Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

1 biên niên lịch sử việt nam thời kỳ nguyên thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.71 KB, 32 trang )

THỜI NGUYÊN THỦY


Khoảng 40 –50 vạn năm trước
Có người vượn ở vùng hang Thẩm Khuyên (Lạng Sơn).

Lịch sử loài người có thể bắt đầu từ rất lâu, trước cả khi
những con người đầu tiên xuất hiện, vào thời kỳ của
những dạng sống sơ khai nhất trên Trái Đất cách đây
khoảng 3.000 triệu năm. Trong vô số các loài động vật
đã tiến hóa qua hàng triệu năm thì loài tiến hóa cao nhất
là những động vật có vú sống trên cây gọi là linh trưởng,
trong đó có loài vượn đầu tiên.
Khoảng 6 triệu năm trước
Xuất hiện một loài vượn cổ hay còn gọi là vượn nhân
hình Hominid. Loài vượn này đã có thể đứng bằng hai
chân, dùng hai chi trước để cầm nắm, ăn hoa quả, lá cây,
củ và cả động vật nhỏ. Trong quá trình phát triển, loài
vượn nhân hình này cũng tiến hóa dần dần, ngày càng
gần với người hơn: từ loài vượn Driopithecus đến
Ramapithecus và bước tiến hóa rõ rệt hơn cả là vượn
phương Nam - Australopithecus. Xương hóa thạch của
nó tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á, Trung Quốc và cả ở
Lạng Sơn (Việt Nam)
ảnh: Australopithecus
- 3,7 triệu năm


Nhân chủng
Châu Phi :
Năm 1961, Louis và Mary Leakey phát hiện thấy dấu vết


chân của người vượn in trên đống tro núi lửa ở Laetolil,
Tanzania. Người vượn này có niên đại xuất hiện khoảng
năm – 3,7 triệu.
[17]
- 3,1 triệu
Nhân chủng
Châu Phi
(….) [17]


Khoảng 30 vạn năm trước
Người vượn chế tạo ra công cụ thô sơ bằng đá ở núi Đọ, núi Quan
Yên và núi Nuông (Thanh Hóa).
Người vượn để lại công cụ đá ở suối Gia Liêu, ở Hang Gòn (Đồng
Nai), ở Dầu Giây (Lộc Ninh, Bình Phước), ở Tấn Mài (Quảng Ninh)...
Người vượn cũng để lại những chiếc răng trong lớp trầm tích mầu đỏ
cùng với xương cốt các loài động vật thời Cánh tân (Pleistocene) ở
hang Thẩm Hai (Lạng Sơn).
Ảnh: nuido_songchu
Chú thích: Nằm trong địa phận hai xã Thiệu Tân và Thiệu Khánh
huyện Thiệu Hoá, cách thành phố Thanh Hoá 7km về phía Bắc - Tây
Bắc. Ðây là một hòn núi cao 160m, nằm bên hữu ngạn sông Chu.
Người vượn nguyên thuỷ đã sinh sống ở đây, ghè vỡ đá núi để chế tác
công cụ. Những công cụ bằng đá mang dấu ấn chế tác bởi bàn tay của
họ như mảnh tước, hạch đá, rìu tay... đã được phát hiện ở núi Ðọ khá
nhiều. Ngày nay, trên sườn núi Ðọ, hàng vạn mảnh tước (mảnh ghè
khi người nguyên thuỷ chế tác công cụ) vẫn còn nằm rải rác, nhất là


sườn phía Ðông và phía Tây nam.



