhƣ vậy nên hệ 12 đầm phá ven biển miền
Trung đƣợc rất nhiều nhà khoa học quan tâm. Riêng với khu đầm phá Tam Giang –

1


Cầu Hai có khoảng hơn 40 công trình khảo sát và nghiên cứu đã đƣợc công bố, các
đầm phá nhƣ đầm Thị Nại, đầm Ô Loan, đầm Nha Phu, đầm Thủy Triều cũng đƣợc
nhiều tác giả quan tâm ở nhiều mặt khác nhau: từ địa chất, khí hậu, …đến các hệ
động, thực vật [15]. Tuy nhiên, theo thống kê mới đây nhất các công trình nghiên
cứu về các đầm phá ven biển miền Trung thì vẫn chƣa có công trình nghiên cứu nào
về sự thay đổi về diện tích một số hệ sinh thái tại khu vực Đầm Nại từ những năm

sau chiến tranh đến nay. Hơn thế nữa, những nghiên cứu khoa học về đầm Nại hiện
nay chƣa có nhiều; các tác giả chỉ tập trung vào việc đánh giá những ảnh hƣởng từ
hoạt động nuôi trồng thủy sản đến chất lƣợng nƣớc và sự đa dạng sinh học của các
hệ sinh thái khu vực đầm Nại, và bƣớc đầu chƣa có cơ sở dữ liệu giúp các nhà quản
lý có những biện pháp thích hợp cho công tác quy hoạch phát triển định hƣớng bền
vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Với thực tế đó, đề tài: “Đánh giá biến động
một số hệ sinh thái tại khu vực Đầm Nại, tỉnh Ninh Thuận và đề xuất các giải
pháp phát triển bền vững” đƣợc thực hiện với những mục tiêu sau :
1. Đánh giá đƣợc những biến động về phân bố không gian của các hệ sinh thái tiêu
biểu khu vực đầm Nại trong giai đoạn 1975 – 2014.
2. Đánh giá đƣợc chất lƣợng môi trƣờng nƣớc thông qua việc theo dõi sự thay đổi
một số yếu tố môi trƣờng nƣớc đặc trƣng tại một số sinh cảnh khu vực đầm Nại
theo mùa trong giai đoạn 2013 – 2014.
3. Cung cấp các dữ liệu về mức độ khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, từ đó
đề xuất một số biện pháp phục hồi, định hƣớng phát triển bền vững nguồn tài
nguyên thiên nhiên.

2


CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẦM PHÁ VEN BIỂN VIỆT NAM
Đầm phá ven biển là một loại hình hệ sinh thái đất ngập nƣớc tiêu biểu thuộc
khu vực ven bờ biển; mang những nét đặc sắc về mặt địa chất, sinh học sinh thái, và
những tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên. Đây là một dạng thủy vực của đới ven
bờ, đƣợc tách khỏi biển nhờ kiểu tích tụ bờ cát chắn phía ngoài, ôm lấy một vực
nƣớc nông phía trong. Đầm phá ven biển Việt Nam chiếm khoảng 21% chiều dài
đƣờng bờ biển, tập trung chủ yếu ở ven biển miền Trung, phân bố từ vĩ độ 16oB tới
11oB, từ Thừa Thiên Huế tới Bình Thuận. Các đầm phá tiêu biểu là Tam Giang Cầu Hai, Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Trƣờng Giang, An Khê, Nƣớc Mặn (Quảng
Ngãi), Trà Ô, Nƣớc Ngọt, Thị Nại (Bình Định), Cù Mông, Ô Loan (Phú Yên), Thủy

Triều (Khánh Hòa), Nại (Bình Thuận) [8].
Lịch sử phát triển cho thấy, đầm phá ven biển đƣợc hình thành ở những vùng
bờ có động lực mạnh, đặc biệt là động lực sóng, với các dòng bồi tích dọc bờ, thủy
triều và sóng gây nên hiện tƣợng dịch chuyển vật chất trong khu vực, trong quan hệ
tƣơng tác giữa lục địa và biển. Về hình thái chung, đầm phá thƣờng có dạng một
thủy vực kéo dài dọc bờ, ngăn cách với biển bởi hệ cồn cát kéo dài, một mặt thu
nhận lƣợng nƣớc sông từ phía lục địa đổ vào qua các cửa sông, mặt khác thông với
khối nƣớc biển qua một hay nhiều cửa về phía biển [15].
Do vị trí của mỗi đầm phá ở từng khu vực có điều kiện địa chất, thủy văn, chế
độ động lực phát triển khác nhau đã tạo nên các kiểu đầm phá khác nhau với độ lớn,
hình thái cấu trúc, xu thế phát triển tiến hóa khác nhau, dẫn đến các điều kiện sinh
thái – sinh học khác nhau. Việc phân chia các kiểu đầm phá dựa trên tính chất
chung của từng thủy vực đầm phá, trong đó đặc điểm chủ yếu là chế độ thủy văn
của đầm phá phụ thuộc vào khả năng trao đổi nƣớc giữa đầm phá và biển; vào cân
bằng nƣớc diễn ra trong đầm phá giữa khối nƣớc sông và khối nƣớc biển, liên quan
tới vị trí độ lớn của cửa mở đầm phá ra biển và các cửa sông đổ vào đầm phá. Dƣới
góc độ loại hình học, đầm phá có đặc tính của hồ chứa nƣớc ven bờ. Tuy nhiên,

