Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Báo cáo khóa luận tốt nghiệp xác định liều lượng bón lân thích hợp cho giống lạc L14 tại xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.77 KB, 40 trang )

LỜI CẢM ƠN!
Sau quá trình học tập, tôi đã được phân công về thực tập tốt nghiệp tại xã
Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, dưới sự hướng dẫn của thày giáo
Th.S Nguyễn Văn Hoan.
Để hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn tập
thể cán bộ, giảng viên khoa nông lâm - ngư nghiệp trường đại học Hồng Đức đã
tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn
Văn Hoan người đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ và nhân dân xã Xã Đông Tiến, huyện
Đông Sơn đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề
tài tại cơ sở.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, và người thân trong gia đình đã động viên,
giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình thực tập.
Trong thời gian thực tập do bước đầu làm quen với công tác khoa học nên
chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của
các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để báo cáo thực tập tốt nghiệp của tôi
được hoàn chỉnh hơn./.

Thanh Hoá, ngày 02 tháng 6 năm 2016
Học viên

`

Phạm Tá Dũng

1


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết đề tài


Ở Việt Nam, trong những năm gần đây công tác nghiên cứu, chọn tạo, du
nhập giống và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc đã đạt được những
thành tựu kinh tế đáng kể. Các giống lạc mới cho năng suất cao yêu cầu phải có
biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp thì mới phát huy hết tiềm năng, chất
lượng của giống.
Thanh Hoá là một trong 5 tỉnh có diện tích trồng lạc lớn của cả nước; diện
tích gieo trồng cây lạc từ 16.000 ha - 20.000 ha, đứng thứ hai sau cây mía và
chiếm 30 - 35% diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm (chủ yếu tập
trung ở các huyện vùng ven biển, chiếm 65 - 70% tổng diện tích gieo trồng của
toàn tỉnh). Sản lượng lạc hàng năm đạt trên 29.000 tấn, trong đó xuất khẩu
khoảng 5.000 tấn - 7.000 tấn, đạt 5,0 - 6,5 triệu USD.
Ở Thanh Hóa, cây lạc là cây trồng quen thuộc và lâu đời của bà con nông
dân vùng đất cát ven biển, ven sông và vùng bán sơn địa, là nông sản xuất khẩu
chính, đặc biệt là vùng đất cát các huyện ven biển. Diện tích trồng lạc chiếm 6070% diện tích trồng lạc của Tỉnh, hiệu quả kinh tế của cây lạc rất cao khó có
cây trồng nào thay thế được. theo thống kê của bộ nông nghiệp và phát triển
nông thôn thì Thanh hóa là 1 trong 5 tỉnh có diện tích trồng lạc từ 10.000-20.000
ha, đứng thứ 2 sau cây mía và chiếm 35 - 40% diện tích gieo trồng cây công
nghiệp hàng năm.
Tuy nhiên so với các tỉnh có năng suất cao như Nam Định (35 tạ/ha).
Nam Hà (29 tạ/ha) và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thì năng suất lạc của
Thanh Hóa còn thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới năng suất lạc thấp song
nguyên nhân chính là chưa áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác
trong thâm canh tăng năng suất lạc, người nông dân còn xem lạc là cây trồng
phụ, xác định liều lượng bón phân lân cho lạc chưa hợp lý vì bón phân cho lạc
là yếu tố kỹ thuật quan trọng để cây lạc cho năng suất cao. Để bón phân cho lạc,
cần xác định thời kỳ bón thích hợp, lượng phân, dạng phân bón và cân đối các
yếu tố dinh dưỡng để tạo điều kiện tốt nhất cho cây lạc hấp thu dinh dưỡng, sinh
trưởng và phát triển, cho năng suất cao.
Để hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, ứng dụng được các tiến bộ
khoa học kỹ thuật về phân bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất hiệu quả

2


kinh tế cho các vùng trồng l¹c trên địa bàn xã Đông Tiến, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Xác định liều lượng bón phân lân cho giống Lạc L14 tại xã
Đông Tiến, huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích:
- Xác định được liều lượng bón phân Lân thích hợp cho giống lạc L14 trên đất
cát pha ven sông kênh bắc Xã Đông Tiến, Huyện Đông Sơn, Tỉnh Thanh Hóa
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc bón phân Lân cho giống lạc L14 trên
đất cát pha ven sông kênh bắc xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài:
- Đánh giá được ảnh hưởng của liều lượng bón phân Lân khác nhau đến
khả năng sinh trưởng, phát triển của giống lạc L14
- Đánh giá được ảnh hưởng của liều lượng bón phân Lân khác nhau đến
phát sinh, phát triển bệnh hại chính của giống lạc L14.
- Đánh giá được ảnh hưởng của liều lượng bón phân Lân khác nhau đến các
yếu tố tạo thành năng suất và năng suất của giống lạc L14
- Đánh giá được hiệu quả kinh tế của bón phân Lân cho giống lạc L14 trên
đất cát pha ven sông kênh bắc xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để khẳng định và làm rõ thêm lý
luận về phân bón trong sán xuất lạc nói chung và sự ảnh hưởng của bón phân
lân đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất giống của lạc trên đất cát
pha ven sông kênh bắc.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài thành công sẽ góp phần vào việc chỉ đạo bón phân trong sản xuất
lạc của người dân, hướng tới việc bón dinh dưỡng cân đối, phù hợp góp phần

tăng năng suất, chất lượng lạc nhờ bón phân phù hợp với đặc điểm của giống và
đất đai.

3


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển của cây lạc.
Cây lạc (Arachis Hypogaea L.) được trồng rộng rãi từ vĩ độ 40 Bắc đến vĩ
độ 40 Nam. Tại Việt Nam cây lạc chưa được xác định xuất xứ bắt đầu, cây lạc ở
Việt Nam có thể từ được du nhập từ Trung Quốc khoảng thế kỷ XVII, XVIII (Lê
Song Dự và Nguyễn Thế Côn, 1979).
Lịch sử nguồn gốc cây lạc ở Việt Nam vẫn chưa được xác minh làm rõ.
Nếu căn cứ vào tên mà xét đoán thì danh từ ”lạc” có thể do từ Hán ”Hoa sinh”
mà người Trung Quốc gọi là cây lạc. Như vậy, cây lạc có thể có nguồn gốc từ
Trung Quốc du nhập vào nước ta khoảng thế kỷ thứ XVII, XVIII (Lê Song Dự
và Nguyễn Thế Côn, 1979).
Hiện nay, lạc được trồng nhiều ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ,
Senegan, Indonesia, Nigeria, Myanma, Braxin, Achentina, Thái Lan, Việt
Nam... trong đó, Ấn Độ là nước có diện tích lạc lớn nhất sau đó đến Trung Quốc
(Vũ Công Hậu và ctv, 1995).
Vậy yếu tố nào quyết định bước tiến nhảy vọt về năng xuất và sản lượng ở
Trung Quốc như vậy? Các Nhà khoa học trên thế giới và Trung Quốc đều khẳng
định rằng để đạt được thành tựu như trên là nhờ chiến lược đẩy, mạnh công tác
nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng lạc nhằm phát huy tiềm năng to lớn
của cây trồng này trong sản xuất. Trong những năm tới chiến lược phát triển sản xuất
lạc ở Trung Quốc là ổn định, diện tích 4,2 triệu ha/năm, phấn đấu tăng năng xuất lên
3 tấn/ha, sản lượng 3 triệu tấn/ năm, trên cơ sở tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng các
thành tựu khoa học công nghệ mới (Duan Shufen, 1999).
Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ cũng là một trong những cường quốc sản

xất lạc với diện tích trồng đứng đầu trên thế giới (8 triệu ha), sản lượng đạt 7,5
triệu tấn (Năm 2003). Ấn đọ rất quan tâm đến công tác nghiên cứu thử nghiệm
các tiến bộ kỹ thuật trồng lạc trên đồng ruộng với sự tham gia trực tiếp của nông
dân. Phương pháp này đã đem lại những thành tựu đáng kể ở Ấn Độ, và sua đó
được nhiều nước Châu Á áp dụng trong trình diễn và chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật vào san xuất (dẫn theo Ngô Thế Dân và CTV 2000).
Mặc dù Ấn độ đã đạt nhiều thành tưu trong công tác chọn tạo và thử
nghiệm các tiến bộ kỹ thuật,…nhưng năng xuất lạc bình quân không cao (9,6
tạ/ha) do ở đó diện tích trồng lạc phụ thuộc chủ yếu vào nước trời.
4


