I.Các khái niệm về vấn đề giáo dục đạo đức tiểu học.
1) Đạo đức: là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc,
quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình
cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ xã hội, trong mối
quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội.
2) Giáo dục đạo đức: là cách thức tổ chức và hướng dẫn học sinh tiểu học
lĩnh hội được những biểu tượng và khái niệm đạo đức thể hiện cụ thể trong những
hành vi đạo đức theo những chuẩn mực.
Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là tổ chức cuộc sống của trẻ ( gồm
các hoạt động học tập – lao động – vui chơi... và các mối quan hệ của trẻ đối với
bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường tự nhiên) theo đúng các chuẩn
mực đạo đức.
3) Hành vi đạo đức: là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động
cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức của những nhân cách cụ thể đang được vận hành
dưới sự chỉ đạo của hệ thống quan niệm đạo đức.
4) Thói quen đạo đức: là những hành vi đạo đức ổn định của con người, nó
trở thành nhu cầu đạo đức của con người và nếu nhu cầu này được thỏa mãn thì
con người cảm thấy dễ chịu và ngược lại.
II. Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học:
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường luôn là vấn đề cần quan tâm. Đồng thời với
việc dạy văn hoá các em có ngoan ngoãn chăm chỉ thì mới có thể học tập tốt được, bên cạnh đó
việc tiếp thu tốt kiến thức các bộ môn văn hoá là nền tảng xây dựng những phẩm chất tốt đẹp
trong tâm hồn trong sáng của các em.
Giáo dục đạo đức cùng với công tác tư tưởng chính trị trong nhà trường là nhiệm vụ chính trị
hàng đầu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ trung tâm - nhiệm vụ chuyên môn nhất là trong tình
hình hiện nay, khi các giá trị truyền thống trong xã hội đang bị xói mòn, tệ nạn xã hội đang len
lỏi, xâm nhập vào nhà trường.
Cấp tiểu học – cấp học có vị trí nền móng (luật giáo dục) trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Nhà trường tiểu học là nơi đặt những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng nhân cách toàn diện
cho học sinh. Giáo dục đạo đức cho học sinh thế hệ mới - chủ nhân tương lai của nền khoa học
công nghệ hiện đại càng có vị trí quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện.
Cùng với gia đình, xã hội, nhà trờng có trách nhiệm "phải chăm lo giáo dục đạo đức cách
mạng" cho học sinh.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh, không đơn thuần trên lý thuyết, truyền thụ trang bị cho các
em nguồn tri thức khoa học về tự nhiên xã hội, con người, cách làm việc trí óc, mà còn hướng tới
sự tạo dựng phát triển những phẩm chất nhân cách, giá trị nhân văn, đạo đức cho học sinh góp
phần hoàn thiện nhân cách phù hợp yêu cầu định hướng xã hội.
III. Biện pháp giáo dục đạo đức cho hs tiểu học:
1.Giáo dục đạo đức trong nhà trường:
Thông qua các giờ đạo đức giúp trang bị một cách khái quát và hệ thống những tri thức về đạo
đức (hiểu biết về đạo đức, thái độ phải có, những việc phải làm)
→ HS có cơ sở đúng đắn để
nhận ra, phân biệt hiện tượng đạo đức và phi đạo đức giúp tăng thêm tính tự giác trong hành vi
đạo đức của mình.
2.Tạo không khí đạo đức tập thể:
Không khí đạo đức tập thể là môi trường phát sinh, điều kiện tồn tại và củng cố những hành vi
đạo đức. Nhà giáo dục phải biết tạo ra dư luận lành mạnh đúng đắn, xây dựng tập thể tốt (có mục
đích thống nhất, có tinh thần trách nhiệm, có yêu cầu chặt chẽ, có sự lãnh đạo thống nhất, mọi
thành viên phải phục tùng ý chí của tập thể…)
3. Sự tổ chức giáo dục gia đình:
Nề nếp sinh hoạt và sự tổ chức giáo dục gia đình có ý nghĩa đăc biệt quan trọng trong việc giáo
dục đạo đức cho HS. Các bậc cha mẹ cần xác định rõ mục đích GD đạo đức cho con cái mình,
gương mẫu trong cuộc sống, trong cách cư xử, trong phong cách…
4. Tự tu dưỡng cá nhân:
Là yếu tố quyết định trình độ đạo đức của mỗi HS. Sự hình thành và phát triển đạo đức của mỗi
cá nhân là quá trình lâu dài và phức tạp, là quá trình tác động qua lại giữa các yếu tố bên ngoài
và các yếu tố bên trong, quá trình giằng co, đấu tranh, điều chỉnh giữa các yếu tố. Nhờ có GD,
các yếu tố bên trong dần lấn át được các yếu tố bên ngoài trong việc điều chỉnh hành vi. HS dựa
vào cái bên trong để đánh giá, tiếp nhận hay gạt bỏ cái bên ngoài.