3


giống nhƣ vùng cửa sông, do đặc tính pha trộn giữa khối nƣớc ngọt và nƣớc mặn
nên khu hệ thuỷ sinh vật đầm phá rất phong phú bao gồm các loài nƣớc ngọt, nƣớc
lợ và nƣớc mặn. Cấu trúc quần xã sinh vật đầm phá thay đổi theo mùa rõ rệt.
Việc phân loại các đầm phá ở Việt Nam một cách có hệ thống chỉ mới đƣợc
thực hiện trong những nghiên cứu gần đây [35]. Kết hợp giữa các tiêu chuẩn lý luận
và thực tiễn, vận dụng các phƣơng pháp đã đƣợc sử dụng trên thế giới (Nichols và
Allen, 1981), chú trọng đặc điểm, trạng thái cửa mở và chế độ thủy văn đầm phá,
bƣớc đầu có thể phân chia các đầm phá ven biển miền Trung thành các kiểu loại sau
(Bảng 1.1):

Kiểu I: Đầm phá gần kín, cửa mở rộng, chế độ nƣớc lợ - lợ nhạt, độ mặn thƣờng
thấp, dƣới 30‰. Thuộc kiểu này có các đầm: Tam Giang – Cầu Hai, Trƣờng Giang,
Thị Nại, Cù Mông, Thủy Triều, Nại.
Kiểu II: Đầm phá kín từng phần, cửa mở rất hẹp, chế độ nƣớc mặn - lợ, độ mặn có
thể lên tới trên 35‰. Thuộc kiểu loại này có các đầm: Lăng Cô, Ô Loan, Nƣớc
Mặn, Nƣớc Ngọt.
Kiểu III: Đầm phá đóng kín gồm các đầm An Khê và Trà Ổ. Riêng đầm Trà Ô cửa
rất hẹp, hoặc gần nhƣ bị đóng hoàn toàn, độ mặn ở mức nhạt lợ, thƣờng dƣới 5‰.
Vào mùa mƣa lũ, ngƣời dân sống quanh đầm phá thƣờng phải đào để khơi thông
cửa tạo điều kiện cho việc thoát lũ đƣợc dễ dàng.
Việc phân chia nhƣ trên chỉ mang ý nghĩa tƣơng đối, trên thực tế có thể thay
đổi theo từng thời gian, trong quá trình biến động phát triển tiến hóa của thủy vực
[29,30]. Với các đặc điểm chế độ thủy văn – trạng thái cửa mở liên quan đến chế độ
nƣớc ngọt - lợ - mặn đã tạo cho mỗi đầm phá một khu hệ sinh thái riêng biệt [5].

4


Bảng 1.1. Vị trí phân loại đầm phá miền Trung Việt Nam trong hệ thống phân
loại đầm phá ven bờ đại dƣơng của thế giới
Phân loại chung

Phân loại ở Việt Nam

đầm phá ven
Gần kín

biển thế giới

Kín từng phần


Đóng kín

Kiểu đầm phá
cửa sông
Tam Giang - Cầu Hai,
Kiểu đầm phá

Trƣờng Giang, Thị

hở

Nại, Cù Mông, Thủy
Triều và Nại

Kiểu đầm phá

Lăng Cô, Nƣớc Ngọt,

kín từng phần

Nƣớc Mặn, Ô Loan

Kiểu đầm phá

An Khê,

đóng kín

Trà Ô

(Nguồn: Nguyễn Hữu Cử, 1996 và 1999) [5,6,15,18,41,44,46]

