Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty TNHH XDTM bách tín phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.86 KB, 60 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
Nhập khẩu là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường nói riêng
và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. Việt Nam được công nhận là thành viên
chính thức Tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 11/01/2007, điều này đem lại
cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh
nghiệm kinh doanh của nhiều nước phát triển trên thế giới cũng như trong khu vực.
Những điều này đã đem lại cho Việt Nam không ít những khó khăn và thử thách
cần phải vượt qua để có thể tồn tại và phát triển.
Công ty TNHH XD TM Bách Tín Phát là một doanh nghiệp Nhà nước có bề
dày lâu năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Trong đó thế mạnh của Công ty là nhập
khẩu máy móc và phụ tùng phục vụ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong
nước. Trong những năm qua Công ty đã gặt hái được nhiều thành công như: kim
ngạch nhập khẩu hàng năm luôn đạt vượt mức kế hoạch đề ra, thành công trong đa
dạng hóa mặt hàng nhập khẩu…thành công đó khẳng định tính đúng đắn của định
hướng chiến lược phát triển của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những hạn
chế sau: tình trạng hàng tồn kho, nợ đọng thanh toán chậm, hàng hóa bị cạnh tranh
gay gắt, thị trường truyền thống mất dần…
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH XD TM Bách Tín Phát, em đã
quan sát, tìm hiểu thêm những vấn đề của thực tiễn hoạt động kinh doanh nói chung
và kinh doanh nhập khẩu máy móc thiết bị nói riêng của Công ty trong cơ chế thị
trường. Với mong muốn được đóng góp những ý kiến, đưa ra những giải pháp giúp
Công ty hoàn thiện hơn nữa hoạt động kinh doanh nhập khẩu máy móc thiết bị, em
đã lựa chọn đề tài: “ Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của
công ty TNHH XDTM Bách Tín Phát”.


2
Chương 1: Giới thiệu công ty TNHH XD TM Bách Tín Phát
Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị công ty
TNHH XD TM Bách Tín Phát


Chương 3: Đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị
của công ty TNHH XDTM Bách Tín Phát
Do trình độ còn có hạn và thời gian nghiên cứu thực tế bị hạn chế nên bài
báo cáo khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong có được sự đóng góp của các
thầy cô giáo cùng bạn đọc để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.


3

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XD TM BÁCH TÍN PHÁT
1.1.Quá trình ra đời và phát triển công ty TNHH XD TM Bách Tín Phát
1.1.1. Căn cứ pháp lý hình thành doanh nghiệp
Công ty TNHH XD TM Bách Tín Phát
Địa chỉ Thôn Số 50 Nguyễn Hữu Cầu, P Ngọc Hải , Q. Đồ Sơn - TP Hải
Phòng
Fax: 0313. 826.095
-Tài khoản : 2600201001340 tại Ngân hàng NN và PTNT
-Mã số thuế : 0102625474
- Giám đốc : Ngô Xuân Bách.
Công ty TNHH XD TM Bách Tín Phát hoạt động theo luật doanh nghiệp từ ngày
08/11/2010 theo Giấy phép kinh doanh số 0600310437 do Sở kế hoạch và đầu tư
Thành Phố Hải Phòng ngày 16/3/2011.
Công ty TNHH XD TM Bách Tín Phát là đơn vị hạch toán độc lập và có tư cách
pháp nhận có con dấu riêng. Được hình thành theo quyết định số 27/1996/ QĐ- UB
ngày 29/3/1996 của UBND tỉnh Hải Phòng
1.1.2. Quá trình phát triển công ty
Kể từ ngày thành lập 08/11/2010., công ty đã không ngừng phát triển, dần
khẳng định được vị thế và thương hiệu của mình trên thị trường trong nước cũng
như thị trường ngoài nước, tính tới nay công ty đã xác lập được mối quan hệ buôn

bán với hơn 5 nước và khu vực trên thế giới. Bạn hàng trong nước của công ty bao
gồm rất những tập đoàn công nghiệp, tổng công ty và các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng công trình, các dịch vụ vận tải, bốc xếp hàng hóa…
Hiện nay, công ty không ngừng hoàn thiện và phát triển đội ngũ kỹ thuật viên
tay nghề cao để có thể làm chủ được những trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, làm chủ
được những sản phẩm của mình, đội ngũ nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp và
đội ngũ lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm giúp công ty ngày càng khẳng định được vị
trí của mình.


4
Công ty ra đời tính đến nay đã được 5 năm, trải qua nhiều nỗ lực hoạt động,
nâng cao trình độ quản lý và kỹ thuật công ty đã nhanh chóng tạo được những thành
công nhất định. Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp, cung cấp dịch
vụ và thương mại buôn bán hàng hóa nhưng mảng xây dựng là chủ yếu.
- Mua bán vật tư xuất nhập khẩu kim khí, sắt thép, phế liệu kim loại, vật liệu xây
dựng;
- Vận tải hàng hoá đường bộ, san lấp mặt bằng;
- Cho thuê máy móc, thiết bị công trình, vận tải hành khác du lịch, cho thuê ô tô, nấu
luyện kim loại;
- Chế biến và mua bán quặng sắt, chì, kẽm, đồng, thiếc, ăngtimon, titan, măng
+ Các công trình , vật tư hàng hoá đều đảm bảo an toàn tuyệt đối về chất
lượng, kỹ thuật, mỹ thuật cũng như thời gian hoàn thành.
+ Chấp hành nghiêm túc các công trình quy phạm kỹ thuật của chuyên
nghành.
+ Thực hiện đúng các quy chế trong đầu tư xây dựng cơ bản và các quy định
hiện hành của Pháp luật Nhà nước.
+ Luôn là đơn vị thi công thuờng xuyên dẫn đầu trong các đơn vị thi công các
công trình cho các chủ đầu tư về chất lượng và tiến độ công trình.