Khoảng 15 vạn năm trước
Có người vượn ở vùng Nậm Tun (Sơn La).
Khoảng 14 vạn năm trước
Ở hang Thẩm Ồm (Quỳ Châu, Nghệ An) có răng người vượn cùng với
xương và răng của các động vật thuộc thế Cánh tân như voi răng
kiếm, gấu tre, đười ươi lùn... Ở đây cũng đã tìm thấy răng vượn khổng
lồ. Răng người ở Thẩm Ồm vừa có những đặc điểm của người vượn đi
thẳng muộn, lại có những đặc điểm của Người hiện đại (Homo
sapiens).
Khoảng 10 vạn năm trước
Ở hang Hùm (Lục Yên, Yên Bái), ở hang Thung Lang (Ninh Bình), ở
hang Quyết (Tuyên Hoá, Quảng Bình), hang Kéo Lèng (Bình Gia,
Lạng Sơn) có sự sinh sống của Người khôn ngoan (Homo sapiens
sapiens) đầu tiên ở Việt Nam.


Khoảng 2 vạn 8 nghìn năm trước
Có đồ đá của người nguyên thuỷ ở đầu nguồn sông Mã – vùng Tuần
Giáo, tỉnh Lai Châu.

4 vạn năm trước
Con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, loại bỏ
hết dấu tích vượn trên người, trở thành người hiện đại
hay người tinh khôn (Homo Sapien).Người hiện đại có
cấu tạo cơ thể phát triển như người ngày nay. Các bộ
phận cơ thể đã trở nên hoàn thiện, hai bàn tay nhỏ, khéo
léo, các ngón tay, nhất là ngón cái linh hoạt hơn, trán
cao, xương hàm nhỏ và không còn nhô ra phía trước; não

đặc biệt phát triển.
ảnh: Quá trình tiến hóa từ vượn người đến người hiện đại

Khoảng 2 vạn 3 nghìn năm trước
Có dấu tích Hậu kỳ đồ đá cũ ở hang Miệng Hổ và mái đá Ngườm (xã
Thần Sa, huyện Vũ Nhai, tỉnh Thái Nguyên).


Khoảng 2 vạn 1 nghìn năm trước
Có văn hóa Hậu kỳ đá cũ được gọi là Văn hóa Sơn Vi (địa danh phát
hiện đầu tiên thuộc xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, năm
1968). Những di tích thuộc văn hóa Sơn Vi đã được phát hiện trên
một diện rộng từ Lào Cai ở phía bắc đến Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Trị, Lâm Đồng ở phía nam; từ Sơn La ở phía tây đến vùng sông Lục
Nam ở phía đông.
Khoảng 1 vạn 8 nghìn năm trước
Tại hang Con Moong (Cẩm Thủy, Thanh Hóa) có dấu tích văn hóa
Sơn Vi nằm ở tầng cuối đã xuất hiện các công cụ mang đặc trưng của
văn hóa Hòa Bình; tầng trên của di tích này thuộc văn hóa Hòa Bình.
Đây là một bằng chứng khẳng định sự phát triển liên tục từ văn hóa
Sơn Vi (Hậu kỳ đá cũ) lên văn hóa Hòa Bình.


Khoảng 1 vạn năm trước
Văn hóa Hòa Bình thuộc Sơ kỳ thời đại đồ đá mới được phát hiện ở
các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Ninh
Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, trong đó tập trung nhất tại
Hòa Bình và Thanh Hóa. Văn hóa Hòa Bình còn được phát hiện ở
nhiều nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á. Các bộ lạc nguyên
thủy, chủ nhân của văn hóa Hòa Bình đã biết trồng các loại rau củ, cây

ăn quả và đặc biệt là đã biết trồng lúa.
Văn hóa Hòa Bình đã có nông nghiệp sơ khai nhưng chưa có đồ gốm,
vì thế còn được gọi là văn hóa đá mới trước gốm.
ảnh: Cư dân văn hóa Hòa Bình
Tìm hiểu thêm về văn hóa Hòa Bình
/>%C3%B2a_B%C3%ACnh


