Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Báo cáo ĐTM dự án “Hải Đăng Tower”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (633.93 KB, 87 trang )

M C L C


DANH MỤC BẢNG BIỂU


MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1. Hoàn cảnh ra đời của dự án

Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm
lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Phát
triển nhà ở Hà Nội là góp phần xây dựng thủ đô XHCN giàu đẹp, văn minh, thanh lịch,
hiện đại, đảm bảo vững chắc an ninh chính trị, quốc phòng bảo tồn và phát huy tinh
hoa văn hoá truyền thống của thủ đô ngàn năm văn hiến, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân. Theo “Chiến lược phát triển đô thị Việt Nam”, diện tích đất đô
thị sẽ tăng từ 105.000 hecta hiện nay lên 460.000 hecta vào năm 2020, đưa tỷ lệ đô thị
hóa từ 28% lên khoảng 45% vào năm 2025. Dân số đô thị từ 23 triệu người dự kiến sẽ
tăng lên 46 triệu người vào năm 2025, kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nhà ở đô thị.
Trung bình mỗi năm tại Việt Nam cần phát triển thêm 35 triệu m 2 nhà để phấn đấu đạt
20m2 nhà ở/người tại đô thị vào năm 2020. Một thực tế tác động vào thị trường bất
động sản, đó là làn sóng đầu tư tăng nhanh sau khi nước ta gia nhập WTO, dẫn đến
nhu cầu về nhà ở cũng tăng cao. Việc phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tập
trung, khu công nghệ cao cũng giúp cho thị trường bất động sản thêm sôi động. Theo
quy hoạch, đến năm 2015, cả nước thành lập mới trên 100 khu công nghiệp với diện
tích đất khoảng 26.000 hecta. Ngoài ra, các chính sách mới của Nhà nước như người
dân được mua nhà ở tại các đô thị mà không cần hộ khẩu, dự kiến mở rộng đối tượng
Việt kiều được mua nhà và cho phép thực hiện thí điểm người nước ngoài được mua
nhà tại Việt Nam làm tăng nhu cầu về nhà ở tại các đô thị lớn. Hiện nay số lượng
người Việt Nam có thu nhập cao cùng với người nước ngoài và Việt Kiều làm việc tại
Việt Nam tăng lên là động lực của thị trường nhà ở cao cấp.


Bên cạnh đó, thị trường bất động sản Hà Nội sẽ ngày càng mở rộng, cân đối,
đồng bộ và có tổ chức hơn, mang tính thị trường cao hơn, kết gắn chặt chẽ hơn với thị
trường. Nhiều dự báo, thời gian tới thị trường Hà Nội sẽ là đích nhắm của nhiều nhà
đầu tư, sẽ có một lượng lớn nhà đầu tư vào đầu tư các ngành nghề tại Việt Nam và sẽ
cũng kéo theo số lượng lớn những người lao động sống và làm việc tại Hà Nội. Thành
phố đang đứng trước thử thách lớn của vấn đề di dân tự do, vì vậy ngoài vấn đề nhà ở
cho cán bộ công nhân viên, người làm công ăn lương từ ngân sách còn phải tính đến
lực lượng lao động trong khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài.
Do tình trạng gia tăng dân số, do tốc độ đô thị hoá nhanh làm cho vấn đề nhà ở
đô thị ngày càng trở nên bức xúc, quan hệ cung-cầu về nhà ở còn nhiều bất cập, giá
nhà đất ở đô thị thường xuyên có những biến động không phù hợp với thực trạng của
3


nền kinh tế và thu nhập của người lao động, gây tác động trực tiếp đến đại đa số các
tầng lớp dân cư. Tình trạng thiếu nhà ở tại khu vực đô thị do sự phát triển nhiều thế hệ
sống chung trong một hộ gia đình, dẫn đến các hiện tượng vi phạm pháp luật như lấn
chiếm đất công, cơi nới, xây dựng nhà ở trái phép, đầu cơ đất xảy ra phổ biến ở nhiều
nơi. Số lượng nhà chung cư cao tầng được xây dựng trong giai đoạn trước những năm
80 hiện đang xuống cấp nghiêm trọng. Tại Hà Nội có đến hơn 150 ngôi nhà chung cư
đang ở mức nguy hiểm cần phải sớm được phá dỡ, xây dựng lại để đảm bảo an toàn.
Khu nhà ở cao tầng tiêu chuẩn cao tại ngõ 29 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội là một
trong các khu chung cư cao cấp được xây dựng mới theo chủ trương của Thành phố
phù hợp với Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ
tướng phê duyệt tại Quyết định số 108/1998/QĐ- TTg ngày 20/06/1998.Căn hộ đáp
ứng nhu cầu nhà ở cho một phần dân cư trong địa bàn Thành phố, phục vụ chủ trương
phát triển nhà ở của Thành phố, góp phần trực tiếp cải tạo bộ mặt cảnh quan đô thị của
khu vực, tạo tiền đề phát triển cho một vùng đô thị.
1.2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư “Khu nhà ở cao tầng để kinh
doanh tại ngõ 29 Láng Hạ” tại số 9 ngõ 29 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Đa
Đình, thành phố Hà Nội là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư xây dựng Hải Đăng.
- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án là UBND thành
phố Hà Nội. Ngày 13/5/2003 UBND thành phố Hà Nội đã có Công văn số 1390/UBNNĐC về việc chấp thuận cho phép Công ty TNHH Xây dựng Công trình Hải Đăng
được lập dự án sử dụng khu đất tại ngõ 29 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội để đầu tư xây
dựng nhà ở và công trình công cộng theo quy hoạch
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường

Cơ sở pháp lý thực hiện lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án:
“Hải Đăng tower” là các văn bản pháp quy của Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài
nguyên và Môi trường và của Chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án. Cụ thể:
2.1.Hệ thống luật
-

-

Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực từ ngày
01/01/2015.
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày
45/2013/QH13 và có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2014.
Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 được Quốc hội phê duyệt ngày 21/11/2012.
Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012 .
Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã
4


-


hội chủ nghĩa Việt Nam và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015.
Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17/06/2009.

