Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng lúa ở thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỒ NGỌC PHƢƠNG THẢO

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ KỸ THUẬT CỦA CÁC NƠNG HỘ
TRỒNG LÚA Ở THỊ XÃ BÌNH MINH,
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã ngành: 52620115
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
Ths. Hứa Thanh Xuân
09.2014

1


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

HỒ NGỌC PHƢƠNG THẢO

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU
QUẢ KỸ THUẬT CỦA CÁC NƠNG HỘ
TRỒNG LÚA Ở THỊ XÃ BÌNH MINH,
TỈNH VĨNH LONG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã ngành: 52620115
Mã số sinh viên: 4114650

09.2014

2


LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cám ơn quý Thầy, Cô khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh
Doanh đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian
học tập và thực hiện đề tài.

Đặc biệt em xin chân thành cám ơn cô Hứa Thanh Xuân đã trực tiếp
hƣớng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm cho em trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cám ơn các cán bộ của Phịng nơng nghiệp và phát triển nơng
thơn thị xã Bình Minh, Phịng chi cục thống kê thị xã Bình Minh và các nông
hộ trồng lúa trên địa bàn thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Ngƣời thực hiện

3



TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hồn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tơi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Ngƣời thực hiện

4


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1GIỚI THIỆU .................................................................................. 9
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................................ 9
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................. 10
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................ 10
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 10
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................... 10
1.3.1 Không gian ...................................................................................... 10
1.3.2 Thời gian ......................................................................................... 10
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................... 10
1.3.4 Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 11
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.......................................................................................................................... 12
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN ....................................................................... 12
2.1.1 Một số khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài ........................ 12
2.1.2 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả kỹ thuật ................................... 12
2.1.3 Một số chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu............................................ 14
2.2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ......................................... 15

2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................... 16
2.3.1 Phƣơng pháp chọn mẫu ................................................................... 16
2.3.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu .......................................................... 16
2.3.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................ 17
CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................... 23
3.1 SƠ LƢỢC VỀ THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ............... 23
3.1.1 Vị trí địa lý ...................................................................................... 23
3.1.2 Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 23
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ BÌNH MINH,
TỈNH VĨNH LONG ..................................................................................... 27
3.2.1 Trồng trọt ........................................................................................ 27
3.2.2 Về thủy sản ...................................................................................... 28
3.2.3 Về chăn ni .................................................................................... 29
3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH
VĨNH LONG TỪ NĂM 2011 – 2013 .......................................................... 29
3.3.1 Vụ Đông Xuân................................................................................. 29
3.3.2 Vụ Hè Thu ....................................................................................... 30
3.3.3 Vụ Thu Đơng ................................................................................... 31
CHƢƠNG 433 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA CÁC NÔNG HỘ
TRỒNG LÚA TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ................... 33
4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NƠNG HỘ SẢN XUẤT LÚA TẠI THỊ XÃ
BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG.............................................................. 33
4.1.1 Trình độ học vấn.............................................................................. 33
4.1.2 Số ngƣời trong hộ ............................................................................ 34
5


4.1.3 Kinh nghiệm .................................................................................... 35
4.1.4 Đặc tính giống vụ Hè Thu năm 2014 tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh

Long. ......................................................................................................... 35
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA CÁC NƠNG HỘ SẢN
XUẤT LÚA TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ............... 36
4.2.1 Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hƣởng đến các nông
hộ sản xuất lúa tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long ........................... 36
4.2.2 Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của các nơng hộ....................... 39
4.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA NƠNG HỘ TRỒNG
LÚA TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG .............................. 40
4.3.1 Phân tích chi phí, lợi nhuận của các nông hộ trồng lúa tại thị xã Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long ............................................................................... 40
4.3.2 Doanh thu của các nơng hộ ............................................................. 41
4.3.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính của các hộ trồng lúa ở thị xã Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long ............................................................................... 42
CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT TRONG
SẢN XUẤT LÚA TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ............ 42
5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN TRONG SẢN XUẤT LÚA
TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG ....................................... 43
5.1.1 Thuận lợi ......................................................................................... 43
5.1.2 Khó khăn ......................................................................................... 43
5.2 CÁC GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CHO
CÁC NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TẠI THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH
LONG........................................................................................................... 44
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 46
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 46
6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 49
6.2.1 Đối với hộ sản xuất.......................................................................... 49
6.2.2 Đối với địa phƣơng ......................................................................... 49
6.2.3 Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc .................................................. 49
6.2.4 Đối với các nhà khoa học ................................................................ 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 49
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 50

6


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Bảng kỳ vọng sự tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến sản lƣợng
lúa của các nông hộ ở vụ lúa Hè Thu năm 2013 tại thị xã Bình Minh, tỉnh
Vĩnh Long ........................................................................................................ 19
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của thị xã Bình Minh năm 2012 – 2013..
.......................................................................................................................... 22
Bảng 3.2 Tình hình dân số xã hội ở thị xã Bình Minh năm 2013 ................... 23
Bảng 3.3 Diện tích, sản lƣợng, năng suất lúa ở thị xã Bình Minh năm 20112013 ................................................................................................................. 24
Bảng 3.4 Diện tích và sản lƣợng một số cây ăn quả từ năm 2011 – 2013…...25
Bảng 3.5: Tình hình sản xuất lúa vụ Đơng Xn thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh
Long năm 2011 – 2013 .................................................................................... 26
Bảng 3.6: Tình hình sản xuất lúa vụ Hè Thu của thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh
Long năm 2011 – 2013 .................................................................................... 27
Bảng 3.6 Tình hình sản xuất lúa vụ Thu Đơng thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh
Long năm 2011 – 2013 .................................................................................... 28
Bảng 4.1: Đặc điểm của các nông hộ trồng lúa vụ Hè Thu đƣợc điều tra tại thị
xã Bình Minh năm 2014 .................................................................................. 30
Bảng 4.2 Trình độ học vấn của chủ hộ ............................................................ 31
Bảng 4.3 Số ngƣời trong hộ tham gia sản xuất ................................................ 31
Bảng 4.4: Kết quả ƣớc lƣợng các yếu tố đầu vào ảnh hƣởng đến sản lƣợng
lúa và kỹ thuật vụ Hè Thu năm 2014 tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
.......................................................................................................................... 34
Bảng 4.5 Bảng phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của mẫu điều tra ............. 36

