BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------- --------------
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM"
NĂM 2014 DÀNH CHO SINH VIÊN
TÊN ĐỀ TÀI
“CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG
CẦU VƯỢT DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
Thuộc nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý 2 (KD2)
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG, BIỂU ĐỒ
HÌNH VẼ
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
An toàn giao thông hiện nay là một vấn đề cấp thiết, nhận được nhiều sự quan
tâm, chú ý của dư luận và toàn xã hội. Đi khắp các nẻo đường gần xa, khẩu ngữ “An
toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà” như một lời nhắc nhở, cảnh báo đến người
tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông để mang lại an
toàn cho chính mình, hạnh phúc cho gia đình và cho toàn xã hội. Tuy nhiên số vụ tai
nạn giao thông trong cả nước không hề giảm, đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hà
Nội. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2013 cả nước xảy
ra 29.385 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.369 người, bị thương 29.500 người. Riêng
địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra 2.252 vụ tai nạn giao thông khiến 626 người chết,
2.008 người bị thương. Trong đó số vụ tai nạn giao thông liên quan đến người đi bộ
ngày càng nhiều và một trong các nguyên nhân chính của tình trạng này là người đi bộ
qua đường không đúng nơi quy định trong khi đường phố quá đông phương tiện đi lại,
các phương tiện di chuyển quá nhanh không làm chủ được tốc độ của mình.
Cầu vượt dành cho người đi bộ có vai trò to lớn trong việc đảm bảo an toàn
giao thông cho người đi bộ, giảm thiểu đáng kể số vụ tai nạn giao thông xảy ra do
nguyên nhân người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định. Đồng thời cũng là
biện pháp giảm ách tắc giao thông trong những giờ cao điểm, đông người và phương
tiện qua lại trên đường. Thêm vào đó, cầu vượt dành cho người đi bộ cũng góp phần
làm đẹp cảnh quan đô thị, tạo nên diện mạo mới về giao thông trên địa bàn thành phố
Hà Nội hiện nay.
Hiện nay, toàn thành phố Hà Nội có hơn 30 cây cầu vượt dành cho người đi bộ,
phục vụ nhu cầu đi bộ qua đường cho nhân dân thủ đô. Kinh phí xây dựng mỗi cây cầu
lên tới vài tỷ đồng, thậm chí có cây cầu được đầu tư hàng chục tỷ đồng. Nhiều dự án
xây mới và hoàn thành cầu vượt dành cho người đi bộ vẫn tiếp tục được triển khai, tuy
nhiên vẫn không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Với nguồn ngân sách rất lớn bỏ
ra để xây dựng cầu vượt dành cho người đi bộ phục vụ cho người dân thì trên thực tế
vẫn còn xảy ra tình trạng “nơi cần không có, nơi có không cần”, và nhiều người đi bộ
vẫn “ngó lơ” với những cây cầu, băng qua đường bất chấp sự hiểm nguy cho bản thân.
Rất nhiều cầu vượt dành cho người đi bộ có số phận hẩm hiu, không có mấy ai qua lại
như cầu trên đường Trần Đại Nghĩa (gần Đại học Kinh tế Quốc dân), cầu trên đường
2
Phạm Huy Thông (bắc từ đường Phạm Huy Thông sang trụ sở công an phường Ngọc
Khánh)…Vậy câu hỏi được đặt ra là: tại sao Nhà nước phải bỏ ra rất nhiều tiền để xây
dựng cầu vượt dành cho người đi bộ mà người dân vẫn không sử dụng hoặc việc sử
dụng không hiệu quả? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành cho
người đi bộ của người dân?
Xuất phát từ thực trạng nổi cộm trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi
bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử
dụng cầu vượt dành cho người đi bộ qua 3 cầu: Cầu vượt dành cho người đi bộ trên
đường Giải phóng-Lê Thanh Nghị (Quận Đống Đa); Cầu vượt dành cho người đi
bộ trên đường Trần Đại Nghĩa (Quận Hai Bà Trưng); Cầu vượt dành cho người đi
bộ trên đường Cầu Giấy (Quận Cầu Giấy). Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng
cao mức độ sử dụng của người dân qua 3 cầu vượt dành cho người đi bộ kể trên nói
riêng và qua các cầu vượt dành cho người đi bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội nói
chung.
Đề tài có 3 mục tiêu cụ thể sau:
- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ.
- Phân tích thực trạng sử dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu
vượt dành cho người đi bộ hiện nay tại 3 cây cầu vượt dành cho người đi bộ trên
đường Giải Phóng - Lê Thanh Nghị, Trần Đại Nghĩa và Cầu Giấy.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho các bên liên quan: chính quyền địa
phương và người sử dụng nhằm nâng cao việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành
cho người đi bộ.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: Cầu vượt dành cho người đi bộ trên tuyến đường
Giải Phóng - Lê Thanh Nghị (Quận Đống Đa); Trần Đại Nghĩa (Quận Hai Bà
Trưng); Cầu Giấy (Quận Cầu Giấy)
+ Nội dung nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành
3
cho người đi bộ từ góc nhìn của người dân.
+ Thời gian thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp: từ năm 2012 đến năm 2013.
Số liệu sơ cấp: từ 25/02/2014 đến 15/03/2014.
4. Quá trình và phương pháp nghiên cứu
Qua thực tế khảo sát và nghiên cứu lần lượt theo một quá trình và vận dụng
phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Từ đó thu được các kết
quả nhất định để giải thích vấn đề đang nghiên cứu. Dưới đây là sự mô hình quá
trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu mà nhóm nghiên cứu chúng tôi đã vận
dụng để làm rõ nội dung nghiên cứu. Cụ thể như sau:
4.1. Sơ đồ quá trình nghiên cứu
Phỏng vấn các bên
liên quan
Mô hình nghiên cứu
trước đây
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử
dụng cầu vượt bộ hành
Xây dựng bảng hỏi, phiếu điều tra
Điều tra, phỏng vấn người đi qua cầu
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
việc sử dụng cầu
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến
việc sử dụng cầu
Giải pháp và đề xuất kiến nghị để
nâng cao việc sử dụng của người dân
Hình 1.1: Sơ đồ quá trình nghiên cứu
4
(Nguån: Nhãm nghiªn cøu)
4.2. Quá trình thu thập số liệu
Nguồn thu thập số liệu thứ cấp:
- Các số liệu về giao thông, thiết kế được thu thập qua các bài báo, trang web và
các phương tiện thông tin đại chúng.