1.2. ĐẶC ĐIỂM KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC ĐẦM NẠI
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Đầm Nại thuộc địa phận huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Bắc Giáp Tân
Hải (thôn Gò Đền), Tây Bắc giáp Hộ Hải (thôn Lƣơng Cách, Hộ Diêm), Đông và
Đông Bắc giáp Phƣơng Hải (thôn Phƣơng Cựu), Đông Nam giáp Tri Hải (thôn Tri
Thủy), Nam và Tây Nam giáp Khánh Hải (thôn Dƣ Khánh).
Đầm Nại là một lòng chảo nông dạng lục giác không đều ít eo ngách. Nối
với biển qua lạch Ninh Chữ dài 2,2km, rộng 150 – 300m, hai đầu lạch rộng khoảng
150m, giữa lạch rộng nhất khoảng 550m, sâu 3-5m, chỗ hẹp nhất 140m tại cầu Tri
Thủy [5]. Diện tích lòng đầm Nại khoảng 700ha, vùng đồng bằng ven đầm bị chi
phối triều trên 400ha. Bao quanh đầm Nại là ruộng lúa, các ngọn núi Cà Đú, núi
Đình, Hòn Thiêng, các ruộng muối và các đìa nuôi tôm.

5


Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lý Đầm Nại, tỉnh Ninh Thuận
(Ảnh: Đề tài KC08.25/11-15, 2013)[21]
1.2.1.2. Đặc điểm khí hậu
Đầm Nại thuộc khu vực mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm
nổi bật là khô nóng, ít mƣa, lƣợng bốc hơi cao (cao nhất trong toàn quốc).
Đặc điểm gió: Đầm Nại thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa gió
chính:
+ Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
+ Gió mùa Tây Nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 9.
Tốc độ gió trung bình năm 2,3m/s. Chế độ gió ảnh hƣởng khá lớn đến độ đục
của đầm. Hiện nay gần nhƣ toàn bộ rừng ngập mặn xung quanh đầm bị chặt phá gần

hết nên trong mùa gió Đông Bắc tốc độ gió trên đầm khá lớn làm cho nƣớc trong
đầm thƣờng bị đục bởi sự xáo trộn lớn chất lắng đọng trên nền đáy đầm, đặc biệt
chất thải trong quá trình cải tạo ao nuôi tôm thải ra vùng đầm [7].
Chế độ mƣa: Lƣợng mƣa ở vùng đầm Nại thƣờng thấp, mức thấp nhất trung bình
731,6mm (700 - 800 mm) tập trung từ tháng 8 đến tháng 11 (chiếm 58,4% lƣợng
mƣa cả năm). Do đó thời gian này thƣờng xảy ra lũ lụt làm ngọt hóa đầm.

6


- Tình hình bão: Ninh Thuận có  20 trận bão đổ bộ vào (trung bình 4 lần/năm), tập
trung vào các tháng 10, 11, 12. Sức bão vào Ninh Thuận nhìn chung không lớn do
địa hình 3 phía đƣợc núi che chắn, nhƣng trong vài năm gần đây bão gia tăng và sức
phá lớn hơn, đặc biệt vào những lúc thời tiết diễn biến đặc biệt nhƣ mƣa, lũ lớn gặp
triều cƣờng và gió mạnh.
- Lũ quét: Kèm theo một số trận bão, lũ lớn là hiện tƣợng lũ quét trên thƣợng nguồn
tuy nhiên ở mức độ nhẹ, hậu quả thiệt hại không trầm trọng.
Chế độ nhiệt:
- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình cả năm 27,1oC dao động từ 14oC – 38oC.
Nhiệt độ nƣớc: nhiệt độ nƣớc trung bình 24,4oC – 28,6oC; dao động 22,5oC –
34,7oC; chênh lệch nhiệt độ nƣớc trong ngày không quá 5oC.
- Hạn hán: Do thời tiết khô hạn nên thƣờng xảy ra hiện tƣợng cháy rừng làm thiệt
hại môi trƣờng sinh thái và gia tăng mức độ khô hạn vốn đã lớn tại tỉnh.
Bảng 1.2. Các đặc trƣng khí hậu tại một số trạm thuộc địa bàn Ninh Thuận
Đơn vị

Trạm

Cà Ná


Mũi Dinh

Phan Rang

Nha Hố

27,1

26,0

27,6

27,0

To TB/năm

o

To T.đối max/năm

o

39,9

40,5

To T.đối min/năm

o


14,4

14,2

Tổng lƣợng nhiệt/năm

o

10041

9862

Độ ẩm TB/năm

%

71

75

Bốc hơi/năm

Mm

1827

1670

Mƣa: Max


Mm

1180

1231

1076,6

TB

mm

657,7

694,9

789,2

Min

mm

427,1

272,2

550,4

Ngày


45

60

87

C

Số ngày mƣa/năm

C
C
C

9838

9450

(Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Ninh Thuận, 2012) [36]