5
1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH XDTM Bách Tín Phát giai đoạn 2012- 2015
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động của Công ty TNHH XD TM Bách Tín Phát

TT

Kết quả kinh doanh hàng năm

Chỉ tiêu

So sánh

2012

2013

2014

2015

13/12

14/13

15/14

1

Vốn (triệu đ)


16,025

17,054

15,826

19,739

106.42

92.80

124.73

2

Lao động (người)

65

70

78

80

107.69

111.43


102.56

3

Doanh thu (triệu đ)

13,121

14,130

20,704

21,101

107.69

146.53

101.92

4

Lợi nhuận (triệu đ)

421

468

681


693

111.16

145.51

101.76

3

3.2

3.4

3.5

106.67

106.25

102.94

5

Thu nhập bình quân của người lao
động (triệu đ)

6


Nộp ngân sách nhà nước (triệu đ)

93

427

73

106

311.16

-45.51

201.76

7

Tỉ suất lợi nhuận

3.25

3.87

6.18

4.38

119.08


159.69

70.87

(Nguồn: Báo cáo Tài chính Công ty)


6

Nhận xét:
Nhìn vào bảng ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty ngày một phát triện,
cụ thể doanh thu thay đổi qua từng năm năm 2012 doanh thu 16,025 triệu ddoong
năm 2013 là 17,054 triệu đồng năm 2014 là 15,826 triệu đồng , năm 2015 là
19,739 triệu đồng; chênh lệch giữa năm 2013 so với năm 2012 là 106.42 %;
chênh lệch giữa năm 2014 so với năm 2013 là 92.80% ; chênh lệch giữa năm 2015
so với năm 2014 là 124.73%. Năm 2012 lợi nhuận sau thuế 421 triệu đồng năm
2013 là 468 triệu đồng năm 2014 là 681 triệu đồng , năm 2015 là 693 triệu đồng;
chênh lệch giữa năm 2013 so với năm 2012 là 111.16 %; chênh lệch giữa năm
2014 so với năm 2013 là 145.51% ; chênh lệch giữa năm 2015 so với năm 2014 là
101.76%
Qua bảng phân tích trên cho thấy trong 3 năm qua tại Công ty các khoản phải thu
biến động bất thường lúc tăng, lúc giảm. So sánh giữa năm 2014 với năm 2013 thì
các chỉ tiêu này tăng 36,26% ứng với mức 1.329.958.428đ. Trong đó chủ yếu là do
khoản phải thu khách hàng tăng 1.302.858.428đ (35,4%), khoản trả trước cho người
bán tăng 14.300.000đ (2.042,86%). Điều này chứng tỏ vốn Công ty đang bị bên
ngoài chiếm dụng rất nhiều với một khoản công nợ như vậy sẽ có nguy cơ dẫn đến
nợ khó đòi. Mà như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán của đơn
vị đành rằng trong kinh doanh khó tránh khỏi không bị chiếm dụng. Tuy nhiên việc
các khoản phải thu tăng cũng có một số nguyên nhân khách quan sau:
- Do việc cạnh tranh gay gắt trong mua bán hàng hóa trên thị trường nên

Công ty phải có chính sách mở rộng bán chậm thanh toán, chấp nhận thời gian
thanh toán dài hơn nhằm lôi kéo hơn nữa. Thể hiện trong năm 2014 nợ phải thu
khách hàng tăng 6.302.858.428đ, doanh thu bán hàng tăng 6.573.793.627đ
(20.703.692.110đ



14.129.898.483đ)



HTK

giảm

2.162.383.834đ

(8.008.318.373đ – 5.845.934.539đ).
Sang năm 2015, các khoản phải thu của Công ty đã giảm xuống một lượng
đáng kể, giảm 2.285.330.788đ (tương ứng tỷ lệ 45,72%) còn 2.712.845.107đ.


7

Nguyên nhân chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng giảm, còn khoản tiền đặt
trước cho người bán tăng với tốc độ đột biến lên tương ứng tỷ lệ 11.839,11% nhưng
mức tăng của nó vẫn thấp hơn so với mức giảm của số phải thu khách hàng, do vậy
khoản phải thu giảm.
Là một Công ty thương mại vì thế khách hàng của Công ty bao gồm các đơn
vị kinh doanh trong nước và nước ngoài, trong đó hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài

là chủ yếu. Đối với các khách hàng trong nước thì quy định thời hạn tín dụng là 30
ngày còn đối với khách hàng nước ngoài thời hạn tín dụng theo hợp đồng nhưng
cũng thường là không quá 1 tháng. Về phương thức thanh toán trực tiếp bằng tiền
mặt nhưng vì số lượng tiền mặt lớn nên chủ yếu là thanh toán bằng chuyển khoản
để nhanh chóng và đảm bảo an toàn. Đối với khách hàng nước ngoài thì thanh toán
bằng tín dụng chứng từ (LC).
Tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho
Công ty là một đơn vị kinh doanh thương mại, phương thức bán hàng chủ yếu
là xuất khẩu trực tiếp tùy theo nhu cầu, thị hiếu và sự lựa chọn của khách hàng. Do
vậy mà các sản phẩm tại Công ty rất đa dạng, phong phú luôn biến động bất thường,
điều này đòi hỏi việc dự trữ một lượng HTK là tất yếu. Đây là bộ phận rất quan
trọng, giá trị của khoản mục này rất lớn, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu tài
sản Công ty bởi các đơn đặt hàng của Công ty thường với số lượng rất lớn, đặc biệt
là tùy theo mùa vụ. Do đó việc xác định mức tồn kho sao cho đảm bảo hoạt động
kinh doanh được tiến hành liên tục, đồng thời việc dự trữ phải được cân nhắc mức
dự trữ bao nhiêu là hợp lý, vừa tránh được tình trạng ứ đọng hàng hóa, giảm chi phí
tồn kho vừa đảm bảo nguồn hàng đáp ứng cho nhu cầu thị trường.
1.3. Đánh giá hoạt động của công ty TNHH XDTM Bách Tín Phát
1.3.1. Mô tả cơ cấu tổ chức công ty
Là một doanh nghiệp trẻ nằm trên địa bàn thành phố Hải Phòng, công ty được
thành lập do Sở Kế Hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp giấy chứng nhận
đăng kí kinh doanh và dựa trên luật doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có quyền