-

Luật Lao động số 10/2012/QH13 thông qua ngày 18/06/2012 Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam.

-

Luật doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13
Luật phòng cháy chữa cháy số 40/2013 QH13 do quốc hội ban hành ngày 22-112013
2.2. Hệ thống thông tư, nghị định
- Nghị định 18/2015 NĐ-CP ban hành ngày 14-2-2015 về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ về việc quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.
- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ
môi trường;
- Nghị định số 19/ 2015 NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật bảo vệ
môi trường
- Nghị định số38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

-Thông tư số 22/2014/TT-BTNMT ngày 05/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày
29/04/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều điều của Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá
tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
-Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn,
điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước
- Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
-Thông tư số 39/2011/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

5


- Thông tư 28/2011/BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung
quanh và tiếng ồn.
- Thông tư 29/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa
-Thông tư 30/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 08 năm 2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước dưới
đất.
2.3. Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn
-

QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh
QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại

trong không khí xung quanh;
QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với
bùn thải từ quá trình xử lý nước
QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
QCVN09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh
hoạt;
QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
QCVN 27:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
3. Tài liêụ tham khảo
Các tài liệu, dữ liệu được sử dụng trong báo cáo ĐTM do Chủ dự án tự tạo lập,
bao gồm:
- Thuyết minh Dự án Hải Đăng Tower
- Các hồ sơ khác của dự án như: Báo cáo khảo sát địa chất công trình, địa chất
thuỷ văn, phương án kiến trúc,…
4. Phương pháp xây dựng báo cáo
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Tiến hành lấy mẫu, điều tra hiện trạng
môi trường khu vực xây dựng dự án và các khu vực xung quanh. Kết quả đạt được của
phương pháp này bao gồm các số liệu thu thập trực tiếp từ thực địa…Từ đó vẽ được sơ
đồ phác hoạ thực trạng môi trường tại nơi khảo sát. Trên đây là những phương pháp
đánh giá đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và có độ tin cậy cao, trong đó mỗi phương pháp có
những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, chúng tôi đã kết hợp sử dụng các phương pháp
này trong đánh giá tác động môi trường của dự án nhằm thu được kết quả đánh giá có
độ tin cậy cao.
- Phương pháp thống kê, lập bảng số liệu: Phương pháp thống kê được sử dụng
để thu thập và xử lý các số liệu về: Khí tượng thủy văn, địa hình, địa chất, điều kiện
6


KT-XH,… tại khu vực thực hiện Dự án. Các số liệu về khí tượng thuỷ văn (nhiệt độ,

độ ẩm, nắng, gió, bão, động đất,…) được sử dụng chung của quận Ba Đình. Các yếu tố
địa hình, địa chất công trình, địa chất thuỷ văn được sử dụng số liệu chung của quận
Ba Đình. Tình hình phát triển KT- XH được sử dụng số liệu chung của phường Thành
Công, quận Ba Đình.
- Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu: Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu
không khí, nước, đất tuân thủ theo đúng thông tư hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm: Các phương pháp
dùng để phân tích các thông số đánh giá chất lượng môi trường không khí, đất, nước
tuân thủ theo TCVN, QCVN hiện hành. Được áp dụng trong chương 2, 3 của báo cáo
này.
- Phương pháp so sánh: Dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết
quả phân tích trong phòng thí nghiệm và kết quả tính toán theo lý thuyết, so sánh với
quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam để xác định chất lượng môi trường hiện hữu tại khu
vực dự án.
- Phương pháp lập bảng liệt kê: Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện
mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng
chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng tác động môi trường. Một bảng
kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự án,
cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất cần
được đánh giá chi tiết.
- Phương pháp ma trận: Phương pháp ma trận là sự phát triển ứng dụng của bảng
liệt kê. Bảng ma trận cũng dựa trên nguyên tắc cơ bản tương tự đó là sự đối chiếu từng
hoạt đọng của dự án với từng thông số hoặc thành phần môi trường để đánh giá mối
quan hệ nguyên nhận – hậu quả ở mức độ định lượng cao hơn với việc cho điểm mức
độ tác động theo thang điểm từ 1 đến 5 hoặc từ 1 đến 10. Tổng số điểm phản ánh
thành phần môi trường hoặc thông số môi trường nào bị tác động mạnh nhất. Mặc dù
vậy, phương pháp này cũng vẫn chưa lượng hóa được quy mô, cường độ tác động.
- Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng:Tham vấn ý kiến cộng đồng là
phương pháp khoa học cần thiết trong quá trình lập báo cáo ĐTM. Công ty CP Đầu tư

xây dựng Hải Đăng đã gửi Công văn thông báo và các tài liệu cần thiết cho UBND
phường Thành Công và đã nhận được các văn bản trả lời. Các ý kiến đóng góp của
UBND phường Thành Công sẽ được Chủ dự án tiếp thu trong quá trình triển khai dự án.
- Phương pháp mô hình hóa: Phương pháp này là cách tiếp cận toán học mô
phỏng diễn biến quá trình chuyển hóa, biến đổi (phân tán hoặc pha loãng) trong thực tế
về thành phần và khối lượng của các chất ô nhiễm trong không gian và theo thời gian.
7


