TẠ XUÂN TIẾN
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠĨ HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
QUẢN LÝ Cơ SỞ VẶT CHẤT KỸ THUẬT
TRƯỜNG TRUNG HỌC cơ SỞ QUẶN BẮC TỪ LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA
LUẬN VĂN THẠC sĩ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
TẠ XUÂN TIẾN
QUẢN LÝ Cơ SỞ VẶT CHẤT KỸ THUẬT
TRƯỜNG TRUNG HỌC cơ SỞ QUẶN BẮC TỪ LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA
Chuyên ngành: Quản lỷ giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC sĩ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Ngưòi hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Tố Oanh
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy
cô giáo trong Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
và các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn tôi trong quá hình học tập và
nghiên cứu.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, các
đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường Trung học cơ sở trên địa bàn Quận
Bắc Từ Liêm, bạn bè đồng nghiệp xa gần cùng gia đình đã hỗ trợ, giúp đỡ, động viên
và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thiện bản luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng Thành Hưng;
TS Trần Tố Oanh đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do bản thân còn có những hạn chế nhất
định trong kinh nghiệm nghiên cứu và quản lí giáo dục, nên luận văn không tránh
khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được các ý kiến đóng góp của Hội đồng chấm luận
văn, của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để công trình nghiên cứu được
hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,ngày thảng 12 năm 2015
Tác giả
Tạ Xuân Tiên
PT1
■ Ạ__ V___Ạ
rri
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài
khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng các số liệu và thông tin đuợc trích dẫn trong luận văn và các tu liệu đuợc sử dụng đều đuợc
chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả
Tạ Xuân Tiến
MỤC
PHỤ LỤC
ST
Chữ viết tắt
T
CB
1
CBQL
2
3
Chữ viết đầy đủ
Cán bộ
Cán bộ quản lý
Cơ sở vật chất - kĩ thuật
4
csvc - KT
NV
5
ĐH
Đại học
6
7
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
GV
Giáo viên
8
9
TBDH
Thiết bị dạy học
TW
Trung ương
10
XDCB
Xây dựng cơ bản
11
UBND
ủy ban nhân dân
12
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
Nhân viên
Bảng
Nội
Trang
dung
Bảng 2.1 Quy mô phát triển giáo dục trung học cơ sở quận Bắc Từ 36 Liêm, Hà Nội
Bảng 2.2 Quy mô sử dụng đất của các truờng THCS quận Bắc Từ 39 Liêm, Hà Nội
(năm học 2015-2016)
Bảng 2.3 Thống kê số phòng học bộ môn ở các truờng THCS
40
quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội (năm học 2015-2016)
Bảng 2.4 Thống kê số phòng phục vụ học tập ở các truờng THCS 41 quận Bắc Từ
Liêm, Hà Nội (năm học 2015-2016)
Bảng 2.5 Thống kê thiết bị dạy học và quản lí ở các truờng THCS 43 quận Bắc Từ
Liêm, Hà Nội (năm học 2015-2016)
cơ sở vật chất - kỹ thuật
Bảng 2.11 Thực trạng quản lí việc mua sắm, thanh lí, thay đổi trang 54 thiết bị trong
dạy học và trong quản lí nhà truờng
Bảng 2.12 Thực trạng quản lí kiểm kê, đánh giá hạ tầng vật chất - kĩ 55 thuật và hồ sơ
về hạ tầng kĩ thuật
1.1 quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội (năm học 2015-2016)
MỞ ĐẦU
1. Lỷ do lựa chọn đề tài
-
Bước sang thế kỷ 21, ngành giáo dục Việt Nam đã và đang có những chuyển biến rõ
rệt trong công tác đào tạo. Song song với việc ban hành các chủ trương chính sách
giáo dục, biên soạn tài liệu học tập, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp
dạy và học thì việc đầu tư và quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học
theo hướng hiện đại và chuẩn hoá đó được các cấp lãnh đạo quan tâm, chú trọng, với
mục tiêu ngành giáo dục - đào tạo nước nhà tiến kịp và sánh vai ngang tầm với các
nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Cơ sở vật chất trường học là điều kiện quan trọng góp phần đảm bảo chất lượng
dạy học của nhà trường bên cạnh các điều kiện đảm bảo khác như đội ngũ giáo viên,
chương trình học tập. Hoạt động giáo dục đào tạo đòi hỏi phải có những điều kiện vật
chất, cơ sở hạ tầng cần thiết, thích họp cho từng loại hình giáo dục và đào tạo ở các
cấp học và ngành đào tạo khác nhau như: Mầm non, phổ thông, chuyên nghiệp, đại
học. Cơ sở hạ tầng trong ngành Giáo dục và Đào tạo chính là cơ sở vật chất trường
học; chủ yếu bao gồm các khối công trình của trường (lóp học, phòng thí nghiệm,
thực hành, khu hành chính, bán trú....) và các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy
- học từ các loại bảng, bàn ghế, dụng cụ dạy học đơn giản đến các thiết bị hiện đại như
máy vi tính, máy chiếu vật thể, projector, bảng tương tác...
