Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần thông quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525 KB, 73 trang )

MỞ ĐẦU
Quá trình tái sản xuất xã hội mở rộng luôn phải trải qua bốn
giai đoạn cơ bản đó là: sản xuất, phân phối, trao đổi (lưu thông)
và tiêu dùng. Trong đó giai đoạn tiêu thụ sản phẩm tức là khâu
lưu thông hàng hoá có một ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là cầu
nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối với một
bên là tiêu dùng. Do đó hoạt động tiêu thụ có tác động rất lớn
đến việc đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của xã hội được
diễn ra một cách liên tục, nhịp nhàng và hiệu quả, đồng thời đáp
ứng một cách tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Đối với các
doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, hoạt động
tiêu thụ đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhanh góp phần đẩy
nhanh tốc độ quay vòng của vốn, khai thác một cách đầy đủ và
có hiệu quả nhất đối với các loại tài sản cố định của doanh
nghiệp, giảm chi phí trong giá thành sản phẩm. Tốc độ tiêu thụ
sản phẩm nhanh còn tạo ra khả năng nâng cao đời sống của
người lao động trong doanh nghiệp, tạo ra các tiền đề cần thiết
trong đổi mới trang thiết bị sản xuất. Hơn thế nữa, tốc độ tiêu
thụ sản phẩm nhanh còn góp phần nâng cao uy tín của doanh
nghiệp trên thị trường, tạo ra khả năng cạnh tranh thắng lợi
trước các đối thủ.
Tóm lại, hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm không chỉ
mang lại lợi ích cho xã hội mà còn góp phần nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm việc phát triển bền vững
và ổn định của doanh nghiệp không chỉ ở hiện tại mà còn ở cả
tương lai.
Với những nhận thức trên đây, trong thời gian thực tập tại
Công ty cổ phàn thông Quảng Ninh, được sự giúp đề nhiệt tình
của các cô chú trong công ty và đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ
bảo tận tình của các thầy cô giáo hướng dẫn thực tập em đã


quyết định lựa chọn đề tài: “Một số phương hướng và giải


pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty
cổ phần thông Quảng Ninh”.

Kết cấu của đề tài gồm 3 Chương:
Chương I : Giới thiệu chung về công ty cổ phần thông Quảng
Ninh
Chương II : Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công
ty cổ phần thông Quảng Ninh
Phần III: Một số phương hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt
động tiêu thụ ở Công ty cổ phần thông Quảng Ninh
Mục đích của đề tài là nhằm phân tích, đánh giá tình hình tiêu
thụ sản phẩm ở Công ty cổ phần thông Quảng Ninh trong một số
năm gần đây, qua đó thấy được những thành tích cũng như những
mặt còn khó khăn và nguyên nhân của các tồn tại. Trên cơ sở đó,
em đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ
sản phẩm ở công ty.
Do bản thân còn nhiều hạn chế về mặt lý luận cũng như các
kinh nghiệm thực tiễn nên Chuyên đề thực tập không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý
của các thầy cô giáo để bản Chuyên đề thực tập này của em được
hoàn thiện hơn.


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG QUẢNG NIHH
I. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG QUẢNG

NINH
1.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Thông là một doanh nghiệp nhà nước, bắt đầu
chuyển đổi thành công ty cổ phần từ tháng 01/2004 - trực thuộc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trụ sở giao dịch: Khu I, phường Yên Thanh, thị xã Uông Bí, tỉnh
Quảng Ninh.
Tiền thân của công ty ra đời từ một cơ sở sản xuất nhỏ thuộc lâm
trường Thống Nhất cũ với 30 cán bộ công nhân viên (CBCNV). Do
trình độ tay nghề còn non yếu , cơ sở vật chất nghèo nàn, thiết bị công
nghệ lạc hậu, chủ yếu là chế biến thủ công. Quá trình hình thành và
phát triển đã trải qua nhiều bước thăng trầm, gắn liền với bối cảnh của
nền kinh tế đất nước qua các giai đoạn.
Do yêu cầu phát triển của nền kinh tế và đời sống của CBCNV
lâm trường ngày 14/11/1979 Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh Quảng
Ninh ra quyết định 166/TC-UB thành lập xí nghiệp nhựa Thông Uông
Bí trên cơ sở tách từ phân xưởng chế biến thuộc Lâm trường Thống
Nhất, với chức năng của xí nghiệp lúc này kà khai thác và thu mua
nhựa Thông để chế biến ra hai lại loại sản phẩm: Tùng hương và Dầu
thông, phục vụ nhu cầu trong nước và bước đầu xuất khẩu, đáp ứng yêu
cầu của nền kinh tế quốc dân.


Để duy trì và phát triển rừng thông nhựa trên địa bàn toàn tỉnh
Quảng Ninh. Xuất phát từ thực tiễn vừa mang ý nghĩa kinh tế, vừa
mang ý nghĩa xã hội. Mang ý nghĩa về kinh tế có nguồn nguyên liệu
phục vụ cho chế biến tại chỗ, mang ý nghĩa xã hội là cải thiện cảnh
quan môi trường. Chính vì mục đích, ý nghĩa trên ngày 29/8/1984
UBND tỉnh ra quyết định đổi tên xí nghiệp nhựa Thông Uông Bí thành
xí nghiệp nhựa Thông Quảng Ninh. Với chức năng kinh doanh toàn

diện và mở rộng hơn về quy mô sản xuất, từ khâu trồng rừng, chăm
sóc, quản lý bảo vệ, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của cây
thông nhựa trên địa bàn toàn tỉnh quảng Ninh và được gọi là chu kỳ sản
xuất khép kín của sản phẩm cây thông.
Xí nghiệp Thông Quảng Ninh ra đời và phát triển với quy mô sản
xuất rộng, tính chất công việc phức tạp hơn, bước đầu gặp không ít khó
khăn, từ một cơ sở vật chất còn yếu về tiềm lực kinh tế, vốn ít phụ
thuộc hoàn toàn vào nguồn ngân sách nhà nước cấp. Xí nghiệp gặp rất
nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản
phẩm như vốn đầu tư cho sản xuất, sản phẩm sản xuất ra kém chất
lượng khó tiêu thụ trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, gây
ách tắc trong khâu lưu thông hàng hoá, vòng quay vốn lưu động kém
hiệu quả dẫn đến trì trệ trong sản xuất.
Song với sự năng động của cấp uỷ Đảng, Ban Giám đốc xí nghiệp
cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể CBCNV trong nhiều năm đã
vượt qua khó khăn vất vả. Đứng trước những khó khăn Ban lãnh đạo và
tập thể CBCNV công ty cùng đoàn kết, suy nghĩ tìm hiểu và cân nhắc;
mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất cũ; chủ động tổ chức lại cơ
cấu bộ máy, sắp xếp lại các bộ phận cho phù hợp với điều kiện thực tế


sản xuất của xí nghiệp. Cử đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn
cho những cán bộ quản lý. Đào tạo nâng cao bậc thợ cho công nhân sản
xuất trên các lĩnh vực khai thác và chế biến nhựa thông. Đồng thời đầu
tư thời gian tìm kiếm thị trường tiêu thụ và đối tác liên doanh nhằm
tháo gỡ những khó khăn bế tắc trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Sau một thời gian tìm hiểu trên tinh thần thiện chí hai bên cùng có
lợi.Ngày 7/4/1990 uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư đã chính thức
cấp giấy phép cho xí nghiệp Thông được liên doanh với công ty
TOMEN của Nhật Bản và ngày 7/11/1990 UBND tỉnh Quảng Ninh đã

ký quyết định thành lập xí nghiệp liên doanh mang tên "Xí nghiệp chế
biến Tùng hương Quảng Ninh - TOMEN" trong thời hạn 10 năm với
phương thức góp vốn 50/50. Phía Nhật Bản sẽ cung cấp thiết bị tiên
tiến, đầu tư công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Sau 8 năm liên doanh đã khẳng định đường lối đổi mới và hướng
đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta và càng khẳng định xí nghiệp
Thông Quảng Ninh vững vàng trên con đường sản xuất kinh doanh của
mình. Song vì những lý do đặc biệt công ty TOMEN và xí nghiệp
Thông Quảng Ninh thống nhất xin phép Nhà nước Việt Nam cho phép
giải thể xí nghiệp liên doanh trước thời hạn hai năm. Sau khi hai bên
quyết toán tình hình tài chính và giải quyết xong những mặt tồn tại, xí
nghiệp Thông mua lại cổ phần còn lại sau thời gian liên doanh để chủ
động sản xuất kinh doanh từ ngày 1/1/1999.
Từ ngày 14/2/1999 UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định cho
phép thành lập doanh nghiệp nhà nước và vẫn mang tên xí nghiệp
Thông Quảng Ninh.


Từ tháng 5/2001 xí nghiệp được UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết
định đổi tên xí nghệp Thông Quảng Ninh thành công ty Thông Quảng
Ninh. Công ty Thông Quảng Ninh mặc dù xuất phát từ một cơ sở vất
chất nghèo nàn, lạc hậu song do có sự đổi mới trong cơ cấu tổ chức
quản lý, đổi mới về công nghệ công ty đã dần khẳng định được vị thế
của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Hoàn thành tốt các nghĩa
vụ của Nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Tạo đủ việc làm và thu
nhập ổn định cho người lao động.
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc chuyển đổi Doanh
nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, ngày 17/12/2003 quyết định
số 4647/QĐ - UB của UBND tỉnh Quảng Ninh "V/v phê duyệt phương

án cổ phần hoá" và chuyển công ty Thông Quảng Ninh thành công ty
cổ phần Thông Quảng Ninh.
Công ty cổ phần Thông Quảng Ninh có số vốn điều lệ 7 tỷ đồng, trong
đó tỷ lệ cổ phần của Nhà nước là 51% vốn điều lệ; tỷ lệ cổ phần của cổ
đông (CBCNV) công ty là 49% vốn điều lệ. Người đại diện pháp luật
của công ty là chủ tịch hội đồng quản trị có đủ tư cách pháp nhân; có
con dấu riêng; hạch toán kinh tế độc lập; được quyền huy động vốn để
phát triển kinh doanh ngoài vốn điều lệ và tự chịu trách nhiệm về việc
huy động vốn theo quy định của pháp luật. Ngày 08/01/2004 công ty
thông Quảnh Ninh chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức công ty
cổ phần và đổi lại tên giao dịch là công ty cổ phần thông Quảng Ninh.
2.Chức năng nhiệm vụ của công ty
Chuyển đổi từ công ty Nhà Nước thành công ty cổ phần ngày
08/01/2004 công ty cổ phần thông Quảng Ninh đã thực hiện theo đúng


chỉ thị và chính sách của Nhà Nước về việc thực hiện cổ phần hoá các
công ty Nhà Nước, hoạt động theo luật pháp của nhà nước.
Cũng như bao nhiêu doanh nghiệp khác trong nước công ty cổ phần
thông Quảng Ninh có chức năng và nhiệm vụ là nộp Ngân sách Nhà
nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm bớt lao động thất
nghiệp tại địa bàn hoạt động.Bảo vệ tài nguyên rừng, phòng chống cháy
rừng, trồng rừng tái sinh sau khi đã hết thời gian khai thác nhựa.Công
ty được phép khai thác, thu mua,chế biến nhựa thông. Trồng và bảo vệ
rừng. Xuất nhập khẩu nhựa thông và sản phẩm của nhựa thông và kinh
doanh một số ngành nghề khác.
3.Giới thiệu về bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh của
công ty
Hội đồng quản trị : bao gồm một nhóm người có số cổ phiếu
nhiều nhất , được cổ đông tín nhiệm bầu ra.

Chủ tịch hội đồng quản trị : có quyền triệu tập đại hội dồng cổ
đồng cổ đông bất thường , bổ nhiêm người làm giám đốc, uỷ quyền cho
giám đóc điều hành quản trị công ty.
Giám đốc: Là người điều hành trực tiếp các vấn đề tài chính - kế
toán, sản xuất kinh doanh cũng như các mặt bằng về tổ chức cán bộ và
lao động tiền lương, các cơ sở sản xuất thông qua các phòng chức năng.
Phó giám đốc kỹ thuật: Giúp giám đốc về kỹ thuật khai thác nhựa,
kỹ thuật trong sản xuất, chế biến sản phẩm, xác định nguồn tài nguyên
hiện có và sự biến động tài nguyên, có phương án quy hoạch nguồn
nguyên liệu lâu dài.
Phó giám đốc kinh doanh : Giúp giám đốc trong việc đưa ra các
chiến lược kinh doanh một cách có hiệu quả.


Công ty Thông có 6 phòng ban, hệ thống quản lý theo chức năng
thông qua trưởng phòng mới đến từng nhân viên.
Cụ thể chức năng và nhiệm vụ của từng phòng như sau:
* Phòng tổ chức lao động.
Tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy hành chính, quản trị,
quản lý hồ sơ, tính lương và BHXH...
Nhiệm vụ của phòng là nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện mô hình
tổ chức công ty; đào tạo tuyển dụng cán bộ, công nhân viên; xây dựng
quỹ tiền lương, định mức lao động, tổng hợp ban hành các quy chế
quản lý sử dụng lao động.
* Phòng kế toán.
Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch tài chính
doanh nghiệp, giám sát mọi hoạt động kế toán phát sinh. Cân đối nguồn
vốn và tài sản, hạch toán kế toán theo chế hộ phân tích hoạt động kinh
doanh; thường xuyên đề xuất với Giám đốc ưu, nhược điểm trong kinh
doanh; xác định nguồn vốn để huy động vốn và sản xuất kịp thời.

* Phòng kỹ thuật.
Tham mưu cho Giám đốc đặc biệt là phó giám đốc kỹ thuật về
toàn bộ quy trình quy phạm ở tất cả các khâu sản xuất trong công ty.
Sửa đổi và xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với điều
kiện thực tế của công ty. xây dựng các dự toán thiết kế và nghiệm thu
sản phẩm hoàn thành.
* Phòng KCS.
Hàng ngày lấy mẫu sản phẩm của các mẻ chế biến để phân tích
các thông số kỹ thuật như: chỉ số axit, nhiệt độ nóng chảy và cấp màu
sắc của sản phẩm tùng hương, theo dõi và quản lý tài nguyên rừng.


* Phòng kế hoạch: Tham mưu cho giám đốc việc xây dựng kế
hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư trên cơ sở kiểm tra, giám sát việc giao
kế hoạch và thực hiện kê hoạch cho các đội, xây dựng phương án kế
hoạch khai thác, cung ứng hàng hoá, thu mua nhựa thông trên địa bàn
cũng như ngoài địa bàn.
* Phòng kinh doanh: Ký kết các hợp đồng mua, bán sản phẩm,
xuất khẩu sản phẩm. Thực hiện các phương pháp xúc tiến tiêu thụ sản
phẩm, tìm hiểu thị trường.
*Phân xưởng chế biến
. Thực hiện các kế hoạch chế biến nhựa thông, quản lý lao
động an toàn và năng suất
. Chế biến nhựa thông theo đúng quy trình và công nghệ
. Theo dõi máy móc thiết bị
. Tiếp nhận, quản lý, thực hiện các quy trình, quy phạm tiêu
chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm.
* Phân xưởng dịch vụ:
+ Tổ chức vận chuyển nhựa thông về nhập kho
+ Sắp xếp kho thành phẩm, bốc xếp hàng hoá tiêu thụ.

* Các đội sản xuất và ban quản lý.
Chỉ đạo vận động công nhân viên hoàn thành kế hoạch giao, thu
mua trực tiếp quản lý tài nguyên đất đai cho công ty. Chịu trách nhiệm
trước giám đốc về mọi hoạt động ở cơ sở. Thanh toán các chế độ chính
sách đối với người lao động phải kịp thời đầy đủ. Tham mưu đề xuất
với giám đốc về phương án quản lý ở cơ sở để có biện pháp quản lý đạt
hiệu quả cao.



Sơ đồ bộ máy quản lý sản xuất
công ty cổ phần Thông Quảng Ninh
(Sơ đồ số 1)
HĐQT

Chủ tịch hội
đồng quản trị

Giám đốc

Phó giám kinh
doanh

Phó giám đốc
kỹ thuật

Phòng
kỹ
thuật


Phòng
KCS

Các đội khai thác,
ban quản lý thu
mua

Phòng
tổ
chức
lao
động

Phòng
kế
toán

Phòng
kế
hoạch

Các phân xưởng
Dịch vụ, Chế biến

Phòng
kinh
doanh


II. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

TRONG THỜI GIAN VỪA QUA (2000-2004).
1.Kết quả kinh doanh của công ty
Trong cơ chế thị trường, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh
nghiệp cần phải năng động, nhạy bén, theo sát những biến động
của thời cuộc và thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của thị
trường. Khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, các
doanh nghiệp phải quán triệt phương châm đó là: trong kinh doanh
phải hạch toán kinh tế, phải đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi.
Trong quá trình trưởng thành và phát triển, Công ty cổ phần thông
Quảng Ninh đã trải qua những bước thăng trầm nhưng vẫn luôn
trung thành với phương châm chủ đạo trên và đang bước đi những
bước đi vững chắc trên con đường đã lựa chọn.Những năm qua,
công ty đã đạt được kết quả sản xuất kinh doanh rất đáng khích lệ
và góp phần khẳng định vị thế của mình trong ngành công nghiệp
khai thác và chế biến nhựa thông. Những kết quả đó được thể hiện
ở bảng sau:
Biểu 1: Tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty trong 5 năm
qua.
TT
1

Chỉ tiêu
Doanh thu

Đơn vị
tính

2000

2001


2002

2003

200
4

Tỷ
đồng

30.8

33.5

35.9

40.1

43.2


2

Kim ngạch
xuất khẩu

3

Nộp ngân sách


4

Lợi nhuận

5

Thu nhập bình
quân

Triệu
USD
Tỷ
đồng
Triệu
đồng
Nghìn
đồng

0.89

0.95

1.01

0.85

1.3

1.63


1.75

1.9

2.01

2.3

189

197

230

243

345

650

700

800

850

900

Qua bảng ta thấy :

-Doanh thu của công ty tăng lên theo từng năm đặc biệt vào năm 2004
công ty bắt đàu hinh thức hoạt động theo hình thức cổ phần tuy có
nhiều khó khăn hnưng với sự hoạt động sáng tạo của các cán bộ công
nhân viên trong công ty và cao hơn hết là trách nhiệm của họ đối với
công ty .
• Về kim ngạch xuất khẩu
Biểu 2
Đơn vị: Triệu
USD
2002/200 2003/200 2004/20
1
2
03
Chỉ 20 200 200 200 200
clệch % c.l % c.lệc % c.lệ %
tiêu 00 1
2
3
4
ệc
h
ch
h
Kim
ngạc 0.8
106. 0.0 106.
15
0.95 1.01 0.85 1.3 0.06
-0.16 84.2 0.45
h

9
7
6
3
3
XK
2001/2000


Qua số liệu bảng 2 ta thấy: kim ngạch xuất khẩu năm 2001 tăng so
với năm 2000 là 0,06 triệu USD hay 6,7%, còn kim ngạch xuất
khẩu năm 2002 tăng so với năm 2001 là 0,06 triệu USD hay 6,3%,
còn kim ngạch xuất khẩu năm 2003 giảm so với năm 2002 là -0,16
triệu USD hay 15,8% sở dĩ có tình trạng này bởi trong năm 2003
giá nhựa thông trên thế giới đột ngột giảm mạnh kéo theo giá sản
phẩm bán ra cho các khách hàng ngoài nước cũng giảm theo
nhưng rất may cho công ty là thị trường trong nước mức giá sản
phẩm bấn ra vẫn ổn định lên công ty đã hạn chế xuất khẩu và tăng
sản lượng bán nội địa, kim ngạch xuất khẩu năm 2004 tăng so với
năm 2003 là 0,45 triệu USD hay 53% và đay là năm có kim ngạch
xuất khẩu cao nhát trong năm qua đó là do vào quí 4 trong năm giá
các sản phẩm nhựa thông tăng cao do có sự khan hiếm về nguyên
liệu nhựa thông trong sản xuất và nhu cầu trong nước đã bão hoà
chính vì vậy dây có thể coi là năm đầu tiên cổ phần thành công
tạo bước tiến cho các năm tiếp theo.
III.ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG
TY
1.Quản trị hoạt động tài chính
Công ty cổ phần thông Quảng Ninh có vốn điều lệ khi đi vào hoạt
động cổ phần hóa là 7 tỷ đồng.

Ngoài ra còn có 4 ôtô tải sử dụng vào việc vận chuyển nhựa từ các
vùng nguyên liệu tập kết về công ty để đưa vào sản xuất.
Toàn bộ khu vực rừng thông tại Quảng Ninh đều được Tỉnh hỗ trợ
giao cho công ty quản lý và khai thác .
Dây chuyền sản xuất nhựa thông tiên tiến do Nhật để lại, ngoài ra
công ty còn có một mặt bằng kho bãi rộng lớn phục vụ cho việc tích trữ
nhựa để sản xuất.


Công ty có các nguồn cung ứng vốn đa dạng, khả năng huy dộng tiền
mặt tương đối nhanh chóng :
-Theo đúng đặc điểm của một công ty cổ phần công ty đã phát hành
trái phiếu huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty và các
chủ họ rừng để cùng liên kết phát triển ngày càng vững hơn.
-Công ty có kho bãi tương đối rộng , lượng hàng của công ty không
đủ để tích trữ do vậy công ty đã cho thuê phần kho bãi không dùng đến
như : cho công ty Ajinomoto thuê, nhận trông gửi xe ôtô qua dêm hàng
năm … để huy động thêm vốn vào sản xuất kinh doanh chính của công
ty.
-Hàng năm công ty còn trích ra các khoản dự phòng phục vụ đầu tư
phát triển, quỹ dự phòng tài chính và nhiều quỹ khác phục vụ cho việc
phát triển công ty.
-Ngoài ra công ty còn được tỉnh và các quỹ đầu tư hỗ trợ một phần
không nhỏ trong vấn đề huy động vốn với lãi suất ưu đãi. Tỉnh hỗ trợ
một phần như hoàn lại toàn bộ phần thuế dôi ra so với chỉ tiêu đã đề ra,
hỗ trợ trong việc bảo vệ khai thác rừng thông trong tỉnh,..
2.Quản trị nguồn nhân lực
Lao động là một trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và
là nhân tố đóng vai trò sáng tạo. Lao động luôn được coi là nhân tố có ý
nghĩa quyết định đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp, đối với việc

sáng tạo ra và sử dụng các yếu tố khác của quá trình sản xuất. Nhận
thức được tầm quan trọng của lao động trong quá trình sản xuất kinh
doanh và phát triển của công ty , công ty đã rất quan tâm tới việc phát
triển nguồn nhân lực trong công ty. Hàng năm công ty luôn cử các lao
động và cán bộ công nhân viên đi đào tạo và nâng cao khả năng nhận
thức về chính trị cũng như trong công việc, ngoài ra công ty còn mở các
cuộc thi lao động có tay nghề giỏi, có các hình thức khuyến khích


những người có thành tích tốt trong công việc.Công ty tổ chức cuộc thi
sáng tạo trong phong cách làm việc. Khuyến khích mọi người ra nhập
các tổ chức như : Hội những người làm thông, hội các doanh nghiệp
trong thị xã,….
Trong công tác tuyển dụng lao động công ty đã thực hiện nhiều
hình thức tuyển dụng và chọn đúng người phù hợp với từng công việc
mà công ty đã thiết kế. Hầu hết những người được tuyển đều hoàn
thành nhiệm vụ ở vị trí mà họ được phân công. Do quản trị hợp lí
nguồn nhân lực công ty đã đạt được những thành tích cụ thể sau :

Biểu 3: Tình hình lao đông của công ty (2000-2004)
Chỉ tiêu

2000

Số
lượn
g
1. Tổng số 323

228

- Nam
95
- Nữ
2. Theo trình
độ
30
- Đại học 48
-Trung cấp 245
- Công nhân
3. Hình thức
làm việc
- Gián tiếp 31
- Trực tiếp 292
4. Thu nhập 650
bình
quân
(1000 đ)

Tỷ
trọng
%
100
70.5
29.5

2001

2002

Số

Tỷ Số
lượn trọng lượn
g
%
g
334 100 343
234
70 234
100
30 109

Tỷ
trọng
%
100
68
32

2003
Số
lượn
g
354
244
110

Tỷ
trọn
g%
100

69
31

2004
Số
lượn
g
310
220
90

tỷ
trọn
g%
100
71
29

9.2
37
14.8 60
76
237

11
18
71

40
60

243

11.5 43
17.5 57
71 254

12.2 45 14.6
16.1 55 17.7
71.7 210 67.7

9.5 35
90.5 299
700

10.5 42
89.5 301
800

12,2 42
87.8 312
850

12
88

44 14.2
266 85.8
900



Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động của công ty tăng từ năm
2000 đến năm 2003 theo các tỉ lệ sau: năm 2001/2000 tăng 3,4% , năm
2002/2001 tăng 2,7%, năm 2003/2002 tăng 3,2%. Nhưng trong năm
2004 là năm công ty đi vào cổ phần có nhiều công nhân xin nghỉ theo
nghị định 41 của Nhà Nước lên số lương lao động giảm cụ thể : năm
2004/2003 : giảm 12,5%, Tuy nhiên trong năm 2004 mặc dù số lượng
lao động giảm (chủ yếu là công nhân khai thác nhựa) nhưng số lao
đông có trình độ đại học và trung cấp vẫn tăng cụ thể :
-Năm 2001/2000 : số lao động có trình độ đại học tăng : 23,3%, số lao
động có trình độ trung cấp tăng :25%.
-Năm 2002/2001 : số lao động có trình độ đại học tăng : 8,1%, số lao
động có trình độ trung cấp tăng :0%.
-Năm 2003/2002 : số lao động có trình độ đại học tăng : 7,5%, số lao
động có trình độ trung cấp giảm :5%.
-Năm 2004/2003 : số lao động có trình độ đại học tăng : 4,7%, số lao
động có trình độ trung cấp giảm :3,5%.
Thêm vào đó thu nhập bình quân của người lao động tăng theo từng
năm cụ thể:
-Năm 2001/2000 thu nhập bình đầu người tăng :7,7%
-Năm 2002/2001 thu nhập bình đầu người tăng :14,3%
-Năm 2003/2002 thu nhập bình đầu người tăng :6,25%
-Năm 2004/2003 thu nhập bình đầu người tăng :5,9%
Điều này chứng tỏ đội ngũ lao động của công ty ngày càng được nâng
cao về trình độ và do vậy năng suất lao động tăng cộng thêm vào đó số
lao động giảm đi dẫn tới chi phí giảm do vậy thu nhập bình quân đầu
người tăng theo từng năm .
Tuy nhiên do mới đi vào cổ phần công ty vẫn vẫn còn vướng lại một
số vấn đề cần giả quyết đó là vẫn có một số vị trí còn thiếu lao động
nhưng đồng thời một số vị trí thì lại thừa lao động. Tuy vấn đề này trên



thực tế tại công ty là rất nhỏ và với đà phất triển trong những năm tiếp
theo tin răng công ty sẽ củng cố được vấn đề trên.
3.Quản trị hoạt động nguyên vật liệu
Do nhựa thông khai thác theo mùa vụ, tháng 5 hàng năm là bắt đầu
mùa khai thác nhựa thông cho đến cuối năm. Chính vì vậy mà công tác
quản trị nguyên vật liệu để sản xuất tại công ty rất được coi trọng.
Ngoài vùng nguyên liệu sãn cố trong tỉnh công ty còn tiến hành thu
mua nhựa tại các khu vực vùng nguyên liệu nhựa tại các tỉnh bạn :
Nghệ An, Hà Tĩnh, Hoà Bình, Huế,…bước đầu thâm nhập vào khu vực
vùng nguyên liêuh nhựa tại tỉnh bạn là tương đối khó khăn bởi do
truyền thống văn hoá có đôi chút khác biệt, tập quán làm ăn cũng vậy,
đường đi nước bước còn mập mu,…..song với sự tinh tế trng quản trị
nguyên vật liệu của lãnh đạo công ty như : liên hệ với ban quản lý rừng
tại tỉnh bạn, tuyển lao động là người của tỉnh bạn, ….ngoài ra còn có
các chính sách phù hợp đối với ban quản lý và con người tại tỉnh bạn
nen hiện giờ công ty đã thâm nhập và thu mua được khối lượng nhựa
thông lớn phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian hiện
nay và trong tương lai tới.
Trong vấn đề vận chuyển nhựa thông từ các vùng nguyên liệu từ các
tỉnh xa về, công ty đã đầu tư mua các xe tải chuyên dụng để vận chuyển
nhựa thông về công ty đẻ sản xuất và tuyển thêm cán bộ chuyên đi nhận
nhựa và nằm vùng tại các vùng nguyên liệu. Diều này đóng góp một
phần không nhỏ trong việc sản xuất kinh doanh của công ty.
4. Quản trị hoạt động sản xuất
Một doanh nghiệp trước hết phải được xây dựng sau đó là sự tồn tại
và phát triển của nó. Việc xây dựng được thực hiện ngay từ đầu, một
lần, làm cơ sở phát triển của doanh nghiệp. Nội dung xây dựng bao



gồm việc thiết kế và xây dựng hệ thống sản xuất , xây dựng bộ máy
quản trị phù hợp với hệ thống sản xuất đã xác định và tạo ra một cơ chế
vận hành thích hợp. Tại công ty cổ phần thông cũng không nằm trong
trường hợp này, bộ máy sản xuát của công ty đã được thành lập hoàn
thiện khi liên doanh với Nhật Bản và bộ máy ấy vẫn đang hoạt động tốt
tất nhiên cũng càn phải có sự bảo dưỡng thích hợp của các cán bộ kỹ
thuật tại công ty.
Sản phẩm của công ty có 2 loại là Tùng hương và Dầu thông. Hệ
thống sản xuất của công ty là một dây chuyền khép kín tổ chức khai
thác thu mua và chế biến sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ sau:


SƠ ĐỒ KẾT CẤU SẢN XUẤT
(Sơ đồ số 2)
Nhựa thông công ty
tự khai thác

Nhựa thông công ty
thu mua

vận chuyển thô

Nhập kho I

Vận chuyển xe tải

Nhập kho II

Xuất chế biến
Chế biến nhựa thông


- Các đơn vị khai thác: Công nhân khai thác từ rừng, vận chuyển
nhập tại kho I. ở các đơn vị đều bố trí kho chứa nhựa và có thủ kho
quản lý, sau đó xe của công ty vận chuyển về nhập tại kho II - có thủ
kho quản lý và xuất kho chế biến theo kế hoạch. Toàn bộ quá trình giao
nhận các thủ kho cũng như cán bộ đi thu mua nhựa ở trong và ngoài


tỉnh đêù phải tuân theo các quy định của công ty về phương pháp giao
nhận và chất lượng nhựa nhập kho. Nhựa thông thu mua ở các đơn vị
có nhập tại kho I hoặc kho II tuỳ ý, song phải phù hợp với yêu cầu sản
xuất và điều kiện kinh tế.

Sơ đồ quy trình công nghệ quá trình chế biến
(Sơ đồ số 3)
Bể chứa
nhựa

Bồn hoá
lỏng

Bể lắng
sơ bộ

Bồn
khuấy rửa
lắng lọc

Bồn
chưng

cất

Tùng
hươn
g

Dầu
thông

Công nghệ chế biến nhựa thông để tạo ra hai loại sản phẩm: Tùng
hương và Dầu thông, gồm 3 công đoạn sau:
Thứ nhất, nạp nguyên liệu hoá lỏng (Xử lý nhựa thô)
Thứ hai, khuấy rửa nhựa và lắng lọc hai lần rồi bơm lên bồn
chưng cất (Xử lý nhựa tinh)
Thứ ba, chưng cất nhựa thông và đóng gói sản phẩm Tùng hương, Dầu
thông. Kết thúc chu kỳ sản xuất.
Trong đó :
-Tùng hương là loại sản phẩm có nhiệt độ nóng chảy từ 77-80 oC, ở
điều kiện thường Tùng hương ở thể rắn, có màu vàng trong, chỉ số a-xít


từ 163-187 Mg KOH.Tùng hương có chỉ số a-xít càng cao và màu càng
trong thì chất lượng càng cao.
Tác dụng của tùng hương : dùng để làm giấy (có tác dụng tăng độ
bóng của giấy và giúp giấy chống ẩm), dùng trong công nghiệp chế tạo
sơn màu, công nghệ hàn điện tử, sản xuất pin,sản xuất sợi nhựa tổng
hợp, công nghiệp chế tạo mực in….
-Dầu thông là loại chất lỏng trong suốt, có mùi hắc đặc trưng của
nhựa thông, dễ cháy. Hàm lượng alpha pinene trong dầu thông là yếu tố
quyết định chất lượng dầu thông. Hàm lượng này càng cao thì chất

lượng dầu thông càng cao. Dầu thông có tác dụng : dùng làm dược
phẩm ; thuốc chữa bệnh (thuốc long não) ; làm tăng độ dai và bền cho
các loại tre ,lứa,dóc ;làm véc-ni, dầu bóng,…
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TY
1. Đặc điểm thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau :

( Sơ đồ 4 )
Công ty cổ phần
thông Quảng Ninh

Tiêu thụ

Thị trường xuất khẩu

Thị trường trong nước


Có hai thị trường tiêu thụ chính của công ty : thị trường xuất khẩu và
thị trường trong nước.
-Thị trường trong nước : có nhu cầu khá lớn trải suốt từ Bắc tới Nam
chủ yếu là các công ty giấy, những cơ sở tư nhân chuyên về sơn và dầu
bóng, các công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan…..Tại
thi trường này thì việc thanh toán tương đối nhanh do vạy việc quay
vòng vốn là nhanh. Tại thị trường này công ty cạnh tranh với các công
ty chuyên sản xuất và chế biến nhựa thông tại Nghệ An , Quảng Bình
và các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ với các thiết bị sản xuất thô sơ trong tỉnh.
Các kênh phân phối cơ bản của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau :

Sơ đồ5: Các kênh phân phối cơ bản.

- Kênh trực tiếp:
Người sản xuất

Người tiêu dùng

- Kênh gián tiếp ngắn:
Người sản xuất

Trung gian

Người tiêu dùng


-Thị trường xuất khẩu : hiện tại công ty xuất khẩu hàng sang các
nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Đài
Loan. Trong đó thị trường Nhật Bản là thị trường rất khó liên hệ được
trực tiếp với khách hàng, họ chỉ liên hệ qua đại lý của họ tại Việt Nam
và điều này sẽ khiến công ty mất đi một phần lợi nhuận để chi cho đại
lý này trong việc xúc tiến bán hàng, nhưng thị trường này rất có tiềm
năng và luôn ổn định trong vấn đề đặt hàng và thanh toán nhanh; thị
trường Ấn Độ cũng là một thị trường đầy tiềm năng tuy nhiên khách
hàng ở đây hầu hết đều thanh toán theo L/C trả chậm 90 ngày do đó
khả năng quay vòng vốn của công ty chậm so với bán cho các thi
trường khác và tại thị trường này hiện tại công ty thâm nhập qua một
trung gian và phải mất tiền hoa hồng và xúc tiến bán hàng và như vậy
công ty sẽ mất đi một phần lợi nhuận không nhỏ.
2. Các thành tựu đạt được
Trong 5 năm vừa qua công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng kể.
Trước hết phải kể đến việc tạo ra công ăn việc làm cho nhiều công nhân
làm rừng, làm giảm tỉ lệ thất nghiệp , góp phần bảo vệ tài nguyên rừng

, giảm tỉ lệ trộm cắp gỗ và các tài nguyên rừng khác. Trong kinh
doanh công ty đạt được một số thành tựu sau :

Biểu 4 : Các chỉ tiêu công ty đạt được trong 5 năm gầm
đây :
TT

Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

2000

2001

2002

2003

2004


1

Doanh thu

2

Nộp ngân sách


3

Lợi nhuận

5

Thu nhập bình
quân

Tỷ
đồng
Tỷ
đồng
Triệu
đồng
Nghìn
đồng

30.8

33.5

35.9

40.1

43.2

1.63


1.75

1.9

2.01

2.3

189

197

230

243

345

650

700

800

850

900

Biểu 5 : Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty

Chỉ tiêu
Năm 2000
-Tùng hương
(tấn)
-Dầu thông (tấn)
Năm 2001
-Tùng hương
(tấn)
-Dầu thông (tấn)
Năm 2002
-Tùng hương
(tấn)
-Dầu thông (tấn)
Năm 2003
-Tùng hương
(tấn)
-Dầu thông (tấn)
Năm 2004

Thị trường xuất
khẩu

Thị trường
trong nước

1.742,16
200

1.555,5
300


2.092,8
252

1.234,6
233

2.041,5
420

1.345,6
120

1.551,6
308

2.015,7
400


×