Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TÌM HIỂU đạo đức báo CHÍ THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.07 KB, 16 trang )

Tìm hiểu về các nguyên tắc đạo đức báo chi
A/Liên đoàn báo chi quốc tế và những nguyên tắc đạo đức nhà báo
Liên đoàn báo chi quốc tế IFJ (International Federation of
Journalists) đã đề ra những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp nhà báo này
tại Đại hội các nghiệp đoàn báo chi toàn thế giới lần thứ hai, tổ chức tại
Bordeaux – Pháp tháng 4 năm 1954 và sau đó những nguyên tắc này đã
được hiệu chỉnh tại kỳ Đại hội lần thứ 18 được tổ chức vào tháng 5 năm
1986 tại Helsinki - Phần Lan.
Những nguyên tắc quốc tế của nghề nhà báo chuyên nghiệp đã được thông qua
như nền móng quốc tế chung và như cội nguồn cho những nguyên tắc và
nội quy của quốc gia và khu vực. Những nguyên tắc này có thể được phát
triển bởi các tổ chức báo chí thông qua các biện pháp và các phương tiện
phù hợp nhất đối với các thành viên của tổ chức đó.
1. Quyền của con người được biết thông tin thực sự: Quần chúng và các cá
nhân có quyền được biết sự thật khách quan thông qua các phương tiện
thông tin chính xác và toàn diện cũng như bày tỏ ý kiến của mình thông
qua các phương tiện văn hoá và truyền thông khác nhau.
2. Thái độ tận tâm của nhà báo đối với sự thực khách quan: Nhiệm vụ
trước hết của nhà báo là phục vụ cho quyền lợi của quần chúng được biết
các thông tin xác thực, đáng tin cậy thông qua sự tận tâm trung thực đối
với thực tế khách quan, thông báo các sự kiện một cách có lương tâm trong
ngữ cảnh chính xác của chúng, chỉ ra những sự chắp nối cần thiết và không
xuyên tạc, với sự phát huy thích đáng, khả năng sáng tạo của người làm
báo giúp công chúng có được tư liệu cần thiết làm sáng tỏ thông tin về một
bức tranh chính xác và toàn diện của thế giới trong đó nguồn gốc, bản chất
[Type text]

Page 1


và tính chất của các sự kiện, các quá trình và trạng thái của các sự vụ được


hiểu một cách khách quan nhất.
3. Trách nhiệm xã hội của nhà báo: Thông tin trong nghề báo được hiểu là
một sản phẩm xã hội nhưng không phải như một thứ hàng hoá, điều này có
nghĩa là nhà báo phải có trách nhiệm với thông tin mình truyền đạt và như
vậy, không chỉ chịu trách nhiệm đối với các nhà kiểm soát truyền thông mà
còn cả với quần chúng nói chung, bao gồm nhiều tầng lớp xã hội khác
nhau. Trách nhiệm xã hội của nhà báo đòi hỏi anh ta hay chị ta phải hành
động phù hợp với lương tâm đạo đức con người trong bất cứ tình huống
nào.
4. Tính liêm chính nghề nghiệp của nhà báo: Vai trò xã hội của nhà báo
đòi hỏi nghề nhà báo phải duy trì tiêu chuẩn liêm chính cao, bao gồm sự tự
kiềm chế trong việc phản bác lại lời buộc tội hay trong việc phơi bày các
nguồn tin cũng như quyền tham gia vào quyết định của cơ quan mà anh
hay chị ta được sử dụng. Sự liêm chính của nghề nghiệp không cho phép
nhà báo nhận bất cứ dạng hối lộ hay sự thăng chức nào vì lợi ích các nhân,
đi ngược lại với phúc lợi xã hội chung. Tương tự, đạo đức nghề nghiệp là
phải tôn trọng tài sản trí tuệ, và đặc biệt là tự kiềm chế không đạo văn.
5. Sự tiếp cận và tham gia của công chúng: Bản chất nghề nghiệp đòi hỏi
nhà báo phải đẩy mạnh sự tiếp cận và tham gia của công chúng đối với
thông tin trong truyền thông bao gồm cả quyền hiệu chỉnh hay đính chính
và quyền phúc đáp.
6. Tôn trọng sự riêng tư và phẩm giá con người: Một phần không thể tách
khỏi của phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo là tôn trọng quyền của cá
nhân đối với sự riêng tư và phẩm giá con người, phù hợp với các điều

