Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển của công ty TNHH con đường vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.06 KB, 63 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Từ sau khi mở cửa cải cách, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành
tựu nhất định.Để có được kết quả đó, chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp
to lớn của ngoại thương – chiếc cầu nối giữa kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới.
Để có được những bước đi vững chắc khi xâm nhập thị trường thế giới đòi
hỏi các doanh nghiệp Việt Nam, dưới định hướng của nhà nước, cần có tầm nhìn
sâu rộng về các kĩ năng nghiệp vụ ngoại thương. Rõ ràng, việc đưa hàng hóa vào
hay ra một quốc gia là việc cần làm trong buôn bán quốc tế, nhưng để đảm bảo rằng
mặt hàng đang xuất nhập khẩu có phù hợp với quy định của địa phương hay không
thì việc thực hiện thủ tục hải quan có ảnh hưởng to lớn đến việc thúc đẩy thương
mại và đầu tư quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải có
chiến lược sử dụng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngoại
thương, yếu tố tiên quyết tới thành công của doanh nghiệp.
Nắm bắt được xu hướng đó trường Đại Học Hải Phòng đã và đang đào tạo
nguồn lao động trong ngành ngoại thương. Với sự quan tâm từ phía nhà trường,
sinh viên ngành kinh tế ngoại thương đã được tạo điều kiện đi thực tập tại các
doanh nghiệp có nghiệp vụ ngoại thương, từ đó có cơ hội nắm bắt vận dụng những
kiến thức đã học, thấy được khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn.
Trong thời gian thực tập vừa qua, em đã có điều kiện được thực tập tại Công
ty TNHH Con Đường Vàng một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực làm thủ tục Hải
Quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu, em quyết định chọn đề tài thực tập
“Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu
đường biển của công ty TNHH Con Đường Vàng” để thấy rõ hơn hoạt động
nghiệp vụ kinh doanh XNK nói chung và hoạt động quy trình thủ tục hải quan nói
riêng của công ty.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn đến quý công ty, Anh Vũ Minh Anh – giám
đốc công ty cũng như cô Hoàng Hải Yến – giáo viên hướng dẫn đã giúp đỡ tận tình



2

để em có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập này. Tuy nhiên, do em còn hạn chế về
kiến thức, kinh nghiệm nên bài báo cáo này còn nhiều thiếu sót. Em mong sẽ nhận
được những lời nhận xét góp ý của thầy cô, công ty để bài báo cáo của em được
hoàn thiện hơn.
Báo cáo thực tập gồm 3 chương:
Lời mở đầu
Chương 1 : Tổng quan về công ty TNHH Con Đường Vàng
Chương 2 : Thực trang công tác giao nhận hàng nhập khẩu tại công ty
TNHH Con Đường Vàng.
Chương 3 : Biện pháp nhằm cải thiện tình hình giao nhân hàng hóa xuất
nhập khẩu tại công ty TNHH Con Đường Vàng.
Em xin chân thành cảm ơn!


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH
CON ĐƯỜNG VÀNG (GOLDEN WAY)
1.1. Quá trình ra đời và phát triển của công ty
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty
• Tên công ty bằng tiếng Việt : Công ty TNHH Con Đường Vàng
• Tên công ty bằng tiếng Anh : GoldenWay Company Limited
• Tên viết tắt : Golden Way
• Website : www.goldenwayvn.com
• Trụ sở kinh doanh: Tầng 5, số 4, đường Nguyễn Trãi, phường Máy Tơ,
Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam
• Văn phòng giao dịch:

- Văn phòng chính :
Số 313 đường Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng
Số điện thoại : 031.3796886/884/887
Fax : 84-31-3686638
- Văn phòng chi nhánh Hồ Chí Minh :
448/9D Nguyễn Tất Thành, P.18, Q.4, Hồ Chí Minh
Số điện thoại : (08) 39415181/ 39406994
Fax : 84-08 62618047
Tuy mới thành lập chưa lâu nhưng Công ty TNHH Con Đường Vàng đã
không ngừng vươn lên tạo được mối quan hệ làm ăn lâu dài và tin cậy đối với nhiều
bạn hàng. Công ty thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ với người lao động: ký kết
hợp đồng lao động theo đúng chế độ, luôn đảm bảo việc làm và ổn định thu nhập
cho người lao động, thực hiện nộp đủ thuế cho nhà nước. Doanh thu đã tăng rất
nhiều so với năm trước.
Nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty đã đề ra phương hướng hoạt
đông trong 6 tháng cuối năm:


4

- Nâng cao doanh thu, giữ vững tốc độ phát triển.
- Đảm bảo và nâng cao thu nhập của người lao động, tăng phần đóng góp
cho ngân sách nhà nước.
1.1.2. Phạm vi hoạt động
• Dịch vụ vận tải nội địa
• Đại lý vận tải đường biển
Với Goldenway, khách hàng có được sự lựa chọn linh hoạt và rộng rãi các
dịch vụ vận tải đường biển. Chúng tôi cung ứng dịch vụ vận tải hàng nguyên công
ten nơ, hàng gom, hàng rời và dịch vụ môi giới tàu.
Dịch vụ vận tải biển của Goldenway bao gồm:



Vận tải hàng hóa xuất nhập bằng FCL và LCL.



Vận chuyển hàng trọn gói.



Phát hành chứng từ vận tải.



Thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.



Ðóng gói và bao bì.



Kho bãi và phân phối.



Môi giới tàu biển.




Vận tải hàng rời.



Bảo hiểm vận tải.