7


1.2.1.3. Thủy, hải văn
Thủy văn
Nguồn cung cấp nƣớc ngọt cho đầm: Đầm Nại nhận nƣớc ngọt từ : suối Màn
Màn, Ngòi Quạ, Gò Thao, Mƣơng Mê, Đồng Nha. Lƣợng nƣớc ngọt cung cấp cho
đầm Nại hàng năm đạt 350 – 400 triệu m3. Riêng 3 tháng mùa mƣa (9,10,11) chiếm
gần 70% tổng lƣợng nƣớc ngọt cung cấp cho đầm (khoảng 250 – 300 triệu m3), các
tháng khác thƣờng khô cạn [12]. Kênh Bắc thuộc hệ thống thủy lợi Nha Trinh –

Lâm Cấm bao bọc gần hết diện tích quanh đầm: kênh T5, Mƣơng Tháo, Lê Đình
Chinh, mƣơng Đồng Lớn… phục vụ cho nông nghiệp và nuôi thủy sản.
Hải văn
Về thủy triều: Thủy triều đặc trƣng của đầm Nại chịu ảnh hƣởng của chế độ
thủy triều khu vực Nam Trung Bộ: chế độ Nhật Triều không đều, hàng tháng có 1820 ngày nhật triều, còn lại là bán Nhật Triều. Thời gian triều dâng lớn hơn thời gian
triều rút. Độ lớn thủy triều kỳ nƣớc cƣờng có thể đạt 1,2 – 2,2m; độ lớn thủy triều
kỳ nƣớc kém có thể đạt 0,5m. Ngoài ra, do thời gian triều rút nhanh nên vận tốc
dòng chảy lớn, hạn chế đƣợc hiện tƣợng lắng đọng trầm tích [17].
Dòng chảy
Hoàn lƣu nƣớc tại đầm Nại phụ thuộc vào trƣờng gió thổi trên mặt đầm. Mùa
gió Đông Bắc mạnh: hình thành nhiều xoáy cục bộ, nhất là phía Tây đầm, kích
thƣớc xoáy thuận khi triều lên có thể đạt 2/3 đầm Nại. Vận tốc tại cửa đầm có thể
đạt 50-65cm/s khi triều rút và đạt 30-35 cm/s khi triều dâng. Ở tâm đầm, vận tốc chỉ
vào khoảng 20-25 cm/s khi triều dâng và 10-15cm/s khi triều rút [17].
Khả năng trao đổi nƣớc giữa đầm Nại và vịnh Phan Rang
Vịnh Phan Rang là nơi trực tiếp trao đổi nƣớc mặn với đầm Nại qua lạch Ninh
Chữ. Hàng ngày đầm Nại nhận một lƣợng nƣớc biển khoảng 3-4 triệu m3 vào kỳ
nƣớc kém và 5-6 triệu m3 vào kỳ nƣớc cƣờng. Lƣợng nƣớc này chiếm khoảng 1225% tổng lƣợng nƣớc của đầm. Mức nƣớc trao đổi hàng ngày ở đầm Nại khoảng
20% vào mùa khô và 15% vào mùa mƣa, tạo ra sự cân bằng ổn định cho đầm lâu
dài (nếu không có tác động của con ngƣời). Song nguồn nƣớc mặn ra vào đầm có

8


hiện tƣợng quay vòng, không thay nƣớc triệt để, nên đầm Nại trở thành túi chứa
nƣớc thải của vùng nuôi tôm quanh đầm Nại.
1.2.1.4. Chất đáy
Đầm Nại có 4 loại hình chất đáy: cát, cát bùn, bùn cát và bùn. Trong đó ƣu
thế phải kể đến là đáy bùn. Đáy cát đƣợc phân bố thành dải rộng ở bờ Đông và dải
hẹp ở bờ Tây cửa đầm trƣớc khi đi qua lạch Ninh Chữ. Đáy bùn bờ Bắc từ Hòn

Thiêng đến Phƣơng Cựu, có nguồn gốc từ đồng ruộng và các ao nuôi thủy sản
(Nguyễn Hữu Cử, 1999) [5].
Bảng 1.3. Diện tích nền đáy Đầm Nại theo độ sâu
TT

Đới độ sâu

Diện tích (ha)

% diện tích

1

Từ 0m đến +1m (HST vùng triều )

188,74

24,25

2

Từ -1m đến -2m (HST dƣới triều )

324,37

43,98

3

Từ -2m đến -3m (HST dƣới triều )


195,87

25,16

4

< -3m ( Lòng đầm, luồng)

51,44

6,61

(Nguồn: Đề tài KC08.25/11-15, 2015)[21]
1.2.1.5. Nguồn lợi thủy sinh vật
Động vật đáy
Theo báo cáo của Nguyễn Trọng Nho (1994) [17,20], thành phần loài động
vật đáy gồm 81 loài: Thân mềm 58 loài, giáp xác 18 loài, giun nhiều tơ 5 loài. Ở
đây gặp tôm nƣớc ngọt (Macrobrachium nipponense). Các vùng đáy cứng xen bùn,
bùn cát, có rong phân bố số loài nhiều hơn (chiếm gần 70% tổng số loài). Dạng cát
và cát bùn có ít loài phân bố [26].
Động vật nổi
Có 25 loài và một số nhóm ấu trùng. Thành phần loài động vật phù du đầm
Nại mang tính chất biển rõ rệt. Cấu trúc thành phần loài động vật phù du ở đây đơn
giản, chỉ gặp các loài phân bố rộng, không thấy các loài đặc hữu.