[Type text]

Page 2



khoản của luật quốc tế và quốc gia về vấn đề bảo về quyền lợi và danh
tiếng của người khác, ngăn cấm sự phỉ báng, vu khống, nói xấu và làm mất
danh dự.
7. Tôn trọng lợi ích công: Phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo đòi hỏi phải
thực thi sự tôn trọng đối với cộng đồng dân tộc, các thể chế dân chủ và
nhân cách công chúng.
8. Tôn trọng những giá trị toàn cầu và sự đa dạng của các nền văn hoá:
Một nhà báo chân chính phải bảo vệ những giá trị toàn cầu của chủ nghĩa
nhân văn, trên hết là hoà bình, dân chủ, quyền con người, sự tiến bộ xã hội
và sự giải phóng dân tộc, đồng thời tôn trọng đặc tính, giá trị và phẩm chất
riêng của mỗi nền văn hoá, cũng như quyền của mỗi con người trong việc
tự do chọn lựa và phát triển những hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế và
văn hoá. Như vậy, nhà báo tham gia một cách tích cực vào sự chuyển biến
của xã hội tiến tới cải tiến dân chủ và đóng góp thông qua những bài viết
đối thoại cho xu thế tự tin chung trong các mối quan hệ quốc tế có lợi cho
hoà bình và sự công bằng ở mọi nơi, vì hoà bình, giải trừ quân bị và phát
triển xã hội. Một điều trong đạo đức nghề nghiệp là nhà báo phải nhận
thức được những điều khoản cần thiết trong các quy ước, tuyên ngôn và
nghị quyết quốc tế.
9. Loại trừ chiến tranh và những tai họa lớn khác mà nhân loại đang phải
đối mặt: Lời cam kết phù hợp với luân thường đạo lý đối với những giá trị
toàn cầu của chủ nghĩa nhân văn kêu gọi nhà báo phải tiết chế đối với bất
cứ lý lẽ bào chữa, hay sự khích động, các cuộc chiến xâm lược và cuộc
chạy đua vũ trang, đặc biệt là chạy đua vũ khí hạt nhân, và tất cả các hình
thức bạo lực, lòng căm thù hay đối xử phân biệt, đặc biệt là chủ nghĩa phân

[Type text]

Page 3



biệt chủng tộc và chủ nghĩa tách biệt chủng tộc Nam Phi, sự áp bức bởi các
chế độ bạo ngược, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa thực dân mới, cũng
như những tai hoạ lớn khác đe doạ nhân loại, như nạn đói, suy dinh dưỡng
và bệnh tật. Bằng việc làm như thế, nhà báo có thể đóng góp sức mình
trong việc xoá nạn mù chữ và mối bất hoà giữa các dân tộc, làm cho kiều
bào của một nước có thể hiểu, thông cảm cho những nhu cầu và ước
nguyện của nhau, đảm bảo sự tôn trọng đối với những quyền lợi và chân
giá trị của tất cả các quốc gia, tất cả các dân tộc và tất cả các cá nhân
không có phân biệt về chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, dân tộc, tôn giáo.
10. Phát triển thông tin thế giới mới và nội quy truyền thông: Nhà báo hoạt
động trong thế giới đương thời trong khuôn khổ của phong trào hướng tới
những mối quan hệ quốc tế nói chung và một trật tự thông tin mới nói
riêng. Trật tự mới này, có thể được hiểu như một phần không thể tách rời
của Trật tự kinh tế quốc tế mới, nhằm phi thực dân hoá và dân chủ hoá lĩnh
vực thông tin và truyền thông, cả trong nước và trên bình diện quốc tế, trên
cơ sở của sự chung sống hoà bình giữa các dân tộc và tôn trọng hết mức
bản sắc văn hoá của họ. Nhà báo có nhiệm vụ đặc biệt trong việc thúc đẩy
quá trình dân chủ hoá các mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực thông tin,
đặc biệt bằng việc bảo vệ, giữ gìn và phát triển những mối quan hệ hoà
bình và hữu nghị giữa các nhà quốc gia và các dân tộc.

