Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH giao nhận vận tải và thương mại s n m

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.88 KB, 66 trang )

1

MỤC LỤC


2

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 .Một số ngành nghề hoạt động trong công ty:...................................5
Bảng 1.2: Lực lượng lao động của công ty.....................................................10
Bảng 1.3: Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2014...............................12
Đơn vị tính: Đồng............................................................................................12
Bảng 1.4: Bảng phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2014...13
Bảng 1.5:Tài sản cố định hữu hình của công ty..............................................15
Bảng 2.1: Phân tích sản lượng của công ty.....................................................31
Bảng 2.2: Phân tích tổng doanh thu của công ty.............................................33
Bảng 2.3: Phân tích tình hình của công ty. Đơn vị tính: Đồng.....................35
Bảng 2.4: Phân tích tình hình biến động chi phí vận tải của công ty.

Đơn

vị tính: Đồng....................................................................................................37
Bảng 2.5: Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty.

Đơn vị tính: Đồng.

.........................................................................................................................39
Bảng 2.6: Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của công ty

Đơn vị tính:


Đồng................................................................................................................41
Bảng 2.7: Phân tích tình hình biến động một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty.
.........................................................................................................................43
Bảng 2.8: Phân tích tình hình biến động một số chỉ tiêu của công ty.............45
Bảng 2.9: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn. ....................................................49
Bảng 2.10: Phân tích hiệu quả sử dụng lao động. ..........................................52
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty TNHH giao nhận vận
tải nà thương mại S.N.M.................................................................................55
Bảng 3.2 Bảng dự kiến doanh thu...................................................................55
Bảng 3.3 Bảng dự kiến chi phí........................................................................56
Bảng 3.4 Bảng dự kiến lợi nhuận....................................................................57
Bảng 3.5: Bảng kế hoạch các chỉ tiêu sản suất kinh doanh chủ yếu của công ty
.........................................................................................................................58


3

Bảng 3.6: Bảng kế hoạch các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu của công
ty năm 2015-2016............................................................................................59

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế mở cửa như hiện nay có rất nhiều những công ty được thành
lập và cũng có rất nhiều những công ty bị phá sản. Do cơ chế mở cửa như vậy mà
các công ty phải cạnh tranh khốc liệt để có thể sinh tồn trên thị trường. Các doanh
nghiệp sẽ trả lời câu hỏi đó thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả
hay không?
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh
gay gắt, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất như thế
nào, sản xuất cho ai dựa trên quan hệ cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp
tác. Các doanh nghiệp phải tự ra các quyết định kinh doanh của mình, tự hạch toán

lãi lỗ, lãi nhiều hưởng nhiều, lãi ít hưởng ít, không có lãi sẽ đi đến phá sản.Nhận
thức được việc trên và dựa vào những kiến thức đã được học tập và các kiến thức
khi đi thực tế em đã chọn đề tài: " Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty TNHH giao nhận vận tải và thương mại S.N.M " để
làm đề tài nghiên cứu của em.
Đối tượng nghiên cứu.
Với đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH giao
nhận vận tải và thương mại S.N.M” đưa ra đối tượng nghiên cứu chủ yếu là vấn đề
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nói chung và ở công ty
công ty TNHH giao nhận vận tải và thương mại S.N.M nói riêng. Nêu bật được


4

thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh, những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu cụ thể thực trang hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty trách nhiệm hữu hạng giao nhận
vận tải và thương mại S.N.M
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động sản suất kinh doanh của công ty
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH

NHIỆM HỮU HẠNG GIAO NHẬN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI
S.N.M
1.1 Tổng quan về công ty TNHH giao nhận vận tải và thương mại S.N.M

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
a, Đôi nét về công ty TNHH giao nhận vận tải và thương mại S.N.M
TNHH giao nhận vận tải và thương mại S.N.M được thành lập theo chứng
nhận đăng kí kinh doanh số 0203000562 do sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng –
Phòng Đăng Kí kinh doanh cấp ngày 24/4/2006 và thay đổi lần thứ 3 ngày
25/12/2013
- Tên công ty viết tắt bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI
VÀ THƯƠNG MẠI S.N.M
- Tên công ty viết tiếng nước ngoài: S.N.M TRADE AND LOGISTICS
TRANSPTATION COMPANY LIMITED
- Tên công ty viết tắt: SUMO LOGISTICS
Trụ sở chính: Số 744 Lê Thánh Tông, phường Đông Hải 1,quận Hải An ,thành
phố Hải Phòng.
Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng (Mười năm tỷ đồng chẵn).
Mã số doanh nghiệp: 0200563578.


5

b, Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH giao nhận vận tải và thương mại S.N.M hoạt động theo chứng
nhận đăng kí kinh doanh số 0203000562 do sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng –
Phòng Đăng Kí kinh doanh cấp ngày 24/4/2006 và thay đổi lần thứ 3 ngày
25/12/2013, với các nghành nghề kinh doanh: Vận tải hàng hóa đường bộ, đường
sông, đường biển ; dịch vụ bốc xếp hàng hóa thủy, bộ; sửa chữa phương tiện vận
tải; kinh doanh, đại lý, dịch vụ mua bán vật tư, hàng hóa; san lấp mặt bằng, xây
dựng công trình dân dụng , công nghiệp; kinh doanh nhà hàng, khách sạn và dịch vụ
du lịch; dịch vụ cảng và dịch vụ cung cấp xăng dầu và nhiên liệu cho tàu thủy.
Công ty đang nhận được rất nhiều sự tin tưởng từ các khách hàng đã từng hợp tác
và danh tiếng của công ty cũng được củng cố trên phạm vi toàn quốc. Không chỉ nỗ

lực trở thành nhà cung cấp hàng đầu trên thị trường Việt Nam, công ty còn hướng
tới mở rộng hoạt động trên phạm vi ngoài nước.
Qua nhiều lần thay đổi giấy phép kinh doanh từ năm 2006 đến 2013. Công ty đã
có những điều chỉnh về cơ cấu lĩnh vực ngành nghề kinh doanh để phù hợp với xu
phát triển của kinh tế nước ta trong thời kì hộp nhập quốc tế, thương mại hóa doanh
nghiệp tạo đà vươn lên tầm cao mới và những ngành ngề kinh doanh phù hợp với
cơ chế thị trường.
Một số ngành nghề được hoạt động kinh doanh trong công ty.
Bảng 1.1 .Một số ngành nghề hoạt động trong công ty:
Stt

