Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

TÁC ĐỘNG của tự DO hóa THƯƠNG mại đến LĨNH vực KINH DOANH vận tải BIỂN tại hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.62 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
------------

CHUYÊN ĐỀ TỔNG QUAN
ĐỀ TÀI
TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI ĐẾN
LĨNH VỰC KINH DOANH VẬN TẢI BIỂN TẠI HẢI PHÒNG

NCS: Bùi Thị Thanh Nga
Khóa: 18B
Chuyên ngành: KTQT
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Duy Liên

Hà Nội – 2015


1
MỤC LỤC
3.2. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................................16
4.2. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................17


2
DANH MỤC VIẾT TẮT
I. TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt

Giải thích

CP



Chính phủ

DA

Dự án

DN

Doanh nghiệp

ĐH

Đại học

NQ

Nghị quyết



Nghị định

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân


VN

Việt Nam

II. TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết
tắt

Từ viết đầy đủ

AEC

ASEA Economic Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN

Asia-Pacific

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á –

Economic Cooperation

Thái Bình Dương

APEC

ASEAN
ASEM
CGE

EU
EVFTA

Associationof Southeast
Asian Nations
Asia – Europe Meeting
ComputableGeneral
Equilibrium

Giải thích tiếng Việt

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Diễn đàn hợp tác Á – Âu
Mô hình cân bằng tổng thể

European Union

Liên minh Châu Âu

Europe – Vietnam Free Trade

Hiệp định Thương mại tự do Việt


3
Nam - Liên minh Châu Âu
Area
Organization for Economic
OECD


Cooperationand

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

Development)
TPP

Trans-Pacific Partnership

WTO

World Trade Organization

Hiệp định đối tác chiến lược xuyên
Thái Bình Dương
Tổ chức thương mại thế giới


3
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Tự do hoá thương mại là vấn đề thời sự, các quốc gia trên thế giới hiện
nay đa phần đều hướng tới. Hầu hết các nước đều nhận thức rõ tầm quan
trọng và những lợi ích mà quốc gia có thể đạt được khi tham gia vào xu thế
này. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó khi đã và đang tích cực tham
gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia ký kết các thỏa thuận, các hiệp định
song phương và đa phương với các quốc gia ở khu vực và thế giới. Mốc đánh
dấu điển hình là khi Việt Nam ký hiệp định thương mại song phương BTA
với Hoa Kỳ vào năm 2000. Sau đó là việc gia nhập các hiệp hội, tổ chức, diễn
đàn như: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)…

Trong năm 2015, Việt Nam đã kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự
do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), Cộng đồng Kinh tế
ASEAN (AEC) và đặc biệt vừa hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác chiến
lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là những dấu mốc điển hình cho
việc chủ động và tích cực của Việt Nam trước xu thế này.
Đối với Việt Nam, điều kiện địa lý là yếu tố thuận lợi để phát triển kinh
tế theo hướng biển, đặc biệt là kinh doanh vận tải biển. Việt Nam có bờ biển
dài khoảng 3.260km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km 2 đất
liền/1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là 600km 2 đất liền/1km bờ
biển. Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 về Chiến lược biển Việt
Nam đến năm 2020 được thông qua tại Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TW
Đảng khóa X đã xác định rõ kinh tế hàng hải là ngành kinh tế đứng thứ 2 sau
Dầu khí, và phấn đấu sau 20 năm sẽ vươn lên dẫn đầu. Vận tải biển chiếm
khoảng từ 70-80% lưu chuyển hàng hóa thương mại, đóng góp không nhỏ vào
giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhất là
trong hoạt động xuất - nhập khẩu. Khi Việt Nam tham gia vào xu thế toàn cầu
là tự do hóa thương mại, cả Chính phủ và các doanh nghiệp vận tải biển đều


4
trông chờ những cơ hội, những tác động tích cực đến lĩnh vực này. Có thể là
sự cạnh tranh để được cọ xát, để được học hỏi, có thể là sự hợp tác để cùng
hưởng lợi, cùng xây dựng và phát triển mối quan hệ. Tuy nhiên, những năm
gần đây, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển Việt Nam đã
và đang gặp rất nhiều bất ổn vì yếu tố khách quan do suy thoái kinh tế toàn
cầu là phần nhiều, nhưng cũng không thể chối bỏ rằng trong xu thế tự do hóa
này, lĩnh vực vận tải biển đã, đang và sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn,
thách thức. Trong lĩnh vực vận tải biển, các doanh nghiệp Việt Nam chưa đạt
được nhiều lợi ích nên khi Việt Nam ngày càng tích cực tham gia vào xu thế
tự do hóa thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực

này sẽ có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hơn nữa. Trong số
các tỉnh thành có hoạt động vận tải biển, Hải Phòng là được coi là một Việt
Nam thu nhỏ với đa dạng các loại hình dịch vụ vận chuyển, dịch vụ hàng hải
cũng như hệ thống cảng biến bến bãi. Có thể nói khi nghiên cứu lĩnh vực vận
tải biển tại Hải Phòng cũng phần nào thấy được lĩnh vực vận tải biển Việt
Nam trong đó.
Hải Phòng là một thành phố cảng với lưu lượng hàng hoá ra vào hàng
năm cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng số của cả nước. Hải Phòng có vị
trí quan trọng về kinh tế, xã hội, và an ninh, quốc phòng của vùng Đông Bắc
Bộ và cả nước, nằm trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt
Nam - Trung Quốc, một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Hải Phòng với vị trí địa lý vô cùng thuận lợi là cửa ngõ ra biển quan trọng bậc
nhất của các tỉnh phía Bắc, với hệ thống cảng biển phát triển từ rất sớm, từ
những năm 70 thế kỷ 19. Trong những năm gần đây, lượng hàng hoá thông
qua hệ thống cảng biển Hải Phòng tăng trưởng nhanh và ổn định. Tỷ lệ tăng
trưởng trung bình trong các năm qua của hàng hoá đạt 19% /năm và hàng
container đạt 29% /năm. Lượng hàng hoá thông qua hệ thống cảng Hải Phòng
tăng khoảng 600% trong vòng 10 năm qua. Vì nằm trong khu vực này nên các
doanh nghiệp vận tải biển Hải Phòng chính là những hạt nhân góp phần lớn