Sự hình thành đạo đức của các em do ảnh hưởng của tác động bên ngoài như GD của nhà trường,
tập thể, gia đình dần chuyển thành sự tự GD trong đó sự tự tu dưỡng là yếu tố cơ bản.
Sự tự tu dưỡng về mặt đạo đức là một hành động tự giác có hệ thống mà mỗi cá nhân thực hiện
đối với bản thân nhằm khắc phục những hành vi trái đạo đức, bồi dưỡng củng cố hành vi đạo đức
của mình, thúc đẩy sự phát triển nhân cách. HS tự nhận thức về mình, về người khác, tự so sánh
đối chiếu yêu cầu của những người xung quanh đối với khả năng của mình. Từ đó các em phát
hiện ra những thiếu sót cần rèn luyện thêm mà điều chỉnh hành vi và thói quen đạo đức của bản
thân.
IV. Cách thức thực hiện:
1/ Phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức
cho học sinh.
a) Phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh và gia đình các em
* Thành lập hội cha mẹ học sinh.
Nhà trường cần tổ chức tốt cuộc họp phụ huynh từ 3 - 4 lần/năm. Đầu mỗi năm học cần kiện
toàn chi hội trưởng cha mẹ học sinh các lớp đến ban chấp hành hội.
Tạo điều kiện cho hội cha mẹ học sinh thực hiện tốt theo điều lệ của hội. Từng thành viên trong
BCH nắm bắt kịp thời tình hình rèn luyện của học sinh qua nhà trường(các GVCN) thông báo
với các bậc cha mẹ học sinh.
* Thông qua sổ liên lạc.
- Chỉ đạo mỗi giáo viên sử dụng có hiệu quả tác dụng của sổ liên lạc hàng năm (4 lần) giáo
viên thông báo tới các bậc cha mẹ học sinh vế tình hình học tập, rèn luyện, ý thức từng em.
Ngược lại giáo dục cũng thông qua sổ liên lạc ghi lại nhận xét tình hình của con em mình ở nhà.
Qua đó người giáo viên có những biện pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh.
* Thông qua các buổi họp phụ huynh.
- Tại các buổi họp phụ huynh. Nhà trường thông báo tới các bậc phụ huynh nội quy, quy định
về học tập, nề nếp của nhà trườngtới các bậc phụ huynh đôn đóc học sinh thực hiện.
- Thông qua với gia đình về các chuẩn mực đạo đức mà học sinh phải đạt đợc ở từng lứa tuổi.
Phụ huynh trao đổi với giáo viên về việc rèn luyện đạo đức của từng em. Với những học sinh có
cá tính, giáo viên cần trao đổi cụ thể với gia đình nắm đợc đặc điểm tâm lý của từng em. Kết hợp
với gia đình có các biện pháp cụ thể: có thể mềm dẻo nhng thật kiên quyết với những em có hành
vi không đúng.
- Nhà trường tuyên truyền cho các bậc cha mẹ học sinh cần quan tâm hơn nữa đến đời sống
tình cảm của học sinh. Tạo cho các em có góc học tập: Có tủ sách, có một môi trườngsống lành
mạnh. Cha mẹ anh chị em có mối quan hệ thân thiết, quan tâm đến nhau từ đó có tác dụng tới
việc hình thành nhân cách cho các em.
b. Thông qua các đoàn thể khác ở địa phương.
