Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

đánh giá hiện trạng canh tác và hiệu quả của tiết kiệm phân bón đến năng xuất và phẩm chất khoai môn tại xã hội an, huyện chợ mới, tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
----------

NGUYỄN HOÀNG LỊNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ HIỆU QUẢ
CỦA TIẾT KIỆM PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG XUẤT
VÀ PHẨM CHẤT KHOAI MÔN TẠI XÃ HỘI AN,
HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn

CẦN THƠ, 12/2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
----------

NGUYỄN HOÀNG LỊNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CANH TÁC VÀ HIỆU QUẢ
CỦA TIẾT KIỆM PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG XUẤT
VÀ PHẨM CHẤT KHOAI MÔN TẠI XÃ HỘI AN,
HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn
Mã ngành: 52 62 01 01


Cán bộ hướng dẫn
ThS. HUỲNH NHƯ ĐIỀN

CẦN THƠ, 12/2014


LỜI CAM ĐOAN
-----Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kì nghiên cứu nào trước đây.

Cần Thơ, ngày…..tháng…….năm 2014
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hoàng Lịnh

ii


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
-----Nhận xét và xác nhận của cán bộ hướng dẫn về đề tài: “Đánh giá hiện trạng canh tác
và hiệu quả của tiết kiệm phân bón đến năng suất và phẩm chất khoai môn tại xã
Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” do sinh viên Nguyễn Hoàng Lịnh lớp Phát
Triển Nông Thôn CA11X5A1 – K37, Viện Nghiên Cứu Phát Triển ĐBSCL – Trường
Đại Học Cần Thơ thực hiện từ 10/2013 – 2/2014
Ý kiến của cán bộ hướng dẫn:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

Huỳnh Như Điền

iii


XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG
-----Nhận xét và xác nhận của cán bộ hướng dẫn về đề tài: “Đánh giá hiện trạng canh tác
và hiệu quả của tiết kiệm phân bón đến năng suất và phẩm chất khoai môn tại xã
Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” do sinh viên Nguyễn Hoàng Lịnh lớp Phát
Triển Nông Thôn CA11X5A1 – K37, Viện Nghiên Cứu Phát Triển ĐBSCL – Trường
Đại Học Cần Thơ thực hiện từ 10/2013 – 2/2014
Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá mức: …….………………………
Ý kiến của hội đồng:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014
Cán bộ phản biện


Thư ký

Chủ tịch hội đồng

iv


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
-----Họ và tên: Nguyễn Hoàng Lịnh

Giới tính: Nam

Sinh ngày: 30/10/1991
Quê quán: Ấp Đoàn Dong, Xã Vĩnh Thuận, Huyện Vĩnh Thuận, Tỉnh Kiên Giang.
Nghề nghiệp: Là sinh viên ngành Phát triển nông thôn, khoá 37 (CA11X5A1) MSSV:
4114935, niên khoá 2011 – 2015, Viện Nghiên cứu Phát triển đồng bằng sông Cửu
Long – Trường Đại học Cần Thơ.
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Từ năm 1996 – 2001 : học tại trường Tiểu Học Tân Thuận, Xã Minh thuận, Huyện U
Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
Từ năm 2002 – 2006 : học tại trường Trung Học Cơ Sở Minh Thuận, Xã Minh Thuận,
Huyện U Minh Thượng, Tỉnh Kiên Giang.
Từ năm 2007 – 2009: học tại trường Trung Học Phổ Thông Minh Thuận, Xã Minh
Thuận, Huyện U Minh Thượng, Tỉnh Kiên Giang.
Từ năm 2011 – 2014 sinh viên Phát triển nông thôn – Viện nghiên cứu phát triển
ĐBSCL – Trường Đại Học Cần Thơ

v



LỜI CẢM TẠ
-----LỜI CẢM TẠ
Khoảng thời gian học tập, nghiên cứu, tôi đã học tập được rất nhiều kiến thức quý báu
từ quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý Thầy, Cô Viện Nghiên cứu
Phát triển đồng bằng sông Cửu Long. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã cho tôi
những kiến thức quý báu đó và nó sẽ là hành trang giúp tôi vững bước trong công việc
và cuộc sống sau này.
Xin cảm ơn Thầy Nguyễn Công Toàn, thầy đã giúp đỡ tôi từ khi chập chững bước vào
môi trường đại học đến nay. Cám ơn sự chỉ dẫn nhiệt tình và những tình cảm thầy
dành cho lớp Phát triển nông thôn khóa 37.
Xin cảm ơn thầy Huỳnh Như Điền, thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên
tôi trong suốt thời gian thực hiện hoàn hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn các bạn lớp Phát triển nông thôn khoá 37 đã luôn giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong học
tập và khi thực hiện luận văn này.
Đây là công trình nghiên cứu khoa học quan trọng đầu tiên và được thực hiện một
cách trung thực, bằng chính năng lực của bản thân. Xin chân thành kính dâng lên cha
mẹ, cha mẹ đã vất vả, tận tuỵ chăm lo tương lai của con. Cảm ơn các em trong gia
đình đã quan tâm, chia sẻ và tạo động lực cho anh trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

vi


TÓM LƯỢC
Cây có củ đã và đang là cây trồng được ưu tiên nghiên cứu phát triển trong tầm nhìn
chiến lược đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Khoai môn,
một loại cây có củ bản địa có tính thích ứng rộng với các điều kiện sinh thái địa lý
khác nhau, không chỉ góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập trên
đơn vị diện tích mà còn có ý nghĩa lớn trong việc lựa chọn cây trồng có khả năng