Khoảng 8 nghìn năm trước
Văn hóa Bắc Sơn thuộc Sơ kỳ thời đại đá mới của người nguyên thủy
nảy sinh từ trong lòng văn hóa Hòa Bình. Các di tích thuộc văn hóa
Bắc Sơn được phát hiện trong các núi đá vôi Bắc Sơn (thuộc tỉnh
Lạng Sơn) và tỉnh Bắc Cạn. Các di tích này cũng tìm thấy trong vùng
phân bố của văn hóa Hòa Bình như Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa,
Nghệ An, Quảng Bình...
Cư dân Bắc Sơn mặc dù đã biết đến nông nghiệp nhưng nguồn sống
chính vẫn là nhờ săn bắt và hái lượm. Một thành tựu kỹ thuật mới của
cư dân Bắc Sơn là đã biết chế tác đồ gốm. Đồ gốm Bắc Sơn thường có
miệng loe và đáy tròn. Độ nung của gốm chưa cao. Mặc dù văn hóa
Bắc Sơn đã đạt đến trình độ cao hơn văn hóa Hòa Bình, đã là một văn
hóa mới có gốm sơ kỳ, nhưng cấu trúc xã hội của cư dân Bắc Sơn vẫn
nằm trong khuôn khổ công xã thị tộc mẫu hệ.


Khoảng 6 nghìn năm trước
Tại đồi vỏ hến Đa Bút (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã tìn được nhiều chiếc
rìu làm bằng đá cuội, chỉ mài ở lưỡi và khá nhiều mảnh gốm còn thô
vụng, độ nung thấp. Đồ gốm ở đây đã phát triển hơn đồ gốm trong văn
hóa Bắc Sơn. Chủ nhân di chỉ Đa Bút là những người săn bắt, đánh cá
và cũng đã biết đến thuần dưỡng súc vật như bò, chó... Khảo cổ học

xếp di chỉ này vào giai đoạn “đá mới cuối Bắc Sơn”.

5500 năm trước
Dân Tây Á và Ai Cập đã sử dụng đồng, thoạt tiên là
đồng đỏ.
Cư dân cổ ở Tây Á và Ai Cập đã sống trên các đồng
bằng ven sông. Những nền văn minh đầu tiên trên thế
giới đã xuất hiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc trên
lưu vực những con sông lớn: sông Nil (Ai Cập), sông
Tigre và Euphrate (Lưỡng Hà), sông Hoàng Hà (Trung

Tại Quỳnh Văn (Quỳnh Lưu, Nghệ An) con người đã đánh bắt sò điệp Quốc.
về ăn và vứt vỏ lại ngay nơi cư trú của họ, lâu ngày vỏ tích lại thành ảnh: Bản đồ Ai Cập cổ đại
những đồi lớn. Người Quỳnh Văn đã biết làm đồ gốm. Gốm được nặn chú thích ảnh: Nền văn minh Ai Cập, hay nền văn
bằng tay, chưa biết dùng bàn xoay, nhưng đã có độ dày khá đều. minh sông Nil, gắn liền với cư dân sống bên hai bờ sông
Người Quỳnh Văn sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, săn bắn và bước Nil tại Ai Cập. Dòng sông Nil dài khoảng 6500 km, có
đầu đã biết đến nông nghiệp. Các nhà khảo cổ học xếp di chỉ Quỳnh bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, đã tạo ra nơi sản sinh ra
Văn là loại tiêu biểu nhất của văn hóa đá mới có gốm ở ven biển Nghệ một trong các nền văn minh sớm nhất thế giới
Tìm hiểu thêm về nền văn minh Ai Cập cổ đại.
– Tĩnh.
ảnh: Pharaon
/>%E1%BA%ADp


ảnh: Lưỡng Hà
Lưỡng Hà là vùng thung lũng giữa hai con sông Tigre và
sông Euphrate. Vùng này nổi tiếng là vùng đất phì nhiêu,
thuận lợi cho nền sản xuất nông nghiệp như trồng nho,
ôliu, đại mạch và nhiều loại sản vật nông nghiệp khác.
Những cư dân đầu tiên sinh sống ở vùng này bắt đầu từ

rất sớm.


Khoảng hơn 4 nghìn năm trước

–Khoảng 3000 – 2200 TCN: Thời kỳ Cổ vương quốc
ở Ai Cập.