5
tạo nên hiệu quả hoạt động kinh doanh vận tải biển tại thành phố. Nhưng cùng
nằm trong dòng chảy chung, chắc chắn các doanh nghiệp vận tải biển Hải
Phòng cũng đã, đang và sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức.
Chính vì thế, tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của tự do hóa thương
mại đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển tại Hải Phòng”
nhằm mục đích nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại đến hoạt động
của đội tàu, cảng biển và dịch vụ hàng hải trên địa bàn Thành phố Hải Phòng.
Từ đó, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn ở lĩnh vực vận tải biển tại thành

phố này trong bối cảnh xu thế tự do hóa thương mại diễn ra ngày càng mạnh
mẽ. Trên cơ sở phân tích các thuận lợi và khó khăn trên, tác giả sẽ đề xuất
những giải pháp để lĩnh vực vận tải biển Hải Phòng hoạt động và phát triển
xứng với tiềm năng vốn có.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong và
ngoài nước
2.1. Các nghiên cứu ngoài nước
2.1.1. Cơ sở lý luận về tự do hóa thương mại
Có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề tự do hóa thương mại từ trước đến
giờ, nhất là trong bối cảnh thế giới đang thay đổi từng ngày. Các học giả
nghiên cứu, phân tích, tìm tòi để chỉ ra rằng tự do hóa thương mại thực sự là
như thế nào. Tự do hóa thương mại có thực sự đem lại lợi ích cho quốc gia
hay tự do hóa thương mại có thể đo được bằng các tiêu chí nào, hoặc tự do
hóa thương mại có quan hệ chặt chẽ với lĩnh vực nào trong phát triển kinh tế.
Về mặt lý thuyết, có rất nhiều nhà kinh tế học đã nghiên cứu về tự do
hóa thương mại trong đó có thể kể đến đầu tiên là Adam Smith – cha đẻ của
kinh tế học. Ông đưa ra quan điểm tự do hóa thương mại đầu tiên trong cuốn
“The wealth of nations” vào năm 1776. Bằng việc chuyên môn hóa sản xuất
thay vì sản xuất mọi thứ để đáp ứng nhu cầu, lý thuyết này là nền tảng cho
thương mại quốc tế khi chỉ ra các quốc gia nên thực hiện trao đổi để bù đắp


6
cho nhau khi tiến hành chuyên môn hóa thay vì tự cung tự cấp. Học giả David
Recardo cũng đã nghiên cứu và phát triển lý thuyết của Adam Smith về tự do
hóa thương mại trong tác phẩm “Các nguyên lý về Thuế khóa và Kinh tế
chính trị” vào năm 1817 (“Principles of Political Economy and Taxation”).
Các nhà kinh tế học về sau đều ủng hộ quan điểm này trên cơ sở phát triển lý
thuyết lợi thế so sánh của David Recardo.
Về các nghiên cứu thực chứng, cũng có rất nhiều nhà kinh tế học đã

nghiên cứu về vấn đề này, điển hình là có các nghiên cứu của các nhà kinh tế
học ở thập niên 70 của thế kỷ 20. Điển hình là Anne Krueger và Jagdich
Bhagvati; Sachs and Warner. Hai nhà kinh tế học Anne Krueger và Jagdich
Bhagvati đã cho ra đời tác phẩm “Protectionism” vào cuối thập kỷ 70 của thế
kỷ 20 dựa trên lý thuyết của Adam Smith khi nghiên cứu về chủ nghĩa bảo hộ
ở các nước đang phát triển. Trên cơ sở phân tích sự không tương đồng giữa
việc bảo hộ bằng hạn ngạch và thuế quan, các nhà kinh tế này cho rằng tự do
hoá thương mại ở các nước đang phát triển là một quá trình chuyến dịch khỏi
các hạn chế bằng hạn ngạch với những tỷ giá hối đoái mất cân bằng. Điều đó
hàm ý rằng quá trình tự do hóa thương mại sẽ được tiến hành đồng thời với
những cải cách về thuế và tỷ giá hối đoái hay những cải cách chính sách trong
các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Sachs and Warner đã thực hiện nghiên cứu
thực chứng trong giai đoạn những năm 1970 đến 1980 ở nhiều quốc gia khác
nhau có thực hiện tự do hóa thương mại và đưa ra quan điểm về tự do hóa
thương mại bao gồm năm yếu tố liên quan đến chính sách thương mại. Một
quốc được coi là đóng cửa nếu có ít nhất một trong các tiêu chí sau: Tỷ lệ thuế
suất trung bình là 40%, hàng rào phi thuế quan chiếm 40% hoặc hơn nữa
trong thương mại, tỷ giá ở thị trường chợ đen giảm xuống 20% hoặc hơn so
với tỷ giá chính thức, nhà nước độc quyền về đa phần các hoạt động xuất
khẩu, hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Gần đây nhất vào năm 2000, Michael Mussa cũng có nghiên cứu về tự
do hóa thương mại khi ông nghiên cứu về mối quan hệ giữa các chính sách


7
kinh tế vĩ mô và tự do hoá thương mại ở các nước đang phát triển, thông qua
tác phẩm “Exchange Rate Regimes in an Increasingly Integrated World
Economy”
2.1.2. Cơ sở lý luận về lĩnh vực kinh doanh vận tải biển và vấn đề tự do hóa
thương mại với lĩnh vực kinh doanh vận tải biển

