Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH văn HOÁ của THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.84 KB, 51 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TỔNG CÔNG TY CP ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ÐẲNG CÔNG NGHỆ VIETTRONICS

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
DU LỊCH VĂN HOÁ CỦA THÁI BÌNH

Người hướng dẫn
Đơn vị
Sinh viên
Lớp
Ngành

: Nguyễn Thị Huệ
: Khoa Quản trị kinh doanh
: Trần Thị Hương Linh
: 2VH9
: Văn hoá du lịch

Hải Phòng, tháng 06 năm 2014

1


LỜI CẢM ƠN

Khóa luận tốt ngiệp là một công trình khoa học của sinh viên khi tốt
nghiệp. Và để hoàn thành khóa luận, đòi hỏi rất lớn của bản thân mỗi sinh viên,
sự giúp đỡ của thầy cô hướng dẫn, và sự động viên rất lớn của gia đình và bạn
bè.


Trong quá trình làm bài khóa luận này, em nhận được sự hướng dẫn rất
tận tình của cô giáo hướng dẫn Nguyễn Thị Huệ. Cô luôn dành thời gian chỉ
bảo cho em những kiến thức cần thiết, cung cấp nhưng tài liệu tham khảo liên
quan đến đề tài tốt nghiệp. Sự tạo điều kiện nhiệt tình của các thầy cô giáo trong
trường, trong khoa.Và cán bộ thuộc sở văn hóa- thể thao- du lịch tỉnh Thái Bình,
thư viện tỉnh Thái Bình, các quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn toàn
tỉnh… để em có thể có được những tài liệu cần thiết sử dụng vào đề tài của
mình.
Chính vì vậy, em muốn dành trang viết đầu tiên của mình để gửi lời cảm
ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô và các cán bộ tỉnh.
Đồng thời em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình đã ở bên ủng hộ,
động viên em, cám ơn thầy cô đã dạy dỗ và những người bạn đã tạo điều kiện
giúp đỡ em để em hoàn thành khóa luận này.
Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, khóa
luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy

Em xin chân thành cảm ơn!

2


MỤC LỤC
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN....................................................................................1
DU LỊCH VĂN HOÁ CỦA THÁI BÌNH........................................................................................................1

PHỤ LỤC.................................................................................................................................49

3



LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong xu thế hội nhập và phát triển như ngày nay, du lịch dần trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút nhiều khách du lịch trong nước và nước
ngoài. Chính vì thế, lượng khách du lịch về với các di tích lịch sử văn hóa, các lễ
hội, các làng nghề truyền thống… của mỗi vùng quê, mỗi dân tộc khác nhau trên
thế giới ngày càng tăng. Đến với vùng đất này quý khách được thỏa mãn nhiều
nhu cầu hiêu biết của mình về những giá trị văn hóa đậm đà sắc thái của mỗi địa
phương của mỗi miền quê, mỗi quốc gia mà khách đặt chân đến
Đất nước và con người Việt Nam tự hào với hàng ngàn năm lịch sử dựng
nước và giữ nước. Dải đất hình chữ S này với 3 miền Bắc- Trung- Nam, mỗi
vùng miền có một vẻ, mỗi vùng mang màu sắc văn hóa và phong tục riêng của
mình… Điều này là một lợi thế không hề nhỏ trong xu thế phát triển du lịch văn
hóa trên thế giới hiện nay.
Hiện nay, loại hình du lịch văn hóa là thế mạnh của tỉnh. Theo thống kê,
Thái Bình có hơn 2000 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có gần 100 di tích
được xếp hạng Di tích lịch sử và Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, gần
400 di tích cấp tỉnh. Các di 2tích lịch sử - văn hóa được phân bố ở khắp các
huyện, thị trong tỉnh là cơ sở để tạo nên nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc hấp dẫn
du khách. Tuy nhiên, thực tế phát triển cho thấy sản phẩm du lịch ở đây còn
nghèo, đơn điệu, chưa tương xứng với tiềm năng, chưa mang tính đặc trưng của
địa phương, chưa tạo được tính cạnh tranh trên thị trường, vì thế chưa thỏa mãn
nhu cầu tìm hiểu của du khách. Nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được nghiên cứu
thấu đáo, chưa được đầu tư phát triển dẫn tới việc chưa thể thu hút khách du lịch
trong và ngoài nước đến Thái Bình. Căn cứ vào thực trạng và tính cấp bách của
vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm phát triển du lịch hóa
của Thái Bình” nhằm tìm ra những định hướng và giải pháp góp phần nâng cao
hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh trong thời gian tới, đưa du
lịch văn hóa thành loại hình chủ đạo đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội
cho Thái Bình.


4


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn khi thực hiện là góp phần phát triển du lịch văn
hóa tỉnh Thái Bình cũng như góp phần bảo tồn di sản văn hóa trong kinh doanh
du lịch của tỉnh. Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ tiến hành giải quyết các
nhiệm vụchính là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch văn hóa như: tài nguyên du lịch
nhân văn, điểm đến du lịch văn hóa, thị trường, nguồn khách… để từ đó xây
dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch, tổ chức thực hiện và quản lý
chúng nhằm mục đích phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa của
tỉnh Thái Bình.
- Nêu ra những đề xuất góp phần phát triển du lịch văn hóa và bảo tồn di
sản
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là:
+ Các di sản văn hóa, tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa
bàn tỉnh Thái Bình (di tích lịch sử, công trình kiến trúc nghệ thuật, di tích cách
mạng, lễ hội dân gian…)
+ Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thái Bình trong vai trò là cơ quan
chủ quản để thực hiện, quản lý các hoạt động du lịch văn hóa, xúc tiến, quảng bá
và phát triển loại hình du lịch văn hóa ở tỉnh.
+ Các điều kiện thuận lợi và khó khăn trong mục đích đưa di sản văn hóa
thành một trong những nguồn tài nguyên du lịch ở Thái Bình, phát triển du lịch
văn hóa trở thành một loại hình du lịch chủ đạo của tỉnh.
+ Các kinh nghiệm trong việc bảo tồn, phục hồi, khai thác tài nguyên văn
hóa vào mục đích kinh doanh du lịch.

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực tế hoạt động khai thác sản
phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn các huyện, thành phố của tỉnh Thái Bình.
+ Phạm vi về thời gian: số liệu, tài liệu sẽ thu thập từ thời điểm năm 2000
đến nay,các định hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh và các giải
pháp được đưa ra cho thời gian tới.

5


4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sau để thực hiện nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
- Phương pháp thông kê, phân loại, so sánh
- Phương pháp khảo sát thực địa
5. Bố cục luận văn
Luận văn gồm trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục, luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch văn hóa và nghiên cứu du lịch văn hóa
tỉnh Thái Bình.
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du
lịch văn hóa tỉnh Thái Bình.