- Các ý kiến đánh giá, thông tin có liên quan được thu thập từ các phương tiện
thông tin đại chúng và phỏng vấn các bên liên quan.
Nguồn thu thập số liệu sơ cấp:
- Quan sát, đánh giá, sử dụng hình ảnh thực tế.
- Điều tra, khảo sát thực tế:
+ Mẫu điều tra: 150 người chia đều cho 3 nơi khảo sát (đảm bảo được mẫu đủ
lớn để phản ánh chung cho toàn địa bàn thành phố Hà Nội, các kết quả điều tra trên địa
bàn rộng là khách quan và đáng tin cậy), phát phiếu ngẫu nhiên tại chân cầu vượt dành
cho người đi bộ hướng tới những người dân sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ để
sang đường.
+ Địa bàn mẫu: 3 cầu vượt dành cho người đi bộ nằm trên tuyến đường: Giải
Phóng-Lê Thanh Nghị (gần cổng bệnh viện Bạch Mai), Trần Đại Nghĩa (gần cổng
trường Đại học Kinh tế Quốc dân), Cầu Giấy (gần cổng trường Đại học Giao thông
Vận tải).
4.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng các công cụ sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ.
- Xử lý số liệu bằng Excel và SPSS 16.0
5. Kết cấu bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục nội dung bài nghiên cứu gồm có những nội
dung chính sau đây:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
cầu vượt dành cho người đi bộ.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
cầu vượt dành cho người đi bộ.
Chương 3: Phân tích thực trạng sử dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử
dụng cầu vượt dành cho người đi bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao việc sử dụng cầu vượt dành cho
5
người đi bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CẦU VƯỢT DÀNH
CHO NGƯỜI ĐI BỘ
1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài
Tính đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của nước ngoài về các yếu
tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ. Các nghiên cứu này có
thể được khái quát như sau:
Mohammad Abojaradeh (2013) với công trình: “Đánh giá cầu cho người đi bộ
và an toàn cho người đi bộ ở Jordan”, bài nghiên cứu chỉ ra định nghĩa cầu vượt dành
cho người đi bộ “Cầu vượt dành cho người đi bộ là thiết kế cho phép người đi bộ sang
đường mà không phải đối mặt với nguy hiểm tai nạn từ ô tô. Cầu được đặt bên trên
hoặc phía dưới các tuyến đường”. Ông còn chỉ ra rằng cầu vượt dành cho người đi bộ
cho phép giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông. Đồng thời cũng chỉ ra các nhân tố chính
ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt bộ hành này là: số lượng phương tiện giao thông
(tính bằng số xe cộ đi lại/1 giờ), giới hạn tốc độ của các phương tiện (tính bằng km/h),
độ rộng của lòng đường (tính bằng mét), kiểu cầu cho người đi bộ và sự tồn tại của
giải phân cách. Ông đã đưa ra được mô hình nghiên cứu với các biến phụ thuộc và
biến độc lập như trên, sử dụng mô hình hồi quy để phân tích, cũng đưa ra được một số
giải pháp nhằm nâng cao việc sử dụng của người dân nhưng chưa rút ra kết luận về
mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là như thế nào, yếu tố nào ảnh hưởng nhiều, yếu tố
nào ảnh hưởng ít.
Miss Onanong Sangphong (2011) với công trình:“Một nghiên cứu về hành vi
sử dụng cầu vượt bộ hành” cũng chỉ ra khái niệm cầu vượt cho người đi bộ “Là kiểu
thiết kế cho người đi bộ sang đường an toàn” và tác giả cũng chỉ ra các yếu tố ảnh
hưởng đến việc sử dụng cầu cho người đi bộ trong nghiên cứu của mình gồm: số làn
đường, mái che, dải phân cách, khoảng cách đến các bến xe buýt và khoảng cách đến
các ngã ba, ngã tư, số lượng phương tiện lưu thông trên đường, ngoài ra còn có thêm ý
thức của người dân. Tuy nhiên bà cũng chưa đưa ra được mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố này đến việc sử dụng của người dân là như thế nào, đồng thời cũng chưa rút ra
6
kết luận, chưa đề xuất được giải pháp để nâng cao việc sử dụng của người dân.
Tác giả W.Victor Anderson và Joanne McCall (2011) với tác phẩm “Thiết kế và
cấu trúc cầu vượt bộ hành ở Canada” có đề cập đến thiết kế và vị trí của cầu có ảnh
hưởng đáng kể đến nhu cầu sử dụng của người dân. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở đó
chứ tác giả chưa chứng minh được, thiết kế và vị trí cầu có thực sự ảnh hưởng hay
không và ảnh hưởng như thế nào.
Tác giả El - Sayed Mashaly, Tarek M.Ebrahim (2013) và tác phẩm “Đánh giá
các phản ứng khi sử dụng hệ thống cầu vượt dành cho người đi bộ” có đề cập đến yếu
tố thiết kế và vị trí cầu có ảnh hưởng nhưng không ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu
sử dụng của người dân mà ý thức chấp hành của người dân, nhu cầu an toàn cho bản
thân và các quy định của pháp luật mới là các yếu tố ảnh hưởng chính. Từ đó các tác
giả cũng đưa ra các nhận định về các yếu tố trên cũng như là một số giải pháp để nâng
cao việc sử dụng. Tuy nhiên các giải pháp này còn sơ sài và tính thực tế không cao.
Khác với các tác giả trên thì Zheng Yang (2012) với tác phẩm “Bàn về hệ
thống cầu vượt bộ hành ở khu vực thành thị” lại đề cập đến vị trí đặt cầu mới là yếu tố
quyết định đến việc sử dụng của người dân bởi lẽ vị trí mà không phù hợp thì dù các
yếu tố khác có tốt đến đâu thì cũng không có ai sử dụng. Nhưng ông cũng dựa trên chủ
quan nghiên cứu về khu vực của mình và chưa đưa ra được những minh chứng cụ thể
cũng như những giải pháp để nâng cao việc sử dụng cầu của người dân.