Từ trước đến nay có rất nhiều các công trình khoa học, các bài báo
quốc tế viết về lĩnh vực kinh doanh vận tải biển cũng như tự do hóa thương
mại và lĩnh vực kinh doanh vận tải biển. Có công trình nghiên cứu ở các quốc
gia và khu vực có ưu thế về vận tải biển như Chile, Greece, EU hay điển hình
có cả những quốc gia ngay gần Việt Nam về vị trí địa lý, tương đồng về môi
trường kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật như Philippines và Malaysia.
José Carlos S. Mattos and María José Acosta đề cập đến vấn đề lập
pháp liên quan đến vận tải biển tại Chile vào năm 2002 trong bài viết:
“Maritime Transport Liberalization and the Challenges to Futher its
Implementation in Chile” – trong đó có bàn đến nội dung tự do hóa thương
mại và vận tải biển, viết về cơ quan lập pháp của Chile từ đó mô phỏng những
biến đổi có thể xảy ra khi Chile giảm bớt các hàng rào gây cản trở thương mại
và tăng tính tự do linh hoạt trong tương lai của lĩnh vực vận tải biển. Bài
nghiên cứu còn đề cập đến một nội dung nữa là đề xuất chương trình hành
động giúp cho lĩnh vực vận tải biển của nước này hội nhập với khu vực một
cách hiệu quả hơn.
Năm 2006, tác giả Milojka Poeunea, Marina Zanne đã công bố bài
nghiên cứu: “Globalization, international trade and maritime transport”. Bài
viết đã phân tích vấn đề toàn cầu hóa của thế kỷ 20, thời điểm mà nhiều quốc
gia cắt giảm bớt những rào cản với mục tiêu là tự do hóa thương mại để đạt
được tăng trưởng kinh tế nhanh. Bài viết đã chỉ ra tự do hóa thương mại cả về
khối lượng và chất lượng đều ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu,
đồng thời chỉ ra mối quan hệ giữa thương mại quốc tế với vận tải biển từ đó


8
kết luận tỷ lệ cước phí vận chuyển đường biển phụ thuộc vào mối quan hệ
cung cầu trong lĩnh vực này. Với bài viết này, tác giả sẽ kế thừa kết quả của
nghiên cứu này về vấn đề tự do hóa thương mại hàng hóa đến lĩnh vực vận tải
biển thông qua tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Vào năm 2007, C. I. Chlomoudis, P.L Pallis, S. Papadimitrious, E.S.
Tzannatos đã khẳng định tầm quan trọng của tự do hóa thương mại trong vận
tải biển đối với việc phát triển kinh tế đất nước cũng như với khu vực trong
bài viết:“The Liberalization of maritime transport and the island regions in
EU. Evidence from Greece” của Bài viết còn đề ra một lộ trình cho việc hoàn
tất quy trình thực hiện tự do hóa thương mại để phát triển vận tải biển cho khu
vực EU.
Cũng trong năm 2007, Nazery Khalid đã hoàn thành công trình nghiên
cứu: “AFTA initiatives on trade and transport: Implications for Malaysia’s
maritime sector” với sự tham gia của nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN
bao gồm: Singapore, Philippines, Indonesia và Brunei. Công trình này là một
cái nhìn tổng quan cho sự phát triển và thành tựu của khu vực mậu dịch tự do
ASEAN trong lĩnh vực thương mại và vận tải biển trên cơ sở nghiên cứu lĩnh
vực này của Malaysia. Tự do về thương mại và vận tải càng lớn thì càng cần
phải có biện pháp giải quyết những xung đột cạnh tranh về đường biển trong
nội khối. Tác giả đã đề xuất một viễn cảnh cho khu vực nơi sẽ thu hút rất
nhiều hàng hóa vận chuyển đường biển từ việc chỉ ra những thay đổi cần thiết
mà Malaysia phải làm trước tiên để phát triển lĩnh vực này.
Vấn đề ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến lĩnh vực vận tải biển
cũng được Gilberto M. Llanto and Adoracion M. Navarro nghiên cứu hoàn tất
năm 2012 với công trình: “The impact of Trade Liberalization and Economic
Integration on the Logistics Industry: Maritime Transport and Freight
Forwarders”. Bài viết này tập trung về phát triển vận tải biển của Philippines
trong bối cảnh Philippines nỗ lực tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, đặc


9
biệt là cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Bài viết này đã đưa ra một loạt các
rào cản gây cản trở đến tự do hóa thương mại trong lĩnh vực vận tải biển tại
quốc gia này. Từ đó đề xuất những biện pháp chung cho các quốc gia nội khối

ASEAN nếu muốn phát triển kinh tế cho quốc gia nói riêng và cả khối nói
chung thì cần phải giảm bớt và thay đổi những rào cản trên.
Tác giả cũng đã tìm hiểu hàng loạt các công trình, các bài viết viết về
thước đo tự do hóa thương mại trên thế giới với mục đích tìm hiểu cách thức
đo tác động của tự do hóa thương mại đến lĩnh vực vận tải biển nhằm áp dụng
cho việc nghiên cứu.
Điển hình cho cách thức đo tác động về tự do hóa thương mại, cụ thể
là đo độ mở của thương mại phải kể đến: “Measures of trade openness using
CGE annalysis” của P.J Lloyd, D. MacLaren vào năm 2000. Bài viết này dựa
trên mô hình cân bằng tổng thể CGE bao gồm một nhóm các biện pháp để đo
độ mở của một nền kinh tế dựa trên khoảng cách giữa các đơn vị được tính
toán và sự diễn giải về phúc lợi xã hội để đo độ mở của chính sách thương
mại quốc tế của một quốc gia.
Trong bài nghiên cứu: “Measuring Services Trade Liberalization and
Its Impact on Economic Growth: An Illutration” vào năm 2006 của Aaditya
Mattoo, Randeep Rathindran, Arvind Subramanian, tác giả đã chỉ ra những
vấn đề sau: Diễn giải tự do hóa thương mại hàng hóa và tự do hóa thương mại
dịch vụ có tác động khác nhau thế nào đến sản lượng,đề xuất thước đo tự do
hóa thương mại trên cơ sở chính sách sẽ tốt hơn trên cơ sở sản lượng,xây
dựng mô hình đo tự do hóa thương mại dựa bằng các công cụ liên quan đến
tài chính và viễn thông vì đây là hai lĩnh vực được dự đoán là phát triển nhanh
nhất trong thời gian tới. Bài viết có đề cập đến nội dung xây dựng mô hình để
đó tác động của tự do hóa thương mại nhưng không liên quan đến lĩnh vực
vận tải biển.
Trong năm 2007, một nghiên cứu nữa về vấn đề này là “A guide to


