Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

khảo sát hiện trạng nhiễm mặn nước và đất nông nghiệp tại xã lương nghĩa, huyện long mỹ, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.94 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
----------

LÊ QUỐC THÀNH
TRẦN HOÀNG KHIÊM

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NHIỄM MẶN NƢỚC VÀ
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ LƢƠNG NGHĨA,
HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ: 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
----------

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT
Đề tài

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG NHIỄM MẶN NƢỚC VÀ
ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ LƢƠNG NGHĨA,
HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG


Giáo viên hƣớng dẫn

Sinh viên thực hiện

MSSV

Ts. Châu Minh Khôi

Lê Quốc Thành

3113669

Trần Hoàng Khiêm

3113638

Lớp: Khoa Học Đất

Khóa 37

Cần Thơ: 2014


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Khoa học Đất K37

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn:
“Khảo sát hiện trạng nhiễm mặn nƣớc và đất nông nghiệp tại xã

Lƣơng Nghĩa - Long Mỹ - Hậu Giang”.
Là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả trình bày
trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ tài
liệu nghiên cứu nào trƣớc đây.
Ngƣời viết luận văn

Lê Quốc Thành

Trần Hoàng Khiêm

CBHD: TS. Châu Minh Khôi

i

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Khoa học Đất K37

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Khảo sát hiện trạng nhiễm
mặn nƣớc và đất nông nghiệp tại xã Lƣơng Nghĩa - Long Mỹ - Hậu Giang”.
Do sinh viên Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm, lớp Khoa Học Đất
khóa 37 thực hiện.
Ý kiến đánh giá của cán bộ hƣớng dẫn:

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày..….tháng……năm……
Cán bộ hƣớng dẫn

Ts. Châu Minh Khôi

CBHD: TS. Châu Minh Khôi

ii

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Khoa học Đất K37


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT VÀ NÔNG NGHIỆP
SẠCH
Xác nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Khảo sát hiện trạng nhiễm
mặn nƣớc và đất nông nghiệp tại xã Lƣơng Nghĩa - Long Mỹ - Hậu Giang”.
Do sinh viên Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm, lớp Khoa Học Đất
khóa 37 thực hiện.
Ý kiến đánh giá của bộ môn:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày..….tháng……năm……
Bộ môn

CBHD: TS. Châu Minh Khôi


iii

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Khoa học Đất K37

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Khảo sát hiện trạng nhiễm
mặn nƣớc và đất nông nghiệp tại xã Lƣơng Nghĩa - Long Mỹ - Hậu Giang”.
Do sinh viên Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm, lớp Khoa Học Đất
khóa 37 thực hiện.
Ý kiến đánh giá của Hội đồng:
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày..….tháng……năm……
Chủ tịch hội đồng

CBHD: TS. Châu Minh Khôi

iv

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Khoa học Đất K37

LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên Tôi xin gởi lời tri ơn sâu sắc đến Cha, Mẹ đã chăm sóc, lo lắng
cho tôi đƣợc ăn học. Kính chúc Cha, Mẹ thật nhiều sức khỏe.
Chân thành biết ơn thầy Châu Minh Khôi, thầy Nguyễn Minh Đông, cô
Nguyễn Đỗ Châu Giang, chị Linh và anh Tân đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và
động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành tốt luận văn tốt
nghiệp.
Xin cảm ơn thầy Nguyễn Minh Đông là cố vấn học tập lớp Khoa Học Đất
khóa 37 đã quan tâm, động viên, giúp đỡ, cung cấp kiến thức và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học. Chân thành cảm cơn quý thấy, cô và các
anh chị của bộ môn Khoa học đất – Khoa nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
trƣờng Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và

kinh nghiệm quý báo trong suốt thời gian tôi học tập tại Trƣờng. Kính chúc quý
Thầy, Cô và các anh, chị luôn đƣợc nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui và công tác
thật tốt.

Xin chân thành cảm ơn!!!

CBHD: TS. Châu Minh Khôi

v

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Khoa học Đất K37

LÝ LỊCH CÁ NHÂN
I. LÊ QUỐC THÀNH
1 – Lý lịch
 Họ và tên: LÊ QUỐC THÀNH
 Sinh ngày: 09 tháng 10 năm 1991, tại Châu Thành – Cần Thơ
 Nguyên quán: ấp Phƣớc Thuận, xã Đông Phƣớc, Châu Thành, Cần
Thơ
 Họ tên Cha: LÊ THANH HỒNG, sinh năm: 1960. Nghề nghiệp: làm
ruộng
 Họ tên Mẹ: NGÔ THỊ THU, sinh năm: 1964. Nghề nghiệp: làm ruộng
2 – Qúa trình học tập của bản thân
 Năm 1997 – 2003: học Tiểu học tại trƣờng Tiểu học Ngô Hữu Hạnh 1
 Năm 2003 – 2007: học Trung học cơ sở tại trƣờng THCS Nguyễn Văn

Quy
 Năm 2007 – 2010: học Phổ thông tại trƣờng THPT Ngã Sáu
 Năm 2011 đến nay học tại trƣờng Đại Học Cần Thơ
3 – Địa chỉ liên hệ
 Số nhà: 315, ấp Thuận Hƣng, Thị Trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành,
tỉnh Hậu Giang
 Điện thoại: 0977966504

II. TRẦN HOÀNG KHIÊM
1 – Lý lịch
 Họ và tên: Trần Hoàng Khiêm
 Sinh năm: 1990
 Nguyên quán: ấp 14, xã Phong Tân, Giá Rai, Bạc Liêu
 Họ tên Cha: TRẦN VĂN LIÊM. Nghề nghiệp: làm ruộng
 Họ tên Mẹ: HUỲNH THỊ LAN
2 – Qúa trình học tập của bản thân
 Năm 1998 – 2004: học Tiểu học tại trƣờng Tiểu học Phong Tân
 Năm 2004 – 2008: học Trung học cơ sở tại trƣờng THCS Phong Tân
 Năm 2008 – 2011: học Phổ thông tại trƣờng THPT Nguyễn Trung
Trực
 Năm 2011 đến nay học tại trƣờng Đại Học Cần Thơ
3 – Địa chỉ liên hệ
 Ấp 14, xã Phong Thạnh Đông, Giá Rai, Bạc Liêu
 Điện thoại: 01232053658

CBHD: TS. Châu Minh Khôi

vi

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm



Luận văn tốt nghiệp

Ngành Khoa học Đất K37

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. 1
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ...................................................................... ii
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH ............iii
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO ...................................................................... iv
LỜI CẢM TẠ ....................................................................................................................... v
LÝ LỊCH CÁ NHÂN .......................................................................................................... vi
MỤC LỤC ..........................................................................................................................vii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ ix
TÓM LƢỢC ......................................................................................................................... x
DANH SÁCH HÌNH ........................................................................................................... xi
DANH SÁCH BẢNG .........................................................................................................xii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................xiii
CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................. 1
1.1 Sự xâm nhiễm mặn ở ĐBSCL ....................................................................................... 1
1.2 Ảnh hƣởng và biến động của dòng triều đến việc xâm nhiễm nƣớc mặn vào
đất liền ở ĐBSCL .......................................................................................................... 1
1.3 Sơ lƣợc vùng nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.4 Đặc điểm và tính chất của nhóm đất mặn ................................................................... 2
1.4.1 Đất mặn ......................................................................................................................... 3
1.4.2 Đất sodic ....................................................................................................................... 3
1.4.3 Đất mặn sodic ............................................................................................................... 4
1.5 Ảnh hƣởng của xâm nhập mặn đến tính chất của đất ................................................ 4
1.5.1 pH.................................................................................................................................. 5

1.5.2 EC ................................................................................................................................. 5
1.5.3 Khả năng trao đổi cation (CEC) ................................................................................... 6
1.5.4 Ảnh hƣởng của Natri và sự nhiễm mặn lên tính chất vật lý của đất ............................. 7
1.6 Ảnh hƣởng bất lợi của đất nhiễm mặn đến cây trồng ................................................ 8
1.7 Một số biện pháp giảm thiểu ảnh hƣởng của đất nhiễm mặn ................................. 10
1.7.1 Nguyên tắc chung ....................................................................................................... 10
1.7.2 Biện pháp cơ học ........................................................................................................ 11
1.7.3 Biện pháp thủy lợi ....................................................................................................... 11
1.7.4 Biện pháp hóa học....................................................................................................... 12

CBHD: TS. Châu Minh Khôi

vii

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Khoa học Đất K37

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 13
2.1 Phƣơng tiện nghiên cứu............................................................................................... 13
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .............................................................................. 13
2.1.2 Dụng cụ thí nghiệm..................................................................................................... 13
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 13
2.2.1 Phƣơng pháp thu mẫu đất và nƣớc ............................................................................. 13
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích mẫu đất và nƣớc .................................................................... 15
2.2.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu .......................................................................................... 15
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 16

3.1 Diễn biến EC nguồn nƣớc kênh của khu vực khảo sát ............................................. 16
3.2 Diễn biến xâm nhập mặn và tích lũy mặn trong đất ................................................ 17
3.2.1 Diễn biến độ dẫn điện (EC) trong đất của khu vực khảo sát ...................................... 17
3.2.2 Diễn biến Na+ hòa tan trong dung dịch đất của khu vực khảo sát .............................. 19
3.2.3 Diễn biến Na+ trao đổi trên keo đất của khu vực khảo sát .......................................... 21
3.2.4 Diễn biến tỷ lệ Na+ trao đổi trên keo đất (ESP) của khu vực khảo sát ....................... 23
3.3 Diễn biến pH nguồn nƣớc kênh và pH đất của khu vực khảo sát ........................... 26
3.3.1 Diễn biến pH nguồn nƣớc kênh của khu vực khảo sát ............................................... 26
3.3.2 Diễn biến pH đất của khu vực khảo sát ...................................................................... 28
CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 30
4.1 Kết luận ......................................................................................................................... 30
4.2 Kiến nghị ....................................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 31
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 34

CBHD: TS. Châu Minh Khôi

viii

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Khoa học Đất K37

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ĐBSCL
CEC

EC
ESP
FAO
SAR
UNESCO

Diễn giải từ viết tắt
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Cation Exchange Capacity (Khả năng trao đổi cation)
Electrical Conduccivity (Độ dẫn điện)
Exchange Sodium Percentage (Phần trăm của Na trên tổng khả
năng trao đổi cation)
Food Agricultural Organization (Tổ chức nông nghiệp và lƣơng
nông thế giới
Sodium Adsorption Ratio (Tỷ lệ Na hấp phụ)
United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Quốc tế)

CBHD: TS. Châu Minh Khôi

ix

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Khoa học Đất K37

TÓM LƢỢC

Tình hình xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
nói chung và tại huyện Long Mỹ - Hậu Giang nói riêng hiện nay đang xảy ra
trên diện rộng và tiến sâu vào trong đất liền, ảnh hƣởng tiêu cực đến đời sống và
sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân.
Đề tài “Khảo sát hiện trạng nhiễm mặn nƣớc và đất nông nghiệp tại xã
Lƣơng Nghĩa - Long Mỹ - Hậu Giang” đƣợc thực hiện nhằm: khảo sát diễn
biến mức độ nhiễm mặn trong đất, nƣớc vào mùa khô của vùng nghiên cứu.
Để đánh giá đƣợc mức độ nhiễm mặn của vùng nghiên cứu, tiến hành thu
mẫu nƣớc và đất tại 15 điểm phân bố điều trong phạm vi xã trong khoảng thời
gian từ 02/2013 đến 06/2013. Phân tích các chỉ tiêu pH, EC, Natự do, Natrao đổi
CEC, ESP trong đất và pH, EC trong nƣớc để đánh giá độ mặn trong đất và
nƣớc.
Kết quả cho thấy trị số pH nƣớc trong và ngoài đê của các đợt lấy mẫu vào
lúc nƣớc lớn dao động ở mức thấp thuộc khoảng pH trung tính, dao động trong
khoảng pH = 3,180 đến pH = 7,550. EC mẫu nƣớc trong và ngoài đê của các đợt
lấy mẫu lúc nƣớc lớn dao động cao, đặc biệt các mẫu ngoài đê (mẫu 3 và mẫu 5)
có giá trị EC cao lên đến 16,040 mS/cm. Kết quả phân tích mẫu đất cho thấy EC
có giá trị thấp hơn 4 mS/cm dao động trong khoảng từ 0,343 mS/cm đến 3,15
mS/cm và giảm dần vào mùa mƣa, pH đất dao động từ pH = 3,15 đến pH = 6,38
nằm trong khoảng chua đến trung tính. Natự do trong đất dao động từ 0,179
(meq/100g đất) đến 6,164 (meq/100g đất). Kết quả tính toán ESP cho thấy có giá
trị cao nhất là 24,99.

CBHD: TS. Châu Minh Khôi

x

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm



Luận văn tốt nghiệp

Ngành Khoa học Đất K37

DANH SÁCH HÌNH
Hình
1
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20

Tên hình
Sơ đồ vị trí thu mẫu đất và nƣớc khu vực khảo sát

Diễn biến độ dẫn điện của mẫu nƣớc kênh qua các thời điểm thu
mẫu
Diễn biến EC đất 1:2,5 (mS/cm) vào đầu mùa khô (02/2013)
Diễn biến EC đất 1:2,5 (mS/cm) vào giữa mùa khô (04/2013)
Diễn biến EC đất 1:2,5 (mS/cm) vào đầu mùa mƣa (05/2013)
Diễn biến Na+ hòa tan (meq/100g đất) trong dung dịch đất vào
đầu mùa khô (02/2013)
Diễn biến Na+ hòa tan (meq/100g đất) trong dung dịch đất vào
giữa mùa khô (04/2013)
Diễn biến Na+ hòa tan (meq/100g đất) trong dung dịch đất vào
đầu mùa mƣa (05/2013)
Diễn biến Na+ trao đổi (meq/100g đất) trên keo đất vào đầu mùa
khô (02/2013)
Diễn biến Na+ trao đổi (meq/100g đất) trên keo đất vào giữa
mùa khô (04/2013)
Diễn biến Na+ trao đổi (meq/100g đất) trên keo đất vào đầu mùa
mƣa (05/2013)
Diễn biến chỉ số ESP vào đầu mùa khô (02/2013)
Diễn biến chỉ số ESP vào giữa mùa khô (04/2013)
Diễn biến chỉ số ESP vào đầu mùa mƣa (05/2013)
Tƣơng quan giữa EC nƣớc và EC đất vào đầu mùa khô
Tƣơng quan giữa EC nƣớc và EC đất vào giữa mùa khô
Tƣơng quan giữa EC nƣớc và EC đất vào đầu mùa mƣa
Diễn biến độ pH của mẫu nƣớc kênh qua các thời điểm thu mẫu
Diễn biến độ pH đất vào đầu mùa khô (02/2013)
Diễn biến độ pH đất vào giữa mùa khô (04/2013)
Diễn biến độ pH đất vào đầu mùa mƣa (05/2013)

CBHD: TS. Châu Minh Khôi


xi

Trang
14
17
18
18
18
20
20
20
22
22
22
23
24
24
25
26
26
27
28
28
29

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm


Luận văn tốt nghiệp


Ngành Khoa học Đất K37

DANH SÁCH BẢNG
Bảng
1.1
1.2
1.3
1.4
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6

Tên bảng
Phân loại đất nhiễm mặn
Thang đánh giá Washigton University
Phân cấp đất mặn
Đánh giá theo giá trị CEC (meq/100g đất)
Diễn biến độ độ dẫn điện đất qua các thời điểm thu mẫu
Diễn biến Na+ hòa tan trong dung dịch đất qua các thời điểm
thu mẫu
Diễn biến Na+ trao đổi trong dung dịch đất qua các thời điểm
thu mẫu
Diễn biến chỉ số ESP qua các thời điểm thu mẫu
Diễn biến sự tƣơng quan EC nƣớc và EC đất qua các thời điểm
lấy mẫu
Diễn biến độ pH đất qua các thời điểm thu mẫu


CBHD: TS. Châu Minh Khôi

xii

Trang
3
5
6
7
19
21
23
24
25
29

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Khoa học Đất K37

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình hình xâm nhập mặn ở các tỉnh ĐBSCL hiện nay đang xảy ra trên diện
rộng và tiến sâu vào trong đất liền ảnh hƣởng bất lợi đến đời sống và sản xuất
nông nghiệp của ngƣời dân.
Xã Lƣơng Nghĩa - Long Mỹ - Hậu Giang là vùng đệm giữa nƣớc mặn và
nƣớc ngọt, chịu tác động của chế độ thủy văn bán nhật triều biển Đông và nằm
trong vùng nhiệt đới gió mùa với 2 mùa: mùa mƣa và mùa khô rõ rệt. Trong

những năm gần đây Hậu Giang còn chịu ảnh hƣởng bởi xâm nhập mặn do biến
đổi khí hậu. Vào mùa khô nƣớc mặn xâm nhập vào đồng ruộng gây ảnh hƣởng
xấu đến sự hấp thu dinh dƣỡng của cây trồng, gây khó khăn trong sản xuất của
ngƣời dân, đặc biệt nghiêm trọng khi hạn hán xảy ra hoặc lƣợng mƣa thấp không
đủ để rửa mặn.
Đất bị nhiễm mặn đƣợc xem là một trong những loại đất bị suy thoái vì loại
đất này gây bất lợi cho sinh trƣởng và phát triển của cây trồng, nếu không có
biện pháp cải tạo hợp lý, kịp thời thì sự xâm nhập mặn sẽ ngày càng sâu vào đất
liền.
Từ những vấn đề trên, các yếu tố môi trƣờng đất, nƣớc là những vấn đề cần
đƣợc nghiên cứu và phải có biện pháp khắc phục kịp thời để cải thiện đem lại
hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Chính vì vậy đề tài “Khảo sát hiện trạng nhiễm mặn nƣớc và đất nông
nghiệp tại xã Lƣơng Nghĩa - Long Mỹ - Hậu Giang” đƣợc thực hiện nhằm.
 Đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn trong đất và khả năng tích lũy mặn
trong đất.
 Khảo sát hiện trạng xâm nhập mặn trong nƣớc của khu vực nghiên cứu.

CBHD: TS. Châu Minh Khôi

xiii

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Khoa học Đất K37

CHƢƠNG 1

LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Sự xâm nhiễm mặn ở ĐBSCL
Đất mặn đƣợc hình thành do bồi tụ của sông ngòi và biển, chịu ảnh hƣởng của
quá trình nhiễm mặn của thủy triều (Nguyễn Vy và Đỗ Đình Thuận, 1977). Sự mặn
hóa là một trong những nguyên nhân làm cho đất bị suy thoái, đất nhiễm mặn là
hiện tƣợng tự nhiên do đất có chứa một nồng độ cao của dung dịch muối. Muối
trong đất có thể bắt nguồn tại chỗ, từ trầm tích hoặc do sự xâm nhập của nƣớc biển
hay việc cung cấp vào bởi việc sử dụng nƣớc mặn (James Camberato., 2001). Sự
tích tụ của muối trong đất bắt đầu xuất hiện khi lƣợng nƣớc bốc hơi vƣợt quá lƣợng
nƣớc cung cấp vào đất bởi mƣa hay tƣới. Đất nhiễm mặn với sự gia tăng lƣợng
muối trong đất đƣa đến sự thay đổi xấu của đặc tính đất mà điều này làm giảm khả
năng sử dụng đất trong nông nghiệp.
Vùng ĐBSCL là vùng đất thấp và phẳng đƣợc tạo thành bởi sự bồi lắng của
sông Cửu Long, độ dốc chung của ĐBSCL khoảng 1%, đây là điều kiện thuận lợi
cho nƣớc biển từ biển Đông và Vịnh Thái Lan xâm nhập vào ĐBCSL. Vì vậy sự
xâm nhập mặn là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến sự phát
triển của ĐBSCL đặc biệt là nông nghiệp.
1.2 Ảnh hƣởng và biến động của dòng triều đến việc xâm nhiễm nƣớc mặn vào
đất liền ở ĐBSCL
Nhìn chung ở Đồng bằng sông Cửu Long thì đất bị nhiễm mặn theo từng thời
kỳ vào mùa khô. Lƣợng mƣa ít kèm theo nhiệt độ cao, độ ẩm thấp, bốc hơi cao đã
tạo điều kiện cho nƣớc biển theo các kênh gạch, sông ngòi vào sâu trong đất liền
làm cho đất bị nhiễm mặn. Vào mùa mƣa với lƣợng mƣa lớn đã tạo điều kiện rửa
mặn cho đất.
Đối với những vùng gần cửa biển, ngoài chịu ảnh hƣởng sự xâm nhập của
nƣớc biển còn chịu sự ảnh hƣởng của thủy triều lên hay xuống. Tùy theo từng điều
kiện cụ thể có thể có các kiểu xáo trộn nƣớc mặn, ngọt khác nhau.
+ Xáo trộn yếu: lƣu lƣợng nƣớc sông lấn áp.
+ Xáo trộn vừa: hình thành dòng chảy hai lớp, có xáo trộn thẳng đứng.
+ Xáo trộn mạnh: theo chiều thẳng đứng khi lƣu lƣợng triều từ biển vào lấn áp.

Theo (Võ Thị Gƣơng., 2006) thì việc xáo trôn nƣớc mặn ngọt ở những vùng
giáp nƣớc đối với ĐBSCL chủ yếu là kiểu xáo trộn mạnh với sự truyền triều có biên
độ lớn vào các cửa sông khá rộng.

CBHD: TS. Châu Minh Khôi

1

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Khoa học Đất K37

1.3 Sơ lƣợc vùng nghiên cứu
Xã Lƣơng Nghĩa, Long Mỹ, Hậu Giang là vùng đệm giữa nƣớc ngọt và mặn,
là một xã nông nghiệp với diện tích canh tác nông nghiệp khoảng 2547.02 ha trong
đó có khoảng 1466.66 ha trồng lúa, 177 ha trồng màu và khoảng 158 ha trồng cây
ăn trái. Phía bắc giáp với xã Vĩnh Viễn A - Long Mỹ - Hậu Giang, phía nam giáp
huyện Hồng Dân - Bạc Liêu, phía đông giáp xã Lƣơng Tâm - Long Mỹ - Hậu
Giang, phía tây giáp xã Vĩnh Tuy – Kiên Giang, do tình hình biến đổi khí hậu làm
nƣớc biển xâm nhập vào đất liền ảnh hƣởng đến đời sống và hoạt động sản xuất
nông nghiệp của địa phƣơng.
1.4 Đặc điểm và tính chất của nhóm đất mặn
Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét từ 50% đến 60%, thấm nƣớc
kém. Khi ƣớc thì dẻo, dính. Khi khô thì co lại, nứt nẻ, rắn chắc, khó làm đất.
Đất chứa nhiều muối tan dƣới dạng NaCl, Na2SO4 nên áp suất thẩm thấu của
đất lớn, ảnh hƣởng đến quá trình hút nƣớc và chất dinh dƣỡng. Đất có phản ứng
trung tính hoặc kiềm yếu. Hoạt động của vi sinh vật yếu.

Ngoài ra theo hệ thống xác định đặc tính đất mặn của FAO – UNESCO
(1973) thì đất mặn đƣợc xác định là đất có nồng độ muối hòa tan rất cao ở tầng mặt
(0 – 20 cm), nồng độ muối có thể lên 7‰ ở sa mạc, hàm lƣợng muối ở dƣới dạng
những tinh thể (0 – 5 cm) ở vài trƣờng hợp có thể lên cao đến 20 hoặc 30‰. Hàm
lƣợng muối hòa tan trong phẫu diện sẽ giảm dần từ trên xuống dƣới. Tầng mặt
thƣờng tích tụ những muối hòa tan nhƣ: NaCl, MgSO4, Na2SO4, Na2CO3,
MgCl2…Bên cạnh đó hàm lƣợng Gypsum (CaSO4) trên tầng mặt có thể chứa đến
3‰ hoặc hơn, có khi lên đến 10‰.
Đất mặn thay đổi nhiều trong tính chất hóa học và vật lý của chúng, động lực
của muối và thủy văn. Những thay đổi bao gồm nguồn muối, tính chất và hàm
lƣợng của các loại muối, sự phân bố muối theo mùa, pH đất, tính chất và hàm lƣợng
của keo đất, lƣợng chất hữu cơ, tình trạng dinh dƣỡng, chế độ nƣớc và nhệt độ.
Những khác biệt có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý các loại đất mặn và lai
tạo giống chịu mặn. Tùy thuộc vào các giá trị số EC, SAR, ESP và pH đất nhiễm
mặn đƣợc phân thành 3 loại: đất mặn, đất sodic, đất mặn sodic.

CBHD: TS. Châu Minh Khôi

2

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Khoa học Đất K37

Bảng 1.1 Phân loại đất nhiễm mặn

Phân loại


EC (mS/cm)

pH

ESP

SAR

Saline

>4

< 8.5

< 15

< 13

Sodic

<4

> 8.5

> 15

> 13

Saline - Sodic


>4

< 8.5

> 15

> 13

Lamond and Whitney, 1992

1.4.1 Đất mặn
Đất mặn có EC lớn hơn 4 ms.cm-1 là do chứa nồng độ quá mức của cacbonate
hòa tan, muối clorua và sulfate. Thách thức lớn của đất nhiễm mặn đối với đất nông
nghiệp là ảnh hƣởng của chúng đến mối quan hệ giữa nƣớc và cây. Muối dƣ thừa
trong vùng rễ làm giảm nƣớc hữu dụng cho cây và là nguyên nhân làm cho cây
trồng tốn nhiều năng lƣợng để loại bỏ muối và hấp thu nƣớc tinh khiết.
Theo Brady và Weil (2002), thì nƣớc có thể bị rút ra khỏi các tế bào cây để
vào dung dịch đất, làm cho tế bào rễ co lai và bị tan vỡ nếu độ mặn trong dung dịch
đất đủ lớn. Tác động của quá trình này là sự stress thẩm thấu của cây trồng. Sự
stress thẩm thấu cũng gần giống nhƣ sự stress khô hạn bao gồm sự chậm phát triển,
nảy mần kém, cháy lá, tàn héo và có thể chết. Độ mặn cũng có thể ảnh hƣởng đến
thảm thực vật bằng cách gây ra hiệu ứng ion đặc biệt hoặc chính muối nó có thể gây
độc cho cây ở nồng độ cao (Balba, 1995). Vì vậy có thể làm tiêu hao sức khỏe của
cây, giảm năng suất cây trồng.
Tuy các muối có nồng độ cao quá mức sẽ nguy hại đến cây trồng, nhƣng độ
mặn từ thấp đến trung bình có thể cải thiện một số điều kiện vật lý đất: độ xốp, ổn
định cấu trúc đất và sự di chuyển của nƣớc có thể sẽ đƣợc cải thiện.
1.4.2 Đất sodic
Nhƣ mô tả ở trên đất sodic là đất có trở ngại lớn nhất trong các loại đất mặn có

EC < 4 mS.cm-1, ESP > 15, SAR > 13 và pH > 8.5. Nhƣng một lƣợng Na+ chiếm
các vị trí trao đổi, thay vì kết tụ Na+ làm cho các keo đất phân tán hoặc trải ra. Phân
tán keo đất làm tắc nghẽn lỗ tế khổng của đất, làm giảm khả năng vận chuyển nƣớc
và không khí của đất, kết quả là đất có độ thấm nƣớc thấp và sự thấm vào chậm
(Ann Mc Cauley, 2005). Vì vậy làm ức chế cây con mọc mầm và cản trở sự sinh
trƣởng và phát triển của cây trồng. Đất bị sodic cũng dễ bị phìn lên hoặc co lại trong
suốt giai đoạn khô và ƣớt, phá vỡ cấu trúc đất.
Lớp đất dƣới của đất sodic thƣờng là rất rắn chắc, ẩm ƣớt và dính. Kết cấu đất
mịn với hàm lƣợng sét cao dễ bị phân tán hơn so với kết cấu đất khô bởi tiềm năng
CBHD: TS. Châu Minh Khôi

3

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Khoa học Đất K37

trực di của chúng, tốc độ thấm chậm và khả năng trao đổi cao. Các triệu chứng khác
nhau của đất sodic bao gồm: nƣớc hữu dụng của cây, lớp đất trồng trọt kém và đôi
khi phủ một lớp màu đen trên bề mặt do chất hữu cơ phân tán bị mao dẫn lên tầng
mặt và tích lũy lại khi nƣớc bốc hơi nên còn đƣợc gọi là đất kiềm đen.
1.4.3 Đất mặn sodic
Đất mặn sodic là loại đất có đặc tính hóa học của hai loại đất: đất mặn (EC > 4
mS/cm, pH < 8.5) và đất sodic (ESP > 15, SAR > 13). Vì vậy, khả năng tăng trƣởng
của cây trồng trên đất mặn sodic bi ảnh hƣởng bởi các muối và Na+ vƣợt mức. Đất
mặn sodic có nhiều muối kết tụ giúp làm dịu sự phân tán của Na+ và cấu trúc tốt
hơn đất sodic. Theo Brady and Weil (2002), thì độ pH của đất mặn sodic nhỏ hơn

8.5, tuy nhiên điều này có thể tăng với sự trực di các muối hòa tan, nếu nồng độ của
Ca2+ và Mg2+ trong đất hoặc nƣớc tƣới không cao.
1.5 Ảnh hƣởng của xâm nhập mặn đến tính chất của đất
Đất nhiễm mặn không chỉ đơn giản là gia tăng lƣợng muối trong đất mà nó
còn đƣa đến những thay đổi xấu về đặc tính của đất mà điều này làm mất tính hữu
dụng của đất. Theo James Camberato (2001) thì sự vƣợt quá của hàm lƣợng Na +
trong đất có thể dẫn đến sự phá hủy cấu trúc đất do các cấu tử sét bị phân tán làm tế
bào khổng bị bịt kín dẫn đến giảm tính thấm nƣớc và thoáng khí của đất, đất bị lèn
khi ngập nƣớc, bị đông cứng, nứt khi khô.
Sự hiện diện của các loại ion trong đất có ảnh hƣởng đến tình trạng của vật lý
đất. Sự hiện diện của Ca2+ và Mg2+ giúp cho đất kết tụ và sự hiện diện của Na+ gây
ra sự phân tán các hạt đất.
Trị số phần trăm Na trao đổi (ESP) cũng đƣợc sử dụng để ƣớc tính hàm lƣợng
Na trong đất có vƣợt quá mức hay không làm đất trở nên kém thoáng khí và giảm
khả năng thấm rút nƣớc. ESP đƣợc định nghĩa nhƣ là phần trăm của Na trên khả
năng trao đổi cation của đất:
ESP = (Na+/CEC)*100
Đất bị nhiễm mặn sẽ làm giảm khả năng thấm rút nƣớc. Sự giảm khả năng
thấm rút nƣớc có thể đƣợc ƣớc tính bằng việc xác định tỉ số hấp phụ của Na
(Sodium adsorption ratio-SAR) và độ dẫn điện của nƣớc. SAR liên quan đến nồng
độ của Na với nồng độ của Ca và Mg trong dung dịch đất theo biểu thức sau:
SAR = [Na+]/(1/2*{[Ca2+] + [Mg2+]})1/2
Hay ta có thể tính chỉ số SAR theo ESP nhƣ sau:
ESP/(100 – ESP) = 0,015*SAR
Đơn vị tính của SAR là (mmol/L)1/2
CBHD: TS. Châu Minh Khôi

4

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm



Luận văn tốt nghiệp

Ngành Khoa học Đất K37

Hàm lƣợng Na càng cao trong hệ hấp phụ so với Ca và Mg thì SAR càng cao và khả
năng thấm rút nƣớc sẽ càng giảm.
Ảnh hƣởng của SAR trên sự thấm rút nƣớc trong đất thì phụ thuộc vào EC của
nƣớc tƣới. Độ dẫn điện EC càng thấp thì khả năng thấm rút nƣớc càng giảm và
ngƣợc lại, EC càng cao thì khả năng thấm rút nƣớc càng tốt.
ESR>15% hoặc SAR>13 cho thấy rằng hàm lƣợng Na hiện diện trong đất có
khả năng làm giảm tính thấm rút của đất đối với nƣớc và không khí.
1.5.1 pH
Theo Ngô Ngọc Hƣng và ctc (2004), pH là chỉ tiêu đánh giá đất quan trọng vì
nó ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát trển của cây trồng, vận tốc các phản ứng hóa học
của đất, độ hữu dụng của dƣỡng chất trong đất.
Cây lúa nƣớc sinh trƣởng tốt nhất ở pH từ 6 – 7, tuy nhiên cây lúa cũng có thể
sinh trƣởng đƣợc trong môi trƣờng pH từ 4 – 9.
Bảng 1.2 Thang đánh giá Washington University

pH nƣớc

Đánh giá

<5

Thấp (low)

6 – 7.5


Tối hảo (optimal)

> 7.5

Cao (high)
Free Fruit reseach and Extention ceter 2002, tỷ lệ đất/nƣớc là 1:2.5

1.5.2 EC
EC là một đại lƣợng để đo độ mặn của đất, biểu thị trực tiếp hoặc gián tiếp
nồng độ muối hòa tan. Đất mặn có nồng độ muối cao, ngoài ra trên đất phèn do sự
tác động của acid vào khoáng sét, nồng độ muối phén trong đất có thể cao và gây
hại cho cây trồng (Ngô Ngọc Hƣng và ctv., 2004).
Đất có nồng độ muối Al, Fe cao cũng làm cây trồng bị ngộ độc. Ở đất, độ mặn
và hàm lƣợng muối Na cao sẽ phá hủy cấu trúc đất (Trần Bá Linh và ctv., 2007). Độ
mặn của đất có ảnh hƣởng rất lớn đến cây trồng nhƣ làm giảm nƣớc hữu dụng cho
cây, tích lũy muối ở rễ cây làm cản trở quá trình hút nƣớc và dinh dƣỡng của cây
trồng, giảm sự nảy mầm của hạt và sự tăng trƣởng của cây. EC là một chỉ tiêu quan
trọng vì nó giúp con ngƣời có kế hoạch sử dụng đất hợp lý cũng nhƣ việc chọn cây

CBHD: TS. Châu Minh Khôi

5

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Khoa học Đất K37


trồng cho phù hợp. Thông thƣờng ở EC > 4 mmhos/cm hay EC > 4 dS/m sẽ ảnh
hƣởng đế phần lớn cây trồng (Trần Kim Tính, 2003).
Theo (Akba và Ponnamperuma (1980), đất mặn là đất có độ dẫn điện của dung
dịch trích bão hòa (EC) là từ 4 mmhos/cm trở lên ở 250C. Đây là ngƣỡng mà vƣợt
quá mức này thì năng suất lúa sẽ giảm đáng kể vì lƣợng muối gia tăng. Các loại ion
của muối gồm: Na+, Ca2+, Mg2+, Cl- vaf SO42-, trong đó muối NaCl chiếm ƣu thế.
Bảng 1.3 Phân cấp đất mặn

Phân cấp đất mặn

EC (mS/cm)

Cl- (%)

Đất mặn nhiều

>4

> 0.25

Đất mặn trung bình

2–4

0.15 – 0.25

Đất mặn ít

1–2


0.05 – 0.15
Tôn Thất Chiểu và ctv., 1991

1.5.3 Khả năng trao đổi cation (CEC)
CEC đƣợc tạo ra do sự hấp phụ các cation trên bề mặt của các phần tử đất
mang điện tích âm. Do đó nguồn gốc điện tích âm trong đất cũng chính là nguồn
gốc của CEC. CEC thông thƣờng đƣợc biểu diễn bằng đơn vị cmol(+)/kg.
Khả năng trao đổi cation là một trong những đặc tính cơ bản của đất. Nó có
vai trò và ý nghĩa to lớn nhƣ sau:
+ Khả năng phân tán hoặc liên kết của đất phụ thuộc vào thành phần cation
trao đổi. Na+ trao đổi kích thích sự phân tán các hạt đất, hình thành lớp màng đất
cứng và phá hủy cấu trúc đất. Ca2+ trao đổi làm tăng mức độ liên kết đất, thúc đẩy
sự hình thành cấu trúc bền trong nƣớc. Các đặt tính của đất nhƣ: tính trƣơng, tính
dính, sức hút ẩm cũng bị thay đổi.
+ Sự hấp thụ chất hữu cơ, hình thành các hợp chất hữu cơ – vô cơ cũng phụ
thuộc vào thành phần các cation trao đổi. Các cation: Fe, Al, Ca, Mg thúc đẩy sự
tƣơng tác của các hợp chất hữu cơ và vô cơ.
+ Các phản ứng giữa cation trao đổi và cation của dung dịch đất có ảnh hƣởng
đến pH của dung dịch đất và thành phần muối của nó. Các phản ứng này cũng là
một trong những cơ chế quan trọng nhất giúp hình thành tính đệm, tính chống chịu
của đất đối với tác động của mƣa axit.
+ Các cation trao đổi cũng là một trong những nguồn dinh dƣỡng vô cơ trực
tiếp của cây.

CBHD: TS. Châu Minh Khôi

6

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm



Luận văn tốt nghiệp

Ngành Khoa học Đất K37

+ Thành phần của cation trao đổi là một trong những chỉ tiêu quan trọng đƣợc
sử dụng để chuẩn đoán và phân loại đất. Hiện nay nó còn đƣợc sử dụng rộng rãi khi
chia đất thành đất bão hòa và đất không bão hòa bazơ.
+ Thành phần cation trao đổi và sự thay đổi của nó là cơ sỡ khoa học để xây
dựng các phƣơng án rửa cho đất mặn.
Bảng 1.4 Đánh giá theo giá trị CEC (meq/100g đất)

Hàm lƣợng CEC (meq/100g đất)
<3
3.1 – 7.0
7.1 – 15.0
15.1 – 30.0
> 30

Mức độ
Rất thấp
Thấp
Trung bình
Cao
Rất cao

1.5.4 Ảnh hƣởng của Natri và sự nhiễm mặn lên tính chất vật lý của đất
1.5.4.1 Ảnh hưởng lên cấu trúc đất
Các quá trình vật lý liên kết với sự hiện diện của Na+ ở nồng độ cao là sự phân

tán keo đất, sự phồng lên của đoạn lạp và phiến sét. Nếu có quá nhiều ion Na + nằm
giữa những hạt sét thì lực liên kết giữa chùng sẽ bị phá vỡ. Khi sự ngăn cách này
xảy ra, các hạt sét mở rộng gây ra sự phồng lên và phân tán keo đất, sự phân tán này
làm cho các hạt đất bít các lỗ rỗng trong đất, dẫn đến làm giảm tốc độ thấm nƣớc
của đất. Khi đất bị ƣớc và khô nhiều lần thì sự phân tán keo đất xảy ra, sau đó nó
sửa đổi lại và trở nên cứng với cấu trúc đất ít hoặc không có cấu trúc. Tác hại mà
Na+ gây ra sự phân tán là: giảm tính thấm, giảm tính dẫn nƣớc và phủ một lớp võ
trên bề mặt ( Warrence và ctv., 2003).
Warrence và ctv, (2003), cho rằng đất mặn có ảnh hƣởng đến tính chất vật lý
của đất làm cho các hạt mịn kết dính với nhau trong một khối. Quá trình này đƣợc
gọi là keo tụ và có lợi về mặt thoáng khí đất, thuận lợi cho quá trình xâm nhập và
sinh trƣởng của rễ. Tăng độ mặn của dung dịch đất có ảnh hƣởng tích cực lên sự ổn
định cấu trúc và đoạn lạp của đất, nhƣng ở mức độ mặn cao sẽ có tác động tiêu cực
thậm chi gây chết cây. Vì vậy không nên tăng độ mặn lên chỉ để duy trì cấu trúc đất
mà quên đi sức khỏe của cây trồng.
1.5.4.2 Ảnh hưởng lên mức độ thấm nước của đất
Sự phân tán không chỉ làm giảm lƣợng nƣớc vào đất, mà còn ảnh hƣởng đến
thủy lực của đất. Thủy lực đề cập đến tốc độ mà tại đó nƣớc chảy xuyên qua đất.
Nếu đất có cấu trúc rõ ràng sẽ chứa một số lƣợng lớn các tế khổng cho phép lƣu
lƣợng tƣơng đối của nƣớc di chuyển qua đất nhanh chóng. Khi Na+ tạo ra sự phân
tán keo đất gây mất cấu trúc đất, thủy lực cũng bị giảm, nếu nƣớc không di chuyển
CBHD: TS. Châu Minh Khôi

7

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm


Luận văn tốt nghiệp


Ngành Khoa học Đất K37

qua đất, các lớp trên có thể trở nên căng ra và nƣớc bị giữ lại. Kết quả là đất không
thoáng khí có thể làm giảm hoặc là ngăn chặn sự phát triển và sinh trƣởng của cây
trồng, giảm tốc độ phân hủy chất hữu cơ. Việc giảm phân hủy chất hữu cơ là
nguyên nhân làm cho đất trở nên cằn cõi (Warrence và ctv., 2003).
1.6 Ảnh hƣởng bất lợi của đất nhiễm mặn đến cây trồng
Theo Poljakojj – Mayber and Gale, (1975), mặn gây ảnh hƣởng đến sinh
trƣởng và trao đổi chất do những tác động thẩm thấu của nó, những tác động gây
độc đặc trƣng của ion, làm xáo trộn tính nguyên vẹn của màng tế bào và hoạt động
gây trở ngại liên quan tới sự cân bằng chất tan cùng với sự hấp thu dƣỡng chất cần
thiết.
Mặn làm tăng áp suất thẩm thấu dung dịch đất gây bất lợi sự hút nƣớc và dinh
dƣỡng của cây trồng. Sự tích lũy muối tạo áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng
nhanh vƣợt hơn sức hút nƣớc của mô thực vật, nƣớc từ mô thực vật đi ngƣợc ra
ngoài dung dịch đất và làm cho hoạt động sinh lý cây không bình thƣờng (Vũ Văn
Vụ và ctv., 1998).
James Camberato, (2001) cho rằng mặn làm chậm sự nảy mầm của hạt và
giảm khả năng sinh trƣởng của cây trồng do ảnh hƣởng quá trình thấm lọc làm hạn
chế khả năng hấp thu nƣớc của rễ cây.
Nồng độ sodium cao gây mất cân đối dƣỡng chất, cản trở sự hấp thu dƣỡng
chất của cây trồng.
Độ hòa tan của các anion HCO3-, Cl-, SO42- cao dễ gây độc cho cây trồng.
Trong cây hàm lƣợng Na cao đƣa đến tỷ lệ Na/K, Na/Ca, Na/Mg cao gây gối
loạn biến dƣỡng dƣỡng chất và tổng hợp Protein.
Nồng độ muối cao trong vùng rễ làm giảm lƣợng nƣớc hữu hiệu cho cây trồng
và làm tiêu hao năng lƣợng hơn trong việc hấp thu nƣớc hoặc nƣớc bị mất ra khỏi tế
bào thực vật, gây ra hiện tƣợng co rút và khô héo tế bào (Brady and Weil., 2002).
Theo Lê Văn Căn, (1978) cho biết đất mặn chứa nhiều muối hòa tan nên phần
lớn không trồng trọt đƣợc hoặc cho năng suất không cao. Độ mặn thƣờng làm độ

nảy mầm thấp, bộ rễ kém phát triển, cây hút dinh dƣỡng yếu. Nồng độ muối cao đặc
biệt ảnh hƣởng xấu đến cây con, cây bị chết hoặc giảm khả năng sinh trƣởng. Đối
với những ion gây độc sự tích lũy muối cao có tác hại nhiều hơn. Vì ngoài việc gây
áp suất môi trƣờng cao, ion gây độc còn làm thay đổi mối quan hệ giữa cây và môi
trƣờng, sự thay đổi này làm ảnh hƣởng đến quá trình vận chuyển và hấp thu chất
khoáng của cây trồng.

CBHD: TS. Châu Minh Khôi

8

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm


Luận văn tốt nghiệp

Ngành Khoa học Đất K37

Ảnh hƣởng bất lợi của đất nhiễm mặn đến sinh trƣởng cây lúa
a Ảnh hưởng của đất nhiễm mặn giai đoạn nảy mầm và đầu giai đoạn mạ
Theo Delvalle and Bade, (1947) nghiên cứu ảnh hƣởng của mặn bắt đầu lúc
30, 60, 90 ngày sau khi sau khi cấy nhận thấy rằng mặn gây hại nhiều nhất ở thời kỳ
cây non nhất. Ở 90 ngày cây hầu nhƣ không bị ảnh hƣởng bởi độ mặn của đất cao
bằng 1‰. Paerson and Bernstein, (1959) cũng đã báo cáo tính chống chịu mặn của
cây mạ gia tăng dần lên từ 1 tuần, 3 tuần và 6 tuần tuổi.
Vào mùa khô vấn đề mặn trầm trọng hơn vào mùa mƣa. Giai đoạn mạ, cây lúa
rất mẫn cảm, nhƣng càng lớn thì sức chịu đựng càng tốt hơn (Jennings et al., 1979).
Trong điều kiện thiệt hại nhẹ, trọng lƣợng khô có xu hƣớng tăng lên trong một thời
gian, sau đó giảm nghiêm trọng do suy giảm diện tích lá. Trong điều kiện thiệt hại
nặng hơn, trọng lƣợng khô của chồi và của rễ suy giảm tƣơng ứng với mức độ thiệt

hại ở giai đoạn mạ, lá già hơn sẽ chết sớm hơn lá non (Akita., 1986).
b Ảnh hưởng của đất nhiễm mặn lên số chồi (bông) lúa
Stress mặn đã ảnh hƣởng nhiều đến sự phát triển và sức sống của chồi. Số
bông trên bụi lúa giảm cùng với việc gia tăng độ mặn. Số lƣợng bông thấp hơn ở độ
mặn cao có thể do sự tích lũy của các chất đồng hóa thấp hơn đối với các cơ quan
sinh sản (Hasamuzzaman et al., 2009) khi cây bị tiếp xúc liên tục với môi trƣờng
mặn.
c Ảnh hưởng của đất nhiễm mặn đến số hạt chắc trên bông và % hạt chắc
Việc xử lý mặn gây ra sự giảm số lƣợng hạt trên bông. Sự giảm đáng kể xảy ra
ở nồng độ 5% (Akbar et al., 1972). Theo Hasamuzzaman et al, (2009) số hạt trên
bông giảm đáng kể khi độ mặn tăng. Số hạt trên bông cao nhất đƣợc ghi nhận ở đối
chứng và số hạt trên bông thấp nhất đƣợc ghi nhận ở 150 mM NaCl của mức độ
mặn. Zaibunnisa et al, (2002) and Zaman et al, (1997) cho rằng hạt chắc trên giảm
bởi độ mặn. Phần trăm hạt chắc giảm với việc tăng nồng độ muối.
d Ảnh hưởng của đất nhiễm mặn đến chiều cao của cây lúa (cm)
Chiều cao là một đặc điểm quan trọng của cây lúa. Đặc điểm này đã cho thấy
các kiểu di truyền của một gen chính và đa gen ở nguồn gốc di truyền khác nhau
của cây lúa (Saeda and Kitano., 1992) chiều cao cây cho thấy mối tƣơng quan thuận
có ý nghĩa với diện tích, lá cờ và trọng lƣợng hạt, nó cũng có mối tƣơng quan
nghịch với số bông trên mỗi bụi, số hạt trên bông và độ thụ tin của hạt (Thirumeni
and Subramanian., 1999).
Choi et al (2003), quan sát thấy rằng chiều cao giảm ở độ mặn 0.5% trong đất.
Có mối tƣơng quan nghịch giữa xử lý mặn với số chồi, chiều cao và sinh khối. Có
mối tƣơng quan thuận giữa số chồi với cả chiều cao lẫn sinh khối. Một trong những
CBHD: TS. Châu Minh Khôi

9

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm



Luận văn tốt nghiệp

Ngành Khoa học Đất K37

lý do giảm chiều cao cây có thể là do nồng độ cao thật sự của muối hòa tan trong
đất và áp suất thẩm thấu đã tạo ra sự xáo trộn trong việc hấp thu nƣớc và các chất
dinh dƣỡng khác (Grain et al., 2004). Sự giảm tối đa đƣợc nhận thấy ở các cây nhận
nồng độ muối cao nhất (150 mM NaCL), trong đó chiều cao cây bị giảm 11,6% và
10,2% ở 60 và 75 ngày tuổi (Khan et al., 2007).
e Ảnh hưởng của đất nhiễm mặn đến năng suất lúa
Cây lúa ở mức độ mặn tới hạn có thể cho năng suất rơm bình thƣờng nhƣng số
hạt ít hoặc không có hạt.Thƣờng sự giảm năng suất hạt có thể tƣơng quan với nồng
độ mặn và thời gian xử lý mặn (Kaddah and Fakhry., 1961; Ota et al., 1956) khi cây
đƣợc đặt trong môi trƣờng mặn liên tục thì mặn sẽ ảnh hƣởng đến sự tƣợng bông,
hình thành gié, sự thụ tin của hoa và sự nảy mầm của hạt phấn vì lý do đó nó gay ra
sự gia tăng số hoa bất thụ (Akbar et al., 1972; Iwaki., 1956; Kaddah and fakhry.,
1962; Ota et al., 1956).
Mặn gây tổn thƣơng lớn lên bông, làm giảm một cách mạnh mẽ chiều dài
bông, số nhánh gié sơ cấp trên bông, số hạt trên bông, phần trăm hạt hình thành,
trọng lƣợng bông, do đó giảm năng suất hạt (Akbar et al., 1972). Sự tổn thƣơng do
mặn cũng dẫn đến hạt nhỏ bởi sự giảm chiều dài hạt, chiều rộng hạt và trạng thái
đặc của hạt (Ota et al., 1956). Mặn cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng hạt lúa (Pan.,
1964).
Các triệu chứng chính của cây lúa khi bị ảnh hƣởng ở điều kiện mặn: đầu lá
trắng theo sao bởi sự cháy chóp lá (đất mặn), màu nâu của lá và chết lá (đất sodic),
sinh trƣởng của cây bị ức chế, số chồi thấp, khả năng sinh trƣởng của rễ kém, lá
cuộn lại, tăng số hạt bất thụ, chỉ số thu hoạch thấp, năng suất hạt thấp…
1.7 Một số biện pháp giảm thiểu ảnh hƣởng của đất nhiễm mặn
1.7.1 Nguyên tắc chung

Để giảm thiểu ảnh hƣởng của đất nhiễm mặn cần dựa vào 2 nguyên tắc sau:
+ Cải thiện hệ thống thủy lợi để kiểm soát độ ẩm trong vùng nhiễm mặn,
hàm lƣợng muối trong đất và ngăn chặn sự xâm nhập mặn từ bên ngoài vào.
+ Sử dụng những biện pháp để loại bổ các yếu tố độc hại trong đất nhiễm
mặn.
Hệ thống thủy lợi là một trong những biện pháp quan trọng cho việc giảm
thiểu ảnh hƣởng của đất nhiễm mặn. Độ ẩm trong vùng nhiễm mặn phải đƣợc duy
trì để kiểm soát độ mặn của đất (Richards., 1954). Hơn nữa, nồng độ muối sẽ tăng
lên do quá trình bốc hơi và thoát hơi nƣớc, do đó các biện pháp thủy lợi sẽ bù đắp
đƣợc lƣợng nƣớc bị mất đi.
Sử dụng các phƣơng pháp hóa học để loại bổ các yếu tố độc hại trong đất
nhiễm mặn là một giải pháp cần thiết. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ứng
CBHD: TS. Châu Minh Khôi

10

SVTH : Lê Quốc Thành và Trần Hoàng Khiêm


×