Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch sinh thái ở cù lao thới sơn tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ BÍCH NGỌC

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA
DU KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI
DU LỊCH SINH THÁI Ở CÙ LAO THỚI SƠN
TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102

Tháng 12 - 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ BÍCH NGỌC
Mssv: 4115227

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA
DU KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI
DU LỊCH SINH THÁI Ở CÙ LAO THỚI SƠN
TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN THÚY HẰNG

Tháng 12 - 2014


LỜI CẢM TẠ
Trƣớc hết em xin vô cùng biết ơn gia đình thân yêu của em, cám ơn ba
mẹ đã tạo mọi điều kiện cho em ăn học và có thể bƣớc chân vào giảng đƣờng
đại học, luôn ở bên cạnh ủng hộ, lo lắng và động viên em trên con đƣờng học
vấn.
Hơn ba năm Đại học đã trôi qua, giờ đây khi nhớ lại ngày tháng đến
trƣờng có những bài giảng đầy tâm huyết của Thầy Cô, có những buổi bên bạn
bè cùng nhau trao đổi bài tập nhóm làm cho em không khỏi bồi hồi xao xuyến.
Em xin cảm ơn các thầy cô trƣờng Đại học Cần Thơ nói chung và Khoa Kinh
tế - Quản trị kinh doanh nói riêng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em
nhiều kiến thức quý báo trong những năm học qua. Đặc biệt, em xin chân
thành cảm ơn cô Nguyễn Thúy Hằng đã hết lòng giúp đỡ và hƣớng dẫn cho
em trong suốt thời gian qua để em có thể hoàn thành luận văn của mình.
Trong quá trình làm luận văn, do thời gian có hạn nên bài nghiên cứu
chƣa sâu, mặt khác phần kiến thức còn hạn chế nên bài làm không tránh khỏi
những sai sót, kính mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô
để bài luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Sau cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, Cô Nguyễn Thúy Hằng luôn vui vẻ, dồi dào sức khỏe và thành công
trong cuộc sống.

Cần Thơ, Ngày 10 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Bích Ngọc

i


TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Bích Ngọc

ii


PHẦN MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung............................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................. 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................... 2
1.4.1 Phạm vi về không gian ................................................................. 2
1.4.2 Phạm vi về thời gian .................................................................... 3
1.4.3 Phạm vi về đối tƣợng nghiên cứu ................................................ 3
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ........................................................................ 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 4
2.1.1 Du lịch sinh thái ........................................................................... 4
2.1.2 Du khách ...................................................................................... 8
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 9
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ....................................................... 9
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ..................................................... 10
2.3 TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG ....... 14
2.3.1 Khái niệm sự hài lòng .................................................................. 14
2.3.2 Chất lƣợng dịch vụ, giá cả và sự hài lòng .................................... 15
2.3.3 Mô hình chỉ số hài lòng của khách hàng...................................... 21
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH SINH
THÁI CÙ LAO THỚI SƠN, TỈNH TIỀN GIANG .................................. 24
3.1 GIỚI THIỆU VỀ TỈNH TIỀN GIANG ................................................... 24
3.2.1 Vị trí và điều kiện tự nhiên .......................................................... 24
3.2.2 Đặc điểm kinh tế và xã hội........................................................... 27
3.2.3 Thực trạng du lịch của tỉnh Tiền Giang ....................................... 28
3.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH SINH THÁI CÙ LAO
THỚI SƠN ..................................................................................................... 39
3.2.1 Vị trí địa lý .................................................................................. 39
3.2.2 Nét đặc trƣng của khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn ............. 40
iii


3.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI CÙ LAO
THỚI SƠN GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2013 ........................ 40
3.3.1 Số lƣợt khách tham quan.............................................................. 40
3.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của khu du lịch sinh thái cù lao
Thới Sơn ........................................................................................................ 42
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH NỘI

ĐỊA ĐỐI VỚI DU LỊCH SINH THÁI CÙ LAO THỚI SƠN .................. 45
4.1 SƠ LƢỢC VỀ MẪU PHÂN TÍCH VÀ NHỮNG YẾU TỐ TRƢỚC KHI
QUYẾT ĐỊNH DU LỊCH .............................................................................. 45
4.1.1 Sơ lƣợc về mẫu phân tích ............................................................. 45
4.1.2 Những yếu tố trƣớc khi đi du lịch sinh thái ................................. 51
4.2 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI
VỚI DU LỊCH SINH THÁI CÙ LAO THỚI SƠN ....................................... 54
4.2.1 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với sản phẩm
du lịch của khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn ......................................... 54
4.2.2 Đánh giá mức độ hài lòng về chi phí của du khách nội địa khi đi du
lịch tại khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn ................................................ 63
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU
KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI KHU DU LỊCH SINH THÁI CÙ LAO
THỚI SƠN .................................................................................................... 71
5.1 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI CÙ
LAO THỚI SƠN ............................................................................................ 71
5.1.1 Những điểm mạnh và điểm yếu ................................................... 71
5.1.2 Những cơ hội và nguy cơ ............................................................. 72
5.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA
DU KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI DU LỊCH SINH THÁI CÙ LAO THỚI
SƠN ............................................................................................................... 75
5.2.1 Giải pháp về cảnh quan, môi trƣờng ............................................ 75
5.2.2 Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật ............................................ 75
5.2.3 Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá hình ảnh khu du lịch ......... 76
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................. 77
6.1 KẾT LUẬN.............................................................................................. 77
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 78
6.2.1 Đối với Sở văn hóa, du lịch và thể thao tỉnh Tiền Giang ............ 78
6.2.2 Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ................................................ 78
6.2.3 Ban quản lý khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn ...................... 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 80
iv