6


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ CỦA THÁI BÌNH
1.1. Những khái niệm chung về du lịch

1.1.1. Khái niệm về du lịch
Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới du lịch đã trở thành nhu cầu không
thể thiếu được trong đời sống văn hoá và hoạt động du lịch đang đựơc phân tích
một cách mạnh mẽ trở thành nghành kinh tế quan trọng trên toàn thế giới. Cho
đến nay có rất nhiều dịnh nghĩa về du lịch, nhưng nhìn chung tất cả mọi khái
niệm đều đi đến thống nhất rằng: tất cả các hoạt động của con người ngoài nơi ở
thường xuyên nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí hoặc chữa bệnh và ngoài mục
đích đi xâm lược , tìm kiếm việc làm và cư trú chính đều được coi là du lịch
Theo quan điểm của I.I.Priôjnik (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động
của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên
ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi chữa bệnh, phát triển thể chất và
tinh thần nâng cao trình độ nhận thức, văn hoá, thể thao, kèm theo việc tiêu thụ
những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá.”
Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du
lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du
lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài
nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ
đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn
thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần
riêng biệt.
Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là
một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú
với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công
trình văn hoá, nghệ thuật.
Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh
doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên
nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình
yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về


7


mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doah mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi
là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp
phần thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay
cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch
là một ngành kinh tế. Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu
quả kinh tế. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi
nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một
hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng,
giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết, … Chính vì vậy, toàn xã hội phải có
trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục,
thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác.
Theo Pháp lệnh du lịch (do chủ tịch nước CHXNCN Việt Nam công bố
ngày 20/02/1999): Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định.
1.1.2. Khái niệm về văn hóa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một
cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học
Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định
nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới. Văn hóa
được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học
(theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu),
dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học…và trong mỗi lĩnh vực
nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Các định nghĩa về văn
hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định

nghĩa về văn hóa cũng có nhiều. Một trong những cách đó phân loại các định
nghĩa về văn hóa thành những dạng chủ yếu sau đây: Các định nghĩa miêu tả:
định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa bao hàm, chẳng hạn nhà nhân loại
học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 – 1917) đã định nghĩa văn hóa như
sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng
thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục,
và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư
cách là một thành viên của xã hội. Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá
trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn

8


hóa. Một trong những định nghĩa đó là của Edward Sapir (1884 – 1939), nhà
nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ: văn hóa chính là bản thân con người,
cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ
thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo
truyền thống. Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá
trị, chẳng hạn William Isaac Thomas (1863 – 1947), nhà xã hội học người Mỹ
coi văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết
chế, tập tục, phản ứng cư xử…). Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào quá
trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng
xử của con người. Một trong những cách định nghĩa như vậy của William
Graham Sumner (1840 – 1910), viện sỹ Mỹ, giáo sư Đại học Yale và Albert
Galloway Keller, học trò và cộng sự của ông là: Tổng thể những thích nghi của
con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh…
Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật
như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa. Các định nghĩa cấu trúc: chú
trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa, ví dụ Ralph Linton (1893 – 1953),
nhà nhân loại học người Mỹ định nghĩa:

a. Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các
thành viên xã hội.
b. Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các
thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa. Các định nghĩa
nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc của nó, ví dụ định nghĩa của
Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 – 1968), nhà xã hội học người Mỹ gốc
Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học Harvard: Với nghĩa rộng nhất,
văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý
thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến
lối ứng xử của nhau. Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như
sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về
tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong
xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức
chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Định nghĩa của Hồ Chí
Minh về văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phát luật, khoa học,
tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc,
ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hoá.”
9


1.1.3 Khái niệm về du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với
sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống. Người ta gọi là du lịch văn hoá khi hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu
trong môi trường nhân văn hoặc hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài
nguyên du lịch nhân văn. Du lịch văn hoá là phương thức khám phá nền văn hoá
một nước và ở đó du khách thưởng ngoạn di tích lịch sử, tham dự lễ hội, thưởng
ngoạn các hình thức nghệ thuật biểu diễn, khám phá các lối sống nếp sống văn

hoá dân tộc độc đáo. Một cách hiểu khác nữa: du lịch văn hoá là loại hình du
lịch mà ở đó con người được hưởng thụ những sản phẩm văn hoá của một quốc
gia, của một vùng hoặc một dân tộc
+ Nội dung của du lịch văn hóa
Du lịch văn hoá chỉ thực sự có nội dung văn hoá khi gắn liền hoạt động
của nó với kiến thức lịch sử xã hội liên quan tới tuyến - điểm du lịch văn hoá.
Văn hoá mà nó gắn liền với hoạt động du lịch được dùng để khai thác phục vụ
cho du lịch được gọi là tài nguyên du lịch nhân văn (hay tài nguyên du lịch văn
hoá) bao gồm các di tích lịch sử, những di chỉ khảo cổ, các lễ hội truyền thống,
trò chơi dân gian, các loại hình văn hoá nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh,
các công trình kiến trúc đương đại,phong tục tập quán, nghệ thuật ẩm thực,
những sự kiện lịch sử… Nó là những bằng chứng trung thành, xác thực cụ thể
nhất về đặc điểm văn hoá của mỗi quốc gia. Nó chứa đựng tất cả những gì thuộc
về truyền thống tốt đẹp, tinh hoa, trí tuệ, tài năng và sự sáng tạo. Nói như vậy
không có nghĩa là tất cả những sản phẩm văn hoá đều đều là sản phẩm du lịch
văn hoá mà phải có sự lựa chọn, có điều kiện khai thác để trở thành sản phẩm du
lịch. Cuối cùng mục đích của du lịch văn hoá là nâng cao hiểu biết, là phương
tiện truyền tải những giá trị văn hoá của một cộng đồng giúp họ hiểu, giữ gìn
vốn văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Đồng thời du lịch văn hoá còn tạo
ra lợi ích kinh tế cho cộng đồng cư dân địa phương.
1.2 Các sản phẩm du lịch văn hóa
Sản phẩm văn hóa được sinh ra trước sản phẩm du lịch. Ở đâu có con
người, ở đó có văn hóa, có sản phẩm văn hóa. “Sản phẩm du lịch là toàn bộ
những dịch vụ tạo ra các hàng hóa văn hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và
tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối
tượng du khách khác nhau; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo
thông lệ quốc tế; đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa đặc trưng bản địa,