- Đại lí vận tải đường hàng không.
- Đại lý vận tải đường bộ.
- Đại lý vận tải đường sắt.
- Đại lý vận tải hàng công trình và dự án.
- Vận chuyển hàng đồ dùng gia đình & cá nhân.
- Đại lý giao nhận vận chuyển hàng triển lãm.
- Dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hoá.
- Dịch vụ thủ tục hải quan
Giải quyết thủ tục nhanh chóng và hiệu quả hàng hoá vận tải quốc tế là một
mắt xích hết sức quan trọng đối với sự thành công của cả một dây chuyền cung ứng.


5

Goldenway - với tư cách là nhà cung cấp các giải pháp giao nhận kho vận đa
phương thức, đã thể hiện được năng lực đáp ứng của mình trong lĩnh vực này.
Goldenway được hình thành bởi đội ngũ làm thủ tục thông quan chuyên
nghiệp và các chuyên gia về xuất nhập khẩu.
- Dịch vụ tư vấn hải quan
Thủ tục thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu đặc biệt phức tạp và không được
áp dụng giống nhau ở mỗi nước. Ðặc biệt, nếu chứng từ không được chuẩn bị phù hợp
và cẩn thận, thì bất kỳ sai lệch dù ở mức độ nào đều có thể gây nên chậm trễ, phát sinh
thêm các chi phí và thậm trí bị phạt vi phạm. Goldenway sẽ đem đến cho khách hàng
cách giải quyết vấn đề này như thế nào, với việc hướng dẫn các thủ tục thông quan tại

Việt Nam cũng như tại các nước khác nơi bạn sẽ xuất khẩu hàng đến.
Goldenway cung cấp các dịch vụ tư vấn Hải quan sau:
* Thủ tục thông quan đối với tất cả các loại hình hàng hoá xuất nhập khẩu:
hàng kinh doanh, hàng viện trợ, hàng dự án, hàng triển lãm, hàng quá cảnh, hàng
tạm nhập-tái xuất, hàng tạm xuất-tái nhập, và hàng phi mậu dịch.
* Tư vấn về khai hải quan, tính thuế, áp mã, áp giá hải quan và các chính
sách thuế khác có liên quan.
* Tư vấn các vấn đề liên quan về xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan của các
nước khác nơi có hàng Việt Nam xuất khẩu đến.
1.2.3. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
Công ty TNHH Con Đường Vàng được hoạt động vào ngày 20 tháng 05 năm
2007 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0202004972 tại Sở kế hoạch và
đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 10 tháng 05 năm 2007
Mã số thuế : 0200738806
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý là tổng hợp các bộ phận được chuyên môn hóa với
những trách nhiệm và quyền hạn nhất định. Các bộ phận có mối liên hệ mật thiết với
nhau và được bố trí theo các khâu khác nhau để thực hiện các chức năng quản lý. Cơ
cấu tổ chức tốt sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đối phó với những
biến động của thị trường. Do đó, cơ cấu tổ chức phải đảm bảo một số yêu cầu :


6

- Không thừa, không thiếu một bộ phận nào.
- Có tính linh hoạt để không gây khó khăn cho người lao động.
- Mô hình quản lý gọn nhẹ, ít chi phí.

Giám đốc


Bộ phận
giao nhận

Bộ phận
Chứng từ

Bộ phận
Kinh doanh

Bộ phận
Kế toán

Sơ đồ1.1: Tổ chức của Công ty TNHH Con Đường Vàng
Cơ cấu tổ chức quản lý là tổng hợp các bộ phận được chuyên môn hóa với
những trách nhiệm và quyền hạn nhất định. Các bộ phận có mối liên hệ mật thiết với
nhau và được bố trí theo các khâu khác nhau để thực hiện các chức năng quản lý. Cơ
cấu tổ chức tốt sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đối phó với những
biến động của thị trường. Do đó, cơ cấu tổ chức phải đảm bảo một số yêu cầu :
- Không thừa, không thiếu một bộ phận nào.
- Có tính linh hoạt để không gây khó khăn cho người lao động.
- Mô hình quản lý gọn nhẹ, ít chi phí.
1. Giám đốc:
 Chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty.
 Là người quyết định tối cao trên cơ sở phát huy ý kiến của các thành viên
trong Ban Giám đốc và các phòng ban. Đồng thời, Giám đốc cũng là người trực tiếp
chịu trách nhiệm toàn bộ những hoạt động của Công ty.
 Quyết định phương hướng kế hoạch, dự án kinh doanh và các chủ trương
lớn của Công ty.
 Quyết định về việc chuyển nhượng, mua bán, cầm cố các loại tài sản cố định.



7

 Quyết định về việc tuyển dụng, phân công, sử dụng lao động và các vấn
đề khác như khen thưởng, kỷ luật.
 Giám đốc là chủ tài khoản của Công ty, ký kết các hợp đồng kinh tế với
các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước.
 Ban hành quy chế nội bộ và bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trong
Công ty.
2.Bộ Phận Kinh doanh:
* Sales & Marketing (Phòng kinh doanh và tiếp thị) :
Đây là phòng phụ trách công việc nghiên cứu thị trường, giới thiệu với khách
hàng hình ảnh của Công ty cùng các loại hình dịch vụ mà Công ty cung cấp và có
các nhiệm vụ sau:
 Tham mưu cho Ban Giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị
trong và ngoài nước.
 Giúp Ban Giám đốc kiểm tra và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch,
phát hiện các vấn đề và đề xuất hướng giải quyết.
 Theo dõi việc thực hiện các hoạt động và đôn đốc việc thanh toán các
công nợ có liên quan.
 Tìm kiếm các khách hàng mới có tiềm năng trên các website, báo, đài... và
thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.
 Giữ vững và liên lạc thường xuyên với các khách hàng cũ củng cố niềm
tin để khách hàng tiếp tục giao dịch với Công ty.
 Lấy thông tin về lô hàng.
 Luôn tạo mối quan hệ tốt với khách hàng, xác định thế mạnh của Công ty
để tung ra giá cước ưu đãi kèm theo những dịch vụ hậu mãi nhằm thỏa mãn yêu cầu
của khách và biết được các nhu cầu còn tiềm ẩn của họ.Giới thiệu ,quảng cáo và
phát triển thương hiệu của liner mà mình đang làm đại lý.
 Nhân viên phòng kinh doanh và tiếp thị phải luôn thống kê lại lượng hàng

