ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
LÊ TÙNG SƠN
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG
KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------
LÊ TÙNG SƠN
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG
KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
Chuyên ngành: Khoa học Thông tin-Thư viện
Mã số: 60 32 02 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG
Giáo viên hướng dẫn
Chủ tịch Hội đồng chấm Luận văn
thạc sĩ khoa học
PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt
PGS.TS. Trần Thị Quý
Hà Nội - 2015
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
PGS.TS Trần Thị Quý
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác .
Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình./.
HỌC VIÊN
Lê Tùng Sơn
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và truyền đạt những
kiến thức hết sức quý báu giúp cho tôi hoàn thiện Luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Trần Thị Quý-Chủ tịch hội đồng
khoa học Khoa Thông tin-Thư viện, Ban Chủ nhiệm, cùng tập thể cán bộ và các quý
thầy cô của Khoa Thông tin-Thư viện-Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
đã truyền dạy những kiến thức quý báu, hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
trong suốt thời gian tôi theo học Cao học tại trường (từ 2012-2015).
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ths.Nguyễn Thị Thanh Mai-Vụ trưởng Vụ
Thư viện-Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã hết lòng động viên, chỉ bảo và truyền
đạt kiến thức thực tiễn, cũng như giúp đỡ tạo điều kiện trong suốt quá trình làm
Luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí Lãnh đạo Thư viện tỉnh
các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Yên Bái và các anh chị làm công tác
thư viện tại các tỉnh nói trên, đã giúp đỡ, tạo điều kiện giúp tôi trong quá trình khảo
sát thực tế phục vụ cho Luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
HỌC VIÊN
Lê Tùng Sơn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1: VĂN HÓA ĐỌC VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC VỚI THIẾU
9
NIÊN, NHI ĐỒNG KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
1.1.TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA ĐỌC VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC
9
1.1.1.Khái niệm văn hóa đọc
9
1.1.2. Khái niệm phát triển văn hóa đọc
14
1.1.3. Các thành tố của văn hóa đọc
15
1.1.3.1. Năng lực định hướng của chủ thể đối tượng
16
1.1.3.2. Năng lực lĩnh hội tài liệu
16
1.1.3.3. Thái độ ứng xử với tài liệu
18
19
1.1.4. Những yếu tố tác động đến văn hóa đọc
1.2. ĐẶC ĐIỂM THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
23
23
1.2.1.Khái quát về vùng núi phía Bắc
1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng
28
31
1.2.3. Đặc điểm riêng của thiếu niên, nhi đồng khu vực miền núi phía Bắc
1.3. VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THIẾU 32
NIÊN, NHI ĐỒNG KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
1.3.1 Phát triển về mặt trí tuệ
33
1.3.2 Định hƣớng phát triển đạo đức
34
1.3.3 Phát triển năng lực thẩm mỹ
34
1.4. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO 35
THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
1.4.1 Quan điểm phát triển văn hóa đọc cho thiếu niên, nhi đồng miền núi 35
phía bắc
1.4.2 Mục tiêu phát triển văn hóa đọc cho thiếu niên, nhi đồng miền núi 35
phía bắc
35
1.4.2.1. Mục tiêu tổng thể
36
1.4.2.2. Những mục tiêu cụ thể
CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN 37
VĂN HÓA ĐỌC CHO THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG
KHU VỰC MIỀN NÚI
PHÍA BẮC
2.1.THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG KHU 37
VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
2.1.1. Năng lực định hƣớng tới đối tƣợng đọc
37
2.1.1.1. Nhu cầu đọc và hứng thú đọc
37
2.1.1.2. Mục đích đọc
46
2.1.2. Năng lực lĩnh hội tài liệu
48
2.1.2.1. Phương pháp đọc
48
2.1.2.2. Khả năng hiểu nội dung tài liệu
48
2.1.2.3. Khả năng vận dụng tri thức trong sách vào thực tiễn
49
2.1.3. Ứng xử đối với sách báo của thiếu niên, nhi đồng
51
2.1.3.1. Nhận thức về lợi ích của việc đọc
51
2.1.3.2. Thái độ ứng xử với sách báo
52
2.2. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO THIẾU NIÊN, NHI 53
ĐỒNG KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
2.2.1. Công tác phát triển văn hóa đọc trong hệ thống thƣ viện công cộng
53
2.2.1.1. Tổ chức mạng lưới thư viện công cộng
53
2.2.1.2. Nguồn lực thông tin trong các thư viện
57
2.2.1.3. Tổ chức các dịch vụ thư viện phục vụ thiếu niên, nhi đồng đọc sách
59
2.2.2. Công tác phát triển văn hóa đọc trong các tổ chức khác
60
2.2.2.1 Công tác phát triển văn hóa đọc trong trường học
60
2.2.2.2. Công tác phát triển văn hóa đọc trong các điểm bưu điện văn hóa xã
61
2.2.2.3 Công tác phát triển văn hóa đọc trong gia đình
63
2.2.4. Đánh giá chung về điều kiện phát triển văn hóa đọc cho thiếu niên, 63
nhi đồng
2.2.4.1 Mặt mạnh
63
2.2.4.2 .Mặt hạn chế
64
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VĂN HÓA ĐỌC CỦA THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG 65
KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
2.3.1 Mặt mạnh
65
2.3.2. Mặt hạn chế
66
2.3.3 Nguyên nhân hạn chế
66
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO THIẾU NIÊN, 68
NHI ĐỒNG KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
3.1 NHÓM GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG THƢ VIỆN 68
CÔNG CỘNG PHỤC VỤ THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG
3.1.1. Xây dựng vốn tài liệu thƣ viện phù hợp, đáp ứng nhu cầu đọc của 68
thiếu niên, nhi đồng khu vực miền núi
3.1.2 Tổ chức các dịch vụ thƣ viện phục vụ thiếu niên, nhi đồng phù hợp 70
với địa bàn khu vực miền núi
3.1.3. Tăng cƣờng công tác truyền thông vận động về ý nghĩa, giá trị của 78
việc đọc sách, tuyên truyền giới thiệu sách cho thiếu niên, nhi đồng
3.1.4 . Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ thiếu niên, nhi đồng trong các thư viện
80
3.1.5 Tăng cƣờng sự phối hợp giữa thƣ viện cộng cộng điểm bƣu điện văn 81
hóa xã và các thiết chế văn hóa khác.
