Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than củi của công ty cổ phần tiếp vận thương mại thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.38 KB, 61 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Ngày nay xuất khẩu đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu và ngày
càng đóng vai trò quan trọng và tích cực đối với nền kinh tế mỗi quốc gia
trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đặc biệt là với những nền
kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
Là một mặt hàng quan trọng than củiViệt Nam không chỉ thỏa mãn,
đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu của các
bạn hàng nước ngoài với quy mô ngày càng lớn. Mặt hàng than củi hiện đang
được xác định là một trong các mặt hàng xuất khẩu đem lại lợi nhuận lớn ở
Việt Nam, có đóng góp ngày càng to lớn trong sự tăng trưởng chung của nền
kinh tế quốc dân.
Công ty cổ phần tiếp vận thương mại Thái Bình Dương cũng có vai trò
không nhỏ trong việc xuất khẩu đưa ngành thancủi phát triển mạnh mẽ.
Ngoài những thành tích đạt được trong hoạt động xuất khẩu than củi nhiều
năm qua của doanh nghiệp thì bên cạnh đó doanh nghiệp còn một số mặt hoạt
động chưa thực sự hiệu quả do đó tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao
hiệu quả xuất khẩu than củi của công ty cổ phần tiếp vận thương mại Thái
Bình Dương” làm nội dung nghiên cứu.
2.Mục đích nghiên cứu.
Dựa vào tình hình thancủi trong nước và thế giới hiện nay, việc xuất
khẩu than củi của công ty cổ phần tiếp vận thương mại Thái Bình Dương
đang gặp thuận lợi cũng như một số khó khăn nhất định đòi hỏi tập đoàn phải
tìm kiếm những giải pháp phù hợp và linh hoạt để duy trì và phát huy hiệu
quả xuất khẩu than củi. Do đó đề tài được đề ra nhằm mục tiêu :

1


-Phân tích tình hình và hiệu quả xuất khẩu than củi của công ty Cổ
phần tiếp vận Thái Bình Dương trong thời gian qua nhằm rút ra những kinh


nghiệm và giải pháp cho kế hoạch xuất khẩu than trong những năm tiếp theo.
-Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của công ty trong việc xuất khẩu
than củi của công ty làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch chiến lược mới.
-Giúp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than củi của công ty.
-Làm tài liệu tham khảo cho công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu
Với những mục tiêu được đề ra ở phần trên, để thực hiện và phát triển đề
tài theo chiều sâu, rộng thì cần phải dựa vào các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp thống kê - tập hợp , phân tích mô tả số liệu, dùng công cụ
thống kê tập hợp tài liệu, số liệu của công ty, sau đó tiến hành phân tích, so
sánh, đối chiếu rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi.
Phương pháp phân tích tài chính: Dùng công cụ, các tỉ số tài chính để
tính toán, xác định kết quả , từ đó rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động của
công ty.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu than củitrong phạm vi công ty cổ
phần tiếp vận thương mại Thái Bình Dương để nắm bắt được thực trạng xuất khẩu
than củi của công ty trong những năm gần đây có chiều hướng phát triển như thế
nào, ( tăng hay giảm), hiệu quả xuất khẩu ra sao, có những thuận lợi và khó khăn
gì để từ đó tìm ra giải pháp hoạch định kế hoạch cho tương lai.
Dựa vào số liệu do công ty cổ phần tiếp vận thương mại Thái Bình
Dương cung cấp trong thời gian 3 năm gần nhất đó là 2013, 2014,2015 và các
số liệu tham khảo từ các tài liệu có liên quan để có thể so sánh, tổng hợp đưa
ra các nhận định, nhận xét.

2


Biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu than củi tcủa
công ty đến năm 2020.

5. Kết cấu của chuyên đề.
Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1.Tổng quan về công ty cổ phần tiếp vận thương mại Thái
Bình Dương.
Chương 2.Thực trạng hoạt động xuất khẩu than củi của công ty cổ phần
tiếp vận thương mại Thái Bình Dương.
Chương 3.Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất
khẩu than củicủa công ty.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN
THƯƠNG MẠI THÁI BÌNH DƯƠNG
1.1. Giới thiệu về công ty.
1.1.1. Thông tin về công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần tiếp vận thương mại Thái Bình Dương.
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Pacific logistics joint stock company.
Tên viết tắt: Pacific logistics JSC
Loại hình: công ty cổ phần.
Trụ sở: Số 1160 Nguyễn Bình Khiêm , Phường Đông Hải 2, Quận Hải
An, Hải Phòng.
Người đại diện: Vũ Duy Hoàng.
Đăng kí lần đầu: ngày 22/3/2012.
Đăng kí thay đổi lần 2: ngày 19/06/2013.
Mã số thuế: 0201249276.
Điện thoại: 031.3262238.
Fax: 031.3282239.
NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