10



đáp ứng và làm thỏa mãn các mục tiêu kinh tế - xã hội đối với các cá nhân, tổ
chức và địa phương nơi đang diễn ra các hoạt động kinh doanh du lịch”. Sản
phẩm du lịch trước hết là sản phẩm văn hóa và chúng có mối quan hệ mật thiết
với nhau.
1.3 Mối liên hệ giữa văn hóa và du lịch
1.3.1 Ảnh hưởng của văn hóa đến du lịch
Giữa văn hoá và du lịch luôn có mối quan hệ biện chứng và trực tiếp. Mối
quan hệ này càng thể hiện rõ hơn trong sự liên hệ giữa việc bảo tồn và phát huy
giá trị văn hoá. Xét dưới góc độ thị trường thì văn hoá vừa là yếu tố cung vừa
góp phần hình thành nên yếu tố cầu. Văn hóa tạo thành nền móng cho hoạt động
du lịch phát triển bền vững. Trong ba yếu tố chủ yếu tác động giữ vai trò quyết
định sự tồn tại của hoạt động du lịch là: điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái
– xã hội, truyền thống lịch sử văn hóa, thì đã có tới hai yếu tố liên quan trực tiếp
đến lĩnh vực văn hóa. Du lịch và văn hóa là hai mặt của một cuộc hành trình
không thể thiếu được đối với mỗi khách du lịch. Nền văn hóa càng phong phú
càng có điều kiện thu hút du khách đến tham quan du lịch. Có thể nói, một công
trình văn hóa, một món ăn tinh ngon, một lời nói ngọt ngào và lời chào hỏi…
đều thể hiện nếp sống văn hóa của mỗi một dân tộc, mà đời sống văn hóa bao
giờ cũng có xu hướng kế thừa gạn đục khơi trong.
Một ngành kinh tế lớn, ngành du lịch, có liên quan trực tiếp tới văn hóa.
Những di sản văn hóa trên lãnh thổ một quốc gia là một chủ bài lớn để thu hút
du khách nước ngoài, và từ đó nảy nở những mối giao thương khác. Mặt khác,
khi bạn bè hay đối tác nước ngoài tới tìm hiểu đất nước ta, tìm hiểu con người,
xã hội và các cơ hội làm ăn với Việt Nam, dĩ nhiên điều tối thiểu là họ phải
được tiếp đón với những chuẩn mực văn minh hiện đại. Nhưng như thế chưa đủ.
Những ứng xử, những sản phẩm có tính văn hóa cao ngoài việc thu hút và giữ
chân du khách, tranh thủ cảm tình của họ, còn góp phần quảng bá hình ảnh Việt
Nam tới những nhà đầu tư tiềm năng dù đôi khi miếng bánh lợi nhuận chưa đủ
hấp dẫn…

1.3.2 Ảnh hưởng của du lịch tới văn hóa
+ Về mặt tích cực:
Du lịch phát triển trước hết là thỏa mãn nhu cầu của mỗi con người nảy
sinh trong đời sống KT-XH, thỏa mãn đời sống văn hóa của con người. Như
vậy, du lịch là nhu cầu văn hóa của con người và nhu cầu đó không thể vượt ra
ngoài đời sống văn hóa của dân tộc. Du lịch tạo ra một sự trải nghiệm cho chính

11


du khách, giúp họ nhìn nhận lại những giá trị quý báu của dân tộc mà biết bao
thế hệ, ngay cả chính họ đã phải đánh đổi bằng xương máu của mình để tạo
dựng nên. Đối với thế hệ trẻ thì du lịch là dịp để họ hiểu hơn về công lao của
cha ông mình, đồng thời cũng hiểu những giá trị nhân văn, giá trị truyền thống
và thiên nhiên mà họ đang được thừa hưởng. Du lịch ngày nay đã trở thành một
hoạt động không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt xã hội, làm cho đời sống xã
hội ngày một phong phú hơn, lý thú và bổ ích hơn. Về phương diện kinh tế, du
lịch đã trở thành một ngành mũi nhọn, chiếm một tỷ trọng lớn trong thu nhập
kinh tế quốc dân. Không những vậy, do đặc tính hoạt động, du lịch còn góp phần
không nhỏ trong phát triển kinh tế vùng chậm phát triển, đồng thời giúp xoá đói,
giảm nghèo ở những vùng sâu vùng xa. Nhưng quan trọng hơn, du lịch có vai
trò to lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Du
lịch cũng tác động trở lại văn hóa thông qua việc xây dựng và cải tạo môi trường
văn hóa, xã hội, làm cho môi trường này khởi sắc, tươi mới làm cho các hoạt
động văn hóa năng động và linh hoạt hơn trong cơ chế thị trường. Hoạt động du
lịch góp phần khơi dậy các tiềm năng văn hóa giàu có và phong phú đang còn ẩn
chứa khắp nơi trên đất nước ta, "đánh thức nàng tiên ngủ trong rừng" để cả xã
hội chiêm ngưỡng, thưởng thức cái đẹp, không để cái đẹp ấy bị che phủ, mai
một và lãng quên.
+ Về mặt tiêu cực:

Dù du lịch có khả năng đóng góp cho việc thúc đẩy và bảo vệ các di sản
văn hóa vật thể và phi vật thể, nhưng nếu không được kiểm soát thì nó cũng có
thể tác động tiêu cực, làm xuống cấp nguồn lực rất có giá trị này. Sự bùng nổ số
lượng khách tại các điểm du lịch đe doạ việc bảo vệ các di tích lịch sử. Sự có
mặt quá đông các du khách cùng một thời điểm ở một di sản tạo nên các tác
động cơ học, hoá học với các yếu tố khi hậu nhiệt đới gây ra những huỷ hoại đối
với các động sản phụ thuộc như các vận dụng trang trí, đồ thờ tự… cảnh quan
văn hoá và môi trường sinh thái tại điểm du lịch
Khi đi du lịch là tham gia vào các hoạt động văn hoá của địa phương,
song nhiều khi xâm nhập biến thành sự xâm hại với mục đích lạm dụng. Gía trị
văn hoá bị lu mờ do sựlạm dụng vì mục đích kinh tế, các hoạt động văn hoá
được trình diễm thếu chuyên nghiệp, thiếu hiểu biết về nguồn gốc, ý nghĩa của
hành vi lễ hội dẫn tới làm trò cười cho khách. Sự xâm nhập giao lưu văn hoá
Đông_Tây khiến cho một bộ phận giới trẻ từ chối truyền thống và thay đổi cách
sống theo mốt du khách. Nguyên nhân của hiện tượng này là trong hoạt động