Văn hóa Hậu kỳ đá mới tại Ba Xã và hang Mai Pha (Lạng Sơn), Mả Thời kỳ Cổ vương quốc bao gồm 8 vương triều (từ
Đống (Ba Vì, Hà Tây), gò Con Lợn (Quang Húc, Tam Nông, Phú vương triều III đến vương triều X). Đầu thời Cổ vương
Thọ), Bá Tử Long (Quảng Ninh), Thạch Lạc (Hà Tĩnh), Bàu Tró quốc, chế độ tập quyền trung ương càng được củng cố,
kinh tế cũng phát triển hơn trướng. Trên cơ sở ấy, các
(Quảng Bình), các tỉnh Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ.
Nhìn chung, vào cuối thời đại đá mới, trên khắp ba miền Bắc, Trung,
Nam của đất nước, bao gồm cả vùng rừng núi, trung du, đồng bằng
châu thổ, duyên hải và hải đảo đã tụ cư nhiều bộ lạc có kỹ thuật làm
đồ đá và đồ gốm gần tương tự nhau. Nhiều bộ lạc đã lấy nông nghiệp
lúa nước làm hoạt động kinh tế chủ yếu. Họ đã bắt đầu định cư trong
các xóm làng.

pharaon đã huy động sức người sức của để xâydựng cho
mình những kim tự tháp rất đồ sộ. Nhưng từ vương triều
V, thế lực của chính quyền trung ương bắt đầu suy giảm,
đến vương triều VIII, nền thống nhất không duy trì được
nữa.
ảnh: Các Kim tự tháp cổ Ai Cập
ảnh: Thần Ra (thần mặt trời theo quan niệm của người
Ai Cập).
–2132-2024 TCN: Triều đại Ur đưa vùng Sumer phát
triển đến tột đỉnh.

Sau khi người Guti bị đánh đuổi, quyền thống trị ở
Lưỡng Hà chuyển sang tay vương triều III của Ur, một
thành bang cổ xưa của người Sumer. Phạm vi thống trị
của vương triều này cũng rất rộng. Ur đã ban bố một bộ


luật mà ngày nay đã phát hiện được một số đoạn. Đó là
bộ luật cổ nhất trong lịch sử thế giới. Như vậy, dưới thời
vương triều III, Ur đã trở thành một nước lớn mạnh ở
Lưỡng hà, nhưng đến cuối thế kỉ XXI TCN thì bị suy
yếu và bị liên quân của Elam (một bộ tộc ở phái Đông )
và Mari (một thànhbang ở phái Bắc) đánh bại.
Từ thiên niên kỷ III TCN tới cuối thiên niên kỷ II
- 2700: Bắt đầu nền văn minh Crete – Mycene (Hy
Lạp)
Đây là một nền văn minh của một xã hội có giai cấp, nhà
nước, tương tự như các nền văn minh của các quốc gia
cổ đại phương Đông. Nền văn minh này bị tàn tạ vào
thiên niên kỷ II TCN, cùng với những cuộc thiên di lớn
của các tộc người Hi Lạp từ phía bắc tràn xuống chinh
phục và định cư.
ảnh: Phụ nữ thời văn minh Mycenae


Khoảng 4 nghìn năm trước
Văn hóa Phùng Nguyên. Các bộ lạc Phùng Nguyên là cư dân nông
nghiệp trồng lúa nước ở lưu vực sông Hồng đã đạt đến trình độ cao
trong kỹ thuật chế tác đồ đá và biết đến nguyên liệu đồng thau. Các di
tích thuộc văn hóa Phùng Nguyên đã được phát hiện ở các tỉnh Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội và Hải Phòng.

ảnh: di chi da muon PN
chú thích: Di vật ở lớp văn hóa Phùng Nguyên chủ yếu là các công cụ
đá mài sắc sảo, có vai và đặc biệt khá nhiều đồ trang sức bằng đá.