Ngoài ra tác giả C.c Caproni (2012) còn có các tác phẩm“Các nhân tố nâng
cao việc sử dụng cầu vượt bộ hành của người dân” và các bài báo chẳng hạn như
“Nhu cầu sử dụng cầu vượt bộ hành của người dân” của tác giả Mir Javed Rahman
(2012) trên tạp chí Thenews cũng đã đề cập đến các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc
sử dụng cầu vượt bộ hành của người dân là vị trí cầu, luật lệ giao thông và ý thức sử
dụng của mỗi người. Các tác giả cũng chỉ dừng lại ở việc tham khảo, nghiên cứu và rút
ra kết luận chứ chưa tìm hiểu cụ thể mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ra sao.
Ngoài ra còn rất nhiều luận án, luận văn, công trình nghiên cứu, bài báo khoa
học của nước ngoài đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt bộ
hành của người dân đã được nhóm nghiên cứu tham khảo, xem xét và vận dụng phần
nào đó vào quá trình nghiên cứu.
7
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Hiện nay cũng có rất nhiều nghiên cứu trong nước về đề tài các yếu tố ảnh
hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ đã được nhóm nghiên cứu tìm
kiếm và tham khảo. Cụ thể như sau:
Trong bài báo “Cầu vượt giao thông, cảnh quan đô thị” đăng trên tạp chí Kiến
trúc Việt Nam của Ths.KTS. Nguyễn Hoàng Linh (2011) có đề cập đến vị trí của cầu
vượt dành cho người đi bộ thuận tiện cho việc người đi bộ ngắm cảnh thưởng thức
không gian và các yếu tố thuộc về thiết kế như hệ thống chiếu sáng, hình thức lại chỉ
để làm đẹp mỹ quan chung của cầu và mỹ quan đường phố mà không hề ảnh hưởng
đến việc sử dụng của người dân, ông còn cho rằng vị trí cầu ảnh hưởng đến khí hậu
xung quanh mà không chứng minh những nhận định đó có đúng không và cũng không
đề cập gì đến giải pháp để nâng cao việc sử dụng của người dân.
Trong luận văn về cầu vượt dành cho người đi bộ của nhóm của nhóm tác giả
Nguyễn Hữu Giáp và cộng sự thuộc trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có đề cập
đến yếu tố chính tác động đến việc sử dụng của người dân chính là vị trí và thiết kế
của cầu. Các nhân tố thuộc về thiết kế như cầu có kết cấu chắc chắn, bền vững
thoáng mát thì được người dân ưa thích sử dụng và ngược lại. Tác giả đã thể hiện
nhận định của mình thông qua ví dụ thực tiễn về cầu vượt bộ hành trên đường Trần
Đại Nghĩa, Cầu Giấy và Giải Phóng - Lê Thanh Nghị. Tuy nhiên cũng chưa sử dụng
công cụ tính toán, phân tích nào để chứng minh điều đó và cũng chưa đưa ra được
các giải pháp cụ thể.
Trong bài báo “Cầu vượt vắng người đi” trên báo Xã hội, tác giả Quốc Hùng
và Lương Thiện (2012) có đề cập: “Cầu vượt ít người sử dụng là do vị trí chưa hợp lý,
không thuận tiện”, “Thói quen băng ngang qua đường cho nhanh, ngại lên cầu vượt vì
xa hơn, mệt hơn” và “Các giải pháp khống chế giao thông như đặt dải phân cách trên
đường để người dân không tùy tiện băng qua mà phải sử dụng cầu vượt bộ hành” và
mục đích xây dựng cầu là để giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm và đảm bảo an
toàn cho người đi bộ. Tác giả cũng đưa ra một số giải pháp để nâng cao việc sử dụng
của người dân như: giáo dục để nâng cao ý thức của người dân, phổ biến luật dành cho
người đi bộ tới mọi người; thiết lập dải pháp khống chế giao thông như hàng rào phân
cách và đặc biệt là nghiêm cấm việc sử dụng cầu vào mục đích khác: Bán hàng rong,
xem tử vi, xem bói, treo biển quảng cáo...bởi vì các hành vi đó gây khó chịu, bất tiện
cho người sử dụng.
8
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua các nghiên cứu của nước ngoài cho thấy có rất nhiều công trình nghiên
cứu, đề tài, luận văn (ở các nước thuộc các châu lục khác nhau) về việc sử dụng cầu
vượt dành cho người đi bộ và các công trình đó đã đề cập đến các yếu tố chính ảnh
hưởng đến việc sử dụng của người dân. Các công trình trong nước nghiên cứu về vấn
đề này không nhiều và một số bài nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên các công
trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài với những cách tiếp cận khác nhau đã có
những đóng góp tích cực cả về mặt lý luận và thực tiễn, đưa ra được các yếu tố ảnh
hưởng chính đến việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ bao gồm: vị trí cầu, cơ
sở vật chất của cầu, điều kiện giao thông, luật lệ và các quy định dành cho người đi bộ
và ý thức của người dân, đồng thời các nghiên cứu đó cũng đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao việc sử dụng của người dân trong từng điều kiện cụ thể.
9
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG CẦU VƯỢT
DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về cầu vượt dành cho người đi bộ
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của cầu vượt dành cho người đi bộ
Khái niệm cầu vượt dành cho người đi bộ
Cầu vượt dành cho người đi bộ hay còn gọi là cầu vượt bộ hành là loại cầu
được thiết kế trên cao thường làm bằng thép, xây dựng vượt trên các tuyến phố, con
đường, nối từ bên này đường sang bên kia đường, cho phép người đi bộ sang đường
một cách an toàn mà không phải đối mặt với những nguy hiểm được gây ra bởi dòng
phương tiện đi lại dưới lòng đường.
Cầu vượt dành cho người đi bộ là một giải pháp hữu hiệu cho việc giảm thiểu
tai nạn giao thông đường bộ và tránh gây ùn tắc tại các điểm nóng giao thông, đặc biệt
trong những giờ cao điểm.
Đặc điểm của cầu vượt dành cho người đi bộ
- Cầu vượt dành cho người đi bộ là một phần của hệ thống cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ, nhằm đảm bảo an toàn cho người đi bộ khi qua đường.
- Cầu vượt dành cho người đi bộ phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, mọi
người dân đều có quyền sử dụng khi có nhu cầu, với tư cách là đối tượng phục vụ của
chính quyền.
- Người dân hoàn toàn không phải trả phí khi sử dụng cầu vượt dành cho người
đi bộ.
- Cầu vượt dành cho người đi bộ được cung cấp bởi chính quyền địa phương và
các cơ quan chức năng đồng thời họ cũng là người chịu trách nhiệm quản lý.