mà khách đặt chỗ trong tháng, trong quý, trong năm nhằm đưa ra những chiến lược
mới và những dịch vụ chăm sóc khách hàng thích hợp.


8

* Bộ Phận Booking (Phòng đặt chỗ):
a/ Với tư cách là forwarder:
o Nhận thông tin chi tiết của khách hàng về lô hàng
o Gởi phiếu giữ chỗ đến các hãng tàu.
o Nhận xác nhận đặt chỗ từ hãng tàu gửi cho bộ phận giao nhận và gửi
thông tin chi tiết cho bộ phận chứng từ để làm House Bill of Loading nháp.
o Đồng thời gửi xác nhận đặt chỗ tàu cho khách hàng.
b/ Với tư cách là hãng tàu:
o Nhận phiếu giữ chỗ trên tàu của khách hàng.
o Phát hành Booking Note và fax qua cho khách hàng để kiểm tra chính xác
các thông tin về tên hàng,số lượng, ngày dự kiến tàu chạy, nơi hạ bãi….
o Gửi thông tin chi tiết cho bộ phận chứng từ để làm Master Bill of Loading.
- Bộ phận đặt chỗ và giao nhận phải hỗ trợ lẫn nhau, tìm hiểu lô hàng nào
cùng tuyến đường hay không để thực hiện gom hàng nhằm tiết kiệm chi phí và tăng
thêm khoản thu về cho Công ty.
- Khi có lô hàng bị rớt nhân viên Đặt chỗ cần nhanh chóng liên hệ với nhân
viên kinh doanh và tiếp thị để thông báo cho khách hàng đồng thời tranh thủ tìm
kiếm chuyến đi thay thế nào gần nhất để tư vấn thực hiện đặt chỗ nhằm đảm bảo về
mặt thời gian và an toàn cho lô hàng.
- Có mối quan hệ thật tốt với các hãng tàu, đại lý của hãng tàu nhằm xin
được giá tốt nhất. Tạo uy tín đối với các hãng tàu, tránh trường hợp phải hủy bỏ đột
xuất việc đặt chỗ ở hãng này để đặt sang hãng khác.
- Luôn cập nhật thông tin về giá cước của các hãng tàu.
- Theo dõi lộ trình của tàu đi để cập nhật cho khách hàng biết lô hàng của họ

đang ở đâu và giải đáp những thắc mắc của khách hàng khi được yêu cầu.
3.Bộ Phận giao nhận:
 Bộ phận giao nhận (Operation hay còn gọi là OP) là bộ phận trực tiếp
cung cấp dịch vụ giao nhận cho khách hàng. Do vậy có các nhiệm vụ sau :


9

 Liên lạc với khách hàng để thu thập thông tin và yêu cầu khách hàng cung
cấp những chứng từ cần thiết có liên quan đến lô hàng để làm dịch vụ hải quan (khi
khách hàng yêu cầu) như: Invoice (hóa đơn), Packing List (phiếu đóng gói), C/O
(Certificate of Origin – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa)…
 Tiếp nhận, kiểm tra hàng.
 Làm thủ tục Hải quan.
 Dán Seal, bấm Seal; cân đo; kiểm hóa hàng.
 Thanh lý Hải quan.
 Cung cấp đầy đủ các chi tiết cần thiết có liên quan đến lô hàng để phòng
chứng từ phát hành Bill (vận đơn) và theo dõi tiếp.
4.Bộ phận chứng từ:
Đây là bộ phận không kém phần quan trọng trong Công ty. Chứng từ có
trách nhiệm theo dõi từng lô hàng xuất đi hay nhập về để kịp thời cung cấp thông
tin cho các bộ phận khác, theo dõi và liên hệ khách hàng để sắp xếp thời gian cho
Bộ phận giao nhận. Nhân viên chứng từ còn có các nhiệm vụ sau:
 Nhận Booking Confirm (xác nhận đặt chỗ) và cho số House Bill of
Loading (HB/L – vận đơn nhà) hoặc số Master Bill of Loading (nếu đóng vai trò là
hãng tàu).
 Nhận chứng từ khách hàng gởi (qua email hoặc fax); kiểm tra chứng từ;
làm vận đơn nháp rồi fax qua cho khách hàng kiểm tra lại để giảm thiểu sai sót.
 Chủ động liên lạc với bộ phận giao nhận để lấy số liệu kịp thời sau đó kiểm
tra lại số liệu và đối chiếu chứng từ để phát hành vận đơn nhà fax cho khách hàng.