Khu vực Đông Nam Á có diện tích trồng lạc không nhiều, chỉ chiếm 3,6
% diện tích thu hoạch lạc ở Châu Á. Trong những nước trồng lạc ở khu vực này
thì Miến Điện là nước có diện tích trồng lạc nhiều nhất (577,2 nghìn ha) chiếm
39,04 %diện tích trồng lạc ở Đông Nam Á.
Năng xuất lạc ở khu vực Đông Nam Á nhìn chung chưa cao, năng xuất
trung bình khoảng 1,17 tấn/ha, Malaixia là nước có diện tích trồng lạc không
nhiều nhưng lại là nước có năng xuất lạc cao nhất trong khu vực, năng xuất bình
quân đạt 2,33 tạ/ha, sau đó là Indonixia và Thái Lan.
Tóm lại: Tất cả các nước đã thành công trong việc phát triển và nâng cao
hiệu quả kinh tế sản xuất lạc đều rất chú ý đầu tư cho công tác nghiên cứu và
ứng dụng các thành tự khoa học và công nghệ vào sản xuất. Tiềm năng to lớn
của cây lạc chỉ có thể khơi dậy thông qua việc áp dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ
thuật trên đồng ruộng.
2.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam và Thanh Hóa.
Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu quan trọng và là 1 trong 10
mặt hàng nông sản, xuất khẩu thu ngoại tệ ở nước ta. Cho đến nay lạc đã được
trồng khá phổ biến ở mọi miền trong cả nước, diện tích trồng lạc chiếm khoảng
gầm 40% diện tích gieo trồng các cây công nghiệp ngắn ngày, chiếm tỷ trọng

lớn nhất. Tốc độ tăng trưởng diện tích – năng xuất- sản lượng được chia thành
các giai đoạn sau:
- Giai đoạn từ 1975-1989 là giai đoạn mở rộng diện tích năm 1975 diện
tích lạc chỉ là 68.000 ha, năng xuất 950kg/ha, sản lượng 64,6.000 tấn. Đến đầu
những năm 1980 diện tích đã đạt là 106.100ha; đến cuối thập niên năm 80 diện
tích trồng lạc đã tăng tới 201.400ha.
Trong giai đoạn này sản lượng đã tăng 8,62%/năm nguyên nhân chủ yếu là do
diện tích trồng lạc tăng (8,35%), còn năng xuất tăng chậm, chỉ đạt khoảng 0,22%/năm.
- Giai đoạn 1990 đến-1998 tốc độ tăng trưởng năng xuất lạc đạt
3,8%/năm, cao hơn tốc độ tăng diện tích 3,7%, sản lượng tăng 7,7%/năm. Năm
1990 là năm đứng đầu chúng ta vượt ngưỡng năng xuất 1 tấn/ha, năm 1998 diện
tích lạc cả nước đạt 269,4.000ha, năng xuất bình quân đạt 14,30 tạ/ha và sản
lượng là 386.000 tấn.
- Giai đoạn từ 1999-2003 diện tích lạc hầu như không tăng, năm 1999 do
điều kiện thời tiết khó khăn nên năng xuất lạc giảm so với năm 1998, nhưng đến
5


niên vụ năm 2003 diện tích lạc cả nước đạt 240,3000 ha, năng xuất bình quân
đạt 16,65 tạ/ha, sản lượng đã đạt tới trên 400.000 tấn, cao nhất từ trước đến nay.
Đạt được những tiến bộ vượt bậc về năng xuất lạc nhưng hiện nay là nhờ
sự quan tâm đầu tư nghiên cứu và phát triển cây lạc của nhà nước nói chung và
từng địa phương nói riêng. Thông qua chương trình hợp tác với IRRISAT và
mạng lưới cây đậu đỗ, cây Ngũ cốc Châu Á gọi tắt là CLAN, Việt Nam đã có cơ
hội tiếp cận với các thành tựu mới, học hỏi trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu,
phát triển sản xuất lạc của các nước trên thế giới và trong khu vực. Các yếu tố
hạn chế chính đối với sản xuất lạc ở nước ta đã được xác định từ dó có hướng
nghiên cứu để khắc phục.
Bảng 2.2: Diện tích, năng xuất, sản lượng lạc ở Việt Nam và Thanh Hóa
Năm


Diện tích

Cả nước
Năng xuất

Sản lượng

Thanh hóa
Diện tích Năng xuất Sản lượng

(1000ha)
(tạ/ha)
(1000 tấn) (1000ha)
(tạ/ha)
(100 tấn)
1980
106,1
8,90
95,2
4,729
10,90
5,159
1990
201,4
10,60
213,1
10,100
10,60
10,700

1995
259,0
12,90
334,5
13,626
11,10
15,191
1996
262,8
13,60
357,6
13,095
10,60
13,893
1997
253,5
13,190
351,3
12,892
10,90
14,060
1998
269,4
14,30
386,0
15,332
13,40
20,490
1999
247,6

12,80
318,1
14,052
11,70
16,460
2000
244,9
14,50
355,3
14,21
15,00
21,158
2001
241,4
14,60
351,8
16,171
15,30
24,681
2002
246,8
16,10
379,0
16,832
16,10
27,137
2003
240,3
16,65
400,1

16,783
16,40
27,524
(Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam 1945-1995, NXB TK Hà Nội 1995. Niên giám
thống kê 1983-1985; 1985-1990; 1991-1995; 1996-2004. Cục TK Thanh hóa)
Cây lạc ở nước ta được trồng phân bố ở tất cả các vùng sinh thái nông
nghiệp của việt Nam. Tuy nhiên để tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị, ở nước
ta đã hình thành một số vùng sản xuất lạc tập trung như: Vùng trung du bắc bộ,
Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc), chiếm khoảng 10% diện tích trồng lạc cả
nước, Vùng khu 4 cũ (Thanh hóa, Hà Tĩnh) Chiếm 15-20% diện tích trồng lạc cả
nước, đây là vùng lạc tập trung tỷ lệ hàng hóa cao, vùng Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ (Tây Ninh, Đồng Nai, sông Bé (cũ), ĐẮc Lắc) là vùng trồng lạc lớn

6


nhất cả nước, ngoài ra vừng Quảng Nam, Quảng Ngãi (Nam Trung Bộ) cũng
trồng lạc với diện tích tương đối lớn. Vùng trồng lạc xuất khẩu chính của nước
ta là vùng Tây Nguyên, và Đông Nam Bộ, Vùng khu 4 cũ (Nguyễn Văn Bình và
CTV 1996).
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng các vùng trồng lạc trong nước năm 2014
Chỉ tiêu
Vùng

Diện tích
(1.000ha)

Năng suất
(tạ/ha)


Sản lượng
(1.000 tấn)

Đồng bằng Sông Hồng
30,7
18,3
55,9
Đông Bắc
32,5
12,3
39,8
Tây Bắc
7,0
10,2
7,1
Bắc Trung Bộ
75,1
14,2
105,3
Duyên Hải Nam Trung Bộ
26,1
13,5
30,1
Tây Nguyên
20,2
10,3
20,8
Đông Nam Bộ
41,7
17,4