Bảng 4.6: Các khoản chi phí trung bình trong sản xuất lúa vụ Hè Thu năm
2014 tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long ..................................................... 37
Bảng 4.7: Doanh thu của nông hộ trồng lúa vụ Hè Thu năm 2014 trên địa bàn
thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long ................................................................... 39
Bảng 4.8: Các chỉ tiêu tài chính của các hộ trồng lúa trong vụ Hè Thu năm
2014 tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long ..................................................... 40

7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

DT

: Doanh thu

LN

: Lợi nhuận

CP

: Chi phí

BVTV


: Bảo vệ thực vật

LĐGĐ

: Lao động gia đình

NN&PTNT

: Nơng nghiệp và Phát triển nơng thôn

8


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Lúa là một trong những cây nơng nghiệp chính của thế giới và thực
phẩm này cịn góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều nƣớc trên thế giới.
Điển hình nhƣ Việt Nam từ một quốc gia chỉ cung cấp lúa nội bộ trong nƣớc,
với điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với các chính sách phù hợp Việt Nam đã
vƣơn lên thành nƣớc xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. Vì vậy Đảng và nhà
nƣớc ta luôn chú trọng trong vấn đề sản xuát lúa, coi đây là nhiệm vụ hàng
đầu cho vấn đề an ninh lƣơng thực quốc gia. ĐBSCL là đồng bằng châu thổ
lớn nhất nƣớc ta với diện tích tƣơng đƣơng 4 triệu ha và đây cịn là vùng sản
lúa nhiều nhất cả nƣớc với trên 24,8 triệu tấn (Tổng cục thống kê, năm 2013).
Do đặc tính của đất trồng cũng nhƣ khí hậu, nên ở mỗi vùng sẽ phù hợp với
từng giống lúa khác nhau.
Vĩnh Long với diện tích tự nhiên là 1479 km2 trong đó đất nông nghiệp
chiếm 78,6% trong tổng số đất tự nhiên của tỉnh (Niên giám thống kê, 2013).
Là một tỉnh với đầy đủ các lợi thế tự nhiên về đất đai, khí hậu, Vĩnh Long là

một trong 4 tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm của ĐBSCL với một trong
những thế mạnh là sản xuất lúa gạo. Sản lƣợng lúa năm 2013 đạt gần 1,064
triệu tấn, tăng 2,25% so với năm 2012 (Sở NN&PTNN tỉnh Vĩnh Long, 2013).
Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long có diện tích trung bình là 9.163,4 ha, trong
đó đất nơng nghiệp là 6.845,7 ha chiếm 74,7% diện tích, mặc dù thị xã Bình
Minh có đặc sản bƣởi Năm Roi đã đƣợc Cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ khoa học
– công nghệ và môi trƣờng cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho
sản phẩm bƣởi Năm Roi Bình Minh nhƣng diện tích trồng lúa tại thị xã Bình
Minh lại chiếm lớn nhất với 43,78% năm 2013, vì vậy nghề trồng lúa vẫn là
một điểm mạnh của thị xã này dù diện tích trồng lúa so với các huyện khác là
không lớn, cụ thể là năng suất của thị xã cao hơn một số huyện có diện tích
trồng lúa lớn hơn với năng suất bình quân năm 2013 là 57,65 tạ/ha. Vào năm
2013, diện tích trồng lúa của thị xã có thay đổi theo chiều hƣớng tích cực từ
9.664,7 ha năm 2011 tăng lên 10.017,8 ha năm 2013 (tăng 3,65% so với năm
2012). Vì vậy để diện tích lúa cũng nhƣ sản lƣợng lúa càng ngày càng tăng,
cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng khấm khá hơn thì đề tài “Phân tích hiệu
quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các nơng
hộ trồng lúa tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long” là một trong những cơ sở

9


để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao sản lƣợng, hiệu quả sản xuất góp
phần phát triển bền vững nghề trồng lúa tại thị xã.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố
ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng lúa ở thị xã Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện
hiệu quả sản xuất và nâng cao hơn nữa hiệu quả kỹ thuật này đối với nông hộ

trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt đƣợc mục tiêu chung trên, nội dung đề tài sẽ lần lƣợt giải quyết
các mục tiêu cụ thể sau:
- Mục tiêu 1 : Phân tích tình hình sản xuất, chi phí, doanh thu và lợi
nhuận đạt đƣợc của các nông hộ trồng lúa tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh
Long.
- Mục tiêu 2 : Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của
các nông hộ trồng lúa tại thị xã Bình Minh, Tỉnh Vĩnh Long. Đồng thời giải
thích sự ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đó đến hiệu quả kỹ
thuật.
- Mục tiêu 3 : Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật
cho các nông hộ trồng lúa tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài đƣợc thực hiện trên địa bàn thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
1.3.2 Thời gian
Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian từ năm
2011 đến năm 2013.
Những thông tin về số liệu sơ cấp đƣợc phỏng vấn, thu thập trong vụ Hè
Thu năm 2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ trồng lúa trên địa bàn thị
xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

10


1.3.4 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung phản ánh một số nội dung sau: Phân tích tình hình sản

xuất lúa; phân tích các yếu tố đầu vào ảnh hƣởng đến sản lƣợng trong quá
trình sản xuất lúa ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long; phân tích các yếu tố
ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật; mức thất thoát khi kém hiệu quả kỹ thuật.
Từ những phân tích trên đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao mức hiệu
quả kỹ thuật cho các nông hộ trồng lúa tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

11


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài
2.1.1.1 Khái niệm về nông hộ
Nông hộ là những hộ nông dân làm nông – lâm – ngƣ nghiệp và dịch vụ,
hoặc kết hợp nhiều ngành nghề , sử dụng lao động, vốn của gia đình là chủ
yếu để sản xuất kinh doanh.
Một định nghĩa khác cho rằng “Nơng hộ là các hộ gia đình làm nơng
nghiệp, tự tìm kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao
động của gia đình để sản xuất, thƣờng nằm trong hệ thống kinh tế lớn, nhƣng
chủ yếu đặc trƣng bởi sự tham gia cục bộ vào thị trƣờng và có xu hƣớng hoạt
động với mức độ khơng hồn hảo cao” ( Frank Ellis, 1993).
2.1.1.2 Khái niệm về nguồn lực nông hộ
Nguồn lực nông hộ là các tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao gồm
đất đai, lao động, kỹ thuật, tài chính, con ngƣời,…chúng có mối quan hệ hỗ
trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất của nông hộ. Nếu biết tận dụng mối quan
hệ này sẽ giúp nông hộ tận dụng hợp lý các nguồn tài ngun sẵn có, giảm chi
phí và tăng hiệu quả sản xuất.
2.1.2 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả kỹ thuật
2.1.2.1 Khái niệm về hiệu quả

Hiệu quả là “ Kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con ngƣời chờ
đợi và hƣớng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất.
Trong kinh doanh hiệu quả là lãi hay lợi nhuận. Trong lao động nói chung
hiệu quả lao động là năng suất lao động đƣợc đánh giá bằng thời gian hao phí
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm” ( Từ điển Bách khoa Việt Nam 2, trang
289 ).
Xét theo góc độ thuật ngữ chun mơn thì hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó
là “Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và
dịch vụ có thể đƣợc đo lƣờng theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo
chi phí đƣợc gọi là hiệu quả kinh tế” ( Từ điển thuật ngữ kinh tế học, trang
244-NXB từ điển Bách khoa Hà Nội 2001 ).

12


Theo Farrell (1957), hiệu quả đƣợc định nghĩa là khả năng sản xuất ra
một mức đầu ra cho trƣớc từ một khoản chi phí thấp nhất. Do vậy, hiệu quả
của một nhà sản xuất riêng lẻ có thể đƣợc đo lƣờng bằng tỷ số giữa chi phí tối
thiểu và chi phí thực tế để sản xuất ra mức đầu ra cho trƣớc đó.
2.1.2.2 Hàm sản xuất và hiệu quả kỹ thuật
Hàm sản xuất là một hàm số biểu diễn về mặt toán học của mối quan hệ
giữa đầu vào và đầu ra của một q trình sản xuất. Thơng thƣờng đƣợc viết
dƣới dạng :
Y = f ( X1 , X2, X3 , X4 ,…….., Xn )

( 2.1)

Trong đó : Y là sản lƣợng đầu ra và Xi = ( 1, 2, 3,…,n ) là các yếu tố đầu
vào. Các biến trong hàm sản xuất đƣợc giả định là dƣơng, liên tục và các yếu
tố đầu vào đƣợc xem là có thể thay thế cho nhau tại mỗi mức sản lƣợng. Hàm

sản xuất cho biết mức sản lƣợng tối đa đƣợc tạo ra ứng với mỗi phƣơng án kết
hợp các yếu tố đầu vào cho trƣớc. Các yếu tố đầu vào bao gồm các yếu tố cố
định ( là những yếu tố đƣợc nông dân sử dụng một lƣợng cố định và nó khơng
ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất nhƣ : chi phí máy tƣới, chi phí máy bơm
nƣớc… ) và các yếu tố biến đổi ( là những yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến
năng suất nhƣ : giống, lao động, phân bón, thuốc nơng dƣợc,..)
Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất đƣợc ứng dụng trong nghiên cứu thực
nghiệm nhƣng dạng hàm Cobb – Douglas đƣợc sử dụng phổ biến nhất, đặc
biệt trong sản xuất nông nghiệp. Cobb và Douglas thấy rằng logarithm của sản
lƣợng Y và các yếu tố đầu vào Xi thƣởng quan hệ theo dạng tuyến tính. Do
vậy hàm sản xuất đƣợc viết dƣới dạng :
lnY = lnβ0 + β1lnX1 + β2lnX2 + βklnXk

(2.2)

Trong đó : Y và Xi (i = 1, 2,…, k) lần lƣợt là các lƣợng đầu ra , đầu vào
của quá trình sản xuất. Hằng số β0 có thể đƣợc gọi là tổng năng suất nhân tố,
biểu diễn tác động của các yếu tố nằm ngồi những yếu tố đầu vào có trong
hàm sản xuất. Những yếu tố này có thể là sự tiến bộ công nghệ, sự hiệu quả.
Với cùng lƣợng đầu vào Xi, β0 càng lớn sản lƣợng tối đa có thể đạt đƣợc sẽ
càng lớn .
- Hiệu quả kỹ thuật:
Hiệu quả kỹ thuật là hiệu quả trong việc tạo ra số sản phẩm nhất định từ
việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Trong trƣờng hợp tối đa hóa lợi
nhuận địi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra số lƣợng sản phẩm tối đa tƣơng
ứng với mức đầu vào nhất định. Nói cách khác, hiệu quả kỹ thuật là việc kết
hợp tối ƣu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lƣợng nhất định. “ Hiệu
13



quả kỹ thuật là khả năng đạt sản lƣợng hay năng suất tối đa dựa trên các yếu tố
sản xuất và kỹ thuật hiện có” (Nguyễn Hữu Đặng, 2010)
- Hiệu quả phi kỹ thuật: Hiệu quả phi kỹ thuật là việc kết hợp các yếu tố
kinh tế xã hội để tạo ra mức sản lƣợng tối đa.
2.1.3 Một số chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu
Doanh thu (1000 đồng): Là toàn bộ số tiền mà ngƣời sản xuất thu đƣợc
sau khi bán sản phẩm của mình (kể cả sản phẩm phụ). Trong sản xuất nông
nghiệp mà cụ thể là trong phạm vi nghiên cứu của đề tài doanh thu sản xuất
lúa là toàn bộ số tiền sẽ thu đƣợc do tiêu thụ sản phẩm theo công thức:
Doanh thu trên một đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lƣợng trên một
đơn vị diện tích.
(2.3)
Tổng chi phí (1.000 đồng): Là tất cả những hao phí mà ngƣời nơng
dân bỏ ra từ lúc gieo trồng lúa đến lúc tiêu thụ. Nó bao gồm các loại chi
phí sau: chi phí giống, chi phí phân bón, thuốc BVTV, chi phí nhân cơng lao
động, chi phí cày bừa, gieo sạ, chi phí máy móc thiết bị cơ giới, chi phí gặt
lúa và các khoản chi phí khác.
Lợi nhuận (1.000 đồng): Trong sản xuất nơng nghiệp, lợi nhuận là chỉ
tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất lúa nên có
rất nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến nó bao gồm các nhân tố chủ quan và nhân
tố khách quan. Lợi nhuận trong sản xuất lúa của ngƣời nông dân sẽ bằng
doanh thu (giá bán/1 tấn lúa x số lƣợng bán) trừ đi tất cả các chi phí mà
ngƣời nơng dân bỏ ra (chi phí mua giống, chi phí mua phân bón thuốc trừ
sâu, chi phí th nhân cơng lao động, chi phí cơ giới hóa,…)
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

(2.4)

Tổng chi phí đã bao gồm chi phí lao động gia đình.
Lao động gia đình (ngày cơng): là số ngày công lao động mà ngƣời

trực tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật ni. Lao động gia
đình đƣợc tính bằng đơn vị ngày cơng (mỗi ngày cơng đƣợc tính là 8 giờ lao
động).
Doanh thu/ Tổng chi phí (Lần): tỷ số này phản ánh một đồng chi
phí bỏ ra hộ sản xuất sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu . Nếu DT/TCP
là số dƣơng thì ngƣời sản xuất có lời, đồng thời cũng cho thấy việc sử dụng
lao động nhàn rỗi có hiệu quả, chỉ số này càng lớn càng tốt.
Lợi nhuận/Tổng chi phí (Lần): Chỉ số này phản ánh một đồng chi phí
bỏ ra nông hộ sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận (chỉ tiêu này có thể đánh
14


giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng ngày nhân cơng nhàn rỗi của gia đình).
Nếu LN/TCP là số dƣơng thì ngƣời sản xuất có lời, đồng thời cũng cho thấy
nông hộ sử dụng lao động nhàn rỗi hiệu quả, ngƣợc lại nếu LN/TCP là âm thì
lỗ, vì vậy chỉ số này (LN/TCP) càng lớn thì càng tốt.
Lợi nhuận/Doanh thu (Lần): Tỷ số này phản ánh trong một đồng
doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là nơng hộ giữ lại đƣợc bao
nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra, đây chính là tỷ suất lợi nhuận.
2.2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CĨ LIÊN QUAN
Trong q trình thực hiện đề tài, tôi đã lƣợc khảo một số tài liệu có
liên quan để giúp đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn, phong phú hơn. Một
số đề tài đã có sự tham khảo nhƣ:
Nguyễn Hữu Đặng (2012),“Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố
ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng lúa ở Đông Bằng
Sơng Cửu Long trong giai đoạn 2008-2011”, tạp chí khoa học Đại học
Cần Thơ, kỷ yếu khoa học năm 2012, trang 268-276. Mục tiêu chung
của đề tài là phân tích hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất lúa và tìm ra
nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật. Địa bàn nghiên cứu của đề tài
gồm 4 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Trà Vinh. Tác giả sử dụng

hàm sản xuất biên Cobb-Douglas kết hợp với hàm hiệu quả phi kỹ thuật
đƣợc xử lý bằng phầm mềm Frontier 4.1. Kết quả nghiên cứu dựa trên số
liệu thu thập của 155 hộ trong 2 năm (2008 và 2011) cho thấy phần lớn
nông hộ đạt đƣợc lợi nhuận khá cao trong hoạt động trồng lúa. Trong đó
năng suất trung bình đạt ở năm 2008 là 6,47 tấn/ha, hiệu quả kỹ thuật
trung bình là 89,2%, năm 2011 năng suất trung bình đạt 6,98 tấn/ha
nhƣng mức hiệu quả kỹ thuật giảm xuống còn 88,7% vào năm 2011. Và
mức hiệu quả kỹ thuật trung bình trong giai đoạn 2008-2011 đạt 88,96%.
Các yếu tố đầu vào nhƣ lƣợng giống, diện tích đất, lƣợng phân, ngày
công lao động, chỉ số đất, loại giống gieo sạ và năm sản xuất (2008 và
2011) có ý nghĩa thống kê và có hệ số dƣơng chứng tỏ có ảnh hƣởng đến
yếu tố năng suất. Yếu tố lƣợng phân đạm cũng ảnh hƣởng đến năng suất
nhƣng có hệ số âm. Bên cạnh đó, tập huấn kỹ thuật, tham gia hiệp hội,
tín dụng nơng nghiệp đã đóng góp tích cực vào cải thiện hiệu quả kỹ thuật
của hộ. Ngƣợc lại, thâm niên kinh nghiệm của chủ hộ, tỷ lệ đất thuê là các
yếu tố làm hạn chế khả năng cải thiện hiệu quả kỹ thuật.
Nguyễn Thị Ngọc Giàu (2010), Nguyễn Thị Thúy Kiều (2011)
cùng “Phân tích hiệu quả sản xuất rau diếp cá ở thị xã Bình Minh, tỉnh
Vĩnh Long”. Cả hai đề tài cùng nghiên cứu về tình hình sản xuất rau diếp
15


cá ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Riêng tác giả năm 2010 nghiên
cứu hiệu quả sản xuất trong hai vụ sản xuất tháng 7 và tháng 10. Hai tác
giả trên dùng phƣơng pháp thống kê mô tả nguồn dữ liệu thứ cấp từ niên
giám thống kê thị xã Bình Minh. Thu thập nguồn số liệu sơ cấp bằng việc
phỏng vấn các nông hộ. Từ các kết quả thu đƣợc tiến hành phân tích chi
phí, doanh thu, lợi nhuận đạt đƣợc và các chỉ số tài chính có liên quan
bằng phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối và tƣơng đối. Cuối cùng tác giả
chạy hồi quy để tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất rau diếp cá.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng chi phí,doanh thu và lợi nhuận trung bình
của tháng 10 đều cao hơn so với tháng 7 và các biến chi phí phân và thuốc
BVTV, chi phí lao động thuê, chi phí LĐGĐ, chi phí tƣới tiêu, giá bán có
ảnh hƣởng đến năng suất rau diếp cá. Từ những kết quả nghiên cứu trên,
tác giả đã đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng suất rau diếp cá
cho nông hộ.
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phƣơng pháp chọn mẫu
Đề tài chọn mẫu theo phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện.
Cách chọn nông hộ phỏng vấn nhƣ sau: chọn các hộ chuyên sản xuất
lúa (những hộ sản xuất lúa nhiều, những hộ sản xuất ít,…). Sau đó trực tiếp
đến nơi sản xuất các nơng hộ để phỏng vấn lấy số liệu.
2.3.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu về báo các tình hình sản xuất nơng nghiệp và tình hình xã hội của
thị xã Bình Minh, số liệu về diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa qua các năm
đƣợc thu thập từ Phịng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn thị xã Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long và sự giúp đỡ của Phòng chi cục thống kê thị xã Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long về các số liệu từ niên giám thống kê năm 2013. Bên
cạnh đó đề tài còn tham khảo các tài liệu nghiên cứu cũng nhƣ những nhận
định, đánh giá của các nhà chuyên môn và tham khảo tài liệu, thơng tin có liên
quan từ sách, báo, tạp chí khoa học, mạng internet về hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả sản xuất khác.
2.3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập dựa trên bảng câu hỏi đƣợc chuẩn bị sẵn
và thu thập bằng phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện. Phỏng vấn trực tiếp 100
ngƣời trên địa bàn thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Số mẫu phỏng vấn đƣợc
xác định bằng công thức :
16



n=

8345

=
 100
2
1  8345  (0.1) 2
1   e

(2.5)

Trong đó:
n: cỡ mẫu,
N: là tổng thể,
e: là mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% (mức ý nghĩa đƣợc chọn trong bài là
10%).
2.3.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu
2.3.3.1 Phương pháp thống kê mơ tả: Phân tích về thực trạng sản xuất
lúa và các chỉ tiêu tài chính tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Về vấn đề thực trạng sản xuất :
- Các chỉ tiêu cần tính tốn:
+ Diện tích trồng lúa của thị xã qua từng năm
+ Số lao động sản xuất
+ Kinh nghiệm trồng lúa
+ Sản lƣợng lúa của các xã thuộc thị xã từ năm 2011 - 2013.
+ Năng suất lúa của các xã và toàn thị xã từ năm 2011 - 2013
- Cách phân tích các chỉ tiêu:
+ Dùng phƣơng pháp thống kê mô tả để thống kê ra sản lƣợng lúa

của những ngƣời có lâu năm kinh nghiệm trồng lúa và những ngƣời có kinh
nghiệm trồng lúa thấp. Điều này sẽ cho thấy đƣợc sự ảnh hƣởng của kinh
nghiệm sản xuất đến sản lƣợng.
+ Dùng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối, tuyệt đối để so sánh
diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa trung bình vụ Thu Đông, vụ Hè Thu, vụ
Đông Xuân của thị xã qua các năm. Thống kê các xã có diện tích, sản lƣợng
trồng lúa cao so với các xã còn lại để từ đó có sự quan tâm và đầu tƣ hợp
lí đối với các xã có diện tích và sản lƣợng trồng lúa thấp.
Về các chỉ tiêu tài chính cần phân tích:
+ Doanh thu (DT)
+ Tổng chi phí (TCP)
+ Lợi nhuận (LN)
17


+ Doanh thu/Tổng chi phí (DT/TCP)
+ Lợi nhuận/Tổng chi phí (LN/TCP)
+ Lợi nhuận/Doanh thu (LN/DT)
Cách phân tích:
+ Sử dụng phƣơng pháp thống kê mơ tả nhƣ: lập bảng biểu, tính tốn
các số đo mơ tả, số trung bình, tần số..,so sánh số tƣơng đối – tuyệt đối, số
trung bình, giá trị lớn nhất – bé nhất để thấy rõ sự khác biệt về chi phí,
doanh thu và lợi nhuận qua mỗi vụ sản xuất lúa trong năm của các nông hộ.
+ Để đánh giá một cách chính xác hơn các chỉ tiêu tài chính, ta tiến
hành phân tích bảng số liệu một số chỉ tiêu tài chính của vụ Hè Thu đƣợc tính
trên 1000m2. So sánh số tƣơng đối, tuyệt đối của các chỉ số tài chính để thấy
đƣợc sự khác nhau về hiệu quả của mỗi năm và của cả mơ hình nghiên
cứu.Bên cạnh đó phƣơng pháp thống kê mơ tả cịn đƣợc sử dụng nhƣ: lập
bảng biểu, tính tốn các số đo mơ tả, số trung bình, phƣơng sai, tần số, …
Để liệt kê và xử lí ra các số liệu của các yếu tố sau :

- Mật độ gieo sạ
- Lƣợng phân N,P,K nguyên chất
- Số ngày cơng lao động
- Chi phí thuốc bảo vệ thực vật
- Tham gia tập huấn
- Giá N, P, K nguyên chất
- Lƣợng ngày cơng
- Trình độ học vấn
2.3.3.2 Phương pháp hồi quy tương quan
a. Hàm hiệu quả kỹ thuật
Theo Farrel (1957), hiệu quả kỹ thuật là khả năng tạo đƣợc một lƣợng
đầu ra cho trƣớc từ một lƣợng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lƣợng
đầu ra tối đa từ một lƣợng đầu vào cho trƣớc, ứng với một trình độ cơng nghệ
nhất định. Đề tài sử dụng phần mềm Frontier 4.1 để tìm ra các yếu tố đầu vào
và các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến sản lƣợng vụ lúa Hè Thu 2014 tại
thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Theo Nguyễn Hữu Đặng (2012), “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các yếu
tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông
18


Cửu Long trong giai đoạn 2008 – 2011”. Hiệu quả kỹ thuật đƣợc ƣớc lƣợng
bằng phƣơng pháp tham số hoặc phi tham số. Trong nghiên cứu này hiệu quả
kỹ thuật đƣợc ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp tham số - hàm sản xuất biên ngẫu
nhiên (Stochastic frontier production function), hàm này đƣợc đề xuất bởi
Aigner, Lovell và Schmidt (1977), Meeusen và Broeck (1977); và đƣợc
phát triển bởi Battese (1992). Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên có dạng sau:
Yi = f(xi;β)exp(Vi – Ui)

(2.6)


Trong đó : Yi là năng suất hoặc sản lƣợng trên hộ, xi là yếu tố đầu vào
thứ i, β là hệ số cần ƣớc lƣợng. Vi là sai số thống kê, Ui là phần phi hiệu quả
kỹ thuật đƣợc giả định lớn hơn hoặc bằng 0. Nếu u = 0, hoạt động sản xuất của
hộ nằm trên đƣờng sản xuất biên (frontier), tức năng suất, sản lƣợng thực tế
(Yi) thấp hơn năng suất, sản lƣợng tối đa (Y* ) và hiệu số giữa Y* và Y i là
phần phi hiệu quả kỹ thuật và hiệu số này càng lớn thì hiệu quả kỹ thuật càng
thấp (Coelli và các cộng sự, 2005).
Hiệu quả kỹ thuật (TE) là tỷ số giữa năng suất hoặc sản lƣợng thực tế và
năng suất hoặc sản lƣợng tối đa. TE đƣợc tính nhƣ sau :
TEi = Yi / Yi* = f(xi;β)exp (Vi – Ui) / f(xi;β)exp(Vi) = exp(-Ui)

(2.7)

Trong đó: Yi là mức năng suất hoặc sản lƣợng thực tế của hộ i, Yi* là
mức năng suất hoặc sản lƣợng tối đa của hộ i.Còn f(xi;β) trong phƣơng trình
(2.7) là hàm sản xuất biên ( Frontier production function), có thể sử dụng dạng
mơ hình Cobb – Douglas hoặc Translog. Dựa vào đặc điểm của số liệu trong
nghiên cứu này mơ hình Cobb – Douglas phù hợp hơn mơ hình Translog, mơ
hình Cobb – Douglas với biến thời gian có dạng sau :
lnYi = β0 + ∑βjlnXij + ∑βkDki + Vi-Ui
Trong đó :
Yi là sản lƣợng lúa sản xuất đƣợc của hộ I (kg/vụ)
Xj là các yếu tố đầu vào trong sản xuất (j = 1,2,…,5)
X1: Lƣợng phân Đạm (N) nguyên chất (kg/vụ)
X2: Lƣợng phân Lân (P) nguyên chất (kg/vụ)
X3: Lƣợng phân Kali (K) nguyên chất (kg/vụ)
X4: Mật độ gieo sạ (kg/vụ)
X5: Số ngày công lao động (ngày cơng/vụ)
Ý nghĩa các biến độc lập trong mơ hình (2.8):


19

(2.8)


Lƣợng phân N nguyên chất (X1): phân N là tên gọi chung của các
loại phân bón vơ cơ cung cấp đạm cho cây. Với kì vọng hệ số của biến lƣợng
phân N nguyên chất mang dấu âm (-) tức là khi giảm lƣợng phân N nguyên
chất thì sản lƣợng sẽ tăng thêm. Ta sử dụng biến này để xem xét khi tăng
thêm 1 lƣợng phân đạm (N) nguyên chất thì sản lƣợng sẽ thay đổi ra sao.
Với điều kiện, các yếu tố khác không đổi.
Lƣợng phân P nguyên chất (X2): phân P còn đƣợc gọi là phân lân.
Phân lân tác động trực tiếp đến sản lƣợng lúa, cung cấp chất dinh dƣỡng
cho cây sinh trƣởng và phát triển. Với kì vọng hệ số của biến lƣợng phân
P nguyên chất mang dấu âm (-) tức là khi giảm lƣợng P nguyên chất thì
sản lƣợng sẽ tăng thêm. Yếu tố này đƣợc đƣa vào để biết khi ta tăng lƣợng
sử dụng phân lân (P) thêm 1 lƣợng thì sản lƣợng sẽ thay đổi nhƣ thế nào .
Với điều kiện, các yếu tố khác không đổi.
Lƣợng phân K nguyên chất (X3): tuy không phải là thành phần cấu
tạo nên tế bào thực vật nhƣng kali rất quan trọng đối với cây trồng. Với kì
vọng hệ số của biến lƣợng phân K nguyên chất mang dấu âm (-) tức là khi
giảm lƣợng phân K nguyên chất thì sản lƣợng sẽ tăng thêm. Ta sử dụng
biến này để xác định khi sử dụng thêm 1 lƣợng phân kali (K) thì sản lƣợng
sẽ thay đổi nhƣ thế nào . Với điều kiện, các yếu tố khác không đổi.
Số ngày công lao động (X4): Là số ngƣời tham gia trực tiếp vào các
hoạt động sản xuất, thể hiện theo ngày công lao động (8 giờ/ngày) . Lao
động tham gia trực tiếp vào các khâu sản xuất lúa nhƣ: khâu làm và chuẩn
bị đất, gieo sạ, bón phân, phun xịt thuốc BVTV, dặm lúa, thu hoạch (cắt,
phơi, sấy), vận chuyển,... Với kì vọng hệ số của biến số ngày công lao

động mang dấu dƣơng (+) tức là khi tăng số ngày cơng lao động thì sản
lƣợng sẽ tăng thêm. Yếu tố này đƣợc đƣa vào nhằm để xác định khi tăng
thêm 1 ngày cơng lao động thì sản lƣợng sẽ thay đổi nhƣ thế nào . Với điều
kiện các yếu tố khác không đổi.
Mật độ gieo sạ (X5): để chỉ số lƣợng giống đƣợc gieo trên tổng diện
tích. Với kì vọng hệ số của biến mật độ gieo sạ mang dấu dƣơng (+) tức
là khi tăng lƣợng giống gieo sạ thì sản lƣợng sẽ tăng thêm. Biến này
đƣợc đƣa vào để nhầm xác định khi ta tăng lƣợng giống gieo trồng thì sản
lƣợng sẽ tăng bao nhiêu.
Ngồi các yếu tố đầu vào đã phân tích ở hàm sản xuất Cobb – Douglas
sản lƣợng lúa bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố kỹ thuật nhƣ: điều kiện tự
nhiên, khí hậu, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất và các vấn đề liên
quan đến trình độ khoa học kỹ thuật,… Tuy nhiên do hạn chế về mặt kiến
20


thức, thời gian và nhiều yếu tố khách quan khác nên trong đề tài chỉ lựa
chọn một số nhân tố tiêu biểu và đặc trƣng có thể ảnh hƣởng đến sản lƣợng
lúa nhƣ: số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn, tập huấn, số lao động trong
gia đình.
Trong khi đó các nhân tố trên chỉ là điều kiện cần chứ chƣa đủ để có
thể gây ảnh hƣởng hồn tồn đến sản lƣợng lúa tại thị xã Bình Minh, tỉnh
Vĩnh Long, mà sản lƣợng lúa có thể ảnh hƣởng bởi nhiều nhân tố khác chƣa
đƣợc đƣa vào mơ hình để phân tích.
b. Hàm phi hiệu quả kỹ thuật
Ui trong cơng thức (2.10) là hàm phi hiệu quả kỹ thuật (technical
inefficiency function), hàm này đƣợc sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh
hƣởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hay ngƣợc lại là hiệu quả kỹ thuật. Hàm phi
hiệu quả kỹ thuật có dạng sau:
TIEi = Ui = δ0 + ∑δjZji + ξi


(2.9)

Trong đó:
TIEi là hệ số phi hiệu quả kỹ thuật của hộ i.
+ Z1: Trình độ học vấn (năm) (đối với những hộ có trình độ học vấn
trung cấp, cao đẳng, đại học sẽ nhận đƣợc giá trị lần lƣợt là 13, 14, 15).
+ Z2: kinh nghiệm (số năm thâm niên trồng lúa).
+ Z3: là số lao động gia đình (số lao động thƣờng xuyên trong hộ).
+ Z4: Tập huấn kỹ thuật (Biến giả, với 1 = có tham gia tập huấn, 0 =
không tham gia tập huấn).
Ý nghĩa các biến độc lập trong mơ hình (2.9)
Trình độ học vấn (Z1): là một yếu tố ngoại sinh có tác động trực tiếp
đến hiệu quả kỹ thuật. Yếu tố trình độ học vấn đƣợc đƣa vào để xem xét sự
khác biệt giữa các hộ có trình độ học vấn khác nhau. Kì vọng hệ số của
biến trình độ học vấn mang dấu dƣơng (+) tức là khi chủ hộ có trình độ học
vấn càng cao thì sẽ đạt đƣợc hiệu quả kỹ thuật cũng nhƣ là sản lƣợng đạt
cao hơn. Trình độ học vấn đƣợc đo lƣờng bằng số năm (Nguyễn Hữu Đặng,
2012).
Kinh nghiệm (Z2): đây cũng là một yếu tố ngoại sinh tác động nhiều
đến hiệu quả kỹ thuật. Kì vọng hệ số của biến kinh nghiệm mang dấu
dƣơng (+) tức là khi chủ hộ có kinh nghiệm càng nhiều thì hiệu quả kỹ thuật
21


và sản lƣợng sẽ càng cao. Biến này đƣợc đo lƣờng bằng số năm. (Nguyễn
Hữu Đặng, 2012).
Số lao động gia đình (Z3): là một yếu tố ngoại sinh có tác động trực tiếp
đến hiệu quả kỹ thuật. Kỳ vọng hệ số của biến số lao động gia đình mang dấu
dƣơng (+) tức là khi số ngƣời trong hộ tham gia trực tiếp vào quá trình sản

xuất nhiều thì sẽ đạt đƣợc hiệu quả sản xuất cũng nhƣ là sản lƣợng tốt hơn.
Số lao động gia đình đƣợc đo lƣờng bằng số ngƣời (Nguyễn Hữu Đặng,
2012).
Tập huấn (Z4): là một yếu tố ngoại sinh có tác động trực tiếp đến
hiệu quả kỹ thuật. Kì vọng hệ số của biến tập huấn mang dấu dƣơng (+) tức
là khi chủ hộ có tham gia tập huấn thì sẽ đạt đƣợc hiệu quả kỹ thuật cũng
nhƣ là sản lƣợng tốt hơn so với những hộ khơng đƣợc tập huấn. Biến đƣợc
đƣa vào mơ hình là biến giả. (Biến giả : 1 = có ; 0 = khơng). (Nguyễn Văn
Bình, 2013).
Bảng 2.1: Bảng kỳ vọng sự tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến sản lƣợng
lúa của các nông hộ ở vụ lúa Hè Thu năm 2013 tại thị xã Bình Minh, tỉnh
Vĩnh Long
Các yếu tố ảnh hƣởng

Dấu kỳ vọng

Lƣợng phân N nguyên chất

-

Lƣợng phân P nguyên chất

-

Lƣợng phân K nguyên chất

-

Số ngày công lao động


+

Mật độ gieo sạ

+

Trình độ học vấn

+

Kinh nghiệm

+

Số lao động gia đình

+

Tập huấn

+

22


CHƢƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 SƠ LƢỢC VỀ THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG
3.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Bình Minh đƣợc thành lập vào tháng 2 năm 1976 khi đó huyện

trực thuộc tỉnh Cửu Long. Từ năm 1991 trở đi trở thành một huyện của tỉnh
Vĩnh Long. Ngày 28 tháng 12 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết
89/NQ-CP chuyển huyện Bình Minh thành thị xã Bình Minh và điều chỉnh địa
giới hành chính để thành lập 3 phƣờng và 5 xã thuộc thị xã Bình Minh, tỉnh
Vĩnh Long nhƣ sau: phƣờng Cái Vồn, phƣờng Thành Phƣớc, phƣờng Đơng
Thuận, xã Mỹ Hịa, xã Thuận An, xã Đơng Bình, xã Đơng Thạnh, xã Đơng
Thành.
Thị xã Bình Minh nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Long, phía Bắc
giáp với huyện Bình Tân, phía Nam giáp sơng Hậu ngăn cách với huyện Trà
Ơn, phía Tây giáp sơng Hậu ngăn cách với Thành phố Cần Thơ, phía Đơng
giáp huyện Tam Bình.
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Địa hình
Thị xã Bình Minh có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc
xuống Nam. Bình Minh có hệ thống sơng ngịi chằng chịt, tiếp giáp với bờ
sông Hậu nên đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp.
3.1.2.2 Khí hậu, thủy văn
Khí hậu : Thị xã Bình Minh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tƣơng đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt
độ trung bình hằng năm từ 25 – 27oC, độ ẩm bình quân là 80 – 83%. Trong
năm có hai hƣớng gió chính: gió Đơng Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm
sau và gió Tây Nam thổi từ tháng 4 đên tháng 10. Gió mùa Tây Nam mát và
ẩm nên gây ra mùa mƣa. Gió mùa Đông Bắc thổi vào Vĩnh Long xuất phát
từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao và có độ ẩm lớn
hơn, khơng tạo ra rét, mà chỉ hanh khơ, có phần nắng nóng. Lƣợng mƣa
trung bình năm của Bình Minh là 1450 - 1504mm/năm tập trung chủ yếu vào
mùa mƣa. Theo âm lịch mùa mƣa bắt đầu từ tháng 7 tới tháng 11, mùa khô bắt
đầu từ tháng 6 tới tháng 2 năm sau. Thị xã Bình Minh có nhiều ƣu đãi về khí

23



hậu, thời tiết đây là điều kiện thuận lợi để phát triển cây trồng, vật nuôi, nền
nông nghiệp nhiệt đới gió mùa.
Thủy văn: thị xã Bình Minh tiếp giáp với bờ sơng Hậu, với hệ thống
sơng ngịi chằng chịt, mực nƣớc và triều cƣờng mạnh nên khả năng tiêu rút
nƣớc tốt, tiềm năng tƣới tự chảy cho cây trồng cũng khá lớn. Đặc điểm thuận
lợi của thị xã là có nguồn nƣớc ngọt dồi dào quanh năm, hệ thống kênh rạch
khá dày, phân bố đều, kết hợp tác động thủy triều tạo điều kiện cho chủ động
tƣới tiêu.
3.1.2.3 Sơng ngịi
Với 91 sông, kênh, rạch đƣợc phân bổ đều khắp trên địa bàn Tỉnh Vĩnh
Long. Ba con sông lớn cung cấp nƣớc cho hệ thống kênh rạch này là:
- Sông Cổ Chiên nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh, có chiều rộng từ 8002500m, sâu từ 20-40m với khả năng tải nƣớc cực đại lên tới 12.00019.000m³/s.
- Sông Hậu chảy theo hƣớng Đông Bắc Tây Nam, song song với sông Cổ
Chiên, chạy dọc theo phía Tây Nam của Tỉnh, sơng có chiều rộng từ 15003000m, sâu từ 15-30m, khả năng tải nƣớc cực đại lên tới 20.000-32.000m³/s.
- Sơng Măng Thít : gồm 1 phần kênh thiên nhiên, 1 phần kênh đào nối từ
sông Cổ Chiên tại Quới An sang sông Hậu tại Trà Ơn, sơng dài 47km, có bề
rộng trung bình từ 110-150m, lƣu lƣợng cực đại chảy ra và vào tại 2 cửa sơng
nhƣ sau:
Phía sơng Cổ Chiên: 1500-1600m³/s; Phía sông Hậu: 525-650m³/s.
Chất lƣợng nƣớc tại 3 con sông lớn này hoàn toàn ngọt, chế độ thuỷ văn
điều hoà, lƣu lƣợng dịng chảy thay đổi theo mùa, ít chịu chi phối của thuỷ
triều, tuy bị ơ nhiễm nhẹ nhƣng hồn tồn dùng cho sinh hoạt đƣợc khi đã qua
cơng trình xử lý nƣớc, nhƣ vậy với tất cả các đô thị, khu dân cƣ có 3 con sơng
này chảy qua đều có thể lấy nƣớc mặt (xử lý đạt tiêu chuẩn) để phục vụ cho
nhu cầu nƣớc ăn uống, sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất công nghiệp, du lịch,
đây là những thuận lợi lớn mà ít tỉnh nào có đƣợc.
3.1.2.4 Đất đai
Đất đai của tỉnh Vĩnh Long đƣợc hình thành do kết quả trầm tích biển lùi

Holocene (cách nay khoảng 5.000-11.200 năm) dƣới tác động của sông
Mekong. Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhƣỡng của Chƣơng trình Đất tỉnh
Vĩnh Long năm 1990-1994, Vĩnh Long có 4 nhóm đất chính: đất phèn
90.779,06 ha (chiếm 68,94% diện tích), đất phù sa 40.577,06 ha (chiếm

24


30,81% diện tích), đất cát giồng 212,73 ha (chiếm 0,16% diện tích), đất xáng
thổi 116,14 ha (chiếm 0,09% diện tích).
Đến cuối năm 2013, diện tích đất tự nhiên của thị xã Bình Minh có sự
thay đổi theo hƣớng tăng diện tích đất phi nơng nghiệp và giảm diện tích đất
sử dụng trong nông nghiệp. Tuy nhiên ngƣời dân nơi này vẫn sử dụng đất
nông nghiệp là chủ yếu với diện tích trong năm 2013 là 6845,7 ha chiếm
85,1% tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã.
Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của thị xã Bình Minh năm 2012 – 2013
Đơn vị tính: ha
Năm 2011
Khoản mục

Diện
tích (ha)

Năm 2012

Tỷ lệ
(%)

Diện
tích (ha)


Năm 2013

Tỷ lệ
(%)

Diện
tích (ha)

Tỷ lệ
(%)

Đất nơng nghiệp

6905,2

85,8

6895,2

85,7

6845,7

85,1

Đất phi nơng
nghiệp

1143,4


14,2

1153,4

14,3

1202,9

14,9

0

0

0

0

0

0

8048,6

100

8048,6

100


8048,6

100

Đất chƣa sử dụng
Tổng

Nguồn: Niên giám thống kê thị xã Bình Minh năm 2013

3.1.2.5 Khống sản
Vĩnh Long có lƣợng cát sơng và sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào.
Cát sông chủ yếu phân bổ trên các sông Cổ Chiên, sông Tiền, sông với tổng
trữ lƣợng 129,8 triệu m3 (không kể những vùng cấm, tạm cấm và dự trữ sau
năm 2010).
Đất sét là nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, gốm sứ có tổng trữ lƣợng
khoảng 200 triệu m3, chất lƣợng khá tốt. Sét thƣờng nằm dƣới lớp đất canh tác
nông nghiệp với chiều dày 0,4-1,2 m và phân bổ ở hầu hết các huyện, thành
phố.
3.1.2.6 Dân số
Theo số liệu từ niên giám thống kê năm 2013 của thị xã Bình Minh cho
thấy xã Mỹ Hịa có diện tích lớn nhất với 23.49 Km2 và phƣờng Cái Vồn có
diện tích nhỏ nhất là 2,19 Km2. Xã Thuận An có dân số trung bình lớn nhất
tồn thị xã với 16914 ngƣời, thấp nhất là xã Đông Thạnh với 6065 ngƣời.
Phƣờng Cái Vồn có mật độ dân số cao nhất với 5853 ngƣời/Km 2 cao hơn
nhiều so với xã có mật độ dân số thấp nhất là xã Đông Thạnh với 451
25



×