STT

Tên ngành


ngành

1

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

5229

2

Sản xuất thân xe có động cơ, rơ moóc và bán rơ moóc

29200

3

Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

4663

4

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

4933


5

Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương

5012

6

Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa

5022

7

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và
đường bộ

5221

8

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy

5222

9

Chuyển phát


53200

10

Cho thuê xe có động cơ

7710

4


11
12
13

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được
phân vào đâu
Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác
Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới
lao động, việc làm

82990
7730
78100

14

Bán buôn kim loại và quặng kim loại

4662


15

Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

4659

16

Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

4649

17

Sửa chữa máy móc, thiết bị

33120

18

Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe
máy và xe có động cơ khác)

33150

19

Sửa chữa thiết bị khác


33190

20

Xây dựng nhà các loại

41000

21

Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ

4210

22

Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

42900

23

Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác

4511

24

Bán lẻ ô tô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống)


45120

25

Đại lý ô tô và xe có động cơ khác

4513

26

Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác

45200

27

Đại lý, môi giới, đấu giá

4610

28
29

Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật
sống
Cung ứng và quản lý nguồn lao động

4620
7830


1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty Pacific Logistics khởi nghiệp kinh doanh năm 1992 chỉ với 22
nhân viên cốt cán, thực hiện các dịch vụ vận chuyển đường biển và vận tải nội
địa. Năm 1993, Pacific Logistics được chứng nhận là hội viên tổ chức

5


FIATA, và số lượng nhân viên từ đó cũng được tăng lên nhằm thích ứng với
sự phát triển nhanh chóng trong kinh doanh.Năm 1995, chi nhánh Hà Nội
chính thức được đi vào hoạt động.
Không chỉ phát triển vận chuyển đường biển, Pacific Logistics còn đạt
rất nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực vận chuyển đường không

.

Đến năm 2012, công ty mới đăng kí giấy phép kinh doanh. Đến nay số
lượng nhân viên của công ty đã tăng lên trên 60 người đều có trình độ chuyên
mông cao.
Pacific là công ty chủ yếu giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế,
Công ty Pacific Logistics Việt Nam có đủ các trang thiết bị cần thiết như xe
tải, đầu kéo container, xe chuyên dụng cho việc chuyên chở hàng quá khổ,
quá tải, thiết bị nâng hạ và đóng gói hàng hóa, bến bãi kho hàng cùng với đội
ngũ nhận viên được đào tạo cơ bản, hệ thống máy tính nối mạng với các đại
lý nước ngoài. Ngoài ra công ty có tham gia các hoạt động xuất khẩu một số
mặt hàng như than củi, sắt thép, kim loại…
Công ty đảm bảo cung cấp cho khách hàng toàn bộ các dịch vụ liên
quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ cước đường biển, đường bộ và đường
hàng không cho đến gom hàng lẻ (LCL), khai thuê hải quan, lưu kho bãi, đại
lý tàu biển...

Công ty luôn lấy mục tiêu: “đảm bảo uy tín, phục vụ nhanh chóng, an
toàn chất lượng, mọi lúc mọi nơi “ làm phương châm phục vụ khách
hàng.Tuy mới thành lập nhưng công ty đã tạo cho mình một vị thế khá vững
chắc trên thị trường.Với mục tiêu xây dựng công ty phát triển bền vững và lớn
mạnh thì đến nay, công ty đã khẳng định được mình trong lĩnh vực giao nhận,
xuất nhập khẩu hàng hóa. Mặt khác cùng với sự nhiệt tình, giàu kinh nghiệm
của đội ngũ nhân viên thì công ty đã và đang cố gắng hơn nữa để tìm được
chỗ đứng trên thị trường và phát huy được năng lực của mình.

6


1.2. Cơ cấu tổ chức .
1.2.1.Sơ đồ tổ chức .

1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
a. Hội đồng quản trị.
- Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước các cổ đông về hoạt động
của Công ty. Công ty xây dựng cơ cấu quản trị công ty đảm bảo Hội đồng
quản trị có thể thực thi nhiệm vụ theo các quy định của pháp luật và Điều lệ
công ty.
-

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động của công ty

tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, đối xử bình đẳng đối
với tất cả cổ đông và quan tâm tới lợi ích của người có quyền lợi liên quan
đến công ty.
-


Hội đồng quản trị xây dựng các quy định về trình tự, thủ tục đề cử,

ứng cử, bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và trình
tự, thủ tục tổ chức họp Hội đồng quản trị.