PHỤ LỤC...................................................................................................... 81
PHỤ LỤC 1: CÁC BIỂU BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN ........... 81
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA
TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI CÙ LAO THỚI SƠN.............................. 95

v


DANH SÁCH BẢNG
---o0o--Trang
Bảng 3.1: Số lƣợt khách du lịch đến Tiền Giang giai đoạn 2009 – 2013 ...... 36
Bảng 4.1: Đặc điểm giới tính của khách nội địa............................................ 45
Bảng 4.2: Độ tuổi của khách nội địa.............................................................. 46
Bảng 4.3: Nghề nghiệp của khách nội địa ..................................................... 46
Bảng 4.4: Thu nhập của khách nội địa .......................................................... 47
Bảng 4.5: Phƣơng tiện thông tin để du khách biết đến cù lao Thới Sơn ....... 47
Bảng 4.6: Phƣơng tiện đi du lịch sinh thái của khách nội địa ....................... 48
Bảng 4.7: Hình thức đi du lịch sinh thái của khách nội địa ........................... 48
Bảng 4.8: Số lần đến tham quan khu du lịch sinh thái .................................. 49
Bảng 4.9: Điểm trung bình mức độ quan trọng của các yếu tố trƣớc khi quyết
định đi du lịch sinh thái.................................................................................. 52
Bảng 4.10: Điểm trung bình mức độ hài lòng của du khách về các yếu tố khi đi
du lịch ............................................................................................................ 54
Bảng 4.11: Mức độ hài lòng của du khách về cảnh quan tự nhiên ................ 55
Bảng 4.12: Điểm trung bình của nhóm khách về cảnh quan tự nhiên ........... 56
Bảng 4.13: Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ ăn uống và lƣu trú .... 57

Bảng 4.14: Mức độ hài lòng của du khách về hoạt động vui chơi giải trí ..... 58
Bảng 4.15: Mức độ hài lòng của du khách về an ninh trật tự ........................ 59
Bảng 4.16: Mức độ hài lòng của du khách về cách phục vụ của hƣớng dẫn
viên du lịch..................................................................................................... 59
Bảng 4.17: Điểm trung bình của nhóm khách về cách phục vụ của hƣớng dẫn
viên du lịch..................................................................................................... 60
Bảng 4.18: Mức độ hài lòng của du khách về giá cả ..................................... 61
Bảng 4.19: Mức độ hài lòng của du khách về quà lƣu niệm ......................... 62
Bảng 4.20: Điểm trung bình của nhóm khách về quà lƣu niệm .................... 63
Bảng 4.21: Mức độ hài lòng của du khách về sự thân thiện của ngƣời dân địa
phƣơng ........................................................................................................... 64
Bảng 4.22: Sự hài lòng của du khách về chi phí ........................................... 64
Bảng 4.23: Chi phí của du khách tự sắp xếp đi ............................................. 65
Bảng 4.24: Chi phí của du khách mua Tour .................................................. 66
Bảng 4.25: Chi phí chi tiêu tại khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn........... 66
vi


Bảng 4.26: Mức giá sẵn lòng trả của du khách .............................................. 69
Bảng 5.1: Ma trận SWOT của khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn ........... 75

vii


DANH SÁCH HÌNH
---o0o--Trang
Hình 2.1: Ma trận SWOT ................................................................................ 13
Hình 2.2: Mô hình SERVQUAL của Parasuraman & ctg (1985) ................... 15
Hình 2.3: Mô hình chất lƣợng dich vụ, giá cả và sự hài lòng.......................... 20
Hình 2.4: Mô hình chỉ số hài lòng của Mỹ ...................................................... 22

Hình 2.5: Mô hình chỉ số hài lòng của các quốc gia EU ................................. 23
Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Tiền Giang năm 2013 ....................................... 27
Hình 3.2: Cầu Rạch Miễu ................................................................................ 28
Hình 3.3: Khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn ............................................ 29
Hình 3.4: Rắn lục ở Trại rắn Đồng Tâm .......................................................... 29
Hình 3.5: Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mƣời .......................................... 30
Hình 3.6: Thu hoạch khóm Tân Lập ................................................................ 30
Hình 3.7: Chợ nổi Cái Bè ................................................................................ 31
Hình 3.8: Biển Tân Thành ............................................................................... 31
Hình 3.9: Di tích văn hóa khảo cổ Gò Thành .................................................. 32
Hình 3.10: Tƣợng đài chiến thắng Ấp Bắc ...................................................... 33
Hình 3.11: Tƣợng đài chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.............................. 33
Hình 3.12: Chùa Vĩnh Tràng ........................................................................... 34
Hình 3.13: Doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2009
– 2013 .............................................................................................................. 38
Hình 3.14: Vị trí địa lý Cù lao Thới Sơn tỉnh Tiền Giang ............................... 39
Hình 3.15: Số lƣợt du khách đến tham quan du lịch sinh thái ở cù lao Thới
Sơn, tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2009 – 2013 ................................................... 41
Hình 3.16: Kết quả hoạt động của khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn giai
đoạn 2009 – 2013 ............................................................................................. 42
Hình 4.1: Ý định quay lại tham quan của khách du lịch nội địa đối với khu du
lịch sinh thái cù lao Thới Sơn ......................................................................... 50
Hình 4.2: Mức độ giới thiệu của du khách với ngƣời khác về khu du lịch sinh
thái cù lao Thới Sơn ........................................................................................ 51
Hình 4.3: Đi xe ngựa và tham quan trang trại nuôi mật ong trên cù lao Thới
Sơn ................................................................................................................. 54
Hình 4.4: Cảnh quan tự nhiên của khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn ....... 55
Hình 4.5: Món ăn đặc sản ở khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn ................ 56
viii