2.1.2. Vai trò - lợi ích của cầu vượt dành cho người đi bộ
Cầu vượt dành cho người đi bộ là một giải pháp giao thông hữu hiệu đặc biệt
vào những giờ cao điểm, các tuyến đường bị ùn tắc lại thêm người đi bộ chen lấn, lách
ngang lách dọc để sang đường gây rất khó khăn, cản trở đi lại cho các phương tiện
10
khác, đồng thời cũng nguy hiểm đến chính bản thân người đi bộ sang đường. Các cây
cầu vượt dành cho người đi bộ là rất cần thiết trong việc giải quyết các vấn đề về an
toàn giao thông cho người đi bộ, ùn tắc giao thông trên các tuyến đường, cũng như làm
đẹp mỹ quan đô thị. Các vai trò chính của cầu vượt dành cho người đi bộ được cụ thể
như sau:
- Đảm bảo an toàn giao thông
+ Đối với người đi bộ
Các vụ tai nạn liên quan đến người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định
rất phổ biến. Đường phố đông đúc, chật hẹp, lề đường bị lấn chiếm, người đi bộ phải
tràn xuống lòng đường rất dễ gây tai nạn. Thêm vào đó, việc người đi bộ băng qua
đường, trèo qua dải phân cách tại những ngã ba, ngã tư, trong những giờ cao điểm,
đông đúc các phương tiện giao thông và các phương tiện di chuyển với tốc độ cao,
người đi bộ qua đường phải đối mặt với nguy hiểm cận kề. Cầu vượt dành cho người
đi bộ qua đường là biện pháp vô cùng hữu hiệu. Với thiết kế ở vị trí trên cao, nối từ
bên này sang bên kia đường do đó cầu vượt dành cho người đi bộ không hề ảnh hưởng
đến lòng đường, người đi bộ có thể qua đường mà không bị tác động bởi các phương
tiện khác đi lại dưới lòng đường, đảm bảo an toàn giao thông cho chính họ, giảm thiểu
rất lớn nguy cơ tai nạn bởi các phương tiện giao thông như: ô tô, xe máy, xe buýt…di
chuyển trên đường. Từ đó giảm nhiều trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra có thể gây
thương tật, thậm chí gây tử vong cho người đi bộ.
Người đi bộ ở mọi lứa tuổi: trẻ em, người lớn và người già đều có thể tự sang
đường một cách an toàn, không gây ảnh hưởng đến người và phương tiện khác bằng
việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ.
+ Đối với các phương tiện giao thông khác
Việc người đi bộ sử dụng cầu vượt bộ hành để qua đường cũng góp phần quan
trọng để đảm bảo an toàn giao thông cho những người tham gia điều khiển phương
tiện giao thông khác. Thông thường, dòng phương tiện di chuyển dưới lòng đường với
tốc độ cao, rất khó kiểm soát và xử lý khi có người đi bộ bất ngờ băng qua đường. Từ
đó rất dễ gây ra tai nạn giao thông, thiệt hại cho cả người đi bộ và người điều khiển
phương tiện giao thông. Khi người đi bộ sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ để
qua đường thì người đi bộ vừa không cản trở giao thông mà những người điều khiển
phương tiện tham gia giao thông khác sẽ không phải lo lắng nhiều trong việc tránh
11
người đi bộ qua đường. Họ có thể tập trung sử dụng phương tiện của mình một cách
an toàn, từ đó giảm được những tai nạn không mong muốn cho cả người đi bộ và
người tham gia giao thông khác.
- Giảm ùn tắc giao thông
Ùn tắc giao thông tại các điểm nóng giao thông và trong những giờ cao điểm
luôn luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Thay vì sử dụng quá
nhiều phương tiện giao thông cá nhân mà người dân đi bộ (khi đoạn đường họ cần đi
ngắn), điều đó giúp giảm tải ùn tắc đáng kể trên các tuyến đường giao thông và đặc
biệt khi những tuyến đường xảy ra ùn tắc kéo dài mà người đi bộ sang đường cũng cố
gắng chen lấn, lách cho bằng được để sang đường thì gây cản trở rất lớn đến các
phương tiện khác, để việc đi bộ được an toàn và giảm thiểu tối đa ùn tắc trên các tuyến
đường thì người dân cần phải sử dụng hệ thống cầu vượt dành cho người đi bộ.
Cầu vượt bộ hành tạo điều kiện dễ dàng cho người đi bộ có thể đi tắt, đi nhanh
qua đường, đặc biệt trong những trường hợp đường cấm đi ngược chiều thì việc sử
dụng cầu vượt bộ hành sẽ giảm quãng đường cần đi của họ. Cầu vượt dành cho người
đi bộ thường được đặt ở những nơi có trung bình 500 người đi bộ trong hai giờ đồng
hồ vào giờ cao điểm và cách địa điểm đông người khoảng 30 - 50 m, tối đa là 100m.
Chính vì vậy việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ sẽ giảm thiểu được một cách
tương đối lượng người tham gia giao thông dưới lòng đường. Từ đó không gây cản trở,
giảm thiểu ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên các tuyến phố đông người và phương
tiện qua lại.
Bên cạnh đó, việc cầu vượt dành cho người đi bộ an toàn, phù hợp với nhu cầu
của người dân sẽ góp phần khuyến khích nhiều người đi bộ hơn, giảm thiểu các
phương tiện giao thông, giảm ùn tắc.
- Làm đẹp mỹ quan đô thị
Thiết kế, vị trí của những cây cầu vượt dành cho người đi bộ ảnh hưởng đến mỹ
quan tại khu vực đặt cầu. Với vị trí đặt cầu tại gần các ngã ba, ngã tư, nơi nhiều người
và phương tiện qua lại và thiết kế trên cao, bắc ngang qua đường, điều đó gây chú ý
với tất cả những người tham gia giao thông trên tuyến đường đó, họ có thể nhận ra cầu
vượt dành cho người đi bộ ngay từ đằng xa. Với những thiết kế khác nhau cho những
cây cầu đặt tại các vị trí khác nhau thì nhiều cây cầu với thiết kế đẹp, hiện đại, thoáng
12
mát, sạch sẽ, có mái che, gây được ấn tượng tốt đối với những người đi qua. Đồng thời
chúng cũng góp phần làm đẹp mỹ quan đô thị, thể hiện sự đổi mới, hiện đại về cơ sở
hạ tầng giao thông, tạo nên diện mạo mới cho giao thông đô thị.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ và mô
hình nghiên cứu
2.2.1. Việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ của người dân (UTI)
Việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ đối với mỗi người là khác nhau vì
nhu cầu sử dụng của họ là khác nhau, tùy theo mục đích và nhu cầu mà mỗi người có
thể sử dụng nhiều hay ít và cũng có thể không sử dụng. Mọi người dân được hoàn toàn
miễn phí khi sử dụng cầu do dich vụ cầu vượt bộ hành là dịch vụ công ích do nhà nước
cung cấp.