72,2
Đồng Bằng SCL
8,1
20.5
16,6
Cả nước
214,4
14,6
352,8
(Nguồn: Số liệu thống kê năm 2014)
Song trình độ sản xuất lạc ở nước ta không đồng đều có sự chênh lệch rất
lớn giữa các vùng trồng lạc. Có vừng năng xuất khá cao nhưng vùng đồng bằng
Sông cửu Long 20,5 tạ/ha), trong khi đó vùng Tây Bắc năng xuất chỉ đạt 10,1
tạ/ha Nghệ An là tỉnh có diện tích trồng lạc lớn nhất 26.800ha), sau đó là Tây
Ninh (18,400 ha), Hà Tĩnh (17,400ha), Thanh Hóa (16.000 ha) (Năm 2001).
Bước đầu có một số Tỉnh đạt năng xuất cao như: Nam Định (31,6 tạ/ha),
An Giang, Sóc Trăng (30,0 tạ/ha), Hưng Yên (24,24 hạ/ha), Long An (25,15
tạ/ha), Tây Ninh đạt năng xuất bình Quân 26,25 tạ/ha trên diện tích 18.000ha.
Nước ta đã hình thành những vừng sản xuất lạc chuyên canh, thâm canh.
Nhiều Tỉnh đã quan tâm chỉ đạo có chính sách đầu tư trợ giá giống, ni lông,
phân bón,…để khuyến khích sản xuất và tiêu thụ lạc. Công tác khuyến nông đã
có kết quả tốt, đã xuất hiện nhiều mô hình đạt năng xuất cao như: 10% ha ở
Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) đạt năng xuất bình quân 32,8 tạ/ha, 9 ha ở Hồng Phong
(chương mỹ - Hà Tây) đạt năng xuất 40 tạ /ha.
Thanh Hóa là tỉnh ở Bắc Trung Bộ có điều kiện khí hậu đặc biệt mang
tính chuyển tiếp giữa Miền Bắc và Miền Trung. Theo niên gián thống kê của
7


Tỉnh thì tình hình sản xuất lạc của tỉnh trong những năm qua chưa ổn định cả về

diện tích, năng xuất và sản lượng. Năm 1995 diện tích lạc đạt 13.626 nghìn ha,
nhưng đến năm 1997 giảm xuống còn 12.892 ha. Tăng trở lại và đạt cao nhất
vào năm 1998 là 15.332.000 ha. Năm 1999 do điều kiện thời tiết khó khăn do
điều kiện thời tiết khó khăn diện tích lạc giảm xuống còn 14.121 nghìn năm
2000. Đến năm 2003 diện tích lại tăng trở lại đạt 16.780 nghìn ha. Lạc ở Thanh
Hóa được gieo trồng rộng rãi ở khắp các vùng miền, các huyện trong tỉnh, song
chủ yếu là ở vùng đất cát ven biển chiếm 65-70%, diện tích vùng đồng bằng và
trung du chiếm 20-25%, đất vùng miền núi chiếm 15-20% diện tích trồng lạc
toàn tỉnh.
Theo niên giám thống kê của tỉnh Thanh Hóa, trong một thời gian dài từ
năm 1980 đến 1997 năng xuất lạc của tỉnh Thanh Hóa chỉ dao động trên 10 tạ/ha
chưa vượt qua ngưỡng 11 tạ/ha, thấp hơn nhiều năng suất bình quân của toàn
quốc, năm 1998 là năm đầu tiên năng suất lạc của Thanh Hóa đạt 13,4 tạ, vượt
xa mức 11 tạ /ha, nhưng vẫn thấp hơn năng suất toàn quốc, năm 1999 do điều
kiện thời tiết bất thuận nên năng suất giảm chỉ đạt 11,7 tạ/ha, niên vụ 2003 năng
suất lạc của Thanh Hóa đã đạt tới 16,4 tạ/ha. Tuy nhiên so với năng suất của một
số tỉnh trong khu vực Nam Định, Hà Nam, ….thì năng suất lạc của Thanh Hóa
còn thấp và không ổn định. vậy yếu tố nào đã hạn chế năng suất lạc của Thanh
Hóa, đây là những câu hỏi được các nhà khoa học quan tâm và có những giải
pháp đẩy mạnh sản xuất lạc của Thanh Hóa.
2.3 Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, đát đai và dinh dưỡng đến quá trình
sinh trưởng và phát triển của cây lạc.
2.3.1 khí hậu:
Trong các yếu tố khí hậu, nhiệt độ và chế độ nước ảnh hưởng trực tiếp
đến sinh trưởng, phát triển và năng xuất của cây lạc.
2.3.1.1 Nhiệt độ.

8



Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có tác động rõ nhất đến thời gian
sinh trưởng của cây lạc. Tùy vào nguồn gốc của từng giống mà cây lạc có yêu
cầu về nhiệt độ khác nhau.
Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống của cây lạc là khoảng 25300c có thay đổi tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Tích ôn hữu hiệu
của lạc trong khoảng 2600-48000c, thay đổi tùy theo giống.
- Thời kỳ nảy mầm cần tích ôn khoảng 250-3200c. Nhiệt độ thích hợp nhất
cho quá trình nảy mầm là 25-300c, tốc độ nảy mầm nhanh nhất ở nhiệt độ 32340c. nhiệt độ dưới 180c làm cho cây mọc chậm (Mixon và CTV, 1969).
Thờ kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: Thời kỳ này cây lạc yêu cầu tích ôn
khoảng 700-10000c. nhiệt độ trung bình 20-300c, nhiệt độ tối thích cho sinh
trưởng sinh dưỡng của lạc trong khoảng 27-30 0c tùy thuộc vào giống (Forestier,
1957) [30]. Nhiệt độ không khí quá cao (30-35 0c) sẽ rút ngắn thời gian sinh
trưởng sinh dưỡng của cây lạc làm giảm chất khô tích lũy, làm giảm số hoa trên
cây, từ đó làm giảm số quả trên cây và khối lượng quả.
- Thời kỳ sinh trưởng sinh thực nhiệt độ tối thấp sinh vật học cho sự hình
thành các cơ quan sinh thực của lạc là 15-200c theo Gillier (1968) dẫn theo Lê
Song Dự, 1979 [13], nhiệt độ thuận lợi cho sự ra hoa của lạc là 24-33 0c và hệ số
hoa có ích cao nhất (21%) đạt được ở nhiệt độ ban ngày 29 0c, ban đêm là 230c. Và
tốc độ hình thành tia quả ở lạc tăng trong khoảng nhiệt độ từ 19-23 0c (Wiliam
elal, 1975).
Quá trình chín của cây lạc đòi hỏi nhiệt độ giảm so với thời kỳ trước. trong
thời kỳ chín nhiệt độ trung bình 25-280c là thích hợp. Theo ý kiến của nhiều tác giả,
trong điều kiện ban đêm là 190c, ban ngày 280c có lợi cho quá trình tích lũy chất
khô và hạt. trong thời kỳ này chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn (khoảng 8-100c)
có lợi cho quá trình vận chuyển các chất vào hạt. Nhiệt độ tối thấp trong quá trình
chín (< 200c) làm cản trở quá trình vận chuyển chất khô vào hạt và khi nhiệt độ
xuống thập, dưới 15-160c thì quá trình này bị đình chỉ, hạt không chín được.
2.3.1.2. Ánh sáng.
Lạc là cây C3 ít chịu ảnh hưởng của độ dài ngày và trong nhiều trường
hợp có phản ứng trung tính với quang chu kỳ. Cây lạc phản ứng tích cực với
cường độ ánh sáng trời toàn phần (Pallmas và Samifh, 1974) [33] Ono và ozabi