 Thường xuyên liên lạc với đại lý hãng tàu ở nước ngoài để theo dõi việc
hàng đến hay chưa, và yêu cầu đại lý giao hàng cho consignee.
 Cấp lệnh giao container rỗng và quản lý container. Thường xuyên liên lạc
với cảng để theo dõi số lượng container kéo vào và số lượng container kéo ra hàng
ngày để cấp cho khách hàng chính xác số hiệu container.
5. Bộ phận kế toán:


10

 Chịu trách nhiệm về các khoản chi của Công ty và các khoản thu từ khách
hàng. Bộ phận kế toán gồm kế toán trưởng, thủ quỹ và kế toán viên (trong đó có kế
toán chuyên công nợ và kế toán chuyên theo dõi hoạt động thu chi của Công ty).
 Theo dõi sổ sách kế toán và các giấy báo nợ (Debit Note) của các Đại lý
nước ngoài và khách hàng.
 Nhận và kiểm tra chứng từ: tổng phí, giá bán, điều kiện thanh toán, đối
tượng xuất hóa đơn (trong nước hay ngoài nước).
 Xuất hóa đơn phác thảo (Debit, bảng tổng kết) cho khách hàng.
 Liên lạc với khách hàng để kiểm tra tính chính xác của hóa đơn phác thảo.
 Xuất hóa đơn gốc.
 Kết hợp và hỗ trợ tài chính cho các phòng ban khác trong việc thanh toán
các chi phí dịch vụ, cước phí vận chuyển hoặc tính toán và chi tiền hoa hồng cho
khách hàng đối với những lô hàng tự khai thác.
 Báo cáo cho Giám Đốc tình hình hoạt động của Công ty, cũng như tình
hình công nợ cuối tháng và kế hoạch truy thu công nợ.
 Tổng kết cuối tháng tình hình trả lương, thưởng cho nhân viên.
 Lưu lại các tài liệu, chứng từ cần thiết.
 Tạm ứng tiền làm hàng cho bộ phận giao nhận. Thanh toán các quyết toán
của công ty mà Giám đốc đã duyệt.
 Phát lương, thưởng cho nhân viên.

1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Khái quát tình hình kinh doanh chung của công ty từ 2012 đến 2014


11

Bảng 1.1 : Bảng thống kê hoạt động sản xuất-kinh doanh chung của cty
Đơn vị tính :VNĐ
Năm

Năm 2012

Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Doanh thu thuần về
bán hàng và cung

135.357.749.229

141.867.356.659

181.403.871.330

cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về


128.594.640.895

131.347.378.108

167.452.242.507

bán hàng và cung

6.763.108.334

10.519.978.551

13.951.628.823

4.786.475

28.032.673

13.204.923

kinh

4.894.127.554

6.287.562.128

5.584.868.961

doanh

Lợi nhuận khác
Chi phí
Lợi nhuận trước

23.000.671
6.967.205.163

41.008.345
8.797.958.179

(16.589.491)
12.534.868.148

4.917.128.225

6.328.570.473

5.568.279.470

2.937.846.169

4.746.427.855

4.176.209.603

cấp dịch vụ
Doanh thu

hoạt


động tài chính
Lợi nhuận thuần từ
hoạt

động

thuế
Lợi nhuận sau thuế

(Nguồn : Bộ Phận Kế Toán)
*) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu của công ty năm 2012 và 2013 lần lượt là 135.357.749.229 (đồng
Việt Nam) và 141.867.356.659
Năm 2013 doanh thu tăng 6.509.607.430 tương ứng tăng 4,8% so với năm 2012
Năm 2014, Doanh thu của công ty là 181.403.871.330 (đồng Việt Nam) :
• So với năm 2012 tăng 46.046.122.101 (đồng Việt Nam) tương ứng tăng 34,01%.
- So với năm 2013 tăng 39.536.514.671 (đồng Việt Nam) tương ứng tăng
27,87%.
*) Chi phí
Chi phí của công ty năm 2012 và 2013 lần lượt 6.967.205.163 là
và8.797.958.179 (đồng Việt Nam)
Năm 2013 chi phí của công ty tăng 1.830.753.016(đồng Việt Nam) tương


12

đương tăng 26% so với năm 2012
Năm 2014, chi phí của công ty là 12.534.868.148 (đồng Việt Nam) :
• So với năm 2012 tăng 5.567.662.985 (đồng VN) tương ứng tăng 79%.
• So với năm 2013 tăng 3.736.909.969 (đồng VN) tương ứng tăng 42,5%

*) Lợi nhuận
Lợi nhuận trước thuếcủa công ty năm 2012 và 2013 lần lượt là
4.917.128.225và 6.328.570.473 (đồng Việt Nam)
Năm 2013 lợi nhuận trước thuế của công ty tăng 1.411.442.248 tương đương
tăng 28,7% so với năm 2012
Năm 2014, lợi nhuận trước thuế củacông ty là 5.568.279.470 (đồng Việt Nam) :
• So với năm 2012 tăng 651.151.245 (đồng Việt Nam) tương ứng tăng 13%
• So với năm 2013 giảm 760.291.003 (đồng Việt Nam) tương ứng giảm 12,1%
=>Nhận xét:
-Như vậy so với năm 2012 và năm 2013 thì năm 2014 công ty có bước phát
triển vượt bậc về doanh thu, điều này cho thấy công ty đã hoạt động rất hiệu quả.
-Tuy nhiên bên cạnh đó chi phí cũng tăng là do công ty đầu tư thêm trang
thiết bị như máy tính, xe kéo, xe vận tải chuyên dụng hỗ trợ việc giao nhận hàng
hóa,trả lương cho nhân viên tăng. Đây là những chi phí hợp lí góp phần tăng năng
suất hiệu quả công việc.
Điều này dẫn đến việc tuy doanh thu tăng nhiều nhưng lợi nhuận thu về lại
giảm so với mọi năm.