Học sinh tiểu học ở lứa tuổi sinh hoạt sao, đội nhi đồng. Ngoài hoạt động ở trường các em còn
tham gia những tổ chức đoàn thể các xóm. Đoàn thể trực tiếp quản lý các em là đoàn thanh niên.
Nhà trường cần có mối liên hệ chặt chẽ với tổ chức này. Với địa bàn xã rộng có 15 thôn xóm
chúng tôi đã phân công giáo viên phụ trách phối kết hợp với các đoàn thể trong xóm tổ chức các
hoạt động ngoại khoá mang ý nghĩa giáo dục: sửa sang nghĩa trang liệt sĩ, giúp đỡ ngời cô đơn
không nơi nơng tựa, bà mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ ... Phối kết
hợp với hội CCB mời các bác, các chú kể chuyện về các anh Bộ đội Cụ Hồ, những thiếu nhi
dũng cảm, những tấm gương anh hùng của các chiến sĩ cách mạng. Phối kết hợp với Hội Phụ nữ
tổ chức các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ. với học sinh tiểu học việc hình thành
và rèn luyện các hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình
phát triển nhân cách. Nó giúp cho các em phát triển thành những con ngời có nhân cách toàn
diện.
2/ Phối kết hợp với các lực lượng trong nhà trường
a) Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên:
Để làm tốt điều này người quản lý phải không ngừng tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ giáo
viên thấy được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Người giáo viên
không chỉ thực hiện nội dung bài giảng mà phải rèn cho học sinh biết áp dụng kiến thức đã học
vào thực tế. Học sinh tiểu học rất nghe lời và làm theo thây cô giáo. Các em coi thầy cô giáo là
thần tượng và luôn đúng. Chính vì vậy mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh học
tập và noi theo. Là tấm gương trong lời nói, cách cư xử, thái độ trong giao tiếp giữa giáo viên
với giáo viên, giáo viên với học sinh, giáo viên với các tầng lớp nhân dân. Môĩ giáo viên cần có
thái độ kiên quyết với những học sinh có biểu hiện hành vi thiếu văn hoá và cùng có trách nhiệm
phối kết hợp cộng đồng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh .
Thực hiện việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh theo qui định.
Kế hoạch này phải đợc thông qua tập thể hội đồng s phạm trong hội nghị cán bộ công chức đầu
năm.
b) Nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức.
* Chỉ đạo việc thực hiện nội dung chương trình môn đạo đức.
Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung chương trình sách giáo khoa môn đạo đức ở từng khối lớp là
việc làm cần thiết của người cán bộ quản lý. Thông qua các bài học đạo đức hình thành cho các
em những chuẩn mực ban đầu về đạo đức. Từ đó các em có thể thực hành thông qua hoạt động
giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Như vậy người quản lý phải:
Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các qui định đối với giáo viên học sinh.
- Với giáo viên: Qui định về soạn bài trước khi lên lớp trước 3 ngày, ký duyệt đúng lịch sinh
hoạt chuyên môn. Bài soạn phải chi tiết thể hiện rõ mục đích yêu cầu của bài. Phải nêu rõ được
công việc của thầy- trò trên lớp, thể hiện đợc đơn vị kiến thức phù hợp với yêu cầu của
chươngtrình, của từng bài. Qui định trên lớp: Giáo viên phải dạy đảm bảo đúng chương trình
được lên theo phân phối, đủ thời gian trong 1tiết tránh cắt xén thời gian để dạy các môn khác.
Vận dụng linh hoạt các bước lên lớp .
- Với học sinh: Ngay từ đầu năm học nhà trường phải đề ra các nội qui định. Xây dựng cho học
sinh nề nếp học tập, chuyên cần, giữ vở sạch chữ đẹp, nề nếp sinh hoạt Đội ,sao nhi đồng.
Yêu cầu học sinh phải mua đủ sách giáo khoa các môn học (trong đó có môn đạo đức). Nhà
trường giáo dục cho học sinh ý thức học tập, thể hiện ở thái độ học tập đúng đắn tự giác rèn
luyện nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà, 10 điều văn minh trong giao tiếp.