9




Khu hệ cá đầm Nại khá đa dạng về thành phần, đã xác định đƣợc 126 loài cá
thuộc 96 giống 54 họ, 14 bộ phân bố trong phạm vi đầm Nại. Trong đó bộ cá Vƣợc
(Perciformes) chiếm tỷ lệ cao nhất ở tất cả các bậc phân loại. Trung bình mỗi bộ có
3,86 họ; 6,86 giống; 9 loài. Mỗi họ trung bình có 1,78 giống; 2,33 loài. Lần đầu tiên
phát hiện có sự xuất hiện của cá Đối mục (Mugil cephalus) ở vùng nhiệt đới. Quần
xã cá đầm Nại đƣợc phân chia thành các nhóm sinh thái: cá ăn nổi (Pelagic), cá tầng
đáy (Demersal), cá rạn san hô/rạn đá (Coral reef/rocky associated). Trong đó nhóm
cá tầng đáy chiếm ƣu thế với 90 loài trên tổng số 126 loài [32,37].
Cỏ biển
Theo Nguyễn Trọng Nho (1994) [18], ở đầm Nại có 3 chi cỏ biển: Diplanthera
(Halodule), Thalassia và Halophila. Trong đó chi cỏ Thalassia phát triển gần nhƣ
quanh năm, trữ lƣợng khoảng 200 tấn/ năm, đƣợc sử dụng làm phân bón và chăn
nuôi. Theo Nguyễn Văn Tiến (2013) [34], tổng hợp các kết quả nghiên cứu cho thấy
đầm Nại có tổng số 6 loài cỏ biển: Halodule pinifolia, Halophila ovalis, Halophila
major, Enhalus acoroides, Zuppia maritima, và Thalassia hemprichii. Cỏ biển tại
đầm Nại phân bố rải rác phía đông nam của đầm, tập trung chỉ yếu gần cầu Trị
Thủy (đơn loài Halophila ovalis), cầu cảng khu vực Dƣ Khánh (Đơn loài Enhalus
acoroides), cầu Đồng Nha là các đầm nuôi lớn với bãi cỏ hỗn hợp đa loài. Cỏ biển
phân bố ở độ sâu 0,5-1,5m. Ngoại trừ khu vực cầu cảng Dƣ Khánh, cỏ biển phân bố
ở độ sâu tới 5m. Về diện tích, ƣớc tính đầm Nại có khoảng 90 ha cỏ biển [12,15,32].
Rừng ngập mặn
Theo Vũ Mạnh Hùng (2014), đã xác định đƣợc tổng sổ 26 loài thực vật ngập
mặn thuộc 20 chi, 15 họ, 2 ngành. Thực vật ngập mặn đầm Nại có độ đa dạng loài
thấp hơn so với các đầm phá lân cận nhƣ đầm Thủy Triều (Khánh Hòa) và đầm Thị
Nại (Bình Định) do mùa mƣa ngắn nên lƣợng nƣớc ngọt trong đầm hạn chế, lƣợng
trầm tích từ thƣợng nguồn rất thấp nên bãi bồi ít dinh dƣỡng và hẹp
[10,16,19,25,33,34]. Hơn nữa, do quá trình đô thị hóa và việc phá rừng làm đầm