3.2.NHÓM GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO CÔNG TÁC GIÁO DỤC VĂN HÓA 82
ĐỌC CHO THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG TẠI NHÀ TRƯỜNG
3.2.1.Nâng cao chất lƣợng hoạt động của thƣ viện trƣờng học
83
3.2.2. Tăng cƣờng giáo dục văn hóa đọc tại nhà trƣờng
84
3.2.3.Tăng cƣờng phối hợp hoạt động thƣ viện giữa thƣ viện công cộng và trƣờng học 84
3.3. NHÓM GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TẠO ĐIỀU 85
KIỆN CHO THƢ VIỆN CÔNG CỘNG PHÁT TRIỂN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CỦA THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thƣ 85
viện quy định những vấn đề về cơ chế
3.3.2. Ban hành chính sách nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ thƣ 90
viện công cộng phục vụ thiếu niên, nhi đồng
3.3.3. Ban hành chính sách nhằm phát triển mô hình thƣ viện lƣu động
3.4. NHÓM GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG SỰ PHỐI HỢP GIỮA CÁC CẤP 92
CÁC NGÀNH CÁC ĐOÀN THỂ XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA ĐỌC CHO THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG
3.4.1. Ngành thông tin và truyền thông
93
3.4.2 . Ngành giáo dục và đào tạo
94
3.4.3 Ủy ban nhân các cấp
95
3.4.4 . Các ban ngành và tổ chức xã hội khác
95
KẾT LUẬN
97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
98
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ
1. Bảng số liệu
Bảng 2.1:. Kết quả sử dụng thời gian rảnh rỗi của thiếu niên, nhi đồng (phân theo
nhóm tuổi)
Bảng 2.2: Chủ đề đọc của thiếu niên, nhi đồng phân theo lứa tuổi
Bảng 2.3: Thời gian dành cho việc đọc sách của thiếu niên, nhi đồng
Bảng 2.4: Phương pháp đọc của thiếu niên, nhi đồng khu vực miền núi phía Bắc
Bảng 2.5: Thói quen đọc sách của thiếu niên, nhi đồng khu vực miền núi phía Bắc
Bảng 2.6: Ý nghĩa của sách báo đối với thiếu niên, nhi đồng khu vực miền núi phía
Bắc
Bảng 2.7: Mức độ đáp ứng của thư viện công về số lượng thư viện đối với nhu cầu
của người sử dụng
Bảng 2.8: Số lượng và trình độ cán bộ thư viện cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc
năm 2014
Bảng 2.9: Nguồn lực thông tin của thư viện cấp tỉnh năm 2014
Bảng 3.1: So sánh về cấp thẻ ngân hàng và cấp thẻ thư viện
2. Biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng các hoạt động thiếu niên, nhi đồng dân tộc kinh sử dụng khi
rảnh rỗi
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng các hoạt động thiếu niên, nhi đồng dân tộc thiểu số sử dụng
khi rảnh rỗi
Biểu đồ 2.3: Chủ đề đọc của thiếu niên, nhi đồng dân tộc Kinh (phân theo giới tính)
Biểu 2.4: Chủ đề đọc của thiếu niên, nhi đồng dân tộc thiểu số (phân theo giới tính)
Biểu đồ 2.5: Loại hình tài liệu mà thiếu niên, nhi đồng sử dụng
Biểu đồ 2.6: Môi trường đọc sách của thiếu niên, nhi đồng
Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng mục đích đọc sách của thiếu niên, nhi đồng khu vực miền núi
phía Bắc
Biểu đồ 2.8: Tỷ trọng về các lý do đọc sách của thiếu niên, nhi đồng khu vực miền núi
phía Bắc
Biểu 2.9 :Khả năng hiểu tài liệu của thiếu niên, nhi đồng nhóm dân tộc thiểu số
Biểu đồ 2.10: Mức độ ứng dụng những tri thức trong quá trình đọc sách vào thực
tiễn của thiếu niên, nhi đồng
Biểu đồ 2.11: Nhận thức của thiếu niên, nhi đồng khu vực miền núi phía Bắc về lợi ích của việc
đọc sách
37
40
45
48
52
53
54
55
57
71
38
39
41
42
43
44
46
47
49
51
51
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
IFLA
International Federation of Library Association and Institutions
( Liên đoàn quốc tế các thư viện và hiệp hội thư viện)
UNSESCO
United Nations Educational Scientific Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc)
Dự án BMGF-VN
Dự án Nâng cao khả năng truy nhập máy tính và internet công
cộng tại Việt Nam do Quỹ Bill&Melinda Gates tài trợ
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 Hội nghị Trung ƣơng 9
khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nƣớc đã định hƣớng xây dựng và phát triển văn hóa, con
ngƣời với mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con ngƣời Việt Nam phát triển toàn
diện, hƣớng dến chân-thiện-mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và
khoa học để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là
sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc. Với mục tiêu này, Đảng ta đã gắn phát triển văn hóa vào việc phát triển
con ngƣời, xây dựng con ngƣời Việt Nam phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ,
năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân… Văn
hóa đọc-một yếu tố giúp con ngƣời lĩnh hội, vận dụng tri thức, kinh nghiệm và giá
trị văn hóa của nhân loại, góp phần hình thành nhân cách cũng nhƣ vận dụng một
cách hiệu quả vào hoạt động sống nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của mỗi cá
nhân, thúc đẩy sự phát triển của xã hội đóng một vai trò hết sức quan trọng trong
việc thực hiện những mục tiêu về văn hóa của Đảng,
Văn hóa đọc đƣợc xem xét trên góc độ là một chuẩn mực trong việc đọc đƣợc
biểu hiện bằng khả năng lĩnh hội tri thức, cũng nhƣ khả năng vận dụng những tri
thức vào thực tiễn đáp ứng yêu cầu của xã hội, vì vậy phát triển văn hóa đọc đồng
nghĩa với việc xây dựng con ngƣời hội tụ những yếu tố nói trên, phục vụ đắc lực
cho sự phát triển của xã hội, phù hợp với đƣờng lối mà Đảng đề ra.