8

dõn s theo lut dnh, t chu trỏch nhim v ton b hot ng kinh doanh ca
mỡnh trong s vn cụng ty qun lý, cú con du riờng, cú ti sn v cú qu tp trung
c m ti ngõn hng theo quy nh ca nh nc- S c cu t chc


Giám đốc

Phó GĐ
kỹ thuật

Phó GĐ
kinh doanh

Phòng
TC- HC

Phòng
tài vụ

Xưởng cơ khí

Phòng kế hoạch
vật tư

Các đội xây lắp

Hinh1.1: T chc b mỏy qun lý ca cụng ty TNHH XDTM Bỏch Tớn Phỏt
( Ngun phũng nhõn s cụng ty)

a) Giỏm c: L ngi i din theo phỏp lut ca cụng ty, thay mt cụng ty
ký kt cỏc hp ng kinh t, trc tip iu hnh cụng tỏc qun lý, ch o cụng tỏc
sn xut kinh doanh ca cụng ty. L ngi cú quyn quyt nh cao nht trong cụng
tỏc iu hnh ca cụng ty. Cú quyn b nhim, mim nhim, phõn cụng cụng tỏc
ca cỏn b, phõn b ngun nhõn lc trong tng cụng vic c th m bo cụng
vic c tin hnh vi hiu qu cao.



9

b) Phó phòng kỹ thuật: Là người giúp việc cho Giám đốc, có năng lực quản
lý, kỹ thuật chỉ đạo chỉ thị của giám đốc xuống ban chỉ huy công trường biết và
thực hiện.
c) Phòng kỹ thuật: Là nơi giúp việc cho Ban giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật,
chịu trách nhiệm chính thức trước ban giám đốc về chất lượng thi công công trình
và giải quyết vướng mắc trong vấn đề thi công.
d) Phòng vật tư: Cán bộ vật tư là người chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ
vật tư, thiết bị cho các đội sản xuất để chuẩn bị cho việc thi công công trình theo
từng giai đoạn. Phải đảm bảo yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại và tiến
độ...
e) Phòng tổ chức lao động thi công: có các chức năng chính:
- Điều động cán bộ công nhân viên phục vụ thi công công trình .
- Theo dõi, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong công ty
- Tổ chức cho cán bộ công nhân viên được học quy trình kỹ thuật, an toàn
kiểm tra sát hạch, cấp thẻ an toàn và nâng bậc cho công nhân viên...
f) Các đội thi công : Là lực lượng thi công trực tiếp, là những người trực
tiếp thực hiện các công việc xây lắp dưới sự chỉ huy của cán bộ kỹ thuật và chỉ huy
công trường.
g) Xưởng cơ khí: Là nơi chứa đựng các vật tư có liên quan đến lắp ráp các
sản phẩm từ sắt, thép, kim khí...là nơi có trách nhiệm chế tạo ra các sản phẩm đảm
bảo đúng tiến độ sản xuất phục vụ cho công trình chính.
h) Phó giám đốc kinh doanh: Là người giúp việc cho giám đốc, phụ trách
toàn bộ khâu kinh doanh, có chức năng tổ chức quản lý thực hiện các hoạt động
kinh doanh thưong mại, giới thiệu sản phẩm, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của
doanh công ty trên thị trường.
1.3.2. Chiến lược và kế hoạch

Tầm nhìn:


10

Trở thành một trong những công ty mạnh hàng đầu về thi công cầu và các
công trình và cả nước, hướng tới phát triển hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực,
trong đó lấy lĩnh vực thi công cầu và các công trình giao thông làm ngành chủ lực,
tạo thế phát triển bền vững.
Mục tiêu là đến năm 2020 trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu
về việc thi công các công trình có quy mô lớn không những ở trong khu vực Hải
phòng mà còn ở cả nước nhằm tăng sức cạnh tranh và uy tín trên thị trường trong
nước song song với việc phát triển những lĩnh vực đã là thế mạnh thì công ty đang
phấn đấu phát triển những nghành kinh doanh mới có tyiềm năng và ít được khai
thác trên thị trường khu vực cũng như cả nước.
Sứ mệnh:
Xây dựng những công trình quy mô lớn với công nghệ hiện đại, đạt tiến độ,
chất lượng và thẩm mỹ cao. Thực hiện chế độ đãi ngộ hợp lý về vật chất và tinh
thần đối với cán bộ công nhân viên, tạo ra giá trị mới cho các cổ đông, chia sẻ một
phần trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng.
Giá trị cốt lõi:


Chất lượng: cam kết xây dựng những công trình với chất lượng và thẩm

mỹ cao, đạt tiến độ và an toàn, không ngừng đầu tư thiết bị hiện đại, luôn đi đầu
trong việc áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào quản lý doanh nghiệp và thi
công công trình, xem chất lượng là một nhân tố phát triển để tăng tính cạnh tranh và
là một yếu tố của văn hóa doanh nghiệp.



Chuyên nghiệp: xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có phong cách

làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, giàu nhiệt huyết - giỏi chuyên môn.


Đoàn kết: xây dựng tinh thần đoàn kết, hợp tác lành mạnh, sẵn sàng chia

sẻ giữa các đồng nghiệp, giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa nhân viên và các đối tác.


