LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế, mở rộng
quan hệ hợp tác với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, có rất nhiều
nhà đầu tư nước ngoài cũng như du khách quốc tế đang và sẽ lựa chọn Việt Nam
là điểm đến của họ. Trong khi đó, đã có nhiều bài nghiên cứu và bài báo từ năm
năm trở lại đây cho thấy có một thực tế đáng buồn là giới trẻ Việt Nam mặc dù
được học tiếng Anh như một môn học chính thức ở nhà trường nhưng hầu như
vẫn tỏ ra rất thiếu tự tin khi giao tiếp với người nước ngồi. Nhiều sinh viên tốt
nghiệp phổ thơng trung học mà khi gặp người nước ngồi vẫn khơng thể nói gì
hơn những câu đơn giản như chào hỏi, giới thiệu bản thân. Điều này khiến
chúng ta đặt ra một dấu hỏi về chất lượng đào tạo ngoại ngữ của hệ thống giáo
dục Việt Nam. Việc giao tiếp ngoại ngữ kém, đặc biệt là giao tiếp tiếng Anh ngơn ngữ chính thức được sử dụng trong các giao dịch thương mại và các văn
bản mang tính quốc tế, có ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự thành công và kĩ năng
cạnh tranh của các bạn khi làm việc trong môi trường hội nhập, chuyên nghiệp
và đa văn hóa sau này. Tuy nhiên cũng khơng thể phủ định rằng có những
trường phổ thơng và đại học ở Việt nam có chất lượng đào tạo Anh ngữ tốt hơn
nhiều so với mặt bằng chung vì các trường đại học do có đội ngũ giáo viên khá
hơn, sinh viên đầu vào cao hơn và có cơ sở vật chất khá hồn thiện. Như vậy
liệu ta có thể trông đợi vào một đội ngũ những sinh viên tốt nghiệp các trường
đại học như vậy sẽ là những người có kĩ năng giao tiếp tiếng Anh tốt, đủ tự tin
và năng lực để trở thành những người dẫn dắt vận mệnh của cả đất nước sau
này? Chính vì thế, e m đã chọn “Kĩ năng giao tiếp tiếng Anh với người
nước ngoài của sinh viên khoa ngoại ngữ trường Đại học Hải Phòng” làm
đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
1
2.Mục đích nghiên cứu
Em thực hiện bài nghiên cứu này nhằm mục tiêu chính là tìm hiểu thực
trạng về kĩ năng giao tiếp với người nước ngoài của các sinh viên nằm trong
đối tượng nghiên cứu, từ đó xây dựng một hệ thống bài tập thực hành để luyện
kỹ năng giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài cho sinh viên khoa ngoại ngữ
trường Đại học Hải Phòng (ĐHHP) và đề xuất một số giải pháp để nâng cao
kĩ năng đó.
3.Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập thực hành để luyện kỹ năng giải quyết tình
huống giao tiếp với người nước ngoài.
3.2 Khách thể nghiên cứu
80 sinh viên năm 3 thi đầu vào khối D, chuyên ngành tiếng Trung của
khoa ngoại ngữ trường Đại học Hải Phòng.
4. Giả thuyết khoa học
Nhìn chung sinh viên khoa ngoại ngữ trường Đại học Hải Phịng có khả
năng giao tiếp với người nước ngoài ở mức độ chưa cao, kỹ năng giao tiếp với
người nước ngoài vẫn chưa được phát triển là do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nếu kỹ năng giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài của sinh viên được quan
tâm phát triển, thì khơng những sẽ thúc đẩy khả năng học ngoại ngữ của sinh
viên mà còn mở rộng hơn cơ hội việc làm cho sinh viên khoa ngoại ngữ sau khi
ra trường.
6 .Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi trường Đại học Hải phòng,
bao gồm hai lớp cử nhân Trung K14 A, B.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Các khái niệm và cơ sở lý luận về kỹ năng giao tiếp tiếng Anh với
người nước ngoài.
5.2. Thực trạng về kỹ năng giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài của
2
sinh viên khoa ngoại ngữ trường Đại học Hải Phòng.
5.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh
với người nước ngồi, góp phần nâng cao chất lượng học tiếng Anh cho sinh
viên khoa ngoại ngữ Đại học Hải Phòng.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi trường Đại học Hải phòng,
bao gồm hai lớp cử nhân Trung K14 A, B.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
7.2. Phương pháp quan sát
7.3. Phương pháp điều tra
7.4. Lấy ý kiến chuyên gia
7.5. Phỏng vấn sâu
7.6. Nghiên cứu sản phẩm hoạt động
7.7. Phương pháp tốn
8. Đóng góp mới của đề tài
Hệ thống hóa tri thức và các kĩ năng giao tiếp tiếng Anh với người nước
ngoài của sinh viên khoa Ngoại Ngữ trường Đại học Hải Phòng, đánh giá chính
xác khách quan khoa học về kĩ năng giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài
của sinh viên, các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp tiếng Anh với
người nước ngoài của sinh viên khoa ngoại ngữ trường Đại học Hải Phòng và
bước đầu tìm ra được một số biện pháp khắc phục góp phần nâng cao hiệu quả
dạy và học tiếng Anh. Giúp sinh viên, giảng viên phát huy những mặt mạnh,
đồng thời hạn chế tối đa những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kĩ năng
giao tiếp tiếng Anh với người nước ngồi của sinh viên,góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo sinh viên khoa Ngoại Ngữ trường Đại học Hải Phòng.
3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
TIẾNG ANH VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CƠ SỞ LÝ
1.1. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu
Từ khi còn học tiểu học, học sinh Việt Nam đã được tiếp cận với tiếng
Anh như một bộ mơn chính và bắt buộc của nhà trường trong chương trình đào
tạo. Bắt đầu với những từ, những câu giao tiếp rất căn bản như “hello”,
“goodbye”, “how are you”, “what’s your name?”…, dần dần khi học nâng cao
lên phổ thơng, học sinh được tiếp xúc với những tình huống với cấu trúc ngữ
pháp phức tạp hơn và vốn từ vựng đòi hỏi phải tăng lên rất nhiều. Lên đại học,
đặc biệt đối với những sinh viên tiếp tục học mơn tiếng Anh như một mơn học
chính trên lớp thì tổng thời lượng tiếp xúc với tiếng Anh kể từ khi bắt đầu học ở
tiểu học là tương đối dài (khoảng từ trên 3 năm tới 10 năm). Thế nhưng, theo
thực trạng điều tra của các năm về trước cho thấy vẫn có rất nhiều sinh viên sau
khi tốt nghiệp đại học khơng thể nói nhiều hơn những câu chào hỏi căn bản khi
tiếp xúc với người nước ngoài. Thực trạng này có thể được giải thích bởi chất
lượng giáo dục chưa đồng bộ từ các cấp dưới đại học về bộ môn tiếng Anh,
khiến cho nhiều sinh viên khi vào đại học, đặc biệt là các trường đại học khối kỹ
thuật, có nền tảng ngoại ngữ cịn yếu và bị hổng kiến thức ngoại ngữ từ trước đó.