12


kinh doanh, người dân bản xứ lấy chuẩn của u khách làm vừa long họ nhằm thu
hút tối đa lợi nhuận. Tư tưởng vọng ngoại, người dân bản sứ đánh giá cao lối
sống của du khách và họ cho dây là biểu hiện của văn minh và giàu có. Tuy
nhiên thái độ của cư dân địa phương đối với khách cũng dần thay đổi, từ chỗ
hào hứng đón tiếp nồng nhiệt, quý trọng mến khách theo thời gian giảm dần và
ngày càng trở nên lạnh nhạt, thay vào đó là quan hệ buôn bá. Trầm trọng hơn là
họ có thể dùng thủ đoạn để lừa khách.
1.4 Vai trò, ý nghĩa của văn hóa đối với sự phát triển du lịch của tỉnh Thái
Bình
Nhận thức rõ vị trí và vai trò của kinh tế du lịch trong phát triển kinh tế xã
hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Tỉnh ủy, UBND

tỉnh quyết định giao chức năng quản lý nhà nước về du lịch cho Sở Thương Mại,
đổi tên sở thành Sở Thương mại – Du lịch; Thành lập Phòng Quản lý du lịch
thuộc Sở, nhằm mục đích quản lý và khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch sẵn
có, thu hút khách du lịch, tăng doanh thu, tiến tới đưa du lịch trở thành nghành
kinh tế quan trọng của tỉnh. Năm 2002, UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phát
triển du lịch của tỉnh, gồm lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên
quan phối hợp chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển du lịch. Song song với
việc củng cố tổ chức, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về du lịch, UBND
tỉnh Thái Bình tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và cơ sở
vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Trong năm 2003 - 2004, xây dựng các cầu Trà
Lý, Mỹ Hà; nâng cấp và cải tạo nhiều tuyến đường dẫn đến các khu du lịch
trọng điểm như: Cải tạo đường 220B đi vào khu di tích chùa Keo (Vũ Thư),
nâng cấp đường vào khu nghỉ mát Đồng Châu (Tiền Hải), nâng cấp đường 217
(đoạn từ ngã ba Đọ đi Quỳnh Côi, bến Hiệp),… Đồng thời, nâng cấp hàng trăm
km đường giao thông nông thôn, làm mới nhiều cầu, cống, tạo điều kiện thuận
lợi cho khách tham quan, du lịch đến với các làng nghề và các di tích lịch sử văn hóa ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Bên cạnh việc đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, những năm gần
đây, Thái Bình tích cực đầu tư, nâng cấp các cơ sở lưu trú; phục hồi, nâng cấp
các làng vườn, làng nghề, tôn tạo và phục hồi các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội
truyền thống, đầu tư phát triển các tuyến du lịch, xây dựng các khu du lịch sinh
thái, các công trình vui chơi, giải trí…
Những cố gắng đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Mặt
khác, trên cơ sở của việc đánh giá, xác định tiềm năng du lịch, các tuyến du lịch

13


và điểm du lịch chủ yếu, chính quyền địa phương và ngành du lịch Thái Bình
tạo điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế du lịch. Đến
nay, đã có 4 dự án du lịch được cấp phép đang đầu tư với tổng số vốn dự kiến là

4,71 triệu USD và 12 dự án đề nghị đầu tư, với tổng số vốn dự kiến là 182 triệu
USD. Những dự án được cấp phép đang đầu tư tập trung chủ yếu vào du lịch
văn hóa, lễ hội và du lịch tham quan
Với đà phát triển của các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội trong tỉnh, ngành
du lịch Thái Bình đang đứng trước những triển vọng mới, tốt đẹp. Dự báo những
năm tới, số lượng khách du lịch khoảng 220.000 lượt khách/năm, do đó, cần
phải tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch, hoạch định các khu
vực ưu tiên phát triển các cụm, điểm du lịch trên phạm vi toàn tỉnh. Mặt khác,
cần nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch, giảm dần và hướng
đến khắc phục tính thời vụ trong kinh doanh, tạo cho du khách sự thoải mái,
hứng thú và gây ấn tượng tốt về tình hình du lịch Thái Bình. Trong điều kiện
hiện nay, cần xây dựng chế độ kích thích vật chất đối với các vùng, các địa
phương có hoạt động du lịch. Xây dựng tỷ lệ đóng góp đầu tư cho địa
phương nơi có hoạt động du lịch, căn cứ vào hoạt động của các doanh nghiệp.
Như vậy, vừa nâng cao trách nhiệm của người dân địa phương đối với sự phát
triển du lịch trên địa bàn, vừa cư dân, chính quyền địa phương được hưởng lợi
ích từ hoạt động du lịch.
1.5 Những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình
Từ những nghiên cứu lý thuyết về du lịch văn hóa và gìn giữ văn hóa cho
pháttriển du lịch theo định hướng bền vững, từ bài học kinh nghiệm tổ chức,
thực hiện sản phẩm du lịch văn hóa ở các quốc gia trên thế giới cũng như các địa
phương trong nước, khi nghiên cứu du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình cần quan tâm
tới các vấn đề sauđây:
- Tài nguyên du lịch văn hóa của tỉnh Thái Bình
- Cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình
- Nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển du lịch văn hóa
- Thị trường của du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình
- Sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh Thái Bình
- Tổ chức, quản lý, quy hoạch phát triển du lịch văn hóa
- Các hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa

- Những ảnh hưởng, tác động của du lịch tới các di sản văn hóa
Tiểu kết chương 1.

14


Du lịch văn hóa đang là xu thế, là sự lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế
giới. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch văn hóa đã và đang là vấn đề thời
sự, có ý nghĩa, nhằm giải quyết cả hai mục tiêu phát triển và bảo tồn. Điều đó
góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng lý luận về du lịch. Trong mục tiêu
đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện thành công việc khai thác tối ưu
nguồn tài nguyên nhân văn nhằm phát triển du lịch văn hóa. Mặc dầu, mỗi mảnh
đất, mỗi địa phương đều có những yếu tố khác biệt nhất định làm nên bản sắc
riêng; song đó vẫn là những kinh nghiệm quý báu, những định 10 hướng có giá
trị khoa học và thực tiễn cho Thái Bình trong quá trình phát triển.

15


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ TẠI THÁI BÌNH
2.1. Khái quát về Thái Bình
Thái Bình nằm ở phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách thủ đô
Hà Nội hơn 100km, là tỉnh đồng bằng ven biển, Thái Bình có diện tích
1545km2, với dân số trên 1.785.000 người. Mảnh đất này được coi là địa linh
nhân kiệt. Trải qua bề dày lịch sử, người dân Thái Bình đã tạo dựng hàng ngàn
di sản văn hóa. Thái Bình hiện còn 2176 di tích văn hóa, bao gồm: 601 ngôi
đình, 738 ngôi chùa, 538 miếu thờ, 22 văn chỉ, 26 lăng mộ, 173 từ đường nhà
thờ họ, 7 nhà lưu niệm, 59 phủ điện và quán, 12 địa danh lịch sử. Điều kiện tự
nhiên, kinh tế, lịch sử, xã hội cùng nguồn tài nguyênnhân văn phong phú đã trở