(1997) cho rằng 60% bức xạ mặt trời trong 60 ngày sau khi mọc là cần thiết cho
9


cây lạc. Cường độ ánh sáng thấp vào giai đoạn ra hoa làm cho sinh trưởng sinh
dưỡng chậm lại (Hudgens và Me clould,1974) [31], cường độ ánh sáng thấp
trong giai đoạn sinh trưởng làm tăng nhanh chiều cao nhưng giảm khối lượng lá
và số hoa. Cũng theo (Hudgens và Me clould,1974) [31], cường độ ánh sáng
thấp ở thời kỳ ra tia, hình thành quả làm cho số lượng tia giảm, quả giảm đi một
cách ý nghĩa, đồng thời khối lượng quả giảm theo.
2.3.1.3. Độ ẩm:
Nước là yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất cây trồng và
năng xấy cây lạc nói riêng. Độ ẩm đất có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng
và phát triển của cây lạc. Lượng mưa lý tưởng để trồng lạc đạt kết quả tốt là
trong khoảng 80-120mm . Để lạc mọc tốt và đảm bảo mật độ thị lượng mưa cần
thiết khi gieo là 100-120mm. Lạc chịu hạn nhất là giai đoạn ra hoa. Vì vậy nếu
có thời gian khô hạn kéo dài 15-30 ngày sau khi gieo trồng sẽ kích thích cho lạc
ra hoa nhiều (Sankara Redy, 1982) [35]. Mặt khác, thời kỳ ra hoa lại rất mẫn
cảm với hạn, vì thế lượng mưa cần cho lạc khoảng 400mm ở thời kỳ ra hoa đến
đâm tia, quả phát triển bắt đầu phát triển đến chín. Mưa vào thời kỳ thu hoạch
làm cho hạt nảy mầm ngay ngoài ruộng ở những giống không có thời gian ngủ
nghỉ (Spanish và valencia) dẫn đến giảm năng xuất và chất lượng hạt.
Ở Việt Nam, khí hậu nhìn chung phù hợp với yêu cầu sinh trưởng và phát
triển cảu cây lạc. Ở các tỉnh phía Bắc, vụ xuân là vụ trồng lạc chính, chủ yếu từ
tháng 2 đến tháng 6, thời vụ sớm có thể gieo vào tháng 1, thời vụ muộn có thể
thu hoạch vào tháng 7. Trong vụ Xuân đầu vụ thường hay bị hạn, cuối vụ
thường bị mưa lớn kết hợp với nhiệt độ cao (khoảng 30 0c của tháng 5,6 nên dễ
làm cho thân lá phát triển mạnh vào cuối vụ làm giảm năng xuất lạc, khó khăn
trong thu hoạch và bảo quản lạc.
Vụ lạc thu do phải trồng sớm vào tháng 7 nhiệt độ và độ ẩm cao, lượng

mưa nhiều, do đó việc làm đất gặp nhiều khó khăn, thời gian sinh trưởng giai
đoạn đầu bị rút ngắn. Quá trình ra hoa, kết quả độ ẩm đồng ruộng cao, nhệt độ
cao ảnh hưởng đến số hoa, quả, cây sinh trưởng thân lá mạnh, mất cân đối dẫn
đến năng xuất thấp (7-10 tạ/ha), không ổn định, hạt nhỏ.
Gần đây vụ lạc thu đông đang được chú ý phát triển mục đích đáp ứng
nhu cầu giống cho vụ xuân năm sau, đồng thời mang tính hàng hóa có hiệu quả
kinh tế cao, mở ra một hướng mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay thế
10


một số cây trồng hiệu quả kinh tế thấp như khoai lang tăng thu nhập cho người
nông dân.
2.3.2 Đất đai
Do đặc điểm sinh lý, cây lạc không yêu cầu khắt khe về độ phì nhiêu của
đất, mà nó yêu cầu chặt chẽ về điều kiện lý tính của đất. Đất trồng lạc lý tuởng
là đất thoát nước nhanh, có màu sáng tơi xốp, phù sa, pha cát, có đầy đủ can xi
và một lượng chất hữu cơ vừa phải.
Cây lạc ưua đát hơi chua và trung tính PH = 6-6,4. Đất kiềm không tốt,
khi PH = 7,5-8 lá trở nên vàng và vết đen xuất hiện trên vỏ quả (Sellschop,
1996). Lạc có thể chịu được PH = 4,5-9. Nhưng theo Reid và Cox (1973) không
có thông tin nào cho biết lạc đạt năng xuất cao trên đất có độ PH<5) .
Về đát đai, ở một số vùng trồng lạc có truyền thống của phía Bắc là phù
hợp, suy xét về một số đặc điểm nổi bật của một số loại đất chính của các vùng
chuyên canh lạc như đất cát vn biển Thanh Hoá, Nghệ An, đất bạc màu ở vùng
Trung Du Bắc bộ cho thấy ở hầu hết các chân đất này có thể sử dụng nhiều cơ
cấu cây trồng khác nhau. Và chỉ có những cây trồng có thể tồn tại khi gặp thời
kỳ khô hạn (Nguyễn Thị Dần, 1991) [10].
2.3.3. Vai trò của các chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc.
2.3.3.1 Vai trò và sự hấp thụ đạm
Đạm có vai trò quan trọng đối với sinh trưởng phát triển và năng suất lạc.

Nhu cầu đạm của lạc cao hơn nhiều so với các loại cây trồng ngũ cốc vì hàm
lượng Prôtêin trong hạt lạc đạt 15-23%, cao hơn 1,5 lần so với hạt ngũ cốc.
Lượng đạm lạc hấp thụ rất lớn, để đạt 1 tấn quả khô cần sử dụng tới 50-70kg N
(Nguyễn Văn Bình và CTV, 1996) [7].
Thời kỳ lạc hấp thụ N nhiều nhất là thời kỳ lạc ra hoa, làm quả, và hạt
(hấp thụ 40-45% nhu cầu đạm của cả chu kỳ sinh trưởng).
Có 2 nguồn cung cấp đạm cho lạc là N do bộ rễ hấp thụ từ đất và N cố
định ở nốt sần do vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh. Nguồn đạm cố định có thể
đáp ứng được 50-70% nhu cầu đạm của cây. Ngoài ra, cây lạc là cây đậu đỗ có
khả năng cố định Nitơ phân tử, do cộng sinh với vi khuẩn nốt sần để lấy nitơ
cung cấp cho bản thân và làm giàu đạm cho đất. Chính vì lẽ đó người ta ví các

11


nốt sần ở rễ như nhà máy phân đạm tý hon. Tuy nhiên, trong trong thâm canh
cây đậu đỗ nói chung và cay lạc nói riêng nhiều nhà khoa học đã khẳng định
rằng, cần bón một lượng phân đạm thích hợp vào thời kỳ sinh trưởng đầu của
cây, đạm này có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng của cây, xúc tiến cho quá trình
cố định ni tơ phân tử của cây được sớm hơn, mạnh hơn (Võ Minh Kha, nguyễn
Xuân Thành, 1992)[21].
2.3.3.2. Vai trò và sự hấp thụ lân:
Lân là một trong 3 yếu tố dinh dưỡng (NPK) của cây trồng. Hàm lượng
Lân trong cây chiếm khoảng 0,3-0,4 % so với khối lượng chất khô, đóng vai trò
quan trọng bậc nhất trong quá trình trao đổi chât, hút chất dinh dưỡng và vận
chuyển các chất đó trong cây ( Lê Văn Căn,1978) [8].
Cây lạc là cây họ đậu nên có sự mẫn cảm đặc biệt với Lân. Bón lân đầy
đủ cho cây lạc thì thân lá phát triển tốt, cân đối, ra hoa sớm và tập trung, tỷ lệ
hoa hữu hiệu cao. Đặc biệt lân thúc đẩy sự đồng hóa đạm ở vi khuẩn nốt sần,
tăng cường tác dung của Molipden, từ đó xúc tiến việc tổng hợp leghemoglôbin

và do đó lân có ảnh hưởng đến chức năng cố định đạm của vi khuẩn nốt sần (Lê
Song, Nguyễn thế Côn, 1979) [14].
Theo A.z..Smiecnop ( Dẫn theo Hồ Thị Bích Thoa, 1996) [26], khi thiếu
lân thì sự thủy phân Polysaccarit và Photphatit trong cây họ đậu tăng cường và
kích thích quá trình ngoại thấm các sản phẩm phân giải.
Tuy lân có ảnh hưởng lớn đến quát rình sinh trưởng, phát triển và khả
năng cho năng xuất cao của lạc, nhưng nhu cầu hấp thụ lân ở lạc không lớn. Để
cho 1 tấn quả khô lạc chỉ sử dụng 2-4kg P2O5, tuy nhiên việc bón lân cho lạc là
rất cần thiết đối với nhiều loại đất trồng lạc. Nhiều tác giải cho răng lân là yếu tố
cơ bản hạn chế năng xuất lạc và bón lân thường là mấu chốt tăng năng xuất ở
nhiều vùng trồng lạc.
Lạc hấp thụ lân nhiều nhát ở thời kỳ ra hoa, hình thành quả, hạt (chiếm
45% nhu cầu về lân trong suốt quá trình sinh trưởng). Sự hấp thụ lân giảm rõ rệt
ở thời kỳ chín. Nói chung sự hấp thụ lân tương quan thuận với sự hấp thụ đạm.
(Nguyễn Văn Bình và CTV, 1996) [7]
2.3.3.3 Vai trò và sự hấp thụ Kali.