7


-Phối hợp hoạt động kiểm soát, điều hành, giám sát giữa các thành
viên Hội đồng quản trị, các thành viên Ban kiểm soát và các thành viên Ban
giám đốc theo các nhiệm vụ cụ thể của các thành viên nói trên.
- Hội đồng quản trị có trách nhiệm xây dựng cơ chế đánh giá hoạt
động, khen thưởng và kỷ luật đối với thành viên Hội đồng quản trị, thành viên
Ban kiểm soát, thành viên Ban giám đốc và các cán bộ quản lý.
- Hội đồng quản trị có trách nhiệm lập và báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông
b. Ban giám đốc.
- Chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty trước pháp luật. Giám đốc là người lập kế hoạch chính sách kinh doanh,
đồng thời cũng là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Công ty.Giám
đốc là người luôn đứng đầu trongviệc hoạch định chiến lược kinh doanh.
c. Phó giám đốc.
Giám đốc được hỗ trợ đắc lực bởi một phó giám đốc.
Phó giám đốc là người đóng vai trò tham mưu cho giám đốc trong các
công tác hàng ngày, đồng thời có trách nhiệm thay mặt giám đốc lúc cần thiết.
d. Phòng hành chính
- Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty và tổ chức thực hiện các
việc trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực, bảo hộ lao
động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, bảo vệ quân
sự theo luật và quy chế công ty.
- Kiểm tra , đôn đốc các bộ phận trong công ty thực hiện nghiêm túc nộ

quy, quy chế công ty
- Làm đầu mối liên lạc cho mọi thông tin của giám đốc công ty
e. Phòng kinh doanh.
Tổ chức và điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời
có nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát thị trường, chủ động tìm kiếm khách hàng

8


mới. Phòng kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của công ty,
góp phần mở rộng thị phần, đem lại nhiều hợp đồng có giá trị cho công ty. Họ
là những cán bộ trẻ, luôn nhanh nhạy nắm bắt tình hình và xu hướng biến
động của giá cả trên thị trường để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, tạo lợi thế
trong cạnh tranh cho công ty.
f. Phòng kế toán.
Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Giám Đốc công
ty về điều hành tổ chức bộ máy quản lý kinh tế, tài chính, trực tiếp nắm bắt và điều
hành phòng kế toán tài vụ, làm nhiệm vụ quản lý công tác tài chính, xác lập kế hoạch
kinh doanh và theo dõi các hợp đồng kinh tế của công ty.
* Chức năng
- Quản lý toàn bộ tài sản ( vô hình và hữu hình của công ty ): hàng hoá,
tiền tệ, vốn, các khoản thu, chi, tiền lương cán bộ công nhân viên trong công
ty. Quản lý mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và tài chính của công ty.
- Định hướng xây dựng kế hoạch về công tác tài chính ngắn hạn, dài
hạn, tìm các biện pháp tạo nguồn vốn và thu hút nguồn vốn.
- Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư của công ty. Cân đối và sử
dụng các nguồn vốn hợp lý, có hiệu quả.
* Nhiệm vụ
- Báo cáo định kỳ quyết toán tài chính, báo cáo nhanh mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh để Giám đốc kịp thời điều chỉnh.

- Tham gia thẩm định các dự án đầu tư dài hạn, đầu tư bổ xung mở
rộng sản xuất kinh doanh .
- Kiểm tra chứng từ thanh quyết toán của công ty ( kể cả của các đơn
vịthành viên) đảm bảo đúng nguyên tắc quản lý tài chính của nhà nước trước
khi trình Giám đốc duyệt.

9


- Hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị thành viên đang được hạch toán kinh
tếnội bộ trong công ty thực hiện đúng quy định về tài chính kế toán của
nhànước, của công ty.
- Được phép đề nghị duyệt các phương án kinh doanh, đề nghị cấp vốn,
cho vay vốn đối với các phương án của từng đơn vị lên công ty đúng thời hạn
và theo chỉ số quy định.
- Chỉ đạo các kế toán viên của các đơn vị trong việc hạch toán, lập bảng
biểu, ghi chép sổ sách chứng từ...theo đúng quy định của nhà nước, của công ty.
- Được phép đề nghị thay đổi kế toán của các đơn bị thành viên khi
không làm đúng chức năng, làm sai nguyên tắc, làm sai quy định và hướng
dẫn của công ty
- Chủ động quan hệ với các cơ quan quản lý cấp trên, các cơ quan
nghiệp vụ (tài chính, thuế, ngân hàng).
- Trình duyệt lương hàng tháng của CBCNV đảm bảo chính xác và
đúng kỳ hạn.
g. Phòng vận tải.
Phòng vận tải là tổ chức chuyên môn nghiệp vụ, tham mưu giúp giám
đốc Sở quản lý nhà nước về vận tải, phương tiện, người điều khiển phương
tiện giao thông, phương tiện thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng trong giao
thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và
tàu cá) và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải.

f.Phòng logistics, chứng từ hàng nhập, xuất, khai Hải quan.
Đây là phòng có vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu tồ chức của công
ty, trực tiếp tiếp nhận các hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng ủy thác phân
công cho các nhân viên thực hiện.
+ Bộ phận giao nhận: bộ phận này trực tiếp tham gia hoạt động giao
nhận, chịu trách nhiệm hoàn toàn mọi thủ tục từ khâu mở tờ khai cho đến