10
Measures of Trade Openness and Policy” của H Lane David. Công trình này
đã thu thập tổng hợp hơn 30 thước đo khác nhau về tự do hóa thương mại và

chia thành sáu nhóm yếu tố: Tỷ lệ thương mại;,tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu,chính sách giá, thuế quan,hàng rào phi thuế,các chỉ số tổng hợp. Trong
đó ba yếu tố đầu tiên liên quan đến sản lượng, ba yếu tố sau liên quan đến
chính sách. Tác giả đã phân tích tương quan từng yếu tố một với nhau để chỉ
ra không có một thước đo nào là tốt nhất để đo mức độ tự do hóa thương mại
và kết luận với tự cách cá nhân, ông cho rằng có lẽ biện pháp đo tỷ lệ thương
mại mà Sachs-Warner đã đưa ra từ trước đó là ưu thế hơn hẳn và có đề xuất
các nghiên cứu về sau liên quan đến tự do hóa thương mại có thể dùng thước
đo này. Trong dự định của tác giả, luận án cũng phải sử dụng mô hình để đo
tác động của tự do hóa thương mại đến lĩnh vực vận tải biển, vì thế tác giả
cũng sẽ coi đây là một tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu.
Cletus C. Coughlin, trong một công trình nghiên cứu vào năm 2010 có
tiêu đề là: “Measuring International Trade Policy: A Primer on Trade
Restrictiveness Indices” có bàn về nội dung các hàng rào cản trở tự hóa
thương mại chính là hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Tác giả có đưa ra
mô hình để đo độ cản trở này thông qua việc sử dụng các chỉ số gây hạn chế
trong thương mại quốc tế.
Ngoài ra, các tổ chức, hiệp hội chuyên về thương mại dịch vụ hàng hải
có thể kể đến như International Maritime Organization (IMO), FIATA
(International Federation of Freight Forwarders Association) International
Transport Forum… đều có những ấn phẩm quốc tế ra mắt định kỳ viết về các
vấn đề trong kinh hoạt động kinh doanh vận tải biển ở phạm vi toàn cầu và
phân tích, dự báo về hoạt động và xu thế trong tương lai của lĩnh vực này.
Bản báo cáo thường niên về vận tải biển và thuận lợi hóa thương mại “Trade
Facilitation and Maritime Transport” được điều tra, nghiên cứu và phát hành
bởi các tổ chức Sida, Kommerskollergium,Swedish Maritime Administration;
“The liberalization of maritime transport” ; “Journal of Transport


11

Geography”; “Transport Review”…
2.2. Các nghiên cứu trong nước
2.2.1. Về tự do hóa thương mại
Tự do hóa thương mại là một xu thế, một trào lưu đang diễn ra mạnh
mẽ trên toàn thế giới. Các bài viết, các công trình nghiên cứu của Việt Nam
kế thừa các lý luận về tự do hóa thương mại của thế giới. Từ đó các nhà
nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu chủ yếu về mối quan hệ nhân quả,
ảnh hưởng, tác động của tự do hóa thương mại với một lĩnh vực ngành nghề
nào đó. Có thể kể đến một số nghiên cứu sau: “Ảnh hưởng của tự do hóa
thương mại đến tăng trưởng kinh tế” của tác giả Nguyễn Xuân Minh Thúy
viết vào năm 2007. Hai nghiên cứu nữa được thực hiện cùng trong năm 2009
là: “Quan hệ giữa tự do hóa thương mại và bảo hộ sản xuất” của tác giả Vũ
Thị Hạnh và “Bảo hộ sản xuất hợp lý của Việt Nam trong xu thế tự do hóa
thương mại” của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy.
Trong năm 2015, hai tác giả Vũ Thanh Hương và Trần Việt Dũng đã
công bố bài báo: “Việt Nam với quá trình tự do hóa thương mại dịch vụ
hướng đến cộng đồng kinh tế ASEAN”. Trong bài này, nhóm tác giả đã phân
tích về các cam kết về dịch vụ của Việt Nam trong AEC và tình hình thực
hiện các cam kết đó. Trong quá trình nghiên cứu về các cam kết dịch vụ, giao
thông vận tải và dịch vụ logistics đã được các tác giả phân tích khá sâu và có
đưa ra kết luận, kiến nghị đối với các cơ quan quản lý của Việt Nam.
2.2.2. Về lĩnh vực kinh doanh vận tải biển
Đối với lĩnh vực này, có khá nhiều các nghiên cứu của các cơ quan
quản lý cũng như từ các cá nhân.
Thứ nhất, phải kể đến những nghiên cứu của các cơ quan quản lý
chuyên ngành. Đề án “Tái cơ cấu thị trường và kết nối các phương thức vận
tải giai đoạn 2013-2016” (2013), Bộ Giao thông vận tải; “Báo cáo điều