12


Ka li trong cây dưới dạng muối vô cơ hòa tan và muối của axít hữu cơ
trong tế bào, vì vậy kali tham gia chủ yếu vào quá trình chuyển hóa các chất
trong cây. Vai trò quan trọng nhất của kali là xúc tiến quá trình quang hợp và sự
phát triển của quả, ngoài ra ka li còn làm tăng tính chịu hạn, tăng cường mô cơ
giới, tăng cường tính chống đổ của cây.
Việc hấp thụ kali của cây lạc diến ra sớm. khoảng 60% nhu cầu kali của
cây được hấp thụ trong thời kỳ ra hoa, làm quả. Đến thời kỳ chín nhu cầu kali
giảm mạnh chỉ khoảng 5-7% nhu câu kali cây cần (Nguyễn Văn Bình và CVT,
1996)[7].
Lạc có khả năng hút lượng kali rất lớn, trong môi trường dầu kali nó có

thể hấp thụ kali quá mức cần thiêt, cây lạc hấp thụ lượng kali lớn hơn lân rất
nhiều, khoảng 15kg K2O/tấn quả khô.
2.4 Tầm quan trọng, vai trò và vị trí của lạc.
2.4.1. Vai trò của lạc đối với dinh dưỡng con người và thức ăn gia súc.
* Vai trò cử lạc đối với dinh dưỡng con người.
Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày đồng thời là cây thực phẩm có giá trị dinh
dưỡng cao. Kết quả phân tích lạc của Lê Doãn Diên (1993) [11] cho thấy rằng:
- Vỏ quả chứa: 4,8-7,2% Protein, 1,2-2,8%Lipit; 10,6-21,1% Gluxit tổng
số, 0,7% tinh bột; 65,7-79,3% xơ thô; 1,9-4,6% chất khoáng.
- Vỏ hạt chứa: 11,0-13,4%protein; 0,5-1,9%Lipit; 48,3-52,2% Gluxit tổng
số, 21,4-34,4% xơ thô; 2,1% chất khoáng.
- Phôi hạt chứa: 26,5-27,8%protein; 39,4-43%Lipit; 1,6-1,8 xơ thô; 2,93,2% chất khoáng.
- Lá mầm chứa: 43,2% Protein, 16,65 Lipit; 31,2% Gluxit; 6,3% chất khoáng.
Bộ phận sử dụng chủ yếu lủa lạc là hạt, thành phần sinh hóa của hạt lạc
như sau:
+ Nước: 8-10%
+ Dầu thô (lipit): 40-40%
+ Protein thô: 26-34%
+ Glxit: 6-22%
+ Xen lu lô: 2-4,5%
Như vậy giá trị dinh dưỡng chủ yếu củ lạc là Protein và lipit.

13


- Dầu lạc: Dầu lạc là dầu thực phẩm, thành phần chủ yếu cảu dầu lạc là
axít béo no (chiếm khoảng 80%), còn lại 20% là axít béo không no.
- Protein của lạc: có đủ 8 axit amin không thể thay thế, có 4 loại axit amin
thấp hơn tiêu chuẩn. Có rất nhiều biện pháp khắc phục nhược điểm này như bổ
sung axit amin hoặc dùng với bột đậu tương.

Do giá trị dinh dưỡng của lạc mà từ xưa loài người đã sử dụng lạc như
một nguồn thực phẩm quan trọng: Sử dụng trực tiếp (luộc quả non, quả già, nấu,
rang,..) Sử dụng gián tiếp (ép dầu) Gần đây nhờ công nghệ thưc phẩm phát triển,
người ta đã chế biến nhiều mặt hàng thực phẩm có giá trị từ lạc như: Bơ lạc,
phomat lạc, lạc sữa,… sử dụng nhiều ở các nước phát triển.
* Vai trò của lạc trong chăn nuôi.
Giá trị làm thức ăn gia súc của lạc được đánh giá trên các mặt: khô dầu
lạc, thân lá, phế liệu làm thức ăn gia súc. Khô dầu lạc có thành phần dinh dưỡng
tương đương với các loại dầu khác. Trong khẩu phần thức ăn gia súc khô dầu lạc
có thể chiếm tới 25-30% và là nguồn thức ăn giàu Protein dùng trong chăn nuôi.
Thân lá của lạc với năng xuất chất xanh đạt từ 5-15 tấn/ha có thể dùng
chăn nuôi đại gia súc. Thành phần dinh dưỡng của lạc không kém các loại cỏ
chăn nuôi khác, có thể dùng để chăn nuôi trâu, bò sữa và gia súc khác.
Cám vỏ quả lạc: Vỏ quả lạc chiếm khoảng 25-35% khối lượng quả, cám
vỏ lạc có thành phần dinh dưỡng tương đương cám gạo.
Như vậy, từ lạc người ta có thể sử dụng khô dầu, thân lá xanh và cả cám
vỏ quả lạc làm thức ăn gia súc, góp phần trong việc phát triển chăn nuôi.
2.4.2. Vai trò của cây lạc trong hệ thống cây trồng.
Singh (1993) (Nguyễn Văn Bình và CTV, 1996),[7] cho rằng cây đậu đỗ
từ lâu đã được coi là thành phần quan trọng trong hệ thống cây trồng vùng Nhiệt
đới và Á Nhiệt đới, nó thích hợp cho nhiều hệ thống trồng trọt khác nhau.
Lạc là cây họ đậu nên có thể hình thành các nốt sần do vi sinh vật cố định
đạm Rhizobium Vigna sống cộng sinh trong rễ hình thành. Sau khi thu hoạch lạc
để lại một khối lượng đạm khá lớn do nốt sần và thân lá cho đất. Theo nhiều tác
giả, lượng đạm nốt sần cố định được có thể đạt 70-100kg/ha/vụ và sau mỗi vụ
lượng đạm để lại trong đất khoảng 40-60kg/ha. Như vậy lạc được coi là cây
trồng luân canh cải tạo đất tốt. Lạc có thể trồng xen canh giữa các cây hành rộng
như: Chè, sắn, dứa, dâu, mía,.. ở thời kỳ chưa khép tan.
14