10


khâu giao hàng. Với đội ngũ nhân viên năng động được đào tạo thành thạo
nghiệp vụ chuyên môn có thể nói bộ phận giao nhận giữ vai trò trọng yếu
trong việc tạo uy tín với khách hàng.
+ Bộ phận chứng từ: những nhân viên trong bộ phận này có nhiệm vụ
theo dõi, quản lý, lưu trữ hồ sơ chứng từ và các công văn, soạn thảo bộ hồ sơ
Hải Quan, các công văn cần thiết giúp cho bộ phận giao nhận hoàn thành tốt
công việc được giao nhận. Đồng thời thường xuyên theo dõi quá trình làm
hàng, liên lạc tiếp xúc với khách hàng để thông báo các thông tin cần thiết về
lô hàng.
1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương là một công ty chuyên vận
tải giao nhận nên doanh thu từ hoạt động này là chủ yếu sau đó đến doanh thu
từ hoạt động xuất khẩu than củi.

Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu
Lợi nhuận
Nộp ngân sách
nhà nước

LN/ DT

Năm 2013
67.785
20.448

Năm 2014
70.647
24.552

Năm 2015
84.468
29.128

12.24

14.667

19.231

0.3

0.34

0.35

Bảng 1.1.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tiếp vận
Thái Bình Dương( 2013- 2015)
( Nguồn báo cáo tổng kết cuối năm)


11


Doanh thu của công ty trong những năm gần đây được thể hiện dưới
biểu đồ sau:
Đơn vị : triệu VND

Biểu đồ 1.1. Biểu đồ thể hiện doanh thu của công ty qua các năm 2013- 2014

Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh và biểu đồ trên ta thấy: Doanh thu
qua các năm đều tăng dần, Năm 2013 chỉ đạt 67.785 triệu VND. Đến năm
2014 đạt 70.647 triệu VND, tăng 2.862 triệu VND so với năm 2013. Năm
2015 doanh thu đạt 84.468 triệu VND, tăng 13.821 triệu VND so với năm
2014. Đồng thời lợi nhuận của công ty cũng tăng đều qua các năm, chứng tỏ
công ty hoạt động có hiệu quả.
1.4. Đặc điểm kinh tế, kĩ thuật của công ty
1.4.1. Đặc điểm công nghệ, doanh nghệp
Tài sản cố định của công ty bao gồm 30 xe đầu kéo Mỹ, xe đầu bằng
và Ngao sản xuất năm 2003, 2005, 2006, 2007,...trọng tải từ 27-33 tấn, trị giá
45 tỷ đồng.
- 4 xe tải Hy No( Nhật ) trọng tải từ 5-8 tấn, trị giá 3,5 tỷ đồng.
- Mặt bằng bãi xe đỗ: Khu công nghiệp Đình Vũ , phường Đông Hải 2,

12


quận Hải An , Hải Phòng.
-Công ty tham gia vào các tác vụ xuất, nhập khẩu và giao nhận các mặt
hàng như:
+ Cáp điện Ls Vina Hải Phòng.

+ Các mặt hàng thiết bị điện từ công ty Samsung, Khu công nghiệp
Tràng Duệ, , KCN Yên Phong, Bắc Ninh, KCN Yên Bình- Thái Nguyên.
Thiết bị máy móc, phụ tùng: Hải Phòng- Hòa Bình , Lạng Sơn, Lào Cao
Hàng thực phẩm đông lạnh
Hàng gia công, thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc,....
• Điểm mạnh của công ty.
- Phục vụ nhiều khách hàng tiềm năng với đủ loại mặt hàng, nguồn
hàng, số lượng, quy mô từ nhỏ đến lớn.
- Đội xe hùng hậu là thu nhập chính của công ty, năng lực cạnh tranh tốt.
- Kết hợp hàng đi hàng về ( khai thác 2 đầu khách hàng), tăng lợi
nhuận, giảm chi phí.
- Đội ngũ nhân viên, nhiệt huyết, kinh nghiệm, thực hiện chuyên
nghiệp thủ tục khai hải quan( hàng nhập, xuất khẩu). Đây cũng là thủ tục
chính của công ty.
- Có chi nhánh đâị diện tại thành phố Hồ Chí Minh , kết hợpđược
nguồn hàng 2 đầu khách hàng.
- Đội xe tải củ yếu là của Mỹ sản xuất nên tính thanh khoản cao , ít khi
phải sửa chữa.
- Các nghành nghề kho hàng lệ LCL, vc container bằng đường biển
(CY-CY và Door-Door) cũng phát triển.
• Điểm yếu của công ty.
Phải đi thuê văn phòng công ty, hệ thống kho bãi để xe, chi phí tương
đối lớn.