[Type text]

Page 4


B/ Quy tắc đạo đức của các nhà báo ASEAN
1. Các nhà báo ASEAN sẽ chỉ sử dụng các phương pháp trung thực, rõ ràng,
thật thà để thu lượm tin tức, hình ảnh hoặc những tài liệu cần thiết khác để giúp

thực hiện công việc của mình, giới thiệu mình là đại diện của một cơ quan
truyền thông một cách phù hợp trong quá trình tác nghiệp.
2. Các nhà báo ASEAN không để những động cơ cá nhân hay lợi ích ảnh hưởng
tới mình hoặc tô vẽ quan điểm của mình ảnh hưởng tới sự liêm chính của nghề
nghiệp.
3. Các nhà báo ASEAN không yêu cầu hay chấp nhận bất kỳ khoản thù lao, quà
tặng cho việc tường thuật những thông tin không chính xác, ém tin hoặc bác bỏ
sự thật.
4. Các nhà báo ASEAN tường thuật trung thực, đảm bảo rằng đó là những thông
tin họ hiểu tốt nhất theo khả năng và kiến thức của mình, không che giấu những
sự thật quan trọng hoặc bóp méo sự thật bằng cách phóng đại hay nhấn mạnh
(vào các chi tiết) không thích hợp.
5. Các nhà báo ASEAN sẽ thực hiện “quyền được trả lời” của những người đau
khổ bởi những thông tin mà họ đưa trên mặt báo. (tức là nếu tin đưa lên báo,
khiến ai đó chịu hậu quả, ai đó kiện thì nhà báo có trách nhiệm phải giải thích.
Điều này càng đúng trong trường hợp tin sai).
6. Nhà báo ASEAN không vi phạm nguyên tắc bí mật thông tin/tài liệu mà họ
có được trong quá trình tác nghiệm. (tức là các thông tin này được giữ bí
mật)
7. Nhà báo ASEAN không để lộ nguồn tin của mình, chống lại những thế
lực buộc học phải tiết lộ nguồn tin
8. Các nhà báo ASEAN sẽ không tường thuật các thông tin có hại cho
danh tiếng hay uy tín của một cá nhân, trừ phi các thông tin này có lợi cho

[Type text]

Page 5


cộng đồng.

9. Các nhà báo ASEAN tôn trọng tính đa dạng văn hóa, tôn giáo, dân tộc
của các nước ASEAN.
10. Các nhà báo ASEAN không thông tin, bình luận làm nguy hại đến an
ninh của nước mình, gây ra sự đối đầu giữa nước mình với các nước
ASEAN khác, mà cố gắng thúc đẩy quan hệ thân thiện hơn giữa các nước.
Ủy ban Đạo đức báo chí ASEAN thông qua năm 1987.

[Type text]

Page 6


C/Nguyên tắc đạo đức báo chi Ấn Độ
1. Một nền báo chí tự do chỉ có thể phát triển lành mạnh và tốt đẹp trongmột xã
hội tự do. Chủ nghĩa tập thể là một mối đe dọa cho cho cơ cấu của xã hội tự do
của chúng ta và cho sự thống nhất của quốc gia.
2. Báo chí có một vai trò thiết yếu trong trong việc hoàn thiện những mục tiêu
cơ bản đề ra trong hiến pháp, như dân chủ, chủ nghĩa thế tục (phi tôn giáo), sự
thống nhất đất nước và hoà hợp, và pháp trị. Nhiệm vụ của báo chí là giúp thúc
đẩy sự hợp nhất và đoàn kết trong trái tim và khối óc của mọi người, và không
xuất bản những tài liệu kích động sự căm thù giữa các tộc người.
3. Để làm được việc này, báo chí nên theo những hướng dẫn sau khi tường thuật
những sự vịêc xảy ra trong đất nước:
• Nên thận trọng trong tất cả các bình luận, xã luận và thể hiện ý kiến, dù
qua các bài viết báo, thư gửi tổng biên tập, hoặc bất kỳ thể loại nào và
không có những công kích tục tĩu chống lại lãnh đạo hoặc cộng đồng,
hoặc kích động bạo lực.
• Tránh những lời cáo buộc chung chung khi chưa có đủ bằng chứng, tạo
sự nghi ngờ và vu khống bôi nhọ đối với lòng yêu nước và sự trung thành
với bất kỳ cộng đồng nào.