Trách nhiệm xã hội: cam kết đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền

vững, nâng cao chất lượng đời sống của cán bộ công nhân viên, chia sẻ một phần
trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng trong tình đồng bào tương thân tương ái.


11



Phát triển bền vững: xây dựng những công trình với chất lượng và thẩm

mỹ cao, đạt tiến độ và an toàn... bằng sự đoàn kết, nổ lực sáng tạo không ngừng của
đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp, giàu nhiệt huyết và giỏi chuyên môn,
chia sẻ một phần trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng trong tình đồng bào tương
thân tương ái vì mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp và đất nước.


12


1.4: Cơ cấu nguồn lao động của công ty TNHH XDTM Bách Tín Phát giai
đoạn 2012- 2015.
Bảng 1.2: Cơ cấu nguồn lao động của công ty TNHH XD TM Bách Tín Phát
Đơn vị : Người

2013

2014

2015

Chỉ tiêu
Tổng

Nữ

Tổng

Nữ

Tổng

Nữ

Đại học

4

1


5

2

5

2

Cao đẳng

10

5

12

7

12

8

Trung cấp

8

6

7


5

7

4

Công nhân kỹ thuật

10

2

11

2

11

2

15

8

17

7

17


7

23

10

26

12

28

15

Cán bộ khác

Lao động phổ thông

Tổng

70

78

80

( Nguồn nhân sự công ty TNHH XD TM Bách Tín Phát)



Từ bảng số liệu thống kê cơ cấu nguồn lao động của công ty TNHH xây

dựng thương mại Bách Tín Phát ta thấy cơ cấu nguồn lao động thay đổi qua các
năm từ 2013 đến 2015 tuy nhiên sự thay đổi này không đáng kể. Năm 2013 tổng số
lao động là 70 người trong đó trình độ đại học là 4 người, cao đẳng là 10 người,


13

trung cấp là 8 người , công nhân kỹ thuật là 10người, laođộng phổ thông là 23
người và cán bộ khác là 15 người; tỷ lệ nữ đều chiiếm tỷ trọng ít. Năm 2014 tổng số
lao động tang lên là 8 người trong đó trong đó trình độ đại học là 1 người, cao đẳng
là 2 người, trung cấp giảm 1người, công nhân kỹ thuật tang 1 người, cán bộ khác là
2người còn lao động phổ thông là 3 người, tỷ lệ nữ chiếm phần lớn ở lao động phổ
thông. Năm 2015 cơ cấu lao động dịch chuyển không đáng kể, tăng có 2 người so
với năm 2013 lên 80 người. Các thành phần khác đều giữ nguyên riêng lao động
phổ thông là tăng thêm 2 người. Tỷ lệ số lao động nữ chiếm cũng gần một nửa
trong tổng số lao động. Trong những năm gần đây công ty không ngừng quan tâm
đến đội ngũ lao động với rất nhiều những chính sách ưu đãi nhằm không ngừng
nâng cao chất lượng nguồn lao động để đáp ứng càng ngày càng tốt hơn yêu cầu của
công việc, tăng sự cạnh tranh trên thị trường.


14

Bảng 1.3. Phân tích cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2013 - 2015
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2013


Năm 2014

Năm 2015

Chênh lệch
14/13

Số tiền

Tỷ
trọng

Số tiền

(%)

Tỷ
trọng

Số tiền

(%)

Tỷ
trọng

Số tiền

(%)


15/14
Tỷ
trọng

Số tiền

(%

Tỷ trọng
(%

-1

-2

-3

-4

-5

-6

-7

-8

-9


-10

-11

Tổng vốn kinh doanh

17,054,088,781

100.00

15,826,410,064

100.00

19,739,071,482

100.00

(1,227,678,717)

-7.20

3,912,661,418

24.72

-Vốn cố định

4,948,078,539


29.01

4,799,956,780

30.33

3,930,996,216

19.91

(148,121,759)

-2.99

(868,960,564)

-18.10

-Vốn lưu động

12,106,010,242

70.99

1,102,645,328

6.97

15,808,075,266


80.09

(11,003,364,914)

90.89

14,705,429,938

1333.65

Tổng nguồn vốn kinh
doanh

17,054,088,781

100.00

15,826,410,064

100.00

19,739,071,482

100.00

(1,227,678,717)

-7.20

3,912,661,418


24.72

-Vốn chủ sở hữu

4,745,661,931

27.83

5,014,762,233

31.69

5,098,575,943

25.83

269,100,302

5.67

83,813,710

1.67

-Nợ phải trả

12,308,426,850

72.17


10,800,647,831

68.24

14,640,495,539

74.17

(1,507,779,019)

12.25

3,839,847,708

35.55

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty


15
Nhìn vào bảng ta thấy vốn cố địnhnăm 2013 là 4,948,078,539 đồng chiếm
29.01 % tổng vốn kinh doanh

,năm 2014 là 4,799,956,780đồng chiếm 30.33 %

tổng vốn kinh doanh, năm 2015 là 3,930,996,216 đồng chiếm 16.91 %

tổng vốn


kinh doanh , chênh lệch năm 2014 so với năm 2013 là (148,121,759) đồng tương
đương với -2.99%, chênh lệch năm 2015 so với năm 2014 là

(868,960,564) đồng

tương đương với -18.10%. Vốn lưu động năm 2013 là 15,808,075,266 đồng chiếm
70.99% tổng vốn kinh doanh, năm 2014 là 1,102,645,328 đồng chiếm 6.97 tổng vốn
kinh doanh , năm 2015 là 15,808,075,266 đồng chiếm 80.09 % tổng vốn kinh doanh,
năm 2014 so với năm 2013 là giảm (11,003,364,914) tương đương với -90.89%, năm
2015 so với năm 2014 là 14,705,429,938 đồng tương đương với 1333.65%. Vốn chủ sở
hữu năm 2013 là
2014 là