13


Vì tài sản và doanh thu chính của công ty phụ thuộc vào đội xe nên
doanh thu và lợi nhuận phụ thuộc vào nhiều yếu tố và biến động xăng dầu.
Công ty đầu tư mua sắm phương tiện xe đầu kéo vẫn phải vay ngân

hàng và hàng tháng phải trả lãi...
Đội xe vận tải rương đối lớn nên chi phí lương và sản xuất cao , nếu
không hiệu quả thì có nguy cơ phá sản.
1.4.2. Đặc điểm lao động .
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Số lượng %
Số lượng %
Số lượng %
Cao học
12
23.1
13
23.2
15
23.1
Đại học
28
53.8
32
57.1
38
58.5
Trung học 12
23.1
11
19.7
12
18.4

Bảng 1.2.Trình độ cán bộ nhân viên công ty.(Nguồn tài liệu nội bộ)
Tổng số nhân sự của công ty là 65 nhân viên, phần lớn là đạt trình độ
đại học và trên đại học . Đặc biệt là 100% cán bộ nghiệp vụ xuất khẩu đều có
trình độ đại học, đây là một ưu thế của công ty về mặt nhân lực.
Nói chung tình hình về trình độ con người của công ty ngoài bằng cấp họ
đều là những người có năng lực và kinh nghiệm..Ngoài việc tuyển dụng thêm các
vị trí, công ty còn tự đào tạo nhân viên của mình bằng cách cho họ đi học để nâng
trình độ cao hơn.Và cho họ tham gia vào các lớp ngắn hạn về chuyên môn để cập
nhật thường xuyên các kỹ năng, các văn bản pháp qui mới.

14


15


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦI CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN THƯƠNG MẠI THÁI BÌNH DƯƠNG

2.1.Một số vấn đề lý luận về hoạt động xuất khẩu
2.1.1. Khái niệm,vai trò và các hình thức xuất khẩu hàng hóa
2.1.1.1. Khái niệm
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một
quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục
tiêu là lợi nhuận.Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với
cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của
từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá
giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng
hoạt động này.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của

hoạt động ngoại thương .Nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển
của xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều
sâu.Hình thức sơ khai của chúng chỉ là hoạt động trao đổi hàng hoá nhưng
cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và đước biểu hiện dưới nhiều hình thức.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền
kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá
thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi
ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có
thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể
đước diễn ra trên phậm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
2.1.1.2. Vai trò
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một
quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục

16


tiêu là lợi nhuận.Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với
cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của
từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá
giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng
hoạt động này.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của
hoạt động ngoại thương .Nó đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển
của xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều
sâu.Hình thức sơ khai của chúng chỉ là hoạt động trao đổi hàng hoá nhưng
cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và đước biểu hiện dưới nhiều hình thức.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền
kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá

thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi
ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có
thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể
đước diễn ra trên phậm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
2.1.1.3. Các hình thức xuất khẩu hàng hóa
a. Xuất khẩu trực tiếp.
Hoạt động xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu hàng hoá mà
trong đó các doanh nghiệp ngoại thương tự bỏ vốn ra mua các sản phẩm từ
các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó bán các sản phẩm này cho các khách
hàng nước ngoài (có thể qua một số công đoạn gia công chế biến).
Theo hình thức xuất khẩu này, các doanh nghiệp ngoại thương muốn có
hàng hoá để xuất khẩu thì phải có vốn thu gom hàng hoá từ các địa phương,
các cơ sở sản xuất trong nước. Khi doanh nghiệp bỏ vốn ra để mua hàng thì
hàng hoá thuộc sở hữu của doanh nghiệp.

17


Xuất khẩu theo hình thức trực tiếp thông thường có hiệu quả kinh
doanh cao hơn các hình thức xuất khẩu khác. Bởi vì doanh nghiệp có thể mua
được những hàng hoá có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của mình cũng
như của khách hàng với giá cả mua vào thấp hơn. Tuy nhiên, dây là hình thức
xuất khẩu có độ rủi ro lớn, hàng hoá có thể không bán được do những thay
đổi bất ngờ của khách hàng, của thị trường dẫn đến ứ đọng vốn và đôi khi bị
thất thoát hàng hoá.
b.Xuất khẩu uỷ thác.
Hoạt động xuất khẩu uỷ thác là một hình thức dịch vụ thương mại, theo
đó doanh nghiệp ngoại thương đứng ra với vai trò là trung gian thực hiện việc
xuất khẩu hàng hoá cho các đơn vị có hàng hoá uỷ thác. Trong hình thức này,

hàng hoá trước khi kết thúc quá trình xuất khẩu vẫn thuộc sở hữu của đơn vị
uỷ thác.Doanh nghiệp ngoại thương chỉ có nhiệm vụ làm các thủ tục về xuất
khẩu hàng hoá, kể cả việc vận chuyển hàng hoá và được hưởng một khoản
tiền gọi là phí uỷ thác mà đơn vị uỷ thác trả.
Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là dễ thực hiện, độ rủi ro thấp,
doanh nghiệp ngoại thương không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng
về hàng hoá và cũng không phải tự bỏ vốn ra để mua hàng.Tuy nhiên, phí uỷ
thác mà doanh nghiệp nhận được thường nhỏ nhưng được thanh toán nhanh.
c.Hoạt động gia công xuất khẩu quốc tế.
Gia công quốc tế đó là một hoạt động mà một bên - gọi là bên đặt hàng
- giao nguyên vật liệu , có khi cả máy móc , thiết bị và chuyên gia cho bên kia
gọi kà bên nhận gia công . Để xuất ra một mặt hàng mới theo yêu cầu của bên
đặt hàng . Hàng hoá sau khi sản xuất xong được giao cho bên đặt gia công
.Bên nhận gia công được trả tiền công .Khi hoạt động gia công vượt ra khỏi
biên giới quốc gia thì được gội là gia công quốc tế.