Thiếu niên, nhi đồnglà những ngƣời chủ tƣơng lai của quốc gia dân tộc, cũng
là lứa tuổi đang phát triển về tâm lý và sinh lý, lứa tuổi chịu ảnh hƣởng nhiều bởi
tác động của ngoại cảnh. Hơn nữa, trong những năm qua, với sự du nhập của văn
hóa ngoại lai, đã có những xu hƣớng, những nhận thức lệch lạc và thiếu lành mạnh
trong hứng thú đọc của thiếu niên, nhi đồng vì vậy phát triển văn hóa đọc cho thiếu
niên, nhi đồng-đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, nâng cao
khả năng lĩnh hội tri thức cũng nhƣ giúp các em trở thành những công dân có ích
cho xã hội sau này.
1
Đối với khu vực miền núi phía Bắc-một trong những địa bàn có ý nghĩa chiến
lƣợc về kinh tế-chính trị-văn hóa của đất nƣớc, việc phát triển văn hóa đọc cho thiếu
niên, nhi đồngđóng vai trò hết sức quan trọng bởi lẽ khu vực này xét về điều kiện
kinh tế, xã hội so với những khu vực khác còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí
còn chƣa cao so với mặt bằng chung cả cả nƣớc. Hơn nữa, khu vực miền núi phía
Bắc là nơi cƣ trú đồng bào dân tộc thiểu số, với nhiều tỉnh có đƣờng biên giới và có
vị trí chiến lƣợc đặc biệt quan trọng với chủ quyền an ninh quốc gia. Phát triển văn
hóa đọc-nâng cao nhận thức, trình độ dân trí để đồng bào nơi đây có thể vận dụng
những tri thức đó cho phát triển kinh tế-xã hội là một trong những chủ trƣơng của
Đảng ta hiện nay. Xuất phát từ lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “ Phát triển văn hóa
đọc cho thiếu niên, nhi đồngkhu vực miền núi phía Bắc Việt Nam” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu về văn hóa đọc
Văn hóa đọc là một trong những chủ đề thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc.
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Khái niệm văn hóa đọc đƣợc các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài khai thác chủ yếu
ở 02 góc độ: văn hóa đọc nhƣ một lớp văn hóa của cộng đồng dân cƣ trong một giai
đoạn nhất định và văn hóa đọc nhƣ một dạng văn hóa hành vi của mỗi con ngƣời
trong xã hội.
Theo Tsvetcova M; George D và Trimbur J. văn hóa đọc tiếp cận dƣới góc độ
hành vi đƣợc coi là biểu hiện qua các yếu tố: nhu cầu, hứng thú đọc; khả năng lựa
chọn và định vị tài liệu; khả năng giải mã văn bản; khả năng tiếp thu và vận dụng tri
thức vào cuộc sống.
Vai trò của văn hóa đọc trong xã hội hiện đại cũng đƣợc khẳng định trong
nghiên cứu của Hiệp hội các thƣ viện (IFLA) về “Nâng cao văn hóa đọc trong thời
đại kỹ thuật số”. Nghiên cứu cũng đã đƣa ra các giải pháp hữu hiệu cho phát triển
văn hóa đọc trong bối cảnh công nghệ kỹ thuật số phát triển.
Về vấn đề giáo dục văn hóa đọc cho lứa tuổi nhi đồng hay học sinh, có nhiều
công trình nghiên cứu của các học giả. Trong “Nguyên tắc và thực hành dạy đọc
2
(Principles and practices of teaching reading) Heilman A.W đã chú ý và phân tích
khá rõ đặc điểm lứa tuổi nhi đồng trong giáo dục văn hóa đọc cho học sinh phổ
thông. Trong tác phẩm “Hƣớng dẫn trẻ em đọc sách trong thƣ việ của Polzova T.D
nhấn mạnh vai trò của hƣớng dẫn đọc cho trẻ em trong việc giáo dục văn hóa đọc
cho các em, đồng thời chỉ ra những phƣơng pháp hƣớng dẫn có hiệu quả trong thƣ
viện thiếu niên, nhi đồng[34].
Một số tác phẩm bàn về việc đọc, phƣơng pháp đọc cũng đã đƣợc dịch sang
tiếng Việt. Tiêu biểu nhƣ các cuốn sau:
Tự học nhƣ thế nào ? của tác giả N.A. Rubakin ; Anh Côi dịch do Nhà xuất
bản Trẻ xuất bản năm 2002 đã trình bày nhiệm vụ của thanh niên là phải tự học
nâng cao kiến thức. Phƣơng pháp tự học là phải biết lựa chọn sách và biết cách đọc
sách, đặc biệt là sách văn học - chính là công cụ để giáo dục thẩm mỹ cho ngƣời
đọc
Bàn với thanh niên về vấn đề đọc sách của tác giả Tào Phƣợng ; Nguyễn Đức
Toản dịch do Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản năm 1958 đã nêu lên mục đích của
việc đọc sách với thanh niên và tinh thần ham đọc sách của các vị lãnh tụ cách
mạng. Tác giả cũng đã đề cập đến các vấn đề quan trọng lien quan đến việc đọc của
thanh niên nhƣ: Bồi dƣỡng sự ham thích và thói quen đọc sách trong thanh niên;
Thái độ đúng đắn khi đọc sách; Phân tích vài vấn đề về phƣơng pháp đọc sách…
Phƣơng pháp đọc sách của tác giả A.P. Primacôpxki; Phan Tất Đắc dịch do
Nhà xuất bản Giáo dục do Nhà xuất bản 1976 đã hệ thống các di sản của Mác,
Ănghen, Lênin về phƣơng pháp đọc sách. Đòng thời tác giả cũng nêu lên một số
kinh nghiệm lựa chọn, bảo quản, phát triển văn hoá đọc, kinh nghiệm tự đọc sách;
Vai trò của việc đọc sách và phƣơng pháp ghi chép trong khi đọc và thiết lập tủ sách
cá nhân.
Phƣơng pháp đọc sách có hiệu quả cao của tác giả Tiêu Vệ trình bày các
phƣơng pháp và những vấn đề cần lƣu ý để đọc sách đạt hiệu quả tốt nhƣ: xác lập
động cơ đọc đúng đắn, khắc phục một số thói quen không tốt cho việc đọc, lựa chọn
sách tốt, các phƣơng pháp từ cơ bản đến phức tạp, ghi chép khi đọc sách... Giới
thiệu một số sách mà thanh thiếu niên Trung Quốc cần đọc.