4,745,661,931 đồng chiếm 27.83% tổng vốn kinh doanh , năm

5,014,762,233 chiếm

31.69 % tổng vốn kinh doanh , năm 2015 là

5,098,575,943 đồng chiếm 25.83 % tổng vốn kinh doanh , năm 2014 so với năm 2013
giảm(269,100,302) đồng tương đương với 5.67%, năm 2015 so với năm 2014 là tăng
(83,813,710) đồng tương đương với 1.67%. Nợ phải trả năm 2013 là 12,308,426,850
đồng chiếm 72.17 %, năm 2014 là10,800,647,831 đồng chiếm 68.24 %, năm 2015 là
14,640,495,539 đồng chiếm 74.17 %, chênh lệch giữa năm 2014 so với năm 2013 là
(1,507,779,019) đồng tương đương với -12.25%, năm 2015 so với năm 2014 là
3,839,847,708 đồng tương đương với 35.55%. Số liệu trên cho thấy nguồn vốn chủ sở
hữu của Công ty là nguồn vốn cơ bản và thường xuyên có tỷ trọng lớn hơn trong tổng
số nguồn vốn của Công ty. Tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm xuống
trong những năm gần đây.



16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CÔNG TY TNHH
XD TM BÁCH TÍN PHÁT
2.1. Cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty TNHH
XDTM Bách Tín Phát.
2.1.1. Nhập khẩu và vai trò của nhập khẩu
Khái niệm nhập khẩu.
Hoạt động nhập khẩu là việc mua hàng hoá, dịch vụ từ các tổ chức kinh tế hay các
doanh nghiệp nước ngoài theo các nguyên tắc thị trường quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu
trong nước hoặc tái xuất khẩu để tìm kiếm lợi nhuận.
Hoạt động nhập khẩu là một bộ phận rất quan trọng trong hoạt động thương mại
quốc tế, nó thể hiện sự phụ thuộc gắn bó lẫn nhau giữa nền kinh tế quốc gia với nền
kinh tế thế giới. Từ đó thấy được lợi thế so sánh về vốn, lao động, tài nguyên thiên
nhiên, khoa học công nghệ,... để có chính sách khai thác hợp lý và có lợi nhất.
Các đặc điểm cơ bản của nhập khẩu.
Nhập khẩu là một động kinh doanh quốc tế nên trong hoạt động mua bán có sự
lưu chuyển hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác. Vì vậy nhập khẩu thể hiện
mối quan hệ giửa các nền kinh tế của các quốc gia với nhau và mối quan hệ giữa nền
kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới. Nhất là trong tình hình thế giới hiên nay với
xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa nến kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ làm cho
mức độ ảnh hưởng và tác động lẫn nhau giữa các quốc gia và giữa các khu vực của thế
giới ngày một tăng
Hoạt động nhập khẩu có sự tham gia của ít nhất là hai doanh nghiệp có quốc tịch
khác nhau và hàng hóa nhập khẩu được nhập khẩu đuợc vận chuyển qua biên giới quốc
gia cho nên đối tượng của hoạt động nhập khẩu rất phong phú, đa dạng và phức tạp
hơn quan hệ mua bán hàng hóa trong nước ở chổ đồng tiền thanh toán là đồng ngoại tệ
mạnh và hàng hóa được chuyển qua biên giới quốc gia
Vai trò và chức năng của nhập khẩu.



17
*Nhập khẩu cùng với xuất khẩu góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, cải
thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Nhờ hoạt động này mà một quốc gia có thể tiêu
dùng vượt khả năng sản xuất của mình. Cũng nhờ có hoạt động nhập khẩu cơ cấu hàng
hoá lưu thông trên thị trường trở nên phong phú hơn cả về quy cách, chất lượng, chủng
loại, mẫu mã thoả mãn được nhu cầu trong nước ở mức độ cao đặc biệt đối với hàng
hóa trong nước chưa sản xuất được. Bên cạnh đó nó cũng tạo ra sự cạnh tranh mạnh
mẽ giữa hàng sản xuất trong nước và hàng ngoại nhập, thanh lọc các doanh nghiệp làm
ăn kém hiệu quả và khuyến khích các doanh nghiệp nội địa vươn lên. Nó xoá bỏ tình
trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng, chế độ tự cung tự cấp. Mặt khác,
hoạt động nhập khẩu còn góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động
thông qua việc nhập khẩu các phương tiện, công cụ lao động mới, tiên tiến và an toàn.
*Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá-Hiện đại hóa (CNH-HĐH).
Không phải tất cả các quốc gia đều có thể tự sản xuất để rồi tự trang bị cho mình, đặc
biệt là các nước đang phát triển, nhu cầu về cải thiện cơ sở hạ tầng rất lớn và việc
trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại tất yếu phải thông qua con đường nhập khẩu.
*Nhập khẩu bổ sung những mặt hàng còn thiếu hụt của nền kinh tế nội địa, giải
quyết tình trạng không cân bằng giữa cung và cầu hàng hoá. Vì một lý do nào đó tác
động đến cân bằng cung cầu và cung không đáp ứng đủ cầu trong nước. Mục tiêu hiệu
quả kinh tế làm cho các quốc gia tham gia vào phân công lao động quốc tế, tập trung
phát triển mặt hàng lợi thế. Hàng loạt các nhu cầu không thể đáp ứng bằng nguồn lực
sản xuất nội địa mà phát sinh nhu cầu nhập khẩu mang tính chu kỳ và khá ổn định.
Tham gia hoạt động nhập khẩu, sự mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa cung
và cầu được khắc phục nghĩa là góp phần làm cho quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn
ra thường xuyên và ổn định. Không chỉ nhập khẩu trực tiếp hàng hoá thiết yếu mà thị
trường nội địa còn khan hiếm mà cả máy móc, nguyên phụ liệu, công nghệ giúp cho
sản xuất trong nước phát triển, năng suất lao động cao hơn, hàng hoá sản xuất ra dồi
dào và ngoài ra còn có tác dụng giữ giá ổn định trên thị trường, hạn chế sự leo thang

của giá cả bằng cách tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh-chất lượng và giá cả được
quan tâm.


