Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

điều tra, đánh giá hiện trạng và đặc tính đất trồng khoai lang tím nhật tại xã thành đông, huyện bình tân, tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
-----

-----

HỒ VŨ TRƯỜNG GIANG

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐẶC TÍNH
ĐẤT TRỒNG KHOAI LANG TÍM NHẬT TẠI
XÃ THÀNH ĐÔNG, HUYỆN BÌNH TÂN,
TỈNH VĨNH LONG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
-----

-----

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: KHOA HỌC ĐẤT

Đề Tài
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐẶC TÍNH
ĐẤT TRỒNG KHOAI LANG TÍM NHẬT TẠI


XÃ THÀNG ĐÔNG, HUYỆN BÌNH TÂN,
TỈNH VĨNH LONG

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Tất Anh Thư

Hồ Vũ Trường Giang

TS. Đỗ Thị Xuân

MSSV: 3113629
Lớp: KHĐ K37

Cần Thơ, 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn:
“Điều tra, đánh giá hiện trạng và đặc tính đất trồng khoai lang tím
Nhật tại xã Thành Đông, Huyện Bình Tân, Tỉnh Vĩnh Long”. Là công trình
nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ tài liệu nghiên cứu nào
trước đây.

Người viết luận văn


Hồ Vũ Trường Giang

i


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Xác nhận đề tài: “Điều tra, đánh giá hiện trạng và đặc tính đất trồng
khoai lang tím Nhật tại xã Thành Đông, Huyện Bình Tân, Tỉnh Vĩnh
Long”. Do sinh viên: Hồ Vũ Trường Giang lớp Khoa học đất K37 thuộc Bộ
môn Khoa học đất – Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại
Học Cần Thơ thực hiện.
Nhận xét của cán bộ hướng dẫn:
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………….

Cần Thơ, ngày….tháng…..năm 2015

Cán bộ hướng dẫn.

TS. Tất Anh Thư
ii

TS. Đỗ Thị Xuân



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o----

XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT

Xác nhận đề tài: “Điều tra, đánh giá hiện trạng và đặc tính đất trồng
khoai lang tím Nhật tại xã Thành Đông, Huyện Bình Tân, Tỉnh Vĩnh Long”.
Do sinh viên: Hồ Vũ Trường Giang lớp Khoa học đất K37 thuộc Bộ Môn
Khoa học đất – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng – Trường Đại Học
Cần Thơ thực hiện.
Ý kiến của Bộ Môn:
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………...........................................................................................................

Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2015

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT
----o0o---XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp chấp thuận đề tài: “Điều tra,
đánh giá hiện trạng và đặc tính đất trồng khoai lang tím Nhật tại xã Thành
Đông, Huyện Bình Tân, Tỉnh Vĩnh Long”.
Do sinh viên: Hồ Vũ Trường Giang lớp Khoa học đất K37 thuộc Bộ môn
Khoa học đất – Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng Dụng – Trường Đại Học
Cần Thơ thực hiện.
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức……………………
Ý kiến của hội đồng:
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………..
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2015
Chủ tịch hội đồng

iv


LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên Tôi xin gởi lời tri ơn sâu sắc đến Cha, Mẹ đã chăm sóc, lo lắng
cho tôi được ăn học. Kính chúc Cha, Mẹ thật nhiều sức khỏe.
Chân thành biết ơn cô Tất Anh Thư cô Đỗ Thị Xuân, thầy Nguyễn Minh
Đông, cô Nguyễn Đỗ Châu Giang, anh Nguyễn Vũ Bằng, chị Nguyễn Thị Tố

Quyên, Nguyễn Kiều Oanh, chị My đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn thầy Nguyễn Minh Đông là cố vấn học tập lớp Khoa Học Đất
khóa 37 đã quan tâm, động viên, giúp đỡ, cung cấp kiến thức và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học. Chân thành cảm ơn quý thấy, cô và các
anh chị của bộ môn Khoa học đất – Khoa nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng,
trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và
kinh nghiệm quý báo trong suốt thời gian tôi học tập tại Trường. Kính chúc quý
Thầy, Cô và các anh, chị luôn được nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui và công tác
thật tốt.

Xin chân thành cảm ơn!!!

v


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
• Họ và tên: Hồ Vũ Trường Giang

Giới tính: Nam

• Ngày, tháng, năm sinh: 27/5/1992

Nơi sinh: Long An

• Quê quán: Tân Hưng – Long An

Dân tộc: kinh


• Địa chỉ liên lạc: xã Hưng Điền B, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An
• Di động: 0949948787
• E-mail:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
• Từ năm 1998 đến năm 2003: Học tại trường Tiểu Học Hưng Điền B, xã
Hưng Điền B huyện Tân Hưng tỉnh Long An.
• Từ năm 2003 đến năm 2007: Học tại trường THCS Hưng Điền B, xã
Hưng Điền B huyện Tân Hưng tỉnh Long An.
• Từ năm 2007 đến năm 2010: Học tại trường THPT Tân Hưng, huyện
Tân Hưng tỉnh Long An.
• Từ năm 2011 đến năm 2015: Học tại Đại Học Cần Thơ, Đường 3/2,
phường Xuân Khánh quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ.

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2015
Người khai kí tên

Hồ Vũ Trường Giang

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ....................................................... ii
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN KHOA HỌC ĐẤT VÀ NÔNG NGHIỆP SẠCH iii
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO........................................................ iv
LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................ v
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ........................................................................................... vi
MỤC LỤC ........................................................................................................... vii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. x

DANH SÁCH HÌNH............................................................................................ xi
TÓM LƯỢC ....................................................................................................... xiv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc phân bố và tình hình sản xuất cây khoai lang ......................... 2
1.1.1 Nguồn gốc phân bố .................................................................................. 2
1.1.2 Tình hình sản xuất cây khoai lang ........................................................... 2
1.2 Đặc tính sinh học của khoai lang ................................................................. 3
1.2.1 Rễ ............................................................................................................. 4
1.2.2 Thân (dây) ................................................................................................ 4
1.2.3 Lá.............................................................................................................. 5
1.2.4 Hoa ........................................................................................................... 5
1.2.5 Củ ............................................................................................................. 6
vii


1.3 Điều Kiện Ngoại Cảnh, Sinh Trưởng Phát Triển, Chế Độ Phân Bón Và
Dịch Bệnh Trên Cây Khoai Lang ...................................................................... 6
1.3.1 Điều kiện ngoại cảnh................................................................................ 6
1.3.2 Sinh trưởng và phát triển của cây khoai lang........................................... 9
1.3.3 Chế độ phân bón và dịch bệnh trên cây khoai lang ............................... 11
1.3.3.1 Chế độ phân bón ............................................................................. 11
1.3.3.2 Dịch bệnh trên khoai lang ............................................................... 15
1.4 Kĩ Thuật Canh Tác Khoai lang ................................................................. 17
1.4.1 Các giống khoai lang.............................................................................. 17
1.4.2 Thời vụ trồng.......................................................................................... 18
1.4.3 Cách chọn hom giống ............................................................................ 20
1.4.4 Kĩ thuật làm đất và lên liếp .................................................................... 20
1.4.5 Chăm sóc cây khoai lang ....................................................................... 21
1.4.6 Luân canh ............................................................................................... 22

Chương 2: PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP
2.1 Thời gian và địa điểm ................................................................................. 24
2.3 Phương tiện phương pháp .......................................................................... 24
2.3.1 Phương tiện ............................................................................................ 24
2.3.2 Phương pháp .......................................................................................... 24
2.3.2.1 Điều tra phỏng vấn nông hộ ............................................................ 24
2.3.2.2 Đánh giá một số các đặc tính hóa học đất canh tác khoai lang xã
Thành Đông huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long ............................................ 25
viii


2.4 Phương pháp phân tích đất ........................................................................ 25
2.5 Xử lý số liệu.................................................................................................. 26
Chương 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Điều tra ......................................................................................................... 27
3.1.1 Các thông tin cơ bản về nông hộ canh tác khoai lang tại xã Thành Đông,
huyện Bình, Tân tỉnh Vĩnh Long .................................................................... 27
3.1.2. Thực trạng sử dụng giống khoailang trong sản xuất............................. 29
3.1.2.1. Giống .............................................................................................. 29
3.1.2.2. Tiêu chuẩn và độ dài dây giống ..................................................... 30
3.1.2.3. Cách đặt hom giống ....................................................................... 31
3.1.3. Kĩ thuật canh tác khoai lang.................................................................. 32
3.1.3.1. Kĩ thuật làm đất .............................................................................. 32
3.1.3.2. Phân bón ......................................................................................... 32
3.1.3.3. Thời gian bắt đầu bón và số lần bón phân sau khi trồng ............... 36
3.1.4. Thu hoạch .............................................................................................. 37
3.2. Sự thay đổi một số đặc tính hóa học đất canh tác khoai lang tại xã
Thành Đông huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long theo thời gian....................... 38
3.2.1 Giá trị pH và EC..................................................................................... 38
3.2.2 Chất hữu cơ trong đất ............................................................................. 39

3.2.3. Sự thay đổi hàm lượng đạm hữu dụng trong đất trồng khoai lang ....... 40
3.2.4. Sự thay đổi hàm lượng lân hữu dụng trong đất .................................... 41
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
ix


4.1 Kết luận ......................................................................................................... 43
4.2 Kiến nghị ....................................................................................................... 43

x


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Diễn giải từ viết tắt

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ND

Nông dân

SKXK

Sau khi xuống khoai


NSKT

Ngày sau khi trồng

xi


DANH SÁCH HÌNH
Hình
3.1

3.2

Tên hình
Phần trăm số nông hộ trồng khoai lang với độ tuổi khác nhau
tại xã Thành Đông huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long
Phần trăm nông hộ với diên tích canh tác khác nhau tại xã
Thành Đông huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long

Trang
28

29

Phần trăm nông hộ chọn chiều dài hom giống khác nhau
3.3

trong canh tác khoai lang ở xã Thành Đông huyện Bình Tân

31


tỉnh Vĩnh Long
3.4

3.5

3.6

3.7

3.8

3.9
3.10

Liều lượng phân đạm bón cho cây khoai lang của nông hộ ở
xã Thành Đông huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long
Liều lượng phân lân bón cho cây khoai lang của nông hộ ở
xã Thành Đông huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long
Liều lượng phân kali bón cho cây khoai lang của nông hộ ở
xã Thành Đông huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long
Phần trăm các nông hộ có số lần bón khác nhau ở xã Thành
Đông huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long
Phần trăm các nông hộ có tổng số lần bón ở xã Thành Đông
huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long
Phần trăm các nông hộ đạt năng suất khoai lang khác nhau ở
xã Thành Đông huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long
pH đất của các hộ nông dân trong vụ trồng khoai lang

xii


33

34

35

36

36

37
38


3.11

3.12

3.13

3.14

EC đất của các hộ nông dân trong vụ trồng khoai lang

Hàm lượng chất hữu cơ của các hộ ND trong vụ trồng khoai
lang ở xã Thành Đông huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long
Hàm lượng đạm hữu dụng của các hộ ND trong vụ trồng
khoai lang ở xã Thành Đông huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long
Hàm lượng lân hữu dụng của các hộ ND trong vụ trồng khoai

lang ở xã Thành Đông huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh long

xiii

38

39

40

42


Tóm lược
Đề tài “Điều tra, đánh giá hiện trạng và đặc tính đất trồng khoai lang tím
Nhật tại xã Thành Đông, Huyện Bình Tân, Tỉnh Vĩnh Long” thực hiện nhằm
mục đích tìm hiểu về các vấn đề thường gặp của nông dân trong quá trình sản
xuất, đánh giá các tính chất hóa học như pH, EC, CHC, NH4+, NO3-, lân, trong
quá trình canh tác khoai lang ở xã Thành Đông huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long
từ 1/2014 – 5/2014. Kết quả điều tra 25 hộ canh tác khoai lang cho thấy tất cả
nông dân sử dụng giống khoai lang tím Nhật, nguồn giống mua tại địa phương
đa số nằm trong độ tuổi lao động, năng suất đạt cao nhất là >40 tấn/ha và thấp
nhất là <35 tấn/ha, hàm lượng phân đạm phần lớn nông dân bón là từ 130 – 200
kg/vụ/ha, lân là 130 – 200 kg/vụ/ha và kali là < 100 kg/vụ/ha , tất cả đều không
sử dụng phân hữu cơ và phân bón lá.
Kết quả phân tích mẫu đất cho thấy không có sự khác biệt thống kê về giá
trị của pH, EC, hàm lượng chất hữu cơ trong đất.
Hàm lượng đạm và lân hữu dụng cao nhất ở giai đoạn giữa vụ và thấp nhất
ở giai đoạn cuối vụ, không có khác biệt thống kê giữa đầu vụ và cuối vụ.


xiv


Ngành Khoa Học Đất K37

Luận văn tốt nghiệp

Mở Đầu
Khoai lang (Ipomoea batatas L.) loại cây thân bò thuộc họ bìm bìm
(Convolvulaceae) là loài cây có củ ăn được, là cây lương thực quan trọng ở vùng
nhiệt đới và một số khu vực ôn đới bao gồm các vùng phía nam của châu Âu và
châu Mỹ. Củ khoai lang tích lũy lượng tinh bột khá cao. Khoai lang giàu năng
lượng, vitamin, cũng như hàm lượng protein từ 2% đến 10% khối lượng chất khô
(Lê Xuân Thao, 2012). Khoai lang có tác dụng giảm chloleserol, cầm máu, giữ
cân bằng acid và muối trong máu, là thức ăn tốt cho người mắc bệnh tiểu đường
giúp ổn định lượng đường trong máu và giảm đề kháng insulin. Tổ chức FAO
đánh giá khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng tốt của thế kỷ 21, đang được thị
trường thế giới ưa chuộng. Khoai lang dễ trồng, có thể phát triển được trên nhiều
loại đất khác nhau, bộ phận thu hoạch là thân, lá và củ. Do dễ trồng và tương đối
dễ tiêu thụ nên trong những năm gần đây diện tích canh tác khoai lang đã không
ngừng gia tăng. Huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long là vùng trồng khoai lang lớn
nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, hầu hết các nông hộ canh tác
khoai lang hiện nay gặp không ít khó khăn trong quá trình canh tác do chưa nắm
vững kỹ thuật canh tác, bón phân chưa cân đối, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
chưa phù hợp, năng suất đạt chưa cao....Vì vậy, đề tài “điều tra, đánh giá hiện
trạng và đặc tính đất trồng khoai lang tím Nhật ở xã Thành Đông huyện
Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long” nhằm giải quyết:
• Các vấn đề khó khăn trong sản xuất của nông dân, đánh giá ảnh hưởng của
các tính chất hóa học lên quá trình canh tác khoai và cung cấp những thông
tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu phát triển cây khoai lang.

• Tìm hiểu liều lượng phân bón trong kỹ thuật canh tác khoai lang, xác định
hiện trạng dinh dưỡng trong canh tác cây khoai lang.
CBHD: TS. Tất Anh Thư
TS. Đỗ Thị Xuân

SVTH: Hồ Vũ Trường Giang
1


Ngành Khoa Học Đất K37

Luận văn tốt nghiệp

Chương 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc phân bố và tình hình sản xuất cây khoai lang
1.1.1 Nguồn gốc phân bố
Khoai lang có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Mỹ, nó được con người
trồng cách đây trên 5.000 năm (Bùi thế Hùng và ctv., 1997). Khoai lang được
trồng rộng khắp trong các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm với lượng nước đủ để
hỗ trợ sự phát triển của nó. Tại châu Á khoai lang được trồng đầu tiên tại Ấn Độ
và sau đó được du nhập vào Trung Quốc vào năm 1954 và là quốc gia trồng
nhiều khoai lang nhất; chiếm tới 80% sản lượng toàn thế giới (với sản lượng năm
1990 là 130 triệu tấn).
Ở Việt Nam khoai lang được du nhập từ thế kỉ 18, hiện nay có nhiều giống
được trồng khác nhau như: giống khoai lang củ to, vỏ trắng, ruột trắng hoặc vàng
sẫm nhiều bột; giống khoai lang bí, củ dài vỏ đỏ, ruột vàng tươi; giống khoai
lang nghệ, củ dài vỏ đỏ ruột vàng; giống khoai lang ngọc nữ vỏ tím ruột tím;
khoai lang lệ cần… Ngoài ra còn có các giống khoai lang nhập nội từ Nhật Bản,
Trung Quốc với chất lượng củ cao để xuất khẩu.

1.1.2. Tình hình sản xuất cây khoai lang
Trên thế giới: Theo số liệu thống kê của FAO năm 2004, sản lượng toàn thế
giới là 127 triệu tấn, trong đó phần lớn tại Trung Quốc với sản lượng khoảng 105
triệu tấn và diện tích trồng là 49.000 km². Khoảng một nửa sản lượng của Trung
Quốc được dùng làm thức ăn cho gia súc và gia cầm (FAO, 2004).
Năm 2008 trên thế giới có 111 nước trồng khoai lang chiếm diện tích 8,17
triệu ha, trong đó 95% khoai lang trồng ở các nước đang phát triển. Trên thế giới
CBHD: TS. Tất Anh Thư
TS. Đỗ Thị Xuân

SVTH: Hồ Vũ Trường Giang
2


Ngành Khoa Học Đất K37

Luận văn tốt nghiệp

khoai lang là cây lương thực đứng thứ bảy sau khoai mì, lúa mạch, lúa nước,
khoai tây, bắp, lúa mì (Nguyễn Thị Lang, 2010).
Ở Việt Nam: Khoai lang là cây lương thực truyền thống đứng thứ tư sau
lúa, khoai mì, ngô (Nguyễn Thị Lang, 2010). Khoai lang là loại cây dễ trồng trên
nhiều loại đất khác nhau.
Diện tích và sản lượng của cây khoai năm 2013: trên cả nước chiếm tổng
diện tích trồng là 135,5 nghìn ha đạt sản lượng 1364,2 nghìn tấn; các khu vực
như đồng bằng sông Hồng 22,4 nghìn ha sản lượng 212,9 nghìn tấn, Trung Du
và miền núi phía Bắc 34,8 nghìn ha đạt sản lượng 234,1 nghìn tấn, vùng bắc bộ
và duyên hải miền Trung có diện tích 42,7 nghìn ha đạt 272,6 nghìn tấn, Tây
Nguyên 14,3 nghìn ha đạt sản lượng 138 nghìn tấn, Đông Nam Bộ 1,3 nghìn ha
đạt 10,2 nghìn tấn, ĐBSCL chiếm diện tích 20 nghìn ha đạt sản lượng 466,6

nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2013).
Tình hình sản xuất khoai lang ở Bình Tân tỉnh Vĩnh Long: Huyện Bình Tân
có 11 xã và tất cả 11 xã đều có tham gia vào mô hình trồng khoai lang Tím. Tuy
nhiên, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng xã mà mỗi xã có diện tích trồng
khác nhau. Ngoài ra, còn do quy mô trồng của từng xã cũng khác nhau nên năng
suất và sản lượng của các xã cũng có sự chênh lệch, nhưng chênh lệch không
nhiều. Chính vì mô hình trồng khoai lang Tím là một trong những mô hình cây
nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao của tỉnh Vĩnh Long, nên mô hình này đang rất
được quan tâm và ưa chuộng trồng của nông dân. Đây là lí do mà diện tích của
mô hình trồng khoai của huyện ngày càng gia tăng.
1.2. Đặc tính sinh học của khoai lang
Cây khoai lang từ khi trồng đến thu hoạch trãi qua 4 thời kì sinh trưởng và
phát triển: mọc mầm ra rễ, sinh trưởng thân lá, phân cành kết củ và phình to củ.
CBHD: TS. Tất Anh Thư
TS. Đỗ Thị Xuân

SVTH: Hồ Vũ Trường Giang
3


Ngành Khoa Học Đất K37

Luận văn tốt nghiệp

Các thời kì sinh trưởng phát triển này chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố
ngoại cảnh và có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố tạo thành năng suất của cây
khoai lang.
1.2.1 Rễ
Căn cứ vào đặc tính, chức năng, nhiệm vụ và mức độ phân hóa có thể chia
rễ khoai lang làm 3 loại rễ như sau: rễ phụ và rễ củ và rễ đực.

Rễ phụ: Theo Đinh Thế Lộc (1997) cho rằng phát triển ở lớp đất mặt và
phát triển tối đa ở giai đoạn sau khi trồng khoảng 1,5 – 2 tháng, chức năng chủ
yếu là hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây.
Rễ củ: Được phân hóa thành từ rễ phụ, trong điều kiện thuận lợi sau khi
trồng từ 15 – 20 ngày, ở rễ phụ có sự phân hóa và hoạt động của thượng tần
quyết định rễ phụ phân hóa thành rễ củ và sau đó phát triển thành củ khoai lang.
Củ khoai lang được hình thành ổn định (hay gọi là củ hữu hiệu) vào thời điểm
sau khi trồng khoảng 30 ngày (đối với giống ngắn ngày). Sự phân hóa thành củ
khoai lang còn phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và sự cân bằng dinh dưỡng. Củ
thường tập trung nhiều ở các mắt gần sát mặt đất. Thời gian đầu phát triển chủ
yếu theo chiều dài, thời gian cuối phát triển theo chiều ngang. Màu sắc, hình
dáng và số củ trên dây phụ thuộc vào giống. (Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc,
2005)
Rễ đực: Theo Trần Thị Kim Ba (2008) rễ đực khá to với đường kính
khoảng 2 cm, rất dài và nhiều sơ. Rễ này làm tiêu hao dưỡng liệu và không có lợi
cho cây.
1.2.2. Thân (dây)
Khoai lang gồm có thân chính và thân nhánh:
CBHD: TS. Tất Anh Thư
TS. Đỗ Thị Xuân

SVTH: Hồ Vũ Trường Giang
4


Ngành Khoa Học Đất K37

Luận văn tốt nghiệp

Thân chính: Theo Trần Thị Kim Ba (2008) cho thấy thân chính ở dây khoai

trồng bằng hom ngọn, được tạo thành do hom mọc dài ra, thân chính mang nhiều
chồi phụ.
Thân nhánh: Do nhiều chồi phụ ở thân chính tạo ra. Nó có nhiều chồi
nhưng chỉ có một số phát triển thành nhánh cấp hai (Dương Minh, 1999).
Thân khoai lang chủ yếu là thân bò bên cạnh đó cũng có một số giống thân
đứng và thân leo; màu sắc thân cũng tùy vào giống khác nhau. Trong sản xuất,
để có năng suất cao thường người ta chỉ chọn giống có thân ngắn hoặc trung
bình, thân đứng hoặc bán đứng đường kính thân lớn và chiều dài đốt ngắn (Trịnh
Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc, 2004).
1.2.3. Lá
Khoai lang là cây trồng có số lượng lá nhiều bao gồm lá trên thân chính (40
– 50) và lá trên thân phụ (cành cấp 1, 2). Tổng số lá trên cây khoảng 300 – 400
lá. Do đặc điểm thân bò, số lượng lá trên cây nhiều dẫn đến hiện tượng lá che
khuất nhau nhiều làm giảm hiệu suất quang hợp, đồng thời giảm tuổi thọ của lá,
ảnh hưởng tới quá trình tích lũy chất khô. Để tạo cho cây khoai lang có được một
kết cấu hợp lí, nâng cao khả năng quang hợp cần phải chú ý đến cách chọn
giống, bố trí mật độ khoảng cách trồng hợp lí cũng như việc tác động của biện
pháp chăm sóc tưới nước bón phân hợp lí. (Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc,
2004).
1.2.4. Hoa
Hoa hình phễu màu tím nhạt, trắng hay vàng. Khoai lang ít khi ra hoa nếu
khoảng thời gian ban ngày vượt quá 11 giờ.

CBHD: TS. Tất Anh Thư
TS. Đỗ Thị Xuân

SVTH: Hồ Vũ Trường Giang
5



Ngành Khoa Học Đất K37

Luận văn tốt nghiệp

Hoa thường mọc ở nách lá hoặc đầu ngọn thân, mọc riêng lẽ hoặc thành
chùm 3 – 7 bông, mỗi hoa chỉ nở 1 lần vào lúc sáng sớm và héo vào lúc giữa trưa
(Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc, 2004).
1.2.5. Củ
Tùy vào giống mà củ khoai lang có nhiều màu sác khác nhau: tím, trắng
đỏ….. Với nhiều hình dạng: tròn, trụ…. Kinh nghiệm cho thấy những giống có
củ dài thường cho năng suất cao (Dương Minh, 1999).
1.3. Điều Kiện Ngoại Cảnh, Sinh Trưởng Phát Triển, Chế Độ Phân Bón Và
Dịch Bệnh Trên Cây Khoai Lang
1.3.1. Điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ: Khoai lang có nguồn gốc nhiệt đới nên quá trình sinh trưởng của
cây cũng yêu cầu nhiệt độ tương đối cao. Cây khoai lang sinh trưởng và phát
triển tốt nhất ở nhiệt độ 20 – 300 C có thể chịu đựng ở 450 C (Dương Minh,
1999). Tùy từng giai đoạn sinh trưởng của cây khoai lang mà ảnh hưởng điều
kiện nhiệt độ khác nhau. Giai đoạn mọc mầm ra rễ nếu điều kiện nhiệt độ ẩm, độ
cao cây sẽ nhanh bén rễ, tỷ lệ dây sống cao sinh trưởng nhanh. Giai đoạn phình
to của củ cần biên độ và nhiệt độ ngày và đêm lớn giúp cho quá trình tích lũy
tinh bột về củ thuận lợi. Ở miền Bắc do điều kiện lạnh nên khoai lang Đông
Xuân thường bị ảnh hưởng. Khoai lang vụ Đông cần tranh thủ trồng sớm để tạo
điều kiện cho thân lá sinh trưởng và củ phát triển trong giai đoạn nhiệt độ còn
cao. Khoai lang Đông Xuân khi trồng cần có biện pháp chống rét, tránh trồng
vào những ngày có nhiệt độ thấp, ảnh hưởng đến quá trình bén rễ mọc mầm của
cây. Vì vậy, xác định thời vụ và phương pháp trồng thích hợp là biện pháp kĩ
thuật có hiệu quả trong sản xuất khoai lang.
CBHD: TS. Tất Anh Thư
TS. Đỗ Thị Xuân


SVTH: Hồ Vũ Trường Giang
6


Ngành Khoa Học Đất K37

Luận văn tốt nghiệp

Ánh sáng: Theo Kovatch (2003) ánh sáng rất quan trọng đến sự tạo củ. Thí
nghiệm cho thấy củ phát triển tốt nhất ở 12,5 – 13 giờ chiếu sáng mỗi ngày, tuy
nhiên ánh sáng chịu ảnh hưởng yếu hơn nhiệt độ trong quá trình tạo và phát triển
củ cũng như khả năng chi phối khả năng quan hợp của lá (Dương Minh, 1999).
Hiệu suất quang hợp (NAR) của khoai lang thấp 2.5 – 5 g/m2/ngày. Trong
khi đó khoai tây có NAR là 10 – 11 g/m2/ngày. Tùy theo đặc điểm sinh trưởng
của các giống, NAR tăng tối đa 2 – 3 tháng sau đó giảm dần. NAR giai đoạn sau
càng lớn sẽ đưa đến năng suất cao (Đinh Thế Lộc 1978 trích đẫn bởi Dương
Minh, 1999).
Cường độ sáng cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây khoai
lang. Cường độ sáng càng mạnh sẽ phát triển càng tốt và ngược lại cường độ
sáng yếu (cường độ sáng bằng 26,4 % cường độ sáng trung bình) sẽ kích thích
cây ra hoa.
Hiệu số sử dụng ánh sáng của khoai lang thường thấp hơn khoảng 0,76 –
1,28%. Mặt khác tầng lá trên cùng nhận nhiều ánh sáng nhưng các tầng là dưới
khả năng thu nhận ánh sáng giảm. Vì vây, cần trồng ở mật độ hợp lí và chọn
giống thân ngắn, ít bò lang, lá đứng để nâng cao năng suất (Trịnh Xuân Ngọ và
Đinh Thế Lộc, 2004).
Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao ánh sáng đầy
đủ tổng lượng bức xạ lớn và rãi đều trong các tháng. Vì vậy, nước ta có thể trồng
khoai lang quanh năm và đạt năng suất cao nếu được đầu tư thâm canh (Trịnh

Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc, 2004).

CBHD: TS. Tất Anh Thư
TS. Đỗ Thị Xuân

SVTH: Hồ Vũ Trường Giang
7


Ngành Khoa Học Đất K37

Luận văn tốt nghiệp

Nước: Tùy từng mùa vụ trồng mà nhu cầu nước của khoai lang cũng khác
nhau. Khoai lang yêu cầu ẩm độ đất khoang 70 – 80 % trong vụ trồng, song mỗi
giai đoạn sinh trưởng khoai lang cần nhu cầu ẩm độ đất không giống nhau.
Theo Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc (2004) nhu cầu nước của cây khoai
lang được chia làm 3 giai đoạn:
− Giai đoạn đầu (từ lúc trồng đến khi phân cành kết củ) lúc này nhu cầu nước
thấp ẩm độ từ 65 – 75 % ẩm độ tối đa ruộng đồng. Nếu ẩm độ đất quá cao
(90 – 100 %) có lợi cho quá trình mọc mầm tạo rễ nhưng ảnh hưởng không
tốt đến sự phân hóa tạo củ và số củ trên cây. Lượng nước sử dụng thấp
khoảng 15 – 20 % tổng lượng nước cây cần trong thời kì sinh trưởng phát
triển, lúc này sinh trưởng cây khoai tăng chậm. Giai đoạn này quyết định
ảnh hưởng đến sự tạo củ và số củ trên cây. Tuy nhiên đây cũng là thời kì
cây khoai lang chịu hạn khá tốt.
− Giai đoạn thứ 2 (phát triển thân lá): Cây khoai lang bước vào thời kì sinh
trưởng mạnh của các bộ phận trên mặt đất. Số lá và diện tích tăng số cành
cấp 1, 2, 3 phát triển mạnh tạo sinh khối lớn. Lúc này củ phát triển nhưng
chậm. Cây cần nhiều nước nhất khoảng 50 – 60 %, ẩm độ 70 – 80 % để

khoai có đủ độ thoáng khí. Giai đoạn này cần tưới nhiều nước thì hiệu quả
tăng năng suất thấy rõ nhất.
− Giai đoạn thứ 3 (sau khi thân, lá đạt đỉnh cao nhất nhu cầu nước giảm
xuống từ từ cho đến khi thu hoạch): Bộ phận trên mặt đất ngừng sinh
trưởng và giảm sút. Quá trình phát triển tập trung vào sự vận chuyển chất
hữu cơ từ thân lá vào củ. Tốc độ lớn của củ tăng nhanh, nhất là lúc trước
thu hoạch 1 tháng. Lúc này lượng nước giảm cây sử dụng khoảng 20% và

CBHD: TS. Tất Anh Thư
TS. Đỗ Thị Xuân

SVTH: Hồ Vũ Trường Giang
8


Ngành Khoa Học Đất K37

Luận văn tốt nghiệp

ẩm độ đất khoảng 70 – 80 % trong giai đoạn này nông dân thường ít tưới vì
ẩm độ trong đất quá cao hoặc mưa nhiều làm củ dễ thối.
Cung cấp nước cho cây khoai lang là 1 biện pháp kĩ thuật quan trọng phải
dựa trên cơ sở nhu cầu nước qua từng thời kì sinh trưởng và phát triển cây kết
hợp với việc xác định ẩm độ trên đất trồng. Vì vậy, trong quá trình sản xuất cần
có chế độ nước tưới cho cây khoai lang củ thể về lượng nước tưới, thời kì tưới và
phương pháp tưới thích hợp.
Đất: Khoai lang có đặc tính thích ứng và đề kháng rất mạnh nên trồng ở bất
kì loại đất nào cũng có thể cho năng suất, một trong những điều kiện quan trọng
để cho củ khoai lang phát triển thuận lợi là đất phải thoát nước tốt, tươi xốp. Lý
tưởng nhất là đất thịt pha cát nhiều hữu cơ và lớp thứ cấp dễ thấm nước (Dương

Minh, 1997). Nếu đất thoát nước kém ẩm độ cao có thể làm thối rễ (Đinh Thế
Lộc và ctv., 1997).
Theo Lưu Bảo Nhiệm (1963) (được trích dẫn bởi lời Dương Minh, 1999)
đất cát pha 30 – 40 % sét là tốt nhất. Đất sét nặng cây cho năng suất kém củ bị
méo mó, tăng trưởng chậm, củ có nhiều nước và khó tồn trữ, đất thịt cây cho
nhiều rễ ít rễ củ.
Theo thí nghiệm pH tối thích cho sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai
lang 5,6 – 6,6. Tuy nhiên cây cũng có thể phát triển ở pH 4,5 – 7,5 trừ đất sét
nặng có hàm lượng nhôm cao (Trịnh Xuân Ngộ và Đinh Thế Lộc, 2004).
1.3.2. Sinh trưởng và phát triển của cây khoai lang
Theo Trịnh Xuân Ngọ và Đinh Thế Lộc (2005) thì có thể chia sinh trưởng
và phát triển của cây khoai lang làm 4 thời kì như sau:

CBHD: TS. Tất Anh Thư
TS. Đỗ Thị Xuân

SVTH: Hồ Vũ Trường Giang
9


×