thành nguồn lực tốt cho phát triển du lịch tỉnh Thái Bình, đặc biệt là loại hình du
lịch văn hóa.
2.2 Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Thái Bình
Về vị trí, Thái Bình cách Thủ đô Hà Nội 110km, cảng Hải Phòng 70km,
nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế và trung
tâm du lịch lớn Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, gần một số tỉnh có tiềm năng
du lịch như Ninh Bình, Hà Tây là cầu nối quan trọng giữa miền Trung với cảng
Hải Phòng, cảng Cái Lân. Hệ thống đường 10 đã hoàn thành, đường 39 đang
được nâng cấp. Một số cầu đã được xây dựng như cầu Triều Dương nối với
Hưng Yên, cầu Tân Đệ nối với Nam Định, hệ thống đường nông thôn rất phát
triển là điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội, du lịch giữa
Thái Bình với các tỉnh bạn.
Hệ thống sông ngòi dày đặc len lỏi giữa những cánh đồng thẳng cánh cò
bay với những xóm, làng trù phú mang nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước
vùng đồng bằng sông Hồng với những làng nghề nổi tiếng và có truyền thống
lâu đời như dệt vải ở Phương La, dệt chiếu ở làng Hới, chạm bạc Đồng Xâm,
đúc đồng An Lộng, thêu ren ở Minh Lãng, nghề làm bánh cáy ở Nguyên Xá
Cảnh quan thiên nhiên khá độc đáo, điển hình của vùng đồng bằng ven
biển Bắc bộ, đó là dải bờ biển dài 53 km, có 5 cửa sông lớn và một số bãi cát
mịn ở các cồn, các bãi cùng với hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển độc đáo

16


như Cồn Vành, Cồn Đen có thể tổ chức loại hình tham quan nghiên cứu, du lịch
sinh thái, thể thao biển, nghỉ dưỡng tắm biển cuối tuần.
Thái Bình là vùng địa linh nhân kiệt, hiện còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử
văn hoá nổi tiếng mang ý nghĩa quốc gia như Khu di tích nhà Trần, chùa Keo, từ
đường Lê Quý Đôn Thái Bình còn là quê hương của nghệ thuật hát chèo, múa
rối nước. Đó là những tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc, độc đáo và là thế

mạnh của Du lịch Thái Bình. Các tài nguyên này được phân bố ở các vị trí khá
thuận lợi cho việc khai thác phục vụ phát triển du lịch, thuận lợi cho việc tổ
chức các loại hình tham quan du lịch như: Du lịch sinh thái đồng quê, Du lịch
trở về với cội nguồn, du lịch tham quan làng nghề, Du lịch văn hoá lễ hội đang
là xu hướng chủ đạo trong phát triển du lịch của khu vực và trên thế giới có sức
cuốn hút du khách hết sức mạnh mẽ.
Thái Bình là tỉnh đông dân cư, nhân dân Thái Bình cần cù, khéo tay, chất
phác và mến khách. Trong những năm qua kinh tế xã hội được ổn định và phát
triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, nhu cầu nghỉ
ngơi, du lịch, bồi dưỡng sức khoẻ tinh thần của người dân càng được thay đổi.
Điều đó được thể hiện qua số lượng khách du lịch nội tỉnh tăng trên 10%/năm,
đó là lợi thế quan trọng để ngành Du lịch Thái Bình phát triển.
Cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch được đầu tư nâng cấp ngày càng
hoàn thiện. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu du lịch Đồng Châu với tổng số
vốn trên 50 tỷ đồng, xây dựng đường và phục hồi các di sản thuộc Khu di tích
lịch sử các Vua Trần tại Hưng Hà trên 70 tỷ đồng đã và đang được triển khai, 3
khách sạn lớn từ 3 - 4 sao đang được nâng cấp và xây dựng mới, hơn 20 khách
sạn cỡ nhỏ và vừa với gần 600 phòng tiêu chuẩn đủ sức phục vụ trên 1.000 lượt
khách/ngày.
2.2.1. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể
2.2.1.1. Di tích lịch sử
- Di tích cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng: Một trong những di tích lịch
sử tiêu biểu của thời kỳ lịch sử này là đền Tiên La (Hưng Hà) thờ nữ tướng Vũ
Thị Thục.
- Di tích về Lý Nam Đế và nhà nước Vạn Xuân: Đình Tử Các - miếu Đồn
(Thái Thụy), miếu Hai Thôn (Vũ Thư), đình và đền Cổ Trai (Hưng Hà)…

17



- Di tích nhà Đinh: Các di tích phản ánh về thời kỳ này tiêu biểu là đình
Lạc Đạo (thành phố Thái Bình), từ đường Bùi Quang Dũng (Vũ Thư), miếu Ba
Thôn (Thái Thụy)…
- Di tích nhà Lý: Cụm di tích Lưu Xá (Hưng Hà), chùa làng Riệc (Hưng
Hà), chùa Keo (Vũ Thư), chùa Phúc Thắng (Vũ Thư)… là những địa danh tiêu
biểu còn lại từ thời Lý.
- Di tích thời Trần: Các di tích lịch sử phản ánh về thời đại nhà Trần
chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong các di tích ở Thái Bình, tập trung tại xã Tiến Đức,
huyện Hưng Hà. Tiêu 11biểu là: khu lăng tẩm - đền thờ các vua Trần, lăng mộ,
đền thờ Thái sư Trần Thủ Độ và Linh từ Trần Thị Dung…
- Di tích thời Lê - Trịnh: Đình Đông Linh (Quỳnh Phụ), từ đường Hoàng
Công Chất (Vũ Thư)…
- Di tích thời Nguyễn: Đình Tổ (Tiền Hải), đình Lai Vi (Kiến Xương),
đình Các Đông (Thái Thụy)…
- Di tích lịch sử các danh nhân: Theo thống kê, Thái Bình có 111 vị đỗ
Tiến sĩ. Các di tích còn lại đến nay, thờ 66 vị Tiến sĩ đại khoa tại từ đường, đền
và miếu.
- Di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến: Thái Bình có nhiều di tích
lịch sử in dấu một thời kỳ cách mạng hào hùng của dân tộc. Đình, chùa, miếu…
là nơi hoạt động của chi bộ Đảng.
2.2.1.2. Di tích kiến trúc nghệ thuật
Trong 2176 di tích hiện còn ở Thái Bình, có khoảng gần 18% là di tích
kiến trúc nghệ thuật. Trong các di tích đó, có khoảng 20% là di tích kiến trúc
nghệ thuật thời Lê, còn lại là di tích thời Nguyễn… Các di tích kiến trúc nghệ
thuật được thể hiện rất đa dạng gồm cả đình, chùa, đền, miếu, từ đường. Tiêu
biểu là chùa Keo (Vũ Thư), đình An Cố (Thái Thụy), đền Đồng Bằng (Quỳnh
Phụ)…
2.2.1.3. Di tích khảo cổ
Thái Bình hiện nay còn khá nhiều di tích khảo cổ học. Chúng được phân
bố nhiều ở vùng ven sông Luộc, sông Hồng, sông Hóa. Trong số đó, có một di

tích khảo cổ mang nhiều ý nghĩa lịch sử và giá trị khoa học, là khu phế tích nhà
Trần (Tiến Đức, Hưng Hà). Đây là khu lăng tẩm của nhà Trần và hành cung
Long Hưng dưới triều Trần.