Để có thể đánh giá, đo lường cụ thể việc sử dựng của người dân là nhiều hay
ít, cụ thể là bao nhiêu thì người ta sử dụng thang đo mức độ thường xuyên sử dụng
cầu. Mức độ thường xuyên tính bằng số lần sử dụng trung bình trong một tuần của
người dân.
Thông qua mức độ thường xuyên sử dụng cầu có thể biết được nhu cầu sử dụng
của người dân, các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng của người dân. Nếu người dân
có nhu cầu sử dụng cao, dùng cầu vượt bộ hành là cần thiết, bắt buộc trong quá trình đi
lại thì họ sẽ sử dụng đều đặn. Hoặc nếu người dân hài lòng, thấy các yếu tố liên quan
đến cầu vượt bộ hành rất tốt, nhưng họ luôn đi ô tô, xe máy hay phương tiện cá nhân
khác mà chẳng bao giờ đi bộ, tức là không có nhu cầu sử dụng thì dù các yếu tố khác
tốt đến đâu họ cũng vẫn không sử dụng. Ngoài ra, trong trường hợp người dân có
nhu cầu sử dụng cao, muốn qua cầu để sang đường cho an toàn, nhưng các yếu tố
như cơ sở vật chất, vị trí…khiến họ thấy bất tiện và không hài lòng cũng làm giảm
việc sử dụng của họ xuống thấp hơn. Do đó, mức độ thường xuyên sử dụng cầu là
nhân tố có thể lượng hóa được việc sử dụng của người dân là nhiều hay ít.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao Nhà nước phải chi hàng tỷ đồng ngân sách nhà nước
cho việc xây dựng một cây cầu vượt dành cho người đi bộ, thế mà rất nhiều cây cầu
không phát huy được tác dụng, rất ít, thậm chí không có ai sử dụng. Hiệu quả sử dụng
không cao, gây tổn thất, lãng phí ngân sách nhà nước. Vậy các yếu tố chính tác động
13
đến việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ của người dân là những yếu tố nào?
Nghiên cứu về các yếu tố đó, trong phạm vi hiểu biết và nỗ lực tra cứu của
nhóm nghiên cứu, tính đến hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này. Thông qua kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố có thể rút ra một số
nhân tố mà các nghiên cứu đi trước đã phát hiện và kiểm định, mô hình gồm có 5 nhân
tố với 17 biến quan sát bao gồm: cơ sở vật chất, vị trí, điều kiện giao thông, luật lệ
giao thông dành cho người đi bộ và ý thức của người đi bộ được biểu diễn bằng hàm
số sau:
f(UTI) = f (POS, MAT, CON, LAW, AWA)
Trong đó UTI là biến phụ thuộc còn POS, MAT, CON, LAW, AWA là các biến
độc lập. Vì vậy để phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt
dành cho người đi bộ, nhóm tiến hành phân tích các nhân tố:
(1) Vị trí của cầu (POS)
Thông thường cầu vượt dành cho người đi bộ được đặt ở những nơi có tối thiểu
500 người đi bộ qua đường trong vòng hai tiếng vào giờ cao điểm, phù hợp với môi
trường và không ảnh hưởng đến hoạt động của dân cư xung quanh khu vực. Vị trí của
cầu có ảnh hưởng đến việc sử dụng của người dân. Các vị trí ảnh hưởng là:
- Nơi có dải phân cách: dải phân cách là khu vực phân chia hai làn xe có chiều
giao thông ngược nhau, thường được làm bằng bê tông, sắt, thép. Có thể là rào chắn cao
từ 0.5 – 2m, có thể là các khối bê tông chạy dọc theo đường cao từ 0.2 – 0.7m, có thể
được bó vỉa, trồng cây, trồng cỏ ở giữa, thậm chí có thể là 1 vạch sơn trắng. Những nơi có
dải phân cách là rào sắt, cao, người đi bộ không thể đi dưới lòng đường để sang đường
được thì thay vì cố tình trèo hoặc chui qua dải phân cách vừa đối mặt với nguy hiểm, vừa
gây sự chú ý đối với nhiều người thì người đi bộ sẽ sử dụng cầu bộ hành để sang đường.
Dải phân cách bằng rào chắn tại nơi có cầu vượt dành cho người đi bộ là một giải pháp
khống chế giao thông bắt buộc người đi bộ phải sử dụng cầu vượt bộ hành.
- Nơi có lòng đường rộng: thông thường cầu vượt dành cho người đi bộ được
thiết kế tại nơi lòng đường có chiều rộng tối thiểu 20m. Nếu lòng đường nhỏ hơn 20m
người đi bộ sẽ rất dễ dàng băng qua đường, nhanh chóng, không phải mất công leo lên
đi cầu, đỡ mệt. Nơi có lòng đường rộng việc sang đường gặp nhiều khó khăn, nguy
14
hiểm và tốn thời gian hơn nên người đi bộ sẽ có nhu cầu sử dụng cầu nhiều hơn.
- Gần các ngã ba, ngã tư, nơi đông người: cầu vượt dành cho người đi bộ
thường được đặt cách ngã ba, ngã tư, các điểm nóng giao thông khoảng 30-50m, tối đa là
100m để phục vụ nhu cầu sang đường an toàn của người đi bộ. Vì tại các ngã ba, ngã tư
các phương tiện di chuyển theo nhiều hướng khác nhau và rất đông đúc, việc sang đường
rất khó khăn, phức tạp, vừa phải đối mặt với nguy hiểm cận kề lại vừa cản trở giao thông,
khách bộ hành có thể sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ để qua đường một cách an
toàn nhất.