Tên ngành

1
2
3

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Vận tải hành hóa ven biển và viễn dương
Vận tải hành khách đường bộ khác
Chi tiết: Vận tải hành khách bằng xe khách nội tỉnh ,liên tỉnh.
Vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định và theo hợp đồng
Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan
Chi tiết: xăng dầu
Đại lý, mô giới, đấu giá
Chi tiết: Đại lý hàng hóa( không bao gồm bảo hiểm, chứng khoán)
Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải( trừ ô tô, mô tô, xe máy và
xe có động cơ khác)
Chi tiết: sửa chữa phương tiện vận tải thủy
Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch

Đóng tàu và cấu kiện nổi
Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh còn lại chưa được phân vào đâu

4
5
6
7
8
9
10


ngành
4933
5012
4932
4661
4610
3315
7920
3011
3012
8299


6

11
12

13
14
15
16
17
18

Chi tiết: Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
Chi tiết: Máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện( máy phát điện, động cơ
điện, dây điện và thiết bị khác dùng trong mạch điện).
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
Chi tiết: cơ sở hạ tầng, khu đô thị, khu công nghiệp
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
Chi tiết: Dịch vụ đại lý tàu biển. Dịch vụ đại lý vận tải đường biển. Dịch vụ
giao nhận, nâng cẩu, kiểm đếm hàng hóa. Dịch vụ kê khai hải quan.
Vận tải hành khách đường thủy nội địa
Vận tải hàng hóa thủy nội địa
Bốc xếp hàng hóa
Chuẩn bị mặt bằng
Chi tiết: san lấp mặt bằng

5210
4659
4290
5229
5021
5022
5224

4312

Người đại diện theo pháp luật của công ty:
Chức danh : Giám đốc
Họ và tên: Lã Đức Thắng
Ngày sinh:21/6/1981

Giới Tính: Nam
Dân tộc: Kinh

Quốc tịch: Việt Nam

Loại giấy chứng thực cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân
Số: 030428864
Ngày cấp: 11/04/2012

Nơi cấp: Công an Hải Phòng

Nơi đăng kí hộ khẩu thường chú:thôn Lê Sáng , xã An Đồng, Quận An
Dương , Thành phố Hải Phòng Việt nam.
Chỗ ở hiện tại: thôn Lê Sáng , xã An Đồng, Quận An Dương , Thành phố Hải
Phòng Việt nam.
Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động và sau hơn 1 năm kể từ ngày có sự thay đổi
cơ cấu tổ chức, Công ty cổ phần vận tải biển Hùng vương đã đạt được những thành
tích nổi trội:
Tổng giá trị tài sản đến 31/12/2013 là 24.315.964.102 đồng, tăng 140,88% so
với

năm


2015(

17.260.361.751

đồng)



tăng

230,6%

so

với

năm

2014(10.544.516.874 đồng).
Vốn chủ sở hữu đến 31/12/2015 là 24.315.964.102 đồng, tăng 140,88% so với năm
2013( 17.260.361.751 đồng) và tăng 230,6% so với năm 2012 (10.544.516.874 đồng).


7

Doanh thu bình quân năm 2015 là 36.441.393.598 đồng tăng 292,2% so với
năm 2014 (12.471.086.282 đồng) và tăng 583.49% so với năm 2013(6.245.405.824
đồng).
`1.1.2 Mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty.
a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.


Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty
GIÁM ĐỐC

PHÒNG
KINH
DOANH

PHÒNG
KẾ TOÁN

NHÂN VIÊN
KINH
DOANH

NHÂN VIÊN
KẾ TOÁN

PHÒNG
KẾ HOẠCH

PHÒNG
ĐIỀU HÀNH
VT

NHÂN VIÊN
KẾ HOẠCH

b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
1. Giám đốc.

Chịu sự chỉ đạo của tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh thực hiện và báo cáo các
công tác như: chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các hoạt động kinh doanh
của công ty, chịu trách nhiệm về công tác tài chính kế toán của công ty, chỉ đạo mọi
hoạt động kinh doanh của công ty, xem xét và quyết định các hợp đồng kinh tế


8

thuộc phạm vi cho phép của công ty, thiết lập nhiệm vụ và trách nhiệm của tất cả
các bộ phận công ty.
2. Phòng nhân sự
Theo dõi tình hình tăng giảm số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty, có
trách nhiệm thực hiện và giải quyết các vấn đề về chế độ, chính sách mà Nhà nước
quy định đối với cán bộ công nhân viên. Theo dõi tình hình làm việc, tình hình thực
hiện định mức công việc của cán bộ công nhân viên, tổ chức công tác lao động tiền
lương, theo dõi công tác bảo hiểm xã hội, đào tạo cán bộ.
3. Phòng Logistics.
Có nhiệm vụ trực tiếp làm công tác hiện trường hàng xuất nhập khẩu đường biển
và đường hàng không (nhận hàng, kiểm tra, vận tải, lưu kho, khai báo hải quan,
phân phối, quản lý…) làm báo giá, hợp đồng góp phần chuyên môn hóa nghiệp vụ
giao nhận của chi nhánh.
4. Phòng tài chính-kế toán.
Là bộ phận không thể thiếu của bất kỳ đơn vị nào. Nó có trách nhiệm kiểm tra và
cố vấn cho giám đốc về mặt tài chính và theo dõi mọi hoạt động kinh doanh của
công ty. Đồng thời tham mưu cho giám đốc về tình hình kinh doanh trong kỳ, tư
vấn sử dụng và luân chuyển vốn, thực hiện các chế độ tài chính của công ty.
Giám sát các khoản thu chi, hạch toán kinh doanh thông qua sổ sách, chứng từ.
5. Phòng khai thác.
Lập kế hoạch, tổ chức triển khai việc kinh doanh khai thác đội tàu. Tiến hành các
nghiệp vụ thuê và cho thuê tàu phối hợp với phòng logistics thực hiện chính sách