• Tương tự như vậy, tránh những cáo buộc chung chung chống lại bất kỳ
cộng đồng nào dựa trên sự phận biệt không công bằng, gây nên sự thù
ghét và căm giận giữa các cộng đồng.
• Nhưng dù vậy, không nên bác bỏ sự thật, hay cố tình làm méo mó tin tức.
• Tin về những tai nạn liên quan đến sự mất mát cuộc sống, vô luật pháp,
đốt phá,…, nên được miêu tả, tường thuật, và đặt tít trong điều kiện
nghiêm khắc khách quan, không nên thể hiện một cách nặng nề.

[Type text]

Page 7


• Các loại tin tức giúp ích cho hoà bình, hoà hợp và giúp lập lại hoặc duy
trì luật pháp và trật tự nên được ưu tiên trước các loại tin khác.


Sự cẩn trọng lớn nhất cần được thực thi trong việc chọn lựa và xuất bản
hình ảnh, tranh biếm, thơ…để tránh tạo ra cảm xúc mạnh mẽ hoặc sự thù
hận giữa các tộc người.

• Tên của các tộc người không nên được đề cập cùng với từ “cộng đồng
chiếm đa số” hay “cộng đồng chiếm thiểu số” trong tường thuật tin tức.
• Nguồn tin cung cấp số liệu thương vong luôn nên được đề cập đến (trong
bài viết)
• Không sự thật hoặc con số nào nên được xuất bản nếu trước đó không có
sự xác minh đầy đủ theo khả năng của phóng viên. Tuy nhiên, nếu sự
xuất bản tin tức hoặc con số đó có thể có ảnh hưởng tới cảm xúc mạnh
mẽ của cộng đồng, những tin tức và con số này có thể không nên đưa ra


[Type text]

Page 8


.
D/Quy chuẩn đạo đức báo chi Hàn Quốc (1986)
Nhận thức sâu sắc điều này, các nhà báo Hàn Quốc đã tổ chức Hiệp hội Biên
tập viên báo chí Hàn Quốc gồm những biên tập viên các tờ báo hàng ngày và
các cơ quan báo chí trên toàn quốc và đã lập nên Quy chuẩn Đạo đức báo chí để
sửa đạo đức báo chí và gìn giữ một cách chắc chắn sự thống nhất khi làm báo.
Các nhà báo đã cam kết sẽ tuân thủ nghiêm ngặt những quy chuẩn làm báo và
đáp ứng kì vọng của nhân dân về báo chí tốt đẹp. Không chỉ các biên tập biên
mà tất cả những ai làm việc có liên quan đến ngành báo sẽ tuân theo quy chuẩn
này.
Vì Quy chuẩn này kêu gọi việc thực thi một cách tự nguyện, không có tổ chức
nào cưỡng chế việc thực thi. Tuy nhiên nếu các tờ báo và nhà báo không trung
thành với Quy chuẩn này, chắc chắn họ sẽ mất sự ủng hộ của công chúng, do đó
sẽ gây nguy hại cho sự tồn tại của chính mình
Tự do. Tự do báo chí, một trong những quyền cơ bản của con người, phải được
bảo vệ để làm thỏa mãn quyền được biết của con người. Báo chí có quyền tự do
hòan tòan được báo cáo và bình luận. Mặc dù bất cứ sự vi phạm nào đối với mối
quan tâm của công chúng phải chịu sự kiểm sóat theo luật chung, không có luật
nào có thể giới hạn hay can thiệp vào tự do báo chí. Dĩ nhiên tự do báo chí bao
gồm quyền tự do phê bình và chống lại bất kì đạo luật nào như thế.
Trách nhiệm. Báo chí, là một công cụ xã hội, có một vị trí đặc biệt, và các nhà
báo đòi hỏi một chỗ đứng xã hội độc nhất vô nhị. Tuy nhiên, vị trí này chỉ đến
khi báo chí cho công chúng một bức tranh chân thực về các sự việc và công
chúng sử dụng bức tranh làm nền tảng cho những đánh giá của mình. Vì vậy,
trách nhiệm quan trọng nhất của báo chí là phục vụ mối quan tâm của công

chúng một cách trung thành dựa trên nhận thức là công chúng trông cậy vào báo

[Type text]

