Tải bản đầy đủ (.docx) (113 trang)

Luận văn thạc sĩ Giải pháp xử lý tại chỗ chất thải rắn y tế nguy hại bằng công nghệ không đốt tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Triệu Hải – Thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 113 trang )

LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Khoa Đào tạo sau đại học, của các Nhà giáo đã tận
tình trang bị cho tôi kiến thức để tự tin bước vào công tác và hoạt động nghề
nghiệp.
Trước hết, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại học
Kiến Trúc Hà Nội, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời
gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến Sĩ: Nghiêm Vân Khanh đã dành rất
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn tập thể cán bộ phòng Nội Vụ của Bệnh viện
ĐKKV Triệu Hải, Thị xã Quảng Trị, Tỉnh Quảng Trị đã tạo điều kiện cho tôi điều
tra khảo sát để có dữ liệu viết đồ án. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng
nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện đồ án bằng tất cả sự nhiệt tình và
năng lực của mình, tuy nhiên, không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2016
Học viên

Nguyễn Thị Thoa


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đồ án “Giải pháp xử lý tại chỗ chất thải rắn y tế nguy hại
bằng công nghệ không đốt tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Triệu Hải - Thị xã
Quảng Trị - Tỉnh Quảng Trị” là đề tài nghiên cứu của bản thân tôi với sự giúp đỡ
của giảng viên hướng dẫn. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng một số tài


liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh
mục tài liệu tham khảo của luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Thoa

MỤC LỤC
Lời cảm ơn


3

Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BVĐK
CTR
CTRYT
CTRYTNH
CTNH
KT-XH
TNMT
UBND
VSMT


Tên đầy đủ
Bệnh viện đa khoa
Chất thải rắn
Chất thải rắn y tế
Chất thải rắn y tế nguy hại
Chất thải nguy hại
Kinh tế - xã hội
Tài nguyên môi trường
Uỷ ban nhân dân
Vệ sinh môi trường


4

DANH MỤC HÌNH
Số hiệu hình
Hình 1.1.
Hình 1.2.
Hình 1.3.
Hình 1.4.
Hình 1.5.
Hình 1.6.
Hình 3.1.
Hình 3.2.
Hình 3.3.

Tên hình
Tái chế và tái sử dụng găng tay khám bệnh để bán
Minh họa về hạn chế của công nghệ đốt CTYT nguy hại
Bệnh viện Đa khoa khu vực Triệu Hải

Thùng đựng chất thải
Nhà lưu giữ rác
Lò đốt rác Incinerator
Các loại mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại
Chu trình xử lý tại chỗ chất thải y tế nguy hại
Mô hình xử lý chất thải y tế theo cụm của bệnh viện Đa Khoa
Triệu Hải

Hình 3.4.
Hình 3.5.
Hình 3.6.
Hình 3.7.
Hình 3.8.
Hình 3.9.
Hình 3.10

Thiết bị khử khuẩn SINTION
Máy cắt nghiền chất thải y tế SHREDTION
Thiết bị làm mềm nước
Cấu tạo nồi hấp chất thải y tế lây nhiễm
Túi hấp chuyên dụng
Cấu tạo hố chôn vật sắc nhọn
Cấu tạo hố chôn chất thải giải phẫu


5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng, biểu

Bảng 1.1.

Tên bảng, biểu
Sự biến động về khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các

Bảng 1.2.
Bảng 1.3.
Bảng 1.4.
Bảng 1.5.
Bảng 1.6
Bảng 1.7.
Bảng 1.8.
Bảng 1.9.
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.

loại cơ sơ y tế khác nhau
Phân bổ diện tích trong bệnh viện
Kết quả khám chữa bệnh của BVĐK khu vực Triệu Hải
Thống kê cán bộ nhân viên của bệnh viện
Ngân sách hoạt động của bệnh viện
Thành phần CTRYT
Số lượng túi chất thải/ngày
Số lượng thùng chất thải/ngày
Kết quả phân tích chất lượng khí thải
Nồng độ NaOCl sử dụng trong lĩnh vực y tế
So sánh khả năng tiêu diệt mầm bệnh của các phương pháp áp dụng
So sánh khả năng giảm thể tích CTNH sau xử lý của một số


Bảng 3.1.

phương pháp
Dự tính khối lượng CTYTNH phát sinh cần xử lý tại các bệnh viện

Bảng 3.2.

dự kiến tới năm 2025
Thể tích CTRYT nguy hại tại BVĐK Khu vực Triệu Hải sau xử lý

Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.

áp dụng công nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa
Thể tích CTRYT nguy hại sau xử lý áp dụng công nghệ nhệt ướt
So sánh khả năng tiêu diệt mầm bệnh của hai công nghệ
So sánh khả năng giảm thể tích chất thải sau xử lý
Tổng chi phí mua sắm thiết bị phương án 1
Tổng chi phí mua sắm thiết bị phương án 2


6

Bảng 3.8.

Hệ thống các tiêu chí và thang điểm đánh giá công nghệ vi sóng


Bảng 3.9.

kết hợp hơi nước bão hòa
Hệ thống các tiêu chí

Bảng 3.10
Biểu 1.1.

và thang điểm đánh giá công nghệ nhiệt ướt
Điều kiện áp dụng đánh giá lựa chọn công nghệ
Tình hình xử lý chất thải y tế của hệ thống cơ sơ y tế các cấp


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện tại, chất thải rắn y tế ở bệnh viện đang trở thành vấn đề môi trường và
xã hội cấp bách ở nước ta, nhiều bệnh viện trở thành nguồn gây ô nhiễm cho môi
trường dân cư xung quanh, gây dư luận trong cộng đồng.
Việc xử lý chất thải rắn y tế đang trở thành một bài toán khó đối với các nhà
quản lý tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế đang
phát triển trong đó có Việt Nam.
Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Triệu Hải đã được hình thành và đang phát
triển mạnh mẽ trong những năm qua khẳng định được vai trò quan trọng của mình
trong quá trình phát triển chung của đất nước. Nhờ những nỗ lực phấn đấu không
ngừng đó mà bệnh viện đã đạt được nhiều thành quả đáng kể trong công tác khám
chữa bệnh, phòng bệnh và chăm lo sức khỏe cho người dân. Bên cạnh những thành
quả đạt được thì, hiện nay, vấn đề nhức nhối tại bệnh viện là tình trạng CTRYT thải
ra với khối lượng khá lớn, đa phần là chất thải nguy hại mà hệ thống quản lý
CTRYT chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường.
Phần lớn các CTR y tế phát sinh đều là CTNH luôn tiềm ẩn những nguy cơ

gây bệnh cao và cần được xử lý đúng theo quy định. Việc xử lý CTRYT chủ yếu
vẫn dùng công nghệ lò đốt. Tuy nhiên, bên cạnh một số ưu điểm, công nghệ này
càng trở nên không phù hợp do phát thải các chất nguy hại tiềm ẩn, giá cả lại đắt đỏ
và thiếu hiệu quả kinh tế. Để giải quyết các vấn đề này, các nhà công nghệ đã
nghiên cứu và phát triển những công nghệ không đốt phù hợp với khuyến cáo của tổ


chức môi trường quốc tế như Chương trình Môi trường của Liên Hợp
Quốc(UMEP). Qũy Môi trường toàn cầu(GEF), Tổ chức Y tế thế giới(WHO), Tổ
chức Thực hành y tế không gây hại(HCWH).
Nhận thức rõ được tầm quan trọng trong việc xử lý chất thải rắn y tế và những
mối nguy hại trực tiếp hoặc tiềm ẩn của chất thải y tế gây ra đối với môi trường và
con người thì đề tài “Giải pháp xử lý tại chỗ chất thải rắn y tế nguy hại bằng
công nghệ không đốt tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Triệu Hải – Thị xã Quảng
Trị, tỉnh Quảng Trị” là hết sức cần thiết, nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm cho môi
trường tại bệnh viện cũng như môi trường xung quanh.
Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá hiện trạng công tác xử lý chất thải rắn y tế tại BVĐK Khu Vực
Triệu Hải.
- Đề xuất những giải pháp xử lý chất thải rắn y tế đáp ứng quy định theo tiêu chuẩn,
quy chuẩn ban hành và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương nhằm:
+ Thu hồi, tái chế những chất thải có thể tái chế, tái sử dụng.
+ Bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm tại bệnh viện cũng như môi trường
xung quanh bệnh viện.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn y tế nguy hại.
- Phạm vi nghiên cứu: Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Triệu Hải, Thị xã Quảng Trị,
Tỉnh Quảng Trị.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra thực địa.
+ Khảo cứu tài liệu : Tham khảo các tài liệu liên quan như Quy chế quản lý
chất thải y tế số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 về việc ban hành quy chế quản
lý chất thải y tế.
+ Khảo sát thực địa: Khảo sát, thu thập các hình ảnh, số liệu ở bệnh viện
ĐKKV Triệu Hải.


- Phương pháp thống kê, kế thừa:Phương pháp thống kê nhằm thu thập và xử lý số
liệu một cách tổng quan về tình hình quản lý CTRYT tại bệnh viện ĐKKV Triệu
Hải, Thị xã Quảng Trị. So sánh, xác định độ tin cậy của số liệu, xử lý và tổng hợp
số liệu.

- Phương pháp so sánh, tổng hợp.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Cung cấp cơ sở dữ liệu từ điều tra thực tế về tình hình quản lý rác thải y tế tại bệnh
viện, thực trạng về hệ thống quản lý CTRYT trong khu vực bệnh viện.
- Giải pháp đề xuất góp phần:
+ Giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao hiệu xử lý chất thải rắn y tế.
+ Chất thải y tế được thu hồi, tái chế, tái sử dụng và được xử lý bằng những
công nghệ tiên tiến và phù hợp nhằm cải thiện và hạn chế ô nhiễm của bệnh viện.
Cấu trúc luận văn

- Mở đầu.
- Chương 1. Khái quát chung về tình tình xử lý chất thải rắn y tế ở một số bệnh viện
của Việt Nam và tại Bệnh viện Đa Khoa Khu vực Triệu Hải.

- Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bằng công
nghệ không đốt cho Bệnh viện Đa Khoa Khu vực Triệu Hải.
- Chương 3. Giải pháp xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại Bệnh viện Đa Khoa Khu
vực Triệu Hải.
Các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến luận văn [8]
+ Chất thải rắn y tế là vật chất ở thể rắn, được thải ra từ các cơ sở y tế bao
gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
+ Chất thải rắn y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức
khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy,
dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không
được tiêu hủy an toàn.
+ Chất thải y tế thông thường là chất thải không chứa các yếu tố: lây nhiễm,
hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm: Chất thải sinh hoạt phát sinh từ


các buồng bệnh (trừ buồng bệnh cách ly), từ các hoạt động chuyên môn y tế như
chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh,…mà không dính máu, dịch sinh học,… Và chất
thải phát sinh từ các công việc hành chính, chất thải từ các khu vực ngoại cảnh như
lá cây,…
+ Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu
gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải
y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
+ Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải
chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm
có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và
phân loại chất thải chính xác.
+ Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản
phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới.
+ Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới.
+ Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy

cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ
hoặc tiêu hủy.
+ Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm
mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI
RẮN Y TẾ Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN CỦA VIỆT NAM VÀ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA KHU VỰC TRIỆU HẢI

1.1. Tình hình xử lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện của Việt Nam
Ước tính mỗi ngày có khoảng 350 tấn chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế,
trong đó có 40,5 tấn là chất thải rắn nguy hại, mức độ gia tăng khoảng 7,6%/năm.
Vì vậy, tính đến năm 2015 lượng chất thải này khoảng 600 tấn/ngày và đến năm
2020 sẽ vào khoảng 800 tấn/ngày.
Đến nay, khoảng 95,6% bệnh viện đã thực hiện phân loại và 90,9% bệnh viện
đã thu gom hàng ngày. Tuy vậy, việc phân loại và thu gom vẫn chưa được thực hiện
đúng quy định, còn hiện tượng phân loại nhầm chất thải gây nguy hiểm cho môi
trường cũng như tốn kém trong việc xử lý.
Việc xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại hiện nay cũng chưa đáp ứng
được yêu cầu. Hiện mới có 73,3% bệnh viện xử lý chất thải rắn y tế nguy hại bằng
các lò đốt, nhưng công nghệ đốt hiện đại mới chỉ được áp dụng tại một số bệnh viện
lớn, còn lại 26,7% bệnh viện thiêu đốt chất thải y tế nguy hại ngoài trời hoặc chôn
lấp trong khuôn viên bệnh viện hoặc bãi chôn lấp chung của địa phương. [14]
Dưới đây là tình hình cụ thể về việc xử lý chất thải rắn y tế ở một số bệnh viện tại
Việt Nam:


1.1.1. Tái chế chất thải y tế

Hoạt động thu hồi và tái chế CTR y tế tại một số bệnh viện Việt Nam hiện
đang thực hiện không theo đúng quy chế quản lý CTR y tế đã ban hành. Chưa có
các cơ sở chính thống thực hiện các hoạt động thu mua và tái chế các loại chất thải
từ hoạt động y tế ở Việt Nam. Quy chế Quản lý chất thải y tế (2007) đã bổ sung nội
dung tái chế CTR y tế không nguy hại làm căn cứ để các cơ sở y tế thực hiện. Tuy
nhiên, nhiều địa phương chưa có cơ sở tái chế, do vậy việc quản lý tái chế các CTR
y tế không nguy hại còn gặp nhiều khó khăn. Một số vật liệu từ chất thải bệnh viện
như: chai dịch truyền chứa dung dịch huyết thanh ngọt (đường glucose 5%, 20%),
huyết thanh mặn (NaCl 0,9%), các dung dịch acide amine, các loại muối khác; các
loại bao gói nilon và một số chất nhựa khác; một số vật liệu giấy, thuỷ tinh hoàn
toàn không có yếu tố nguy hại, có thể tái chế để hạn chế việc thiêu đốt chất thải gây
ô nhiễm.
Năm 2010, đã phát hiện nhiều hiện tượng đưa CTR y tế ra ngoài bán, tái chế trái
phép thành các vật dụng thường ngày. Việc tái sử dụng các găng tay cao su, các vật
liệu nhựa đã và đang tạo ra nhiều rủi ro cho những người trực tiếp tham gia như các
nhân viên thu gom, những người thu mua và những người tái chế phế liệu.

Hình 1.1. Tái chế và tái sử dụng găng tay khám bệnh để bán[1]

1.1.2. Xử lý chất thải y tế thông thường[15]
Ước tính đến năm 2015 lượng chất thải phát sinh khoảng 600 tấn. Có đến 100%
bệnh viện tuyến trung ương, 88% bệnh viện tuyến tỉnh, 54% bệnh viện tuyến huyện


xử lý chất thải rắn y tế thông thường bằng lò đốt tại chỗ hoặc thuê Công ty môi
trường đô thị đốt tập trung. Số bệnh viện còn lại xử lý chất thải rắn y tế bằng
phương pháp thủ công, chôn lấp tại chỗ.

1.1.3. Xử lý chất thải y tế nguy hại[1]
a. Phát sinh chất thải y tế nguy hại

Lượng CTNH y tế phát sinh khác nhau giữa các loại cơ sở y tế khác nhau.
Các nghiên cứu cho thấy các bệnh viện tuyến trung ương và tại các thành phố lớn
có tỷ lệ phát sinh CTNH y tế cao nhất. Tính trong 36 bệnh viện thuộc Bộ Y tế, tổng
lượng CTNH y tế cần được xử lý trong 1 ngày là 5.122 kg, chiếm 16,2% tổng lượng
CTR y tế. Trong đó, lượng CTNH y tế tính trung bình theo giường bệnh là 0,25 kg/
giường/ngày. Chỉ có 4 bệnh viện có chất thải phóng xạ là bệnh viện Bạch Mai, bệnh
viện Đa khoa Trung ương Huế, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và
Bệnh viện K. Các phương pháp xử lý đặc biệt đối với CTNH y tế đắt hơn rất nhiều
so với các CTR sinh hoạt, do vậy đòi hỏi việc phân loại chất thải phải đạt hiệu quả
và chính xác.
Bảng 1.1. Sự biến động về khối lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các loại
cơ sơ y tế khác nhau[1]
ĐVT: Kg/giường bệnh/ngày
Loại bệnh viện

Năm 2005

Năm 2010

Bệnh viện đa khoa TW

0,35

0,42

Bệnh viện chuyên khoa TW

0,23-0,29

0,28-0,35


Bệnh viện đa khoa tỉnh

0,29

0,35

Bệnh viện chuyên khoa tỉnh

0,17-0,29

0,21-0,35

Bệnh viện huyện, ngành

0,17-0,22

0,21-0,28

b. Xử lý chất thải y tế nguy hại


Khối lượng CTR y tế nguy hại được xử lý đạt tiêu chuẩn chiếm 68% tổng
lượng phát sinh CTR y tế nguy hại trên toàn quốc. CTR y tế xử lý không đạt chuẩn
(32%) là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng
đồng. Các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội đã có xí nghiệp xử lý
CTR y tế nguy hại vận hành tốt, tổ chức thu gom và xử lý, tiêu huỷ CTR y tế nguy
hại cho toàn bộ cơ sở y tế trên địa bàn. CTR y tế nguy hại của các tỉnh, thành phố
khác hiện được xử lý và tiêu huỷ với các mức độ khác nhau: một số địa phương như
Thái Nguyên, Hải Phòng, Cần Thơ đã tận dụng tốt lò đốt trang bị cho cụm bệnh

viện, chủ động chuyển giao lò đốt cho công ty môi trường đô thị tổ chức vận hành
và thu gom xử lý CTR y tế nguy hại cho toàn tỉnh, thành phố; Nghệ An có lò đốt đặt
tại bệnh viện tỉnh xử lý CTR y tế nguy hại cho các bệnh viện khác thuộc địa bàn
thành phố, thị xã.
Một số thành phố lớn đã bố trí lò đốt CTR y tế nguy hại tập trung tại khu xử lý
chung của thành phố. Tỷ lệ lò đốt CTR y tế phân tán được vận hành tốt chỉ chiếm
khoảng xấp xỉ 50% số lò được trang bị, có vùng chỉ đạt 20%. Nếu xét mức độ xử lý
của các cơ sở y tế theo tuyến trung ương và địa phương, các sở sở trực thuộc Bộ Y
tế có mức độ đầu tư xử lý CTR y tế nguy hại cao hơn hẳn các cơ sở tuyến địa
phương. Bên cạnh lí do về công nghệ và trình độ quản lý, thì thiếu kinh phí vận
hành là yếu tố quan trọng dẫn đến các lò đốt hoạt động phân tán không đạt hiệu quả.
Tại Hà Nội sử dụng lò đốt chất thải y tế DEL- MONEGO công suất 200 kg/h ở
Cầu Diễn do Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Môi trường đô thị
(URENCO) quản lý để xử lý chất thải y tế trong địa bàn Hà Nội.
Tại Đà Nẵng, sử dụng lò đốt HOVAL công suất 200 kg/h ở khu xử lý chất thải
rắn Khánh Sơn do Công ty Môi trường đô thị quản lý để xử lý chất thải y tế trong
địa bàn thành phố (CITENCO).
Tại Tp. Hồ Chí Minh, sử dụng hai lò đốt HO- VAL công suất 150 kg/h và 300
kg/h đặt tại Nhà máy xử lý chất thải rắn y tế và công nghiệp do Công ty Môi trường


thành phố quản lý để xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế trong và ngoài
thành phố.
Đến năm 2006, hơn 500 lò đốt đã được lắp đặt tại các cơ sở y tế tại Việt Nam,
tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, trong số đó có tới hơn 33% số lò
không được hoạt động do nhiều lý do khác nhau.
Thống kê về tình hình quản lý và xử lý chất thải y tế của Cục Quản lý Môi trường
Y tế (năm 2009) cho thấy, đối với các cơ sở y tế nằm trong danh sách Quyết định
64/2003/ QĐ-TTg thì công tác thu gom, xử lý chất thải y tế đã được quan tâm, đầu
tư kinh phí vận hành với các lò đốt chất thải hiện đại, được kiểm soát chất lượng...

Với tuyến y tế cấp tỉnh, CTR y tế phần lớn được thuê xử lý (rủi ro, nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường cao, khó kiểm soát chất lượng), công tác tự xử lý bằng lò đốt chỉ
chiếm số lượng không nhiều. Còn với tuyến y tế cấp huyện, công tác xử lý chất thải
y tế hết sức đa dạng, phong phú với nhiều loại hình khác nhau và khó có thể kiểm
soát.

Biểu đồ 1.1. Tình hình xử lý chất thải y tế của hệ
thống cơ sơ y tế các cấp[1]

Cơ sở tuyến tỉnh

Cơ sở tuyến huyện


\
Nhìn chung các lò đốt CTR y tế nguy hại còn nhiều hạn chế, tập trung vào các
vấn đề sau: Chi phí đầu tư, hiệu suất vận hành, chi phí xử lý khí thải lớn.

Hình 1.2: Minh họa về hạn chế của công nghệ đốt chất thải y tế nguy hại[1]
Hiện nay có hai loại công nghệ thân thiện với môi trường chủ yếu được lựa
chọn thay thế các lò đốt chất thải y tế là công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ẩm
(autoclave) và công nghệ có sử dụng vi sóng. Trong đó, công nghệ sử dụng vi sóng
kết hợp hơi nước bão hòa là loại công nghệ tiên tiến nhất hiện nay bởi có hiệu quả
khử tiệt khuẩn cao và thời gian xử lý nhanh, hiện đang được áp dụng tại Trung tâm
y tế Viesovpetro Vũng Tàu. Định hướng trong tương lai sẽ hạn chế việc sử dụng các
lò đốt để xử lý chất thải y tế nguy hại, từng bước thay thế chúng bằng các thiết bị sử
dụng công nghệ khử khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng hoặc các phương pháp tiên tiến
khác.

1.2. Giới thiệu chung về Bệnh viện Đa khoa Khu vực Triệu Hải

1.2.1.
Thông tin chung về bệnh viện
a. Vị trí, diện tích và khu vực xung quanh


- Vị trí :
Địa chỉ : 67 Phan Đình Phùng – Thị xã Quảng Trị – Quảng Trị

Hình 1.3: Bệnh viện Đa khoa khu vực Triệu Hải

- Diện tích :
Tổng diện tích sử dụng: 21.000 m2
Bảng 1.2: Phân bổ diện tích trong bệnh viện [2]
Hạng mục
Xây dựng

Diện tích (m2)
17.850

Tỉ lệ ( %)
85

Khu khuôn viên và cây
Đường đi nội bộ
Khu đất trống chưa xây dựng

630
1.197
1.323


3
5,7
6,3

- Khu vực xung quanh : Ranh giới khu vực xung quanh được trình bày ở Phụ
lục 1.
Ranh giới khu đất bệnh viện được xác định như sau:
+ Phía Tây giáp với đường Phan Đình Phùng.
+ Phía Đông giáp với khu dân cư.
+ Phía Nam giáp với đường giao thông từ thị xã Quảng Trị đi Triệu Tài
+ Phía Bắc giáp với khu dân cư.


Sơ đồ mặt bằng của bệnh viện hiện tại được trình bày ở Phụ lục 2

b. Quy mô bệnh viện
- Loại hình hoạt động: Cấp cứu – Khám bệnh- Chữa bệnh
Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện
khác chuyển đến để cấp cứu, khám chữa bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.
Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của nhà nước.
Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ các bệnh tật thông thường về nội khoa và
các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa.
Tổ chức giám định sức khỏe, giám định pháp y khi hội động giám định y khoa
tỉnh, hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

- Đào tạo cán bộ
Là cơ sở thực hành cho các trường, lớp trung học y tế.
Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến
dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban
đầu.


- Nghiên cứu khoa học về y học.
- Tổ chức tổng kết đánh giá các đề tài và chương trình về chăm sóc sức khỏe
ban đầu.
Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và cấp Cơ sở.

- Phòng bệnh
Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng tuyến thường xuyên thực hiện nhiệm vụ
phòng bệnh, phòng dịch
Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cộng đồng......

- Quy mô bệnh viện
Được thành lập năm 1990 theo quyết định Số 629/QĐ – UB ngày 05/05/1990
của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị.


Năm 2015, bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải là bệnh viện đa khoa cấp
tỉnh (Bệnh viện loại III) với số giường bệnh kế hoạch là: 200 GB, số giường bệnh
thực kê: 200 GB.

c. Vị trí của bệnh viện trong hệ thống chuyến tuyến
Bệnh viện Đa khoa khu vực Triệu Hải là đơn vị sự nghiệp có nhiệm vụ giúp
giám đốc Sở Y tế tổ chức quản lý khám và điều trị các bệnh nhân trong khu vực. Cụ
thể như sau:
Tiếp nhận bệnh nhân tuyến dưới là các TTYT trên địa bàn thị xã Quảng Trị như:
Trung tâm y tế dự phòng Thị xã Quảng Trị, Phòng y tế thị xã Quảng Trị, các trạm tế
trên địa bàn thị xã Quảng Trị và chuyển bệnh nhân lên tuyến trên có trình độ
chuyên môn cao hơn như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị hay các bệnh viện
Tuyến Trung ương.

Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới như: Các TTYT trên địa bàn thị xã Quảng
Trị, Trung tâm y tế Dự phòng thị xã Quảng Trị, Phòng y tế thị xã Quảng Trị.... thực
hiện các chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn tỉnh. Cử cán bộ
chuyên môn luân phiên từ bệnh viện về hỗ trợ khám chữa bệnh tại các trạm y tế.
Như dự án: Phòng chống Sốt rét, dự án tiêm chủng mở rộng, dự án sức khỏe tâm
thần cộng đồng, dự án Tăng Huyết áp....
Phòng bệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện
nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch, tham gia các Dự án phòng chống Phong, Dự án,
dự án phòng chống Lao, dự án phòng sống sốt rét...theo cá dự án thuộc chương
trình mục tiêu Quốc gia về y tế.

d. Các dịch vụ chính
Dịch vụ Cấp cứu – Khám bệnh – chữa bệnh:
Bệnh viện đa khoa Triệu Hải có nhiệm vụ khám, cấp cứu và điều trị bệnh cho
nhân dân trên địa bàn Thị xã Quảng Trị và nhân dân của các vùng lân cận khi có
nhu cầu như: Huyện Triệu Phong, Huyện Hải Lăng....với các chuyên khoa như: Nội
khoa, ngoại khoa, Nhi Khoa, Sản phụ khoa, chuẩn đoán hình ảnh, xét


nghiệm.....theo hình thức khám chữa bệnh tự nguyện hoặc theo chế độ BHXH, hình
thức điều trị nội trú và ngoại trú.
Theo báo cáo hoạt động khám chữa bệnh năm 2015 của sở y tế Quảng Trị thì
năm 2015 bệnh viện Đa khoa khu vực Triệu Hải đã thực hiện được: 70.546 lượt
khám bệnh trong đó số lượt điều trị nội trú là: 11.852 lượt và ngoại trú là 563 lượt.
Thực hiện số lần xét nghiệm là: 466.844 lượt, số lần chụp Xquang là: 19.007 lần, số
lần siêu âm: 18.860 lần và số lần phẫu thuật là: 7.394 lượt.
Ngoài ra bệnh viện còn tham gia thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu
Quốc gia như:
Dự án phòng chống Sốt rét, dự án tiêm chủng mở rộng, dự án sốt xuất huyết, dự
án phòng chống Lao, dự án phòng chống Phong, dự án sức khỏe tâm thần Cộng

đồng, dự án tăng huyết áp....

e. Kết quả hoạt động của bệnh viện
Bảng dưới đây mô tả các hoạt động khám chữa của bệnh viện qua các năm
Bảng 1.3: Kết quả khám chữa bệnh của Bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải [2]
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Hoạt động
Số giường bệnh kế hoạch
Số giường bệnh thực kê
Tổng số lần khám bệnh
Tổng số bệnh nhân điều trị ngoại trú
Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú
Tổng số ngày điều trị nội trú
Công suất sử dụng giường bệnh
Tổng số lần xét nghiệm chung
Tổng số lần chụp x quang
Tổng số lần siêu âm
Tổng số lần phẫu thuật


Năm 2014
200
200
56.637
349
9.498
69.304
100%
396.327
12.908
11.944
1.875

1.2.2. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện
a. Cơ cấu tổ chức bệnh viện
Ban giám đốc gồm: Giám đốc và 2 phó giám đốc.
Các phòng ban gồm: 4 phòng chức năng:

Năm 2015
200
200
70.546
563
11.852
81.289
100%
466.844
19.007
15.860

2.701


- Phòng kế hoạch tổng hợp
- Phòng tổ chức hành chính
- Phòng kế toán tài chính
- Phòng điều dưỡng
15 khoa gồm:

- Khoa khám bệnh
- Khoa nội
- Khoa cấp cứu hồi sức
- Khoa nhi
- Khoa truyền nhiễm
- Khoa ngoại
- Khoa sản
- Khoa phẫu thuật – gây mê
- Khoa liên chuyên khoa
- Khoa y học cổ truyền
- Khoa dược
- Khoa chống nhiễm khuẩn
- Khoa chuẩn đoán hình ảnh
- Khoa xét nghiệm
- Khoa dinh dưỡng
Sơ đồ tổ chức của bệnh viện được trình bày ở Phụ lục 3

b. Quản lý điều hành và trách nhiệm giải trình
Trách nhiệm và nghĩa vụ của giám đốc bệnh viện và các khoa phòng liên quan
trong bệnh viện về xử lý chất thải được mô tả như sau:
-


Giám Đốc bệnh viện: Có nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy
hại theo quy định tại Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký,


cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại (theo Thông tư số
12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên môi trường); Quy chế quản lý chất thải y
tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ– BYT ngày 03/12/2007 của Bộ
trưởng Bộ Y tế); Hướng dẫn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn (Ban hành kèm theo
Thông tư số 18/2009/TT– BYT ngày 14/10/2009 cuả Bộ trưởng Bộ Y tế).
-

Ban chỉ đạo Kiểm soát nhiễm khuẩn: Ban chỉ đạo KSNK được bổ nhiệm đúng theo
thông tư 18 BYT kể từ 01/01/2012 theo quyết định số 139/QĐ– BV

ngày

01/01/2012 của Giám đốc bệnh viện.
+ Ban chỉ đạo bao gồm: 01 Đồng chí phó giám đốc làm chủ tịch hội đồng, 01
Trưởng khoa chống nhiễm khuẩn làm Phó chủ tịch hội đồng và 06 đồng chí thuộc
06 khoa làm ủy viên.
+ Chức năng và nhiệm vụ là:
Xem xét, đề xuất, tư vấn cho Giám đốc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy
định kỹ thuật chuyên môn về KSNK phù hợp với quy định của Bộ Y tế.
Tư vấn cho các khoa các vấn đề liên quan đến thực hành KSNK.Tham gia
huấn luyện nhân viên về thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn.
Đánh giá hiệu quả chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, thông qua
các quy định, các quy trình tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy chế kiểm soát nhiễm
khuẩn để kiểm tra, đôn đốc các thành viên trong bệnh viện thực hiện đúng quy trình
kỹ thuật về vô khuẩn; kiếm soát nhiễm khuẩn toàn bệnh viện.

Lập kế hoạch đào tạo cho nhân viên y tế về KSNK, XLCT hàng năm.
Theo dõi môi trường bệnh viện bao gồm: Cấy vi sinh trong không khí các khoa
phòng trọng điểm, cấy vi sinh nguồn nước các khoa cần an toàn, cấy vi sinh các
dụng cụ y tế tiệt khuẩn, cấy vi sinh bàn tay nhân viên y tế sau rửa tay…Theo dõi
chất lượng nước thải của bệnh viện sau khi qua xử lý.
-

Tổ Kiểm soát nhiễm khuẩn: được thành lập từ năm 2012 với 8 thành viên từ các
khoa phòng trong đó: Bác sĩ: Lưu Văn Hiển – Giám đốc làm chủ tịch hội đồng.


Bác sĩ: Nguyễn Việt Cường – Trưởng khoa CNK làm phó chủ tịch hội đồng, với
nhiệm vụ:

+ Quản lý, giám sát các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, cung cấp dụng cụ vô
khuẩn, hóa chất sát khuẩn, khử khuẩn đồ vải và vật tư tiêu hao phục vụ công tác
kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn đơn vị.

+ Tham gia nghiên cứu khoa học.
+ Tham gia tư vấn cho ban giám đốc, Ban chỉ đạo viết những quy định, quy trình
hướng dẫn KSNK, XLCT trong bệnh viện.

- Hội đồng bảo hộ lao động: Bệnh viện chưa thành lập Hội đồng bảo hộ lao động.
- Phòng Hành chính quản trị vàTổ chức cán bộ: có nhiệm vụ:
+ Tổ chức và ký hợp đồng với công ty Công trình đô thị xử lý chất thải sinh hoạt của
bệnh viện, với Sở Tài nguyên & Môi trường giám sát chất lượng hệ thống xử lý
nước thải.

+ Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị và công trình y tế bao gồm: hệ
thống cấp thoát nước, hệ thống nước nước sử dụng cho sinh hoạt trong bệnh viện,

vận hành hồ xử lý nước thải, quản lý các nhà chứa chất thải.
- Phòng Điều dưỡng: có nhiệm vụ
+ Dự trù, giám sát việc sử dụng vật tư tiêu hao, giám sát hoạt động kiểm soát
nhiễm khuẩn tại đơn vị.

c. Số lượng nhân viên
Bệnh viện có 152 cán bộ nhân viên, trong đó gồm có 3 thạc sĩ, 1 bác sĩ, 16
bác sĩ chuyên khoa I, 51 điều dưỡng, 27 kỹ thuật viên, 13 nữ hộ sinh, 15 hộ lý.

Bảng 1.4: Thống kê cán bộ nhân viên của bệnh viện [2]
Phân loại cán bộ, viên chức
a. Tổng số y
- Tiến sĩ

Tổng số
20
-


- Thạc sĩ
- Chuyên khoa I
- Bác sĩ
- Y sĩ
b. Tổng số dược
- Dược sĩ Đại học
- Dược sĩ trung học
c. Tổng số điều dưỡng
- Đại học
- Cao đẵng
- Trung học

d. Tổng số NHS
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung học
e. Tổng số KTV
- Đại học
- Cao đẵng
- Trung học
g. Tổng số cán bộ khác
Tổng cộng

3
16
1
51
13
5
8
27
41
152

d. Ngân sách hoạt động của bệnh viện năm 2015

Bảng 1.5: Ngân sách hoạt động của bệnh viện [2]
Đơn vị tính: 1000 đồng
Tổng thu năm 2015

27.526.831


Từ Trung ương

-

Từ Địa Phương

13.310.426

Viện trợ (Hoặc từ UBND)
Từ BHYT

58.830
12.360.388

Thu từ viện phí

14.101.575


Thu dịch vụ

56.000

1.3. Tình hình phát sinh, đặc điểm thành phần, tính chất và công tác xử lý
CTR Y tế tại bệnh viện Đa khoa khu vực Triệu Hải

1.3.1. Phát sinh chất thải tại bệnh viện
Chất thải rắn y tế phát sinh từ:

- Khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng.

- Các buồng bệnh nhân, buồng bệnh nhân cách ly.
- Các phòng xét nghiệm như bệnh phẩm và dụng cụ đựng dính bệnh phẩm.
- Xác các động vật thí nghiệm.
- Các dược phẩm quá hạn không còn khả năng sử dụng.

Qua sơ đồ mặt bằng tổng thể có thể thấy :

- Chất thải rắn thông thường phát sinh từ các phòng như: Khối khám bệnh đa khoa
(3), khoa nội soi (4), khoa sản(6), khoa dược(8), nhà giặt là(10), nhà để máy
đo(14), nhà để xe(16), quầy thuốc(22).

- Chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh từ các phòng như: Khoa phẫu thuật + điều
trị(1), khoa chuẩn đoán hình ảnh + xét nghiệm(2), khối khám bệnh đa khoa(3),
khoa truyền nhiễm(9), khoa chống nhiễm khuẩn(11).


×