đối với khách hàng của công ty. Nghiên cứu, tổ chức triển khai và thực hiện việc
mở các tuyến kinh doanh tàu mới.
Nhận xét: Bộ máy tổ chức nhân sự đơn giản, gọn nhẹ của công ty đã góp phần làm
giảm chi phí và giúp giám đốc quản lý công ty một cách dễ dàng hơn.
1.1.3 Quy mô của công ty giao nhận vận tải và thương mại S.N.M
1.1.3.1 Lĩnh vực ngành nghề.
a, Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ, đường sông, đường biển.
Nhờ có nhiều ưu thế vượt trội, vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, giao
nhận hàng hóa tại Việt Nam ngày càng phát triển. Công ty cổ phần vận tải biển Hùng
Vương có thể cung cấp cho đối tác những dịch vụ vận hàng hóa tốt nhất với mức giá


9

cạnh tranh nhất. Ngoài ra, khách hàng có rất nhiều lựa chọn về các tuyến đi, phương
tiện, các tuyến cố định và các điều kiện khác mà khách hàng cảm thấy phù hợp nhất.
Giá thành vận tải luôn là ưu thế hàng đầu của công ty vận . Do đó, đội ngũ nhân
viên kinh doanh của công ty luôn cố gắng cung cấp cho khách hàng những mức giá
linh động, phù hợp với nhiều mục tiêu khác nhau của khách hàng. Do đó, khách hàng
có thể hài lòng vì có thể tận dụng được hết mọi lợi thế của phương thức vận tải hàng
hóa mang lại lợi ích cao nhất cho công ty.
Công ty cung cấp một số dịch vụ vận tải hàng hóa sau:
-

Xếp hàng hóa tự động.

-

Vận tải, chuyền tải hàng hóa.


-

Chuyển tải hàng hóa lên tàu lớn.

b, Dịch vụ bốc xếp hàng hóa thủy, bộ.
Trong quá trình dịch vụ vận tải đường biển, sông… công ty thực hiện quá trình
bốc xếp hàng hóa cho khách hàng. Công ty cung cấp dịch vụ bốc xếp hàng hóa tốt
nhất và giá cả phù hợp với khách hàng và công ty.
Bốc xếp hàng hóa công ty luôn đảm bảo một cách nhanh chóng , an toàn , tiện lợi
nhất cho khách hàng làm cho khách hài lòng .
c, Sửa chữa phương tiện vận tải
Công ty cung cấp dịch vụ sửa chữa vận tải đường thủy cho khách hàng. Khi có yêu
cầu sửa chữa công ty điều động đội sửa chữa đến nơi máy móc hỏng một cách nhanh
nhất. Công ty có đội sửa chữa di động luôn luôn sãn sàng phục vụ khách hàng.
1.1.3.2 Lao động của công ty .
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Do đó
đặc trưng nổi bật là tính cạnh tranh vì vậy các công ty và doanh nghiệp buộc phải
cải thiện bộ máy tổ chức sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của mình. Trong đó
yếu tố con người là yếu tố chủ yếu quyết định đến hiệu qủa sản xuất kinh doanh.
Việc tìm đúng người để giao đúng việc hay đúng với cương vị lãnh đạo là vấn đề
quan tâm đối với mọi tổ chức.
Để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao trong dịch vụ vận tải và
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng đòi hỏi cần phải có một đội ngũ cán
bộ và công nhân kỹ thuật có năng lực và trình độ nhất định. Nhận thức được tầm
quan trọng của vấn đề trên công ty đang xây dựng một đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình


10

và có năng lực. Nhìn chung quy mô lao động của công ty còn nhỏ nhưng lao động

trẻ và có trình độ cao.
Lực lượng lao động của công ty được thể hiện khái quát qua bảng sau:

Bảng 1.2: Lực lượng lao động của công ty.
Đơn vị tính: Người.
STT

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Số lượng
(người)

Tỷ
trọng
(%)

Số lượng
(người)

Tỷ
trọng
(%)

I

Phân theo trình độ


1

Đại học và trên đại học

25

45

30

52

2

Cao đẳng

19

35

15

26

3

Lao động phổ thông và trung cấp nghề

11


20

13

22

II

Phân theo tiêu thức sử dụng

1

Lao động trực tiếp

20

36

22

38

2

Lao động gián tiếp

35

64


36

62

III

Phân theo độ tuổi

1

Độ tuổi từ 22 đến 30

35

64

38

66

2

Độ tuổi từ 31 đến 40

20

36

20


34

IV

Phân theo giới tính

1

Lao động nam

30

55

32

55

2

Lao động nữ

25

45

26

45


55

100

58

100

Tổng số lao động

(Nguồn : Phòng nhân sự-công ty TNHH giao nhận vận tải và thương mại S.N.M)