Khoảng 4 nghìn năm trước
Nhiều cư dân trên trái đất biết dùng đồng thau.
Hầu hết cư dân trên các lưu vực sông đến cư trú ở các
đồng bằng ven sông.
Khoảng 2200 – 1570 TCN: Thời kỳ Trung vương
quốc ở Ai Cập.
Thời kỳ Trung vương quốc ở Ai Cập bao gồm 7 vương
triều (từ vương triều XI đến vương triều XVII), trong đó
thời kì thống trị của vương triều XI và và vương triều
XIII là thời kì ổn định nhất. Năm 1570, ở Ai Cập nổ ra
một cuộc khởi nghĩa của dân nghèo. Từ đó Ai Cập bị suy
yếu. Đến năm 1710 TCN, miền Bắc Ai Cập bị người
Híchxốt ở Palextin chinh phục và thống trị 140 năm.
Trong thời gian ấy, miền Nam Ai Cập cũng phải thần
phục vương triều ngoại tộc ấy.
–1900-1600 Triều đại Babylon thứ I.
Khoảng năm -1800, vua Hammurabi của Cổ Babylon cai
trị toàn bộ vùng Mesopotamia. Ông thực hiện các
chương trình xây dựng và cải cách dân sự to lớn. Ông đã


xây dựng và ban hành bộ luật đầu tiên. Bộ luật được sắp
xếp một cách có hệ thống.
ảnh: Hammurabi
Ở đỉnh cột đá chạm này là hình ảnh vua Hammurabi của
Babylon (cai trị từ khoảng năm 1792 đến 1750 tr. CN)

đang đứng trước thần mặt trời. ở bên dưới là hình khắc
những luật lệ vua ban ra.


Khoảng 3500 năm trước
Người nguyên thủy đã để lại các “công xưởng” chế tạo đồ trang sức
tại Tràng Kênh, Thủy Nguyên, Hải Phòng, ở Bãi Tự (Bắc Ninh), ở
Dậu Dương, Hồng Đà (Phú Thọ). Đây là những cơ sở sản xuất có kỹ
thuật cao, có sự phân công lao động và trao đổi nguyên thủy ở vào
giai đoạn chuyển tiếp từ Hậu kỳ thời đại đồ đá mới sang Sơ kỳ thời
đại đồng thau.

Khoảng thế kỉ XVI - khoảng năm 1066 TCN: Nhà
Thương ở Trung Quốc. Có 30 đời vua.
Vua cuối cùng của nhà Hạ là Kiệt cùng với bọn quý tộc
nhà Hạ, vựa vào vũ lực, bạo ngược vô đạo, bóc lột nhân
dân rất tàn khốc.
Thời bấy giờ, có bộ lạc Thương ở hạ lưu Hoàng Hà, dưới
sự lãnh đạo của người thủ lĩnh của minh là Thành Thang,
đã dần dần lớn mạnh lên, rồi lần lượt đánh bại các bộ lạc
liên minh với Hạ, sau đó lại tấn công vua Kiệt nhà Hạ
lập ra nhà Thương
Khoảng thế kỹ XIV trước công nguyên, vua Thương là
Bàn Canh dời đô đến đất Ân (thuộc tỉnh Hà Nam bây
giờ). Do đó về sau, nhà Thương vẫn còn gọi là nhà Ân
Thương.
Cuối đời Thương có vua Trụ nổi tiếng tàn bạo làm nhân
dân vô cùng oán hận. Nhân tình hình đó, nước Chu ở
phía Tây vốn là một nước phụ thuộc của Thương đem
quân tấn công Triều Ca. Nhà Thương diệt vong.

