Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

phân tích chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh muối bạc liêu tại công ty cổ phần muối bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 71 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TÔ THỊ TRANG THƢ

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ
SẢN XUẤT - KINH DOANH MUỐI BẠC LIÊU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MUỐI BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh doanh quốc tế
Mã số ngành: 52340120

Cần Thơ, 4-2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

TÔ THỊ TRANG THƢ
MSSV: 4114880

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ
SẢN XUẤT - KINH DOANH MUỐI BẠC LIÊU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MUỐI BẠC LIÊU

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã số ngành: 52340120

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN


Ths. NGUYỄN THỊ LAN ANH

Cần Thơ, 4-2015


LỜI CẢM TẠ
----Trƣớc hết, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản
Trị Kinh Doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy và truyền đạt
cho em những kiến thức bổ ích.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Lan Anh đã tận tâm
chỉ dạy trong suốt quá trình em làm luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị trong Công ty cổ
phần Muối Bạc Liêu đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong thời gian em thực
tập tại công ty.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và gặt
hái nhiều thành công trong công tác giảng dạy, nghiên cứu. Em kính chúc các
anh, chị trong Công ty cổ phần Muối Bạc Liêu luôn mạnh khỏe và thành công,
kính chúc Công ty ngày càng phát triển và đạt nhiều thắng lợi.
Cần Thơ, ngày 24 tháng 4 năm 2015
Ngƣời thực hiện

Tô Thị Trang Thƣ

i


TRANG CAM KẾT
----Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 24 tháng 4 năm 2015
Ngƣời thực hiện

Tô Thị Trang Thƣ

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
-----

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Ngày

iii

tháng

năm


MỤC LỤC

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................ 1
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2
1.3.1. Không gian ....................................................................................... 2
1.3.2. Thời gian .......................................................................................... 2
1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................... 3
1.4. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................... 3
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 6
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................................... 6
2.1.1. Khái quát về chuỗi giá trị................................................................. 6
2.1.2. Phƣơng pháp tiếp cận chuỗi giá trị của Michael E. Porter .............. 7

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 10
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ........................................................ 10
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu ....................................................... 10
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MUỐI BẠC LIÊU ............................................. 11
3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY .................................................................. 11
3.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty ................. 11
3.1.2. Cơ cấu tổ chức ............................................................................... 12
3.1.3. Ngành nghề kinh doanh ................................................................. 13
3.1.4. Phƣơng hƣớng hoạt động của công ty ........................................... 13
3.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2012-2014 14
iv


3.3. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG MUỐI ............................................... 19
3.3.1. Thị trƣờng muối thế giới ................................................................ 19
3.3.2. Thị trƣờng muối Việt Nam ............................................................ 20
3.4. MÔI TRƢỜNG VĨ MÔ ............................................................................ 21
3.4.1. Môi trƣờng kinh tế ......................................................................... 21
3.4.2. Môi trƣờng chính trị và hệ thống pháp luật ................................... 22
3.4.3. Môi trƣờng văn hóa-xã hội ............................................................ 22
3.4.4. Môi trƣờng tự nhiên ....................................................................... 23
3.4.5. Môi trƣờng công nghệ ................................................................... 24
3.5. MÔI TRƢỜNG VI MÔ ............................................................................ 24
3.5.1. Cƣờng độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu ............................ 24
3.5.2. Năng lực đàm phán của nhà cung cấp ........................................... 26
3.5.3. Năng lực đàm phán của ngƣời mua ............................................... 26
3.5.4. Nguy cơ của các sản phẩm thay thế ............................................... 27
3.5.5. Nguy cơ từ những đối thủ tiềm ẩn ................................................. 27
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN XUẤT-KINH DOANH

MUỐI BẠC LIÊU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MUỐI BẠC LIÊU .............. 29
4.1. PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ
CỦA CÔNG TY .............................................................................................. 29
4.1.1. Các hoạt động hỗ trợ ...................................................................... 29
4.1.2. Các hoạt động sơ cấp ..................................................................... 38
4.2. ĐÁNH GIÁ CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA CÔNG TY ..................................... 48
CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MUỐI BẠC LIÊU ............................................. 53
5.1. XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC KINH DOANH CỤ THỂ. CHUẨN BỊ
KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ VỚI CÁC DIỄN BIẾN CỦA NGÀNH ................... 54
5.2. HOÀN THIỆN CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO ....... 54
5.3. ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG MARKETING ........................................... 56

v


CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 57
6.1. KẾT LUẬN............................................................................................... 57
6.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 59

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
giai đoạn 2012-2014 ............................................................................. 15
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty
giai đoạn 2012-2014 ............................................................................. 18
Bảng 3.3. Tình hình sản xuất muối trên cả nƣớc

giai đoạn 2012-2014 ............................................................................. 20
Bảng 4.1. Chi phí muối nguyên liệu của công ty
giai đoạn 2012-2014 ............................................................................. 30
Bảng 4.2. Một số loại thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất
của công ty ............................................................................................ 32
Bảng 4.3. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty
giai đoạn 2012-2014 ............................................................................. 36
Bảng 4.4. Các chi phí liên quan hoạt động vận hành của công ty
giai đoạn 2012-2014 ............................................................................. 42

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1. Khái niệm chuỗi theo phƣơng pháp Filière ............................ 7
Hình 2.2. Chuỗi giá trị tổng quát ............................................................ 10
Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty ..................................................... 12
Hình 3.2. Một số sản phẩm của công ty ................................................. 13
Hình 3.3. Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm của công ty
giai đoạn 2012-2014 ............................................................................... 17
Hình 4.1. Các yếu tố đầu vào của hoạt động thu mua ............................ 29
Hình 4.2. Các yếu tố công nghệ đƣợc sử dụng trong công ty ................ 31
Hình 4.3. Các hoạt động quản trị nguồn nhân lực của công ty............... 33
Hình 4.4. Cơ sở hạ tầng của công ty ....................................................... 35
Hình 4.5. Cơ cấu Bộ máy kế toán của công ty ....................................... 35
Hình 4.6. Các hoạt động logistics đầu vào ............................................. 38
Hình 4.7. Các hoạt động vận hành .......................................................... 39
Hình 4.8. Quy trình chế biến muối hột thành phẩm của công ty ............ 39
Hình 4.9. Giá bán các sản phẩm chính của công ty
giai đoạn 2012-2014 ............................................................................... 41

Hình 4.10. Các hoạt động logistics đầu ra .............................................. 43
Hình 4.11. Các hoạt động marketing và bán hàng .................................. 45
Hình 4.12. Hệ thống phân phối của công ty giai đoạn 2012-2014 ......... 45
Hình 4.13. Giá bán sỉ và lẻ của sản phẩm muối i-ốt sấy ........................ 46
Hình 4.14. Chuỗi giá trị tổng quát của công ty....................................... 49

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng

ASEAN

Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á

CTCP

Công ty cổ phần

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐKDN

Đăng ký doanh nghiệp


EU

Liên minh châu Âu

FTA

Hiệp định thƣơng mại tự do

GDP

Tổng sản phẩm trong nƣớc

KDTH

Kinh doanh tổng hợp

NN-PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPP


Hiệp định thƣơng mại xuyên Thái Bình Dƣơng

UBND

Ủy ban nhân dân

WTO

Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

ix


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt là từ khi Việt Nam trở
thành thành viên chính thức của WTO, bên cạnh những tác động tích cực là rất
nhiều thách thức đƣợc đặt ra cho nền nông nghiệp của nƣớc ta nói chung và
nền diêm nghiệp nói riêng, mà cụ thể là các doanh nghiệp trong ngành. Năng
lực cạnh tranh là một trong những điểm còn hạn chế của đa phần các doanh
nghiệp Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực diêm nghiệp.
Với bờ biển dài và giàu tiềm năng sản xuất nhƣng thực trạng “thừa thô,
thiếu tinh” của nghề muối đến nay vẫn chƣa có lối thoát. Ở khu vực ĐBSCL,
Bạc Liêu là nơi thuận lợi cho nghề làm muối, hạt muối Bạc Liêu lại có những
đặc trƣng rất riêng và đƣợc đánh giá cao, vừa qua còn đƣợc công nhận bảo hộ
Chỉ dẫn địa lí, nhƣng nghề muối của tỉnh cũng không thoát khỏi thực trạng
chung của cả nƣớc. Giá thành bấp bênh, muối sản xuất ra không tiêu thụ đƣợc,
diêm dân tìm sang các hình thức sản xuất khác,… làm ảnh hƣởng lớn đến hoạt

động sản xuất chung của tỉnh. Nếu giai đoạn 1987-1988, Bạc Liêu đạt sản
lƣợng muối cao nhất cả nƣớc_100.000 tấn/năm với diện tích sản xuất lên đến
9.067 ha (Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối, 2007) thì đến năm
2014, diện tích sản xuất muối trên toàn tỉnh chỉ còn 2.663 ha, giảm rất nhiều
so với trƣớc đây (UBND tỉnh Bạc Liêu, 2014). Tuy là ngành không lớn về mặt
kinh tế nhƣng hoạt động sản xuất muối có tác động không nhỏ trong quá trình
phát triển kinh tế-xã hội đối với nƣớc ta, đặc biệt là đối với các tỉnh ven biển
nhƣ Bạc Liêu. Đây là ngành sản xuất có thể tận dụng đƣợc những lợi thế về
địa lí, tài nguyên của đất nƣớc để vừa cung cấp những sản phẩm phục vụ nhu
cầu thiết yếu cho đời sống vừa phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nƣớc. Trƣớc những khó khăn nhƣ hiện nay, đòi hỏi hơn bao giờ hết
sự chung sức giải quyết của cả “bốn nhà” mà vai trò chủ yếu là ở các doanh
nghiệp, nhân tố quyết định đến việc tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế trong quá trình hội nhập.
Là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong ngành muối ở Bạc
Liêu, CTCP Muối Bạc Liêu hằng năm thu mua khoảng 15.000 tấn muối, góp
phần giải quyết đầu ra và số muối tồn đọng của diêm dân địa phƣơng. Sản
phẩm của công ty hiện đã có mặt hầu hết ở các tỉnh phía Nam và xuất khẩu
sang Nhật Bản, Hàn Quốc. Dù gặp nhiều thách thức, công ty vẫn giữ vững và
tăng cƣờng vị thế, góp phần phát triển thƣơng hiệu “Muối Bạc Liêu”. Song,
1


với những giá trị mà hạt muối Bạc Liêu đem lại thì hiệu quả khai thác hiện nay
là chƣa tƣơng xứng. Với những thuận lợi nhƣ trên, nghề muối Bạc Liêu khi
tìm đƣợc hƣớng đi phù hợp và giải đƣợc “bài toán công nghệ” chắc chắn sẽ
đem lại nguồn lợi không nhỏ cho các doanh nghiệp trong ngành. Vì vậy,
CTCP Muối Bạc Liêu cần nhanh chóng xác định đâu là lợi thế cạnh tranh của
mình, từ đó có đủ cơ sở để xây dựng chiến lƣợc phù hợp, để chủ động ứng phó
với các rủi ro trong tƣơng lai, và để phát triển bền vững.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang tích cực mở cửa và hội nhập sâu, rộng
nhƣ hiện nay thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề mang tính sống
còn của doanh nghiệp. Theo đó, việc “Phân tích chuỗi giá trị sản xuất – kinh
doanh muối Bạc Liêu tại Công ty cổ phần Muối Bạc Liêu” là cần thiết, nhằm
cung cấp cái nhìn tổng quát về những hoạt động trong công ty và đƣa ra giải
pháp cho những bất cập hiện tại, là một trong những điều thiết thực nhất để
củng cố vị trí và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trƣờng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu hoạt động của chuỗi giá trị sản xuất-kinh doanh muối Bạc Liêu
tại CTCP Muối Bạc Liêu. Từ đó, đƣa ra các giải pháp nâng cao chuỗi giá trị để
phát huy lợi thế cạnh tranh của công ty, góp phần thúc đẩy xuất khẩu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
[1] Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn
2012-2014.
[2] Phân tích môi trƣờng hoạt động kinh doanh của công ty.
[3] Phân tích các hoạt động trong chuỗi giá trị sản xuất – kinh doanh
muối Bạc Liêu của công ty.
[4] Đề ra các giải pháp tăng cƣờng lợi thế cạnh tranh của công ty thông
qua việc nâng cao chuỗi giá trị của công ty.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian
Luận văn đƣợc thực hiện tại Công ty cổ phần Muối Bạc Liêu.
1.3.2. Thời gian
Thời gian thực hiện luận văn từ tháng 12/2014 đến tháng 4/2015.

2


1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu

Các hoạt động trong chuỗi giá trị sản xuất-kinh doanh muối Bạc Liêu tại
CTCP Muối Bạc Liêu.
1.4. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
[1] Huỳnh Văn Nhơn, 2010. Ảnh hưởng của đặc tính thổ nhưỡng, khí
hậu, và thủy văn đến khả năng sản xuất và chất lượng muối Bạc Liêu.
Mục đích của đề tài là xác định ảnh hƣởng của yếu tố đất đai, khí hậu và thủy
văn đến khả năng sản xuất muối và xác định tính đặc thù về chất lƣợng của
muối Bạc Liêu, nhằm giải quyết các vấn đề về chất lƣợng sản phẩm, giá thành
và nhu cầu của thị trƣờng, góp phần nâng cao đời sống của diêm dân.
Qua nghiên cứu, tác giả rút ra một số đặc điểm trong hoạt động sản xuất muối
ở Bạc Liêu nhƣ sau: hàm lƣợng NaCl có trong muối nếu sản xuất trên nền đất
là khoảng 90,24%, con số này là 93,26% nếu sản xuất bằng phƣơng pháp trải
bạt; ở Bạc Liêu, hiện nay chỉ sản xuất và thu hồi một loại sản phẩm duy nhất
là muối NaCl và không thu hồi các sản phẩm hóa chất khác có trong nƣớc ót
(trong khi các sản phẩm hóa chất có giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với muối);
giá trị kinh tế thu đƣợc từ hoạt động sản xuất muối không lớn do không đầu tƣ
cho đồng muối, các vấn đề về thời tiết,… Ngoài ra, tác giả cũng cho biết phần
trăm tạp chất không tan trong muối Bạc Liêu là do các nguyên nhân nhƣ chất
lƣợng nƣớc biển ven bờ, chất lƣợng nƣớc chạt, lớp muối kết tinh mỏng,
phƣơng pháp thu hoạch muối thủ công không đáp ứng đƣợc các yếu cầu về kỹ
thuật,…
[2] Lê Minh, 2011. Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất
muối Bạc Liêu. Đề tài đƣợc thực hiện nhằm phân tích hiệu quả kinh tếkỹ thuật của hai mô hình sản xuất muối ở Bạc Liêu. Kết quả điều tra phân tích
cho thấy có sự khác biệt về năng suất và chất lƣợng muối ở hai mô hình: mô
hình trải bạt và mô hình nền đất. Năng suất của mô hình muối trải bạt cao gấp
đôi mô hình muối nền đất, hàm lƣợng NaCl trong muối trải bạt (97,32%) cao
hơn muối sản xuất nền đất (96,23%) và chất không tan (0,2%) thấp hơn muối
nền đất (0,61%), độ ẩm và các tạp chất khác trong muối trải bạt đều thấp hơn
muối nền đất. Đặc biệt, hàm lƣợng MgCl2 trong muối của cả hai mô hình đều
thấp, góp phần vào việc quyết định chất lƣợng tốt hơn cho muối Bạc Liêu. Chi

phí đầu tƣ cho muối trải bạt cao gấp hai lần muối nền đất nhƣng hiệu quả kinh
tế hơn hẳn mô hình sản xuất muối nền đất. Giá muối trung bình của mô hình
trải bạt cao gấp 2 lần, doanh thu cao hơn 4 lần và lợi nhuận cao gấp 7,7 lần so
với mô hình sản xuất muối nền đất. Mô hình trải bạt có tỷ số lợi nhuận/chi phí
gấp ba và tỷ số lợi nhuận/doanh thu gấp 2,5 lần muối nền đất. Tác giả cũng
3


cho biết hiện nay, sản xuất muối tại Bạc Liêu gặp nhiều khó khăn nhƣ thiếu
vốn sản xuất, đầu ra bị hạn chế, sự cạnh tranh của muối nhập khẩu và sự thay
đổi thời tiết cũng ảnh hƣởng đến sản xuất. Tác giả cho rằng, bên cạnh việc
nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối, đầu tƣ công nghệ, thì việc đẩy mạnh hoạt
động sản xuất muối bằng mô hình trải bạt, xây dựng mô hình “cánh đồng mẫu
lớn” chuyên sản xuất muối sạch, đa dạng hóa mô hình sản xuất trên đồng
muối,… sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh và đầu ra cho sản phẩm.
[3] Hồ Bích Ly, 2011. Điều tra hiện trạng sản xuất và chất lượng muối
(NaCl) ở ba vùng sinh thái của tỉnh Bạc Liêu. Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu
kỹ thuật canh tác muối và đánh giá chất lƣợng muối sản xuất ở ba vùng sinh
thái (thị xã Bạc Liêu, huyện Hòa Bình, huyện Đông Hải) của tỉnh Bạc Liêu.
Qua điều tra hiện trạng sản xuất, tác giả rút ra một số kết luận về đặc điểm sản
xuất muối ở ba vùng sinh thái nhƣ sau: Về tỷ lệ sân kết tinh thì ở huyện Hòa
Bình và huyện Đông Hải đƣợc cho là ở mức trung bình (11%), phù hợp cho
việc canh tác muối, đồng muối ở thị xã Bạc Liêu có tỷ lệ sân kết tinh lớn
(13%) làm thu hẹp diện tích sân phơi nên hạn chế nƣớc vào sân kết tinh.
Chất lƣợng muối bị giảm sút ở thị xã Bạc Liêu và huyện Hòa Bình vì diêm
dân ở đây chuyển nƣớc từ sân phơi vào sân kết tinh quá sớm. Về năng suất,
thị xã Bạc Liêu có năng suất muối thấp nhất, huyện Đông Hải cao nhất với
34,5 tấn/ha. Tuy nhiên, thị xã Bạc Liêu là vùng bảo quản muối sau thu hoạch
tốt nhất. Về chất lƣợng muối, hàm lƣợng NaCl của muối đƣợc sản xuất ở
huyện Đông Hải cao nhất (93,01% NaCl) và hàm lƣợng tạp chất không tan

thấp nên muối huyện Đông Hải đạt chất lƣợng cao trong toàn tỉnh. Hàm lƣợng
NaCl của muối ở huyện Hòa Bình thấp nhất và tạp chất không tan cao nên
chất lƣợng chƣa tốt. Muối Bạc Liêu đạt đƣợc hầu hết các tiêu chí quan trọng
của muối thô Việt Nam (trừ MgSO4 cao hơn muối thô Việt Nam) nên muối
Bạc Liêu đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc. Ngoài ra, do hàm lƣợng
MgCl2 trong muối thấp nên góp phần quyết định chất lƣợng muối Bạc Liêu.
[4] Lê Thị Tuyết Hạnh, 2011. Thực trạng và giải pháp phát triển làng
nghề muối huyện Đông Hải – tỉnh Bạc Liêu. Đề tài đƣợc thực hiện nhằm phân
tích thực trạng phát triển làng nghề muối huyện Đông Hải – tỉnh Bạc Liêu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy điểm mạnh của làng nghề là bề dày truyền thống,
với những đặc tính của muối nhƣ vị đậm đà, dịu ngọt và không có vị đắng.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất muối tại đây vẫn còn rất lạc hậu, trang thiết bị
thô sơ (100% hộ sản xuất không ứng dụng công nghệ, máy móc), sản xuất
không theo quy hoạch khiến chất lƣợng sản phẩm của làng nghề chỉ đƣợc
đánh giá ở mức trung bình, đầu ra chƣa ổn định, thụ động trong tiêu thụ sản
phẩm, thƣơng lái và vựa tƣ nhân là nhân tố chính trong việc tiêu thụ muối nên
4


diêm dân thƣờng xuyên bị thƣơng lái ép giá. Tác giả cũng đƣa ra một số giải
pháp cho diêm dân để phát triển làng nghề, nhƣ: diêm dân cần tích cực tham
giá các hội chợ để quảng bá thƣơng hiệu, thành lập các tổ chức kinh tế hợp
tác, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất và chế biến muối, nâng cấp cơ sở
hạ tầng đồng muối.
[5] Cao Phú Hải, 2013. Phân tích hiệu quả tài chính sản xuất và tiêu thụ
muối ở huyện Đông Hải – Bạc Liêu. Tác giả đã tiến hành phân tích thực trạng
sản xuất - tiêu thụ muối, hiệu quả tài chính và phân tích kênh phân phối muối
ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả sản
xuất chƣa cao, kênh tiêu thụ muối chƣa hiệu quả (qua quá nhiều trung gian
trƣớc khi đến tay ngƣời tiêu dùng), chất lƣợng muối chƣa đáp ứng nhu cầu

công nghiệp. Lao động tại địa phƣơng tuy có tay nghề và kinh nghiệm sản
xuất khá cao nhƣng đa phần có trình độ dân trí khá thấp nên ảnh hƣởng đến
việc tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật. Diện tích đất canh tác lớn,
chất lƣợng muối tốt nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng muối công
nghiệp, một phần do muối chủ yếu đƣợc sản xuất theo phƣơng pháp truyền
thống, công nghệ còn khá lạc hậu, muối hầu hết đƣợc thƣơng lái thu mua nên
bị ép giá. Do phần lớn là sử dụng lực lƣợng lao động nên chi phí nhân công
chiếm tỷ trọng cao nhất, các loại chi phí khác nhƣ chi phí máy móc, thiết bị,…
chiếm tỷ trọng khá thấp. Qua nghiên cứu, tác giả đã tìm ra các nhân tố ảnh
hƣởng đến lợi nhuận trên một hecta, gồm việc kết hợp sản xuất muối với thủy
sản, việc kết hợp muối với đánh bắt thủy sản, trình độ học vấn, kinh nghiệm
sản xuất, yếu tố dự trữ, vốn cố định/ha, ngày công lao động nhà/ha.

5


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái quát về chuỗi giá trị
2.1.1.1. Chuỗi giá trị là gì?
Theo Võ Thị Thành Lộc và Nguyễn Phú Son (2013), chuỗi giá trị có thể
đƣợc giải thích theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp là
một loạt các hoạt động đƣợc thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một
sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể gồm giai đoạn xây dựng khái
niệm và thiết kế, quá trình mua vật tƣ đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối,
thực hiện các dịch vụ hậu mãi,… Tất cả những hoạt động này trở thành một
chuỗi kết nối ngƣời sản xuất với ngƣời tiêu dùng. Đồng thời, mỗi hoạt động lại
bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng. Hay nói cách khác, chuỗi giá trị
theo nghĩa hẹp là các hoạt động trong cùng một tổ chức hay một công ty theo

khung phân tích của Porter (1985). Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một tập
hợp những hoạt động do nhiều ngƣời khác nhau tham gia thực hiện để sản
xuất ra một sản phẩm, sau đó bán cho ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và xuất
khẩu (phƣơng pháp tiếp cận toàn cầu).
Theo Kaplinsky và Morris (2000), chuỗi giá trị của một sản phẩm là
hàng loạt những hoạt động cần thiết để tạo ra một sản phẩm/dịch vụ bắt đầu từ
việc hình thành ý tƣởng, qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, cho tới khâu
phân phối sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử
dụng.
2.1.1.2. Phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị
Có nhiều định nghĩa cách tiếp cận khác nhau về chuỗi giá trị nhƣng nhìn
chung, chuỗi giá trị có ba cách tiếp cận chính, đó là phƣơng pháp Filière
(phƣơng pháp chuỗi), cách tiếp cận toàn cầu và khung phân tích của Porter.
 Phƣơng pháp Filière (chuỗi, mạch)
Khái niệm chuỗi (Filière) đƣợc nhận thức chủ yếu bằng kinh nghiệm
thực tế và đƣợc dùng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa và xác định
những ngƣời tham gia vào các hoạt động. Tính hợp lý của chuỗi cũng tƣơng tự
nhƣ khái niệm rộng về chuỗi giá trị. Tuy nhiên, khái niệm chuỗi chủ yếu tập
trung vào các vấn đề của các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật đƣợc tóm tắt
trong sơ đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ đồ mối quan hệ chuyển đổi
thông qua những ngƣời tham gia chuỗi (Hình 2.1)
6


Nhà cung
ứng đầu vào

Nhà sản
xuất


Nhà chế
biến

Nhà phân
phối

Ngƣời tiêu
dùng

Hình 2.1. Khái niệm chuỗi theo phƣơng pháp Filière
 Phƣơng pháp tiếp cận toàn cầu
Khái niệm chuỗi giá trị còn đƣợc áp dụng để phân tích vấn đề toàn cầu
hóa (Gereffi and Kozeniewicz 1994, Kaplinsky 1999, Kaplinsky and Morris
2001). Các nhà nghiên cứu dùng khung phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu
cách thức mà các công ty, các quốc gia hội nhập toàn cầu đánh giá về các yếu
tố quyết định liên quan đến việc phân phối và thu nhập toàn cầu; giúp làm
sáng tỏ việc các công ty, các quốc gia và vùng lãnh thổ đƣợc kết nối với nền
kinh tế toàn cầu nhƣ thế nào. Theo đó, chuỗi giá trị là một loạt quá trình mà
các doanh nghiệp thực hiện các chức năng chủ yếu của mình để sản xuất, chế
biến, và phân phối một sản phẩm cụ thể. Các doanh nghiệp kết nối với nhau
bằng một loạt các giao dịch, sản phẩm đƣợc chuyền từ tay những nhà sản xuất
đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng.
 Khung phân tích của Porter
Khái niệm chuỗi giá trị của Porter tách công ty từ một tổng thể thành
những hoạt động khác nhau, từ đó tìm ra các nguồn gốc của lợi thế cạnh
tranh. Michael E. Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá
xem một công ty nên tự định vị mình nhƣ thế nào trên thị trƣờng và trong mối
quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh. Mô hình
chuỗi giá trị của Porter chủ yếu đƣợc áp dụng trong kinh doanh, là cơ sở để
giúp các nhà quản lý đƣa ra các quyết định mang tính chiến lƣợc của công ty.

2.1.2. Phƣơng pháp tiếp cận chuỗi giá trị của Michael E. Porter
Theo Porter (1985), “lợi thế cạnh tranh” là khả năng mà một doanh
nghiệp có thể cung cấp cho thị trƣờng một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ
cạnh tranh nào có thể cung cấp đƣợc. Xuất phát chủ yếu từ giá trị mà doanh
nghiệp có thể tạo ra cho khách hàng, lợi thế cạnh tranh có thể ở dạng giá cả
thấp hơn hoặc cung cấp những lợi ích vƣợt trội hơn so với đối thủ, khiến
ngƣời mua chấp nhận trả một mức giá cao hơn.
Porter cho rằng cạnh tranh chính là vấn đề cơ bản quyết định sự thành
công hay thất bại của doanh nghiệp. Để cạnh tranh trong bất kỳ ngành nghề
nào, các công ty đều phải thực hiện một loạt những hoạt động riêng rẽ nhƣ
thực hiện đơn hàng, sản xuất, lắp ráp sản phẩm, tiếp xúc khách hàng,… Chính
các hoạt động này mới là nơi phát sinh chi phí và tạo ra giá trị cho khách hàng,
7


là các đơn vị cơ bản của lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, nếu chỉ xét doanh nghiệp
dƣới cái nhìn tổng thể thì không thể hiểu rõ về lợi thế cạnh tranh. “Chuỗi giá
trị” theo cách tiếp cận của Michael E. Porter là khung mẫu cơ sở để tƣ duy
một cách chiến lƣợc về các hoạt động trong doanh nghiệp, đồng thời đánh giá
chi phí và vai trò tƣơng đối của chúng trong việc khác biệt hóa. Chuỗi giá trị
của các doanh nghiệp trong cùng một ngành sẽ khác nhau tƣơng ứng với tiềm
lực của lợi thế cạnh tranh và phản ánh quá trình phát triển, thực hiện chiến
lƣợc của mỗi doanh nghiệp.
Trong chuỗi giá trị, các hoạt động của doanh nghiệp đƣợc phân thành hai
nhóm: hoạt động sơ cấp và hoạt động hỗ trợ.
Hoạt động sơ cấp là những hoạt động mang tính vật chất liên quan đến
việc tạo ra sản phẩm, bán và chuyển giao cho khách hàng cũng nhƣ công tác
hỗ trợ sau bán hàng. Nói cách khác, hoạt động sơ cấp là các hoạt động có liên
quan trực tiếp đến quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm/dịch vụ của doanh
nghiệp, bao gồm 5 loại tổng quát sau:

 Logistics đầu vào: Các hoạt động liên quan đến tiếp nhận, tồn kho,
phân phối các đầu vào của sản phẩm, nhƣ: quản lí nguyên vật liệu, lƣu kho và
quản lí tồn kho, lập lịch trình hoạt động cho các phƣơng tiện, thu gom và hoàn
trả cho nhà cung cấp nếu vật tƣ không đạt yêu cầu,…
 Vận hành: Các hoạt động liên quan đến việc chuyển hóa các đầu vào
thành hình thái sản phẩm sau cùng, bao gồm các hoạt động của quá trình sản
xuất-vận hành máy móc thiết bị, kiểm tra chất lƣợng, đóng gói và các hoạt
động tiện ích khác. Đây là bộ phận cơ bản của chuỗi giá trị nên việc cải tiến,
hoàn thiện những hoạt động này sẽ góp phần quan trọng làm tăng năng suất
lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm,…
 Logistics đầu ra: Các hoạt động liên quan đến thu gom, lƣu trữ và
phân phối thực tế các sản phẩm đến ngƣời mua, chẳng hạn nhƣ tồn kho thành
phẩm, quản lí các vật liệu, vận hành với các phƣơng tiện phân phối,… Các
hoạt động này có ảnh hƣởng rất lớn đến mức độ hài lòng và gắn bó của khách
hàng với doanh nghiệp.
 Marketing và bán hàng: Các hoạt động liên quan đến việc cung cấp
phƣơng tiện để khách hàng mua sản phẩm hoặc thúc đẩy họ mua sản phẩm,
nhƣ: nghiên cứu thị trƣờng, lựa chọn kênh phân phối, quảng cáo, khuyến mãi,
bán hàng, quan hệ giữa các kênh phân phối,…
 Dịch vụ: Các hoạt động liên quan đến cung cấp các dịch vụ nhằm tăng
cƣờng hoặc duy trì tốt giá trị của sản phẩm, chẳng hạn: lắp đặt, sửa chữa,
8


hƣớng dẫn kỹ thuật cho khách hàng, điều chỉnh sản phẩm, giải quyết các khiếu
nại và yêu cầu của khách hàng,…
Hoạt động hỗ trợ là những hoạt động tác động một cách gián tiếp đến
các sản phẩm và dịch vụ, chúng sẽ bổ sung cho các hoạt động sơ cấp và đồng
thời tự hỗ trợ lẫn nhau. Chính nhờ các hoạt động hỗ trợ mà các hoạt động sơ
cấp đƣợc thực hiện một cách trôi chảy và hiệu quả. Nhóm hoạt động hỗ trợ

gồm các loại tổng quát sau:
 Thu mua: Công tác thu mua các đầu vào bao gồm nguyên vật liệu thô,
các nguồn cung ứng và những sản phẩm để tiêu thụ khác cũng nhƣ các tài sản
(máy móc, thiết bị văn phòng, nhà xƣởng,…) của doanh nghiệp. Nói đến thu
mua là đề cập đến chức năng của công tác thu gom các đầu vào để sử dụng
trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, chứ không đơn thuần đề cập đến các yếu
tố đầu vào.
 Phát triển công nghệ: Bao gồm các hoạt động liên quan đến nghiên
cứu và phát triển quy trình sản xuất, cải tiến máy móc thiết bị, điều khiển và
quản lí hệ thống thông tin,… Mỗi hoạt động trong chuỗi giá trị đều là hiện
thân của công nghệ, đó là bí quyết, quy trình, hoặc công nghệ hiện thân trong
các thiết bị của quy trình. Phát triển công nghệ có vai trò rất quan trọng đối
với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp ở bất kỳ ngành nào, thậm chí giữ vai
trò quyết định trong một số ngành.
 Quản trị nguồn nhân lực: Bao gồm các hoạt động liên quan đến tuyển
dụng, thuê lao động, huấn luyện, vấn đề về thu nhập của tất cả nhân sự,…
Quản trị nguồn nhân lực ảnh hƣởng đến lợi thế cạnh tranh của mọi doanh
nghiệp, thông qua vai trò của nó trong việc quyết định kỹ năng, động lực của
ngƣời lao động và các chi phí tuyển dụng, đào tạo.
 Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: Bao gồm các hoạt động nhƣ quản trị
tổng quát, lập kế hoạch, tài chính, pháp lý, công tác với các cơ quan Nhà nƣớc,
quản trị chất lƣợng,…

9


Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp

HOẠT
ĐỘNG

HỖ
TRỢ

Quản trị nguồn nhân lực
Phát triển công nghệ
Thu mua
Logistics
đầu vào

Vận
hành

Logistics
đầu ra

Marketing

bán hàng

Dịch
vụ

HOẠT ĐỘNG SƠ CẤP

Hình 2.2. Chuỗi giá trị tổng quát
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu sử dụng trong đề tài chủ yếu là số liệu thứ cấp, thu thập từ nội bộ
công ty từ năm 2012-2014.
Ngoài ra, số liệu còn đƣợc tổng hợp từ các bài viết, các báo cáo đƣợc

trích lọc từ cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh
Bạc Liêu, Cục Sở hữu trí tuệ, …
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu
 Đối với mục tiêu 1, 2 và 3: Sử dụng phƣơng pháp phân tích so sánh và
phƣơng pháp phân tích tỷ lệ.
 Đối với mục tiêu 4: Từ các vấn đề đã phân tích, tổng hợp thông tin từ
báo chí, các bài báo khoa học và sử dụng phƣơng pháp luận nhằm đƣa ra
những giải pháp cho các vấn đề đã nêu.