3
Nghệ thuật đọc sách báo của tác giả Adrien Jean; Tế Xuyên dịch do Nhà xuất
bản Đà Nẵng do Nhà xuất bản 1993 đã đề cập tới những vấn đề tâm lý học của việc
đọc sách, báo; Phƣơng pháp tiếp cận với từng loại sách báo: sách trẻ em, sách phê
bình, thơ, báo, ... sao cho có hiệu quả cao; phƣơng pháp lựa chọn sách báo để đọc,
một vài nét về vai trò của sách trong đời sống và một số nguyên nhân tâm lý liên
quan đến việc đọc sách
Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở nƣớc ta, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu ở những khía cạnh khác
nhau về văn hóa đọc. Các công trình do tác giả Việt Nam viết chủ yếu đề cập đến
vai trò của việc đọc, phƣơng pháp đọc và những vấn đề đặt ra trong phát triển việc
đọc trong nhân dân. Một số bài viết ở sách, báo, tạp chí tiêu biểu có thể nêu nhƣ:
“Hƣớng dẫn thiếu niên, nhi đồng đọc sách trong thƣ viện với sự phát triển
nhân cách của thiếu niên, nhi đồng Tp. Hồ Chí Minh”- Luận văn cao học của Phạm
Thị Quỳnh Hoa.
“ Phƣơng pháp đọc sách tốt nhất cho học sinh”- Tài liệu tham khảo của TS.
Phạm Lan Thanh.
“ Sự giao hòa giữa văn hóa đọc và văn hóa điện tử”- bài tiểu luận của Trần
Đức Vƣợng trên tạp chí Sách và đời sống.
“ Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông” của Ths. Nguyễn Hữu
Giới.
Trong “Việc chọn đọc sách truyện thiếu niên, nhi đồng trong một số gia đình
học sinh lớp 1 ở thành phố Huế” của tác giả Trần Thị Thanh Bình đăng trong Tạp
chí Tâm lý học 2005 Số 6 đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến việc chọn sách
truyện cho thiếu niên, nhi đồng ở độ tuổi học lớp 1.
“Suy nghĩ về nhu cầu đọc của trẻ em ngày nay “của tác giả Nguyễn Tuyết
Lan đăng trong Tạp chí Thƣ viện Việt Nam năm 2005 Số 3 đã nêu lên một số nhận
cảm của tác giả về nhu cầu đọc của thiếu niên, nhi đồng và các biện pháp để đáp
ứng các nhu cầu đó.
“Đọc sách và sự phát triển nhân cách của thiếu niên, nhi đồng” của tác giả
Trần Thị Minh Nguyệt đăng trong Tạp chí Giáo dụ năm 2006. - Số 135 đã đề cập
4
đến vai trò của việc đọc đối với việc phát triển nhân cách của thiếu niên, nhi đồng
và một số vấn đề cần quan tâm để đẩy mạnh việc đọc trong lƣa tuổi thiếu niên, nhi
đồng.
“Về phƣơng pháp, kỹ năng đọc sách, tìm kiếm tƣ liệu” của tác giả Vũ Ngọc
Am đăng trong Tạp chí Tuyên giáo số 9 năm 2009 đã phân tích ý nghĩa của việc
đọc sách đối với ngƣời học và ngƣời dạy nói chung và trong lĩnh vực nghiên cứu,
học tập và giảng dạy lý luận chính trị nói riêng. Tác giả đã đề cập đến một số vấn đề
về kỹ năng, phƣơng pháp đọc sách, tìm kiếm tƣ liệu từ: Xác định mục đích của việc
đọc, đến lựa chọn sách đọc và một số vấn đề về phƣơng pháp đọc.
“Thực trạng và một số giải pháp để nâng cao hoạt động thƣ viện và phong trào
đọc sách báo ở cơ sở nƣớc ta” của tác giả Nguyễn Hữu Giới đăng trong Tạp chí
Thƣ viện Việt Nam năm 2005 Số 2 đã điểm qua một vài nét về thực trạng công tác
thƣ viện và phong trào đọc sách báo ở cơ sở. Bài viết cũng nêu ra các giải pháp để
phát triển mạng lƣới thƣ viện và đáp ứng tôt hơn nữa nhu cầu đọc của ngƣời dân ở
cơ sở.
Các công trình, đề tài nghiên cứu khoa học về văn hóa đọc tập trung vào các
nội dung nhƣ nghiên cứu thực trạng văn hóa đọc ở một vùng miền, một tỉnh hay
một đơn vị nào đó nhƣ:
Bài viết “Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển văn hóa đọc sinh viên
Huế” của Nguyễn Thị Bích Ngọc, Đại học Huế tại Kỷ yếu Hội thảo “Định hƣớng và
giải pháp phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tổ chức tháng 10/2010 đã nêu nên thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Huế và từ
đó đƣa ra một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên
Huế.
Tham luận “Thực trạng Công tác phục vụ ngƣời đọc tại thƣ viện tỉnh Nghệ An
và suy nghĩ về những biện pháp để nâng cao ý thức của ngƣời dân về việc đọc sách”
của Đào Tam Tỉnh-Giám đốc Thƣ viện tỉnh Nghệ An, tham luận tại Hội thảo “Định
hƣớng và giải pháp phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tổ chức tháng 10/2010 đã nêu lên thực trạng công tác phục vụ ngƣời đọc tại
thƣ viện tỉnh Nghệ an, những biện pháp nhằm nhâng cao ý thức của ngƣời dân về
5
đọc sách từ đó đƣa ra các đề xuất nhằm nâng cao văn hóa đọc cho bạn đọc tỉnh
Nghệ An
Tham luận “Làm gì để góp phần nâng cao văn hóa đọc cho nhân dân” của Ths
Nguyễn Hữu Giới, tham luận tại Hội thảo “Định hƣớng và giải pháp phát triển Văn
hóa đọc ở Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tháng
10/2010.Tham luận nêu nên những nhận định về tình hình văn hóa đọc ở nƣớc ta
hiện nay và những biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn để đƣa nhiều sách báo đến tay
bạn đọc nhất là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Công trình nghiên cứu “Phát triển văn hóa đọc trong thanh thiếu niên trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh” (đề tài cấp bộ) của nhóm tác giả, chủ nhiệm đề tài:
Ths Võ Công Nam. Đã đánh giá thực trạng văn hóa đọc trong thanh thiếu niên trên
địa bàn Tp. Hồ Chí Minh hiện nay, những mặt mạnh, mặt yếu, thời cơ và thách thức
đồng thời phác thảo chiến lƣợc phát triển văn hóa trong thanh thiếu niên trên địa
bàn Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2015.