ảnh:
Chiếc bình bằng đồng dùng trong tế lễ này, có niên đại
từ thời Nhà Thương ở thế kỷ thứ 13 TCN, hiện được cất
giữ tại Arthur M. Sackler Gallery thuộc Viện
Smithsonian
Tìm hiểu thêm về nhà Thương:
/>%C6%B0%C6%A1ng


1570 – khoảng 1100 TCN: Thời kỳ Tân vương quốc ở
Ai Cập.
Năm 1570, người Híchxốt bị đánh đuổi khỏi Ai Cập, đất
nước lại được thống nhất, thời Tân vương quốc bắt đầu.
Thời kỳ này gồm 3 vương triều, từ vương triều XVIII
đến vương triều XX. Các vua đầu vương triều XVIII tích
cực thi hành chính sách xâm lược bên ngoài đã chinh
phục được Xyri, Phênixi, Phalextin ở châu Á và Libi,
Nubi ở châu Phi.
Cuối vương triều XVIII, do thế lực của tầng lớp tăng lữ
thờ thần mặt trời Amôn phát triển quá mạnh, lấn át cả uy
quyền của vua, vì vậy, để làm suy yếu thế lực của tầng
lớp tăng lữ, vua Ichnatôn đã tiến hành một cuộc cải cách
tôn giáo, nhưng chính sách cải cách này chỉ được thi
hành một thời gian ngắn.
Thời kì này, đồng thau đã ra đời nhưng chất lượng còn
kém và còn ít. Đến thời Tân vương quốc, đồng thau mới
được sử dụng rồng rãi, đồng thời sắt đã bắt đầu xuất hiện
nhưng còn rất hiếm.
Giữa thiên niên kỉ II đến giữa thiên niên kỉ I TCN:
Thời kì Vêđa trong lịch sử Ấn Độ.

Lịch sử Ấn Độ thời kỳ này được phản ánh trong các tập
kinh Vêđa nên gọi là thời kỳ Vêđa. Chủ nhân của thời kỳ
Vêđa là người Arya mới di cư từ Trung Á vào Ấn Độ,
sinh sống chủ yếu trên vùng lưu vực sông Hằng. Trong


giai đoạn đầu của thời kỳ Vêđa, người Arya sống trong
giai đoạn tan rã của xã hội nguyên thủy, đến khoảng cuối
thiên niên kỷ II TCN, họ mới tiến vào xã hội có nhà
nước. Chính trong thời kỳ này, ở Ấn Độ đã xuất hiện hai
vấn đề có ảnh howngr rất quan trọng và lâu dài trong xã
hội nước này, đó là chế độ đẳng cấp (varna) và đạo
Balamon.

THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG VÀ AN DƯƠNG VƯƠNG
1570 – khoảng 1100 TCN: Thời kỳ Tân vương quốc ở
Khoảng 3070 năm trước
Có văn hóa Đồng Đậu (thuộc xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh
Phúc) thuộc Trung kỳ thời đại đồng thau ở vào nửa sau thiên kỷ thứ
IV tr.CN. Đây là giai đoạn kế tiếp sự phát triển cao hơn so với giai
đoạn trước. Nếu như ở Phùng Nguyên, con người mới bắt đầu biết đến
kỹ thuật luyện kim thì ở Đồng Đậu kỹ thuật luyện kim đã thực sự phát
triển. Trong các di chỉ thuộc văn hóa Đồng Đậu, hiện vật bằng đồng
thau chiếm khoảng 20% số công cụ và vũ khí với nhiều loại hình
phong phú như rìu, mũi lao, mũi tên, lưỡi câu, giũa... Người ta đã để

Ai Cập. (ở trên)


lại dấu vết của các làng nông nghiệp trồng lúa, chăn nuôi, săn bắt, làm

đồ gốm và các nghề thủ công khác. Địa bàn phân bố của văn hóa
Đồng Đậu đã được phát hiện tại Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc
Giang, Hà Nội...


Khoảng 3045 năm trước
Có văn hóa Gò Mun (mang tên di chỉ phát hiện đầu tiên vào năm 1961
ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ), thuộc Hậu kỳ thời đại
đồng thau. Đặc điểm của giai đoạn này là đồ đồng phát triển mạnh và
chiếm ưu thế so với đồ đá (hiện vật đồng thau chiếm trên 50% tổng số
công cụ và vũ khí phát hiện được). Về loại hình, đã có mũi tên, lưỡi
câu, mũi nhọn, giũa, giáo... và đánh lưu ý là sự xuất hiện rìu lưỡi xéo,
lưỡi liềm. Đồng thau cũng được dùng để chế tạo đồ trang sức như
vòng tay bằng đồng.