thích ứng với sự biến đổi của khí hậu. Đề tài Đánh giá hiện trạng canh tác và hiệu quả
của tiết kiệm phân bón đến năng suất và phẩm chất khoai môn tại xã Hội An, huyện
Chợ Mới, tỉnh An Giang thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng canh tác khoai
môn của người dân, đưa ra được liều lượng phân bón hợp lý cho khoai môn đảm bảo
năng suất và phẩm chất, hạch toán tài chính và đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình
canh tác khoai môn tại xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Thí nghiệm chọn
ra công thức phân hợp lí giảm chi phí đồng thời gia tăng thu nhập cho người dân góp
phần hoàn thiện quy trình canh tác.
Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2013 – 02/2014 bao gồm các bước: sử dụng bảng
câu hỏi đã soạn sẵn để tiến hành thu thập thông tin, chọn nông hộ canh tác khoai môn
ngẫu nhiên để tìm hiểu thực trạng của nông hộ canh tác khoai môn tại địa bàn nghiên
cứu. Thí nghiệm tiết kiệm phân bón vô cơ trên khoai môn bao gồm các nghiệm thức
(giảm lần lượt 40%, 30%, 20%, 10% và nghiệm thức đối chứng bón 100% lượng phân
bón cho từng thí nghiệm). Theo dõi ghi nhận các đặc tính hình thái, nông học: số chồi,
sâu bệnh, năng suất, phẩm chất củ và hạch toán tài chính.
Kết quả cho thấy nông dân tại xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang có kinh
nghiệm canh tác khoai môn khá cao từ 10 đến 20 năm chiếm tỷ lệ 40%. Trình độ học
vấn thấp, đa số có trình độ cấp I chiếm tỷ lệ 45% (9 hộ nông dân). Diện tích đất canh
tác khoai môn không cao, chủ yếu là các hộ nông dân có diện tích đất canh tác dưới
0,5 ha chiếm 45%. Nông dân canh tác khoai môn hiện nay chi phí phân bón và thuốc
BVTV cao ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng củ. Hai nghiệm thức bón phân
giảm 20% và 10% không có sự khác biệt về sự sinh trưởng phát triển của khoai môn
về các chỉ tiêu chiều cao, đường kính gốc, chiều dài lá và chiều rộng lá so với đối
chứng. Năng suất của nghiệm thức giảm lượng phân 10% đạt 2,2 kg/bụi bằng với
năng suất đối chứng. Nghiệm thức giảm lượng phân bón 20% cho lợi nhuận
9.009.000đ/1000m2 và tỷ suất lợi nhuận đạt 92%. Giảm lượng phân vô cơ 10% mang
lại hiệu quả kinh tế cao nhất (lợi nhuận đạt cao nhất 9.860.000đ/1000m2, tỷ suất lợi
nhuận đạt 94%).

vii



DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
2.1 Thành phần dinh dưỡng trong 100g khoai môn luộc theo USDA
Sản lượng Năm nước trồng nhiều khoai môn nhất (triệu tấn) năm
2.2
2009
2.3 Ký chủ của nấm Phytophthora colocasiae
3.1 Sơ đồ bố chí thí nghiệm
3.2 Lượng phân cho các đợt bón thí nghiệm
3.3 Lượng phân NPK qua các nghiệm thức
Kinh nghiệm sản xuất, học vấn và diện tích canh tác của nông dân
4.1
tại điểm khảo sát
Chi phí sản xuất khoai môn của nông dân tại điểm khảo sát (diện
4.2
tích 1.000m2)
4.3 Năng suất khoai môn và giá bán của nông dân tại điểm khảo sát
4.4 Mức độ sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng năm 2013
4.5 Xác định tỷ lệ bệnh thối củ và mục đích
4.6 Diễn biến chiều dài dọc lá (cm) của khoai môn với lượng phân bón
khác nhau
4.7 Diễn biến đường kính gốc (cm) của khoai môn với lượng phân bón
khác nhau
4.8 Diễn biến số chồi (cm) của khoai môn với lượng phân bón khác
nhau
4.9 Diễn biến chiều dài lá (cm) của khoai môn với lượng phân bón khác
nhau

4.10 Diễn biến chiều rộng lá (cm) của khoai môn với lượng phân bón
khác nhau
4.11 Năng suất của khoai môn với lượng phân bón khác nhau
4.12 Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm (diện tích 1.000m2)
4.13 Tỷ suất lợi nhuận của các công thức thí nghiệm (diện tích 1.000m2)

viii

Trang
14
17
21
24
26
26
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
39
40
40



DANH SÁCH HÌNH
Hình
2.1
2.2
2.3
3.1
3.2
4.1
4.2

Tên hình
Bản đồ hành chính tỉnh An Giang
Hom giống môn cao
Mô hình trồng khoai môn ở Trà Vinh
Cách ươm hom giống khoai môn
Sơ đồ mặt cắt ngang của líp trồng cây khoai môn
Bệnh cháy lá khoai môn (Phytophthora colocasiae)
Thu hoạch khoai môn

ix

Trang
4
8
12
26
26
31
39



MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ............................................................. iii
XÁC NHẬN VÀ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG ..................................................... iv
TIỂU SỬ CÁ NHÂN .................................................................................................... v
LỜI CẢM TẠ .............................................................................................................. vi
LỜI CẢM TẠ .............................................................................................................. vi
TÓM LƯỢC ............................................................................................................... vii
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................ viii
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................... ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. xii
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 2
1.4 NỘI DUNG VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................. 3
1.4.1 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 3
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3
1.5 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
1.5.1 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.5.2 Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 3
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................... 4
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .................................................. 4
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Chợ Mới ........................................................ 4
2.1.2 Điều kiện khí hậu ........................................................................................... 5
2.1.3 Chế độ thủy văn ............................................................................................. 5