Xây dựng cho các em ý thức học tập đầy đủ, đúng giờ khi nghỉ học phải viết giấy xin phép.
Xây dựng phong trào hoạt động Đội có nề nếp. Hiệu trởng chỉ đạo cho cô giáo tổng phụ trách tổ
chức các hoạt động Đội, sao nhi đồng sao cho phong phú đa dạng bởi đây là hoạt động rất phù
hợp với lứa tuổi của học sinh Tiểu học. Hoạt động này nếu làm tốt sẽ có tác dụng rất lớn trong
giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tuy nhiên để việc thực hiện của giáo viên có hiệu quả thì ngời cán bộ quản lý phải xây dựng
lịch kiểm tra, nội dung kiểm tra cụ thể, có thể kiểm tra thờng xuyên, đột xuất. Căn cứ vào mục
tiêu, kế hoạch, phân phối chươngtrình xem giáo viên có thực hiện đúng không. Từ đó xây dựng
nề nếp cho giáo viên có tính kỷ luật thực hiện dạy đúng đủ bài, giờ dạy có hiệu quả cao.
* Tạo điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất cho việc dạy học môn đạo đức.
T duy của học sinh tiểu học là t duy trực quan hình ảnh. Vì vậy để giờ dạy thành công thì việc
chuẩn bị đồ dùng dạy học là vô cùng cần thiết. Nhà trườngcần phải coi trọng việc đầu t mua sắm
trang thiết bị dạy học nh tranh ảnh minh hoạ cho các giờ dạy. Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu tự
làm đồ dùng dạy học đơn giản. Lập tủ sách măng non đầu tư mua sắm thêm sách báo, truyện
tranh phù hợp với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, mở phòng đọc sách cho học sinh sau giờ nghỉ giải
lao, sau buổi học.
Làm tốt công tác xã hội hoá, vận động chính quyền, hội cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội ở
địa phương tạo điều kiện về cơ sở vật chất để chức cho học sinh đi thăm quan du lịch trong và
ngoài tỉnh, tham gia các lễ hội truyền thống ở địa phương. Qua đó giáo dục cho các em truyền
thống về quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, các em thêm yêu quê hương đất nước mình
hơn.
Chỉ đạo cho học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp nh tổ chức các hội thi; tiếng hát
tuổi thơ, búp măng xinh, tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa … giáo dục
cho các em về truyền thống của Đội đồng thời tạo môi trườngthuận lợi cho học sinh luyện tập,
thực hành kiến thức đã học đợc trong bài giảng.
* Chỉ đạo tổ chức, cải tiến phươngpháp dạy học môn đạo đức
Từ năm học 2002-2003 Bộ GD-ĐT đã triển khai chươngtrình giáo dục tiểu học mới trên phạm
vi cả nớc. Song song với việc cải tiến nội dung chương trình thì việc đổi mới phươngpháp, các
hình thức tổ chức dạy các môn học (trong đó có môn đạo đức) đã đợc các cấp, các ngành quan
tâm. Trong những năm gần đây ngành đã có nhiều đợt hội thảo, thao giảng các cấp để giáo viên
cùng với các nhà chuyên môn trao đổi về nội dung chươngtrình cũng nh thống nhất phươngpháp
dạy. Nhng trong thực tế ở các trườngtiểu học, giáo viên vẫn còn lúng túng khi sử dụng
phươngpháp vào bài giảng, các hình thức dạy học cha phong phú. Để khắc phục tồn tại trên ngời
quản lý cần phải quan tâm sâu sát tới công tác chuyên môn cụ thể:
- Đầu năm học xây dựng các tiết dạy mẫu ở tất cả các khối lớp cho cả trườngdạy. Qua giờ dạy
mẫu này cần thống nhất đợc phươngpháp dạy học môn đạo đức để từ đó giáo viên áp dụng vào
việc giảng dạy trên lớp.
- Chỉ đạo cải tiến, đổi mới hình thức các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần tới từng tổ. Có
kế hoạch chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn từng tuần từng tháng. Nội dung chính của các buổi
chuyên môn là trao đổi rút kinh nghiệm những giờ dạy tuần trước, thảo luận nội dung bài dạy
tuần tới. Các thành viên trong tổ đưa ra những ý kiến về nội dung cũng như về phương pháp dạy
từng bài để cả tổ cùng nhau bàn bạc, thống nhất cách giải quyết.