11

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số lao động trong công ty không cao lắm, năm
2013 là 55 người và năm 2014 là 58 người. Lao động trong công ty có đầy đủ các
trình độ. Trong đó lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất
trong tổng số lao động của công ty, năm 2013 tỷ lệ này là 45%, năm 2014 tỷ lệ này
là 52%. Lao động có trình độ cao đẳng chiếm tỷ lệ lớn thứ hai, năm 2013 tỷ lệ này
là 35%, năm 2014 tỷ lệ này là 26%. Cuối cùng là động phổ thông và trung cấp nghề
chiếm một tỷ lệ thấp nhất trong tổng số lao động của công ty, năm 2014 tỷ lệ này là
20%, năm 2014 tỷ lệ này là 22%. Nhìn chung trình độ lao động của công ty tương
đối cao, tuy nhiên trình độ cao đẳng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Với tỷ trọng này chỉ
phù hợp với cường độ lao động hiện tại. .
Nhận xét:
Ngày nay công ty biết ứng dụng dây chuyền công nghệ vào hoạt động kinh doanh
nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Chính vì thế mà đội ngũ lao động của công
ty có sự chuyển biến rõ rệt. Số lượng lao động tăng nhưng trình độ lao động ngày

càng cao và độ tuổi ngày càng trẻ. Đây là tiềm năng thế mạnh của công ty về nguồn
nhân lực, và một trong những yếu tố làm nên sự thành công của công ty.
1.1.3.3 Nguồn vốn và tài sản của công ty.
a. Nguồn vốn
Nguồn vốn là một chỉ tiêu quan trọng giúp công ty đánh giá được năng lực sản xuất
kinh doanh của mình qua đó có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh thúc đẩy sự tăng trưởng của toàn doanh nghiệp. Nguồn vốn doanh nghiệp được
bổ sung từ hoạt động phân bổ lợi nhuận hàng năm, nó tùy thuộc vào kết quả kinh
doanh từng năm. Doanh nghiệp dùng nguồn vốn này để đưa vào hoạt động tái đầu tư
mở rộng sản xuất, mua thêm máy móc trang thiết bị, thuê thêm lao động.
Quy mô về vốn của công ty năm 2015 được thể hiện qua bảng sau:


12

Bảng 1.3: Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2014
STT
1
2
3
4
5
6
7

1
2
3
4
5


Chỉ tiêu
TÀI SẢN

31/12/2013

31/12/2014

Sử dụng vốn

Đơn vị tính: Đồng
Nguồn vốn

Tiền
1.048.375.329
245.999.871
802.375.458
Các khoản phải thu khác
2.616.354.932
6.977.427.966
4.361.073.034
Hàng tồn kho
625.621.379
2.022.074.570
1.396.453.191
Tài sản lưu động khác
152.380.952
152.389.952
Tài sản CĐ hữu hình
12.817.829.159

15.025.151.665
2.207.322.510
Chi phí xây dựng CBDD
9.310.000
9.310.000
36.000.000
Chi phí trả trước dài hạn
36.000.000
Tổng cộng
17.260.361.751
24.315.964.102
8.010.158.735
972.765.410
NGUỒN VỐN
1.436.966.288
Vay ngắn hạn
2.700.000.000
1.263.033.712
9.100.000.000
Vay Ngoài
9.100.000.000
107.366.804
Phải trả người bán
1.611.373.416
1.718.740.220
1.901.882.111
Lợi nhuận chưa phân phối
328.214.285
2.230.096.396
5.288.608

Quỹ khen thưởng, phúc lợi
5.288.608
Tổng cộng
4.639.587.701
14.317.158.936
1.436.966.288
11.114.537.523
Tổng mức biến động nguồn vốn và sử dụng vốn
9.447.125.023
12.087.302.933
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán- công ty TNHH giao nhận vận tải và thương mại S.N.M)


13

Bảng 1.4: Bảng phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2014
Đơn vị tính: Đồng.

STT

Sử dụng vốn

Số tiền
(đồng)

Tỷ trọng
(%)

TÀI SẢN
I

1
2
3
4
5
II
1

Tăng tài sản
8.010.158.735
85
Các khoản phải thu khác
4.361.073.034
46
Hàng tồn kho
1.396.453.191
15
Tài sản CĐ hữu hình
2.207.322.510
23
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
9.310.000
0
Chi phí trả trước dài hạn
36.000.000
1
Giảm nguồn vốn
1.436.966.288
15
Vay ngắn hạn

1.436.966.288
15
Tổng cộng sử dụng vốn
9.447.125.023
100
NGUỒN VỐN
I
Giảm tài sản
972.765.410
8
1
Tiền
802.375.458
7
2
Tài sản lưu động khác
152.389.952
1
II
Tăng nguồn vốn
11.114.537.523
92
1
Vay Ngoài
9.100.000.000
75
2
Phải trả người bán
107.366.804
1

3
Lợi nhuận chưa phân phối
1.901.882.111
16
4
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
5.288.608
0
Tổng cộng nguồn vốn
12.087.302.933
100
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán- công ty TNHH giao nhận vận tải và thương mại S.N.M.)
Nhận xét:
Nguồn vốn của công ty năm 2014 như sau:
- Ngồn vốn kinh doanh : 24.315.964.102 đồng
- Vốn cố định: 15.070.461.665 đồng
- Vốn lưu động:9.245.502.437 đồng
Năm 2012 công ty đã sử dụng vốn cho các mục đích chủ yếu sau:
- Tăng các khoản phải thu khác 4.361.073.034 đồng chiếm 46% tổng vốn sử
dụng trong kỳ.
- Tăng đầu tư tài sản cố định hữu hình 2.207.322.510 đồng chiếm 23% tổng vốn
sử dụng trong kỳ.
- Trả nợ vay ngắn hạn 1.436.966.288 đồng chiếm 15% tổng vốn sử dụng trong kỳ.
Để tài trợ cho các mục đích trên công ty đã sử dụng các nguồn vốn sau:


14

- Tăng thêm vay ngoài 9.100.000.000 đồng chiếm 75% tổng vốn huy động trong kỳ.
- Lợi nhuận chưa phân phối 1.901.882.111 đồng chiếm 16 % tổng vốn huy động

trong kỳ.
Nhận xét: Quy mô về vốn của công ty trong năm 2014 là khá tốt. Nguồn vốn phải
huy động vốn từ bên ngoài. Các khoản nợ giảm, làm tăng uy tín của công ty đối với
các chủ nợ.
b. Quy mô về tài sản
Quy mô về tài sản được đánh giá thông qua việc sử dụng tài sản cố định hữu
hình của công ty và được đánh giá thông qua bảng sau:


15

Bảng 1.5:Tài sản cố định hữu hình của công ty.
Đơn vị tính: Đồng.
TT

Tên tài sản

(1)

(2)

1

Nhà cửa vật
kiến trúc

2

Tài sản cố định đầu kỳ


Nguyên giá PS trong kỳ

Nguyên giá
TSCĐ

Hao mòn lũy
kế

Giá trị còn lại

Tăng

Giảm

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

Giá trị khấu
hao trong kỳ

(8)

Tài sản cố định cuối kỳ

Nguyên giá
TSCĐ

Hao mòn lũy
kế

Giá trị còn lại

(9)

(10)

(11)

168.000.000

52.489.146

115.510.854

90.200.100

30.600.100

258.200.100

83.089.246

175.110.854


Máy móc thiết
bị

2.599.012.355

666.534.755

1.932.477.600

218.304.379

381.218.725

2.817.316.734

1.047.753.480

1.769.563.254

3

Phương tiện
vận tải

13.358.731.23
7

2.425.178.513

10.933.552.724


1.315.125.000

16.754.239.890

3.740.303.513

13.013.936.38
0

4

Thiết bị dụng
cụ quản lý

28.388.599

9.869.644

18.518.955

3.077.869

48.888.599

12.947.513

35.941.086

5


TSCĐ khác

0

30.600.000

6

Tài sản cố
định hữu hình

1.730.021.694

19.909.245.417

0

16.154.132.281

3.154.072.058

13.000.060.223

3.395.508.657

20.500.000
30.600.000

3.755.113.136


30.600.000

4.884.093.752

15.025.151.66
5

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán- công ty TNHH giao nhận vận tải và thương mại S.N.M).


16

Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy tài sản cố định hữu hình trong kỳ của công ty tăng
3.755.113.136 đồng, giá trị khấu hao là 1.730.021.694 đồng. Công ty đã dùng
nguồn vốn để mua máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị, dụng cụ quản lý
và một số tài sản cố định hữu hình khác. Trong đó:
- Nhà cửa, vật kiến trúc 90.200.100 và không giảm. Giá trị khấu hao trong kỳ là
30.600.100 đồng
- Máy móc thiết bị tăng 218.304.379 đồng không giảm trong kỳ, giá trị khấu hao
là 381.218.725 đồng.
- Phương tiện vận tải tăng 3.395.508.657 đồng không giảm trong kỳ, giá trị khấu
hao là 1.315.125.000 đồng.
- Thiết bị, dụng cụ quản lý tăng 20.500.000 đồng và không giảm. Giá trị khấu hao
trong kỳ là 3.077.869 đồng.
- Tài sản cố định khác tăng 10.924.700 đồng và không giảm trong kỳ.


17


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦACÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠNG GIAO NHẬN
VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI S.N.M
2.1. Cơ sở lí luận về hiệu quả hoạt động SXKD
2.1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Từ trước đến nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra tức
là giá trị sử dụng của nó hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá
trình kinh doanh. Quan điểm này thường hay lẫn lộn giữa hiệu quả với mục tiêu
kinh doanh.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh trên
mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản xuất kinh doanh. Quan điểm này
muốn qui hiệu quả kinh doanh về một chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.
Bởi vậy, cần có một khái niệm bao quát hơn:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của
sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó
trong quá trình tái sản xuất, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo
ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để
đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ.
Kết quả đầu ra
Chi phí đầu vào
2.1.2 Sự cần thiết phải phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
Hiệu quả kinh doanh

=

nghiệp.
a, Hiệu quả hoạt động SXKD là công cụ quản trị doanh nghiệp.

Để tiến hành bất kỳ hoạt động SXKD nào con người cũng cần phải kết hợp yếu
tố con người và yếu tố vật chất nhằm thực hiện công việc phù hợp với ý đồ trong
chiến lược và kế hoạch SXKD của mình trên cơ sở nguồn lực sẵn có. Để thực hiện
điều đó bộ phận quản trị doanh nghiệp sử dụng rất nhiều công cụ trong đó có công
cụ hiệu quả hoạt động SXKD. Việc xem xét và tính toán hiệu quả hoạt động SXKD
không những chỉ cho biết việc sản xuất đạt được ở trình độ nào mà còn cho phép