Page 9


chí. Trách nhiệm này cũng chính là lí do vì sao gìn giữ được vị trí đặc biệt trong
công chúng của báo chí. Báo chí thể hiện vị trí cụ thể của mình bằng cách luôn
luôn kiên cường trong việc theo đuổi sự công bằng, dũng cảm trong việc chống
đối những việc bất công, và trong việc kề vai và lên tiếng cho người yếu.
Viết bài và Bình luận. Việc phổ biến thông tin nhanh và trung thực rất quan
trọng đối với việc viết bài. Vì vậy, những thông tin được báo cáo phải được giới
hạn cho những cái mà giá trị có thể được xác minh về nguồn và nội dung. Trong
bình luận, Những niềm tin và ý kiến độc lập của nhà báo nên được bày tỏ một
cách công bằng và dũng cảm; nói cụ thể là nên chống lại bất cứ thiên kiến nào
cố tình bóp méo hay lẩn tránh sự thật. Nhà báo cần trung thực đối với công
chúng bằng cách triệt để và chính xác ở mức cao nhất trong khi viết bài và bình
luận
Tinh độc lập. Báo chí nên đứng trên quan điểm rằng tất cả mọi người đều bình
đẳng trước pháp luật, và không nên bị lung lạc vì bất cứ thiên kiến nào về mặt
chính trị, xã hội hay kinh tế. Cùng lúc đó, báo chí không thể được sử dụng một
cách riêng tư cho những vụ lợi cá nhân trái ngược với quyền lợi của công chúng
hay vì những mục đích vô đạo đức hay không có giá trị. Các nhà báo không thể
rũ bỏ trách nhiệm chỉ bởi vì những nhà báo khác ra lệnh hay đòi hỏi đối xử đặc
biệt.
Danh dự và tự do. Báo chí nên tôn trọng danh dự của những người khác và
không được xâm phạm quyền cá nhân hay những tình cảm do tò mò hay do có
mục đích xấu. Song song với yêu cầu đòi tự do của báo chí, báo chí nên có lòng
hào hiệp công nhận tự do những người khác muốn.

Nhân phẩm. Báo chí cần có nhân phẩm tốt và lòng tự ái cao bởi vì vị trí trước
công cộng của nó. Đặc biệt, những hành vi thiếu tế nhị, hay bất cứ những hành
động nào dẫn tới sự thiếu tế nhị không thể được chấp nhận.
Những hướng dẫn cho việc làm phóng viên
[1] Diễn giải các điều khoản của mục 3 và 4, Chương “Danh dự và Quyền tự do

[Type text]

Page 10


của Người khác”, Hướng dẫn cho việc thực thi Quy chuẩn Đạo đức Báo chí (13
tháng 10, 1961):
1. Những người vi phạm bị bắt quả tang sẽ bị loại ra khỏi “nguyên tắc mà trong
trường hợp viết bài về những trường hợp tội phạm, người bị kết tội sẽ không bị
đối xử như là có tội cho đến khi bị kết án”, “Hướng dẫn cho Việc thực thi Quy
chuẩn Đạo đức Báo chí”
2. Thuật ngữ “vị thành niên” được đề cập ở Điều 4, Chương “Danh dự và Tự do
của người khác” trong Hướng dẫn cho Việc thực thi Quy chuẩn Đạo đức Báo
chí, có nghĩa là những người dưới 20 tuổi.
3. Trong điều khoản mà tên và hình ảnh của nghi phạm vị thành niên, người bị
kết tội và phụ nữ bị tấn công tình dục không được tiết lộ. Trong Điều 4, Chương
“Danh dự và Tự do của người khác” trong Hướng dẫn cho Việc thực thi Quy
chuẩn Đạo đức Báo chí, không được tiết lộ địa chỉ nhà trong phạm vi Seoul và
các thành phố khác, hay tên làng ở các tỉnh khác, được phép tiết lộ.
4. Khi đưa địa chỉ nhà, không con số, “việc đang làm” và “lệnh cấm” ở Seoul và
các thành phố khác, hay “lệnh cấm” làng và con số trong những khu vực tỉnh
được phép tiết lộ.
[2] Nói về những phụ nữ bị tấn công tình dục, Ủy ban đưa ra qui định rằng “khi
đưa ra địa chỉ, không được tiết con số, “việc làm” và “lệnh cấm” ở Seoul và

