Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật theo tiêu chuẩn vietgap tại xã thành đông huyện bình tân tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.79 KB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CAO HOÀNG PHỤNG

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI LANG TÍM
NHẬT THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI
XÃ THÀNH ĐÔNG HUYỆN BÌNH TÂN
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế Nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115

Tháng 8- Năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CAO HOÀNG PHỤNG
MSSV: 4114704

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI LANG TÍM
NHẬT THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP TẠI
XÃ THÀNH ĐÔNG HUYỆN BÌNH TÂN
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
LÊ NGUYỄN ĐOAN KHÔI

Tháng 8-Năm 2014


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên con xin cám ơn gia đình, đặc biệt là cha mẹ những người đã
hết lòng ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về vật chất lẫn tinh thần để
giúp con hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ của Thầy
Nguyễn Đoan Khôi, Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ.
Thầy đã hướng dẫn, chỉ dạy và định hướng đầy đủ chi tiết cho em hoàn thành
bài luận văn.
Em cũng xin cảm ơn tất cả quý thầy, cô Trường Đại học Cần Thơ đã
cung cấp cho em những kiến thức quý giá trong suốt thời gian em được học
tập tại trường. Đặc biệt, là quý thầy, cô đang giảng dạy tại Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh đã giúp em có đủ các kiến thức căn bản để hoàn thành bài
luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú nông dân sản xuất khoai lang Tím
Nhật theo tiêu chuẩn VietGAP tại ấp Thành Hậu xã Thành Đông của huyện
Bình Tân tỉnh Vĩnh Long đã dành thời gian để hỗ trợ cho tôi trong quá trình
thu thập số liệu.
Cám ơn các cô chú, anh chị, của huyện Bình Tân, cán bộ nông nghiệp
của xã Thành Đông, đặc biệt là chú Võ Văn Theo Trưởng Phòng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn của huyện Bình tân đã cung cấp cho tôi các số liệu,
cũng như cho tôi những tư vấn cần thiết.
Cuối cùng tôi xin cám ơn, tất cả những người bạn đã chia sẻ kinh nghiệm

và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi làm luận văn.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….năm ….....
Sinh viên thực hiện

Cao Hoàng Phụng

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm.…..
Sinh viên thực hiện

Cao Hoàng Phụng

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Vĩnh Long ngày 24 tháng 11 năm 2014

iii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU...................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài .......................................................................................1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................1
1.2.1 Mục tiêu chung........................................................................................1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................2
1.3.1 Không gian nghiên cứu............................................................................2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ...............................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................2
1.4 Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu................................................................2
1.4.1 Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................2
1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................2
1.5 Lược khảo tài liệu.......................................................................................3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............5
2.1 Cơ sở lý luận ..............................................................................................5
2.1.1 Khái niệm về hộ và hộ nông dân..............................................................5
2.1.2 Khái niệm về sản xuất và nguồn lực của nông hộ ....................................6
2.1.3 Lý thuyết về hiệu quả và hiệu quả tài chính ...........................................7
2.1.4 Một số thuật ngữ dùng trong đề tài .........................................................8
2.1.5 Các chỉ tiêu tài chính phân tích trong bài nghiên cứu ...............................8
2.1.6 Các thuật ngữ về các chỉ tiêu kinh tế trung bình.......................................9
2.1.7 Giới thiệu về GAP ...................................................................................9
2.1.8 Giới thiệu về VietGAP .........................................................................10
2.19 Tình hình áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở xã Thành Đông
huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long .....................................................................12
2.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................13
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................13

iv


2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................13

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................13
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM
NHẬT TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ..........................................................19
3.1 Giới thiệu tổng quan về huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long ........................19
3.1.1 Lịch sử hình thành ................................................................................19
3.1.2 Điều kiện tự nhiên ................................................................................19
3.1.3 Đất đai ..................................................................................................20
3.1.4 Khí hậu .................................................................................................20
3.1.5 Thủy văn ...............................................................................................21
3.1.6 Tình hình kinh tế-xã hội của huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long ...............21
3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long.......23
3.2.1 Trồng trọt .............................................................................................23
3.2.2 Chăn nuôi .............................................................................................24
3.2.3 Thủy sản ...............................................................................................25
3.3 Giới thiệu về xã Thành Đông và tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn xã ............................................................................................................26
3.3.1 Đặc điểm chung về xã Thành Đông huyên Bình Tân tỉnh Vĩnh Long ..26
3.3.2 Tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội ở xã Thành Đông .........................27
3.3.3 Thực trạng sản xuất nông nghiệp tại xã Thành Đông huyện Bình Tân
tỉnh Vĩnh Long ...............................................................................................28
3.4 Thực trạng sản xuất khoai và tiêu thụ khoai lang Tím Nhật tại xã Thành
Đông huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long............................................................29
3.4.1 Giới thiệu về cây khoai lang .................................................................29
3.4.2 Thực trạng sản xuất khoai lang tại xã Thành Đông huyện Bình Tân tỉnh
Vĩnh Long từ năm 2011 đến năm 2013 ..........................................................34
3.4.3 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ khoai lang Tím Nhật của xã Thành Đông
huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long .....................................................................35
3.5 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở xã Thành Đông huyện
Bình Tân tỉnh Vĩnh Long ...............................................................................35
3.5.1 Thuận lợi ...............................................................................................35

v


3.5.2 Khó khăn ..............................................................................................36
3.5.3 Định hướng phát triển trong sản xuất nông nghiệp của xã Thành Đông
huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long .....................................................................36
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG
KHOAI LANG TÍM NHẬT THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP......................38
4.1 Giới thiệu về đặc điểm chung của các nông hộ trồng khoai lang Tím Nhật
theo tiêu chuẩn VietGAP ở ấp Thành Hậu xã Thành Đông huyện Bình Tân
tỉnh Vĩnh Long ..............................................................................................38
4.1.1 Mô tả một số thông tin cá nhân về các nông hộ thu từ mẫu quan sát ......38
4.1.2 Số nhân khẩu và số lao động gia đình tham gia sản xuất khoai của các
nông hộ ..........................................................................................................41
4.1.3 Diện tích sản xuất khoai lang Tím Nhật của các các nông hộ .................41
4.1.4 Lý do sản xuất khoai lang Tím Nhật của các nông hộ ............................42
4.1.5 Nguồn giống..........................................................................................43
4.1.6 Nguồn vốn sản xuất ...............................................................................44
4.1.7 Cách tiếp cận nguồn thông tin các nông hộ ............................................44
4.1.8 Nguyên nhân tham gia mô hình sản xuất khoai lang chuẩn VietGAP.....45
4.2 Đặc điểm tiêu thụ khoai của các nông hộ..................................................46
4.2.1 Lý do bán khoai của các nông hộ...........................................................46
4.2.2 Cách thức liên lạc với người mua và người quyết định giá.....................47
4.3 Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang Tím Nhật theo
hướng VietGAP..............................................................................................47
4.3.1 Phân tích chi phí sản xuất trung bình trên 1.000 m2 đất trồng khoai của
các nông hộ ....................................................................................................47
4.3.2 Phân tích khoản doanh thu trên 1.000 m2 đất trồng khoai của các nông hộ
trong tổng sỗ mẫu điều tra ..............................................................................55
4.3.3 Phân tích khoản lợi nhuận trên 1.000 m2 đất trồng khoai của các nông hộ

trong tổng sỗ mẫu điều tra ..............................................................................56
4.3.5 Phân tích một số tỷ số tài chính và kinh tế ............................................57
4.3.6 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận mô hình trồng khoai lang
Tím Nhật theo tiêu chuẩn VietGAP ................................................................58

vi


Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH
SẢN XUẤT KHOAI LANG TÍM NHẬT THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP 64
5.1 Cơ sở đề ra giải pháp ...............................................................................64
5.1.1 Những điểm mạnh ................................................................................64
5.1.2 Những điểm yếu ....................................................................................64
5.1.3 Những cơ hội ........................................................................................65
5.1.4 Những thách thức hay đe dọa ................................................................66
5.2 Giải pháp cho một số vấn đề còn tồn tại ...................................................69
5.2.1 Chi phí sản xuất ....................................................................................69
5.2.2 Vấn đề tiêu thụ .....................................................................................69
5.2.3 Vốn vay.................................................................................................70
5.2.4 Phòng trừ bệnh hại ................................................................................70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................71
Kết luận .........................................................................................................71
Kiến nghị .......................................................................................................71
Đối với chính quyền .......................................................................................71
Đối với nông hộ .............................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................73
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................75
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................83
PHỤ LỤC 3 ...................................................................................................90


vii


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình trồng
khoai lang Tím Nhật theo tiêu chuẩn VietGAP...............................................17
Bảng 2.2 Ma trận SWOT................................................................................18
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh
Long từ năm 2011 đến năm 2013 ..................................................................20
Bảng 3.2 Các chỉ tiêu kinh tế của huyện Bình Tân giai đoạn 2011 2013 ...............................................................................................................21
Bảng 3.3 Diện tích thực hiện các loại cây trồng của huyện Bình Tân
giai đoạn 2011 - 2013.....................................................................................23
Bảng 3.4 Số lượng gia súc và gia cầm của huyện Bình Tân giai đoạn
2011-2013 ......................................................................................................24
Bảng 3.5 Sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện Bình Tân giai đoạn
2011-2013. .....................................................................................................25
Bảng 3.6 Thực trạng sản xuất khoai lang ở xã Thành Đông từ năm
2011 đến năm 2013 ........................................................................................34
Bảng 4.1 Thông tin cá nhân về các chủ hộ sản xuất khoai lang Tím
Nhật theo tiêu chuẩn VietGAP .......................................................................38
Bảng 4.2 Số năm kinh nghiệm của các chủ hộ...............................................40
Bảng 4.3 Số nhân khẩu và số LĐGĐ tham gia sản xuất khoai của các
nông hộ ..........................................................................................................41
Bảng 4.4 Diện tích canh tác và diện tích sản xuất khoai của các nông
hộ ...................................................................................................................42
Bảng 4.5 Nguồn giống của các nông hộ..........................................................43
Bảng 4.6 Các cách tiếp cận nguồn thông tin của các nông hộ .........................45
Bảng 4.7 Các khoản mục chi phí sản xuất trung bình trên 1.000 m2 đất trồng
khoai.................................................................................................................48


viii


Bảng 4.8 Chi phí dây giống trên 1000 m2 đất trồng khoai của các nông
hộ ...................................................................................................................49
Bảng 4.9 Chi phí phân bón trên 1.000 m2 đất trồng khoai của các nông
hộ ...................................................................................................................50
Bảng 4.10 Chi phí thuốc BVTV trên 1.000 m2 đất trồng khoai của các
nông hộ ..........................................................................................................50
Bảng 4.11 Chi phí lao động thuê ngoài trên 1.000 m2 đất trồng khoai
của các nông hộ..............................................................................................51
Bảng 4.12 Chi phí nhiên liệu trên 1.000 m2 đất trồng khoai của các
nông hộ ..........................................................................................................52
Bảng 4.13 Chi phí lãi vay trên 1.000 m2 đất trồng khoai của các nông
hộ ...................................................................................................................53
Bảng 4.14 Bảng tổng hợp các chi phí đầu vào có liên quan trong quá
trình sản xuất khoai Tím Nhật của các nông hộ trên 1.000 m2 đất trồng
khoai hộ .........................................................................................................54
Bảng 4.15 Năng suất, giá bán và doanh thu trên 1.000 m2 đất sản xuất
khoai của các nông hộ ....................................................................................55
Bảng 4.16 Lợi nhuận trên 1.000 m2 đất trồng khoai của các nông hộ .............56
Bảng 4.17 Các tỷ số tài chính và kinh tế để đánh giá hiệu quả tài chính
của mô hình sản xuất khoai lang theo hướng VietGAP của các nông hộ.........57
Bảng 4.18 Dấu kỳ vọng của các biến lên lợi nhuận của nông hộ trên
1.000 m2 đất trồng khoai ................................................................................58
Bảng 4.19 Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của
nông hộ trồng khoai lang Tím Nhật theo hướng VietGAP ..............................60
Bảng 5.1 Kết quả phân tích SWOT.................................................................67


ix


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Bản đồ ranh giới hành chính huyện Bình Tân ..................................19
Hình 3.2 Sơ đồ tiêu thụ khoai lang Tím Nhật của xã Thành Đông ..................35
Hình 4.1 Tỷ lệ phần trăm trình độ học vấn của các nông hộ ..........................39
Hình 4.2 Tỷ lệ các nguyên nhân sản xuất giống khoai lang Tím Nhật
của các nông hộ..............................................................................................42
Hình 4.3 Sơ đồ tỷ lệ nguồn vốn trồng khoai lang Tím Nhật của các
nông hộ ..........................................................................................................44
Hình 4.4 Tỷ lệ lý do bán khoai cho thương lái của các nông hộ ......................46

x


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LN:

Lợi nhuận

BVTV:

Bảo vệ thực vật

CPSX:

Chi phí sản xuất


CP:

Chi phí

CPLĐ:

Chi phí lao động

DT:

Doanh thu

LĐ:

Lao động

BNN – PTNN:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

GTSX:

Giá trị sản xuất

TBKHKT:

Tiến bộ khoa học kỹ thuật

LĐGĐ:


Lao động gia đình

xi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Khoai lang Tím Nhật là loại cây trồng chính của nhiều người dân trên địa
bàn huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long do lợi nhuận (LN) thu được từ việc sản
xuất giống khoai này cao hơn so với LN thu được từ việc sản xuất các giống
khoai lang khác cũng như các loại cây trồng khác. Tuy nhiên trong ba năm gần
đây, LN thu được từ việc sản xuất giống khoai này của người dân không còn
nhiều như trước, do sự thay đổi về cơ cấu sản xuất là thay vì trồng một vụ lúa
và một vụ khoai trong năm thì nhiều nơi trên địa bàn huyện đã chuyển sang
canh tác hai vụ khoai trong năm. Sự mở rộng diện tích sản xuất này đã làm
cho vấn đề sâu bệnh phát triển, một phần là do với thói quen sử dụng phân bón
và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chưa hợp lý của người dân đã làm cho chi
phí sản xuất (CPSX) đầu vào của người dân tăng lên trong khi đó giá cả các
loại vật tư nông nghiệp lại đang có xu hướng ngày càng tăng do ảnh hưởng
của tình hình khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu. Điều này đã làm giảm LN
thu được từ việc sản xuất khoai của người dân.
Hiện nay, song song với mô hình trồng khoai lang Tím Nhật theo cách
thông thường, thì mô hình trồng khoai lang Tím Nhật theo quy trình sản xuất
an toàn VietGAP đã được triển khai thí điểm tại ấp Thành Hậu xã Thành Đông
huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều hộ
dân trên địa bàn, cũng như của các cơ quan ban ngành huyện, tỉnh Vĩnh Long.
Nhận thức được thực trạng trên, thì việt xác định hiệu quả và lợi ích tài chính
từ việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP vào sản xuất khoai lang Tím Nhật mang
lại cho người dân là điều cần thiết để làm cơ sở tìm ra giải pháp nâng cao LN

cho người dân trên địa bàn huyện Bình Tân. Vì vậy nghiên cứu “Phân tích
hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang Tím Nhật theo tiêu
chuẩn VietGAP tại xã Thành Đông huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long”
được thực hiện để làm rõ vấn đề này.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang
Tím Nhật theo tiêu chuẩn VietGAP tại ấp Thành Hậu xã Thành Đông huyện
Bình Tân tỉnh Vĩnh Long, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tài
chính của mô hình.

1


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ khoai lang Tím
Nhật tại địa bàn nghiên cứu.
Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang
Tím Nhật theo tiêu chuẩn VietGAP.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tài chính của
mô hình.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại ấp Thành Hậu xã Thành Đông
huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long. Do đây là địa phương duy nhất trên địa bàn
huyện Bình Tân được triển khai thí điểm mô hình “Cánh đồng mẫu khoai lang
theo quy trình sản xuất an toàn VietGAP”.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian từ năm
2011 đến tháng 6 năm 2014.

Đề tài thực hiện từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ tham gia mô hình “Cánh
đồng mẫu khoai lang theo quy trình sản xuất an toàn VietGAP” và chỉ trồng
duy nhất giống khoai lang Tím Nhật tại ấp Thành Hậu, xã Thành Đông, huyện
Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
1.4 GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Giả thuyết cần kiểm định
Đề tài nghiên cứu về chi phí (CP) giống, CP phân bón, CP thuốc BVTV,
chi phí lao động (CPLĐ) thuê ngoài, CP nhiên liệu, trình độ học vấn, số năm
kinh nghiệm và doanh thu (DT). Đây là các yếu tố ảnh hưởng đến LN của mô
hình trồng khoai lang theo tiêu chuẩn VietGAP tại ấp Thành Hậu, xã Thành
Đông, huyện Bình Tân.
1.4.2 Câu hỏi nghiên cứu
Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai lang Tím Nhật tại địa bàn nghiên
cứu hiện nay như thế nào?

2


Mô hình trồng khoai lang Tím Nhật theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại
lợi ích tài chính như thế nào cho người dân?
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến LN của mô hình trồng khoai lang Tím
Nhật theo tiêu chuẩn VietGAP?
Cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình
trồng khoai lang Tím Nhật theo tiêu chuẩn VietGAP tại ấp Thành Hậu, xã
Thành Đông, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Để phân tích được hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang theo
tiêu chuẩn VietGAP của nông hộ, bài đã sử dụng các phương pháp như:

phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối, phương pháp thống kê mô tả với
sự hỗ trợ của phần mềm SPSS (Statistical Package for the social Sciences) và
Excel, phương pháp phân tích chi phí-lợi ích, phương pháp hồi quy tuyến tính
và phương pháp phân tích ma trận SWOT. Việc lựa chọn sử dụng các phương
pháp trên vào nghiên cứu, thì bên cạnh kiến thức đã được học tại trường, bài
còn tham khảo một số tài liệu.
Trần Kim Ngọc (2010). Phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh
hưởng đến Quýt Hồng ở huyện Lai Dung tỉnh Đồng Tháp. Luận văn đại
học.Với mục tiêu của tác giả là phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất Quýt Hồng ở huyện Lai Dung tỉnh Đồng Tháp,
đồng thời tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình sản xuất
Quýt Hồng. Tác giả đã lần lượt sử dụng các phương pháp như thống kê mô tả
và phương pháp hồi quy với sự hỗ trợ của phần mềm Stata, phương pháp phân
tích bao số liệu DEA (Data envolopment analysis) và qua quá trình nghiên
cứu, tác giả này đã kết luận rằng hiệu quả phân phối của việc sản xuất Quýt
Hồng của các nông hộ đạt hiệu quả phân phối nguồn lực là tối đa, hiệu quả kỹ
thuật đạt két quả tương đối, tuy nhiên hiệu quả chi phí thấp. Ngoài ra bài cũng
xác định được các nhân tố ảnh hưởng đên hiệu quả sản xuất Quýt Hồng ở
huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp là các yếu tố như phân thuốc, tưới tiêu, cây
chòi, lao động (LĐ) và kinh nghiệm có ảnh hưởng đến năng suất của các nông
hộ. Lợi nhuận mô hình bên cạnh bị ảnh hưởng bởi yếu tố năng suất thì còn bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố như giống, khấu hao và đặc biệt là yếu tố DT. Đây là
điểm mới của tác giả này khi đưa biến DT vào hàm LN, do DT của các nông
hộ thì thường biến động mạnh.
Nguyễn Quốc Hữu (2010). Phân tích hiệu quả áp dụng
GlobalGAP/EUREPGAP vào sản xuất bưởi Năm Roi ở huyện Bình Minh.
Luận văn đại học. Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích phân tích hiệu quả
3



của việc áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP vào sản xuất Bưởi Năm Roi và so
sánh giữa hai mô hình sản xuất bưởi có áp dụng và không áp dụng tiêu chuẩn
GlobalGAP, mô hình nào hiệu quả hơn. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã sử
dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp kiểm định Mann – Whitney
và phương pháp cuối cùng là tác giả xây dựng mô hình hồi quy đa biến. Kết
quả của bài nghiên cứu là, mô hình sản xuất bưởi Năm Roi áp dụng theo tiêu
chuẩn GlobalGAP cần CP đầu vào thấp hơn so với CP đầu vào của các hộ
không áp dụng, nên đã tiết kiệm một khoản CP cho các nông hộ đã tham gia
vào mô hình. Tuy giá bán đầu ra lại không cao hơn giá bán bưởi không sản
xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Nhưng từ kết quả phân tích tác giả đã có đủ
cơ sở để kết luận rằng nông hộ áp dụng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn
GlobalGAP mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với những hộ không áp dụng
mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Bởi lẻ giá bán đầu ra không cao
hơn giá bán của loại bưởi không sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP nguyên
nhân một phần là do các nông hộ này ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với công
ty thu mua với một giá cố định, nên khi giá cả thị trường tăng, nông hộ không
hưởng được lợi ích gì từ việc giá bưởi tăng cả.
Đào Hoa Hảo (2013). Phân tích hiệu quả sản xuất của các nông hộ trồng
khoai lang ở huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long. Luận văn đại học. Để phân tích
các mục tiêu trong bài là tìm hiểu tình hình sản xuất khoai, phân tích CP và
LN nhuận, phân tích yếu tố ảnh hưởng đến LN của các nông hộ trồng và để đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình, tác giả Đào Hoa
Hảo đã lần lượt sử dụng các phương pháp là thống kê mô tả, phương pháp so
sánh và phân tích hồi quy với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Kết quả phân
tích hồi quy là các biến như diện tích, tập huấn, số năm kinh nghiệm, CP phân
bón, CP thuốc BVTV và giá bán có nghĩa và ảnh hưởng đến LN của nông hộ
ngoại trừ biến CP giống. Trong đó tập huấn và CP thuốc BVTV là hai nhân tố
ảnh hưởng đến LN nhiều nhất, tuy nhiên cũng không thể bỏ ra các biến CP có
ảnh hưởng gián tiếp.
Qua các nghiên cứu trên cho thấy chưa có nghiên cứu nào phân tích về

hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất khoai lang Tím Nhật theo tiêu chuẩn
VietGAP, đây là hướng phân tích mới của bài so với các nghiên cứu trước
đây.

4


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về hộ và hộ nông dân
2.1.1.1 Hộ
Trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ,
hộ được định nghĩa là tất cả những người cùng sống chung trong một mái nhà.
Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết thống và những
người làm công.
Về phương diện thống kê, Liên hợp quốc cho rằng: “Hộ là những người
cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có cùng một ngân quỹ.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều cuộc thảo luận và nghiên cứu
nghiêm túc của các nhà khoa học diễn ra xoay quanh vấn đề về hộ. Điển hình
như trong quá trình nghiên cứu “quá trình đô thị hóa” ở các nước châu Á, Giáo
sư Mc. Gee và các đồng nghiệp đã lưu ý thêm rằng: “Các thành viên của hộ
không nhất thiết sống chung trong một mái nhà. Nghĩa là họ có thể sống khá
xa gia đình nhưng đóng góp vào nguồn thu nhập của hộ thì được coi là một
thành viên của hộ”. Đây là một ý kiến thiên về khía cạnh nguồn thu nhập của
hộ.
Thông qua kết quả của một cuộc thảo luận khác tại cuộc Hội thảo quốc tế
lần thứ tư về quản lý nông trại tại Hà Lan năm 1980, theo sự nhất trí của các
đại biểu thì “Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái
sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”.

Như vậy, có thể thấy rằng hộ là một đơn vị kinh tế khá đặc biệt, vì có
những đặc trưng riêng biệt, hộ không giống các đơn vị kinh tế khác.
Qua các quan điểm khác nhau về “hộ” trên đây, chúng ta có thể lưu ý
một số điểm để phân định hộ: Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc hay
không cùng huyết tộc họ cùng sống chung hay không cùng sống chung một
mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, ăn chung và hộ là một nhóm người
cùng tiến hành sản xuất chung. Nên lưu ý rằng ăn chung không chỉ có nghĩa là
ăn thông thường mà nó còn có hàm ý nghĩa là phân phối chung nguồn thu
nhập mà các thành viên sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy hộ là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm,
ngư nghiệp, bao gồm nhóm người có cùng huyết thống, cùng sống chung dưới
một mái nhà, cùng ăn chung và có cùng nguồn thu nhập, cùng tiến hành chung
5


hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ nhu cầu của
các thành viên trong nông hộ.
2.1.1.2 Hộ nông dân
Hộ nông dân (nông hộ) là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức cơ
sở của nông nghiệp ở nông thôn đã được hình thành từ lâu đời ở các nước
nông nghiệp.
Hộ nông dân là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất chủ yếu của họ là làm
nông nghiệp, các hoạt động khác cũng có thể tiến hành nhưng chỉ là hoạt động
phụ.
Hộ nông dân có sự gắn bó của các thành viên về huyết thống, về quan hệ
hôn nhân, lịch sử và truyền thống lâu đời. Nên các thành viên trong hộ gắn bó
với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối. Do
thống nhất về lợi ích nên sự gắn kết, tính tự nguyện, tự giác cao trong LĐ. Do
đó hộ nông dân có thể cùng lúc thực hiện nhiều chức năng mà các đơn vị khác
không có được. Hộ nông dân còn là đơn vị tái tạo nguồn LĐ. Vì vậy, tổ chức

sản xuất trong hộ nông dân, có nhiều ưu việt và tính đặc thù (Frank Ellis,
1993).
2.1.2 Khái niệm về sản xuất và các nguồn lực của nông hộ
2.1.2.1 Sản xuất
Sản xuất là một quá trình thông qua đó các nguồn lực hoặc là các yếu tố
đầu vào của sản xuất được sử dụng để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà người
tiêu dùng có thể dùng được, (Trần Thụy Ái Đông, 2005).
2.1.2.2 Nguồn lực
Các nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệp bao gồm đất đai, LĐ, vốn và
khoa học công nghệ (Đinh Phi Hổ, 2003).
Nguồn lực của nông hộ là các tài nguyên mà nông hộ có, bao gồm đất
đai, LĐ, kỹ thuật, tài chính và con người. Các nguồn lực này có mối quan hệ
hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất của nông hộ.
 Đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt vì chất lượng đất có thể tăng dần lên
nếu biết sử dụng và khai thác hợp lý. Đất đai là yếu tố quan trọng không thể
thay thế trong sản xuất. Tuy nhiên đất đai có giới hạn về diện tích, giống như
ruộng đất thì có vị trí cố định.

6


 Lao động
Nguồn LĐ trong nông nghiệp bao gồm toàn bộ những người tham gia
vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nguồn LĐ nông nghiệp được thể hiện cả
về mặt số lượng và chất lượng.
- Về mặt số lượng: Bao gồm những người có đủ yếu tố thể chất và tâm lý
trong độ tuổi LĐ và một bộ phận dân cư ngoài tuổi LĐ nhưng có khả năng
tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Về mặt chất lượng: Là thể hiện khả năng hoàn thành công việc với kết

quả đạt được trong một thời gian LĐ nhất định. Lưu ý rằng chất lượng LĐ còn
tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, trình độ thành thạo của LĐ, mức độ tính
chất trang bị của LĐ, và tri thức của LĐ.
 Vốn
Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê
các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Đó là số tiền mua hoặc thuê
ruộng đất, đầu tư hệ thống thủy nông, vườn cây lâu năm, máy móc thiết bị,
nông cụ và tiền mua vật tư.
2.1.3 Lý thuyết về hiệu quả và hiệu quả tài chính
2.1.3.1 Hiệu quả
Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm hiệu quả là kết quả như yêu cầu
của việc làm mang lại.
Các nhà hành chính lại cho rằng hiệu quả là mục tiêu của khoa học hành
chính, là sự so sánh giữa các CP đầu tư với các giá trị đầu ra, sự tăng tối đa
LN và sự tối thiểu CP, là sự tương quan giữa sự sử dụng các nguồn lực với tỷ
lệ đầu ra, đầu vào.
Một định nghĩa khác lại cho rằng hiệu quả được định nghĩa là khả năng
sản xuất ra một mức đầu ra cho trước từ một khoản CP thấp nhất. Vì vậy, hiệu
quả của một nhà sản xuất riêng lẻ có thể được đo lường bằng tỷ số giữa CP tối
thiểu và CP thực tế để sản xuất ra mức đầu ra cho trước.
2.1.3.2 Hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính là hiệu quả CP tính trên góc độ cá nhân, tất cả các CP
và lợi ích đều tính theo giá thị trường.
Hiệu quả tài chính được đo lường bằng cách so sánh kết quả sản xuất
kinh doanh với CP bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả tài chính là biểu

7


hiện tính hiện hữu về mặt kinh tế của việc sử dụng các nguồn lực trong sản

xuất kinh doanh.
2.1.3.3 Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả sản xuất và tổng
CP bỏ ra. Hiệu quả xã hội thường chỉ mang tính định tính, là đánh giá các khía
cạnh như lợi ích mang lại và ảnh hưởng phúc lợi, môi trường, tài nguyên quốc
gia từ việc sản xuất của nông hộ.
2.1.4 Một số thuật ngữ dùng trong đề tài
2.1.4.1 Chi phí
Chi phí là khoản tiền mà người sản xuất phải bỏ ra để mua các yếu tố đầu
vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu LN.
Tổng CP là toàn bộ các khoản CP bằng tiền mà người sản xuất phải bỏ ra
trong suốt quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bao gồm CPLĐ, CP vật
chất (CP vật tự nông nghiệp và trang thiết bị kỹ thuật) và các CP khác.
Chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất của nông hộ nhằm đạt
được mục tiêu cuối cùng là DT và LN.
2.1.4.2 Doanh thu
Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm của nhà
sản xuất. DT thường được xác định bằng sản lượng nhân đơn bán.
2.1.4.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa DT và tổng CP (tổng CP chưa bao
gồm CPLĐ gia đình).
2.1.5 Các chỉ tiêu tài chính phân tích trong bài nghiên cứu
Doanh thu/chi phí (DT/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng CP đầu tư thì
người sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng DT. Nếu chỉ số DT/CP lớn hơn 1
thì người sản xuất sẽ có LN, ngược lại chỉ số DT/CP nhỏ hơn 1 thì người sản
xuất sẽ lỗ vốn, còn DT/CP = 1 thì hòa vốn.
Lợi nhuận/chi phí (LN/CP): Chỉ số này phản ánh một đồng CP bỏ ra
nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng LN. Chỉ tiêu này có thể đánh giá được
mức độ hiệu quả của việc sử dụng ngày nhân công nhàn rỗi của gia đình. Nếu
LN/CP là số dương thì người sản xuất có lời, đồng thời cũng cho thấy nông hộ

sử dụng LĐ nhàn rỗi hiệu quả, ngược lại nếu LN/CP là âm thì người sản xuất
lỗ, chỉ số này càng lớn càng tốt.

8


Lợi nhuận/doanh thu (LN/DT): tỷ số này phản ánh trong một đồng DT
có bao nhiêu đồng LN, nghĩa là nông hộ giữ lại được bao nhiêu phần trăm LN
thực trong giá trị sản xuất tạo ra, đây chính là tỷ suất LN.
Các tỷ số tài chính này được sử dụng trong đề tài nhằm mục đích là để
đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang Tím Nhật theo tiêu
chuẩn VietGAP.
2.1.6 Các thuật ngữ về chỉ tiêu kinh tế trung bình
Chi phí/hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng CP chia cho tổng số
nông hộ được điều tra. Tỷ số này cho biết CP trung bình mà mỗi nông hộ phải
bỏ ra là bao nhiêu tiền khi tham gia sản xuất.
Doanh thu/hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng DT chia cho tổng
số nông hộ được điều tra. Tỷ số này cho biết DT trung bình mà mỗi nông hộ
sẽ thu về khi tham gia sản xuất.
Lợi nhuận/hộ: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng LN chia cho tổng
số nông hộ được điều tra. Tỷ số này cho biết LN trung bình mà mỗi nông hộ
sẽ thu về khi tham gia sản xuất.
2.1.7 Giới thiệu về GAP
2.1.7.1 Nguồn gốc và khái niệm về GAP
Khái niệm về GAP (Good Agriculture Practice) được ra đời năm 1997,
từ sáng kiến của những nhà bán lẻ Châu Âu (Euro-Retailer Produce Working
Group), nhằm để giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người
sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ. Chính vì vậy, họ đưa ra
khái niệm GAP. Về mặt kỹ thuật, EurepGAP là một tài liệu có tính chất quy
chuẩn cho việc chứng nhận giống như ISO (International Standards

Organization) trên toàn thế giới.
GAP là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường
sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân
gây bệnh như chất độc sinh học và hóa chất. Đồng thời, GAP cũng là một
chương trình kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây
chuyền sản xuất, bắt đầu từ khâu chuẩn bị đất, canh tác đến khâu thu hoạch,
đóng gói, tồn trữ, kể cả các yếu tố liên quan đến sản xuất như môi trường, các
chất hóa học, thuốc BVTV, bao bì, điều kiện làm việc và phúc lợi cho người
làm việc trong nông trại nhằm cung cấp rau an toàn, chất lượng tốt cho người
tiêu dùng trong và ngoài nước, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân,
cũng như góp tay vào việc bảo về môi trường chung của thế giới.

9


Mỗi nước có thể xây dựng tiêu chuẩn GAP của mình theo tiêu chuẩn
Quốc tế. Hiện nay có USGAP (Mỹ), EUREPGAP (Liên minh châu Âu),
ASEANGAP và nhiều GAP của nhiều nước khác.
2.7.1.2 Quy định của EUREPGAP/GlobalGAP
Có 14 tiêu chí (nội dung) mà EUREPGAP yêu cầu phải tuân thủ là: truy
nguyên nguồn gốc, lưu trữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ, giống cây trồng, lịch sử
và quản lý vùng đất, sử dụng phân bón, tưới tiêu và bón phân qua hệ thống
nước, thuốc BVTV, thu hoạch, vận hành sản phẩm, quản lý ô nhiễm chất thải,
sức khỏe, an toàn và an sinh cho người LĐ, vấn đề môi trường và đơn khiếu
nại.
2.1.7.3 Lợi ích GAP mang lại
Đây là hình thức tốt nhất vừa nâng cao giá trị sản phẩm vừa bảo vệ sức
khỏe người tiêu dùng. Là xu thế tất yếu trong thời kỳ hội nhập vào thị trường
chung. Đồng thời, điều này cũng buộc người sản xuất nhận thức ra rằng nếu
họ muốn tồn tại th́ì cần phải nhanh chóng đổi mới sản xuất theo quy trình

GAP để mà đáp ứng được nhu cầu hiện nay của người tiêu dùng là đảm bảo
được 3 yêu cầu: An toàn cho môi trường, cho người sản xuất và người tiêu
dùng.
2.1.8 Giới thiệu về VietGAP
2.1.8.1 Lịch sử ra đời của VietGAP
Quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt
Nam được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (BNN - PTNN)
nước ta ban hành vào ngày 28 tháng 1 năm 2008.
Quy trình này áp dụng để sản xuất rau, quả tươi an toàn nhằm ngăn ngừa
và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất
lượng sản phẩm rau, quả, môi trường, sức khỏe, an toàn LĐ và phúc lợi xã hội
của người LĐ trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.
Đây là là những nguyên tắc, trình tự và thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá
nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản
phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng,
bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Về các quy định, thì
cơ bản VietGAP cũng giống EUREPGAP/GlobalGAP, ASEANGAP và
FRESHCARE. Nắm được yêu cầu, nội dung của các GAP này là sẽ nắm được
các yêu cầu, nội dung của VietGAP. Tuy vậy trong VietGAP vẫn có một số
chi tiết đã được thay đổi để cho phù hợp với thực tế nước ta. Hai thay đổi cơ

10


bản của VietGAP là thay đổi về số lượng các nội dung và số lượng các chỉ tiêu
đánh giá.
Về nội dung, VietGAP rút gọn lại còn 12 nội dung so với của
EUREPGAP (14 nội) và về mặt số lượng các tiêu chí kiểm tra đánh giá trong
VietGAP cũng gom gọn lại. Cụ thể là đối với rau, quả tươi, EUREPGAP đề ra
tới 210 tiêu chí, thì VietGAP rút lại chỉ còn 65 tiêu chí. Trong quá trình xây

dựng tiêu chuẩn VietGAP, nước ta luôn chú ý đến những tiêu chí quan trọng
của EUREPGAP thích hợp với điều kiện trong nước và nông dân ta.
2.1.8.2 Nội dung của VietGAP
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam được BNN-PTNT ban
hành bao gồm 12 nội dung.
- Thứ nhất là đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất.
- Thứ hai là giống và gốc ghép.
- Thứ ba là quản lý đất và giá thể.
- Thứ tư là phân bón và chất phụ gia.
- Thứ năm là nước tưới.
- Thứ sáu là hóa chất (bao gồm cả thuốc BVTV).
- Thứ bảy là khâu thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.
- Thứ tám là quản lý và xử lý chất thải.
- Thứ chính là người LĐ.
- Thứ mười là ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi
sản phẩm.
- Thứ mười một là kiểm tra nội bộ.
- Cuối cùng là khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
2.1.8.3 Lợi ích của việc áp dụng VietGAP vào sản xuất
VietGAP ra đời và được áp dụng tại Việt Nam sẽ giúp cho việc mua bán
giữa Việt Nam và các nước trong ASEAN cũng như khắp thế giới ngày càng
thêm dễ dàng, từ đó giúp cải thiện đời sống của người dân, giúp ổn định dây
chuyền cung cấp thực phẩm an toàn và bảo vệ môi trường.

11


2.1.9 Tình hình áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở xã
Thành Đông huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long
Bình Tân là huyện có vùng chuyên canh khoai lang lớn nhất ĐBSCL,

đặc biệt là chuyên canh cây khoai lang Tím Nhật
Mô hình “Cánh đồng mẫu khoai lang theo quy trình sản xuất an toàn
VietGAP” đã được thực hiện tại ấp Thành Hậu, xã Thành Đông, huyện Bình
Tân, tỉnh Vĩnh Long trong vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014, với tổng diện tích
32 ha và có số hộ tham gia là 43 hộ. Trong đó, hộ có diện tích nhiều nhất là
21.600 m2, diện tích ít nhất là 1.800 m2, tính trung bình diện tích của 43 hộ là
7.450 m2.
Trong mô hình này các nông hộ chỉ trồng duy nhất giống khoai lang Tím
Nhật, và nguồn giống được mua tại huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang.
Mô hình này được áp dụng nhằm giúp cho quá trình sản xuất của người
dân được hình thành theo phương thức mới, sản phẩm có chất lượng và đảm
bảo an toàn cho nhà sản xuất và người tiêu dùng góp phần từng bước cải thiện
cuộc sống, nâng cao tính bền vững cho môi trường.
2.1.9.1 Cách chọn nông hộ tham gia mô hình
Các hộ tham gia vào mô hình phải thỏa hai điều kiện:
- Điều kiện thứ nhất là các hộ trong mô hình có kinh nghiệm trồng khoai
lang trên bốn năm.
- Điều kiện thứ hai, các hộ tham gia mô hình đều áp dụng quy trình kỹ
thuật trồng theo tiêu chuẩn VietGAP (sử dụng chế phẩm sinh học như nấm
Trichoderma, nấm xanh, chất dẫn dụ côn trùng Pheromone) được áp dụng từ
khi trồng cho đến thu hoạch theo giai đoạn thích hợp.
2.1.9.2 Biện pháp thực hiện mô hình sản xuất khoai lang theo tiêu
chuẩn VietGAP
Sử dụng nấm Trichoderma phun cách 2 tuần/lần với liều lượng pha 50 g
chế phẩm trichoderma với 16 lít nước + 5cc chất bám dính, cho 2 bình 16
lít/1.000 m2 để phòng trừ một số bệnh trên, lá, thân và củ.
Sử dụng chế phẩm nấm xanh Metarhixium anisopliae: Phun 3 lần/vụ với
liều lượng pha 100 g chế phẩm xanh với 16 lít nước + 5cc chất bám dính, cho
2 bình 16 lít/1.000 m2 để phòng trừ bò Hà và sâu đục củ vào ba giai đoạn: khi
khoai được 45 - 50 ngày, 75 - 80 ngày và 105 - 110 ngày.

Tuy nhiên khi phun nấm xanh thì cần chú ý cách ly với các loại thuốc trừ
bệnh có hoạt chất trừ nấm trước hoặc sau khi phun 5 ngày.
12


×