18
*Nhập khẩu tác động trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh vì nó cung cấp
nguyên phụ liệu để sản xuất hàng hoá trong nước, tỷ lệ nguyên phụ liệu này tuỳ thuộc
vào từng quốc gia với nhu cầu của họ, đem lại nhiều trình độ công nghệ khác nhau phù
hợp với từng vùng, địa phương với quy mô và khả năng sản xuất được nâng cao, năng
suất lao động tăng.
Ngoài ra nhập khẩu hàng tiêu dùng, sách báo khoa học, kỹ thuật, văn hoá góp
phần nâng cao dân trí.
Trong kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải xác định và phân tích
cẩn thận các điều kiện sau:
- Điều kiện về quy chế và pháp lý:
+ Quy chế về giá cả;
+ Quy chế về những hoạt động thương mại;
+ Hóa đơn Hải quan hoặc hóa đơn lãnh sự;
+ Kiểm soát hối đoái;
+ Chuyển tiền về nước;
+ Hạn ngạch;
+ Giấy phép xuất khẩu;
+ Giấy chứng nhận y tế, chứng nhận phẩm chất v.v... những điều ghi chú riêng
trên sản phẩm v.v...
- Điều kiện về tài chính
+ Thuế quan;
+ Chi phí vận chuyển;
+ Bảo hiểm vận chuyển;
+ Bảo hiểm tín dụng;
+ Chi phí có thể về thư tín dụng;

+ Cấp vốn cho xuất khẩu;
+ Thay đổi tỷ lệ hối đoái;


19
+ Giá thành xuất khẩu;
+ Hoa hồng cho các trung gian...
- Điều kiện về kỹ thuật
+ Vận chuyển: kích thước, trọng lượng các kiện hàng;
+ Lưu kho: vấn đề khí hậu và các vấn đề khác;
+ Tiêu chuẩn sản phẩm;
+ Khả năng sản xuất của doanh nghiệp.
- Điều kiện về con người, về tâm lý
+ Khả năng trình độ và đào tạo nhân viên;
+ Trình độ ngoại ngữ;
+ Những cách sử dụng và thói quen tiêu dùng;
+ Những điều cấm kỵ về xã hội và văn hóa;
+Vấn đề an ninh;
+Liên kết không tốt giữa các bộ phận trong nội bộ
Các hình thức nhập khẩu cơ bản.
Nhập khẩu trực tiếp.
Doanh nghiệp đứng ra nhập khẩu một cách độc lập. Nó đòi hỏi nhà nhập khẩu
phải nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, hiểu biết sâu sắc tình hình luật pháp, chính sách
của quốc gia mình và các thông lệ, luật pháp, tập quán quốc tế.
Do nhập khẩu độc lập nên yêu cầu doanh nghiệp phải nắm chắc nghiệp vụ và do
đó nếu có rủi ro, tổn thất xảy ra thì phải tự gánh chịu. Ngược lại, thu được lợi nhuận sẽ
được hưởng toàn bộ. Hoạt động nhập khẩu tư doanh có được sự tự chủ hơn so với các
hình thức nhập khẩu khác, doanh nghiệp phải tự bỏ vốn ra để kinh doanh do đó muốn
thu được lợi ích tối đa thì doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng từng bước từ khâu
nghiên cứu thị trường cho đến kí kết và thực hiện các điều khoản trong hợp đồng cũng

như tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu và thu tiền về,... Tính tự chủ hoàn toàn là đặc điểm
khác biệt nhất và hiện nay nó được sử dụng nhiều nhất.


20
Nhập khẩu ủy thác.
Hình thức này được hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại
tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một mặt hàng nào đó nhưng lại không có quyền nhập
khẩu trực tiếp, uỷ thác hàng hoá đó cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch
ngoại thương tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác
sẽ nhận được một khoản tiền gọi là lệ phí uỷ thác.
Bên nhận uỷ thác và bên uỷ thác sẽ kí kết hợp đồng mà theo đó bên nhận uỷ
thác sẽ tiến hành các bước hoặc một số bước đã thoả thuận của quá trình nhập khẩu
hàng hoá. Họ không phải bỏ vốn và phải chịu rủi ro bán hàng mà thay mặt cho bên uỷ
thác giao dịch với bạn hàng nước ngoài từ kí kết cho đến thực hiện các điều khoản hợp
đồng nhập khẩu. Trong thực tế, bên nhận uỷ thác là những công ty lớn, uy tín trên
thương trường, mạnh về tiềm lực tài chính và nắm vững nghiệp vụ ngoại thương.
Đối với doanh nghiệp uỷ thác, do thiếu những điều kiện cần thiết nhưng vẫn có
thể nhập khẩu được mặt hàng mình muốn mà không phải mất thời gian cho thủ tục
nhập khẩu cũng như tiến hành các bước nhập khẩu. Tuy nhiên họ phải mất một khoản
lệ phí lớn và mất đi lợi thế về chi phí trong hoạt động bán hàng về sau. Ngoài ra, do
không trực tiếp thực hiện nhập khẩu nên hàng hoá có thể không đúng về quy cách,
phẩm chất như trong hợp đồng.
Nhập khẩu liên doanh liên kết.
Đây là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết một cách tự nguyện
giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp)
nhằm phối hợp cùng nhau để tiến hành giao dịch và đưa ra các biện pháp liên quan đến
nhập khẩu để hai bên đều thu được lợi ích (cùng chịu rủi ro và cùng hưởng lợi).
Hoạt động này không tự chủ như nhập khẩu tư doanh nhưng ngược lại chịu ít rủi
ro hơn vì vốn, trách nhiệm, quyền hạn đều được phân bổ cho các bên. Trên thực tế bên

nào có nghiệp vụ, kinh nghiệm, bạn hàng giao dịch sẽ có quyền nhập khẩu trực tiếp
đồng thời đứng ra tiến hành góp vốn, bảo đảm các bước tiêu thụ, lắp ráp, gia công.