(2) Cơ sở vật chất của cầu vượt dành cho người đi bộ
Có nhiều kiểu thiết kế cầu vượt dành cho người đi bộ, tại những nơi khác nhau
thì cầu cũng có các thiết kế khác nhau. Có rất nhiều yếu tố thuộc về cơ sở vật chất của
cầu vượt dành cho người đi bộ nhưng các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sử của
người dân là:
- Cầu có mái che: mái che là một phần trong thiết kế của cầu, thường được thiết
kế bằng nhựa dẻo tổng hợp, tuy nhiên có cầu được thiết kế có mái che, có cầu lại
không. Việc cầu có mái che lại đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút người dân sử
dụng cầu vượt dành cho người đi bộ, mái che vừa giúp che mưa che nắng cho người đi
bộ qua đường, thậm chí còn làm chỗ trú mưa tạm thời cho khách bộ hành.
- Bậc thang: do thiết kế trên cao nên cầu bộ hành nào cũng phải có bậc thang
lên xuống để đưa người đi bộ từ mặt đất lên cầu, có cầu thiết kế hai làn bậc sang lên
xuống song song nhưng có cầu chỉ có một làn vừa để lên vừa để xuống, bậc thang
được cấu tạo bởi khung thép, trên trải thảm nhựa polyme, thường có vân nổi để tránh
trơn trượt khi trời mưa ẩm ướt. Nếu bậc thang thấp, nhiều bậc, không trơn trượt sẽ
khiến người đi bộ có cảm giác an toàn, đỡ mệt mỏi hơn khi sử dụng chúng và ngược
lại. Đặc biệt đối với người già, trẻ em việc bước trên bậc thang cao lại trơn trượt thì rất
khó khăn và nguy hiểm.
- Thành cầu: thành cầu là thiết kế chắn xung quanh cầu, được làm bằng kính
hoặc bằng tấm nhựa cứng. Thành cầu kín mít như cầu trên đường Giải Phóng - Lê
Thanh Nghị khiến người dân cảm thấy ngột ngạt, khó thở khi đi qua, đặc biệt là khi
trời mưa, ẩm ướt bên trong cầu có mùi hôi rất khó chịu, kéo dài do hơi nước và mùi
hôi rất khó thoát ra bên ngoài. Hơn nữa lại không thể quan sát ra xung quanh do đó
15
người đi bộ không thực sự hài lòng khi sử dụng. Thành cầu hở, thoáng khí sẽ thuận
tiện hơn cho người dân khi sử dụng.
- Hệ thống chiếu sáng: là hệ thống đèn điện trên cầu, được bố trí sắp xếp dọc
theo chiều dài cầu về số lượng và khả năng chiếu sáng cho toàn bộ không gian trên
cầu. Hệ thống chiếu sáng tốt giúp người đi bộ quan sát tốt, rõ ràng và cảm thấy an toàn
hơn khi sử dụng, đặc biệt giảm thiểu được một số tệ nạn hay xảy ra khi trời tối, nơi
vắng người như móc túi, cướp giật và ngược lại nếu đèn không đủ sáng khiến tầm nhìn
của người đi bộ bị hạn chế và gây cảm giác lo lắng, sợ hãi khi đi qua cầu.
(3) Điều kiện giao thông dưới lòng đường (CON)
Điều kiện giao thông trên tuyến đường, tuyến phố: giao thông phức tạp hay đơn
giản, số lượng, mật độ phương tiện và tốc độ di chuyển nhanh hay chậm và các tuyến
đường này có thường xảy ra ùn tắc hay không. Tất cả những điều kiện đó có ảnh
hưởng đến việc sử dụng cầu của người đi bộ.
- Số lượng phương tiện giao thông dưới lòng đường: Thể hiện qua lượng
phương tiện trung bình di chuyển qua một đoạn đường nhất định (tính bằng mét) trong
một thời gian nhất định (tính bằng giờ). Nếu đường rất đông phương tiện qua lại và di
chuyển thành dòng liên tục thì gây khó khăn cho việc sang đường dưới lòng đường,
đồng thời rất tốn thời gian vì người đi bộ còn phải chờ đợi và tránh các phương tiện,
và đây là một động cơ khiến người đi bộ sử dụng cầu. Ngược lại, nếu đường phố vẳng
vẻ, có ít phương tiện lưu thông thì người đi bộ sẽ ít sử dụng cầu hơn mà thường sang
trực tiếp dưới lòng đường luôn, vừa nhanh chóng mà vẫn an toàn.
- Tốc độ của các phương tiện giao thông: Các phương tiện di chuyển với tốc độ
nhanh hay chậm có ảnh hưởng rất lớn đến người đi bộ sang đường. Nếu phương tiện di
chuyển với tốc độ nhanh thì rất khó khăn để xử lý được các tình huống khi tránh người
đi bộ sang đường đặc biệt là người đi bộ băng qua đường một chiều, người đi bộ bất
ngờ xuất hiện. Đồng thời người đi bộ cũng không thể xử lý, tránh né kịp thời khi mà
các phương tiện di chuyển quá nhanh tiến về phía mình. Điều đó có thể gây ra tai nạn
không đáng có và ngược lại. Do vậy, người đi bộ để đảm bảo an toàn cho mình sẽ ưu
tiên sử dụng cầu đi bộ hơn.
16
- Ùn tắc giao thông: Tình trạng người và các phương tiện phải di chuyển
với tốc độ rất chậm, thậm chí đứng yên do quá nhiều phương tiện phía trước
không thể lưu thông, khiến các phương tiện phía sau bị ùn lại. Tại nơi xảy ra ùn
tắc giao thông thường xuyên thì người đi bộ sẽ sử dụng cầu nhiều hơn thay vì phải
chen chân vào dòng xe cộ, nhích từng bước và va quệt với các phương tiện dưới
lòng đường vừa khó khăn, vừa nguy hiểm để sang đường.
(4) Luật Giao thông và các quy định dành cho người đi bộ (LAW)
Người đi bộ cũng là một bộ phận tham gia giao thông đường bộ, do đó vẫn
phải chấp hành nghiêm chỉnh các qui định, luật lệ giao thông dành cho người đi bộ
khi sang đường.