Hình 4.6: Hoạt động chính của khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn............ 57
Hình 4.7: Quà lƣu niệm ở khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn .................... 61
Hình 4.8: Thống kê số lƣợng du khách sẵn lòng trả tiền để bảo tồn làng nghề
và đờn ca tài tử ở cù lao Thới Sơn ................................................................... 68

ix


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, với bốn bề lo toan và nhiều áp lực từ cuộc sống, thời gian
dành cho bản thân không còn nhiều, vì vậy mà khi có những phút giây nghỉ
ngơi, người ta thường hay tìm đến những nơi có không khí trong lành, dễ chịu
để lấy lại cân bằng cho cuộc sống.
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng kinh tế, chính trị, văn hóa đặc
biệt quan trọng của Việt Nam. Đây là vùng đất màu mỡ, trù phú, phì nhiêu
nhất nước ta. Bên cạnh những ngành kinh tế truyền thống của khu vực thì du
lịch đồng bằng sông Cửu Long đang dần trở thành như một ngành kinh tế
quan trọng. Khi đến với đồng bằng sông Cửu Long, suy nghĩ đầu tiên của du
khách là những cánh đồng phì nhiêu, những vườn cây trái xum xuê, là sông
nước đồng bằng với sông ngòi chằng chịt, với những khu chợ nổi nhộn nhịp
mỗi ban mai. Càng đi sâu khám phá, đồng bằng sông Cửu Long càng mở ra
như một cuốn sách lịch sử địa lý vô cùng kỳ thú và hấp dẫn. Đó là những vườn
quốc gia, những khu bảo tồn tự nhiên, những hệ sinh thái đặc thù của vùng
sông nước… Có thể nói, đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất quý báo
của cả nước, trong đó có tỉnh Tiền Giang. Với vị trí thuận lợi, chỉ cách Thành
phố Hồ Chí Minh 70 km, vùng đất Tiền Giang mang đặc trưng của vùng đất
Tây Nam Bộ. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Tiền Giang là nơi hội tụ của ba vùng

sinh thái: sinh thái sông nước miệt vườn, sinh thái rừng ngập mặn và sinh thái
ngập nước. Hiện nay, trung bình mỗi năm Tiền Giang đón trên một triệu lượt
du khách và là tỉnh được đánh giá là có lượng khách du lịch tham quan chiếm
tỷ trọng rất cao so với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Đến Tiền Giang, du khách thường không thể bỏ qua các điểm du lịch:
khu du lịch cù lao Thới Sơn, biển Tân Thành, khu du lịch chợ nổi Cái Bè, khu
di tích chiến thắng Ấp Bắc, Rạch Gầm – Xoài Mút, trại rắn Đồng Tâm…
Trong đó, cù lao Thới Sơn với diện tích khoảng 1200 ha, hiện là trung tâm đón
khách du lịch của tỉnh Tiền Giang. Cù lao Thới Sơn là một vùng nước ngọt
nằm ở hạ lưu sông Tiền, quanh năm được phù sa bù đắp, tất cả các loại trái
cây đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long đều có mặt trên vùng cù lao
này. Sự hấp dẫn, quyến rủ của vùng đất này chính là xa lánh sự ồn ào, nhộp
nhịp của phố phường. Giữa bốn bề gió lặng, trong khung cảnh làng quê yên
bình của cù lao sông nước đã tạo ra cho du khách những cảm giác thư thái, thú
vị khi đến với nơi đây. Cù lao Thới Sơn còn thu hút khách nhờ các sản phẩm
du lịch sinh thái ngày càng đa dạng.
Tuy cù lao Thới Sơn là một điểm đến lý tưởng và có nhiều tiềm năng thu
hút khách du lịch nhưng để có thể phát triển được hết tiềm năng du lịch của
vùng đất này thì còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm thực hiện. Nhìn thấy sự
độc đáo và hấp hẫn về giá trị du lịch của vùng đất này nên em chọn đề tài:
“Đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch sinh thái
Cù lao Thới Sơn tỉnh Tiền Giang” để làm đề tài cho luận văn của mình nhằm
1


đánh giá mức độ hài lòng của du khách khi đến với khu du lịch sinh thái Thới
Sơn, từ đó biết được những gì du khách hài lòng và chưa hài lòng để đưa ra
những giải pháp cụ thể để phát huy tốt tiềm năng của khu du lịch, đa dạng hóa
các sản phẩm du lịch cũng như chất lượng, dịch vụ cho du khách và giúp khu
du lịch sinh thái hoạt động ngày càng thân thiện với môi trường hơn.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tổng quan về khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn, đánh giá
mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch sinh thái cù lao Thới
Sơn, bên cạnh đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn ở cù lao Thới Sơn trong
việc phát triển du lịch sinh thái để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ cho du khách.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích về số lượt khách tham quan, doanh thu, chi phí và
lợi nhuận giai đoạn 2009-2013 để khái quát tình hình hoạt động của khu du
lịch sinh thái cù lao Thới Sơn.
- Mục tiêu 2: Phân tích sự thỏa mãn của du khách nội địa về các sản
phẩm du lịch để đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với du lịch sinh
thái cù lao Thới Sơn.
- Mục tiêu 3: Tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những
thuận lợi và khó khăn khi phát triển du lịch sinh thái ở cù lao Thới Sơn và đề
xuất một số giải pháp để phát triển du lịch sinh thái ở cù lao Thới Sơn ngày
càng tốt hơn.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để thỏa mãn các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, cần phải trả lời các câu
hỏi nghiên cứu sau:
1) Du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn tỉnh Tiền Giang đã và đang phát
triển như thế nào?
2) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của du khách khi
đến với khu du lịch sinh thái ở cù lao Thới Sơn? Những điểm nào du khách
hài lòng và chưa hài lòng?
3) Khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn đang gặp những thuận lợi và
khó khăn gì? Các giải pháp nào để du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn ngày càng
phát triển hơn nữa?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phạm vi về không gian
Luận văn được thực hiện tại khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn thuộc
huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