12

chỉnh Chiến lược phát triển Giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030” (2013), Bộ Giao thông vận tải; Báo cáo “Hợp tác quốc
tế và hội nhập trong lĩnh vực hàng hải của Việt Nam” (2014), Cục Hàng Hải
Việt Nam. Các công trình nghiên cứu này tuy đối tượng nghiên cứu không
phải là lĩnh vực vận tải biển nhưng việc nghiên cứu về phương thức vận tải,
về giao thông vận tải và lĩnh vực hàng hải thì cũng có sự liên quan, gắn kết
với lĩnh vực vận tải biển. Trong năm 2015, có rất nhiều đề án, đề tài cấp Nhà
nước, cấp bộ ngành được phê duyệt như: Đề án “Tái cơ cấu vận tải biển Việt
Nam đến năm 2020” của Bộ Giao thông vận tải. Đề tài nghiên cứu khoa học
của Cục Hàng hải Việt Nam về “Một số giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hàng hải giai đoạn 2015-2020, định
hướng đến năm 2030”. Đề án “Tái cơ cấu vận tải biển Việt Nam đến năm
2020” (2015), Bộ Giao thông vận tải có phân tích về thực trạng lĩnh vực vận
tải biển Việt Nam, cụ thể là nghiên cứu đối tượng bao gồm đội tàu và dịch vụ
logistics. Qua đó, đề án có phân tích sâu hơn về những thách thức trong lĩnh
vực vận tải biển Việt Nam và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2015 – 2020.
Các công trình này đều có mục đích thay đổi, cải tạo nhằm nâng cao hiệu quả
của lĩnh vực vận tải biển dưới góc độ của quản lý Nhà nước. Cũng trong năm
2015, còn có một bản Quy hoạch “Phát triển hệ thống dịch vụ logistics
Thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” của Sở
Giao thông vận tải là một bức tranh toàn cảnh cho dịch vu logistics, một mảng
quan trọng trong lĩnh vực vận tải biển. Đây cũng là một công trình viết về lĩnh
vực vận tải biển Hải Phòng nhưng cũng ở góc độ quản lý chứ không phải góc
độ kinh doanh.
Thứ hai, đối với nghiên cứu của cá nhân, tác giả xin điểm qua một số
công trình và các bài viết sau. Bài nghiên cứu: “Chiến lược phát triển vận tải
biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” (2010) của tác
giả Trần Thị Huyền Trang. Tác giả đã nêu và phân tích được thực trạng tồn
tại và cơ hội thách thức của ngành vận tải biển Việt Nam, từ đó để ra các giải



13
pháp định hướng phát triển trong tương lai. Nhưng thực sự các nhóm giải
pháp này mới chỉ đề cập đến các yếu tố trong nước mà chưa kể đến tác động
của các yếu tố bên ngoài như sự tác động đến từ các quốc gia khác, từ các tổ
chức cấp độ khu vực và quốc tế. Thực tế là cần có một phân tích chỉ ra tác
động của tự do hóa thương mại đến lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải biển
để từ đó biết được yếu tố nào tạo nên những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực
để góp phần hoạch định được chiến lược phát triển đúng đắn hơn. Nghiên cứu
về “Ngành vận tải biển Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” (2011) của
Hoàng Thu Phương đã chỉ ra ngành vận tải biển Việt Nam bao gồm rất nhiều
các mắt xích như các công ty giao nhận vận tải, hãng tàu, hệ thống cảng biển,
đội ngũ hải quan, hệ thống chính sách, nguồn luật điều chỉnh. Trong đó tác
giả cho rằng hai mắt xích quan trọng nhất là đội tàu và dịch vụ cảng biển.
Thực tế các bài viết về mối quan hệ tương quan giữa tự do hóa thương
mại và lĩnh vực kinh doanh vận tải biển thì chưa có tác giả nào viết mà chỉ có
những bài viết về mối quan hệ giữa vận tải biển với một vấn đề nào đó như
khủng hoảng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu về vận tải biển
nhưng dưới góc độ chịu sự tác động của khủng hoảng. TS. Lê Thanh Hương
đã công bố công trình nghiên cứu vào năm 2011 về: “Nghiên cứu đánh giá tác
động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới đến hoạt động
ngành vận tải biển, hàng không và đề xuất các giải pháp khắc phục”. Về vận
tải biển với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thì đã có khá
nhiều công trình nghiên cứu như: “Nghiên cứu các giải pháp tăng năng lực
cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”
(2001), TS. Đinh Ngọc Viện; “Thực trạng và phương hướng phát triển vận
tải biển Việt Nam trong xu thế hội nhập” (2005), Phạm Thu Quỳnh; “Một số
giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ vận tải biển Việt
Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” (2005), Tác giả Nguyễn Xuân Hương;
“Quản lý Nhà nước về vận tải biển Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” (2008),

Nguyễn Thị Lý; “Dịch vụ vận tải biển Việt Nam và vấn đề hội nhập” (2010)


14
Đào Thị Nhung; “Phát triển dịch vụ vận tải Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế” (2011) TS. Trịnh Thị Thu Hương; “Phát triển dịch vụ
vận tải biển của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” (2012),
Lê Thị Việt Nga. Các tác giả trên đã nêu khá đầy đủ về vấn đề hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam như hệ thống hóa các cam kết, thỏa thuận về lĩnh vực
vận tải biển trong các công ước, hiệp định với các hiệp hội, tổ chức ở các cấp
độ khu vực và thế giới. Nhưng các phân tích trên chỉ tập trung vào phân tích
ảnh hưởng, tác động của các cam kết về dịch vụ vận tải biển đối với toàn
ngành.
Thứ ba, bản thân NCS cũng đã có một số công trình nghiên cứu có liên
quan đến nội dung trên bao gồm:
-“Nghiên cứu các cam kết của WTO giúp cho ngành vận tải biển Việt
Nam hội nhập có hiệu quả vào WTO”- 2007, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại
học Hàng Hải Việt Nam.
-“Vấn đề tự do hóa thương mại trong lĩnh vực vận tải biển của Việt
Nam”, 2013, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường Đại học Hàng
hải Việt Nam.
-“Nghiên cứu tác động của tự do hoá thương mại đến lĩnh vực kinh
doanh dịch vụ vận tải biển Việt Nam”, 2014, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Trường, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
-“Lĩnh vực vận tải biển Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam –
ASEAN”, 2015, bài báo Hội thảo “ASEAN – VIỆT NAM – HOA KỲ: 20
năm hợp tác và phát triển”, Trường Đại học Ngoại thương
2.3. Khoảng trống nghiên cứu
Các bài viết trên chỉ đứng ở một khía cạnh nào đó để phân tích về tự do
hóa thương mại đối với một lĩnh vực hay ngành nghề nào đó; hoặc nhưng các

công trình này phân tích một tập hợp gồm những quốc gia có liên quan đến
hoặc những quốc gia điển hình trong lĩnh vực vận tải biển. Lĩnh vực kinh