18

các nhà quản trị tìm ra các nhân tố để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai
phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả.
b, Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.
Mọi nguồn tài nguyên trên trái đất đều là hữu hạn và ngày càng cạn kiệt, khan
hiếm do hoạt động khai thác, sử dụng hầu như không có kế hoạch của con người.
Trong khi đó mật độ dân số của từng vùng, từng quốc gia ngày càng tăng và nhu
cầu sử dụng sản phẩm hàng hoá dịch vụ là phạm trù không có giới hạn- càng
nhiều,càng đa dạng, càng chất lượng càng tốt. Sự khan hiếm đòi hỏi con người phải
có sự lựa chọn kinh tế, nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần, khi đó con người phát
triển kinh tế theo chiều rộng: tăng trưởng kết quả sản xuất trên cơ sở gia tăng các
yếu tố sản xuất. Điều kiện đủ là cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày
càng có nhiều phương pháp khác nhau để tạo ra sản phẩm dịch vụ, cho phép cùng
những nguồn lực đầu vào nhất định người ta có thể tạo ra rất nhiều loại sản phẩm
khác nhau,sự phát triển kinh tế theo chiều dọc nhường chỗ cho sự phát triển kinh tế
theo chiều sâu: sự tăng trưởng kết quả kinh tế của sản xuất chủ yếu nhờ vào việc cải
tiến các yếu tố sản xuất về mặt chất lượng, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công
nghệ mới, hoàn thiện công tác quản trị và cơ cấu kinh tế. Nói một cách khái quát là
nhờ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD.
Trong cơ chế thị trường, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế sản xuất cái gì, sản
xuất cho ai và sản xuất như thế nào được quyết định theo quan hệ cung cầu, giá cả

thị trường, cạnh tranh và hợp tác, doanh nghiệp phải tự đưa ra chiến lược kinh
doanh và chịu trách nhiệm với kết quả kinh doanh của mình, lúc này mục tiêu lợi
nhuận trở thành mục tiêu quan trọng mang tính chất quyết định. Trong điều kiện
khan hiếm các nguồn lực thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD là tất yếu đối
với mọi doanh nghiệp. Mặt khác doanh nghiệp còn chịu sự cạnh tranh khốc liệt, để
tồn tại và phát triển được, phương châm của các doanh nghiệp luôn phải là không
ngừng nâng cao chất lượng và năng suất lao động, dẫn đến việc tăng năng suất là
điều tất yếu.
2.1.3 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đứng trên các góc độ, các phương diện nhìn nhận khác nhau, người ta lại có các
cách hiểu khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhìn chung có 4 cách phân
loại hiệu quả kinh doanh sau:


19

a. Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân.
Theo phạm vi đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, người ta chia làm hai loại:
hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân.
- Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh doanh thu được từ hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà biểu hiện tập trung nhất của nó là lợi nhuận.
- Hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ nền kinh
tế. Về cơ bản nó chính là sản phẩm thặng dư, thu nhập quốc dân hay tổng thu nhập
mà đất nước thu được trong mỗi kỳ kinh doanh so với lượng vốn sản xuất, lao động
xã hội và tài nguyên đã hao phí.
Do đó phạm vi xét hiệu quả kinh tế quốc dân rộng lớn hơn và bao trùm cả phạm
vi xét hiệu quả kinh doanh cá biệt. Hiệu quả kinh doanh cá biệt là một bộ phận cấu
thành nên hiệu quả kinh tế xã hội. Hiệu quả kinh tế quốc dân là tổng hợp của hiệu
quả sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Cơ sở của
cách phân loại này là coi doanh nghiệp là một tế bào, một bộ phận của nền kinh tế

và tổng giá trị thặng dư của toàn bộ nền kinh tế, là tổng hợp giá trị thặng dư của tất
cả các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế. Sự nỗ lực nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật cũng đồng thời
làm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế.
b. Hiệu quả của chi phí tổng hợp và hiệu quả của chi phí bộ phận.
Hình thành cách phân loại này dựa trên cơ sở coi việc thực hiện một nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải sử dụng tổng hợp nhiều yếu tố chi phí.
Đó là chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung, chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Mỗi yếu tố chi phí đó đều là một bộ phận cấu
thành nên chi phí tổng hợp.
Hiệu quả của chi phí tổng hợp là biểu hiện tương quan giữa kết quả thu được và
tổng chi phí bỏ ra để thực hiện kết quả đó.
Hiệu quả của chi phí bộ phận thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và
từng chi phí bộ phân cần thiết để thực hiện kế hoạch đó.
Giữa hiệu quả chi phí tổng hợp và hiệu quả chi phí bộ phận có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Nếu như hiệu quả của chi phí tổng hợp thể hiện hiệu quả sản xuất
kinh doanh của tổng hợp tất cả các yếu tố trong hệ thống sản xuất kinh doanh thì


20

hiệu quả của chi phí bộ phận thể hiện sự ảnh hưởng của từng yếu tố sản xuất đến
hiệu quả toàn bộ hệ thống sản xuất kinh doanh đó.
c. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
Căn cứ vào phương pháp tính toán và việc áp dụng các chỉ tiêu hiệu quả, người ta
chia hiệu quả sản xuất kinh doanh thành hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
- Hiệu quả tuyệt đối thể hiển mối tương quan giữa các đại lượng thể hiện chi phí
hay kết quả của các phương án.
- Hiệu quả tương đối dùng để đánh giá mức độ hiệu quả của từng phương án từ đó
chọn ra phương án có hiệu quả tối ưu nhất.

d. Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài.
Căn cứ vào lợi ích nhận được trong các khoảng thời gian dài hay ngắn mà người
ta phân chia thành hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài.
- Hiệu quả trước mắt là hiệu quả được xem xét trong một thời gian ngắn.
- Hiệu quả lâu dài là hiệu quả được xem xét trong một thời gian dài.
Doanh nghiệp cần phải tiến hành các hoạt động kinh doanh sao cho nó mang lại
cả lợi ích trước mắt cũng như lâu dài cho doanh nghiệp. Phải kết hợp hài hòa lợi ích
trước mắt và lợi ích lâu dài, không được chỉ vì lợi ích trước mắt mà làm thiệt hại
đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp.
2.1.4 Nội dung của hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Khi phân tích hiệu quả kinh doanh, các nhà phân tích có thể tiếp cận nhiều cách
khác nhau. Bên cạnh việc đi sâu phân tích các hình thức biểu hiện của hiệu quả kinh
doanh (hiệu suất hoạt động, hiệu năng hoạt động và hiệu quả hoạt động, các nhà
phân tích còn chú trọng vào các nội dung chủ yếu sau:
- Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh:
Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh nhằm nêu lên những nhận xét, đánh giá
sơ bộ, ban đầu về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, giúp các nhà
quản lý, các nhà đầu tư, các đối tác… có căn cứ để có thể ra các quyết định cần thiết
về đầu tư, hợp tác, liên doanh, mua bán, cho…
- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản:
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể đạt được khi tài sản của doanh
nghiệp được sử dụng một cách có hiệu quả. Vì thế, phân tích hiệu quả sử dụng tài
sản sẽ xác định được một đơn vị giá trị tài sản đem lại mấy đơn vị đầu ra phản ánh