2


1.4.2 Phạm vi về thời gian
- Luận văn được thực hiện từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 12 năm 2014
- Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: số liệu được thu thập từ tháng 9 đến
tháng 10 năm 2014.
1.4.3 Phạm vi về đối tƣợng nghiên cứu
Du khách nội địa đến tham quan du lịch tại khu du lịch sinh thái ở cù lao
Thới Sơn, tỉnh Tiền Giang.
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Phan Ngọc Châu, 2013. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài
lòng của du khách đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre. Luận văn Thạc sĩ
kinh tế, Đại học Càn Thơ. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh tương đối và
phương pháp thống kê mô tả để đánh giá tình hình hoạt động du lịch sinh thái
ở Bến Tre, sử dụng phương pháp ma trận SWOT để đưa ra những giải pháp
giúp du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre hoạt động tốt hơn và thân thiện với môi
trường hơn.
Nguyễn Hữu Phương Long, 2011. Đánh giá mức độ hài lòng của du
khách đối với dịch vụ lưu trú ở Phú Quốc. Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học
Cần Thơ. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh và thống kê mô tả để mô tả
khái quát về các cơ sở lưu trú trên địa bàn Phú Quốc và đánh giá mức độ hài
lòng của du khách đối với dịch vụ lưu trú trên địa bàn Phú Quốc.
Lê Thị Diễm, 2009. Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch
vụ điện thoại vô tuyến cố định tại Thành phố Cần Thơ. Luận văn Thạc sĩ kinh
tế, Đại học Cần Thơ. Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn qua bảng câu hỏi

để tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ
điện thoại vô tuyến cố định tại Thành phố Cần Thơ, sử dụng phương pháp ma
trận SWOT để hình thành các phương hướng và từ đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ điện thoại vô tuyến
cố định tại Thành phố Cần Thơ.

3


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Du lịch sinh thái
2.1.1.1 Khái niệm du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là lĩnh vực mới được nghiên cứu, một khái niệm khá
mới đối với nhiều người, nhưng đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các
nhà nghiên cứu về du lịch và đã cho ra đời rất nhiều khái niệm về du lịch sinh
thái.
Theo Hector Ceballos-Lascurain, một nhà nghiên cứu tiên phong về du
lịch sinh thái, định nghĩa du lịch sinh thái lần đầu tiên vào năm 1987 như sau:
"Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm với
những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới
hoang dã và những giá trị được khám phá”.
Năm 1994, nước Úc đã đưa ra khái niệm: “Du lịch sinh thái là du lịch
dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường
thiên nhiên được quản lý bền vững về mặt sinh thái”.
Theo Hiệp hội du lịch sinh thái Hoa Kỳ, năm 1998: “Du lịch sinh thái là
du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch
sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái,
đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên

nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”.
Tháng 9/1999, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức bảo
tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và ủy ban Kinh tế - Xã hội Châu Á Thái Bình
Dương (ESCAP) tổ chức Hội thảo quốc tế về xây dựng khung chiến lược phát
triển du lịch sinh thái. Tại Hội thảo này, các chuyên gia cùng nhau xây dựng
định nghĩa du lịch sinh thái như sau: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa
vào tự nhiên và văn hóa, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn
và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Tóm lại, cho dù du lịch sinh thái nói theo một định nghĩa nào đi chăng
nữa thì cũng phải hội tụ đủ hai yếu tố: thể hiện sự quan tâm tới thiên nhiên,
môi trường và thể hiện trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.
2.1.1.2 Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy vó cũng bao
gồm tất cả những đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung, bao gồm:
- Tính đa ngành: thể hiện ở đối tượng được khai thác để thực hiện du lịch
như sự hấp dẫn về cảnh quan tư nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ
tầng và các dịch vụ kèm theo…

4


- Tính đa thành phần: biểu hiện ở tính đa dạng trong thánh phần khách du
lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính
phủ và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch.
- Tính đa mục tiêu: biểu hiện ở lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên,
cảnh quan lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch
và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng giao lưu văn hóa, kinh
tế và nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội.
- Tính liên vùng: biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một quần thể
các điểm du lịch trong cùng một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia

với nhau.
- Tính mùa vụ: biểu thị thời gian hoạt động du lịch tập trung với cường
độ cao trong năm.
- Tính chi phí: biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch là để thụ hưởng các
sản phẩm du lịch chứ không phải mục đích kiếm tiền.
- Tính xã hội hóa: biểu hiện ở việc thu hút toàn bộ mọi thành phần trong
xã hội tham gia vào hoạt động du lịch.
Bên cạnh các đặc trưng của ngành du lịch nói chung, du lịch sinh thái có
những đặc trưng riêng, đó là:
- Tính giáo dục cao về môi trường: du lịch sinh thái hướng cho con
người tiếp cận gần với những nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất
nhạy cảm với môi trường. Để khắc phục tính gây áp lực đối với môi trường do
hoạt động du lịch gây nên, du lịch sinh thái được xem như là chìa khóa nhằm
cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường.
- Góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên và duy trì tính đa dạng sinh học:
bên cạnh việc có tác dụng giáo dục con người có ý thức bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và môi trường thì hoạt động du lịch sinh thái còn góp phần thúc
đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
- Thu hút sự tham gia của các cộng đồng địa phương: phát triển du lịch
sinh thái hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa
dạng sinh học, điều này đặt ra một yêu cầu cầu cấp bách là cần phải có sự
tham gia của cộng đồng địa phương tại khu vực đó, bởi vì hơn ai hết chính
những người dân địa phương nơi đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của
mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc
giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời góp
phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho
cộng đồng.
2.1.1.3 Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa,
các di tích cách mạng, những giá trị nhân văn, các công trình lao động sang