10



nuôi đã làm giảm đáng kể diện tích, cũng nhƣ thành phần loài thực vật ngập mặn
phân bố trong khu vực. Thảm thực vật ngập mặn tại đầm Nại chia làm 2 nhóm:
Nhóm cây ngập mặn chính thức có 11 loài chiếm 42,3% tổng số loài, nhóm cây
tham gia ngập mặn có 15 loài chiếm 57,7% tổng số loài cây ngập mặn với 4 kiểu
quần xã tiêu biểu:
+ Quần xã Mắm biển (Avicennia marina) - Sú (Avicennia corniculatum): đây là
quần xã ngập mặn tiên phong trên bãi bồi mới với nền đất lỏng lẻo và thƣờng xuyên
ngập nƣớc.
+ Quần xã Mắm biển (Avicennia marina); Mắm quăn (Avicennia lanata) – Đƣớc
vòi (Rhizophoraceae stylosa), quần xã này phân bố khu vực trung triều, nền đất bùn
cứng. Ở đây đang xảy ra diễn thế tự nhiên, quần thể Đƣớc đôi (Rhizophoraceae
apiculta) có phần phát triển lấn át quần thể Mắm biển (Avicennia marina), do nền
đáy dần đƣợc nâng cao và cứng hơn nên phù hợp với sự phát triển của loài Đƣớc
(Rhizophora).
+ Quần xã cây bụi phân bố ven bờ đầm gồm có: Vạng hôi (Clerodendrum inerme);
Cỏ lức (Pluchea pteropoda); Sam biển (Sesuvium portulacastrum) và một số loài
cỏ. Đặc biệt khu vực kênh lạch ở Phƣơng Cựu có sự phân bố của Dừa nƣớc (Nypa
frutican).
Diện tích RNM khu vực đầm Nại có biến động rất lớn, RNM trong khu vực
gần nhƣ bị xóa sổ. Thông qua các chƣơng trình trồng rừng phục hồi diện tích RNM
hiện nay là 10,22ha (2014). Đặc biệt phát triển và mở rộng tại xã Phƣơng Hải.
Rong biển
Có 36 loài thuộc 3 ngành Chlorophyta (18 loài), Phaeophyta (9 loài)
Rodophyta (9 loài). Sinh khối rong cao nhất đạt tới 0,8-2,4 kg/m2. Theo tác giả
Nguyễn Văn Quân và nnk (2013) [21], đầm Nại có 44 loài rong biển thuộc 4 ngành
(rong Lam, rong Đỏ, rong Nâu và rong Lục). Trong đó, rong lam có 6 loài (chiếm
13,6% tống số loài), rong Đỏ (12 loài, 27,3%); rong Nâu (5 loài, 11,4%) và rong
Lục (21 loài, 47,7%) [13].


11


Thực vật nổi
Khá phong phú. Đã giám định đƣợc 125 loài thuộc 50 chi của 5 ngành tảo,
trong đó tảo silic chiếm ƣu thế (70,4% tổng số loài). Các chi thƣờng gặp ở đầm Nại
là Chaetoceros, Nitzschia, Rhizosolenia, Biddulphia, Pleurosigma, Lyngbya,
Melosira…[13]. Số lƣợng thực vật nổi đạt 166,500 tb/l (ngoài đìa) và 76.400tb/l
(trong đìa). Sinh khối thực vật nổi tƣơng ứng là 3,32 và 0,51 g/m3. Về cấu trúc
thành phần số lƣợng tảo khuê chiếm ƣu thế tuyệt đối (hơn 90%) với các chi ƣu thế
là Mavicula, Melosira, Nitzschia… Trong các đìa tảo khuê chỉ chiếm 34,5% số
lƣợng và 65,5% sinh khối. Ở đây tảo lam Osillatoria phát triển rất mạnh, chiếm
54,5 số lƣợng và 25% sinh khối chung. Trong các đìa đƣợc cải tạo tốt để nuôi tôm
cá, số lƣợng tảo khuê và tảo giáp có xu thế tăng lên, tảo lam giảm xuống.
1.2.2. Một số đặc điểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu
1.2.2.1. Dân số
Vùng ven biển và xung quanh các đầm phá, là nơi giàu có nguồn lợi thủy sinh
vật. Ở đây cũng là nơi tập trung đông đúc dân cƣ sinh sống, với các hoạt động kinh
tế nhƣ khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, du lịch. Từ đó làm cho
môi trƣờng và nguồn lợi thủy sản bị suy thoái và cạn kiệt nhanh chóng [12]. Phân
bố của cƣ dân hành nghề khai thác trên đầm Nại rải rác xung quanh đầm nhƣng chủ
yếu tập trung vào thôn Tri Thủy thuộc xã Tri Hải, thôn Phƣơng Cựu thuộc xã
Phƣơng Hải, Hòn Thiêng thuộc xã Hộ Hải, thị trấn Khánh Giang thuộc xã Khánh
Hải.
Qua bảng 1.4, ta thấy số hộ hoạt động khai thác thủy sản ở thôn Tri Thủy cao
nhất 180 ngƣời (40,90%) kế đến thôn Phƣơng Cựu 150 ngƣời (34,10%), Hòn
Thiêng 80 ngƣời (18,18%), thôn Khánh Giang ít nhất 30 ngƣời (6,82%). Kết quả
phỏng vấn cộng đồng khai thác (111 phiếu) thì số nam giới đi khai thác là chủ yếu:
204 ngƣời (87,17%), nữ 34 ngƣời (12,83%). Số nữ tham gia hoạt động khai thác tập
trung ở thôn Phƣơng Cựu với nghề khai thác Hàu, Ngao, Sò, Ốc.