-
Nghị quyết 14 ngày 11/01/1979 của Bộ Chính trị về Cải cách giáo dục đã chỉ rõ : “Cơ
sở vật chất - kỹ thuật của trường học là những điều kiện vật chất cần thiết giúp học
sinh nẳm vững kiến thức, tiến hành lao động sản xuất, thực nghiêm và nghiên cứu
khoa học hoạt động văn nghệ và rèn luyện thân thể... báo đảm thực hiện tốt phương
pháp giáo dục và đào tạo mới ”
-
Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN lần 2 - Khóa VIII đã đề cập và
khẳng định tầm quan trọng của cơ sở vật chất - kỹ thuật các trường học như sau:
"Nâng cao chất lượng giáo dục, phẩn đẩu sớm có một sổ trường học đạt tiêu chuẩn
quốc tể trên cơ sở xây dựng đội ngũ giáo viên mạnh, tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa
các điều kiện dạy và học
Nghị quyết cũng đã nhấn mạnh“... tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật các
trường học”, “Xba phòng học tạm, xoả ca ba; quy hoạch đất đai cho các trường; ban
hành chuẩn quốc gia về các cơ sở vật chất - kỹ thuật của các trường học, bao gồm:
lớp học, bàn ghế, tủ sách, đồ dùng dạy học, trang thiết bị thi nghiệm, thực hành tối
thiểu ...”
-
Văn kiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng về giáo dục và đào tạo tiếp tục
khẳng định “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới hệ thống
trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hỏa, xã hội
hóa ... Thực hiện phương châm: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động
sản xuất, nhà trường gẳn liền với đời sổng xã hội, coi trọng thực hành, thực nghiệm,
ngoại khóa; tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay. Tăng cường cơ sở vật chất và từng
bước hiện đại hóa nhà trường (lớp học, sân chơi, bãi tập, phòng thi nghiệm, máy tinh
nổi mạng Internet, thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại, thư viện và kỷ túc xá
Ngày 4-11-2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Tmng ương khóa XI Nghị quyết số 29- NQ/TW về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế. Tại điểu 7 khoản III nói về các nhiệm vụ và giải pháp nghị quyết cũng
khẳng định: “Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học; có chính sách
hỗ trợ đế có mặt bằng xây dựng trường, từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ
thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin, bảo đảm đến năm 2020 sổ học sinh
mỗi lớp không vượt quả quy định của từng cấp học. ’’
Nếu cơ sở vật chất nhà trường được trang bị đầy đủ nhưng người quản lý thiếu
năng lực, trách nhiệm thì chất lượng giáo dục cũng bị ảnh hưởng. Thực tế giáo dục
hiện nay cho thấy cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu và việc quản lý cơ sở vật chất
trường học cũng chưa được quan tâm đúng mức. Các công trình hoàn thành đưa vào
sử dụng xuống cấp không được sửa chữa kịp thời. Công tác bảo quản vẫn còn bị coi
nhẹ, dẫn đến chất lượng mau xuống cấp. ở một số trường việc sử dụng cơ sở vật chất
trường học chưa họp lý, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí.
Trước tình hình đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Bắc Từ Liêm lập kế hoạch
tham mưu với Quận ủy - UBND quận quy hoạch mạng lưới trường học đến năm 2020,
tầm nhìn 2030; Xây dựng kế hoạch đầu tư ngắn hạn và trung hạn, tiếp tục đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường đã đạt chuẩn quốc gia. Xuất phát từ yêu
cầu và thực tiễn quản lý cơ sở vật chất trường Trung học cơ sở ở quận Bắc Từ Liêm,
thành phố Hà Nội, chúng tôi chọn đề tài “ Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật trường
Trung học cơ sở quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội theo hướng chuẩn hóa”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng về công tác quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật tại
các trường Trung học cơ sở quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội, đề xuất những biện
pháp quản lí cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng chuẩn hóa tại các trường Trung học cơ
sở quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.
Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật trường
học.
3.2.
Đánh giá thực trạng quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật ở các truờng trung
học cơ sở quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội theo hướng chuẩn hóa.
3.3.
Đề xuất các biện pháp quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật ở các trường trung
học cơ sở quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội theo hướng chuẩn hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lí cơ sở vật chất kỹ thuật tại các trường Trung học cơ sở quận
Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội theo hướng chuẩn hoá.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đe tài nghiên cứu khảo sát thực trạng quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật chỉ giới
hạn trong 10 trường THCS công lập quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật ở các trường trung học cơ sở
được thực hiện dựa vào các chuẩn trong quá trình trang bị, sử dụng và bảo dưỡng, sửa
chữa thì chúng sẽ tác động tích cực đến quá trình và kết quả quản lí, nâng cao hiệu
quả sử dụng trong hoạt động giáo dục và dạy học cho học sinh.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1.