tạo của con người được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ

5


bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch.
(Pháp lệnh du lịch Việt Nam, 1999).
Tài nguyên du lịch sinh thái được phân thành hai loại là: tài nguyên du
lich sinh thái tự nhiên và tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn.
- Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên: bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên
đặc thù, các hệ sinh thái tự nhiên điển hình có tính đa dạng sinh học cao như
hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển – đảo và vùng ven biển, hệ sinh thái vùng
đồng bằng và vùng sông nước, hệ sinh thái miền núi với sự đa dạng sinh học
có nhiều loại sinh vật đăc thù quý hiếm và có những nét độc đáo về kh í hậu,
đị a hì nh, cảnh quan… Đây là các yếu tố quyết đị nh tí nh thiên nhiên hay tí nh
xanh của du lị ch sinh thái.
- Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn : các giá trị văn hóa bản địa được
hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tự
nhiên như các phương thức canh tá c, các lễ hội , sinh hoạt truyền thống dân
tộc.
* Các tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù:
- Miệt vườn: là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm
các khu chuyên canh cây ăn trái, hoa, cá cảnh, và cảnh quan vườn tạo nên một
dạng tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc có sức hấp dẫn rất lớn đối với việc
tham quan du lịch của du khách.
Du lịch sinh thái miệt vườn là một sản phẩm du lịch gắn liền với môi
trường sinh thái trong lành và thơ mộng ở các vùng nông thôn, với những món
ăn dân dã cùng các loại trái cây đặc sản nổi tiếng ở mỗi vùng. Sản phẩm du
lịch sinh thái miệt vườn thường lấy miệt vườn làm trọng điểm bao gồm các
hoạt động tìm hiểu phong tục tập quán, làng nghề truyền thống, thưởng thức

các loại trái cây đặc sản và các món ăn truyền thống của địa phương, tham gia
sinh hoạt với người dân.
- Sân chim: là một hệ sinh thái đặc biệt ở những vùng đất rộng từ vài ha
đến vài trăm ha, hệ thực vật tương đối phát triển, khí hậu thích hợp với điều
kiện sống hoặc di cư theo mùa của một số loài chim. Thường đây cũng là nơi
cư trú hoặc di cư của nhiều loài chim quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, vì vậy
các sân chim củng được xem là một dạng tài nguyên của du lịch sinh thái.
- Cảnh quan tự nhiên: là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên,
trong đó địa hình, lớp phủ thực vật và sông nước đóng vai trò quan trọng để
tạo nên yếu tố thẩm mỹ hấp dẫn khách du lịch.
2.1.1.4 Các đối tượng tham gia hoạt động du lịch sinh thái
* Các nhà hoạch định chính sách
Là các nhà làm công tác quy hoạch, xây dựng các chính sách phát triển
du lịch sinh thái trong các viện nghiên cứu để xác định các định hướng phát
triển phù hợp với tiềm năng và điều kiện thực tế, đề xuất các chính sách, giải
pháp nhằm đảm bảo cho việc thực hiện những định hướng đó.
6


Theo quan điểm của các nhà quản lý lãnh thổ thì mục tiêu bảo tồn được
xem là quan trọng hàng đầu, trong khi đó các tổ chức kinh doanh du lịch lại
coi trọng các mục tiêu thương mại trong việc khai thác lãnh thổ. Điều đó đòi
hỏi các nhà quy hoạch và lập chính sách phát triển du lịch sinh thái có được
phương án và các giải pháp phù hợp để tối đa hóa lợi ích từ hoạt động phát
triển du lịch sinh thái, đồng thời đảm bảo việc phát triển du lịch sinh thái như
một công cụ hữu hiệu để phục vụ cho công tác bảo tồn.
* Các nhà quản lý lãnh thổ
Để có thể khai thác có hiệu quả tiềm năng lãnh thổ phục vụ phát triển du
lịch sinh thái trên quan điểm bảo tồn và phát triển bền vững, yêu cầu đầu tiên
đối với các nhà quản lý lãnh thổ là sự kiểm soát thường xuyên đối với sự biến

đổi các hệ sinh thái và môi trường tự nhiên trong phạm vi được quản lý. Điều
này yêu cầu các nhà quản lý lãnh thổ phải có sự đánh giá đầy đủ về hiện trạng
sinh thái môi trường, các tác động chủ yếu do hoạt động phát triển kinh tế xã
hội của khu vực trước và trong quá trình phát triển du lịch sinh thái để có thể
đề xuất những biện pháp thích hợp trong việc điều chỉnh và quản lý các tác
động tiêu cực.
* Các nhà điều hành du lịch
Là người có vai trò quan trọng trong việc tổ chức điều hành hoạt động du
lịch sinh thái, họ trực tiếp chịu trách nhiệm xác định các phương thức tiến
hành hoạt động, lựa chọn địa điểm tổ chức du lich sinh thái, xây dựng các
chương trình tour trọn gói, xác định các dịch vụ mà công ty có thể cung cấp
cho khách với cơ chế giá cả cạnh tranh. Chính vì vậy họ phải là người có hiểu
biết toàn diện về du lich sinh thái. Điều này cần được thể hiện cụ thể trong
hoạt động điều hành của họ.
* Hướng dẫn viên du lịch
Là người được xem là cầu nối giữa khách du lịch và đối tượng du lịch để
thỏa mãn các nhu cầu của khách, những đóng góp của họ có sự ảnh hưởng
trược tiếp đến sự thành công hay thất bại của hoạt động du lịch sinh thái.
Chính vì vậy, hướng dẫn viên du lịch phải là người có kiến thức, nắm được
đầy đủ thông tin về môi trường tự nhiên, các đặc điểm sinh thái, văn hóa cộng
đồng địa phương để giới thiệu một cách sinh động nhất, đầy đủ nhất với du
khách về những vấn đề mà họ quan tâm.
Bên cạnh đó, các hướng dẫn viên du lịch cũng phải là người có mối quan
hệ đặc biệt với người dân địa phương nơi tổ chức hoạt động du lịch. Hướng
dẫn viên du lịch có thể là người địa phương hoặc nhà quản lý lãnh thổ, quản lý
các vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên.
* Khách du lịch sinh thái
Là những người muốn khám phá những điểm mới lạ, thích tham gia các
hoạt động giài trí ngoài trời, quan tâm nhiều đến các giá trị tự nhiên và giá trị
nhân văn ở những khu vực thiên nhiên hoang dã.