18


d.Hoạt động xuất khẩu theo hình thức buôn bán đối lưu.
Theo hình thức này, mục đích của hoạt động xuất khẩu không phải
nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà là thu về một lượng hàng hoá khác tương
đương với trị giá của lô hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp ngoại thương có thể sử
dụng hình thức xuất khẩu này để nhập khẩu những loại hàng hoá mà thị
trường trong nước đang rất cần hoặc có thể xuất khẩu sang một nước thứ ba.
e.Hoạt động xuất khẩu theo Nghị định thư.
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá thường là hàng trả nợ được thực
hiện theo Nghị định thư giữa hai Chính phủ của hai nước. Xuất khẩu theo
hình thức này có nhiều ưu điểm như: Khả năng thanh toán chắc chắn (vì Nhà
nước thanh toán cho doanh nghiệp), giá cả hàng hoá dễ chấp nhận, tiết kiệm

được chi phí trong nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng.
g. Tạm nhập tái xuất
Tạm nhập tái xuất được hiểu là việc mua hàng hoá của một nước để
bán cho một nước khác (nước thứ ba) trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại
thương có làm các thủ tục nhập khẩu rồi lại làm các thủ tục xuất khẩu không
qua gia công chế biến.
Đối với những hàng hoá nhập nhẩu nhằm mục đích sử dụng trong nước
nhưng một thời gian sau, vì một lý do nào đó nó không được sử dụng nữa mà
được xuất ra nước ngoài thì không dược coi là hàng hoá kinh doanh theo hình
thức tạm nhập tái xuất.
Thời gian hàng hoá kinh doanh theo hình thức tạm nhập tái xuất được
lưu chuyển ở Việt Nam là 60 ngày.
h,Chuyển khẩu hàng hoá
Chuyển khẩu hàng hoá là việc mua hàng của một nước (nước xuất
khẩu) để bán cho một nước khác (nước nhập khẩu) nhưng không làm thủ tục
nhập khẩu vào Việt Nam cũng như thủ tục xuất khẩu từ Việt Nam.

19


K,Quá cảnh hàng hoá
Hàng hoá của một nước được gửi đi tới một nước thứ ba qua lãnh thổ
Việt Nam, có sự cho phép của Chính phủ Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt
Nam nếu có đủ điều kiện như quy định của Nhà nước Việt Nam có thể được
xem xét cho thực hiện dịch vụ này để tăng thêm thu nhập.
2.1.2.Quy trình xuất khẩu hàng hóa

a. Giục mở L/C và kiểm tra L/C
L/C là phương thức được sử dụng phổ biến và ưa chuộng trong thương
mại quốc tế, vì nó giúp cân bằng quyền lợi và nghĩa vụ giữa người mua và

người bán và hạn chế rủi ro cho cả hai phía khi thực hiện việc thanh toán.
L/C ( Letter of Credit) là một chứng thư trong đó ngân hàng phát hành
L/C sẽ cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được các chứng
từ phù hợp với các điều kiện quy định trong L/C.
Nếu hợp đồng thương mại quốc tế quy định phương thức thanh toán L/C ,
khi gần đến hạn giao hàng , người bán giục người mua mở L/C . Trong một số
trường thậm chí việc này cần được tiến hành trước cả khi người bán chuẩn bị
nguồn hàng để đảm bảo chắc chắn khả năng thanh toán của người mua.
Việc giục mở L/C gắn liền với nghĩa vụ thông báo giao hàng của người
bán. Người mua sẽ mở L/C sau khi nhận được thông báo của người bán

20


( bằng điện báo , bằng thư hay các công cụ của công nghệ thông tin) về các
nội dung như : tên hàng, số lượng, só lượng kiện, thời gian , địa điểm dự kiến
giao hàng...
b. Xin giấy phép xuất khẩu.
Giấy phép xuất khẩu là công cụ giúp nhà nước quản lý thương mại và
thực hiện chính sách thương mại. Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt
nam( Luật thương mại 2005 và hệ thóng các văn bản dưới luật ), người xuất
khẩu chỉ cần xin giấy phép xuất khẩu với hai loại nhóm hàng:
- Hàng cấm xuất khẩu : được quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định
187/2013/NĐ-CP. Việc xuất khẩu các mặt hàng này do Thủ tướng chính phủ
quyết định .
- Hàng xuất khẩu có điều kiện: được quy định tại Phụ lục 2 của Nghị
định 187/013/NĐ-CP. Việc xuất khẩu các mặt hàng này phải có giấy phép của
Bộ Công Thương hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành. Ngoài ra , các hàng hóa
này phải đảm bảo các quy định liên quan về kiểm dịch động thực vật , an toàn
vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn , chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ

quan quản lý nhà nước cuyên nghành trước khi thông quan. Để xin giấy phép
xuất khẩu , người xuát khẩu cần nộp đơn xin giấy phép xuất khẩu và bộ hồ sơ
xin phép theo quy định của Bộ chủ quản tại cơ quan có thẩm quyền . Với các
hàng hóa khác , người xuất khẩu không cần xin giấy phép mà chỉ cần làm thủ
tục thông quan tại hải quan cửa khẩu.
c. Chuẩn bị hàng.
- Thu gom hàng hóa.
Việc chuẩn bị nguồn hàng có thể được thực hiện bằng một hoặc nhiều
phương thức dưới đây:
+ Tự sản xuất, ủy thác xuất khẩu, mua hàng xuất khẩu.
+Liên doanh hoặc liên kết.
+ Gia công xuất khẩu.
- Bao gói hàng hóa.
Sau khi gom hàng, người xuất khẩu phải tổ chức đóng gói và kẻ mã
hiệu cho những hàng hóa.

21


Bao bì được sử dụng trong mua bán quốc tế rất đa dạng và phong phú ,
có thể chia làm ba loại;
+ Bao bì bên ngoài: có thể là hòm( hàng hóa có giá trị cao), bao( sản
phẩm nông nghiệp nguyên liệu hóa chất ), kiện hay bì ( hàng hóa có thể ép
gọn mà không ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa), thùng ( hàng lỏng, chất
bột hay các loại hàng phải đóng trong thùng), sọt, bó, cuộn, chai lọ , bình,
chum,...
+Bao bì bên trong: giấy bìa hồi, vải bông, vải bạt, vải đay, giấdầu, mỡ,
thiếc, giấy phế liệu, nhựa xốp,..
Việc đóng gói hàng hóa cần phải đảm bảo tính phù hợp, tiết kiệm và an toàn
- Kẻ kí mã hiệu hàng hóa

Ký mã hiệu là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ
được ghi trên các bao bì bên ngoài nhằm thông báo những chi tiết cần thiết
cho việc giao nhận, bốc dỡ hoặc bảo quản hàng hóa.
Nội dung của ký mã hiệu có thể bao gồm:
+ Những dữ liệu chính: Cảng đến, trọng lượng gộp cả bì, trọng lượng
tịnh,..
+ Những dữ liệu phụ: cảng đi, cảng đi qua, số hiệu kiện hàng,...
+ Những dữ liệu nhắc nhở, cảnh báo: Dễ vỡ , dễ cháy , tránh mưa,
hàng nguy hiểm,...
Nguyên tắc thực hiện việc ký mã hiệu:
+ Kích thước phù hợp
+Mỗi kiện kẻ ít nhất hai mặt và theo trình tự phù hợp.
+ Kẻ bằng mực không phai, đảm bảo an toàn, chất lượng hàng hóa.
d. Kiểm ta hàng xuất khẩu.
- Kiểm nghiệm hàng xuất khẩu.
Ở Việt nam, việc nghiệm hàng hóa có thể do các cơ quan dưới đây tiến
hành:
+ Bộ phận” Kiểm tra chất lượng sản phẩm”
+ Cơ quan chức năng
+ Tổ chức giám định độc lập
- Kiểm dịch hàng xuất khẩu

22


Thủ tục kiểm dịch gồm: Đơn xin kiểm dịch/ kiểm tra vệ sinh đến cơ
quan có thẩm quyền, giấy chứng nhận vệ sinh của cơ sở , xuất trình hàng hóa
để kiểm tra và trả lệ phí kiểm tra.
e. Làm thủ tục hải quan
Theo điều 16, Luật Hải quan 2005, việc thông quan xuất khẩu bao gồm

các nội dung sau:
- Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp và xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ
hải quan.
- Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho
việc kiểm tra thực tế( nếu bị yêu cầu).
- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của
pháp luật
Trong đó nội dung đầu tiên là phức tạp nhất và đang dần được đơn giản
hóa bằng thủ tục hải quan điện tử với sự hỗ trợ của phiên bản phần mềm
ECUS và mới nhất là hệ thống VNACCS/VCIS( bắt đầu triển khai từ 4/2014).
Theo Điều 18 Luật Hải quan 2005, người khai hải quan phải khai và
nộp tờ khai hải quanđối với hàng hóa xuất khaaurtrong thời hạn chậm nhất là
08 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh.
Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu bao gồm:
- Tờ khai ải quan điện tử .
- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các chứng từ có giá trị pháp lí.
Ngoài ra các chứng từ khác như:
-chứng từ vận tải chính thức.
-Bản kê chi tiết hàng hóa.
-Giấy phép xuất khẩu .
- Các chứng từ chứng minh hàng hóa thuocj đối tượng miễn thuế xuất
khẩu trong trường hợp thuộc đối tượng miễn thuế xuất khẩu.
f. Thuê tàu hoặc thuê phương tiện vận tải.
Tùy theo các điều kiện Incoterm và tuyến đường vận chuyển mà người
bán sẽ thuê người vận tải và loại phương tiện phù hợp.
Ngoại trừ các điều kiện EXW, FCA, FAS, FOB,A( là những điều kiện
quy định người mua có nghĩa vụ và chịu chi phí thuê phương tiện đến nhận