18


2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể
2.2.2.1. Lễ hội dân gian
Lễ hội truyền thống Thái Bình thường được tổ chức gắn liền với các di
tích lịch sử- văn hoá và ở đó có nhiều trò chơi, thi tài, các hình thức diễn xướng
văn nghệ dân gian độc đáo có nguồn gốc khác nhau như: trò múa ông Đùng bà
Đà cổ xưa gắn liền với nghi lễ phồn thực sơ khai của một làng ven biển, một hội
làng duy trì tục đánh Hổ (đánh Bệt hay múa Bệt) có nghi thức xa lạ đối với vùng
duyên hải. Mỗi lễ hội lại mang một sắc thái văn hoá riêng.
Lễ hội truyền thống nói chung và ở Thái Bình nói riêng khi được nghiên
cứu thường được phân theo các tiêu chí khác nhau: theo mùa, theo nội dung (lễ
hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử, lễ hội làng nghề,..). Nhưng về cơ
bản, lễ hội ở Thái Bình phản ánh theo bốn xu hướng sau:
- Lễ hội nhằm tái hiện cuộc sống nhà nông.
- Lễ hội tôn vinh các anh hùng dân tộc, những người có công với làng xã
quê hương.
- Lễ hội tái hiện phong tục, tín ngưỡng.
- Lễ hội thi tài, vui chơi giải trí.
Trong các xu hướng trên thì lễ hội gắn với nông nghiệp được coi là chủ
yếu, thể hiện nhiều hình thức, tập tục khác nhau: thờ lúa gạo (Tiền Hải). Hội đền
Sao Đền (VũThư) có các trò thi mang sắc thái nông nghiệp như thi bắt vịt, thi
bắt vịt, thi nấu cơm, thi bắt chạch…Hội chùa Keo, đền đồng Xâm có rước nước,
cầu mưa. Một số lễ hội có sự kết hợp của nhiều nội dung, xu hướng nên sự phân
loại chỉ mang tính chất tương đối.

Thái Bình là một trong những nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan
trọng, nơi sản sinh ra nhiều bậc anh tài và những người có công. Họ có thể là
người con của đất Thái Bình mà cũng có thể dừng chân lại nơi đây nhưng tấm
lòng tôn kính của người dân vẫn luôn tưởng nhớ về họ như: Bát Nạn tướng
quân, Lí Nam Đế, Trần Hưng Đạo, quốc sư Không Lộ…
Hiện nay, hơn 100 hội làng trưyền thống ở Thái Bình được khôi phục,
duy trì, tổ chức vào thời gian nhất định. Lễ hội ở các làng chính là thành tố văn
hoá góp phần làm cho văn hoá làng ở Thái Bình cũng như cho cư dân vùng đồng
bằng Bắc Bội thêm sinh động. Ở đó hoà quyện được các giá trị văn hoá tinh thần

19


trong một không gian kiến trức của qua khứ với không khí vui tươi, hạnh phúc
của cuộc sống hiện tại mà con người nơi đây đã vun đắp lên.
2.2.2.2. Nghệ thuật biểu diễn truyền thống
Nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Thái Bình vừa phong phú vừa đặc
sắc, mang đậm yếu tố lịch sử và trữ tình, tiêu biểu:
- Nghệ thuật chèo: Thái Bình nổi tiếng với ba vùng chèo là chèo Hà Xá
(Hưng Hà), chèo Khuốc (Đông Hưng) và chèo Sáo Đền (Vũ Thư). Đây là những
dòng chèo đặc trưng của địa phương.
- Múa rối nước: Có 7 phường hội cổ truyền ở các làng Nguyễn, Tăng,
Tuộc, Đống, Kỳ Hội, Bắc Lạng, Tây Trong, Tây Ngoài của huyện Đông Hưng;
mà nay nổi tiếng hơn cả là làng Nguyên Xá.
- Các điệu múa dân gian mang sắc thái phồn thực, bản địa như: múa ông
Đùng bà Đà, múa Đánh Bệt, múa Bát Dật, múa Giáo Cờ Giáo Quạt, múa Sênh
Tiền, múa Trống – Trắc…
2.2.2.3. Nghề và làng nghề truyền thống .
Với khoảng 200 làng nghề rải rác khắp địa bàn tỉnh, Thái Bình được
mệnh danh là một trong những cái nôi làng nghề của đất nước. Hiện nay, 100%

xã phường trên địa bàn tỉnh đều có ít nhất một ngành nghề truyền thống. Những
cái tên như bánh cáy làng Nguyễn (huyện Đông Hưng), chạm bạc Đồng Xâm
(Kiến Xương), thuê Minh Lãng (huyện Vũ Thư), dệt Phương La - Thái Phương
(huyện Hưng Hà), dệt chiếu cói Tiên Lễ (huyện Hưng Hà), dệt đũi Nam Cao
(huyện Kiến Xương)…là minh chứng sống động cho tài hoa, trí tuệ của con
người Thái Bình, góp phần tôn vinh một vùng đất địa linh nhân kiệt – quê hương
của nghệ thuật hát chèo, múa rối nước. Mỗi làng quê giống như một viện bảo
tàng sống động về văn hóa truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc tạo ra sức
hấp dẫn đối với du khách. Đến đây, học sẽ có dịp đắm mình trong “không gian
văn hóa làng nghề” tiêu biểu của nền văn minh sông Hồng.
Đến thăm các làng nghề truyền thống, bên cạnh việc tìm hiểu lịch sử làng
nghề, tìm hiểu quy trình kỹ thuật làm ra sản phẩm, du khách còn được thâm
nhập vào cuộc sống cộng đồng ở nông thôn, chọn mua các mặt hàng thủ công
truyền thống với giá cả vừa phải, thưởng ngoạn cảnh quan với vẻ đẹp đặc trưng
của làng quê Bắc bộ và được tham dự nhiều sinh hoạt dân gian phong phú.