Vì thế khi họ tiếp tục được giảng dạy tiếng Anh ở đại học, phần lớn trong số họ
không thể theo kịp tốc độ và vì thế mà hiệu quả tiếp thu giờ học trên lớp rất thấp,
dẫn tới kiến thức ngày càng hổng nặng hơn. Hơn nữa, do thời lượng giảng dạy
mơn tiếng Anh ở Đại học là có hạn, ví dụ một số trường đại học chỉ đưa mơn
tiếng Anh vào chương trình giảng dạy trong 1 – 2 năm đầu tiên. Và đặc biệt đối
với các trường đại học ở xa trung tâm thành phố hay ở các khu vực kinh tế kém
phát triển, chất lượng giảng dạy và trang thiết bị phục vụ cho môn học này cịn
kém hoặc chưa được coi trọng đúng mức. Vì vậy mà không tạo ra được sức bật
hoặc gây hứng thú đối với môn học cho sinh viên nên sinh viên càng ít quan tâm
tới bộ mơn này.
4
Trên đây là thực trạng về kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên các
ngành đại học nói chung. Tuy nhiên đối với trường đại học có chuyên ngành về
ngoại ngữ như trường Đại học Hải Phòng, vốn là trường coi bộ môn tiếng Anh
như một bộ môn quan trọng không thể thiếu, được giảng dạy trong cả quá trình
đào tạo ở Đại học (4 – 5 năm), với đội ngũ giảng viên khá tốt đến rất tốt, và đặc
biệt là sinh viên thi đầu vào đã có một nền tảng tiếng Anh khá (đối với các sinh
viên thi đầu vào khối D), thì thực trạng trên đã thay đổi như thế nào? Đó chính
là câu hỏi mà e m hi vọng tìm thấy câu trả lời ở phần kết quả nghiên cứu trong
bài nghiên cứu này.
1.2. Cơ sở lý luận về kỹ năng giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài
của sinh viên
1.2.1. Khái niệm về kỹ năng giao tiếp của sinh viên
Trước hết, ta tìm hiểu khái niệm về “kỹ năng”. Theo từ điển tiếng Việt, từ “kỹ
năng” được hiểu là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh
vực nào đó vào thực tế. Ví dụ: “Anh A có kỹ năng chơi bóng bàn điêu luyện”.
Tiếp đó là khái niệm về “giao tiếp” . Cũng theo từ điển tiếng Việt, từ “giao
tiếp” có nghĩa là “trao đổi, tiếp xúc với nhau”. Trong phạm vi của bài nghiên cứu
khoa học, nghĩa của từ này có thể hiểu theo phương diện là trị chuyện, trao đổi bằng
ngơn ngữ nói và cử chỉ giữa người với người. Ví dụ như một người được cho là giao
tiếp tốt tức là anh ta có khả năng trị chuyện, trao đổi với nhiều đối tượng khác nhau,
phán đoán và nắm được ý tưởng của đối tượng mình tiếp xúc, khiến cho đối tượng đó
sẵn sàng hợp tác, trị chuyện lại và có thể là có tình cảm với anh ta.
Từ đó khái niệm về “kỹ năng giao tiếp” có thể được hiểu trong bối cảnh
nghiên cứu này như sau, đó chính là khả năng vận dụng những kinh nghiệm về
trao đổi thông tin, bày tỏ quan điểm của bản thân và của người khác sao cho người
khác hiểu rõ ý mình và ngược lại, từ đó đạt được mục đích của cá nhân mình.
5
1.2.2. Khái niệm giao tiếp bằng tiếng Anh với người nước ngoài của sinh viên
“Giao tiếp tiếng Anh” là một cụm từ mà chúng ta được nghe thấy tương đối
thường xuyên trong các cuộc trò chuyện với bạn bè, người thân… hoặc qua các
phương tiện thơng tin đại chúng. Ví dụ như “Chị C hiện đang công tác ở bộ Ngoại
Giao là người giao tiếp tiếng Anh rất tốt”. Vậy “giao tiếp tiếng Anh” được hiểu là
như thế nào? Liệu đó có phải là chị ấy có khả năng nói tiếng Anh như gió? Hay chị
ấy có điểm phẩy tiếng Anh cao nhất lớp khi còn học Đại học?
Các quan niệm trên về “giao tiếp tiếng Anh” đều chưa đầy đủ. Để hiểu rõ
khái niệm về cụm từ này, ta dựa vào khái niệm “giao tiếp” đã nêu lên ở phần 1.2.1,
theo đó, “giao tiếp tiếng Anh” hiểu một cách đầy đủ phải là tiếp xúc, trò chuyện,
bày tỏ quan điểm khiến đối phương hiểu rõ ý mình, nắm bắt tốt và chính xác ý
tưởng của đối phương; trao đổi thơng tin nhằm đạt được mục đích cuối cùng của
bản thân mình, và quan trọng là ngơn ngữ được dùng để đạt được các mục đích đó
phải là bằng tiếng Anh.
1.2.3. Một số phương pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh với
người nước ngồi của sinh viên
Nói, nói và nói:
Hãy tự tin và nói chuyện với càng nhiều người càng tốt! E ngại sẽ tạo nên
những sai lầm. Luyện tập càng nhiều, chúng ta sẽ càng tự tin hơn trong cách phát
âm và vốn từ vựng.
Sử dụng Google Translate
Khi chúng ta không chắc chắn nghĩa của một từ hoặc cách phát âm của một
từ, hãy hỏi google! Thật dễ dàng để sử dụng! Nhập từ cần tra vào Google
Translate và lắng nghe cách phát âm chính xác bằng cách nhấn vào nút âm thanh.
Nghe
Nghe bản tin và các bài hát bằng tiếng Anh để nghe cách phát âm của từ.
Chúng ta cũng có thể học từ và các công thức mới theo cách này. Càng nghe nhiều
chúng ta sẽ học được càng nhiều.
6
Đọc to
Hãy đọc thật to các bài viết trên báo hay tạp chí . Cách này sẽ giúp chúng ta
phát hiện được các lỗi trong phát âm của mình.
Học một từ mới hàng ngày
Chọn một từ mà chúng ta muốn luyện tập và sử dụng trong nhiều câu khác
nhau. Sử dụng các từ đó cho đến khi chúng ta đã hiểu và sử dụng nó thường
xuyên.
Xem phim
Xem các bộ phim bằng tiếng Anh. Chú ý tới các từ vựng mới và cách phát
âm chúng. Bắt chước các diễn viên và luyện tập một cách vui vẻ.
Kết bạn
Kết bạn với người nói tiếng Anh hoặc những người khác học tập nói tiếng
Anh. Có thể nói về những điều mà chúng ta đã được học và trao đổi ý kiến, thảo
luận với nhau.
Hoạt động thú vị bằng tiếng Anh
Một khóa học nấu ăn bằng tiếng Anh hoặc tham gia một câu lạc bộ sách!
Hãy làm bất kỳ điều gì mình thích và giao tiếp bằng tiếng Anh.
Tạo ra các cuộc tranh luận
Tranh luận về tất cả các chủ đề mà chúng ta quan tâm với bạn bè bằng tiếng
Anh. Hãy sử dụng tối đa các từ vựng tiếng Anh mà chúng ta biết để có thể ghi
điểm trong buổi tranh luận.
Sử dụng từ điển
Trong từ điển có hàng triệu từ để lựa chọn! Tra các nghĩa khác nhau và từ
đồng nghĩa của chúng xem chúng khác nhau thế nào trong các ngữ cảnh khác nhau
khi chúng ta sử dụng chúng.
1.2.4. Quy trình giao tiếp tiếng Anh tự tin, hiệu quả với người nước ngoài
của sinh viên
Tìm điểm chung với người đó.
7
Ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta không biết gì về người lạ kia,
chúng ta chỉ cần biết là họ đang ở cùng phòng với chúng ta, vậy điều gì đưa họ tới
đây, chúng ta có thể hỏi “So what brings you here?”, hoặc nếu chúng ta được giới
thiệu bởi một người thứ 3 (tên là A) quen biết cả 2 người, hãy hỏi bạn quen biết A
như thế nào? “How do you know A?”
Khen ngợi người đó.
Hãy khen ngợi hoặc khi được khen ngợi, nói lời cảm ơn, sau đó khen ngợi
lại người đối diện! Ai cũng thích nghe những điều tốt đẹp về bản thân. Khi luyện
nói tiếng Anh với người nước ngồi, chúng ta hãy luyện cách khen ngợi nhé.
Chiếc áo bạn mặc thật lộng lẫy “What a wonderful dress you are wearing!”.
Sau đó nếu người bạn kia khơng nói gì hơn ngồi cảm ơn, chúng ta có thể hỏi
thêm một số câu hỏi ngắn liên quan như bạn mua nó ở đâu vậy, nó làm từ chất liệu
gì ““Where did you buy it?”, “What’s it made out of?”. Những câu hỏi ngắn là rất
tốt vì nó hối thúc người đối diện kể về bản thân họ cho chúng ta.
Hỏi người đối diện một số thông tin cơ bản khi giao tiếp tiếng
anh với họ
Hầu như ai cũng có nghề nghiệp, sở thích. Vậy tại sao chúng ta không thử
hỏi họ về những thơng tin cơ bản đó nhỉ? “What do you do for a living?” “What’s
your favorite food in Vietnam?” “What do you often do at free time”… Một lần
nữa, hãy dùng câu hỏi, câu hỏi sẽ giúp chúng ta mở đầu cuộc nói chuyện một cách
dễ dàng hơn khi luyện nói tiếng Anh với người nước ngoài. Ngoài ra, sau khi trả
lời chúng ta, người đó sẽ hỏi lại chúng ta và chúng ta từ đó đến lượt chúng ta nói
về bản thân mình.
Đừng chỉ nói 1 câu “Hi, my name is…”.
Ví dụ chúng ta thêm chút thơng tin như “Hi, my name is…, I’m a friend
of… from university. We played together in our class football team”. Từ đó chúng
ta có thể hỏi thêm về người đối diện như tìm điểm chung ở cách số 1 hoặc người
bạn kia sẽ hỏi thêm về chúng ta nếu họ quan tâm. Có rất nhiều chủ đề chúng ta có
thể nói ngay cả với người lần đầu gặp mặt!
8
Đưa ra nhận xét của chúng ta về điều gì đó
Hãy nhận xét về những điều xung quanh chúng ta, về những người bạn chung
của cả hai… “This is a great house”, “What a lovely party this is.” “Look at these cute
kids”… Hy vọng các gợi ý trên sẽ giúp chúng ta luyện nói tiếng Anh với người nước
ngồi một cách trôi chảy. Hãy thực hành thật nhiều để có thêm sự tự tin!
1.2.5. Biện pháp rèn luyện cơ bản giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng
Anh với người nước ngoài cho sinh viên
Thu âm lại bài nói tiếng Anh của mình
Nghe những bản thu âm của người bản ngữ nói tiếng Anh (một đoạn audio
hoặc clip ngắn) và sau đó hãy tập ghi âm lại đúng theo những gì họ nói. So sánh sự
khác nhau giữa bản thu âm của bạn và bản thu âm gốc. Con người thường có xu
hướng bắt chước một cách tự nhiên nên chúng ta sẽ dần có cảm nhận trình độ nói
của mình ngày một tốt hơn. Chúng ta cũng có thể sử dụng phần mềm thu âm
Soundcloud để hỗ trợ, đây là một trong những công cụ thu âm giúp sinh viên hoặc
giáo viên dễ dàng phát hiện và ghi chú những lỗi sai cần chỉnh sửa.
Đọc to đặc biệt là những đoạn hội thoại
Đọc thật to không giống với việc nói một cách tự nhiên. Mặc dù vậy, việc
này cực kỳ hữu ích để rèn luyện âm vực và tơng giọng của mình. Tập luyện từ 5
đến 10 phút mỗi ngày và chúng ta sẽ bắt đầu nhận thấy những âm nào khó đọc
nhất. Sau đó hãy tìm những đoạn hội thoại tự nhiên có xuất hiện những âm như
vậy và luyện tập chúng cùng bạn bè. Ngồi ra, cũng có thể rèn luyện thêm những
mẫu câu thường sử dụng trong giao tiếp.
Hát to một bài hát tiếng Anh khi đang lái xe hoặc lúc tắm
Lời nhạc của những ca khúc pop nhẹ nhàng thường có rất nhiều mẫu câu
giao tiếp thông dụng nên chúng ta có thể học được cách dùng thơng qua việc nghe
đi nghe lại bài hát đó. Chúng ta thường cảm thấy dễ nhớ từ hơn khi nó xuất hiện
9
cùng với giai điệu, âm nhạc. Ví dụ đơn giản chúng ta cảm thấy dễ thuộc một bài
hát hơn hay thuộc một bài thơ hơn?
Xem những đoạn video clip ngắn, tạm dừng và lặp lại những gì bạn
nghe được
Youtube là nguồn tài nguyên khổng lồ cho những người học tiếng Anh và
chúng ta rất dễ tìm được những video clip theo đúng sở thích. Hãy xem những clip
ngắn bằng tiếng Anh và thực sự học hỏi qua đó. Với những clip dài hơn, chúng ta
sẽ nhanh cảm thấy mất tập trung. Chìa khố giúp thành cơng trong khi xem video
đó là phải nghe thực sự cẩn thận và sử dụng chức năng tạm dừng để tập trung vào
những âm hoặc từ nghe được. Các video trên Youtube hiện nay có cả lời chú thích
ở dưới sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học của chúng ta.
