Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

khảo sát tình hình bệnh trên cá bóp (rachycentron canadum) nuôi lồng ở phú quốc và tiên hải tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.82 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

PHẠM PHƯỚC THUẬN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN CÁ BÓP (Rachycentron canadum)
NUÔI LỒNG Ở PHÚ QUỐC VÀ TIÊN HẢI TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN

2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

PHẠM PHƯỚC THUẬN

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN CÁ BÓP (Rachycentron canadum)
NUÔI LỒNG Ở PHÚ QUỐC VÀ TIÊN HẢI TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. TỪ THANH DUNG
Ts. LÝ VĂN KHÁNH

2015



KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TRÊN CÁ BÓP (Rachycentron canadum)
NUÔI LỒNG Ở PHÚ QUỐC VÀ TIÊN HẢI TỈNH KIÊN GIANG
Phạm Phước Thuận*, Từ Thanh Dung và Lý Văn Khánh
*Lớp Bệnh Học Thủy Sản K37, Đại học Cần Thơ
*Email:
ABSTRACT
The study aimed to examined the current state of the disease on cobia
(Rachycentron canadum) cage culture in Phu Quoc and Tien Hai, Kien Giang province
and as a basis for effective prevention and treatment. This study was carried from
October 2014 to March 2015, direct interview 32 households in the prepared
questionnaire and combined collected 20 diseases-fish samples. The survey results
showed that most farmers had 4 years of experience, mostly spontaneous and technical
culture of prevention and treatment is limited. The disease occurs throughout the year
but are concentrated in the time of seasons switch. The common diseases with high
appearance frequency was blindness with 50%, scabies disease 41%, 28% of parasite
and other diseases, including scabies caused the highest damage (30-40%). Result
analysis recorded 3 parasite species (Amyloodinium sp., Trichodina spp.,
Neobenedenia spp.) and 10 strains of Vibrio sp., 4 strains of Streptococcus sp.
Key words: cobia, Rachycentron canadum, bacterial diseases, parasitic diseases,
Vibrio, Streptococcus.
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm khảo sát tình hình bệnh trên cá bóp (Rachycentron canadum) nuôi
lồng ở Phú Quốc và Tiên Hải tỉnh Kiên Giang đồng thời làm cơ sở cho việc phòng và
trị bệnh hiệu quả. Đề tài tiến hành từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015, phỏng
vấn trực tiếp 32 hộ nuôi bằng phiếu điều tra đã soạn sẵn và kết hợp thu được 20 mẫu cá
bệnh. Kết quả điều tra cho thấy đa số các hộ nuôi có trên 4 năm kinh nghiệm, chủ yếu
là nuôi tự phát và kỹ thuật về phòng trị bệnh còn hạn chế. Bệnh xuất hiện quanh năm
nhưng tập trung ở các tháng giao mùa. Các bệnh thường gặp với tần suất xuất hiện cao
là mù mắt (50%), ghẻ - lở loét (41%), ký sinh trùng (28%) và các bệnh khác. Bệnh ghẻ

- lở loét gây thiệt hại lớn nhất (30-40%). Kết quả phân tích ghi nhận được 3 loại ký sinh
trùng (Amyloodinium sp., Trichodina spp., Neobenedenia spp.) và 10 chủng vi khuẩn
Vibrio sp., 4 chủng vi khuẩn Streptococcus sp.
Từ khóa: cá bóp, Rachycentron canadum, bệnh vi khuẩn, bệnh ký sinh trùng, Vibrio,
Streptococcus.
1. GIỚI THIỆU
Tỉnh Kiên Giang với bờ biển dài hơn 200 km, và có hơn 100 đảo lớn nhỏ, có điều kiện
1


tự nhiên, môi trường sinh thái biển lý tưởng rất thuận lợi để phát triển nuôi các loại thủy
hải sản, đặc biệt là nghề nuôi cá lồng trên biển nói chung, cá bóp nói riêng. Cá bóp là
một trong những loài cá biển rất có tiềm năng, giá trị kinh tế cao trung bình 6 USD/kg
cá nguyên con (FAO, 2012) đã và đang được phát triển nuôi ở các vùng biển ven đảo
của tỉnh như Phú Quốc, Tiên Hải, Hòn Nghệ, … với qui mô ngày càng thâm canh. Chính
vì vậy, tình hình dịch bệnh thường xảy ra là điều khó tránh khỏi gây ảnh hướng rất lớn
đến sản lượng cũng như hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá bóp lồng đem lại. Trên thế
giới đã có các nghiên cứu và báo cáo về tác nhân gây bệnh trên cá bóp ở Đài Loan (Liao
et al., 2004), Châu Âu (Lowery and Smith, 2006) và ở Mỹ (Kaiser and Holt, 2005) về
bệnh vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Nhưng ở nước ta chưa có nhiều công trình nghiên
cứu về bệnh trên đối tượng này. Do đó hiện nay đa số người nuôi phòng và trị bệnh theo
kinh nghiệm không mang lại hiệu quả. Chính vì thế nhằm góp phần nâng cao trình độ
nhận biết của người nuôi, giúp hiểu rõ hơn về những thiệt hại do dịch bệnh gây ra và
những phương pháp phòng trị hiệu quả hơn, thấy được tầm quan trọng của vấn đề này,
đề tài “Khảo sát tình hình bệnh trên cá bóp (Rachycentron canadum) nuôi lồng ở
Phú Quốc và Tiên Hải tỉnh Kiên Giang” được thực hiện.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp điều tra – thu mẫu
Tiến hành khảo sát điều tra và thu mẫu trực tiếp tại các lồng nuôi cá bóp ở huyện đảo Phú
Quốc và xã đảo Tiên Hải thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang (hình 1). Phỏng vấn trực tiếp 32

hộ nuôi bằng phiếu điều tra được soạn sẵn ở Phú Quốc (16 phiếu) và Tiên Hải (16 phiếu),
các thông tin thu thập bao gồm: Kích cỡ lồng nuôi, con giống (tự nhiên, nhân tạo), mùa
vụ, bệnh thường gặp, cách trị bệnh, thuận lợi và khó khăn của nghề nuôi,… Kết hợp với
việc phỏng vấn là thu mẫu bệnh phẩm trực tiếp: 20 mẫu cá bóp bệnh (mẫu cá được thu
phải còn sống hoặc mới chết) và 4 mẫu cá bóp khỏe làm đối chứng thuộc 32 lồng của
32 hộ nuôi được phỏng vấn.
Mẫu bệnh phẩm được chuyển về phân tích tại phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học và Bệnh
học thủy sản – khoa Thủy sản – trường Đại học Cần Thơ.

Hình 1: Địa điểm khảo sát, điều tra và thu mẫu (nguồn: />
2


2.2 Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng
Phương pháp định danh ký sinh trùng (KST) dựa vào đặc điểm hình thái và cấu tạo của
KST của Noga (2010) có bổ sung của Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007).
Phương pháp nghiên cứu ngoại ký sinh: Dùng dao cạo thật nhẹ lớp nhớt trên da và vây.
Quan sát dưới kính hiển vi quang học. Ở mang cắt toàn bộ cung mang cho vào đĩa lồng
có chứa nước muối sinh lý, quan sát dưới kính lúp tìm KST có kích thước lớn, cạo nhớt
trên cung mang ép tiêu bản quan sát dưới kính hiển vi tìm KST kích thước nhỏ.
Mức độ nhiễm KST được đặc trưng bằng 2 đại lượng: Tỷ lệ nhiễm (TLN) và cường độ
nhiễm (CĐN)
Tỷ lệ nhiễm (%) =
Cường độ nhiễm =

Tổng số cá nhiễm kýsinh trùng
Tổng số cá kiểm tra

x 100


Số trùng

Cá thể/cơ quan/lame/thị trường

2.3 Phương pháp phân lập và định danh vi khuẩn
Mẫu cá được ghi nhận các dấu hiệu bên ngoài, Sử dụng cồn 70% sát trùng mặt ngoài
của cá và lau sạch, dùng dao đã tiệt trùng vạch một đường ở vết thương, gan, thận, tỳ
tạng và não. Sau đó dùng que cấy lấy mẫu bệnh phẩm từ điểm vừa rạch và cấy trên
môi trường Brain heart Infusion Agar bổ sung 1,5% NaCl (BHIA+) và Thiosunfate
Citrate Bile Salts Agar (TCBS). Ủ đĩa trong tủ ấm ở nhiệt độ 28°C. Sau 24 – 48 giờ,
quan sát và ghi nhận đặc điểm khuẩn lạc. Những khuẩn lạc rời và chiếm đa số được tách
ròng. Tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa cơ bản khi khuẩn lạc đã thuần.
Định danh các chủng vi khuẩn đại diện thực hiện theo tài liệu hướng dẫn của Barrow và
Feltham (1993).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tình hình bệnh trên cá bóp
3.1.1 Thông tin kỷ thuật
Qua kết quả khảo sát cho thấy các hộ nuôi có kinh nghiệm nuôi trung bình từ khoảng 4
năm. Số hộ có kinh nghiệm từ 1-3 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 50%, các hộ có kinh nghiệm
nuôi nhỏ hơn 4 năm là 41% và số hộ có kinh nghiệm nuôi trên 10 năm chiếm 9%. Nhìn
chung kinh nghiệm nuôi rất quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự thành công cũng
như thất bại trong vụ nuôi. Do hầu hết các hộ nuôi chẩn đoán bệnh qua kinh nghiệm
nuôi là chính. Hầu hết các hộ nuôi chia sẽ kinh nghiệm cho nhau, người nuôi trước
hướng dẫn người nuôi sau, từ khâu chuẩn bị lồng, con giống đến cách chăm sóc, quản
lý phòng và trị bệnh.
Trước khi bắt đầu thả giống các hộ nuôi chuẩn bị lồng nuôi, lồng nuôi là dạng lưới
(với nhiều kích cỡ mắt lưới phù hợp với cỡ cá giống) được buộc cố định vào bè nổi
(hình 2A) hoặc các cọc cắm cố định (hình 2B), ưu điểm của bè nổi là tiện cho việc di
3



dời để tránh sóng gió khi chuyển mùa nhưng việc di dời sẽ gây xây xát và sốc cho cá dễ
gây bùng phát bệnh. Với thể tích lồng phổ biến là 56 m3 (4x4x3,5 m) chiếm 80%, 27 m3
(3x3x3 m) chiếm 20% còn lại. Thường thì 4 lồng gắn chung với nhau tạo thành 1 bè với
khoảng cách trung bình giữa các lồng từ 0,5 đến 1 m, khoảng cách giữa các bè từ 25 đến
30 m và độ sâu nơi neo bè từ 5 đến 6 m. Với mô hình nuôi như vậy thể tích nhỏ thuận lợi
cho việc san thưa, quản lý và chăm sóc trong quá trình nuôi, khoảng cách giữa các lồng
trong bè và giữa các bè với nhau thông thoáng và mực nước nơi neo đậu bè cao tạo điều
kiện cho dòng chảy lưu thông tốt.

A

B
Hình 2: Mô hình nuôi cá bóp lồng ở Tiên Hải (A) và Phú Quốc (B) tỉnh Kiên Giang.

Mùa vụ nuôi sẽ bắt đầu khi hộ nuôi thả giống, nguồn giống được sử dụng đa số là giống
nhân tạo (65%), nguồn giống tự nhiên chỉ chiếm (35%) và chỉ ở Phú Quốc sử dụng nguồn
giống tự nhiên. Theo các hộ nuôi cho biết con giống nhân tạo chỉ xuất hiện trong 3 năm
trở lại đây, ưu điểm là đồng đều về kích cỡ và ít bị xây xát và số lượng ổn định giúp cho
các hộ nuôi chủ động được mùa vụ thả nuôi nhưng tỷ lệ hao hụt cao (30-40%), cũng theo
nghiên cứu của Trương Hoàng Minh và ctv (2011) có đến 90% hộ nuôi ở Phú Quốc sử
dụng con giống tự nhiên, nhưng theo kết quả của nghiên cứu này thì tỷ lệ này đã giảm
còn 70% (tính riêng ở Phú Quốc) điều này cho thấy các hộ nuôi đang dần sử dụng con
giống nhân tạo do các ưu điểm của nó. Nhược điểm của con giống tự nhiên phụ thuộc
vào các tàu đánh bắt và số lượng không ổn định, giá thành cao (120.000 đ/con giống so
với con giống nhân tạo là 35.000đ - 40.000đ /con) nhưng tỷ lệ hao hụt thấp (5-10%), do
đó để nghề nuôi cá bóp lồng mang tính bền vững nên đầu tư cải thiện chất lượng con
giống nhân tạo.
Mật độ thả giống trung bình theo kết quả điều tra này từ 5 đến 6 con/m3 và thời gian nuôi
thường kéo dài từ 8 đến 10 tháng. Trong thời gian nuôi thức ăn được sử dụng chủ yếu là

cá tạp, cá tạp có ưu điểm là rẻ tiền và sẵn có tại địa phương nhưng cá tạp lại tiềm ẩn nhiều
mần bệnh, do đó để nghề nuôi cá bóp lồng bền vững cần phát triển thức ăn nhân tạo và
tập cho cá giống quen với thức ăn này. Trong thời gian nuôi lồng sẽ được vệ sinh thay
lưới mới mỗi 15 ngày một lần, lưới cũ sẽ được phơi khô rủ bỏ rong rêu và hào bám vào
lưới, hộ nuôi không sử dụng hóa chất để vệ sinh lưới, sau đó lưới sẽ được tái sử dụng lại.
4


Bảng1: Thông tin khảo sát nông hộ
Chỉ Tiêu
Kinh nghiệm nuôi ( >4 năm)
Số lượng lồng nuôi trung bình (lồng/hộ)
Thể tích lồng nuôi trung bình (m3 )
Độ sâu nước biển nơi đặt lồng (m)
Khoảng cách trung bình giữa các lồng (m)
Khoảng cách trung bình giữa các bè (m)
Nguồn cá giống

Phú Quốc (n=16)
11/16
6
27-56
5
0,5-1
25-30
Tự nhiên 13/16
Nhân tạo 3/16
5
20-25
8-10

Cá tạp

Mật độ con giống khi thả (con/m3 )
Kích cỡ con giống khi thả (cm)
Thời gian nuôi (tháng)
Thức ăn

Hà Tiên (n=16)
5/16
12
56
6
0,5-1
25-30
Tự nhiên 0/16
Nhân tạo 16/16
6
20-25
8-10
Cá tạp

3.1.2 Hiện trạng bệnh trên cá bóp
Kết quả điều tra thông tin từ 32 hộ nuôi về tình hình dịch bệnh trên cá bóp có 87,5% số
hộ nuôi cho biết có sự xuất hiện bệnh thường xuyên. Trong đó mù mắt chiếm tỷ lệ cao
nhất với 50%, ghẻ lở chiếm vị trí thứ hai với 41%, ký sinh trùng chiếm 28%, 19% xuất
hiện bệnh cong thân và 3% hộ còn lại xuất hiện bệnh “nổi trái” (khối u tế bào lympho).
Bệnh mù mắt (hình 4A) trên cá bóp do nhiều nguyên nhân, có thể do sự tấn công của
KST như
Neobenedenia sp. (Leaño, 2008) hoặc do nhiễm khuẩn thứ phát
Streptococcus sp. (FAO, 2012) và (Liao et al., 2004). Bệnh mù mắt có tỷ lệ nhiễm cao

nhất nhưng ít gây chết, chỉ làm cá chậm lớn do bắt mồi kém và giảm giá trị thương
phẩm. Bệnh ghẻ lở kèm theo các triệu chứng như cá mất nhớt và mòn vây (hình 4B),
mòn đuôi,…có tỷ lệ nhiễm thấp hơn bệnh mù mắt nhưng lại là bệnh nguy hiểm nhất có
thể có tỷ lệ chết 30-40% và lên đến 90% nếu không điều trị kịp thời, nguyên nhân của
bệnh là do xây xát do quá trình vận chuyển con giống hoặc việc dời lồng để tránh sóng
gió khi chuyển mùa, từ đó cá sẽ dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát Streptococcus sp. và
Vibrio sp. Hai bệnh này hộ nuôi thường tắm cho cá dưới 200g bằng nước ngọt có pha
với một số loại kháng sinh như ampicillin, tetracycline, oxytetracycline theo công thức
dựa vào kinh nghiệm riêng của từng hộ, hiệu quả điệu trị không cao.
Bệnh nhiễm ký sinh trùng không những là tác nhân chính gây nhiều bệnh nguy hiểm mà
còn là tác nhân mở đường tạo điều kiện cho các tác nhân khác xâm nhập vào cơ thể ký
chủ như nấm, vi khuẩn, virus. Tuy nhiên 10% hộ nuôi cho biết bệnh lại dễ phòng và trị
như treo thuốc tím trong lồng và tắm cá định kỳ ở giai đoạn giống bằng nước ngọt và
CuSO4 và formalin, hiệu quả đáng kể (50%). Nhưng qua điều tra thông tin cho thấy vẫn
còn một bộ phận khá lớn hộ nuôi còn khá hạn chế trong việc nhận biết bệnh liên quan
đến KST, một số hộ còn sử dụng kháng sinh để tắm cho cá nhiễm KST tương tự như đối
với bệnh do vi khuẩn, chính vì thế hiệu quả điều trị thực tế không cao.

5


Bệnh cong thân (hình 4D) quan sát thấy xương sống cá bị cong lệch về một bên bất bình
thường phát hiện sau 2 tuần thả cá giống và chỉ phát hiện trên cá giống nhân tạo, bệnh
chưa rõ nguyên nhân nhưng theo Leaño et al., (2008) cho rằng bệnh có thể do dinh dưỡng,
trong khẩu phần ăn của ấu trùng cá bóp thiếu một chất nào đó hoặc do yếu tố môi trường
không thích hợp. Bệnh không gây chết nhưng làm giảm giá trị thương phẩm của cá thịt
và chưa có giải pháp điều trị.
Bệnh khối u tế bào lympho (Hình 4C, 4E) hay theo tên gọi của hộ nuôi là bệnh “nổi trái”,
trên da, vây, mang cá xuất hiện các khối u, sần. Bệnh Lymphocytics do Iridovirus lớn
nhất trong giống này gây ra. Iridovirus có acid nhân là ADN sợi kép, phía ngoài thể virus

có cấu trúc hình khối đa diện đều (20 mặt) (A Siwicki et al., 2001 trích dẫn bởi
Bùi Quang Tề, 2008). Iridovirus có lõi đặc biệt, nhân của thể virus thấy rõ các ống giống
như vòng nhẫn và trên bề mặt của thể virus có các capsis giống như các mấu
(Madeley el al., 1978 trích dẫn bởi Bùi Quang Tề, 2008). Theo Leaño (2008) bệnh gây
thiệt khá đáng kể ở giai đoạn giống có thể phòng trị bằng cách quản lý tốt nguồn nước
cấp vào hệ thống ương và thức ăn của cá. Thực tế trong điều tra này và bệnh chỉ phát
hiện trên cá giống tự nhiên ở Phú Quốc và có tỷ lệ xuất hiện khá thấp (3%).
Tỷ lệ nhiễm %

Phú Quốc

Hà Tiên
37,5

40
35
30

25

25
20
15

16

19

16


12,5

12

10
3

5
0

Mù Mắt

Lở Loét

Ký Sinh
Trùng

Cong Thân

Hình 3: Kết quả điều tra các bệnh thường gặp trên cá bóp.

6

Khối u tế
bào Lympho
"Nổi Trái"


A


B

C

D

E

F

Hình 4: (A) mắt cá bị sưng đỏ và mù, (B) cá bị mất nhớt và mòn vây, (C) (E) cá bị “nổi trái” ở
đuôi và trên thân, (D) cá bị cong thân, (F) mang cá bóp nhiễm KST Amyloodinium spp, (mũi
tên) các đốm trắng li ti xuất hiện khắc trên các tia mang của cá (ấu trùng trophonts).

3.3 Kết quả phân tích ký sinh trùng
Bảng 3: kết quả phân tích ký sinh trùng

Ký Sinh Trùng

Số mẫu nhiễm

Amyloodinium sp. 3/20
Trichodina spp.
4/20
Neobenedenia spp. 10/20

Cơ quan
tìm thấy

TLN (%)


Mang
10
Mang
20
Da và Mắt 60

CĐN
30-40 (KST/lame)
2-4 (KST/mang)
35-40 (KST/cá)

Kết quả phân tích KST tìm thấy 3 loại KST trên cá bóp với tỷ lệ nhiễm lần lượt là
Amyloodinium sp.(15%) Trichodina spp.(20%) Neobenedenia spp. (50%).
7


Amyloodiniosis (bệnh ký sinh trùng đơn bào) do Amyloodinium sp. ký sinh trên mang
cá dễ nhận biết bằng mắt thường khi mang cá đầy nhớt và xuất hiện nhiều chấm trắng li
ti (hình 4E) kiểm tra trên kính hiển vi sẽ thấy nhiều ấu trùng trophonts (Hình 5A), kết
quả này tương tự của Leaño et al., (2008) khi khảo sát trên cá bóp nuôi lồng ở Đài Loan:
bệnh ký sinh trùng đơn bào do Amyloodinium ocellatum là tác nhân chính gây chết cá
bóp ở giai đoạn giống, có thể gây chết trong ngày nếu không điều trị kịp thời. Cá khó
hô hấp, bơi lội không định hướng, bỏ ăn, bung nắp mang, mang xuất hiện những chấm
trắng. Khi kiểm tra bằng kính hiển vi của mang sẽ hiển thị nhiều ấu trùng trophonts.
Nhưng trong khảo sát này tìm thấy Amyloodinium sp. trên cá bóp ở cả giai đoạn cá giống
và cá thịt giai đoạn 3 kg/con.
Trùng bánh xe Trichodina sp. (hình 5B) có dạng hình tròn, đường kính từ 40-56 mm.
Khi vận động chúng quay tròn cơ thể như bánh xe nên gọi là trùng bánh xe. Chúng bám
vào cơ thể cá nhờ đĩa bám. Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi và sự sinh sản diễn ra

quanh năm. Sau khi rời cơ thể cá trùng có thể sống tự do trong nước được 1-1,5 ngày.
Đây là nguyên nhân khiến cho bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. Trùng bánh
xe được tìm thấy trên da và mang cá bóp ở giai đoạn cá giống làm cá bỏ ăn và nhiễm
trùng thứ cấp.

A

B

C

D

Hình 5: KST trên cá bóp (A) Trichodina spp. nhiễm trên mang (40x), (B) Neobenedenia spp.
tấn công trên mắt và da cá bóp (Nguồn: Leaño et al., 2008), (C) mang cá bóp nhiễm
Amyloodinium sp., (D) ấu trùng tronphonts (40x).

8


Bệnh sán lá đơn chủ gây hại trên cá bóp thương phẩm do tác nhân bao gồm
Neobenedenia spp. (hình 5C), Bendedinia spp. ... Thường ký sinh trên da, mang và vây
cá. Một số loài có thể tìm thấy trong khoang ruột và hệ thống mạch máu. Chúng kết dính
với vật chủ thông qua một hoặc nhiều móc nằm ở cuối cơ thể (Bunkley-Williams and
Williams, 2006). Theo Leaño et al., (2008), trong các loại sán lá đơn chủ thì
Neobenedenia melleni ký sinh trên tất cả giai đoạn phát triển của cá từ giống đến cá
trưởng thành, khi ký sinh lên cá Neobenedenia melleni thường tấn công vào mắt và gây
mù.
3.4 Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn
Kết quả phân lập: được 14 chủng vi khuẩn từ mẫu cá bóp có dấu hiệu bệnh lý. Không

phân lập được vi khuẩn từ mẫu cá khỏe. Tách ròng vi khuẩn, cấy trên môi trường BHIA+ ,
ủ ở 28oC sau 24 giờ, tiến hành nhuộm gram kiểm tra tính thuần, kiểm tra phản ứng
oxidase, catalase, O/F. quan sát tính di động và định danh theo phương pháp của Barrow
và Feltham (1993).
Các chủng phân lập được chia thành 2 nhóm (bảng 4 và bảng 5):
Bảng 4: Đặc điểm sinh lý, sinh hóa vi khuẩn phân lập trên cá bóp có dấu hiệu bệnh
Chỉ tiêu
Nhóm 1 (10 chủng)
Nhóm 2 (4 chủng)
Hình dạng khuẩn lạc
Tròn, trơn
Tròn nhỏ li ti
Đường kính khuẩn lạc
2-3 mm
Nhỏ hơn 1 mm
Màu sắc khuẩn lạc trên BHIA+
Trắng kem
Trắng đục
Gram
+
Di động

Không
Oxidase
+
Catalase
+
O/F
+/+
-/Chú giải: (-) âm tính; (+) dương tính.


Bảng 5: Dấu hiệu bệnh lý của cá bóp
Vi khuẩn
Dấu hiệu bên ngoài
nhóm
Cá bỏ ăn, mất nhớt, và lở
1
loét, mòn vây.
Cá bỏ ăn, bơi lờ đờ, mắt
2
sưng đỏ, có nhiễm KST

Dấu hiệu bên trong
Gan và thận xuất huyết, có
dịch lỏng trong ổ bụng
Gan xậm màu, thận và tùy
tạng xưng to

Cơ quan phân
lập
Gan, Thận,
Gan, Tùy tạng

Qua kết quả kiểm tra các chỉ tiêu hình thái, Gram, đặc điểm khuẩn lạc, Oxidase,
Catalase, O/F, kết quả nuôi cấy trên môi trường TCBS, xát định 10 chủng vi khuẩn
nhóm 1 là vi khuẩn thuộc giống Vibrio sp., 4 chủng vi khuẩn nhóm 2 là vi khuẩn thuộc
giống Streptococcus sp..
Nhóm 1: Vi khuẩn Vibrio sp.
Giống Vibrio thuộc họ Vibrionaceae là vi khuẩn Gram âm (-), hình que ngắn,
9



oxidase và catalase đều dương tính, kích thước 0,3-0,5 x 1,4-2,6 µm và không hình thành
bào tử. Các dấu hiệu chung khi cá bóp bị nhiễm Vibrio sp. như: Cá lờ đờ, da sậm màu,
chướng bụng, mù mắt và loét da. Tỷ lệ tử vong cao, với 100% cá bệnh (John W. Machen,
2008) và tỷ lệ tử vong thường trên 80% (Liu et al., 2004), cá dưới 4 tháng tuổi (<500 g)
dễ bị nhiễm và tỉ lệ chết cao (Lin et al., 2006).

A

B

C

Hình 3: (A) khuẩn lạc to (2-3mm), tròn trơn (B) vi khuẩn hình que, bắt màu Gram âm (100x),
(C) O/F (+/+) lên men glucose ở cả yếm khí và hiếu khí.

Theo nghiên cứu của Leaño et al., (2008), bệnh do Vibrio anguillarum gây ra trên cá
bóp ở cả giai đoạn giống và cá thịt, bùng phát mạnh từ tháng tư đến tháng mười khi
nhiệt độ nước thấp từ 24-26ºC, với các đặc trưng như lồi mắt và đỏ da và tổn thương
trên vây ngực, làm tuyến sinh dục xuất huyết. Nghiên cứu đầu tiên về Vibriosis (Vibrio
alginolyticus) trên cá bóp năm 2001 tại Đài Loan Vibrio sp. cũng là mần bệnh gây ảnh
hưởng đến các loài cá biển, tôm he cũng như bào ngư (Liu et al., 2004).
Nhóm 2: Vi khuẩn Streptococcus sp.

A

B

C


Hình 4: (A) khuẩn lạc li ti, (B) vi khuẩn cầu chuỗi, bắt màu Gram dương (100x). (C) O/F (-/-)
không lên men glucose ở cả yếm khí và hiếu khí.

Giống Streptococcus là vi khuẩn gram dương, hình cầu hoặc hình ovan, đường kính nhỏ
hơn 2 µm, không di động, thường dính với nhau thành chuỗi. Theo Leaño et al., (2008),
Bệnh do Streptococcus iniae xuất hiện ở cả giai đoạn giống và cá thịt nuôi thương phẩm,
10


bệnh đặc trưng bởi hiện tượng kéo mây ở giác mạc có thể dẫn đến mù
(Leaño et al., 2008 và FAO,2012). Cá nhiễm bệnh thường là do nhiễm khuẩn thứ phát
do bị tấn công bới KST Neobenedea (FAO, 2012).
4. KẾT LUẬN
Bệnh trên cá bóp nuôi lồng ở huyện đảo Phú Quốc và xã đảo Tiên Hải thị xã Hà Tiên
tỉnh Kiên Giang thường xuyên xảy ra với tần suất xuất hiện ngày càng cao nhưng vẫn
chưa có cách phòng, trị hiệu quả. Nguồn cá giống và thức ăn còn phụ thuộc vào tự nhiên
nên khó khăn trong công tác kiểm soát dịch bệnh. Dịch bệnh chủ yếu xảy ra vào thời
điểm giao mùa tháng 4 đến tháng 5 và tháng 11 đến 12 với tỷ lệ xuất hiện: mù mắt
(50%), lở loét (41%), ký sinh trùng (28%), cong thân (19%), nổi trái (3%). Công tác
phòng và trị bệnh đều theo kinh nghiệm riêng của từng người nuôi, việc sử dụng thuốc,
hóa chất và kháng sinh đều tự phát.
5. ĐỀ XUẤT
Do giới hạn của đề tài về thời gian và số lượng mẫu nên tiến hành nghiên cứu chuyên
sâu, với thời gian và số lượng mẫu lớn hơn, kèm theo nghiên cứu môi trường và tiến
hành thêm những nghiên cứu về tác nhân nấm và virus mà đề tài chưa có kết quả.
Tiếp tục các nghiên cứu tiếp theo để xát định tác nhân gây bệnh xát định vi khuẩn đến
loài, gây cảm nhiễm với các vi khuẩn phân lập được, lập kháng sinh đồ và thử nghiệm
điều trị bệnh do vi khuẩn trên cá bóp.
Tài liệu tham khảo

Barrow, G.I. and R.K.A Feltham, 1993. Cowan and Steel’s manual for the
indentification of medical bacteria, third edition. Cambridge University press.
Cambridge. 331 pp.
Bùi Quang Tề, 2008. Giáo trình bệnh học thủy sản. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản
I. Nhà xuất bản nông nghiệp, 255 trang.
Bunkley-Williams, L., E.H. Jr. Williams and A.K.M. Bashirullah: Isopods (Isopoda:
Aegidae, Cymothoidae, Gnathiidae) asscociated with Venezhelan marine fishes
(Elasmobranchii, Actinopterygii). Revta Biol. Trop., 54, 175-188 (2006).
Eduardo M.Leaño, Chen Chun Ku and I Chiu Liao, 2008, Diseases of cultured cobia
(Rachycentron canadum). The seventh Symposium on Diseases in Asia Aquaculture, 226/8/2008, Taipei, Taiwan.
FAO,
2012.
Rachycentron
canadum
(Linnaeus,
/>Access on 30/4/2015.

1766):

Frerichs, G. N., and S. D. Millar, 1993.Manual for the isolation and identification of fish
bacterial pathogent.Istitute of Aquaculture, University of Stirling, Scotland. 60 pp.
11


John W. Machen, 2008, Vibrio spp. disinfection and immunization of cobia
(Rachycentron canadum) for the prevention of disease in aquaculture facilities, 91pp.
Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007. KST nước ngọt Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa Học và
Kỹ Thuật Hà Nội. 360 trang.
John W. Machen, 2008, Vibrio spp. disinfection and immunization of cobia
(Rachycentron canadum) for the prevention of disease in aquaculture facilities, 91pp.

Kaiser, J. B and G. J. Hoff, 2005. Species profile cobia. SRAC publication No. 7202.
Liu, P., J. Lin, P. Hsiao, and K. Lee, 2004. Isolation and characterzation of pathogenic
vibrio anginolyticus from diseased cobia (Rachycertron canadum). Journal of Basic
Microbiolory. 44: 23-28
Lin, J. H., T. Chen, M. Chen, H. Chen, R. Chou, M. Shu and H. Tang, 2006. Vancination
with three inactivated pathogens of cobia (Rachycertron canadum) stimulates proteetive
immunity. Aquaculture. 225: 125-132
Noga, J. E (Editor), 2010. Fish disease-diagnosis and treatment (2nd Edition). John
Wiley & Sons. 538pp.
Lowery, T. and Smith, S. A. 2006. Myrobacteria sp. Infection in culture cobia
(Ranchycentron canadum). Bulletin European Association of Fish Pathology. 26, pp.
87-92.
Ruth Francis-Floyd1 and Maxine R. Floyd, 2011. Amyloodinium ocellatum, an
Important Parasite of Cultured Marine Fish. Southern regional aquaculture center.
SRAC Publication No. 4705. 12pp.
Trương Hoàng Minh, Trần Ngô Minh Toàn, Trần Hoàng Tuân và Nguyễn Thị Hồng
Điệp, 2011. Hiện trạng môi trường - kỹ thuật và tài chính của nghề nuôi cá bóp
(rachycentron canadum) trên lồng ở đảo phú quốc, tỉnh kiên giang. Tạp chí khoa học,
Đại học Cần Thơ. Số 26b: 246-254.

12



×