những thành phố khác, hay con số và “lệnh cấm” làng ở các khu vực tỉnh.” Một
lần nữa vào mùng 2 tháng 10, 1978, Ủy ban ra lệnh rằng cho dù không đưa địa
chỉ một cách trực tiếp, bất cứ thông tin nào giúp suy ra địa chỉ của nạn nhân,
như trong trường hợp thủ phạm có thể được nhận diện bằng lời nhận xét, “hắn
ta tấn công một phụ nữ cùng làng,” hay địa điểm văn phòng của nạn nhân bị tiết
lộ, hay tên của người thân bị nhận ra cũng phải được kiểm soát chặt chẽ.
[3] Diễn giải các điều khoản của mục 1 và 2, Chương “Danh dự và Quyền tự do
của Người khác”, Hướng dẫn cho việc thực thi Quy chuẩn Đạo đức Báo chí (15
tháng 2, 1965):

[Type text]

Page 11


1. Không danh dự cá nhân nào bị bôi nhọ nếu không vì mối quan tâm của công
chúng.
2. Thậm chí trong trường hợp vì mối quan tâm của công chúng, không được sử
dụng ngôn ngữ thấp kém hay tấn công cá nhân không thích đáng. Điều này cũng
đúng đối với các cá nhân, nhân viên, văn phòng hay tổ chức cộng đồng, với
những người hoặc nhóm không thuộc pháp lý.
[4] Viết bài về Tự tử (8 tháng 1, 1967)
Xem xét về ảnh hưởng những bài viết về tự tự đối với xã hội, Ủy ban đưa ra
những quy định sau làm tiêu chuẩn cho những bài viết như thế:
1. Tên và số lượng liều thuốc gây chết người được sử dụng trong vụ tự tử không
được tiết lộ. Tuy nhiên, những điều như thế có thể được viết trong những tai nạn
có liên quan đến tội ác hay có một tầm quan trọng đặc biệt về mặt xã hội.
2. Những phương pháp tự tử độc ác không được mô tả. Vì cụm từ “tự tử tập
thể” có thể là một ngữ không chính xác trong trường hợp vụ này bao gồm trẻ
em và những thành viên trong gia đình khác không mong muốn chết, ngữ chính

xác sẽ được sử dụng tùy thuộc vào từng vụ. Những vụ này không được phép
viết theo cách phục vụ thị hiếu của người đọc, hay được làm cho đẹp hơn lên.
[5] Lưu ý đối với những bài viết về chất kích thích. (18 tháng 4, 1979)
Vì việc tiết lộ tên những chất kích thích ví dụ như Sekonal và keo dính trong
việc viết về các trường hợp của thanh thiếu niên sử dụng chất kích thích có thể
gây ảnh hưởng cho những thanh thiếu niên ngây thơ và khiến chúng phạm phải
cùng lỗi lầm đó, một hướng dẫn đã được phát ra về việc không được công khai
tên của những thuốc hay chất như thế.
[6] Bài viết về bắt cóc (30 tháng 8, 1967)
1. Các bài viết về bắt cóc nên viết nhấn mạnh sự trở về an toàn của các nạn nhân
bị bắt cóc. Những bài viết như thế về mặt nguyên tắc sẽ được giữ lại không

[Type text]

Page 12


đăng trong khi các nạn nhân vẫn còn bị bắt cóc. Tuy nhiên, bài viết có thể được
thực hiện trong trường hợp được xem là cần thiết cho việc giải cứu nạn nhân.
2. Toàn cảnh bức tranh của vụ bắt cóc có thể được làm rõ một khi vụ việc đã đi
đến một giải pháp.
[7] Các bài viết về nghi phạm (6 tháng 9, 1967)
1. Ngoại trừ những trường hợp bị bắt quả tang hoặc những trường hợp mà đã có
bằng chứng nổi bật, địa chỉ, tên, hình ảnh và nghề nghiệp của nghi phạm sẽ
không bị tiết lộ.
2. Không được viết những bài khiến cho người đọc nghĩ rằng nghi phạm là có
tội mà không có bằng chứng rõ ràng.
3. Không được đưa hình ảnh về cảnh tàn bạo của một vụ điều tra hiện trường
một vụ phạm tội.
[8] Bài viết về sự Bảo vệ Những nhân viên đã Đầu hàng và Những người Cung