2.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÂY KHOAI MÔN .............................................. 7
2.2.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây khoai môn.......................................... 7
2.2.2 Tình hình sản xuất khoai môn trên thế giới và ở Việt Nam ........................ 11
2.2.3 Giá trị dinh dưỡng và sử dụng của khoai môn ............................................ 13
2.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHOAI MÔN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.3.1 Nghiên cứu về kỹ thuật canh tác khoai môn ............................................... 16
2.3.2 Nghiên cứu về sâu hại cây khoai môn ......................................................... 19
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 22
x


3.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ........................................................... 22
3.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp .............................................................................. 22
3.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp ................................................................................ 22
3.1.3 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu ....................................................... 22
3.2 PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM ......................................................... 23
3.2.1 Chọn giống .................................................................................................. 23
3.2.2 Thời gian và địa điểm .................................................................................. 24
3.2.3 Phương pháp trồng ...................................................................................... 24
3.2.4 Chuẩn bị đất trồng ....................................................................................... 25
3.2.5 Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................... 27
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 29
4.1 HIỆN TRẠNG CANH TÁC KHOAI MÔN TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU... 29
4.1.1 Hiện trạng canh tác khoai môn tại xã Hội An huyện Chợ Mới ................... 29
4.1.2 Đặc điểm nông hộ về kinh nghiệm sản xuất, học vấn và diện tích canh tác 29
4.1.3 Chi phí sản xuất khoai môn của nông dân tại xã Hội An ............................ 30
4.1.4 Năng suất và giá bán của khoai môn tại điểm khảo sát ............................... 30
4.2 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM TIẾT KIỆM PHÂN BÓN ...................................... 31
4.2.1 Tình hình sâu bệnh tại các nghiệm thức phân khác nhau ............................ 31
4.2.2 Bệnh thối củ và mục đít ............................................................................... 33

4.2.3 Ảnh hưởng chiều dài dọc lá của khoai môn với lượng phân bón khác nhau
.............................................................................................................................. 33
4.2.4 Diễn biến đường kính (cm) của khoai môn với lượng phân bón khác nhau 34
4.2.5 Diễn biến số chồi (cm) của khoai môn với lượng phân bón khác nhau ...... 35
4.2.6 Diễn biến chiều dài lá (cm) của khoai môn với lượng phân bón khác nhau 36
4.2.7 Diễn biến chiều rộng lá (cm) khoai môn với lượng phân bón khác nhau ... 37
4.2.8 Kết quả năng suất của khoai môn với lượng phân bón khác nhau .............. 38
4.2.9 Hiệu quả kinh tế từng công thức phân. ........................................................ 40
4.2.10 Tỷ suất lợi nhuận ....................................................................................... 41
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 43
5.1 Kết Luận ............................................................................................................. 43
5.2 Kiến Nghị ........................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 44
Trang Wed: ................................................................................................................. 46
PHỤ CHƯƠNG .......................................................................................................... 47

xi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BVTV
Đ
ĐC
ĐBSCL
SKT
NT
PTNT
VNĐ


Diễn giải
Bảo vệ thực vật
Đồng
Đối Chứng
Đồng Bằng Sông Cửu Long
Sau khi trồng
Nghiệm thức
Phát triển nông thôn
Việt Nam Đồng

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam diện tích cây có củ hàng năm khoảng 642.750 ha với sản lượng 8,55
triệu tấn củ tươi (Niên giám Tổng cục thống kê 2005). Tuy vậy việc nghiên cứu và
sản xuất cây có củ mới chỉ tập trung vào 3 cây chính là khoai lang, khoai mì và khoai
tây. Còn các cây có củ khác như khoai môn, dong riềng, khoai mỡ… chỉ mới được
quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây, từ sau khi thực hiện chính sách đổi
mới, sản lượng gạo của Việt Nam tăng nhanh và dẫn đến diện tích trồng cây có củ
giảm dần, kéo theo sự đa dạng các loại cây có củ cũng giảm nhanh. Các giống năng
suất cao, có khả năng chống chịu tại các địa phương cũng mất đi dần (Nguyễn Thị
Ngọc Huệ và Đinh Thế Lộc, 2005). Cây có củ với sự phong phú về chủng loại sản
phẩm sẽ còn là nguồn thức ăn mang nhiều giá trị dinh dưỡng chủ yếu của cây có củ
dựa vào tiềm năng cung cấp các nguồn năng lượng ở món ăn dưới dạng
cacbonhydrat ở các nước đang phát triển.
Hiện tại năng suất cây có củ ở Việt Nam còn đang ở mức thấp, ít có giống chất lượng
đạt yêu cầu nên lợi thế cạnh tranh với cây trồng khác còn thấp. Trong khi đó theo

nhận định của một số nhà chiến lược và hoạch định kinh tế, Việt Nam muốn đạt
được chương trình an ninh lương thực cần phát triển đa dạng các loài cây lương thực
và hoa màu, trong đó phải chú ý mở rộng diện tích và năng suất cây trồng cạn bao
gồm cây có củ (Nguyễn Văn Luật, 2008). Chính vì vậy, việc nghiên cứu và phát triển
các loại cây có củ, một loại cây bản địa có tính thích ứng rộng với các điều kiện sinh
thái địa lý khác nhau, không chỉ góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu
nhập trên đơn vị diện tích mà còn có ý nghĩa lớn trong việc lựa chọn cây trồng có
khả năng thích ứng với sự biến đổi của khí hậu theo chiều hướng bất lợi như khô
hạn, đất nhiễm mặn do nước biển xâm thực, đất bị thoái hóa do không được phù sa
bồi đắp… là việc làm cần thiết cho sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.
Khoai môn (Colocasia esculenta (L.) Schott), thuộc họ Ráy (Araceae) là một trong
những cây lương thực có lịch sử trông trọt lâu đời, khoai môn có ưu điểm vừa là cây
lương thực, cây thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, làm thuốc chữa bệnh, vừa có tiềm
năng chế biến cao. Ở nước ta khoai môn là cây lấy củ quan trọng thứ 4 sau khoai tây,
khoai lang và khoai mì, đóng vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực của hộ
nông dân sản xuất nhỏ, diện tích trồng khoai môn hàng năm khoảng 15.000ha
(Nguyễn Thị Ngọc Huệ và ctv., 2010). Tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang khoai

1


môn là cây truyền thống, đã từng gắn bó lâu dài với người dân và mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho người dân nơi đây. Tuy nhiên trải qua quá trình sản xuất lâu dài do
người dân tự giữ giống nên gần đây hầu hết các giống địa phương đã bị thoái hóa,
năng suất thấp và người dân đã chuyển sang mô hình canh tác khác như: mè, đậu
xanh, lạc, ớt… Hiện nay còn một số nông dân trồng khoai môn với diện tích nhỏ, với
kỹ thuật canh tác truyền thống sử dụng bón nhiều phân hóa học (vô cơ) nhiều ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng củ thấp. Vì vậy việc đề xuất biện pháp chăm sóc
giảm phân bón hợp lý là một giải pháp tốt để phục hồi và phát triển canh tác khoai
môn bền vững tại huyện Chợ Mới. Vì thế, thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng canh

tác và hiệu quả của tiết kiệm phân bón đến năng suất và phẩm chất khoai môn tại xã
Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” nhằm tìm hiểu thực trạng canh tác khoai
môn của người dân, từ đó đề ra những giải pháp tiết kiệm phân bón (vô cơ), phòng
ngừa sâu bệnh. Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trồng khoai môn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng canh tác khoai môn tại địa bàn nghiên cứu. Đánh giá hiệu quả
của tiết kiệm phân bón trong canh tác khoai môn, góp phần giảm chi phí trong sản
xuất nhưng đảm bảo năng suất và phẩm chất khoai môn và gia tăng thu nhập cho
nông dân canh tác khoai môn tại huyện Chợ Mới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng canh tác khoai môn của người dân.
- Đưa ra được liều lượng phân bón hợp lý cho khoai môn đảm bảo năng suất và
phẩm chất.
- Hạch toán tài chính và đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác khoai môn
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng canh tác về sâu hại, dịch bệnh và tình trạng sử dụng phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật của nông dân ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của khoai môn
tại xã An Hội, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang như thế nào?
- Hiệu quả kinh tế từ canh tác trồng khoai môn mang lại như thế nào?
- Nông dân bón với lượng phân bao nhiêu trên vụ trồng?
- Công thức phân nào là hợp lí, tại sao, nông dân khu vực khác áp dụng được không?

2


1.4 NỘI DUNG VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1 Nội dung nghiên cứu
- Tình hình nông dân canh tác khoai môn tại đây về năng suất, phẩm chất củ, thu
nhập từ mô hình trồng khoai.

- Tìm hiểu diện tích trồng khoai môn, trình độ học vấn, tài chính nông hộ canh tác
khoai môn.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn tại địa phương
huyện Chợ Mới.
- Thí nghiệm chọn ra công thức phân hợp lí giảm chi phí, tăng thu nhập cho người
dân góp phần hoàn thiện quy trình canh tác.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình, góp phần cải thiện đời sống cộng đồng
trong địa bàn nghiên cứu.
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu
- Sử dụng giống khoai môn (môn cao) có sẵn tại địa phương để làm thí nghiệm.
- Một số loại phân bón như Super lân, Urê, Kaliclorua, phân NPK (16-16-8), phân
biogro. Thuốc BVTV.
1.5 PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
1.5.1 Phạm vi nghiên cứu
- Thí nghiệm được bố trí tại xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, cách thực
hiện là giảm liều lượng phân bón nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng và sâu
bệnh của khoai môn qua từng giai đoạn thí nghiệm từ đó tính toán đưa ra lượng phân
bón hợp lí.
1.5.2 Thời gian nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2013 – 02/2014

3


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Chợ Mới
Huyện Chợ Mới là một trong 4 huyện Cù Lao của tỉnh An Giang được bao bọc bởi
các nhánh sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao là cửa ngõ phía Đông Nam của

tỉnh An Giang, có hai cù lao là cù lao Ông Chưởng và cù lao Giêng, giáp ranh với
thành phố Long Xuyên, thành phố Cao Lãnh, các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú
Tân, Lấp Vò thuộc tỉnh Đồng Tháp.
Phía Bắc giáp với sông Vàm Nao, ngăn cách với các huyện Phú Tân. Phía Đông giáp
sông Tiền, ngăn cách với các tỉnh Đồng Tháp. Phía Tây giáp sông Hậu, là ranh giới
với huyện Châu Phú, huyện Châu Thành và thành phố Long Xuyên; Phía Nam giáp
rạch Cái Tàu Thượng, ngăn cách với huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang

4


Về hành chính, huyện bao gồm 18 đơn vị hành chính đó là thị trấn Chợ Mới, thị trấn
Mỹ Luôn và 16 xã là: Kiến An, Kiến Thành, Mỹ Hội Đông, Long Điền A, Long
Điền B, Nhơn Mỹ, Long Giang, Long Kiến, Mỹ An, An Thạnh Trung, Hội An, Hòa
Bình, Hòa An, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân.
2.1.2 Điều kiện khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm có 2 mùa gió là: gió mùa Tây Nam và gió mùa
Đông Bắc. Gió Tây Nam mang nhiều hơi nước gây mưa. Gió Mùa Đông Bắc hanh
khô có phần nắng nóng, kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, gây ra hiện tượng khô hạn.
Nhiệt độ cao thường 36 – 380C, nhiệt độ thấp nhất hằng năm thường xuất hiện vào
tháng 10 dưới 180C. Huyện ít chịu ảnh hưởng của gió bão nhưng chịu tác động mạnh
của quá trình thủy văn như lũ lụt, sạt lở đất bờ song… Nhìn chung, khí hậu của
huyện rất thuận lợi cho các loại cây trồng phát triển, hệ thống sông ngòi và kênh rạch
chằng chịt tạo nguồn nước tưới dồi dào cho sản xuất rau màu của huyện.
2.1.3 Chế độ thủy văn
Địa hình bốn bề giáp sông rạch được phù sa bồi đắp quanh năm cho đất đai màu mỡ,
cây cối xanh tốt. Tuy nhiên lại nằm trong vùng chịu tác động mạnh của quá trình
thủy văn như: dòng chảy lũ, chảy tràn, ngập lụt, sạt lỡ đất bờ song nên hang năm

chịu thiệt hại phần lớn về sản xuất nhất là vào mùa mưa lũ vào khoảng giữa năm.
Nguồn nước được lấy từ sông Tiền và sông Hậu, huyện có trên 20 km chiều dài lãnh
thổ nằm dọc theo hai con sông này nên nguồn nước dồi dào, nhất là trong mùa lũ có
khả năng tải nước 8000m3/s với tốc độ 1m3/s. Mực nước thấp nhất có lưu lượng dao
động 1000m3/s đến 2000m3/s xuất hiện vào tháng 4 và đầu tháng 5. Ngoài nhánh
sông lớn Chợ Mới còn có hệ thống song ngòi chằng chịt dọc theo các kênh rạch cung
cấp đủ lượng nước tưới tiêu cho cả huyện.
2.1.4 Tình hình kinh tế - xã hội
Những năm gần đây, huyện Chợ Mới liên tục đạt nhịp độ tang trưởng và phát triển
kinh tế ở mức cao và ổn định, đó là nhờ huyện khai thác tốt tiềm năng, phát huy hết
lợi thế của nền tảng nông nghiệp. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của
huyện là 15,20%; cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp chiếm 25,40%; Công nghiệp –
Xây dựng chiếm 24,40%, Thương mại – Dịch vụ chiếm 50,20%; thu nhập bình quân
đầu người đến cuối năm 2008 đạt 16,52 triệu đồng.

5


* Nông nghiệp
Chợ Mới là huyện đất hẹp người đông, nếu tính trên diện tích đất tự nhiên, bình quân
một hộ dân chưa có đến 0,5 ha đất; diện tích đất sản xuất 22.133 ha, chỉ khoảng
0,3ha/hộ. Những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện tăng ở mức cao nhờ đẩy
mạnh chuyển dịch trong nội ngành theo hướng quy hoạch vùng chuyên canh, đa
canh, xen canh. Năng suất lúa bình quân đạt 17 tấn/ha/năm, một số hộ nông dân đạt
năng suất 21 tấn/3vụ/năm. Chợ Mới hiện đã có đê bao chống lũ nên sản xuất được
vụ 3. Huyện có khoảng 300 km đê bao chống lũ, cũng là tuyến đường huyết mạch,
tạo nên một thành trì dọc theo sông Tiền và sông Hậu. Từ đó, diện tích đất trồng lúa,
trồng màu đã được tăng lên 74.689 ha/năm nhờ tăng vòng quay sản xuất liên tục
trong năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2007 của Chợ Mới đạt gần 2.000 tỷ
đồng. Trong đó, có gần 1/3 giá trị (hơn 600 tỷ đồng) có được nhờ đê bao chống lũ,

Chợ Mới đã tạo ra hàng trăm ngàn việc làm, tăng thiêm giá trị sản xuất nông nghiệp
khoảng 5.000 tỷ đồng. Huyện có 19 Hợp tác xã nông nghiệp, các hợp tác xã này làm
nhiệm vụ bơm tưới ở Chợ Mới đã kiểm soát hơn 5.200 ha đất, chiếm 1/3 diện tích
sản xuất lúa, góp phần rất lớn trong việc thực hiện xuống giống, áp dụng khoa học
kỹ thuật ở Chợ Mới, nhờ đó mà lúa vụ 3 của huyện tránh được rầy nâu.
* Công nghiệp – xây dựng
Công nghiệp - xây dựng là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu kinh tế của
huyện. Huyện có các làng nghề thủ công truyền thống như: đóng bàn tủ, vẽ tranh
trên kính, đan tre (rổ, bồ, thúng…), dệt, nhuộm, chạm khắc, đóng nghe xuồng.
* Thương mại – dịch vụ
Thương mại – dịch vụ là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của
huyện (50,20%). Hoạt động buôn bán ngày càng phát triển. Chợ nông sản Kiến An là
đầu mối giao thương hàng nông sản lớn trong khu vực, mỗi ngày có trên 14 tấn hàng
được bán đi các nơi. Sau khi các thương lái thu mua ở các nhà vườn sẽ mang đến tập
trung ra chợ, rồi vận chuyển bằng đường thủy phân phối khắp các nơi trong và ngoài
tỉnh, thậm chí còn đến tận Campuchia.
* Xã hội
Chợ Mới là huyện đông dân nhất tỉnh An Giang với dân số 374,230 người. Mật độ
dân số: 1,012 người/km2. Huyện có diện tích đất tự nhiên là 36.961,93 ha, trong đó:
Đất Nông Nghiệp: 27.682,82 ha, chiếm gần 75% diện tích đất tự nhiên của toàn
huyện (phòng thống kê Chợ Mới, 2008). Mật độ dân cư của huyện Chợ Mới xếp thứ

6


3, sau thành phố Long Xuyên của thị xã Châu Đốc. khoảng 95% đồng bào theo đạo
Cao Đài, Hòa Hảo và Phật giáo, năm 2004 tỷ lệ người nghèo của huyện là 1,3%.
Năm 2005 thực hiện đánh giá hộ nghèo theo tiêu chí mới, tỷ lệ hộ nghèo của huyện
là 12% - 15%. Huyện có các cù lao xanh tốt trên sông, có đều kiện phát triển hệ sinh
thái, đặc biệt là cù lao Giêng nằm trên địa bàn 3 xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước

Xuân. Bên cạnh đó, huyện còn có hệ thống chùa chiền, đền miếu... thu hút hàng chục
ngàn lượt khách mỗi năm.
(Nguồn: theo niêm giám thống kê huyện Chợ Mới năm 2008).

2.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÂY KHOAI MÔN
2.2.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây khoai môn
* Nguồn gốc và phân bố
Cây khoai môn, Colocasia esculenta (L.) Schott là cây một lá mầm thuộc chi
Colocasia, họ Araceae. Có rất nhiều minh chứng thực vật học dân tộc cho thấy,
khoai môn có nguồn gốc phát sinh tại Trung Nam Á như Ấn Độ hoặc bán đảo Malay
tới Papua New Guinea và Malanesia (Kuruvilla and Singh, 1981; Matthew, 1995;
Lebot, 1995). Lịch sử trồng trọt cũng bắt đầu từ những vùng đất đó. Vào khoảng 100
năm trước Công nguyên khoai môn đã được trồng ở Trung Quốc và Ai Cập. Trong
thời điểm tiền sử trồng Trọt khoai môn được mở rộng tới các quân đảo Thái Bình
Dương, sau đó nó được đưa tới vùng địa Trung Hải. Ngày nay khoai môn được
trồng phổ biến khắp các vùng nhiệt đới cũng như ở những nơi ấm áp.Tuy nhiên hiện
nay nguồn gốc của cây khoai môn đang còn là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu,
chưa có ý kiên thống nhất của nhiều nhà khoa học chuyên nghiên cứu về lĩnh vực
này. Theo các tác giả Kuruvilla and Singh (1981), Nguyễn Đăng Khôi và Nguyễn
Hữu Hiến (1985) cho rằng cây khoai môn có nguồn gốc ở Đông Ấn Độ
* Phân loại thực vật
Theo khóa phân loại khoa học, cây khoai môn thuộc loài Colocasia esculenta ( L.)
Schott với các bậc phân loại như sau: Giới (Kingdom): Plantae; Ngành (division):
Magnoliophyta; Lớp (class): Liliopsida; Bộ (order): Alismatales; Họ (family):
Araceae; Chi (genus): Colocasia; Loài (species): Colocasia esculent.
* Nghiên cứu ở mức độ loài của Colocasia esculenta(L.) Schott
Cây khoai môn thuộc chi Colocasia là một trong những chi quan trọng nhất của họ
ráy (Araceae). Theo Ghani (1984), và Plucknett (1984), chi Colocasia được xác định
bởi Schott vào năm 1832 dựa trên cơ sở 2 loài đã được Linnaeur mô tả lần đầu tiên
7



vào năm 1753 là Arum colocasia và Arumesculentum. Đồng thời Schott cũng đặt lại
tên của 2 loài và coi đây là hai loài đầu tiên của chi Colocasia đó là: C. esculenta và
C. antiquorum. Vào năm 1856,Schott đã xem xét lại vị trí của loài C. antiquorum để
áp dụng cho một loài đa hình riêng biệt. Tác giả cũng đặt C. esculenta . ở vị trí thấp
hơn và trở thành một thứ trong loài C. antiquorum. Cách sử dụng tên loài của cây
khoai môn theo Schott được Kumazava và ctv. (1956), và một số tác giả khác tán
thành và sử dụng trong công trình nghiên cứu của mình.

Hình 2.2 Hom giống môn cao

Ở Việt Nam trước đây trong nhiều tài liệu nghiên cứu về cây khoai môn, các tác giả
điều sử dụng danh từ chung “cây khoai môn” là vừa để chỉ nhóm cây thích nghi môi
trường đất bị ngập nước hoặc ẩm ướt với tên thường gọi là “cây khoai nước” và cũng
để chỉ nhóm cây chịu hạn mà không chịu ngập úng tên thường gọi là “cây khoai sọ”
(Bùi Công Trừng và ctv., 1963; Nguyễn Đăng Khôi và Nguyễn Hữu Hiến, 1985).
Tuy nhiên tên loài của cây khoai môn nhiều tác giả còn sử dụng khác nhau. Từ năm
1998, khi nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen khoai môn.
Việt Nam, các tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Trương Văn Hộ, Nguyễn Văn Viết,
Nguyễn Phùng Hà, cho rằng có hai loài phụ dưới loài Colocasia esculenta là C.
esculenta var. esculenta và C. esculenta var. antiquorum với tên gọi khoai môn và
khoai sọ là có lý hơn cả. Theo đó nhóm/loài phụ khoai môn C. Esculenta var.
esculenta bao gồm các giống khoai môn thường trồng trên đất cao, đất dốc. Nhóm
khoai môn có thời gian sinh trưởng trung bình đến dài (8-12 tháng). Cây có củ cái to,

8


ít củ con, hoa có phần phụ vô tính ở đỉnh bông mo ngắn. Nhóm/loài phụ khoai sọ C.

esculenta var. antiquorum gồm các giống khoai sọ trồng trên đất ruộng ở đồng bằng
và trung du. Các giống khoai sọ thường có thời gian sinh trưởng ngắn (6 tháng), cây
có củ cái kích thước trung bình đến bé với rất nhiều củ con có tính ngủ nghỉ, có phần
phụ vô tính ở đỉnh bông mo dài gấp 2-3 lần so với nhóm khoai môn.
Hiện nay Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cũng đang nghiên cứu và phân loại
các cây họ ráy để góp phần biên soạn hệ này trong “Thực vật chí Việt Nam”. Theo
kết quả điều tra của Nguyễn Văn Dư (2003), chi khoai môn – sọ (Colocasia) có ba
loài. Tuy nhiên các nghiên cứu phân loại chủ yếu sử dụng các tài liệu đã có từ trước
hay chỉ dừng lại ở mức độ nhận dạng các chi. Theo quan niệm của Plucknett (1984)
và Ghani (1984) sự lộn xộn trong việc nhận dạng tên loài của khoai môn là một thực
tại chung, do đó cần xem xét kỹ và nghiên cứu sâu hơn về chi (Colocasia) và các cây
trong chi này để định rõ tên loài của từng cây một cách khoa học.
* Đặc điểm thực vật học cây khoai môn
Nhiều tài liệu đã công bố điều thống nhất về đặc điểm thực vật của cây khoai môn
(Colocasia esculenta) như sau: Cây khoai môn là loài cây thân thảo hàng năm,
thường cao từ 0,5 – 2,0m.
- Rễ: thuộc loại rễ chùm mọc ở đốt mầm, ngắn, phân bố chủ yếu ở tầng đất sâu tối đa
1m. Rễ phát triển thành nhiều tầng. Số lượng rễ và chiều dài rễ phụ thuộc vào từng
giống và đất trồng. Rễ thường có màu trắng hoặc có chứa anthocianin. Một số kiểu
gen có cùng lúc hai loại rễ: rễ có sắc tố và không có sắc tố.
- Thân: cây khoai môn chỉ có thân giả trên mặt đất do toàn bộ phần dọc lá tạo
thành. Củ cái chính được coi là câu trúc thân chính của cây (được gọi là thân củ)
nằm trong đất. Trên thân củ có nhiều đốt, mỗi đốt có mầm phát triển thành nhánh.
Sau mỗi dọc lá lùi đi thì trên thân củ thêm một đốt và thân củ dài thêm ra. Bề mặt củ
được đánh dấu bởi vòng tròn gọi là chân dọc củ. Đó là những điểm nối của những
vảy lá hoặc lá giả. Nhiều mầm bên phân bố trên những đốt củ. Đỉnh của củ cái chính
là điểm sinh trưởng của cây. Sự mọc lên của cây điều bắt đầu từ đỉnh củ cái.
- Lá: chính là phần duy nhất nhìn thấy trên mặt đất, quyết định chiều cao của cây.
Mỗi lá được cấu tạo bằng một dọc lá thẳng và một phiến lá. Phiến lá của hầu hết các
kiểu gen có dạng hình khiên, gốc hình tim, có rốn ở gần giữa. Phiến lá nhẵn chiều

dài có thể biến động từ 20 – 70cm và bề rộng từ 15 – 50cm. kích thước của lá chịu
ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh. Lá khoai môn đạt kích cỡ lớn nhất ở
giai đoạn sắp ra hoa. Màu phiến lá biến động từ xanh nhạt đến tím thẫm phụ thuộc
9


vào kiểu gen. Lá có thể chỉ có một màu hoặc thêm đốm hay vệt của màu khác. Lá
khoai môn cũng có thể bị đổi màu khi bị bệnh, đặc biệt là khi nhiễm virus. Trên
phiên lá có 3 tia gân chính, một gân chạy thẳng từ điểm nối dọc lá với phiến lá tới
đỉnh phiên lá, hai gân còn lại chạy ngang vê hai đỉnh của thuỳ lá. Từ 3 gân chính có
nhiều gân nhỏ nổi phát ra tạo thành hình mắt lưới.
- Dọc lá: Phần có bẹ ôm chặt ở phía gốc tạo nên thân giả. Chiều dài dọc lá biến động
phụ thuộc vào kiểu gen từ 35 – 160cm. Màu dọc lá biến động từ xanh nhạt tới tím
đậm, đôi khi có sắc màu tím hoặc xanh đậm. Dọc và lá không phải khi nào cũng
cùng màu. Bẹ của dọc thường là dạng ôm có chiều dài khoảng 1/3 chiều dài của dọc.
Gần lúc thu hoạch củ, dọc lá càng ngày càng ngắn lại và phiến lá cũng nhỏ đi.
- Củ: Là phần gốc hình thành củ hoặc thân củ chứa tinh bột, có cấu tạo một mầm ở
đỉnh và nhiều mầm ở nách của vô sô các lá vảy trên thân củ, rất khác nhau về kích
thước và hình dạng tuỳ thuộc vào kiểu gen, loại củ giống và các yếu tố sinh thái, đặc
biệt là các yêu tô có ảnh hưởng đến thân củ như cấu trúc và kết cấu đất, sự có mặt
của sỏi đá. Củ gồm 3 phần: Vỏ ngoài (có thể là nhẵn, sần sùi hoặc được phủ bằng
những lớp vảy có màu nâu đậm); lớp vỏ áo và lõi củ (còn gọi thịt củ, chủ yêu là các
nhu mô- Parenchyma). Trong lõi củ ngoài tế bào chứa nhiều hạt tinh bột còn có xơ
củ. Lượng xơ củ rất khác nhau giữa các kiểu gen và chịu ảnh hưởng lớn của môi
trường. Đặc biệt sắc tố trong củ tuỳ từng giống mà có nhiều màu sắc khác nhau.
* Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây khoai môn
Inno Onwtieme, (1999) trong cuốn “Taro cultivation in Asia and Pacific” đúc kết
tình hình sản xuất khoai môn vùng châu Á - Thái Bình Dương đã tổng kết yêu cầu
ngoại cảnh của loài Colocasia esculenta như sau:
- Nhiệt độ: khoai môn yêu cầu nhiệt độ trung bình ngày trên 210c để sinh trưởng

phát triển bình thưởng, không thể sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện sương
mù, vì đây là loại cây có nguồn gốc của vùng đất thấp, mẫn cảm với điều kiện nhiệt
độ. Năng suất khoai môn có xu hướng giảm dần khi nơi trồng có độ cao tăng dần.
- Nước: do có bề mặt thoát hơi nước lớn nên cây khoai môn có yêu cầu về độ ẩm đất
cao: lượng mưa hoặc tưới tối thiểu khoảng 1.500 - 2.000 mm. Cây phát triển tốt nhất
trong điều kiện đất ướt hoặc ngập nước. Trong điều kiện khô hạn cây giảm năng suất
rõ rệt, củ thường có dạng quả tạ.
- Ánh sáng: cây khoai môn đạt được năng suất cao nhất trong điều kiện nhiệt độ
ánh sáng cao, tuy nhiên nó là loại cây chịu được bóng râm hơn hầu hết các loại cây

10


khác, có thể cho năng suất hợp lý thậm chí trong điều kiện che bóng nơi những cây
trồng khác không thể phát triển được. Sự hình thành củ được tăng cường trong điều
kiện ngày ngắn, trong khi hoa lại nở mạnh trong điều kiện ngày dài.
- Đất đai: cây khoai môn là loại cây có thể thích ứng được với nhiều loại đất khác
nhau và được trồng nhiều ở loại đất tương đối chua, thành phần tương đối nhẹ và
nhiều mùn. Đặc biệt nhóm khoai môn nước, thích ứng tốt với loại đất nặng ngập
nước (60 – 80% sét và Li - mông) hoặc đất ẩm thường xuyên. Tuy nhiên thích hợp
nhất vẫn là chân đất phù sa ven sông, đất có thành phần cơ giới nhẹ.
- Chất dinh dưỡng: cây khoai môn phát triển thích hợp trên chân đất có độ pH trong
khoảng 5,5 – 6,5. Đặc biệt có một số giống có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt
trên đất nhiễm mặn, trong khi các loại cây trồng khác không thể mang lại giá trị kinh
tế cao hơn. Điều này cho thấy cơ hội sử dụng cây khoai môn vào cơ cấu những vùng
sinh thái đặc thù để khai thác lợi thế tiềm năng là rất lớn.
2.2.2 Tình hình sản xuất khoai môn trên thế giới và ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thê giới (FAO) tính
đến năm 2001, diện tích trồng khoai môn trên thế giới đạt 1.463 triệu ha (lấy tròn),
năng suất bình quân 6.113 tấn/ha và tổng sản lượng 8.974 triệu tấn. Tại Châu Phi,

Châu Mỹ, Châu Á và Châu Đại Dương, khoai môn đều được trồng với diện tích từ
vài chục nghìn ha đến hơn một triệu ha.
Tại các nước Châu Đại Dương, khoai môn là cây lương thực chính không thể thiếu
trong bửa ăn hàng ngày. Về diện tích, Châu Phi có diện tích trồng khoai môn lớn
nhất và có xu hướng tăng dần từ năm 1998 – 2001, trong khi đó ở các Châu lục khác
diện tích tương đối ổn định. Cũng theo số liệu của FAO năm 2001 nước có diện tích
trông khoai môn lớn nhất là Trung Quốc : 86.881 ha, tiếp đến là Nigeria : 59.400 ha.
Về năng suất, Châu Á có năng suất bình quân cao nhất là 15,1 tấn/ha, còn Châu Phi
có năng suất thấp nhất 5,23 tấn/ha.
Quốc gia trồng khoai môn có năng suất cao nhất là Cyprus đạt tới 27,4 tấn/ha, nước
trồng có năng suất thấp nhất là Togo chỉ đạt 1,2 tấn/ha. Khoai môn chắc chắn là cây
trồng quan trọng trong lịch sử Nông nghiệp ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói
riêng, nó được thuần hoá trước cây lúa nước cách đây khoảng 10.000 – 15.000 năm.
Từng là cây lương thực quan trọng của cư dân các vùng Châu thổ sông Hồng, sông
Cửu Long, là nguôn thức ăn chính của người dân Việt Nam từ ngàn đời cho những
khi sản xuất lúa gập thiên tai, dịch bệnh mất mùa. Minh chứng là chúng ta đã có

11


hàng trăm giống khoai môn tại tất cả các vùng sinh thái với những đặc điểm rất khác
biệt.
Mặc dù hiện nay nó không còn vai trò chính trong sản xuất lương thực nữa, vì đã
thay bằng cây lúa và các cây trồng khác có giá trị kinh tế để đáp ứng với nhu câu đời
sống ngày càng cao. Nhưng với đặc tính dễ thích nghi và đa dạng, cùng với dự báo
của các nhà khoa học sự biến đổi khí hậu có xu hướng bất lợi cho cây lấy hạt nên cây
khoai môn sẽ tồn tại và phát triển, góp phần quan trọng vào cơ câu thành phân lương
thực của sản xuất Nông nghiệp.
Ở Trà Cú – Trà Vinh, khoai môn là cây trồng phụ nhưng nó là nguồn thu nhập quan
trọng đóng góp vào thu nhập kinh tế của nông hộ, đứng hàng thứ hai sau cây lúa

(Nguyen Ngoc De and Nguyen Minh Hai, 2003). Trồng khoai môn góp phần cho sự
thành công của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương, đặc biệt bố trí trên
chân đất nhiễm mặn, lầy thụt, không chủ động nước tưới... mang lại hiệu quả rõ nét.

Hình 2.3: Mô hình trồng khoai môn ở Trà Vinh
Nguồn: />
Như vậy, có thể nói rằng sự tồn tại và vai trò cây khoai môn trong đời sống và sản
xuất Nông nghiệp Việt Nam là không thể phủ nhận. Tuy chưa có sô liệu thống kê cụ
thể về diện tích, năng suất, sản lượng, song kết quả điều tra của chương trình Cây có
củ Quốc gia năm 1993 – 1995 cho thấy diện tích trồng khoai môn khoảng 15.000 ha,

12


×