Đây là một phương pháp có mức độ định lượng và độ tin cậy cao cho việc mô phỏng
các quá trình vật lý, sinh học trong tự nhiên và dự báo tác động môi trường, kiểm soát
các nguồn gây ô nhiễm.
- Phương pháp chuyên gia: Việc nhận dạng các tác động còn được sử dụng
phương pháp chuyên gia kết hợp với máy tính, dựa trên kinh nghiệm của các chuyên
gia chuyên ngành xây dựng, thương mại, sinh thái, xã hội học.
- Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp đánh giá nhanh nhằm ước tính tải
lượng các chất ô nhiễm sinh ra trong quá trình hoạt động của dự án dựa vào hệ số ô
nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập.
-Phương pháp chỉ số môi trường:Đo đạc và phân tích các chỉ thị môi trường nền
(điều kiện vi khí, chất lượng không khí, đất, nước ngầm, nước mặt,...) tại hiện trạng
khu vực thực hiện dự án. Trên cơ sở các số liệu nền này, có thể đánh giá chất lượng
môi trường hiện trạng tại khu vực thực hiện dự án, làm cơ sở để so sánh với chất lượng
môi trường sau này, khi dự án đi vào hoạt động.
5. Tổ chức thực hiện
Báo cáo ĐTM dự án “Hải Đăng Tower” được tổ chức thực hiện bởi Nhóm
3_Lớp CĐ12QM_Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Danh sách các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo được liệt kê trong bảng
dưới đây:
STT
Thành viên

1
Nguyễn Thị Ánh Hồng
2
Phạm Thùy Linh
3
Nguyễn Thị Vân Anh
4
Khúc Hoàng Hải
5
Nguyễn Ngọc Thạo
6
Vũ Thành Trung
7
Vũ Quang Huy
8
Nguyễn Văn Biên
9
Nguyễn Thiện Lương
10
Lê Tiến Dũng
CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. TÊN DỰ ÁN
HAIDANG Tower
(thuộc dự án Khu nhà ở cao tầng để kinh doanh tại ngõ 29 Láng Hạ)
1.2. CHỦ DỰ ÁN
8


- Chủ đầu tư


: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hải Đăng

- Đại diện

:Ông Nguyễn Văn Thắng

- Địa chỉ liên hệ

: Số 9, ngõ 29 Láng Hạ, Thành Công – Ba Đình – Hà Nội

- Số điện thoại

: 04.35146315

- Giấy ĐKKD

: Số 0100515690 do Sở kế hoạch đầu tư Hà nội cấp, đăng ký lần
đầu ngày 17/06/2010, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 29/04/2011.

Chức vụ: Chủ tịch HĐQT
Fax: 04.35146291

1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN
1.3.1. Ranh giới khu đất của dự án
Dự án được thực hiện theo Chấp thuận điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng và
phương án kiến trúc sơ bộ tại công văn số 1908/QHKT - P3 ngày 13/06/2011 của Sở
QHKT Hà Nội thì tổng diện tích đất diện tích khu đất nghiên cứu 3.152 m2.
Công trình HaiDang Tower được đầu tư xây dựng tại số 9 ngõ 29 Láng Hạ,
phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Vị trí giới hạn của khu đất:

- Phía Bắc giáp khu đất của HTX Cao su tháng 5.
- Phía Đông giáp khu dân cư phường Thành Công.
- Phía Nam giáp khu đất của Công ty cổ phần thương mại Long Biên.
- Phía Tây giáp ngõ 29 Phố Láng Hạ.
Toạ độ địa lý của khu đất theo hệ VN-2000 (xác định tải bản đồ cắm mốc, chỉ
giới xây dựng và chỉ giới đường đỏ) như sau:
+ Góc phía Đông Bắc: X = 2538986.46;

Y = 642750.76

+ Góc phía Tây Bắc : X = 2568513.46;

Y = 569290.76

+ Góc phía Tây Nam : X = 2533704.46;

Y = 553049.76

+ Góc phía Đông Nam: X = 2502385.46;

Y = 610771.76

+ Góc phía Nam

Y = 623966.76

: X = 2496685.46;

1.3.2. Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội
1.3.2.1. Các công trình văn hóa, tôn giáo, di tích và thắng cảnh:

1.3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
Khu đất dự kiến xây dựng công trình khu nhà ở cao tầng là khu đất đã xây dựng
một công trình 3 tầng làm văn phòng hiện xuống cấp và không phù hợp với quy hoạch
chung của Thành phố. Khu đất có mặt bằng tương đối vuông vắn và bằng phẳng.

9


Tổng diện tích khu đất của dự án là 3.183 m 2 đã được UBND Thành phố Hà Nội giao
đất để thực hiện dự án tại Quyết định số 1576/QĐ-UB ngày 23/03/2001 và Quyết định
số 5231/QĐ-UBND ngày 08/11/2011.
1.3.2.3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật xung quanh khu vực dự án
a. Hiện trạng giao thông:
Ngay trước công trình là ngõ 29 Láng Hạ có chiều rộng hơn 5m, tương đối thuận
tiện cho triển khai thực hiện dự án và tạo cho công trình một cảnh quan đẹp, một
không gian kiến trúc hợp lý
b. Hiện trạng hệ thống thoát nước
Theo điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ Đô Hà Nội đến năm 2020. Khu vực này
sẽ có hệ thống thoát nước bẩn riêng, rồi đưa về trạm xử lý tập trung của Thành phố.
Trước mắt khi chưa có hệ thống thoát nước bẩn riêng này, nước bẩn phải được xử lý
đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quy định được các cấp có thẩm quyền cho
phép, sau đó nước bẩn sẽ được thoát ra tuyến cống D=1500mm ở phía Đông ô đất.
Nước mưa sau khi lắng cặn bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường đô thị được
thoát vào tuyến rãnh xây đậy nắp đan hiện có trên ngõ 29 phố Láng Hạ ở phía Tây ô
đất và thoát vào tuyến cống D=1500mm ở phía Đông ô đất.
c. Hiện trạng cấp nước:
Công trình được cấp nước từ tuyến ống φ90mm hiện có, chạy dọc phía Tây ô đất.
d. Hiện trạng cấp điện:
Nằm trong khu vực dân cư cấp điện ổn định hiện tại khu vực đã có 01 trạm biến
thế cánh ô đất 80m về phía Tây Bắc.

Do nhu cầu dùng điện lớn, dự án sẽ xây dựng một trạm biến thế mới.
1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN
1.4.1. Mục tiêu của dự án
- Xây dựng khu nhà ở cao tầng mới có cơ cấu hiện đại, đồng bộ về hệ thống hạ
tầng kỹ thuật, với những tiêu chuẩn kinh tế phù hợp đáp ứng được yêu cầu về quy
hoạch phát triển đô thị trước mắt cũng như lâu dài.
- Hình thành một công trình nhà ở cao tầng tiêu chuẩn cao đáp ứng nhu cầu ở và
sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi.
- Góp phần cải tạo mỹ quan đô thị và môi trường sống tại khu vực ngày càng văn
minh hiện đại.
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình
1.4.2.1. Cơ cấu sử dụng đất
10


-

-

-

Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà của dự án bao gồm: đường giao
thông nội bộ, sân vườn cảnh quan, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện, phòng
cháy, môi trường,...
Khu đất của toàn bộ dự án bao gồm tòa nhà HaiDang Tower và khu thấp tầng đã được
xây dựng với quy mô như sau:
+ Tổng diện tích khu đất nghiên cứu
: 3.183 m2.
+ Tổng diện tích xây dựng công trình
: 1.553,01 m2

+ Mật độ xây dựng
: 49,3%
+ Tầng cao công trình
: 3 tầng, 4 tầng và 25 tầng
+ Hệ số sử dụng đất
: 8,76 lần
Công trình Hải Đăng Tower :
+ Diện tích xây dựng nhà cao tầng
: 1.078,47 m2
+ Tổng diện tích sàn khu nhà cao tầng : 26.127,60 m2
(không kể diện tích tầng hầm)
+ Tầng cao

: 03 tầng hầm + 25 tầng nổi + 1 tầng kỹ thuật và tầng mái.

1.4.2.2.Thống kê diện tích cụ thể của công trình haidang tower
+ Tầng hầm 1 có diện tích sàn xây dựng
+ Tầng hầm 2 có diện tích sàn xây dựng
+ Tầng hầm 3 có diện tích sàn xây dựng
+ Tầng 1 có diện tích sàn xây dựng
+ Tầng 2 có diện tích sàn xây dựng
+ Tầng kỹ thuật có diện tích sàn xây dựng
+ Tầng 3 - 23 có diện tích sàn xây dựng
+ Tầng 24 - 25 có diện tích sàn xây dựng
+ Tầng mái có diện tích sàn xây dựng
Tổng diện tích sàn toàn nhà (kể cả tầng hầm)

2.398,69 m2
2.398,69 m2
2.398,69 m2

789,99 m2
558,00 m2
1.078,47 m2
1.017,87 m2
773,78 m2
778,31 m2

Tổng :
2.398,69 m2
2.398,69 m2
2.398,69 m2
789,99 m2
558,00 m2
1.078,47 m2
21.375,27 m2
1.547,56 m2
778,31 m2
33.323,67 m2

(Nguồn:thuyết minh chi tiết dự án)
(Dự kiến tầng 1 dùng làm sảnh vào và khu kỹ thuật; tầng 2 làm nhà trẻ; tầng 3 đến
tầng 25 làm khu căn hộ để kinh doanh).
1.4.2.3.Cơ cấu căn hộ khối nhà cao tầng
Căn hộ loại A-1 (gồm: phòng SH chung, bếp ăn, 03 phòng ngủ, 01 lô gia,
02 WC - diện tích sàn 117,9 m2)

42 căn

Căn hộ loại A-2 (gồm: phòng SH chung, bếp ăn, 02 phòng ngủ, 01 lô gia,
02 WC - diện tích sàn 95,5 m2)


42 căn

Căn hộ loại A-3 (gồm: phòng SH chung, bếp ăn, 02 phòng ngủ, 01 lô gia,
02 WC - diện tích sàn 90,53 m2)

42 căn

11


Căn hộ loại A-4 (gồm: phòng SH chung, bếp ăn, 03 phòng ngủ, 01 lô gia,
02 WC - diện tích sàn 117,9 m2)

42 căn

Căn hộ loại B-1 (gồm: phòng SH chung, bếp ăn, 04 phòng ngủ, 01 lô gia,
04 WC - diện tích sàn 156,91 m2)

4 căn

Căn hộ loại 5 (gồm: phòng SH chung, bếp ăn, 04 phòng ngủ, 01 lô gia, 04
WC - diện tích sàn 151,94 m2)

4 căn

Tổng số lượng căn hộ:

176 căn
(Nguồn: thuyết minh chi tiết của dự án)


-

Các căn hộ được thiết kế hoàn chỉnh với các phòng chức năng như: phòng khách-sinh
hoạt chung, phòng ngủ, khu bếp, khu vệ sinh, lô gia, sảnh tầng và hành lang chung.

-

Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng ngoài nhà bao gồm sân đường nội bộ, hệ thống cấp thoát
nước, hệ thống cấp điện, chỗ để xe, thảm cỏ, cây xanh,...
1.4.3. Danh mục máy móc thiết bị
Danh mục máy móc, thiết bị cần thiết sử dụng trong quá trình thi công, xây dựng
dự án được thể hiện trong bảng sau:

12


Bảng 1.1. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến trong giai đoạn thi công xây dựng
TT

Thiết bị, phương tiện

Đơn vị

Số lượng

1.

Máy đầm 12 tấn/máy đầm bánh hơi


chiếc

1

2.

Máy khoan cọc nhồi

chiếc

3

3.

Máy ủi ≤ 110 CV

chiếc

3

4.

Máy đào ≤ 1,25 m3

chiếc

2

5.


Ô tô vận chuyển 15 - 25 tấn

chiếc

11

6.

Ô tô tưới nước

chiếc

2

7.

Máy bơm nước 20 CV

chiếc

2

8.

Máy rải nhựa 50 - 60 m3/h

chiếc

1


9.

Lu 25 tấn

chiếc

2

10.

Máy san, gạt 108 cv

chiếc

2

11.

Máy phát điện 45 kVA dự phòng

chiếc

2

12.

Máy đầm bê tông

chiếc


5

13.

Máy gầu ngoặm

chiếc

1

14.

Máy nạo

chiếc

1

15.

Cần cẩu

chiếc

2

16.

Máy hàn


chiếc

10

17.

Máy trộn bê tông

chiếc

4

18.

Bơm bê tông

chiếc

2

19.

Máy nén không khí

chiếc

3

Trên đây là dự kiến về máy móc thi công của Chủ đầu tư nên có thể thay đổi
trong thực tế tuỳ thuộc vào năng lực thi công của từng nhà thầu xây dựng.


13


1.4.4. Nguyên, nhiên liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án
1.4.4.1. Nhu cầu nhiên, nguyên vật liệu cung cấp cho dự án
Bảng 1.2. Nguyên vật liệu chính phục vụ cho công tác thi công xây dựng dự án
TT Nguyên VLXD

Nguồn cung cấp

1

Xi-măng các loại

Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Quảng Ninh

2

Cát, đá chẻ, gạch

3

Đá các loại

4

Bột màu

Hà Nội


5

Đá Granite

Thanh Hóa

6

Thép các loại

7

Thiết bị điện

8

Đèn

9

Bộ thiết bị phòng vệ sinh

10

Bộ thiết bị nước nóng

11

Gạch men sứ


12

Thiết bị điều hòa

13

Que hàn

14

Sơn các loại

15

Bê tông thương phẩm

Hà Nội, Hòa Bình

Việt Nam và nhập ngoại ước EU, Mỹ, Nhật
Bản

Trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài
Thái Lan
Trong nước và nhập khẩu
Trong nước

Tổng khối lượng
( Nguồn: Công ty CP Đầu tư Địa ốc Hải Đăng, 2014)
1.4.4.2. Sản phẩm (đầu ra) của dự án

Sản phẩm đầu ra của dự án sau khi điều chỉnh gồm các hạng mục sau:
-

Các căn hộ được thiết kế hoàn chỉnh với các phòng chức năng như: phòng khách-sinh
hoạt chung, phòng ngủ, khu bếp, khu vệ sinh, lô gia, sảnh tầng và hành lang chung.

-

Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng ngoài nhà bao gồm sân đường nội bộ, hệ thống cấp thoát
nước, hệ thống cấp điện, chỗ để xe, thảm cỏ, cây xanh,...
1.4.5. Tiến độ thực hiện dự án
Giai đoạn I - Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: 12 tháng

-

Hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục pháp lý của dự án.
14


-

Hoàn thành công tác thoả thuận phương án kiến trúc và các thoả thuận khác.

-

Hoàn thành thiết kế cơ sở và thẩm tra của cơ quan có thẩm quyền.

-

Lập báo cáo dự án đầu tư, trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.


-

Tiến hành các thủ tục, lập kế hoạch kinh doanh nhà.
Giai đoạn II - Giai đoạn thực hiện đầu tư: 24 tháng

-

Thiết kế kỹ thuật thi công công trình, thẩm tra thiết kế kỹ thuật thi công, tổng dự toán
trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt

-

Tổ chức thi công xây dựng khu nhà cao tầng

-

Tổ chức giám sát, nghiệm thu kỹ thuật, bàn giao thanh quyết toán từng phần công
trình.

-

Thực hiện giám sát chất lượng công trình theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam của Bộ
Xây dựng ban hành.

-

Tiến độ công trình phải được thực hiện theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt trong
quyết định đầu tư.


-

Hoàn thành xây dựng các hạng mục công trình.
Giai đoạn III - Giai đoạn kết thúc đầu tư:2 tháng

-

Làm thủ tục thanh quyết toán công trình.

-

Hoàn tất các thủ tục bán nhà.
1.4.6. Vốn đầu tư
-Nguồn vốn đầu tư bao gồm: vốn chủ sở hữu của Công ty, vốn vay tín dụng và vốn tự
huy động từ các nhà đầu tư thứ cấp và khách hàng có nhu cầu mua căn hộ.
- Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng
mức đầu tư) là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong
quyết định đầu tư và là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện
đầu tư xây dựng công trình.
- Tổng mức đầu tư của dự án : 554.906 triệu đồng
1.4.7. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
- Chủ đầu tư: Là Công ty CP đầu tư địa ốc Hải Đăng, chịu trách nhiệm toàn bộ về
chất lượng của công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư do mình quản lý.
- Đối với đơn vị tư vấn: Chịu trách nhiệm về những quy định pháp lý đã nêu
trong hợp đồng, đặc biệt là chất lượng sản phẩm và thời gian thực hiện cần phải đảm
bảo nghiêm túc.

15



- Đối với doanh nghiệp xây dựng: Phải đảm bảo chất lượng, an toàn, môi trường
xây dựng tốt, cho công trình đang thi công, những công trình khác xung quanh và khu
vực lân cận.
- Đối với đơn vị giám sát thi công xây lắp: Sẽ có bộ phận chuyên trách (có thể là
doanh nghiệp tư vấn) đảm bảo duy trì hoạt động giám sát một cách có hệ thống toàn
bộ quá trình thi công xây lắp, từ khi khởi công đến khi nghiệm thu, bàn giao.

16


CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA KHU VỰC DỰ ÁN
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
Khu đất có mặt bằng tương đối rộng rãi và bằng phẳng.
Động đất tính theo khu vực Hà Nội tại vùng Ba Đình có khả năng xảy ra động
đất từ cấp 6 đến cấp 8.
Theo báo cáo kết quả khảo sát địa chất công trình của Viện địa kỹ thuật và công
trình - Đại học Xây dựng.
Bảng 2.1.Cấu tạo các lớp địa tầng từ trên xuống dưới
T
T

Lớp đất

Bề dày (m)

Mô tả

1


Lớp 1

1.5 - 1.8

Đất lấp: Gạch, cát, đất san lấp.

2

Lớp 2

2.3 - 5.0

3

Lớp 3

2.2 - 4.0

4

Lớp 4

14.5 - 18.8

5

Lớp 5

2.0 -4.0


6

Lớp 6

7

Lớp 7

10.0 - 12.2

8

Lớp 8

-

3.0 - 7.0

Sét pha màu nâu, nâu vàng trạng thái dẻo
cứng đến nửa cứng.
Sét pha màu nâu vàng trạng thái dẻo mềm.
Bùn sét pha lẫn hữu cơ, đôi chỗ xem kẹp sét
pha màu xám đen.
Cát pha màu xám nâu, xám vàng, trạng thái
dẻo.
Cát hại thô màu xám đen, trạng thái chặt vừa
đến chặt.
Sạn sỏi lẫn cát hạt thô màu nâu vàng, trạng
thái rất chặt.

Cuội sỏi, lẫn cát hạt thô, màu xám xanh, nâu
vàng, trạng thái rất chặt.
(Nguồn: Thuyết minh chi tiết của dự án)

Nhìn chung, địa tầng khu vực khảo sát gồm nhiều lớp biến đổi khá phức tạp, các
lớp có khả năng chịu tải biến đổi từ yếu đến tốt đối với công trình.
Đặc biệt lưu ý trong quá trình thi công móng tránh không để nước mặt, nước
mưa, nước mạch ngang chảy vào hố móng làm suy yếu, biến dạng nền công trình.
Với tải trọng và quy mô công trình, kiến nghị sử dụng phương pháp móng cọc.
Mũi cọc cần được đặt vào lớp 8.

17


2.1.2. Điều kiện khí hậu, khí tượng
Quận Ba Đình – Hà Nội nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, mang đặc
thù của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa Đông lạnh, mùa Hè nóng ẩm mưa nhiều.
- Mùa xuân từ tháng 2,3,4 khí hậu mát, kèm theo mưa phùn, mưa rào từ giữa
mùa.
- Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7, có đặc điểm mưa rào nhiều, nhiệt độ cao.
Hướng gió chủ đạo là Đông Nam.
- Mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10, mưa không to, độ ẩm thấp.
- Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 1, khí hậu lạnh có mưa phùn và mây mù.
Hướng gió chủ đạo là Đông Bắc.
Thành phố Hà Nội nằm ở 21 0 vĩ Bắc trong vùng bị ảnh hưởng của khí hậu gió
mùa. Trong thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 10 thịnh hành có gió Đông Nam từ biển thổi
vào và thường có mưa rào, tổng lượng mưa thời kỳ này chiếm tới 70% lượng mưa
hàng năm.
* Một số đặc trưng của khí hậu Hà Nội
- Số ngày có mưa trung bình trong năm : 142,2 ngày

- Số ngày có sương mù trong năm

: 11,7 ngày

- Tổng số giờ nắng trong năm

: 1,646 giờ

- Nhiệt độ không khí trung bình

: 23,50 C

- Nhiệt độ không khí cao nhất

: 40,40 C(năm 1949)

- Nhiệt độ không khí thấp nhất

: 2,70 C(năm 1955)

- Độ ẩm tương đối trung bình

: 84 %

- Lượng mưa trung bình năm

: 1.667 mm

- Tốc độ gió trung bình


: 2,6 m/s

- Nhiệt lượng trung bình tháng của bức xạ mặt trời lên mặt phẳng ngang
(KCal/m2) 120 - 1313 (theo các tháng trong năm).
Đặc trưng các yếu tố khí tượng thống kê được tại quận Ba Đình – Hà Nội, liên
quan đến sự phát tán ô nhiễm được trình bày chi tiết như sau:
a) Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô
nhiễm trong không khí. Nhiệt độ không khí càng cao thì tốc độ lan truyền và chuyển
hóa các chất ô nhiễm trong môi trường không khí càng lớn.
Nhiệt độ không khí trung bình đo được tại Trạm khí tượng thủy văn Láng được
trình bày trong bảng sau:
18


Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình trong các tháng và năm(Đơn vị: 0C)
TT

Các tháng

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1


Tháng 1

16,9

15,2

16,0

18,1

2

Tháng 2

21,9

13,8

22,5

20,9

3

Tháng 3

20,0

21,4


20,9

21,9

4

Tháng 4

23,4

24,7

24,7

23,5

5

Tháng 5

27,3

27,5

27,1

28,7

6


Tháng 6

30,2

28,6

30,3

30,9

7

Tháng 7

30,4

29,4

29,5

30,7

8

Tháng 8

29,2

29,0


29,9

28,6

9

Tháng 9

27,2

28,3

29,1

28,7

10

Tháng 10

25,8

26,5

26,8

25,7

11


Tháng 11

21,4

21,4

21,9

22,1

12

Tháng 12

20,4

18,4

19,9

19,4

13

Cả năm

24,5

23,7


24,9

24,9

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010 – Cục Thống kê thành phố
Hà Nội – tháng 5 – 2011)
b) Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí càng lớn tạo điều kiện vi sinh vật từ mặt đất phát tán vào không
khí nhanh chóng, lan truyền trong không khí và chuyển hóa các chất ô nhiễm không
khí gây ô nhiễm môi trường. Độ ẩm tương đối trung bình đo được tại Trạm khí tượng
thủy văn Láng được trình bày trong bảng sau:

19


Bảng 2.3. Độ ẩm tương đối trung bình trong các tháng và năm(Đơn vị: %)

TT

Các tháng

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1


Tháng 1

69

80

72

81

2

Tháng 2

81

72

84

80

3

Tháng 3

88

82


82

78

4

Tháng 4

79

84

82

85

5

Tháng 5

75

79

81

81

6


Tháng 6

77

81

74

74

7

Tháng 7

78

79

79

74

8

Tháng 8

81

83


78

82

9

Tháng 9

81

80

76

79

10

Tháng 10

77

80

75

70

11


Tháng 11

67

76

66

71

12

Tháng 12

77

75

74

77

13

Cả năm

77

79


77

78

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010 – Cục Thống kê thành phố
Hà Nội – tháng 5 – 2011)

20


c) Lượng mưa
Lượng mưa trung bình đo được ở Trạm khí tượng thủy văn Láng được thể hiện
trong bảng sau:
Bảng 2.4. Lượng mưa trong các tháng và năm (Đơn vị: mm)
TT

Các tháng

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1

Tháng 1


3,00

26,6

4,9

80,9

2

Tháng 2

25,0

13,9

8,0

8,1

3

Tháng 3

29,4

20,2

49,1


5,8

4

Tháng 4

97,5

121,6

74,3

55,6

5

Tháng 5

118,1

184,0

229,0

149,7

6

Tháng 6


210,9

234,3

242,4

175,4

7

Tháng 7

286,3

423,5

550,5

280,4

8

Tháng 8

330,4

304,5

215,7


274,4

9

Tháng 9

388,3

199,4

154,6

171,8

10

Tháng 10

145,0

469,0

78,8

24,9

11

Tháng 11


4,8

258,7

1,2

0,6

12

Tháng 12

20,6

11,4

3,6

11,6

13

Cả năm

1.659,3

2.267,1

1.612,1


1.239,2

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010 – Cục Thống kê thành phố
Hà Nội – tháng 5 – 2011)
d) Tốc độ gió và hướng gió
Gió là yếu tố khí tượng cơ bản nhất có ảnh hưởng đến sự lan truyền chất ô nhiễm
trong không khí và xáo trộn chất ô nhiễm. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm lan tỏa
càng xa nguồn ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí
sạch.
Ngược lại tốc độ gió càng nhỏ hoặc không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao trùm
xuống mặt đất tại chân các nguồn thải làm cho nồng độ chất gây ô nhiễm trong không
khí xung quanh tại nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất. Hướng gió thay đổi làm cho mức
độ ô nhiễm và khu vực bị ô nhiễm cũng biến đổi theo. Tốc độ gió trung bình tại Hà
Nội được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.5. Tốc độ gió trung bình các tháng tại Hà Nội (Đơn vị: m/s)
Tốc độ gió trung bình tại Hà Nội
21


Khu vực

1

2

3

4


5

6

7

8

9

10

11

12

Hà Nội

2,5

2,8

2,7

2,8

3,1

2,7


3,2

2,2

1,9

2,0

2,2

2,2

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010 – Cục Thống kê thành phố Hà Nội –
tháng 5 – 2011)
e) Nắng và bức xạ
Giờ nắng đo được tại Trạm khí tượng thủy văn Láng trong bảng sau:
Bảng 2.6. Giờ nắng trong các tháng và năm(Đơn vị: giờ)
TT

Các tháng

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1


Tháng 1

67,9

59,1

103,9

32,8

2

Tháng 2

71,8

26,3

74,7

93,6

3

Tháng 3

23,9

67,6


90,9

50,7

4

Tháng 4

87,2

73,0

84,5

48,3

5

Tháng 5

145,8

137,7

143,1

130,8

6


Tháng 6

217,7

115,2

160,8

159,2

7

Tháng 7

203,2

150,1

142,5

180,1

8

Tháng 8

106,0

123,5


171,6

120,8

9

Tháng 9

128,7

123,0

132,1

145,0

10

Tháng 10

106,1

83,3

122,1

102,3

11


Tháng 11

178,9

145,2

135,4

103,1

12

Tháng 12

57,5

111,0

77,1

78,6

13

Cả năm

1.444,7

1.215


1.398,7

1.245,3

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010 – Cục Thống kê thành phố
Hà Nội – tháng 5 – 2011)

22


2.1.3. Điều kiện thuỷ văn
Tại thời điểm khảo sát khu vực dự kiến xây dựng tồn tại hai loại nước:
-

Nước mặt với nguồn cung cấp là nước mưa từ các khu vực xung quanh đổ về.

-

Nước dưới đất có chủ yếu trong lớp đất hạt rời.

-

Tại thời điểm khảo sát, là mùa mưa nên mực nước dưới đất đo được trong các hố
khoan dao động trong khoảng ở độ sâu 0.4m so với miệng hố khoan.
2.1.4. . Động đất và áp lực gió
Theo QCVN 02:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về số liệu điều kiện tự
nhiên dùng trong xây dựng thì khu vực xây dựng Dự án nằm trong vùng áp lực gió
III.B với áp lực gió là W 0 = 125 daN/m2 và nằm ở vùng chấn động cấp 6 (MSK) với
tần suất lặp lại B1 ≥ 0,005 (chu kỳ T1 ≤ 200 năm, xác suất xuất hiện chấn động P ≥

0,1 trong khoảng thời gian 20 năm).
Khi triển khai thiết kế công trình cao tầng phức tạp, yếu tố “động đất” và “áp
lực gió” luôn đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến sự an toàn, tuổi thọ của công
trình, đặc biệt là các công trình cao tầng như Toà nhà cao tầng để kinh doanh tại ngõ
29 Láng Hạ.
2.1.5.Hệ sinh thái khu vực dự án
a) Hệ thực vật
Khu vực Dự án có những đặc điểm đặc trưng cho một vùng phát triển đô thị điển
hình. Thảm thực vật khu vực chủ yếu là thảm cây trồng nhân tạo, có diện tích phủ bé
và đa dạng. Loại thực vật chủ yếu là cây xanh đường phố, công viên và vườn hoa. Đây
là các loài cây mới trồng trên hè đường có đường kính nhỏ hơn 15 cm, các thảm cỏ và
hoa trồng trên các dải phân cách giữa đường. Như vậy, hệ thực vật khu vực dự án
nhìn chung là nghèo nàn, mang nét đặc trưng của thực vật khu vực đô thị.
b) Hệ động vật
Do sự nghèo nàn về thảm thực vật, nên hệ động vật khu vực dự án cũng rất
nghèo, bao gồm một số loài chim di cư sống trên các cây trồng đường phố, một vài
loài côn trùng sống cùng với các cây cỏ dại mọc ven đường hoặc ở dải phân cách giữa
đường.
Trong phạm vi bán kính 300 m kể từ địa điểm xây dựng Toà nhà không có lưu
vực nước mặt đáng kể, do vậy hệ thực vật nước và động vật thuỷ sinh không có ý
nghĩa ảnh hưởng trong báo cáo ĐTM.

23


2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý
2.1.4.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
Những nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực bao gồm:
- Bụi và các chất khí độc sinh ra từ các phương tiện GTVT hoạt động trên đường
Láng Hạ và ngõ 29 Láng Hạ.

- Bụi và các chất khí độc sinh ra từ hoạt động của Công ty, tuy nhiên không đáng
kể do toàn bộ công ty hiện nay là đất trống và khu văn phòng.
- Bụi và khí độc từ các hoạt động khác: sinh hoạt dân cư,…
2.1.4.2. Hiện trạng tiếng ồn
Các nguồn gây ồn chính ở khu vực Dự án chủ yếu bao gồm các nguồn sau:
- Hoạt động của các phương tiện GTVT trên tuyến đường Láng Hạ và ngõ 29
Láng Hạ.
- Các hoạt động khác: Hoạt động của công ty và dân cư.
Trong các nguồn gây tiếng ồn trên thì đáng kể là tiếng ồn từ các phương tiện
GTVT hoạt động trên đường Láng Hạ và ngõ 29 Láng Hạ.
2.1.4.3. Hiện trạng chất lượng môi trường nước
Các nguồn nước chủ yếu trong khu vực
- Trong khu vực Dự án không có nguồn nước mặt nào đáng kể. Nước mưa được
thu gom tại các hệ thống thoát nước chung.
- Nước ngầm trong khu vực Dự án xuất hiện ở trong các lỗ khoan khảo sát địa
chất công trình. Mực nước dưới đất nông, cách mặt đất khoảng 0,8 m, mực nước này
tồn tại chủ yếu do nước mặt thấm gỉ trong lớp đất đắp với lưu lượng nhỏ và chịu ảnh
hưởng trực tiếp bởi nước mưa và nước sinh hoạt. Tài liệu địa chất thuỷ văn vùng cho
thấy, mực nước ngầm nằm khá sâu so với mặt đất tự nhiên, khoảng 18 đến 20 m và có
tính xâm thực yếu.
2.1.4.4.Nhận xét về tính nhạy cảm môi trường và đánh giá sơ bộ về sức chịu tải của
môi trường
Sức chịu tải của môi trường tại khu vực Dự án được đánh giá là không cao,
xung quanh các tuyến đường giao thông đã có hiện tượng ô nhiễm bụi và tiếng ồn.
Vấn đề cần môi trường quan tâm của quận Ba Đình hiện nay là “ô nhiễm không khí”.
Do vậy, nhiệm vụ xử lý ô nhiễm môi trường của bất cứ nguồn thải nào từ Dự án là
quan trọng và cần thiết.
Nguồn tiếp nhận nước thải từ Dự án là hệ thống thoát chung của quận Ba Đình
(nước mưa và nước thải được thu gom chung) và cuối cùng đổ ra mương Thành Công.
Hiện nay, chất lượng mương đã bị ô nhiễm nặng và đang là tâm điểm quan tâm của cả

cộng đồng xã hội.
24


2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội quận Ba Đình
Quận Ba Đình có sẵn những lợi thế để phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật được kế
thừa từ thời thực dân Pháp, hạ tầng xã hội mà nền tảng là cộng đồng dân cư đã lâu đời.
Quận Ba Đình có điều kiện thuận lợi tiếp cận các thông tin kinh tế, văn hoá, xã hội,
các tiến bộ khoa học kỹ thuật, có thể tạo thành một thể thống nhất gắn kết chặt chẽ về
hệ thống hạ tầng chung và các mối quan hệ kinh tế thương mại, dịch vụ, văn hoá, xã
hội.
Quận Ba Đình, những năm qua, đã đề ra nhiều giải pháp thúc đẩy tiến trình đô thị
hóa, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có nhiệm vụ huy động và thu hút
nguồn vốn đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng cơ bản,... Một
trong những mục tiêu quan trọng của quận trong giai đoạn hiện nay là đầu tư cải tạo,
xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chuẩn đô thị loại 1. Đây cũng là giải pháp
để quận cải thiện môi trường sống của nhân dân, tăng tính hấp dẫn về thu hút đầu tư,
phát triển kinh tế, xã hội.
2.2.2. Điều kiện kinh tế phường Thành Công
2.2.2.1. Về tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ
Hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân đến hết 31/11/2008 có tổng số: 1218 thành viên.
Tổng nguồn vốn đến 30/11/2010: 76.087.000.000 đồng.
Trong đó:
- Vốn điều lệ

:

- Vốn huy động


: 72.811.000.000 đồng.

- Chênh lệch thu - chi :
- Vốn khác

835.000.000 đồng

847.000.000 đồng
: 1. 593.000.000 đồng

Về sử dụng vốn
- Doanh số cho vay 625 món : 51.577.000.000 đồng.
- Doanh số thu nợ 1.314 món

: 41.303.000.000 đồng.

- Dự nợ đến 31/11/2008 là 324 món: 31.836.000.000 đồng.
Quỹ tín dụng hoạt động ổn định, thu gốc đến hẹn, lãi đến kỳ đạt 100%, không có
nợ quá hạn, nợ khó đòi, đảm bảo an toàn vốn quỹ, góp phần chuyển dịch thúc đẩy nền
kinh tế phát triển, ổn định.

25


×