Công trình nghiên cứu “Thực trạng văn hóa đọc của Thanh thiếu niên tại Bình
Dƣơng hiện nay” do Ths Nguyễn Văn Thục-Phó Giám đốc Trung tâm tƣ vấn và
dịch vụ Khoa học công nghệ Bình Dƣơng làm chủ nhiệm đã đánh giá văn hóa của
Thanh thiếu niên tỉnh Bình Dƣơng đồng thời đề xuất các giải pháp, khuyến khích
nhằm góp phần định hƣớng văn hóa đọc cho thanh thiếu niên tỉnh Bình Dƣơng.
Đồng thời phân tích, đánh giá các nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động tới
văn hóa đọc của Thanh thiếu niên tỉnh Bình Dƣơng.
Ngoài ra còn một số những công trình nghiên cứu khác nhƣ một số luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Văn hóa học và thƣ viện học nhƣ “ văn hóa đọctrong đời sống
thiếu niên, nhi đồng hôm nay” (2003) của Phạm Quang Vinh; “văn hóa đọc trong
than niên học sinh Trung học phổ thông Hà Nội ngày nay” (2005) của Vũ Nhƣ Trừ,
“Nghiên cứu phát triển văn hóa đọc cho học sinh tiểu học trong thƣ viện tại Thủ đô
Viêng Chăn” (2006) của Onta Samuntry”..
Các công trình nghiên cứu nói trên nhìn chung đề cập đến hoặc là vai trò của
văn hóa đọc trong đời sống, hoặc là những khía cạnh chung về văn hóa đọc nhƣ thói
quen đọc, cách đọc, cách lựa chọn tài liệu đọc.. hoặc là nghiên cứu thực trạng văn
6
hóa đọc ở một địa bàn cụ thể (Tp. Hồ Chí Minh, Miền núi Phía Bắc, Bình
Dƣơng…) hoặc là nghiên cứu ở 1 nhóm đối tƣợng cụ thể nhƣ thanh niên, thiếu
niên..chƣa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu về thực trạng và giải
pháp để phát triển văn hóa đọc cho đối tƣợng thiếu niên, nhi đồng tại khu vực miền
núi phía Bắc. Vì vậy đề tài “Phát triển Văn hóa đọc cho thiếu niên, nhi đồng khu
vực miền núi phía Bắc mang một ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao và không trùng
lặp với các công trình nghiên cứu trƣớc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài khảo sát thực trạng về văn hóa đọc trên cơ sở đó đề xuất ra các giải
pháp phát triển văn hóa đọc cho thiếu niên, nhi đồngkhu vực miền núi phía Bắc ở
nƣớc ta.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc;
- Khảo sát thực trạng văn hóa đọc của thiếu niên, nhi đồng khu vực miền núi
phía Bắc;
- Làm rõ những điều kiện ảnh hƣởng đến văn hóa đọc của thiếu niên, nhi đồng
miền núi phía Bắc, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển văn hóa đọc ở các
tỉnh miền núi phía Bắc.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu văn hóa đọc của thiếu niên, nhi đồng.
5. Phạm vi nghiên cứu
Luân văn đi sâu nghiên cứu văn hóa đọc và các giải pháp phát triển văn hóa
đọc cho thiếu niên, nhi đồng khu vực miền núi phía Bắc ở nƣớc ta.
Thời gian từ năm 2013-2015
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1 Về phương pháp luận
Luận văn vận dụng cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử
đồng thời dựa trên quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển văn hóa.
7
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết thông qua tổng hợp, phân tích các tài liệu
có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra bằng bảng hỏi, thu thập số liệu có
liên quan. Đề tài xây dựng 03 mẫu phiếu điều tra, với tổng số mẫu phiếu là 928
phiếu trong đó:
+ Mẫu phiếu 1: thu thập thông tin từ đối tƣợng thiếu niên, nhi đồng tại 03 tỉnh:
Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, của 9 huyện thuộc 03 tỉnh này. (mỗi huyện 100
phiếu).
+ Mẫu phiếu 2: Thu thập thông tin từ các thƣ viện của 03 tỉnh: Cao Bằng, Bắc
Kạn, Thái Nguyên, trong đó có 03 thƣ viện tỉnh, 09 thƣ viện huyện, 01 thƣ viện xã,
và 01 thƣ viện trƣờng học. (tổng cộng: 14 phiếu).
+ Mẫu phiếu 3: Thu thập thông tin từ các cán bộ phụ trách công tác thƣ viện
tại các thƣ viện tỉnh, thƣ viện huyện và thƣ viện xã (tổng cộng: 14 phiếu).
Ngoài ra đề tài có tiến hành phỏng vấn sâu 03 cán bộ là Lãnh đạo thƣ viện tỉnh
của các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên về định hƣớng phát triển văn hóa đọc.
- Phƣơng pháp thống kê:
- Phƣơng pháp quan sát
- Phƣơng pháp phỏng vấn
7. Bố cục luận văn
Luận văn bao gồm 03 chƣơng
Chƣơng 1: Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc đối với thiếu niên, nhi đồng
khu vực miền núi phía Bắc
Chƣơng 2: Thực trạng văn hóa đọc và công tác phát triển văn hóa đọc cho
thiếu niên, nhi đồng khu vực miền núi phía Bắc
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển văn hóa đọc cho thiếu niên, nhi đồng khu vực
miền núi phía Bắc.
8
CHƢƠNG 1: VĂN HÓA ĐỌC VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC VỚI
THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC
1.1.TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA ĐỌC VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC
1.1.1.Khái niệm văn hóa đọc
Văn hóa
Trong lịch sử, khái niệm văn hóa xuất hiện rất sớm ở phƣơng Đông cũng nhƣ
ở phƣơng Tây. Trong thời kỳ Cổ đại ở Trung Quốc, văn hóa đƣợc hiểu là cách thức
điều hành xã hội của tầng lớp thống trị dùng văn hóa và giáo hóa, dùng cái hay, cái
đẹp để giáo dục và cảm hóa con ngƣời.