13

1.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty
1.4.1. Thị trường chủ yếu
Về cơ bản Công ty Con Đường Vàng có rất nhiều đối tác với địa bàn rộng
khắp cả nước và nước ngoài.
Goldenway là đại lý độc quyền cho các hãng tàu Ấn Độ, Băngladesh và làm
đại lý cho các hãng tàu khác. Với số lượng xe Container là 12 đầu xe, công ty sẵn
sàng giải quyết được tất cả các vấn đề của khách hàng. Ngoài ra, công ty có thế
mạnh trong khai thác vận tải Bắc Nam bằng đường biển và làm hàng rời kết hợp với
vận tải đa phương thức để giúp tiết kiệm chi phí tối đa cho Quý khách hàng.

Bên cạnh đó, với hệ thống đại lý có mặt hầu khắp trên thế giới: Trung Quốc,
Nhật Bản, Malaysia, Indonexia, Pháp, Đức…công ty luôn đảm bảo sự lưu thông
cho hàng hóa 1 cách thuận tiện, nhanh chóng, an toàn với giá cả cạnh tranh nhất.
1.4.2. Đặc điểm công nghệ của doanh nghiệp
- Tài sản cố định bao gồm 12 xe đầu kéo.
- Các mặt hàng nhập khẩu, xuất khẩu công ty tham gia tác nghiệp, vận chuyển.
•Hàng cáp điện : Hải Phòng - Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh,
Thái Nguyên, Nghệ An,....
•Hàng cám, thức ăn gia súc : Hải Phòng - Nghệ An, Thanh Hóa, H ải
Dương, Hưng Yên
•Hàng thiết bị máy móc : Hải PHòng - Thái Nguyên
•Hàng đá vôi : Hải Phòng - Hải Dương
•Một số ngành nghề kinh doanh khác như trong đăng kí kinh doanh
- Điểm mạnh của công ty :
•Phục vụ nhiều khách hàng tiềm năng với đủ mọi mặt hàng, nguồn hàng, số
lượng, quy mô từ lớn đến nhỏ.
•Đội xe hùng hậu là thu nhập chính của công ty, năng lực cạnh tranh tốt.
- Điểm yếu của công ty
•Ph ải đi thuê văn phòng công ty
•Vì tài sản và doanh thu chính của công ty phụ thuộc vào đội xe nên doanh
thu và lợi nhuận ph ụ thuộc nhiều vào yếu tố và biến động xăng dầu
•Công ty đầu tư mua sắm phương tiện xe đầu kéo, vẫn phải vay ng ân hàng
và hàng tháng phải trả lãi
•Đội xe có nhiều xe Trung Quốc nên tính thanh khoản kém, phương tiện sau
1 thời gian hoạt động, nếu không chịu khó bảo trì sẽ nhanh cấp, hao mòn ... ảnh
hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh.
1.4.3. Đặc điểm tổ chức nguồn lực


14


• Cơ cấu Lao động theo Giới tính:
Bảng 1.2: Phân loại lao động theo giới tính
Năm 2014
STT

Năm 2015
Số

Chỉ
tiêu

1 Nam
2 Nữ
Tổng số

Chênh lệch

Số lượng

Tỷ trọng

(Người)

(%)

27
18
45


60
40
100

Số lượng Tỷ trọng
(Người)
42
20
62

tuyệt

(%)

đối

67,75
32,25
100

(Người)
15
2
17

Số tương
đôi
(%)
55,55
11,11

37,77

(Nguồn: bộ phận kế toán)

Biểu đồ 1.1:Phân loại lao động theo giới tính năm 2014

Biểu đồ 1.2 : Phân loại lao động theo giới tính năm 2015


15

 Nhận xét:
- Nhìn bảng số liệu trên ta thấy năm 2015 cả lượng lao động nam và nữ đều
tăng lên về số lượng ,nhưng lượng lao động nam tăng nhiều hơn lao động nữ .Cụ
thể năm 2015 lượng lao động nam tăng 15 người (tương ứng 55,55%) so với năm
2014 còn lao động nữ tăng 2 người (tương ứng 11,11%) so với năm 2014
- Nhìn chung việc phân bố và sử dụng lao động theo giới tính phù hợp với
tính chất,đặc điểm,công việc của Công ty.


Cơ cấu Lao động theo độ tuổi:
Bảng 1.3: Phân loại lao động theo độ tuổi lao động
Năm 2014

Năm 2015

Chênh lệch
Số tuyệt Số tương

Số lượng


Tỷ trọng

Số lượng

Tỷ trọng

(Người)

(%)

(Người)

(%)

18-30

20

44,44

38

61,29

31-40
41-50
Tổng

19

6
45

42,22
13,34
100

19
5
62

30,65
0
0
8,06
-1
-16,67
100
17
37,77
( Nguồn: Bộ phận kế toán )

đối

đối

(Người)
18

(%)

90

=>Nhận xét :Qua bảng đánh giá trên ta có thể nhận thấy rằng :
- Độ tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất trong công ty là 18-30. Phù hợp với đặc thù
ngành nghề kinh doanh của công ty, cần những bạn trẻ đủ năng lực, nhanh nhạnh và
có sức khỏe tốt để xử lí công việc.