20


Đối với Thái Bình du lịch làng nghề được xác định là một trong những
loại hình du lịch đặc thù, có thế mạnh và tiềm năng phát triển phong phú. Nếu
hệ thống hạtầng phát triển ở mức độ nhất định, thì việc kết nối các điểm đến văn
hóa – lịch sử- làng nghề - sinhthái điển hình sẽ tạo nên các tour du lịch đặc sắc.
Ví như: từ Đền Trần ở Hưng Hà vào làng chiếu Hới, qua Chèo làng Khuốc
ởĐông Hưng; múa rối nước Nguyên Xá và Đông Các; ngược lại chùa Keo và
làng vườn Bách Thuận ở VũThư, xuống làng chạm bạc Đồng Xâm và làng mây
tre đan Thượng Hiền ở KiếnXương và kết thúc tại Cồn Vành ở Tiền Hải. Mỗi
một tour có thể khai thác các điểm đến văn hóa và làng nghề khác nhau trong
tổng sốhơn 100 làng nghề đang hoạt động ổn định ở Thái Bình. Không quên
khai thác điểm nhấn ẩm thực cổtruyền ở mỗi địa phương nhưcanh cá Quỳnh

Côi, bánh Cáy làng Nguyễn, bánh gai Đại Đồng (Vũ Thư), gỏi nhệch Diêm
Điền, nộm sứa Thái Thụy…
Hiện tại, nhiều làng nghề ở Thái Bình đang hoạt động tốt với các giao
dịch thương mại sôi nổi cả trong và ngoài nước nhưng hạ tầng cho phát triển du
lịch (đường xá, dịch vụmua sắm, ăn ngủ nghỉ) lại chưa đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt
là nghề chạm bạc Đồng Xâm hàng tháng đều có những đoàn khách từ châu Âu
về đây không chỉ tham quan mà còn đặt hàng, mua hàng; Gần như 90% dân số
làng nghề này tham gia hoạt động làng nghề và thu nhập chủ yếu từ nghề. Tuy
nhiên cơ sở hạ tầng giao thông, dịch vụ công cộng tại làng nghề chưa được đầu
tưxây dựng, chưa có bãi đỗ xe riêng cho du khách...Việc phát triển du lịch làng
nghề tại Đồng Xâm sẽ giúp người dân ở đây không chỉ sản xuất sản phẩm thông
thường mà còn hưởng lợi nhiều từ du lịch như cung cấp các dịch vụ ăn uống,
nghỉ ngơi, sản xuất đồ thủ công lưu niệm bán cho du khách, tổ chức cho du
khách trực tiếp tham gia vào một số quy trình sản phẩm đơn giản… Qua đósản
xuất và du lịch hỗ trợ được cho nhau hiệu quả hơn, đặc biệt ởkhâu quảng bá sản
phẩm tại chỗ.
Sản phẩm của các làng nghề, phố nghề có ý nghĩa quan trọng đối với sự
phát triển du lịch Thái Bình; nhưng làm thế nào để sản phẩm làng nghề tạo ra
dấu ấn riêng, khẳng định thương hiệu thì cần có sự chung tay của hiệp hội làng
nghề và chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, việc quan tâm, tạo điều kiện cho
các làng nghề phát triển hạ tầng, quy hoạch, sắp xếp hợp lý làng nghề, xây dựng

21


phòng trưng bày sản phẩm làng nghề cũng là một trong những giải pháp để giới
thiệu với khách tham quan.
2.2.2.4. Trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian là những sản phẩm mang tính vận động đặc trưng và
biểu hiệu tinh thần xuất phát từ trong lao động sản xuất. Ở đó thể hiện tính cộng

đồng, tính tập thể, tinh thần đoàn kết cao độ. Các ngày hội làng, lễ, tết là dịp để
người dân cùng nhau tổ chức các trò chơi dân gian. Ở Thái Bình, các trò chơi
dân gian hiện còn rất phong phú và đa dạng. Những trò chơi dân gian ở Thái
Bình một mặt thể hiện nét chung của trò chơi dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ,
mặt khác thể hiện những đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước, làm nông
nghiệp. Nếu có cách thức khai thác hợp lý theo thời gian và theo đặc điểm thì
đây là một trong những điều kiện tốt làm tăng sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch
văn hóa, làm phong phú các chương trình du lịch.
2.2.2.5. Văn học dân gian
Văn học dân gian lưu truyền ở Thái Bình là sản phẩm tinh thần của nhân
dân trong quá trình lao động, sinh hoạt xã hội và đấu tranh với thiên nhiên, với
thù trong giặc ngoài. Nó là trí tuệ được kết tinh vừa mang tính địa phương vừa
mang tính phổ quát của một vùng đồng bằng đông dân cư, rất phong phú, đa
dạng bao gồm cả ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, giai thoại, phương ngôn…
2.3 Thực trạng khai thác văn hóa cho hoạt động du lịch của tỉnh Thái Bình
2.3.1 Thực trạng nguồn khách du lịch văn hóa của tỉnh Thái Bình
Số lượng khách du lịch đến Thái Bình có mức tăng trưởng nhanh và đều,
mức tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2000 - 2010 là 15,9%. Năm
2000 Thái Bình mới chỉ đón được 92.000 lượt khách, đến năm 2010 lượng
khách du lịch đến Thái Bình đạt 450.000 lượt. Trong đó, chủ yếu là khách du
lịch nội địa, với mức tăng 15,3% trong vòng 10 năm, chiếm khoảng 96,2% trong
tổng số khách tới tỉnh. Khách quốc tế mặc dù mức tăng bình quân năm giai đoạn
này khá cao 30,3% nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số (khoảng
3,8%). Trong đó, khách đi du lịch văn hóa chiếm tới 95% tổng số khách phân
theo loại hình du lịch. Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh chóng trong những năm
qua nhưng so với một số tỉnh, thành phố trong cả nước thì ngành du lịch Thái
Bình vẫn còn rất nhỏ bé. Lượng khách du lịch hàng năm ít, nhất là khách quốc

22



tế. Năm 2009 chỉ chiếm 1,25% khách nội địa, 0,09% khách quốc tế so với tổng
số khách du lịch của cả nước.
2.3.2 Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch văn hóa của tỉnh
Thái Bình
Trong những năm gần đây, hệ thống các cơ sở lưu trú, dịch vụ ở Thái
Bình phát triển với tốc độ nhanh, từng bước đã được nâng cao về cả chất lượng
và số lượng, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch ở mức độ nhất định. Năm 2005,
cả Thái Bình có 48 cơ sở lưu trú với 685 phòng. Đến năm 2011, đã tăng lên 112
cơ sở với 1825 phòng. Trong đó có 12 khách sạn thuộc sở hữu nhà nước, còn lại
là do tư nhân quản lý. Tuy nhiên, số cơ sở lưu trú du lịch tăng nhanh về số lượng
nhưng chất lượng không được cải thiện nhiều. Hiện chỉ có 1 khách sạn 4 sao
đang xây dựng, 5 khách sạn 1-2 sao. Tốc độ nhà nghỉ tư nhân tăng đáng kể song
không có quy hoạch, quy mô không lớn, trang thiết bị, dịch vụ không đầy đủ,
dẫn tới công suất sử dụng phòng thấp, chỉ khoảng 55 - 60%
* Hệ thống cơ sở kinh doanh ăn uống
Các nhà hàng ăn uống ở Thái Bình nhìn chung thiếu, chỉ có nhà hàng
trong khách sạn Thái Bình là đủ tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế, nhưng nay
đang trong quá trình xây dựng. Những năm gần đây các quán ăn, nhà hàng tư
nhân của Thái Bình phát triển với tốc độ khá nhanh, phần nào đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch đang tăng lên về số lượng, nhưng chủ yếu cũng chỉ phục vụ
khách nội địa, còn nhiều hạn chế về tiêu chuẩn vệ sinh và trình độ phục vụ.
* Hệ thống cơ sở kinh doanh lữ hành
Hiện tại hoạt động kinh doanh lữ hành đã bắt đầu có chiều hướng chuyển
biến tốt hơn so với các năm trước. Số lượng doanh nghiệp lữ hành tăng nhanh.
Năm 2005 có 5 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, đến năm 2011 toàn tỉnh đã có
11 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có nhiều doanh nghiệp tư nhân,
liên doanh năng động, dễ thích ứng với thị trường. Tuy nhiên phương tiện vận
chuyển phục vụ khách du lịch tại các doanh nghiệp lữ hành còn gặp nhiều khó
khăn. Hiện tại, không có nhiều doanh nghiệp có xe 45 chỗ, một vài doanh