- Để có tiết dạy đạt hiệu quả cao ngời quản lý cần phải chỉ đạo giáo viên cần chuẩn bị chu đáo
trước khi lên lớp:
+ Nghiên cứu nội dung bài giảng trước khi lên lớp. Xác định rõ mục đích yêu cầu, kiến thức
trọng tâm từng bài, từng phần. Soạn bài chi tiết cụ thể. Bài soạn có duyệt trước với BGH vào thứ
2 hàng tuần.
+ Căn cứ vào nội dung bài học chuẩn bị đồ dùng, tranh ảnh, sách báo, trang phục và các đồ
dùng phụ trợ khác để phục vụ cho các tiết học có tổ chức trò chơi.. .
+ Tuỳ từng nội dung bài học, đối tượng học sinh, điều kiện về cơ sở vật chất của lớp, của
trườngngời giáo viên lựa chọn và sử dụng linh hoạt các phương pháp cũng nh các hình thức dạy
học.
+ Người giáo viên phải tham khảo tìm đọc thêm truyện, sách báo, các thông tin về sách giáo
khoa hoặc có thể sưu tầm những câu chuyện về những gương tốt ngời thật, việc thật kể cho học
sinh nghe để qua đó cung cấp thêm những hiểu biết bên ngoài cuộc sống và giáo dục cho các em
theo nội dung, chủ đề của bài học.
Hàng năm trước 20/11 nhà trường phát động phong trào hội giảng cho tập thể giáo viên trong
nhà trường. Mỗi giáo viên tham dự dạy 2 tiết, trong đó có một tiết Toán hoặc Tiếng Việt và một
tiết môn ít giờ. Sau các giờ hội giảng đều đợc tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm thống phương
pháp dạy.
Mỗi năm nhà trường tổ chức hai lần hội thảo cần dành riêng quan tâm đến nội dung và phương
pháp giảng dạy môn đạo đức. Mỗi giáo viên viết một sáng kiến kinh nghiệm về các đề tài. Phân
công những giáo viên có kinh nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm đổi mới phương pháp giảng
daỵ môn đạo đức, phối kết hợp giáo dục đạo đức học sinh giữa nhà trường gia đình, xã hội... Sau
đó tổ chức cho mỗi tổ trình bày đề tài của mình để toàn thể giáo viên trao đổi, bàn bạc rút kinh
nghiệm trong giảng dạy bộ môn.
* Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
Nhà trường cần coi trọng công tác chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và thực hiện một cách
thường xuyên. Thực hiện sinh hoạt chuyên môn đúng lịch, đúng kỳ (một tháng 3 lần). Nội dung
sinh hoạt chuyên môn phải được ban giám hiệu duyệt trước với các tổ. Điều này sẽ giúp chất
lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn không ngừng đợc nâng cao. Nội dung sinh hoạt luôn đợc
cập nhật, đổi mới không ngừng: triển khai các văn bản hớng dẫn về chuyên môn, kiểm điểm
công tác giảng dạy trong thời gian qua, thảo luận đúc rút kinh nghiệm góp ý cho nhau về chuyên
môn nghiệp vụ … Với các đợt bồi dỡng thường xuyên theo chu kỳ của ngành mở cần đông viên
giáo viên tham gia một cách đầy đủ có chất lượng. Nhà trườngcần tạo điều kiện mua sách cho
giáo viên học tập, tham khảo. Bồi dỡng thêm về chế độ cho giáo viên đi học. Chính vì vậy đến
nay trường tôi đã có 100% giáo viên, cán bộ hoàn thành tốt các đợt bồi dỡng thờng xuyên theo
chu kỳ đặc biệt hội thảo về thay sách, học tập chuyên môn cho việc thay sách lớp 1, 2, 3,4.
- Phổ biến, chỉ đạo giáo viên đánh giá xếp loại học sinh môn đạo đức cũng nh xếp loại hạnh
kiểm theo đúng các văn bản chỉ đạo hớng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo.