Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

CHĂM sóc BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT áp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.37 KB, 29 trang )

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
TĂNG HUYẾT ÁP
ThS Nguyễn Văn Liệp


Mục tiêu
• Trình bày được định nghĩa tăng huyết áp
• Nêu được nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, biến
chứng của tăng huyết áp
• Nêu được chế độ điều trị không dùng thuốc, các cấp
độ dự phòng tăng huyết áp
• Trình bày được các nội dung chăm sóc bệnh nhân
tăng huyết áp


Đại cương về tăng huyết áp (THA)
• Năm 2011 trên thế giới có gần 1 tỷ người bị THA, 2/3 là
ở các nước đang phát triển
• Ước tính năm 2025: ≈1,56 tỷ người trưởng thành trên
toàn cầu sống chung với THA
• Khoảng 1/3 người trưởng thành ở Đông Nam Á bị THA


Tăng huyết áp tại Việt Nam
• Những năm 1960 tỷ lệ THA ≈ 1%; năm 1992: 11,2%;
năm 2005: 18,3%.
• Điều tra năm 2008 của Viện Tim mạch Việt Nam:
– Tỷ lệ THA: 25,1%. Ước tính ≈ 11 triệu người bị THA.
• Hiện nay, có khoảng 9,7 triệu người hoặc là không biết
bị THA, hoặc là THA nhưng không được điều trị hoặc có
điều trị nhưng chưa đưa được HA về mức bình thường.




Định nghĩa THA
• Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và hội tăng huyết áp
Quốc tế (ISH) thống nhất gọi là Tăng huyết áp khi
huyết áp tâm thu ≥ 140 và/hoặc huyết áp tâm
trương ≥ 90 mmHg.


Chẩn đoán tăng huyết áp
Chẩn đoán dựa vào đo huyết áp.
Khi đo huyết áp chú ý???


Nguyên nhân THA
• Đại đa số THA ở người lớn là không có căn nguyên
(THA nguyên phát) chiếm tới >95%.
• Một số nguyên nhân THA thứ phát:
– Các bệnh về thận: Viêm cầu thận, sỏi thận, viêm thận
kẽ, hẹp động mạch thận...
– Các bệnh nội tiết: Cushing
– Các bệnh hệ tim mạch: Hở van ĐMC, hẹp eo ĐMC,
hẹp, xơ vữa ĐMC bụng
– Do dùng một số thuốc: Thuốc tránh thai...
– Nguyên nhân khác: Ngộ độc thai nghén, rối loạn thần
kinh…


Yếu tố nguy cơ
• Tuổi

• Yếu tố di truyền
• Yếu tố tâm lý, xã hội
• Hành vi và lối sống:
– Thói quen ăn quá nhiều muối
– Thừa cân- béo phì
– Ít tập thể dục
– Uống rượu bia
– Hút thuốc lá
• Bệnh đái tháo đường, rối loạn lipid máu


Triệu chứng của THA
• THA được gọi là kẻ giết người thầm lặng bởi vì thường
THA thường không có dấu hiệu cảnh báo
• THA có một số triệu chứng sớm như đau đầu, chóng
mặt, buồn nôn, nhịp tim bất thường và ù tai
• Các triệu chứng của tăng huyết áp nặng bao gồm mệt
mỏi, buồn nôn, nôn, lú lẫn, lo âu, đau ngực, và chấn
động cơ


Biến chứng
Tổn thương cơ quan đích có thể gặp trong THA:
1.

Tim: phì đại thất trái, suy tim, bệnh mạch vành, rối
loạn nhịp tim…

2.


Não: Xuất huyết não, tắc mạch não, TBMN…

3.

Thận: Đái máu, đái ra protein, suy thận...

4.

Mắt: Soi đáy mắt có thể thấy: các mạch máu co nhỏ,
dấu hiệu bắt chéo động mạch/tĩnh mạch xuất huyết,
xuất tiết võng mạc, phù gai thị…

5.

Bệnh động mạch ngoại vi.


Mục đích và nguyên tắc điều trị
1.

Ngăn ngừa lâu dài các biến chứng

2.

Đưa HA về trị số bình thường (< 140/90 mmHg, nếu
có tiểu đường số HA phải ≤130/80 mmHg)

3.

Điều trị tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ

quan đích

4.

Cân nhắc từng BN, các bệnh kèm theo, các yếu tố
nguy cơ, các tác dụng phụ của thuốc để có chế độ
dùng thuốc thích hợp

5.

HA nên được hạ từ từ để tránh những biến chứng:
thiếu máu cơ quan đích (não)


Mục đích và nguyên tắc điều trị (t)
6.

Giáo dục bệnh nhân cần phải nhấn mạnh:


Điều trị THA là một điều trị suốt đời



Triệu chứng cơ năng của THA không phải lúc
nào cũng gặp và không tương xứng với mức
độ nặng nhẹ của THA




Chỉ có tuân thủ chế độ điều trị mới giảm được
đáng kể các tai biến do THA.


Chế độ điều trị không dùng thuốc
1. Giảm cân nặng nếu thừa cân
Không áp dụng chế độ này cho phụ nữ có thai bị tăng
huyết áp.
2. Hạn chế rượu bia
3. Tăng cường luyện tập thể lực
Chế độ luyện tập cần đều đặn ít nhất 30 - 45 phút/ngày
và hầu hết các ngày trong tuần.


Chế độ điều trị không dùng thuốc (t)
4. Chế độ ăn
a. Giảm muối (Natri). Lượng muối < 6 g NaCl/ngày hoặc
< 2,4 g Natri/ngày.
b. Duy trì đầy đủ Kali khoảng 90 mmol/ngày, đặc biệt ở
bệnh nhân có dùng thuốc lợi tiểu để điều trị THA.
c. Bảo đảm đầy đủ calcium và magnesium.
d. Hạn chế các mỡ động vật bão hoà, hạn chế các thức
ăn giàu Cholesterol.
5. Bỏ thuốc lá


Dự phòng THA
Người ta thường chia ra 3 cấp:
1.


Phòng bệnh cấp 1: Nhằm hạn chế số người bị tăng
huyết áp bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ

2.

Phòng bệnh cấp 2: Khi đã bị tăng huyết áp người ta
tìm cách phòng chống và điều trị để hạn chế các tổn
thương và biến chứng mà nó có thể gây ra .

3.

Phòng bệnh cấp 3: Khi đã bị tổn thương hay biến
chứng thì tìm cách phòng chống và điều trị cho chúng
đỡ phát triển đồng thời hạn chế tỷ lệ tàn phế và tử
vong của bệnh.


Chăm sóc bệnh nhân
tăng huyết áp


1. Nhận định bệnh nhân
Hỏi bệnh nhân:


Thời điểm phát hiện THA



Trị số huyết áp cao nhất từng có




Thuốc đã điều trị trước đó



Gia đình có ai bị THA?



BN có bệnh gì kèm theo không?



Hỏi thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá…



Hỏi về các dấu hiệu của bệnh: hoa mắt, chóng mặt,
buồn nôn, các dấu hiệu biến chứng: bị yếu tay, chân,
mắt có nhìn mờ không…


1. Nhận định bệnh nhân (t)
Đánh giá toàn trạng bệnh nhân


Bệnh nhân tỉnh táo hay hôn mê




Bệnh nhân béo hay gầy



Tinh thần có lo lắng sợ hãi không



Tình trạng ăn uống, tiểu tiện của bệnh nhân



BN có ngủ được không

Nhận định về huyết áp


Lấy DHST, chú ý khi đo huyết áp, đo cả hai tay

Nhận định xem BN đã có biến chứng của THA chưa
Xem hồ sơ bệnh án để có thêm thông tin


2. Vấn đề chăm sóc
• Bệnh nhân đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ,
huyết áp tăng
• Bệnh nhân có nguy cơ bị các biến chứng
• Bệnh nhân thiếu kiến thức về tuân thủ điều trị, phòng

bệnh


3. Lập kế hoạch chăm sóc
• Chăm sóc cơ bản
• Thực hiện y lệnh
• Theo dõi bệnh nhân
• Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân và người nhà


4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc


Thực hiện chăm sóc cơ bản
• Để bệnh nhân nghỉ ngơi tránh lo lắng, căng thẳng
• Động viên bệnh nhân an tâm điều trị
• Đo DHST thường xuyên đặc biệt là huyết áp
• Xây dựng chế độ ăn nhạt, hạn chế muối, chất béo, kiêng
chất kích thích
• Tránh các yếu tố kích thích gây căng thẳng cho bệnh
nhân
• Vệ sinh sạch sẽ ???


Thực hiện y lệnh
• Thực hiện đúng, đủ các y lệnh về thuốc
• Trong quá trình dùng thuốc nếu có xảy ra bất
thường phải báo cáo bác sỹ
• Thực hiện đầy đủ các y lệnh cận lâm sàng



Theo dõi bệnh nhân
• Theo dõi dấu hiệu sinh tồn???
• Theo dõi tình trạng tổn thương tim mạch, thận, mắt?
• Theo dõi sử dụng thuốc, tác dụng phụ của thuốc
• Theo dõi các biến chứng khác của tăng huyết áp


Giáo dục sức khỏe
• Giải thích cho người bệnh hiểu THA là gì? Biểu hiện như thế
nào ? Biến chứng gì ? Làm thế nào để kiểm soát được HA?
• Nhấn mạnh việc điều trị THA phải thường xuyên, liên tục, lâu
dài, lý do phải điều trị lâu dài?
• Hướng dẫn chi tiết cho người bệnh về chế độ ăn trong THA:
Hạn chế muối, hạn chế Lipit và Cholesterol, hạn chế Calo nếu
quá béo, không dùng các chất kích thích tim mạch.
• Cần cho người bệnh biết thứ gì nên ăn – uống, thứ gì không
nên ăn – uống và làm thế nào để thích nghi với chế độ ăn đó.
• Chỉ cho người bệnh biết về các yếu tố nguy cơ của THA trên
cơ sở đó thuyết phục họ loại bỏ hoặc hạn chế đến mức tối đa
các yếu tố nguy cơ đó nếu có.


×