- Có luật Giao thông và các quy định dành cho người đi bộ: khi có quy định bắt
buộc người đi bộ phải sử dụng cầu vượt để sang đường, nếu không thực hiện sẽ bị xử
phạt tùy theo mức độ vi phạm: phạt hành chính, cảnh cáo thậm chí nếu vì đi bộ sang
đường không đúng nơi quy định mà gây ra tại nạn giao thông thì còn bị xử lý nghiêm
theo quy định của pháp luật. Điều đó khiến người dân sẽ có động cơ để sử dụng cầu
hơn. Bởi lẽ khi động chạm đến lợi ích kinh tế, lợi ích cá nhân thì họ sẽ cân nhắc việc
sử dụng cầu thay vì để bị thiệt hại cho bản thân. Tuy nhiên luật giao thông dành cho
người đi bộ phải được thực thi nghiêm chỉnh thì mới bắt buộc được người đi bộ tuân
thủ nghiêm ngặt. Có luật mà không thực thi và xử phạt nghiêm chỉnh thì cũng không
có gì khác biệt nhiều so với khi không có, người dân vẫn làm ngơ với việc sử dụng cầu
vượt bộ hành.
- Luật Giao thông và các quy định dành cho người đi bộ được phổ biến rộng
rãi: để người dân có thể biết và thực hiện theo luật một cách nghiêm túc thì luật giao
thông và các quy định phải được phổ biến rộng rãi đến người dân thông qua nhiều
kênh khác nhau như các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi hội thảo hay
chương trình hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ.
- Việc thực hiện nghiêm các chế tài xử phạt người đi bộ sang đường sai
quy định của các cơ quan chức năng: khi người đi bộ sang đường sai quy định,
không đúng phần đường dành cho người đi bộ sang đường, thậm chí là trèo qua, chui
qua dải phân cách để sang đường là vi phạm luật giao thông đường bộ nhưng ai sẽ là
người phạt, lực lượng để xử lý, phạt có đủ không và việc phạt người đi bộ có dễ dàng
17
không? Trên thực tế thì việc xử phạt người đi bộ sang đường sai quy định rất khó khăn
bởi vì nhóm đối tượng sử dụng cầu rất phức tạp: Có người chỉ là đi bộ đi dạo, họ
không mang theo tiền để mà nộp phạt, có người chỉ là trẻ em không có tiền, có những
người không chịu nộp phạt…Nếu người đi bộ bị xử phạt chặt chẽ, nghiêm minh và kịp
thời thì sẽ giảm đáng kể tình trạng người đi bộ sang đường không đúng nơi qui định và
ngược lại nếu việc xử phạt lỏng lẻo, hoặc chẳng có ai xử phạt cả thì người đi bộ vẫn
ngang nhiên sang đường không đúng nơi quy định.
(5) Ý thức của người đi bộ (AWA)
Người đi bộ có hiểu biết và ý thức được về hành vi sang đường của mình, nếu ý
thức tốt sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ thay
vì trèo qua dải phân cách hoặc băng qua đường không đúng nơi qui định. Đồng thời
khi người dân có ý thức sử dụng, họ cũng sẽ khuyến khích được phần nào đó những
người thân trong gia đình, bạn bè hoặc chính những nhóm đi cùng nhau khi sang
đường cân nhắc việc sử dụng cầu
- Hiểu biết về luật giao thông và các quy định dành cho người đi bộ: là việc
người dân có những kiến thức cơ bản về các quy định đối với người đi bộ như hiểu
biết về đối tượng, phạm vi áp dụng và các biện pháp xử lý khi vi sang đường không
đúng nơi quy định. Từ đó họ biết được họ phải làm gì và làm như thế nào.
- Ý thức chấp hành luật Giao thông và các quy định của người đi bộ: là việc
mỗi người đi bộ chấp hành luật hay không. Ý thức xuất phát từ bản thân mỗi người,
cho phép họ biết nên làm gì và không nên làm gì. Nếu người đi bộ có hiểu biết mà
không có ý thức chấp hành luật thì họ vẫn sang đường không đúng nơi quy định, vẫn
không sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ.
- Nhu cầu an toàn: người đi bộ khi sang đường ai cũng mong muốn an toàn,
thay vì phải đối mặt với nguy hiểm cận kề bởi các phương tiện giao thông khi băng
qua lòng đường, họ có thể sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ để đảm bảo an toàn
cho chính bản thân họ, đồng thời không gây cản trở, ảnh hưởng đến người và các
phương tiện khác lưu thông dưới lòng đường.
- Ý thức bảo vệ cầu: là một yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng của người dân.
Thông thường khi sử dụng nếu người dân có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất của cầu,
không vứt rác bừa bãi, giữ gìn vệ sinh chung, sử dụng cầu đúng mục đích, không lạm
dụng cầu vào những mục đích sai trái thì cơ sở vật chất được bền lâu hơn, môi trường
18
cầu được cải thiện và sạch sẽ hơn, đồng thời không ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu
của những người khác.
2.3. Mô hình nghiên cứu
Dựa vào những nghiên cứu của các tác giả trên thế giới trong suốt các thời kỳ
cả ở trong nước và ngoài nước, nhóm đưa ra mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội như
sau:
2. Cơ sở vật chất (MAT): 4 biến
- Cầu có mái che (MAT1)
- Bậc thang thấp, không trơn trượt
(MAT2)
- Thành cầu hở, thoáng khí (MAT3).
- Hệ thống chiếu sáng tốt, đủ ánh sáng
(MAT4)
3. Điều kiện giao thông dưới lòng
đường (CON): 3 biến
- Số lượng phương tiện giao thông dưới
lòng đường lớn (CON1)
- Tốc độ của các phương tiện giao thông
cao (CON2)
- Ùn tắc giao thông (CON3)
4. Luật Giao thông và các quy định
dành cho người đi bộ (LAW): 3 biến
- Có Luật giao thông và các quy định
dành cho người đi bộ (LAW1)
- Luật Giao thông và các quy định dành
cho người đi bộ được phổ biến rộng rãi
(LAW2)
- Thực hiện nghiêm các chế tài xử phạt
của cơ quan chức năng (LAW3).
1. Vị trí của cầu (POS): 3 biến
- Đặt cầu tại nơi có dải phân cách
(POS1)
- Đặt cầu tại nơi gần ngã ba, ngã tư, nơi
đông đúc (POS2)
- Đặt cầu tại nơi có lòng đường rộng
(POS3).
Việc sử dụng cầu vượt dành
cho người đi bộ
5. Ý thức của người dân (AWA): 4
biến
- Có hiểu biết về luật Giao thông và
các quy định dành cho người đi bộ
(AWA1)
- Ý thức chấp hành luật tốt (AWA2)
- Có nhu cầu đảm bảo an toàn (AWA3)
- Ý thức bảo vệ cầu (AWA4)
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu
(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)
19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của đề tài đã làm rõ được các nội dung sau:
- Thứ nhất: khái quát được khung lí thuyết trên cơ sở tổng quan nghiên cứu các
công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài.