-
Các phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp, chọn lọc các quan điểm lí thuyết, quan niệm khoa
học, hệ thống hóa các văn bản (Luật, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các
Bộ, Ban ngành, đoàn thể ...), các tài liệu (Sách, báo, tạp chí ...) có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu.
-
Phương pháp so sánh, tổng hợp, khái quát hóa lí luận để xây dựng hệ thống khái niệm
và căn cứ lí luận.
6.2.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1.
Phương pháp điều tra viết
Phương pháp này dùng để nghiên cứu thực trạng quản lí cơ sở vật chất và kĩ
thuật của các trường Trung học cơ sở làm cơ sở cho việc đề xuất một số biện pháp
quản lí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
6.2.2.
Phương pháp quan sát
Nhằm trực tiếp tìm hiểu thực trạng hoạt động quản lí cơ sở vật chất và thiết bị
dạy học của các trường Trung học cơ sở hiện nay.
6.2.3.
Phương pháp phỏng vấn
Trao đổi, xin ý kiến với các lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học
sinh nhà trường để có các ý kiến trực tiếp và tranh thủ được các gợi ý, đề xuất hỗ trợ
cho người nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài.
6.2.4.
Phương pháp chuyên gia
Nhằm xem xét đánh giá, khảo nghiệm tính khả thi, tính cần thiết của các biện
pháp quản lí qua ý kiến độc lập của các chuyên gia, từ đó có căn cứ để điều chỉnh.
6.2.5.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật, phân
tích, đánh giá hồ sơ quản lí của trường.
6.3.
Phương pháp thống kê
Sử dụng các công thức toán học, thống kê để xử lí số liệu, đánh giá và trình
bày các kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ QUẢN LÍ cơ SỞ VẶT CHẤT - KĨ THUẬT TRƯỜNG
TRUNG HỌC cơ SỞ THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA
1.1.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Những nghiên cứu về quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật
Nghiên cứu về vấn đề quản lí cơ sở vật chất trong cơ sở giáo dục đuợc nhiều
nguời quan tâm, thể hiện qua các luận văn thạc sĩ quản lí giáo dục.
Một số nghiên cứu đi sâu vào việc quản lí thiết bị dạy học nhu Võ Đăng Chín
[7] bàn về biện pháp quản lí thiết bị dạy học ở các truờng THCS huyện Trà My, tỉnh
Quảng Nam; Trần Đức Hùng [26] đề xuất biện pháp quản lí thiết bị dạy học ở các
truờng THPT tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay.
Những nghiên cứu quản lí cơ sở vật chất ở các loại hình truờng học khác nhau:
ở truờng trung học phổ thông công lập huyện Quỳnh Luu, tỉnh Nghệ An nhu Hồ Sỹ
Nam Thắng [42], truờng trung học phổ thông chuẩn quốc gia thành phố Hải Phòng
nhu Nguyễn Thị Thu Hằng [14], truờng trung học phổ thông chuẩn quốc gia huyện
Lạc Thủy - tỉnh Hòa Bình nhu Tạ Huy Lai [31], theo địa phuơng nhu Bùi Hữu Thành
Cát [5] ở tỉnh Đắc Lắc, Trần Trọng Khoát [29] ở tỉnh Sơn La, Đỗ Hoàng Điệp [12] ở
huyện Sóc Sơn, Hà Nội, truờng trung học cơ sở huyện miền núi Sơn Duơng tỉnh
Tuyên Quang nhu Nguyễn Thị Huề [15], truờng THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố
cần Thơ nhu Vuơng Ngọc Lê [32], truờng THCS thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ nhu
Ngô Thị Phong [37], truờng mầm non thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk nhu
Nguyễn Hải Thanh [43].
Một huớng đã nghiên cứu về quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật ở các truờng cao
đẳng, đại học nhu Bùi Đình Hung [16] nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành của
truờng Đại học Hải Phòng, Nguyễn Đức Long [34] ở Đại học Hồng Đức, Nguyễn
Xuân Tuyển [49] ở truờng Đại học Su phạm Hà Nội, Lê Cao
Sơn [40] ở trường đại học Hùng Vương,Nguyễn Ngọc Phúc [38] ở trường Cao đẳng
Cộng đồng Lai Châu, Hà Văn Ánh [1] ở trường Cao đẳng Sư phạm Đắc Lắc, Nguyễn
Thị Thư [46] ở trường cao đẳng sư phạm Bắc Ninh, Nguyễn Văn Hữu [27] ở trường
Trung cấp Cảnh sát Nhân dân 1, Lưu Thanh Tâm [41] ở trường Cao đẳng nghề Giao
thông Vận tải Trung ương II, Lương Đình Khả [28] ở Trung tâm Giáo dục thường
xuyên thành phố Buôn Ma Thuật tỉnh Đắk Lắk theo hướng xã hội hóa, Lê Văn Trường
[48] ở trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị Kinh doanh Hưng Yên.