21
Trong thực tế Việt nam hiện nay, nhiều doanh nghiệp muốn tham gia nhập khẩu
trực tiếp để giám sát nhưng không đủ hoàn toàn mọi điều kiện đồng thời cũng tìm được
một đối tác có nhu cầu như mình, do đó, hình thức này vẫn được sử dụng.
Nhập khẩu tái xuất.
Là hoạt động nhập khẩu hàng hoá từ một nước rồi sau đó xuất sang nước thứ ba
mà không qua khâu chế biến ở nước tái xuất.
Giao dịch này bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một khoản
ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu, nó luôn luôn gồm ba nước: nước xuất khẩu, nước
tái xuất và nước nhập khẩu.
Hình thức này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm rõ được thị trường nước ngoài
về giá cả, mặt hàng cũng như biến động khác để có được sự chính xác, chặt chẽ trong
các hợp đồng mua bán quốc tế.
Hoạt động nhập khẩu khá đa dạng về hình thức, mỗi loại có những ưu, nhược
điểm riêng, doanh nghiệp nhập khẩu cần phải chọn những phương thức giao dịch phù
hợp với mình về khả năng tài chính, về nghiệp vụ ngoại thương, về mối quan hệ với
khách hàng sao cho lợi ích thu được là tối ưu.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH XDTM
Bách Tín Phát
Các yếu tố chủ quan.
• Năng lực của công ty
Năng lực của công ty là nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới khả năng nhập
khẩu của doanh nghiệp. Năng lực của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như: Vốn, cơ
sở vật chất kĩ thuật, con người.



Vốn: Nguồn vốn của doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong quá

trình hoạt động sản xất kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động nhập khẩu của
công ty nói riêng. Hoạt động nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào lượmg ngoại tệ của doanh
nghiêp, bởi vì đồng tiền thanh toán trong hoạt động nhập khẩu thường là ngoại tệ


22
mạnh. Cho nên nguồn vốn của doanh nghiệp phải đáp ứng được việc thanh toán bằng
ngoại tệ trong hoạt động nhập khẩu.


Con người: Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt

động nhập khẩu của doanh nghiệp nói riêng thì trình độ và năng lực của cán bộ nhân
viên đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp. Trong hoạt
động nhập khẩu thì trình độ và năng lực của các cán bộ xuất nhập khẩu của công ty
quyết định tới việc thành công hay không của hoạt động nhập khẩu. Nếu trình độ năng
lực của các cán bộ xuất nhập khẩu tốt thì các công việc phải thực hiên để tiến hành
nhập khẩu từ nghiên cứu thị trường cho đến thực hiên hợp đồng nhập khẩu sẽ được tiến
hành một cách thuận lợi và tốt nhất. Và ngược lại nếu trình độ và năng lực của cán bộ
xuất nhập khẩu của doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nhập
khẩu thì hiểu quả mà hoạt động nhập khẩu mang lại cho doanh nghiệp là rất thấp.
Các yếu tố khách quan.
• Hệ thống chính sách thương mại quốc tế của nhà nước
Tất cả mọi hoạt động xuất nhập khẩu đều chịu điều chỉnh của các chính sách
và các quy định pháp luật về xuất nhập khẩu của nhà nước. Hệ thống các chính sách
này có thể tác động một cách tích cực làm cho nền kinh tế phát triển và cũng có thể
kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế một quốc gia. Cũng tương tự như vậy hệ thống
chính sách pháp luật về xuất nhập khẩu của nhà nước cung có thể tạo điều kiện thuận

lợi cho các doanh nghiệp làm ăn nhưng cũng có thể gây cản trở cho các doanh nghiệp
nhập khẩu. Cho nên để hoạt động nhập khẩu được diễn ra một cách thuận lợi và phù
hợp với điều kiện trong nước thì đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách về xuất nhập
khẩu sao cho phù hợp.
Nhưng hiện nay ở nước ta thì hệ thống chính sách về chính sách xuất nhập khẩu
còn nhiều điểm chưa phù hợp. Đó là hệ thống pháp luật về xuất nhập khẩu còn chồng
chéo, mâu thuẫn nhau gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Cung cách làm
việc của các cán bộ hành chính còn quan liêu, cố thình gây nhũng nhiễu cho doanh
nghiệp. Đơn cử như có chính sách nhằm khuyến khích việc nhập khẩu các sản phẩm
công nghệ mới nhưng đi đôi với chính sách này lại có các chính sách về thuế và thủ


23
tục hải quan thiếu đồng bộ và thống nhất gây cản trở cho việc mua sắm công nghệ mới
của các doanh nghiệp.
• Các quy định về xuất nhập khẩu của nước người xuất khẩu
Một trong những đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh doanh quốc tế là các giao
dịch kinh doanh chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật khác nhau từ pháp luật nước
nhập khẩu, nước xuất khẩu cho đến các thông lệ buôn bán quốc tế. Môi trường chính
trị pháp luật ổn định sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra một
cách thuận lợi. Mỗi mặt hàng, mỗi khu vực địa lí có thông lệ buôn bán riêng tác động
không nhỏ tới hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp nhất là giai đoạn đàm phán và
thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
• Môi trường văn hóa của nước người xuất khẩu
Trong hoạt động kinh doanh quốc tế thì các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng rất
lớn đến tập quán kinh doanh của của các doanh nghiệp quốc gia đó. Đặc biệt là yếu tố
văn hóa có sự ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đàm phán và đi đến kí kết các hợp đồng
kinh doanh quốc tế trong đó có hợp đồng nhập khẩu. Ngày nay quá trình toàn cầu hóa
nền kinh tế yêu cầu các nhà kinh doanh quốc tế phải tiếp cận với những nền văn hóa xa
lạ so vói những gì đã quên thuộc trước đây. Việc am hiểu văn hóa của phía đối tác sẽ