7


Những đặc điểm cơ bản của khách du lịch sinh thái: những người khách
du lịch sinh thái thường là những người trưởng thành, có thu nhập cao, có giáo
dục và có sự quan tâm đến môi trường thiên nhiên; du khách thường là người
thích hoạt động ngoài thiên nhiên; họ không đòi hỏi thức ăn hay nhà nghỉ cao
cấp đầy đủ tiện nghi mặc dù họ có khả năng chi trả cho các dịch vụ này.
2.1.1.5 Hiệu quả và lợi ích mang lại từ du lịch sinh thái
* Hiệu quả kinh tế
Tính kinh tế thể hiện ở việc cải thiện đời sống kinh tế - xã hội cho cộng
đồng đị a ph ương trong khu du lị ch sinh thái và lợi í ch thu được từ ngân sách
Nhà nước, khai thác có hiệu quả các tiềm năng sẵn có phục vụ cho mục đí ch
du lị ch.
Lợi í ch hoạt động du lịch sinh thái không đơn thuần dựa trên tổng hợp
thu nhập, mà còn phải tính đến sự thay đổi ngoại tệ , thiệt hại chi phí bỏ ra so
với lợi ích kinh tế thu được, có cơ hội tiếp cận với du khách là nhà đầu tư ,
thiết lập các dự án mang lại hiệ u quả kinh tế cho đị a phương
* Lợi ích xã hội
Mục đích của việc phát triển du lịch sinh thái không chỉ khai thác giá trị
của các hệ sinh thái nhằm phục vụ du lịch mà còn góp phần tăng thu nhập, giải
quyết việc làm cho cộng đồng địa phương. Hơn nữa, trong quy hoạch phát
triển du lịch sinh thái còn phải phát huy hiệu quả và lợi ích về mặt xã hội, sinh
thái nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.
* Tính giáo dục
Mục tiêu quan trọng hàng đầu của du lịch sinh thái là ý thức bảo vệ môi
trường và bảo vệ nền văn hóa bản địa. Do vậy, khi khách vào tham quan, cần
những người hướng dẫn du khách về ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nền
văn hóa bản địa. Để thỏa mãn yếu tố tính giáo dục trong hoạt động thực tế, các

nhà quy hoạch cần tổ chức triển khai công tác giáo dục môi trường cho các bộ
quản lý, công ty du lịch cộng đồng địa phương… để đảm bảo quản lý chặt chẽ,
thông tin đầy đủ về nguyên tắc, quy chế bảo vệ môi trường trong hoạt động du
lịch sinh thái.
2.1.2 Du khách
Du khách là người từ nơi khác đến nhằm cảm nhận tại chỗ những giá trị
vật chất, tinh thần hữu hình hay vô hình của thiên nhiên và của cộng đồng xã
hội. Về phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng dịch vụ của các doanh
nghiệp du lịch như lưu trú, ăn uống…
 Du khách quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại
Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
 Du khách nội địa: là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại
Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Du khách nội địa bao
gồm du khách du lịch trong nước và khách du lịch địa phương.
8


- Khách du lịch trong nước: là người đến từ những vùng miền khác với
điểm đến du lịch, hoặc khác tỉnh, thành phố.
- Khách du lịch địa phương: là những người đi du lịch tại những điểm
nằm trong địa phương mình sinh sống, thường là trong tỉnh, thành phố. Đa số
khách địa phương là khách tham quan.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.2.1.2 Số liệu thứ cấp
Những thông tin tìm được trên sách, báo, tạp chí, internet… nhằm thu
thập các thông tin về kinh tế xã hội và tình hình hoạt động giải trí của khu du
lịch sinh thái cù lao Thới Sơn.
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp

Lấy hình ảnh từ điều tra thực tế từ khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn,
tỉnh Tiền Giang.
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp du khách đến
tham quan tại khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn, tỉnh Tiền Giang thông qua
bảng câu hỏi, nhằm khảo sát mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với du
lịch sinh thái nơi đây.
a) Đối tượng phỏng vấn:
Đối tượng phỏng vấn là khách du lịch trong nước và khách du lịch địa
phương đến tham quan du lịch tại khu du lịch sinh thái ở cù lao Thới Sơn, tỉnh
Tiền Giang.
- Khách du lịch trong nước: là du khách đến từ các tỉnh khác trong nước,
ngoại trừ tỉnh Tiền Giang.
- Khách du lịch địa phương: là du khách sống tại tỉnh Tiền Giang.
Các nguồn thông tin thứ cấp thu thập được phân chia rõ giữa lượng
khách du lịch nội địa và khách du lịch địa phương nên đề tài tiến hành khảo
sát ngẫu nhiên giữa hai đối tượng này.
b) Phương pháp chọn mẫu:
Dựa vào phân loại đối tượng phỏng vấn, đề tài sử dụng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên.
c) Cỡ mẫu:
Vì thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên cỡ mẫu thu thập là 100 mẫu
phỏng vấn.
d) Phương pháp tiếp cận mẫu phỏng vấn:
Phỏng vấn sẽ được tiến hành tại khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn
tỉnh Tiền Giang, phỏng vấn trực tiếp và ngẫu nhiên.

9


2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1: sử dụng phương pháp so sánh và thống kê mô tả để phân
tích khái quát về tình hình hoạt động của khu du lịch sinh thái cù lao Thới
Sơn.
- Mục tiêu 2: sử dụng phương pháp phỏng vấn qua bảng câu hỏi, phương
pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích bảng chéo để đánh giá mức độ
hài lòng của du khách đối với khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn.
- Mục tiêu 3: sử dụng phương pháp ma trận SWOT để định hướng cũng
như đề xuất một số giải pháp để khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của du khách.
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa
trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Phương pháp này dùng để đánh giá tình
hình hoạt động của khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn, tỉnh Tiền Giang.
Phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện, có tính
so sánh để xem xét, đánh giá và rút ra kết luận về hiện tượng của các chỉ tiêu
đó. Các điều kiện để có thể so sánh các chỉ tiêu:
- Các chỉ tiêu phải thống nhất về nội dung phản ảnh.
- Các chỉ tiêu phải thống nhất về phương pháp tính toán và phải có cùng
đơn vị đo lường.
- Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu phải cùng một khoảng thời gian
tương ứng.
Có hai loại phương pháp so sánh là: phương pháp so sánh tuyệt đối và
phương pháp so sánh tương đối.
 Phương pháp so sánh tuyệt đối:
Phương pháp so sánh tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ
phân tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở. So sánh tuyệt đới biểu thị quy mô của một chỉ
tiêu nào đó trong một thời gian và địa điểm cụ thể.
 Phương pháp so sánh tương đối:
Mục đích của phương pháp này là so sánh hai mức độ của cùng một chỉ
tiêu nào đó ở hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau.

𝑦1 − 𝑦0
𝑇=
× 100
𝑦𝑜
Trong đó: y1 là lượng du khách đến của năm nghiện cứu
y2 là lượng du khách đến của năm làm mốc so sánh
+ Nếu T > 0: lượng du khách năm y1 tăng T% so với năm yo
+ Nếu T < 0: lượng du khách năm y1 giảm T% so với năm yo
10


+ Nếu T = 0: lượng du khách năm y1 bằng lượng khách du lịch năm yo
2.2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả
Phân tích và đánh giá các số liệu thứ cấp thu được để mô tả một cách
tổng quan về khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn, tỉnh Tiền Giang.
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp phân tích nhờ tổng hợp các
phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực
kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và
thông tin thu thập được. Các công cụ cơ bản để tóm tắt và trình bày dữ liệu
trong thống kê mô tả thường dùng là: bảng thống kê, các đại lượng thống kê
mô tả như số trung bình cộng, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, độ lệch chuẩn.
- Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã
thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả
nghiên cứu, nhờ đó mà có thể nhận xét tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
- Các đại lượng thống kê mô tả thường được dùng là:
+ Mean (trung bình cộng): Giá trị trung bình của các quan sát của biến.
+ Std. Dviation (độ lệch chuẩn): Cho biết mức độ phân tán của các giá trị
quanh giá trị trung bình.
+ Minimum (giá trị nhỏ nhất) : Biểu hiện giá trị nhỏ nhất của biến trong
các mẫu khảo sát được.

+ Maximum (giá trị lớn nhất): Biểu hiện giá trị lớn nhất của biến trong
các mẫu quan sát được
2.2.2.3 Phương pháp phỏng vấn qua bảng câu hỏi
Phương pháp phỏng vấn qua bảng câu hỏi được thực hiện để thu thập số
liệu từ những du khách nội địa đến tham quan du lịch tại khu du lịch sinh thái
cù lao Thới Sơn. Số liệu thu thập được xử lý nhằm tìm ra những yếu tố chính
ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với du lịch sinh thái
cù lao Thới Sơn.
Phương pháp này khi điều tra phải tiến hành phát phiếu và đưa ra nội
dung phải đơn giản, cụ thể và dễ hiểu. Với phương pháp phỏng vấn qua bảng
câu hỏi, có thể điều tra được các thông tin: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu
nhập, sở thích, mức độ hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch, cách
thức phục vụ của hướng dẫn viên du lịch.
Phỏng vấn qua bảng câu hỏi có ưu điểm là đơn giản, ít tốn kém và điều
tra trên một diện tích rộng (số phiếu điều tra, không gian điều tra, đối tượng
điều tra đa dạng…). Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là khó đánh
giá được sự chính xác của câu trả lời.
2.2.2.4 Phương pháp phân tích bảng chéo (Cross-tabulation)
- Sử dụng phân tích bảng chéo (cross-tabulation): Kiểm định mối quan
hệ giữa các biến định tính với nhau bằng cách dùng kiểm định Chi – bình
phương (Chi-square) để phân tích mối quan hệ giữa nhóm khách du lịch và
11


các yếu tố của khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn để từ đó đánh giá mức độ
hài lòng của từng nhóm khách đối với các yếu tố đó.
- Cross-tabulation là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng
lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn
chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt. Kỹ thuật này được sử dụng rất
rộng rãi trong nghiên cứu Marketing thương mại vì: chuỗi phân tích này cung

cấp những kết luận sâu hơn trong các trường hợp phức tạp; Cross-tabulation
có thể làm giảm bớt các vấn đề của các ô (cells) và phân tích Cross-tabulation
tiến hành đơn giản. Trong đề tài này sử dụng phân tích Cross-tabulation hai
biến.
- Tiến trình phân tích Cross-tabulation hai biến: Bảng phân tích Crosstabulation hai biến còn được gọi là bảng tiếp liên (Contigency table), mỗi ô
trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến.
Việc phân tích các biến theo cột hay theo hàng là tuỳ thuộc vào việc biến
đó được xem xét như là biến độc lập hay biến phụ thuộc. Thông thường khi xử
lý, biến xếp theo cột là biến độc lập và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc.
Trong phân tích Cross-tabulation, cần quan tâm đến giá trị kiểm định. Ở
đây phân phối “chi bình phương” cho phép ta kiểm định mối quan hệ giữa các
biến.
Giả thuyết H0 trong kiểm định có nội dung sau:
H0: Không có mối quan hệ giữa các biến
H1: Có mối quan hệ giữa các biến.
Giá trị kiểm định “chi bình phương” trong kết quả phân tích sẽ cung cấp
mức ý nghĩa của kiểm định (P-value). Nếu mức ý nghĩa này nhỏ hơn hoặc
bằng α (mức ý nghĩa phân tích ban đầu) thì kiểm định hoàn toàn có ý nghĩa,
hay nói cách khác bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là các biến có liên hệ với nhau.
Ngược lại thì các biến không có liên hệ nhau.
2.2.2.5 Phương pháp phân tích ma trận SWOT
Phân tích ma trận SWOT được thực hiện thông qua việc xây dựng ma
trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Đây là công cụ kết hợp quan
trọng để đề xuất một số giải pháp giúp khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn
phát triển và thỏa mãn nhu cầu của du khách khi đến với nơi đây.

12


SWOT

S: Nhƣ̃ng điểm mạnh
1.
2. Liệt kê những
3. điểm mạnh
4.
5.

W: Những điểm yếu
1.
2. Liệt kê những
3. điểm yếu
4.
5.


O: Những cơ hội
1.
2.
3. Liệt kê những cơ hội
4.
5.

Các chiến lƣợc SO
1.
2. Sử dụng các điểm
3. mạnh để tận dụng
4. cơ hội
5.

Các chiến lƣợc WO

1.
2. Hạn chế các điểm yếu
3. để tận dụng các
4.
cơ hội
5.


T: Nhƣ̃ng nguy cơ
1.
2. Liệt kê những
3.
nguy cơ
4.
5.

Các chiến lƣợc ST
1.
2. Vượt qua những bất
3. trắc bằng tận dụng
4. các điểm mạnh
5.

Các chiến lƣợc WT
1.
2. Tối thiểu hóa những
3. điểm yếu và tránh
4. các mối đe dọa
5.



Hình 2.1: Ma trận SWOT
(Nguồn: Nguyễn Phạm Thanh Nam, Trương Chí Tiến; “Quản trị học”. Nhà xuất bản
Đại học Cần Thơ, 2011)

- Các chiến lược SO: là chiến lược sử dụng điểm mạnh bên trong để tận
dụng những cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức
của họ ở vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể sử dụng để lợi dụng
những xu hướng và biến cố của môi trường bên ngoài. Thông thường các tổ
chức sẽ theo đuổi các chiến lược WO, WT hay ST để có thể ở vào vị trí mà họ
có thể áp dụng cho các chiến lược SO. Khi có những điểm yếu lớn thì họ sẽ cố
gắng vượt qua, làm cho chúng trở thành những điểm mạnh. Khi phải đối đầu
với những mối đe dọa quan trọng thì họ sẽ tìm cách tránh để có thể tập trung
vào những cơ hội.
- Các chiến lược WO: là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên
trong bằng cách tận dụng những điểm mạnh bên ngoài. Đôi khi những cơ hội
lớn bên ngoài đang tồn tại nhưng tổ chức có những điểm yếu bên trong ngăn
cản khai thác những cơ hội này.
- Các chiến lược ST: là chiến lược sử dụng các điểm mạnh để tránh khỏi
hay giảm đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài.
- Các chiến lược WT: là chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những
điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài.
Để lập một ma trận SWOT, cần 8 bước:
1. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong của tổ chức.
13


2. Liệt kê các điểm yếu bên trong tổ chức.
3. Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài tổ chức.
4. Liệt kê các đe dọa quan trọng bên ngoài tổ chức.

5. Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của
chiến lược SO vào ô thích hợp.
6. Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của
chiến lược WO vào ô thích hợp.
7. Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả
của chiến lược ST vào ô thích hợp.
8. Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của
chiến lược WT vào ô thích hợp.
Mục đích kết hợp trong 4 bước cuối cùng là để đề ra các chiến lược khả
thi có thể chọn lựa chứ không phải lựa chọn hay quyết định chiến lược nào là
tốt nhất. Do đó, không phải tất cả các chiến lược được phát triển trong ma trận
SWOT đều được lựa chọn để thực hiện.
2.3 TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG
2.3.1 Khái niệm sự hài lòng
Theo Fornell (1995): “Sự hài lòng hoặc sự thất vọng sau khi tiêu dùng,
được định nghĩa như là phản ứng của khách hàng về việc đánh giá bằng cảm
nhận sự khác nhau giữa kỳ vọng trước khi tiêu dùng với cảm nhận thực tế về
sản phẩm sau khi tiêu dùng nó”.
Theo Hoyer và MacInnis (2001) cho rằng sự hài lòng có thể gắn liền với
cảm giác chấp nhận, hạnh phúc, giúp đỡ, phấn khích, vui sướng.
Theo Hansemark và Albinsson (2004), “Sự hài lòng của khách hàng là
một thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ, hoặc
một cảm xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán
trước và những gì họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu
hay mong muốn”.
Theo Kotler (2000): “Sự hài lòng như là một cảm giác hài lòng hoặc thất
vọng của một người bằng kết quả của việc so sánh kết quả thu được từ sản
phẩm dịch vụ với những kỳ vọng của người đó”. Kỳ vọng được xem như là
ước mong hay mong đợi của con người, nó bắt nguồn từ nhu cầu cá nhân, kinh
nghiệm trước đó và thông tin bên ngoài như: quảng cáo, thông tin, truyền

miệng từ bạn bè, gia đình… Trong đó nhu cầu cá nhân là yếu tố được hình
thành từ nhu cầu nhận thức của con người mong muốn thỏa mãn cái gì đó như
nhu cầu thông tin liên lạc, ăn uống, nghĩ ngơi…
Dựa vào nhận thức về chất lượng dịch vụ, có thể chia sự hài lòng thành
ba mức độ cơ bản khác nhau:
- Mức không hài lòng: khi mức độ cảm nhận của khách hàng nhỏ hơn kỳ
vọng.
14


×