15
doanh vận tải biển của Việt Nam có quy mô kinh tế nhỏ đồng thời cơ sở vật
chất kỹ thuật và hạ tầng ở bậc thấp mặc dù Việt Nam hội tụ các điều kiện tự
nhiên, xã hội với tiềm năng to lớn đủ để trở nên phát triển ngang tầm với các
nước tiên tiến. Chính vì thế chưa có một công trình, bài viết chính thống
mang tầm quốc tế và khu vực nghiên cứu về nội dung phát triển vận tải biển
tại Việt Nam, nên càng không thể có được bài viết phân tích về mối quan hệ
giữa tự do hóa thương mại và lĩnh vực kinh doanh vận tải biển của Việt Nam,
đặc biệt là tại Hải Phòng. Tác giả chỉ ra dưới đây khoảng trống chưa được
nghiên cứu:
Một là: Trong các công trình này cũng như ở một số công trình khác đã
trình bày về vấn đề tự do hóa thương mại, cũng như tiến trình phát triển của
tự do hóa thương mại tại Việt Nam, nhưng thực sự chưa có công trình nào thể
hiện mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và lĩnh vực kinh doanh vận tải
biển.
Hai là: Tác động của tự do hóa thương mại đến lĩnh vực vận tải biển
của Việt Nam cũng như đối với Thành phố Hải Phòng. Tự do hóa thương mại
ở đây mới chỉ được bàn đến về tự do hóa thương mại dịch vụ, tức là bàn đến
các cam kết về vận tải biển giữa Việt Nam với các hiệp hội, tổ chức, các quốc
gia và vùng lãnh thổ. Trong khi đó tự do hóa thương mại hàng hóa cũng là
một yếu tố có thể có những tác động đến lĩnh vực vận tải biển Việt Nam.
Ba là: Các nghiên cứu tập trung ở góc độ quản lý, không phải ở góc độ
kinh doanh nên vẫn còn thiếu những cơ sở lý luận cho các doanh nghiệp kinh
doanh ở lĩnh vực này.
Bốn là: Hải Phòng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển có thể coi là
một Việt Nam thu nhỏ vì có đủ đa dạng các loại hình dịch vụ từ dịch vụ vận

chuyển, kinh doanh khai thác cảng và kinh doanh dịch vụ hàng hải. Nhưng
cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên biệt nào cho lĩnh
vực kinh doanh vận tải biển của Thành phố trong khi tiềm năng và lợi thế để


16
các doanh nghiệp Hải Phòng nói riêng và Thành phố Hải Phòng nói chung
vượt trội lên là điều hoàn toàn có thể.
Tóm lại, khi nghiên cứu đánh giá tình hình trong và ngoài nước, tác giả
nhận thấy mặc dù có một số nghiên cứu có liên quan đến nội dung này nhưng
thực sự không có một công trình nào trùng lặp với nội dung và phạm vi
nghiên cứu của Luận án. Chính vì thế, có thể kết luận là đề tài: “Tác động
của tự do hóa thương mại đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải
biển tại Hải Phòng” là đề tài hoàn toàn mới, chưa từng có công trình nào có
nội dung tương tự được công bố.
3. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển của lĩnh vực vận
tải biển trong bối cảnh toàn cầu hóa, luận án này sẽ đề ra các giải pháp nhằm
góp phần phát triển một cách bền vững cho lĩnh vực vận tải biển Việt Nam
nói chung và đặc biệt là của Hải Phòng nói riêng
Mục đích/Mục tiêu:
Chính vì thế nghiên cứu lĩnh vực kinh doanh vận tải biển tại Hải Phòng
có thể coi là trường hợp điển hình để cho doanh nghiệp tại các tỉnh thành khác
tham khảo, dẫn chiếu trong các công trình nghiên cứu về sau.
3.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Việt Nam đã có những cam kết thỏa thuận nào với các tổ chức quốc
tế, khu vực và các quốc gia trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển. Mức độ
thực hiện các cam kết đó của Việt Nam. Các cam kết, thỏa thuận trên gây ảnh
hưởng thế nào đến lĩnh vực vận tải biển của Việt Nam nói chung và Hải

Phòng nói riêng.
- Các nhân tố nào liên quan đến tự do hóa thương mại có tác động đến
lĩnh vực vận tải biển?


17
Tự do hóa thương mại hàng hóa: các doanh nghiệp kinh doanh được lợi
Tự do hóa thương mại dịch vụ: các cam kết làm hạn chế Dn Việt Nam
- Thị trường kinh doanh vận tải biển Hải Phòng có những điểm nổi bật?
Làm thế nào để phát huy lợi thế và giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực do tự
do hóa thương mại đem lại cho Hải Phòng?
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tự do hóa thương mại và lĩnh vực
kinh doanh vận tải biển tại Hải Phòng. Vì thế đối tượng nghiên cứu tập trung
vào phân tích thước đo tự do hóa thương mại của một quốc gia, có tác động
thế nào đến lĩnh vực vận tải biển của quốc gia đó bao gồm: kinh doanh vận
chuyển đường biển, kinh doanh khai thác cảng và kinh doanh dịch vụ hàng
hải. Luận án cũng nghiên cứu vấn đề tự do hóa thương mại của Việt Nam để
thấy được tác động và mối tương quan giữa tự do hóa thương mại và lĩnh vực
kinh doanh vận tải biển. Từ đó phân tích những tác động của tự do hóa
thương mại đến lĩnh vực kinh doanh vận tải biển tại Hải Phòng để đề xuất các
biện pháp mới giúp cho Thành phố phát triển hiệu quả hơn trong lĩnh vực này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Về không gian nghiên cứu
Luận án nghiên cứu các cam kết, thỏa thuận của Việt Nam với các tổ
chức, hiệp hội ở cấp độ quốc tế khu vực, cam kết song phương, đa phương
của Việt Nam với các nước trên thế giới về thương mại nói chung và các cam
kết, thỏa thuận của Việt Nam với các tổ chức, hiệp hội ở cấp độ quốc tế khu
vực, cam kết song phương, đa phương của Việt Nam với các nước trên thế

giới trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển nói riêng để rút ra giải pháp phát
triển cho lĩnh vực kinh doanh vận tải biển của Thành phố Hải Phòng
4.2.2. Về thời gian nghiên cứu


18
Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động thương mại và vận tải biển của
Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng, đặc biệt trong giai đoạn 2000 –
2014, khi Việt Nam thực sự thực hiện tự do hóa thương mại. Luận án cũng có
sự so sánh đối chiếu về kết quả đạt được trong lĩnh vực kinh doanh vận tải
biển trước và sau khi thực hiện tự do hóa thương mại.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp tiếp cận
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp bao gồm: Phương pháp tiếp cận
hệ thống, biện chứng, logic, lịch sử
5.1.1 Hình thức nghiên cứu
Đề tài cũng dự kiến kết hợp cả 2 hình thức: nghiên cứu tài liệu (nghiên
cứu tại bàn) và nghiên cứu thực tế (nghiên cứu tại hiện trường) để giải quyết
tốt các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra.
Nghiên cứu tại bàn: Hình thức này được sử dụng để tìm kiếm và phân
tích các thông tin liên quan đến cơ sở lý luận của đề tài về tự do hóa thương
mại và kinh doanh dịch vụ vận tải biển.
Nghiên cứu tại hiện trường: Hình thức này được sử dụng để thu thập
các thông tin liên quan đến thực trạng vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu tại hiện
trường có thể được tiến hành dưới các hình thức như tham dự hội thảo chuyên
đề, tham vấn ý kiến chuyên gia, điều tra, khảo sát các doanh nghiệp, các cơ
quan quản lý…
5.1.2. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp nghiên cứu định tính (Phân tích số
liệu thực tế, phân tích mức độ ảnh hưởng của quá trình tự do hóa thương mại

để từ đó tổng hợp nên những yếu tố nào gây tác động chính đến lĩnh vực này)
và nghiên cứu định lượng (Dùng để đo lường các nhân tố ảnh hưởng, mức độ


19
tác động của quá trình tự do hóa thương mại đến hoạt động kinh doanh vận tải
biển Việt Nam)
Xác định mẫu nghiên cứu: Dự kiến mẫu nghiên cứu gồm cả các đối
tượng sau:
 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam: Xây dựng mẫu gồm
các số liệu về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời kỳ
nghiên cứu để làm thước đo tự do hóa thương mại ở Việt Nam.
 Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển: Nghiên cứu thực
trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này và xây dựng tập hợp
mẫu gồm sản lượng vận chuyển đội tàu Việt Nam trong thời kỳ nghiên cứu.
 Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khai thác cảng: Nghiên cứu
thực trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này và xây dựng tập
hợp mẫu gồm sản lượng luân chuyển của hệ thống cảng biển Việt Nam trong
thời kỳ nghiên cứu.
 Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng hải: Nghiên cứu thực
trạng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này xây dựng tập hợp mẫu
gồm doanh thu của đại diện doanh nghiệp kinh doanh ở mảng này trong thời
kỳ nghiên cứu.
5.2. Khung lý thuyết nghiên cứu:
Tác giả dựa trên cơ sở lý luận của các nhà kinh tế học về trao đổi
thương mại quốc tế, một số nghiên cứu về tự do hóa thương mại, các lý thuyết
về việc đo tác động của tự do hóa thương mại đến một lĩnh vực cụ thể của các
chuyên gia, nhà kinh tế học hiện đại để làm cơ sở cho việc phân tích tầm quan
trọng của tự do hóa thương mại trong phát triển lĩnh vực vận tải biển.
5.3. Thông tin/dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu:

5.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Luận án sử dụng các phương pháp thu thập thông tin chính là: Nghiên cứu


20
tại bàn, kế thừa các quan điểm và phỏng vấn trực tiếp, gửi phiếu câu hỏi điều tra
qua thư.
Đối với số liệu thứ cấp: Lấy số liệu từ các nguồn: các cơ quan quản lý
chuyên ngành. Cụ thể:
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 2014.
Nguồn số liệu: Bộ Tài chính
- Tổng sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển giai đoạn 2000
– 2014
Nguồn số liệu: Cục Hàng Hải Việt Nam
- Tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng giai đoạn 2000 – 2014
Nguồn số liệu: Cục Hàng Hải Việt Nam
- Các văn bản, chính sách liên quan đến tự do hóa thương mại
Nguồn số liệu: Bộ Công thương -Việt Nam
- Các văn bản, chính sách liên quan đến tự do hóa thương mại trong
vận tại biển
Nguồn số liệu: Cục Hàng Hải - Việt Nam
- Các văn bản, chính sách liên quan đến quy hoạch, định hướng, phát
triển vận tải biển Việt Nam
Nguồn số liệu: Bộ Giao thông vận tải – Việt Nam
- Các văn bản chính sách liên quy hoạch, định hướng, phát triển vận
tải biển Hải Phòng
Nguồn số liệu: UBND Thành phố Hải Phòng
Đối với số liệu sơ cấp: Số liệu thu thập được thông qua việc gửi phiếu
điều tra kết hợp với phỏng vấn trực tiếp.
5.3.2. Phương pháp thực hiện



21
 Lập phiếu điều tra, gửi trực tiếp đến từng cá nhân là các chuyên gia,
các nhà quản lý đã và đang công tác trong lĩnh vực vận tải biển; có thể sử
dụngkèm theo phỏng vấn trực tiếp với một số cá nhân.
 Tập hợp kết quả điều tra, xử lý dữ liệu và tổng hợp, đánh giá
5.4. Phương pháp phân tích thông tin/dữ liệu đã thu thập được
- Phân tích số liệu, bảng biểu dựa trên phương pháp phân tích: Thống
kê mô tả, So sánh tỷ lệ, nhằm đánh giá sự thay đổi của các số liệu trong quá
khứ, từ đó đưa ra các nhận định và giải pháp phù hợp.
- Sử dụng phần mềm EVIEW để phân tích các yếu tố thống kê cơ bản,
nhằm khẳng định lại các giả thiết mà tác giả đưa ra trong bài.
5.5. Các phương pháp phân tích khác
5.5.1. Phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng
Để làm rõ tính tất yếu của đề tài, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập
kinh tế ngày càng sâu rộng, đề tài này cần sử dụng phương pháp luận duy vật
lịch sử và phương pháp luận duy vật biện chứng. Đặt đối tượng nghiên cứu
trong mối quan hệ tác động qua lại với các yếu tố có ảnh hưởng tới sự hình
thành, phát triển của vận tải biển trong bối cảnh toàn cầu. Công trình tiếp cận
một cách tổng thể mối quan hệ giữa các yếu tố, đưa ra các giải pháp nhằm
giải quyết hài hòa các mối quan hệ này.
5.5.2. Phương pháp thống kê và điều tra
Để làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển vận tải biển
ở Việt Nam, đề tài còn sử dụng các phương pháp thống kê, sử dụng hệ thống
biểu đồ và so sánh sự phát triển của ngành trên cả nước qua các giai đoạn…
từ đó khái quát, rút ra những vấn đề lý luận.
Việc khảo sát thực tế được tiến hành trên cơ sở xem xét, phỏng vấn,
trao đổi với các chuyên gia, các doanh nghiệp, người dân về các vấn đề liên
quan.



22
Tổ chức điều tra xã hội học với hình thức phiếu hỏi, các nhóm đối
tượng được hỏi là cán bộ chính quyền các cấp, các doanh nghiệp, các tổ chức
xã hội, người dân và một số đối tượng khác (truyền thông, các nhà nghiên
cứu...). Trên cơ sở phiếu thu được, tiến hành xử lý phiếu và tổng hợp ý kiến,
phân tích kết quả để rút ra vấn đề.
6. Những đóng góp mới của Luận án
Trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu về tác động của tự do hóa
thương mại đến lĩnh vực tự do hóa thương mại của Việt Nam nói chung và
Hải Phòng nói riêng, Luận án có một số đóng góp mới, cụ thể như sau:
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải biển
của Hải Phòng.
- Chỉ ra tác động của tự do hóa thương mại đến lĩnh vực vận tải biển
Việt Nam trên cơ sở đó phân tích những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực đến
Thành phố Hải Phòng trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển.
- Trên cơ sở các phân tích về thực trạng lĩnh vực kinh doanh vận tải
biển Hải Phòng và tác động của tự do hóa thương mại đến lĩnh vực này, tác
giả đề xuất các nhóm giải pháp để thúc đẩy lĩnh vực kinh doanh vận tải biển
tại Thành phố Hải Phòng phát triển hiệu quả hơn trong thời kỳ hội nhập.
7. Kết cấu đề tài:
Ngoài mục lục danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, lời mở đầu, kết
luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung chính của luận án bao gồm 3
chương:
Chương 1. Lý luận tổng quan về tự do hóa thương mại và lĩnh vực
kinh doanh vận tải biển
Trong chương này, tác giả sẽ làm rõ cơ sở lý luận về tự do hóa thương mại và
các vấn đề có liên quan đến tự do hóa thương mại, cơ sở lý luận về lĩnh vực
kinh doanh vận tải biển, đặc biệt làm rõ các thuật ngữ có liên quan đến nội



23
dung này.
Chương 2. Tiến trình thực thi tự do hóa thương mại và thực trạng
hoạt động của lĩnh vực kinh doanh vận tải biển của Việt Nam
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày về tiến trình thực thi tự do hóa
thương mại của Việt Nam. Cụ thể là: các thỏa thuận, cam kết giữa Việt Nam
và các hiệp hội, tổ chức cấp độ khu vực và quốc tế, các quốc gia và vùng lãnh
thổ trong xu thế tự do hóa thương mại. Đồng thời, luận án cũng hệ thống hóa
các cam kết quốc tế về dịch vụ vận tải biển mà Việt Nam đã tham gia và ký
kết.
Luận án sẽ phân tích sơ bộ về thực trạng lĩnh vực kinh doanh vận tải
biển Việt Nam để tổng hợp số liệu cho việc đánh giá tác động của tự do hóa
thương mại ở ba mảng chính: Kinh doanh vận chuyển đường biển; Kinh
doanh khai thác cảng; Kinh doanh dịch vụ hàng hải.
Cũng trong chương này, tác giả sẽ đánh giá tác động của tự do hóa
thương mại đến lĩnh vực kinh doanh vận tải biển Việt Nam thông qua việc xử
lý dữ liệu bằng mô hình hồi quy tuyến tính trên phần mềm Eviews.
Chương 3. Tác động của tự do hóa thương mại đến lĩnh vực kinh
doanh vận tải biển tại Thành phố Hải Phòng
Trong chương này, tác giả sẽ tập trung phân tích thực trạng hoạt động
kinh doanh dịch vụ vận tải biển tại Thành phố Hải Phòng.
Từ phân tích thực trạng lĩnh vực kinh doanh vận tải biển tại Hải Phòng
và kết quả của mô hình phân tích kết quả tác động của tự do hóa thương mại
đến lĩnh vực vận tải biển Việt Nam (Chương 2), tác giả sẽ đánh giá tác động
của tự do hóa thương mại đến lĩnh vực kinh doanh vận tải biển Hải Phòng
trên cơ sở phân tích SWOT về ở góc độ thương mại hàng hoá và thương mại
dịch vụ.
Chương 4. Giải pháp để phát triển hiệu quả lĩnh vực kinh doanh

dịch vụ vận tải biển tại Hải Phòng


×