- Thứ hai: đưa ra được qui trình nghiên cứu để thực hiện mục tiêu nghiên cứu
của đề tài.
- Thứ ba: đưa ra được phương pháp nghiên cứu liên quan tới các yếu tố ảnh
hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ của người dân, trong đó làm rõ
phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, sơ cấp và phương pháp xử lý dữ liệu.
20
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CẦU VƯỢT DÀNH CHO
NGƯỜI ĐI BỘ TẠI HÀ NỘI
3.1. Giới thiệu chung về đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Cầu vượt dành cho người đi bộ trên đường Giải Phóng - Lê Thanh Nghị
a. Giới thiệu chung
Đây là cây cầu vượt dành cho người đi bộ đầu tiên tại Hà Nội. Theo thiết kế,
cầu bắc qua đường Giải Phóng sang đường Lê Thanh Nghị, rồi tiếp tục vắt ngang
đường Lê Thanh Nghị tạo thành góc vuông. Cầu có bốn nhịp với khẩu độ lần lượt là:
18m, 21m, 24m, 27m. Chiều dài cầu 93,2m, rộng 3,5m trước cổng bệnh viện Bạch
Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Trong đó đoạn bắc qua đường Giải Phóng dài
48m, đoạn bắc qua phố Lê Thanh Nghị dài 45,2m, cao 4,75m so với mặt đường. Được
thiết kế với kiểu dáng đẹp, có mái che, kính chắn hai bên, đèn chiếu sáng phía trong.
Kết cấu sử dụng dàn thép ống, sàn cầu lát gỗ và tấm nhựa chống trơn để đi lại thuận
tiện. Tổng vốn đầu tư xây dựng cây cầu là hơn 4,1 tỷ đồng, sử dụng ngân sách thành
phố Hà Nội.
b. Quá trình hình thành và sử dụng
Ngày 26/4/2007, Sở Giao thông Công chính Hà Nội, Ban quản lý dự án duy tu
giao thông đô thị đã tổ chức khởi công xây dựng chiếc cầu vượt đầu tiên dành riêng
cho người đi bộ tại khu vực trước cổng bệnh viện Bạch Mai.
Đơn vị xây lắp là Công ty cổ phần cơ giới lắp máy và xây dựng VIMECO
(Tổng Công ty cổ phần xây dựng xuất nhập khẩu VINACONEX). Chủ đầu tư theo
Thông báo số 464/TB-BQL ngày 24/04/2007. Thời gian thi công, lắp đặt 45 ngày kể từ
ngày khởi công. Tháng 10/2007 cầu chính thức được đưa vào sử dụng, phục vụ người đi
bộ. Tính đến nay cầu đã được đưa vào sử dụng hơn 6 năm, phục vụ rất nhiều lượt người
đi bộ qua đường hằng ngày.
21
c. Đặc điểm của cầu
- Vị trị của cầu
+ Cầu được đặt tại nơi tuyến phố đông người: Ngay cổng bệnh viện Bạch Mai
(ngã 3 đường Giải Phóng - phố Lê Thanh Nghị) rất đông đúc, lòng đường rộng, có dải
phân cách bằng rào sắt cao 1,5m phân chia hai làn đường buộc người đi bộ phải sử
dụng cầu để sang đường.
+ Vị trí gần bến xe buýt: Đây là tuyến đường nhiều xe buýt như: 03, 25, 28, 32,
41.. lưu thông về bến xe Giáp Bát và ngược lại, đặc biệt gần khu vực trường đại học
Kinh tế Quốc dân, đại học Xây dựng, phục vụ được cho nhu cầu sang đường của đa số
sinh viên sử dụng xe buýt đi học.
- Cơ sở vật chất
+ Kết cấu của cầu: Với kết cấu hệ dầm thép lắp ghép, nguyên vật liệu chủ yếu
là thép (chiếm tới gần 80% tổng chi phí xây dựng) và bê tông, trụ mố cầu dạng ống
thép với 4 trụ chính đường kính 42cm được chế tạo tại chỗ còn trụ, dầm, sàn, lan can
được chế tạo sẵn và sử dụng kết cấu dầm thép. Do đó, kết cấu cầu rất chắc chắn, bền
vững tạo cảm giác an toàn cho người dân khi sử dụng.
Tuy nhiên, vì là cây cầu dành cho người đi bộ đầu tiên tại Hà Nội nên thiết kế
còn giản đơn, chưa được cầu kỳ và chưa chú ý đến thẩm mỹ, các chi tiết thô, cứng và
góc cạnh.
+ Cầu có mái che: Thiết kế mái che mưa che nắng là một trong những ưu điểm
nổi bật của cây cầu này, góp phần giúp người dân tăng cường sử dụng cầu và cũng là
một nơi thích hợp để người đi bộ tạm trú chân khi trời mưa to.
+ Thành cầu: Thành cầu được lắp kín bằng các ô kính, ghép sát với nhau vừa
gây ngột ngạt.
+ Hệ thống chiếu sáng: Hệ thống đèn điện thuận tiện, đủ để cung cấp ánh sáng
cho toàn bộ cầu khi trời tối.
- Điều kiện giao thông
Tuyến đường nơi cầu vượt đi bộ Giải Phóng - Lê Thanh Nghị được xây dựng
có mật độ phương tiện giao thông di chuyển lớn, đặc biệt là vào giờ cao điểm, các
phương tiện di chuyển với tốc độ cao.
22
d. Thực trạng cầu qua khảo sát thực tế của nhóm nghiên cứu
Qua nhiều năm sử dụng, hiện nay cây cầu này vẫn đang phục vụ việc sử dụng
của người dân. Có nổi lên một số vấn đề đáng chú ý chẳng hạn như cơ sở vật chất
xuống cấp nghiêm trọng, gây nhiều khó khăn và bất tiện cho người sử dụng.
- Lớp thảm polyme trải trên mặt cầu thang đã bong hết, gây trơn trượt mỗi khi
trời mưa hoặc ẩm ướt.
Hình 3.1: Cầu thang bị bong lớp thảm polyme
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu)
- Trần cầu bắt đầu bong tấm ốp khiến người sử dụng cảm thấy nguy hiểm.
Hình 3.2: Trần cầu bong tấm ốp
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu)