Tải bản đầy đủ (.doc) (361 trang)

13 biên niên lịch sử việt nam 1919 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 361 trang )

1919
1 tháng Giêng
1919
Quan báo bằng chữ Quốc ngữ ra số đầu tiên tại Hà Nội.
Đây là tờ công báo ra hàng tháng do Phủ Thống sứ xuất bản bằng chữ Quốc ngữ để
cung cấp cho các công sở, quan lại và bộ máy tổng lý ở Bắc Kỳ. Quan báo đăng tải
các công văn của Phủ Toàn quyền, Thống sứ và Nam triều có liên quan đến Bắc
Kỳ. Việc biên soạn tờ báo do Phủ Thống sứ tổ chức và ngân sách Bắc Kỳ đài thọ.
4 tháng Giêng
1919
Thành lập Công ty vô danh xây dựng - cơ khí (Société anonyme de Construction
Mécaniques).
Công ty có số vốn nguyên thủy 500.000 đồng, 1927: 650.000 đồng, 1942: 850.000
đồng, đặt trụ sở tại Hải Phòng với một nhà máy cơ khí sửa chữa, sử dụng 575 công
nhân (năm 1925). Công ty sản xuất được các loại sà lan 150 tấn, tham gia nhiều
công trình xây dựng như nhà máy nước, cầu cống, ụ nổi (dock flottant) 2.000 tấn.
5 tháng Giêng
1919
Thành lập Công ty sản xuất chất nổ của Pháp ở Viễn Đông (Compagnie franÇaise
d'Explosifs en Êxtrême - Orient).
Công ty chuyên sản xuất các loại chất nổ phục vụ công nghệ và quân sự, với sản
lượng thiết kế (nhà máy đóng tại Phúc Xá, Hà Đông) là 150 tấn/năm; có số vốn
nguyên thủy 225.000 frăng.
15 tháng Giêng
1919
Khánh thành Nhà thương chữa mắt Hà Nội
Toàn quyền Đông Dương Anbe Xarô (Albert Sarraut) chủ toạ lễ khánh thành một
bệnh viện chuyên khoa mắt đầu tiên ở Đông Dương.
19 tháng Giêng
1919
Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định quy định việc sử dụng thuật ngữ khi dịch


sang chữ Hán và chữ Quốc ngữ khái niệm “Indochine”.
Để tránh hiểu lầm thuật ngữ “Đông Dương” để chỉ xứ Indochine, thuộc địa của
Pháp với cách gọi vùng biển Đông Dương của nước Nhật, văn bản này quy định từ
nay, mọi công văn hành chính cũng như thương mại với nước ngoài, khi dịch chữ
Quốc ngữ hoặc chữ Hán thì phải viết là Đông Pháp ( ) để gọi về xứ Đông Dương
thuộc Pháp (Indochine FranÇaise, tuy nhiên để tiện trình bày, chúng tôi vẫn sử
dụng trong sách này thuật ngữ “Đông Dương”.
22 tháng Giêng
1919
Thành lập Công ty kỹ nghệ Trung – Bắc Kỳ (Société Industrielle de l’Annam –
Tonkin).
Công ty chuyên sản xuất các loại khuy bằng vỏ trai khai thác chủ yếu tại vùng biển
Trung Kỳ và trai nước ngọt vùng Đáp Cầu (Bắc Ninh) ; có số vốn 150.000 đồng
với một nhà máy sản xuất khuy ở Hà Nội, sử dụng 650 công nhân, sản lượng
360.000 tá khuy/năm (số liệu năm 1925).


Tháng Giêng
1919
Thành lập Hãng AVIAT (Entreprise Générale de Travaux A.Aviat).
Trụ sở đặt tại Hà Nội, chuyên thực hiện việc xây cất các công trình lớn (như mở
rộng Nhà Bưu điện Trung ương, Phủ toàn quyền Đông Dương, Nhà Ngân hàng
Đông Dương...) sử dụng thường xuyên từ 500 đến 1.000 nam công nhân và từ 200
đến 400 nữ công nhân. Từ ngày 1-5-1919, Hãng thành lập một Xưởng sửa chữa và
bảo dưỡng ô tô (Garage AVIAT) sử dụng từ 100 đến 120 công nhân. Chính tại đây
đã nổ ra cuộc bãi công nổi tiếng trong lịch sử phong trào công nhân Việt Nam vào
ngày 28-5-1929.
*Xem: 28-5-1929.
5 tháng Hai
1919

Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định cho phép lập Hội Khai trí tiến đức.
Nhằm tạo ra một tầng lớp “thượng lưu bản xứ” phục vụ chính sách cai trị có tính
chất mị dân, đáp ứng cho công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp thông qua
một số trí thức, quan lại đã vận động thành lập Hội Khai trí tiến đức (Association
pour la Formation Intellec tuelle et Morale des Annamite- gọi tắt là AFIMA). Dưới
danh nghĩa một tổ chức văn hoá, Hội Khai trí tiến đức thu hút số đông các quan lại
trong bộ máy Nam triều, công chức trong bộ máy chính quyền thực dân, giới tư
sản, địa chủ và tầng lớp trí thức nhằm mục đích: “Dùng các cách chánh đáng và
do chính phủ kiêm đốc truyền bá trong quốc dân An Nam học thuật và tư tưởng
của Đại Pháp, khuyến khích người dân làm việc đạo đức cùng là bảo trì cho quyền
lợi người Pháp, người Nam trong trường kinh tế” (Điểm 1 của điều lệ hội) (1) “gây
mối liên lạc giữa các bậc thượng lưu Tây – Nam, dung hoà hai cái văn hoá Đông –
Tây và cử động cho chủ nghĩa Pháp – Việt đề huề”(Nam phong, số 206).
------------------Chú Thich 1. Xtv: Điều lệ Hội: Nam Phong, số 10 (1-1919), tr. 161-164.
Chánh mật thám Macty (Louis Marty) được bầu làm Chủ tịch Hội. Hội đồng quản
trị gồm các nhân vật như: Hoàng Trọng Phu, Thân Trọng Huề, Phạm Quỳnh...
Ngày 27-4, Hội Khai trí tiến đức ra mắt tại Văn Miếu với sự chủ toạ của Toàn
quyền Đông Dương. Xarô đã nói rõ mưu đồ chính trị của chính quyền thực dân
trong việc cho thành lập tổ chức này là: “Trong một nước, thế nào cũng phải có
một bọn thượng lưu. Tôi thành tâm muốn cho bọn thượng lưu An Nam càng ngày
càng được rộng quyền mà giúp chúng tôi trong mọi việc” (Diễn văn trước khi rời
Đông Dương, 5-1919). Trong hơn một phần tư thế kỷ tồn tại, nó thực sự là một
công cụ thống trị và nô dịch văn hoá của thực dân. Thông qua tổ chức này và cơ
quan ngôn luận của nó (tờ Nam phong), chính quyền thực dân cố tạo ra một tầng
lớp “thượng lưu” và một thứ “chủ nghĩa quốc gia” phù hợp với chính sách thống trị
và khai thác thuộc địa nhằm đối phó với phong trào cách mạng của nhân dân Việt
Nam đang phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau ngày Cách mạng tháng
tám (1945) thành công, Hội Khai trí tiến đức đã bị Nhà nước cách mạng ra lệnh
giải tán bằng một sắc lệnh ngày 24-9-1945.



14 tháng Hai
1919
Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp ra quyết định tăng cường cho nghành hàng không
Đông Dương.
Quyết định này được bổ sung bằng Nghị định ngày 11-5-1919 của Toàn quyền
Đông Dương nhằm kiện toàn bộ máy tổ chức chỉ huy các lực lượng của ngành
hàng không dân sự cũng như quân sự, đổi tên Sở Hàng không dân sự Đông Dương
(Service Civil de l’Aviation) thành Sở Hàng không Đông Dương (Service de l’
Aéronautique Indochinoise), tăng cường kỹ thuật cho 2 phi đoàn (escadrilles) đã
được thành lập. Phi đoàn gồm 1 căn cứ sân bay Bạch Mai (Hà Nội) và căn cứ thuỷ
phi cơ ở Hải Phòng. Phi đoàn 2 ở Nam Kỳ gồm căn cứ sân bay Phú Thọ (Sài Gòn)
và căn cứ thuỷ phi cơ Nhà Bè.
Một số mốc lịch sử phát triển ngành hàng không ở Đông Dương:
- Tết năm 1791, Giám mục Pinhô đờ Bêhen (Pigneau de Béhaine) cho thả quả
khinh khí cầu (montgolfière) đầu tiên trên bầu trời Sài Gòn để gây thanh thế cho
Nguyễn Ánh.
- Năm 1793, trong trận công hãm quân Tây Sơn ở thành Quy Nhơn, viên sĩ quan
pháo binh Pháp Puymanen (Olivier de Puymanel) gợi ý giúp Nguyễn Ánh sử dụng
một quả khinh khí cầu để từ cao ném chất cháy vào trong thành quân Tây Sơn.
- Ngày 12-4-1884, trong trận đánh chiếm thành Hưng Hoá, đại uý Arông (Aron) đã
dùng quả kinh khí cầu “Viêcgi” (Virgie) bay ở độ cao 300m làm đài quan sát
hướng dẫn cho pháo binh bắn phá đối phương.
- 10 giờ 30 sáng ngày 10-12-1910, lần đầu tiên một chiếc máy bay xuất hiện trên
bầu trời Việt Nam. Viên phi công Van Đen Booc (Van Den Borg) đã hạ cánh
xuống Sài Gòn trên một phi cơ kiểu Farman. Sau sự kiện này, năm 1911, Toàn
quyền Đông Dương đã cử một phái viên về Pháp nghiên cứu việc đưa ngành hàng
không phục vụ các nhu cầu của thuộc địa.
- Năm 1913, một phi công người Nga là Cumenxki (Koumensky) đã sử dụng
trường đua ngựa Hà Nội để hạ cánh chiếc máy bay đầu tiên xuống Bắc Kỳ. Sau đó

thực dân đã sử dụng những chiếc máy bay do các phi công nghiệp dư (amateur)
vào các chuyến bay dọc biên giới Việt-Trung để thị uy sức mạnh của Pháp ở Đông
Dương với nhà cầm quyền Trung Quốc. Cũng từ năm 1913, Toàn quyền Đông
Dương Xarô đã có ý sử dụng ngành hàng không vào những mục đích quân sự,
nhưng phải đến năm 1916, ý định này mới được thực hiện bằng việc cử viên phi
công chuyên nghiệp Uyntơrơbe (Wintrebert) nghiên cứu đề án xây dựng ngành
hàng không quân sự ở Đông Dương.
- Ngày 13-1-1917, sân bay đầu tiên được xây dựng ở Vị Thuỷ.
- Ngày 9-7-1917, những chiếc máy bay quân sự đầu tiên được chở bằng tàu biển
“Mênam” cập bến cảng Hải Phòng.
- Ngày 13-7-1917, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập Sở Hàng
không Đông Dương (Service de l’ Aviation) với một “phi đoàn thử nghiệm”
(escadrille d’ études) đầu tiên được trang bị những máy bay kiểu “Voisin” có động
cơ 150 sức ngựa.
- Từ ngày 25 đến 30-9-1917, lần đầu tiên những chiếc máy bay này, theo yêu cầu
của Đại tá Becgiê (Berger) chỉ huy quân Pháp ở Thái Nguyên, tham gia phối hợp