Đem so sánh với hiệu quả kinh tế của sản xuất lạc với cây trồng khác
theo Nguyễn Thế Mạnh (1995) [23] sản xuất lạc đạt hiệu quả kinh tế cao nhất
trên đất bạc màu nhờ nước trời. Trên đất cát ven biển trong vụ xuan có thể trồng
các loại cây như lạc, lúa, ngô, khoai lang thì sản xuất lạc đạt hiệu quả kinh tế cao
nhất. Nguyễn Thị Chinh (2002) [9] vụ lạc Thu Đông trên đất hai lúa cũng đạt
hiệu quả kinh tế cao nhất. Lợi nhuận thuần của lạc đạt 12,698 triệu đồng, đậu
tương 6,316 triệu đồng, Ngô 4,848 triệu đồng, khoai lang 1,910 triệu đồng. Với
giá trị dinh dưỡng và kinh tế nêu trên, cây lạc là cây trồng thực sự quan trọng
của loài người, đặc biệt là những vùng có điều kiện khó khăn.
2.5. Kết quả nghiên cứu về bón và chất ức chế sinh trưởng cho lạc trên thế
giới và Việt Nam.
2.5.1. Kết quả nghiên cứ vè bón lân cho lạc trên thế giới.
Lạc là cây họ đậu cố định đạm vào trong các nốt sần, lượng đạm sinh học
cố định được so với tổng số yêu cầu về đạm chưa được cụ thể nhưng đã có
những chỉ dẫn cho thấy trong những điều kiện tối ưu, cây lạc có thể cố định
được 200-300kg N/ha, có thể giảm đi hoặc loại bỏ hẳn nhu cầu về bón đạm
(william 1979) (dẫn theo Vũ Công Hậu và CTV) [18].
Theo Collino Morris (1941) cho biết nhu cầu về các chất dinh dưỡng của
lạc rất cao, 1 tấn quả và 2 tấn rơm lạc trong 1 vụ đã lấy đi từ đất 63kgN,
11kgP2O5, 46kg K2O, 27kg CAO và 14% MgO, trong đó có 50%n, P và 8090% Cao ở trong rơm lạc.
Cây lạc rất mẫn cảm với việc bón phân không cân đối, Anonyme (1996)
[2] cho rằng: Cứ mối đơn vị NPK được bón cân đối sẽ cho sản phẩm thu hoạch
cao hơn từ 10-30 đơn vị hoặc cao hơn nữa so với bón không cân đối và theo kết
quả nghiên cứu của Duan Shufen (1999) [14] cho thấy rằng: Bón kết hợp NPK
làm tăng khả năng hấp thụ đạm cây lên 77,3%, lân tăng 3,75% so với bón N,P,K
riêng lẻ.
Ở Ấn độ kết quả các thí nghiệm phân bón cho thấy nếu bón 30kg N với 17
kg P2O5/ha đã tăng năng xuât gấp đôi so với bón đơn độc 30kg N. Nghiên cứu
ở Tirupati cho thấy muốn sản xuất được 1 tạ quả lạc cần 4,38kg N, 0,04 kg P;

2,60 kg K; 1,23kg MgO và 4g Z ( Rangnay Kulu, 1982) (Dẫn theo Vũ Công hậu
và CTV, 1995) [36]

15


Cũng tại Anass độ theo M.S. Bacu và P K Ghosh (1996): phân NPK áp dụng
ở Ấn độ với liều lượng là: 15-20kg N, 17,5-22,6 kg P, Từ 0-37,4kg K cho 1 ha. Tuy
nhiên chugns ta thay đổi tùy từng vùng và từng giai đoạn sinh trưởng của cây lạc.
Kỹ thuật bón phân cân đối cho lạc được du nhận từ Án Độ vào Trung
Quốc vào nhưng năm 1980 đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều loại cây
trồng. Hơn 85 nghìn ha lạc ở các địa phương khác nhau của tỉnh Sơn Đông bón
NP theo tỷ lệ 1:1,5 trọng vụ 1987-1988 cho năng xuất quả tăng từ 16,89,24-40%
so với biện pháp bón phân cổ truyền của nông dân địa phương. Tỷ lệ bón kết
hợp N,P, K tối ưu theo khuyến cáo là 1:1,5:2. Để thu được 100kg lạc cần bón
5kg N, 2 kg P2O5 và 2,5 kg K2O cho 1 ha, ngoài ra các loại đất có độ phì trung
bình và cao mức đạm cần bón phải giảm đi 50% và tăng lân cần bón lên 2 lần
(Duan Shupen, 1999) [14].
2.5.2 Kết quả nghiên cứu về việc bón lân cho lạc ở Việt Nam
Để xác định được tỷ lệ đam- lân cân đối (Bùi Huy Hiền và CTV, 1992)
[10] đã tiến hành nhiên cứu xác định tỷ lệ đạm – lân thích hợp cho lạc xuân ở
Thanh Hóa đại diện cho vùng Bắc Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy trên
nền 8 tấn phân chuồng; Tỷ lệ đạm, lân, khoáng bổ sung tối đa là 1:2 tương
đương với 30N:60 P2O5, năng xuất đạt 18,1 tạ /ha, tăng so với đối chứng (bón 8
tấn phân chuồng/ha là 66%).
Bùi Huy Hiền (1992) [10] tiền hành thử nghiệm hiệu lực của K,CA, Mg
trên đất cát ven biển Thanh Hóa kết quả cho thấy: Trên nền 8 tấn phân chuồng
với 30N: 60 P2O5: bón K với mức 30kg /ha cho năng xuất lạc 12%; Bón 500kg
Cao tăng năng xuất lạc 9% nhưng bón vôi và K thì tăng năng xuất tới 23%. Bón
30kg MgSO4, năng xuất lạc tưng tới 25%, tương đương bón K và Ca.

Nghiên cứu của Hoàng Minh Tâm (Dẫn theo Ngô Thế Dân và CTV, 2000)
[20] tại Thạch Bình huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình trên đất xám bạc màu với nền
10 tấn phân chuồng, 400kg vôi bột, 30 kgN/ha, Tỷ lệ P,K là 2:1 (60 kg K2O5), 30 kg
K2O cho năng xuất cao nhất ;là 24,4 tạ.ha, tăng so với đối chứng là 23,8%.
Kết quả nghiên cứu của T.S Trần thị Ân (2004) [2] trên đất cát biển điển
hình của Thanh Hóa ở cả 2 vùng (vùng thâm canh và vùng khô hạn và 2 vụ (vụ
lạc Xuân và vụ lạc thu Đông) lượng phân NPK thích hợp mang lại hiệu quả kinh
tế cao nhất là lượng bón 45kg N + 135kg P2O5 + 90 kg K2O/ha.

16


PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng
Nguồn gốc
Đất thí nghiệm
Đất cát pha có thành phần cơ giới nhẹ.
Giống L14
Công ty Giống cây trồng Trung ương
Phân lân
Công ty phân lân Lâm Thao cung ứng
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của liều lượng bón phân Lân khác nhau đến khả năng sinh
trưởng, phát triển của giống lạc L14
- Ảnh hưởng của liều lượng bón phân Lân khác nhau đến phát sinh, phát triển
bệnh hại chính giống lạc L14 trong điều kiện thí nghiệm
- Ảnh hưởng của liều lượng bón phân Lân khác nhau đến các yếu tố tạo
thành năng suất và năng suất của giống lạc L14
- Hiệu quả kinh tế của bón phân Lân cho giống lạc L14

3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1.Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Vụ xuân năm 2016: Từ tháng 01 đến tháng 05/2016.
- Địa điểm: Tại Xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về liều lượng bón lân cho lạc ở mức
70, 80 và 90kgP2O5/ha
3.3.2. Thiết kế thí nghiệm.
* Công thức thí nghiệm.
Thí nghiệm gồm 4 công thức, nhắc lại 3 lần, bố trí theo kiểu khối ngẫu
nhiên hoàn chỉnh (RCB).
Bảng các công thức thí nghiệmDải bảo vệ
Công thức
CT1 (ĐC)
I1
CT2
CT3
CT4 III2

IV3

Nội dung lượng bón cho 1 ha
1
7 Tấn phân
+ 30kgN +III
60kg
K2O + 500kgIIvôi
bột (Nền)
IVchuồng
1
1

Nền + 70 kgP2O5/ha
Nền + 80 kgP2O5/ha
IV2
Nền +90 kgP
II2 2O5/ha
I2

III3 Sơ đồ thí nghiệm
II3
Dải bảo vệ
17

I3


Ghi chú: I, II, III, IV là các công thức thí nghiệm
1, 2, 3 là các lần nhắc lại.
3.3.3.Các chỉ tiêu theo dõi và các phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
3.3.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi:
- Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển ở các thời kỳ sinh trưởng
của lạc;
- Theo dõi các chỉ tiêu về sâu bệnh hại chính;
- Theo dõi các chỉ tiêu các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất;
- Xác định hiệu quả kinh tế của việc bón phân.
3.3.3.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:
* Chọn cây theo dõi
Cây theo dõi được xác định khi cây có 6-7 lá thật. Mỗi lần nhắc lại
10 cây, lấy 5 cây liên tiếp ở 2 hàng giữa luống, trừ 5 cây đầu hàng (Mỗi luống
của thí nghiệm gồm 4 ô, gieo 4 công thức, mỗi luống gieo 4 hàng, theo dõi các
cây ở 2 hàng giữa luống).

*Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại
và năng suất theo bảng sau :
* Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá
T T Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá
1.
2.

Ngày gieo
Ngày mọc mầm:
Quan sát số cây của toàn ô.

Giai
đoạn
Mọc

18

Mức độ biểu hiện
Ngày có khoảng 50% số cây/ô có 2 lá
mang xoè ra trên mặt đất.


4.

Ngày phân cành cấp 1
Quan sát số cây của toàn ô
Ngày ra hoa:
Quan sát toàn bộ cây trên ô.

5.


Thời gian sinh trưởng (ngày):
Số ngày từ gieo đến chín. Quan sát
toàn bộ cây trên ô.

3.

6.

7.

8.

9.

10.

11.
12.

Chiều cao cây (cm):
Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh
trưởng của thân chính của 10 cây
mẫu/ô
Số cành cấp 1/cây:
Đếm số cành hữu hiệu (cành có
quả) mọc từ thân chính của 10 cây
mẫu/ô)
Số cành hữu hiệu/cây:
Đếm số cành hữu hiệu (cành có

quả) của 10 cây mẫu/ô)
Nốt sần:
Lấy 5 cây/ô ở 2 hàng ngoài của ô để
đếm số nốt sần. Tưới nước đẫm vào
gốc trước khi nhổ cây mẫu, bới gọn
rễ, rửa nhẹ.
Chất lượng nốt sần:
Trộn đều tất cả nốt sần thu
được/công thức, dàn mỏng trên mặt
bàn, chia mẫu, lấy 1 mẫu ngẫu
nhiên theo đường chéo góc, cắt đôi
các nốt sần và đếm số nốt sần có
màu hồng/tổng số nốt sần của mẫu.
Số quả/cây:
Đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ô.
Tính trung bình 1 cây
Số quả chắc/cây:
Đếm tổng số quả chắc trên 10 cây

Phân Ngày có khoảng 50% số cây/ô có
cành cành cấp 1 đầu tiên dài khoảng 1cm
Ra hoa Ngày có khoảng 50% số cây/ô có ít
nhất 1 hoa nở ở bất kỳ đốt nào trên
thân chính.
Gieo Khoảng 80-85% số quả có gân điển
đến chín hình, mặt trong vỏ quả có màu đen,
vỏ lụa hạt có màu đặc trưng của
giống. Tầng lá giữa và gốc chuyển
màu vàng và rụng.
Thu

hoạch

Thu
hoạch

Thu
hoạch
Bắt đầu
ra hoa;
thu
hoạch
Bắt đầu
ra hoa;
thu
hoạch

19

Thu
hoạch
Thu
hoạch


13.

14.

15.


16.

17.

18.

19.

mẫu/ô. Tính trung bình 1 cây
Tỷ lệ quả 1 hạt (%):
Số quả có 1 hạt/tổng số quả của 10
cây mẫu/ô.
Tỷ lệ quả 3 hạt (%):
Số quả có 3 hạt/tổng số quả của 10
cây mẫu trên ô.
Khối lượng 100 quả (g):
Cân 3 mẫu (bỏ quả lép, non, chỉ lấy
quả chắc), mỗi mẫu 100 quả khô ở
độ ẩm hạt khoảng 10%, lấy 1 chữ số
sau dấu phẩy.
Khối lượng 100 hạt (g):
Cân 3 mẫu hạt nguyên vẹn không bị
sâu, bệnh được tách từ 3 mẫu quả
(Chỉ tiêu 14), mỗi mẫu 100 hạt ở độ
ẩm khoảng 10%, lấy 1 chữ số sau
dấu phẩy.
Tỷ lệ hạt/quả (%):
Tỷ lệ hạt/quả (%) = KL hạt khô/KL
quả khô của 100 quả mẫu.
(KL hạt ở độ ẩm khoảng 10 %)

Năng suất quả khô (tạ/ha):
Thu riêng từng ô, bỏ quả lép, non
chỉ lấy quả chắc, phơi khô (độ ẩm
hạt khoảng 10%), cân khối lượng
(gồm cả hạt của 10 cây mẫu) để tính
năng suất trên ô, sau đó qui ra năng
suất tạ/ha.
Bệnh gỉ sắt - Puccinia arachidis
Speg (cấp):
Điều tra, ước lượng diện tích lá bị
bệnh của 10 cây mẫu trên ô. Điều
tra ít nhất 10 cây đại diện theo
phương pháp 5 điểm chéo góc.

Thu
hoạch
Thu
hoạch
Sau thu
hoạch

Sau thu
hoạch

Sau thu
hoạch

Sau thu
hoạch


Trước Rất nhẹ, Cấp1 (<1% diện tích lá bị
thu hại).
hoạch Nhẹ, Cấp 3 (1-5% diện tích lá bị hại).
Trung bình, Cấp 5 (>5-25% diện tích
lá bị hại).
Nặng, Cấp 7 (> 25-50% diện tích lá
bị hại).
Rất nặng, Cấp 9 (>50% diện tích lá bị

20


Bệnh đốm đen - Cercospora
personatum (Berk & Curt) (cấp):
Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo
phương pháp 5 điểm chéo góc.

Trước
thu
hoạch

Bệnh đốm nâu - Cercospora
arachidicola Hori (cấp):
Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo
phương pháp 5 điểm chéo góc.

Trước
thu
hoạch


Bệnh héo xanh - Ralstonia
solanacearum Smith (%):
Số cây bị bệnh/Tổng số cây điều tra.
Điều tra toàn bộ số cây trên ô
Khả năng chịu hạn, úng (điểm):
Đánh giá mức độ bị hại. Điều tra
toàn bộ các cây trên ô7

Trước
thu
hoạch

20.

21.

22.

23.

Trong
và sau
đợt hạn,
úng

hại).
Rất nhẹ, Cấp 1 (<1% diện tích lá bị
hại).
Nhẹ, Cấp 3 (1-5 % diện tích lá bị
hại).

Trung bình Cấp 5 (>5-25% diện tích
lá bị hại).
Nặng, Cấp 7 (> 25-50% diện tích lá
bị hại).
Rất nặng, Cấp 9 (>50% diện tích lá bị
hại).
Rất nhẹ, Cấp 1 (<1% diện tích lá bị
hại).
Nhẹ, Cấp 3 (1-5 % diện tích lá bị
hại).
Trung bình, Cấp 5 (>5-25% diện tích
lá bị hại).
Nặng, Cấp 7 (> 25-50% diện tích lá
bị hại).
Rất nặng, Cấp 9 (>50% diện tích lá bị
hại).
Nhẹ, Điểm 1 (<30%).
Trung bình, Điểm 2 (30-50%).
Nặng, Điểm 3 (>50 %).
Không bị hại, Điểm 1.
Hại nhẹ, Điểm 2.
Hại trung bình, Điểm 3.
Hại nặng, Điểm 4.
Hại rất nặng, Điểm 5.

* Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế:
Tỷ suất lợi nhuận cận biên (MBCR): sử dụng phương pháp của CIMMYT
(1988), xác định tỷ suất lợi nhuận cận biên Marginal Benefit Cost Ratio
Giá trị sản phẩm tăng thêm do phân bón
MBCR (lần) =

Chi phí bón phân tăng thêm
21


MBCR < 1,5: Lợi nhuận thấp, không nên áp dụng
MBCR = 1,5 - 2: Lợi nhuận trung bình, có thể áp dụng
MBCR ≥ 2: Lợi nhuận cao, nên áp dụng.
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu:
Tính sai số thí nghiệm (CV%), giới hạn sai khác có ý nghĩa (LSD) ở mức xác
suất 95% theo chương trình Irristat.
3.3.5. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm
3.3.5.1. Kỹ thuật làm đất, bón phân, gieo hạt:
* Làm đất : Cày sâu 25 - 30 cm, bừa nhỏ tơi xốp và nhặt sạch cỏ dại trước
khi rạch hàng
* Thời vụ: Vụ xuân gieo từ 15/1 – 25/2
* Bón phân:
- Lượng phân vô cơ bón cho 1 ô thí nghiệm theo công thức
axc
10 a.c
X=
(kg) hoặc X =
(g)
100 b
b
Trong đó : X là lượng phân bón chế phẩm cho 1 ô thí nghiệm
a là lượng phân nguyên chất bón cho 1 ha
b là hàm lượng phân nguyên chất có trong chế phẩm
c là diện tích ô thí nghiệm
- Cách bón :
+ Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, 1/2 lượng vôi + 1/2 lượng đạm

+ 1/2 lượng kali. Toàn bộ phân hoá học được trộn đều và bón vào hàng đã rạch
sẵn, sau đó bón phân chuồng. Sau khi bón phân, lấp một lớp đất nhẹ phủ kín
phân rồi mới gieo hạt để tránh hạt tiếp xúc với phân làm giảm sức nảy mầm.
+ Bón thúc lần 1 khi cây có 2-3 lá thật: 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali.
+ Bón thúc lần 2 khi ra hoa rộ: 1/2 lượng vôi.
* Kỹ thuật gieo: lên luống cao 15 cm, mặt luống rộng 1,0 m (rãnh rộng 30
cm), luống cao 15 cm, gieo 4 hàng, cây cách cây 10 cm (20 x 10/cây). Độ sâu
lấp hạt 3-4cm, dặm bổ sung khi cây có 1-2 lá thật để đảm bảo mật độ.
* Chăm sóc
- Xới vun lần 1: Khi cây có 2-3 lá thật (sau mọc 10-12 ngày), xới nông khắp
mặt luống.
22


- Lần 2: Khi cây có 6-8 lá thật (sau mọc 30-35 ngày), xới sâu 5-6cm sát gốc
và nhặt cỏ dại, không vun đất vào gốc.
- Lần 3: Sau khi ra hoa rộ 7-10 ngày, xới và vun nhẹ quanh gốc.
* Phòng trừ sâu bệnh:
Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các quá trình phát sinh phát triển và gây hại
của các loài sâu bệnh hại, phát hiện kịp thời để có các biện pháp phòng trừ hiệu quả và
triệt để. Khi đến ngưỡng phòng trừ thì sử dụng thuốc hóa học để tiêu diệt.
*Thu hoạch:
Khi cây có khoảng 80-85% số quả già (tầng lá giữa và gốc chuyển màu
vàng và rụng, quả có gân điển hình của giống, mặt trong vỏ quả chuyển màu đen
và nhẵn, vỏ lụa có màu đặc trưng). Thu riêng quả từng ô, phơi đạt độ ẩm hạt
khoảng 10%.
Trước khi thu hoạch một ngày, nhổ hoặc cắt sát gốc 10 cây mẫu đã được
đánh dấu trong mỗi ô thí nghiệm để hoàn tất lần điều tra cuối cùng về một số
đặc tính nông sinh học của giống.
Khi thu hoạch phải thu hoạch riêng rẽ từng ô thí nghiệm và được đeo thẻ

đánh dấu cho mỗi ô.
Năng suất thực thu: Thu hoạch riêng từng lần nhắc lại của mỗi công thức,
phơi khô, quạt sạch rồi đem cân từng phần, từ đó qui ra năng suất (tạ/ha).
PHẦN 4. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
4.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng và phát triển của
giống Lạc14
4.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân khác nhau đến tỷ lệ nảy mầm của
giống lạc L14 –Vụ Xuân năm 2016
Tỷ lệ nảy mầm là một trong những yếu tố quan trọng có liên quan đến sự
sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc.
Qua theo dõi tỷ lệ mọc mầm của giống lạc L14 trong thí nghiệm chúng
tôi thu được kết quả ở bảng 4.1. Kết quả ở bảng cho thấy: Tỷ lệ mọc mầm của
các công thức phân bón khác nhau thì có tỷ lệ mọc mầm khác nhau. Tuy nhiên
tỷ lệ mọc mầm của các công thức không có sự khác biệt nhiều. Cụ thể:
Ở công thức 4 bón bằng phân hỗn hợp NPK 4: 9: 6 lượng bón 800 Kg/ha
có tỷ lệ mọc mầm cao nhất (Đạt 96,21%) còn ở công thức đối chứng bón theo
phương pháp truyền thống thì lại có tỉ lệ mọc mầm thấp nhất (90,3%) .
23


Bảng 4.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân khác nhau đến tỷ lệ nảy mầm
của giống lạc L14 –Vụ Xuân năm 2016
Công
thức
CT 1
CT2
CT3
CT4

7 ngày

sau gieo
9,22
9,54
10,07
10,63

Tỷ lệ nảy mầm của lạc (%)
8 ngày
9 ngày
10 ngày
sau gieo
19,2
19,6
20,9
21,02

sau gieo
53,4
52,1
54,3
55,27

sau gieo
69,7
77,23
78,5
79,97

Tỷ lệ mọc
mầm (%)

90,3
94,17
95,8
96,21

4.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân khác nhau đến thời gian sinh
trưởng của giống lạc L14 –Vụ Xuân năm 2016
Thời gian sinh trưởng là chỉ tiêu quan trọng của các giống cây trồng nói
chung và cây lạc nói riêng, là cơ sở để bố trí thời vụ, luân canh, tăng vụ trên một
đơn vị diện tích.
Trong cùng một điều kiện thời tiết, khí hậu, khi bón liều lượng phân lân
khác nhau đã ảnh hưởng tới thời gian sinh trưởng của giống lạc L14 ở các công
thức khác nhau. Qua theo dõi ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến thời gian
sinh trưởng và phát triển của giống lạc L14 chúng tôi thu được kết quả ở bảng
4.2.
Qua số liệu cho thấy: Việc thay đổi liều lượng phân lân đã ảnh hưởng đến
thời gian sinh trưởng, phát triển của giống lạc L14. Thời gian từ gieo đến mọc
sự biến động giữa các công thức chưa rõ. Nhưng thời gian từ gieo đến 5 lá thì
CT4 có thời gian sinh trưởng sớm hơn các công thức khác từ 3-5 ngày. Nguyên
nhân: do bón bón tăng lượng lân có thể ảnh hưởng đến khả năng mọc mầm của
lạc, vì vậy đã làm tăng quá trình trao đổi chất và năng lượng trong cây, mầm cây
sinh trưởng, phát triển khỏe, các lá nhanh chóng hình thành, các quá trình khác
được thúc đẩy nhanh hơn, nên rút ngắn thời gian sinh trưởng.
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân khác nhau đến thời
gian sinh trưởng của giống lạc L14 –Vụ Xuân năm 2016
(ĐVT: ngày)
Công
thức

Gieo đến

mọc

Gieo đến 5

24

Gieo đến
ra hoa

Gieo đến
tắt hoa

Gieo đến
thu hoạch


CT 1
CT2
CT3
CT4

9
9
9
9

36
36
36
36


43
44
43
43

77
78
74
72

125
125
123
120

Từ số liệu trên ta có biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: Ảnh hưởng của liều lượng phân lân khác nhau đến thời gian sinh
trưởng của giống lạc L14 –Vụ Xuân năm 2016
Thời gian từ gieo đến ra hoa của các công thức có sự thay đổi, công thức
bón tăng lượng lân cụ thể là 90kg P2O5/ha có thời gian sinh trưởng sớm hơn 1
ngày. Thời gian từ gieo đến tắt hoa của các công thức cũng có sự thay đổi rõ rệt.
Cụ thể công thức bón truyền thống và bón phân đơn. Thời gian từ gieo đến tắt
hoa có xu thế kéo dài hơn 2-6 ngày.

25



×