Ơ phƣơng Tây, từ văn hóa bắt nguồn từ tiếng La tinh, có nghĩa là vun trồng,
tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con ngƣời. Khái niệm văn hóa về
sau phát triển ngày càng phong phú. Tùy cách tiếp cận khác nhau, cách hiểu khác
nhau, đến nay đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Tuy khác nhau,
nhƣng các định nghĩa đó đều thống nhất ở một điểm, coi văn hóa là cái do con
ngƣời sáng tạo ra, cái đặc hữu của con ngƣời. Văn hóa là đặc trƣng căn bản, phân
biệt con ngƣời với động vật, cũng là tiêu chí căn bản để phân biệt sản phẩm nhân
tạo và sản phẩm tự nhiên.
Khái niệm văn hóa đều đƣợc xem xét trên 03 cấp độ: 1. Văn hóa đƣợc xem
nhƣ thuộc tính của loài ngƣời; 2. Văn hóa đƣợc xem nhƣ nền văn hóa của một thể
chế chính trị -xã hội gắn với mỗi quốc gia, dân tộc; 3, Văn hóa đƣợc hiểu theo nghĩa
hẹp gắn với chức năng quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực văn hóa [5,tr3].
Khái niệm Văn hóa đƣợc hiểu ở góc độ rộng đó là văn hóa đƣợc xem nhƣ
thuộc tính của loài ngƣời, phản ánh sức mạnh bản chất của con ngƣời sự sáng tạo,
vƣơn đến cái đúng, cái tốt đẹp. Trong tuyên ngôn của Hội nghị quốc tế về chính
sách văn hóa do UNESCO chủ trì từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 6 tháng 8 năm 1982
tại Mexico văn hóa đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng
biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay
một nhóm ngƣời trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chƣơng, những
lối sống, những quyền cơ bản của con ngƣời, những hệ thống giá trị, những tập tục
và tín ngƣỡng. Văn hóa đem lại ho con ngƣời khả năng suy xét về bản thân. Chính
9
văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành nhũng sinh vật đặc biệt, có lý tính, có óc phê
phán và dấn thân một cách có đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con ngƣời tự thể hiện,
tự ý thức đƣợc bản thân, tự biết mình là một phƣơng án chƣa hoàn thành đặt ra để
xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới
mẻ, sang tạo nên những công trình mới mẻ, những công trình vƣợt trội bản
thân”[27, tr216].
Trong trang cuối của bản thảo Nhật ký trong tù (1942) dƣới tiêu đề Mục đọc
sách, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa hết sức bao quát về văn hóa mà nhiều
quan niệm đƣơng thời, theo đó Ngƣời đã cho rằng “ Vì lẽ sinh tồn cũng nhƣ mục
đích của cuộc sống, loài ngƣời mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phƣơng thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tác
và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp mọi phƣơng thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà loài ngƣời đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu
đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.[30]
Theo Trần Ngọc Thêm “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất,
tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong
sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của mình”.[ 21]
Nhƣ vậy với khái niệm ở góc độ rộng, văn hóa đƣợc xác định trên hai phƣơng
diện: thứ nhất, văn hóa gắn với sự thể hiện, phát huy, giải phóng “năng lực bản chất
ngƣời” trong tất cả mọi dạng hoạt động và quan hệ của con ngƣời, văn hóa xuất
hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thứ hai, văn hóa bao gồm thế giới các
giá trị đƣợc kết tinh trong “thiên nhiên thứ hai” với tƣ cách là sản phẩm của hoạt
động sáng tạo của con ngƣời [19,tr12].
Nhƣ vậy văn hóa chính là chiều cạnh trí tuệ và nhân văn thể hiện trong các
hoạt động sống của con ngƣời. Có thể khẳng định văn hóa là tổng hòa các giá trị mà
con ngƣời sáng tạo ra trong thực tiễn lịch sử-xã hội của mình. Trong bất kỳ hoạt
động nào của con ngƣời trong đó có hoạt động đọc, khía cạnh văn hóa đƣợc nhìn
nhận ở mức độ sáng tạo và nhân văn của con ngƣời-cái thể hiện năng lực bản chất
10
ngƣời và đƣợc kết tinh thành các giá trị biểu hiện ra trong các chuẩn mực hoạt
động[12, tr13].
Hoạt động đọc
Đọc là quá trình giải mã thông tin đƣợc phản ánh dƣới dạng tài liệu nhằm tích
lũy và nâng cao tri thức từ đó giúp nâng cao kỹ năng sống, mƣu sinh và mƣu cầu
hạnh phục của con ngƣời. Trong quá trình đọc, con ngƣời cần vận dụng các giác
quan, đặc biết là thị giác và tƣ duy, kinh nghiệm để giải mã thông tin trong tài liệu,
văn tự, chữ viết dung để ghi lại thông tin trong tài liệu là ký hiệu đƣợc quy ƣớc và
thừa nhận trong một cộng đồng nhất định. Để giải mã thông tin trƣớc hết con ngƣời
phải nhận dạng đƣợc chữ viết, sau đó là có kiến thức để có thể hiểu đƣợc thông tin
đề cập trong tài liệu.
Tuy vậy, việc đọc không dừng lại ở việc nắm thông tin. Mỗi ngƣời đọc sách vì
một mục đích nhất định, đồng thời mỗi ngƣời có thể lĩnh hội nội dung tài liệu ở
mức độ khác nhau, tùy theo trình độ văn hóa, đặc điểm nhận thức mà trong mỗi nội
dung tài liệu khác nhau, họ lại có cách thức giải mã thông tin khác nhau. Sự khác
nhau trong việc đọc đƣợc quy định bởi trình độ văn hóa, sự hiểu biết và năng lực tƣ
duy của mỗi ngƣời. Nhƣ vậy, nếu nhƣ con ngƣời biết chữ thì có thể biết đọc, nhƣng
việc đọc của mỗi ngƣời có thể đạt đƣợc ở một mức độ khác nhau tùy theo các đặc
điểm văn hóa và năng lực tƣ duy của mỗi ngƣời.