giúp cho doanh nghiệp có cách ứng xử phù hợp trong hoạt động kinh doanh quốc tế
của mình.
2.1.3. Quy trình hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp
Nghiên cứu thị trường nhập khẩu
Đây là bước đầu tiên và chiếm một vai trò quan trọng trong việc xâm nhập thị
trường quốc tế. Thông qua việc nghiên cứu thị trường doanh nghiệp sẽ nắm được nhu
cầu thị hiếu và đối tượng tiêu của người dùng điều này có ý nghĩa rất lớn cho việc nhập
khẩu của doanh nghiệp.
Có thể nói thị trường máy móc thiết bị là một thị trường phong phú và đa dạng
bởi vì trên thị trường quốc tế có nhiều nhà sản xuất và cung cấp loại sản phẩm này, cho
nên Công ty cần phải xác định được sản phẩm của nhà cung cấp nào là phù hợp với
nhu cầu của thị trường trong nước và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp mình.


24
Đây là kiều kiện bắt buộc bởi vì hiện nay trên thị trường máy móc thiết bị các sản
phẩm của mỗi hãng sẽ có một đặc thù khác nhau về công nghệ và nhu cầu đối với sản
phẩm của các hãng với người tiêu dùng trong nước là khác nhau, nếu không có sự chon
lựa cẩn thận thì Công ty sẽ nhập khẩu phải sản phẩm mà nhu cầu sử dụng ở trong nước
là không lớn và không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ở thị trường trong nước.
Lập phương án kinh doanh
Phương án kinh doanh trong ngoai thương là một bản giải trình về một dự án
kinh doanh, các phương án thực hiện, các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của dự án.
Quy trình lập dự án kinh doanh: 5 Bước
• Bước 1: Đánh giá thị trường quốc tế và mặt hàng mà doanh nghiệp định nhập khẩu
• Bước 2: Lựa chọn thời cơ và điều kiện kinh doanh
• Bước 3: Đăt ra các mục tiêu kinh doanh cho doanh nghiệp
• Bước 4: Đề xuất các phương án tực hiện
• Bước 5 : Đánh giá hiệu quả dự án thông qua việc phân tích các chỉ tiêu cơ bản
Gọi chào hàng và lựa chọn đối tác nhập khẩu

Khi có đủ các thông tin về thị trường và các nhà cung cấp các doanh nghiệp sẽ
tiến hành phát thư hỏi hàng tới các nhà cung cấp tiềm năng. Trong thư hỏi hàng các
bày doanh nghiệp sẽ trình cho phía đối tác yêu cầu về giá cả và những thông tin có liên
quan đến hàng hóa mà doanh nghiệp sẽ nhập khẩu.
Sau khi nhận được thư chào hàng (thư báo giá) của các nhà xuất khẩu nước
ngoài các doanh nghiệp sẽ xem xét các thư chào hàng (thư báo giá) để lựa chọn nhà
cung cấp phù hợp nhất với doanh nghiệp. Tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại sản
phẩm mà các doanh nghiệp có có các tiêu chí lựa chon riêng, các tiêu chí thường được
các doanh nghiệp sử dụng đó là: giá cả, chất lượng, uy tín của nhà xuất khẩu….


25
Đàm phán và kí kết hợp đồng nhập khẩu
Đàm phán
Đàm phán là quá trình đối toại giữa người mua và người bán nhằm đi đến thống
nhất về những nội dung của hợp đồng ngoại thương, để sau quá trình đàm phán các bên
có thể đi đến kí kết hợp đồng.
Quá trình đàm phán bao ggồm 4 giai đoạn:
• Giai đoan1: Chuẩn bị
• Giai đoạn 2: Thảo luận
• Giai đoạn 3: Đề xuất
• Giai đoan 4: Thảo luận
Đàm phán bao gồm các hình thức như: Đàm phán qua thư tín, Đàm phán qua
điện thoại, Đàm phán trực tiếp.
• Đàm phán qua thư tín: tiết kiệm được nhiều chi phí, ý kiến đưa ra được cân
nhắc kĩ càng và đã thông qua tập thể, giao dịch cùng lúc đồng thời nhiều khách hàng.
Nhưng hình thức nay thường làm chậm trễ, khó biết được thái độ của phía đối tác. Đây
là hình thức hiện nay khá phổ biến trong quá trình giao dịch mua bán quốc tế của các
doanh nghiệp chi phí khi đàm phán qua hình thức này là không lớn.
• Đàm phán qua điện thoại: Đảm bảo tính khẩn trương, tiết kiệm nhưng thường

bị hạn chế do cước điện thoại cao và không thảo luận đuợc chi tiết vấn đề. Hình thức
này được sử dungj như là tiền đề cho việc tiến hành đàm phán trực tiếp sau này của
doanh nghiệp với phía đối tác.
Đàm phán trực tiếp: có ưu điểm là các bên thảo luận dược nhiều vấn đề một cách chi
tiết nhưng chi phí cho một cuộc đàm phán trực tiếp là khá tốn kém. Trước khi tiến hành
đàm phán bằng hình thức này hai bên có thể đã đàm phán sơ bộ với nhau qua thư tín
hay điên thoại rồi.
Kí kết hợp đồng nhập khẩu
Sau khi hoàn thành hoạt động đàm phán có nghĩ là hai bên đã đi đến thống nhất
các điều khoản mà hai bên sẽ tiến hành giao dịch thì hai bên sẽ tiến hành việc kí kết


×