Đa số các đề tài trên đều viết trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, trên cơ sở khảo
sát thực trạng của một địa phương cụ thể khi xem xét quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật
trường học.
Vấn đề cơ sở vật chất kĩ thuật trường học đã được nghiên cứu trong đề tài
KHCN cấp Bộ B2007-37- 40 “Mô hình cơ sở vật chất kĩ thuật trường trung học phổ
thông vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ sau năm 2015” của Viện Chiến lược và
Chương trình giáo dục [23], trong các bài báo của Đặng Thành Hưng [17], [21], [22]
về thiết bị dạy học, về học liệu, nhưng chưa đi sâu về vấn đề quản lí.
- Những nghiên cứu về chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục
Vấn đề về chuẩn và chuẩn hóa trong giáo dục được nhiều nhà khoa học trong
và ngoài nước quan tâm như Mark Gaynor, Scott Bradner, Tomas Kunca [21], Đặng
Thành Hưng [21], Trong báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ B2003-49-56 „Cơ sở
khoa học của việc chuẩn hóa trong giáo dục phổ thông”, Đặng Thành Hưng đã đưa ra
quan niệm về chuẩn và chuẩn hóa, nhấn mạnh việc cần thiết phải chuẩn hóa trường sở
và hạ tầng vật chất-kĩ thuật nhà trường. Theo ông, chuẩn học liệu, nguồn lực và
phương tiện giáo dục như một phần hạ tầng vật chất - kĩ thuật của nhà trường bao gồm
những chuẩn sau đây:
- Chuẩn chương trình, sách giáo khoa
-
Chuẩn các tài liệu nghe-nhìn
-
Chuẩn phần mềm giáo dục
-
Chuẩn phưong tiện kĩ thuật chung
-
Chuẩn phưong tiện và dụng cụ thực hành, thực nghiệm
-
Chuẩn đồ dùng học tập, đồ chơi, tài liệu trực quan khác [21].
Tuy nhiên, việc quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật theo hướng chuẩn hóa chưa
được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
1.2.
Các khái niệm công cụ
1.2.1.
Quản lí
Khoa học quản lí đã có một quá trình ra đời và phát triển, đến nay khoa học
quản lí đã trở thành một ngành khoa học độc lập, có vai trò tác dụng to lớn đối với sự
phát triển của xã hội loài người.
Thuật ngữ “quản lí” đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thống
nhất. Nó được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở những cách tiếp cận
khác nhau.
Theo Đại bách khoa toàn thư Liên Xô: “Quản lí là chức năng của những hệ
thống có tổ chức với bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kĩ thuật), nó bảo toàn cấu
trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục
đích hoạt động” .
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lí là những tác động có định hướng, có kế
hoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng bị quản lí trong tổ chức để vận hành tổ chức,
nhằm đạt mục đích nhất định” [39].
Theo Trần Kiểm: “Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc
huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực,
vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt
mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [30],
Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Hoạt động quản lí là hoạt
động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thể
quản lí (người bị quản lí) trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được
mục đích của tổ chức” [6].
Chúng tôi nhất trí với quan điểm của Đặng Thành Hưng cho rằng “Quản lý là
một dạng lao động đặc biệt nhằm gây ảnh hưởng, điều khiển, phối họp lao động của
người khác hoặc của nhiều người khác trong cùng tổ chức hoặc cùng công việc nhằm
thay đổi hành vi và ý thức của họ, định hướng và tăng hiệu quả lao động của họ, để
đạt mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích của công việc cùng sự thỏa mãn của những
người tham gia” [24]. Theo cách hiểu này, bản chất của quản lý là gây ảnh hưởng chứ
không trực tiếp sản xuất hay tạo ra sản phẩm, có mục tiêu và lợi ích là cái chung chứ
không nhằm mục tiêu và lợi ích của riêng cá nhân nào, có tính hệ thống chứ không
phải quá trình hay hành động đơn lẻ.
1.2.2.
Quản lí giáo dục
Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của lao động xã hội. Đây là một hoạt
động chuyên môn nhằm thực hiện quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử
- xã hội qua các thế hệ, đồng thời là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Để hoạt
động này có hiệu quả, giáo dục phải được tổ chức thành các cơ sở, tạo nên một hệ
thống thống nhất. Điều này dẫn đến một tất yếu là phải có một lĩnh vực hoạt động có
tính độc lập tương đối trong giáo dục, đó là hoạt động quản lí giáo dục. Quản lí giáo
dục được xem như một hoạt động chuyên biệt để quản lí thống nhất các cơ sở giáo
dục.