với lực lượng bộ binh hành quân đàn áp những binh lính Việt Nam nổi dậy ở Thái
Nguyên. Nhưng do những máy bay này quá cũ nên phải bỏ dở cuộc hành quân trở
về căn cứ.
- Ngày 6-4-1918, Toàn quyền Đông Dương thành lập Sở Hàng không dân sự.
- Tháng 7-1918, căn cứ phi đoàn được chuyển từ Vị Thuỷ về Thái Hà ấp (ngoại vi
Hà Nội) và sau đó được xây dựng thành sân bay Bạch Mai.
- Ngày 30-1-1919, những chiếc máy bay kiểu mới, nhãn hiệu “Bréguet” được trang
bị cho Đông Dương lần đầu tiên bay biểu diễn trên bầu trời Hà Nội.
- Ngày 7-2-1919, lần đầu tiên thực hiện việc chụp ảnh từ trên máy bay và công
việc này từ đó trở thành một nhiệm vụ quan trọng của ngành hàng không nhằm
phục vụ công tác điều tra, lập bản đồ khai thác thuộc địa.
- Ngày 25-9-1919, nhân dịp Hội đồng Tư vấn Trung Kỳ họp ở Huế, thực dân Pháp

cho hai máy bay vào miền Trung để biểu diễn sức mạnh của “Nhà nước bảo hộ”,
nhưng một trong hai chiếc đã gặp nạn và rơi xuống sông Cả. Đó cũng là tai nạn
hàng không đầu tiên được ghi nhận ở Đông Dương.
- Ngày 20-11-1919, thực hiện chuyến bay đầu tiên bằng thuỷ phi cơ (hydravion)...
* Xem ; 6-4-1918, 16-2-1930; 2-12-1937, 5-8-1940.
4 tháng Ba
1919
Thành lập Công ty mỏ và luyện kim Đông Dương (Compagnie Minière et
Métallurgique de l’Indochine).
Công ty vô danh có số vốn nguyên thuỷ 1,6 triệu frăng, 1921: 16 triệu frăng. Khai
thác các mỏ kẽm, chì, bạc ở Chợ Đồn (Bắc Cạn) và có một xưởng luyện kẽm ở
Quảng Yên (bắt đầu hoạt động từ năm 1922 với 6 lò kiểu Van Gulk, có công xuất
mỗi lò 3 tấn/ngày). Năm 1924, công ty sử dụng 704 công nhân và 1.873 người làm
công nhật. Sản lượng khai thác năm 1924 là 50.000 tấn quặng và sản xuất 72 tấn
kẽm, năm 1937: 10.618 tấn quặng và 4.204 tấn kim loại, năm 1941: 17.801 tấn
quặng và 6.251 tấn kim loại. Đây là một trong những cơ sở luyện kim lớn nhất
Đông Dương.
Tháng Ba
1919
Hoàng đệ Purachatra thăm Đông Dương.
Cuộc viếng thăm nhằm củng cố những kết quả của cuộc thương lượng ngoại giao
về vấn đề biên giới và quan hệ giữa Đông Dương và Xiêm được ký kết từ năm
1907, như Xarô đã nói trong buổi chiêu đãi ngày 24-3-1919 là “tăng cường sự
đồng tâm hiệp lực gây nên những công cuộc ích lợi cho việc giao hiếu giữa hai
nước”. Nhưng thực chất mục tiêu quan trọng là tăng cường sự câu kết đàn áp
phong trào cách mạng của nhân dân Đông Dương và nhân dân Xiêm, trong đó có
cộng đồng Việt kiều đang sinh sống và hoạt động yêu nước ở Xiêm.
*Xem: 14-4-1930.
Tháng Ba
1919

Quốc tế cộng sản thành lập.
Sự phản bội của Quốc tế II đòi hỏi giai cấp công nhân thế giới phải thành lập tổ
chức cách mạng của mình. Tháng 3-1919, tại Mátxcơva, Lênin và các tổ chức cách


mạng của giai cấp công nhân các nước trên thế giới đã thành lập Quốc tế III (Quốc
tế cộng sản). Sự ra đời của tổ chức cách mạng này đã mang lại cho sự nghiệp cách
mạng vô sản và giải phóng dân tộc trên thế giới sức mạnh chiến thắng với khẩu
hiệu “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức liên hiệp lại!”. Quốc tế Cộng
sản cũng đã trở thành hậu thuẫn vững chắc cho cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh
đạo trực tiếp của đảng của giai cấp vô sản Việt Nam mà Đảng Cộng sản Đông
Dương là một chi bộ của Quốc tế Cộng sản. Tháng 5-1943, Quốc tế Cộng sản
tuyên bố tự giải tán sau khi đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
*Xem: 15-5-1943.
1 tháng Tư
1919
Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định cho phép tờ Trung Bắc tân văn ra hàng
ngày – tờ nhật báo đầu tiên và duy nhất ở Bắc và Trung Kỳ.
Sau tờ Đông Dương tạp chí ngừng hoạt động, tờ Trung Bắc tân văn do nhóm
Snêiđơ (Schneider) (chủ nhiệm) và Nguyễn Văn Vĩnh (chủ bút), ra số 1 ngày 7-11915; lúc đầu ra hàng tuần vào ngày chủ nhật; từ tháng 10-1915 ra một tháng 2 kỳ
sau đó nâng lên 3 kỳ. Đây là tờ báo ra hàng ngày duy nhất phát hành rộng ở Bắc và
Trung Kỳ. Chính quyền thực dân khai thác tờ báo như một diễn đàn chính trị xã
hội phục vụ cho chế độ thuộc địa, nhưng nó cũng trở thành một diễn đàn quan
trọng thu hút nhiều cây bút nổi tiếng đương thời trên các lĩnh vực văn hoá. Tờ báo
tồn tại đến tháng 4-1941 mời đình bản (tổng cộng 7265 số, được coi là một trong
những tờ báo ra được nhiều số nhất). Sau khi Nguyễn Văn Vĩnh mất (5-1936),
người kế tục là Nguyễn Văn Luận và Phạm Huy Lục.
Cùng với Trung Bắc tân văn, sau đó ở Bắc Kỳ còn các tờ Thực nghiệp dân báo(x.
12-7-1920) và Khai hoá (x. 15-7-1921).
*xem: 1-9-1919.

18 tháng Tư(1)
1919
Tôn Đức Thắng tham gia cuộc binh biến của Hạm đội Pháp ở Hắc Hải.
Ngay sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, 14 nước đế quốc đã câu kết
với nhau tiến hành cuộc thập tự chinh tấn công nhà nước công nông đầu tiên trên
thế giới. Ngày 16-4-1919, một hạm đội Pháp gồm nhiều tàu chiến đã tiến vào Hắc
Hải chuẩn bị nổ súng tấn công thành phố Xêvatxtôpôn của nước Nga Xô viết.
Ngày 18-4, thuỷ thủ và binh lính trên chiến hạm Phơrăngxơ (France) tuyên bố
chống lệnh chiến đấu của chỉ huy và đưa ra khẩu hiệu “Không chiến tranh với
nước Nga! Quay trở về Tulông ! (cảng xuất phát của hạm đội). Tôn Đức Thắng khi
đó đang là một thuỷ thủ của chiến hạm đã tham gia phản chiến và được cử là người
kéo lá cờ đỏ biểu thị thái độ phản đối sự can thiệp đối với nước Nga Xô viết. Cho
đến ngày 20-4, cuộc binh biến lan rộng toàn hạm đội buộc chỉ huy phải điều hạm
đội trở về căn cứ(1). Việc Tôn Đức Thắng tham gia sự kiện này là một biểu hiện đẹp
đẽ của tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng
Nga(2).
----------


Chú thích 1. Theo sách La révolte la Mer Noire (Cuộc nổi dạy ở Hắc Hải) của
André Marty do Cục xuất bản của Đảng Cộng sản Pháp xuất bản năm 1929 thì
cuộc biểu tình này nổ ra lúc 8 giờ sáng 20-4-1919 trên hai chiến hạm France và
Jean Bart (Tạp chí Lịch sử Đảng số 6-1984, tr. 68-70).
1,2. Tôn Đức Thắng sinh ngày 20-8-1888 tại Mỹ Hòa Hưng, Bình Thạnh, Long
Xuyên (nay là An Giang). Năm 1906, ông lên Sài Gòn làm công nhân, năm 1912
tham gia lãnh đạo cuộc bãi công của học sinh Trường kỹ nghệ và xưởng Ba Son.
Cuối năm 1912, ông làm thủy thủ qua Pháp, bị động viên vào quân đội, tham gia
binh biến Hắc Hải nên bị thải hồi làm công nhân hãng xe Rơnôn (Renault). Năm
1920, ông về Sài Gòn tham gia lãnh đạo cuộc bãi công nổi tiếng ở Ba Son (x. 81925), tham gia tổ chức và lãnh đạo kỳ bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng
chí hội, sau vụ án Bácbiê (x.8-12-1928) ông bị đày ra Côn Đảo, cho tới Cách mạng

tháng Tám 1945 thành công, được đón trở về tiếp tục tham gia giữ nhiều trọng
trách của Đảng và Nhà nước. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời (1969), ông là
người kế tục chức Chủ tịch nước cho đến khi qua đời (30-8-1980). Đồng chí Tôn
Đức Thắng, người chiến sĩ kiên cường, mẫu mực, NXB Sự thật, H. 1962).
Ảnh: Tôn Đức Thắng (TonDucThang)
15 tháng Năm
1919
Khoa thi cuối cùng của nền thi cử truyền thống.
Ngày 28-12-1918, Khải Định ra dụ bãi bỏ khoa cử ở Trung Kỳ và qui định rằng
khoa thi cuối cùng sẽ được tổ chức vào năm 1919(1).
Ngày 1-4-1919, khoa thi Hội cuối cùng được tổ chức, ngày 28-4 công bố kết quả.
Ngày 15-5-1919 khoa thi Đình cuối cùng được tổ chức, với đề thi bàn về hai chữ
“Văn Minh” của Khải Định. Khoa thi cuối cùng này đã chọn được 7 ông Nghè
(Tiến sĩ) và 16 Phó bảng. Tuy nhiên theo Toà Khâm sứ thông báo thì những người
đỗ trong khoa thi này tuy vẫn còn giữ được những danh hiệu học vị cũ nhưng sẽ
không có giá trị trong việc bổ nhiệm vào quan trường. Với khoa thi này, nền khoa
cử truyền thống hoàn toàn kết thúc.
------------------Chú thich: 1. Từ khoa Canh Tuất, năm Duy Tân thứ tư (1910) thí sinh phải thi
thêm môn Quốc ngữ và có thể làm thêm môn thi Pháp văn (không bắt buộc). Theo
Quốc triều đăng khoa lục của Cao Xuân Dục, Sài Gòn, Trung tâm học liệu, 1974,
tr. 250, 270-276.
Danh sách các Tiến sĩ và Phó bảng cuối cùng của nền khoa cử cũ:
- 7 Đệ tam giáp đồng tiến sĩ: Nguyễn Phong Gi (Thanh Hoá), Trịnh Hữu Thăng
(Nam Định), Lê Văn Kỷ (Hà Tĩnh), Nguyễn Cao Tiêu (Thanh Hoá), Bùi Hữu Hưu
(Thừa Thiên), Vũ Khắc Triển (Quảng Bình) và Dương Thiệu Tường (Hà Đông).
- 16 Phó bảng: Nguyễn Xuân Đàm (Hà Tĩnh), Bùi Hữu Thứ (Thừa Thiên), Chu
Văn Quyền (Thừa Thiên), Mai Chiểu (Thanh Hoá), Phạm Đình Long (Quảng
Nam), Đặng Văn Oánh (Nghệ An), Trần Nguyên Trinh (Nghệ An), Lê Nguyên



Lượng (Quảng Trị), Nguyễn Hà Hoằng (Quảng Nam), Hà Văn Đại (Hà Tĩnh), Lê
Viết Tạo (Thanh Hoá), Nguyễn Tấn (Nghệ An), Nguyễn Ngọc Hoàng (Khánh
Hoà), Nguyễn Cư (Quảng Bình), Đặng Văn Hướng (Nghệ An), Hoàng Yên (Thừa
Thiên).
19 tháng Năm
1919
Chính phủ Pháp ra sắc lệnh thành lập Ban chỉ đạo hành chính tư pháp Đông
Dương (Direction de l’Administration Judiciaire).
Cơ quan trực thuộc Toàn quyền Đông Dương, lập ra để thay thế cho Ban chỉ đạo
các vấn đề tư pháp (Direction des Affaires Judiciaires, thành lập theo Nghị định
ngày 15-1-1918 và bãi bỏ ngày 16-8-1919). Đứng đầu cơ quan này là một quan
chức tư pháp cao cấp do Toàn quyền Đông Dương chỉ định. Cơ quan này chuyên
trách các vấn đề liên quan đến chế độ hành chính tư pháp ở Đông Dương và xuất
bản một tờ công báo chuyên ngành (Journal Judiciaire de l’Indochine).
30 tháng Năm
1919
Lễ “Hưng Quốc khánh niệm” lần đầu được tổ chức tại Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
Ngày 30-5-1919, theo âm lịch là ngày 2-5. Ngày này năm Nhâm Tuất (1802), Gia
Long làm lễ đăng quang. Khải Định ra dụ chọn ngày 2-5 âm lịch hàng năm làm
ngày “quốc hội” cho toàn xứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ, được coi là “Hưng Quốc khánh
niệm tiết”. Ngày 30-5-1919, lần đầu tiên ngày lễ này được tổ chức.
18 tháng Sáu
1919
Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam (Revendications du Peuple Annamite) ký tên
Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vecxay (Versailles) được công bố trên báo chí.
Nhân lúc các nước thắng trận triệu tập một cuộc hội nghị để chia lại thế giới sau
chiến tranh, họp tại Vecxay (ngoại vi thủ đô nước Pháp), một bản Yêu sách của
nhân dân Việt Nam được gửi tới đại biểu của một số nước tham dự hội nghị, đồng
thời được công bố trên các tờ báo L’ Humanité (Nhân đạo) và Journal du Peuple
(Nhật báo dân chúng) của Đảng Xã hội Pháp. Bản yêu sách được ký tên Nguyễn

Ái Quốc, thay mặt nhóm những người Việt Nam yêu nước(1).
-----------Chú thích: 1. Nhóm này gồm một số Việt kiều yêu nước sổng ở Pháp, hạt nhân là:
Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thế Truyền,
Nguyễn An Ninh.
Nội dung yêu sách gồm 8 điểm yêu cầu chính phủ Pháp: Ân xá chính trị phạm –
Cải cách pháp lý – Tự do báo chí và tư tưởng – Tự do lập hội và hội họp – Tự do
cư trú ở nước ngoài và xuất dương – Tự do học tập và mở mang trường học –
Thay đổi chế độ sắc lệnh bằng đạo luật – Có đại diện người bản xứ trong nghị
viện Pháp(1)
Nhận xét về văn kiện này, Bộ Nội vụ Pháp khẳng định : “Qua cuộc điều tra về sự
tuyên truyền trong các giới Việt Nam ở Pari ủng hộ bản Yêu sách của nhân dân


Việt Nam có thể rút ra kết luận rằng hiện nay linh hồn của phong trào đó chính là
Nguyễn Ái Quốc”(2).
-------------------Chú thích: 1. Xtv: (bản tiếng Việt) Hồ Chí Minh, Toàn tập. Tập I, NXB Sự thật,
Hà Nội, 1980, tr. 480-482.
Chú thích: 2. Hồng Hà – Thời thanh niên của Bác Hồ. NXB Thanh niên, Hà Nội,
1976, tr. 80.
Sự kiện này gây ra một tiếng vang lớn, là dấu hiệu của một bước chuyển biến lịch
sử của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam từ nay gắn liền với tên tuổi
Nguyễn Ái Quốc.
Ảnh: Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam do Nguyễn A'i Quốc gửi đến Hội nghị
Versailles (TLI002251)
Khoảng tháng Sáu
1919
(Âm lịch: Tháng Năm, Kỷ Mùi).
Phan Bội Châu gặp phái viên của Toàn quyền Đông Dương tại Hàng Châu.
Sau những phút bi quan và thối chí dẫn đến việc viết Pháp – Việt đề huề chính
kiến thư gửi Toàn quyền Đông Dương Xarô, Phan Bội Châu tìm cách về nước hoạt

động.
Tháng Năm (âm lịch), Toàn quyền Đông Dương Xarô cử phái viên sang Hàng
Châu (Trung Quốc) dụ dỗ Phan Bội Châu tuyên bố thủ tiêu ý chí hoạt động cách
mạng và cộng tác với chính quyền thuộc địa. Cuộc gặp gỡ này đã giúp Phan Bội
Châu nhận rõ bản chất của kẻ thù và sai lầm trong ảo tưởng “đề huề” với giặc, để
từ đó ông lại tiếp tục tìm kiếm con đường hoạt động cứu nước dưới những ảnh
hưởng của biến động cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam.
*Xem: 23-6-1924.
20 tháng Sáu
1919
Cuộc nổi dậy của binh lính ở Bình Liêu chấm dứt.
Bình Liêu là một đồn lính nằm án ngữ con đường từ Tiên Yên (Móng Cái) qua
Quảng Đông (Trung Quốc). Binh lính đóng ở đây gồm người Việt, người Hán, một
số dân tộc ít người và Hoa kiều. Từ ngày 14-11-1918, tại đây đã bùng nổ một cuộc
binh biến chống lại sĩ quan Pháp. Cuộc nổi dậy lan rộng ra khắp vùng Đông Bắc,
thu hút nhiều binh lính và nhân dân địa phương tham gia. Lực lượng nổi dậy hoạt
động ở vùng ven biên giới và thường rút sang đất Trung Quốc để tránh sự đàn áp
của thực dân Pháp. Mặc dầu đưa ra mục tiêu chống thực dân Pháp và có lúc lấy
danh nghĩa của vua Thành Thái (đã bị Pháp truất ngôi), nhưng đằng sau sự kiện
này còn có sự khuyến khích và tài trợ của các thế lực quân phiệt ở Lưỡng Quảng
(Trung Quốc), cũng như của đế quốc Đức lúc này đang đối địch với Pháp trong
cuộc chiến ở châu Âu. Các lực lượng nổi dậy tiếp tục hoạt động cho tới giữa năm
1919 thì tàn lụi. Sau khi bị tổn thất nặng nề, những người nổi dậy đã tìm cách rút
lực lượng sang bên kia biên giới. Những cuộc giao tranh lẻ tẻ cuối cùng với quân


Pháp được ghi nhận vào ngày 20-6-1919 và cuộc Khởi nghĩa Bình Liêu hoàn toàn
chấm dứt. Cuộc nổi dậy này một mặt phản ánh tinh thần chống áp bức của binh
lính nguỵ trong bộ máy quân đội thực dân ở Đông Dương, mặt khác, nó cũng phản
ánh mâu thuẫn giữa thực dân Pháp với mưu đồ của các thế lực quân phiệt Trung

Quốc được sự khuyến khích của đế quốc Đức đối với Đông Dương.
15 tháng Tám
1919
Thuỷ thủ tàu biển Sácno (Sharnhort) bãi công tại bến cảng Hải Phòng.
Sácno là một tàu biển nước ngoài đang được sửa chữa tại cảng Hải Phòng. Do giá
cả sinh hoạt cao, thuỷ thủ trên tàu bãi công đòi chủ tăng trợ cấp. Cuộc bãi công
bùng nổ và giành được thắng lợi đã có ảnh hưởng lớn đến ý thức đấu tranh của giai
cấp công nhân Việt Nam. Trong Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc
cho biết cuộc bãi công này còn có mục đích chống lại việc Pháp đưa lính tập Việt
Nam sang đàn áp nhân dân Xyri(1). và tờ Công luận (Opinion) xuất bản tại Sài Gòn
ngày 2-3-1920 đánh gía: “Từ cuộc bãi công của thuỷ thủ tàu Sácno ở Hải Phòng...
thì mỗi lần có tàu vào đậu ở hai bến cảng (Hải Phòng và Sài Gòn) đều có sự đấu
tranh sôi nổi của công nhân”.
---------Chú thích: 1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1 – NXB Sự thật, Hà Nội 1983, tr. 334.
30 tháng Tám
1919
Phong trào vận động “Tẩy chay Khách trú”.
Sự vươn lên của giai cấp tư sản Việt Nam nói chung, đặc biệt là ở Nam Kỳ sau
chiến tranh đã vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các thế lực thương nhân Hoa
kiều (Khách trú), nhất là trên lĩnh vực mua bán, xay xát lúa gạo. Tháng 8-1919,
nhân có vụ một số cửa hàng cà phê của Hoa kiều ở Sài Gòn tự ý tăng giá và có thái
độ miệt thị đối với khách người Việt đã làm bùng nổ và ngày càng lan rộng một
phong trào “Tẩy chay Khách trú” (còn gọi là đế chế Bắc hoá). Lúc đầu giới thương
nhân người Việt phản ứng lại bằng cách tự mở quán cà phè và hô hào người Việt
Nam không vào các quán của Hoa thương, sau đó phong trào lan rộng ra nhiều lĩnh
vực khác, hô hào không tiêu thụ hàng hoá của Hoa kiều, đồng thời đẩy mạnh các
hoạt động kinh tế của người Việt Nam.
Ngày 30-8-1919, tờ Tribune Indigène (Diễn đàn bản xứ) xuất bản ở Sài Gòn đăng
bức thư của một Hoa thương ký tên là Lý Thiên gửi các báo ở Nam Kỳ sỉ nhục
người Việt Nam và thách đố phong trào tẩy chay. Bức thư đã gây ra sự phẫn nộ dữ

dội. Phong trào “Tẩy chay Hoa thương” trở nên sôi động và lan rộng ra cả nước.
Cùng ngày, trong một cuộc diễn thuyết trước đông đảo cử toạ ở Sài Gòn, Nguyễn
Chánh Sắt chủ bút tờ Nông cổ mín đàm đã lên tiếng hô hào người Việt Nam hùn
vốn để thành lập một tổ chức kinh doanh gọi là An Nam thương cuộc công ty với
số vốn ban đầu khoảng 100.000 đồng, đầu tư vào việc xây dựng các kho tàng, mua
sắm các phương tiện vận tải, cơ sở xay xát.... để cạnh tranh với tư sản Hoa kiều
trong việc thu mua và xuất cảng lúa gạo trực tiếp với chính quyền hoặc với các
thương nhân nước ngoài mà xưa nay tư sản Hoa kiều lũng đoạn. Phong trào lan
rộng ra cả nước, đặc biệt là ở các thành phố tập trung đông Hoa kiều ở Bắc Kỳ như


Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định... Tác động phong trào một mặt tạo thành cuộc vận
động mở mang các hoạt động kinh tế, mặt khác kích thích một tinh thần dân tộc có
phần nào cực đoan. Lúc đầu, thái độ của chính quyền thực dân là lợi dụng để
hướng phong trào quần chúng vào những mục tiêu không có ảnh hưởng đến nền
thống trị thuộc địa. Nhưng đến cuối năm 1919, sợ phong trào vượt quá ý đồ của
giới cầm quyền, trong kỳ họp của Hội đồng Chính phủ Đông Dương, Quyền Toàn
quyền Đông Dương Môngghiô (Monguillot) đã đánh giá: “cuộc tranh thương với
người Khách thật ra là một việc bạo động khinh xuất”, sau đó đưa ra những biện
pháp ngăn cấm phong trào phát triển.
Phản ánh hiện tượng này ở Bắc Kỳ, tờ Nam phong (9-1919) đã mô tả: “Các tin tức
trong Nam Kỳ truyền ra ngoài Bắc, người Bắc Kỳ hưởng ứng, ở Hà Nội, Hải
Phòng, Nam Định cũng thi nhau tẩy chay. Nhất là ở Hà Nội, trong mấy ngày này,
những phố Hàng Buồm, Hàng Ngang là nơi Khách trú buôn bán nhiều, người ta đi
lại như nước chảy, ai nấy khuyên nhau không nên mua đồ hàng Khách, đừng nên
ăn ở các hàng cao lâu khách. Hiệu Khách trong mấy ngày phải đóng cửa buổi tối.
Thành phố bày ra một cảnh tượng rất mới lạ. Về sau, nhân có học sinh xung đột
với cảnh sát mà quan thành phố phải yết thị cấm không được tụ họp đông người ở
ngoài phố, sợ phương hại đến cuộc trị an... “Đánh giá ý nghĩa của sự kiện này, báo
cáo chính trị của Phủ Toàn quyền năm 1919 viết: “Phong trào tẩy chay xảy ra ở Sài

Gòn này tuy rằng quá trớn, nhưng cũng có ý nghĩa rằng tư tưởng đã đổi mới, mới
đây ít năm thì người Nam Kỳ chẳng những không thích mà còn sợ cái việc buôn
bán, bây giờ thì họ thấy thương mại là quan trọng cho họ và họ cần phải cố gắng
trên cái hướng này.... Những người chủ chốt trong vụ tẩy chay này (ở Bắc Kỳ) nói
chung là thuộc vào hạng thương gia giàu có, hạng thầu khoán lớn”.
*Xem: 7-9-1919, 20-8-1927.
1 tháng Chín
1919
“Học báo” ra số đầu tiên tại Hà Nội.
Học báo ra số 1 ngày 1-9-1919 do Trần Trọng Kim làm Chủ bút được sử dụng như
cơ quan hướng dẫn cho hệ thống giáo dục của thực dân Pháp ở Bắc Kỳ và Trung
Kỳ theo đường hướng của chính sách cải cách giáo dục được Toàn quyền Đông
Dương Xarô đưa ra từ năm 1918.
7 tháng Chín
1919
Lễ hạ thủy tàu “Bình Chuẩn” của Công ty Bạch Thái Bưởi tại Hải Phòng.
Tàu Bình Chuẩn là một tàu thủy chạy bằng hơi nước có trọng tải 600 tấn, chuyên
dùng để chạy tuyến đường ven biển từ Hải Phòng tới các tỉnh Trung Kỳ, do Xưởng
đóng tàu của Công ty Bạch Thái Bưởi tự đóng lấy (trước đó xưởng này đã đóng
được tàu trọng tải 100 tấn: tàu “Đinh Tiên Hoàng” (1914) ; 200 tấn: tàu “Gia
Long” (1916). Việc đóng tàu Bình Chuẩn dài 46m, rộng 7,2 m, cao 3,6m, động cơ
400 mã lực, đương thời là một sự kiện có tiếng vang rất lớn, được coi như biểu
tượng của “phong trào chấn hưng thương trường” của giới tư sản Việt Nam, tiếp
sau vụ “đế chế Bắc hoá”. Vào thời gian đó, hoạt động của Công ty Bạch Thái Bưởi
và doanh nghiệp của nó phản ánh tiềm lực của giai cấp tư sản Việt Nam mới hình
thành sau chiến tranh và đang cố vươn lên trên lĩnh vực kinh tế.


Cho đến năm 1919, Bạch Thái Bưởi đã có trong tay một công ty chuyên kinh
doanh ngành giao thông đường thủy gồm một đội tàu 25 chiếc chạy trên sông và

biển, 20 sà lan, một cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu với 1.500 công nhân tại Hải
Phòng. Ngoài ra, Bạch Thái Bưởi còn kinh doanh trên một số lĩnh vực khác như
nhà in, xay xát gạo và sau đó còn khai thác một số mỏ than... Bạch Thái Bưởi là
“đối thủ” tiêu biểu của giai cấp tư sản Việt Nam trong cuộc “tranh thương” với tư
sản Hoa kiều. Sau này, sự phá sản của Công ty Bạch Thái Bưởi phản ánh bản chất
non yếu của giai cấp tư sản bản xứ trong nền kinh tế thuộc địa ở Việt Nam.
1 tháng Mười
1919
Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tổ chức lại “Đông Dương Kinh tế cục”
(Agence Économique de l’Indochine en France).
Cơ quan này được thành lập theo một Nghị định đề ngày 11-5-1918, nhưng để phù
hợp với tình hình sau chiến tranh, văn bản ngày 1-10-1919 đã cải tổ lại; đặt trụ sở
tại Pari bao gồm nhiều bộ phận: văn phòng, quản trị, kế toán, kinh tế, khoa học, tư
liệu và nghiên cứu, thư viện, du lịch... Giám đốc của cơ quan do Toàn quyền Đông
Dương chỉ định, với các thành viên gồm đại diện cho các xứ trong Liên bang Đông
Dương, là những viên chức cao cấp của các cơ quan thương mại, canh nông hoặc
kỹ nghệ của mỗi xứ. Hoạt động của nó có quan hệ chặt chẽ với Tổng cục thuộc địa
của Chính quốc (Agence Générale des Colonies dans la Métropole). Việc thiết lập
cơ quan này nhằm đáp ứng cho việc tăng cường và mở rộng công cuộc khai thác
thuộc địa ở Đông Dương sau chiến tranh, thu hút sự đầu tư của các giới tư bản
chính quốc.
10 tháng Mười hai
1919
Môrixơ Long (Maurice Long) được phong chức Toàn quyền Đông Dương.
Long chính thức nhậm chức Toàn quyền Đông Dương kể từ ngày 20-2-1920 (trước
đó Quyền Toàn quyền Đông Dương là Môngghiô giữ nhiệm vụ này trong thời gian
từ ngày Xarô về Pháp 22-5-1919 cho đến ngày 19-2-1920). Sau đó, Long chết
bệnh trên đường trở về Pháp tại Côlôngbô (Xri Lanca) ngày 15-1-1923 khi chưa
hết nhiệm kỳ. Người thay thế là Galăng (Gallen) nhận nhiệm vụ từ ngày 18-111920 đến 31-3-1921 và Bôđoanh (Baudoin) thay thế từ ngày 15-4-1922 đến 9-81923.
21 tháng Mười hai

1919
Khánh thành trường thể dục đầu tiên ở Đông Dương.
Trường huấn luyện thể dục thể thao đầu tiên theo phương pháp Âu Tây do Nguyễn
Quý Toản chủ trương được thành lập tại Hà Nội (thường gọi là Trường dốc Hàng
Gà) và được sự bảo trợ của chính quyền thực dân.
Năm
1919
Thành lập Công ty In và Bán sách Đông Dương (Socíeté des Impimeries et
Librairies Indochinoses).
Công ty do các tư bản người Pháp và Nhật chủ trương đặt trụ sở tại Sài Gòn, có số
vốn nguyên thủy 859.000 frăng, 1930: 2.500.000 frăng, 1943: 3.000.000 frăng


1920
10 tháng Giêng
1920
Thành lập Hiệp hội kỹ nghệ Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ (Association des Industries
du Tonkin et du Nard-Annam).
Tổ chức này được thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế của các thành viên
Hiệp hội gồm một số công ty ở các tỉnh Bắc Kỳ, và Bắc Trung Kỳ như Công ty
Pháp sản xuất rượu Đông Dương, Công ty thuốc lá Đông Dương, Công ty vô danh
bia Hommel, Công ty thuộc da Đông Dương, Công ty xi măng Pooclen, Công ty
phốt phát...
20 tháng Giêng
1920
Chính phủ Đông Dương ký Thoả ước (convention) xác nhận chức năng của Ngân
hàng Đông Dương là cơ quan phát hành giấy bạc và là ngân hàng ngoại thương
của Chính phủ Đông Dương.
Ngay từ khi mới thành lập, theo sắc lệnh 21-1-1875, Ngân hàng Đông Dương tuy
là ngân hàng tư nhân nhưng nó được hưởng đặc quyền phát hành giấy bạc với thời

hạn 20 năm. Sắc lệnh 20-2-1888 kéo dài thời hạn này thêm 10 năm nữa. Sắc lệnh
16-5-1900 của Tổng thống Pháp giao thêm cho nó chức năng ngân khố của Đông
Dương để phát hành và thu hồi giấy bạc, đồng thời gia hạn thêm đặc quyền phát
hành cho đến 20-1-1920.
Bằng một “thoả ước” được ký đúng vào ngày đặc quyền phát hành hết hạn, Chính
phủ Pháp đã dành cho Ngân hàng Đông Dương một đặc quyền lớn hơn và chắc
chắn hơn: ngoài chức năng phát hành giấy bạc, ngân khố, nó còn được đảm nhiệm
chức năng ngân hàng ngoại thương cho Chính phủ Đông Dương từ ngày 27-31920. Do đó tất cả vốn ngoại tệ, các kim loại quý (vàng, bạc....) của Chính phủ
Đông Dương đều ký gửi tại ngân hàng này. Thoả ước này góp phần vào việc đáp
ứng những hoạt động ngoại thương ngày càng lớn sau chiến tranh. Đồng thời, với
sắc lệnh này, quyền lực của giới tư bản tài chính càng được tăng cường, mà trên
thực tế, nhiều quan chức chóp bu của chính quyền Đông Dương cũng là thành viên
của Ngân hàng Đông Dương (1), nói cách khác, “Việt Nam thật là thuộc địa của
Ngân hàng Đông Dương” (2).
*Xem: 27-3-1920.
-----------------Chú thích: 1. Nếu số lãi suất của ngân hàng Đông Dương năm 1900 là 1.131.000
frăng. Thì năm 1928 là 56.000.000 frăng và năm 1939 là 111.371.000 frăng, số
vốn khi mới thành lập là 3 triệu frăng. Thì năm 1931 đã lên tới 120 triệu frăng.
Chú thích: 2. Trường Chinh – Cách mạng tháng Tám. NXB Sự thật, H. 1960, tr.
44.
Tỉnh_Năm1901_
Năm 1920__Sài Gòn (thành phố)_47.577 người_83.135 người__Chợ Lớn (thành
phố)_63.237_93.949__Bạc Liêu_87.877_179.305__Bà Rịa_54.902_60.098__Bến
Tre_216.186_261.403__Biên Hoà_105.749_129.114__Cần


Thơ_226.978_317.639__Châu Đốc_145.399_202.723__Chợ Lớn
(tỉnh)_184.151_205.657__Gia Định_217.351_276.241__Gò
Công_93.825_96.124__Hà Tiên_13.873_18.728__Long
Xuyên_151.001_194.388__Mỹ Tho_312.324_326.351__Rạch

Giá_102.389_233.987__Sa Đéc_182.924_203.588__Sóc
Trăng_155.116_195.288__Tân An_92.815_104.533__Tây
Ninh_66.533_92.144__Thủ Dầu Một_105.744_125.878__Trà
Vinh_185.164_227.108__Vĩnh Long_156.195_165.884__Côn Đảo (Poulo
Condor)_559_2.418__
15 tháng Hai
1920
Kết quả điều tra dân số của Nam Kỳ
Đến ngày 15-2-1920, dân số toàn Nam Kỳ là 3.915.613 người, tăng 27% so với
năm 1901 (tăng 298.529 người). Cụ thể dân số của các tỉnh: (Xem bảng trang 20)
8 tháng Ba
1920
Cuộc bãi công của thủy thủ các tàu biển của Pháp đậu tại bến cảng Sài Gòn.
Thời gian này, trên bến cảng Sài Gòn có một số tàu biển của Pháp đang thả neo.
Do giá sinh hoạt trên đất liền cao, thủy thủ của 8 chiếc tàu buôn: Manơhem
(Meneheim), Mênet (Ménès), Sácno (Sharnhort), Aphêna (Afénas), Nâyđenphen
(Neidenfels), Bơrigaya (Brixgaya), Đô đốc Cantôm (Amiral Canteaume) và
Buênôt Airét (Buénos Airés) đã cử đại biểu đòi giám đốc Sở thủy thủ phụ cấp đắt
đỏ. Yêu sách không được chấp nhận, nên ngày 8-3-1920 tất cả 226 thuỷ thủ tuyên
bố bãi công. Bọn chủ đuổi các thủy thủ bãi công lên bờ và số người này được một
số người Pháp có cảm tình với cuộc bãi công bố trí cho ở tạm một gara ôtô tại Sài
Gòn. Trong suốt thời gian cuộc bãi công nổ ra (cho đến ngày 18-3), những người
bãi công liên tiếp tổ chức các cuộc biểu tình chống giới chủ và được sự đồng tình
mạnh mẽ của nhân dân Sài Gòn, nhất là giới viên chức và lao động. Hội “Những
viên chức Sở Bưu điện Sài Gòn” quyên tiền ủng hộ những người đấu tranh. Một
“Uỷ ban tổ chức Bữa cháo cộng sản” (Comité de la Soupe Communiste) được
thành lập lo giúp đỡ việc ăn uống cho những thủy thủ bãi công. Ngày 13-3, toàn
thể những người bãi công tổ chức một cuộc mít tinh, ra nghị quyết cảm ơn những
người ủng hộ họ và hô vang các khẩu hiệu “Sự giải phóng người lao động do
người lao động muôn năm!”, “Tổng công hội muôn năm!”... Ngày 18-3, bọn chủ

phải nhượng bộ, thủy thủ bãi công đã tổ chức một cuộc tuần hành trên đường phố
Sài Gòn và kéo tới đập phá toà soạn báo Impartial (Vô tư) vì đã đăng bài thoá mạ
cuộc bãi công.
Sự kiện này có tiếng vang lớn, đã tác động mạnh mẽ tới phong trào công nhân và
các tầng lớp nhân dân Việt Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn, bởi những hình thức đấu
tranh và khẩu hiệu cách mạng mới mẻ của nó.
*Xem: 12-1920.
27 tháng Ba
1920
Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tuyên bố thi hành “chế độ lưu hành cưỡng
bức” (cours forcé) tờ giấy bạc Đông Dương.


Để thu được nhiều lợi nhuận và lợi dụng đặc quyền phát hành giấy bạc, Ngân hàng
Đông Dương đã cho lưu hành lượng giấy bạc quá lớn dẫn đến một cuộc khủng
hoảng tài chính do tình trạng lạm phát nghiêm trọng vào những năm 1919 – 1920.
Mặc dầu luật pháp (Sắc lệnh 16-5-1900) chỉ cho phép tổng mức giấy bạc phát hành
không vượt quá 3 lần so với tổng số kim khí quý và ngoại tệ tồn quỹ, nhưng năm
1920, tỉ lệ đó đã leo đến mức 12,6 lần.
Do đó, dân chúng đổ xô đến ngân hàng đòi đổi tiền lấy kim khí quý, dẫn Ngân
hàng Đông Dương đến mối đe doạ bị phá sản. Để bảo vệ cho giới tư bản tài chính,
Toàn quyền Đông Dương Long (Maurice Long) vội ban hành Nghị định ngày 273-1920 tuyên bố chế độ lưu hành cưỡng bức giấy bạc Đông Dương. Văn bản quy
định giá cưỡng bức thống nhất trên toàn Đông Dương kể từ ngày 28-3-1920 là 1
đồng Đông Dương ăn 15 frăng (mặc dầu thực tế thấp hơn nhiều, thí dụ vào tháng
6-1920, 1 đồng Đông Dương chỉ ăn 8 frăng). Chính quyền thực dân lại cho phép
Ngân hàng Đông Dương được lưu hành thêm 25 triệu đồng ngoài khối lượng đã
phát hành và miễn cho Ngân hàng Đông Dương từ nay không phải chuyển trả bằng
kim khí quý cho những người mang giấy bạc đến đổi. Bằng văn bản pháp lý này,
thực dân đã trút gánh nợ của Ngân hàng Đông Dương lên đầu dân bản xứ, đồng
thời vẫn bảo vệ được tồn quỹ kim khí quý và ngoại tệ của bọn trùm tư bản tài

chính.
Việc làm này một lần nữa phản ánh bộ máy chính quyền thực dân phục vụ lợi ích
của tập đoàn tư bản tài chính, tiêu biểu là Ngân hàng Đông Dương, và chính nhờ
biện pháp này Ngân hàng Đông Dương chẳng những đã thoát khỏi cơn khủng
hoảng mà còn tiếp tục thu được những món lời lớn hơn. Chế độ “lưu hành cưỡng
bức” đồng bạc Đông Dương tồn tại cho đến ngày 31-12-1921 mới bãi bỏ.
*Xem: 20-1-1920.
12 tháng Năm
1920
Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định phê chuẩn đạo dụ ngày 19-4 của Khải
Định về việc thành lập Hội đồng Tư vấn Trung Kỳ (Chambre Consultative en
Annam).
Cách tổ chức Hội đồng Tư vấn Trung Kỳ cũng giống như ở Bắc Kỳ (thành lập theo
Nghị định ngày 19-3-1913) bao gồm hai loại nghị viên: do bầu cử và do chính
quyền chỉ định. Nghị viên do bầu cử được lựa chọn theo tỉ lệ 20.000 dân/1 đại biểu
và 50 thương gia/1 đại biểu (ở Bắc Kỳ: 500 thương gia/1 đại biểu). Các nghị viên
được chỉ định chủ yếu là đại biểu của các dân tộc ít người, cũng có thể do người
Việt thay mặt. Nhiệm kỳ của hội đồng là 3 năm và mỗi năm có một phiên họp toàn
thể.
Chức năng của Hội đồng Tư vấn Trung Kỳ là “giúp vua liên hệ được với nguyện
vọng của dân chúng”, tuy nhiên nó chỉ có quyền “tư vấn” phát biểu những vấn đề
được hỏi ý kiến, hơn nữa cái gọi là “nguyện vọng của dân chúng” trước khi đưa ra
Hội đồng bàn bạc để đề đạt lên nhà vua đều phải được Khâm sứ Trung Kỳ xem xét
và cho phép. Với Nghị định 24-2-1926, cơ quan này được đổi tên thành Viện Nhân
dân đại biểu Trung Kỳ (Chambre des Représentants du Peuple de l’ Annam).
*Xem: 19-3-1913, 24-2-1926, 3-7-1933.


5 tháng Sáu
1920

Thành lập Công ty nghiên cứu và khai thác mỏ Đông Dương (Socíeté d’Études et
d’Exploitation Minières de l’Indochine).
Công ty vô danh có số vốn nguyên thuỷ 100.000 frăng, 1943: 30 triệu frăng
chuyên thăm dò và khai thác các mỏ ở Đông Dương.
18 tháng Sáu
1920
Thành lập Xưởng in thạch, bản khắc và bản kẽm tại Sài Gòn (Atelier de
Lithographite, Héliogravure et Zincogravure).
Xưởng được xây dựng tại Sài Gòn chủ yếu phục vụ cho những yêu cầu kỹ thuật
của Sở Địa bạ và Hoạ đồ (Service du Cadastre et Topographie – thành lập theo sắc
lệnh ngày 27-6-1914 và được Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định ban hành
ngày 25-7-1914), có nhiệm vụ tiến hành việc đo đạc và lập dựng các bản đồ chi tiết
với tỉ lệ từ 1/10.000 tới 1/4.000, đặc biệt chú trọng vào các diện tích canh tác ở
đồng bằng Nam Kỳ, Bắc Kỳ và một số đô thị. Công việc này được tiến hành do các
nhà chuyên môn ngành đo đạc và sự trợ lực của lực lượng hàng không trong việc
chụp ảnh từ trên không.
1 tháng Bảy
1920
Thành lập xưởng cơ khí Cay – Ninh và Công ty (Ateliers de Constructions
Mécaniques Cay, Ninh et Compagnie).
Công ty đặt trụ sở tại Hà Nội, có số vốn 24.000 đồng, sử dụng gần 100 công nhân,
trong đó có quá nửa là Hoa kiều.
12 tháng Bảy
1920
Tờ “Thực nghiệp dân báo” xuất bản tại Hà Nội ra số đầu.
Là tờ “nhật báo thông tin kinh tế, thương mại, kỹ nghệ và nông nghiệp” ra đời theo
giấy phép của Toàn quyền Đông Dương ngày 6-6-1920 do một số nhà tư sản lớn
chủ trương như Nguyễn Hữu Thu, chủ xưởng đóng tàu và thầu khoán ở Hải Phòng,
Bùi Đình Tá, Bùi Huy Tín là những tài chủ lớn ở Hà Nội, Giám đốc chính trị là
Mai Du Lân. Báo ra được đến tháng 6-1935 thì đình bản. Tờ Thực nghiệp dân báo

cùng với tờ Khai hoá (của Bạch Thái Bưởi, ra từ năm 1921) được coi là tiếng nói
của giới tư sản, điền chủ ở Bắc Kỳ đang vươn lên sau chiến tranh. Trên tờ báo này,
cũng còn thấy tiếng nói của một số tầng lớp tiểu tư sản, học sinh, trí thức có tinh
thần dân tộc mà sau này tham gia vào tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng.
*Xem: 15-7-1921.
28 tháng Chín
1920
Tổng thống Pháp ra sắc lệnh tổ chức lại Hội đồng Thuộc địa tối cao (Conseil
Superieur des colonies).
Cơ quan này đã được thành lập do một sắc lệnh ký từ ngày 19-10-1883 nhưng cho
đến sau Chiến tranh thế giới thứ nhất hầu như không hoạt động. Theo yêu cầu của
Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Xarô (A. Sarraut), Tổng thống Pháp ra sắc lệnh ngày 309-1920 khôi phục lại cơ quan này. Hội đồng Thuộc địa tối cao gồm 3 bộ phận:


1. Thuộc địa cao đẳng hội nghị (Haut Coseil Colonial): gồm các Bộ trưởng Bộ
Thuộc địa cũ, các Toàn quyền thuộc địa cũ và đại biểu các Bộ Ngoại giao, Lục
quân, Hải quân. Cơ quan này có chức năng hoạch định những chính sách chung
đối với các thuộc địa.
2. Thuộc địa Lập pháp hội nghị (Conseil des Législations Coloniales) do Bộ
trưởng Bộ Thuộc địa cử ra để nghiên cứu các vấn đề hành chính và chính trị đối
với các thuộc địa.
3. Thuộc địa Kinh tế hội nghị (Conseil Économique Colonial) gồm đại biểu của
các thuộc địa cử ra cùng các nghị viên thuộc địa ở Hạ nghị viện Pháp và một số cơ
quan kinh tế của nhà nước có liên quan đến các thuộc địa. Thành viên của cơ quan
này do Bộ trưởng Bộ Thuộc địa cử ra. Đối với Đông Dương, ngoài mang quy chế
“thuộc địa”, Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Campuchia cũng được cử mỗi xứ một đại biểu
tham dự. Cuộc bầu cử đầu tiên vào ngày 2-3-1924 đã bầu ra đại diện của Bắc Kỳ,
Trung Kỳ và Campuchia đều là của người Pháp (Forest, De Monpezat và Outrey).
28 tháng Chín
1920

Thành lập Công ty dệt và xuất khẩu Pháp – Nam (Sociéte Franco – Annamite
Textile et d’Exportation).
Công ty vô danh có số vốn nguyên thuỷ 4 triệu frăng, có một nhà máy dệt tại Nam
Định, sử dụng 2.000 công nhân và một số xưởng kéo tơ tằm ở Lạc Quan, Thôn Cô
và Quý Phú, sử dụng khoảng 4.000 thợ gia công.
Cùng với Công ty bông Bắc Kỳ (Société Cotonnière du Tonkin, thành lập 5-91912, với số vốn 5 triệu frăng), Công ty dệt và xuất khẩu Pháp – Nam là những cơ
sở kỹ nghệ dệt, lớn nhất ở Đông Dương đương thời.
15 tháng Mười
1920
Thành lập Công ty than Ăngtơraxit Bắc Kỳ (Société Anthracite du Tonkin).
Với vốn nguyên thủy 5 triệu frăng đặt trụ sở tại Pari, do trùm tư bản A.R. Phôngten
(Fontaine) làm Chủ tịch, công ty khai thác các mỏ than Mạo Khê, Tràng Bạch;
năm 1925, sử dụng 1.565 công nhân mỏ và 250 thợ công nhật. Sản lượng khai thác
là 53.000 tấn than Ăngtơraxit/năm; năm 1924 chỉ sử dụng 974 thợ mỏ và 250 thợ
công nhật, nhưng khai thác hơn 85.000 tấn. Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang
Hồng Công, Thượng Hải và Xiêm (Thái Lan)
15 tháng Mười
1920
Hợp nhất hai công ty Quảng Hưng Long và Liên Thành.
Sự hợp nhất dưới hình thức "quyền đại diện" của hai công ty tiêu biểu cho giới tư
sản dân tộc miền Bắc (Quảng Hưng Long, thành lập năm 1907) và miền Nam
Trung Kỳ, Nam Kỳ (Liên Thành, lập năm 1906, năm 1920 có số vốn 93.200 đồng
vốn là cơ sở kinh tế của các chiến sĩ Đông Du) được coi là hoạt động tiêu biểu cho
ý thức liên kết của giai cấp tư sản Việt Nam mới hình thành
27 tháng Mười
1920
Tờ “Nam Kỳ kinh tế báo” ra số đầu tiên tại Sài Gòn.


Là tờ báo chuyên về kinh tế, do Nguyễn Thành Út, một điền chủ ở Long Xuyên

làm Chủ nhiệm, phản ánh tiếng nói của giai cấp tư sản bản xứ đang vươn lên trên
thị trường kinh tế sau chiến tranh. Báo đình bản ngày 21-2-1924.
31 tháng Mười
1920
Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuẩn y đạo dụ ngày 11-10-1920 của Khải
Định về việc thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng và thành phố Đà Lạt.
Văn bản này (được bổ sung bằng Nghị định 17-3-1923) quyết định tách tỉnh Lâm
Viên thành hai: một phần bao gồm thị xã Đà Lạt (thành lập theo Nghị định 30-51916 chuẩn y đạo dụ 20-4-1916 của vua Duy Tân) và một xã lân cận, lập thành
một thành phố tự trị. Nhằm biến Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ mát của Đông
Dương, chính quyền thực dân đặt tại Đà Lạt một Nha giám đốc các sở nghỉ mát
Lâm Viên và du lịch Nam Trung Kỳ (Direction des Services de la Station
d’Altitude du Langbian et du Tourisme dans le Sud-Annam). Đứng đầu thành phố
là một viên đại diện của Toàn quyền Đông Dương kiêm Đốc lý, sau đó được đặt
dưới sự chỉ đạo của Toà Khâm sứ Trung Kỳ, và từ năm 1936 được bầu một Hội
đồng thành phố.
Phần đất còn lại của tỉnh Lâm Viên tách thành tỉnh Đồng Nai Thượng, đặt tỉnh lị ở
Di Linh (Djiring), từ Nghị định ngày 14-9-1928 tỉnh lị chuyển về Đà Lạt; đến Nghị
định ngày 8-1-1941 và 14-7-1942 thì lập lại tỉnh Lâm Viên, bao gồm cả thành phố
Đà Lạt, do đó tỉnh lị của Đồng Nại Thượng lại trở về Di Linh.
*Xem: 1-11-1899.
2 tháng Mười một
1920
Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập Trường Thương mại Đông
Dương (École de Commerce de l’Indochine).
Trường đặt tại Hà Nội với chương trình học 2 năm. Từ năm 1922, tại Sài Gòn thiết
lập Trường thương mại thực hành (École d’Application Commerciale) mà những
học sinh tốt nghiệp ở Hà Nội sẽ tiếp tục theo học và thực tập 1 năm nữa tại những
cơ sở thương mại. Từ Nghị định ngày 25-8-1925, chương trình thực hành được đưa
ra áp dụng tại Trường Thương Mại Đông Dương đặt tại Hà Nội, và với chương 3
năm đó, Nghị định ngày 28-9-1928 nâng lên thành Trường Cao đẳng thương mại

Đông Dương.
Với nghị định ngày 7-4-1926, trường đặt thêm Khoa Bưu chính và Điện báo
(Section des Postes et Télégraphes) chuyên đào tạo những nhân viên tiếp nhận điện
báo (receveur) người bản xứ cho ngành bưu điện.
Nghị định ngày 7-4-1926 lại thành lập thêm tại trường khoa Điện báo vô tuyến
(Section Radiotélégraphie) nhằm cung cấp những kỹ thuật viên cao cấp cho Sở Vô
tuyến điện (Service Radiotélégraphique). Như vậy, đến năm 1926, Trường có 3
khoa, nhưng số lượng đào tạo rất hạn chế và dành nhiều cho học sinh người Pháp.
Niên khoá 1929 – 1930, trường có 53 học sinh, trong đó có 30 học sinh khoa
Thương mại.
9 tháng Mười một

1920


Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định phê chuẩn đạo dụ của Khải Định về việc
phát hành một loại tiền đồng mang niên hiệu Khải Định lưu hành ở Bắc Kỳ và
Trung Kỳ.
Loại tiền đồng này phát hành nhằm khắc phục tình trạng thiếu các loại tiền nhỏ lưu
hành trên thị trường (như các loại tiền đồng hoặc kẽm mang niên hiệu Gia Long,
Minh Mạng, Tự Đức). Một đồng tiền Khải Định ngang giá bằng 6 đồng tiền kẽm
(thường gọi là trinh Khải Định).
12 tháng Mười một
1920
Thành lập Công ty Tài chính Pháp và thuộc địa (Société Financière FranÇaise et
Coloniale).
Công ty vô danh hoạt động kinh doanh các dịch vụ tài chính, kỹ nghệ thương mại,
hầm mỏ, nông nghiệp, giao thông..., tham gia đầu tư vào nhiều công ty ở Đông
Dương và nước ngoài; vốn nguyên thủy 5 triệu frăng, 1921: 10 triệu frăng, 1924:
30 triệu frăng, 1927: 66 triệu frăng, 1929: 96 triệu frăng, 1945: 49 triệu frăng.

Từ 25 đến 30 tháng Mười hai 1920
Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp và bỏ phiếu tán
thành Quốc tế III, tham gia cuộc vận động sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Từ đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia Đảng Xã hội Pháp. Sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất, Đảng Xã hội Pháp đang diễn ra sự phân liệt trong việc lựa
chọn cương lĩnh chính trị: tiếp tục đi theo khuynh hướng của Quốc tế II lúc này đã
từ bỏ lập trường vô sản để theo đuổi giai cấp tư sản, hoặc đi theo Quốc tế III, con
đường mà Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra. Mùa thu năm 1920, Nguyễn Ái
Quốc được đọc tác phẩm Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và
thuộc địa của Lênin và nhận thấy: “Đây là con đường giải phóng cho chúng ta”(1).
-----------------Chú thich: 1. Hồ Chí Minh Tuyển tập, Tập II, NXB Sự thật, H. 1980, tr. 175.
Do vậy, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp tại thành Phố Tua
(Tours), Nguyễn Ái Quốc đã phát biểu tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở
Đông Dương, kêu gọi giai cấp công nhân và những người cách mạng Pháp hãy ủng
hộ sự nghiệp giải phóng của nhân dân Việt Nam và các dân tộc thuộc địa khác.
Cùng với những chiến sĩ tiên tiến trong Đảng Xã hội, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu
tán thành việc Đảng gia nhập Quốc tế III (1) và trở thành người Cộng sản Việt Nam
đầu tiên, thuộc thế hệ lớp đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Pháp.
Ảnh: Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua 12 – 1920
(TLI002253)
-----------Chú thích: 1. Vài tháng sau, nhóm đa số tán thành gia nhập Quốc tế III
(3208/1022) đã ly khai khỏi Đảng Xã hội Pháp và đến cuối năm 1921 mới chính


thức mang tên Đảng Cộng sản Pháp (theo Le Congrès de Tours. Science Social,
Paris, 1980, tr. 659.
31 tháng Mười hai
1920
Thành lập Công ty vô danh Poanhxa Vâyrê (Société Anonyme Poinsard Veyret,
Comptoir d’Extrême-Orient).

Công ty xuất nhập khẩu, số vốn nguyên thuỷ 10 triệu frăng, 1924: 13 triệu frăng
1930: 20 triệu frăng, có cơ sở kinh doanh khắp Đông Dương và Trung Quốc. Trụ
sở đặt tại Hải Phòng. Ngoài ra ở Đông Dương còn có các cơ sở sản xuất các loại
sơn, dầu bóng, vécni...
Tháng Mười hai
1920
Năm học sinh Trường Bổn quốc (Chasseloup Laubat) ở Sài Gòn bãi khoá.
Sự kiện này đã gây ra tiếng vang lớn làm giới thực dân hoảng hốt. Tờ Impartial
(Vô tư) bình luận: “Cuộc bãi khoá của học sinh là kết quả của cuộc bãi công của
thủy thủ (x. 8-3-1920). Bọn thủy thủ đã nêu lên một tấm gương xấu mà kẻ khác noi
theo một cách quá mau lẹ và trung thành... Lần này chúng nó (chủ nghĩa
Bônsêvich) mò đến những con người dễ uốn nắn nhất, dễ sai khiến nhất, dễ tuyên
truyền cách mạng nhất mà chúng nó muốn biến thành những lãnh tụ tin tưởng nhất
sau này. Từ những con người, người ta muốn biến thành những hạt xấu, người ta
mong rằng những mầm non sẽ nẩy nở gây thành cái tai hoạ không chứa nổi, cái tai
hoạ sẽ đưa đến chỗ tiêu diệt xã hội ngày nay”.
Năm
1920
Thành lập Hãng cơ khí và xay xát Quảng Đại Long (Maison Kwoang Dai Long.
Atelier de Construction Mécanique et Rizerie).
Hãng đặt trụ sở tại Hạ Lý (Hải Phòng). Xưởng cơ khí sử dụng 80 công nhân Hoa
kiều và 130 công nhân Việt Nam. Xưởng xay xát sử dụng khoảng 100 công nhân
Việt Nam (số liệu năm 1925).
Thành lập Nhà máy gạch Giêm.
Nhà máy xây dựng tại Thái Hà ấp (Hà Đông), khai thác đất ở Bắc Ninh, chuyên
sản xuất gạch (công suất 1,8 triệu viên/năm), ngói (540.000 viên/năn), gạch hoa và
các loại vật liệu xây dựng khác, vốn cố định là 100.000 đồng, sử dụng 120 công
nhân.
Thành lập trường Quốc học Vinh (Collége Vinh).
Đây là trường trung học đầu tiên được xây dựng dành cho học sinh của 4 tỉnh Bắc

Trung Kỳ (Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, và Quảng Bình).
1921
1 tháng Giêng
1921
Thành lập Công ty bột màu và sơn kim loại Pháp (Standart Société franÇaise de
Couleurs et Peintires Métalliques).
Công ty đặt trụ sở tại Hà Nội, nhà máy tại Gia Lâm (Bắc Ninh) chuyên sản xuất
các loại bột màu, sơn công nghệ và sơn kim loại, sở hữu 800 ha đồn điền ở Thanh
Hóa để trồng nguyên liệu.