cấp Thông tin về những người Cộng sản (14 tháng 2, 1968)
1. Trong các bài viết về những điệp viên do thám và những người cộng sản, tên
giả sẽ được sử dụng và hình ảnh, chỗ làm việc, và địa chỉ sẽ không được công
khai. Tuy nhiên các địa chỉ về thành phố, quận, hay phường có thể được tiết lộ.
2. Điều trên cũng được áp dụng với những điệp viên do thám và những
người cộng sản đầu hàng. Tuy nhiên, nếu quan chức chính phủ thông báo chính
thức hay nếu có nhu cầu thông báo người dân, những thông tin này sẽ được
công khai.

[Type text]

Page 13


[9] Bài viết không ghi rõ nguồn (26 tháng 7, 1964)
Những điều sau đây vi phạm các điều khoản của Mục 4, Chương “Nhân phẩm,”
Hướng dẫn về việc Thực thi Quy chuẩn Đạo đức Báo chí:
1. Sử dụng những bài báo được phân bổ sau khi thay tên ở dòng đầu tiên hay
cuối cùng bằng tên của chính phóng viên.
2. Sử dụng toàn bộ bài bài báo được phân bổ mà không ghi rõ nguồn
3. Sử dụng bài báo được phân bổ sau khi thay đổi (đạo văn) phần mở đầu.
4. Sử dụng một phần đạo văn của những bài báo trên mạng trong bài báo của
chính mình.
[10] Những báo cho trẻ em hay những mục chuyên về trẻ em và những quảng
cáo về thuốc đối với những căn bệnh qua đường tình dục. (1 tháng 6, 1966)
Trên những tờ báo nơi những quảng cáo về thuốc hay bệnh lây qua đường tình
dục, không được sử dụng mục của trẻ em.

[Type text]


Page 14


E/Bộ quy tắc hành xử của phóng viên Anh
Các thành viên của Hiệp hội các nhà báo quốc gia được mong đợi tuân theo các
nguyên tắc nghề nghiệp sau:
1. Luôn đi theo và bảo về nguyên tắc tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận và
quyền của công chúng được biết thông tin;
2. Cố gắng đảm bảo rằng thông tin mà họ cung cấp được truyền tải một cách
trung thực, chính xác và công bằng;
3. Nỗ lực hết sức để cải chính những thông tin không chính xác gây nguy hại;
4. Phân biệt giữa tin tức có thật và ý kiến riêng;
5. Thu thập tài liệu bằng các phương pháp thật thà, thẳng thắn và cởi mở, trừ
những bài điều tra phục vụ lợi ích lớn của cộng đồng và liên quan tới những
bằng chứng mà không thể có được nếu phóng viên sử dụng các biện pháp minh
bạch;
6. Không làm gì để xâm hại đến đời tư, nỗi đau hay sự khốn cùng của bất kỳ ai,
trừ phi vì lợi ích rất lớn của cộng đồng;
7. Bảo vệ bí mật của nguồn tin và những tài liệu thu thập được trong quá trình
tác nghiệp;
8. Chống lại những đe doạ hay bất kỳ thế lực nào muốn gây ảnh hưởng, bóp
méo và đàn áp thông tin;
[Type text]

Page 15


9. Không tranh thủ làm lợi cho cá nhân mình một cách không công bằng nhờ
vào những nguồn tin thu thập được trong quá trình tác nghiệp trước khi thông
tin đó trở thành kiến thức của cộng đồng;

10. Không tạo ra những sản phẩm có nhiều khả năng dẫn tới sự hận thù hoặc
phân biệt dựa trên tuổi tác, giới tính, chủng tộc, sắc da, nguồn gốc, tình trạng
thân nhân, sự ốm yếu tàn tật, tình trạng hôn nhân và xu hướng tình dục;
11. Không phát biểu, viết hay xuất hiện dưới sự trợ giúp của bất kỳ sản phẩm
thương mại hay dịch vụ nào, mà sản phẩm đó có quảng cáo trên phương tiện
truyền thông mà người phóng viên đó làm thuê;
12. Tránh đạo văn.

[Type text]

Page 16



×