Cũng giống như khái niệm quản lí, khái niệm quản lí giáo dục cũng có nhiều
cách định nghĩa khác nhau.
Theo các nhà lý luận Xô Viết: “Quản lí giáo dục là tập hợp các biện pháp (tổ
chức, phương pháp, cán bộ, giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính ... nhằm đảm bảo sự vận
hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, bảo đảm sự tiếp tục phát
triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng.”
Theo Trần Kiểm ở cấp vĩ mô có thể hiểu: “Quản lí giáo dục là hoạt động tự
giác của chủ thể nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát ... một cách
có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) phục vụ cho mục tiêu
phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” . Đối với cấp vi mô:
“Quản lí giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục
đích, có kế hoạch, có hệ thống, họp quy luật) của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên,
công nhân viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm
thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” [30].
Theo Nguyễn Ngọc Quang, “Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có
mục đích, có kế hoạch và họp quy luật của chủ thể quản lí (Hệ giáo dục) nhằm làm
cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính
chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo
dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”
[39].
Chúng tôi tán thành quan niệm của Đặng Thành Hưng cho rằng: “Quản lý giáo
dục là dạng lao động xã hội đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục nhằm gây ảnh hưởng,
điều khiển hệ thống giáo dục và các thành tố của nó, định hướng và phối hợp lao động
của những người tham gia công tác giáo dục để đạt được mục tiêu giáo dục và mục
tiêu phát triển giáo dục, dựa trên thể chế giáo dục và các nguồn lực giáo dục” [25],
1.2.3.
Quản lí nhà trường
Trường học là tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước - xã hội, trực tiếp
làm công tác giáo dục đào tạo, thực hiện việc giáo dục cho thế hệ đang lớn. Nó có vai
trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện mục đích, mục tiêu giáo
dục thế hệ trẻ.
Nhà truờng là tế bào chủ chốt của bất cứ hệ thống quản lí giáo dục nào từ trung
ương đến địa phương. Vì vậy, nhà trường (nói chung) là khách thể cơ bản của tất cả
các cấp quản lí. Bởi lẽ, quản lí trong hệ thống giáo dục ở tất cả các cấp đều nhằm tạo
điều kiện thuận lợi tối đa, để đạt mục đích, mục tiêu, chất lượng, hiệu quả của nhà
trường.
Quản lí nhà trường được thể hiện theo hai mặt:
-
Thứ nhất là, hoạt động quản lí của những chủ thể quản lí cấp trên và bên ngoài nhà
trường nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho mọi hoạt động giảng dạy, học tập, giáo
dục của nhà trường. Bao gồm các chỉ dẫn, quyết định các thực thể bên ngoài nhà
trường nhằm định hướng sự phát hiển của nhà trường, hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc
thực hiện phương hướng phát triển đó.
-
Thứ hai là, hoạt động quản lí của chủ thể quản lí ở ngay trong nhà trường đối với các
hoạt động của nhà trường như: Quản lí giáo viên, quản lí học sinh, quản lí quá trình
dạy học của giáo viên, quản lí hoạt động học tập của học sinh, quản lí cơ sở vật chất kĩ thuật, quản lí tài chính ...
Chúng tôi đồng ý với quan niệm của Đặng Thành Hưng: "Quản lý trường học
là quản lý giáo dục tại cấp cơ sở, trong đó chủ thể quản lý là các cấp chính quyền và
chuyên môn trên trường, các nhà quản lý trong trường do Hiệu trưởng đứng đầu, đối
tượng quản lý chính là nhà trường như một tổ chức chuyên môn-nghiệp vụ, nguồn lực
quản lý là con người, cơ sở vật chất- kĩ thuật, tài chính, đầu tư khoa học-công nghệ và
thông tin bên trong trường và được huy động từ bên ngoài trường dựa vào luật, chính
sách, cơ chế và chuẩn hiện có." [25],
Để hoạt động quản lí nhà trường đạt được mục tiêu và mang lại hiệu quả cao,
nhân tố quan trọng hàng đầu chính là đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường. Quá trình
quản lí nhà trường thực chất là quản lí đội ngũ giáo viên, quản lí quá trình lao động sư
phạm của thầy, quản lí hoạt động học tập - tự học của học sinh, quản lí tài chính và
quản lí csvc - kĩ thuật phục vụ dạy và học.
Người cán bộ quản lí phải trực tiếp và ưu tiên dành nhiều thời gian để quản lí
hoạt động lực lượng trực tiếp đào tạo. Mọi hoạt động quản lí khác đều nhằm mục đích
nâng cao chất lượng dạy và học.
1.2.4. Chuẩn và chuẩn hóa
1.2.4.1.