1 tháng Giêng
1921
Thành lập Nhà hàng Buốcgoanh Mépphơrơ (Établissements Bourgoin Meiffre).
Công ty vô danh, có số vốn 850.000 frăng đặt trụ sở tại Hà Nội, chuyên kinh doanh
xuất nhập hàng hóa, đặc biệt là vải sợi và hàng may mặc.
6 tháng Tư
1921
Thành lập Công ty vô danh chuyên chở hàng và dắt tàu Đông Dương (Société
anonyme de Chalandage et Remorquage de l’ Indochine).
Công ty (gọi tắt là SACRIC) đặt trụ sở tại Hải Phòng có số vốn nguyên thuỷ
185.000 frăng, năm 1929: 10.000.000 frăng, 1937: 7.300.000 frăng. Lãi năm 1937:
1.621.000 frăng, 1940: 2.906.000 frăng, 1941: 4.861.000 frăng chuyên sản xuất,
mua bán trang thiết bị, khai thác các loại phương tiện vận tải đường biển, đường
sông trong các xứ ở Viễn Đông. Chủ tịch là trùm tài phiệt Hombe (Homberg), sử
dụng hơn 400 công nhân (1925).
12 tháng Tư
1921
Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Xarô (A.Sarraut) trình bày dự luật khai thác thuộc địa
Cựu Toàn quyền Đông Dương, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa, đã trình bày trước Quốc

hội Pháp bản dự luật khai thác thuộc địa, trong đó có phần trình bày về Đông
Dương.
Đây chính là kế hoạch vơ vét về mặt kinh tế của các thuộc địa cho chính quốc sau
Chiến tranh thế giới mà ở Đông Dương thường được gọi là Kế hoạch khai thác
thuộc địa lần thứ hai.
Tháng Tư
1921
Thành lập Công ty than Đông Dương (Compagnie des Charbons de l’Indochine).
Trước đó là Indochine Coal Company lập năm 1919 có số vốn là 50.000 đồng, từ
tháng 4-1921 trở thành công ty vô danh có số vốn nguyên thủy 110.000 đồng,
1922: 150.000 đồng. Công ty chủ yếu kinh doanh ở khâu tuyển than và đóng bánh,
có cơ sở sản xuất ở Cửa Cấm (Hải Phòng).
4 tháng Năm
1921
Thành lập Ban chỉ đạo các vấn đề chính trị Đông Dương (Direction des Affaires
Politiques de l’Indochine) của Phủ Toàn quyền.
Nghị định này được bổ sung bằng các Nghị định ngày 10-2-1922, 25-5-1927, 16-11929 thành lập cơ quan này, đứng đầu là viên Giám đốc cảnh sát và an ninh
(Directeur de la Police et de la Sreté générale), bao gồm 3 bộ phận:
1. Cục vấn đề đối ngoại (Service des Affaires Extérieures) phụ trách các vấn đề
liên quan đến mối quan hệ của Đông Dương với nước ngoài trên cơ sở chính sách
của nước Pháp đối với Viễn Đông và Thái Bình Dương, cũng như các vấn đề liên
quan đến luật pháp quốc tế.
2. Cục các vấn đề bản xứ (Service des Affaires Indigènes) phụ trách các vấn đề
liên quan đến hành chính và chính trị của người bản xứ.


3. Sở Tình báo và An ninh trung ương (Service central de Renseignements et de
Sreté générale) bao gồm 4 bộ phận: Thu thập tin tức chính trị – Kiểm soát nước
ngoài và dân ngụ cư, chủ yếu là Hoa kiều – An ninh tư pháp, căn cước và các
phòng giám định cảnh sát (Laboratoire de police) – Tổ chức cảnh sát đô thị và an

ninh.
*Xem: 23-5-1915, 28-6-1917.
4 tháng Năm
1921:
Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập các cơ quan trực thuộc Văn
phòng Phủ Toàn quyền.
Bao gồm: Ban chỉ đạo nhân sự (La Direction du Personnel) phụ trách theo dõi các
vấn đề nhân sự thuộc các loại đối tượng khác nhau (người bản xứ, chính quốc,
ngoại kiều, kiểm soát các nhà báo....)
Cục Pháp chế và Hành chính (Service de Légéslation et d’Administration
générale) gồm hai văn phòng: phụ trách các vấn đề pháp luật, hành chính, xuất bản
phẩm định kỳ, thư viện... và một văn phòng phụ trách các vấn đề pháp lý và hành
chính liên quan đến kinh tế.
Cục hòa giải và Kiểm soát hành chính (Service du Contentieux du Contrôle
Administratif)
9 tháng Năm
1921
Thành lập Nhà máy diêm A-chi và công ty (Manufacture d’Allumettes A-chi et
Compagnie).
Nhà máy của Hoa kiều đặt tại Hà Nội có số vốn 30.000 đồng, sử dụng 190 nam và
435 nữ công nhân (năm 1925).
Trong thời gian này, Bắc Trung Kỳ còn một nhà máy xẻ gỗ và sản xuất diêm nữa ở
Thanh Hóa (Société des Scieries et fabrique d’Allumettes) đặt tại Hàm Rồng, có số
vốn 1.000.000 frăng.
*Xem : 10-11-1922.
Tháng Năm
1921
Thành lập Công ty Hưng Ký (Hungky et Compagnie).
Công ty của tư sản Việt Nam chuyên sản xuất gạch ngói và vật liệu xây dựng, đặt
trụ sở tại Hà Nội và nhà máy có công suất 3 triệu viên/năm ở Yên Viên (Bắc

Ninh), có số vốn nguyên thủy: 20.000 đồng, 1924: 50.000 đồng, sử dụng khoảng
300 công nhân (năm 1924).
20 tháng Sáu
1921
Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định cải tổ Sở Lâm nghiệp (Service des Forêts).
Với văn bản này (được bổ sung hoàn chỉnh bằng Nghị định 19-9-1924), Sở Lâm
nghiệp được thiết lập trên toàn Đông Dương (trừ Lào). Cũng như các sở chăn nuôi,
nông nghiệp, về phương diện kỹ thuật chịu sự kiểm soát và phối hợp hoạt động bởi
Tổng thanh tra nông lâm súc. Chức năng của sở chủ yếu là tổ chức thực hiện và
giám sát những quy chế về quản lý, khai thác và trồng rừng. Hệ thống các quy chế
này chủ yếu liên quan đến việc phân loại và bảo vệ rừng. Theo con số điều tra vào
tháng 7-1930, ở Bắc Kỳ có 345.000 ha, Trung Kỳ: 877.900 ha và Nam Kỳ:


653.000 ha rừng. Về hệ thống tổ chức, Sở Lâm nghiệp có đại diện của mình ở mỗi
xứ mà người đứng đầu đặt dưới sự chỉ đạo của thủ hiến mỗi xứ. Một tổ chức kiểm
lâm được lập ra để quản lý rừng theo sự phân chia thành các lâm khu
(cantonnement forestier) và phân khu (division). Bắc Kỳ được chia thành 6 khu: 1.
Khu sông Hồng gồm 4 phân khu ở các tỉnh Yên Bái, Lào Cai (trung tâm là Yên
Bái). 2. Khu sông Lô gồm 5 phân khu thuộc các tỉnh Phú Thọ và Tuyên Quang là
trung tâm. 3 Khu sông Đà có 1 phân khu thuộc tỉnh Hòa Bình. 4. Khu sông
Thương lấy trung tâm là phủ Lạng Thương có 5 phân khu thuộc Bắc Giang và Thái
Nguyên, và khu Trung tâm gồm 6 phân khu trung tâm là Hà Nội và các tỉnh Vĩnh
Yên, Phú Thọ. 5. Khu Tây Nam trung tâm là Quảng Yên gồm 4 phân khu ở Quảng
Yên, Hải Dương. 6. Khu Tây lấy trung tâm là Móng Cái với 4 phân khu thuộc tỉnh
Quảng Yên và Đạo quan binh số 1.
Trung Kỳ có các khu: Thanh Hóa (5 phân khu), Bến Thủy (6 phân khu), Hà Tĩnh
(4 Phân khu), Đồng Hới (3 phân khu), Huế (4 phân khu), Đà Nẵng (5 phân khu),
Nha Trang (2 phân khu), Phan Thiết (3 phân khu) và Langbian (2 phân khu). Nam
Kỳ có các khu: Bạc Liêu (3 phân khu), Bà Rịa (3 phân khu), Biên Hòa (5 phân

khu), Trung tâm (Sài Gòn: 2 phân khu), Châu Đốc (4 phân khu), Tây Ninh (7 phân
khu) và Thủ Dầu Một (2 phân khu).
20 tháng Sáu
1921
Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định thành lập các Sở thương mại (Services
Commerciaux).
Các Sở thương mại được lập ra tại Hà Nội, Sài Gòn và Phnôm Pênh có nhiệm vụ
chủ yếu là khuyến khích buôn bán các sản phẩm của địa phương thông qua việc tổ
chức các hội chợ và điều hành các nhà đấu xảo gồm bảo tàng Kinh tế (Musée
Économique) ở Sài Gòn, Bảo tàng Môrixơ Long (tức Bảo tàng Canh nông và
Thương mại – Musée Agricole et Commercial) ở Hà Nội và Bảo tàng kinh tế
Campuchia ở Phnôm pênh.
Tháng Sáu
1921
Thành lập Công ty vô danh phát triển thương mại và kỹ nghệ ở Nga và các xứ phụ
cận (Socíeté anonyme pour Développement du Commerce et de l’Industrie en
Russie et Pays Limitrophes-Compagnie OPTORG)
Công ty thành lập từ 17-10-1909 nhưng bắt đầu đặt trụ sở hoạt động ở Đông
Dương từ tháng 6-1921 có các chi nhánh tại Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải
Phòng, Vân Nam, Phnôm Pênh, Thượng Hải, Angiêri..., số vốn nguyên thủy 3 triệu
frăng 1920: 20 triệu frăng, 1929: 50 triệu frăng, 1940: 33,75 triệu frăng. Công ty
tham gia hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực: thương mại, kỹ nghệ, tài
chính... ở các nước Viễn Đông, chuyên nhập vào Đông Dương các loại vải sợi,
thuốc lá... ; lãi năm 1937: 3,22 triệu frăng, 1940: 12,7 triệu frăng.
4 tháng Bảy
1921
Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập Ban chỉ đạo các cơ quan kinh tế
toàn Đông Dương (Direction des Services Economiques de l’Indochine).



Cơ quan này trực thuộc Phủ Toàn quyền và trực tiếp chỉ đạo các cơ quan kinh té
như Cơ quan nghiên cứu các vấn đề kinh tế (Service des Sffaires économiques),
Cơ quan Thương mại hàng hải (Service de la Marine Marchande, lập ngày 8-91927), Cục Du lịch và tuyên truyền Đông Dương (Of-fice Indochinois du
Tourisme de la Propagande - lập ngày 3-4-1928), Ban Tổng thanh tra hầm mỏ và
kỹ nghệ (In-spection générale des Mines et de l’Industrie - lập ngày 26-8-1929) v
v...
Ngày 15-4-1924, Toàn quyền Đông Dương thay thế cơ quan này bằng Ban chỉ đạo
các vấn đề kinh tế (Direction des Affaires Economiques), nhưng đến ngày 22-91927 lại ra Nghị định tái lập.
*Xem: 21-12-1911.
10 tháng Bảy
1921
Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định chia tỉnh Cần Thơ thành 5 quận.
Trước kia, Cần Thơ thuộc huyện Phú Phong, phủ Ba Xuyên, tỉnh Châu Đốc cũ.
Sau khi Pháp chiếm, Cần Thơ thuộc khu (arrondissement) Trà Ôn (gồm Phong Phú
và một phần tỉnh Vĩnh Long cũ); từ 1-1-1900, theo Nghị định ngày 20-12-1899 thì
đổi thành tỉnh (province) Cần Thơ; năm 1913 lập các quận: Châu Thành (tỉnh lỵ),
Cầu Kê, Ô Môi, Rạch Gòi (năm 1917 đổi thành Phụng Hiệp). Nghị định ngày 107-1921 chia thành 5 quận: Châu Thành, Cầu Kê, Ô Môn, Phụng Hiệp và Trà Ôn.
Các Nghị định tiếp theo như 26-12-1932 của Thống đốc, 10-2-1933, 6-4-1933 của
chủ tỉnh chia lại thành: Cái Băng (tỉnh lỵ), Ô Môn, Phụng Hiệp, Cái Vồn (1934 đổi
lại là Trà Ôn), và Cầu Kê. Về căn bản, hệ thống hành chính này tồn tại cho đến
năm 1945.
*Xem: 18-12-1928.
15 tháng Bảy
1921
Tờ “Khai hóa nhật báo” ra số đầu.
Là tờ báo của nhà tư sản dân tộc Bạch Thái Bưởi, xuất bản tại Hà Nội, do một số
nhà báo có tiếng như Hoàng Tích Chu, Đỗ Thận tổ chức thực hiện. Tờ báo tập
trung phản ánh nguyện vọng của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản bản xứ, tồn tại được
7 năm (1921-1927).
22 tháng Bảy

1921
Thành lập Công ty thuộc địa các Nhà hàng lớn (Société Coloniale des Grands
Magasins).
Công ty có số vốn nguyên thủy 12 triệu frăng, 1925: 30 triệu. Chủ tích Ủy ban
quản trị là chủ hãng LUCIA – “Hãng liên hiệp thương mại Đông Dương và Phi
châu” (L’Union Commerciale Indochinoise et Africaine) có trong tay hệ thống các
cửa hàng lớn ở Hà Nội, Sài Gòn và nhiều đô thị khác.
1 tháng Tám
1921
Tạp chí “Hữu thanh” ra số đầu tại Hà Nội.
Báo của Hội Trung Bắc công nông tương tế, ra một tháng hai kỳ với sự cộng tác
của nhiều nhà báo, chính khách đương thời. Chính trên số báo ngày 1-9-1924 đã


đăng bài viết Chánh học cùng tà thuyết của Cụ nghè Ngô Đức Kế, mở ra cuộc
tranh luận về Truyện Kiều với Phạm Quỳnh.
*Xem: 10-12-1929.
12 tháng Tám
1921
Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định về việc tổ chức quản lý cấp xã ở Bắc Kỳ.
Nhận thấy vai trò hết sức quan trọng có tính chất truyền thống của tổ chức làng xã
trong đời sống xã hội Việt Nam, thực dân Pháp từng bước tìm cách thâm nhập và
thay đổi bộ máy quản lý làng xã theo chiều hướng biến nó thành công cụ thống trị
phục vụ cho những lợi ích thực dân. Sau những thử nghiệm được tiến hành ở một
số địa phương thuộc tỉnh Hà Đông với sự trợ giúp đắc lực của Tổng đốc Hoàng
Cao Khải, ngày 12-8-1921, Thống sứ Bắc Kỳ ra Nghị định về việc tổ chức bộ máy
quản lý cấp xã ở Bắc Kỳ. Đây là văn bản đầu tiên thực dân can thiệp một cách có
quy mô vào bộ máy làng xã truyền thống ở Bắc Kỳ. Theo đó, việc quản trị cấp xã
được giao cho một Hội đồng tộc biểu (Conseil Administratif Communal) do những
dân “đinh” trong làng xã (nam giới từ 18 tuổi trở lên) bầu ra từ những người “có

tài sản trong làng xã” (điều 2). Số lượng và các nhiệm kỳ các thành viên hội đồng
được quy định tuỳ theo quy mô mỗi làng, đứng đầu là chánh và phó hương hội.
Hội đồng này sẽ chọn ra lý trưởng, phó lý và những trương tuần để thừa hành
những quyết nghị của hội đồng và thay mặt làng xã trong mối quan hệ với chính
quyền cấp trên. Theo nội dung của Nghị định này, Công sứ Pháp đứng đầu tỉnh
thông qua các tri huyện hoặc tri phủ, để nắm chặt cả về nhân sự và hoạt động của
Hội đồng tộc biểu; đồng thời có quyền bác bỏ các quyết định, thậm chí khi cần
thiết còn có quyền giải tán các hội đồng này. Đây là bước đầu tiên của một chủ
trương quan trọng mà thực dân sẽ đẩy mạnh trong nhiều năm tới quá trình nhằm
ngày càng nắm chặt tổ chức và hoạt động của các làng xã. Chủ trương này đương
thời gọi là “cải lương hương chính” được tiến hành ở khắp 3 kỳ, nhưng với những
biện pháp khác nhau. Riêng ở Bắc Kỳ sau đó còn 2 lần “cải lương hương chính”
khác căn cứ theo các Nghị định ngày 25-2-1927, và 23-5-1941.
9 tháng Mười
1921
Hội Liên hiệp Thuộc địa (L’ Union Intercoloniale) được thành lập tại Pháp và
triệu tập phiên họp đầu tiên.
Dưới ánh sáng của những nghị quyết của Quốc tế Cộng sản và Sơ thảo lần thứ
nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, được sự giúp
đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà hoạt động cách
mạng các nước thuộc địa của Pháp như Angiêri, Marốc, Tuynidi, Mađagaxca,
Ghinê... đã thành lập tại Pari Hội Liên hiệp thuộc địa, “đoàn thể của những người
dân bản xứ ở tất cả các thuộc địa”. Hội đã ra lời tuyên ngôn và cho xuất bản tờ Le
Paria (Người cùng khổ). Ngày 22-5-1922, Hội được nhà cầm quyền Pháp chính
thức thừa nhận như một tổ chức chính trị hoạt động công khai theo đạo luật năm
1901. Phiên họp đầu tiên của Hội được triệu tập vào ngày 9-10-1921. Ngay khi
mới thành lập, Hội đã có gần 100 hội viên là những người yêu nước của các dân
tộc thuộc địa sống trên đất Pháp. Hội có 4 tiểu tổ trong đó có một “tiểu tổ Đông
Dương”. Tổng thư ký Hội là Môngnecvin (Monnerville), sau đó là Luật sư



Blôngcua (Bloncourt). Nguyễn Ái Quốc tham gia Ban chấp hành, đóng vai trò
quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Hội. Điều lệ Hội nhấn mạnh đoàn kết là
sức mạnh và mục tiêu của nó là bằng các hình thức đấu tranh công khai như báo
chí, nghị trường để lên án chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa
trong sự nghiệp giải phóng. Lời tuyên ngôn đã nhấn mạnh: “Đứng trước chủ nghĩa
tư bản và chủ nghĩa đế quốc lợi ích của chúng ta thống nhất. Các bạn hãy nhớ lời
hiệu triệu của Các Mác: Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại!”.
Hội hoạt động cho đến cuối năm 1925 đầu năm 1926 đã góp phần quan trọng vào
việc xây dựng tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân các dân tộc thuộc địa với
nhân dân và giai cấp vô sản Pháp, trong một mặt trận chung chống chủ nghĩa đế
quốc nhằm thức tỉnh quần chúng, huấn luyện đào tạo cán bộ cho phong trào giải
phóng dân tộc ở các thuộc địa Pháp, và thông qua những hoạt động của Hội truyền
bá tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin đến các dân tộc thuộc địa, trong đó có
Đông Dương.
*Xem: 1-4-1922.
11 tháng Mười
1921
Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định về việc mở công trái ở Đông Dương để lấy
tiền xây dựng đường sắt Vinh - Đông Hà.
Nghị định này dựa vào đạo sắc lệnh của Tổng thống Pháp ký ngày 8-10-1921
chuẩn y một đạo luật do Nghị viện Pháp thông qua ngày 20-6-1921 cho phép mở
cuộc công trái (emprunt) trị giá hơn 6 triệu đồng để đầu tư xây dựng tuyến đường
sắt Vinh – Tân Ấp (Đông Hà) bằng hình thức bán ra 123.600 phiếu công trái trị giá
50 đồng Đông Dương để thu về 6.180.000 đồng. Khác những lần trước chỉ bán
công trái bằng đồng frăng, lần này cho phép thu về bằng đồng Đông Dương, kể cả
tiền bằng bạc và phát hành cả trong người bản xứ (trước đó chủ yếu trong giới tư
bản chính quốc), sau thời hạn 30 năm sẽ hoàn trả gấp đôi (tức 100 đồng Đông
Dương). Trong thời gian 30 năm đó, người mua có thể dùng công trái ký quỹ vay
Ngân hàng Đông Dương (với trị giá còn 80% giá gốc nhưng chỉ phải trả ½ mức lãi

tức là 6% năm). Cuộc công trái được mở ra từ ngày 5-3 đến 20-3-1922 với sự hỗ
trợ đắc lực của bộ máy tuyên truyền thực dân cũng như bộ máy hành chính thực
dân và Nam triều. Nhờ đó, chính quyền thực dân đã thu được số tiền là 10.289.000
đồng (vượt dự kiến ban đầu), cụ thể: Nam Kỳ: 5.343.250 đồng, Bắc Kỳ: 2.596.000
đồng, Trung Kỳ: 1.267.750 đồng, Campuchia: 913.450 đồng, Lào: 92.600 đồng,
Quảng Châu Loan: 45.800 đồng, ngoại quốc: 24.600 đồng.
Cuộc mở công trái này như chính quyền thực dân chủ trương “là một cuộc thử
nghiệm một phép tài chính riêng để xem sau này có thể trông cậy được ở các nhà
tư bản bản xứ mà tổ chức mọi việc công lợi về nông thương bản xứ được không?”
(Trung Bắc tân văn, 21-1-1922) đã trở thành cuộc mở công trái lớn nhất từ trước
đó, cũng lần đầu tiên thu được bằng đồng bạc Đông Dương và phát hành trong
người bản xứ. Chính quyền thực dân đã huy động được một số tiền lớn đầu tư vào
việc hoàn thành tuyến đường sắt xuyên Đông Dương (ngoài đoạn Vinh – Đông Hà,
lúc này còn các tuyến Đà Nẵng – Nha Trang). Cũng trong vụ này, thông qua chính
quyền thực dân, Ngân hàng Đông Dương đã tìm được một số tiền rất lớn, đặc biệt
là thu hồi nhiều đồng bạc quý (bạc đúc) để cứu vãn tình hình lạm phát tiền giấy,


×