Khoảng 3000 năm trước
Dân Tây Á và Nam châu Âu là những người đầu tiên
biết sử dụng đồ sắt.
Thế kỉ XI TCN – IX TCN: thời đại Homer trong lịch
sử Hi Lạp
Trạng thái sinh hoạt vật chất và tinh thần của người Hi
Lạp trong giai đoạn này được phản ánh rõ nét trong hai
tập sử thi Iliad và Odyssey, tương truyền là sáng tác của
nhà thơ Hôme ở tiểu Á.
Trong thời kỳ này, công cụ sản xuất và vũ khí bằng đồng
đã được sử dùng phổ biến. Kinh tế Hi Lạp thời Hôme là
kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp, trong đó chăn nuôi và
trồng trọt là hai hoạt động kinh tế chủ đạo. Mặc dù thủ
công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp nhưng kinh tế
hàng hóa chưa phát triển. Xã hội Hi Lạp thời Hôme là

xã hội thị tộc, bộ lạc ở giai đoạn mạt kì. Theo Enghen,
đặc trưng cơ bản của nó là có sự tồn tại của chế độ dân
chủ quân sự. Một xã hội được tổ chức theo lối vừa có
những thủ lĩnh quân sự đầy quyền uy, vừa có sự tồn tại


của các đại hội nhân dân.
ảnh: Homer
Khoảng năm 1066 – 771 TCN: Triều Tây Chu ở
Trung Quốc.
Chu là một bộ lạc cư trú ở thượng lưu sông Hoàng Hà
(vùng Thiểm Tây, Cam Túc ngày nay). Trong lúc bộ tộc
Chu đang lớn mạnh không ngừng, thi mâu thuẫn trong
nội bộ nhà Ân - Thương ngày càng sâu sắc. Vua cuối
cùng của nhà Ân - Thương là Trụ Vương nổi tiếng tàn
bạo làm lòng dân oán hận. Thủ lỉnh người Chu là Chu
Văn Vương được sự ủng hộ của bộ tộc mình , thừa cơ
nhà Thương suy yếu, phát triển thế lực về phía đông
đánh chiếm nhiều đấ đai của nhà Thương. Con của Chu
Văn Vương là Chu Vũ Vương tấn công kinh đô nhà
Thương. Diệt xong nhà Thương, Chu vũ Vương đóng đô
ở Hạo Kinh ( phía Tây thành phố Tây An ngày nay), và
dựng lên nhà Chu, trong lịch sử gọi là Tây Chu. Các vua
nhà Chu đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm củng cố
vững chắc sự thống trị của mình.. Đến thời Chu Lệ
Vương, mâu thuẫn xã hội gay gắt do vua thi hành chính


sách giữ độc quyền ao hồ. Năm 841, nhân dân vùng kinh
kì nổi dậy khởi nghĩa, Lệ Vương bị lật đổ, lịch sử Trung

Quốc bước vào thời kỳ “Cộng hòa hành chính” kéo dài
14 năm. Đến năm 827 TCN, nhà Tây Chu lại được khôi
phục. Song đến đời U Vương, vua say mê Bao Tự làm
triều đình rối loạn. Năm 771, Thân Hầu là cha của
Hoàng hậu liên kết với người Khuyển Nhung đem quân
đi đánh U Vương. U Vương thừa chạy bị người Khuyển
Nhung giết chết. Ngay sau đó, thái tử Nghi Cữu được lập
làm vua, hiệu là Bình Vương. Nhưng kinh đô Cảo Kinh
đã bị người Khuyển Nhung tàn phá nặng nề nên phải dời
đô sang Lạc Ấp ở phía đông. Thời kì Tây Chu đến đây
chấm dứt.


Khoảng 2820 năm trước
Có văn hóa Đông Sơn (mang tên địa điểm phát hiện đầu tiên thuộc
Thanh Hóa). Giai đoạn này, đồ đồng phát triển rực rỡ, đạt đến mức
hoàn hảo cả về kỹ thuật cũng như nghệ thuật. Điều đáng chú ý là đã
phát hiện ra dấu tích của nghề luyện sắt và những hiện vật bằng sắt
như cuốc, mai, thuổng, mũi tên trong các di chỉ thuộc văn hóa Đồng
Sơn. Vì thế khảo cổ học xếp văn hóa Đông Sơn vào Sơ kỳ thời đại đồ
sắt.
Tìm hiểu thêm về văn hóa Đông Sơn
/>%C4%90%C3%B4ng_S%C6%A1n
ảnh: trong dong Ngoc lu; mat trong dong ngoc lu, toàn cảnh làng
Đông Sơn, nơi phát hiện di chỉ khảo cổ trống đồng Đông Sơn.
chú thích ảnh: Trống đồng Ngọc Lũ-một sản phẩm của công nghệ
luyện kim của cư dân Việt cổ cách ngày nay từ 2000-3000 năm

Từ thế kỉ X – I TCN: Thời kỳ Ai Cập hết bị chia cắt
lại đến bị ngoại tộc thống trị.

525 TCN, Ai Cập bị nhập vào đếp quốc Ba Tư ở Tây Á.
Năm 332 TCN, Ai Cập bị Alexander ở Macedonia chinh
phục. Sau khi đế quốc Macedonia tan rã, Ai Cập thuộc
quyền thống trị của một vương triều Hi Lạp gọi là vương
triều Ptôlêmê (305 – 30 TCN). Đến năm 30 TCn, Ai Cập
thành một tỉnh của đế quốc La Mã.


Khoảng 2700 năm trước
Là thời kỳ phát triển rực rỡ của văn hóa Đông Sơn – cũng chính là
thời kỳ hình thành một nhà nước đầu tiên ở nước ta. Đó là nước Văn
Lang của các vua Hùng. Về sự thành lập nước Văn Lang đời Hùng
Vương, Việt sử lược là bộ sử xưa nhất của nước ta còn lại đến nay
chép rằng: “Đến thời Trang Vương nhà Chu (696 – 681 tr.CN), ở bộ
Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng
là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang, phong
tục thuần hậu chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18
đời đều gọi là Hùng Vương”.
ảnh: Den_hung
chú thích:

770 – 221 TCN: Nhà Đông Chu ở Trung Quốc
Giai đoạn Đông Chu tương đương với hai thời Xuân Thu
(722-481 TCN) và Chiến Quốc (403-221 TCN). Thời
thứ nhất gọi là Xuân Thu vì lịch sử Trung Quốc thời này
được phản ánh trong sách Xuân Thu, quyển sử của nước
Lỗ do Khổng Tử soạn. Còn thời Chiến Quốc bắt đầu từ
khi ba nước Triệu, Ngụy, Hàn được nhà Chu công nhận
là nước chư hầu và kết thúc khi nước Tần thống nhất
Trung Quốc (221 TCN).

Đây là thời kỳ nhà Chu ngày càng suy yếu. Trong khi đó,
giữa các nước chư hầu diễn ra cuộc nội chiến triền miên
để giành quyền bá chủ, tiến tới tiêu diệt lẫn nhau để
thống nhất Trung Quốc. Thời Xuân Thu, đồ sắt bắt đầu
xuất hiện, đến thời Chiến Quốc thì được sử dụng rộng rãi

Nước Văn Lang chia làm 15 bộ (vốn là 15 bộ lạc). Đứng đầu mỗi bộ trong đời sống xã hội.
lạc là Lạc tướng (còn gọi là Bộ chúa, Bộ tướng, Phụ đạo) cũng là Thế kỷ VIII – IV TCN: Thời kỳ thành bang trong
những chức thế tập cha truyền con nối.

lịch sử Hy Lạp.
Đây là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hi Lạp cổ
đại. Trong các thành bang ở Hi Lạp, quan trọng nhất là


×