10


CHƢƠNG 3
PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MUỐI BẠC LIÊU
3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
3.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
Tiền thân của Công ty cổ phần Muối Bạc Liêu là Xí nghiệp muối iốt 23
Minh Hải, đƣợc thành lập năm 1996. Qua quá trình phát triển, công ty có
nhiều lần thay đổi về tên gọi và đƣờng lối hoạt động. Năm 2001, công ty hoạt
động với tên gọi Công ty muối Bạc Liêu, là doanh nghiệp Nhà nƣớc. Đến năm
2005, công ty đƣợc chuyển đổi thành Công ty cổ phần Muối & Thƣơng mại
Bạc Liêu, có tƣ cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán tổng hợp, có điều
lệ tổ chức và hoạt động riêng. Đến ngày 12 tháng 05 năm 2014, công ty đổi
tên thành Công ty cổ phần Muối Bạc Liêu, hoạt động theo giấy phép kinh
doanh số 1900176382 do Sở Kế hoạch và đầu tƣ cấp giấy phép.
Trong suốt quá trình chuyển đổi và phát triển, công ty đã liên tục đầu tƣ,
cải tiến công nghệ và thiết bị, đồng thời phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo
công tác quản lý phù hợp với tình hình kinh doanh mới. Cho đến nay, công ty
đã phát triển hơn 100 đại lý rải đều khắp các tỉnh, thành trong khu vực Đồng

bằng sông Cửu Long.
Các thông tin chung về công ty:
 Tên công ty: Công ty cổ phần Muối Bạc Liêu
 Tên tiếng Anh: BAC LIEU SALT COMPANY (BASALCO)
 Trụ sở chính: số 108, Quốc lộ 1A, xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi,
tỉnh Bạc Liêu.
 Logo của công ty:

11


3.1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của công ty đƣợc xây dựng theo mô hình trực tuyến.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC

NHÀ MÁY SẢN XUẤT

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÕNG NGHIỆP VỤ
KINH DOANH
TỔNG HỢP

PHÂN XƢỞNG

I

PHÂN XƢỞNG
II

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Đại hội đồng cổ đông: Là tổ chức có thẩm quyền cao nhất quyết định
mọi vấn đề quan trọng của công ty. Đại hội cổ đông có trách nhiệm thảo luận
và thông qua chủ trƣơng, chính sách đầu tƣ dài hạn trong việc phát triển công
ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh
doanh của công ty.
Ban Kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm
soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty.
Hội đồng quản trị: Điều hành mọi hoạt động của Ban giám đốc, đề ra
các phƣơng hƣớng phát triển lâu dài cho công ty.
Giám đốc: Điều hành và quản lý. Chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc, cơ
quan cấp trên, định hƣớng, xây dựng các chiến lƣợc hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Phụ trách trực tiếp nhà máy sản xuất.
Phó Giám đốc: Giúp việc và tham mƣu cho Giám đốc trong sản xuất
kinh doanh, phụ trách trực tiếp Phòng Kinh doanh tổng hợp.
12


Phòng nghiệp vụ kinh doanh tổng hợp:
Lập kế hoạch sản xuất-kinh doanh. Báo cáo tổng hợp kế hoạch sản xuất
kinh doanh. Xây dựng kế hoạch vật tƣ hàng hóa, kế hoạch quảng bá thƣơng
hiệu. Xây dựng và tổ chức mạng lƣới đại lý tiêu thụ sản phẩm của công ty. Kết
hợp với bộ phận kế toán thực hiện đối chiếu công nợ định kỳ đối với đại lý,
khách hàng, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các kế hoạch thu hồi nợ. Xây

dựng và triển khai thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng.
Nhà máy sản xuất:
Bao gồm bộ phận quản lý phân xƣởng và công nhân trực tiếp lao động
sản xuất từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm nhập kho, tổ chức chƣơng
trình bảo dƣỡng, bảo trì, sửa chữa các thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất.
3.1.3. Ngành nghề kinh doanh
 Công ty hiện sản xuất và cung ứng các sản phẩm muối Bạc Liêu.
 Các sản phẩm công ty đang kinh doanh trên thị trƣờng gồm muối i-ốt,
muối i-ốt sấy, muối ớt, muối ớt tôm, muối tiêu, muối hột,… Các sản phẩm
phục vụ cho khách hàng công nghiệp nhƣ: muối hạt, muối chất lƣợng cao,…

Hình 3.2. Một số sản phẩm của công ty
3.1.4. Phƣơng hƣớng hoạt động của công ty
 Đẩy mạnh quảng bá thƣơng hiệu.
 Mở rộng thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.
 Điều tra, nghiên cứu nhằm tập trung các ruộng muối có năng suất và
hiệu quả nhất tại địa phƣơng để xây dựng vùng nguyên liệu.
 Nghiên cứu các công nghệ sản xuất muối tinh, lên kế hoạch đầu tƣ dây
chuyền sản xuất, máy móc hiện đại để phù hợp với nhu cầu phát triển của
ngành.
13


3.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2012-2014
Trong quá trình hoạt động, CTCP Muối Bạc Liêu luôn tích cực mở rộng
thị trƣờng và nỗ lực đổi mới để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra. Hiện tại, sản
phẩm công ty đã có mặt hầu hết ở các tỉnh khu vực phía Nam, đặc biệt là khu
vực ĐBSCL, trong đó, thị trƣờng chủ lực là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc
Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp,… và xuất khẩu sang các thị trƣờng
Nhật Bản, Hàn Quốc.

Về doanh thu, giai đoạn 2012-2014, công ty đã liên tục hoàn thành kế
hoạch, doanh thu và lợi nhuận đạt đƣợc luôn cao hơn năm trƣớc.

14


×