Chuẩn
Đại từ điển bách khoa toàn thư thế giới Britannica- 2002 định nghĩa về chuẩn và
những phạm trù gần với chuẩn như sau:
+ Standard (chuẩn) - Cái được xác lập bởi quyền lực, tập quán hoặc sự thỏa
thuận chung để làm mẫu hoặc vật so sánh.
+ Cái được đặt ra và xác lập bởi quyền lực để làm luật lệ (qui tắc) đo lường số
lượng, trọng lượng, giá trị hoặc chất lượng.
Bách khoa thư giáo dục quốc tế định nghĩa chuẩn ’’(Standards) là mức độ ưu
việt cần phải có để đạt được những mục đích đặc biệt; là cái đo xem điều gì là phù
hợp; là trình độ thực hiện mong muốn trên thực tể hoặc mang tinh xã hội.
(International Encyclopedia of Education. NewYork-London-Sydney- FrankfurtToronto-Paris, 1985, trang 4786).
Theo Đặng Thành Hưng, chuẩn là mẫu li thuyết có tinh chất nguyên tắc, tinh
công khai và tinh xã hội hóa, được đặt ra bằng quyền lực hành chỉnh hoặc chuyên
môn, bao gồm những yêu cầu, tiêu chi, qui định kết họp logic với nhau một cách xác
định, được dùng làm công cụ xác minh sự vật, làm thước đo- đánh giá hoặc so sánh
các hoạt động, công việc, sản phẩm, dịch vụ v.v...trong lĩnh vực nào đó và có khuynh
hưởng điều chỉnh những sự vật này theo nhu cầu, mục tiêu mong muốn của chủ thể
quản li hoặc chủ thể sử dụng công việc, sản phẩm, dịch vụ ... Các yêu cầu, tiêu chí,
qui định trong chuẩn thực chất gồm 2 loại: loại thứ nhất chỉ ra nội dung cần đạt
(những cái gì, thí dụ tri thức, kĩ năng, mẫu hành vi, sản phẩm nào...), loại thứ hai chỉ
rõ mức độ giá trị, chất lượng của nội dung này, hiệu quả, cách thức của quá trình đạt
tới nó. Vì vậy có thể xem mỗi chuẩn gồm 2 mặt, hoặc có 2 loại chuẩn trong một bộ
chuẩnxhuẩn nội dung và chuẩn thực hiện [21].
1.2.4.2.
Chuẩn hóa trong giáo dục
Chuẩn hóa - Standardization- là những quá trình làm cho các sự vật, đối tượng
thuộc phạm trù nhất định (kinh doanh, dịch vụ, sản xuất, giáo dục, y tế, thể thao...)
đáp ứng được các chuẩn đã ban hành trong phạm vi áp dụng và hiệu lực của các chuẩn
đó.
Chuẩn hóa trong giáo dụcìầ những quá trình cần thiết làm cho các sự vật, đối
tượng trong lĩnh vực giáo dục đáp ứng được các chuẩn đã ban hành và áp dụng chính
thức cho giáo dục để tạo thuận lợi hơn cho tiến bộ và phát triển giáo dục.
1.2.5. Quản lí theo hướng chuẩn hóa
Chuẩn hóa trong giáo dục có những chức năng cơ bản là định hướng quản lí
giáo dục, qui cách hóa các sản phẩm, nguồn lực, phương tiện, hoạt động giáo dục, tạo
môi trường chính thức cho sự phát triển giáo dục [21].
Quản lí theo hướng chuẩn hóa là khi thực hiện các chức năng quản lí (lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra và đánh giá) được thực hiện đáp
ứng chuẩn (chuẩn nội dung bao gồm cả yêu cần cần đạt và chuẩn thực hiện chỉ rõ quá
trình thực hiện để đạt yêu cầu đã đề ra).
Quản lí theo hướng chuẩn hóa bảo đảm tính minh bạch, công khai và công bằng
cho các nhà quản lí cũng như các cán bộ công nhân viên, tạo cơ hội cho việc tự quản
lí, tự kiểm tra đánh giá trong quá trình hoạt động cho các thành viên của tổ chức.
1.2.6. Quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật trường học
Quản lí csvc - KT trường học là một dạng quản lí nhằm gây ảnh hưởng, điều
khiển, phối họp lao động của nhiều người trong trường học nhằm thay đổi hành vi và
ý thức của họ, định hướng và tăng hiệu quả khai thác và sử dụng csvc - KT nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học.
1.3.
Cơ sở vât chất - kĩ thuât trường hoc
csvc - kĩ thuật trường học là tất cả các phương tiện vật chất, thiết bị,sản phẩm
khoa học - công nghệ được huy động vào các hoạt động giáo dục trong Nhà trường.
Khái niệm csvc - kĩ thuật liên tục được mở rộng nội hàm nhằm thích ứng thực tiễn
phát triển giáo dục và phát triển khoa học công nghệ.
csvc - kĩ thuật như một dạng tài sản công do Nhà nước giao cho nhà trường
quản lý sử dụng, do đầu tư xây dựng, mua sắm từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và
các nguồn kinh phí khác hoặc do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biếu, tặng,
đóng góp bao gồm:
1. Toàn bộ cơ sở vật chất của nhà trường gồm:
-Đất
-
Phòng học, phòng làm việc, các phòng chức năng, phòng bộ môn
-
Các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động dạy và học (nhà xe, cổng, tường rào,
cột cờ, sân vườn, bồn hoa cây cảnh...)
-
Hệ thống kỹ thuật hạ tầng (hệ thống cấp điện, chiếu sáng, hệ thống cấp nước, hệ thống
điện thoại, đường truyền internet...).
2. Trang thiết bị
-
Trang thiết bị làm việc:
+ Bàn ghế ngồi học và làm việc, tủ đựng tài liệu, tủ trưng bày, giá đựng tài liệu,
bộ bàn ghế họp, tiếp khách;
+ Máy vi tính để bàn, máy vi tính xách tay, máy in, máy photocopy; máy chiếu,
màn chiếu, thiết bị âm thanh; điện thoại, thiết bị kết nối internet.
-
Các thiết bị thuộc hệ thống kỹ thuật hạ tầng của nhà truờng: Máy phát điện, thiết bị
chiếu sáng, thiết bị âm thanh, điện thoại, Website, mạng internet, vệ sinh, báo cháy,
chữa cháy...
-
Các trang thiết bị khác: Máy thu hình, chảo ăng ten...các dụng cụ, vật tư hậu cần khác.
-
Các phương tiện kĩ thuật và thiết bị dạy học (các máy móc thiết bị, vật liệu thực hành,
thí nghiệm được giáo viên và học sinh sử dụng trong hoạt động dạy và học).
-
Sách, báo, tài liệu, thiết bị... trong thư viện (gọi chung là trang thiết bị trong thư viện).
-
Các vật trưng bày truyền thống, các vật liệu phục vụ lễ tân và khánh tiết.
3. Các tài sản vật chất vô hình mà việc sử dụng phải chi trả bằng tiền như điện, cước
điện thoại, internet, phần mềm tin học..
Cơ sở vật chất và thiết bị trường học có thể phân thành mười loại như sau:
-
Công trình xây dựng cơ bản: Nhà, sân, vườn, đường đi, cây xanh, cây cảnh, trạm điện,
trạm nước, nhà xe ...
-
Sách và tư liệu trong thư viện
-
Tài liệu và các thiết bị nghe nhìn: băng, đĩa, tài liệu trên mạng ... máy vi tính, máy
chiếu các loại (projecter, máy chiếu overhead ...) Radio - casette, video, đầu VCD,
DVD, tivi, điện thoại, máy fax...
-
Thiết bị và vật liệu thí nghiệm, thực hành: Mô hình, vật mẫu, tranh ảnh, bản vẽ, bảng
tủ, các dụng cụ máy móc thực hành, nguyên, nhiên, vật liệu (xăng dầu, hóa chất...)
-
Nội thất và thiết bị kĩ thuật chuyên dùng trong trụ sở làm việc: Bàn ghế, tủ hồ sơ, máy
in, máy photocopy...
-
Nội thất và các thiết bị máy móc trang bị cho phòng họp, phòng y tế, nhà ăn, thư viện,
các trang thiết bị tuyên truyền như: Âm ly, loa, đài, tivi ...
-
Trang thiết bị phục vụ cho sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi,
giải trí: Loa đài, ánh sáng, nhạc cụ, dụng cụ thể thao, phông màn, quần áo ...
-
Phương tiện giao thông: xe ôtô, xe máy ...
-
Hệ thống cung cấp điện, nước: Hệ thống đường dây, cột điện, điện chiếu sáng công
cộng, hệ thống cấp nước sạch, nước uống ...
-
Các thiết bị cứu hoả, chống bão lụt.
-
Các vật rẻ tiền mau hỏng
Có thể phân loại theo tính năng và tác dụng của từng CSVC- kĩ thuật như:
-
Các công trình xây dựng ngoại thất: Nhà cửa, sân vườn, đường đi...
-
Các trang thiết bị nội thất như: Đồ gỗ, đồ điện, đồ gia dụng ..., các dụng cụ sinh hoạt
và máy móc phục vụ sinh hoạt.
-
Tư liệu (sách báo và các phương tiện khai thác tài liệu)
-
Thiết bị kĩ thuật dạy học, thiết bị y tế, thiết bị văn nghệ, thể dục thể thao, thiết bị điện
nước, thiết bị giao thông, thiết bị chống cháy, chống bão lụt, thiết bị vệ sinh và chống
ô nhiễm môi trường ...
1.4.
1.4.1.
Quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật trường THCS theo hướng chuẩn hóa
Mục tiêu quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật trường học
Nói đến mục tiêu quản lí csvc - KT là nói đến việc quản lí csvc - KT phải đạt
được những kết quả với mức độ như thế nào, hoặc nói cách khác là trạng thái của hoạt
động quản lí này như thế nào. Mục tiêu tổng thể của hoạt động quản lí csvc - KT gồm:
-
Đảm bảo hiệu lực các chế định trong ngành và liên ngành về quản lí xây dựng, mua
sắm, trang bị, sử dung, sửa chữa và bảo quản csvc - KT một cách phù hợp nội dung,
chương trình, kế hoạch và xu hướng cải tiến phương pháp dạy học đối với từng cấp
học, bậc học.
-
Phát triển bộ máy tổ chức và nhân lực (thiết lập bộ máy quản lí, nâng cao trình độ
chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ) và điều hành có hiệu quả đội ngũ nhân lực
tham gia quản lí, xây dựng quản lí, mua sắm, trang bị, sửa chữa và bảo quản csvc - KT
theo hướng phát triển chuẩn hoá, hiện đại hoá nhà trường.
-
Thu nhận và xử lý chính xác các thông tin giáo dục - dạy học (cập nhật được mục đích
nội dung, chương trình, kế hoạch, phương pháp dạy học, của từng môn học trong từng
cấp học, bậc học và cập nhật từng thông tin về tiến bộ khoa học - công nghệ được vận
dụng vào công nghệ thiết kế, xây dựng và sản xuất csvc - KT). Đồng thời tạo được
môi trường giáo dục thuận lợi nhất nhằm huy động cộng đồng và xã hội vào việc tăng
cường csvc - KT cho nhà trường.
1.4.2.
Các nguyên tắc quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật trường học
Nguyên tắc quản lí là những quy tắc chỉ đạo, những hành vi mà công tác quản lí
bất kỳ cấp nào đều phải tuân theo khi thực hiện chỉ đạo và điều hành công tác quản lí
của mình. Các nguyên tắc quản lí chung như sau:
-
Nguyên tắc lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng đối với toàn bộ các hoạt động về
csvc - KT trong nhà trường.
-
Nguyên tắc tính khoa học cao trong hoạt động quản lí csvc - KT: Mọi hoạt động trong
nhà trường đều có đặc điểm riêng, cho nên quản lí csvc - KT phải đảm bảo tính lý
luận và thực tiễn hoạt động của nó.
-
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo và quản lí: Mọi người được biết, được
bàn các công việc, từ đó giao trách nhiệm cho một người điều hành và mọi người phải
tuân thủ theo sự điều hành đó.
-
Nguyên tắc chất lượng và hiệu quả: Mọi việc quản lí phải mang lại chất lượng thực sự
cho hoạt động giáo dục và hiệu quả kinh tế cao.
Ngoài các yếu tố nêu trên, trong quản lí csvc - KT cần tập trung vào việc thực
hiện đúng nguyên tắc có tính đặc trung sau:Nguyên tắc bền vững, nguyên tắc đầy đủ,
nguyên tắc phát triển và hiện đại, nguyên tắc đồng bộ, nguyên tắc bố trí họp lý và
thuận lợi, nguyên tắc kịp thời, nguyên tắc hiệu quả.
1.4.3.
Vai trò của quản lí cơ sở vật chất - kĩ thuật trường học theo hướng
chuẩn hóa
Quản lý nhà truờng nói chung và quản lí csvc - KT theo hướng chuẩn hóa nói
riêng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình giáo dục và đào tạo, nó góp phần
đạt được cao nhất mục tiêu đã đặt ra.
+ Quản lí csvc - KT tốt giúp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng csvc - KT vào
quá trình giáo dục và đào tạo, tạo nên chất lượng đào tạo có kết quả tốt.
+ Quản lí csvc - KT tốt giúp nâng cao tuổi thọ của csvc - KT, giảm các chi phí
duy tu, sửa chữa, tiết kiệm được các nguồn lực, dành kinh phí đầu tư cho việc chuẩn
hoá, hiện đại hoá các máy móc, thiết bị.
+ Quản lí csvc - KT tốt nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, CNV,
học sinhvề tầm quan trọng csvc - KT, từ đó sẽ giúp cho việc ứng dụng thiết bị dạy học
vào quá trình giáo dục được thường xuyên liên tục, góp phần tạo ra kết quả đào tạo
cao hơn.
+ Quản lí csvc - KT tốt giúp cho việc xây dựng, đầu tư và phát triển csvc - KT
được tốt hơn. Để chuẩn hoá, hiện đại hoá không chỉ dựa vào nguồn ngân sách nhà
nước cấp mà còn phải biết vận dụng linh hoạt, huy động các nguồn vốn của nhà
trường, các nguồn vốn xã hội hoá.
Ngược lại, chất lượng cơ sở vật chất- kĩ thuật trường học cũng có ý nghĩa quan