Cơ cấu Lao động theo lĩnh vực chuyên môn:
Bảng 1.4: Cơ cấu lao động theo lĩnh vực chuyên môn

Lĩnh vực

Chứng từ
Giao nhận

Năm 2014
Tỷ
Số lượng
trọng
(Người)
(%)
10 22,22
10

22,22

Năm 2015
Số
Tỷ


Chênh lệch
Số tuyệt

lượng

trọng

đối

(Người)
15

(%)
24,19

(Người)
5

14

22,58

4

Số tương đối
(%)
50
40



16

Kinh doanh
Kế toán

19

42,22

25

40,32

6

31,58

6

13,34

8

12,91

2

33,33


( Nguồn : Bộ phận kế toán)

Biểu đồ 1.3 : Phân loại lao động theo lĩnh vực chuyên môn năm 2014

Biểu đồ 1.4 : Phân loại lao động theo lĩnh vực chuyên môn năm 2015

 Nhận xét: Theo như số liệu bảng trên ta thấy rằng
Cơ cấu lao động phân theo lĩnh vực chuyên môn không chênh nhau đáng kể
ngòai bộ phận Kế toán tài chính cần ít số nhân viên.Số lượng nhân viên ở phòng
kinh doanh chiếm tỷ lệ phần trăm nhiều phù hợp với tính chất ngành nghề của công
ty. Số lượng nhân viên giao nhận và nhân viên chứng từ cũng ngày 1 tăng do lưu
lượng hàng hóa lưu thông qua cảng ngày càng lớn, nhu cầu tăng vận chuyển hàng,
đòi hỏi nhân lực cả về số lượng và chất lượng.
1.4.4. Đặc điểm về vốn
Tổng tài sản năm 2014 là 153.409.300.334 VND. Tổng tài sản năm 2013 là
122.400.982.271 VND. Như vậy, tổng tài sản năm 2015 tăng 31.008.318.063 VND.


17

Trong đó tài sản ngắn hạn tăng 32.333.885.431 VND chiếm 21% tổng tài sản năm
2014. Bên cạnh đó, tỷ trọng và giá trị tài sản dài hạn của công ty vào năm 2014
giảm. Điều nafy cho thấy công ty mở rộng kinh doanh nhưng quy mô tài sản sử
dụng lại giảm đáng kể.
Tài sản dài hạn giảm 1.325.567.368 VND ( từ 35.328.722.906 xuống
34.003.155.538 )


18


Bảng 1.5: Đặc điểm về vốn của doanh nghiệp
STT

Năm

Chỉ tiêu
Tổng tài sản
1
Tài sản ngắn

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

96.101.695.764 122.400.982.271 153.409.300.334

hạn
2
Tài sản dài hạn
Tổng nguồn vốn

65.781.968.113

87.072.259.365 119.406.144.796

30.319.727.651
108.720.797.98


35.328.722.906
122.400.982.27

1
2

6
80.912.478.490
27.808.319.496

Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu

34.003.155.538

153.409.300.334
1
93.270.651.566 124.112.819.921
29.130.330.705 29.296.480.413


19

CHƯƠNG 2 :
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU ĐƯỜNG BIỂN BẰNG CONTAINER THEO PHƯƠNG THỨC
FCL CỦA CÔNG TY TNHH CON ĐƯỜNG VÀNG
2.1. Cơ sở lý luận về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
2.1.1. Khái niệm, vai trò, phân loại trong giao nhận hàng hóa XNK tại cảng.
2.1.1.1. Khái niệm

Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở các
quốc gia khác nhau. Để hàng hóa từ tay người bán đến được tay người mua phải
thông qua vận tải hàng hóa quốc tế. Giao nhận là một khâu quan trọng trong vận tải
hàng hóa quốc tế.Vậy giao nhận là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về giao nhận:
Theo Quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA):
(Giáo trình vận tải giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu - PGS. TS Hoàng Văn Châu)
Dịch vụ giao nhận (Freight forwarding service) là bất cứ loại dich vụ nào liên quan đến
vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như
các dịch vụ hoặc có liên quan đến các dịch vụ trên kể cả các vấn đề hải quan, tài chính,
mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.
Theo điều 163 Luật Thương mại Việt Nam: Dịch vụ giao nhận hàng hóa là
hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ
người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục giấy tờ và các dịch vụ
khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo ủy thác của chủ hàng, của
người vận tải hoặc người làm dịch vụ giao nhân khác (gọi chung là khách hàng).
Như vậy, về cơ bản: giao nhận hàng hóa là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục
có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi
gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).
Doanh nghiệp giao nhận là doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ giao
nhận hàng hóa trong xã hội bao gồm: doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hoá
trong nước và doanh nghiệp giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế. Sản phẩm của


20

doanh nghiệp giao nhận chính là các dịch vụ giao nhận hàng hóa mà các
doanh nghiệp đóng vai trò là người giao nhận (Forwarding Freight
Forwarder, Forwarding Agent).
 Cơ sở pháp lý:

• Các văn bản của Nhà nước
Nhà nước Việt Nam đã ban hành khá nhiều các văn bản, quy phạm pháp luật
quy định trách nhiệm giao nhận hàng hóa của các cơ quan , tổ chức, doanh nghiệp
nhằm điều chỉnh mối quan hệ phát sinh từ các hợp đồng mua bán, vận tải, bảo hiểm,
giao nhận, xếp dỡ… như:
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 1990, sửa đổi, bổ sung
theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá
X, kỳ họp thứ 10.
- Nghị định số 22/CP ngày 22/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền
hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông
vận tải.
- Quyết định 2106/QĐ-GTVT Ngày 23 Tháng 8 Năm 1997của Bộ Giao
thông vận tải về việc ban hành thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa tại
cảng biển Việt Nam.
- Pháp lệnh Hải quan ngày 20 tháng 2 năm 1990.
- Nghị định 114/HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1991 của Hội đồng bộ trưởng
ban hành quy định cụ thể thủ tục hải quan và lệ phí hải quan.
- Bộ luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 26 tháng 12 năm 1991, đã
được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm
2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10
• Các luật lệ quốc tế
Các công ước, các định ước, các hiệp ước, các hiệp định, các nghị thư, các
quy chế… về buôn bán, vận tải, bảo hiểm… mà việc giao nhận bắt buộc phải phù
hợp mới bảo vệ được quyền lợi của chủ hàng.
• Các loại hợp đồng.
• Các tập quán thương mại, hàng hải và luật tập tục của mỗi nước.
 Nguyên tắc:


21


Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hoá
XNK tại các cảng biển Việt nam như sau:
- Việc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên
cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng.
- Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể
do các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người
vận tải (tàu) (quy định mới từ 1991). Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người
được chủ hàng uỷ thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả thuận
với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan.
- Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện.
Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với
cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng.
- Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tầu, cảng nhận
hàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó.
- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng.
- Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất
trình những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một
cách liên tục trong một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ.
Ví dụ: vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan....
- Việc giao nhận có thể do cảng làm theo uỷ thác hoặc chủ hàng trực tiếp
làm. ác loại hợp đồng và L/C mới đảm bảo quyền lợi của chủ hàng XNK.
2.1.1.2. Vai trò, chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ của người giao nhận trong
thương mại quốc tế.
 Đặc điểm
- Không tạo ra sản phẩm vật chất: chỉ tác động làm cho đối tượng thay đổi vị
trí về mặt không gian chứ không thay đổi đối tượng đó.
- Mang tính thụ động: Do phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, các quy
định của người vận chuyển, các ràng buộc về pháp luật, tập quán của nước người
xuất khẩu, nhập khẩu, nước thứ ba...



22

- Mang tính thời vụ: hoạt động giao nhận phụ thuộc vào hoạt động xuất nhập
khẩu. Mà hoạt động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận
mang tính thời vụ.
- Phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ của người giao nhận.
* Vai trò của người giao nhận
Ngành giao nhận vận tải phát triển tất yếu kéo theo sự phát triển hệ thống kết
cấu hạ tầng cơ sở, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ giao
nhận vận tải như: bến cảng, hệ thống đường giao thông (đường quốc lộ trên bộ,
đường sông, đườngsắt, các bến cảng, sân bay v.v). Trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với sự tác động của tự do thương mại hóa quốc tế
các hoạt động giao nhận vận tải ngày một tăng trưởng mạnh, góp phần tích lũy
ngoạt tệ, đẩy mạnh giao lưu kinh tế, nối liền các hoạt động kinh tế giữa các khu
vực kinh tế trong nước, giữa trong nước với nước ngoài làm chonền kinh tế đất
nước phát triển nhịp nhàng, cân đối. Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá vừa là
một nhà VTĐPT, vừa là nhà tổ chức,nhà kiến trúc của vận tải. Họ phải lựa chọn
phương tiện, người vận tải thích hợp, tuyếnđường thích hợp có hiệu quả kinh tế
nhất và đứng ra trực tiếp vận tải hay tổ chức thu xếp quá trình vận tải của
toàn chặng với nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau như: tàu thuỷ, ô tô, máy
bay... vận chuyển qua nhiều nước và chịu trách nhiệm trực tiếp vớichủ hàng. Vì
vậy, chủ hàng chỉ cần ký một hợp đồng vận tải với người giao nhậnnhưng hàng hoá
được vận chuyển an toàn, kịp thời với giá cước hợp lý từ kho nhà xuất khẩu tới kho
nhà nhập khẩu (door to door service), tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí vận
chuyển và nâng cao được tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế.
Trước đây, người giao nhận chỉ làm đại lý (agent) thực hiện một số công
việc docác nhà XNK ủy thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hoá, làm thủ tục giấy tờ, lo
liệu vận tảinội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng...Song cùng với sự phát triển thương

mại quốc tế và tiến bộ kỹ thuật trong ngành vận tải mà dịch vụ giao nhận cũng được
mở rộng hơn.Ngày nay, người giao nhận đóng vaitrò rất quan trọng trong thương
mại và vận tải quốc tế.Người giao nhận không chỉ làm các thủ tục hải quan hoặc


23

thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và
phân phối hàng hoá. Người giao nhận đã làm những chức năng sau đây:
- Môi giới Hải quan (Customs Broker): Hàng hóa trước khi được nhập hay

xuất khẩu phải hoàn thiện các thủ tục Hải quan bởi người giao nhận hoặc ủy thác
cho một đơn vị bất kỳ hợp pháp.
- Làm đại lý (Agent): Người giao nhận nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ
người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như nhận hàng, giao hàng,
lập chứng từ làm thủ tục hải quan, lưu kho…trên cơ sở hợp đồng uỷ thác.
Người giao nhận khi là đại lí:
+ Nhận ủythác từ 1 người chủ hàng để lo những công việc giao
nhận hàng hoá XNK, làm việc để bảo vệ lợi ích của chủ hàng, làm trung gian giữa
người gửi hàng với người vận tải, người vận tải với người nhận hàng, người bán với
người mua.
+ Hưởng hoa hồng và không chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng
hoá, chỉ chịu trách nhiệm về hành vi của mình chứ không chịu trách nhiệm về
hành vi của người làm công cho mình hoặc cho chủ hàng.
- Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hoá (Transhipment and On-carriage):

Khi hàng hoá phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, người giao nhận sẽ
loliệu thủ tục quá cảnh hoặc tổ chức chuyển tải hàng hoá từ phương tiện vận tải này
sang phương tiện vận tải khác hoặc giao hàng đến tay người nhận.
- Lưu kho hàng hoá (Warehousing): Trong trường hợp phải lưu kho

hàng hoá trước khi xuất khẩu hoặc sau khi nhậpkhẩu, người giao nhận sẽ
lo liệu việc đó bằng phương tiện của mình hoặc thuê người khác và phân
phối hàng hoá nếu cần.
- Người gom hàng (Consolidate/Groupage): Trong vận tải hàng hoá bằng
container, dịch vụ gom hàng là không thể thiếu đượcnhằm biến hàng lẻ (less than
container load - LCL) thành hàng nguyên (full container load - FCL) để tận dụng
sức chở của container và giảm cước phí vận tải. Khi là người gom hàng, người giao
nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý.
- Người chuyên chở (Carrier): Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người giao
nhận đóng vai trò là người chuyênchở, tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng


24

vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hoá từ một nơi này đến
một nơi khác. Người giao nhận đóngvai trò là người thầu chuyên chở (contracting
carrier) nếu anh ta ký hợp đồng mà không chuyên chở. Nếu anh ta trực tiếp chuyên
chở thì anh ta là người chuyên chở thựctế (performing carrier).Dù là người chuyên
chở gì thì vẫn chịu trách nhiệm về hànghoá. Trong trường hợp này, người giao nhận
phải chịu trách nhiệm về hàng hoá trongsuốt hành trình không những về hành vi
lỗi lầm của mình mà cả những người mà anh ta sử dụng và có thể phát hành
vận đơn.
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức:Trong trường hợp người giao

nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc còn gọi là vận tải từ cửa đến cửa thì
ngườigiao nhận đã đóng vai tròlà người kinh doanhVTĐPT (MTO). MTO thực chất
là người chuyên chở, thường là chuyên chở theo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm
đối với hàng hoá.
Qua trên ta thấy người giao nhận là một khâu rất quan trọng của quá trình
vận tải hay nói cách khác họ là những kiến trúc sư của vận tải vì họ có khả năng

tổchức vận tải một cách tốt nhất an toàn nhất và tiết kiệm nhất. Tuy nhiên để làm tốt
công việc của một người giao nhận thị chúng ta cần phải lắm chăc nghiệp vụ cũng
như am hiểu luật pháp, tập quán cũng như các công ước quốc tế.
* Chức năng của người giao nhận
Hàng hoá trước khi đến tay người tiêu dùng phải trải qua khâu lưu thông, nếu
rút ngắn khâu lưu thông cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đếu có lợi. Đối với nhà
sản xuất vốn sẽ được quay vòng nhanh chóng và hoạt động sản xuất kinh doanh
được tiến hành liên tục không bị gián đoạn, trong khi đó người tiêu dùng sẽ được
hưởng lợi khi sử dụng những sản phẩm mới được sản xuất với mức giá hợp lý. Như
vậy rõ ràng là thay vì phải lo liệu việc vận chuyển cũng như các thủ tục liên quan
đến công tác đưa hàng tới người tiêu thụ, người sản xuất chỉ cần tập trung vào hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình và để phần việc trên cho những người thông
thạo về công tác bốc xếp, vận chuyển, làm các thủ tục giấy tờ...Những người này
được gọi là người giao nhận. Có hai định nghĩa phổ biến về hoạt động giao nhận:


25

Theo định nghĩa của FIATA thì "Dịch vụ giao nhận là bất kì loại dịch vụ nào
liên quan đến việc vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối
hàng hoá cũng như dịch vụ tư vấn có liên quan dến các dịch vụ trên kể cả các vấn đề
hải quan, tài chính, bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá".
Theo luật thương mại Việt Nam thì: "Giao nhận hàng hoá là hành vi thương
mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi hàng,
tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có
liên quan để giao hàng cho người nhận theo uỷ thác của chủ hàng, của người vận
tải hay người giao nhận khác".
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận.
Vậy chức năng của người giao nhận tóm gọn là đưa hàng từ người sản xuất
đến người tiêu dùng, từ người xuất khẩu đến nhà nhập khẩu, từ những người bán

buôn đến những người bán lẻ... một cách nhanh chóng và hiệu quả với chi phí hợp
lý hoặc tư vấn cho những đối tượng có hàng và đối tượng cần hàng về hoạt động
liên quan đến việc xuất hàng và nhập hàng.
* Quyền hạn, nghĩa vụ của người giao nhận
•Quyền hạn, nghĩa vụ
Người giao nhận có đóng vai trò khi thì là người ủy thác, khi thì làm người
đại lý. Song ở vị trí nào đi chăng nữa thì người giao nhận cũng phải:
- Chăm sóc chu đáo hàng hóa được ủy thác, thực hiện đúng những chỉ dẫn
của khách hàng về những vấn đề có liên quan đến hàng hóa được ủy thác.
- Nếu là một đại lý, người giao nhận chịu trách nhiệm về những lỗi lầm, sai
sót của bản thân mình và của người làm công cho mình.
- Người giao nhận không chịu trách nhiệm về những lỗi lầm, sai sót do bên
thứ 3 gây ra như: Người chuyên chở, hợp đồng con …
- Nếu người giao nhận là bên chính (giao ủy thác) thì ngoài các trách nhiệm
như một đại lý nói trên, người giao nhận còn chịu trách nhiệm về cả những hành vi
sơ suất của bên thứ 3 mà anh ta sử dụng để thực hiện hợp đồng, ở trường hợp này,
anh ta thường thương lượng với khách hàng giá cả phục vụ trọn gói chứ không phải
chỉ để nhận hoa hồng.


×