Văn hóa đọc
Hiện tại có nhiều cách tiếp cận khác nhau về văn hóa đọc và tùy theo cách tiếp
cận khác nhau, thì có những ý kiến xung quanh khái niệm về văn hóa đọc.
Đã có nhiều tác giả nƣớc ngoài đề cập đến bản chất của việc đọc và văn hóa
đọc. Tsvetkova trong bài viết “ Máy tính làm hồi sinh văn hóa đọc” cho rằng việc
đọc là một hoạt động nhận thức đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành văn hóa
thông tin của con ngƣời: hiểu đƣợc các ý tƣởng phát minh, tiếp nhận, lƣu giữ, cải
biến và tổ chức thông tin, sáng tạo ra tri thức mới và áp dụng chúng trong thực tiễn
[49]. Nhƣ vậy, bản chất của việc đọc là lĩnh hội và vận dụng tri thức trong tài liệu
vào cuộc sống. Với quan điểm này, văn hóa đọc đƣợc xem xét ở hai góc độ: theo
nghĩa rộng, văn hóa đọc đƣợc coi nhƣ một lớp văn hóa thể hiện trình độ phát triển
11
của văn minh nhân loại, văn hóa đọc ra đời gắn liền với sự ra đời của chữ viết; theo
nghĩa hẹp, văn hóa đọc đƣợc xem xét nhƣ hành vi của mỗi cá nhân trong xã hội, thể
hiện ở khả năng giải mã và lĩnh hội thông tin tri thức trong tài liệu của mỗi cá
nhân[12,tr 15]
Theo William A.Johnson trong tác phẩm “ văn hóa đọc và giáo dục” nhấn
mạnh việc đọc không phỉa là hoạt động, hay thậm trí một quá trình mà là một hệ
thống, một hệ thống văn hóa phức tạp, ảnh hƣởng tới nhiều cách hiểu khác nhau
trong việc ngƣời đọc giải mã ngôn ngữ của tác giả [34]. Kết quả của việc đọc không
chỉ đơn thuần là hiểu ý nghĩa của những điều trình bày trong sách mà là sự thể hiện
chiều sâu trong văn hóa và nhận thức của mỗi cá nhân. Điều đó có nghĩa là trình độ
văn hóa và trình độ hiểu biết của mỗi cá nhân ảnh hƣởng quyết định tới chất lƣợng
của việc đọc. Chính vì vậy, cùng đọc một loại văn bản những ngƣời có tầm văn hóa
khác nhau thì có cách thức giải mã văn bản khác nhau[12,tr15]
Polzova T.Đ trong cuốn “ hƣớng dẫn thiếu niên, nhi đồng đọc sách trong thƣ
viện” khẳng định văn hóa đọc là sự biểu hiện các năng lực sáng tạo của con ngƣời
trong hoạt động đọc sách, là thƣớc đo mức độ lĩnh hội tài liệu của mỗi con ngƣời
[35].
Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả đề cập đến văn hóa đọcvới nhiều quan điểm
khác nhau:
Theo Nguyễn Hữu Viêm văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa: nghĩa
rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của cộng
đồng xã hội, các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các nhà quản lý, các thành viên trong
xã hội. ứng xử đọc, giá trị đọc, chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản
lý nhà nƣớc là chính sách, đƣờng lối, kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm phát triển
nền văn hoá đọc quốc gia. Các hoạt động này đều nhằm tạo ra hành lang pháp lý
thúc đẩy, phát triển tài liệu đọc có giá trị, chất lƣợng, phong phú, đa dạng và lành
mạnh, đồng thời tuyên truyền, hƣớng dẫn đọc chúng cho mọi ngƣời đọc khác nhau,
không phân biệt giàu nghèo, trình độ cao hay thấp, ở đô thị hay vùng nông thôn hẻo
lánh đều có khả năng ngang nhau tiếp cận chúng
12
Ở nghĩa hẹp, đó là văn hoá đọc của mỗi cá nhân trong xã hội, đƣợc thể hiện
thành thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc của họ. Thói quen đọc đƣợc gây
dựng, nuôi dƣỡng và định hình trong suốt cuộc đời. Nếu không đƣợc nuôi dƣỡng
chu đáo, hoặc bị áp lực xã hội nhƣ công việc căng thẳng, chiếm hết thời gian trong
ngày, bị các phƣơng tiện nghe nhìn cuốn hút..., thói quen đọc cũng có thể bị suy
thoái, lụi tàn[29].
Theo nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình thì “văn hóa đọc chính là thái độ, là
cách ứng xử của chúng ta với tri thức, sách vở” và ông khuyên mỗi ngƣời nên đọc
sách sao cho hợp lý và bổ ích, hợp với quy luật tiếp cận tri thức.
Theo PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt văn hóa đọc là tổng thể các năng lực của
chủ thể hƣớng tới việc tiếp nhạn và sử dụng thông tin trong tài liệu, văn hóa đọc
xem xét ở cấp độ cá nhân bao hàm khía cạnh định hƣớng của chủ thể tới đối tƣợng
đọc (nhu cầu đọc), khả năng, trình độ lĩnh hội, thông tin (kỹ năng đọc), cả ở phản
ứng với đối tƣợng đọc (ứng xử văn hóa). Theo quan điểm này, văn hóa đọc của mỗi
cá nhân là sự biểu hiện rõ nét xu hƣớng tinh thần và năng lực nhận thức của chính
họ trong mối tƣơng quan với các điều kiện văn hóa xã hội đƣơng thời [12,tr16].
Nhƣ vậy, mỗi cá nhân trong xã hội khi biết giải mã tài liệu đều có thể có văn hóa
đọc ở một mức độ nhất định, tùy theo năng lực giải mã và tiếp nhận tài liệu của họ.
Theo Ths. Chu Văn Khánh văn hóa đọc là một loại hình hoạt động văn hóa bởi
lẽ: đọc sách là tiêu thụ và quảng bá những giá trị văn hóa; các giá trị từ sách báo mà
ngƣời đọc tiếp nhận, đã đƣợc thực thao và làm nền tảng sáng tạo nên những giá trị
mới, vì vậy có thể xem văn hóa đọc là một chỉ số văn hóa của một cộng đồng xã hội.
TS. Lê Văn Viết quan niệm đọc đến một mức độ, trình độ nhất định nào đó thì
mới đƣợc coi là văn hóa đọc.