nghiệp có xe 16 chỗ, 24 chỗ.Các trung tâm văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu
vui chơi, giải trí Ở Thái Bình những năm gần đây, số lượng và chất lượng các
trung tâm này đang từng bước được nâng cấp, cải thiện nhằm đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của đời sống dân cư địa phương, đồng thời góp phần tham gia vào

23


những sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch của tỉnh, của vùng và quốc gia. Năm
2011, thành phố Thái Bình hiện có 1 bảotàng, 2 trung tâm văn hóa, 1 rạp chiếu
phim, 1 nhà triển lãm, 1 nhà hát chèo, 1 nhà hát cải lương, 1 đoàn ca múa kịch…
2.3.3 Thực trạng Sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh Thái Bình
* Sản phẩm du lịch văn hóa vật thể
- Du lịch tham quan các di tích lịch sử - văn hóa: với các điểm du lịch nổi
tiếng là cụm di tích Lưu Xá (Canh Tân, Hưng Hà), khu di tích và lăng mộ các
vua Trần (Tiến Đức, Hưng Hà)...
- Du lịch tham quan các di sản tín ngưỡng tâm linh: với các điểm di tích
nổi tiếng cả đồng bằng Bắc Bộ như chùa Keo (Vũ Thư) thờ Không Lộ thiền sư,
đền Quan (thành phố Thái Bình) thờ Nam Đạo Đại thần tướng, đền Đồng Bằng
(Quỳnh Phụ) thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình, đền Tiên La (Hưng Hà) thờ Bát
Nạn Tướng Quân…
- Du lịch tham quan các di tích cách mạng: Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí
Minh (Vũ Thư), Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (Thái Thụy), nhà thờ
Phạm Quang Lịch (Kiến Xương), làng kháng chiến Nguyên Xá (Đông Hưng),
Chùa Chung - Mả Bụt (Tiền Hải)…
- Du lịch tham quan các di tích danh nhân: cụm di tích lưu niệm danh
nhân Lê Quý Đôn (Hưng Hà), đền Quan Trạng (Hưng Hà), từ đường họ Đỗ…
- Du lịch tham quan các di tích kiến trúc nghệ thuật: tới các địa chỉ nổi
tiếng được biết đến như chùa Keo (Vũ Thư), Đình An Cố (Thái Thụy), Đình Đá
(Quỳnh Phụ), Đền Đồng Xâm (Kiến Xương)…

*Sản phẩm du lịch văn hóa phi vật thể
- Du lịch lễ hội truyền thống: hiện nay Thái Bình có khoảng 200 lễ hội,
trong đó
có rất nhiều lễ hội tiêu biểu như lễ hội chùa Keo, lễ hội đền Đồng Bằng, lễ
hội đền Tiên La, hội đền Đồng Xâm, hội làng Quang Lang, hội đền Vọng Lỗ…
- Du lịch làng nghề thủ công truyền thống: làng nghề chạm bạc Đồng
Xâm, làng thêu Minh Lãng, làng chiếu Hới, làng nghề ươm tơ Bách Thuận,
nghề dệt vải làng Mẹo xã Thái Phương, làng nghề dệt đũi Nam Cao… là những
làng nghề có lịch sử lâu đời, sản phẩm đã khẳng định được trên thị trường trong
nước và quốc tế.

24


- Du lịch thưởng thức nghệ thuật diễn xướng truyền thống: với các loại
hình nghệ thuật nổi tiếng như chiếu chèo làng Khuốc (Đông Hưng), múa rối
nước làng Nguyễn (Đông Hưng)… Đây là một trong những ưu thế độc đáo của
Thái Bình.
- Các sản phẩm du lịch văn hóa khác: ẩm thực, sản phẩm thủ công
2.3.4 Thực trạng chiến lược xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa của
tỉnh Thái Bình
Trung tâm Xúc tiến Du lịch trực thuộc Sở theo được thành lập theo quyết
định số1064/QĐ-UBND ngày 19/05/2009 - là đơn vị chuyên trách về xúc tiến,
quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Thái Bình. Trung tâm Xúc tiến Du lịch
được thành lập nhằm đáp ứng mảng công việc về xúc tiến, quảng bá hình ảnh du
lịch Thái Bình. Mặc dù mới thành lập, song năm 2010, nhiều hoạt động xúc tiến
quảng bá du lịch được tổ chức tạo hiệu quả trong phát triển du lịch, thu hút
lượng khách du lịch đến với Thái Bình ngày một đông, tổng GDP từ du lịch
từng bước tăng trưởng. Cụ thể như:
- Sở đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thành công Tuần

Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình năm 2010 tại đền Trần (Tiến Đức,
Hưng Hà).
- Xuất bản gần 2000 tập bản đồ du lịch và đĩa VCD giới thiệu về du lịch
Thái Bình trong Tuần lễ, qua đó góp phần giới thiệu hình ảnh khu di tích, lăng
mộ các vua Trần và hình ảnh du lịch Thái Bình tới khách du lịch.
- Sở phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Tiền Hải tổ chức thành công
Tuần Du lịch biển ở Cồn Vành vào hè 2010.
- Trung tâm Xúc tiến Du lịch đã phối hợp với Đài Phát thanh - truyền
hình Vĩnh Long và Công ty Quảng cáo Nhất thực hiện ghi hình giới thiệu một số
điểm du lịch tiêu biểu của Thái Bình trên chương trình truyền hình Du lịch khám
phá; tham gia Hội chợ quảng bá du lịch tại Thiên Đường Bảo Sơn nhân dịp đại
lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
2.3.5 Thực trạng chung nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Thái Bình
Nguồn nhân lực du lịch Thái Bình trong 5 năm trở lại đây tăng đáng kể cả
về số lượng và chất lượng. Năm 2010 tổng số lao động du lịch là 3305 tăng 3,11
lần so với năm 2005. Trong đó lao động trực tiếp chiếm phần lớn (từ 56,7% 68,0% qua các năm)và tăng mạnh qua các năm. Năm 2010 số lao động trực tiếp

25


×