Học các câu trả lời ngắn và tự động
Trong giao tiếp tiếng Anh, có rất nhiều các câu trả lời ngắn và tự động (Ví dụ:
"Right, OK, no problem, alright, fine thanks, just a minute, you’re welcome, fine by
me, let’s do it!, yup, no way! you’re joking, right?, Do I have to? ...). Hãy tìm kiếm và
tổng hợp những câu trả lời ngắn tự động như vậy và bắt đầu sử dụng chúng.
Học cách tạm dừng trong lúc nói
Nói tiếng Anh nhanh sẽ khơng biến chúng ta trở thành một người nói tiếng
Anh hiệu quả. Biết lúc nào nên dừng lại một chút sẽ giúp người nghe có đủ thời
gian nghĩ đến những điều chúng ta nói, trả lời một cách phù hợp và dự đốn được
điều chúng ta sắp nói tiếp theo. Hãy tưởng tượng mình là một diễn viên trên màn
ảnh, dừng lại một chút khi nói sẽ khiến người xem cảm thấy thích thú hơn.
Tìm hiểu những lỗi phát âm phổ biến của người Việt Nam
Người Nhật khi học tiếng Anh thường thấy khó khăn để phân biệt và phát
âm 2 âm "r" và "l" . Người Tây Ban Nha không phân biệt được âm "b" và âm "v" .
Người Đức thường xuyên sử dụng nhầm âm "v" thay cho âm "w". Tìm hiểu những
lỗi phát âm phổ biến nào mà người Việt Nam hay mắc phải khi phát âm tiếng Anh
và chúng ta sẽ biết cần tập trung vào nội dung nào.
10
Tìm một ca sĩ, diễn giả mà bạn yêu thích và xác định điều gì giúp họ
giao tiếp tốt
Chúng ta muốn phát âm và nói giống như Barack Obama, Beyonce hay
Steve Jobs? Hãy chọn một nhân vật yêu thích, tìm kiếm các đoạn phỏng vấn, clip
ghi hình...họ phát biểu hay nói chuyện với người khác, sau đó tập bắt chước ngữ
điệu và cách nói của họ.
Sử dụng một tấm gương hoặc một tờ giấy để xác định hơi thở của
bạn khi nói
Âm gió là những âm được phát âm với một hơi thở được thốt ra, ví dụ âm
"P" trong từ "Pen", và loại âm khác khi phát âm thường khơng kèm hoặc rất ít hơi
được bật ra, ví dụ âm "b" trong từ "Ben"
Luyện tập những câu phát âm khó líu lưỡi
Những câu phát âm khó líu lưỡi được thiết kế nhằm tăng cường khả năng
phát âm của chúng ta đối với những âm đặc biệt. Ví dụ, hãy thử tập luyện liên tục
câu sau đây: "What a terrible tongue twister. What a terrible tongue twister. What
a terrible tongue twister".
11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
TIẾNG ANH VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CỦA SINH VIÊN
KHOA NGOẠI NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Chương 1 đã đưa ra các khái niệm cơ bản được sử dụng trong bài nghiên
cứu cùng với một vài phương pháp rèn luyện và nâng cao kỹ năng giao tiếp
tiếng Anh với người nước ngoài của sinh viên . Ở chương 2 này, em xin được
trình bày chi tiết về thực trạng về kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên khoa
ngoại ngữ ĐHHP cùng với các phương pháp đã dùng để nghiên cứu, lý do tại
sao tôi lựa chọn những phương pháp này; đồng thời công bố kết quả nghiên
cứu về thực trạng kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên khoa ngoại ngữ
trường ĐHHP với người nước ngoài.
2.1. Vài nét về khoa ngoại ngữ trường Đại học Hải Phòng
2.1.1. Vài nét về trường Đại học Hải Phòng
Là trường đại học đa ngành, được thành lập tại Hải Phòng năm 1968 với
tên cũ là Phân hiệu Trường Đại học Tại chức Hải Phòng. Năm 2000, Trường
Đại học Tại chức Hải Phòng sát nhập với một số cơ sở đào tạo chuyên nghiệp
khác của Hải Phòng thành Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng. Ngày 9 tháng
4 năm 2004, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 60/2004/QĐ-TTg, đổi tên
Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng thành Trường Đại học Hải Phòng.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật:
- Tổng diện tích 32 ha đã quy hoạch. Trong đó, diện tích đã quy hoạch tại
Quận Kiến An (171 Phan Đăng Lưu) 28 ha.
- Diện tích đã đưa vào sử dụng tại 4 cơ sở là15 ha tại các địa chỉ sau: 171
Phan Đăng Lưu (quận Kiến An); Số 2 Nguyễn Bình, Số 246B Đà Nẵng, Số 10
Trần Phú (quận Ngô Quyền).
- Có 04 cơng trình giảng đường, nhà học thí nghiệm, thư viện trung tâm
đã khánh thành và đưa vào sử dụng. Hiện nay, nhà trường đã tiến hành xây dựng
04 cơng trình: Trung tâm Giáo dục quốc phịng, nhà học Khoa Ngoại ngữ, nhà
12
học Khoa Kinh tế, nhà học Khoa Xã hội; triển khai dự án xây dựng cơ sở hạ
tầng tại 171 Phan Đăng Lưu - Kiến An; triển khai các đề án xây dựng Trung tâm
thể thao, Khu ký túc xá cao tầng.
- Số phòng học, giảng đường đủ đào tạo tập trung 6.000 sinh viên.
- Ký túc xá (Kể cả Ký túc xá Trung tâm Giáo dục quốc phòng) đủ chỗ ở
nội trú 1.100 sinh viên
- Các phịng thí nghiệm Vật lý, Sinh học, Hố học, phịng thực hành cơng
nghệ, phịng nghe nhìn, phịng học đa năng, phịng học tiếng, phòng tập đa chức
năng, Thư viện, các phòng máy vi tính đáp ứng đào tạo tập trung 6.000 sinh
viên/1năm.
2.1.2. Vài nét về khoa ngoại ngữ trường Đại học Hải Phòng
Khoa Ngoại ngữ - Đại học Hải Phòng là cơ sở giáo dục đại học có sứ
mệnh đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực về ngoại ngữ, đồng thời là trung tâm
nghiên cứu ngơn ngữ và văn hóa nước ngồi, giới thiệu ngơn ngữ và văn hóa
Việt Nam ra thế giới, nhằm kịp thời đáp ứng những đòi hỏi, nhu cầu ngày càng
cao, quan hệ hợp tác ngày càng đa dạng của xã hội trong xu thế hội nhập quốc tế
hiện nay, góp phần đắc lực cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục
của đất nước, đặc biệt là khu vực nông thôn, trung du, miền núi phía Bắc Việt
Nam. Khoa Ngoại ngữ có đội ngũ trẻ, giỏi, nhiều kinh nghiệm, tuổi đời trung
bình là 35, năng động nhiệt huyết và trách nhiệm. Phần lớn giảng viên đã có
trình độ thạc sĩ, đạt chuẩn về năng lực ngoại ngữ và chuyên môn, được đào tạo ở
các cơ sở uy tín trong nước, một số được đào tạo và bồi dưỡng ở các trường
danh tiếng.
Hiện nay Khoa có:1 tiến sĩ, 12 nghiên cứu sinh, 10 thạc sĩ, 20 cử nhân
đang học cao học thạc sĩ.
Chuyên gia và giảng viên nước ngoài: 02 giảng viên tiếng Anh, 01 giảng
viên tiếng Trung Quốc, 01 giảng viên tiếng Nhật.
13
Đến với khoa Ngoại Ngữ sinh viên sẽ được tiếp xúc với học giả nước
ngoài, tham gia câu lạc bộ tiếng Anh, Hoa, tham gia các cuộc thi văn nghệ, thể
thao… Nhà trường thường xuyên có các khóa học ngoại khóa về văn thể mĩ.
2.2. Thực trạng kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên khoa Ngoại
Ngữ trường Đại Học Hải Phịng với người nước ngồi
2.2.1. Nhận thức của sinh viên về kĩ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là khả năng vận dụng hiệu quả các tri thức và kinh
nghiệm về giao tiếp, các phương tiện ngôn ngữ và phi ngơn ngữ vào những hồn
cảnh khác nhau của q trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích giao tiếp
Như vậy giao tiếp khơng chỉ đơn thuần là nói chuyện với ai đó (hay với
nhiều người) thì sẽ mang lại kết quả như ta mong đợi. Giao tiếp còn bao hàm rất
nhiều vấn đề khác như: Nói như thế nào? Hiểu đối tượng giao tiếp với mình như
thế nào? Làm thế nào để hai bên có thể hiểu rõ về các thông tin cùng trao đổi?
Làm thế nào để lần giao tiếp đó đạt được kết quả như mong đợi…? Vì vậy, kỹ
năng giao tiếp liên quan tới nhiều hoạt động, từ kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nói,
kỹ năng kiềm chế cảm xúc đến kỹ năng viết,.. kết hợp với tư thế, cử chỉ, động
tác để diễn tả quan điểm và mục đích của vấn đề muốn đề cập.
Kỹ năng giao tiếp hình thành qua các con đường như những thói quen ứng
xử được xây dựng trong gia đình; do vốn sống, kinh nghiệm cá nhân qua tiếp
xúc với mọi người, trong các quan hệ xã hội; do rèn luyện trong môi trường qua
các lần thực hành giao tiếp
Giao tiếp luôn gắn với mỗi người chúng ta suốt cả cuộc đời và có ảnh
hưởng tích cực đến các mối quan hệ trong công việc, trong cuộc sống. Do đó, có
được kỹ năng giao tiếp tốt khơng chỉ cần thiết đối với sinh viên đang ngồi trên
ghế giảng đường mà còn giúp cho họ tự tin hơn khi bước vào công việc sau này.
2.2.2. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kĩ năng giao tiếp
bằng tiếng Anh
Hiện nay, các nơi tuyển dụng, website hay là các cộng đồng chun mơn
cơng việc, có hàng ngàn cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và chúng
14
ta có thể thấy những nơi đó có mức lương tính bằng USD, nhưng điều kiện tốt đó
ln đi kèm với tiếng Anh giao tiếp tốt. Có rất nhiều cơng ty quốc tế là ước mơ của
nhiều bạn trẻ như P&G, Pesico, Cola, Nestle với mức lương hấp dẫn lại chuyên
nghiệp. Điều quan trọng nhất là tập đoàn lớn này đều phỏng vấn bằng tiếng Anh.
Vậy nên nếu như chúng ta khơng có kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh thì có thể sẽ
bị loại ngay từ vịng phỏng vấn, đặc biệt là đối với đối tượng là các sinh viên mới
ra trường.
Đối với nhiều người có năng lực chuyên mơn cao và khả năng tiếng Anh
tốt thì sẽ có cơ hội các sếp lớn trọng dụng và tin tưởng giao nhiều việc hơn.
Chúng ta sẽ có cơ hội đi các hội thảo và các sự kiện lớn hoặc là gặp đối tác nước
ngồi, ở đó chúng ta sẽ có cơ hội học được rất nhiều điều. Từ đó chúng ta sẽ
thấy mình ngày càng tiến bộ và tỉ lệ mức thu nhập cũng như chức vụ sẽ tăng lên.
Hãy chuẩn bị cho mình khả năng giao tiếp tiếng Anh thật tốt ngay bây giờ nhé
nếu như bạn muốn phát triển bản thân cũng như thăng tiến trong công việc.Với
sự phát triển mạnh mẽ của giới công nghệ cùng với các cơng cụ tìm kiếm như
Google, Youtube để thu nhập nhiều thơng tin cho mà chúng ta muốn tìm hiểu
liên quan đến phát triển công việc như viết Mail, CV… và đương nhiên tất cả
các tài liệu ấy đều bằng tiếng Anh.
Do đó, để trở thành một nhân viên chuyên nghiệp thì điều đầu tiên sinh
viên chúng ta cần có là kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh phải thật vững chắc. Và nó
cũng là yếu tố quyết định sự thành cơng trong vấn đề tìm việc khi phỏng vấn
cũng như thời gian làm việc của chúng ta. Có kỹ năng tiếng Anh tốt chúng ta sẽ
luôn thấy tự tin trong mọi việc vừa công việc lẫn cả cuộc sống hằng ngày.
2.2.3. Những biện pháp sinh viên khoa ngoại ngữ trường ĐHHP đã áp
dụng để nâng cao kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh với người nước ngồi
• Luyện nghe
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học cơng nghệ thì các nguồn để
nghe tiếng Anh rất đa dạng và phổ biến như Ted, VOA và Spotlight… Bạn Trần
Phương – sinh viên năm 3 cho biết bạn rất yếu phần nghe, vậy để đạt điểm cao
15
trong kỳ thi Ielts thì bạn dành thời gian mỗi ngày để luyện nghe. Bạn kết hợp
vừa nghe vừa chép chính tả, ban đầu chưa quen thì bạn dừng lại và nghe từng
câu.
• Nói chuyện với người bản xứ
Theo các giảng viên, đây là phương pháp quan trọng nhất để cải thiện việc
giao tiếp. Sinh viên khoa ngoại ngữ nên tận dụng mọi cơ hội khi gặp gỡ, tiếp
xúc với người nước ngồi để nói chuyện với họ, có thể ở công viên, nhà hàng,
quán café… và bất cứ nơi nào khác.
Bạn Hà Trinh sinh viên năm 3 khoa ngoại ngữ trường Đại Học Hải Phịng
cho biết: "Cuối tuần, mình hay ra các cơng viên trong thành phố để nói chuyện
với người nước ngồi. Bây giờ mình cảm thấy tự tin hơn về khả năng giao tiếp
tiếng Anh". Không những vậy, thường xuyên tiếp xúc với họ, chúng ta sẽ học
hỏi được những mẫu câu thành ngữ phổ biến mà người nước ngồi dùng trong
giao tiếp.
• Đọc tin tức
Mỗi ngày, hãy dành ít thời gian để đọc một mẩu tin tiếng Anh nào đó trên
The New York Time, BBC hay CNN hoặc nhiều kênh khác. Thói quen này sẽ
giúp chúng ta tăng nhanh vốn từ vựng về nhiều lĩnh vực khác nhau, vừa nắm bắt
thông tin thế giới vừa học thêm từ vựng và cấu trúc tiếng Anh mới.
• Rèn luyện kỹ năng viết
"Nếu viết tốt thì chúng ta sẽ nói tốt hơn. Vì vậy, hãy cố gắng dành thời
gian viết mỗi ngày để cải thiện những kỹ năng nền tảng",một giảng viên ngơn
ngữ Anh nói. Sau khi trau dồi một lượng từ vựng kha khá, chúng ta có thể rèn
luyện kỹ năng viết từ thói quen viết nhật ký mỗi ngày. Có thể ban đầu câu cú
cịn lủng củng nhưng sau một thời gian tích lũy vốn từ và ngữ pháp thì khả năng
viết của chúng ta sẽ hồn thiện hơn nhiều.
16
2.2.4. Những khó khăn sinh viên khoa ngoại ngữ trường ĐHHP gặp
phải trong quá trình giao tiếp tiếng Anh với người nước ngồi và một số biện
pháp khắc phục
2.2.4.1. Khó khăn sinh viên gặp phải trong quá trình giao tiếp tiếng Anh
với người nước ngoài
Theo kết quả tổng hợp nghiên cứu bằng phương pháp điều tra và quan sát,
em thấy có 56 trên tổng số 80 sinh viên gặp khó khăn về từ vựng khi giao tiếp
với người nước ngoài, chiếm tới 68,7%. Trong khi đó 30 sinh viên (chiếm
37,3%) gặp vấn đề về kĩ năng nghe hiểu của mình, 21 sinh viên (chiếm 26,5%)
giao tiếp khó khăn do phát âm chưa chuẩn gây khó hiểu cho người nghe, và chỉ
có 5 sinh viên khơng cảm thấy khó khăn gì khi giao tiếp với người nước ngoài,
chiếm 7,2% - đây thực sự là một con số khá khiêm tốn so với những gì ta vẫn
nghĩ về các trường có đầu vào và chất lượng đào tạo tốt như khoa ngoại ngữ mà
em nghiên cứu.
Như vậy ta có thể thấy số sinh viên có kĩ năng nói tiếng Anh lưu lốt, đọc
và viết thơng thạo sau khi ra trường cịn khá hạn chế. Điều này cũng phù hợp với
những gì em quan sát được khi tạo tình huống giao tiếp với người nước ngoài
cho các bạn sinh viên k h o a n g o ạ i n g ữ trường Đại học Hải Phòng
17
Biểu đồ : Khó khăn sinh viên gặp phải khi giao tiếp với người nước ngồi.
Đơn vị: %
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
K
C
P
K
hh
h
ơáư
áả
0%
n
c
6
a
3
2
1 tn
7
8
7
6
.0 g
â
..2 b
ctăm
7
8 n
0
3
5
2.2.4.2. Một số biện pháp khắc phục những
ókhó khăn sinh viên khoa
0
% iự
0
% k
ệgc với người nước ngoài
ngoại ngữ gặp phải trong quá trình giao tiếp tiếng %
Anh
h
1 th
0 ó
• Học các cụm từ thay vì các từ đơn lẻ
ivnư
. k
ềnga
8
Đừng bao giờ học các từ đơn lẻ, khi chúng0 tahtìm thấy một từ mới, hãy
% v
ăechãy ơn lại cả cụm từ, thay
viết ra các cụm từ đi kèm với nó, khi chúng ta ơn lại,
năhh
vì chỉ một từ mới đó.
niu
àểẩ
Kỹ năng nói và ngữ pháp nói của chúng ta sẽ được
cải thiện gấp 4-5 lần vì
houn
khơng cần phải “nghĩ” nhiều khi nói nữa, mà chỉ “sử dụng”
ó ngay những gì đã nhớ.
ac
h
ư
a
t
18
ố
t
10%
B
t
ừ
• Ghi âm những gì chúng ta nói
Để có kết quả tốt nhất, chúng ta hãy ghi âm giọng chuẩn được phát đi trên
đài, ti vi hay những phương tiện truyền thông khác đồng thời ghi âm lại giọng
phát âm lại nội dung đó của chính chúng ta. Cách tốt nhất là khi nghe đài chúng
ta đặt đồng thời một cuốn cassette ghi âm, để ghi âm lại những gì được nói trên
đài và ghi âm cách chúng ta nhắc lại chúng. Sau đó, so sánh cách phát âm của
chúng ta với cách phát âm trên đài.
Đây là một quá trình dần dần. chúng ta cần nhiều thời gian để luyện
tập. Càng luyện tập theo cách này nhiều, chúng ta càng nhận biết nhanh những
âm tiết này khi nghe. Mặt khác, khi khả năng phát âm của chúng ta tiến bộ, khả
năng hiểu ngôn ngữ của chúng ta cũng sẽ đi lên. Bởi vì khi cố gắng phân biệt
các âm tiết giống nhau, chúng ta phải nghe thật kỹ những âm này và điều đó
giúp cho việc hiểu ngơn ngữ dễ dàng hơn.
• Sử dụng các bài học và tài liệu tiếng Anh thực tế
Sử dụng các tạp chí, bài báo, chương trình truyền hình, phim ảnh, các
chương trình phát thanh và sách bằng tiếng Anh, thay vì sử dụng các giáo trình
tiếng Anh.
Nên xem những gì người bản xứ xem, đọc những gì họ đọc, vì thế khơng
nên sử dụng giáo trình. Thay vào đó, nên xem phim, nghe kể chuyện, đọc báo, xem
các chương trình truyền hình. Đó mới là tiếng Anh được sử dụng trong thực tiễn.
• Lắng nghe và trả lời, thay vì lắng nghe và lặp lại
Sử dụng băng luyện nghe gồm các câu chuyện nhỏ có phần câu hỏi và trả
lời. Với mỗi câu chuyện, người kể sẽ kể một câu chuyện ngắn đơn giản. Anh ta
cũng đặt ra các câu hỏi khác nhau.
Mỗi khi nghe thấy một câu hỏi, bấm nút dừng và trả lời câu hỏi đó. Học
cách trả lời nhanh – không cần suy nghĩ.
19
• Tìm được người cùng nói tiếng Anh
Đúng như vậy, giao tiếp tiếng Anh với người thực thì tốt hơn nhiều tự học
và giao tiếp với tài liệu, công cụ. Chỉ 30 phút nói tiếng Anh với người khác cịn
có tác dụng hơn cả buổi tự học một mình.
Sinh viên nên tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, hoặc nếu gặp người
nước ngoài trên đường phố hay quán ăn, hãy chủ động bắt chuyện với họ, chắc
chắn sẽ có rất nhiều thứ để chúng ta học hỏi.
2.2.5. Một số điều cần chú ý khi sinh viên giao tiếp tiếng Anh với người
nước ngồi
Người nước ngồi họ khơng nhiều sự hoa mĩ như người Việt, một nghĩa
mà biến tấu thành nhiều từ, một từ biến tấu theo nhiều nghĩa đôi khi làm họ rắc
rối khi sử dụng tiếng Việt nhưng khi chúng ta sử dụng tiếng họ phải thật chuẩn
xác khơng có sự pha tạp vào hoặc thay đổi từ.
-Ở Việt Nam ăn cơm nghĩa là ăn sáng, trưa, tối nhưng với họ chia làm
nhiều cách riêng Breakfast, lunch, dinner. Chúng được xác định rõ ràng cho nên
khi giao tiếp câu từ đều phải rõ lúc, hôm nay ngày mai chứ không phải dùng là
“mai mốt tao trả” trong tiếng bản ngữ khơng sử dụng như vậy nhé.
-Khi nói đến thì sử dụng thì hiện tại và quá khứ cho dễ hiểu nhất. “Tôi đã
trải qua rồi, tôi đang làm gì, tơi vừa làm gì” Khơng q đào sâu cấu trúc sẽ gây
khó hiểu và khó nhớ cách sử dụng. Thực tế họ cũng khơng nói chuyện phức tạp
như cấu trúc chúng ta đã học thời phổ thông. Trong câu tiếng Việt nhiều khi khó
phân biệt quá khứ hiện tại của từ đôi khi phải thêm từ hỗ trợ (đã, rồi, sẽ,..)
nhưng tiếng Anh giao tiếp phải rõ ràng từ đó (know, knew, see saw,seen,…).
-Ngắn gọn nhưng vẫn lịch sự là cách mà người nước ngoài vẫn sử dụng,
là cách tôn trọng người đối diện. Thông thường họ kèm các từ “please, excuse
me” để nói đến sự nhờ vả, làm phiền nhã ý. Hay sử dụng “thanks, thank you” tỏ
lòng biết ơn dù trường hợp nào. Và luôn xin lỗi bất cứ lúc nào nếu đến trễ, làm
sai vì tỏ lịng thành của mình bằng lời nói hơn là im lặng mà cách một bộ phận
người Việt hay làm.
20
-Ngơn ngữ hình thể: người nước ngồi rất hay diễn tả ngơn ngữ hình thể
vì dù nói khơng hiểu hết từ ngữ nhưng nếu chúng ta hình vào cử chỉ hành động
của họ cũng có thể biết họ muốn nói gì. Đó là sự giao tiếp thoải mái của họ để
cho mọi người dễ dàng hiểu hơn.
-Đặc biệt với người nước ngồi khi hỏi thăm sức khỏe khơng nên hỏi tuổi.
Đó khơng phải là khơng nên là đại kị, vì đối với họ tuổi tác không quan trọng và
ngại khi nhắc đến, khi nói chuyện đừng hỏi nhé sẽ mất vui đấy. Ở nước ngồi có
một điều là họ chỉ thích ở tuổi 29, đối với họ đó là xn, dù đã bước qua tuổi đó
nhưng làm sinh nhật họ vẫn thắp 29 cây nến mà thôi.
2.2.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng giao tiếp tiếng Anh với
người nước ngoài của sinh viên khoa Ngoại Ngữ
Một trong những nguyên nhân khiến cho các sinh viên khá tiếng Anh trên
lớp nhưng giao tiếp với người nước ngoài chưa tốt đó là cơ hội cho họ giao tiếp
thực tế với người nước ngồi chưa nhiều. Chỉ có khoảng 34,9% đối tượng điều
tra thường xuyên được tiếp xúc với người nước ngồi, mà phần lớn đó là các cơ
hội do họ tự tạo ra (ví dụ như tìm tới các địa điểm có người nước ngồi tới du
lịch…) chứ rất ít trường hợp là do nhà trường hoặc các tổ chức khác tạo điều
kiện. Trong khi đó chiếm tới 41,0% là những bạn chỉ thỉnh thoảng giao tiếp
với người nước ngoài khi được tạo điều kiện bởi các câu lạc bộ, nhà trường
hoặc các tổ chức bên ngồi… Có tới 15,7% các bạn sinh viên hiếm khi tiếp xúc
với người nước ngoài (1-2 lần/năm) và 8,4% chưa bao giờ giao tiếp với người
nước ngoài.
Cơ hội được giao tiếp với người nước ngoài ảnh hưởng khá nhiều tới sự
tiến bộ Anh ngữ của sinh viên, đặc biệt là kĩ năng nghe hiểu, phát âm và nói
đúng ngữ điệu. Những kĩ năng này cũng được giảng dạy ở trên lớp nhưng có
khác biệt so với giao tiếp thực tế ở bên ngoài. Chính vì thế, giao tiếp với
người nước ngồi có thể giúp sinh viên nhận biết lỗi sai trong phát âm và ngữ
điệu nói, đồng thời giúp sinh viên có cơ hội thực hành những kiến thức đã
được học trên lớp và kiểm tra chúng; cũng như học hỏi thêm thông tục, khẩu
21
ngữ, văn phong nói của người nước ngồi, điều này ít được dạy trên lớp nhưng
lại đặc biệt cần thiết trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày.
Về phía sinh viên, khi được hỏi về vai trò của việc học tiếng Anh trên
trường đối với kĩ năng giao tiếp tiếng Anh như thế nào, chỉ có 3,6% cho rằng cứ
học tốt trên lớp là đủ để giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngồi. Trong
khi đó, 43,4% cho rằng học trên trường giúp một phần lớn, phần còn lại phải
thực hành thực tế, tức là vai trò của việc học trên trường không phải là tuyệt đối
nhưng vẫn chiếm vai trò quan trọng hơn cả. Điều đáng lưu ý là có tới 53% ý
kiến sinh viên cho rằng học trên trường chỉ là lý thuyết chay và chính thực hành
mới là yếu tố quan trọng giúp bạn giao tiếp tự tin với người nước ngoài. Điều
này cho thấy sinh viên đánh giá cao tầm quan trọng của việc thực hành thực tế
khi học ngoại ngữ và cũng có nhu cầu rất lớn về việc này.
22
Biểu đồ 2: So sánh vai trò việc học trên lớp và thực hành trong nâng cao kĩ
năng giao tiếp tiếng Anh
Đơn vị: %
53%
4%
43%
Để có thêm cơ sở tìm ra nguyên nhân của thực
H
H
H
ọ
ọ
ọ
c
c
c
tt
tr
rr
trạngêêên về
n
n
kĩ năng giao tiếp của
sinh viên với người nước ngoài, em đã điều tra về các phương
pháp mà sinh viên
l
l
lớ
ớ
ớ
p cho thấy phần lớn các
đã sử dụng để nâng cao kĩ năng ngoại ngữ của mình. Kết quả
p
p
l
bạn sinh viên đều sử dụng cách tham gia các câu lạc bộ
llà tiếng Anh, chiếm tới
à
à
62,7%. Ngay sau đó, có tới 51,8% chọn tự học tiếng Anh
là một trong những
đ
c
p
ủ
h
h
phương pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của mình.
Cuối cùng là 25,3%
í
ụ
n
các bạn chọn cách đến các địa điểm có nhiều khách du lịch,thnước ngồi.
,h
c
Như vậy ta có thể thấy mặc dù đề cao vai trị của thực
hành trong việc học
ự
ị
c
ngoại ngữ, vẫn rất đơng các bạn tiếp tục sử dụng cáchntự học, tự suy nghĩ, tự
h
l
à
quan sát. Các bạn cũng cố gắng tự tạo cơ hội thực hành giao
tiếp cho mình bằng
ạ
n
i
h
cách tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, đến các địa điểm
p đông khách du lịch...
h
l
ả
à
Tuy nhiên, khơng ai có thể biết chắc về hiệu quả của những
phương pháp này do
i
tc
ở các câu lạc bộ tiếng Anh hiện nay hiếm khi có người
nước ngồi tham gia,
h
h
ự
í
sinh viên chủ yếu giao tiếp với nhau nên ít có cơ hội luyện
giao tiếp với người
c
n
h
h
nước ngồi. Một số bạn chọn tham gia các tổ chức phi chính
phủ để nâng cao kĩ
à
năng giao tiếp tiếng Anh của mình- đây là một điều khánh mới mẻ nên tỷ lệ sinh
viên chọn phương án này chưa nhiều.
23
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
KHẢ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN
ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGỒI
Việc phân tích kết quả nghiên cứu cho biết thực trạng kĩ năng giao tiếp với
người nước ngoài của sinh viên. Dựa trên các kết quả tìm được cùng với những
kinh nghiệm của bản thân, em xin được mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để
nâng cao kĩ năng giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài đối với mỗi sinh
viên – đây cũng chính là nội dung chính của chương 3.
3.1. Học ở trên lớp
Kiến thức ở trường chính là hành trang cơ bản cho cơng việc của sinh
viên sau này, là gốc để sinh viên tiếp thu những kiến thức cao siêu hơn. Nếu gốc
không vững thì liệu sinh viên có thể làm gì? Vì vậy, để tiếp thu tốt nhất các kiến
thức thì khơng cịn cách nào khác là sinh viên phải chăm chú nghe giảng và ghi
chép
a. Chăm chú nghe giảng và ghi chép
Rõ ràng nhiều người có thể tự học tiếng Anh nhưng cũng khơng phải ngẫu
nhiên mà trường Đại học Hải Phịng lại dành 15 tiết học/ tuần để giảng dạy
tiếng Anh cho khối chuyên tiếng Anh Thương Mại, trường Đại họcHải Phịng.
Điều này đã nói nên tầm quan trọng của việc lên lớp nghe giảng môn Tiếng
Anh. Việc lên lớp sẽ giúp các bạn tiếp thu được những kiến thức mà các thầy cơ
đã tích lũy được trong nhiều năm. Ví dụ, thay vì tốn thời gian cho việc phải đi
tìm rất nhiều sách dạy “notetaking”, sinh viên chỉ cần đến lớp một, hai buổi để
biết bạn nên ghi lại như thế nào cho hiệu quả nhất, để không bị lọt thông tin và
hiều nhầm ý.
Hơn thế, bên cạnh kiến thức, sinh viên còn được dạy rất nhiều những kĩ
năng cần thiết cho công việc sau này như: kĩ năng điều hành một cuộc hội thảo
hay kĩ năng phỏng vấn xin việc hay viết một báo cáo chuyên nghiệp bằng Tiếng
Anh. Đây thực sự khơng cịn là một buổi học, mà đối với sinh viên, đây chính là
24
một buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giữa sinh viên và thầy cô giáo.
Việc học luôn luôn phải đi cùng vơi ghi chép cẩn thận thì mới mong đạt
được
hiệu quả cao nhất, bởi vì bộ óc của con người chỉ có sức chứa nhất định.
Vì vậy, việc ghi chép là cần thiết để sinh viên có thể nhớ lâu và có thể xem lại
mỗi khi quên.
b.Thảo luận nhóm
Nhưng nếu chỉ đi học đầy đủ mà không thực sự tham gia vào buổi học thì
sinh viên sẽ nhanh chóng qn kiến thức. Học ngoại ngữ nói chung và học tiếng
Anh nói riêng ln địi hỏi phải thực hành bốn kỹ năng nghe – nói - đọc - viết
thường xuyên. Do đó, sinh viên nên tận dụng các cơ hội để thực hành Tiếng Anh
trong các buổi thảo luận nhóm.
Trước hết, thảo luận nhóm sẽ giúp sinh viên có cơ hội hợp tác với những
bạn nói khá hơn hoặc kém hơn mình. Từ đó, sinh viên so sánh với bản thân để
học hỏi bạn khá hơn và tránh mắc lỗi giống như bạn kém hơn. Hơn nữa, có một
sự thật là thường thì chính bản thân sinh viên cũng khó có thể tự nhận thức được
lỗi của mình nếu khơng được người khác chỉ ra. Vì vậy, sinh viên có thể tiến bộ
nhanh nhờ thảo luận nhóm vì khi đó nhóm thảo luận có thể phát hiện ra lỗi sai
của các thành viên và giúp đỡ nhau cùng khắc phục. Cuối cùng, thảo luận nhóm
tạo điều kiện cho luyện tập sinh viên nói tiếng Anh thường xuyên. Điều này tốt
cho phản xạ ngôn ngữ, giúp sinh viên diễn đạt trôi chảy hơn về sau khi phát
biểu và phát triển quan điểm của mình bằng tiếng Anh.
Như vậy, các buổi tham luận Tiếng Anh sẽ giúp sinh viên biết được điểm
mạnh, yếu và vị trí của mình so với các sinh viên khác, từ đó có những điều
chỉnh phù hợp để tiến bộ.
c .Thuyết trình
Có một thực tế là cịn nhiều sinh viên Việt Nam chưa được tự tin khi phát
biểu ý kiến của mình, nhất là trước đám đơng. Điều này gây cản trở sinh viên
trong việc giao tiếp nói chung, đồng thời hạn chế khả năng phát triển của sinh
viên cũng như sự thăng tiến trong các công việc sau này. Vì vậy, một trong các
25