Ths. Bùi Văn Vƣợng lại coi thuật ngữ văn hóa đọclà đọc sách có văn hóa hay
nói cách khác đó là xây dựng một xã hội học đọc sách[31].
Hiện nay, giới trẻ cũng có những quan điểm khác nhau về văn hóa đọc, có
ngƣời quan niệm về văn hóa đọc rằng “không quan trọng bạn đọc đƣợc bao nhiêu,
quan trọng là bạn đọc đƣợc những gì và để làm gì, văn hóa đọc chính là gấp cuốn
sách lại và mở cuộc đời ra” hay nói cách khác, quan trọng không phải bạn đọc đƣợc
13
bao nhiêu, mà bạn đọc đƣợc những gì, đọc đƣợc nhƣ thế nào và đọc để làm gì. Có
những ngƣời đã đoc đi đọc lại 10 lần cuốn sách “những ngƣời khốn khổ” nhƣng vẫn
ngoảnh mặt làm ngơ trƣớc những em bé bơ vơ ngoài kia, có những ngƣời sẵn sang
bình phẩm, chê bai bài báo mạng, nhƣng chƣa một lần nhìn lại bản thân. Có ngƣời
có thể khóc sƣớt mƣớt vì cuốn tiểu thuyết ngôn tình đẫm lệ nhƣng lại thờ ơ trƣớc
những yêu thƣơng bình dị xung quanh. Còn với nhiều bạn trẻ khác, khi đƣợc hỏi
văn hóa đọc là gì, nhiều ngƣời cho rằng đừng nên hiểu theo những nghĩa quá lớn lao
và không nên áp đặt suy nghĩ của mỗi thế hệ vào đọc sách, chỉ nên nghĩ đơn giản
văn hóa đọc là theo sở thích, đam mê và nuôi dƣỡng sở thích đó
Nhƣ vậy, văn hóa đọc là một khái niệm đa nghĩa, ở mỗi phƣơng diện tiếp cận
chúng ta đều có những quan niệm, khái niệm khác nhau về văn hóa đọc. Trong giới
hạn tiếp cận vấn đề của luận văn, tác giả xin đƣa ra khái niêm về văn hóa đọc trên
cơ sở tham khảo, tiếp thu những ý kiến, những quan điểm về văn hóa đọc của các
nhà nghiên cứu.
Văn hóa đọc là sự sáng tạo của con người thông qua hoạt động đọc được biểu
hiện bằng năng lực định hướng tiếp nhận và giải mã và vận dụng thông tin, tri thức
trong tài liệu vào thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
1.1.2. Khái niệm phát triển văn hóa đọc
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac Lê nin thì phát triển là “sự vận động tiến
lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn”. Theo đó ta có thể hiểu phát triển là sự gia tăng, biến đổi hoặc làm cho biến
đổi theo chiều hƣớng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến
phức tạp.
Theo đó có thể hiểu Phát triển văn hóa đọc là sự vận động từ thấp đến cao, từ
chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn năng lực định hướng, tiếp nhận và giải mã và
vận dụng thông tin, tri thức trong tài liệu vào thực tiễn của chủ thể vào việc đọc.
văn hóa đọc của mỗi người hay một cộng đồng có thể tồn tại ở nhiều mức độ khác
nhau tùy theo điều kiện của mỗi cộng đồng. Phát triển văn hóa đọc là tạo ra điều
kiện để chủ thể có thể nâng cao năng lực sáng tạo của mình trong quá trình đọc. Để
phát triển văn hóa đọc cần có các điều kiện:
14
- Môi trƣờng đọc thuận lợi, đảm bảo cho ngƣời dân ở mọi lứa tuổi, trình độ,
ngành nghề, địa bàn cƣ trú, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới,
hải đảo có thể tiếp cận và sử dụng tài liệu, sách báo, thông tin và các dịch vụ khác
trong thƣ viện và một số thiết chế văn hóa khác.
- Giáo dục văn hóa đọc nhằm định hƣớng đọc lành mạnh phù hợp với nhu cầu
đọc của từng nhóm đối tƣợng trong xã hội và phù hợp với định hƣớng của Đảng,
Nhà nƣớc về xây dựng con ngƣời mới; trang bị những kỹ năng cần thiết về đọc và
khai thác thông tin, tri thức trong tài liệu cho ngƣời dân trƣớc hết là đối tƣợng học
sinh, sinh viên.
- Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa đọc; trách nhiệm của các tổ
chức, cá nhân trong cộng đồng đối với văn hóa đọc. Hình thành thói quen đọc, để
việc đọc trở thành nề nếp trong cuộc sống, học tập, lao động, sản xuất của ngƣời
dân, mà trƣớc hết là học sinh, sinh viên.
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang phát triển
mạnh mẽ và tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế đã trở thành xu hƣớng của mọi quốc gia. Điều đó đòi hỏi nguồn nhân
lực phải không ngừng nâng cao trình độ, có kiến thức và kỹ năng phù hợp với một
môi trƣờng làm việc không ngừng thay đổi. Đối với Việt Nam, một quốc gia có nền
văn hiến lâu đời, luôn coi trọng việc học tập nâng cao trình độ, phát triển văn hóa
đọc cho mọi đối tƣợng trong xã hội là một yêu cầu bức thiết và bắt buộc. Phát triển
văn hóa đọc nhằm mục đích nâng cao dân trí; góp phần xây dựng một xã hội học
tập là một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc ta. Đặc biệt đối
với đối tƣợng ngƣời dân ở vùng sâu vùng xa việc phát triển văn hóa đọc còn mang ý
nghĩa vô cùng to lớn góp phần xóa mù chữ và tái mù, nâng cao dân trí, ổn định xã
hội từng bƣớc nâng cao chất lƣợng cuộc song cho đồng bào.
1.1.3. Các thành tố của văn hóa đọc
Theo PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt “ văn hóa đọc đƣợc xem xét ở cấp độ cá
nhân bao hàm khía cạnh, định hƣớng của chủ thể tới đối tƣợng đọc (nhu cầu đọc),
khả năng, trình độ linh hội, thông tin (kỹ năng đọc), cả ở phản ứng với đối tƣợng
đọc (ứng xử văn hóa)[12,tr16].
15