23



hàng tại địa điểm giao hàng quy định), người bán sẽ chịu trách nhiệm thuê
phương tiện, chi trả cước phí vận tải để chở hàng đến điểm quy định .
Người xuất khẩu bắt buộc phải thuê tàu nếu hợp đồng ngoại thương
quy định điều kiện cơ sở giao hàng là CIF hoặc CFR. Ngoài ra người xuất
khẩu cũng có thể phải thuê tàu nếu áp dụng các quy tắc nhóm D( DAT, DAP
và DDP) và 2 quy tắc nhóm C( CIP và CPT0 với điều kiện trong hành trình
vận tải có chặng đường biển.
Có 2 phương thức thuê tàu chính là thuê tàu chợ và thuê tàu chuyến.
Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định , ghe
qua những cảng nhất định và theo một lịch trình định trước. Việc thuê khoang
tàu được gọi là lưu cước ( Booking ship’s space).
Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hóa giữa hai hoặc nhiều cảng theo
yêu cầu của chủ hàng trên cơ sở một hợp đồng thuê tàu . Có nhiều phương
thức thuê tàu chuyến : thuê chuyến một chiều , thuê chuyến lkhuws hồi, thuê
chuyến liên tục, thuê liên tục khứ hồi, thuê khoán, thuê bao, thuê định hạn.
g.Giao hàng.
- Giao hàng đóng trong container:
+ Giao hàng nguyên FCL( Full container load)
Hàng nguyên là những lô hàng đủ lớn , đủ để đóng trong một hay nhiều
container.
Thực hiện giao hàng nguyên, người xuất khẩu thực hiện theo các thao
tác sau:






Thuê và vận chuyển container rỗng về kho.

Đóng hàng vào container .
Đánh ký mã hiệu và ký hiệu chuyên chở.
Làm thủ tục hải quanvaf niêm phong kẹp chì theo quy chế xuất khẩu.
Vận chuyển container và giao cho người chuyên chở tại bãi container

CY( Container Yard) và lấy vận dơn B/L( Bill of Lading)
+ Giao hàng lẻ LCL( less than container load)

24


Hàng lẻ là những lô hàng nhỏ, không đủ để đóng trong một container.
Khi gửi hàng , nếu hàng không đủ để đóng nguyên mọt container, người xuất
khẩu có thể gửi hàng theo phương pháp hàng lẻ.
Thực hiện giao hàng lẻ, người xuất khẩu hoặc người được ủy thác tiến
hành các thao tác sau:
• Lập và gửi bảng kê hàng chuyên chở ( cargo list) cho người chuyên
chở hoặc người gom hàng.
• Thỏa thuận với người chuyên chở hoặc người gom hàng về ngày giờ ,
địa điểm giao hàng.
• Vận chuyển hàng ra cảng, kiểm tra hải quan .
• Nếu giao trực tiếp cho người chuyên chở ( chủ tàu hoặc đại lý hãng
tàu ) : Giao hàng cho người chuyên chở cùng với lệnh chuyển hàng ( shipping
order) để lập B/L.
• Nếu giao hàng cho người gom hàng: giao hàng cho người gom hàng
tại bãi đóng hàng container CFS( container freight station) hoặc cảng thông
quan nội địa ICD( inland clearance depot) quy định và lấy B/L( có ghi Part of
container ) hay vận đơn gom hàng ( House B/L). Người xuất khẩu có thể yêu
cầu đóng dấu thêm chữ “ Surrendered”( đã nộp lại ) lên vận đơn để giúp
người nhập khẩu thuận lợi trong quá trình nhận hàng. Tuy nhiên trong trường

hợp B/L là đích danh và không thể chuyển nhượng.
h. Mua bảo hiểm.
Việc trách nhiệm mua bảo hiểm thuộc về ai được căn cứ trên nội dung
hợp đồng ngoại thương, đặc biệt là các điều kiện cơ sở giao hàng. Nếu dẫn
chiếu theo các quy tắc Incoterms, người xuất khẩu chắc chắn phải mua bảo
hiểm với các quy tắc CIF hoặc CIP. Người xuất khẩu không cần phải mua
bảo hiểm đối với quy tắc EXW, FOB, FCA, CFR, CPT. Với các điều kiện
nhóm D(DAT, DAP, DDP), người xuất khẩu tự cân nhắc viecj mua bảo hiểm
cho hàng hóa trên tuyến vận tải chính hoàn toàn thuộc về người xuất khẩu .

25


×