12


Bảng 1.4. Cơ cấu dân số của các thôn hành nghề khai thác thủy sản Đầm Nại
Thôn
Chỉ tiêu

Hòn

Tri

Khánh

Phƣơng

Tổng

Thiêng

Thủy

Giang

Cựu

cộng

Nhân


Số lƣợng

1,228

4,565

1,636

6,578

14,007

khẩu

Tỷ lệ (%)

8,76

32,6

11,68

46,96

100

Số lƣợng

602


2,407

798

2,632

6,439

Tỷ lệ (%)

9,34

37,38

12,39

40,87

100

Số lƣợng

626

2,158

838

3,946


7,568

Tỷ lệ (%)

8,27

28,50

11,07

52,14

100

Số lƣợng

228

913

329

1,262

2,732

Tỷ lệ (%)

8,34


33,41

12,04

46,19

100

Số hộ

Số lƣợng

80

180

30

150

440

KTTS

Tỷ lệ (%)

18,18

40,90


6,81

34,10

100

Nam

Nữ

Số hộ

(Nguồn: phỏng vấn trưởng thôn các xã có hoạt động khai thác quanh đầm Nại,
2005) [35]
1.2.2.2. Cơ cấu nghề nghiệp
Cƣ dân thuộc các xã ven đầm Nại làm đủ nghề để kiếm sống nhƣ: nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, làm muối, chạy xe thồ, bóc hạt điều,
vá lƣới thuê [11]. Cơ cấu nghề nghiệp của các thôn làm nghề khai thác thủy sản
đƣợc thể hiện qua bảng 1.5. Hoạt động khai thác thủy sản thôn Hòn Thiêng là cao
nhất 35,08% kế đến là nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các nghề khác chiếm tỷ lệ
thấp 0,9%. Đối với thôn Tri Thủy, thị trấn Khánh Giang nghề khác chiếm tỷ lệ cao
nhất là 54,60% và 78,74%. Ở thôn Phƣơng Cựu hoạt động nông nghiệp chủ yếu
65,73%. Đặc biệt ở Tri Thủy có hoạt động công nghiệp là sản xuất xi măng.

13


Bảng 1.5. Cơ cấu nghề nghiệp của ngƣ dân ven Đầm Nại
Thôn
Chỉ tiêu


Hòn
Thiêng

Tri Thủy

Khánh

Phƣơng

Giang

Cựu

Nông

Số lƣợng hộ

76

73

0

829

nghiệp

Tỷ lệ (%)


33,30

8,00

0,00

65,73

Số lƣợng hộ

70

119

40

249

Tỷ lệ (%)

30,70

13,00

12,15

19,70

Số lƣợng hộ


80

180

30

150

Tỷ lệ (%)

35,08

19,71

9,11

11,88

Số lƣợng hộ

0

6

0

4

Tỷ lệ (%)


0,00

0,69

0,00

0,30

Số lƣợng hộ

0

37

0

30

Tỷ lệ (%)

0,00

4,05

0,00

2,39

Nghề


Số lƣợng hộ

2

498

259

0

khác

Tỷ lệ (%)

0,90

54,60

78,74

0,00

Số lƣợng hộ

228

913

329


1,262

Tỷ lệ (%)

100

100

100

100

NTTS

KTTS

CN

SX muối

Tổng
cộng

(Nguồn: phỏng vấn trưởng thôn các xã có hoạt động khai thác quanh
Đầm Nại, 2005) [35]
Những hộ khai thác đƣợc phỏng vấn đều cho rằng nghề khai thác không
thuận lợi. Nhƣng số hộ muốn chuyển nghề khác nhƣ trồng rong, nông nghiệp, làm
muối chỉ có 43 hộ (38,74%) số hộ không muốn chuyển nghề là 68 hộ (61,26%).
Nguyên nhân chủ yếu do thiếu vốn và không biết sẽ làm nghề gì nên vẫn phải sống


14


dựa vào nghề khai thác. Số ngƣời coi nghề khai thác là chính chiếm 94 hộ
(84,68%), nghề khai thác là phụ có 17 hộ (15,31%).
1.2.2.3. Mức sống của ngư dân ven Đầm Nại
Đời sống của ngƣ dân ven đầm Nại vẫn còn rất khó khăn, mặc dù nhà nƣớc
đã có chính sách xóa đói giảm nghèo và chuyển đổi cơ cấu kinh tế (Bảng 1.6).
Bảng 1.6. Tình hình kinh tế của các hộ ngƣ dân ven đầm Nại (n=111) [35]
Thôn
Chỉ tiêu