21

kết quả sản xuất hay mấy đơn vị đơn vị đầu ra phản ánh lợi nhuận. Đồng thời, cũng
qua phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, các nhà quản lý biết được để có một đơn vị
đầu ra phản ánh kết quả sản xuất hay một đơn vị đầu ra phản ánh lợi nhuận, doanh

nghiệp phải hao phí bao nhiêu đơn vị giá trị tài sản mà doanh nghiệp sử dụng vào
kinh doanh.
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hưu là bộ phận nguồn vốn quan trọng để hình thành nên tài sản của
doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh suy cho cùng cũng chỉ là nhằm mục đích nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn của các chủ sở hữu. Vì vậy, phân tích hiệu quả sử dụng
vốn chủ sở hữu sẽ cho các nhà quản lý biết được tình hình hiệu quả sử dụng vốn
chủ sở hữu theo thời gian, biết được sức sản xuất, sức sinh lợi và mức hao phí vốn
chủ sở hữu để có được một đơn vị kết quả kinh doanh.
Ngoài các nội dung chủ yếu trên đây, tùy theo mục đích sử dụng thông tin, các
nhà phân tích còn tiến hành phân tích các nội dụng khác như: Phân tích hiệu quả sử
dụng vốn vay, hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả hoạt
động bán hàng, hiệu quả hoạt động đầu tư, hiệu quả hoạt động thanh toán…
2.1.5 Phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta sử dụng các phương pháp
sau:
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp thay thế liên hoàn.
- Phương pháp số chênh lệch (loại trừ).
- Phương pháp chi tiết theo thời gian và phương pháp chi tiết theo địa điểm.
- Phương pháp cân đối.
2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của công ty.
2.1.6.1 Các nhân tố bên ngoài.
a. Môi trường pháp lý
“Môi trường pháp lý bao gồm luật, văn bản dưới luật, quy trình, quy phạm kỹ
thuật sản xuất...Tất cả các quy phạm kỹ thuật sản xuất kinh doanh đểu tác động trực
tiếp đến hiệu quả và kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp". Đó là các quy
định của nhà nước về những thủ tục, vấn đề có liên quan đến phạm vi hoạt động
SXKD của doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào môi trường



22

kinh doanh cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành đúng theo những quy định
đó.Môi trường pháp lý tạo môi trường hoạt động cho doanh nghiệp, một môi trường
pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt
động SXKD của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng
chú trọng đến các thành viên khác trong xã hội, quan tâm đến các mục tiêu khác
ngoài mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra các chính sách liên quan đến các hình thức thuế,
cách tính, thu thuế có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
b. Môi trường chính trị, văn hoá- xã hội.
Hình thức, thể chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định các
chính sách, đường lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh vực, loại hình hoạt
động SXKD của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn định sẽ có tác dụng thu
hút các hình thức đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết tạo thêm được nguồn vốn
lớn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động SXKD của mình. Ngược lại nếu môi
trường chính trị rối ren, thiếu ổn định thì không những hoạt động hợp tác SXKD với
các doanh nghiệp nước ngoài hầu như là không có mà ngay hoạt động SXKD
c.Thị trường và đối thủ cạnh tranh.
Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp cùng ngành và cùng sản xuất một ngành
hàng hoặc một nhóm hàng có thể trở thành bạn hàng của nhau trong kinh doanh
nhưng có thể lại là đối thủ của nhau trên thị trường đầu vào và đầu ra.
* Đối thủ cạnh tranh:
Bao gồm hai nhóm, đối thủ cạnh tranh sơ cấp và đối thủ cạnh tranh thứ cấp. Nếu
doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là
rất khó khăn, vì vậy doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh
thu, tổ chức bộ máy lao động phù hợp để tạo cho doanh nghiệp có khả năng cạnh
tranh về giá cả, chất lượng, chủng loại cũng như mẫu mã... để nâng cao hiệu quả
kinh doanh. Như vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao

hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời cũng tạo ra động lực phát triển
doanh nghiệp. Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp càng trở nên khó khăn.
* Thị trường:


23

Bao gồm thị trường bên trong, thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Nó là yếu
tố quyết định quá trình kinh doanh mở rộng của doanh nghiệp.
Đối với thị trường đầu vào: Cung cấp các yếu tố cho quá trình kinh doanh như
nguyên vật liệu, máy móc thiết bị... cho nên nó có tác động trực tiếp đến quá trình
kinh doanh, tỉ lệ chiết khấu...
d. Nhân tố khách hàng.
Nhân tố này chịu sự tác động của giá cả, chất lượng sản phẩm, thu nhập, thói
quen của người tiêu dùng. Nhưng bản thân nhân tố sức mua và cấu thành sức mua
chịu ảnh hưởng của nhân tố số lượng và cơ cấu mặt hàng kinh doanh. Mỗi sản phẩm
của doanh nghiệp đều có hiệu quả riêng nên nhân tố sức mua cũng khác nhau nên
hiệu quả chung của doanh nghiệp cũng thay đổi.
Nếu kinh doanh phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, chiếm tỷ trọng lớn trong toàn
bộ mặt hàng của doanh nghiệp thì hiệu quả của doanh nghiệp cũng tăng lên. Do vậy
đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu nhân tố này để có kế hoạch kinh doanh cho
phù hợp.
e. Nhân tố môi trường vĩ mô.
Môi trường vĩ mô bao gồm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội hay điều kiện tự
nhiên của một quốc gia, nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Chẳng hạn như xét về yếu tố tài nguyên môi trường: Nếu như nguồn
tài nguyên dồi dào sẽ làm cho giá mua nguyên vật liệu rẻ, chi phí kinh doanh giảm
dẫn đến giá thành sản phẩm giảm và làm tăng lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Bên cạnh đó tài nguyên môi

trường cũng gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của doanh nghiệp khi có thiên tai. Hay
như chính sách kinh tế của nhà nước, đây là một trong những công cụ của Nhà nước
để điều tiết nền kinh tế là các chính sách tài chính, tiền tệ, luật pháp... Đó là hệ
thống các nhân tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Nếu chính sách lãi suất tín dụng quy ước mức lãi suất quá cao sẽ gây
cản trở cho việc vay vốn của các doanh nghiệp và làm tăng chi phí vốn, lợi nhuận
giảm và hiệu quả kinh doanh cũng sẽ giảm.
2.1.6.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp.
* Nhân tố quản trị doanh nghiệp.


24

Đối với mọi doanh nghiệp, càng ngày nhân tố quản trị càng đóng vai trò quan
trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nó tác động tới hoạt động
kinh doanh qua nhiều yếu tố như cơ cấu lao động, cơ sở vật chất... Công tác quản trị
doanh nghiệp được tiến hành tốt sẽ giúp doanh nghiệp có một hướng đi đúng, định
hướng xác định đúng chiến lược kinh doanh, các mục tiêu mang lại hiệu quả, kết
quả hoặc là phi hiệu quả, thất bại của doanh nghiệp.
Với một cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp hợp lý không những giúp cho
điều hành hoạt động kinh doanh tốt mà còn làm giảm tối thiểu các chi phí quản lý
và xây dựng một cơ cấu lao động tối ưu. Nhân tố này còn giúp lãnh đạo doanh
nghiệp đề ra những quyết định đúng đắn, chính xác và kịp thời, tạo ra những động
lực to lớn để kích thích kinh doanh phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
* Lao động.
Mọi lực lượng kinh doanh đều do lực lượng lao động tiến hành. Nó là chủ thể
trong hoạt động kinh doanh, mọi nỗ lực đưa khoa học kỹ thuật trang thiết bị máy
móc hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh đều do con người tạo ra và thực hiện
chúng. Song để đạt được điều đó đội ngũ nhân viên lao động cũng cần phải có một

lượng kiến thức chuyên môn ngành nghề cao, góp phần ứng dụng tốt, tạo ra những
sản phẩm cao phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trên thị trường và mang lại lợi ích cho
doanh nghiệp.
* Vốn kinh doanh.
Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy
mô có cơ hội có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự
đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn còn là nền tảng, là cơ sở
cho doanh nghiệp hoạt động, góp phần đa dạng hoá phương thức kinh doanh, đa
dạng hoá thị trường, đa dạng hoá sản phẩm. Ngoài ra vốn còn giúp cho doanh
nghiệp đảm bảo độ cạnh tranh cao và giữ ưu thế lâu dài trên thị trường.
* Trang thiết bị kỹ thuật.
Ngày nay công nghệ kinh doanh luôn giữ vai trò quan trọng trong mọi quá trình
của đời sống. Luôn thay đổi dây chuyền kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp là điều
luôn được khuyến khích nhưng cũng phải tuỳ theo quy mô và tính đồng bộ của


25

doanh nghiệp. Chính nhờ những thiết bị khoa học tiên tiến người lao động sẽ được
giải phóng sức lao động, năng suất tăng lên rất nhiều lần trong cùng một thời gian,
dẫn tới tăng hiệu quả. Mặt khác, trang thiết bị kỹ thuật không những đáp ứng cho
khách hàng sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp và phong phú không xâm hại đến sức khoẻ
mà còn thoả mãn những nhóm khách hàng đòi hỏi có thuộc tính đặc biệt.
2.1.7 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
2.1.7.1 Nhóm chỉ tiêu số lượng.
1.Tổng doanh thu (TR) : Là tổng số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Doanh thu là chỉ tiêu rất quan trọng nó góp phần giúp doanh nghiệp có thể trụ
vững được hay không. Doanh thu cho ta biết được quy mô của công ty lớn hay nhỏ.
Giúp cho ta đanh giá được khả năng của công ty.

Doanh thu có 3 loại: Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài
chính và thu nhập khác. Trong đó, trong các công ty thì doanh thu từ bán hàng và
cung cấp dịch vụ là quan trọng nhất.
Công thức tính tổng doanh thu:
TR = ∑ Qi × Pi
Trong đó TR : doanh thu bán hàng
Qi : khối lượng sản phẩm i bán ra
Pi : giá bán sản phẩm i
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh quy mô kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, doanh thu càng lớn thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao và
ngược lại.
2. Tổng chi phí (TC) : Là tổng số tiền đã chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh
để có được doanh thu tương ứng.
Chi phí là chỉ tiêu quan trọng không kém doanh thu. Chi phí giúp cho ta biết
được như vậy đã hợp lý chưa, nếu chi phí tăng nhanh hơn doanh thu thì đó là tín
hiệu xấu mà công ty cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng đó. Chi
phí mà tăng chậm hơn doanh thu thì đó là điều đáng mừng cho công ty vì như vậy
công ty hoạt động đã có hiệu quả.
Công thức tính tổng chi phí:
TC = FC + VC


×