Nghèo

Số hộ

Hòn
Thiêng
47

91

36

Phƣơng
Cựu
150

Tỷ lệ (%)


20,61

9,96

10,94

11,88

100

648

273

985

Tỷ lệ (%)

43,85

70,90

82,97

78,06

Số lƣợng hộ

81


174

20

127

Tỷ lệ (%)

35,52

19,04

6,08

10,06

Trung Số lƣợng hộ
bình
Khá

Tri Thủy Khánh Giang

Tỷ lệ
trung
bình
13,34

68,94

17,67


(Nguồn từ trưởng thôn các xã có hoạt động khai thác quanh Đầm Nại, 2005) [35]
Trong các thôn hoạt động khai thác thì số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao 13,34%.
Với đặc trƣng dân số trẻ, thiếu việc làm và tỷ lệ hộ nghèo cao đang là vấn đề bức
xúc trong cộng đồng ngƣ dân ở đây.
1.2.2.4. Y tế
Có 1 phòng khám đa khoa và 5 trạm y tế xã, số giƣờng bệnh /1000 dân là
1,14 giƣờng, phần lớn các trạm y tế xã thiếu trang thiết bị khám bệnh và thuốc men.
1.3. TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC BIỂN VEN BỜ
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam về chất lƣợng nƣớc biển ven bờ
QCVN 10:2008/BTNMT do ban soạn thảo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất
lƣợng nƣớc biển Tổng cục môi trƣờng và vụ pháp chế trình duyệt, ban hành theo
quyết định số 16/2008/QĐ – BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trƣởng
Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát

15


chất lƣợng của vùng nƣớc biển ven bờ, phục vụ mục đích thể thao, giải trí dƣới
nƣớc, nuôi trồng thủy sản và các mục đích khác.
- Một số thông số thủy lý, hóa đƣợc sử dụng để đánh giá chất lƣợng môi
trƣờng nƣớc mặt đầm Nại:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trong tiêu chuẩn cho phép của vùng nƣớc biển ven bờ với mục
đích bảo tồn động vật thủy sinh theo QCVN 10:2008/BTNMT là 300C. Nếu vƣợt
quá giới hạn cho phép này, xuất hiện tình trạng ô nhiễm nhiệt.
+ pH
Khi chỉ số pH < 7 thì nƣớc có môi trƣờng axít; pH > 7 thì nƣớc có môi
trƣờng kiềm, điều này thể hiện ảnh hƣởng của hoá chất khi xâm nhập vào môi
trƣờng nƣớc. Giá trị pH thấp hay cao đều có ảnh hƣởng nguy hại đến thuỷ sinh.
+ Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

Chất rắn lơ lửng là các hạt nhỏ (hữu cơ hoặc vô cơ ) trong nƣớc. Khi tốc độ
dòng chảy giảm, phần lớn các chất rắn lơ lửng bị lắng xuống đáy, những hạt không
lắng xuống sẽ tạo thành độ đục. Chất rắn lơ lửng đƣợc lấy ra bằng cách lọc hoặc ly
tâm theo tiêu chuẩn quy định TCVN 5981:1995 (ISO 6107 – 2 – 1989, 4.24.3).
+ Hàm lƣợng ôxy hòa tan (DO)
Ôxy có mặt trong nƣớc một mặt đƣợc hoà tan từ ôxy trong không khí, một
mặt đƣợc sinh ra từ các phản ứng tổng hợp quang hoá của tảo và các thực vật sống
trong nƣớc. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hoà tan ô xy vào nƣớc là nhiệt độ, áp suất
khí quyển, dòng chảy, địa điểm, địa hình. Giá trị DO trong nƣớc phụ thuộc vào tính
chất vật lý, hoá học và các hoạt động sinh học xảy ra trong đó. Phân tích DO cho ta
đánh giá mức độ ô nhiễm nƣớc và kiểm tra quá trình xử lý nƣớc thải.
+ Hàm lƣợng COD
Chất rắn lơ lửng nói riêng và tổng chất rắn nói chung có ảnh hƣởng đến chất
lƣợng nƣớc trên nhiều phƣơng diện. Hàm lƣợng chất rắn hoà tan trong nƣớc thấp
làm hạn chế sự sinh trƣởng hoặc ngăn cản sự sống của thuỷ sinh. Hàm lƣợng chất
rắn lơ lửng trong nƣớc cao gây nên cảm quan không tốt cho nhiều mục đích sử
dụng, ví dụ: Chất rắn lơ lửng có thể làm tắc nghẽn mang cá, cản trở sự hô hấp dẫn

16


×